Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH giày ngọc tề

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (602.8 KB, 78 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bài khóa luận này là do bản thân em thực hiện và không sao
chép các cơng trình nghiên cứu của nguời khác để làm sản phẩm của riêng mình.
Những thơng tin và số liệu đuợc sử dụng trong bài khóa luận đều có nguồn gốc và
có tài liệu tham khảo rõ ràng. Em xin chịu trách nhiệm về tính xác thục của khóa
luận.
Sinh viên
Phạm Thu Thủy

1


LỜI CẢM ƠN
Sau một khoảng thời gian nghiên cứu tài liệu và làm quen với môi truờng làm
việc tại Công ty TNHH Giày Ngọc Te, kết hợp quá trình xem xét, tìm hiểu và trau
dồi những kiến thức có đuợc trên cơ sở lý thuyết với tình hình thục tế của doanh
nghiệp, em đã hồn thành bài khóa luận tốt nghiệp với đề tài: “Giải pháp thúc đẩy
hoạt động xuất khẩu của Công ty TNHH Giày Ngọc Tề”.
Em xin đuợc gửi lời cảm ơn tới Công ty TNHH Giày Ngọc Te và Ban Giám
đốc đã tạo điều kiện cho em đuợc thục tập tại công ty. Trong thời gian thục tập tại
công ty vừa qua, em luôn nhận đuợc sụ giúp đỡ nhiệt tình của các anh chị của Cơng
ty TNHH Giày Ngọc Te. Bên cạnh đó, các phịng ban cũng tạo mọi điều kiện thuận
lợi đặc biệt là phòng Xuất Nhập khẩu và phịng Ke tốn đã giúp em hồn thành
khóa luận tốt nghiệp.
về phía Học viện Chính sách và phát triển, em xin đuợc gửi lời cảm ơn tới tất
cả các giảng viên Khoa Kinh tế đối ngoại đã cung cấp kiến thức cơ bản về xuất
nhập khẩu, logistics. Đặc biệt, em luôn nhận đuợc sụ giúp đỡ tận tình và quan tâm
của giảng viên huớng dẫn trục tiếp ThS. Bùi Quý Thuấn. Nhờ đó giúp em có nền
tảng thục hiện bài khóa luận tốt nghiệp này. Tuy nhiên, bài khóa luận của em khơng
thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận đuợc sụ đóng góp của thầy cô.
Em xin chân thành cảm ơn!




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii
MỤC LỤC..............................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TÃT........................................................................vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ sơ ĐỒ.........................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
Chương 1. Cơ SỞ LÝ LUẬN VÈ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA .3
1.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động xuất khẩu.........................................3
1.1.1. Khái niệm............................................................................................3
1.1.2. Bản chất của hoạt động xuất khẩu......................................................4
1.1.3................................................................................................................ Đặ
c điểm của hoạt động xuất khẩu...............................................................................4
1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu....................................................................5
1.2.1. Đối với nền kinh tế thế giới.................................................................5
1.2.2. Đối với quốc gia xuất khẩu..................................................................6
1.2.3. Đối với các doanh nghiệp....................................................................7
1.3. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu..................................................................8
1.3.1. Xuất khẩu trực tiếp..............................................................................8
1.3.2. Xuất khẩu ủy thác................................................................................9
1.3.3. Buôn bán đối lưu.................................................................................9
1.3.4. Xuất khẩu tại chỗ...............................................................................10
1.3.5. Tái xuất..............................................................................................10
1.3.6. Gia cơng quốc tế................................................................................11
1.4. Quy trình xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp kinh doanh xuất
nhập khẩu...............................................................................................................11
1.4.1. Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác............................................12
1.4.2. Lập phương án kinh doanh...............................................................13

1.4.3. Gửi báo giá........................................................................................14
1.4.4. Đàm phán và kỷ kết hợp đồng............................................................14
1.4.5. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu...........................................................15
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp............18
1.5.1. Các yếu tố vi mô................................................................................18


1.5.2. Các yếu tố vĩ mô................................................................................21
Chương 2. THựC TRẠNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH GIÀY
NGỌC TÈ.............................................................................................................25
2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Giày Ngọc Te..............................................25
2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty TNHH Giày Ngọc Tề............................25
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty.................................................25
2.1.3. Lĩnh vực hoạt động của công ty........................................................26
2.1.4. Cơ cẩu tổ chức...................................................................................26
2.2. Quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Giày Ngọc
Tề............................................................................................................................ 31
2.2.1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty......................31
2.2.2. Quy trĩnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty.....................32
2.3. Kết quả hoạt động của Công ty TNHH Giày Ngọc Tồ...............................35
2.3.1. Kết quả kinh doanh của Công ty........................................................35
2.3.2. Tình hình tài chỉnh của Cơng ty.........................................................36
2.4. Tinh hình xuất khẩu giày tại Công ty TNHH Giày Ngọc Tồ giai đoạn
2015-2018..............................................................................................................38
2.4.1.............................................................................................................. Cơ
cẩu sản phẩm xuất khẩu.........................................................................................38
2.4.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu.............................................................42
2.4.3. Phương thức kinh doanh xuất khẩu...................................................44
2.4.4. Chat lượng và giá cả..........................................................................46
2.4.5. Giá trị xuất khẩu các mặt hàng giày dép..........................................47

2.5. Đánh giá hoạt động xuất khẩu của Công ty TNHH Giày Ngọc Tồ..........48
2.5.1. Kết quả đạt được...............................................................................48
2.5.2. Hạn chế.............................................................................................50
2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế.......................................................52
Chưong 3. MỘT SÔ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
GIÀY TẠI CÔNG TY TNHH GIÀY NGỌC TÈ.................................................54
3.1. Định hướng của Công ty TNHH Giày Ngọc Tồ..........................................54
3.1.1. Định hướng phát triển chung của công ty trong giai đoạn
2019 — 2024.................................................................................................54
3.1.2. Định hướng xuất khẩu của công ty trong giai đoạn 2019 — 2024.... 54


3.2. Các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu giày của Cơng ty TNHH Giày
Ngọc Tề..................................................................................................................55
3.2.1.
Hồn thiện bộ máy tổ chức và bộ máy sản xuất.................................55
3.2.2.
Tạo nguồn vốn cho công ty................................................................57
3.2.3.
Nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã sản phẩm..............................58
3.2.4.
Tìm kiếm nguồn nguyên liệu trong nưởc............................................59
3.2.5.
Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại.......................................59
3.2.6.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, mở rộng kênh phân
phối......................................................................................................................... 60
3.3. Một số kiến nghị vói Nhà nước....................................................................61
3.3.1.
Chỉnh sách thu hút vốn đầu tư nưởc ngoài........................................61

3.3.2.
Hỗ trợ doanh nghiệp giày xuất khẩu..................................................61
3.3.3.
Phát triển vùng nguyên phụ liệu cho ngành giày...............................62
3.3.4.
Tăng cường vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam trong giải
quyết tranh chẩp thương mại quốc tế liên quan đến Nhà nưởc...............................63
3.3.5.
Nâng cao khả năng tiếp cận vốn cho doanh nghiệp...........................64
KẾT LUẬN............................................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................67
PHỤ LỤC............................................................................................................... 68

V


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết
tắt

Tên tiếng Anh

Nghĩa tiếng Việt

1

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

2

WTO

3

HCNS

Hành chính - Nhân sự

4

FCL/LCL Full Container Load/
Less Container Load

Vận chuyển hàng nguyên Container/
Vận chuyển hàng lẻ, hàng gom

5

TT

Điện chuyển tiền

6

D/P


7

L/C

8

XK

Xuất khẩu

9

DN

Doanh nghiệp

10

CNHT

Công nghiệp hỗ trợ

11

TCTD

Tổ chức tín dụng

12


NHNN

Ngân hàng Nhà nuớc

13

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

World Trade
Organization

Tổ chức Thưong mại thế giới

Telegraphic Transíer

Nhờ thu kèm chứng từ

Document against
payment
Letter of Credit

Thu tín dụng

6


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ sơ ĐỒ


Biểu đồ

Trang

Biểu đồ 2.1. Ket quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Giày
Ngọc Tề

35

Biểu đồ 2.2. Tình hình tài chính của Công ty TNHH Giày Ngọc Tề

37

Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu của Công ty TNHH Giày
40

Ngọc Tề
Biểu đồ 2.4. Doanh thu theo cơ cấu sản phẩm xuất khẩu

41

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Công ty TNHH Giày Ngọc
Tề

42

Biểu đồ 2.6. Doanh thu theo cơ cấu thị trường xuất khẩu

44


Biểu đồ 2.7. Doanh thu theo phương thức kinh doanh

45

Biểu đồ 2.8. Giá trị xuất khẩu của Công ty năm 2015-2018

47

Biểu đồ 2.9. Tốc độ tăng trưởng của công ty giai đoạn 2015 - 2018

49

Bảng

Trang

Bảng 2.1. Sản lượng giày dép xuất khẩu trong giai đoạn 2015 - 2018

38

Bảng 2.2. Giá xuất khẩu của các mặt hàng giày dép (2015 - 2018)

47

Trang

Sơ đồ
Sơ đồ 1.1. Quy trình xuất khẩu hàng hóa

12


Sơ đồ 1.2. Quy trình thực hiện họp đồng xuất khẩu

15

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Giày Ngọc Te

27

Sơ đồ 2.2. Quy trình cơng nghệ sản xuất giày của Cơng ty TNHH Giày
31

Ngọc Tề

7


LỜI MỞ ĐÀU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Trong xu thế tồn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, kinh doanh quốc tế ngày càng
được mở rộng và giữ vai trị quan trọng. Vai trị đó ngày càng được khẳng định khi
tham gia kinh doanh quốc tế nhiều doanh nghiệp, nhiều ngành, nền kinh tế quốc gia
có nhiều cơ hội phát triển. Khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của
WTO, ký kết nhiều hiệp định thương mại với các quốc gia khác thì ngày càng nhiều
doanh nghiệp hoạt động với quy mô vừa và nhỏ đã nắm bắt xu thế đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng của khách hàng, đồng thời thu lợi nhuận, việc mở rộng giao thương với
các quốc gia, các đối tác nước ngồi là hoạt động tất yếu.
Trong mơi trường cạnh tranh khắc nghiệt, để có thể tồn tại, mở rộng kinh
doanh và phát triển, đòi hỏi doanh nghiệp kinh doanh quốc tế phải nâng cao mọi
khâu trong chuỗi hoạt động nhằm nâng cao sức cạnh tranh. Bắt đầu từ việc tìm kiếm

đối tác cung cấp nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất, tìm kiếm nhà cung cấp hàng
hóa, marketing sản phẩm và doanh nghiệp cho đến việc phân phối và tiêu thụ hàng
hóa. Mỗi khâu đều rất quan trọng trong sự tồn tại của doanh nghiệp kinh doanh.
Công ty TNHH Giày Ngọc Te là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
xuất khẩu giày. Sản phẩm của công ty được khách hàng khá ưa chuộng và tin tưởng
về cả chất lượng, dịch vụ và giá cả. Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở việc duy trì các
thị trường truyền thống, nhận thức được vai trò của việc mở rộng thị trường xuất
khẩu, trong thời gian gần đây Công ty đang nỗ lực nắm bắt xu thế toàn cầu để thâm
nhập sâu rộng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế.
Trong những năm qua, Công ty được đánh giá là doanh nghiệp hoạt động có
hiệu quả. Tuy nhiên, trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, nhận thức được vai trò
của hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu đối với Công ty TNHH Giày Ngọc Te
và môi trường cạnh tranh hiện nay địi hỏi cơng ty phải thúc đẩy hoạt động xuất
khẩu giày để nâng cao hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp mình. Từ thực tiễn trên,
em chọn đề tài “Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Cơng ty TNHH
Giày Ngọc Tề” làm đề tài khóa luận của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: đề xuất một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu
của Công ty trong giai đoạn 2019 - 2024.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Đe đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra ở trên, tác
giả cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Đưa ra cơ sở lý luận chung về hoạt động xuất khẩu hàng hóa

1


- Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Giày Ngọc Te
- Phân tích thục trạng hoạt động xuất khẩu giày của công ty và đua ra đánh giá
- Xây dụng một số giải pháp để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu giày của công ty
trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứir. Hoạt động xuất khẩu của Công ty TNHH Giày Ngọc
Tề.
Phạm vỉ nghiên cứu:
- Không gian: Công ty TNHH Giày Ngọc Tề
- Thời gian: Hoạt động xuất khẩu giày của công ty giai đoạn 2015-2018.
- Nội dung nghiên cứu: Quy trình, nghiệp vụ xuất khẩu, thực trạng xuất khẩu
và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Đánh giá hoạt động xuất khẩu giày
của Công ty TNHH Giày Ngọc Tề.
4. Phưong pháp nghiên cứu
Với đề tài nêu trên, em đã thực hiện một số phương pháp nghiên cứu để phân
tích như sau:
Phương pháp quan sát, thu thập số liệu: Trực tiếp tới Cơng ty TNHH Giày
Ngọc Te để tìm hiểu tình hình sản xuất, kinh doanh của Cơng ty. Hỏi ý kiến chuyên
gia của cán bộ nhân viên trong công ty để thu thập thơng tin cho bài khóa luận.
Phương pháp thống kê: Nghiên cứu tình hình sản xuất và kinh doanh của Công
ty TNHH Giày Ngọc Te bằng phương pháp thống kê thông tin đã thu thập ở bước
trên và tìm hiểu thêm ở trên trang web của Cơng ty.
Phương pháp tổng họp và phân tích thơng tin: tổng họp các thơng tin về tình
hình sản xuất và kinh doanh của cơng ty.
Phương pháp phân tích, so sánh, đánh giá số liệu dựa trên số liệu của phòng
Xuất Nhập khẩu và phịng Ke tốn của cơng ty đã cung cấp.
5. Ket cấu khóa luận
Ngồi phần mở đầu và kết luận, bài khóa luận gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu hàng hóa.
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu của Công ty TNHH Giày Ngọc Te
Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tại Công ty TNHH
Giày Ngọc Te.

2



Chương 1. Cơ SỞ LÝ LUẬN VẺ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
HÀNG HÓA
1.1. Khái niệm và đặc điểm của hoạt động xuất khẩu
1.1.1. Khái niệm
Xuất khẩu là hoạt động sản phẩm và dịch vụ của quốc gia này đưa ra nước
ngoài tiêu thụ để thu lại ngoại tệ. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa là cả một hệ thống
các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức ở bên trong và bên ngồi đất nước nhằm
thu được ngoại tệ, khơng phải là những hành vi mua bán riêng lẻ. Lợi ích kinh tế xã
hội mà hoạt động xuất khẩu đem lại đã thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng hóa trong
nước phát triển góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng cường vị thế kinh tế quốc
gia và tạo ra phân công lao động quốc tế và chuyên môn hóa sản xuất.
Kinh doanh xuất khẩu chính là hoạt động kinh doanh quốc tế đầu tiên của một
doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu vẫn được doanh nghiệp duy trì ngay
cả khi doanh nghiệp đó đã đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình.
Xuất khẩu hàng hóa nằm trong lĩnh vực phân phối và lim thơng hàng hóa của
một quá trình tái sản xuất mở rộng, nhằm mục đích liên kết sản xuất với tiêu dùng
của các quốc gia với nhau, nền sản xuất phát triển lớn mạnh ra sao sẽ phụ thuộc vào
hoạt động này.
Theo luật Thương mại Việt Nam năm 2005, xuất khẩu hàng hóa là việc hàng
hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên
lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa được hiểu là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho
một quốc gia khác trên thế giới, dùng tiền tệ làm phương thức thanh tốn. Mục đích
của hoạt động xuất khẩu là khai thác lợi thế cạnh tranh của từng quốc gia trong
phân công lao động quốc tế, thu được một lượng ngoại tệ lớn có thể nhập khẩu các
máy móc, thiết bị hiện đại. Khi việc trao đổi hàng hóa cùng có lợi thì các quốc gia
sẽ tích cực tham gia mở rộng hoạt động xuất khẩu. Trong nền kinh tế thị trường, các
quốc gia không thể tự mình đáp ứng mọi nhu cầu, nếu muốn đáp ứng thì phải tốn

nhiều chi phí, vì vậy buộc các quốc gia phải tham gia vào hoạt động xuất khẩu để
xuất khẩu những sản phẩm mà mình có lợi thế sản xuất và nhập những sản phẩm
mà quốc gia không sản xuất được, khơng có lợi thế sản xuất hay chi phí sản xuất
quá cao.
Tham gia vào hoạt động xuất khẩu là hoạt động kinh tế có lợi, giúp tiết kiệm
được nhiều chi phí, tạo được việc làm cho người lao động, giảm các tệ nạn xã hội,
tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần
vào xây dựng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

3


Hoạt động xuất khẩu đuợc diễn ra trên mọi lĩnh vục, trong mọi điều kiện của
nền kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến vật liệu sản xuất, máy móc, thiết bị
phục vụ cho sản xuất. Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục đích đem lại lợi ích
cho quốc gia tham gia xuất khẩu nói chung, các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi không gian và thời gian. Hoạt động
này có thể diễn ra trong thời gian ngắn hay cững có thể kéo dài hàng năm, nó có thể
diễn ra trên phạm vi hai quốc gia hay nhiều quốc gia với nhau.
1.1.2. Bản chất của hoạt động xuất khẩu
Theo xu thế của của nền kinh tế toàn cầu thì hoạt động xuất khẩu là hoạt động
rất cần thiết. Thông qua hoạt động xuất khẩu, các quốc gia khi tham gia vào hoạt
động xuất khẩu sẽ phụ thuộc vào nhau nhiều hơn. Dựa trên cơ sở về lợi thế so sánh
giữa các quốc gia, tính chun mơn hố cao hơn, làm giảm chi phí sản xuất và các
chi phí khác từ đó làm giảm giá thành của sản phẩm xuất khẩu. Mục đích của các
quốc gia khi tham gia hoạt động xuất khẩu là thu đuợc một luợng ngoại tệ lớn để có
thể nhập khẩu các trang thiết bị máy móc, kĩ thuật cơng nghệ hiện đại... tạo thêm
nhiều việc làm, tăng thu nhập và nâng cao mức sống của nguời lao động, từ đó tạo
điều kiện thúc đẩy kinh tế phát triển và rút ngắn khoảng cách chênh lệch giàu nghèo
giữa các quốc gia. Trong nền kinh tế thị truờng, có những quốc gia khơng thể tụ đáp

ứng đuợc tất cả các nhu cầu của mình, nếu có đáp ứng đuợc thì chi phí q cao; vì
vậy buộc các quốc gia phải tham gia vào hoạt động xuất khẩu và xuất khẩu những
gì mà quốc gia mình có lợi thế hơn các quốc gia khác để nhập những gì mà trong
nuớc khơng sản xuất đuợc hoặc có sản xuất đuợc thì chi phí q cao. Do đó, các
nuớc khi tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu sẽ rất có lợi, mỗi quốc gia sẽ tiết
kiệm đuợc nhiều chi phí, tạo đuợc nhiều việc làm, tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu
ngành nghề, thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào xây dụng cơng nghiệp hố
hiện đại hoá đất nuớc.
1.1.3. Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu
Thứ nhất, khách hàng là nguời nuớc ngoài: Các chủ thể tham gia vào hoạt
động xuất nhập khẩu có quốc tịch, văn hóa, ngơn ngữ, pháp luật, tập qn khác
nhau. Điều này sẽ làm nên những khác biệt trong nhu cầu và cách thức thoả mãn
nhu cầu của các khách hàng trên nhiều quốc gia khác nhau. Vì vậy, nhà xuất khẩu
cần phải có sụ nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nuớc ngoài
để đua ra những hàng hoá phù họp, đồng thời tuân thủ luật kinh doanh cũng nhu tập
quán kinh doanh của từng nuớc và luật thuơng mại quốc tế.
Thứ hai, thị truờng xuất khẩu phức tạp và khó tiếp cận hơn thị truờng trong
nuớc. Do thị truờng xuất khẩu vuợt ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia nên về mặt

4


địa lý thì nó ở cách xa hơn, phức tạp hơn và có nhiều yếu tố ràng
buộc,
tác
động
hơn.

Thứ ba, thời gian lun chuyển hàng hóa trong hoạt động xuất khẩu dài hơn thời
gian lun chuyển hàng hóa trong kinh doanh trong nuớc do làm các thủ tục phức tạp

và khoảng cách địa lý xa hơn.
Thứ tư, hoạt động xuất khẩu đuợc tổ chức, thực hiện với nhiều nghiệp vụ,
nhiều khâu từ nghiên cứu thị truờng và khách hàng nuớc ngoài, đàm phán, ký kết
họp đồng, thanh toán, vận chuyển ... đều phức tạp và chứa đụng nhiều rủi ro. Mỗi
khâu, mỗi nghiệp vụ phải đuợc nghiên cứu kỹ hrỡng và đặt chúng trong mối quan
hệ tác động lẫn nhau, tranh thủ nắm bắt những lợi thế nhằm đảm bảo hiệu quả cao
nhất.
Tóm lại, hoạt động xuất khẩu là sự mở rộng quan hệ bn bán trong nuớc ra
nuớc ngồi của các quốc gia, điều này thể hiện sự phức tạp của nó. Hoạt động xuất
khẩu một mặt đem lại kết quả kinh doanh cững nhu lợi nhuận cao, một mặt hoạt
động này cũng chứa đụng nhiều rủi ro hơn hoạt động kinh doanh trong nuớc.
1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu
1.2.1. Đối với nền kinh tế thế giới
Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ngày nay rất đuợc chú trọng, nó trở
thành một hoạt động tất yếu đối với mỗi quốc gia trong xu thế hội nhập kinh tế toàn
cầu. Tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu là hoạt động tất yếu của mỗi
quốc gia nếu muốn phát triển. Bởi vì mỗi quốc gia có sụ khác nhau về điều kiện tụ
nhiên, có những điều kiện thuận lợi và khó khăn khác nhau. Vì vậy để tạo đuợc sụ
cân bằng trong phát triển, các quốc gia nên tiến hành xuất khẩu những mặt hàng mà
mình có lợi thế và nhập khẩu những mặt hàng mà mình khơng có hoặc sản xuất chịu
chi phí cao,... Tuy nhiên, khơng phải quốc gia nào có lợi thế thì mới đuợc tham gia
hoạt động sản xuất xuất khẩu, mà ngay cả những quốc gia khơng có lợi thế sản xuất
thì vẫn có thể chọn sản xuất những mặt hàng có bất lợi nhỏ hơn để sản xuất và trao
đổi hàng hóa.
Khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu, các quốc gia có thể hạn chế đuợc
những khó khăn của mình, từ đó thúc đẩy sản xuất trong nuớc phát triển hơn. Ngoài
ra, qua hoạt động xuất khẩu này các nuớc có thể nhanh chóng tiếp cận đuợc trình độ
khoa học cơng nghệ, kỹ thuật tiến tiến từ các nuớc phát triển, từ đó mới có thể phát
triển kinh tế và giải quyết các mâu thuẫn trong nuớc tăng nguồn thu nhập góp phần
vào q trình tồn cầu hóa nền kinh tế thế giới.


5


1.2.2. Đối với quốc gia xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh trên phạm vi thế giới vuợt ra ngồi biên
giới của một quốc gia, nó là một bộ phận cơ bản của hoạt động kinh tế quốc tế, là
phuơng tiện thúc đẩy phát triển kinh tế, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng buớc
nâng cao đời sống của nguời lao động.
Thứ nhất, khi tham gia xuất khẩu, mỗi quốc gia tạo nguồn vốn cho việc nhập
khẩu phục vụ cho cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nuớc.
Các nuớc đang phát triển thì thiếu nhất là khoa học cơng nghệ và vốn, muốn
nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại, kỹ thuật cơng nghệ thì phải có nguồn ngoại tệ,
muốn có nhiều ngoại tệ thì cần phải tổ chức hoạt động xuất khẩu hàng hóa.
Nguồn vốn nhập khẩu đuợc hình thành từ các nguồn dựa vào đầu tu nuớc
ngoài, các nguồn viện trợ, các hoạt động du lịch, vay vốn, các dịch vụ thu ngoại tệ
trong nuớc... thông qua các nguồn này cũng thu đuợc một luợng ngoại tệ lớn.
Nhung việc huy động vốn thì rất khó khăn và bị lệ thuộc nhiều vào nuớc ngoài, do
vậy hoạt động xuất khẩu vẫn là nguồn vốn lớn nhất và quan trọng nhất, nó có tầm
ảnh huởng với mỗi quốc gia để tăng truởng và phát triển kinh tế.
Thứ hai, xuất khẩu thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển
sản xuất các sản phẩm có thế mạnh của các quốc gia.
Sụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ hình thái này sang hình thái khác là cần thiết
đối với mỗi quốc gia. Ở mỗi giai đoạn phát triển kinh tế thì hình thái chuyển dịch
này khác nhau, sụ chuyển dịch này phụ thuộc vào mức tăng truởng nền kinh tế của
mỗi nuớc và kế hoạch phát triển của các quốc gia đó. Vai trị của xuất khẩu đối với
sản xuất và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốc gia:
Xuất khẩu những sản phẩm thừa - những sản phẩm khách hàng nội địa không
tiêu dùng, ở những nuớc lạc hậu, kinh tế chậm phát triển, sản xuất chua đủ đáp ứng
tiêu dùng, vì vậy nếu chỉ xuất khẩu những mặt hàng xuất khẩu thừa tiêu dùng nội

địa thì xuất khẩu sẽ bị bó hẹp và tăng truởng kinh tế chậm.
Khi doanh nghiệp tìm đuợc thị truờng xuất khẩu và ký kết đuợc họp đồng
ngoại thuơng thì sẽ thúc đẩy quá trình tổ chức sản xuất phát triển, nó sẽ kéo theo sụ
phát triển của các ngành khác có liên quan. Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả
năng sản xuất cung cấp đầu vào mở rộng khả năng tiêu dùng của mỗi quốc gia, khi
đó một quốc gia có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số luợng lớn hơn nhiều
khả năng giới hạn sản xuất của quốc gia đó.
Thúc đẩy chuyên mơn hóa, tạo lợi thế trong kinh doanh, hoạt động xuất khẩu
giúp cho các quốc gia thu đuợc một luợng ngoại tệ lớn để ổn định và đảm bảo phát
triển nền kinh tế trong nuớc.

6


Thứ ba, hoạt động xuất khẩu có tác động tốt đối với vấn đề giải quyết việc
làm, cải thiện đời sống của nguời lao động. Khi tham gia vào hoạt động xuất khẩu,
các doanh nghiệp cần luợng sản phẩm hàng hóa đuợc làm ra rất nhiều, vì vậy mà
cần thêm nhiều lao động cho hoạt động sản xuất xuất khẩu nên xuất khẩu thu hút
đuợc nhiều lao động, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho nguời lao động trong
nuớc.
Thứ tư, hoạt động xuất khẩu giúp mở rộng và thúc đẩy các mối quan hệ kinh
tế quốc tế. Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế quốc tế có sụ tác động qua lại và
phụ thuộc lẫn nhau. Hoạt động xuất khẩu là một loại hoạt động cơ bản, là hình thức
ban đầu, từ đó thúc đẩy các mối quan hệ khác nhu du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc
tế, tín dụng quốc tế, thanh tốn quốc tế, đầu tu quốc tế... phát triển theo. Ngoài ra,
sụ phát triển của các ngành này lại tạo điều kiện thuận lợi và một phần hỗ trợ cho
hoạt động xuất khẩu phát triển.
1.2.3. Đối với các doanh nghiệp
Thứ nhất, thúc đẩy xuất khẩu nghĩa là mở rộng thị truờng tiêu thụ sản phẩm
của doanh nghiệp không chỉ thị truờng trong nuớc mà cả thị truờng nuớc ngoài,

điều này giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đây là yếu tố quan trọng
nhất vì sản phẩm sản xuất ra tiêu thụ đuợc, xuất khẩu đuợc thì mới thu đuợc vốn, từ
đó có thuận lợi để tái sản xuất và mở rộng sản xuất tạo điều kiện để doanh nghiệp
phát triển. Đe tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị truờng, doanh
nghiệp cần có vốn để nhập khẩu những máy móc thiết bị cơng nghệ hiện đại để tăng
khả năng sản xuất cũng nhu chất luợng của sản phẩm. Vì vậy, tiềm lục về vốn
khơng đủ chính là một trong những cản trở trong quá trình phát triển của doanh
nghiệp. Nguồn vốn huy động từ bên ngoài là rất quan trọng, song doanh nghiệp gặp
khơng ít khó khăn. Chính vì thế, nguồn vốn quan trọng nhất chỉ có thể nhờ vào hoạt
động xuất khẩu hàng hóa.
Đồng tiền thanh tốn phần lớn là ngoại tệ và chủ yếu là ngoại tệ mạnh, hoạt
động xuất khẩu sẽ tăng thu ngoại tệ cho doanh nghiệp, tạo thêm nguồn vốn để đổi
mới hay nhập khẩu máy móc thiết bị cơng nghệ mới hiện đại từ các nuớc đang phát
triển nhằm hiện đại hóa và tạo năng lục sản xuất mới.
Vì vậy xuất khẩu thúc đẩy khoa học kỹ thuật phát triển làm tăng giá trị máy
móc, thiết bị, cơng nghệ và làm giảm giá trị lao động cấu thành trong giá trị của
từng hàng hóa chuyển dịch cơ cấu tu bản. Từ đó, hoạt động xuất khẩu tạo môi
truờng kinh doanh thuận lợi cho sản xuất xuất khẩu và giúp cho doanh nghiệp tăng
khả năng khai thác lợi thế so sánh quốc gia.

7


Thứ hai, hoạt động xuất khẩu giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận bằng việc
giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm, tăng số luợng hàng xuất khẩu và hạn chế rủi
ro. Xuất khẩu là buớc quan trọng để doanh nghiệp thâm nhập và hội nhập vào thị
truờng thế giới, một thị truờng rộng lớn và nhiều nhu cầu, đây là thị truờng có nhiều
triển vọng khi doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất xuất khẩu.
Thứ ba, thông qua xuất khẩu các doanh nghiệp trong nuớc có cơ hội tham gia
vào môi truờng cạnh tranh trên thị truờng thế giới về giá cả, chất luợng sản phẩm,

dịch vụ và uy tín của doanh nghiệp. Đe tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải
nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, hình thành một cơ cấu sản xuất phù họp để
tạo ra những sản phẩm đuợc tiêu chuẩn hóa cao nhằm đáp ứng nhu cầu của thị
truờng quốc tế. Thục hiện marketing quốc tế với những chính sách về giá cả, phân
phối, xúc tiến nhằm tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm ở các thị truờng rộng lớn, tiềm
năng.
Thứ tư, thông qua hoạt động xuất nhập khẩu giúp cho doanh nghiệp nâng cao
chất luợng đội ngũ cán bộ, con nguời luôn là chủ thể trong các quan hệ xã hội, vì
vậy doanh nghiệp muốn hoạt động hiệu quả phải có nguồn nhân lục đáp ứng đuợc
yêu cầu đặt ra trong kinh doanh. Trong đó, hoạt động xuất khẩu lại giúp thu hút
nhiều lao động có khả năng đáp ứng cho nhu cầu cơng việc có chất luợng và hiệu
quả. Khi tham gia xuất khẩu, khoa học công nghệ hiện đại sẽ nâng cao trình độ của
nguời lao động, cũng nhu trình độ quản lý trong doanh nghiệp.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội mà hoạt động xuất khẩu mang lại thì có
những thách thức đối với doanh nghiệp, song đó lại là động lục giúp cho doanh
nghiệp phấn đấu, thích nghi và phát triển để thâm nhập vào thị truờng quốc tế. Tóm
lại, hoạt động sản xuất xuất khẩu có vai trị quan trọng đối với doanh nghiệp, quyết
định sụ tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.
1.3. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu
Với mục tiêu là đa dạng hóa các hình thức kinh doanh xuất khẩu nhằm phân
tán và chia sẻ rủi ro trong việc thục hiện họp đồng ngoại thuơng, các doanh nghiệp
xuất khẩu có thể lụa chọn nhiều hình thức xuất khẩu khác nhau. Một số hình thức
xuất khẩu phổ biến nhu:
1.3.1. Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trục tiếp là một hình thức xuất khẩu hàng hố mà trong đó các
doanh nghiệp ngoại thuơng tụ bỏ vốn ra mua các sản phẩm từ các đơn vị sản xuất
trong nuớc hay tụ các doanh nghiệp mua nguyên vật liệu về sản xuất, sau đó bán
các sản phẩm này cho các khách hàng nuớc ngoài, có thể qua một số cơng đoạn gia
cơng.


8


Theo hình thức xuất khẩu trục tiếp, các doanh nghiệp ngoại thuơng muốn có
hàng hố để xuất khẩu thì phải có vốn để sản xuất sản phẩm, thu gom hàng hoá từ
các địa phuơng, các cơ sở sản xuất trong nuớc. Khi doanh nghiệp bỏ vốn ra để mua
hàng hóa, sản phẩm thì hàng hố, sản phẩm đó thuộc sở hữu của doanh nghiệp.
Xuất khẩu theo hình thức trục tiếp thơng thuờng có hiệu quả kinh doanh, lợi
nhuận sẽ cao hơn các hình thức xuất khẩu khác. Bởi vì doanh nghiệp có thể mua
đuợc những hàng hố có chất luợng cao hoặc tụ sản xuất đuợc những sản phẩm phù
họp với nhu cầu của mình cũng nhu của khách hàng yêu cầu với giá thành hoặc giá
cả mua vào thấp hơn. Nhung đó lại là hình thức xuất khẩu có độ rủi ro lớn, hàng
hố có thể khơng bán đuợc do những thay đổi của khách hàng, của thị truờng dẫn
đến ứ đọng hàng hóa và hỏng làm cho doanh nghiệp bị thua lỗ.
1.3.2. Xuất khẩu ủy thác
Hoạt động xuất khẩu uỷ thác là một hình thức dịch vụ thuơng mại, doanh
nghiệp ngoại thuơng sẽ đứng ra với vai trò là trung gian thục hiện hoạt động xuất
khẩu hàng hoá cho các đơn vị có hàng hố uỷ thác. Với hình thức xuất khẩu này,
hàng hố truớc khi kết thúc quá trình xuất khẩu vẫn thuộc sở hữu của đơn vị uỷ
thác. Doanh nghiệp nhận ủy thác chỉ có nhiệm vụ làm các thủ tục về xuất khẩu hàng
hoá, vận chuyển hàng hoá và đuợc huởng một khoản tiền gọi là phí uỷ thác mà đơn
vị uỷ thác trả.
Hình thức xuất khẩu này có uu điểm là dễ thục hiện, độ rủi ro thấp, doanh
nghiệp nhận ủy thác không phải là nguời chịu trách nhiệm cuối cùng về hàng hoá và
cũng không phải tụ bỏ vốn ra để mua hàng và sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, phí uỷ
thác mà doanh nghiệp nhận đuợc thuờng thấp, nhung đuợc thanh toán nhanh.
Các buớc thục hiện xuất khẩu ủy thác:
- Đơn vị nhận xuất khẩu ủy thác ký kết họp đồng xuất khẩu uỷ thác với doanh
nghiệp sản xuất trong nuớc muốn xuất khẩu hàng hóa.
- Ký họp đồng xuất khẩu, giao hàng cho bên nhập khẩu và nhận thanh toán

tiền hàng từ bên nhập khẩu.
- Nhận phí ủy thác xuất khẩu từ doanh nghiệp trong nuớc.
1.3.3. Buôn bán đối lưu
Buôn bán đối luu là một trong những phuơng thức giao dịch xuất khẩu trong
xuất khẩu kết họp chặt chẽ với nhập khẩu, nguời xuất khẩu đồng thời là nguời nhập
khẩu, luợng trao đổi với nhau có giá trị tuơng đuơng. Mục tiêu của hình thức xuất
khẩu này là thu về một luợng hàng hố có giá trị tuơng đuơng. Vì đặc điểm của

9


hình thức xuất khẩu này nên hình thức này cịn có tên gọi khác nhu
xuất
nhập
khẩu
liên kết, hay hàng đổi hàng.

Sụ cân bằng trong trao đổi hàng hoá là việc mà các bên tham gia buôn bán đối
luu luôn luôn phải quan tâm đến. Sụ cần bằng đuợc thể hiện ở những mặt sau:
- Cân bằng về hàng hóa: sản phẩm quý đổi lấy sản phẩm quý, hàng tồn kho đổi
lấy hàng tồn kho khó bán.
- Cân bằng về giá cả so với giá thục tế: nếu giá của hàng hóa nhập khẩu cao
thì khi xuất khẩu cho đối tác thì giá của hàng xuất khẩu cũng phải đuợc tính cao
tuơng ứng và nguợc lại.
- Cân bằng về điều kiện giao hàng: nếu hàng hóa xuất khẩu theo điều kiện CIF
phải nhập khẩu theo điều kiện CIF.
- Cân bằng về tổng giá trị hàng hóa các bên giao cho nhau.
1.3.4. Xuất khẩu tại chỗ
Đây là hình thức xuất khẩu mà hàng hóa, dịch vụ vẫn ở trong biên giới hải
quan và biên giới quốc gia nhung hoạt động xuất khẩu vẫn đuợc thục hiện. Theo đó,

nguời nhập khẩu quốc gia A, sau khi ký họp đồng nhập khẩu hàng hóa của một
doanh nghiệp của quốc gia B, sẽ chỉ định giao hàng hóa cho một doanh nghiệp khác
tại quốc gia B, đã có thỏa thuận với doanh nghiệp nhập khẩu của quốc gia A.
Hoạt động này có thể đạt đuợc hiệu quả cao do hàng hóa khơng vuợt ra ngồi
biên giới quốc gia nên doanh nghiệp tránh đuợc một số thủ tục rắc rối của hải quan,
không phải thuê phuơng tiện vận chuyển và mất phí vận chuyển, mua bảo hiểm
hàng hóa trong khi vẫn có thể thu đuợc ngoại tệ sẽ làm giảm đuợc một luợng chi
phí khá lớn.
Hiện nay, xu huớng di cu tạm thời ngày càng trở nên phổ biến mà tiêu biểu là
luợng nguời đi du lịch nuớc ngồi tăng nên nhanh chóng. Các doanh nghiệp nhận
thức đuợc rằng đây là một cơ hội tốt để bắt tay với các tổ chức du lịch để tiến hành
các hoạt động cung cấp dịch vụ hàng hoá cho nguời nuớc ngoài để thu ngoại tệ.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cịn có thể tận dụng cơ hội này để khuếch truơng, quảng
bá sản phẩm của mình thơng qua những du khách nuớc ngoài.
Mặt khác với sụ ra đời của hàng loạt khu chế xuất đuợc mở ở các nuớc, đây
cũng là một hình thức xuất khẩu có hiệu quả đuợc các nuớc chú trọng hơn nữa và
việc thanh toán này cũng nhanh chóng và thuận tiện.
1.3.5. Táixuẩt
Trong hoạt động tái xuất khẩu nguời ta tiến hành nhập khẩu tạm thời hàng hóa
từ bên ngồi vào, sau đó lại xuất khẩu sang một thị truờng thứ ba.

1
0


Hình thức này được áp dụng khi một doanh nghiệp không sản xuất được hay
sản xuất được với khối lượng nhỏ, không đủ để xuất khẩu nên phải nhập khẩu về để
tái xuất khẩu. Hoặc trong trường họp, hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển
xuất khẩu cho một quốc gia khơng có cảng biển sẽ được tạm nhập vào một quốc gia
khác sau đó tái xuất cho quốc gia khơng có cảng biển.

Mục đích của hoạt động giao dịch tái xuất (bao gồm hai hoạt động nhập khẩu
và xuất khẩu) là thu về một khoản ngoại tệ lớn hon lúc ban đầu bỏ ra. Các bên tham
gia gồm có: nước xuất khẩu, nước nhập khẩu và nước tái xuất khẩu.
1.3.6. Gia công quốc tế
Gia công quốc tế là một hình thức kinh doanh trong đó một bên (bên nhận gia
công) nhập khẩu nguyên vật liệu hay bán thành phẩm của bên khác (bên đặt gia
công) để chế biến ra thành phẩm theo yêu cầu, giao lại cho bên đặt gia cơng và nhận
chi phí gia cơng.
Hình thức xuất khẩu gia công quốc tế đang phát triển mạnh mẽ và được nhiều
quốc gia tổ chức, thực hiện. Đặc biệt, các quốc gia có nguồn lao động dồi dào, tài
nguyên phong phú thực hiện và áp dụng rộng rãi vì thơng qua hình thức gia cơng,
ngồi tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, họ cịn có cơ hội đổi cải thiện
máy móc, thiết bị, kỹ thuật cơng nghệ mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất. Bên
đặt gia công sẽ thu được lợi nhuận cao hơn nhờ tận dụng giá nhân công và nguyên
phụ liệu tương đối rẻ của nước nhận gia cơng. Hình thức xuất khẩu này chủ yếu
được áp dụng trong các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động và nguyên vật liệu
như dệt may, giày da...
Trong số các hình thức xuất khẩu đã đề cập trên đây, hoạt động xuất khẩu giày
của Việt Nam vẫn được thực hiện chủ yếu qua hình thức xuất khẩu trực tiếp, gián
tiếp và gia công. Các doanh nghiệp Việt Nam chủ động trong việc thu mua nguồn
hàng trong nước, thực hiện sản xuất và xuất khẩu sang nước nhập khẩu trực tiếp
hoặc thông qua các công ty nhận ủy thác.
1.4. Quy trình xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp kinh doanh xuất
nhập khẩu
Đe đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu được thực hiện một cách an toàn và
thuận lợi, mỗi doanh nghiệp xuất khẩu phải tổ chức tực hiện nghiêm túc và đúng
quy trình theo các khâu của quy trình xuất khẩu chung. Quy trình xuất khẩu hàng
hóa gồm nhiều bước có quan hệ chặt chẽ với nhau bước trước là cơ sở, tiền đề để
thực hiện tốt bước sau. Đe quy trình xuất khẩu được tiến hành thuận lợi, các doanh
nghiệp xuất khẩu làm tốt công việc ở các bước là rất cần thiết. Một quy trình xuất

khẩu hàng hóa thơng thường gồm một số bước sau:

1
1


So* đồ 1.1. Quy trình xuất khẩu hàng hóa

1.4.1. Nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác
Thị trường là một phạm trù khách quan gắn liền với sản xuất và lưu thơng
hàng hố, khi có sản xuất và lưu thơng thì ở đó sẽ hình thành thị trường. Thị trường
nước ngoài chứa đựng các yếu tố phức tạp và khác biệt so với thị trường trong
nước. Chính vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu phải tiến hành hoạt động nghiên
cứu thị trường để nắm vững các yếu tố mà thị trường tác động, hiểu biết các quy
luật vận động của thị trường nước ngoài. Nghiên cứu thị trường là hoạt động rất
quan trọng trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế. Nghiên cứu thị trường
phải trả lời những câu hỏi sau: xuất khẩu hàng hóa gì, xuất khẩu vào thị trường nào,
thương nhân giao dịch là ai, giao dịch theo phương thức nào, chiến lược kinh doanh
cho từng giai đoạn, từng thị trường để đạt được mục tiêu đề ra.
*Nẳm vững thị trường nước ngoài.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, nghiên cứu thị trường có ý
nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên thị trường cứu cần nắm vững: những điều kiện
chính trị, thương mại chung, luật pháp và chính sách thương mại, những điều kiện
về tiền tệ và tín dụng, điều kiện vận tải và tình hình giá cước. Bên cạnh đó, các
doanh nghiệp kinh doanh cũng cần phải có những hiểu biết liên quan đến mặt hàng
kinh doanh trên thị trường đó như dung lượng thị trường, tập quán và thị hiếu tiêu
dùng của người dân, giá thành và dự báo biến động giá cả, mức độ cạnh tranh của
hàng hóa đó trên thị trường muốn xuất khẩu vào.
*Nhận biết mặt hàng kỉnh doanh trước và lựa chọn mặt hàng kỉnh doanh.
Nhận biết mặt hàng kinh doanh đầu tiên phải dựa vào nhu cầu của sản xuất và

tiêu dùng về quy cách chủng loại, kích cỡ, giá cả, thời vụ và thị hiếu cũng như tập
qn tiêu dùng, từ đó xem xét các khía cạnh của hàng hoá trên thị trường thế giới.

1
2


về khía cạnh sản phẩm phải hiểu rõ giá trị cơng dụng, các đặc tính,
quy
cách
phẩm
chất, mẫu mã... vấn đề khá quan trọng trong giai đoạn này là doanh
nghiệp
xác
định sản luợng hàng hoá xuất khẩu và thời điểm xuất khẩu để bán đuợc
giá
cao
nhằm đạt đuợc hiệu quả kinh doanh cao và lợi nhuận tối đa.

Hiện nay, nền kinh tế phát triển với nhiều thành phần tham gia kinh tế trên
nhiều ngành nghề và nhiều lĩnh vục khác nhau từ sản phẩm thô sản xuất bằng
phuơng pháp thủ công đến sản phẩm sản xuất bằng máy móc, cơng nghệ hiện đại.
Các dịng sản phẩm đuợc mở rộng với mặt hàng phong phú, đa dạng tạo điều kiện
cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu có đuợc nguồn hàng ổn định với nhiều
nhóm hàng kinh doanh khác nhau.
*Tìm kiếm thương nhân giao dịch.
Khi doanh nghiệp xuất khẩu tìm kiếm đuợc khách hàng trong q trình nghiên
cứu thị truờng nuớc ngồi, hàng hố mới có thể đuợc xuất khẩu sang các thị truờng.
Lụa chọn đối tác giao dịch cần dựa trên một số đặc điểm sau: uy tín của đối tác trên
thị truờng, thời gian hoạt động kinh doanh, khả năng tài chính, cơ sở vật chất kỹ

thuật, mạng luới phân phối tiêu thụ sản phẩm...đuợc nhu vậy, doanh nghiệp kinh
doanh xuất khẩu mới xuất khẩu đuợc hàng và tránh đuợc rủi ro trong kinh doanh
quốc tế.
1.4.2. Lập phương án kinh doanh
Từ những kết quả thu đuợc trong quá trình nghiên cứu, tiếp cận thị truờng
nuớc ngồi thì doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu lập phuơng án kinh doanh. Đó là
kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp nhằm đạt đuợc những mục tiêu xác định
trong kinh doanh. Các buớc cần thiết để xây dụng phuơng án kinh doanh:
Bước ỉ: Đánh giá tình hình thị truờng và đối tác, đơn vị kinh doanh: đua ra
đuợc đánh giá tổng quan về thị truờng nuớc ngoài và đánh giá chi tiết đối với từng
phân đoạn thị truờng, đồng thời cũng phải đua ra những nhận định cụ thể về thuơng
nhân nuớc ngoài mà đơn vị sẽ họp tác kinh doanh xuất khẩu.
Bước 2\ Lụa chọn mặt hàng xuất khẩu, phuơng thức kinh doanh.
Từ các dòng sản phẩm công ty phải chọn ra mặt hàng xuất khẩu mà cơng ty có
khả năng sản xuất, có nguồn hàng ổn định đáp ứng đuợc thị truờng xuất khẩu thích
họp: xuất khẩu vào thời gian/ thời điểm nào, khi nào thì dụ trữ hàng chờ xuất khẩu
... và tuỳ thuộc vào khả năng của công ty mà công ty lụa chọn phuơng thức kinh
doanh phù họp.

1
3


Bước 3: Đặt ra mục tiêu
Trên cơ sở đánh giá về thị trường nước ngoài, khả năng tiêu thụ sản phẩm xuất
khẩu trên thị trường đó mà đơn vị kinh doanh xuất khẩu đặt ra mục tiêu cho từng
giai đoạn cụ thể khác nhau:
- Giai đoạn 1: Xuất khẩu sản phẩm với giá thấp nhằm cạnh tranh với sản phẩm
cùng loại trên thị trường xuất khẩu, tạo điều kiện cho người tiêu dùng có cơ hội
dùng thử, chiếm lĩnh thị phần.

- Giai đoạn 2: Nâng dần mức giá xuất khẩu lên để thu về lợi nhuận. Mục tiêu
này ngoài các yếu tố thực tế thì cần phù họp với khả năng của doanh nghiệp sản
xuất xuất khẩu là mục đích để cơng ty phấn đấu hình thành và có thể vượt mức.
Bước 4: Đưa ra biện pháp thực hiện.
Biện pháp thực hiện là công cụ giúp công ty kinh doanh thực hiện các mục
tiêu đề ra một cách hiệu quả, nhanh nhất, chính xác và có lợi nhất cho doanh nghiệp
kinh doanh xuất khẩu.
Bước 5: Đánh giá hiệu quả của hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
Đánh giá hiệu quả giúp cho công ty thấy được hiệu quả, kết quả kinh doanh
sau thương vụ kinh doanh. Đồng thời đánh giá được hiệu quả những khâu công ty
kinh doanh đã và làm tốt, tìm ra những khâu cịn yếu kém giúp cơng ty sửa đổi và
hồn thiện quy trình xuất khẩu.
1.4.3. Gửi báo giá
Sau khi đã tìm được khách hàng quan tâm tới sản phẩm và sau khi đã lên được
phương án kinh doanh, lúc này cơng ty có thể gửi một báo giá cho khách hàng.
Một báo giá hoàn chỉnh phải bao gồm: tên hàng, đặc điểm của sản phẩm, chi
tiết, các điều khoản về giao hàng, đóng gói, thanh tốn và điều khoản giá cả quy
định một điều kiện của Incoterms.
1.4.4. Đàm phán và kỷ kết hợp đồng
* Đàm phán
Đàm phám là việc thỏa thuận, thương lượng, trao đổi vừa mang tính khoa học,
vừa mang tính nghệ thuật để sử dụng các kĩ năng, kĩ xảo trong giao dịch để nhằm
thuyết phục đối tác đi đến việc chấp nhận những nội dung mà đôi bên đưa ra. Đe
cuộc đàm phán thành cơng thì khâu chuẩn bị đàm phán đóng góp một vai trò quan
trọng: chuẩn bị nội dung và xác định mục tiêu, chuẩn bị dữ liệu thông tin, chuẩn bị
nhân sự đàm phán và chuẩn bị chương trình đàm phán.
Chuẩn bị chi tiết đầy đủ các nội dung cần đàm phán, các phương án đàm phán
là việc rất quan trọng để cho cuộc đàm phán đạt hiệu quả cao hơn và giảm được rủi

1

4


ro trong quá trình thực hiện hợp đồng sau này. Ngồi ra, việc chuẩn bị
chính
xác

cụ thể số liệu thơng tin, chẳng hạn nhu: thơng tin về hàng hố để biết
đuợc
tính
thuơng phẩm học của hàng hoá, do các yêu cầu của thị truờng về tính
thẩm
mĩ,
chất
luợng, các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế.

Đe đàm phán tốt, các nhà đàm phán cần phải tụ trang bị cho mình những
thơng tin về thị truờng, kinh tế, văn hố, chính trị, pháp luật của các nuớc, hay nhu
thông tin về đối tác nhu sụ phát triển, danh tiếng, cũng nhu khả năng tài chính của
đối phuơng. Các cán bộ tham gia đàm phán cần phải là những nguời nắm bắt thơng
tin về hàng hố, thị truờng, khách hàng, chính trị, xã hội.. .chính xác và nhanh nhất
sẽ giúp cho cuộc đàm phán kí kết họp đồng đạt hiệu quả tốt.
* Kỷ kết hợp đồng:
Việc ký kết họp đồng là rất quan trọng, họp đồng có đuợc tiến hành hay khơng
là phụ thuộc vào các điều khoản mà hai bên đã cam kết trong họp đồng.
Khi ký kết một họp đồng kinh tế phải căn cứ vào:
- Những định huớng kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế của nhà nuớc.
- Nhu cầu thị truờng, đơn đặt hàng/ họp đồng, chào hàng/ hỏi hàng của đối tác.
1.4.5. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Sau khi đã đàm phán và kí kết họp đồng xuất khẩu, công việc quan trọng mà

doanh nghiệp cần phải làm là tổ chức thục hiện họp đồng mà mình đã kí kết. Căn cứ
vào điều khoản đã ghi trong họp đồng ngoại thuơng/ gia công, doanh nghiệp phải
tiến hành sắp xếp các cơng việc mà mình phải làm và theo dõi tiến độ thục hiện họp
đồng, kịp thời nắm bắt diễn biến tình hình các văn bản đã gửi đi và nhận những
thơng tin phản hồi từ phía đối tác.
Sơ đồ 1.2. Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu

1
5


* Bước 1: Chuẩn bị hàng xuất khẩu.
Nhằm thực hiện cam kết trong hợp đồng xuất khẩu đã ký, doanh nghiệp xuất
khẩu phải tiến hành chuẩn bị hàng xuất khẩu. Thục hiện sản xuất, thu gom tập trung
làm thành lô hàng xuất khẩu: Việc mua bán ngoại thuơng thuờng tiến hành trên cơ
sở số luợng lớn, vì vậy chủ hàng xuất khẩu phải tiến hành sản xuất, thu gom tập
trung từ nhiều chân hàng.
Đóng gói bao bì hàng xuất khẩu và ghi mã hiệu hàng hố: Việc tổ chức đóng
gói, bao bì, kẻ mã hiệu là khâu quan trọng trong q trình chuẩn bị hàng hố, vì
hàng hố đóng gói trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Doanh nghiệp cần phải
nắm đuợc u cầu loại bao bì đóng gói cho phù hợp và theo đúng qui định trong
hợp đồng, đồng thời có hiệu quả kinh tế cao.
* Bước 2: Kiểm tra chất lượng hàng hoá.
Truớc khi giao hàng, doanh nghiệp xuất khẩu phải có nghĩa vụ kiểm tra hàng
về số luợng hàng hóa (số cân, số khối), phẩm chất, bao bì.. .vì đây là cơng việc cần
thiết quan trọng nhờ có cơng tác này mà quyền lợi khách hàng đuợc đảm bảo, ngăn
chặn kịp thời các hậu quả xấu, phân định trách nhiệm của các khâu trong sản xuất
cũng nhu tạo nguồn hàng, đồng thời đảm bảo uy tín cho doanh nghiệp xuất khẩu
trong mối quan hệ buôn bán. Việc kiểm tra hàng xuất khẩu đuợc tiến hành ngay sau
khi hàng chuẩn bị đóng gói xuất khẩu tại cơ sở của doanh nghiệp xuất khẩu, kiểm

tra tại cửa khẩu do khách hàng trục tiếp kiểm tra hoặc cơ quan có thẩm quyền kiểm
tra tuỳ thuộc vào sụ thoả thuận của hai bên.
* Bước 3: Mua bảo hiểm hàng hoá.
Hàng hoá xuất khẩu thuờng xuất hiện những rủi ro, tổn thất trong q trình
bốc xếp hàng hóa, vận chuyển vì vậy việc mua bảo hiểm cho hàng hoá xuất khẩu là
cách tốt nhất để đảm bảo an toàn cho hàng hố xuất khẩu trong q trình vận
chuyển. Có thể mua bảo hiểm bao gồm:
- Ký hợp đồng bảo hiểm: Doanh nghiệp căn cứ vào kế hoạch của mình để ký
hợp đồng bảo hiểm ngay từ đầu năm sẽ bảo hiểm cho tồn bộ kế hoạch năm đó. Khi
có hàng để thục hiện xuất khẩu, doanh nghiệp sẽ gửi thông báo đến công ty bảo
hiểm, công ty bảo hiểm sẽ cấp hoá đơn bảo hiểm.
- Ký hợp đồng bảo hiểm chuyến: Doanh nghiệp xuất khẩu gửi đến công ty bảo
hiểm một văn bản gọi là “giấy yêu cầu bảo hiểm”. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp xuất
khẩu và cơng ty bảo hiểm ký kết hợp đồng bảo hiểm.
Lụa chọn điều kiện bảo hiểm dựa trên các căn cứ điều khoản ghi trong hợp
đồng, tính chất hàng hố, tính chất bao bì và phuơng thức xếp hàng, loại tàu chuyên
chở.

1
6


* Bước 4: Thuê phương tiện vận tải.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hoá, việc thuê phuong tiện
vận tải dựa vào những điều khoản của họp đồng xuất khẩu hàng hoá (điều kiện cơ
sở giao hàng số luợng nhiều hay ít), đặc điểm hàng hố xuất khẩu (là loại hàng gì,
hàng nhẹ cân hay hàng nặng cân, điều kiện bảo quản đơn giản hay phức tạp...)
Điều kiện vận tải: Đó là hàng rời (LCL) hay hàng đóng ngun cơng Container
(FCL), là hàng hố thơng dụng hay hàng hố đặc biệt. Vận chuyển trên tuyến đuờng
bình thuờng hay tuyến hàng đặc biệt, vận tải một chiều hay vận tải hai chiều,

chuyên chở theo chuyến hay chuyên chở liên tục.. .để có thể thuê phuơng tiện vận
tải đuờng bộ, đuờng biển, đuờng hàng không hay đuờng sắt.
* Bước 5: Làm thủ tục hải quan.
Đây là quy định bắt buộc đối với bất kì loại hàng hố nào, khi hồn thành thủ
tục hải quan thì hàng hóa mới đuợc phép đua ra khỏi biên giới quốc gia đó:
- Khai báo hải quan: chủ hàng xuất khẩu có trách nhiệm kê khai chi tiết đầy đủ
về hàng hoá một cách trung thục và chính xác bằng cách khai hải quan điện tử trên
phần mềm VNACCS/ VCIS. Nội dung bao gồm: loại hình xuất khẩu, loại hàng, tên
hàng, mã hàng, số luợng, giá trị hàng hoá, phuơng tiện hàng hoá, nuớc nhập khẩu...
Tờ khai hải quan đuợc xuất trình cùng một số giấy tờ khác nhu: họp đồng ngoại
thuơng, hóa đơn thuơng mại, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận số
luợng/chất luợng hàng hóa, chứng nhận kiểm dịch (nếu có).
- Xuất trình hàng hố: hàng hố xuất khẩu phải đuợc sắp xếp một cách trật tụ
thuận tiện cho việc kiểm soát.
- Thục hiện các quyết định của hải quan là cơng việc cuối cùng trong q trình
hồn thành thủ tục hải quan.
* Bước 6: Giao hàng lên phương tiện vận chuyển.
Thục hiện theo điều kiện giao nhận hàng trong họp đồng xuất khẩu, đến thời
gian giao hàng, doanh nghiệp phải làm thủ tục giao nhận hàng, hiện nay phần lớn
hàng hoá xuất khẩu của chúng ta vận chuyển bằng đuờng biển và đuờng hàng
không. Đối với hàng xuất khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu phải tập kết hàng theo
đúng quy định tại địa điểm đã xác định trong quy định trong điều kiện và cơ sở giao
hàng nhu trong họp đồng ngoại thuơng và theo thông báo của bên vận chuyển.
Sau khi giao hàng lên phuơng tiện vận chuyển phải có ký xác nhận với chủ
phuơng tiện hay đại lý vận tải. Neu giao hàng trục tiếp cho hãng tàu thì lấy biên lai
thuyền phó, nếu giao cho đại lý thì lấy giấy biên nhận của đại lý. Đổi giấy biên nhận
lấy vận đơn làm chứng từ thanh tốn. Sau đó bên vận tải sẽ gửi bản nháp để giúp

1
7



cho việc kiểm tra thông tin hàng xuất với các thông tin về số vận
đon,
ngày
giao
hàng, tên hàng, số cân, số khối và các thông tin về tên tàu.

* Bước 7: Làm thủ tục thanh toán.
Thanh toán là kết quả cuối cùng của tất cả các giao dịch kinh doanh xuất khẩu,
hiện nay có hai phuơng thức thanh tốn đuợc sử dụng chủ yếu:
- Thanh tốn bằng thu tín dụng (L/C): Hợp đồng xuất khẩu quy định việc
thanh toán bằng thu tín dụng, doanh nghiệp xuất khẩu phải đơn đốc nguời mua phía
nuớc ngồi mở thu tín dụng (L/C) đứng hạn đã thoả thuận, sau khi nhận L/C phải
kiểm tra L/C có khả năng thuận tiện trong việc thu tiền hàng xuất khẩu bằng L/C
đó.
- Thanh tốn bằng phuơng thức nhờ thu: Họp đồng xuất khẩu yêu cầu thanh
toán bằng phuơng thức nhờ thu thì ngay sau khi giao hàng đơn vị doanh nghiệp phải
hoàn thành việc lập chứng từ và xuất trình cho ngân hàng để uỷ thác cho ngân hàng
việc thu địi tiền của đối tác.
Chứng từ thanh tốn cần đuợc lập họp lệ, chính xác phù họp với họp đồng mà
hai bên đã lập để tránh việc không đuợc thanh tốn, nhanh chóng chuyển cho ngân
hàng, nhằm chóng thu hồi vốn.
* Bước 8: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có).
Trong q trình thục hiện họp đồng xuất khẩu, nếu phía khách hàng hay doanh
nghiệp xuất khẩu có sụ vi phạm thì một bên có thể khiếu nại với trọng tài về sụ vi
phạm đó, trong truờng họp cần thiết có thể kiện ra tồ án, việc tiến hành khiếu kiện
phải tiến hành thận trọng, tỉ mỉ, kịp thời.. .dựa trên căn cứ chứng từ kèm theo.
Trong truờng họp một trong hai bên bị khiếu nại, đòi bồi thuờng cần phải có
thái độ nghiêm túc, thận trọng xem xét yêu cầu của khách hàng để giải quyết khẩn

truơng kịp thời và có tình có lý.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng hóa của doanh nghiệp
1.5.1. Các yếu tố vi mơ
1.5.1.1. Trình độ quản lý của doanh nghiệp
Bộ phận đầu não của doanh nghiệp (hội đồng quản trị và giám đốc điều hành)
đưa ra các sứ mệnh, nhiệm vụ, chiến lược ngắn hạn và dài hạn, kiểm tra, kiểm soát
các hoạt động trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp có bộ máy quản lý có năng lực sẽ
giúp doanh nghiệp đi đúng hướng.
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp họp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc
phối họp giải quyết những vấn đề nảy sinh đối phó được với những biến đổi của
mơi trường kinh doanh và nắm bắt kịp thời các cơ hội một cách nhanh chóng hiệu

1
8


×