Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Đánh giá khả năng sản xuất điện trên cơ sở sử dụng rác thải trong điều kiện việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.34 MB, 158 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

ĐOÀN TRUNG TÍN

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT ĐIỆN TRÊN CƠ SỞ
SỬ DỤNG RÁC THẢI TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM

Chuyên ngành: CƠNG NGHỆ NHIỆT
Mã số: 605280

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 7 năm 2012


Cơng trình được hồn thành tại: Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG-HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP

..........................

Cán bộ chấm nhận xét 1: TS. BÙI TRUNG THÀNH
..........................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. HÀ ANH TÙNG
.........................
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp.HCM
ngày 26 tháng 7 năm 2012.


Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. TS. Nguyễn Văn Tuyên

– Chủ tịch hội đồng

2. TS. Hoàng An Quốc

– Thư ký hội đồng

3. TS. Bùi Trung Thành

– Ủy viên hội đồng

4. TS. Hà Anh Tùng

– Ủy viên hội đồng

5. GS.TS Lê Chí Hiệp

– Ủy viên hội đồng

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn được sửa chữa (nếu có).

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA



ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
------------------------------------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
-----------------------------------------------

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: ĐỒN TRUNG TÍN

MSHV: 00608422

Ngày, tháng, năm sinh: 03/06/1985

Nơi sinh: Vĩnh Long

Chuyên ngành: Công Nghệ Nhiệt

Mã số: 605280

I. TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT ĐIỆN TRÊN CƠ SỞ SỬ
DỤNG RÁC THẢI TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM.
NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
-

Đánh giá khả năng thu gom và cung cấp chất thải rắn sinh hoạt cho nhà máy điện
đốt rác tại thành phố Cần Thơ, xác định công suất nhà máy phù hợp với khối
lượng rác thải.


-

Nghiên cứu các cơng nghệ lị hơi đốt rác, từ đó lựa chọn cơng nghệ phù hợp với
đặc tính và quy mơ cơng suất của nhà máy điện đốt rác.

-

Tính tốn xác định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của nhà máy, đánh giá tính khả
thi của việc xây dựng nhà máy.

-

Xây dựng chương trình phần mềm tính tốn nhanh thành phần hóa học của rác từ
thành phần vật lý, từ đó xác định hiệu suất nhà máy tương ứng với dự thay đổi
của thành phần rác thải.

II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 05/7/2011
III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 30/6/2012
IV. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: GS.TS. LÊ CHÍ HIỆP
Tp.HCM, ngày 30 tháng 6 năm 2012

.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MƠN ĐÀO TẠO
(Họ tên và chữ ký)

Lê Chí Hiệp


Lê Chí Hiệp
TRƯỞNG KHOA
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại Bộ môn Công nghệ Nhiệt, Đại học Bách Khoa
Tp.HCM, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình từ các giảng viên của Bộ môn –
những người đã dành hết tâm huyết truyền đạt lại những kiến thức quý báu cho tác giả
cũng như các bạn học viên.
Để hoàn thành được luận văn này, bên cạnh sự nổ lực cố gắng của bản thân, tác giả còn
nhận được sự động viên từ phía gia đình và bộ mơn. Đặc biệt, tác giả xin chân thành cảm
ơn thầy GS.TS Lê Chí Hiệp đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong suốt quá trình học tập
và làm luận văn tại trường.
Tác giả cũng chân thành cảm ơn sự ưu ái và giúp đỡ của Ban giám đốc và các bạn đồng
nghiệp tại Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2 đã tạo điều kiện và cung cấp tư liệu
giúp tác giả hoàn thành luận văn.
Tuy đã cố gắng hồn thiện nhưng chắc chắn khơng tránh khỏi những sai sót trong luận
văn, tác giả mong nhận được sự đóng góp từ phía nhà trường và các bạn.

Tác giả

Đồn Trung Tín


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Hiện nay, vấn đề giải quyết nạn ô nhiễm môi trường liên quan đến chất thải rắn sinh hoạt
đang làm đau đầu các nhà quy hoạch và hoạch định chính sách các cấp. Một vấn đề khác
cũng khơng kém phần cam go chính là đảm bảo cung cấp đủ điện năng cho nhu cầu sinh
hoạt và sản xuất của xã hội.

Để giải quyết cùng lúc hai vấn đề trên, một công nghệ mới đã được phát triển. Đó chính
là cơng nghệ phát điện sử dụng nhiên liệu chính là rác thải sinh hoạt. Tuy cơng nghệ này
đã được áp dụng khá phổ biến tại các nước trên thế giới, nhưng nó vẫn cịn khá mới mẻ
tại Việt Nam. Việc áp dụng cơng nghệ lị đốt nào để phù hợp với đặc tính rác thải của
Việt Nam, mà cụ thể là thành phố Cần Thơ? Việc đầu tư xây dựng nhà máy điện đốt rác
tại địa phương này có mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội hay khơng? Chi phí xây dựng và
giá thành sản xuất điện có phù hợp với hiện trạng của ngành điện Việt Nam hay khơng?
Nội dung luận văn sẽ tính tốn, phân tích và đánh giá để trả lời cho các câu hỏi trên. Bên
cạnh đó, luận văn cịn đưa rác các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cơ bản cho một nhà máy điện
đốt rác có cơng suất điển hình để tham khảo.
Abstract
At present, environment pollution due to municipal solid waste is very hard for planning
authorities to solve. Supplying enough electric power for development of living activities
and production is also a big problem.
To solve above problems, a new technology has been developed. This technology use
municipal solid waste to generate electric power. It has been applied in many countries;
however, it is quite new issue in Vietnam. Which’s combustion technology to be applied
in Vietnam in general and in Can Tho city in particular in accordance with its waste
characteristics? Is it economic to build such plant? Capital cost and electricity tariff in
specific conditions of Vietnam?
These questions will be answered through calculation and analysis in this thesis. The
typical technical – economical criteria of such plant is also given for reference.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này do tơi tự tính tốn, thiết kế và nghiên cứu dưới sự hướng
dẫn của thầy GS.TS Lê Chí Hiệp.
Để hồn thành đồ án này, tôi đã tham khảo các tài liệu như được liệt kê trong mục tài liệu
tham khảo.
Nếu sai, tơi xin chịu mọi hình thức kỷ luật theo quy định


Tác giả

Đồn Trung Tín


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. TỔNG LUẬN ........................................................................................................ 2
1.2. TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG Ở VIỆT NAM .................................... 4
1.2.1.

Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ điện .................................................................. 4

1.2.1.1. Sản xuất ............................................................................................................ 4
1.2.1.2. Tiêu thụ ............................................................................................................ 5
1.2.2.

Dự báo nhu cầu phát triển phụ tải điện .............................................................. 5

1.3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ PHÁT THẢI RÁC TẠI VIỆT NAM ................ 7
1.3.1.

Phân loại chất thải rắn đô thị ............................................................................. 7

1.3.1.1. Theo nguồn gốc phát sinh ................................................................................ 7
1.3.1.2. Theo CTR loại hữu cơ và vô cơ ....................................................................... 7
1.3.1.3. Theo khả năng tái chế và thu hồi ..................................................................... 8
1.3.1.4. Theo khả năng cháy.......................................................................................... 8
1.3.2.


Hệ thống quản lý rác thải ................................................................................... 8

1.3.2.1. Phân chia trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ mơi
trường ................................................................................................................. 8
1.3.2.2. Chính sách quản lý CTR ở Việt Nam .............................................................. 9
1.3.2.3. Cơ cấu và sơ đồ tổ chức quản lý CTR đô thị ................................................... 9
1.3.3.

Thành phần CTR đơ thị ................................................................................... 10

1.3.4.

Tính chất hóa lý của rác thải ............................................................................ 11

1.3.4.1. Tính chất lý học .............................................................................................. 11
1.3.4.2. Tính chất hóa học của CTR ............................................................................ 12
1.3.5.

Lượng rác thải phát sinh tại các thành phố lớn và thành phố Cần Thơ ........... 14

1.3.5.1. Thông tin chung ............................................................................................. 14
1.3.5.2. Hiện trạng quản lý CTR tại 5 thành phố lớn của Việt Nam ........................... 16
1.3.5.3. Hiện trạng quản lý CTR sinh hoạt tại thành phố Cần Thơ và dự báo tương
lai
............................................................................................................... 18
1.4. CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT ..................................... 22
1.4.1.

Các công nghệ xử lý rác đang được áp dụng................................................... 22


1.4.1.1. Chôn lấp ......................................................................................................... 22
1.4.1.2. Ủ sinh học....................................................................................................... 23
Mục lục

i


1.4.1.3. Đốt trực tiếp ................................................................................................... 24
1.4.2.

Công nghệ xử lý rác dự kiến áp dụng cho Nhà máy xử lý rác Cần Thơ ......... 25

1.4.3.

Giới thiệu tổng quát nhà máy điện đốt rác ...................................................... 25

1.4.3.1. Quy trình đốt rác sản xuất điện ...................................................................... 25
1.4.3.2. Các nhà máy điện đốt rác trên thế giới và tại Việt Nam ................................ 26
1.5. MỤC ĐÍCH VÀ NỘI DUNG LUẬN VĂN ........................................................ 27
1.5.1.

Mục đích và phạm vi luận văn......................................................................... 27

1.5.2.

Nội dung luận văn............................................................................................ 28

1.5.3.


Ý nghĩa luận văn .............................................................................................. 29

CHƯƠNG 2: CÁC HỆ THỐNG CHÍNH TRONG NHÀ MÁY ĐIỆN ĐỐT RÁC
2.1. HÌNH THỨC THU GOM VÀ VẬN CHUYỂN RÁC ĐẾN NHÀ MÁY ........... 31
2.1.1.

Thu gom và vận chuyển rác từ hộ gia đình đến bãi trung chuyển................... 31

2.1.2.

Vận chuyển từ bãi trung chuyển đến nhà máy ................................................ 32

2.2. LỊ HƠI ĐỐT RÁC ............................................................................................. 33
2.2.1.

Các loại lị hơi được áp dụng để đốt rác .......................................................... 33

2.2.1.1. Công nghệ lị đốt trên ghi cơ khí .................................................................... 34
2.2.1.2. Cơng nghệ lị tầng sơi ..................................................................................... 41
2.2.1.3. Cơng nghệ nhiệt phân/hóa khí........................................................................ 46
2.2.1.4. Cơng nghệ lị quay ......................................................................................... 51
2.2.2.

Lựa chọn lị hơi cho nhà máy điện Cần Thơ ................................................... 53

2.3. XỬ LÝ CHẤT THẢI TỪ NHÀ MÁY ................................................................ 54
2.3.1.

Xử lý khói thải ................................................................................................. 54


2.3.1.1. Thiết bị lọc bụi ............................................................................................... 55
2.3.1.2. Hệ thống khử axit trong khói thải .................................................................. 57
2.3.1.3. Các biện pháp giảm phát thải NOx ................................................................ 60
2.3.1.4. Các biện pháp giảm phát thải thủy ngân ........................................................ 63
2.3.1.5. Biện pháp giảm kim loại nặng trong khói thải ............................................... 63
2.3.1.6. Biện pháp giảm phát thải các hợp chất hữu cơ trong khói thải ...................... 64
2.3.2.

Xử lý tro xỉ....................................................................................................... 65

2.3.3.

Xử lý nước rỉ từ hầm chứa rác ......................................................................... 68

Mục lục

ii


2.4. CÁC HỆ THỐNG PHỤ TRỢ KHÁC TRONG NHÀ MÁY............................... 73

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÍNH TỐN
3.1. CHU TRÌNH RANKINE ..................................................................................... 75
3.1.1.

Chu trình Rankine lý tưởng ............................................................................. 75

3.1.2.

Chu trình Rankine trong thực tế ...................................................................... 76


3.2. LỰA CHỌN LOẠI NHÀ MÁY ĐIỆN VÀ CÔNG SUẤT TỔ MÁY ................ 76
3.2.1.

Lựa chọn loại nhà máy điện ............................................................................ 76

3.2.2.

Lựa chọn công suất tổ máy .............................................................................. 77

3.3. LẬP VÀ TÍNH TỐN SƠ ĐỒ NHIỆT NGUYÊN LÝ ...................................... 77
3.3.1.

Lập sơ đồ nhiệt nguyên lý cho tổ máy............................................................. 77

3.3.2.

Xây dựng quá trình giãn nở của dòng hơi trong tuabin trên đồ thị i-s ............ 78

3.4. LẬP BẢNG THÔNG SỐ NƯỚC VÀ HƠI NƯỚC ............................................ 79
3.5. TÍNH TỐN CÂN BẰNG NHIỆT VÀ CHẤT CHO SƠ ĐỒ NHIỆT
NGUN LÝ ...................................................................................................... 80
3.5.1.

Tính tốn cân bằng cho bình phân ly và bình gia nhiệt nước bổ sung ............ 81

3.5.2.

Tính tốn cân bằng nhiệt cho các bình gia nhiệt ............................................. 83


3.5.3.

Tính tốn độ gia nhiệt của bơm cấp ................................................................ 84

3.5.4.

Tính cân bằng vật chất tại bình ngưng và cân bằng công suất tuabin ............. 85

3.6. XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ - KỸ THUẬT CỦA TỔ MÁY ............ 85
3.6.1.

Tiêu hao hơi cho tuabin ................................................................................... 85

3.6.2.

Suất tiêu hao hơi của tuabin............................................................................. 86

3.6.3.

Tiêu hao nhiệt cho thiết bị tuabin (gồm cả tuabin và bình ngưng).................. 86

3.6.4.

Suất tiêu hao nhiệt cho thiết bị tuabin ............................................................. 86

3.6.5.

Tiêu hao nhiệt cho lò hơi ................................................................................. 87

3.6.6.


Suất tiêu hao nhiệt cho lò hơi .......................................................................... 87

3.6.7.

Tiêu hao nhiệt cho toàn tổ máy ....................................................................... 87

3.6.8.

Suất tiêu hao nhiệt cho tồn tổ máy................................................................. 87

3.6.9.

Hiệu suất truyền tải mơi chất ........................................................................... 87

3.6.10. Hiệu suất của tuabin ........................................................................................ 88
3.6.11. Hiệu suất toàn nhà máy ................................................................................... 88
3.6.12. Tiêu hao nhiên liệu cho tổ máy và toàn nhà máy ............................................ 88
Mục lục

iii


3.6.13. Suất tiêu hao nhiên liệu cho tổ máy................................................................. 88
3.6.14. Suất tiêu hao nhiên liệu tiêu chuẩn .................................................................. 88
3.7. TÍNH TỐN LỰA CHỌN CƠNG SUẤT VÀ THƠNG SỐ HƠI ...................... 89
3.7.1.

Thành phần hóa học và nhiệt trị của nhiên liệu rác ......................................... 89


3.7.2.

Chọn loại nhà máy điện và công suất .............................................................. 92

3.7.3.

Lựa chọn thơng số hơi ..................................................................................... 92

3.8. TÍNH TỐN SƠ ĐỒ NHIỆT NGUYÊN LÝ CHO TỔ MÁY ........................... 94
3.8.1.

Quá trình giãn nở của dịng hơi trong tuabin trên đồ thị i – s ......................... 95

3.8.2.

Bảng thông số nước và hơi nước ..................................................................... 96

3.8.3.

Tính tốn cân bằng nhiệt và vật chất cho sơ đồ nhiệt nguyên lý..................... 96

3.8.4.

Xác định các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật của tổ máy ......................................101

3.9. TÍNH TỐN Q TRÌNH CHÁY TRONG LỊ HƠI .....................................102
3.9.1.

Thể tích khơng khí lý thuyết ..........................................................................102


3.9.2.

Thể tích sản phẩm cháy .................................................................................102

3.9.3.

Enthalpy của khơng khí và sản phẩm cháy ...................................................103

3.9.4.

Cân bằng nhiệt trong lò hơi ...........................................................................104

3.10. ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ THAY ĐỔI THÀNH PHẦN RÁC ĐẾN HIỆU SUẤT
CHUNG CỦA NHÀ MÁY ................................................................................107

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ KỸ THUẬT
4.1. TỔNG MỨC ĐẦU TƯ ......................................................................................110
4.1.1.

Tổng quan ......................................................................................................110

4.1.2.

Tổng mức đầu tư của dự án ...........................................................................110

4.2. PHÂN TÍCH KINH TẾ - TÀI CHÍNH..............................................................113
4.2.1.

Các giả định ...................................................................................................113


4.2.2.

Tính tốn, phân tích kinh tế – tài chính .........................................................115

4.2.3.

Lãi vay ...........................................................................................................117

4.2.4.

Điều kiện vận hành ........................................................................................118

4.2.5.

Thu nhập ........................................................................................................121

4.2.6.

Dòng tiền .......................................................................................................124

4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ - TÀI CHÍNH ...........................................133
Mục lục

iv


4.3.1.

Hiệu quả kinh tế .............................................................................................133


4.3.2.

Đánh giá tài chính ..........................................................................................134

4.4. PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CÁC THƠNG SỐ ĐẦU VÀO ĐẾN HIỆU QUẢ
TÀI CHÍNH DỰ ÁN .........................................................................................135
4.4.1.

Ảnh hưởng của giá điện .................................................................................136

4.4.2.

Ảnh hưởng của chi phí đầu tư .......................................................................136

4.5. KẾT LUẬN ĐÁNH GIÁ KINH TẾ - TÀI CHÍNH ..........................................137

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
5.1. KẾT LUẬN ..........................................................................................................139
5.2. KIẾN NGHỊ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ...........................................139

Mục lục

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất điện năng trong giai đoạn 2000 – 2009 ........................... 4
Bảng 1.2. Tình hình tiêu thụ điện năng trong giai đoạn 2000 – 2010 ............................ 5
Bảng 1.3. Tăng trưởng nhu cầu điện năng và công suất cực đại trên 3 miền giai đoạn
2007 – 2025 .................................................................................................................... 6

Bảng 1.4. Thành phần CTR hộ gia đình ....................................................................... 10
Bảng 1.5. Thành phần các nguyên tố của các chất cháy có trong CTR sinh hoạt ....... 13
Bảng 1.6. Năng lượng và phần chất trơ có trong CTR sinh hoạt ................................. 13
Bảng 1.7. Lượng rác thải phát sinh ở Việt Nam........................................................... 14
Bảng 1.8. Lượng chất thải phát sinh theo ước tính ở Việt Nam trong tương lai .......... 15
Bảng 1.9. Tỷ lệ phát sinh CTR đô thị tại các thành phố ............................................. 16
Bảng 1.10. Tỷ lệ phát sinh CTR tại hộ gia đình theo thu nhập .................................... 16
Bảng 1.11. Các cơ sở xử lý do công ty tư nhân đầu tư ................................................ 17
Bảng 1.12. Hiện trạng các khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt TP. Cần Thơ .................. 20
Bảng 1.13. Dự báo lượng phát sinh và thu gom Tp. Cần Thơ ..................................... 21
Bảng 2.1. Thiết bị vận chuyển của Cty Cơng trình Đơ thị Cần Thơ ............................ 32
Bảng 2.2. Công suất xử lý tương ứng với các cơng nghệ lị đốt rác ............................ 53
Bảng 2.3. Loại rác thải và công nghệ đốt tương ứng ................................................... 53
Bảng 2.4. Giá trị tối đa cho phép của các thông số ơ nhiễm trong khí thải lị đốt chất
thải cơng nghiệp ........................................................................................................... 54
Bảng 2.5. Giá trị cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp .... 68

Danh mục bảng biểu

vi


Bảng 3.1. Thành phần vật lý của rác thải tại thành phố Cần Thơ ................................ 89
Bảng 3.2. Thành phần các nguyên tố trong CTR sinh hoạt ......................................... 90
Bảng 3.3. Thành phần hóa học của rác thải theo % khối lượng khô ............................ 90
Bảng 3.4. Độ ẩm của các loại rác thải có trong CTR sinh hoạt ................................... 90
Bảng 3.5. Phần trăm các nguyên tố trong rác sinh hoạt của TP Cần Thơ .................... 91
Bảng 3.6. Dãy công suất nhà máy phù hợp cho TP Cần Thơ ...................................... 92
Bảng 3.7. Thông số kỹ thuật của một số tuabin có dải cơng suất 15MW .................... 93
Bảng 3.8. Thông số của một số nhà máy trong thực tế ................................................ 93

Bảng 3.9. Bảng thông số nước và hơi nước ................................................................. 96
Bảng 3.10. Bảng tóm tắt kết quả tính tốn cân bằng cho BPL..................................... 96
Bảng 3.11. Bảng tóm tắt kết quả tính tốn cân bằng cho BGNNBS ............................ 97
Bảng 3.12. Bảng tóm tắt kết quả tính tốn cân bằng cho BGNCA .............................. 98
Bảng 3.13. Bảng tóm tắt kết quả tính tốn cân bằng cho BKK ................................... 99
Bảng 3.14. Hệ số không tận dụng nhiệt của các dịng hơi trích ................................. 100
Bảng 3.15. Cơng suất trong của mỗi cụm tầng cánh .................................................. 100
Bảng 3.16. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của nhà máy ............................................... 101
Bảng 3.17. Enthalpy của khơng khí và sản phẩm cháy .............................................. 103
Bảng 3.18. Khoảng dao động của thành phần vật lý CTR sinh hoạt ......................... 107
Bảng 3.19. Các mẫu rác điển hình dùng để so sánh ................................................... 108
Bảng 3.20. Hiệu suất nhà máy theo các phương án đặc tính rác ................................ 109
Bảng 4.1. Tổng mức đầu tư của nhà máy điện đốt rác công suất 15MW .................. 113
Danh mục bảng biểu

vii


Bảng 4.2. Bảng tóm tắt tổng mức đầu tư theo biên chế mới ...................................... 116
Bảng 4.3. Lãi vay........................................................................................................ 117
Bảng 4.4. Điều kiện vận hành .................................................................................... 118
Bảng 4.5. Thu nhập .................................................................................................... 121
Bảng 4.6. Bảng dòng tiền kinh tế .............................................................................. 125
Bảng 4.7. Bảng dịng tiền tài chính ............................................................................ 129
Bảng 4.8. Kết quả tính tốn hiệu quả kinh tế ............................................................. 134
Bảng 4.9. Kết quả tính tốn hiệu quả tài chính .......................................................... 135
Bảng 4.10. Hiệu quả tài chính .................................................................................... 136
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của chi phí đầu tư đến hiệu quả tài chính ............................. 136

Danh mục bảng biểu


viii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

B/C

Tỷ số lợi ích/chi phí

BGNCA

Bình gia nhiệt cao áp

BGNHA

Bình gia nhiệt hạ áp

BGNNBS

Bình gia nhiệt nước bổ sung

BKK

Bình khử khí

BN

Bình ngưng


BPL

Bình phân ly

CTR

Chất thải rắn

EIRR

Tỷ lệ hoàn vốn nội tại kinh tế

FIRR

Tỷ lệ hoàn vốn nội tại tài chính

IDC

Lãi vay trong q trình thi cơng

NMĐ

Nhà máy điện

NPV

Giá trị hiện tại rịng

O&M


Vận hành và bảo trì

TMĐT

Tổng mức đầu tư

Danh mục các từ viết tắt

ix


Chương

1

TỔNG QUAN


Trường Đại học Bách khoa TPHCM
Bộ môn Công nghệ Nhiệt

1.1.

Luận văn cao học
HVTH: Đồn Trung Tín

TỔNG LUẬN

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, năng lượng đóng vai trị cực kỳ quan trọng trong
mọi hoạt động của con người. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, sinh hoạt cũng

như là an ninh thế giới. Với tốc độ phát triển kinh tế và dân số nhanh như hiện nay thì
nhu cầu tiêu thụ năng lượng càng gia tăng đáng kể.
Một trong những nguồn năng lượng quan trọng đối với con người là điện năng và để
sản xuất điện năng con người cần các nguồn nhiên liệu hóa thách như than đá, dầu, khí
đốt,…Tuy nhiên, hiện nay các nguồn nhiên liệu truyền thống này đang dần cạn kiệt.
Theo các tính tốn nghiên cứu trên thế giới thì với trữ lượng hiện nay than đá chỉ còn
đủ sử dụng trong 231 năm, dầu là 43 năm và khí tự nhiên là 62 năm.

Hình 1.1. Trữ lượng và thời gian sử dụng của các loại nhiên liệu truyền thống

Chính sự khan hiếm của các nguồn nhiên liệu này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến
cuộc sống con người hiện đại. Tiêu biểu là cuộc khủng hoảng năng lượng năm 2008 đã
đẩy nền kinh tế thế giới lâm vào tình trạng khủng hoảng tài chính nghiêm trọng nhất
kể từ sau thời kỳ Đại suy thoái năm 1930, gây nên những xáo trộn trong hoạt động
kinh doanh và sinh hoạt tại các quốc gia. Cho đến nay, các quốc gia trên thế giới vẫn
đang cố gắng khắc phục các hậu quả do cuộc khủng hoảng gây ra.
Trước tình hình đó, để phát triển bền vững nền kinh tế và ổn định chính trị xã hội,
Chính phủ các quốc gia trên thế giới đã nổ lực nghiên cứu đề ra các chính sách mới
nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn nhiên liệu hóa thạch truyền thống. Có rất
nhiều giải pháp được đưa ra như:

Chương 1 – Tổng quan
Tháng 7/2012

Trang 2


Trường Đại học Bách khoa TPHCM
Bộ môn Công nghệ Nhiệt




Luận văn cao học
HVTH: Đồn Trung Tín

Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học về công nghệ nhằm sử dụng hiệu
quả và tiết kiệm các nguồn năng lượng hiện có;



Tăng cường hợp tác đầu tư nhằm tìm kiếm và khai thác các mỏ nhiên liệu mới
nhằm kéo dài thời gian sử dụng của các loại nhiên liệu truyền thống trong thời
gian chờ đợi chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng mới;



Nghiên cứu khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng mới như năng lượng
sinh khối (biomass), năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy
triều, địa nhiệt hay năng lượng nguyên tử.

Với các giải pháp căn bản như trên, bước đầu con người đã đạt được một số thành quả
nhất định. Một trong số các thành quả đáng kể nhất là thành công trong việc ứng dụng
năng lượng nguyên tử như là nguồn năng lượng sơ cấp để cung cấp các dạng năng
lượng khác cho con người. Theo tính tốn, nếu con người tận dụng hết khả năng của
năng lượng ngun tử thì nó có thể là nguồn cung cấp năng lượng cho con người trong
khoảng 3000 năm. Tuy nhiên, các sự cố nghiêm trọng gần đây của các lò phản ứng
trên thế giới đã đặt chúng ta rất nhiều câu hỏi lớn như có nên tiếp tục sử dụng nguồn
năng lượng này hay không? Nếu tiếp tục sử dụng thì phải nâng cao mức độ an tồn của
các lị phản ứng đến mức độ nào? Cịn nếu ngưng sử dụng thì lượng năng lượng thiếu
hụt sẽ được bù đắp bằng nguồn năng lượng nào?.

Một hướng đi mới được cũng đang được các nước quan tâm là tận dụng các nguồn phế
thải từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người như trấu, rác thải để sản xuất
điện năng. Lượng rác sinh hoạt và công nghiệp thải ra hằng năm của thế giới rất lớn và
không ngừng tăng lên, lượng rác này gây ra rất nhiều vấn đề nan giải cho các quốc gia
như quy hoạch các bãi chôn lấp rác thải, giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do rác
thải và phụ phẩm của chúng gây ra,…Hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu được
nhiều biện pháp nhằm tận dụng năng lượng bên trong rác thải để phát điện. Đây là
hướng đi đúng và tích cực khơng những góp phần tăng lượng điện năng sản xuất ra
phục vụ sản xuất, sinh hoạt mà cịn góp phần giảm sự ơ nhiễm mơi trường.

Chương 1 – Tổng quan
Tháng 7/2012

Trang 3


Trường Đại học Bách khoa TPHCM
Bộ môn Công nghệ Nhiệt

Luận văn cao học
HVTH: Đồn Trung Tín

TÌNH HÌNH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG Ở VIỆT NAM

1.2.

1.2.1. Hiện trạng sản xuất và tiêu thụ điện
1.2.1.1.

Sản xuất


Theo báo cáo tổng kết đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2010 của EVN,
tổng lượng điện năng sản xuất và mua được là 97 tỷ kWh. Cơng suất nguồn điện
là 18.446 MW, trong đó thủy điện chiếm 34% (6.500 MW).Tốc độ tăng trưởng
trung bình hàng năm khoảng 12,37%.
Công suất phát điện mới giữa năm nay đến năm 2015 sẽ lên tổng số 26.911 MW,
trong đó nhiệt điện than chiếm 14.370 MW; nhiệt điện khí 2.970 MW, thủy điện
7.605 MW và nhập khẩu thủy điện là 635MW. Việc cung cấp điện cũng sẽ tăng từ
110,8 gigawatt/giờ vào thời điểm hiện nay lên đến 196 gigawatt /giờ.
Thống kê lượng điện năng sản xuất và mua được của Việt Nam trong giai đoạn từ
năm 2000 đến 2009 được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.1.
Năm

Tổng điện
năng sản xuất
và mua
(GWh)

Tình hình sản xuất điện năng trong giai đoạn 2000 - 2009
Tăng
trưởng

Bình qn
đầu người

Thủy điện

(%)


(kWh/năm)

(GWh)

Tỷ
trọng
(%)

Nhiệt điện

(GWh)

Tỷ
trọng
(%)

Turbine khí +
Diesel

Điện mua
ngồi

(GWh)

Tỷ
trọng
(%)

(GWh)


Tỷ
trọng
(%)

2000

26.978

13,9

341

14516

53,8

4272

15,8

6110

22,6

2080

7,7

2001


31.170

15,5

390

18197

58,4

4332

13,9

5940

19,1

2701

8,7

2002

35.500

13,9

429


17989

50,7

5884

16,6

9588

27

2039

5,7

2003

40.924

15,3

478

18986

46,4

8123


19,8

12250

29,9

1564

3,8

2004

46.240

13

572

17636

38,1

7617

16,5

14924

32,3


6063

13,1

2005

52.277

13,1

629

16115

30,8

8800

16,8

16224

31

11119

21,3

2006


58.914

12,7

700

19096

32,4

9408

16

17961

30,5

12449

21,1

2007

66.773

13,3

784


20833

31,2

9666

14,5

19502

29,2

16772

25,1

2008

74.175

11,1

23863

32,2

9541

12,9


19691

26,5

21082

28,4

2009

84.765

12,8

25100

30,0

11310

13,5

21658

25,9

25582

30,6


Nguồn: Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch năm 2009 của EVN và Tổng sơ đồ VI

Qua bảng thống kê trên cho thấy, tỷ trọng của thủy điện trong cơ cấu sản xuất điện
Việt Nam đang giảm dần từ 53,8% (2000) xuống cịn 30,8% (2009). Trong khi đó,
lượng điện năng mua từ các nhà máy điện ngoài EVN như các nhà máy điện được
đầu tư dạng nhà máy điện độc lập – IPP, hay Xây dựng – Vận hành – Chuyển giao
(BOT) tăng nhanh từ 7,7% (2000) lên 30,6% (2009).

Chương 1 – Tổng quan
Tháng 7/2012

Trang 4


Trường Đại học Bách khoa TPHCM
Bộ môn Công nghệ Nhiệt

Luận văn cao học
HVTH: Đồn Trung Tín

Dự kiến EVN sẽ tiếp tục đầu tư tăng tỷ trọng phát điện của nhiệt than, dầu và khí
trong cơ cấu phát điện của Việt Nam trong những năm tiếp theo.
1.2.1.2.

Tiêu thụ

Theo dự đoán từ EVN thì với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế khoảng dưới
6,5%/năm thì trong năm 2011, các ngành sản xuất sẽ phải đối mặt với tình trạng
thiếu điện.
Việc tiêu thụ điện sẽ tăng gấp đôi từ 98 gigawatt/giờ trong năm 2011 lên 175

gigawatt/giờ vào năm 2015.
Tình hình tiêu thụ điện năng của Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2010 được trình
bày trong bảng sau:
Bảng 1.2.

Tình hình tiêu thụ điện năng trong giai đoạn 2000 – 2010

Công
nghiệp

Tỷ
trọng

Nông
nghiệp

Tỷ
trọng

Quản lý
& TD
dân cư

Tỷ
trọng

(GWh)

(%)


(GWh)

(%)

(GWh)

2000

9088,4

40,6

428

1,9

2001

10503,2

40,6

465,2

2002

12681,2

41,9


2003

15290,2

2004

Năm

Tỷ
trọng

Đ.thương
phẩm

Tăng
trưởng

Bình quân
đầu người

(%)

T.M-K.S,
Nh/Hàng
và các
hoạt động
khác
(GWh)

Tỷ lệ

tổn
thất
(%)

(%)

(GWh)

(%)

(kWh/năm)

10985,6

49

1901,4

8,5

22403,4

14,3

295

14,03

1,8


12651,1

48,9

2231,3

8,6

25850,8

15,4

338

14

505,6

1,7

14333,2

47,4

2714,8

9

30234,8


17

411

13,4

43,8

561,8

1,6

15953,3

45,7

3101,4

8,9

34906,7

15,5

452

12,7

17896,3


45,1

550,6

1,4

17654,6

44,5

3595,1

9,1

39696,6

13,7

490

12,1

2005

20558

45,8

573


1,3

19831

44,2

3895

8,7

44857

13

541

12

2006

24326

47,4

565

1,1

22120


43,1

4357

8,5

51368

14,5

611

11,2

2007

29227

50

563

1

23876

40,9

4769


8,2

58434

13,8

686

10,6

2008

33110

50,2

661

1,0

26556

40,3

5552

8,4

65926


12,8

770

9,2

2009

38605

51,7

689

0,9

29393

39,4

5990

8,0

74677

13,3

2010


44452

51,9

944

1,2

31994

37,4

7106

8,3

85600

14,4

2011*

51639

52,4

1030

1,1


36907

37,5

7825

7,9

98530

15,1

981

Nguồn: Tài liệu của EVN và Tổng sơ đồ VI (Tổn thất bao gồm cả tổn thất phi kỹ thuật)
*: Số liệu ước tính

Qua số liệu thống kê trên cho thấy, tỉ lệ tăng trưởng tiêu thụ điện năng hàng năm
vào khoảng 13,3%.
So sánh giữa tỷ lệ tăng trưởng của sản xuất điện với tiêu thụ điện cho thấy hiện nay
việc sản xuất điện năng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phụ tải.
1.2.2. Dự báo nhu cầu phát triển phụ tải điện
Dựa theo Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011 – 2020 có tính đến
năm 2030 (Quy hoạch điện 7), nhu cầu phụ tải trong giai đoạn 2010 – 2015 được dự
Chương 1 – Tổng quan
Tháng 7/2012

Trang 5



Trường Đại học Bách khoa TPHCM
Bộ môn Công nghệ Nhiệt

Luận văn cao học
HVTH: Đồn Trung Tín

đốn là tăng trưởng bình qn 17%/năm sau đó giảm dần, cụ thể được trình bày trong
hình sau:

Hình 1.2. Tốc độ tăng trưởng phụ tải điện năng

Dựa trên cơ sở tốc độ tăng trưởng phụ tải điện, nhu cầu phát triển công suất điện
được đề xuất như bảng dưới đây:
Bảng 1.3. Tăng trưởng nhu cầu điện năng và công suất cực đại trên 3
miền giai đoạn 2007 – 2025
Điện năng sản xuất (GWh)

Công suất Pmax (MW)

Năm
Bắc

Trung

Nam

Toàn quốc

Bắc


Trung

Nam

Toàn quốc

2009

31952

8651

44147

84750

5675

1445

7225

14346

2010

38141

9325


51382

98848

6763

1557

8376

16696

2011

44503

10630

60948

116081

7887

1775

9903

19565


2012

52014

12162

72274

136449

9210

2031

11709

22949

2013

60776

13934

85527

160236

10802


2338

13754

26893

2014

70712

15920

100626

187258

12552

2670

16139

31361

2015

81758

18101


117482

217342

14491

3034

18796

36321

2016

93599

20949

135234

249783

16559

3508

21585

41652


2017

106172

23506

154258

283935

18746

3932

24565

47243

2018

119053

26122

173701

318876

21073


4383

27482

52938

2019

132338

28818

193689

354845

23372

4829

30577

58778

Chương 1 – Tổng quan
Tháng 7/2012

Trang 6



Trường Đại học Bách khoa TPHCM
Bộ môn Công nghệ Nhiệt

Luận văn cao học
HVTH: Đồn Trung Tín

Điện năng sản xuất (GWh)

Cơng suất Pmax (MW)

Năm
Bắc

Trung

Nam

Toàn quốc

Bắc

Trung

Nam

Toàn quốc

2020

146101


31632

214578

392310

25744

5292

33800

64837

2021

160472

34578

236362

431412

28222

5775

37141


71137

2022

175574

37682

259210

472467

30818

6282

40630

77729

2023

191462

40957

283201

515620


33338

6525

44773

84635

2024

208192

44413

308420

561025

36177

7060

48639

91877

2025

225827


48065

334957

608849

39159

7625

52695

99479

1.3.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ PHÁT THẢI RÁC TẠI VIỆT NAM

1.3.1. Phân loại chất thải rắn đô thị
1.3.1.1.

Theo nguồn gốc phát sinh

+ Khu dân cư: CTR thải ra từ các hộ gia đình, nhà chung cư. CTR thường là thực
phẩm, vỏ hoa quả, giấy, thủy tinh, nhôm và các kim loại khác, lá cây, các chất
thải loại đặc biệt như vật dụng gia đình, đồ điện gia dụng, pin và chất thải nguy
hại.
+ Khu thương mại: CTR thải ra từ các cửa hàng bách hóa, siêu thị, khách sạn, cửa
hàng photo, in ấn,... CTR thường là thực phẩm thừa, giấy, bìa carton, nhựa,

thủy tinh, kim loại, chất thải đặc biệt.
+ Cơ quan, công sở: CTR thải ra từ trường học, nhà tù, các cơ quan hành chính sự
nghiệp. CTR thải ra cũng tương tự như khu thương mại.
+ Cơng trình xây dựng, phá dỡ: CTR thải ra từ các hoạt động xây dựng, phá dỡ
cơng trình. CTR thường là gỗ, bêtông, gạch đá, thạch cao, bụi,...và các chất thải
nguy hại khác như vỏ hộp sơn, hộp hóa chất dùng trong xây dựng, đinh, que
hàn.
+ Các dịch vụ công cộng: CTR thải ra từ công tác dọn dẹp vệ sinh đường phố và
các cơng trình cơng cộng như bãi xe, khu vui chơi, bến tàu, bãi biển. CTR
thường là cành cây, lá cây, rác đường phố, xác động vật,...
+ Các khu xử lý chất thải: CTR thải ra từ nhà máy xử lý nước, khu xử lý và tái
chế CTR. CTR thải ra thường là bùn, đất, cát và rác tại lưới chắn rác.
1.3.1.2.

Theo CTR loại hữu cơ và vô cơ

Các CTR hữu cơ được phân thành loại dễ phân hủy và loại khó phân hủy. Tùy theo
tính chất của từng loại sẽ lựa chọn tần suất thu gom, thiết bị chứa và vận chuyển,
cũng như phương pháp xử lý.
+ Chất thải hữu cơ dễ phân hủy: bao gồm cuống rau, hoa quả hỏng, đầu cá và các
loại chất thải khác phát sinh trong quá trình chế biến thực phẩm, thức ăn thừa,...
Chương 1 – Tổng quan
Tháng 7/2012

Trang 7


Trường Đại học Bách khoa TPHCM
Bộ môn Công nghệ Nhiệt


Luận văn cao học
HVTH: Đồn Trung Tín

Các loại này phân hủy nhanh, gây mùi khó chịu và thu hút cơn trùng như gián,
ruồi.
+ Chất thải hữu cơ khó phân hủy: như túi ni-lông, nhựa
CTR vô cơ bao gồm thủy tinh, sành sứ, can thiếc, kim loại, đất đá.
1.3.1.3.

Theo khả năng tái chế và thu hồi

Các loại CTR có thể tận dụng làm nguồn vật liệu thơ là giấy, bìa carton, cao su,
chất dẻo, thủy tinh, nhơm, kim loại. Giấy cũng có nhiều loại, điển hình là giấy báo,
sách vở, tạp chí, giấy in văn phịng, bìa carton, giấy vệ sinh, giấy ăn. Trong các
loại đó thì chỉ có giấy ăn và giấy vệ sinh là khơng có khả năng thu hồi và tái chế.
Nhựa hiện nay cũng có rất nhiều loại được chia thành 7 loại như sau:
+ Polyethylene terephthalate (PETE);
+ High density polyethylene (HDPE);
+ Polyvinyl Chloride (PVC);
+ Low density polyethylene (LDPE);
+ Polypropylene (PP);
+ Polystyrene (PS);
+ Các loại vật liệu dẻo đa tầng khác.
Các loại CTR không thể thu hồi và tái chế sẽ được đem chôn lấp.
1.3.1.4.

Theo khả năng cháy

Các loại CTR hữu cơ thường cháy được như giấy, bìa carton, nhựa, vải, cành cây,
các loại thực phẩm như thịt, mỡ.

Các loại CTR vô cơ thường không cháy được như thủy tinh, kim loại, bụi, gạch đá.
Ngoài các kiểu phân loại như trên, CTR đơ thị cịn được phân loại theo các cách khác
như theo mức độ nguy hại, CTR loại đặc biệt.
1.3.2. Hệ thống quản lý rác thải
1.3.2.1.

Phân chia trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường

Bộ Tài nguyên – Môi trường: chịu trách nhiệm vạch chiến lược quản lý môi trường
chung cho cả nước, tư vấn cho nhà nước trong việc đề xuất luật lệ, chính sách quản
lý mơi trường quốc gia.
Bộ Xây dựng: chịu trách nhiệm hướng dẫn chiến lược quản lý và xây dựng đô thị,
quản lý chất thải.
UBND cấp Tỉnh/ Thành phố: chỉ đạo UBND các quận, huyện, Sở Tài ngun &
Mơi trường, Sở Giao thơng Cơng chính tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi
trường theo quy định pháp luật; xây dựng các quy tắc, quy chế cụ thể trong việc
bảo vệ môi trường của Tỉnh/ Thành phố.

Chương 1 – Tổng quan
Tháng 7/2012

Trang 8


Trường Đại học Bách khoa TPHCM
Bộ môn Công nghệ Nhiệt

Luận văn cao học
HVTH: Đồn Trung Tín


Cơng ty mơi trường đơ thị: thực hiện các công tác vệ sinh môi trường đô thị như
quét dọn, thu gom, vận chuyển các loại rác sinh hoạt, rác xây dựng, rác y tế,…;
thiết kế, xây dựng, sửa chữa và thi cơng các cơng trình chun ngành vệ sinh đơ
thị.
1.3.2.2.

Chính sách quản lý CTR ở Việt Nam

Hiện nay, chính sách quản lý CTR ở Việt Nam được tập trung vào 3 vấn đề chính:
+ Giảm thiểu phát sinh CTR trong sản xuất, sinh hoạt;
+ Thu hồi, tái chế CTR;
+ Xử lý các CTR.
1.3.2.3.

Cơ cấu và sơ đồ tổ chức quản lý CTR đô thị

Hiện nay, chỉ có ở Thành phố Hồ Chí Minh là Cơng ty môi trường đô thị thuộc Sở
Tài nguyên – Môi trường; ở các tỉnh thành khác thì Cơng ty mơi trường đô thị trực
thuộc Sở Xây dựng hoặc UBND thành phố/thị xã.
Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý CTR đơ thị ở Việt Nam được trình bày trong hình
sau [1]:
Bộ Tài
ngun –
Mơi trường

Bộ Xây
dựng

Chiến lược,

chính sách
quản lý mơi
trường

Chiến
lược, đề
xuất luật
pháp

UBND
tỉnh/Thành phố

Sở XD

Sở
TN&MT

Quy hoạch
quản lý
CTR cấp
vùng

Cty Môi trường Đô thị
(Cty TNHH nhà nước
một thành viên)

Quy hoạch
quản lý
CTR cấp
vùng


Xí nghiệp MTĐT

UBND
Quận/Huyện

Quy chế
quản lý
CTR và
BVMT

Hình 1.3. Sơ đồ tổ chức quản lý CTR đô thị ở Việt Nam

Chương 1 – Tổng quan
Tháng 7/2012

Trang 9


Trường Đại học Bách khoa TPHCM
Bộ môn Công nghệ Nhiệt

Luận văn cao học
HVTH: Đồn Trung Tín

1.3.3. Thành phần CTR đơ thị
Thành phần CTR đô thị rất khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương, điều kiện kinh
tế - xã hội, điều kiện tự nhiên và khí hậu.
Theo khảo sát và thống kê được thực hiện trong tháng 03/2011 tại 5 thành phố lớn là
Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế và Hải Phòng, thành phần chất thải từ các hộ

gia đình chiếm phần lớn là rác nhà bếp, sau đó là nhựa mà chủ yếu là túi nilơng.
Thành phần CTR đơ thị tại các thành phố này được trình bày trong bảng sau:
Bảng 1.4.
TT

Thành phần CTR hộ gia đình (đơn vị: %)

Loại rác

Hà Nội

Hải Phòng

Huế

Đà Nẵng

TP.HCM

1

Rác nhà bếp

70,9

55,51

77,25

63,92


65,4

2

Giấy

3,8

3,45

2,3

1,97

6,77

3

Vải

1,6

0,95

1,21

2,4

1,78


4

Gỗ

1,3

12,85

1,7

2,57

3,96

5

Nhựa

9,0

6,1

13,99

13,82

16,07

6


Da và cao su

0,7

0,29

0,40

1,68

0,81

7

Kim loại

0,4

0,44

0,49

0,77

0,68

8

Kính


1,3

0,29

0,48

1,84

0,51

9

Sành sứ

-

-

0,25

2,15

0,18

10

Đá và cát

-


4,66

0,01

3,18

0,35

11

Xỉ than

6,8

-

0,00

2,46

0,69

12

Nguy hại

0,5

-


0,01

0,5

0,11

13

Bìm

3,3

-

1,87

2,17

2,55

14

Các loại khác

0,28

15,46

0,05


0,58

0,14

100

100

100

100

100

Tổng

Nguồn: Báo cáo nghiên cứu về quản lý chất thải rắn tại Việt Nam do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật
Bản (JICA) thực hiện tháng 03/2011.

Từ bảng trên cho thấy, tại các thành phố lớn rác thải nhà bếp hiện nay chiếm khoảng
từ 55% đến 77% thành phần CTR hộ gia đình. Đây là loại rác hữu cơ dễ phân hủy, là
đặc tính quyết định phương pháp và phương tiện thu gom, vận chuyển, quy hoạch và
thiết kế các cơ sở xử lý, tái chế chất thải.
Chương 1 – Tổng quan
Tháng 7/2012

Trang 10



×