Tải bản đầy đủ (.doc) (0 trang)

BÀI GIẢNG CHI TIẾT LỊCH sử ĐẢNG ĐẢNG LÃNH đạo đấu TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN 1930 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (0 B, 0 trang )

ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN
(1930 – 1945)
I . QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC VÀ PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN ĐƯỜNG LỐI CÁCH
MẠNG VIỆT NAM CỦA ĐẢNG

1. Hội nghị lần thứ nhất của BCHTW Đảng và Luận cương chính trị tháng 10/1930
a, Hội nghị lần thứ nhất BCHTW Đảng Cộng sản Việt Nam

- Hội nghị họp từ ngày 14 - 31/10/1930, tại Hương Cảng, Trung Quốc, do
đồng chí Trần Phú chủ trì.
Lý do:
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị thành lập Đảng, các đại biểu đã về nước và nhanh
chóng thống nhất các tổ chức cơ sở Đảng , lập các Kỳ bộ và bâu BCHTW lâm thời...
Sau khi Đảng ra đời, PTCM phát triển mạnh, đặc biệt là Xô viết Nghệ Tĩnh,
thực dân Pháp sợ hãi và đàn áp dã man ...
Tháng 4/1930, đồng chí Trần Phú về nước. Theo đề nghị của NAQ, tháng
7/1930 được bổ sung vào BCHTW lâm thời, được phân cồng cùng Ban thường vụ
chuẩn bị cho kỳ họp thứ nhất và chuẩn bị Luận cương chính trị...
- Nội dung diễn biến của Hội nghị:
+ Thơng qua NQ “Về tình hình hiện tại ở Đơng Dương và n.v cần kíp của Đảng”
+ Quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương.
+ Thơng qua Luận cương chính trị (Luận cương tháng 10/1930).
+ Thông qua Điều lệ Đảng Cộng sản Đông Dương và Điều lệ các t/c quần chúng.
+ Bầu BCH TW chính thức, do đồng chí Trần Phú làm Tổng bí thư.
b, Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng Cộng sản Đơng Dương

Trên cơ sở phân tích tình hình xã hội Việt Nam, sự chỉ đạo của QTCS,
BCH TW đã thảo luận và thông qua Luận cương với các nội dung cơ bản sau:
- Tính chất xã hội: là xh thuộc địa nửa pk. Mâu thuẫn giai cấp diễn ra gay
gắt giữa công nhân, nông dân và các phần tử lao khổ với địa chủ pk và TB,ĐQ.
Đây là lần đầu tiên trong văn kiện quan trọng của Đảng, Đảng ta xác định


rõ tính chất và mâu thuẫn của xã hội Việt Nam.
Tính chất xh thuộc địa nửa PK được thể hiện trên mọi lĩnh vực KT, CT, VH, XH...
1


Chỉ rõ điểm đứng của ta: Khơng cịn là xã hội PK, song cũng chưa phải là XH
TBCN, mà là sự đan cài xen kẽ giữa hai PTSX, hai phương thức bóc lột của 2 XH đó.
Hạn chế
Xác định mâu thuẫn như vậy là chưa khoa học, chưa phản ánh đúng tính
chất của XH VN. Đây là bước thụt lùi so với Cương lĩnh đầu tiên.
Không thấy được mâu thuẫn chủ yếu để giải quyết...
Khơng thấy được kẻ thù chính của cách mạng, của dân tộc ...
- Mục tiêu, phương hướng chiến lược của cách mạng Đơng Dương là giải
phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
"Làm cách mạng tư sản dân quyền có tính chất thổ địa và phản đế", "bỏ
qua thời kỳ tư bản, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa".
Đây là nội dung đúng đắn, là sự phát triển cụ thể hoá so với Cương lĩnh đầu
tiên.
Phản ánh đúng tính chất và mâu thuẫn của xã hội VN thuộc địa nửa PK...
Là sự vận dụng sáng tạo lý luận cách mạng không ngừng của CNM - LN vào
VN...
Nội dung cụ thể hoá và phát triển: TSDQCM là thời kỳ dự bị, có quan hệ
chặt chẽ với XHCM; xác định những điều kiện để bỏ qua... "Xứ Đông Dương sẽ
nhờ vô sản giai cấp chuyên chánh các nước giúp sức cho mà phát triển bỏ qua thời
kỳ tư bổn mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa".
- Nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền là đánh đế quốc và đánh
phong kiến, giành độc lập cho dân tộc và ruộng đất cho dân cày. Hai nhiệm vụ đó
có quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó vấn đề ruộng đất là cốt lõi nhất.
“Đánh đổ phong kiến, thực hành cách mạng ruộng đất triệt để và đánh đổ
chủ nghĩa đế quốc Pháp, giành độc lập cho Đông Dương. Hai mặt đó có quan hệ

mật thiết, trong đó vấn đề ruộng đất là cái cốt của CMTSDQ”.
Khẳng định:
Đúng với lý luận M - LN về CMDCTS kiểu mới...
Đó là hai nhiệm vụ cơ bản của CMTSDQ, do tính chất và mâu thuẫn XH quy
định...
Hạn chế: Chưa xác định nhiệm vụ đánh đổ ĐQCN Pháp, GPDT là nhiệm
vụ chính để tập trung lực lượng dân tộc đánh vào kẻ thù chính.
2


- Lực lượng của cách mạng là toàn dân. Giai cấp vơ sản là động lực chính
và là giai cấp lãnh đạo. Giai cấp nông dân (dân cày) là động lực mạnh. Các phần
tử lao khổ, trí thức, học sinh là lực lượng của cách mạng.
Đúng với lý luận M - LN và thực tiễn Việt Nam...
Hạn chế: Chưa đánh giá đúng vai trò cách mạng của tiểu tư sản và mặt yêu
nước của tư sản dân tộc trong điều kiện Việt Nam thuộc địa nửa PK, có truyền
thống yêu nước lâu đời...
- Phương pháp cách mạng là sử dụng bạo lực cách mạng, vũ trang khởi
nghĩa giành chính quyền khi thời cơ đến.
Đúng với lý luận M - LN: Bạo lực cách mạng là quy luật phổ biến...
Đúng với thực tiễn Việt Nam: lực lượng quần chúng đấu tranh đơng đảo...
Là sự phát triển cụ thể hố Cương lĩnh đầu tiên và phản ánh đúng thực tế
Xô viết Nghệ Tĩnh...
"Võ trang bạo động không phải là một việc thường, chẳng những là theo
hình thế trực tiếp cách mạng mà lại phải theo khuôn phép nhà binh, cho nên cần
phải chú ý. Trong khi khơng có tình thế trực tiếp cách mạng cũng cứ kịch liệt tranh
đấu, nhưng kịch liệt tranh đấu ấy không phải là để tổ chức những cuộc manh
động, hoặc là võ trang bạo động quá sớm mà cốt là đếuy động đại quần chúng ra
thị oai, biểu tình, bãi cơng... để dự bị họ về cuộc võ trang bạo động sau này".
( VKĐ... CTQG, 1999, t2, tr 102 - 103).

- Về quan hệ quốc tế: Giai cấp vơ sản ở Đơng Dương phải có quan hệ mật thiết
với giai cấp vô sản thế giới, nhất là vô sản Pháp để tăng cường sức mạnh cho cách mạng.
Là cụ thể hoá Cương lĩnh đầu tiên của Đảng, đúng theo nguyên lý của chủ
nghĩa M - LN, phản ánh bản chất giai cấp công nhân của Đảng ta.
Việt Nam là thuộc địa của thực dân Pháp, cũng như các thuộc địa khác. Kẻ thù
của giai cấp công nhân Việt Nam cũng là kẻ thù của vô sản thế giới và vô sản Pháp.
"Vô sản Đông Dương phải liên lạc mật thiết với vô sản thế giới, nhứt là vô
sản Pháp, để làm mặt trận vô sản "mẫu quốc" và thuộc địa cho sức tranh đấu cách
mạng được mạnh lên.
Trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, quần chúng cách mạng Đông Dương
lại phải liên lạc với quần chúng cách mạng ở các thuộc địa và bán thuộc địa, nhứt
là ở Tàu và Ấn Độ,...".
(Sđd, tr 103).
3


- Về vai trò của Đảng: Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng
Đông Dương, Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng, được xây dựng vững chắc.
Đúng quan điểm xây dựng Đảng kiểu mới của Lênin...
Cụ thể hoá và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cách mạng...
Cụ thể hố Cương lĩnh đầu tiên của Đảng và đưa ra những nguyên tắc:
Đảng phải có đường lối đúng...; có kỷ luật, tập trung, mật thiết liên lạc với quần
chúng; từng trải qua tranh đấu mà trưởng thành; lấy chủ nghĩa M - LN làm gốc...
"Điều kiện cốt yếu cho sự thắng lợi của cách mạng ở Đơng Dương là cần
phải có một Đảng Cộng sản có một đường chánh trị đúng, có kỷ luật tập trung,
mật thiết liên lạc với quần chúng, và từng trải tranh đấu mà trưởng thành. Đảng
là đội tiền phong của vô sản giai cấp, lấy chủ nghĩa Các Mác và Lênin làm gốc mà
đại biểu quyền lợi chánh và lâu dài chung cho cả giai cấp vô sản ở Đông Dương,
và lãnh đạo vô sản giai cấp Đông Dương ra tranh đấu để đạt được mục đích cuối
cùng của vô sản là chủ nghĩa cộng sản". (Sđd, tr 100).

Tóm lại, Luận cương chính trị tháng 10/1930, khẳng định lại nhiều vấn đề
căn bản thuộc về chiến lược cách mạng mà Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã xác
định. Đây là sự tiếp nối, bổ sung và phát triển cụ thể hoá hơn so với Cương lĩnh
đầu tiên. Tuy nhiên, Luận cương cịn có hạn chế nhất định do những điều kiện
khách quan và chủ quan lúc đó chi phối, nhưng khơng phải vì vậy mà ta đem đối
lập nó với Cương lĩnh đầu tiên của Đảng.
2. Hội nghị BCHTW lần thứ 6, 7, 8 chuyển hướng chỉ đạo chiến lược nhằm
giải phóng dân tộc.
a, Các hội nghị của BCHTW Đảng Cộng sản Đông Dương.

- Hội nghị BCHTW6, từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 11 năm 1939, tại Bà
Điểm, Hóc Mơn, do đồng chí Nguyễn Văn Cừ chủ trì. Tham dự cịn có Lê Duẩn,
Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần,...
- Hội nghị BCHTW7, từ ngày 6 đến ngày 9 tháng 11 năm 1940, tại Đình
Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh, do đồng chí Trường Chinh chủ trì. Tham dự cịn có Phan
Đăng Lưu, Hồng Văn Thụ, Hồng Quốc Việt, Trần Đăng Ninh,...
- Hội nghị BCHTW8, từ ngày 10 đến ngày 19 tháng 5 năm 1941, do đồng
chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Tham dự cịn có Trường Chinh, Hồng Văn Thụ,
Hồng Quốc Việt, Phùng Chí Kiên,...
b, Nội dung chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng.

4


- Nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, đặt nhiệm vụ đánh đế quốc lên hàng
đầu, đánh phong kiến rải ra làm từng bước và phục vụ nhiệm vụ đánh đế quốc.
Vì: Sau khi chiến tranh thế giới nổ ra, TW6 dự báo Nhật sẽ vào Đông
Dương, Pháp sẽ đầu hàng Nhật. Mâu thuẫn xã hội Việt Nam vẫn khơng thay đổi,
trong đó mâu thuẫn chủ yếu là dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược.
Hiện tại vấn đề đánh đế quốc là cần kíp nhất, tạm gác khẩu hiệu tịch thu ruộng

đất của giai cấp địa chủ; chỉ chủ trương tịch thu ruộng đất của đế quốc và tay sai.
Khơng nêu khẩu hiệu lập Chính phủ Xơ viết cơng nơng mà đề ra khẩu hiệu thành
lập Chính phủ Liên bang Cộng hồ dân chủ Đơng Dương. Nhằm cơ lập, phân hố kẻ
thù, tập trung đơng đảo lực lượng dân tộc đánh kẻ thù chính (đế quốc) giải phóng dân
tộc.
"Trong lúc này quyền lợi của bộ phận, của giai cấp phải đặt dươi sự sinh
tử, tồn vong của quốc gia, của dân tộc. Trong lúc này nếu không giải quyết được
vấn đề dân tộc giải phóng, khơng địi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì
chẳng những tồn thể quốc gia dân tộc cịn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi
của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng khơng địi lại được. Đó là nhiệm vụ của
Đảng ta trong vấn đề dân tộc".
(Sđd, tr 113)
- Về lực lượng cách mạng là toàn dân tộc, đoàn kết trong một mặt trận dân
tộc thống nhất, do giai cấp công nhân lãnh đạo.
Đúng với lý luận M - LN và thực tiễn Việt Nam...
Đặt quyền lợi của dân tộc lên trên quyền lợi của các giai cấp và bộ phận.
Đế quốc là kẻ thù chung của tồn thể dân tộc Việt Nam, khơng phân biệt...
"Đế quốc Pháp - Nhật chẳng những áp bức các giai cấp thợ thuyền, dân
cày, mà chúng nó áp bức bóc lột cả các dân tộc không chừa một hạng nào. Dẫu là
anh tư bản, anh địa chủ, một anh thợ hay một anh dân cày đều cảm thấy cái ách
nặng nề của đế quốc là không thể nào sống được. Quyền lợi tất cả các giai cấp bị
cướp giật, vận mạng dân tộc nguy vong không lúc nào bằng". (Sđd, tr 112).
- Chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khn khổ mỗi nước, thành
lập Mặt trận, chính phủ riêng để đồn kết tập hợp lực lượng giải phóng dân tộc.
Hội nghị cũng đặc biệt nhấn mạnh đến sự đoàn kết thống nhất ba nước
Đơng Dương, coi đó là vấn đề sống còn của ba dân tộc.
Đúng lý luận M - LN, tình hình Đơng Dương...
Nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và truyền thống... của mỗi dân tộc.
5



Nhằm: "làm sao đánh thức được tinh thần dân tộc xưa nay trong nhân dân
(hơn hết là dân tộc Việt Nam)", để "có tính dân tộc hơn, cho có một mãnh lực dễ
hiệu triệu hơn". (Sđd, tr 122).
"Những dân tộc sống ở Đông Dương đều chịu dưới ách thống trị của giặc Pháp Nhật, cho nên muốn đánh đuổi chúng nó khơng chỉ dân tộc này hay dân tộc kia mà đủ, mà
phải có một lực lượng thống nhất của tất thảy các dân tộc Đông Dương họp lại".(Sđd, tr 114).
Mặt trận: MTDCĐD 1936 – 1939 => MTNDPĐĐD 1939
=> MTDTTNPĐĐD 1940 => MTViệt Minh 1941.
Thành lập Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- Về phương pháp cách mạng: giành chính quyền phải bằng khởi nghĩa vũ
trang, đi từ khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa. Coi chuẩn bị khởi nghĩa
là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, tồn dân.
+ Bạo lực c/m của quần chúng thơng qua khởi nghĩa VT để giành C.quyền
Đúng với lý luận M - LN về Bạo lực CM...
Đúng với thực tế VN xã hội thuộc địa nửa PK...
Từ kinh nghiệm của các cuộc khởi nghĩa trong lịch sử...
+ Hình thái khởi nghĩa: đi từ khởi nghĩa từng phần tiến tới tổng khởi nghĩa:
Do tương quan so sánh lực lượng giữa ta và địch...
Từ kinh nghiệm thực tiễn Xô viết Nghệ Tĩnh, KN Bắc Sơn, Nam Kỳ...
KN từng phần sẽ thúc đẩy cao trào cách mạng tiến tới tổng khởi nghĩa...
+ Đảng còn dự kiến thời cơ: Khách quan và chủ quan.
Khách quan: Trung quốc thắng Nhật => Nhật suy yếu...
Chiến tranh Pháp - Nhật => Mâu thuẫn nội bộ...
Phe dân chủ thắng Nhật ở Thái Bình Dương...
Chủ quan: Có mặt trận cứu quốc thống nhất trong cả nước...
Nhân dân cùng cực vì Pháp - Nhật...
Giai cấp thống trị hoang mang cực độ..
Đảng đã sẵn sàng và chuẩn bị mọi mặt...

6



TW 8 còn nhận định: Nếu cuộc chiến tranh thế giới I đẻ ra Liên Xơ - Một
nước XHCN, thì cuộc chiến tranh lần này sẽ đẻ ra nhiều nước XHCN, c/m nhiều
nước thành cơng.
Hồ Chí Minh: "Năm 1945 Việt Nam độc lập".
- Về Đảng, phải đẩy mạnh xây dựng Đảng đủ năng lực lãnh đạo cách mạng
Đông Dương đi đến toàn thắng.
Cụ thể:
Gấp rút c.bị đào tạo cán bộ: Cán bộ l.đạo, công vận, nông vận, binh vận, quân sự...
Tăng cường thành phần vô sản trong Đảng...
Giúp đỡ các Đảng bộ Cămpuchia và Lào...
Cử BCHTW chính thức, bầu đồng chí Trường Chinh làm Tổng bí thư.
Tóm lại, Các hội nghị Trung ương 6,7,8 và đặc biệt là Hội nghị Trung ương
lầ thứ Tám có ý nghĩa lịch sử to lớn. Nó đã hồn chỉnh việc chuyển hướng chỉ đạo
chiến lược kịp thời, nhằm giải quyết mục tiêu độc lập dân tộc và đề ra nhiều chủ
trương sáng tạo để thực hiện mục tiêu ấy. Có ý nghĩa quyết định thắng lợi Cách
mạng Tháng Tám ở Việt Nam. Đánh dấu quá trình phát triển lý luận và xây dựng
đường lối của Đảng.
II. ĐẢNG LÃNH ĐẠO VÀ TỔ CHỨC QUẦN CHÚNG ĐẤU TRANH ĐỂ XÂY
DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG.

1. Đảng lãnh đạo cao trào cách mạng năm 1930-1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh.
a, Bối cảnh lịch sử.

(Nghiên cứu thêm ở giáo trình).

- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, CNTB trút gánh nặng lên vai
GCCN và nhân dân lao động. Mâu thuẫn thời đại phát triển gay gắt. Phong trào
CM thế giới phát triển mạnh.

KHKtế... Năng lực sản xuất bị phá huỷ 1/2, sản lượng công nghiệp giảm 25%...
Công nhân bị thất nghiệp...
Mâu thuẫn gay gắt và phát sinh nhiều vấn đề mới... PT đ. tranh p. triển.
- Liên Xơ hồn thành kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928-1933), hiện thực
XHCN có sức hấp dẫn, thu hút quần chúng hành động cách mạng.
KH 5 năm... Tổng sản lượng CN LX tăng 201 %....
Thu nhập quốc dân tăng từ 29 lên 51 tỉ rúp...
7


Đời sống của nhân dân tăng...
- Phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh ở khắp châu Á, châu Phi,
châu Mỹ la tinh, đặc biệt là ở Trung Quốc và Ấn Độ…
- Đông Dương nhân dân cùng cực, vùng dậy đấu tranh mạnh mẽ, lại có sự
ra đời, dẫn dắt và lãnh đạo của Đảng Cộng sản nên càng phát triển mạnh hơn nữa.
b, Đảng lãnh đạo cao trào cách mạng năm 1930-1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh.

- Ngay từ khi mới thành lập, Đảng đã phát động và lãnh đạo cao trào cách
mạng rộng khắp trên cả nước.
Bắc kỳ: phịng trào diễn ra trên 10 tỉnh: T.Bình, N.Định, H.Nam, H.Phịng, K.An,
H.Nội, V.Phú, H.Bắc, L.Sơn, N.Bình. Tiêu biểu là ngày 1.5.1930, hàng nghìn nơng dân 18
xã ở T.Bình biểu tình... Ngày 4.10.1930, nhân dân T.Bình phối hợp cùng Nghệ Tĩnh đấu
tranh , địi "giảm sưu thuế, cấp thóc cho dân, tự do đi lại, ủng hộ Liên Xô"...
Trung Kỳ: Diễn ra 10 tỉnh: QNgãi, PYên, BĐịnh, Khoà, NTrang, TTHuế...
Tiêu biểu là ngày 10.8.1930, biểu tình của 5000 nơng dân Mộ Đức, QNgãi, ngày
31.10.1930 đấu tranh của trên 1000 nông dân Sơn Tịnh QNgãi... Đấu tranh đã đảo
ĐQ và quan lại, VN hồn tồn độc lập, xây dựng chính phủ cơng nơng binh, ủng
hộ Xơ viết NT, địi giảm sưu thuế...
Nam Kỳ: diễn ra 15 tỉnh: GĐịnh, SGịn, CLớn, BHồ, SĐéc, BTre, CThơ,
TVinh, LXuyên... Tiêu biểu: 2.5.1930, đấu tranh của 200 quần chúng ở Chợ Mới Long Xuyên; 3.5.1930, đấu tranh của 1500 quần chúng ở Sa Đéc; 13.5.1930, đấu

tranh của 1000 nông dân và 300 phu đường ở vùng Tân Cương...
- Xô viết Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của cao trào 1930-1931, diễn ra liên tục từ
thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, phối hợp cả công nhân, nông dân ở thành thị, nông
thôn và miền núi, với số lượng ngày càng đông, chất lượng ngày càng cao, đã
giành được chính quyền ở một số xã.
Cụ thể:
Nổ ra 1.5.1930, đỉnh cao là 9.1930, cả ở Nghệ An và Hà Tĩnh.
Tiêu biểu: 1.5, công nhân Vinh - Bến Thuỷ và nơng dân 5 xã ven thành phố
Vinh biểu tình địi tăng lương, giảm giờ làm; 30.8, biểu tình của 3000 nơng dân
Nam Đàn có tự vệ phối hợp; 1.9, biểu tình của hàng vạn cơng nơng Thanh
Chương, gắn đấu tranh chống ĐQ với PK; 7.9 đấu tranh của 3000 nông dân Can
Lộc; 12.9 đấu tranh của 20.000 nông dân các huyện HNguyên, NĐàn xếp hàng dài
1km, về Vinh tăng lên 30.000 người, dài 4km...
8


Nhận xét: Đây là chủ trương do tỉnh uỷ Vinh - Bến Thuỷ lãnh đạo; có tổ chức
chặt chẽ, có tự vệ bảo vệ đồn biểu tình; có sự liên kết công - nông, liên kết các vùng, kết
hợp đấu tranh chính trị với vũ trang; gắn chống ĐQ và PK; có quan hệ quốc tế...
- Ý nghĩa của cao trào 1930-1931 và Xô viết Nghệ Tĩnh.
+ Khẳng định đường lối cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra là
đúng đắn, đã tạo được niềm tin trong đông đảo quần chúng nhân dân với Đảng.
+ Cao trào đã để laị cho Đảng và quần chúng nhân dân nhiều k.no quý báu.
+ Cao trào là sự khởi đầu thời kỳ đấu tranh mới của cách mạng Việt Nam
do Đảng lãnh đạo. Cao trào đã giáo dục, rèn luyện giác ngộ cách mạng cho quần
chúng và cán bộ của Đảng, thực sự là cuộc tổng diễn tập lần thứ nhất của Đảng cho
Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
2. Đấu tranh khôi phục và phát triển phong trào cách mạng (1932 - 1935).
a, Bối cảnh lịch sử.


(Nghiên cứu thêm ở giáo trình).

- Sau cao trào 1930-1931, thực dân Pháp thi hành chính sách khủng bố
trắng, kết hợp với lừa bịp, mị dân, chia rẽ quần chúng, phá hoại phong trào.
Chính sách khủng bố trắng hàng chục vạn cán bộ, chiến sỹ và quần chúng
bị bắt tù đày, xử tử...(Trần Phú hy sinh 6.9.1931; Pháp xử 1094 án, trong đó có 64
án tử hình; từ 1930 có 1992, đến 1934 có 2818 chiến sỹ bị tù ở nhà tù Côn Đảo...).
Phối hợp với CQ các nước khác để bắt, đàn áp cán bộ của ta (NAQ
6.6.1931...).
Thi hành chính sách lừa bịp mị dân..
- Phong trào tuy bị tổn thất, nhưng những người cộng sản vẫn kiên trung
đấu tranh, học tập… để phục hồi phong trào cách mạng.
Biến nhà tù ĐQ thành trường học Cộng sản...
Biến cái rủi thành cái may, lợi dụng thời gian trong tù để học tập lý luận và
đường lối của Đảng...
Ra sức họat động để củng cố tổ chức...
Ban lãnh đạo TW của Đảng ra bản Chương trình hành động và lãnh đạo
đấu tranh kinh tế, chính trị, tư tưởng và văn hố.
b, Đấu tranh khơi phục và phát triển phong trào cách mạng.

- Tháng 6.1932, Ban lãnh đạo TƯ của Đảng ra Bản Chương trình hành động:
9


Đánh giá 2 năm đấu tranh của quần chúng và khẳng định: Công nông ĐD
sẽ nổi lên võ trang bạo động thực hiện những nhiệm vụ chống ĐQ, PK và tiến
lên...
Chỉ ra những khả năng tổ chức MTTN các lực lượng phản đế...
Đề ra 4 yêu cầu chung: Đòi quyền tự do, dân chủ, tự do tổ chức, hội họp...
Bỏ những hình luật đặc biệt đối với người bản xứ...

Bỏ thuế thân, thuế ngụ cư và các thuế vô lý khác...
Bỏ các độc quyền về rượu, muối, thuốc phiện...
- Đảng lãnh đạo đấu tranh trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng và văn
hố... Tổ chức Đảng được phục hồi ở nhiều nơi, ảnh hưởng của Đảng được mở rộng.
Biểu hiện:
T/C cơ sở Đảng đã kiện toàn và phát triển các đồn thể quần chúng với các
hình thức thích hợp (Hội cấy, cày, gặt, đá bóng...) đã tập hợp hướng dẫn quần
chúng đấu tranh.
Bãi công, bãi chợ, bãi khố đã nổ ra ở nhiều nơi... càng kích thích quần
chúng đấu tranh.
Hình thức hoạt động đa dạng, vừa cơng khai, vừa bí mật... (tuyên truyền về
Đảng, cử người ra tranh cử vào HĐ thành phố Sài Gòn 1933, HĐ quản hạt Nam Kỳ
1935...
Dùng báo chí hợp pháp để phê phán một số quan điểm chính trị, triết học
sai trái,... (nghệ thuật vị nghệ thuật..., Duy vật của Hải Triều - Nguyễn Khoa Văn
với duy tâm của Phan Khôi).
Kết quả: Đến đàu năm 1934, hệ thống tổ chức đảng được phục hồi cả Bắc Trung - Nam và Lào. Tháng 3.1934, Ban chỉ huy ở hải ngoại được thành lập theo
sự chỉ đạo của QTCS, do Lê Hồng Phong đứng đầu, PTCM của quần chúng phát
triển mạnh...
c, Đại hội đại biểu lần thứ I của Đảng (3.1935).

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng (tháng 3/1935), tại phố
Quan Cơng, Ma Cao, Trung Quốc, do đồng chí Hà Huy Tập chủ trì.
Đại hội đã khơi phục và kiện toàn hệ thống tổ chức Đảng, đề ra các nhiệm
vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng. Cụ thể:
Thông qua NQ chính trị của Đảng và các NQ về vận động quần chúng của Đảng.
10


Thông qua Điều lệ Đảng và Điều lệ các tổ chức quần chúng.

Bầu BCHTW gồm 13 uỷ viên (9 chính thức).
Bầu BTV gồm 5 đ/c NAQ được cử làm đại diện của Đảng bên cạnh QTCS.
- Đại hội xác định 3 nhiệm vụ:
Củng cố phát triển Đảng...
Đẩy mạnh phát triển phong trào cách mạng của quần chúng...
Mở rộng tuyên truyền chống ĐQ, chống chiến tranh, ủng hộ Liên Xô.
- Ý nghĩa Đại hội:
Khôi phục hệ thống cơ quan lãnh đạo Đảng từ TƯ đến địa phương cơ sở.
Đã quy tụ được phong trào và các tổ chức hoạt động phân tán trong toàn quốc
vào một đầu mối duy nhất do Đảng lãnh đạo, đem lại niềm tin cho quần chúng.
3. Đảng lãnh đạo cao trào cách mạng năm 1936-1939.
a, Bối cảnh lịch sử.

(Nghiên cứu thêm ở giáo trình).

- Chủ nghĩa phát xít xuất hiện, chuẩn bị gây chiến tranh thế giới lần thứ II,
nguy cơ chiến tranh huỷ diệt loài người.
KH kinh tế TBCN 1929 - 1933 chưa phục hồi , mùa thu 1937 lại lâm vào
KH mới, GCTS một số nước đã phát xít hố chính quyền để cứu nguy tình thế...
Phát xít hố chính quyền là nền chính trị độc tài, tàn bạo, giã man và hiếu chiến...
Đức - Ý - Nhật liên kết với nhau hình thành trục phát xít....
- Tháng 7/1935, Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản đã chủ trương thành lập Mặt
trận thống nhất chống đế quốc- phát xít, chống chiến tranh, giành dân chủ và hồ bình.
Đại hội VII... có 65 đồn, trong đó có đồn của Đảng ta do Lê H. Phong ...
Phân tích nguy cơ CNPX và chiến tranh, bàn chủ trương và biện pháp cho
cách mạng thế giới.=> Chủ trương đúng, kịp thời, giúp Đảng ta xác định đường lối...
Công nhận ĐCS ĐD là một bộ phận trực thuộc QTCS. Lê Hồng Phong
được bầu vào BCH QTCS.
- Liên Xô hoàn thành kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933-1938).
- Phong trào cách mạng thế giới phát triển, nhiều nước thành lập mặt trận.

Ở Pháp Mặt trận nhân dân Pháp ra đời. => Trực tiếp tác động đến cách mạng
ĐD...
Tháng 5.1935, MTND Pháp (gồm Đảng CS, XH, XH cấp tiến), giành thấng
lợi trong cuộc tổng tuyển cử...
11


6.1936, Chính phủ MTND Pháp do ơng LêơngBơLum làm Thủ tướng đã
ban hành một số quy định quan trọng với thuộc địa...
Ở ĐD, thực dân Pháp phân hóa thành hai bộ phận (ch.trương phát xít hố
>< chủ trương cải cách dân chủ).
b, Đảng lãnh đạo đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.

- Chủ trương của Đảng.
+ Tháng 7/1936, Ban lãnh đạo của Đảng họp ở Thượng Hải, Trung Quốc,
ra Nghị quyết chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược, với mục tiêu chống
chế độ phản động thuộc địa, chống chủ nghĩa phát xít, địi dân sinh, dân chủ.
Cụ thể:
Khẳng định mục tiêu chiến lược vẫn là chống ĐQ và PK, song trước mắt là
chống chế độ phản động thuộc địa, p.xít, chống chiến tranh...
Quyết định thành lập MTTDPĐ, bao gồm các giai cấp, đảng phái...
Nêu khẩu hiệu ủng hộ MTND Pháp, phối hợp với ĐCS và nh.dân Pháp
chống PX, chống ch.tranh...
Chủ trương chuyển hình thức đấu tranh bí mật, khơng hợp pháp, sang công
khai, hợp pháp và nửa hợp pháp.
Chủ trương củng cố tổ chức bí mật của Đảng...
+ Các hội nghị TƯ3.1937, 9.1937, 3.1938, đã kiểm điểm tình hình, bàn
biện pháp chỉ đạo cụ thể, nhất là về công tác tổ chức, Mặt trận,...
Đổi tên MTTN nhân dân phản đế thành MTDCĐD
Tập trung xây dựng Đảng, coi trọng chất lượng hơn số lượng (ở th.thị, khu CN..).

+ Cuối 1938, NAQ từ L.Xô trở lại TQ làm nhiệm vụ do QTCS phân công
và tiếp tục chỉ đạo CM trong nước.
Khẳng định lúc này chưa nên đưa ra những đòi hỏi quá cao (độc lập DT...).
Mặt trận dân chủ ĐD phải thực sự rộng rãi, thu hút cả người Pháp tham gia...
Đảng phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất, chân thực
nhất...
Phải duy trì quan hệ chặt chẽ với ĐCS Pháp.
- Chỉ đạo đấu tranh đòi triệu tập Đơng Dương Đại hội, địi dân chủ dân
sinh, đấu tranh nghị trường và đấu tranh trên mặt trận báo chí.
12


+ Tháng 8.1936, nhân chính phủ Pháp cử phái đồn sang điều tra tình hình
ĐD, Đảng chủ trương PT đấu tranh đòi triệu tập Đại hội ĐD (kêu gọi, tập hợp lực
lượng, tố cáo tội ác ...).
+ Lợi dụng dân chủ, đấu tranh trên mặt trận báo chí, vạch trần bản chất
phản động của chế độ thuộc địa và tuyên truyền đường lối của Đảng (xuất bản sách
lý luận, truyền bá chữ quốc ngữ...).
+ Đấu tranh nghị trường, đây là hình thức đấu tranh mới, nhằm bênh vực
quyền lợi cho dân chúng... (đưa người tranh cử vào Viện dân biểu Bắc Kỳ và Trung
Kỳ, Hội đồng quản hạt Nam Kỳ).
- Ý nghĩa của cao trào 1936-1939.
+ Đảng được củng cố, bổ sung thêm lực lượng, lãnh đạo đấu tranh buộc
địch phải nhượng bộ một số quyền lợi (đòi tự do, dân chủ, ân xá tù chính trị...).
+ Đánh dấu bước trưởng thành trong chỉ đạo chiến lược của Đảng, nâng
cao uy tín của Đảng (từ giữ gìn lực lượng lên đấu tranh..., từ bí mật bất hợp
pháp...).
+ Chủ nghĩa Mác- Lênin và đường lối của Đảng được tuyên truyền rộng rãi
trong quần chúng. Đấy là bước phát triển quan trọng, chuẩn bị cho Đảng tiếp thu
và xây dựng đường lối GPDT sau này.

+ Đây là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai của Đảng cho cách mạng Tháng
Tám năm 1945.
Lần I: lực lượng công nông là chủ yếu, hoạt động bí mật ở nơng thơn là chủ yếu.
Lần II: tồn thể nhân dân, vừa bí mật vừa cơng khai, cả ở thành thị và nông thôn.
Để laị nhiều bài học quý báu (giải quyết các mối quan hệ, xây dựng lực lượng...).
4. Đấu tranh xây dựng lực lượng tiến tới tổng KN giành chính quyền (1939-1945).
a, Bối cảnh lịch sử.

( Nghiên cứu thêm ở giáo trình).

- Chiến tranh thế giới 2 bùng nổ, ảnh hưởng sâu sắc đến c/m Đông Dương.
1.9.1939, Đức tấn công Ba Lan.
3.9.1939, Anh, Pháp tuyên chiến với Đức...
- Bước vào chiến tranh, Pháp thay đổi chính phủ, Đảng Cộng sản Pháp bị
đặt ra ngồi vịng pháp luật, cách mạng thuộc địa gặp nhiều khó khăn.=> Pháp tấn
công PT thuộc địa.
13


- Tháng 6/1940, Đức chiếm Pháp, Nhật vào Đông Dương (22/9/1940, Nhật
vào Lạng Sơn, 23.9.1940, Pháp đầu hàng Nhật), tình hình Đơng Dương cực kỳ khó
khăn. >< gay gắt...
- Hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc bị khủng hoảng, lực lượng dân
chủ và hồ bình ngày càng mạnh.
- Thực dân Pháp tăng cường khủng bố, bắt người, cướp của ở Đông Dương
để phục vụ chiến tranh.
- Đảng Cộng sản Đông Dương đã trưởng thành và lớn mạnh về mọi mặt.
b, Chỉ đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

- Đấu tranh xây dựng lực lượng chính trị.

Hội nghị TW8 coi chuẩn bị KN là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và nhân
dân, Vì vậy gấp rút chuẩn bị:
Xây dựng đoàn thể cách mạng (19.5.1941, lập MTVM, 1941 - 1942 các hội
cứu quốc ra đời, ...).
Đẩy mạnh đấu tranh chính trị của quần chúng công nông (thông qua MTVM)...
Tập hợp các văn sỹ, trí thức hướng họ phục vụ cách mạng (Hội VH cứu quốc, xuất
bản sách báo của Đảng và VM, như : "Đề cương VH VN", 6.1944 lập Đảng DC..).
Làm tốt công tác xây dựng Đảng về mọi mặt, tăng cường đoàn kết thống
nhất, chống bọn AB, bọn cơ hội...
- Xây dựng lực lượng quân sự.
Trên cơ sở lực lượng chính trị của quần chúng để xây dựng lực lượng vũ trang
(2.1941 lập VN cứu quốc quân nồng cốt là du kích Bắc Sơn; 22.12.1944 lập đội
VNTTGPQ; 4.1945, hợp nhấtVNTTGPQ hợp với Cứu quốc quân thành VN cứu quốc
quân; mở trường quân chính kháng Nhật và quân sự địa phương để đào tạo cán bộ).
Dựa vào nhân dân để xây dựng lực lượng quân sự.
Hình thức hoạt động: kết hợp đấu tranh quân sự với chính trị, nhưng chính
trị trọng hơn quân sự, lấy đánh du kích là chủ yếu.
Tích cực xây dựng và mở rộng hậu phương căn cứ địa.
5. Cao trào kháng Nhật cứu nước.
a, Bối cảnh lịch sử.

(Nghiên cứu thêm ở giáo trình).

14


- Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới lần thứ hai đi vào giai đoạn cuối, Liên Xô
tiến công vào sào huyệt của chủ nghĩa phát xít. Nhật bị nguy khốn, hoang mang cực độ.
Ở Pháp, tướng Đờ Gôn về nắm quyền, đang chuẩn bị xâm lược trở lại Đông Dương.
- 20 giờ ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp ở Đơng Dương. Pháp đầu

hàng, Nhật dựng chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim ở Việt Nam.
- Từ ngày 9 đến 12/3/1945, Ban thường vụ Trung ương họp ở Đình Bảng, Từ
Sơn, Bắc Ninh, do đồng chí Trường Chinh chủ trì. Hội nghị đã phát động phong trào
kháng Nhật cứu nước, ra chỉ thị; “ Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
b, Chủ trương của Đảng Cộng sản Đơng Dương.

- Xác định kẻ thù chính, cụ thể trước mắt của nhân dân Đơng Dương là phát xít Nhật.
Hồn tồn đúng đắn:
Nhật đảo chính Pháp, Pháp hồn tồn đầu hàng Nhật.
Mâu thuẫn chủ yếu lúc này là DTVN >< PX Nhật xâm lược.
Nhật - Pháp, đặc biệt là Nhật đã gây ra nạn đói 1945...
Phù hợp với tình hình thế giới => Pháp trong khối quân đồng minh...
Chủ trương: Nêu khẩu hiệu "Đánh đuổi phát xít Nhật" thay "Đánh đuổi
Phát xít Nhật - Pháp"...
Phát động phong trào kháng Nhật cứu nước, phá kho thóc Nhật...
- Khẳng định điều kiện khởi nghĩa chưa chín muồi, nhưng đây là cơ hội tốt
giúp cho điều kiện khởi nghĩa mau chín muồi.
Vì:
Pháp tan rã, nhưng Nhật chưa đến mức do dự, hoang mang cực điểm...
Các tầng lớp trung gian chưa ngã hẳn về phía cách mạng.
Đội tiên phong nói chung vẫn chưa sẵn sàng.
Cơ hội đẩy nhanh: Địch khủng hoảng về ch. trị, Pháp suy yếu, Nhật hoang
mang, quân A - M- T chưa kịp vào Đông Dương.
Nhân dân ta 2 triệu người chết đói vì đế quốc => Căm thù cực điểm...
Đảng chủ trương:
Phát động đánh du kích, mở rộng căn cứ địa...
Sẵn sàng hưởng ứng quân đồng minh. => Chuẩn bị tổng KN khi thời cơ đến.
15



- Hình thức và phương pháp đấu tranh phải sử dụng tun truyền xung phong,
biểu tình tuần hành, bãi cơng… với phương pháp mạnh bạo và kiên quyết hơn.
+ Hình thức: Sử dụng những hình thức tiền khởi nghĩa, như tun truyền
xung phong, biểu tình tuần hành, bãi cơng chính trị, biểu tình, phá kho thóc Nhật...
+ Phương pháp đấu tranh: mạnh bạo và kiên quyết hơn, như tổ chức ra các đội
tự vệ cứu quốc, thành lập căn cứ địa mới, thống nhất các chiến khu và lập VNGPQ
(gồm VNTTGPQ và VN CQ quân), thành lập Uỷ ban nhân dân cách mạng ở những
vùng quân du kích hoạt động, sẵn sàng chuyển sang Tổng KN khi thời cơ đến.
c, Chỉ đạo của Đảng.

- Lãnh đạo đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị và khởi nghĩa
từng phần trong cả nước.
Ở Việt Bắc: VNTTGPQ và CQ quân đã phối hợp với nhân dân giải phóng
hàng loạt Châu, huyện, xã thuộc Cao - Bắc - Lạng - Hà - Tuyên - Thái.
Bắc Giang, nhân dân nổi dậy thành lập uỷ ban dân tộc giải phóng, lập đội d.kích.
QNgãi, số đơng đảng viên bị giam trong trại An Trí (Ba Tơ) đã khởi nghĩa
chiếm đồn và lập đội du kích Ba Tơ.
Hàng nghìn cán bộ cách mạng bị giam tại nhà tù Hoả Lị, Sơn La, Nghĩa
Lộ, Bn Mê Thuột...đã đấu tranh buộc địch trả tự do, hoặc vượt ngục ra lãnh đạo
phong trào kháng Nhật cứu nước.
- Lãnh đạo nhân dân đấu tranh “ Phá kho thóc Nhật” cứu đói. Qua đó giác
ngộ chính trị và tổ chức tập hợp quần chúng.
Với chính sách bóc lột cai trị, vơ vét của Nhật - Pháp, đã gây ra nạn đói làm
hơn 2 triệu người ở Bắc Bộ chết đói. Đảng đã kịp thời đưa ra khẩu hiệu đó. Coi
đây là khẩu hiệu chính để phát động phong trào kháng Nhật cứu nước. => Đã đưa
hàng triệu quần chúng từ đấu tranh kinh tế đến giác ngộ chính trị, tiến tới tổng
khởi nghĩa giành chính quyền.
- Triệu tập Hội nghị quân sự cách mạng ở Bắc Kỳ (15/4/1945), tại Hiệp
Hoà, Bắc Giang, do Ban thường vụ Trung ương Đảng chủ trì.
Đặt nhiệm vụ quân sự lên hàng đầu, gấp rút chuẩn bị Tổng khởi nghĩa.

Sát nhập VNTTGPQ với Cứu quốc quân thành Việt Nam giải phóng quân.
Lập 7 chiến khu, gồm: MBắc: L.Lợi, H.H.Thám, Q.Trung, T.H.Đạo.
Miền Trung: T.Trắc, P.Đ.Phùng.
16


Miền Nam: Nguyễn Tri Phương.
Kết quả, tháng 4,5.1945 KN từng phần nổ ra ở nhiều nơi, chính quyền nhân dân
đã hình thành ở một số nơi song song với chính quyền tay sai của phát xít Nhật...
- Ngày 16/4/1945, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị tổ chức Uỷ ban dân tộc giải
phóng các cấp, tiến tới thành lập Uỷ ban dân tộc giải phóng dân tộc Việt NamChính phủ lâm thời.
- Đầu tháng 5/1945, Hồ Chí Minh từ Cao Bằng về Tuyên Quang, chọn Tân
Trào làm căn cứ cách mạng của cả nước và chuẩn bị đại hội quốc dân.
- Giáo dục xây dựng đoàn kết thống nhất trong Đảng, đấu tranh chống các
quan điểm tư tưởng sai trái, bảo vệ đường lối của Đảng.
Chống tư tưởng sợ Nhật, ảnh hưởng của Nhật, thân Nhật..
Lợi dụng Nhật...
Hy vọng giành độc lập dân tộc bằng con đường hồ bình, ...
Lợi dụng và cải tổ chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim.
Cao trào kháng Nhật cứu nước đã phát triển đến đỉnh cao sau khi phát xít Đức ký
văn bản đầu hàng Liên Xơ và qn đồng minh (5.1945), phát xít Nhật đầu hàng 8.1945.
III. ĐẢNG LÃNH ĐẠO KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN 8/1945

1. Chủ trương tổng khởi nghĩa giành chính quyền Tháng Tám 1945.
a, Bối cảnh lịch sử.

(Nghiên cứu thêm ở giáo trình).

- Ngày 9/5/1945, Đức ký lệnh đầu hàng Liên Xô và quân đồng minh vô điều kiện.
- Ngày 9/8/1945, Hồng quân Liên Xô tiến công quân Nhật, chỉ 1 tuần đã

giành thắng lợi.
Hơn 1 triệu quân quan đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc bị tiêu diệt,
giải phóng Đơng Bắc Trung Quốc và Triều tiên.
- Ở Đơng dương, quân Nhật tê liệt, thời cơ tổng khởi nghĩa đã chín muồi.
Thời cơ - Đồng minh của Pháp chưa kịp vào Đơng Dương.
- Chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang cực độ, tìm chủ mới.
- Nhân dân khơng thể tiếp tục sống nghèo khổ hơn được nữa.
- Đảng đã sẵn sàng (có chủ trương, đường lối, lực lượng …).

17


- Sau Hội nghị quân sự Bắc Kỳ, phong trào c/m phát triển mạnh trong cả nước,
kết hợp đấu tranh chính trị, quân sự, kinh tế và KN từng phần khắp các địa phương.
b, Chủ trương của Đảng Cộng sản Đơng Dương.

- Từ ngày 13 đến 17/8/1945, Hội nghị tồn quốc của Đảng họp ở Tân Trào,
chủ trương lãnh đạo tồn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân
đồng minh kéo vào Đông Dương.
Quyết định:
Điều kiện KN đã chín muồi, Đảng chủ trương lãnh đạo tồn dân TKN
giành chính quyền trước khi qn đồng minh kéo vào Đơng Dương.
Cử ra UBKN tồn quốc do đồng chí Trường Chinh làm Chủ tịch.
=> 23 giờ đêm 13.8, UBKN ra quân lệnh số I, hạ lệnh tổng khởi nghĩa trong toàn quốc.
Đề ra đường lối đối nội và đối ngoại trong tình hình mới và kiện tồn BCH TW.
Đây là chủ trương đúng đắn và kịp thời:
Thời cơ khởi nghĩa đã chín muồi, "Cơ hội rất tốt cho ta giành quyền đ.lập đã tới".
Đúng với lý luận M - LN, tư tưởng Hồ Chí Minh, tự mình giải phóng cho
mình trước khi quân đồng minh kéo vào. "Chỉ có thực lực của ta mới quyết định sự
thắng lợi giữa ta và đồng minh"

Nếu chậm trễ thì mất thời cơ, quân đồng minh vào sẽ khó khăn, có lỗi với
CM, với dân tộc.
- Ngày 16/8/1945, Đại hội quốc dân họp ở Tân trào tán thành chủ trương
Tổng khởi nghĩa và quyết định lập Uỷ ban giải phóng dân tộc Việt Nam - Chính
phủ lâm thời do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch…
Đại hội:
Nhiệt liệt tán thành chủ trương TKN của Đảng và 10 chính sách của Việt Minh.
Quyết định thành lập UBGPDT Việt Nam - Chính phủ lâm thời...
Quy định quốc kỳ, quốc ca...
Hồ Chí Minh: "Dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải giành cho
được độc lập tự do".
"Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy
đứng dậy đem sức ta mà tự giải phóng cho ta".
(HCM, T2, Nxb CTQG, H4 2000, t3, tr554).
18


2. Đảng lãnh đạo tổng khởi nghĩa giành chính quyền Tháng Tám 1945.

Diễn biến:

J6

N

b

2 ;V

K5


Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hơn 20 triệu nhân dân Việt Nam đã nhất tề
vùng dậy tổng khởi nghĩa, chỉ sau 2 tuần đã giành chính quyền trong cả nước.
+ Từ ngày 14/8, các đ.vị giải phóng quân phối hợp với nhân dân các tỉnh
C.Bằng, B.Cạn, T.Nguyên, T.Quang, Yên Bái hạ nhiều đồn Nhật, giải phóng địa phương.
+ Ngày 18/8, các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Phúc n, Thái Bình, Thanh
Hố, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Khánh Hồ giành chính quyền ở tỉnh lị.
+ Ngày 17- 19/8, nhân dân Hà Nội dưới sự lãnh đạo của Đảng và điều hành
của Mặt trận Việt Minh đã mít tinh, diễu hành, đấu tranh và biến cuộc mít tinh
thành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền.
Có ý nghĩa to lớn: làm cho chính quyền Nhật khắp nơi bị tê liệt, cổ vũ và
thúc đẩy CM cả nước...
+ Ngày 23/8, Xứ uỷ Trung kỳ và Tỉnh uỷ Thừa Thiên nổi dậy, buộc Bảo
Đại phải thoái vị, đầu hàng trước nhân dân.
Ngày 30.8, trước cửa Ngọ Môn, Vua Bảo Đại đọc lời thoái vị và nộp ấn
kiếm cho cách mạng, trước sự chứng kiến của hàng vạn nhân dân...
Có ý nghĩa: chấm dứt hàng ngàn năm PK ở VN; cổ vũ nhân dân Nam TBộ,
NBộ vùng dậy đấu tranh giành chính quyền...
+ Ngày 25/8, khởi nghĩa ở Sài Gòn và các tỉnh cịn lại.
+ Ở Cơn Đảo, Đảng bộ nhà tù lãnh đạo 10.000 chiến sỹ bị giam cầm nổi
dậy đấu tranh giành chính quyền và làm chủ đảo.
Kết luân và nhận xét:
+ Cách mạng Tháng Tám 1945 đã thành công trong cả nước sau nửa tháng.
Ngày 13.8, phát lệnh - 19.8 đến 26.8 là cao điểm - 27 28.8 là thời gian kết thúc.
Thời gian cao điểm trong 7 ngày có 56/65 tỉnh, thành, đặc khu khởi
nghĩa ...
Hà Tiên là tỉnh cuối cùng giành được CQ.
+ Quá trình tổng khởi nghĩa đã diễn ra rất phong phú, trên moị địa bàn.
Có 28 tỉnh Bắc Kỳ và một số ở Trung Kỳ KN diễn ra từ Xã đến Huyện, Tỉnh.



Có 24 ,,

Nam Kỳ ,,

,,

KN diễn ra từ Tỉnh đến Huyện,

Xã.
Có 7 tỉnh (S La, QTrị, Bà Rịa, Vĩnh Long,Trà Vinh, Bến Tre KN đồng thời...
+ Ngày 25/8/1945, Trung ương Đảng và Hồ Chủ Tịch về Hà Nội. Ngày
2/9/1945, Hồ Chí Minh thay mặt chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai
sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
14 giờ 2.9.1945, trong khi Nhật Hoàng ký Hiệp định đầu hàng quân đồng
minh với Mỹ trên chiến hạm MitSubitsi, thì ở vườn hoa Ba Đình trong cuộc mít
tinh lớn gần 1 triệu người dân thủ đơ, Hồ Chí Minh đã thay mặt chính phủ lâm thời
đọc bản Tuyên ngôn độc lập...
TNĐL là tác phẩm bất hủ, tuyên bố với nhân dân và thế giới... nước VNDCCH.
,, ra đời ở thời khắc lịch sử: Pháp chạy, Nhật hàng, Vua Bảo Đại thoái vị...
,, khẳng định quyết tâm sắt đá "Toàn thể dân tộc... quyền tự do, độc lập ấy".
3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và kinh nghiệm.
a, Nguyên nhân thắng lợi.

- Có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng Cộng sản ngay từ đầu và
trong quá trình cách mạng.
Đây là thắng lợi của đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn....
- Đó là thắng lợi của ý chí và sức mạnh đồn kết, truyền thống kiên cường,
bất khuất của dân tộc việt Nam, trên cơ sở khối liên minh công nông và LLVT
nhân dân do Đảng lãnh đạo, được tôi luyện thử thách qua các cao trào cách mạng.

- Do thắng lợi của phe đồng minh dân chủ và hồ bình đã đánh bại chủ
nghĩa phát xít, đặc biệt là phát xít Nhật, tạo điều kiện cho cách mạng Việt Nam
giành thắng lợi nhanh chóng. Đây là nguyên nhân khách quan quan trọng.
b, Ý nghĩa lịch sử.

- Cách mạng Tháng Tám là một trong những trang sử vẻ vang nhất, chói
lọi nhất; là một trong những bước ngoặt vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Đập tan ách phát xít Nhật trong 5 năm, Pháp 87 năm, lật đổ chế độ PK hàng
ngàn năm ở VN.
Đưa dân tộc VN vào kỷ nguyên mới.... Đưa Đảng ta từ bí mật, bất hợp pháp...

20


- Truyền thống giữ vững độc lập dân tộc được khơi phục, Đảng thêm
trưởng thành và có nhiều kinh nghiệm; dân tộc Việt Nam từ chỗ bị xoá tên trên bản
đồ thế giới, trở thành một dân tộc tiên phong của cách mạng thế giới.
- Góp phần tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ
II. Chặt đứt mắt xích quan trọngvà mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ
trên thế giới, thúc đẩy cách mạng thế giới phát triển (cách mạng Trung Quốc 1949,
Triều Tiên 1948, Căm Pu Chia 1953, Cu Ba 1959 ).
- Là thắng lợi của chủ nghĩa Mác – Lênin ở một nước thuộc địa nửa phong
kiến do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
c, Một số kinh nghiệm.

- Giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, kết hợp đúng đắn 2 nhiệm vụ chống
đế quốc và phong kiến.
- Toàn dân nổi dậy trên cơ sở đại đoàn kết dân tộc trong mặt trận thống
nhất, lấy liên minh công nông làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
- Lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù, cô lập kẻ thù chính.

- Kiên quyết dùng bạo lực cách mạng và biết sử dụng bạo lực cách mạng
một cách thích hợp để đập tan bộ máy nhà nước thực dân phong kiến, lập ra chính
quyền của nhân dân.
- Nắm vững nghệ thuật khởi nghĩa, chọn đúng thời cơ, chớp thời cơ phát
động khởi nghĩa…
- Xây dựng Đảng Mác – Lênin đủ sức lãnh đạo cuộc k.chiến giành thắng lợi.

KẾT LUẬN BÀI

21


Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 là sự kiện vĩ đại trong lịch sử
dân tộc Việt Nam. Thắng lợi đó đã chứng minh vị trí, vai trị của Đảng Cộng sản –
Nhân tố quyết định mọi thắng lợi của quá trình cách mạng Việt Nam. Mới 15 tuổi,
với hơn 5000 đảng viên trên cả Đông Dương, Đảng đã lãnh đạo nhân dân làm nên
chiến công vang dội: đánh đổ chế độ thuộc địa của thực dân Pháp và phát xít Nhật
trên đất nước Việt Nam kéo dài 87 năm, lật nhào chế độ phong kiến hàng ngàn
năm, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn
liền chủ nghĩa xã hội.
Cách mạng Tháng Tám là thắng lợi đầu tiên của phong trào giải phóng dân
tộc ở một nước thuộc địa, cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của các nước thuộc
địa trên thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “ Chẳng những giai cấp lao
động và nhân dân Việt Nam ta có thể tự hào, mà giai cấp lao động và những dân
tộc bị áp bức nơi khác cũng có thể tự hào rằng: lần này là lần đầu tiên trong lịch sử
cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa, một Đảng mới 15 tuổi đã
lãnh đạo cách mạng thành công, đã nắm chính quyền tồn quốc”.
CÂU HỎI HỌC TẬP

1. Trình bày nội dung Luận cương chính trị tháng 10/1930 của Đảng Cộng

sản Đông Dương? Giá trị lý luận và thực tiễn của những nội dung đó?
2. Trình bày những nội dung chuyển hướng chỉ đạo chiến lược tại các hội
nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 6, 7, 8 (khoá I) của Đảng? ý nghĩa của sự
chuyển hướng đó?
3. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của Cách
mạng Tháng Tám 1945?

22



×