Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

BÀI KIỂM TRA GIỮA kỳ môn văn học VIỆT NAM THƠ TRỮ TÌNH tố hữu và NHÂN CÁCH NGUYỄN TUÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.75 KB, 12 trang )

Bài kiểm tra giữa kì
Mơn Văn học Việt Nam 3
Lớp
Họ và tên sinh viên thực hiện:
TỐ HỮU
1. Thế nào là thơ trữ tình chính trị? Tại sao gọi thơ Tố Hữu là thơ trữ tình
chính trị?
- Xuất phát từ nhu cầu:
+ Tìm tịi và truyền bá tư tưởng mới rất khẩn trương của thời đại (sau khi tư
tưởng tôn quân bị thất bại )
+ Bộc lộ trực tiếp tình cảm cách mạng mãnh liệt của người công dân vừa
mới trỗi lên thay thế cho người thần dân xưa cũ.
Như vậy:
*Thơ chính trị: là thơ thể hiện trực tiếp tư tưởng, tình cảm chính trị trong thơ.
*Thơ trữ tình: là thơ bộc lộ tình cảm, giãi bày những cảm xúc của mình.
- Sự rung động của hồn thơ khi đề cập đến vấn đề trung tâm của thời đại, khi
đối diện với sự sống còn của Tổ quốc và Nhân dân tất yếu sẽ trở thành sự rung
động chính trị. Ngược lại, chính trị trong khi thực hiện lợi ích xã hội trong một
hình thức phổ biến có tính chất cưỡng bức thì tất yếu đưa thơ ca vào quỹ đạo
của mình biến nó thành mặt trận. Đó là sự kết hợp tự nhiên. Tố Hữu là nhà thơ
trữ tình chính trị bởi ơng đã kết hợp một tình cảm u nước, yêu Chủ Nghĩa Xã
Hội thuần túy nhất với một tình càm cá nhân đằm thắm trong sáng nhất. Nhờ
thế, ông đã sáng tạo được một thế giới nghệ thuật độc đáo của thơ trữ tình
chính trị và nâng nó lên một trình độ mới.
- Gọi thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị vì:
Trước hết, ta cần tìm hiểu vài nét về Tố Hữu:
- Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành. Sinh 1920, trong một gia đình nhà
nho, quê ở Thừa Thiên Huế.


- Mầm mống thi sĩ ở Tố Hữu hình thành từ nhỏ, bố và mẹ đều là những người


yêu văn học, thuộc nhiều và thích sưu tầm tục ngữ, ca dao. Chính bố đã dạy
cho ơng phép tắc làm thơ theo lối cổ. Huế là xứ sở của núi Ngự, sông Hương
đẹp, thơ mộng với bao làn điệu dân ca Nam ai Nam bằng đã góp phần tạo nên
hồn thơ Tố Hữu.
- Tố Hữu sớm có tinh thần yêu nước và sớm gặp được lý tưởng cách mạng.
Tham gia cách mạng và giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước.
Gọi thơ Tố Hữu là thơ trữ tình chính trị vì:
+ Hồn thơ Tố Hữu ln hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn,
niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc. Ngay từ đầu, cái tơi trữ
tình trong thơ Tố Hữu là cái tôi chiến sĩ, càng về sau càng xác định rõ là cái tôi
nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng dân tộc. Thơ Tố Hữu không đi sâu vào
cuộc sống và những tình cảm riêng tư mà tập trung thể hiện tình cảm lớn,
mang tích chất tiêu biểu phổ biến của con người cách mạng: đó là tình u lí
tưởng, tình cảm kính u lãnh tụ, tình đồng bào, đồng chí, tình quốc tế vơ sản.
Niềm vui trong thơ Tố Hữu là niềm vui lớn, sôi nổi, hân hoan và cũng rực rỡ
tươi sáng.
+ Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của đất
nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, ln đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa
lịch sử và có ý nghĩa tồn dân. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Tố Hữu là cảm
hứng lịch sử - dân tộc chứ không phải cảm hứng thế sự đời tư. Nổi bật trong
thơ ông là những vấn đề vận mệnh cộng đồng. Con người trong thơ Tố Hữu là
con người của sự nghiệp chung, các nhân vật trữ tình thường mang phẩm chất
tiêu biểu cho dân tộc mang tầm vóc lịch sử - vĩ đại.
+ Những tư tưởng, tình cảm lớn của con người, những vấn đề lớn lao của đời
sống đã được Tố Hữu thể hiện qua giọng thơ mang tính chất tâm tình rất tự
nhiên, đằm thắm, chân thành.


2. Từ “Từ ấy” đến “Máu và hoa”, thơ Tố Hữu đã có sự thay đổi như thế nào
về nội dung và bút pháp?

Sự vận động từ “Từ ấy” đến “Máu và hoa” về:
Nội dung
Tập thơ

TỪ ẤY

VIỆT BẮC

GIÓ LỘNG

RA TRẬN&
MÁU VÀ

Sự vận động

Cái tơi

HOA
Chiến sĩ

Ẩn mình sau Nhân
quần

danh Nhân

danh

chúng Đảng và thời Đảng và thời

nhân dân (anh đại


đại, dân tộc

bộ đội, chị dân
Lẽ sống

Dũng

cơng)
cảm, Trân

trọng Phấn đấu vì Phấn đấu vì

dấn thân vào ngợi ca những cuộc sống tươi cuộc sống tươi
con

đường con

cách mạng
Cảm hứng

bình

người đẹp của cả dân đẹp của cả dân
thường tộc

tộc

mà vĩ đại
Lãng mạn bay Sử thi


Lãng mạn + Sử thi + tính

bổng

sử thi

chính
thời sự

Nghệ thuật

luận


Tập thơ

TỪ ẤY

VIỆT BẮC

GIÓ LỘNG

RA TRẬN&
MÁU VÀ

Sự vận động
Giọng điệu

Nhiệt


huyết, Thân

trẻ trung

HOA
thiết, Tươi tắn, dõng Khẳng
định

đậm đà

dạc, tự hào, ngợi ca, quyết
sảng

Hình ảnh

Đầy

hương Quần

say sưa
chúng Tổ quốc, đất Dân tộc Việt

sắc, tràn trề nhân dân, quê nước,
sức sống và hương,
niềm vui

khoái, tâm

nhân Nam, Bác Hồ


đất dân

nước

 Quan điểm nghệ thuật về con người:
Con người trong Từ ấy là con người của lồi, của số đơng (vạn kiếp, vạn
nhà, khối đời, khối người, muôn bạn, trăm tay) là những con người có chung số
phận, chung ước mơ, những con người yêu lí tưởng, sẵn sàng hi sinh vì lí
tưởng. Trong Việt Bắc là con người cụ thể trong cái nhìn gần gũi (bà bủ, bà
bầm, em bé liên lạc, anh bộ đội, vị lãnh tụ). Những con người làng quê yêu
kháng chiến, yêu cách mạng (thể hiện qua tình mẹ con, tình chồng vợ, đất
nước). Trong Gió lộng con người tự do, hòa lẫn vào đất nước, đại diện tiêu
biểu cho dân tộc, cho Đảng và quần chúng cách mạng. Con người lớn lên,
trưởng thành gắn với con người đầy sức sống. Trong Máu và hoa con người
trọn vẹn, thuần túy. Con người bốn nghìn năm, con người lịch sử và của thời
hiện đại - mang tầm vóc quốc tế, có khả năng nhìn nhận, đánh giá. Sơi sục căm
thù và quyết tâm ra trận đánh giặc.
 Không gian nghệ thuật:
Trong Từ ấy là thế giới sung sướng và thế giới đau buồn, gần cuối tập “Từ
ấy” xây dựng con đường cách mạng (nhưng có phần trừu tượng). Trong Việt
Bắc là con đường cụ thể, chạy dài, thênh thang, tít tắp. Trong Gió lộng là con
đường nhiều hướng, nhiều bình diện: chặng đường, đường chiến thắng, đường


thống nhất, đường sang nước bạn. Trong Máu và hoa là con đường ra trận,
con đường của tình nghĩa, con đường sáng tạo, con đường lịch sử, con đường
thắng lợi.
 Thời gian nghệ thuật:
Thời gian trong thơ Tố Hữu có sự vận động và phát triển, là thời gian biện

chứng, vận động với sự trở về điểm xuất phát.
3. So sánh bút pháp thơ Tố Hữu với một nhà thơ cách mạng khác?
So sánh ở một khía cạnh nhỏ, đó là so sánh với thơ Xuân Diệu sau 1945. Sau
1945, có thể nói Xuân Diệu là nhà thơ cách mạng.
So sánh về giọng điệu:
+ Sau cách mạng tháng Tám, giọng điệu trong thơ Xuân Diệu là giọng sôi nổi,
ngợi ca, nhiệt thành với cách mạng. Tuy có sự chuyển biến về cảm hứng, về
quan niệm sáng tác, thế nhưng nhìn chung, giọng điệu thơ Xuân Diệu về cơ
bản không thay đổi. Khí văn, khí thơ vẫn là “nồng nàn, tha thiết, sôi nổi”.
+ Giọng điệu trong thơ Tố Hữu rất dễ nhận ra. Đó là giọng tâm tình, ngọt ngào,
tha thiết, giọng của tình thương mến. Giọng điệu ấy có phần là do được thừa
hưởng từ tâm hồn của con người xứ Huế (giọng Nam ai Nam bằng), từ kho ca
dao vơ tận, từ vùng đất có nhiều vẻ đẹp êm dịu và thơ mộng.
Chính vì thế mà trong thơ Tố Hữu, từ lí tưởng, lẽ sống đến mối quan hệ của
người cách mạng với đồng bào, đồng chí, với lãnh tụ … tất cả đều trở thành
tình thương mến, thành ân nghĩa sâu nặng. Trong thơ Tố Hữu, dù có lúc cất lên
bằng giọng thúc giục hay trang trọng (khi kêu gọi kháng chiến) thì Tố Hữu vẫn
trở về với giọng đặc trưng của mình là giọng tâm tình, ngọt ngào. Dường như
bài thơ đều có đối tượng cụ thể để nhà thơ tâm sự, trò chuyện, giãi bày, thuyết
phục. Nhờ giọng điệu riêng này mà thơ Tố Hữu đã tăng thêm nhiều sức truyền
cảm, dễ nhớ, dễ thuộc.
NGUYỄN TUÂN


1. Cái tôi, nhân cách của Nguyễn Tuân thể hiện như thế nào thể hiện qua tác
phẩm của ông?
-

Nguyễn Tuân là một trí thức giàu lịng u nước và tinh thần dân tộc. Lịng
u nước của ơng có những nét riêng: gắn bó với những giá trị văn hóa cổ

truyền của dân tộc. Ông yêu tha thiết tiếng mẹ đẻ, những kiệt tác văn
chương của Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Tú Xương, Tản Đà…; những
nhạc điệu hoặc đài các của thể ca trù, hoặc dân dã mà thiết tha của giọng hò
Quảng Trị, Thừa Thiên, Nam Bộ…Những phong cảnh đẹp của quê hương
đất nước, những thú chơi tao nhã như uống trà, nhắm rượu, chơi hoa, chơi
chữ đẹp, đánh thơ, thả thơ…những món ăn truyền thống thể hiện khẩu vị
tinh tế của người Việt.

-

Ở Nguyễn Tuân, ý thức cá nhân phát triển rất cao. Ông viết văn trước hết để
khẳng định cá tính độc đáo của mình. Ơng ham du lịch, tự gán cho mình
một chứng bệnh “chủ nghĩa xê dịch”. Lối sống tự do phóng túng của ơng
khơng phù hợp với chế độ thực địa (tuy không hoạt động cách mạng mà 2
lần bị tù)

-

Nguyễn Tuân là con người rất mực tài hoa, un bác. Ngồi văn chương,
ơng cịn am hiểu nhiều ngành văn hóa, nhiều mơn nghệ thuật khác như hội
họa, điêu khắc, sân khấu, điện ảnh…Ông là một diễn viên kịch nói có tài và
là một trong những diễn viên điện ảnh đầu tiên ở nước ta. Ông thường vận
dụng con mắt của nhiều ngành văn hóa, nghệ thuật khác nhau để tăng
cường khả năng quan sát, diễn tả của nghệ thuật ngôn từ.

-

Nguyễn Tuân là một nhà văn biết quý trọng thật sự nghề nghiệp của mình.
Ngay từ trước cách mạng tháng Tám, ơng đã quan niệm nghề văn là một cái
gì đối lập với tính vụ lợi kiểu con bn, và ở đâu có đồng tiền phàm tục thì

ở đấy khơng thể có cái đẹp. Đối với ơng, nghệ thuật là một hình thái lao
động nghiêm túc, thậm chí “khổ hạnh” và ơng đã lấy chính cuộc đời cầm
bút hơn nửa thế kỉ của mình để chứng minh cho quan niệm ấy.


Ngun Ngọc nói về Nguyễn Tn: “Sau khi ơng mất, ta bỗng nhận ra rằng,
con người ấy đi qua cuộc đời đã để lại trên mặt đất này một vết hằn sâu biết
chừng nào. Ấy hẳn là do bởi sức nặng nhân cách và tài năng của ông, cả hai
đều lớn, nhiều khi lớn đến vướng víu, kềnh càng và khơng phải ai cũng có thể
lấy làm dễ chịu”.
2. Qua “Vang bóng một thời”, Nguyễn Tn nghĩ gì về vai trị của nghệ thuật
với cuộc sống hiện thời?
“Vang bóng một thời” viết về một thời đã qua nay chỉ còn vang bóng, thời nhà
Nguyễn suy tàn, Tây đặt ách đơ hộ ở nước ta. Nhân vật chủ yếu là những trí
thức cuối thế kỉ tuy bng xi bất lực nhưng quyết giữ trọn thiên lương và nét
đẹp tâm hồn và tìm đến cảnh sống của người tài tử.
“Vang bóng một thời” viết về những cảnh sống của người tài tử như thú uống
trà, thú chơi chữ, đánh thơ, thả thơ, hát ả đào…
Qua “Vang bóng một thời”, Nguyễn Tuân muốn nói đến vai trị của nghệ thuật:
-

Nghệ thuật giúp con người tìm về với truyền thống văn hóa dân tộc với
những thú vui tao nhã, những phong tục tập quán. Giúp con người nhìn
nhận và nâng niu q khứ, khơng vì cuộc sống náo nhiệt hiện thời mà quên
đi những giá trị tinh thần đẹp đẽ.

-

Giúp người nghệ sĩ giữ trọn thiên lương và nét đẹp tâm hồn


-

Giúp người nghệ sĩ biết nhìn nhận cái đẹp, tìm ra cái đẹp “ẩn náu” trong
những điều kiện tưởng chừng khơng thể có.

3. So sánh tùy bút của Nguyễn Tuân với phóng sự và kí để thấy được những
đặc trưng của tùy bút Nguyễn Tuân?
Có nhiều nhà văn viết về tùy bút, nhưng hiếm có một cây bút nào lại thủy
chung, gắn bó với nó suốt một đời sáng tác như Nguyễn Tuân. Ông gắn bó với
thể loại tùy bút và tạo dựng được cho mình một phong cách riêng ở thể loại
này bởi nó phù hợp với sở trường cũng như cá tính của ơng.
Khái niệm tùy bút:


“Tùy bút là thể kí ghi lại một cách tương đối tự do những cảm nghĩ của
nguời viết, kết hợp với việc phản ánh một cách thực tế khách quan”
Tùy bút là một loại kí trữ tình tiêu biểu, trữ tình nhất trong các loại văn xi,
tùy bút là tùy cảm xúc, nhà văn đi từ cảm xúc này tới cảm xúc kia, qua đó mà
bộc lộ tình cảm.
Cùng một nội hàm đó nhưng giáo sư Hà Minh Đức lại có cách diễn đạt
khác: “Tùy bút là một trong những thể kí mà chất trữ tình chiếm một phân
lượng quan trọng. Nhà văn thường kết hợp, xen kẽ việc miêu tả đối tượng
khách quan với việc bộc lộ cảm xúc chủ quan”.
Dù ở cách diễn đạt nào thì tác giả cũng chú ý việc nhấn mạnh đến chất trữ
tình của tùy bút. Có thể nói trong các tiểu loại thuộc văn xi, tùy bút khá độc
đáo và mới lạ. Nó mang những đặc trưng riêng biệt mà chỉ khi xem nó trên
nhiều góc độ chúng ta mới có thể thấy hết được.
Đặc trưng
 Ngẫu hứng trong cảm xúc
Nói đến tùy bút là nói đến mạch cảm xúc, mạch văn hết sức tự do, tùy bút

có nghĩa là phóng bút, tùy bút mà viết. Ở đây nhà văn không phải tuân theo
một quy tắc viết nào về thi pháp, giong điệu, ngơn ngữ…mà hồn tồn dựa vào
mạch cảm xúc đang tn chảy của mình. Tùy bút mang tính chất tự do trong
việc thể hiện cảm xúc, từ cảm xúc này qua cảm xúc khác, không cần đến sự
chuyển ý, đổi câu mà người đọc vẫn có thể theo dõi và hiểu được mạch nguồn
đó. Với tùy bút “người viết thường mượn cớ thuật lại một sự kiện, một mẩu
chuyện nào đó mà mình có trải qua để nhân đấy nêu lên những vấn đề này khác
mà bàn bạc, mà nghị luận, triết lí ném ra những suy ngĩ của mình một cách
thoải mái phóng túng”. Như vậy, những sự kiện xuất phát trong tùy bút chẳng
qua cũng là cái cớ để tác giả bộc lộ cảm xúc chủ quan của mình. Và dĩ nhiên
như thế thì các sự kiện khách quan sẽ khơng được trình bày liên tục do sự phát
triển xen kẽ của cảm xúc, vì vậy cả một tùy bút, ta có thể bắt gặp nhiều dịng


cảm xúc, nhiều khoảng thời gian, nhiều sự kiện…Những trang tùy bút của
Nguyễn Tuân sẽ cho ta thấy rõ điều đó.
 Sự giao thoa giữa tùy bút và các thể loại văn học
*Mối quan hệ với truyện
Thật ra tùy bút và truyện (bao gồm cả truyện ngắn và tiểu thuyết) là hai mảng
thể loại hồn tồn khác nhau có hẳn ranh giới với những tiêu chí riêng để phân
biệt. Tuy nhiên, ở hai thể loại này đã có giao thoa, có mối quan hệ biện chứng
với nhau.
Trước hết, chúng ta thấy biểu hiện của đặc điểm này ở hệ thống nhân vật. Nhân
vật trong tùy bút cũng như trong truyện “vừa là sự khái qt hóa con người
ngồi xã hội, nó có tính khách quan, vừa là sự biểu hiện trực tiếp quan điểm hệ
thống thẩm mĩ và quan điểm xã hội của nhà văn”
Chất truyện trong tùy bút còn được thể hiện ở nghệ thuật dựng truyện mô tả
tâm lý, dựng cảnh…qua trí tưởng tượng của mình. Về điểm này phải kể đến
tùy bút của Nguyễn Tuân. Có thể nói q trình viết tùy bút của ơng là q trình
đi từ truyện, những tác phẩm như “Chiếc lư đồng mắt cua”, “Sơng Đà”…

người đọc đều nhận thấy ở đó yếu tố tiểu thuyết chiếm khá nhiều bởi những
trang liên tưởng khá thú vị mà chỉ ở tiểu thuyết mới có được.
 Mối quan hệ với kí sự
Tùy bút và kí sự là hai tiểu loại nhỏ trong thể loại kí. Trong khi tùy bút
thuộc loại kí trữ tình nghiêng về phần ghi nhận những cảm xúc và suy nghĩ chủ
quan của tác giả trước những sự kiện của đời sống cùng với việc xen kẽ kết
hợp giữa việc biểu hiện, bình luận với miêu tả kể chuyện.
Thì kí sự thuộc loại kí tự sự - chủ yếu ghi lại những diễn biến khách quan
của cuộc sống và con người thông qua những sự kiện, nét đặc trưng cơ bản của
kí sự là phải tơn trọng tiếng nói của khách quan.
Có thể nói, trong tùy bút có sự giao thoa của nhiều thể loại nhưng tiêu biểu
nhất là tùy bút mang đậm chất truyện và kí sự. Đó cũng là một nét độc đáo của
thể loại này.


Đặc trưng của tùy bút Nguyễn Tuân
Xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam những người đến với thể loại này
khơng nhiều. Điều này cũng có lí do của nó – là một thể loại tự do, bộc lộ cảm
xúc (nhưng càng tự do lại càng khó). Tùy bút rất “kén” người viết. Phải những
ai thật sự có bản lĩnh, với cách cảm, cách nghĩ độc đáo sâu sắc mới có thể viết
được. Thế nhưng, với Nguyễn Tn, ơng gắn cả đời mình với thể tùy bút – tùy
bút gắn với ông như một sự sắp đặt của số phận. Tính cách của ơng – ngơng
nghênh, kiêu bạc đã tìm thấy ở tùy bút những nét đặc trưng riêng để mình có
thể tự do thoải mái bộc lộ cảm xúc. Và điều này tất nhiên sẽ xảy ra: “Con
người ấy phải có thể tài ấy”. Với sự phóng túng, muốn phơ trương kiến thức,
chất un bác tài hoa của mình – Ơng đã bắt gặp thể văn tự do, phóng túng
khơng kém. “Khi đã có sự đồng thanh tương ứng đến thế, sự gặp gỡ giữa ông
và cái thể văn xi phóng túng ấy trở nên một cuộc hẹn hị tự nhiên, và ngày
càng đằm thắm”. Suốt cả quãng đời viết văn của mình, Nguyễn Tn gắn với
tùy bút. Ơng đã tạo cho thể loại ấy một mảnh đất để sống. Ở tùy bút ông đã thể

hiện được phong cách của mình. Đó là một phong cách độc đáo khơng thể lẫn
vào đâu được.
Tùy bút Nguyễn Tuân có những đặc điểm sau:
- Đọc tùy bút Nguyễn Tuân, ta nhận thấy “cái tôi” bản ngã được thể hiện một
cách rõ nét. Nhiều nhân vật trong tác phẩm Nguyễn Tuân sử dụng đại từ nhân
xưng thứ nhất “tơi” và thậm chí các nhân vật khác của ơng mặc dù tên gọi có
khác nhau: Vi, Bạch, Hồng…thì thực chất vẫn mang rõ hình bóng chủ quan
của tác giả. Thế nhưng tùy bút của Nguyễn Tn khơng chỉ trình bày cảm xúc,
suy nghĩ chủ quan mà trong một chừng mực nhất định ơng cịn mơ tả tâm lý,
khắc họa tính cách nhân vật, tạo nên những cảnh, những cốt truyện đơn giản. Ở
đây ta thấy có sự thâm nhập của yếu tố truyện trong những tác phẩm tùy bút
của Nguyễn Tuân. Ranh giới giữa các thể loại có phần bị xóa nhịa.
- Tùy bút Nguyễn Tuân hấp dẫn người đọc trước hết bởi những trang viết chân
thực với lượng thông tin phong phú đa dạng, chính xác. Ơng vốn xuất thân là


một nhà báo, có vốn sống, vốn hiểu biết khá sâu rộng. Qua những trang tùy bút
của Nguyễn Tuân, có thể thấy ơng có mặt ở nhiều nơi, quan tâm tới nhiều mặt
của đời sống, đã quan tâm tới cái gì thì tìm hiểu kĩ đến từng chi tiết nhỏ. Chính
vì vậy mà tùy bút của Nguyễn Tn có lượng thông tin rất cao. Nhiều bài tùy
bút của ông đã cung cấp cho người đọc những kiến thức đa dạng, nhiều mặt cả
về lịch sử, địa lí, địa chất, hội họa, âm nhạc….
- Tùy bút Nguyễn Tuân không chỉ giàu chất hiện thực, mang tính thời sự cao
mà cịn đậm đà chất trữ tình thơ mộng. Chất tình cảm trongt ùy bút Nguyễn
Tuân trước cách mạng thường là buồn, phản ánh cái tâm trạng bức bối chán
chường của tác giả trước một cuộc đời tù túng, tẻ nhạt (Thiếu quê hương)
Sau cách mạng tháng Tám, cảm xúc và suy nghĩ của Nguyễn Tn có nhiều
thay đổi: say mê, nhiệt tình và lạc quan hơn, nhiều thiên tùy bút trong Sông Đà
là những áng thơ trữ tình bằng văn xi ca ngợi thiên nhiên và con người Tây
Bắc.

Ở tùy bút của Nguyễn Tuân, chất trữ tình đậm đà được kết hợp với chất trí tuệ
sắc sảo, với những liên tưởng phong phú, táo bạo bất ngờ đã làm nên nét độc
đáo riêng của Nguyễn Tuân.
- Tính chất đa nghĩa của những thiên tùy bút Nguyễn Tuân cũng là một mặt
mạnh trong phong cách nghệ thuật của ông. Đọc tùy bút Nguyễn Tuân, người
đọc phải nghiền ngẫm, suy nghĩ, phải có cùng một tư duy nghệ thuật với nhà
văn thì mới cảm nhận được cái hay cái đẹp của nó.
- Đặc sắc trong tùy bút của Nguyễn Tuân còn ở cái tài kể chuyện rất vui, rất
hóm hỉnh và có duyên của ông. Văn Nguyễn Tuân viết tự nhiên như người nói
chuyện: ông trò chuyện với bạn đọc một cách thoải mái, chân tình, có khi điềm
đạm, thẳng thắn, nghiêm trang, nhưng nhiều khi vui nhộn, linh hoạt kiểu tán
gẫu, nói trạng, đưa lại cho người đọc những trang viết không kém phần thú vị.
Giọng văn của ông luôn chuyển đổi.
- Văn tùy bút của Nguyễn Tuân biến đổi rất linh hoạt. Mạch văn tn chảy theo
dịng cảm xúc hết sức thoải mái, chuyện này chồng chéo lên chuyện kia không


theo một trình tự nào, và cũng khơng bị ràng buộc bởi khơng gian, thời gian.
Văn của ơng khi thì lướt rất nhanh, chỉ điểm một vài nét chấm phá khi thì dừng
lại rất lâu ở một cảnh, một sự việc, rồi xoay ngang, xoay dọc tỉa tót, chạm trổ tỉ
mỉ công phu như một nghệ nhân tài ba.
Văn tùy bút Nguyễn Tuân quả có nhiều nét đặc biệt dễ nhận thấy khiến người
đọc có thể dễ dàng phân biệt ông với những cây bút khác. Với thể loại tùy bút,
Nguyễn Tuân đã đạt được những thành công rực rỡ cả ở giai đoạn trước và sau
cách mạng tháng Tám.



×