Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong bối cảnh Việt Nam tham gia Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới CPTPP và EVFTA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.15 KB, 15 trang )

THỰC THI QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM
THAM GIA HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI CPTPP VÀ EVFTA
ENFORCEMENT OF INTELLECTUAL PROPERTY RIGHTS IN THE VIETNAM
BACKGROUND PARTICIPATING IN THE NEW GENERATION AGREEMENT
ON FREE TRADE AGREEMENT CPTPP AND EVFTA
ThS. Phạm Xuân Việt
Học viện Cảnh sát nhân dân

Tóm tắt
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đã và đang trở thành yêu cầu cấp bách đối với mỗi
quốc gia trong đó có Việt Nam. Đặc biệt khi quốc tế đang có xu hướng bảo hộ mậu dịch ở
nhiều nước và khu vực, thậm chí ngay tại những quốc gia có truyền thống ủng hộ tự do
hóa thương mại. Hiện nay, nước ta đang là thành viên của 14 Hiệp định thương mại tự do
(FTA), trong đó có hai Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới là Hiệp định CPTPP và
Hiệp định EVFTA, trong hai Hiệp định này vấn đề sở hữu trí tuệ ln là nội dung được các
bên đặc biệt quan tâm. Để phát huy tối đa các lợi thế về sở hữu trí tuệ, hỗ trợ phát triển
kinh tế, Việt Nam cần có giải pháp thực thi phù hợp, hiệu quả. Trong phạn vi bài viết tác
giả sẽ tập trung làm rõ những cơ hội, thách thức, cũng như thực trạng xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ, nguyên nhân và giải pháp kiến nghị bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta.
Từ khóa: Bảo hộ, pháp luật, quyền, sở hữu trí tuệ, thực thi, xâm phạm
Abstract
Protection of intellectual property rights has become an urgent requirement for
every country including Vietnam. Especially when international tendency to protect trade
in many countries and regions, even in countries that have traditionally supported trade
liberalization. Currently, our country is a member of 14 free trade agreements (FTAs),
including two new generation free trade agreements, the CPTPP Agreement and the
EVFTA Agreement, among these two. Intellectual property is always the content of special
interest. To maximize the advantages of intellectual property and support economic
development, Vietnam needs to have appropriate and effective enforcement solutions. In
the scope of the article, the author will focus on clarifying the opportunities and
challenges, as well as the reality of infringement of intellectual property rights, causes and


solutions to propose intellectual property rights protection in our country.
Keywords: Protection, law, rights, intellectual property, enforcement and infringement
Hiệp định CPTPP được ký kết vào ngày 08 tháng 3 năm 2018 tại thành phố
Santiagô, Chi Lê và chính thức có hiệu lực từ ngày 30 tháng 12 năm 2018 gồm 11 nước
thành viên (Ốt-xtrây-lia, Bru-nây Đa-rút-xa-lam, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a,
Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-po và Việt Nam) với nội dung gồm 30 chương, 09
phục lục, trong đó Chương 18 quy định về quyền sở hữu trí tuệ, đối với Việt Nam Hiệp
định này sẽ có hiệu lực từ ngày 14 tháng 01 năm 2019. Ngày 30/6/2019 Hiệp định EVFTA
497


được ký kết cùng với Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-Liên minh châu Âu (IPA) tại Hà
Nội sau hơn 07 năm đàm phán. Hiệp định EVFTA gồm 17 Chương, 2 Nghị định thư và
một số bản ghi nhớ kèm theo, trong đó quyền sở hữu trí tuệ được quy định tại Chương 12.
Ngày 12/02/2020 Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu phê chuẩn với tỷ lệ hơn 63% phiếu thuận
và dự kiến trong tháng 7/2020 Hiệp định EVFTA sẽ có hiệu lực tại Việt Nam. Đây là hai
Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới sẽ có tác động rất lớn đến cơ hội cũng như thách
thức đối với nền kinh tế - xã hội nước ta, đặc biệt trong đó là yêu cầu về bảo hộ và thực thi
quyền sở hữu trí tuệ.
Bài viết đã được thực hiện dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng của Chủ
nghĩa Mác - Lênin, những quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng,
Nhà Việt Nam có liên quan đến vấn đề bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Đối với
phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thống kê được thực hiện để thống kê tổng hợp các số
liệu, kết quả báo cáo của các cơ quan chức năng đã áp dụng, triển khai và kết quả đạt được
nhằm có cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam làm căn
cứ đề xuất, kiến nghị giải pháp khắc phục. Phương pháp nghiên cứu, phân tích so sánh được
tác giả trên cơ sở đối chiếu nội dung các quy định pháp luật hiện hành và những cam kết về sở
hữu trí tuệ mà Việt Nam đã tham gia trong các Hiệp định thương mại tư do thế hệ mới
(CPTPP, EVFTA). Thông qua số liệu thực tế, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu, phân
tích, tổng hợp, so sánh để khái quát thành các nội dung, đặc điểm có tính quy luật nhằm đánh

giá sát thực hơn về thực trạng tình hình thực thi, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta so với
các yêu cầu mà hai Hiệp định trên đã quy định đối với các nước thành viên.
1. Cơ hội và thách thức
1.1. Cơ hội
Một là, các đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ sẽ được bảo hộ một cách triệt để
và hiệu quả hơn.
Với những cam kết ở mức độ cao, toàn diện, phạm vi điều chỉnh đa dạng, bao trùm
nhiều lĩnh vực của quyền sở hữu trí tuệ được quy định trong các điều khoản của Hiệp định
FTA thế hệ mới. Do đó, khi các Hiệp định này có hiệu lực các đối tượng thuộc quyền sở
hữu trí tuệ sẽ từng bước được các nước thành viên luật hóa quốc gia bảo hộ các đối tượng
thuộc quyền sở hữu trí tuệ một cách tồn diện, đầy đủ hơn, đáp ứng được nhu cầu của chủ
thể tài sản sở hữu trí tuệ. Ví dụ như đối với nhãn hiệu, Hiệp định CPTPP yêu cầu phải bảo
hộ cả nhãn hiệu âm thanh và nhãn hiệu mùi (trong khi TRIPS và pháp luật của Việt Nam
hiện tại mới chỉ bảo hộ các dấu hiệu nhìn thấy được). Ngồi ra, các hiệp định này còn yêu
cầu cơ chế bảo hộ cao trong những lĩnh vực có liên quan đến sức khỏe cộng đồng như cơ
chế độc quyền dữ liệu thử nghiệm bí mật và bảo hộ 10 năm đối với nơng hóa phẩm. Hay
trong Khoản 2, Điều 12.40 của Hiệp định EVFTA có quy định về cơ chế đền bù đối với
chủ sở hữu sáng chế mỗi bên phải quy định cơ chế đầy đủ và hiệu quả để đền bù cho chủ
sở hữu sáng chế vì việc giảm thời hạn bảo hộ hữu hiệu của bằng sáng chế do sự chậm trễ
bất hợp lý trong việc cấp phép lưu hành thị trường đầu tiên tại lãnh thổ của mình...[1]
Hai là, tạo mơi trường bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cơng khai, minh bạch, cơng
bằng góp phần thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ hỗ trợ phát triển kinh tế

498


Cùng với những cam kết của Việt Nam trong các Hiệp định FTA nói chung, trong đó
có Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới CPTPP, EVFTA sẽ góp phần tạo dựng môi trường
phát triển kinh tế cạnh tranh lành mạnh, trong đó có lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Những quy định
này sẽ địi hỏi khơng chỉ chủ thể quyền sở hữu trí tuệ mà cịn có vai trị của các cơ quan quản

lý nhà nước nói chung cần thiết phải có giải pháp phù hợp, trước mắt là luật hóa triệt để
những cam kết đã được quy định qua đó sẽ góp phần tạo dụng mơi trường bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ được cơng khai, minh bạch hơn. Đặc biệt đối với nước ta, ngoài ý nghĩa trên Hiệp
định FTA thế hệ mới về quyền sở hữu trí tuệ sẽ là điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn
vốn FDI chất lượng cao, trình độ công nghệ tiên tiến, hiện đại, đặc biệt trong bối cảnh cuộc
Cách mạng công nghệ lần thứ 4 đang thay đổi từng ngày, đồng thời sẽ tạo không gian sáng
tạo, chuyển giao, đổi mới công nghệ ở Việt Nam hướng tới hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững
trong với xu thế tồn cầu hóa, đa phương hóa trên nền tảng cơ sở tri thức khoa học và công
nghệ. Qua đó sẽ tạo thêm nhiều cơ hội để chúng ta tiếp cận với các công nghệ tiên tiến, tạo
môi trường lành mạnh, hành lang pháp lý vững chắc để cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức
không ngừng phát triển ý tưởng sáng tạo, đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng, có
tính ứng dụng cao và nâng cao thái độ tơn trọng tài sản sở hữu trí tuệ.
Ba là, nâng cao hiệu quả hoạt động phòng, chống hành vi xâm phạm quyền sở hữu
trí tuệ
Bên cạnh những cam kết bảo hộ quyển sở hữu trí tuệ, cả hai Hiệp định CPTPP và
EVFTA đều yêu cầu siết chặt quy định thực thi quyền sở hữu trí tuệ thơng qua các chế tài
xử lý bằng biện pháp kiểm soát biên giới, dân sự, hành chính, hình sự. Ví dụ như, đối với
kiểm soát biên giới, hai Hiệp định này đều yêu cầu cơ quan thực thi cần thiết phải chủ
động kiểm soát hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu và quá cảnh nhằm kịp thời phát hiện, xử lý
hàng giả mạo nhãn hiệu và hàng sao lậu quyền tác giả và quyền liên quan mà khơng cần
phải có u cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ như quy định hiện nay. Hoặc như đối với
chế tài hình sự, CPTPP yêu cầu hình sự hóa hàng loạt hành vi xâm phạm quyền theo
hướng hạ thấp yếu tố cấu thành tội phạm, ví dụ, hành vi xâm phạm bí mật thương mại trên
mạng máy tính, hoặc sử dụng tem nhãn và bao gói giả mạo nhãn hiệu thay vì sản phẩm giả
mạo... cũng đã có thể bị xử lý hình sự. Xa hơn, hiệp định này còn quy định nghĩa vụ phải
xử lý hình sự mà khơng cần u cầu của chủ thể quyền hoặc bên thứ ba như pháp luật hiện
nay đang quy định [2]. Ngồi ra, CPTPP cịn kiến nghị có thể xử lý hình sự cả với hành vi
quay phim trong rạp gây thiệt hại cho chủ thể quyền. Với những chế tài thực thi quyền sở
hữu trí tuệ cụ thể, chặt chẽ, nghiêm minh mà các bên đã cam kết như vậy sẽ là biện pháp
hiệu quả nâng cao hoạt động phòng, chống hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở nước

ta, khi Việt Nam thời gian gần đây luôn được xác định là một trong những quốc gia trên
thế giới có tỷ lệ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở mức khá cao.
1.2. Thách thức
Một là, khả năng tiếp cận sản phẩm trí tuệ được bảo hộ hạn chế hơn[3]
Phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong hai Hiệp định CPTPP, EVFTA khơng
chỉ đã bao quát hầu hết các đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ mà cịn nâng cao giới hạn,
tiêu chuẩn, điều kiện bảo hộ. Ví dụ như, EVFTA quy định về ngun tắc suy đốn về
quyền của người có tên trên tác phẩm khi tên tác giả của tác phẩm văn học hoặc nghệ
499


thuật, và khi tên các chủ thể quyền của các đối tượng được bảo hộ khác xuất hiện trên tác
phẩm hoặc đối tượng được bảo hộ theo cách thông thường thì họ được coi là tác giả hoặc
chủ thể quyền, trừ trường hợp có bằng chứng ngược lại, và do đó có thể thực hiện các thủ
tục tố tụng chống lại hành vi xâm phạm bản quyền. hay về điều kiện bảo hộ kiểu dáng
công nghiệp là bộ phận của sản phẩm phải nhìn thấy được trong quá trình sử dụng và phần
nhìn thấy đáp ứng điều kiện về tính mới và tính nguyên gốc, thời hạn bảo hộ ít nhất là 15
năm hoặc một nhãn hiệu đã đăng ký có thể bị đình chỉ hiệu lực nếu trong vịng 5 năm liên
tục trước khi có u cầu đình chỉ, nhãn hiệu đó khơng được chủ sở hữu hoặc bên nhận
chuyển giao quyền sở hữu đưa vào sử dụng một cách thực sự tại lãnh thổ tương ứng cho
hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan đến nhãn hiệu đã được đăng ký mà khơng có lý do chính
đáng. Trong CPTPP còn quy định thời hạn bảo hộ kết quả thử nghiệm hoặc dữ liệu bí mật
đối với sản phẩm hóa nông là 10 năm hay như không được bảo hộ chỉ dẫn địa lý nếu có khả
năng gây nhầm lẫn với nhãn hiệu... Trước những cam kết bảo hộ ở mức độ cao như vậy,
trong ngắn hạn Việt Nam sẽ khơng tránh khỏi những khó khăn, tốn kém tăng lên nhất định
về tiêu chuẩn, điều kiện, chi phí trong quá trình thiết lập và khai thác, sử dụng sản phẩm
được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp[4].
Hai là, thách thức trong cạnh tranh đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và khả
năng tiếp cận sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của người tiêu dùng
Với những cam kết ở mức độ cao về quyền sở hữu trí tuệ trong hai Hiệp định

CPTPP, EVFTA như đã trình bày sẽ đặt ra khơng ít thách thức trong cạnh tranh thị trường
đối với những hàng hóa chứa đựng nhiều yếu tố là tài sản trí tuệ của doanh nghiệp Việt
Nam. Cụ thể, đối với doanh nghiệp tạo ra các sản phẩm sở hữu trí tuệ khi tham gia hoạt
động thương mại để tránh xảy ra những tranh chấp, vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ cần
thiết phải xác lập quyền đối với các tài sản trí tuệ với các tiêu chí, điều kiện bắt buộc ở mức
độ cao mà chúng ta đã cam kết quốc tế và luật hóa pháp luật trong nước. Còn đối với những
doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh chủ yếu khai thác tài sản trí tuệ qua nhập khẩu
sản phẩm cơng nghệ từ nước ngồi, để được sử dụng tài sản trí tuệ ngồi việc phải nghiên
cứu rất kỹ các yếu tố là tài sản trí tuệ trên sản phẩm đã được quy định bảo hộ như thế nào
vừa là để tránh vi phạm, mặt khác phải trả thêm các khoản chi phí khác để khai thác tài sản
trí tuệ. Những chi phí phát sinh này khiến cho giá thành sản phẩm tăng lên và khả năng cao
các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó cạnh tranh với những sản phẩm cùng loại có nguồn gốc
từ các nước thành viên, đối tác trong các Hiệp định, đặc biệt như sản phẩm sinh học, dược
phẩm, nông hóa phẩm, cơng nghệ... Hơn nữa, với trình độ kinh tế - xã hội của nước ta còn
khá thấp so với các nước thành khác trong hai Hiệp định trên, điều đó sẽ là thách thức
khơng nhỏ đối với người tiêu dùng khi phải bỏ thêm nhiều chi phí để được sử dụng sản
phẩm đã bảo hộ sở hữu trí tuệ. Tồn tại này sẽ dễ trở thành nguyên nhân, điều kiện làm phát
sinh, gia tăng hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, ảnh hưởng xấu đến mơi trường cạnh
tranh, đầu tư lành mạnh của Việt Nam.
Ba là, thách thức trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ
Kết quả rà soát chi tiết hai Hiệp định thương mại FTA tự do thế hệ mới (CPTPP,
EVFTA) cho thấy về cơ bản pháp luật Việt Nam khá tương thích với hầu hết các cam kết về
sở hữu trí tuệ từ nguyên tắc chung tới các tiêu chuẩn bảo hộ quyền cũng như thực thi quyền.

500


Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn một số tồn tại nhất định, đặt ra khơng ít thách thức trong
q trình thực thi quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể:
Vẫn cịn cam kết chưa tương thích: Trong EVFTA, quy định điều kiện để bảo hộ đối

với kiểu dáng công nghiệp là bộ phận của sản phẩm phải nhìn thấy được trong quá trình sử
dụng và phần nhìn thấy đáp ứng điều kiện về tính mới và tính nguyên gốc; yêu cầu về
khơng sử dụng một cách thực sự trong vịng năm năm liên tục của một nhãn hiệu đã đăng
ký để xem xét việc đình chỉ hiệu lực của nhãn hiệu đó; quyền độc quyền cho phép hoặc
cấm cơng bố đến công chúng của người biểu diễn, nhà sản xuất các bản ghi âm, tổ chức
phát sóng; nguyên tắc suy đoán giả định về tác giả hoặc chủ thể quyền như đã trình bày ở
trên... Trong CPTPP, vấn đề cam kết trong bảo hộ nhãn hiệu âm thanh, nhãn hiệu mùi; đối
với bảo hộ sáng chế, phải cho công chúng tiếp cận thông tin về hồ sơ đơn; biện pháp thực
thi ở biên giới các cơ quan thực thi được chủ động kiểm sốt hàng hóa xâm phạm quyển sở
hữu trí tuệ (khơng cần u cầu của chủ thể quyền); hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
ở quy mô thương mại sẽ bị khép vào mức xử lý hình sự, trong đó yếu tố quy mơ thương
mại, trong đó CPTPP đã “xiết” tiêu chuẩn xác định quy mơ thương mại theo hướng những
hoạt động xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác để thu lợi, khơng cần biết là ở
mức nào, cố ý hay vô ý, cũng bị khép vào hành vi ở quy mô thương mại...[5]; biện pháp xử
lý hình sự khơng cần u cầu của chủ thể quyền hoặc người thứ ba...Để quá trình thực thi
quyền sở hữu trí tuệ hiệu quả phù hợp với các chuẩn mực quốc tế mà Việt Nam là thành
viên đòi hỏi pháp luật nước ta cần tiếp tục hoàn thiện, bổ sung.
Ngoài ra, với việc các biên tham gia hai Hiệp định này đều cam kết thực thi quyền
sở hữu trí tuệ với nhiều biện pháp và cơ chế xử lý nghiêm minh ở mức độ cao, ví dụ như:
Đối với thực thi biên giới cơ quan pháp lý chủ động kiểm sốt (khơng cần u cầu của chủ
thể quyền), xử lý hình sự đối với hành vi cố ý nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa giả mạo nhãn
hiệu hoặc hàng hóa sao lậu bản quyền ở quy mơ thương mại; biện pháp xử lý hình sự được
áp dụng không cần yêu cầu của chủ thể quyền hoặc người thứ ba, hành vi quay phim trong
rạp nếu gây thiệt hại cho thủ thể quyền có thể bị xử lý hình sự; bên thua phải trả cho bên
thắng phí và chi phí khi thực thi biện pháp dân sự về chi phí của tịa, phí luật sư hợp lý của
bên thắng... Với các biện pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ ở mức độ cao như vậy sẽ góp
phần đảm bảo ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của mỗi bên. Tuy
nhiên, trước bối cảnh một phần pháp luật Việt Nam chưa hoàn tồn tương thích với các cam
kết quốc tế, một phần thực trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn diễn biến với
nhiều biểu hiện phức tạp, đặc biệt là các hành vi xâm phạm quyền đối với phần mềm bản

quyền, các loại tác phẩm, chỉ dẫn địa lý... trong khi chủ thể quyền tài sản trí tuệ, doanh
nghiệp và người tiêu dùng vẫn chưa thật sự quan tâm, coi trọng vấn đề bảo hộ, chấp hành
nghĩa vụ pháp lý liên quan đến sở hữu trí tuệ. Do đó, nếu các chủ thể này khơng nghiêm túc
nghiên cứu, tìm hiểu, thực hiện các biện pháp tự bảo vệ phù hợp thì sẽ khó tránh khỏi những
rủi ro liên quan đến tranh chấp, kiện tụng, vi phạm pháp luật.
2. Thực trạng, nguyên nhân
2.1. Thực trạng hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Theo Báo cáo Tổng kết Chương trình 168 giai đoạn II (giai đoạn 2012 - 2015) về

501


hành động phịng, chống hành vi sản xuất, bn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ của Bộ Khoa học và Cơng nghệ thì từ năm 2012 đến năm 2015 cho thấy các lực lượng
chức năng của các bộ, ngành đã chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiến hành
thanh tra, kiểm tra và tiếp nhận 25.966 vụ việc có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ,
sản xuất, bn bán hàng giả, đã xử lý vi phạm hành chính 25.543 vụ việc, trong đó cảnh
cáo 68 vụ việc; phạt tiền 23.197 triệu đồng Việt Nam (VND) vụ việc với tổng số tiền xử
phạt vi phạm hành chính gần 97 tỷ đồng (VND); đã khởi tố 381 vụ với 553 bị can; xét xử
55 vụ (12 vụ án hình sự). Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu
quả: Tịch thu, buộc tiêu huỷ, loại bỏ yếu tố vi phạm đối với 980 tấn thực phẩm chức năng
các loại, 80.900 tấn phân bón, 45.678 hộp mỹ phẩm, gần 27.000 sản phẩm thuốc tân dược,
523.000 bao thuốc lá, 160.559 đĩa CD-VCD khơng tem nhãn có nguồn gốc nhập lậu, hàng
chục nghìn chai rượu ngoại các loại và hàng triệu sản phẩm điện, điện tử, túi xách, giầy
dép, quần áo thời trang, lương thực, thực phẩm giả mạo nhãn hiệu và xâm phạm quyền đối
với các đối tượng sở hữu công nghiệp, một số kết quả cụ thể như:
Lực lượng Thanh tra ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tiến hành thanh tra
419 tổ chức và cá nhân trong việc chấp hành các quy định pháp luật về quyền tác giả đối
với phần mềm máy tính tại các tỉnh, thành phố. Qua thanh tra đã phát hiện và xử lý vi
phạm hành chính 386 tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi sao chép phần mềm máy tính, tác

phẩm mỹ thuật, điện ảnh, đăng tải lên website, phát sóng chương trình, vidieo clip âm nhạc
mà khơng được phép của chủ sở hữu, trong đó phạt cảnh cáo 02 trường hợp, phạt tiền 384
trường hợp với tổng số tiền phạt trên 9 tỷ (VND). Tịch thu, tiêu hủy 160.559 đĩa phim, ca
nhạc, sân khấu các loại.
Còn lực lượng Thanh tra ngành Khoa học và Công nghệ đã tiến hành thanh tra 752
vụ việc, phát hiện và xử lý 473 vụ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, đã xử phạt cảnh
cáo 66 vụ việc, phạt tiền 264 vụ việc với số tiền xử phạt gần 6 tỷ đồng (VND). Lực lượng
Quản lý thị trường đã kiểm tra và xử lý 22.441 vụ việc buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ, đã xử phạt vi phạm hành chính gần 53 tỷ đồng (VND); ngành Tịa án
các cấp đã tiếp nhận 288 đã giải quyết 177 vụ việc, đã xét xử 55 vụ (trong đó có 12 vụ án
hình sự), đã cơng nhận thỏa thuận 16 vụ, chuyển cơ quan có thẩm xử lý 15 vụ và đình chỉ
91; lực lượng Cảnh sát kinh tế tồn quốc đã phát hiện là 2.047 vụ sản xuất, buôn bán hàng
giả và xâm phạm sở hữu trí tuệ, trong đó có 1.434 vụ hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ, cụ thể: Quyền tác giả, quyền liên quan: 13 vụ, sáng chế: 6 vụ, kiểu dáng công nghiệp
201 vụ; nhãn hiệu 915 vụ, chỉ dẫn địa lý 64 vụ, tên thương mại 218 vụ, cạnh tranh không
lành mạnh 8 vụ, quyền đối với giống cây trồng 9 vụ. Đã khởi tố 381 vụ, 553 bị can, chuyển
xử lý hành chính 1.564 vụ, phạt tổng số tiền 28.5 tỷ đồng (VND). Tổng hàng hóa thu giữ
khoảng 70 tấn thực phẩm chức năng các loại, 6.500 sản phẩm rượu ngoại các loại; 26.292
sản phẩm thuốc tân dược, 80.900 tấn phân bón, hàng triệu sản phẩm điện tử, túi xách, giày
dép, quần áo thời trang, rượu, bia, nước giải khát; lương thực thực phẩm các loại xâm
phạm nhãn mác, kiểu dáng của các thương hiệu có uy tín trong và ngồi nước[6].
Theo số liệu thống kê của Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương
mại và hàng giả (gọi tắt là Ban chỉ đạo 389 quốc gia), trong giai đoạn từ năm 2014 đến hết
năm 2018 đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 1.057.000 vụ liên quan đến hành vi buôn lậu, sản

502


xuât, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, thu nộp ngân sách 91.000 tỷ đồng
(VND). Cịn theo báo cáo tổng kết của Tổng cục Quản lý thị trường, chỉ tính riêng trong

năm 2018 lực lượng này đã phát hiện, xử lý gần 92.000 vụ liên quan đến các hành vi buôn
lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, thu nộp ngân sách 490 tỷ
đồng (VND), số hàng tịch thu chưa bán gần 93 tỷ đồng (VND).
Như vậy, từ kết quả trên cho thấy tình hình xâm phạm xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ ở nước ta vẫn cịn nhiều dấu hiệu phức tạp, đòi hỏi thời gian tới cần tiếp tục có thêm
nhiều giải pháp phù hợp để kịp thời khắc phục, góp phần đảm bảo các cam kết về sở hữu
trí tuệ được thực thi có hiệu quả.
2.2. Ngun nhân
Thực trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam xuất phát từ một số nguyên
nhân cơ bản như sau:
Một là, hệ thống pháp luật có liên quan vẫn còn chưa chặt chẽ, đặc biệt là các biện
pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Theo quy định hiện hành xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam
được thực hiện bằng các biện pháp dân sự, hành chính, hình sự. Trong quá trình thực thi
các biện pháp này vẫn cịn bộc lộ khơng ít tồn tại, cụ thể:
- Biện pháp xử lý dân sự
Mặc dù xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự đã
được pháp luật Việt Nam quy định khá chi tiết, cụ thể trong Luật Dân sự và các văn bản
pháp luật có liên quan, tuy nhiên thực tiễn áp dụng biện pháp này cịn một số nhiều khó
khăn như: Việc xác định thiệt hại (vật chất, uy tín, danh tiếng) đối với chủ thể quyền do
hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra làm căn cứ xử lý, bồi thương thiệt hại đang
là vấn đề rất phức tạp, luôn gây ra nhiều tranh cãi. Trong khi đó Điều 205 Theo Luật Sở
hữu trí tuệ năm 2013 sửa đổi, bổ sung năm 2019 chỉ quy định một cách chung chung là
mức bồi thường thiệt hại về vật chất do Tịa án ấn định nhưng khơng q 500 triệu đồng
(VND) và khơng quy định về việc tịa án có quyền tăng mức bồi thường lên gấp ba đối với
hành vi xâm phạm cố ý [7]. Ngoài ra, cơ quan xét xử cũng phải thu thập nhiều loại chứng
cứ, tài liệu pháp lý liên quan để chứng minh vai trò chủ thể quyền trong khi các chủ thể
này chưa chú trọng nhiều đến việc xác lập bảo hộ quyền, đặc biệt là quyền tác giả, quyền
liên quan... Đó là những lý do phổ biến khiến cho biện pháp dân sự thường diễn ra trong
thời gian dài, tốn kém nhiều chi phí.

- Biện pháp xử lý hành chính
Qua thực tiễn áp dụng pháp luật cho thấy hầu hết các hành vi xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ đều được xử lý bằng biện pháp hành chính, tuy nhiên biện pháp này cũng còn
những bất cập nhất định. Hiện nay, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công
nghiệp áp dụng Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ, trong lĩnh vực
quyền tác giả, quyền liên quan là Nghị định 131/2013 ngày 16/10/2013 về xử lý vi phạm
hành chính trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan trong khi đó mức phạt trong hai
lĩnh vực này tối đa với cá nhân là 250.000.000 đồng (VND) và đối với tổ chức là

503


500.000.000 đồng (VND). Còn đối với xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống
cây trồng áp dụng Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06/5/2016 với mức phạt tiền tối đa
trong lĩnh vực giống cây trồng đối với cá nhân là 50.000.000 đồng (VND), đối với tổ chức
là 100.000.000 đồng (VND). So với thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
gây ra cho chủ thể quyền thì mức xử phạt này cịn khá thấp, nên khơng đủ sức răn đe, ngăn
chặn hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Biện pháp xử lý hình sự
Với nhiều quy định được sửa đổi, bổ sung, BLHS năm 2015 đã góp phần thuận lợi
hơn trong q trình thực thi quyền sở hữu trí tuệ cho các lực lượng chức năng. Tuy nhiên,
kết quả thực tiễn cho thấy vẫn cịn một số tồn tại điển hình như:
+ BLHS năm 2015 chưa quy định bao quát được tất cả các đối tượng thuộc quyền
sở hữu trí tuệ. Theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2013 sửa đổi, bổ sung năm 2019 (khoản 2, 3,
4, 5 Điều 4) đối tượng của quyền tác giả, quyền liên quan gồm: Tác phẩm, cuộc biểu diễn,
bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã
hóa; quyền sở hữu công nghiệp gồm: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch
tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh; quyền đối
với giống cây trồng gồm giống cây trồng mới. Trong khi đó, BLHS hiện hành chỉ quy định
trách nhiệm hình sự đối với hai nhóm quyền (Điều 225. Tội xâm phạm quyền tác giả,

quyền liên quan và Điều 226. Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp) mà khơng đặt
trách nhiệm hình sự đối với quyền đối với giống cây trồng. Mặc dù BLHS năm 2015 đã
quy định phạm vi bảo hộ đối với hai nhóm quyền trên, nhưng cũng chưa bao quát hết phạm
vi các đối tượng thuộc quyền tác giả, quyền liên quan và quyền sở hữu công nghiệp. Cụ
thể, tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan mới chỉ quy định với tác phẩm, bản ghi
âm, bản ghi hình (hai trên sáu đối tượng) và tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp mới
chỉ quy định đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn (hai trên bảy đối tượng). Do đó, nếu có hành vi
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với các đối tượng cịn lại thì chỉ xử lý bằng biện pháp dân
sự hoặc biện pháp hành chính nên chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn.
+ Điều kiện truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu
trí tuệ cịn khó khăn, bất cập BLHS năm 2015 đã quy định thêm yếu tố “thu lời bất
chính” “giá trị hàng hóa vi phạm” thay vì chỉ có yếu tố “quy mô thương mại” như
BLHS trước đây (BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009) làm tình tiết bắt buộc
trong cấu thành tội phạm cơ bản. Tuy nhiên, đến nay chưa có hướng dẫn cụ thể về yếu tố
“quy mô thương mại” cũng như căn cứ, cơ sở, cách thức nhằm xác định “thu lời bất
chính” và “giá trị hàng hóa vi phạm” do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra.
Ngồi ra, đối với khoản 1, Điều 226 tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp để xử lý
hình sự cần phải có u cầu của bị hại. Hơn nữa, theo BLHS năm 2015 có quy định về
tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp với hai đối tượng là nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa
lý đang được bảo hộ tại Việt Nam. Tuy nhiên, Điều 12 Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày
29/08/2013 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cơng nghiệp cũng
quy định về đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, theo đó, có thể xử
phạt hành chính đối với các hàng hóa vi phạm trị giá trên 300 triệu đồng (VND). Trong
khi đó, khoản 1 Điều 226 tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp lại quy định “...hàng

504


hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ
50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”.

Điều này dẫn đến thực tế có những trường hợp hàng hóa vi phạm trị giá trên 300 triệu
đồng nhưng cơ quan chức năng vừa có thể xử lý hành chính thay vì phải xử lý hình sự.
+ Hình phạt xử lý trách nhiệm hình sự tội phạm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cịn
thấp, chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn. So với BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009
thì BLHS năm 2015 đã có điều chỉnh theo hướng tăng hình phạt của khoản 1 đối với cả hai
tội danh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ (...mức phạt cải tạo không giam giữ đối với hành
vi phạm tội đến 03 năm, trước đây, mức phạt cải tạo khơng giam giữ chỉ đến 02 năm) cịn
giữ nguyên khung hình phạt Khoản 2 “...phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”. Theo tác giả, so
với hậu quả do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra, mà thiệt hại trực tiếp không
chỉ về tài sản mà cịn ở uy tín, danh tiếng của chủ sở hữu quyền, ảnh hưởng gián tiếp đến
quyền lợi người tiêu dùng cũng như môi trường phát triển kinh tế cạnh tranh lành mạnh ở
Việt Nam thì khung hình phạt trên vẫn còn khá thấp chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn tội
phạm này.
Hai là, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ chưa thật sự quan tâm đến bảo vệ quyền lợi của
mình
Một trong những nguyên nhân của tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt
Nam đó là việc chủ thể quyền chưa làm tốt trách nhiệm của mình trong bảo hộ, đấu tranh
với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Mặc dù sau khi Việt Nam tham gia tích cực
vào các hiệp định song phương, đa phương về sở hữu trí tuệ trong đó có hai Hiệp định
CPTPP, EVFTA các chủ thể quyền đã có sự quan tâm nhất định đến vấn đề bảo hộ tài sản
trí tuệ, tuy nhiên thực tiễn cho thấy hiện nay ở nước ta hoạt động xác lập quyền vẫn cịn ở
mức thấp, chưa mang tính chủ động. Tình trạng sau khi tài sản sở hữu trí tuệ có uy tín,
danh tiếng, mang lại nhiều lợi nhuận thì xảy ra tranh chấp, vi phạm lúc đó chủ thể quyền
mới tìm cách đăng ký xác lập, đấu tranh địi quyền lợi đang là hiện tượng diễn ra khá phổ
biến ở nước ta.
Ngoài ra, một bộ phận chủ thể quyền chưa nêu cao ý thức trách nhiệm phối hợp với
các lực lượng thực thi trong phát hiện, xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Một phần vì lý do cho rằng đây chỉ là công việc của các lực lượng chức năng một phần
xuất phát từ tâm lý “e ngại” lo sợ tốn kém thời gian, chi phí, sợ người tiêu dùng biết đến
sản phẩm của mình đang bị xâm phạm sẽ không tiêu thụ được nên đứng ngồi cuộc. Vì

vậy, tình trạng sản xuất, bn bán hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn cịn diễn
biến phức tạp, khó kiểm sốt.
Ba là, xuất phát từ tâm lý, thói quen mua hàng hóa của người tiêu dùng
Một phần do trình độ nhận thức của người tiêu dùng vẫn còn hạn chế, cụ thể trong
phân biệt giữa hàng chính hãng - hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, phương thức, thủ
đoạn hoạt động cịn thấp; một bộ phận người tiêu dùng vì điều kiện kinh tế khó khăn nên
chấp nhận sử dụng hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc vẫn cịn tâm lý
thích hàng ngoại nhưng địi hỏi giá thành phải rẻ nên chấp nhận sử dụng hàng hóa khơng
chính hãng; vẫn cịn hiện tượng người tiêu dùng vì ngại mất thời gian, chi phí để khiếu nại
khi mua và sử dụng phải hàng giả, hàng khơng chính hãng; cũng có một bộ phận người
505


tiêu dùng mua theo thói quen cảm tính, dư luận xã hội, tin đồn nên khi mua và sử dụng
hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khơng quan tâm nhiều đến nguồn gốc xuất xứ,
chủ sở hữu quyền, khơng kiểm tra sản phẩm trước khi mua hàng... đó là môi trường thuận
lợi để hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cùng với hàng giả, hàng lậu tồn tại, phát triển.
- Bốn là, hiệu quả cơng tác phịng ngừa, đấu tranh chống hành vi xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ chưa cao
Cơng tác phịng, chống các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được
Đảng, Nhà nước cũng như các cấp, các ngành chủ động quan tâm với nhiều biện pháp
được triển khai và trên thực tế đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, trước thực
trạng tình hình hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn cịn diễn biến phức tạp,
thời gian tới các lực lượng thực thi cần căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình để có
biện pháp giải quyết một số vấn đề cịn tồn tại như sau: Cơng tác phịng ngừa chưa được
coi trọng, nên nội dụng và biện pháp phịng ngừa ít đổi mới về hình thức, đa dạng về nội
dung; cơ quan Nhà nước chưa làm tốt được công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, giám sát
hoạt động xác lập bảo hộ cũng như trong phát hiện, xử lý hành vi xâm phạm quyền; công
tác phát hiện, điều tra, xử lý hành vi xâm phạm quyền đang vẫn đang gặp nhiều khó khăn,
đặc biệt trong khâu giám định, khi hiện nay chúng ta chưa có một cơ quan giám định tư

pháp nào về lĩnh vực sở hữu trí tuệ; mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan chức năng có
hiệu quả chưa cao, vẫn cịn hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm bởi đến nay chưa xác định rõ
trách nhiệm cơ quan nào là đầu mối trong quản lý, phát hiện, điều tra, xử lý hành vi xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ...
3. Kết luận
Như vậy, qua nội dung bàn luận cho thấy, trách nhiệm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
ở Việt Nam khơng cịn là vấn đề mới, mà ngược lại đã được Đảng, Nhà nước rất quan tâm
biểu hiện qua một hệ thống chính sách, cơ quan quản lý khá đầy đủ, bao quát. Tuy nhiên,
trước những cam kết sở hữu trí tuệ trong các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
(CPTPP, EVFTA) mà chúng ta là thành viên bên cạnh những thuận lợi thì đã và đang đặt
ra khơng ít những thách thức liên quan đến bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Đặc
biệt, trong bối cảnh nền kinh tế, xã hội nước ta còn đang phát triển, đời sống nhân dân vẫn
cịn ở mức trung bình, pháp luật về sở hữu trí tuệ vẫn bộc lộ tồn tại, hành vi xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ cịn diễn dang tràn lan, khó kiểm sốt. Do đó, để tạo ra những giải
pháp đồng bộ, hiệu quả, từng bước vượt qua những thách thức phát huy tối đa thuận lợi,
đỏi hỏi cần thiết phải có sự chung tay, vào cuộc của các cấp, các ngành cũng như vai trò,
trách nhiệm của chủ thể quyền và người tiêu dùng.
4. Giải pháp, kiến nghị
Thời gian tới chúng ta cần chú trọng làm tốt một số giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan
Nhằm tạo thuận lợi cho quá trình sáng tạo tài sản trí tuệ cũng như trong xác lập bảo
hộ quyền, trước mắt các nhà làm luật cần khẩn trương rà soát lại các văn bản pháp luật có
liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ đã ban hành và các cam kết quốc tế về sở hữu trí tuệ
mà chúng ta đã tham gia nhằm kịp thời xác định những quy định chưa tương thích, chồng
506


chéo để chỉnh sửa, bổ sung với mục tiêu bao quát tất cả các đối tượng thuộc quyền sở hữu
trí tuệ, có quy định hướng dẫn một cách cụ thể, rõ ràng về quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn,
điều kiện, trình tự, thủ tục xác lập bảo hộ tài sản trí tuệ vừa đảm bảo lộ trình, cam kết vừa

phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Ngoài ra, để ngăn chặn, xử
lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thời gian tới cần thiết phải có sửa đổi, bổ
sung các quy định liên quan đến các biện pháp thực thi, cụ thể như sau:
- Đối với biện pháp xử lý dân sự:
Tiếp tục khuyến khích các tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ được giải quyết bằng
biện pháp dân sự, tuy nhiên do sự phức tạp của tình hình xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
trước mắt, các cơ quan liên quan ngoài việc quan tâm đầu tư hơn nữa đến công tác đào tạo,
bồi dưỡng kiến thức về lĩnh vực sở hữu trí tuệ cho lực lượng ngành Tịa án tham gia xét xử
vụ án sở hữu trí tuệ thì cần thiết quy định về chế tài xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu
trí tuệ bằng biên pháp này, tác giả hoàn toàn đồng ý với quan điểm của tác giả Nguyễn
Bích Thảo[8] khi ngồi việc tiếp tục duy trì chế tài buộc bồi thường thiệt hại thực tế và lợi
nhuận của bên xâm phạm, cần quy định về bồi thường theo luật định trong những trường
hợp khó xác định thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại theo luật định này phải đủ lớn để
đảm bảo tính răn đe. Đối với hành vi xâm phạm cố ý thì tịa án cần có quyền buộc bên xâm
phạm phải trả một khoản tiền bồi thường bổ sung, bao gồm cả khoản bồi thường bồi
thường mang tính chất trừng phạt, răn đe.
- Đối với biện pháp xử lý hành chính:
Thời gian tới hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được xử lý bằng biện pháp
hành chính sẽ vẫn chiếm tỷ lệ chủ yếu. Tuy nhiên, để biện pháp này phát huy tối đa hiệu
quả, đủ sức răn đe, ngăn chặn vi phạm pháp luật về lĩnh vực sở hữu trí tuệ địi hỏi các nhà
làm luật cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan như: Tăng mức xử phạt đối
với chủ thể có hành vi xâm phạm quyền, vì với mức xử phạt hiện nay như đã trình bày theo
tác giả cịn khá nhẹ chưa phù hợp so với thiệt hại của chủ thể quyền. Cũng cần bỏ ngay
quy định tại Điểm g, Khoản 8, Điều 3 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, ngày 15/11/2013
của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản
xuất, bn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Khoản 3, Điều
1 Nghị định số 124/2015/NĐ-CP, ngày 19/11/2015 về sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 185 bởi Nghị định này đã liệt kê tám trường hợp được coi là hàng giả trong
đó có trường hợp “Hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ...” với quy định như vậy sẽ khó
tránh khỏi việc hiểu nhầm hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ cũng là hàng giả hoặc

ngược lại hàng giả bao gồm hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, gây khó khăn cho các lực
lượng thực thi trong xử lý hành chính hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Đối với biện pháp xử lý hình sự:
Thực tiễn cơng tác thực thi quyền sở hữu trí tuệ cho thấy, tình hình xâm phạm
quyền đối với các đối tượng như sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, cuộc biểu diễn, chương
trình phát sóng... đang có nhiều dấu hiệu biễn phức tạp, trong khi đó xử lý bằng biện pháp
dân sự, hành chính vẫn chưa đủ sức ngăn chặn. Đồng thời, nhằm thực hiện những cam kết
về sở hữu trí tuệ trong Hiệp định CPTPP, EVFTA, chúng ta cũng cần thiết phải bổ sung

507


thêm các đối tượng như kiểu dáng công nghiệp, sáng chế (đối tượng thuộc quyền sở hữu
công nghiệp) và cuộc biểu diễn, chương trình phát sóng (đối tượng thuộc quyền tác giả,
quyền liên quan) cũng như các hành vi mà hai Hiệp định trên yêu cầu các nước thành viên
quy định trách nhiệm hình sự như cố ý nhập khẩu, xuất khẩu hàng hóa mang nhãn hiệu giả
mạo...vào trong quy định được BLHS bảo vệ. Ngoài ra, việc BLHS năm 2015 giữ nguyên
quy định yếu tố “quy mô thương mại” và bổ sung thêm yếu tố “thu lời bất chính”, “giá trị
hàng hóa vi phạm” trong cấu thành tội phạm xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo tác giả là
hoàn toàn hợp lý nhằm đảm bảo kế thừa, vận dụng phù hợp với các quy định liên quan đến
các thỏa thuận về sở hữu trí tuệ mà Việt Nam là thành viên. Tuy nhiên, để thuận lợi trong
quá trình thực thi quyền sở hữu trí tuệ thời gian tới các nhà làm luật cần có hướng dẫn, giải
thích cụ thể về các yếu tố này theo hướng sau:
Đối với yếu tố “quy mô thương mại”, theo tác giả cần được hiểu là hành vi được
thực hiện một cách có chủ ý nhằm mục đích thu lời, khơng kể giá trị của hàng hóa vi phạm
và đã gây ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ thể quyền.
Đối với hai yếu tố “thu lời bất chính” và “giá trị hàng hóa vi phạm” cần quy
định căn cứ theo số lượng hàng hóa xâm phạm tại thời điểm bắt giữ, thu giữ và đã xuất
bán có giá trị tương đương với giá trị hàng hóa chính hãng đang được bảo hộ quyền sở
hữu trí tuệ.

Đồng thời, để nâng cao tính chủ động trong xử lý hình sự hành vi xâm phạm quyền
sở hữu trí tuệ theo tác giả cần thiết bỏ quy định khởi tố theo yêu cầu của bị hại đối với tội
xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Khoản 1, Điều 226). Đồng thời, cần sửa đổi, bổ
sung Điều 12, Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/08/2013 về quy định xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực cơng nghiệp theo hướng mức xử phạt cao nhất đối với hành vi
giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý không quá 250 triệu đồng (VND) đối với hàng hóa vi
phạm từ 150 triệu đồng (VND) đến dưới 200 triệu đồng (VND) để đảm bảo phù hợp, thống
nhất, liên thông với quy định tại khoản 1, Điều 226 của BLHS năm 2015. Hơn nữa, xuất
phát từ hậu quả, thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra như đã đề cập ở
trên và thực tiễn khung hình phạt của tội phạm này còn khá thấp, chưa đủ sức dăn đe, ngăn
chặn hành vi phạm tội. Thời gian tới, theo tác giả cần sửa đổi, bổ sung khung hình phạt
theo hướng bỏ hình phạt “cải tạo khơng giam giữ” và không quy định mức phạt tiền tối đa
(hiện nay là 1.000.000.0000 đồng) mà thay vào đó là mức xử phạt tiền gấp 1.5 đến 2 lần số
tiền thu lời bất chính, giá trị hàng hóa xâm phạm.
Thứ hai, nâng cao vai trò, trách nhiệm của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và doanh
nghiệp, người tiêu dùng
- Đối với chủ thể quyền sở hữu trí tuệ:
Hậu quả do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây ra có ảnh hưởng trực tiếp
đến quyền lợi của chủ thể quyền, đó khơng chỉ là thiệt hại về tài sản mà cịn là uy tín, danh
tiếng, thương hiệu trên thị trường. Vì vậy, để bảo vệ tài sản trí tuệ của mình u cầu đầu
tiên và có tính tiên quyết đối với chủ thể quyền là cần tiến hành ngay hoạt động đăng ký
xác lập bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với thành quả sáng tạo của mình với các cơ quan
quản lý có thẩm quyền. Trong trường hợp có chuyển nhượng, mua bán, chuyển giao (cấp li

508


xăng) tài sản trí tuệ cần cơng bố rộng rãi, công khai những đơn vị hợp tác, phân phối sản
phẩm chính hãng trên mạng Internet để cho doanh nghiệp, người tiêu dùng biết được.
Ngoài ra, lý luận và thực tiễn đã chỉ ra rằng chủ thể quyền chính là đầu mối cung

cấp thông tin chủ yếu, chuẩn xác nhất về danh tính, địa điểm sản xuất, bn bán hàng hóa
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cho các cơ quan chức năng và trong nhiều trường hợp
cũng có thể chính chủ thể quyền mới có thể phân biệt, nhận diện được đâu là sản phẩm
xâm phạm. Do đó, thời gian tới để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phát hiện, xử
lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ một cách kịp thời thì cần thiết phải có sự
tham gia chủ động, tích cực trong phối hợp với các cơ quan thực thi. Khi phát hiện
hành vi xâm phạm, chủ thể quyền cần trực tiếp hoặc thơng qua vai trị của các luật sư
để nhanh chóng cung cấp thông tin, tài liệu đến cơ quan chức năng, cũng như phối hợp
chặt chẽ trong quá trình giải quyết vụ việc được nhanh chóng, hiệu quả.
- Đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh
Trước những cam kết về sở hữu trí tuệ ở mức độ cao trong Hiệp định CPTPP,
EVFTA mà chúng ta là thành viên sẽ có tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất, kinh
doanh của các doanh nghiệp nói chung, để phát huy những lợi thế và đồng thời tránh rơi
vào những tranh chấp, kiện tụng, vi phạm bất lợi thì các doanh nghiệp trước mắt cần phải
nhận thức một cách nghiêm túc, đầy đủ về những luật lệ quốc tế liên quan đến bảo hộ, thực
thi quyền sở hữu trí tuệ trong các Hiệp định này. Đồng thời, trong quá trình tham gia hoạt
động sản xuất, kinh doanh cũng cần nghiêm chỉnh chấp hành các quy định pháp luật có
liên quan đến khai thác, sử dụng tài sản trí tuệ. Bên cạnh đó, để bảo vệ quyền lợi của mình
doanh nghiệp cũng cần chủ động, tích cực cung cấp các thơng tin, tài liệu có liên quan đến
các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đến chủ thể quyền và các cơ quan chức năng để
kịp thời phát hiện, xử lý theo quy định pháp luật.
- Đối với người tiêu dùng
Người tiêu dùng vừa là chủ thể trực tiếp sử dụng sản phẩm trí tuệ đồng thời cũng có
vai trị ảnh hưởng đến sự phát triển tài sản trí tuệ. Để nâng cao trình độ nhận thức của
người tiêu dùng trong bảo vệ tài sản trí tuệ cũng như quyền lợi của chính mình trước hành
vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, lực lượng chức năng cần làm tốt công tác tuyên truyền
vận động quần chúng nhân dân cần tích cực tham gia phịng, chống hành vi vi phạm pháp
luật về sở hữu trí tuệ, trong đó cần tập trung làm tốt một số nội dung tuyên truyền sau đây:
+ Các quy định pháp luật có liên quan đến bảo hộ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ,
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và đấu tranh chống hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí

tuệ. Thơng qua đó, một mặt nâng cao nhận thức pháp luật đối với quần chúng nhân dân,
mặt khác làm nổi bật vai trò, trách nhiệm của mọi người tiêu dùng trong hoạt động đấu
tranh phịng, chống hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Cùng với việc tuyên truyền
pháp luật, các cơ quan chức năng cần tuyên truyền, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng
pháp luật là công cụ để bảo vệ quyền lợi của mình khi mua, sử dụng phải hàng hóa xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ.
+ Thơng tin rộng rãi tình hình hoạt động xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên thị
trường như những tài sản trí tuệ bị xâm phạm phổ biến; phương thức, thủ đoạn, địa bàn

509


hoạt động phạm tội; khuyến cáo người tiêu dùng tự bảo vệ mình bằng cách khơng mua
những loại hàng hố khơng rõ xuất xứ, nhãn mác có dấu hiệu sửa chữa, hay có nhãn hiệu,
chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với những nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ,
tẩy xố, khơng ham rẻ; cách kiểm tra hàng chính hãng đã đăng ký bảo hộ, truy xuất nguồn
gốc sản phẩm, bán hàng phải có hóa đơn, chứng từ để chứng minh nguồn gốc sản phẩm...
+ Tuyên truyền về kết quả công tác phát hiện và xử lý hành vi xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ trên địa bàn phụ trách, trong đó cần chú ý đến các vụ án đang được dư luận xã
hội quan tâm để qua đó cảnh báo, răn đe và giáo dục các đối tượng khác đang có ý định
thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Về hình thức tuyên truyền: Các lực lượng thự thi cần chủ động phối hợp chặt chẽ
với cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình, thơng tin đại chúng khác hoặc qua tổ chức
các hội chợ triển lãm phân biệt hàng thật - hàng giả - hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
để tuyên truyền những thông tin trên đến người tiêu dùng.
Thứ ba, tăng cường hiệu quả mối quan hệ phối hợp giữa các lực lượng chức năng
trong phòng, chống hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Hoạt động phịng, chống hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cần thiết phải có
sự tham gia của nhiều lực lượng, liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp khác nhau. Nhận
thức được tầm quan trọng đó trong những năm qua, các lực lượng thực thi quyền sở hữu trí

tuệ đã chú trọng phối hợp với các cơ quan chức năng để tăng cường công tác tuyên truyền
nâng cao nhận thức về các quy định liên quan đến cam kết, thực thi quyền sở hữu trí tuệ
đối với chủ thể quyền, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng cũng như trong
công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý những hành vi xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ và bước đầu đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, hoạt động phối hợp
vẫn cịn thiếu chủ động, hiệu quả phối hợp chưa cao; số vụ được phát hiện, xử lý đặc biệt
là xử lý hình sự cịn rất hạn chế. Vì vậy, trong bối cảnh Hiệp định CPTPP, EVFTA có hiệu
lực thời gian tới các lực lượng thực thi cần tiếp tục tăng cường mối quan hệ phối hợp,
trong đó cần tập trung làm tốt một số vấn đề trọng tâm sau:
+ Tăng cường trao đổi thơng tin về diễn biến tình hình, phương thức, thủ đoạn, địa
bàn hoạt động mới của các đối tượng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên cơ sở đó kịp thời
tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước, các cơ quan có liên quan nhằm xác định được
những tồn tại, bất cập trong hệ thống chính sách pháp luật, biện pháp đã triển khai để đưa
ra giải pháp phù hợp, hiệu quả trên cơ sở vừa đảm bảo việc tuân thủ cam kết quốc tế mà
Việt Nam là thành viên vừa hài hòa với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong nước.
+ Nâng cao hiệu quả mối quan hệ giữa các lực lượng thực thi như Cảnh sát kinh tế,
cơ quan thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thơn, Bộ
Cơng thương, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Cơng nghệ... Trước mắt cần tiếp tục rà sốt,
bổ sung, hoàn thiện cơ chế phối hợp, thường xuyên xây dựng kế hoạch tổ chức đoàn thanh
tra, kiểm tra liên ngành dưới nhiều hình thức như chuyên đề, đột xuất, định kỳ để vừa kiểm
sốt hàng hóa lưu thơng trên thị trường vừa kịp thời phát hiện, xử lý hành vi xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ, trước mắt cần tập trung vào những địa bàn trọng điểm, phức tạp,
những đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ đang bị xâm phạm phổ biến.

510


+ Tăng cường mối quan hệ phối hợp trong hoạt động điều tra, xử lý hành vi xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ, đặc biệt là những vụ việc phức tạp. Ngồi ra, để có đầy đủ căn
cứ xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cần thiết phải tiến hành hoạt đông giám

định, tuy nhiên đến nay chúng ta chưa có cơ quan giám định tư pháp về lĩnh vực này, đây
cũng là một trong những bất cập thường dẫn đến quá trình giải quyết vụ việc xâm phạm
quyền sở hữu trí tuệ kéo dài, phải gia hạn nhiều lần. Do đó, thời gian tới cần tham mưu, đề
xuất với các ngành, các cấp xây dựng cơ quan chuyên trách giám định tư pháp về lĩnh vực
sở hữu trí tuệ.
Với mục tiêu hội nhập quốc tế đã được Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/04/2013
của Bộ Chính trị khẳng định “Hội nhập quốc tế phải nhằm củng cố mơi trường hịa bình,
tranh thủ tối đa các điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước nhanh và bền vững,
nâng cao đời sống nhân dân...” thời gian qua Việt Nam đã cụ thể mục tiêu đó bằng việc
tham gia, đàm phán, ký kết một số hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các FTA
thế hệ mới như hai Hiệp định CPTPP, EVFTA với nhiều thỏa thuận trên hầu hết các lĩnh
vực khác nhau, đặc biệt trong đó là sở hữu trí tuệ. Để tận dụng tối đa cơ hội và vượt qua
những thách thức trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung, lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói
riêng địi hỏi Việt Nam cần nghiêm chỉnh tuân thủ các cam kết quốc tế mà chúng ta đã
tham gia đi đôi với chủ động, tích cực tham gia xây dựng giải pháp thực hiện đồng bộ
trong một chiến lược hội nhập quốc tế tổng thể với lộ trình, bước đi phù hợp với điều kiện
thực tế và năng lực của đất nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, 3, 4. Cục Sở hữu trí tuệ (2019). Hội nghị "Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên
minh châu Âu (EVFTA) Một số cam kết quan trọng về sở hữu trí tuệ và những điều cần
lưu ý", ngày 27/8/2019.
2. Báo Công thương (2019). Sở hữu trí tuệ trong các FTA thế hệ mới: Cam kết ở mức độ
cao và toàn diện, ngày 20/3/2019.
5. Thanh An (2019). “Siết chặt” quy định về SHTT trong CPTPP: Sức ép cho doanh
nghiệp đổi mới, sáng tạo, ngày 24/01/2019
6. Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ (2016). Những kết quả đạt được của Chương
trình 168 về phối hợp hành động phòng và chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai
đoạn II (2012 - 2015), ngày 02/8/2016
7, 8. Nguyễn Bích Thảo, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2017). “Hồn thiện pháp luật sở
hữu trí tuệ trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia các Hiệp

định thương mại tự do thế hệ mới”, />tintucid=208003, ngày 01/02/2017

511



×