Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở nam phi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.33 KB, 17 trang )

PHẦN A – DẪN LUẬN
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Đã từ lâu chúng ta thường nói đến chủ nghĩa phân biệt chủng tộc như một
tội ác của nhân loại. Không chỉ Liên Hợp Quốc mà toàn thể nhân loại tiến bộ
đều lên án một cách sâu sắc chủ nghĩa Apacthai. Những chính sách, đạo luật của
chủ nghĩa này gây ra sự chia rẽ, xung đột giữa các tộc người, cản trở đến sự phát
triển chung của nhân loại. Trên cơ sở những chính sách và nội dung của chủ
nghĩa Apacthai, có thể khẳng định nó là “di sản”, là con đẻ của chủ nghĩa thực
dân cũ. Sự tồn tại của chủ nghĩa Apacthai là cơ sở, chỗ dựa cho chủ nghĩa thực
dân mà các nước đế quốc đang theo đuổi. Chính vì vậy khi xu hướng tồn cầu
đang vươn tới một thế giưới hồ bình, đồn kết, dân chủ thì việc đánh đổ chủ
nghĩa thực dân nói chung và chủ nghĩa Apacthai nói riêng đều cùng chung một
mục đích.
Khi nói đến cuộc đấu tranh chủ nghĩa phân biệt chủng tộc trên thế giới,
không it ai không nhắc tới nhân dân Nam Phi với cuộc đấu tranh bền bỉ kiên
cường chống lại Chủ Nghĩa Apacthai mọi tầng lớp xã hội đấu tranh chống lại
chính quyền da trắng. Nhân loại tiến bộ trên thế giới luôn ủng hộ và giúp đỡ
nhân dân Nam Phi trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ apacthai và xây dựng
nhà nước Nam Phi dân chủ ,tiến bộ.
Với thắng lợi trong cuộc bầu cử đa chủng tộc đầu tiên của Nam Phi năm
1994, đại hội dân tộc Phi đã lên nắm quyền lãnh đạo Nam Phi, xây dựng một
nhà nước Nam Phi dân chủ. Cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Nam Phi
dưới sự lãnh đạo của ANC đã dành thắng lợi. Với thắng lợi của nhân dân Nam
Phi, chủ nghĩa Apacthai về cơ bản trên thế giới nói chung ở Nam Phi nói riêng
đã bị thủ tiêu. Thắng lợi này là tiếng chuông cảnh tỉnh cho những Đảng phái da
trắng đang nắm quyền lãnh đạo đắt nước trên thế giới, đặc biệt là ở châu lục Đen
Tìm hiểu về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa Apacthai của nhân dân Nam
Phi. Không chỉ phục vụ một phần quan trọng trong q trình học tập mà cịn có
ý nghĩa thực tiễn rất lớn cho chúng ta.
Xuất phát từ lý do trên tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu tiểu luận
chuyên nghành của mình: “Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở


Nam Phi”

1


II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.
Nghiên cứu trực tiếp về Nam Phi cũng như cuộc đấu tranh chống lại chủ
nghĩa Apacthai của nhân dân Nam Phi chưa nhiều,chỉ có một số tài liệu mang
tính chất giới thiệu thiệu qua. Vì vậy, việc sử dụng tài liệu tham khảo bị hạn chế.
ở Việt Nam, có một số nhà nghiên cứu mới bắt đầu tìm hiểu về Nam Phi
và cuộc đấu tranh chống lại chế độ phân biệt chủng tộc của nhân dân Nam Phi,
song cịn rất ít. Có thể tìm thấy ở một số tài liệu sau:
- Hoà hợp dân tộc nhân tố đảm bảo sự ổn định và phát triển ở Châu Phi:
Nguyễn Văn Du (1998) – luận án tiến sỹ. Hà Nội.
- Châu phi, lục địa Đen đang dần sáng: (3/1998) Tạp chí cộng sản số 5.
- Châu phi vì độc lập và tiến bộ xã hội: Ngơ Phương Bá, Võ Kim Cương
(năm 1986), NXBKHXH.
Ngồi ra cịn nhiều bài báo, bài viết đăng trên các báo, các tạp chí như:
Báo Nhân dân, Tạp chí thơng tin tư tưởng, Tạp chí cộng sản…
Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có một tài liệu nào nghiên cứu cụ thể về cuộc
đấu tranh của nhân dân Nam Phi chống lại chủ nghĩa Apacthai. Hy vọng rằng
tiểu luận này sẽ bổ sung một phần nhỏ vào việc nghiên cứu về cuuộc đấu tranh
chóng chủ nghĩa Apacthai ở Nam Phi.
Đây chỉ mới là một bài tiểu luận khoa học Lịch Sử. Vì vậy, trong q trình
nghiên cứu khơng tránh khỏi sai sót, rất mong sự góp ý của thầy cơ và bạn bè
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
Sưu tầm tài liệu, trích dẫn, thống kê. Từ đó đưa ra những nhận xét, so
sánh và phân tích một cách cụ thể.
IV. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI.
Cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa Apacthai của nhân dân Nam Phi mặc dù

về cơ bản đã dành thắng lợi, song với sự tồn tại lâu đời của nó ở Nam Phi cũng
như những biến chứng của chủ nghĩa này rất khó có thể xố sạch ngay được,
mãi cho tới naychính phủ Nam Phi vẫn tiếp tục xố bỏ những tàn tích cịn lại
của nó.

2


Vì vậy, bài nghiên cứu này chỉ giới hạn từ khi chủ nghĩa Apacthai ra đời
đặc biệy là từ khi đại hội dân tộc phi ra đời(1912) đến khi bản hiến pháp mới
được Quốc hội Nam Phi thông qua (1996).
V. BỐ CỤC ĐỀ TÀI.
Tiểu luận này được trình bày theo bố cục sau:
Phần A: Dẫn luận
Phần B: Nội dung.
Chương I: Lược sử Nam Phi và sự ra đời của chế độ Apacthai
Chương II: Cuộc đấu tranh chống lại chế độ Apacthai của nhân dân Nam
Phi
Phần C: Kết luận
Tiểu luận này được hoàn thành nhờ sự giúp đỡ, hướng dẫn của cô Tôn Nữ
Hải Yến. Chân thành cảm ơn cô

3


PHẦN B: NỘI DUNG
Chương I: Lược sử Nam Phi và sự ra đời của chế độ Apacthai
1.1. Lược sử Nam Phi.
Nam Phi, tên chính thức là Cộng hồ Nam Phi, là một quốc gia nằm ở
phía Nam lục địa Châu Phi, có biên giới giáp với Namibia, Zimbabwe,

Modambique, Swaziland và Lesotho. Một lãnh thổ ngoài mẫu quốc bị lãnh thổ
Nam Phi bao quanh và là thành viên của khối thịnh vượng chung Anh.
Thời cổ đại, Nam Phi là cái nôi của lồi người. Nhiều hố thạch của giống
vượn người phương Nam đã tồn tại ở Nam Phi 3 triệu năm trước được tìm thấy,
tiếp theo đó là người Homo Habilis, Homo Erectus, Homo Sapiens.
Nam Phi có một lịch sử rất khác biệt với các quốc gia khác ở Châu Phi, là
kết quả của quá trình nhập cư sớm từ Châu Âu và tầm quan trọng chiến lược của
con đường biển Cape. Những người nhập cư Châu Âu bắt đầu từ đây ngay khi
công ty Đông ấn Hà Lan thành lập một điểm đồn trú, sau này trở thành
Capetown (1652).
Trong suốt thế kỷ XVII, XVIII, người Hà Lan di cư chủ yếu đến khu vực
này, những người hà Lan định cư cuối cùng gặp những người Xhosa phía tây
Nam vùng FishRiver một loạt những cuộc chiến, được gọi là những cuộc chiến
tranh biên giới Cape xảy ra chủ yếu do xung đột về đất đai và lợi ích. Do việc
khai thác ở Nam Phi, thường người Hà Lan chuyển nô lệ từ các vùng khác đến
đây tạo thành một lược lượng xã hội. Sau này khi hậu duệ của họ là kết quả hôn
nhân của người da đen và người da trắng thành người da màu (chiếm 50% dân
số của tỉnh Tây Cape)
Sang thế kỷ XVIII, nhằm biến CapeTown thành một điểm dừng chân trên
con đường đến Australia và ấn Độ, người Anh tìm cách nắm quyền kiểm sốt
mũi Hảo vọng năm 1795. 1803 CapeTown để trả lại cho Hà lan, nhưng lại bị áp
vào người thuộc địa Cape (1806) ngay khi sông ty Đông ấn Hà Lan tuyên bố phá
sản, người A tiếp tục đến định cư ở khu vực này trong một thời gian dài sau đó.
Sự phát hiện kim cương năm 1867 và vàng năm 1886 đã thúc đẩy kinh tế
phát triển và làn sóng nhập cư, làm tăng thêm tình trạng nơ dịch hố người bản
xứ, cuộc chiến tranh Bôer diễn ra giữa Anh và người Bôer, Anh dành quyền
kiểm sốt nước cộng hồ Bơer. Bằng thắng lợi của chiến tranh Bôer lần 2 (1899
- 1902) hiệp ước Vereeniging được ký kết, xác định đầy đủ chủ quyền của Anh
4



trên toàn bộ các nước CH Nam Phi, người da đen sẽ không được phép bầu cử
trừ thuộc địa Cape.
Ngày 31/05/1910, tám năm sau cuộc đấu tranh Bôer lần 2 chấm dứt, liên
minh Nam Phi được thành lập từ các thuộc địa Cape và Natal, nước cộng hoà
thuộc bang OrangerFree và Transvaal. Liên minh Nam Phi mới được thành lập
là một lãnh thổ tự trị trong khối liên hiệp Anh.
Năm 1934, Đảng quốc gia và Đảng Nam Phi hợp nhất để hình thành nên
Đảng thống nhất nhằm hồ hỗn mâu thuẫn giữa những người Nam Phi gốc Âu
và những người Nam Phi da trắng nói tiếng Anh, đến 1939 bị chia rẽ về vấn đề
chiến tranh thế giới II
Năm 1948, Đảng quốc gia trúng cử và nắm quyền lực bắt đầu áp đặt một
loạt bộ luật phân biệt đối xử nặng nề sau này gọi chung là chế độ Apacthai.
Năm 1990, chính phủ của Đảng quốc gia tiến hành bước đầu tiên đàm
phán về việc dời bỏ quyền lực của chính họ khi dỡ bỏ lệnh cấm Đảng đại hội
dân tộc phi và các Đảng phái, tổ chức chính trị khác hoạt động, thả Nenxơn
Madenla sau 27 năm cầm tù. Cuộc bầu cử đa sắc tộc đầu tiên được tổ chức 1994
đại hội dân tộc Phi dành thắng lợi lên nắm quyền tại Nam Phi từ thời điểm đó.
1.2. Sự ra đời của chế độ Apacthai.
Apacthai (tiếng Hà Lan: Apar Theid) là chính sách phân biệt chủng tộc
được tiến hành ở Nam Phi. Từ Apartheid trong tiếng Hà Lan dùng ở Châu Phi có
nghĩa là sự riêng biệt nó miêu tả sự phân biệt chủng tộc giữa thiểu số người da
trắng và phần đơng người da đen. “Apacthai có nghĩa là sự tách biệt sự chia rẽ
một cách lạ lùng, là sự tập hợp tất cả những thứ gọi là luật lệ áp đặt hàng trăm
năm lên người da đen, biến họ thành những người hoàn toàn lệ thuộc vào người
da trắng”. Những người theo chủ nghĩa Apacthai lập luận rằng: “người da trắng
và người da đen không thể sống bình đẳng được, khơng thể sống với nhau mà
phải sống tách biệt, vì chỉ có sống tách biệt theo màu da thì mới có thể đảm bảo
phát triển theo chủng tộc và màu da”.
Ngay từ khi đặt chân lên mũi Hảo Vọng, tiến vào cực nam lục địa Châu

Phi, thực dân Hà Lan đã xua đuổi bắt bớ cư dân bản địa đang sống trong tình
trạng liên minh bộ lạc, thị tộc để chiếm đất đai, đồng thời dùng tiền bạc để mua
chuộc tù trưởng các liên minh bộ lạc. Dần dần người Hà Lan đã thuần phục cư
dân bản địa khiến họ lệ thuộc vào mình. Thực chất người Hà Lan đã lập ra chính
5


quyền của mình, tiến hành cướp tư liệu sản xuất, bóc lột dân bản địa, buộc họ
phụ thuộc hồn tồn vào mình (người da trắng).
Dưới sự thống trị của người da trắng, người da đen, da màu ở Nam Phi
chịu cuộc sống cực khổ, tủi nhục, họ bị đối xử chẳng khác nào nô lệ với hàng
trăm thứ thuế, điều luật do người da trắng áp đặt. Người da đen, da màu Nam
Phi trở thành nô lệ ngay trên đất nước mình. Họ khơng có sức mạnh, khơng có
quyền, thậm chí là quyền quyết định vận mệnh và số phận của mình. Họ sống
trong khu nhà lụp xụp, tối tăm, bẩn thỉu, đối lập hoàn toàn với những khu nhà
sang trọng của người da trắng
Biểu tượng cho sự phân biệt đối xử của người da trắng với người da đen ở
Nam Phi là “thẻ thuế thân”, mọi người dân Nam Phi từ 16 tuổi trở lên đều phải
mong trong mình tấm “thẻ thuế thân”. Từ “thẻ thuế thân” người ta có thể biết
được người này đã nộp thuế hay chưa, sống ở khu vực nào, và họ phải trình tấm
thẻ này mỗi khi gặp người da trắng.
Sự phân biệt của người da trắng và người da đen ở châu phi trong tất cả
các lĩnh vực của đời sống xã hội, ngay cả luật cũng là luật pháp của người da
trắng, bảo vệ quyền lợi của người da trắng. Điều này chính Nenxơn Madela đã
viết trong cuốn hồi kí của mình. “Một đứa trẻ người Phi chỉ sinh ra trong 1 bệnh
viện, một nhà hộ sinh giành cho người phi, chỉ được bước lên xe bus giành cho
người Phi, chỉ được ở trong vùng quy định giành cho người Phi, bất cứ khi nào
cũng bị chặn lại giữa đường và buộc phải xuất trình “thẻ thuế thân”, nếu người
đó qun khơng mang thì lập tức bị ném và tù”
Sự phân biệt này mặc nhiên tồn tại, thậm chí tồn tại đến năm 1948, Đảng

quốc gia Nam Phi đã tiến hành chính sách Apacthai như một phần trong chiến
lược tranh cử của họ cho cuộc bầu cử 1948 với sự thắng cử của Đảng Quốc gia
Nam Phi , Apacthai trở thành chính sách chính trị tại Nam Phi cho tới đầu những
năm 1990

6


Chương II. Cuộc đấu tranh chống lại chế độ Apacthai của nhân dân
Nam Phi
2.1. Cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi trước khi ANC ra đời (trước
1912)
Trước sự thống trị của người da trắng, người da đen và da màu Nam Phi
không cam chịu cuộc sống tủi nhục, cam chịu số phận, mà ngay từ khi bọn thực
dân lập ra chính quyền ở đây. Cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi bắt đầu
diễn ra dưới nhiều hình thức.
Những cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi yêu nước trong buổi đầu
mới chỉ dừng lại ở những cuộc ám sát cá nhân, chiến tranh du kích, bằng những
loại vũ khí thơ sơ như gươm, giáo, cung, nỏ … Tuy chỉ bằng những vũ khí thơ
sơ nhưng chính họ đã thức tỉnh tinh thần yêu nước, muốn giải phóng khỏi ách
kìm kẹp của thực dân da trắng. Yêu cầu lịch sử đặt ra cho nhân dân nam Phi là
cần phải có một tổ chức chung lãnh đạo nhận dân Nam Phi bị chính quyền da
trắng bóc lột đứng lên đấu tranh. Đây là nguyên nhân dẫn đến ANC ra đời
2.2. Đại hội dân tộc Phi ra đời lãnh đạo nhân dân đấu tranh
2.2.1. Đại hội dân tộc Phi lãnh đạo nhân dân đấu tranh (trước năm 1948)
08/01/1912 những người Nam Phi yêu nước đứng ra thành lập tổ chức
chính trị riêng cho mình, lấy tên “Đại hội dân tộc Phi (African National
Congress – viết tắt là ANC)”
Khi mới ra đời, ANC đưa ra mục tiêu đấu tranh là: thủ tiêu chế độ
Apacthai, dành chính quyền độc lập dân tộc cho người Phi, xây dựng xã hội dân

chủ, bình đẳng. Chính vì thế ANC đã thu hút được nhiều lực lượng xã hội tham
gia: da trắng, da màu, da đen … Miễn là có tinh thần yêu nước chống lại chủ
nghĩa Apacthai. Chính vì thế ANC được coi là “chiếc dù cực lớn che chở cho
mọi người Phi”.
Đường lối đấu tranh của ANC là đấu tranh bằng phương pháp hồ bình,
chính trị, không sử dụng bạo lực cách mạng. Đường lối này trở thành nền tảng
chủ đạo của tổ chức.
Trong thời gian này, với đường lối đấu tranh, ANC khiến nhiều lược
lượng xã hội u chuộng hồ bình ngờ vực về tính cách mạng của tổ chức. Điều

7


này khiến ảnh hưởng của ANC chưa được lớn. Bởi vậy, ANC mới chỉ phát động
nhân dân biểu tình, bãi cơng, thị uy nhằm vào chính quyền da trắng…
Đầu XX tình hình thế giới có nhiều chuyển biến, trào lưu tư tưởng dân
chủ tư sản đã tác động mạnh mẽ tới châu á, châu Phi. Đặc biệt là cuộc
CMXHCN tháng 10 Nga (1917) đã tác động mạnh mẽ tới châu Phi, đánh dấu sự
chuyển mình đầy hứng khởi. Những người lãnh đạo ANC đã sử dụng báo chí
như là mặt trận đấu tranh chính của mình chống lại chính quyền da trắng, từ đây
ANC có thêm nhiệm vụ mới là truyền bá tư tưởng dân chủ vào nam Phi
Bằng những hoạt động khơng biết mệt mỏi của ANC, ngồi những tổ
chức xã hội vốn có hoạt động ngày càng mạnh mẽ thì nhiều tổ chức xã hội chủ
nghĩa xuất hiện. Theo đó, phong trào đấu tranh của nhân dân lên cao dẫn đến sự
tăng lên nhanh chóng của giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng. Đến
năm 1921 Đảng cộng sản Nam Phi thành lập, từ đây, trên con đường đấu tranh
chống chủ nghĩa Apacthai, ANC không còn đơn lẻ nữa.
Tuy ANC, Đảng cộng sản Nam Phi và nhiều tổ chức chính trị có sự khác
nhau về phương pháp và đường lối đấu tranh, song cùng mục tiêu là thủ tiêu chế
độ Apacthai, xây dựng nhà nước Nam Phi dân chủ. Điều này dẫn đến 1919 “Đại

hội toàn Phi” được tổ chức tại Paris, đề ra nghị quyết về quyền người Phi được
tham gia cai quản đất nước.
Năm 1941, hiến chương đại hội Tây Dương ra đời có những nội dung tiến
bộ, khẳng định quyền bình đẳng con người, quyền tự do của mỗi dân tộc, những
người lãnh đạo ANC đã cho ra đời một bản hiến chương của mình là “African
Claims”, với nội dung địi quyền bình đẳng cơng dân hồn tồn cho tất cả mọi
người Phi da đen, da màu, huỷ bỏ các đạo luật phân biệt chủng tộc
Năm 1944, ANC thành lập “đoàn thanh niên ANC” với cương lĩnh hoạt
động: Đấu tranh xoá bỏ chế độ Apacthai. Sự ra đời của đoàn thanh niên ANC và
dưới sự lãnh đạo của các tổ chức chính trị, phong trào đấu tranh của nhân dân
ngày càng trở nên mạnh mẽ. Đặc biệt là cuộc đình cơng của các thợ mỏ, cơng
nhân làm dưới hầm lị vào năm 1946 lôi kéo lực lượng lớn công nhân tham gia
trên tồn lãnh thổ Nam Phi, làm tê liệt nghành cơng nghiệp khai mỏ. Chính
quyền nam Phi đã đàn áp đậm máu phong trào đấu tranh này.
Năm 1948, Nam Phi diễn ra cuộc bầu cử ban lãnh đạo chính quyền, Đảng
quốc gia (Đảng của người Hà Lan ở Nam Phi) đắc cử Malan với biệt danh “đao
phủ của người da đen, da màu của Nam Phi” thành người đứng đầu của chính
8


quyền da trắng ở Nam Phi, lấy chủ nghĩa Apacthai làm cương lĩnh hành động,
tăng cường chủ nghĩa Apacthai.
2.2.2. Sự kết hợp đấu tranh chính trị, kết hợp vũ trang của ANC (từ sau
1948)
Từ sau 1948, chính quyền da trắng ở Nam Phi lấy chủ nghĩa Apacthai làm
quốc sách, đưa ra nhiều đạo luật khủng bố, đàn áp phong trào cách mạng của
nhân dân Nam Phi. Để đối phó lại, ANC nhận thấy phải đưa ra những con đường
đấu tranh mới cho mình. Vì thế “cương lĩnh hành động” ra đời thể hiện sự thay
đổi cấp tiến cơ bản trong đường lối đấu tranh của mình, rằng khơng thể đấu
tranh trong khuôn khổ luật pháp, mà phải tiến xa hơn nữa. Theo đó, một “ban

lãnh đạo hợp nhất” ra đời giữa 3 tổ chức: ANC, Đảng cộng sản Nam Phi, Đại
hội dân tộc ấn, thống nhất lấy ngày 22/06/1950 là ngày hành động trong toàn
quốc nhưng do kế hoạch bị bại lộ chính quyền Malan đã có sự chuẩn bị đối phó
khi cuộc đình cơng vừa phát động đã bị chính quyền đàn áp dã man. Những
người lãnh đạo cuộc đình cơng bị bắt, ban lãnh đạo ANC bị bắt 52 người và
nhiều người bị giết. Ngày 22/06/ được tôn vinh là “ngày tự do”. Tuy ngày 22/06
thất bại, song như là một tiếng bom thức tỉnh quần chúng nhân dân đứng dậy
đấu tranh, cũng là bài học cho ANC trên con đường lãnh đạo nhân dân đấu tranh
sau này.
Ngày 25/06 đến 26/06/1955 Đại hội quốc dân Nam Phi được tiến hành,
nhất trí thơng qua “hiến chương tự do” cho một nhà nước Nam Phi dân chủ nhân
dân “hiến chương tự do” là xố bỏ một hình thức phân biệt chủng tộc, kêu gọi
nhân dân Nam Phi đấu tranh, kêu gọi sự ủng hộ của nhân dân u chuộng hồ
bình trên thế giới.
Trong những năm 1958 - 1960. Phong trào đấu tranh của quần chúng nổ
ra mạnh mẽ, dẫn đến sự ra đời của hội liên hiệp phụ nữ nam Phi. Năm 1961
ANC cho ra đời tổ chức vũ trang “Ngọn lao dân tộc” do Mandenla đứng đầu,
tiến hành đấu tranh vũ trang với chính quyền Nam Phi. Đây là bước chuyển biến
lớn trong phương pháp đấu tranh của ANC, khơng chỉ dừng lại ở đấu tranh chính
trị, mà theo ANC phải là sử dụng những biện pháp dã man để chống lại kẻ thù
dã man. Chính Olivơ Tambo, lãnh đạo ANC lúc bấy giờ cũng khẳng định: “Lịch
sử đã khiến chúng tôi lựa chọn con đường đấu tranh của mình… Độc quyền bạo
lực chỉ có thể đập tan bằng sức mạnh ngày càng phát triển của lực lượng cách
mạng vũ trang của quần chúng bị áp bức”

9


Trước cuộc đấu tranh không mệt mỏi của nhân dân Nam Phi, dưới sự lãnh
đạo của ANC đã nhận được sự ủng hộ của đông đảo bạn bè quốc tế. Năm 1961

hội đồng giải thưởng Nơbel về hồ bình quyết định trao cho chủ tịch ANC
Luthuli. Điều này khẳng định thêm sự ủng hộ của bạn bè quốc tế trong cuộc đấu
tranh của nhân dân Nam Phi. Ngày 06/11/1962, Liên hợp quốc đã thơng qua
nghị quyết về chống lại chính sách của chính quyền da trắng ở Nam Phi. Tiếp đó
tại hội nghị cấp cao lần II của “Tổ chức thống nhất châu Phi độc lập” có sự tham
dự của tổng thư ký Liên hợp quốc quyết định thủ tiêu tận gốc chế độ phân biệt
chủng tộc trên toàn châu Phi.
Ngày 03/01/1966, trong bài diễn văn khai mạc hội nghị đoàn kết nhân dân
Á - Phi – Mỹ Latinh tại thủ đô Lahabana (Cuba). Chủ tịch Phiden Catơrô đã lên
án mạnh mẽ chủ nghĩa Apacthai và cho rằng Apacthai là tôi ác của nhân loại là
con đẻ của chủ nghĩa thực dân cũ. Đồng thời nhấn mạnh nhân dân A – Phi – Mỹ
Latinh cần ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Nam Phi dưới sự
lãnh đạo của ANC.
Để tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân tiến bộ thế giới, đầu 1962 ban lãnh
đạo ANC cử Nenxơn Manđela đi thăm các nước châu phi độc lập và sang nước
Anh. Nhân danh triệu triệu người phi da đen, da màu da bị áp bức bởi chính
Aphacthai, đã nói lên quyết tâm của nhân dân nam phi dưới sự lãnh đạo của
ANC chống lại chế độ Aphacthai. Đồng thời kêu gọi sự ủng hộ của nhân loại
tiến bộ trên thế giới. Từ đây, vấn đề Nam Phi được cả thế giới quan tâm. Năm
1964 đại hội đồng LHQ thơng qua nghị quyết cấm vận cộng hồ Nam Phi.
Sau sự kiện 17/11/1963 ANC và nhiều tổ chức chính trị khác bị chính
quyền người da trắng tiến hành khủng bố. Nhiều nhà lãnh đạo của ANC trong đó
có Nenxơn Manđela bị bắt. Từ đây Nenxơn Manđela bắt đầu cuộc đời tù đày
suốt 27 năm của mình.
3/9/1966 thủ tướng Nam Phi Verwoerd bị ám sát. Lợi dụng điều này chính
quyền Nam Phi đổ tội cho ANC đứng sau vụ ám sát và tiến hành khủng bố, ra
đạo luật “phân vùng chủng tộc”, bắt bớ, giết chết và bỏ tù nhiều người Nam Phi
vơ tội.
Để phản đối hành động của chính quyền Nam Phi, ngày 16/06/1974 đã
diễn ra sự kiện Sweto, hàng chục học sinh, thanh niên bị giết, hàng trăm học

sinh bị bắt giam, sự kiện này đã châm ngòi nổ cho những cuộc phản kháng dữ

10


dội trên tồn lãnh thổ Nam Phi, buộc chính quyền Nam Phi bỏ “Đạo luật ném
hàng vạn người phi vào nhà giam”.
Ngày 28/9/1978, “Hội nghị quốc tế ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc
vùng Nam Phi” được khai mạc, hội nghị lên án kịch liệt chủ nghĩa Aphacthai,
nêu rõ các nước sẽ kiên quyết đấu tranh xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc.
Tổng thư ký ANC đã kịch liệt lên án chủ nghĩa Apacthai và nêu rõ quyết tâm
đấu tranh xố bỏ chủ nghĩa Apacthai. Tiếng nói của ANC được hội nghị ủng hộ,
hơn 80 nước đã ký vào bản “cơng ước địi quốc tế xố bỏ và trừng trị tội ác
Apacthai”. Năm 1978 được chọn làm năm quốc tế chống chủ nghĩa Apacthai.
Được sự ủng hộ, cổ vũ mạnh mẽ của bạn bè quốc tế, bất chấp những thủ
đoạn tàn bạo, âm mưu thâm độc của chính quyền Nam Phi, phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội của nhân dân Nam Phi vẫn tiếp tục phát
triển dưới nhiều hình thức: Đấu tranh bằng chính trị, ngoại giao, đấu tranh vũ
trang. ANC đã ln sát cánh cùng nhân dân Nam Phi trong cuộc đấu tranh lịch
sử này.
Đáp lại, chính quyền Nam Phi ngày càng tiến hành khủng bố, tấn công thô
bạo nhân dân Nam Phi bằng quân đội: Như sự kiện tháng 12/1982, sự kiện tháng
5/1986
Cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX, phong trào đấu tranh của nhân dân Nam
Phi, dưới sự lãnh đạo của ANC ngày càng trở nên mạnh mẽ. Trước sức ép của
quần chúng nhân dân cùng nhân dân tiến bộ thế giới, chính quyền Nam Phi từng
bước nghĩ tới những biện pháp hoà giải, xoa dịu mâu thuẫn trong lòng nhân dân
Nam Phi. Tháng 8/1989, tổng thống P.Botha - Người được mệnh danh là “con
sấu chúa”, “là tên phân biệt chủng tộc khét tiếng” đã xin từ chức sau 11 năm
cầm quyền. Tổng thống mới lên thay là Dơcơléc đã tuyên bố sẽ tiến hành cải

cách chính trị, thay đổi đường lối của Bôtha và những người tiền nhiệm. Sự kiện
này báo hiệu thắng lợi mới của nhân dân Nam Phi và ANC trên con đường đấu
tranh lâu dài gian khổ của mình. Ngày 2/2/1990, trong diển văn khai mạc kỳ họp
nghị viện Nam Phi, tổng thống Dơcơléc tuyên bố quyết tâm dỡ bỏ chế độ phân
biệt chủng tộc, tạo tiền đề cho một nước Nam Phi dân chủ. Theo đó các tổ chúc
chính trị chống Apacthai được cơng khai hoạt động, đặc biệt là khôi phục địa vị
hợp pháp của ANC, trả tự do cho Nenxơn Manđela sau 27 năm tù, Đảng cộng
sản và 31 tổ chức đảng phái khác được công khai hoạt động. Như vậy sau 78
năm ra đời hoạt động, ANC mới được chính quyền Nam Phi công nhận. Sau khi

11


được khôi phục, ANC tiếp tục lãnh đạo nhân dân Nam Phi đấu tranh tiêu diệt tận
gốc chủ nghĩa Apacthai.
Tháng 7/1991 đại hội đại biểu ANC sau 30 năm hoạt động bí mật ở trong
nước và nước ngồi đã được triệu tập ngay trên quê hương Nam Phi. Nenxơn
Manđela được bầu làm chủ tịch ANC. Đồng thời đại hội này đã nêu rõ quyết tâm
đấu tranh tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa Apacthai.
Ngày 20/12/1991 được sự đồng ý của tất cả các đảng phái chính trị, cuộc
đàm phán CODESA 1 được tiến hành. Kết quả là các bên đã thống nhất thành
lập “tổ công tác” nhằm chuẩn bị cho CODESA 2 sắp tới vào 1992. Để tạo điều
kiên thận lợi cho hội nghị CODESA 2 chính phủ Nam Phi quyết định xoá bỏ
mọi đạo luật phân biệt chủng tộc vào 17/6/1991.
17/3/1992 cuộc trưng cầu dân ý trong cộng đồng người da trắng được tiến
hành, 67.7% tán thành cải cách chính trị của tổng thống Dơcơlec.
Tháng 5/1992 hội nghị CODESA 2 được tiến hành với sự tham dự của 26
đảng phái chính trị. Nhưng trong tiến hành hội nghị, các bên khơng đạt được
thoả thuận theo mong muốn, mặt khác chính quyền Dơcơlec tìm cách trì hoạn
dẩn đến hội nghị CODESA 2 đi vào ngõ cụt. Trong khi đang gặp bế tắc, những

người lãnh đạo ANC cùng những đảng phái chính trị khác muốn gây sức ép với
chính phủ bằng cách phát động chiến dịch hành động quần chúng rộng rãi mang
tiêu đề “hành động cuộc chiến” diễn ra vào ngày kỷ niệm sự kiện
Sweto(16/6/1972). Về phía chính phủ khi hội nghị CODESA 2 đi vào ngõ cụt,
chính phủ đã tiến hành 1 cuộc tấn công vào 1 khu nhà ở của người da đen, giết
chết 46 thành viên của ANC, sự kiện này đã làm bùng lên ở Nam Phi một cuộc
đấu tranh dữ dội của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của ANC, chính phủ
Dơcơlec tiến sâu hơn nữa vào sai lầm khi giàn xếp sự kiện ANC có âm mưu đảo
chính, ra tay bắt bớ những người thuộc ANC. Hành động đó của chính phủ
Dơcơlec bị ANC kịch liệt lên án, bị quần chúng nhân dân phản đối mạnh mẽ.
Cuối cùng chính phủ buộc phải nhượng bộ. Hội nghị CODESA 2 được nối lại
sau thời gian bị ngắt quãng.
Sau sự kiện đám tang ông Crit Hani và ngày quốc tế lao động 1/5, phong
trào đấu tranh của quần chúng ngày càng phát triển mạnh mẽ, yêu cầu chính
quyền Nam Phi xố bỏ hồn tồn những điều luật phân biệt chủng tộc, yêu cầu
tổ chức tổng tuyển cử đa sắc tộc. Trước sức mạnh như vũ bão của quần chúng

12


nhân dân, chính quyền Dơcơlec một lần nữa nhượng bộ, tuyên bố sẽ tổ chức
cuộc tổng tuyển cử tự do ở Nam Phi.
26/5/1993, tại Giơhan Nơsbơc, đại diện của 26 đảng phái chính trị họp
bàn với nhau để chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử. Ngày 18/11/1993, 21 chính
đảng ở Nam Phi nhất trí thơng qua dự thảo hiến pháp mới, chấm dứt 341 năm
tồn tại của chế độ phân biệt chủng tộc… Tất cả đã được chuẩn bị cho cuộc tổng
tuyển cử sắp tới. Nhân dân Nam Phi đang háo hức chờ đợi một tương lai tươi
sáng cho mình từ sự kiện này. Đối với ANC, ngày bầu cử sắp tới là kết quả của
72 năm đấu tranh kiên cường khơng khoan nhượng, bây giờ họ chỉ cịn chờ đợi
thời khắc lịch đó. Cả đất nước Nam Phi cùng chờ đợi, hàng triệu triệu con mắt

dõi theo những hành động của ANC và chính phủ.
2.3. Sự chấm dứt chế độ Aphacthai ở Nam Phi
Từ 26 đến 29/4/1994, cuộc bầu cử đa sắc tộc được tổ chức với sự tham
gia tranh cử của 26 đảng phái chính trị, 227 triệu cử tri Nam Phi, gần 5 nghìn
quan sát viên quốc tế và đại diện của nhiều tổ chức quốc tế khác đến chứng kiến
sự kiện trọng đại này.
Kết quả: Đại hội dân tộc Phi dành 62.65% số phiếu, chiếm 252 ghế trong
quốc hội mới, chủ tịch ANC là Nenxơn Manđela được bầu làm tổng thống
9/5/1994.
Ngày 10/5/1994 tại Prêtoria, Nenxơn Manđela tuyên thệ nhận chức tổng
thống Nam Phi trước sự chứng kiến của dư luận thế giới.
Ngày 8/5/1996 tại Kêptao, lưỡng viện quốc hội nước cộng hoà Nam Phi
biểu quyết với 431 phiếu thuận, 2 phiếu trống, 10 phiếu trắng, thông qua hiến
pháp mới, chính thức chơn vùi chủ nghĩa Apacthai, theo hiến pháp mới, Nam
Phi sẽ là một quốc gia được nghị viên, tổng thống chịu trách nhiệm hành pháp
do quốc hội bầu, cùng với phó tổng thổng và các bộ trưởng. “Hiến chương nhân
quyền” đã được chọn làm nền tảng của hiến pháp mới.
Cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Phi chống lại chế độ Apacthai kết thúc
thắng lợi, chủ nghĩa Apacthai tồn tại gần 4000 năm ở Nam Phi đến đây hoàn
toàn sụp đổ. Thắng lợi này của nhân dân Nam Phi gắn liền với công lao lớn của
ANC mà nhân vật mang tầm vóc lớn lao là Nenxơn Mandela, Nenxơn Manđenla
là tổng thống da đen đầu tiên ở Nam Phi, người đã cùng ANC sát cánh vượt qua

13


bao gian nan trong cuộc đấu tranh bền bỉ chống lại chủ nghĩa Apacthai ở Nam
Phi.
Hậu quả: Sự chấm dứt chế độ Apacthai ở Nam Phi để lại hậu quả to lớn.
Tích cực: Nhân dân nam Phi được làm chủ đất nước, chế độ Apacthai bị

xố bỏ hồn tồn, Nam Phi đứng trước nhiều cơ hội để phát triển đất nước.
Tiêu cực: Dấu ấn của chủ nghĩa Apacthai để lại trên quê hương Nam Phi
rất đậm nét, để lại trong nhân dân Nam Phi những vết thương sâu đậm không thể
dễ gì khắc phục được. Thêm vào đó nguy cơ tụt hậu về kinh tế, những tệ nạn xã
hội gia tăng, xung đột sắc tộc đó là nguy cơ về chủ nghĩa “Apacthai kinh tế”
đang là thách thức nghiêm trọng đối với Nam Phi. Với thắng lợi to lớn trong
cuộc tổng tuyển cử 1994 và hiến pháp 1996 đã tạo ra bước ngoặt to lớn trong
đời sống kinh tế chính trị của nhân dân Nam Phi. Mặc dầu trước mắt chính
quyền mới của tổng thống Manđenla cịn phải đương đầu với những thách thức
to lớn trong đời sống kinh tế chính trị xã hội. Song nhân loại tiến bộ vẫn hy
vọng và tin tưởng rằng với thắng lợi to lớn trong cuộc đấu tranh chóng chủ
nghĩa Apacthai sẽ là động lực quan trọng nhất để ANC cùng nhân dân Nam Phi
cùng vượt qua mọi khó khăn đưa Nam Phi trở thành một nước dân chủ thống
nhất và phát triển

14


PHẦN C - KẾT LUẬN.
Chủ nghĩa Apacthai tồn tại ở Nam Phi trong suốt nhiều thế kỷ, cũng trong
từng đó thời gian, nhân dân Nam Phi không ngừng đấu tranh chống lại Apacthai.
ANC ra đời lãnh đạo nhân dân Nam Phi đấu tranh kiên trì trong suốt gần một thế
kỷ
Vấn đề đặt ra cho tất cả những ai ưa chuộng hồ bình trên thế giới đó là:
Tại sao chủ nghĩa Apacthai mà chính quyền da trắng Nam Phi thực hiện, đã bị
liên hợp quốc và hầu hết các nước trên thế giới lên án mạnh mẽ và đã có nhiều
chính sách để gây áp lực lên chính quyền Nam Phi, mãi đến năm 1996 thì chủ
nghĩa Apacthai mới bị lật đổ? Phải chăng chủ nghĩa Apacthai là con đẻ là di sản
của chủ nghĩa thực dân cũ, có liên quan mật thiết với chủ nghĩa thực dân mới
của các nước đế quốc phương tây?

Cuộc tổng tuyển cử được tổ chức thành công vào năm 1994 đánh dấu sự
ra ddowif của nước Nam Phi Mới. Tuy nhiên, con đường tiến tới xây dựng một
nước Nam Phi thực sự dân chủ còn nhiều khó khăn vì các thế lực cực hữu da
trắng tiếp tục chống phá. Mặt khác mâu thuẫn của những người ủng hộ ANC
chứa đựng nguy cơ xung đột sắc tộc, một hiểm hoạ cua Nam Phi trong thập kỷ
qua. Tàn tích gần 4 trăm năm dưới chế độ Apacthai còn nặng nề bám rễ sâu vào
lòng xã hội Nam Phi. Song chúng ta tin tưởng rằng đất nước Nam Phi sẽ trơt
thành một quốc gia dân chủ thực sự trong tương lai.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Châu phi, lục địa đen đang dần sáng (03/1998): Tạp chí cộng sản số 5
2. Nenxơn Manđenla (1998): Người tù thế kỷ, nhà xuất bản thanh niên
3. Văn Ngọc Thành, Nguyễn Cơng Khanh (2001): Giáo trình giảng dạy
Lịch Sử thế giới hiện đại – tủ sách Đại Học Vinh
4. Nguyễn Anh Thái: Giáo trình Lịch Sử thế giới hiện đại

16


17



×