Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Tìm hiểu một số đặc điểm về đời sống của người dân nhập cư ở thành phố vinh – tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.31 KB, 64 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp ngành Cơng tác xã
hội với đề tài “Tìm hiểu một số đặc điểm về đời sống của người dân nhập
cư ở thành phố Vinh – Tỉnh Nghệ An”, tôi đã nhận được sự động viên, quan
tâm, giúp đỡ nhiệt tình của gia đình, thầy cơ giáo, bạn bè và các cán bộ cùng
các hộ dân nhập cư tại hai phường Bến Thủy và Trường Thi.
Để hoàn thành bài khóa luận này, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
nhà trường Đại học Vinh, ban chủ nhiêm khoa Lịch Sử cùng các thầy cô giáo
trong tổ bộ môn Công tác xã hội đã trang bị những kỹ năng, kiến thức chuyên
ngành trong quá trình học tập tại trường. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân
thành tới cơ giáo Ths. Nguyễn Thị Bích Thủy, giảng viên bộ môn Công tác xã
hội đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo tơi trong suốt q trình hồn
thành khóa luận này.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ cùng các hộ dân
nhập cư tại hai phường Bến Thủy và Trường Thi đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo
điều kiện cho tơi trong suốt q trình tìm hiểu thơng tin, đóng góp ý kiến giúp
tơi thực hiện thành cơng bài khóa luận này.
Mặc dù tơi đã rất cố gắng nhưng do thời gian hạn hẹp và khả năng cịn
hạn chế trong nghiên cứu nên khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế
nhất định. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những ý kiến nhận xét, đánh giá
của quý thầy cô và các bạn sinh viên để bài khóa luận được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Vinh, ngày 10/5/2/13
Sinh viên
Phạm Thị Hương

1


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CTXH



:

Công tác xã hội

WTO

:

Worrld Trade Organnization

BHYT

:

Bảo hiểm y tế

KHHGĐ

:

Kế hoạch hóa gia đình

TDTT

:

Thể dục thể thao

XĐGN


:

Xóa đói giảm nghèo

CNH – HĐH

:

Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

PVS

:

Phỏng vấn sâu

GDP

:

Tổng sản phẩm quốc nội

HTX

:

Hợp tác xã

TBLS


:

Thương binh liệt sĩ

TNLS

:

Thân nhân liệt sĩ

BTXH

:

Bảo trợ xã hội

UBND

:

Ủy ban nhân dân

SXKD

:

Sản xuất kinh doanh

TDXDĐSVH


:

Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa

CĐHH

:

Chất độc hóa học

VHTT –TDTT

:

Văn hóa thơng tin-Thể dục thể thao

2


MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................................1
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn...........................................................................3
2.1. Ý nghĩa khoa học...........................................................................................................3
2.2. Ý nghĩa thực tiễn...........................................................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................3
3.1. Mục đích nghiên cứu....................................................................................................4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................................4

4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể, phạm vi nghiên cứu................................................4
4.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................................4
4.2. Khách thể nghiên cứu...................................................................................................4
4.3. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................4
5. Giả thuyết nghiên cứu......................................................................................................5
6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................5
6.1. Phương pháp phân tích tài liệu....................................................................................5
6.2. Phương pháp quan sát..................................................................................................5
6.3. Phương pháp phỏng vấn sâu........................................................................................6
B. NỘI DUNG.......................................................................................................................7
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI...................................7
1.1. Cở sở lý luận..................................................................................................................7
1.1.1. Các khái niệm công cụ................................................................................................7
1.1.2. Các lý thuyết áp dụng..................................................................................................8
1.2. Cơ sở thực tiễn.............................................................................................................12
1.2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu..................................................................................12
1.2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu................................................................................15
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH NHẬP CƯ TẠI THÀNH PHỐ VINH – TỈNH NGHỆ AN
..............................................................................................................................................21
2.1. Số lượng dân nhập cư tại thành phố Vinh................................................................21
Bảng 1: Số người nhập cư của thành phố Vinh qua các năm........................................21
2.2. Nguyên nhân nhập cư.................................................................................................22
2.2.1. Nguyên nhân tự nhiên..............................................................................................22
3


2.2.2. Nguyên nhân kinh tế.................................................................................................23
2.2.4. Nguyên nhân sự phát triển của khoa học – kĩ thuật...............................................25
2.2.5. Nguyên nhân xuất phát từ yếu tố tinh thần.............................................................25
2.3. Tác động của người dân nhập cư đến sự phát triển Kinh tế - Xã hội của thành

phố Vinh..............................................................................................................................26
2.3.1. Tích cực.....................................................................................................................26
2.3.2. Tiêu cực.....................................................................................................................27
CHƯƠNG III: ĐỜI SỐNG CỦA DÂN NHẬP CƯ HIỆN NAY TẠI THÀNH PHỐ
VINH – TỈNH NGHỆ AN..................................................................................................30
3.1. Đời sống vật chất.........................................................................................................30
3.1.1. Nhà ở..........................................................................................................................30
3.1.2. Điều kiện cơ sở vật chất............................................................................................31
3.1.3. Thủ tục, giấy tờ..........................................................................................................33
3.2. Đời sống tinh thần.......................................................................................................34
3.2.1. Tình cảm giữa các thành viên trong gia đình..........................................................34
3.2.2. Tình cảm, sự gắn kết với cộng đồng.........................................................................36
3.2.3. Khả năng tiếp cận các dịch vụ đô thị.......................................................................38
3.3. Chăm sóc sức khỏe......................................................................................................38
3.3.1. Khám, chữa bệnh khi đau ốm...................................................................................39
3.3.2. Chi phí khám, chữa bệnh..........................................................................................39
3.3.3. Chăm sóc sức khoẻ dự phòng...................................................................................40
3.3.4. Lựa chọn cơ sở khám, chữa bệnh............................................................................40
3.3.5. Bảo hiểm y tế.............................................................................................................40
3.3.6. Sức khỏe tình dục......................................................................................................41
3.4. Văn hóa, giáo dục........................................................................................................41
CHƯƠNG IV: NHỮNG GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TÌNH TRẠNG NHẬP CƯ TẠI
THÀNH PHỐ VINH – TỈNH NGHỆ AN.........................................................................44
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...............................................................................47
1. Kết luận...........................................................................................................................47
2. Khuyến nghị....................................................................................................................48
2.1. Đối với Nhà nước và thành phố Vinh........................................................................48
2.2. Đối với dân nhập cư....................................................................................................50
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................52


4


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Di cư là hiện tượng khách quan của xã hội xảy ra trong suốt quá trình
lịch sử của nhân loại. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của con
người, di cư giữ một vai trò quan trọng. Hiện nay, di cư diễn ra mạnh mẽ ở
hầu hết các nước trên thế giới và xu hướng di dân chủ yếu là tư nông thôn ra
thành thị, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Di cư gồm xuất cư và nhập cư. Nhập cư là hành động di chuyển chỗ ở
đến một vùng hay một quốc gia mới. Dân nhập cư là người dân di chuyển từ
một vùng đến một vùng khác để định cư hoặc tạm trú. Nhập cư ngược với
xuất cư và cả hai đều là di cư.
Việt Nam là một quốc gia đang trên đà phát triển nằm trong xu thế
chung của thế giới, q trình đơ thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Sự thay đổi
của cấu trúc và tính chất lao động liên quan tới một sự kiện xã hội gắn liền
với q trình đơ thị hóa, đó là hiện tượng dịch cư xã hội. Nếu lấy mốc năm
1986 làm mốc dánh dấu sự gia tăng của làn sóng di cư thì cũng có thể nhận
thấy trước thời điểm này Nhà nước ta đã có những kế hoạch cụ thể nhằm hỗ
trợ cho người dân chuyển vào các vùng phía Nam như Tây Ngun, Đơng
Nam Bộ,…nhằm tạo lập cuộc sống mới. Bước vào thời kì đổi mới, sự phát
triển của các khu công nghiệp khiến một làn sóng di cư từ nơng thơn ra thành
thị tìm việc làm tăng nhanh. Người nhập cư vượt ra sự quản lý của chính
quyền địa phương của cả nơi đến và nơi đi.
Nhập cư ở Việt Nam là một hiện tượng đang diễn ra nhanh chóng. Việt
Nam là quốc gia có nguồn lao động dồi dào, có chính trị tương đối ổn định và
đang trên đà phát triển. Nước ta đang trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước và gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO nên quá trình
nhập cư vào Việt Nam với số lượng ngày càng tăng nhanh. Những tiềm năng

của đất nước đã thu hút dân nhập cư vào Việt Nam tăng nhanh trong thời gian
1


gần đây. Điều này làm cho kinh tế Việt Nam ngày càng tăng trưởng nhanh
chóng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân cả nước.
Thành phố Vinh là thành phố trực thuộc tỉnh, là trung tâm kinh tế của
khu vực Bắc miền trung. Nằm trong xu thế chung của đất nước, thành phố
Vinh là thành phố có nền công nghiệp phát triển, các khu công nghiệp mọc
lên ngày càng nhiều, do vậy đây là khu vực thu hút một lực lượng lớn dân
nhập cư vào thành phố. Hiện nay, số lượng dân nhập cư ở thành phố Vinh
ngày càng tăng nhanh, đặc biệt là tại hai phường Bến Thủy và Trường thi.
Đây là hai phường có tỷ lệ dân nhập cư đông nhất trên địa bàn thành phố.
Năm 2011, thành phố Vinh có 8.813 người nhập cư vào thành phố trên tổng
số 308.808 tổng số dân. Đặc biệt năm 2008, dân nhập cư chiếm 52.195
người, chiếm 17,76% dân số toàn Thành phố. Trong số các phường tại thành
phố. Nhập cư có tác động lớn làm tăng dân số cơ học của thành phố Vinh.
Dân nhập cư tăng mạnh cung cấp nguồn nhân lực lao động dồi dào cho thành
phố, làm cho kinh tế thành phố tăng trưởng nhanh chóng. Đồng thời, dân
nhập cư đến từ nhiều vùng khác nhau mang theo văn hóa của nhiều vùng
miền khác nhau làm đa dạng văn hóa thành phố Vinh cũng như đa dạng văn
hóa dân tộc Việt Nam.
Tuy nhiên, mặt trái của tình trạng này đó là sức ép dân số tới thành phố
Vinh. Nhập cư tăng nhanh ảnh hưởng tới việc quản lý nhân khẩu gặp nhiều
khó khăn và dẫn đến nhiều vấn đề khác như ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã
hội, mâu thuẫn, xung đột,…Tìm hiểu đề tài “Tìm hiểu một số đặc điểm về đời
sống của người dân nhập cư ở thành phố Vinh – Tỉnh Nghệ An” góp phần làm
rõ thực trạng nhập cư ở và đời sống dân nhập cư ở thành phố Vinh. Qua đó,
mọi người có thêm thơng tin hiểu biết về tình hình dân nhập cư trên địa bàn
thành phố. Tìm hiểu nguyên nhân vì sao họ nhập cư vào thành phố, đời sống

vật chất, tinh thần, chăm sóc sức khỏe, văn hóa - giáo dục của dân nhập cư,
dự báo về tình hình nhập cư vào thành phố trong thời gian tiếp theo. Từ đó,
đưa ra những giải pháp nhằm quản lý tình trạng nhập cư vào thành phố Vinh.
2


2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu vận dụng các lý thuyết của CTXH như lý thuyết nhu
cầu của Maslow, lý thuyết vai trò; vận dụng kĩ năng quan sát và kĩ năng
phỏng vấn sâu và những kiến thức về an sinh xã hội để tìm hiểu những nét cơ
bản về đời sống của dân nhập cư thành phố Vinh. Trên cơ sở đó, góp phần bổ
sung và hồn thiện cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu trở nên đầy đủ hơn và
đáp ứng được đòi hỏi bức thiết mà thực tiễn đặt ra.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, kinh tế ngày càng phát triển
khiến chênh lệch giàu nghèo ngày càng lớn. Điều này cũng nói lên một thực
trạng rằng bản thân người nghèo cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn
trong cuộc sống. Vì vậy, sự nhập cư vào thành phố ngày càng tăng ngày càng
trở nên phổ biến hơn. Phát triển kinh tế được xem là vấn đề hàng đầu của mỗi
gia đình, mỗi cộng đồng.
Đề tài “Tìm hiểu một số đặc điểm về đời sống của người dân nhập cư ở
thành phố Vinh – Tỉnh Nghệ An” đã giúp cho bản thân tôi cũng như những
người quan tâm đến vấn đề nhập cư tại thành phố Vinh có một cái nhìn tổng
quát về tình hình nhập cư, đời sống dân nhập cư tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ
An. Đồng thời, thấy được nguyên nhân nhập cư, đưa ra được những dự báo về
tình hình nhập cư trong những năm tiếp theo. Từ đó, bổ sung vào việc hoạch
định chính sách đối với dân nhập cư vào thành phố. Trên cơ sở đó, góp phần
giải quyết được những khó khăn, vấn đề mà dân nhập cư ở thành phố Vinh
gặp phải nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và mức sống cho người dân

nhập cư.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

3


Nghiên cứu này tập trung vào việc tìm hiểu tình hình dân nhập cư trên
địa bàn thành phố Vinh, đặc biệt là tại hai phường Bến Thủy và Trường Thi.
Đồng thời tìm hiểu một số nét về đời sống dân nhập cư ở thành phố Vinh, tỉnh
Nghệ An trong những năm gần đây. Từ đó, đề xuất một số giải pháp và kiến
nghị nhằm quản lý tình trạng nhập cư vào thành phố.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu số lượng dân nhập cư ở thành phố Vinh. Qua đó, thấy rõ
được tình hình dân nhập cư vào thành phố.
- Tìm hiêu đời sống văn hóa vật chất, đời sống tinh thần, chăm sóc sức
khỏe, văn hóa - giáo dục của dân nhập cư ở thành phố Vinh.
- Xác định nguyên nhân làm gia tăng tình trạng nhập cư trên địa bàn
thành phố.
- Đề ra một số giải pháp (các chương trình phát triển kinh tế tại các địa
bàn kinh tế kém phát triển, công tác tuyên truyền giáo dục,…) để hạn chế tình
trạng nhập cư vào thành phố Vinh.
4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu một số đặc điểm về đời sống của người dân nhập cư ở thành
phố Vinh – tỉnh Nghệ An.
4.2. Khách thể nghiên cứu
- Một nhóm người dân nhập cư ở thành phố Vinh, Nghệ An.
- Các cán bộ chính sách của các phường Bến Thủy, Trường Thi.
- Các cán bộ công an quản lý nhân khẩu thành phố Vinh.

4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Tại hai phường Bến Thủy và Trường Thi tại thành phố
Vinh – tỉnh Nghệ An.
4


- Thời gian: nghiên cứu từ tháng 11 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013.
5. Giả thuyết nghiên cứu
- Số lượng dân nhập cư ở thành phố Vinh tăng nhanh trong thời gian
gần đây.
- Đời sống vật chất của một bộ phận dân nhập cư còn thấp, đời sống
tinh thần chưa được chú trọng, chăm sóc sức khỏe chưa được quan tâm, văn
hóa giáo dục trình độ chưa cao.
- Người nhập cư vào Thành phố Vinh với nhiều lý do khác nhau, nhiều
nguyên nhân khác nhau như nguyên nhân điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế
- xã hội,…nhưng nguyên nhân chủ yếu nhất là lên thành phố tìm việc làm.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Trong q trình nghiên cứu, tơi đã thu thập thơng tin từ nhiều nguồn
khác nhau như những thông tin, số liệu liên quan đến nhập cư của các phòng
ban, sách, báo, internet, từ phỏng vấn sâu,…Trên cơ sở những thông tin thu
thập được, tôi đã sử dụng phương pháp phân tích tài liệu để sử dụng trong bài
nghiên cứu của mình được tốt hơn. Qua việc phân tích tài liệu tìm kiếm thơng
tin, tơi thấy rằng tình hình nhập cư ở thành phố Vinh tăng nhanh trong những
năm gần đây. Tìm hiểu số lượng dân nhập cư vào thành phố, nguyên nhân
nhập cư, đời sống dân nhập cư cũng như những dự báo về tình hình nhập cư
trong thời gian tiếp theo. Qua đó, đưa ra những giải pháp nhằm quản lý tình
trạng dân nhập cư vào thành phố.
6.2. Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát sử dụng trong quá trình chúng tơi nghiên cứu tại

địa bàn thành phố Vinh. Thành phố Vinh là thành phố có nền cơng nghiệp
phát triển, có nhiều trung tâm cơng nghiệp, nhà máy,…Vì vậy, thành phố Vinh
rất có sức thu hút dân cư về làm việc và sinh sống tại đây. Phương pháp quan
5


sát sử dụng trong q trình tơi đi phỏng vấn sâu đối với những hộ dân nhập
cư:
-

Quan sát để xem đời sống thực tế của dân nhập cư như thế nào.

-

Quan sát nhà ở ra sao, phương tiện đi lại, nước sinh hoạt.

-

Quan sát các mối quan hệ của dân nhập cư với những người hàng

xóm láng giềng, với anh em, người thân như thế nào.
Qua đó, có cái nhìn khách quan và thực tế về đời sống dân nhập cư
giúp cho bài nghiên cứu đạt hiệu quả cao.
6.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp này được sử dụng trong đề tài để thu thập những thơng
tin từ phía các cá nhân, hộ gia đình là người dân nhập cư để hiểu về thực trạng
đời sống của dân nhập cư thành phố Vinh. Phương pháp này thu thập những
thông tin về đời sống vật chất, tinh thần, chăm sóc sức khỏe, trình độ giáo dục
và văn hóa của dân nhập cư, nguyên nhân nhập cư, những khó khăn cử họ
trong q trình nhập cư tại thành phố,…Từ đó, hiểu về cuộc sống của người

dân nhập cư tại thành phố Vinh – tỉnh Nghệ An.
Trên cơ sở tiến hành phỏng vấn với dân nhập cư tại hai phường Bến
Thủy và Trường Thi, tôi đã thu thập được những thông tin cần thiết và khách
quan, cụ thể trong bài nghiên cứu của mình. Từ đó, giúp cho bài nghiên cứu
có tính khách quan, khoa học hơn.

6


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cở sở lý luận
1.1.1. Các khái niệm cơng cụ
1.1.1.1. Khái niệm di cư
Có một số định nghĩa về di cư như : “Di cư là sự thay đổi vĩnh viễn
tương đối của người di dân ra khỏi tập đoàn đang sống từ một đơn vị địa lý
khác” [Mangalam và Morgan, 1968 - Theo Nguyễn Văn Tài 1998 - 9]. Theo
tổ chức liên hợp quốc (1985), “Di cư là hình thức di chuyển trong khơng gian
của con người từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác, hoặc
sự di chuyển với khoảng cách tối thiểu quy định. Sự di chuyển này diễn ra
trong khoảng thời gian di cư xác định và đặc trưng bởi sự thay đổi nơi cư trú
thường xuyên” [8]. Ngồi ra có thể hiểu “Di cư là hiện tượng các cá nhân hay
một cộng đồng người di chuyển nơi cư trú từ đơn vị hành chính, lãnh thổ này
tới một đơn vị hành chính, lãnh thổ khác, thơng thường trong một khoảng thời
gian tương đối dài, gắn liền với việc tìm kiếm một điều kiện sống, cơng việc
làm ăn tốt hơn” [14].
Do có nhiều cách hiểu khác nhau vê di cư nên phân loại di cư cũng rất
đa dạng. Phân loại di cư dựa vào các tiêu chí phổ biến hiện nay như: Theo địa
lý (di cư nội địa, di cư quốc tế, di cư đô thị, di cư nông thôn...), theo thời gian
cư trú (di cư ngắn hạn, di cư dài hạn), theo tính có tổ chức (di cư có tổ chức,

di cư tự do), theo số lượng (di cư tập thể, di cư hộ gia đình, di cư cá nhân...),
theo lý do kinh tế (lý do kinh tê, lý do hơn nhân, học tập, lao động) [8].
Tóm lại, theo tôi di cư là hiện tượng con người thay đổi nơi cư trú từ
nơi này đi đến một nơi khác với nhiều nguyên nhân khác nhau. Di cư làm
tăng dân số cơ học đối với nơi đến. Di cư góp phần vào sự phát triển kinh tế
đối với nơi đến và nơi đi.
7


1.1.1.2. Khái nhiệm nhập cư
Nhập cư là hành động di chuyển chỗ ở vào một vùng hay một quốc gia
mới. Dân nhập cư là người dân di chuyển từ một vùng đến một vùng khác để
định cư hoặc tạm trú. Đây là sự chuyển đến. Nhập cư ngược với xuất cư và cả
hai đều là di cư [26].
1.1.1.2. Khái niệm xuất cư
Xuất cư là hành động di chuyển chỗ ở từ một vùng này đi đến một
vùng khác để sinh sống hoặc vì một mục đích nào đó. Song song với xuất cư
là nhập cư [27].
1.1.2. Các lý thuyết áp dụng
1.1.2.1. Lý thuyết nhu cầu
Abraham Maslow (1908 - 1970) là nhà tâm lý học người Mỹ, ơng được
nhìn nhận con người nhân đạo vì lý thuyết của ơng được xếp vào trường phái
nhân văn hiện sinh. Vào năm 1954, Abraham Maslow đã đưa ra quan điểm về
nhu cầu của con người và nhu cầu này được sắp xếp theo các thứ bậc khác
nhau (Hierarchi of Needs). Học thuyết của ông được dựa trên những con
người khỏe mạnh, sáng tạo, sử dụng tất cả những tài năng, tiềm năng và năng
lực trong cơng việc. Có hai nhóm nhu cầu của con người là nhu cầu cơ bản
(basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs). Ngay từ khi mới ra đời lý
thuyết của ông đã được biết đến khá rộng rãi và được ứng dụng trong rất
nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau [23].

Theo Maslow con người có 5 nhu cầu cơ bản cần được thoả mãn là:
- Nhu cầu về vật chất, sinh lý.
- Nhu cầu về an toàn.
- Nhu cầu về tình cảm xã hội.
- Nhu cầu được tơn trọng.
- Nhu cầu được thể hiện mình.
8


Các nhu cầu đó được sắp xếp theo một thứ tự bậc (nấc) thang nhất định
nhưng chúng ln có mối quan hệ với nhau và khi đạt được nhu cầu cơ bản
con người sẽ hướng tới các nhu cầu khác ở nấc thang cao hơn.

Hình minh họa: Hệ thống các bậc thang nhu cầu của Maslow [24].
- Nhu cầu thể chất, sinh lý: Đây là nhu cầu cơ bản đầu tiên và quan
trọng nhất của con người gồm ăn, ở, đi lại…Nếu như nhu cầu cơ bản này
chưa được đáp ứng đủ thì các nhu cầu khác sẽ dễ dàng bị bỏ qua.
- Nhu cầu được an toàn: Con người cần có một mơi trường sống an
tồn, sức khỏe để bảo đảm sự tồn tại của họ. Họ cần có nhà ở để tránh mưa,
tránh nắng. Họ cần được khám chữa bệnh, được chăm sóc sức khỏe. Họ cần
được sống trong môi trường được đảm bảo về an ninh để tính mạng của họ
khơng bị đe dọa. Họ cần có mơi trường sinh hoạt, vận động để khơng gây
thương tích…
9


- Nhu cầu tình cảm xã hội: A.Maslow coi đó là nhu cầu thuộc về nhóm
xã hội của con người, sự mong muốn được quan tâm của các thành viên trong
nhóm xã hội (gia đình, người thân, bạn bè…). Đó là nhu cầu cần được giao
tiếp và cần có nhóm xã hội để mình thuộc vào. Trong các nhóm đó thì con

người được yêu thương, chấp nhận sự tồn tại của bản thân. Sức mạnh của họ
sẽ được nhân lên, sự tự tin cũng được tăng cường khi họ là thành viên của các
nhóm bởi điều đó khẳng định vai trị, vị trí của họ trong xã hội.Sự đơn độc,
khơng gia đình, khơng có nhóm xã hội nào để cá nhân thuộc về đó sẽ ảnh
hưởng rất lớn đối với sự phát triển tâm lý và quan hệ xã hội của cá nhân.
- Nhu cầu được tôn trọng: Con người ln cần được đối xử bình đẳng,
được lắng nghe và khơng bị coi thường. Dù đó là ai, trẻ em hay người lớn,
người lành lặn hay người bị khuyết tật, người giàu hay người nghèo tất cả họ
đều có nhu cầu được coi trọng, được ghi nhận về sự hiện diện cũng như chính
kiến của cá nhân. Con người có trở nên tự tin hay không, thể hiện được sức
mạnh của mình hay khơng đó là một phần do họ được đối xử bình đẳng hay
khơng khi cịn nhỏ.
- Nhu cầu thể hiện mình: Đó là nhu cầu được đến trường, được nghiên
cứu, lao động sáng tạo…để phát triển toàn diện. Nhu cầu này được A.Maslow
cho là nhu cầu quan trọng, song chúng được xếp ở bậc thang cuối cùng bởi nó
chỉ được đề cập tới khi những nhu cầu cơ bản ở các bậc thang nền tảng đã
được đáp ứng tự khẳng định mình là mong muốn làm cái điều mà mình có thể
đạt được. Đó là nhu cầu về phát triển nhân cách, chính cơ hội để phát triển
tiềm năng của bản thân và những kỹ năng của một con người tạo cho ta một
cảm giác về tự hoàn thiện [23].
Vận dụng lý thuyết nhu cầu của Maslow vào đề tài nghiên cứu của
mình, xác định những nhu cầu của những người dân nhập cư là họ cũng có
những nhu cầu cơ bản theo bậc thang nhu cầu của Maslow, trong đó nhu cầu
cơ bản cần được đáp ứng của dân nhập cư là nhu cầu an toàn và nhu cầu xã
hội. Bởi vì một bộ phận dân nhập cư chưa có nhà ở mà họ cịn ở trong những
10


phịng trọ, căn nhà tạm bợ, ngồi trời, họ rất ít có điều kiện tham gia các hoạt
động xã hội, vui chơi, giải trí,... Đồng thời, xác định những nhu cầu nào mà

họ chưa được đáp ứng. Khi đáp ứng được những nhu cầu bậc thấp thì sẽ tạo
điều kiện để người dân nhập cư có thể thỏa mãn nhu cầu cao hơn trong bậc
thang năm nhu cầu. Từ đó, sẽ tạo điều kiện cho người dân nhập cư có điều
kiện phát triển khả năng bản thân mình.
1.1.2.2. Lý thuyết vai trò
Đại diện tiêu biểu cho thuyết này là nhà xã hội học Robersons. Lý
thuyết vai trò là lý thuyết tương tác của chúng ta với những người khác, đồng
thời là sự mong đợi của những người khác về chúng ta cũng như phản ứng
của họ với phương thức đáp ứng của chúng ta.
Có hai lý thuyết về vai trị: lý thuyết cấu trúc chức năng và lý thuyết vai
tuồng (lý thuyết trò đời). Lý thuyết cấu trúc chức năng cho rằng mỗi người có
một vị trí trong cấu trúc xã hội. Mỗi vị trí trong cấu trúc đều có một vai trị
gắn với nó. Do đó, vai trị được định nghĩa là một tập hợp các mong đợi hoặc
hành vi gần với một vị trí trong cấu trúc xã hội. Lý thuyết vai trò coi vai trò là
hoạt động đối với sự mong đợi của xã hội về một trạng thái xã hội nhất định.
Chúng ta cũng ảnh hưởng đến quan niệm của những người khác về chúng ta
bằng cách xử lý những thông tin mà những người khác nhận được từ chúng ta
[7].
Trong thực tế, mỗi người có một vai trị nhất định. Vai trị là những
khn mẫu ứng xử khác nhau do xã hội áp đặt cho mỗi chức vị của con người
trong xã hội đó. Theo ông con người phải thực hiện tôt vai trò của mình, mỗi
người có thể có nhiều vai trị khác nhau. Con người phải làm thế nào để hài
hòa giữa các vai trị. Thí dụ bố phải thương con, mẹ phải hiền, chồng phải biết
chăm sóc vợ, vợ phải đảm đang, con cái phải nghe lời bố mẹ, trò phải chăm
chỉ, thầy phải nghiêm túc… Có hai dạng vai trị khác nhau: vai trò hiện và vai
trò ẩn. Vai trò hiện là vai trị bên ngồi mọi người đều có thể thấy được. Vai
trị ẩn là vai trị khơng biểu lộ ra bên ngồi mà có khi chính người đóng vai
11



trị đó cũng khơng biết, thí dụ trong những gia đình khơng hạnh phúc, bố mẹ
thường bất hồ nhiều khi đứa con nhỏ được huấn luyện để đóng vai người
trung gian hồ giải mà chính nó và cha mẹ khơng biết. Vì một người có thể có
nhiều vai trị khác nhau, những khuôn mẫu ứng xử do xã hội áp đặt có thể
mâu thuẫn với nhau, tạo ra khó khăn [31].
Vận dụng lý thuyết này vào đề tài nghiên cứu của mình, giúp tơi nhân
ra những người nhập cư là những người trong độ tuổi lao động, họ phải đảm
nhận trong việc tạo ra kinh tế gia đình. Những người nhập cư thường là những
thanh niên, vợ hoặc chồng của những người đã có gia đình, họ phải thực hiện
vai trị của mình đó là vai trị của người con lớn tuổi trong gia đình, vai trị
của người bố, người mẹ trong việc tạo kinh tế gia đình, chăm sóc con cái. Họ
phải biết mình có những vai trị nào và phải thực hiện tốt những vai trị đó
như thế nào. Do đó, họ lên thành phố tìm việc làm và là những người dân
nhập cư. Tuy nhiên, cuộc sống thành phố gặp nhiều khó khăn đã ảnh hưởng
khơng nhỏ tới việc thực hiện vai trị của mình.
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Cùng với sự quan tâm của các cấp, các ngành có chức năng và của
những người dân Việt Nam về tình trạng nhập cư nhanh vào các thành phố
lớn, đã có rất nhiều bài báo nghiên cứu về tình hình dân nhập cư, đời sống dân
nhập cư và những chính sách liên quan tiêu biểu như:
Trước hết là nghiên cứu “Di dân và quản lý di dân trong giai đoạn phát
triển mới: Một số suy nghĩ từ góc độ nghiên cứu” [2] của tác giả Đặng
Ngun Anh đã nói về loại hình di cư tự phát từ nông thôn ra thành phố, số
lượng dân di cư lên các đô thị ngày một tăng. Họ rời quê hương lên thành phố
tìm việc làm, bất chấp cả những công việc nặng nhọc, nguy hiểm. Nguyên
nhân sâu xa của di dân đó là đói nghèo. Do vậy, tăng cường đầu tư phát triển
nông thôn là giải pháp lâu dài nhằm thu hẹp sự khác biệt giữa nông thôn và
12



thành thị. Tuy nhiên, phương thức quản lý di dân hiện nay cịn nhiều bất cập.
Cơng tác quản lý dân cư phải đảm bảo quyền tự do cư trú, tự do đi lại, tạo
điều kiện cho người dân sinh sống tốt hơn. Để làm được như vậy, các ban
ngành cần đổi mới quan điểm nhận thức về di dân và quản lý dân cư, tuyên
truyền giáo dục nhân dân chấp hành pháp luật, tăng cường năng lực quản lý
dân cư tạo điều kiện cho người di cư ổn định cuộc sống và hưởng thụ các dịch
vụ xã hội.
Nghiên cứu của Đặng Nguyên Anh và Nguyễn Bình Minh “Đảm bảo
cung cấp dịch vụ xã hội cho người lao động nhập cư ở thành phố” [5]. Hai tác
giả cho rằng di dân là một quy luật tự nhiên của quá trình phát triển dân số và
là một hiện tượng kinh tế xã hội khách quan, có tác động đến trình độ phát
triển của một quốc gia. Di dân là sự biểu hiện rõ nét của sự phát triển không
đồng đều giữa các vùng, miền, lãnh thổ. Trong những năm qua, di dân từ
nơng thơn ra thành phố có chiều hướng gia tăng. Tuy nhiên, việc đảm bảo các
dịch vụ xã hội cho người lao động nhập cư tự phát còn hạn chế. Đó là vấn đề
nhà ở, tiện nghi sinh hoạt, dịch vụ tìm việc làm, điều kiện y tế và chăm sóc
sức khỏe,…Dân nhập cư phải đối mặt với nhiều vấn đề như nhà ở tạm bợ,
điều kiện vệ sinh yếu kém, một bộ phận dân nhập cư sống trong điều kiện
khơng có điện chiếu sáng và nước máy,…Vì vậy, cần tái phân bố lại lao động
và phát triển sản xuất để hạn chế khoảng cách giữa nông thôn và thành thị,
giữa các vùng, miền trên cả nước.
Tiếp đến là nghiên cứu của Phan Diệu Ly & Trịnh Thái Quang “Một vài
nhận xét về tình hình di cư đi làm ăn xa tại một xã phía Bắc” [11], các tác giả
đã bàn đến vấn đề di cư đi làm ăn xa của thanh niên xã Cát Thịnh. Xã này có
tỷ lệ thanh niên đi làm ăn xa số lượng tăng hàng năm. Là một xã có nhiều
thành phần dân tộc, người Kinh là dân tộc chiếm một nửa trong số những
người di cư, sau đó là các nhóm người Tày, Mường,…Người dân ở xã Cát
Thịnh có trình độ học vấn khơng cao, chủ yếu học hết cấp I, cấp II (75,7%) là
yếu tố tác động đến sự di cư tự phát lên thành phố. Số lao động dư thừa trong

13


nơng nghiệp lên thành phố tìm việc làm. Quyết định đi làm ăn xa là quyết
định của người đi. Thu nhập của họ đóng góp khơng đáng kể đối với kinh tế
gia đình. Bởi vì thu nhập của họ thấp và không ổn định. Sự di cư tự phát ở xã
Cát Thịnh là một thay đổi bước đầu trong phương thức kiếm sống của người
dân nơi đây.
Nghiên cứu “Di dân đến các thành phố lớn ở Việt Nam, những vấn đề
thực tiễn và chính sách”[10], do hai tác giả Phan Văn Tiên và Nguyễn Hoàng
Mai biên soạn đề cập đến tình hình di dân ở hai thành phố lớn là thành phố
Hồ Chí Minh và Hà Nội. Người lao động di cư đến thành phố đóng vai trị
khơng nhỏ trong việc cung ứng nguồn lao động, góp phần xứng đáng vào sự
phát triển của Thành phố. Tuy nhiên, thực tạng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ
bản của lao động di cư còn nhiều điều đáng quan tâm. Điều kiện nơi ở tạm
bợ; giá điện, nước cao; mức lương và thu nhập thấp; chưa tiếp cận được các
dịch vụ khám chữa bệnh; giáo dục trình độ thấp; chưa tiếp cận được được hỗ
trợ xóa đói giảm nghèo; việc đăng kí hộ tịch, hộ khẩu cịn nhiều khó khăn. Vì
vậy, cần đổi mới các quy định và chính sách như: thống nhất quan điểm coi di
dân là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao vai trị của
Nhà nước trong việc hoạch định chính sách di dân, Nhà nước thực hiện chính
sách khuyến khích và ưu đãi doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho công nhân lao
động, sớm điều chỉnh mức lương tối thiểu,…nhằm tạo điều kiện cho người
dân nhập cư tiếp cận và được thụ hưởng các dịch vụ xã hội, giúp người dân
nhập cư có cuộc sống tốt hơn.
Cuối cùng là nghiên cứu “Báo cáo Di dân trong nước: Vận hội và thách
thức đối với công cuộc đổi mới và phát triển ở Việt Nam”[4] của tác giả
Đặng Nguyên Anh đã nêu bật những vấn đề nổi cộm của di dân trong nước.
Trước hết, di dân là một chiến lược sinh kế. Người dân từ nơng thơn đổ ra
thành thị tìm việc với mong muốn kiếm thêm thu nhập để ổn định cuộc sống

vốn đã rất nghèo khó, đồng thời có thể tích lũy được một số vốn để giúp đỡ
cho gia đình ở q nhà. Thơng qua các khoản tiền gửi về, tại cộng đồng nơi đi
14


sẽ tiếp nhận được một nguồn hỗ trợ từ lao động di cư để trang trải cho các
khoản chi tiêucơ bản hằng ngày, học hành cho con cái, chăm sóc sức khỏe,
xây dựng nhà cửa. Như vậy, di cư đã giúp các vùng nơng thơn nghèo có điều
kiện để phát triển hơn. Tuy nhiên, người di cư cũng gặp nhiều khó khăn trong
q trình sinh sống và làm việc tại chốn đơ thị. Với các chính sách về quản lý
đăng kí hộ khẩu, lao động di cư được xem là dân tạm trú. Điều này sẽ hạn chế
quyền và cơ hội tiếp cận các dịch vụ cơ bản tại nơi đến như giáo dục, kinh
doanh, an sinh xã hội,…Vì vậy, họ là đối tượng ít được bảo vệ nhất và dễ bị
tổn thương hơn cả. Từ những nhận định này tác giả đã đề xuất một số giải
pháp nhằm tạo điều kiện cho người di cư được đối xử bình đẳng và có cơ hội
làm việc tốt hơn, an tồn hơn. Điều đó cũng đồng nghĩa với các vùng nơng
thơn sẽ phát triển hơn nữa nhờ vào đóng góp của người di cư.
Ngồi ra cịn có hai bài báo tiếng anh “Social capital, civil society and
Development”[20] (vốn xã hội, tổ chức xã hội dân sự và sự phát triển)
và “Social Capital and Development”[20] (vốn xã hội và sự phát triển) của tác
giả Francis Fukuyama là hai bài báo viết chủ yếu về vốn xã hội và sự phát
triển con người. Vốn xã hội là nhân tố quan trọng, thực chất của vốn xã hội là
bản chất các mối quan hệ. Có vốn xã hội, con người thêm nhân tố quan trọng
trong việc phát triển cá nhân và góp phần tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo
trong tương lai. Nó có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển cuả
các cá nhân trong nền kinh tế thị trường, dân chủ và tự do.
1.2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
1.2.2.1. Thành phố Vinh
* Vị trí địa lí:
Thành phố Vinh là trung tâm chính trị kinh tế, văn hố - xã hội của

tỉnh Nghệ An, một tỉnh lớn nằm ở vùng Bắc Trung bộ, có vị trí ở phía
Đơng – Nam của tỉnh. Thành phố nằm trong tọa độ địa lý từ 18°38’50”
đến 18°43’38” vĩ độ Bắc, từ 105°56’30” đến 105°49’50” kinh độ đông.
15


Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 295km về phía Bắc; thành phố
Hồ Chí Minh 1447km về phía Nam; cách thủ đơ Viên Chăn (Lào) 400 km
về phía Tây [32].

- Phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc.
- Phía Nam giáp huyện Nghi Xuân của tỉnh Hà Tĩnh.
- Phía Tây giáp huyện Hưng Ngun.
- Phía Đơng giáp tỉnh Hà Tĩnh và huyện Nghi Lộc.
* Điều kiện tự nhiên:
- Địa hình: Địa hình thành phố hơi nghiêng về phía Đơng – Nam,
độ cao trung bình từ 3-5m so với mực nước biển. Phần cịn lại là núi
quyết nằm ven bờ sơng Lam ở phía Đơng Thành phố. Núi dài trên 2km,
đỉnh cao nhất 101,5m. Đây là địa danh gắn với Phượng Hồng Trung Đơ,
với sự nghiệp lẫy lừng của thiên tài qn sự Nguyễn Huệ - Hồng đế
Quang Trung.
- Khí hậu: Nhiệt độ trung bình hằng năm của thành phố 230C-240C.
Lượng mưa trung bình hằng năm tồn Thành phố khoảng 2000mm [19].
* Điều kiện kinh tế, xã hội :
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm giai đoạn 20012005 đạt 11,9%/năm. Năm 2006 tăng 13,5%, năm 2007 đạt 16,4%, bình
quân 2 năm đầu kế hoạch 5 năm 2006-2010 là 14,9%/năm. Quy mơ kinh
tế được mở rộng nhanh chóng. Năm 2000, GDP tính theo giá so sánh
1994 đạt 1214,1 tỷ đồng, so với năm 2000 và năm 2005 tăng gấp 1,7 lần và
năm 2007 gấp 2,3 lần [19].
Cơ cấu kinh tế của thành phố trong những năm qua đã chuyển

dịch theo hướng tích cực. Cơng nghiệp-xây dựng tăng từ 29% lên 38,5%;

16


Dịch vụ từ 64,5% xuống cịn 59,6%; Nơng nghiệp từ 6,5% xuống còn
1,9% (năm 1990 so với năm 2006) [19].
Quy mô dân số thành phố là 435.208 người, gồm 16 phường và 9
xã. Tỷ lệ tăng dân số bình quân trong 7 năm 2001-2007 là 1,77%. Hằng năm
tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đang có xu thế tăng (chủ yếu tăng cơ học), phù hợp
với tỷ lệ đô thị hóa của một đơ thi đang phát triển [19].
Tình hình xã hội ngày càng phát triển. Hoạt động Giáo dục đào tạo, y
tế, văn hóa thơng tin, thể thao đạt nhiều thành tựu góp phần vào sự phát triển
kinh tế của thành phố.
1.2.2.2. Phường Bến Thủy
Phường Bến Thủy có diện tích tự nhiên 2,91km2, dân số hơn 17.000
người, trên 3.404 hộ [30]. Thực hiện chương trình hành động theo Nghị quyết
05-NQ/Đ.U về lãnh đạo phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo giai đoạn
2012-2015; thực hiện các đề án “Tổ chức, đổi mới HTX”, “Chuyển đổi mơ
hình chợ”. Phường Bến Thủy đã đạt những thành tựu quan trọng trên các lĩnh
vực kinh tế, xã hội [17].
- Kinh tế:
Phường đã tạo môi trường thuận lợi cho nhân dân, các tổ chức kinh tế
đầu tư phát triển kinh doanh; giải quyết kịp thời việc chứng thực, xác nhận
các hồ sơ, giấy tờ về vay vốn sản xuất kinh doanh, đi xuất khẩu lao động.
Phối hợp với Ngân hàng chính sách tạo điều kiện cho 116 hộ vay
4.610.000.000 đồng vốn XĐGN, xây dựng 14 tổ tiết kiệm cộng đồng với số
tiền 801.868.020 đồng; tạo điều kiện cho 360 lao động, giới thiệu xuất khẩu
cho 37 người. Đời sống nhân dân trên địa bàn ổn định và từng bước được
nâng cao; tỷ lệ hộ giàu và khá tăng; giảm hộ nghèo xuống còn 54 hộ chiếm

1,51%, hộ cận nghèo chiếm 1,65% [17].
- Văn hóa- xã hội:

17


+ Công tác VHTT-TDTT: Phường chỉ đạo tốt công tác tuyên truyền và
tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT chào mừng các ngày lễ kỉ
niệm của đất nước và chào mừng đại hội các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội
và tham gia các hoạt động của Thành phố như: Hội thi “Nét đẹp hội viên”
nhân kỉ niệm 8/3; giao lưu văn nghệ bằng hình thức kịch, tiểu phẩm qua các
chủ đề: Văn minh đô thị, An tồn giao thơng, Trật tự đơ thị, KHHGĐ, Hơn
nhân gia đình; Tham gia cuộc thi “Thanh niên với an tồn giao thơng”, tham
gia giải cầu lơng, giải chạy việt đã đạt giải khuyến khích, giải bóng chuyền nữ
mừng Đảng-mừng Xuân đạt giải nhì [17].
+ Giáo dục: Triển khai thực hiện Nghị quyết 05 của Thành ủy về nâng
cao chất lượng giáo dục giai đoạn 2012-2015. Chỉ đạo tốt công tác hóa giáo
dục, cơng tác phổ cập giáo dục. Quy mô, mạng lưới trường lớp ở các bậc học
tiếp tục được củng cố; cơ sở vật chất trường học tiếp tục được đầu tư nâng
cấp. Số học sinh giỏi các cấp là 265 em [17].
+ Công tác y tế, dân số-KHHGĐ: Tập trung chỉ đạo đối với công tác y
tế, dân số-KHHGĐ. Đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị y tế; củng cố, nâng
cao chất lượng hiệu quả hoạt động cho đội ngũ làm công tác y tế; triển khai
thực hiện tốt các chương trình mục tiêu về y tế, dân số-KHHGĐ; làm tốt
cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân; khơng có dịch bệnh và
ngộ độc do ăn uống xay ra trên địa bàn; công tác khám, điều trị và cấp thuốc
điều trị ngoại trú đảm bảo đúng quy định [17].
+ Thực hiện chính sách xã hội: Tổ chức tốt các hoạt động kỉ niệm 65
năm ngày TBLS 27/7 đã hỗ trợ kinh phí sửa nhà nhà ở cho 4 hộ gia đình
TBLS; Thành phố hỗ trợ xây dựng 2 nhà tình nghĩa cho TNLS; trích ngân

sách và vận động các cơ quan doanh nghiệp tặng q cho đối tượng người có
cơng, gia đình chính sách với 72 suất q, 12 sổ tình nghĩa với tổng số tiền
267 triệu đồng. Thực hiện tốt công tác BTXH cấp tiền quà cho các đối tượng
chính sách và người có cơng. Cấp phát kinh phí hỗ trợ tiền điện, cấp quà tết

18


cho hộ nghèo, cận nghèo sửa chữa nhà cho 2 hộ nghèo với tổng số tiền 125
triệu đồng [17].
1.2.2.3. Phường Trường Thi
Phường Trường Thi là một phường thuộc Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ
An. Phường có diện tích 1,93km², dân số năm 1999 là 13368 người [30].
UBND đã cùng với cán bộ và nhân dân toàn phương bám sát chủ đề năm
2012 “Năm văn minh đô thị và phối hợp giải phóng mặt bằng”, phát huy
những lợi thế sẵn có, khắc phục những khó khăn, đề ra nhiều biện pháp thực
hiện phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ đã đề ra [18].
- Kinh tế: Kinh tế tiếp tục ổn định và có bước phát triển. Tồn phường
có 205 doanh nghiệp (tăng 6,2 lần so với năm 2010), 1367 cơ sở SXKD dịch
vụ trên các lĩnh vực. Tạo điều kiện cho nhân dân vay hơn 2,6 tỷ đồng giải
quyết việc làm nâng cao đời sống. Số hộ nghèo giảm từ 0,47% xuống còn
0,29%, số hộ khá, giàu tăng lên 75% [18].
- Văn hóa - xã hội:
+ Văn hóa, thơng tin tuyên truyền TDTT: Thực hiện tốt công tác tuyên
truyền, tổ chức các hoạt động chào mừng các ngày lễ lớn, kỉ niệm 30 năm
ngày thành lập phường. Phường ra mắt câu lạc bộ hát dân ca, tham gia liên
hoan dân ca ví dặm do tỉnh tổ chức đạt giải 3 cụm. Phong trào
TDĐKXDĐSVH tiếp tục được đẩy mạnh, tỷ lệ gia đình văn hóa năm 2012
đạt 90% [18].
+ Cơng tác giáo dục: Thực hiện tốt các chỉ tiêu về giáo dục và đào tạo.

Năm học 2011-2012 các trường đều đạt tiên tiến. Cơ sở vật chất từng bước
được nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy học. Cuộc vận động của
ngành giáo dục và cuộc vận động xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học
được tổ chức thực hiện tốt, huy động được trên 612 triệu đồng [18].
+ Cơng tác chính sách xã hội: Thực hiện tốt các chính sách xã hội, cơng
tác giảm nghèo trên địa bàn phường. Năm 2012, hộ nghèo giảm còn 0,29%,
19


số hộ khá, giàu tăng hơn so với năm trước. Thực hiện tốt các chính sách đối
với người có cơng với cách mạng, cấp phát kịp thời, đầy đủ chế độ cho đối
tượng. Xét duyệt và chuyển thành phố 17 hồ sơ CĐHH; 39 hồ sơ hưởng trợ
cấp một lần; thực hiện chế độ điều dưỡng tập trung cho 55 đối tượng; chế độ
điều dưỡng tại nhà cho 97 đối tượng; giải quyết chế độ ưu đãi học sinh, sinh
viên cho 101 trường hợp với số tiền 402, 525 triệu đồng [18].

20


CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH NHẬP CƯ TẠI THÀNH PHỐ VINH –
TỈNH NGHỆ AN
2.1. Số lượng dân nhập cư tại thành phố Vinh
Nhập cư vào thành phố Vinh là một hiện tượng của q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kinh tế thành phố phát triển làm tăng
khoảng cách giàu nghèo giữa khu vực thành thị và nông thôn. Dân nhập cư
lên thành phố tìm việc làm. Thành phố Vinh là là thành phố trọng điểm, là
trung tâm kinh tế của khu vực Bắc Trung Bộ. Do vậy, khu vực này thu hút
một lượng lớn dân nhập cư vào thành phố, đến làm việc và sinh sống tại đây.
Sau đây là bảng số liệu về tình hình số lượng dân nhập cư qua các năm từ
2005 – 2011 của thành phố Vinh.

Bảng 1: Số người nhập cư của thành phố Vinh qua các năm

Tổng số dân

Số người nhập cư

Số người nhập

(Người)

(Người)

cư (%)

2005

237.206

11.237

4,74

2006

240.728

11.481

4,77


2007

247.981

6.680

2,69

2008

293.926

52.195

17,76

2009

303.986

7.333

2,41

2010

307.957

6.347


2,06

2011

308.868

8.813

2,85

Năm

Từ bảng số liệu trên, ta có thể thấy rằng số lượng người dân cư tăng
nhanh tròng những năm từ 2005-2011. Tuy nhiên, dân nhập cư vào thành phố
chiếm tỉ lệ khá lớn.

21


×