Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

ảnh hưởng của chế phẩm sinh học phân vi sinh biogro lên sự sinh trưởng phát triển của cây bắp cải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (577.99 KB, 34 trang )

MỞ ĐẦU
1.Tầm quan trọng của việc nghiên cứu đề tài
Việt Nam có điều kiện khí hậu đa dạng, từ nhiệt đới đến cận nhiệt
đới do đó có thể trồng nhiều loại rau quả quanh năm, 4mùa ln có sản
phẩm thu hoạch. Trong đó rau xanh là một phần rất quan trọng trong bữa ăn
hàng ngày của người dân, cùng với thức ăn động vật cung cấp đầy đủ chất
dinh dưỡng cho con người. Rau xanh, củ, quả cung cấp các dưỡng chất cần
thiết và rất quan trọng cho con người: chất xơ, vitamin, khống chất như
sắt, đồng, magiê.... khơng có tác dụng phụ kèm theo, khơng những thế
chúng cịn giúp ta tiêu hóa tốt, tạo cảm giác ngon miệng, đồng thời cũng
chứa nhiều chất có khả năng làm giảm sự lão hóa của tế bào con người, qua
đó giúp con người trẻ đẹp, khỏe mạnh hơn. Đặc biệt rau còn giúp tăng sức
đề kháng của cơ thể, giúp giải độc, kích thích tiêu hóa, hơn thế nữa rau cịn
là những vị thuốc giúp cơ thể chữa được nhiều loại như bệnh bằng những
bài thuốc đơn giản.
Các loại rau tươi của nước ta rất phong phú. Nhìn chung ta có thể
chia rau tươi thành nhiều nhóm: nhóm rau xanh như rau cải, rau muống,
rau xà lách, rau cần...; nhóm rễ củ như cà rốt, củ cải, su hào, củ đậu...;
nhóm cho quả như cà chua, cà bát, cà pháo, dưa chuột...; nhóm hành gồm
các loại hành, tỏi,.v.v... Trong ăn uống hàng ngày, rau tươi có vai trị đặc
biệt quan trọng. Tuy lượng protid và lipid trong rau tươi không đáng kể,
nhưng chúng cung cấp cho cơ thể nhiều chất hoạt tính sinh học, đặc biệt là
các muối khống có tính kiềm, các vitamin, các chất pectin và axit hữu cơ.
Ngoài ra trong rau tươi cịn có loại đường tan trong nước và chất xenluloza.
Một đặc tính sinh lý quan trọng của rau tươi là chúng có khả năng
gây thèm ăn và ảnh hưởng tới chức phận tiết của tuyến tiêu hoá. Tác dụng
này đặc biệt rõ rệt ở các loại rau có tính tinh dầu như rau mùi, rau thơm,
hành, tỏi... Ăn rau tươi phối hợp với những thức ăn nhiều protid, lipid,
1



glucid làm tăng rõ rệt sự tiết dịch của dạ dày. Thí dụ: trong chế độ ăn có cả
rau và protid thì lượng dịch vị tiết ra tăng gấp hai lần so với chế độ ăn chỉ
có protid. Cũng vì vậy, bữa ăn có rau tươi tạo điều kiện thuận lợi cho sự
tiêu hoá và hấp thu các thành phần dinh dưỡng
Ngồi ra men trong rau tươi có ảnh hưởng tốt tới q trình tiêu hố,
như các men trong củ hành có tác dụng tương tự men pepsin của dịch vị,
các men của cải bắp và xà lách cũng có tác dụng tương tự trypsin của tuyến
tuỵ.
Về thành phần và giá trị dinh dưỡng của rau tươi có khác nhau tuỳ
theo từng loại rau. Lượng protid trong rau tươi nói chung thấp (dao động từ
0,5-1,5%). Tuy vậy có nhiều loại rau người ta thấy một hàm lượng protid
đáng kể như nhóm đậu tươi, đậu đũa (4-6 %), rau muống (2,7%), rau sắng
(3,9%), rau ngót (4,1 %), cần tây (3,1%), su hào, rau giền, rau đay (1,82,2%). Về glucid, trong rau tươi có các loại đường đơn dễ hấp thu , tinh
bột, xenluloza và các chất pectin. Hàm lượng trung bình của glucid trong
rau tươi khoảng 3-4 %, có những loại có tới 6-8%. Chất xenluloza của rau
có vai trị sinh lý lớn vì cấu trúc của nó mịn màng hơn xenluloza của ngũ
cốc. Trong rau, xenluloza ở dưới dạng liên kết với các chất pectin tạo thành
phức hợp pectin-xenluloza có tác dụng kích thích mạnh chức năng nhu
động ruột và tiết dịch của ruột giúp tiêu hố dễ dàng.
Trong đó bắp cải là loại rau có xuất xứ từ vùng Địa Trung Hải.Bắp
cải chứa nhiều loại muối khoáng và vitamin trong đó có nhiều muối khống
nhất là canxi, photpho, kali, sắt, lượng vitamin C trong bắp cải nhiều gấp
4,5 lần cà rốt và 3,6 lần so với khoai tây và hành tây.
Bắp cải có rất nhiều tác dụng chữa bệnh, giúp cầm máu, lợi tiểu, làm
mát phổi, thanh nhiệt, giải độc, mát dạ dày, bổ tùy vị, là bài thuốc vô cùng
quý giá và ý nghĩa cho mọi người.
Xã Nghi Liên, Tp Vinh, tỉnh Nghệ An có diện tích trồng rau màu
lên tới 10 ha ở vụ Đông xuân. Là vùng có quy mơ trồng rau an tồn khá
2



lớn, được chỉ đạo xây dựng mơ hình rau sản xuất tập trung có thương hiệu:
rau an tồn 1,4 ha tại cánh đồng dốc đơng xóm 2. Kể cả diện tích trong
vườn, năng suất 30 tấn/ha, sản lượng rau 3000 tấn vào năm 2009.Tuy nhiên
thực tế hiện nay đa số các xóm trên địa bàn xã thì vẫn cịn hiện tượng sử
dụng phân bón khơng hợp lí làm rau ơ nhiễm,gây ảnh hưởng nghiêm trọng
tới sức khỏe con người và môi trường xung quanh như: sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật có độ độc cao và chậm phân hủy, sử dụng thuốc khơng đúng
ngun tắc, sử dụng nhiều phân bón hóa học khơng đúng phương thức, tưới
rau bằng nước bị ơ nhiễm, bón phân tươi chưa được ủ hoai… Vì vậy việc
bón đủ và cân đối các loại dinh dưỡng cho từng giống cây trồng theo mục
tiêu thâm canh, tăng năng suất, chú trọng bón phân chuồng và các loại phân
tổng hợp NPK, bón đơn bổ sung (đạm, lân, kali) cân đối dinh dưỡng cho
cây; ngồi phân chuồng, phân hóa học cần bón thêm vơi bột, tăng cường sử
dụng các chế phẩm hữu cơ vi sinh(phân bón lá) nhằm tăng năng suất cây
trồng.
Do vậy mong muốn góp phần nghiên cứu để tăng năng suất rau màu
với việc sử dụng phân bón lá hợp lí chúng tơi nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu
ảnh hưởng của chế phẩm sinh học phân vi sinh Biogro lên sự sinh
trưởng phát triển của cây bắp cải tại Xã Nghi Liên, Tp Vinh, Tỉnh Nghệ
An”
2. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu đề tài nhằm
- Thấy được ảnh hưởng của chế phẩm sinh học phân vi sinh Biogro
đối với sinh trưởng và phát triển của cây bắp cải từ đó tìm ra giai đoạn tác
động thích hợp.
- Xác định được phương pháp sử dụng chế phẩm đạt hiệu quả
nhất
3. Nhiệm vụ của đề tài
Để đạt đuợc mục tiêu nói trên, nhiệm vụ của đề tài gồm:

- Điều tra thực địa.

3


- Làm các thí nghiệm về ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển của
cây.

4


Chương1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Rau bắp cải
1.1.1. Nguồn gốc
Bắp cải tên khoa học là Brasica oleracea –là một loài thuộc chi cải
Brassica có nguồn gốc ở vùng bờ biển phía Nam và Tây Châu Âu. Bắp cải
là loại rau chủ lực trong họ cải. Nó là cây thân thảo và là loại thực vật có
hoa thuộc lớp 2 lá mầm với các lá tạo thành một cụm đặc gần như hình cầu
đặc trưng. Bắp cải có diện tích lá cao, hệ số sử dụng nước lớn nhưng có bộ
rễ chùm phát triển nên chịu hạn và chịu nước hơn su hào và súp lơ.
Tại Việt Nam bắp cải được trồng trong vụ Đông Xuân ở các tỉnh Bắc
miền Trung và Tây Nguyên. Bắp cải thuộc nhóm rau ăn lá có nguồn gốc ơn
đới, nhiệt độ xn hóa( nhiệt độ cần thiết để phân hóa mầm) là 1-10ᵒC
trong khoảng 15-30 ngày tùy thời gian sinh trưởng của giống. Do vậy trong
quá trình sinh trưởng khi gặp điều kiện này cây sẽ ra hoa kết quả ngay ở
năm đầu. Đặc biệt ở cây bắp cải có khả năng phục hồi bộ lá cao, các thí
nghiệm cho thấy khi cắt 25% diện tích lá ở giai đoạn trước cuốn bắp năng
suất vẫn đạt 97-98% so với khơng cắt. Độ ẩm thích hợp 75-85%, độ ẩm
khơng khí 80-90%.

1.1.2. Giá trị dinh dưỡng và thành phần hóa học của rau bắp cải
1.1.2.1. Thành phần dinh dưỡng của rau bắp cải
Thành phần trong 100g bắp cải chứa :0,8g Lipid; 1,7g chất xơ ;4,9g
dẫn xuất phiprotein ;2,4 khoáng
Về mặt dinh dưỡng trong 100g bắp cải cung cấp cho cơ thể 50 kalo,
nhiều muối khoáng nhất là canxi, photpho, kali, sắt. Lượng vitamin C và P
trong bắp cải chỉ thua rau ngót, cần tây; nhiều gấp 4,5 lần cà rốt và 3,6 lần
khoai tây. Điều đặc biệt là vitamin C và vitamin P trong cải bắp kết hợp với
nhau làm cho thành mạch máu bền vững. Trong cải bắp cịn có chất chống
ung thư: sulforaphane, phenethyl, isothiocyanate và indol-33 carbinol. Bên
cạnh đó thì vitamin C kết hợp với vitamin P tạo thành phức PC và vitamin

5


C được vitamin P bảo vệ khỏi bị oxi hóa nên có giá trị sinh học cao hơn
thuốc vitamin C.
1.1.2.2. Giá trị dinh dưỡng và thảo dược của bắp cải
Bắp cải là loại thực phẩm không đắt và dễ chế biến. Đây là loại thực
phẩm tốt chứa chất chống oxi hóa, vitamin, khống chất. Chính một số
chất chống oxi hóa từ hợp chất lưu huỳnh tạo mùi vị đặc trư ng cho bắp cải.
Đặc biệt bắp cải chứa nhiều vitamin C, nhiều nguyên tố vi lượng, thúc đẩy
sự trao đỏi chất có lợi cho sự phát triển của cơ thể.
Bắp cải ngồi là món ăn ngon ra nó có tác dụng như thảo dược
- Theo Tây Y: bắp cải dùng để chữa nhiều bệnh thông thường như
mụn nhọt, sâu bọ đốt, đau dạ dày… phòng chống nhiều bệnh khác như các
bệnh ung thư, tim mạch.
- Theo Đông Y: bắp cải mang tính mát, vị ngọt, khơng độc, có tác
dụng hịa huyết, thanh nhiệt, mát dạ dày, giải độc, lợi tiểu, giúp chống suy
nhược thần kinh, giảm đau nhức.

1.1.2.3. Giá trị kinh tế của bắp cải
Theo hội nông dân Việt Nam hiện nay 1 ha rau chỉ thu nhập từ 50-60
triệu đồng. Riêng bắp cải cho thu nhập từ 80-90 triệu đồng/ha/vụ. Như vậy
1 ha rau cho thu nhập gấp 3 đến 4 lần trồng lúa. Cây rau không chỉ là cây
xóa đói giảm nghèo mà hồn tồn có thể trở thành cây làm giàu cho người
dân. Vì vậy việc phát triển các vùng rau chuyên canh không chỉ tạo công ăn
việc làm và tăng thu nhập cho người dân mà cịn góp phần bình ổn giá rau.
1.2. Tình hình sản xuất rau trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới
Trên thế giới đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về rau, tập trung
chủ yếu về các vấn đề: nhu cầu dinh dưỡng của rau, ảnh hưởng của nguyên
tố vi lượng đến năng suất rau, mối quan hệ giữa bón phân và nhu cầu về
các nguyên tố vi lượng, ngưỡng dư của thuốc bảo vệ thực vật …
Năm 1931, Sommer tiến hành thí nghiệm trên cây cà chua, hướng
dương và rút ra kết luận: trong điều kiện thí nghiệm trong dinh dưỡng chỉ

6


thêm một lượng rất ít Cu vào mơi trường dinh dưỡng thì cả hai loại cây đều
phat triển tốt và cho năng suất cao hơn.
Tiếp đó beckenback(1914) trên đối tượng là cây cà chua đã nghiên
cứu ảnh hưởng của phân đạm đối với sự thu hút Bo đã đi đến kết quả: càng
bón đạm thì nhu cầu về Bo của cây cà chua càng tăng nhưng ngược lại
càng bón lân thì nhu cầu về Bo càng thấp.
Bốn năm sau hai tác giả khác là Hougland và Martin(1948) đã xác
định được trong cà chua chứa khoảng 300mg đương lượng/100g đất khô
trong khi đó hàm lượng kali có thể thay đổi từ 25-150 mg đương lượng..
Theo số liệu thống kê của FAO (2001) trên toàn thế giới sản xuất
được 375 triệu tấn rau( 1998), 441 triệu tấn (1990) và đạt 602 triệu tấn

(năm 2000). Lượng rau tiêu thụ bình quân đầu người là 78kg/năm. Riêng
châu Á sản lượng rau hàng năm đạt 400 triệu tấn với mức tăng trưởng
3%/năm( khoảng 5triệu tấn/năm). Trong các nước đang phát triển thì Trung
Quốc có sản lượng rau cao nhất đạt 70 triệu tấn/năm. ấn độ đạt 65 triệu
tấn/năm(Tạ Thu cúc 2000)[11].
Các tổ chức FAO, WHO khuyến cáo hạn chế sử dụng hóa chất vào
nơng nghiệp, xây dựng các quy trình sản xuất theo cơng nghệ sạch, công
nghệ sinh học. Theo WHO mỗi năm mỗi năm có hơn 3% nhân lực lao động
nơng nghiêp ở các nước đang phát triển bị nhiễm độc thuốc trừ sâu. Cơng
nghệ sản xuất rau sạch trong nhà kính, nhà lưới, trong dung dịch đã trở nên
quen thuộc, phần lớn các loại rau quả trên thị trường đều sản xuất theo quy
trình rau sạch (Dương Minh Báu,1997).
Hiện nay có hai quan niệm về một nền nông nghiệp bền vững trong
một hệ sinh thái cân bằng và ổn định. Đó là phát triển nền nơng nghiệp hữu
cơ(dùng tồn phân hữu cơ, giống cổ truyền, các biện pháp canh tác cổ
xưa…) và phối hợp giữa nông nghiệp hữu cơ với các tiến bộ về giống, hóa
học, cơng nghệ sinh học, cơ giới hóa có chọn lọc… riêng trong nơng
7


nghiệp trồng rau hiện nay có ba phương thức trồng chủ yếu là phương thức
sản xuất rau ngoài trời, phương thức sản xuất rau trong điều kiện bảo vệ và
phương thức sản xuất rau thủy canh. Trong ba phương thức sản xuất đó thì
phương thức sản xuất rau trong điều kiện bảo vệ có chi phí sản xuất lớn,
giá thành sản phẩm cao song tính ưu việt của nó là khống chế được điều
kiện khí hậu, chủ động vụ gieo trồng và đáp ứng nhu cấu rau quả của người
tiêu dùng. Đây là một biện pháp sản xuất rau sạch có hiệu quả. Tuy nhiên
phương thức sản xuất rau thủy canh là phương thức sản xuất ra tiên tiến có
hiệu quả đang được FAO khuyến khích sản xuất. phương thức này đang
được áp dụng ở châu Mỹ La Tinh và châu Á. Ưu điểm của phương thức

này là năng suất trên đơn vị diện tích cao, chất lượng rau tốt, phẩm chất rau
cao đạt chất lượng rau sạch. Tuy nhiên chi phí sản xuất cao nên giá thành
sản phẩm cao(Tạ Thu Cúc,2000).
Theo Phạm Văn Hữu (2005) ở Mỹ và Canada đã hình thành các hiệp
hội sản xuất rau sạch, các hội viên của hội phải thực hiện thật nghiêm ngặt
các quy định về điều kiện sản xuất và quy trình trồng trọt. Họ được ưu tiên
để vay vốn xây dựng hệ thống cấp nước sạch để tưới, rửa cây và vốn sản
xuất ban đầu, các hội viên được quyền bán sản phẩm với giá cao hơn. ở thái
lan đã xây dựng mơ hình liên kết sản phẩm nơng nghiệp chất lượng cao ở
miền tây, chỉ cung cấp rau quả đạt chất lượng cao được tổ chức bán lẻ châu
Âu công nhận và cung cấp cho các siêu thị hàng đầu ở các nước Anh, Hà
Lan, Thụy Sĩ
Theo bộ thương mại sản lượng và tổng giá trị rau xuất nhập khẩu
trên thế giới trong 5 năm qua nhìn chung biến động lớn giao động ở mức
1,6 triệu tấn /năm với giá trị khoảng 1 tỉ USD/năm.
Các nước đang phát triển đặc biệt là Trung Quốc, Thái Lan, và các
nước Nam bán cầu vẫn đóng vai trị chính cung cấp các loại rau tươi trái
vụ.Theo dự đoán của tổ chức lương thực thế giới (FAO) nhu cầu tiêu thụ
8


rau quả trên thế giới tăng bình quân 3,6%/năm, trong khi cung vẫn chưa đủ
cầu và chỉ tăng 2,8%/năm nên việc xuất khẩu rau quả của Việt Nam còn
rất nhiều cơ hội.
1.2.2.2. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam
Nghề trồng rau ở nước ta ra đời từ thời xa xưa, trước cả nghề trồng
lúa nước, Việt Nam chính là trung tâm khởi nguyên của nhiều loại rau
trồng nhất là các loại thuộc họ cải, bầu bí. Song do chịu ảnh hưởng của một
nền nông nghiệp lạc hậu và tự túc trong nhiều thế kỷ qua, cho nên sự phát
triển rau xanh ở nước ta kém xa so với trình độ canh tác của thế giới.

Những năm gần đây mặc dù ngành trồng rau có nhiều khởi sắc, nhưng trên
thực tế vẫn chưa theo kịp nhiều ngành khác trong sản xuất nơng nghiệp.
Theo số liệu thống kê năm 2000 thì diện tích rồng rau cả nước là 445
nghìn ha, tăng 70% so với năm 1990( 261.090 ha). Bình quân mỗi năm
tăng 14,8 nghìn ha (mức tăng 7%/năm) trong các tỉnh phía Bắc có 249.200
ha, chiếm 56% diện tích đất canh tác, các tỉnh phía Nam 196.000 ha chiếm
44%. Năng suất rau xanh nói chung cịn thấp và bếp bênh. Năm 1998 có
năng suất đạt 144.8 tạ/ha, bằng 80% so với mức trung bình tồn thế giới.
So với năm 1990 là 123.5 thì năng suất bình quân cả nước trong mười năm
chỉ tăng 11.5 tạ/ha. Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, TP.HCM, Đà Lạt, Lâm
Đồng..v..v.. là các tỉnh có năng suất cao hơn cả nhưng cũng chỉ đạt mức
160 tạ/ha. Năng suất thấp nhất là các tỉnh miền Trung chỉ đạt một nửa so
với năng suất trung bình cả nước.
Có nhiều nguyên nhân làm cho năng suất rau ở nước ta còn thấp,
song nguyên nhân chủ yếu vẫn là do thiếu đầu tư cho thủy lợi, phân bón…
Ngồi ra nước ta vẫn chưa có bộ giống rau chuẩn và tốt, hệ thống nhân
giống và sản suất hạt giống vẫn chưa được hoàn thiện. Phần lớn hạt giống
rau do dân tự để giống hoặc nhập nội mà không qua kiểm nghiệm kỹ. Điều

9


này ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng của rau xanh (Phạm
thị Thùy, 2006).
Theo số liệu thống kê năm 2003 diện tích trồng rau cả nước đạt
577,763 ha, với năng suất bình quân 141,6 tạ/ha, sản lượng đạt 8,18 triệu
tấn,gấp gần 2,5lần so với năm 1993(3,28 triệu tấn). trong 10 năm mức tăng
bình quân đạt 13,57%/năm. Với khối lượng rau tươi được sản xuất trên đất
nông nghiệp năm 2003 sản lượng rau xanh bình quân đầu người ở nước ta
đạt mức 102kg/năm, tương đương với bình quân toàn thế giới và vượt chỉ

tiêu kế hoạch năm 2010 (85kg/năm).
Theo báo cáo của viện kinh tế nông nghiệp (2005) diện tích trồng rau
trên cả nước ta năm 2004 đạt trên 600000 ha, gấp hơn 3 lần so với năm
1991. Vùng đồng bằng sông Hồng là vùng sản xuất lớn nhất chiếm khoảng
29% sản lượng rau toàn quốc.Điều này là do đất của vùng này tốt hơn, khí
hậu mát mẻ hơn và gần thị trường Hà Nội. Vùng đồng bằng sông Cửu Long
là vùng trồng rau lớn thứ hai cả nước, chiếm 23% sản lượng rau cả nước.
Đà Lạt cũng là vùng chuyên canh sản xuất rau cho xuất khẩu và cho nhu
cầu tiêu thụ các thành phố và các vùng lân cận. Diện tích và sản lượng rau
cả nước được thể hiện qua bảng 1.

10


Bảng 1: Diện tích và sản lượng rau của Việt Nam.

Năm
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003

2004

Diện tích (nghìn ha)
197,5
202,7
291,9
303,4
328,3
360,0
377,0
411,7
459,1
464,6
514,6
560,6
577,8
605,9

Sản lượng (nghìn tấn)
3213,4
3304,7
3483,5
3793,7
4155,4
4706,9
4969,9
5236,6
5792,7
5732,1
6777,6

7485,0
8183,8
8876,8

(Nguồn: Bộ NN&PTNT, Viện kinh tế Nông Nghiệp 2005).
Qua bảng 1 cho thấy diện tích trồng rau và sản lượng rau của nước ta
khơng ngừng tăng theo từng năm. Đặc biệt trong những năm gần đây sản
xuất rau trong nước có những bước phát triển khá nhanh, đáp ứng nhu cầu
cơ bản về rau xanh cho các bữa ăn hàng ngày, cung cấp các nguyên liệu
cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu rau tươi. Do ứng dụng các tiến bộ
khoa học kỹ thuật về giống và các biện pháp thâm canh tại các vùng rau
chuyên canh, khối lượng rau trái vụ được sản xuất ra nhiều hơn, thời gian
giữa hai vụ chính được rút ngắn. Tuy nhiên rau xanh chưa đảm bảo yêu cầu
vệ sinh thực phẩm do đó gây tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe người nông
dân và môi trường. Hàng năm có nhiều vụ ngộ độc do ăn phải rau có lượng
tồn dư hóa chất BVTV cao. Ở nước ta hiện trạng ơ nhiễm mơi trường do
hóa chất BVTV đã trở thành vấn đề cần được quan tâm. Các loại hóa chất
bảo vệ thực vật đã và đang là những nguyên nhân đóng góp vào việc làm
giảm số lượng nhiều loại động vật có ích, làm giảm tính đa dạng sinh học,
có hại cho sức khỏe con người.
11


Chính vì thế trong những năm gần đây vấn đề rau sạch được các nhà
khoa học nghiên cứu, phổ biến ngày càng rộng rãi. Đã có nhiều nghiên cứu
đóng góp vai trò rất lớn trong sản xuất rau. Đinh Thức Huấn (2001) nghiên
cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ rau sạch tại trung tâm kỹ thuật rau quả
Hà Nội 2001; Hồ Thanh Sơn, Bùi Thị Thái, Nguyễn Thị Tình (2002) báo
cáo đánh giá hoạt động sản xuất rau sạch tại huyện Tam Dương, Bình
Xuyên năm 2001; Phạm Thị Thùy (2006) đề cập sản xuất rau an toàn theo

tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP),… Các dự án sản xuất rau
sạch được mở rộng và tăng cả về công nghiệp lớn. Tổng diện tích rau an
tồn tăng dần qua các năm từ 160 ha (năm 1995) đến 1082,5 ha (năm 1999)
đưa sản lượng rau an toàn phục vụ người tiêu dùng từ 250 tấn lên 14000
tấn rau an toàn mỗi năm.
Năm 1995 quỹ Vifotec thuộc Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam đã
thực thi dự án nghiên cứu và điều tra hiện trạng môi trường ở các vùng rau
Hà Nội và áp dụng công nghệ trồng rau sạch đạt kết quả tốt. Trong những
năm 1995 – 1999 Cục KNKL, Bộ NN & PTNT, trung tâm KNKL thuộc Sở
NN & PTNT Hà Nội đã phối hợp chỉ đạo tổ chức xây dựng gần 100 ha sản
xuất rau an toàn tại các huyện ngoại thành như Đông Anh, Gia Lâm, Từ
Liêm…mở lớp tập huấn cho nông dân các vùng trồng rau, phát hành tờ
hướng dẫn quy trình sản xuất rau an toàn các loại, đẩy mạnh tuyên truyền
sản xuất rau an tồn trên các phương tin đại chúng.
Ở Đà Lạt có sự chỉ đạo của liên hiệp khoa học sản xuất thành phố Đà
Lạt, áp dụng các phương pháp bón phân vi sinh thay phân xác mắm, dùng
thuốc trừ sâu sinh học thay thuốc trừ sâu hóa học,đồng thời sử dụng các
biện pháp canh tác tổng hợp với mục tiêu giảm tối thiểu lượng phân bón
hóa học đã mang lại kết quả tốt. Tính đến cuối tháng 12 năm 1995 Đà Lạt
đã xuất khẩu được 3500 tấn rau sạch các loại sang Singapore, Đài Loan,
Nhật Bản…(Dương Minh Báu, 1997).
12


Tại Vĩnh Phúc với khoảng 8000 – 9000 ha rau xanh hàng cung cấp
cho thị trường khoảng 120.000 nghìn tấn. Hiện rau xanh Vĩnh Phúc không
chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nội tỉnh mà còn cung cấp cho thị
trường Hà nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc. Vĩnh Phúc đã xây
dựng được 10 quy trình sản xuất rau an tồn theo tiêu chuẩn của Bộ
NN&PTNT cho 10 loại cây rau. Xây dựng được 130 điểm trình diễn kỹ

thuật sản xuất rau an tồn của 10 xã trọng điểm trồng rau. Theo kết quả
trình diễn cho thấy từ quy trình sản xuất rau an tồn mặc dù năng suất giảm
1- 5% song chi phí phân đạm giảm 15 - 45%, chi phí BVTV giảm 40 60%, giá thành giảm 3 - 5%, nên lãi tăng 0,5 - 1 triệu đồng/ha. Với quyết
tâm xây dựng vùng rau an toàn, chi cục BVTV tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng
thương hiệu cho rau an tồn Sơng Phan và đăng ký bảo hộ tại cục sở hữu trí
tuệ Việt Nam với mã vạch theo tiêu chuẩn đăng ký tại tổng cục tiêu chuẩn
đo lường chất lượn Việt Nam, Vĩnh Phúc mã hóa đến từng lồi rau, từng hộ
tác xã và từng hộ nông dân. Bước đầu thương hiệu tiêu dùng (Báo Nông
thôn Việt Nam, 2006).
Tại Hà Tây, xã Tân Minh huyện Thường Tín hiện có gần 80 ha
chun canh trồng rau sạch, bình quân một ngày cung cấp khoảng 40 tấn
rau an tồn cho Hà Nội, Hà Đơng, Hà Nam.. Như vậy đảm bảo cho nông
dân trong xã thu nhập từ 4 – 6 triệu đồng/sáo/năm. Đây là một trong những
xã đầu tiên ở Hà Tây đề ra mục tiêu xây dựng thương hiệu “rau an toàn Tân
Minh”. Năm 2007 có 1250/1800 hộ nơng dân trong xã tham gia sản xuất
rau an tồn theo hướng sản xuất hàng hóa. Do nhu cầu thị trường về rau
ngày cáng cao do vậy nghề trồng rau của nông dân đem lại thu nhập cao.
Trên những cánh đồng rau ở xã Tân Minh các hộ nơng dân đã khoan hàng
chục giếng do đó đã tạo ra nguồn nước sạch để tưới rau. Nông dân trong xã
cịn thực hiện chương trình kỹ thuật phịng trừ bệnh, sử dụng thuốc BVTV

13


đúng quy cách để đảm bảo cho rau sạch, an tồn (sản xuất và thị trường
nơng nghiệp và phát triển nông thôn, 2006) .
Tại Nghệ An, xã Quỳnh Lương huyện Quỳnh Lưu đã xây dựng thành
cơng mơ hính sản xuất rau an tồn và đã có trang web quảng bá thương
hiệu “rau an toàn Quỳnh Lương” trên internet. Với thương hiệu này nông
dân xã Quỳnh Lương cung cấp rau an toàn cho thị trường đều đặn hàng

ngày cho các khách hàng trong và ngồi tỉnh. Dân ở đây đều khơng phải đi
bán hàng ngoài chợ mà được các thương gia đến đặt hàng mua tận nơi thu
nhập hàng năm của nơng dân trong xã ngày càng tăng vì vậy đời sống của
nông dân trong xã được cải thiện và ngày càng nâng cao hơn nhờ nghề
trồng rau an toàn.
1.3. Rau an toàn
1.3.1. Khái niệm rau an toàn
Rau an toàn là khái niệm được sử dụng để chỉ các loại rau được canh
tác trên các diện tích đất có thành phần hoá- thổ nhưỡng được kiểm
soát( nhất là kiểm soát hàm lượng kim loại nặng và các chất độc hại có
nguồn gốc từ phân bón, từ các chất bảo vệ thực vật và các chất thải sinh
hoạt còn tồn tại trong đất), được sản xuất theo những quy trình kỹ thuật
nhất định( đặc biệt là quy trình sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, nước
tưới), và nhờ vậy rau đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm do
các cơ quan quản lý nhà nước đặt ra.
Gọi là rau an tồn vì trong q trình sản xuất rau, người ta vẫn sử
dụng phân bón nguồn gốc vơ cơ và chất bảo vệ thực vật, tuy nhiên với liều
lượng hạn chế hơn, thời điểm phù hợp hơn và chỉ sử dụng các chất bảo vệ
thực vật trong danh mục cho phép. Trong rau an toàn vẫn tồn tại dư lượng
nhất định các chất độc hại, nhưng không đến mức ảnh hưởng tới sức khoẻ
của người tiêu dùng.
Trong đời sống hàng ngày, rau an toàn thường được gọi là rau sạch.
Để phân biệt một cách chính xác hơn, khái niệm rau sạch nên sử dụng để
14


chỉ các loại rau được sản xuất theo các quy trình canh tác sạch đặc biệt, như
thuỷ canh, rau “hữu cơ”… Mức độ đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn
thực phẩm của rau sạch cao hơn nhiều so với rau an toàn. Sản lượng rau
sạch được sản xuất ở nước ta hiện nay là không đáng kể (phần lớn giới hạn

trong phạm vi các dự án khoa học – sản xuất)
Rau sạch là rau không chứa các độc tố và các tác nhân gây bệnh, an
toàn cho người và gia súc. Sản phẩm rau xem là sạch khi đáp ứng được các
yêu cầu sau: hấp dẫn về hình thức, tươi sạch, không bụi bẩn và lẫn tạp chất,
thu đúng độ chín khi có chất lượng cao nhất, có bao bì hấp dẫn.
Khái niệm rau “sạch” bao hàm rau có chất lượng tốt với dư lượng
các hố chất bảo vệ thực vật, các kim loại nặng ( Cu, Pb, Cd, As), nitrat
cũng như các vi sinh vật có hại đối với sức khoẻ của con người ở dưới mức
các tiêu chuẩn cho phép theo tiêu chuẩn Việt GAP.
Đây là các chỉ tiêu quan trọng nhất nhằm xác định mức độ an toàn vệ
sinh thực phẩm cho mặt hàng rau quả “sạch”.
Những sản phẩm rau tươi bao gồm tất cả các loại rau ăn thân, lá, củ,
hoa và quả có chất lượng đúng như đặc tính của nó, hàm lượng các hố
chất độc và mức độ ơ nhiễm các vi sinh vật gây hại ở mức tiêu chuẩn cho
phép, đảm bảo an tồn cho người tiêu dùng và mơi trường thì được gọi là
rau bảo đảm an tồn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là rau an tồn.
1.3.2. Vai trị và đặc điểm kỹ thuật của sản xuất rau an tồn
1.3.2.1. Vai trị của sản xuất rau an tồn
Trong bữa ăn hàng ngày, rau là thức ăn không thể thiếu, là nguồn
cung cấp vitamin phong phú nên nhiều thực phẩm khác không thể thay thế
được như các loại vitamin A, B, C, D, E, K, các loại axít hữu cơ và khoáng
chất như Ca, P, Fe rất cần cho sự phát triển của con người. Rau không chỉ
cung cấp vitamin và khống chất mà cịn có tác dụng chữa bệnh. Chất xơ
trong rau có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim, huyết áp và bệnh đường ruột,
vitamin C giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày, vitamin D trong rau giàu caroten
có thể hạn chế những biến cố về ung thư phổi.
15


Việt Nam là một nước nhiệt đới có thể tiến hành trồng rau quanh

năm, ngành rau nước ta đã phát triển từ khá lâu và đóng góp khoảng 3%
trong tổng giá trị ngành nơng nghiệp. Phát triển rau có ý nghĩa lớn về kinh
tế xã hội: tạo việc làm, tận dụng lao động, đất và nguồn tài nguyên cho hộ
gia đình. Rau là cây ngắn ngày, có những loại rau như cải canh, cải củ từ
30- 40 ngày đã cho thu hoạch, rau cải bắp 75 – 85 ngày, rau gia vị chỉ 15 –
20 ngày một vụ… cho nên một năm có thể trồng được 2 – 3 vụ, thậm chí 4
– 5 vụ. Cây rau cịn là cây dễ trồng xen, trồng gối vì vậy trồng rau tạo điều
kiện tận dụng đất đai, nâng cao hệ số sử dụng đất.
Trồng rau không những tận dụng được đất đai mà còn tận dụng được
cả lao động và những tư liệu sản xuất khác. Cây rau là cây có giá trị kinh tế
cao, 1 ha trồng rau mang lại thu nhập gấp 2 – 5 lần so với trồng lúa. Vì vậy
trồng rau là nguồn tạo ra thu nhập lớn cho hộ.
Rau còn là nguồn xuất khẩu quan trọng và là nguồn nguyên liệu cho
chế biến. Sản xuất rau có ý nghĩa trong việc mở rộng quan hệ quốc tế, góp
phần tăng nguồn thu ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân. Sản xuất rau tạo ra
những mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao như cải bắp, cà chua, ớt,
dưa chuột… đóng góp một phần đáng kể vào sản xuất chung của cả nước
và mở rộng quan hệ quốc tế.
Tóm lại, sản xuất rau có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,
nó cung cấp lương thực, thực phẩm cho người tiêu dùng, thức ăn chăn nuôi,
nguyên liệu cho chế biến và sản phẩm cho xuất khẩu, góp phần tăng sản
lượng nơng nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, tăng thu nhập
cho nông dân, giải quyết việc làm cho người lao động, tận dụng đất đai,
điều kiện sinh thái.
1.3.2.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất rau an toàn
Rau là cây ngắn ngày, rất phong phú về chủng loại, yêu cầu việc bố
trí mùa vụ, tổ chức các dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực

16



vật và tổ chức sử dụng lao động trong sản xuất cần được sắp xếp hợp lý và
khoa học.
Sản xuất rau đòi hỏi phải đầu tư nhiều lao động
Rau là ngành sản xuất mang tính hàng hố cao, sản phẩm rau an tồn
có chứa hàm lượng nước cao, khối lượng cồng kềnh, dễ hư hỏng, dập nát,
khó bảo quản và vận chuyển.
Sản xuất và tiêu thụ rau mang tính thời vụ do đó khả năng cung cấp
của chúng có thể dồi dào ở chính vụ nhưng lại khan hiếm ở thời điểm giáp
vụ, nhu cầu của người tiêu dùng là bất cứ mọi thời điểm trong năm.
Đặc điểm riêng cho sản xuất và tiêu thụ rau an tồn:
- Quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt.
- Yêu cầu chặt chẽ về điều kiện sản xuất (chọn đất, nước tưới, giống,
phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và tổ chức sử dụng lao động trong sản
xuất) và đặc điểm sản phẩm nên gây ra cho người sản xuất, cung ứng khó
chủ động được hoàn toàn về số lượng và chất lượng rau ra thị trường. Điều
này dẫn tới sự dao động lớn về giá cả, số lượng, chất lượng rau trên thị
trường.
Tiêu dùng rau an tồn cịn phụ thuộc vào yếu tố thu nhập, tâm lý, tập
quán, thói quen người tiêu dùng.
Xu hướng phát triển ở nước ta hiện nay nhu cầu tiêu dùng đang tăng
nhanh tạo ra thị trường tiêu thụ rau an toàn phát triển cả về số lượng, chủng
loại và chất lượng sản phẩm.
1.4. Phân bón lá
1.4.1. Ưu điểm của việc sử dụng phân bón lá
Cây cối khơng những hấp thụ chất dinh dưỡng qua rễ mà còn hấp thụ
qua lá, trong khi diện tích lá của cây lại gấp hành chục lần diện tích mà rễ
cây ăn tới.
Dùng phân bón lá có nhiều ưu điểm:
- Chất dinh dưỡng được cung cấp cho cây nhanh hơn bón gốc

- Hiệu suất sử dụng dinh dưỡng cao hơn
- Chi phí thấp hơn
- ít ảnh hưởng đến môi trường và đất trồng

17


Theo số liệu đã được công bố, hiệu suất sử dụng chất dinh dưỡng
qua lá đạt tới 95 %. Ở Philippin dùng phân bón lá cho tăng năng suất lúa
1,5 lần so với dùng phân bón gốc qua rễ và gấp 3,3 lần khi khơng bón phân.
Khi dùng phân bón lá cây lúa khoẻ hơn, cứng cáp hơn, chịu được sâu
bệnh, khơng làm chua đất như khi bón nhiều và liên tục phân bón hố học
vào đất. Hạt thóc cũng nặng thêm và chắc hơn, tỷ lệ gạo gãy không đáng
kể, làm cho gạo của Philippin phù hợp với thị trường quốc tế.
Dùng phân bón lá, lượng bón chỉ tốn bằng 1/4 so với phân bón qua
đất.
Ở nước ta, từ những năm 80 Viện Hố học Cơng nghiệp đã tiến hành
tách chiết axit humic từ than bùn để điều chế một số loại Humat dùng làm
chất kích thích sinh trưởng phun cho cây trồng. Kết quả là đã được thị
trường chấp nhận. Tuy nhiên, trình độ khoa học kỹ thuật ngày một cao,
khách hàng yêu cầu bổ sung thêm các chất dinh đường đa vi lượng, chất
lượng của sản phẩm đưa ra thị trường phải ngày một nâng cao.
Nhu cầu đó hồn tồn phù hợp với nhũng kết quả nghiên cứu của
nhiều nước tiên tiến.
Người ta đã xác định thời kỳ cây lớn cần nhiều các nguyên tố Ca, K
và N. Khi tạo hoa, trái, củ lại cần nhiều nguyên tố P, N, nguyên tố trung
lượng và vi lượng.
Những kết quả nghiên cứu tác dụng của humat đã cho thấy hiệu quả
vè cải tạo tính chất vật lý cảu đất, làm thay đổi tính chất hố học của đất và
hiệu quả sinh học- kích thích sinh trưởng cây trồng.

1.4.2. Điều chế phân bón lá
Qui trình điều chế gồm 4 phần:
- Điều chế hỗn hợp chất dinh dưỡng đa lượng
- Điều chế chất dinh dưỡng vi lượng (các chelat và muối vi lượng)
- Điều chế các chất kích thích sinh trưởng cây trồng
- Phối trộn các chất theo tỉ lệ được tính tốn trước.
Thời điểm phun phân bón lá
Phun phân bón lá vào lúc khí khổng đang mở;

18


Phun khi nhiệt độ dưới 30oC, trời không nắng, không mưa, khơng có
gió khơ; phân bón lá chỉ phát huy tác dụng khi cung cấp đủ nước, phân qua
rễ
Thời gian phun: 9-10h sáng và 2-3h chiều về mùa đông. 7-8h sáng
hoặc 5-6h chiều về mùa hè.
Phân bón lá định hướng cho từng loại như các loại cây lấy hoa, lấy
củ, lấy hạt...phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì;
Những chế phẩm tăng năng suất cây trồng hồn tồn khơng độc với
người và cây trồng vì những chất đưa vào cây là những chất đã có sẳn trong
cây trồng ở nồng độ thấp, chưa đáp ứng cho cây phát triển tốt được; không
nên dùng quá liều chỉ định gây độc (bội thực) cho cây, ảnh hưởng tới sinh
trưởng, phát triển.
Cần chú ý:
Không phun khi trời mưa, nắng to do bay hơi, tỷ lệ lỗ khí khổng
đóng cao. Khơng phun sau mưa do cây đã no nước.
Nếu bơm máy tránh ga mạnh gây ảnh hưởng cơ học lên cây.
Có thể pha chế phẩm với thuốc trừ sâu bệnh để tiết kiệm công phun
khi phát hiện cây có sâu bệnh (chỉ pha lẫn vào nhau ở nồng độ loãng).

Trường hợp cây phát triển kém có thể phun chế phẩm nhiều lần, mỗi
lần cách nhau 10-15 ngày.
1.5.Phân vi sinh Biogro
1.5.1. Thành phần
Hai loại sản phẩm phân bón vi sinh Biogro (dùng bón qua rễ và bón
qua lá) của Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng phân bón vi sinh (BARC)
thuộc Trường ĐH Khoa học tự nhiên do GS.TS Nguyễn Thanh Hiền làm
chủ nhiệm đề tài được các hội đồng khoa học nghiệm thu, đánh giá cao,
cho phép sản xuất và đưa vào sử dụng trong sản xuất nông nghiệp với
nhiều loại cây trồng đa dạng. Biogro đã được nơng dân nhiều nơi sử dụng
có hiệu quả trong nhiều năm qua, đặc biệt là các vùng sản xuất rau sạch,
rau an toàn như Vân Nội, Đạo Đức, Lĩnh Nam (Hà Nội); chè sạch, chè hữu
cơ ở Thái Nguyên; cam sạch ở Hàm Yên (Tuyên Quang)… Sản phẩm được

19


cấp bằng sáng chế độc quyền số 1380/2000 và giành được Giải thưởng
sáng tạo châu Á năm 2000, hiện đang được Cty TNHH Nông nghiệp hữu
cơ Việt Nam độc quyền cung ứng trên phạm vi cả nước.
Biogro được tạo thành từ chế phẩm vi sinh chức năng và cơ chất hữu
cơ đã được xử lý. Thành phần của phân vi sinh Biogro bón qua rễ gồm có:
1,0 x 106- 107 vi sinh vật cố định đạm; 4,0 x 106-107 vi sinh vật phân giải
lân và trên 8,4% chất mang bao gồm các chất hữu cơ đã được xử lý như
mùn rác, than bùn… Sản phẩm được đóng gói trong bao PP và PE với khối
lượng tinh 25 kg với độ ẩm từ 20 - 25%.
1.5.2.Tác dụng của phân vi sinh Biogro:
Dùng phân vi sinh có thể thay thế được từ 50 - 100% lượng phân
đạm hóa học (tùy từng loại cây trồng). Thực tế sản xuất cho thấy 1 tấn phân
vi sinh thay thế cho 10 tấn phân chuồng, 1 kg đạm vi sinh thay thế cho 1 kg

đạm urê. Bón phân vi sinh làm cho cây khỏe hơn, sinh trưởng nhanh hơn,
khả năng chống chịu sâu bệnh tốt hơn, năng suất cây trồng có thể tăng từ
25 - 30%, chất lượng tốt hơn, mã quả đẹp hơn. Bón phân vi sinh có thể tiết
kiệm được nhiều chi phí do giá phân hạ, giảm lượng phân bón, giảm số lần
phun và lượng thuốc bảo vệ thực vật… nên hạ được giá thành sản phẩm,
tăng thêm mức thu nhập cho nông dân. Do bón vi sinh nên sản phẩm rất an
tồn, lượng nitrat giảm đáng kể, đất không bị ô nhiễm, khả năng giữ ẩm tốt
hơn, tăng cường khả năng cải tạo đất do các hệ sinh vật có ích hoạt động
mạnh làm cho đất tơi xốp hơn, cây dễ hút thu dinh dưỡng hơn
1.5.3.Cách bón phân vi sinh Biogro cho rau:
Với phân vi sinh qua rễ thì bón lót 20 - 30 kg/sào (360 m2) cộng với
50% urê và 50% lân so với bình thường vẫn lót. Các giai đoạn sau lượng
đạm giảm một nửa.
Với phân vi sinh phun qua lá thì trong tháng đầu khi lá cịn non, bà
con phun mỗi tuần 1 lần
Đối với bắp cải có thể phun thuốc sau 20 ngày,mỗi lần phun cách
nhau 1 tuần – 10 ngày
20


Một số lưu ý khi sử dụng phân bón vi sinh Biogro:
Khi bón cần giữ độ ẩm cho tốt, đặc biệt là 2 tuần đầu. Phân vi sinh
chỉ phát huy tác dụng tốt khi bón cùng với một lượng đạm và lân hóa học
nhỏ (khơng nhỏ hơn 4 kg đạm, và không lớn hơn 7 kg lân cho mỗi sào).
Đất chua nên bón vơi trước 2 - 3 ngày rồi mới bón phân vi sinh. Nếu
phun thuốc trừ sâu và thuốc trừ cỏ thì phải phun sau khi đã bón phân vi
sinh 1 tuần để không làm chết các vi sinh vật có ích trong phân. Khơng
được trộn lẫn phân vi sinh với bất cứ loại phân hóa học nào, kể cả tro bếp.
Bảo quản phân ở nơi thoáng mát, tránh mưa, nắng làm chết các vi
sinh vật có ích trong phân. Thời gian bảo quản tối đa là 6 tháng kể từ ngày

sản xuất, tốt nhất là 2 tháng với mùa hè, 3 tháng với mùa đông.

21


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.1.1.Đối tượng nghiên cứu
Cây bắp cải ở cánh đồng trồng rau an toàn xã Nghi Liên ,Tp vinh ,
Nghệ An trong giai đoạn sinh trưởng 25- 45 ngày.
2.1.2.Địa điểm nghiên cứu
- Khu vực trồng rau an toàn tại xã Nghi Liên ,Tp Vinh , Nghệ An
2.1.3.Thời gian nghiên cứu
-Từ 20/11/2010- 30/11/2010 : Điều tra thực địa
-Từ 30/11/2010 – 30/12/2010 : Tiến hành thí nghiệm trên đồng ruộng
và thu thập số liệu
-Từ 30/12/2010 – 15/04/2011 : Xử lí số liệu và viết báo cáo hồn
thành đề tài
2.2.Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Điều tra thực địa
- Tiến hành tìm hiểu điều kiện đất đai cũng như các điều kiện tự
nhiên ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng cây trồng ở xã Nghi Liên
- Tìm hiểu kế hoạch sản xuất vụ đơng xn của xã Nghi Liên
- Tìm hiểu tình hình sản xuất, kĩ thuật chăm sóc cây rau bắp cải của
vùng sản xuất rau an toàn
2.2.2.Phương pháp tiến hành thí nghiệm
- Tiến hành phun bón lá chế phẩm phân vi sinh Biogro lên 6 luống
rau bắp cải.
Bắt đầu phun thuốc khi bắp cải sinh trưởng ở giai đoạn 25 ngày.Cách

10 ngày phun 1 lần.Phun 2 lần trên 6 luống thực nghiệm
- Để 6 luống rau bắp cải làm đối chứng
- Đo chiều cao, đường kính thân, số lá của cây rau bắp cải ở luống
đối chứng và luống thực nghiệm sau mỗi lần phun thuốc để thấy mức độ
tăng trưởng khác nhau khi phun thuốc và không phun thuốc .
2.2.3. Phương pháp xử lí số liệu
-Xử lí số liệu bằng tốn thống kê
- Cơng thức tính sự sinh trưởng của cây:

Trong đó:

22


P: Sự sinh trưởng của cây sau thời gian t (%)
Wt: Sinh trưởng của cây ở thời điểm sau
Wo: Sinh trưởng của cây ở thời điểm trước

Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả điều tra thực địa tại xã Nghi liên, Tp Vinh, Nghệ An
3.1.1. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất vụ Đơng xn
3.1.1.1. Thuận lợi

23


- Công tác chỉ đạo sản xuất Đông xuân đạt ra đối với các ban ngành
ủy ban
- Hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng ở cơ sở phục vụ cho sản

xuất từng bước hoàn thiện hơn. Số lượng máy móc phục vụ cho nơng
nghiệp đã nhiều hơn.
- Một số mơ hình, cơng thức ln canh đạt hiệu quả kinh tế đã được
tổng kết khẳng định mở rộng mơ hình cho đầu tư sản xuất.
- Một số giống lúa năng suất chất lượng như: Khải phong, Cương ưu,
nếp 97 – 87 đã thích nghi với từng vùng đất, thuận lợi cho bố trí đại trà
- Nguồn giống vật tư phân bón, hợp tác xã chuẩn bị đầy đủ số lượng
và chất lượng
- Trình độ quản lí chỉ đạo sản xuất của ban ngành ngày càng được
nâng cao, các cơ chế chính sách hỗ trợ khuyến khích phát triển sản xuất,
chăn nuôi đã thực hiện và tiếp tục thực hiện, mở rộng nhiều mơ hình, cơng
tác khuyến nơng, bảo vệ thực vật rất đươc chú trọng ứng dụng khoa học kĩ
thuật. Đối với nông dân thông qua lớp tập huấn đã được nâng lên kịp thời
với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
3.1.1.2. Khó khăn
- Dịch bệnh, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, vụ mùa 2009 vẫn có thể gây
hại nặng cho vụ Đông xuân. Đây là loại vius gây bệnh do rầy nâu, đặc biệt
các loại bệnh lạ có điều kiện phát sinh, phát triển khi thời tiết thuận lợi.
- Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tồn cầu, thời tiết diễn biến
phức tạp, khó lường, thời tiết vụ xuân 2010 diễn biến bất thường nhiệt độ
cao hơn năm trước 1 – 30C, thuận lợi cho sâu bệnh, dịch bệnh, nhất là một
số bệnh lạ trên cây trồng
- Giá các loại vật tư, phân bón phục vụ sản xuất tăng cao hơn so với
năm trước. Trong khi đó giá nơng sản, sản phẩm chăn ni chiều hướng
tăng nhẹ, sẽ ảnh hưởng đến mức đầu tư thâm canh.
- Nguồn nước tưới cho vụ xuân 2010 gặp khó khăn do lượng mưa
phân bố không đều, lượng nước các hồ đập thấp, chỉ đạt 70% đối với hồ
đập
24



3.1.2. Kết quả sản xuất vụ Đông xuân năm 2009
3.1.2.1. Cây lúa
Diện tích kế hoạch 145 ha, diện tích thực hiện 143 ha, năng suất BQ
đạt 5,4 tấn/ha. Sản lượng lúa 773,3 tấn ,giảm 53 tấn ,so với Đông xuân năm
2009
Trong đó: Giảm diện tích 1,8 ha; sản lượng 9,7 tấn; năng suất giảm
43,3 tấn. Diện tích chuyển đổi mục đích sử dụng.
3.1.2.2. Cây lạc
Diện tích kế hoạch 176,6 ha; diện tích thực hiện 175,6 ha; năng suất
đạt bình qn 2,6 tấn/ha. Tổng sản lượng cây lạc 455,7 tấn; giảm 83 tấn so
với Đơng xn 2009; diện tích giảm 1,3 ha; sản lượng diện tích giảm 3,3
tấn; năng suất sản lượng giảm 79,6 tấn.
3.1.2.3. Cây Ngô xen
Gieo trồng 147 ha; năng suất bình qn 1,4 tấn/ha; sản lượng Ngơ
xen 205,8 tấn.
3.1.2.4. Cây khoai lang
Diện tích gieo trồng 0,35 ha năng suất 4 tấn/ha; sản lượng 1,4 tấn
3.1.2.5. Cây rau màu
Gieo trồng 10 ha. Kể cả diện tích trong vườn; năng suất 30 tấn/ha;
sản lượng rau 3000 tấn.
3.2. Kết qủa nghiên cứu ảnh hưởng của phân vi sinh Biogro lên
cây bắp cải
3.2.1. Ảnh hưởng của chế phẩm lên chiều cao cây
Sau khi bón phân vi sinh Biogro lên cây bắp cải ở 2 thời điểm 25
ngày và 35 ngày và tiến hành đo chiều cao thân thu được kết quả sau:
Bảng 1: Sự sinh trưởng về chiều cao thân (cm)

25 ngày


35 ngày

45 ngày

sự

sinh sự

sinh

trưởng sau trưởng sau

Khơng

6,3

8,2

10,1

bón phân
vi

sinh
25

10

20


ngày(%)
30,15

ngày(%)
60,31


×