Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Phân tích những phẩm chất đạo đức cách mạng trong tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.15 KB, 11 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA
SEN
KHOA KINH TẾ - QUẢN
TRỊ
------------

PHÂN
TÍCH

TIỂU

NHỮNG LUẬN

Chủ đề 3

PHẨM
CHẤT

ĐẠO ĐỨC
CÁCH

Giảng viên hướng dẫn: Hồ Thị Trinh
Mơn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Lớp mơn học: DC 143DV01 - 0200
Sinh viên thực hiện: Trần Minh Phương
Mã số sinh viên: 2199126

MẠNG
TRONG


TƯỞNG
HỒ CHÍ
MINH

Tháng 06 năm 2021, TP.HCM


Trường Đại học Hoa Sen

LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin phép được dành lời cảm ơn chân thành đến ban giám hiệu
cũng như trường Đại học Hoa Sen vì đã tạo ra một môi trường và một điều kiện tốt
nhất để em có thể học tập, trau dồi và hồn thành bài tiểu luận này
Tiếp theo đó, chúng em xin chân thành cảm ơn giảng viên Hồ Thị Trinh, hiện
nay đang phụ trách bộ mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh. Cơ đã rất tận tình truyền đạt kiến
thức chúng em về những bài học rất bổ ích cho bản thân cũng như cho công việc trong
tương lại của bọn em sau này và để có thể áp dụng vào thực tiễn. Hơn nữa, cô luôn rất
nhiệt huyết và tận tâm cho từng sinh viên và ln sẵn lịng giúp đỡ, tạo điều kiện để
em có thể hồn chỉnh đề tài một cách tốt nhất.
Tuy nhiên, do nguồn kiến thức còn bị hạn chế nên không thể tránh không tránh
khỏi sai sót. Những lời đóng góp của cơ sẽ là những bài học rất quý báu dành cho em.
Em xin chân thành cảm ơn cô!
Trân trọng.

Tiểu luận cuối kỳ môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 1


Trường Đại học Hoa Sen


Chủ đề 3: Hãy phân tích những phẩm chất đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí
Minh. Anh (Chị) liên hệ với việc rèn luyện của sinh viên Hoa Sen hiện nay.
BÀI LÀM
1. Phân tích những phẩm chất đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Theo như lời Bác, đạo đức là cái gốc, là nền tảng, là sức mạng, là tiêu chuẩn
hàng đầu của người cách mạng; khơng có đạo đức cách mạng không lãnh đạo được
nhân dân. Người quan niệm rằng đạo đức là nền tảng và là sức mạnh “Cũng như sơng
thì có nguồn mới có nước, khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có
gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi
mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân dân”. Quan điểm của Bác là sự kế thừa có chọn
lọc những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và quan điểm của chủ nghĩa MácLênin. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới
giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân; và có thể
nói đây là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của người. Để hiểu rõ hơn về lí
do tại sao, đầu tiên ta cùng nhau tìm hiểu rõ về đạo đức.
Đạo đức là hệ thống những quy tắc, chuẩn mực về cách ứng xử của con người
trong các quan hệ giữa người với người, với tổ chức trong xã hội; là giá trị cốt lõi tạo
nên phẩm chất nhân cách của con người. Đạo đức cách mạng thì chính là việc khơng
sợ khó, khơng sợ khổ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân nhằm mục
đích xây dựng chủ nghĩa xã hội. Có thể nói, đạo đức cách mạng là “gốc” của cán bộ,
đảng viên trong Quân đội; đạo đức cách mạng thực sự là giá trị cốt lõi trong bản lĩnh
chính trị của người quân nhân.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, phẩm chất đạo đức của người cán bộ, đảng viên
trong Quân đội vừa phản ánh những yêu cầu chung của nhiệm vụ cách mạng, vừa phản
ánh đặc điểm, yêu cầu riêng của Quân đội. Tuy nhiên, quan điệm lấy đức làm gốc của
Hồ Chí Minh khơng có nghĩa là chỉ cần có đức là được, coi nhẹ mặt tài. Người cũng
cho rằng có tài mà khơng có đức là người vơ dụng nhưng có đức mà khơng có tài thì
làm việc gì cũng khó. Đức và Tài là những phẩm chất thống nhất của con người. Nếu
đạo đức là tiêu chuẩn cho mục đích hành động thì tài lại là phương tiện thực hiện mục
đích đó. Vì vậy con người cần phải có cả đức lẫn tài đề hồn thành được nhiệm vụ


Tiểu luận cuối kỳ môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 2


Trường Đại học Hoa Sen

cách mạng. Hồ Chí Minh thường khuyên: “Dạy cũng giống như học, phải biết chú
trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc, rất quan trọng. Nếu
khơng có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vơ dụng,”
Bác từng viết: “Tuy năng lực và công việc của mỗi người khác nhau, người làm
việc to, người làm việc nhỏ; nhưng ai giữ được đạo đức thì đều là người cao thượng.”.
cũng theo quan điểm của Bác những chuẩn mực chung nhất của phẩm chất đạo đức
cách mạng Việt Nam bao gồm những điểm như sau:
Một là, “Trung với nước, hiếu với dân”
 

Đây là biểu hiện cao nhất ý thức đạo đức người cán bộ, đảng viên trong Quân

đội, định hướng cho mọi hoạt động thực tiễn của họ đồng thời cũng bao trùm và chi
phối những phẩm chất đạo đức khác.
“Trung - hiếu” ở đây đã được Bác sử dụng một nhịp nhàng nhưng lại mang nó
lên một tầng cao mới. Khái niệm ngày xưa Trung là trung quân, trung thành với vua
cha với nước nhà vì nước là của vua, vua với nước là một. Hiếu là hiếu thảo trong gia
đình, với ơng bà với cha mẹ. Nhưng theo lời Bác khái niệm ấy đã được nâng cao rộng
hơn “Trung là trung với Tổ quốc, Hiếu là hiếu với nhân dân”. Người chỉ rõ yêu cầu
của “Trung” là: “Trung thành tuyệt đối với Tổ quốc, với nhân dân, với cách mạng, với
Đảng”. Trung với nước đối với người cán bộ là luôn gắn liền với Trung với Đảng,
Hiếu với dân. Bởi vì, Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong lãnh đạo sự nghiệp

cách mạng, lãnh đạo đất nước nên "Trung với nước” trước hết và tập trung nhất phải là
“Trung với Đảng”. Hơn thế nữa, trong chế độ xã hội chủ nghĩa, có dân mới có nước,
dân hịa thành nước, nước là của dân vậy nên Trung với nước không cũng không thể
thiếu Hiếu với dân. Bác đã từng nói “Nhân dân là nền tảng, là cha mẹ của bộ đội. Cán
bộ phải dạy cho đội viên biết kính trọng dân, thương yêu dân, giúp đỡ dân” “bao nhiêu
quyền hạn đều của dân” “bao nhiêu lợi ích đều vì dân”, “bao nhiêu quyền hành và lực
lượng đều ở nơi dân”, Đảng và Chính phủ là “đày tớ nhân dân” chứ không phải “quan
nhân dân để đè đầu cưỡi cổ nhân dân”. Hiếu lúc này không chỉ là hiếu với ông bà cha
mẹ nữa mà còn được Bác nhân rộng là là hiếu thảo với nhân, mình làm được bao nhiêu
lợi ích cũng là vì nhân dân: “Nước lấy dân làm gốc, gốc có vững cây mới bền, xây lầu
thắng lợi trên nền nhân dân” Vậy nên mới nói đây là phẩm chất đạo đức hàng đầu định
hướng hoạt động cách mạng của mỗi cán bộ, chiến sĩ.
Tiểu luận cuối kỳ mơn học Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 3


Trường Đại học Hoa Sen

Hai là, “Yêu thương con người, sống có tình nghĩa”
Nếu như ở “Trung với nước hiếu với dân” là phẩm chất hàng đầu định hướng,
thì “Yêu thương con người” lại là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất.
Đây là sự kế thừa truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa
nhân đạo cộng sản, tinh thần nhân văn của nhân loại, cùng với sự đúc kết của Hồ Chí
Minh qua hoạt động cách mạng thực tiễn. Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người
rất tồn diện và độc đáo. Người dành tình yêu thương rộng lớn cho những người cùng
khổ. Những người lao động bị áp bức bóc lột, không phân biệt màu da, dân tộc,…
Được thể hiện qua từng dịng bút: “Tơi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là
làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai
cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Bác yêu thương đồng bào, đồng chí

của Người, khơng phân biệt họ ở miền xi hay miền ngược, là trẻ hay già, trai hay
gái... không phân biệt một ai, không trừ một ai, hễ là người Việt Nam u nước thì đều
có chỗ trong tấm lịng nhân ái của Người.
Đó là tình cảm nhân ái, sâu sắc, rộng lớn. Tình yêu ấy được thể hiện trong các
mối quan hệ bạn bè, đồng chí với mọi người bình thường trong quan hệ hàng ngày. Nó
địi hỏi mọi nguời phải ln chặt chẽ nghiêm khắc với mình, rộng rãi, độ lượng với
người khác. Nó địi hỏi thái độ tôn trọng con người, phải biết nâng người khác lên, chứ
không phải hạ thấp, càng không phải vùi dập con người. Bác mang lòng bao dung
cũng như thương yêu ấy lên cả những người có ai lầm, khuyết điểm nhưng biết quay
đầy, những người lầm lối biết hối cải, những kẻ thù bị thương, kẻ thù chịu quy hàng,
những người có thói hư tật xấu,.. Người dạy chúng ta biết cách giúp họ nhận lơi, biết
họ sửa sai bằng chính lịng bao dung, sự nhân từ.
Nhắc đến đây làm tơi chợt nhớ đến một câu chuyện về giai thoại Tạ Đình Đề người từng được CIA cử đi để ám sát Bác hồ, nhưng lại được Bác cảm hóa bằng tình
yêu, sự bao dung và rồi trở thành một cận vệ trung thành cho Bác.
"Mỗi con người đều có thiện và ác ở trong lòng ta, phải biết làm cho phần tốt ở
trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ
của người cách mạng. Đối với những người có thói hư tật xấu, từ hạng người phản lại

Tiểu luận cuối kỳ mơn học Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 4


Trường Đại học Hoa Sen

Tổ quốc và nhân dân, ta cũng phải giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho cái phần thiện
trong con người nảy nở để đẩy lùi phần ác, chứ không phải đập cho tơi bời" - Bác dạy.
Phẩm chất thứ ba là, “ Cần kiệm liêm chính, chí cơng vơ tư”
Đây là phẩm chất đạo đức, theo Bác, là trung tâm và gắn liền với hoạt động
hàng ngày của mỗi người. Đồng thời, đây cũng là khái niệm đạo đức truyền thống, là

nội dung cốt lõi của đạo đức cách mạng được Hồ Chí Minh cải biến, đưa vào những
nội dung và yêu cầu mới.
“Cần” là cần cù trong lao động, là siêng năng, có kế hoạch, sáng tạo, có năng
suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không
dựa dẫm. Phải thấy rõ “lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh
phúc của mỗi chúng ta”.
“Kiệm” tức là tiết kiệm. Tiết kiệm thì giờ, tiền bạc, của cải; tiết kiệm sức lao
động của nhân dân, của nước, của bản thân từ những thứ nhỏ nhặt nhất đến những thứ
vĩ đại nhất. Không phô trương, không hoang phí, bừa bãi. Tiết kiệm nhưng khơng có
nghĩa là tính tốn, là keo kiệt, bủn xỉn. Phải biết lúc nào nên chi, nên tiêu xài, nên giữ
lại. Khi có việc đáng làm, vì lợi ích đồng bào, lợi ích tổ quốc, thì chi bao nhiêu cơng,
tốn bao nhiêu của cũng vui lịng. “Cần với kiệm, phải đi đơi với nhau, như hai chân
của con người” như lời Bác dạy “Phải cần kiệm xây dựng nước nhà”
“Liêm” là liêm khiết, trong sạch, khơng cậy quyền thế, dìm người tài, sợ khổ
sợ khó, Liêm là “ln ln tơn trọng gìn giữ của công và của dân”,”không xâm phạm
một đồng xu, một hạt thóc của Nhà nước của nhân dân”. “Chữ Liêm phải đi đôi với
chữ Kiệm. Cũng như chữ Kiệm phải đi đơi với chữ Cần. Có Kiệm mới có Liêm được”
“Chính” tức là chính nghĩa, là khơng gian tà, phải luôn thẳng thắn, đứng đắn;
phải “trong sạch, không tham lam. Không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không
tham sung sướng. Khơng ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại,
khơng bao giờ hủ hóa. Chỉ có một thứ ham là ham học, ham làm, ham tiến bộ”. Đối
với bản thân: không nên ba hoa, tự cao, tự đại, khơng sợ khó nhọc, theo đuổi học hành,
kiếm chế bản thân, sửa sổi và hoàn thiện theo ngày theo tháng “Chính nghĩa khơng tà”.
Đối với mọi người: khơng nịnh bợ cũng không kinh thường, chà đạp; phải luôn niềm
Tiểu luận cuối kỳ mơn học Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 5


Trường Đại học Hoa Sen


nở, chân thành, khiên tốn và hợp tác. Đối với cơng việc: trách nhiệm chính là bổn
phân, khơng sợ việc khó khăn nặng nhọc, khơng lãng tránh, đùn đẩy, ln đúng giờ,
làm gương, làm việc thì phải đến nơi đến chốn. Làm việc thiện thì dù nhỏ đến mấy
cũng cần phải làm, cịn việc ác thì bé cách mấy cũng cần phải tránh xa, không chạm
tay đến
Cần, kiêm, liêm, chính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ai cũng cần phải thực hiện.
“Chí cơng vơ tư” là đem lịng chí cơng vơ tư mà đối với người, với việc, phải
lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ, khi làm bất cứ việc gì cũng phải nghĩ đến mình
trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau. Đối lập với chí cơng vơ tư là “dĩ cơng vơ tư”,
đó là điều mà đạo đức mới địi hỏi phải chống lại.
Bác Hồ quan niệm “Một dân tộc biết cần, kiệm, liêm là một dân tộc giàu về vật
chất, mạnh về tinh thần, là một dân tộc văn minh tiến bộ”. Đó cịn là nền tảng của đời
sống mới, của các phong trào thi đua yêu nước. Cần, kiêm, liêm, chính là bốn đức tính
cơ bản của con người cũng như bốn mùa trong năm, bốn phương của đất “Thiếu một
đức thì khơng thành người.”
Cuối cùng là, “Tinh thần quốc tế trong sáng”
Đây là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất , là yêu cầu đạo đức nhằm vào mối
quan hệ rộng lớn, vượt qua khuôn khổ quốc gia dân tộc.
Đó là, tinh thần đồn kết quốc tế vơ sản, mà Hồ Chí Minh đã nêu lên bằng
mệnh đề "Quan sơn muôn dặm là nhà/ Bốn phương vô sản đều là anh em". Nội dung
chủ nghĩa quốc tế trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất rộng lớn và sâu sắc; đó là sự tơn
trọng, hiểu biết, thương u, đồn kết với giai cấp vơ sản trên tồn thế giới; là tinh
thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước, mà Hồ Chí
Minh đã dày cơng vun đắp bằng hoạt động cách mạng thực tiễn của bản thân mình và
bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc; là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt
Nam với tất cả những người tiến bộ trên thế giới vì hồ bình, cơng lý và tiến bộ xã hội,
vì những mục tiêu lớn của thời đại là hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã
hội, là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước,
các dân tộc.

Tiểu luận cuối kỳ mơn học Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 6


Trường Đại học Hoa Sen

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác đã dày cơng xây đắp
tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và thế giới, đã tạo ra một kiểu
quan hệ quốc tế mới: đối thoại thay cho đối đầu nhằm kiến tạo nên một nền văn hóa
hịa bình cho nhân loại; đó là di sản thời đại vơ giá của Người về hoa bình, hưu nghị,
hợp tác, phát triển giữa các dân tộc.
Ngồi ra, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu ra những nguyên tắc cơ bản để định
hướng sự lãnh đạo của Đảng và việc rèn luyện của mỗi người:
Nói đi đôi với làm; đã là cán bộ đảng viên, là cơng dân một nước thì “miệng nói
tay làm” chứ khơng có chuyện “nói một đằng làm một nẻo”. Sống theo phương châm
“Mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Cổ vũ “người tốt, việc tốt”. Xây dựng nền
đạo đức cách mạng, giáo dục chuẩn mực đạo đức mới, khơi dậy ý thức tự giác, đạo
đức lành mạnh ở mọi người, hướng mọi người vào cuộc đấu tranh cho sự trong sạch,
lành mạnh về đạo đức. Nâng cao đạo đức cách mạng, kiên quyết đấu tranh chống chủ
nghĩa cá nhân - nguồn gốc của mọi thứ tệ nạn, thứ giặc “nội xâm” phá từ trong ra. Và
phải biết tu dưỡng đạo đức suốt đời.
2. Liên hệ việc rèn luyện của sinh viên Hoa Sen và liên hệ bản thân.
Thực trạng hiện nay cho thấy sinh viên là biểu hiện của sự xa rời những chuẩn
mực đạo đức truyền thống, những chuẩn mực vẫn còn giá trị trong xã hội hiện đại. Tuy
nhiên, về phía Đồn trường cũng như phía giảng viên trường đại học Hoa Sen vẫn luôn
luôn tạo điều kiện tốt nhất để sinh viên tại đây có cơ hội được học tập, được hoàn thiện
các giá trị phẩm chất đạo đức theo như lời Bác; cũng như có cơ hội trải nghiệm, mở
mang thơng qua chương trình học các môn đại cương về Triết học, về Tư tưởng Hồ
Chí Minh cùng với đội ngũ giảng viên chất lượng, truyền tải được hết tất cả thông điệp

theo tư tưởng của Bác; để từ đó sinh viên có thể học tập, có thể noi theo và trau dồi
thêm giá trị đạo đức cho bản thân mình.
Ở tại Hoa Sen, sinh viên sẽ được trang bị cho bản thân một lượng vốn kiến thức
căn bản nhưng rất đầy đủ về các giá trị đạo đức được theo Bác. Sinh viên Hoa Sen khi
bước vào trường, đã tự hun đúc cho bản thân được một tư tưởng “Hoa Sen tôn trọng sự
khác biệt”. Khác biệt nhưng vẫn tuân thủ các giá trị đạo đức, khác biệt nhưng không dị
biệt; vẫn yêu tổ quốc, thương thầy mến bạn. Mang năng lượng ấm áp lan tỏa đến tất cả
mọi người xung quanh, đến tất cả mọi số phận đáng thương khác. Sinh viên hoạt động
Tiểu luận cuối kỳ mơn học Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 7


Trường Đại học Hoa Sen

Đồn hội nói riêng và sinh viên tồn trường nói chung ít nhiều ở mỗi người đều có
lịng bao dung; vẫn tổ chức, qun góp từ thiện,… Nhiều người nói học Hoa Sen là
giàu, là chảnh, là xem thường người khác; tuy nhiên, khi bước vào môi trường này, tôi
cảm thấy được sự ấm áp lan tỏa. Ở đây tổ chức rất nhiều hoạt động từ thiện, thiện
nguyện, luôn tạo ra sân chơi cũng như tạo ra các workshop về thiện nguyện, về tư
tưởng đạo đức miễn phí để có thể nâng cao chất lượng sinh viên về cả đức lẫn tài
nhiều hơn.
Sinh viên Hoa Sen không chỉ được dạy cách tôn trọng mọi người từ cấp trên
đến cấp dưới, từ mối quan hệ hòa nhã thân thiện dành cho cô lao công, chú bảo vệ, cho
cả chị bán bánh tráng cổng trường; mà còn với tất cả mọi người với nhiều hoàn cảnh,
nhiều số phận. Sinh viên Hoa Sen còn cần cù, tiết kiệm, liêm khiết. Siêng năng, cần cù
hợp tác cùng nhau phát triển trong các câu lạc bộ, trong việc cùng nhau đưa Hoa Sen
phát triển, cùng giúp đỡ nhau hoàn thành báo cáo. Tiết kiệm ở đây là tiết kiệm tiền gây
quỹ hay giúp đỡ quyên góp đồng bào lũ lụt miền Trung, trẻ em cơ nhở, người già neo
đơn,.. Còn liêm khiết ở đây là liêm khiết trong học thuật. Tại đây Hoa Sen có riêng cho

mình phần mềm qt đạo văn; đây là cơ sở để phát triển cả mặt tài lẫn mặt đức của
sinh viên; hơn nữa, liêm khiết là ngay thẳng, sinh viên khác biệt nhưng vẫn liêm chính
vẫn đàng hồng.
Cuối cùng, tinh thần quốc tế trong sáng. Gần đây nhất, trường Đại học Hoa Sen
được vinh dự đạt chứng nhận 4 sao quốc tế của QS Starts gồm 8 tiêu chí: Chất lượng
giảng dạy; Việc làm cho sinh viên; Phát triển học thuật; Quốc tế hóa; Cơ sở vật chất;
Trách nhiệm xã hội; Văn hoá – Nghệ thuật; Cử nhân Marketing. Trong đó, Hoa Sen
xuất sắc khi đạt tối đa 5 sao cho tiêu chuẩn “Việc làm cho sinh viên” và “Văn hố –
Nghệ thuật”. Đây có thể nói là một niềm tự hào rất lớn, là đền đáp rất xứng đáng cho
đội ngũ cán bộ nhà trường cũng như sinh viên. Có thể nói, các thế hệ Hoa Sen đã và
đang cố gắng hết sức mình để mang thương hiệu lên tầm quốc tế. Như câu slogan “Đại
học quốc tế dành cho người Việt” đội ngũ cán bộ đã làm rất tốt vai trị của mình, mang
cái mới cái tiến bộ của quốc tế áp dụng học tập nhưng không quên dạy sinh viên về
phẩm chất, về đạo đức vốn có của Bác, của quê hương mình và phấn đấu vươn lên.
Riêng về phần bản thân, trở thành sinh viên của đại học Hoa Sen là một niềm
vinh dự rất lớn. Tôi rất biết ơn nhà trường, thầy cô, bạn bè, cán bộ nhân viên của
Tiểu luận cuối kỳ mơn học Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 8


Trường Đại học Hoa Sen

trường và đặc biệt là biết ơn cô Hồ Thi Trinh, đã mang đến môn học cũng như những
bài giảng dạy rất tuyệt vời; kèm theo đó là sự hết lịng vì học sinh của mình khi nhiều
lần thấy cơ vì học sinh mà vất vả, lo toang trong các buổi học cả offline lẫn online. Rất
thương cô.
Hơn nữa, từ khi trở thành sinh viên, tôi đã tham gia rất nhiều câu lạc bộ của
trường. Từ việc đăng kí tham gia ban chấp hành, tham gia các chiến dịch tình nguyện
như mùa hè xanh, xuân tình nguyện; được tiếp xúc với các mảnh đời bất hạnh; được

làm quen chia sẻ kinh nghiệm với rất nhiều bạn bè, thầy cô, anh chị; được học nhiều
môn học thật sự rất giúp ích. Ngồi ra tơi cũng được tham gia rất nhiều workshop do
trường và do sinh viên trường tổ chức. Tôi cảm thấy rất ngưỡng mộ.
Hiện nay, do được bồi bổ về đạo đức và trau dồi về mặt tài năng. Tôi tham gia
vào hai dự án lớn của trường; một là Miracle English Club - dạy học tiếng Anh cho
các em có hồn cảnh khó khăn và các bạn trong trường; hai là TVCreate - một sân
chơi dành cho các bạn trẻ đam mê làm quảng cáo và marketing do chính Hoa Sen tổ
chức và rất phát triển. Tơi rất muốn lan tỏa những gì mình tích lũy cũng như đã học
được trong bộ môn Tư tưởng Hồ Chí Minh để có thể mang đến cho nhiều người càng
tốt. Đồng thời, sẽ ra sức học tập, phát triển bản thân và trở thành một cơng dân có ích
cho xã hội.

Tiểu luận cuối kỳ môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 9


Trường Đại học Hoa Sen

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Gia, D. (2021, 01 11), 'Luật Dương Gia'. Được truy lục từ
/>Mạch, Quang Thắng (2019), 'Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh', NXB: Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2019

Tiểu luận cuối kỳ mơn học Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trang 10




×