Tải bản đầy đủ (.docx) (81 trang)

Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.47 KB, 81 trang )

BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
-------o0o-------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:

PHÁT TRIỂN CƠNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Khóa
Chuyên ngành
Mã sinh viên

Hà Nội, năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Đề tài nghiên cứu “Phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh”, là đề tài được nghiên cứu, tìm hiểu trong q trình thực hiện khóa
luận tốt nghiệp. Tôi xin cam đoan đây là đề tài do tôi nghiên cứu trên các
số liệu, tài liệu và thông tin thu nhập được trong thời gian thực hiện khóa
luận tốt nghiệp. Đề tài không sao chép lại các đề tài đã nghiên cứu trước đó
và những kết quả nghiên cứu của đề tài chưa từng được cơng bố.
Nếu có gì sai sót tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những việc mình
làm. Hà Nội, tháng 6 năm 2019

Sinh viên


Nguyễn Ngọc Quỳnh


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành chun đề khóa luận tốt nghiệp này trước hết em xin gửi đến
quý thầy, cô giáo trong Học viện Chính sách và Phát triển lời cảm ơn chân thành.

Đặc biệt em xin gửi đến thầy Tiến sĩ Phạm Ngọc Trụ, người đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ em hồn thành chun đề khóa luận tốt nghiệp này lời
cảm ơn sâu sắc nhất.
Em xin chân thành cảm ơn Q thầy cơ trong Học viện Chính sách và
Phát triển đã tận tình giảng dạy những kiến thức cơ bản, những bài học để
em hiểu một cách khái quát là nền tảng có thể áp dụng trong suốt q trình
thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên
khóa luận khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của quý thầy cô để em học thêm nhiều kinh nghiệm
và khóa luận được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG ANH.................................................... i
DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT................................................... i
DANH MỤC CÁC HÌNH......................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................ ii
MỞ ĐẦU..................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................... 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu........................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 2

4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................... 3
5. Cấu trúc.................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP........................................................................................ 4
1.1. Một số vấn đề lý luận......................................................................... 4
1.1.1. Quan niệm về công nghiệp...........................................................4
1.1.2. Phân loại công nghiệp.................................................................. 5
1.1.3. Vai trị cơng nghiệp.......................................................................6
1.1.4. Đặc điểm sản xuất cơng nghiệp...................................................6
1.1.5. Cơ cấu công nghiệp...................................................................... 9
1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp............16
1.1.7. Các chỉ tiêu đánh giá phát triển công nghiệp..........................23
1.2. Thực tiễn phát triển công nghiệp ở một số địa phương...............25
1.2.1. Phát triển công nghiệp tỉnh Bắc Ninh......................................25
1.2.2. Phát triển cơng nghiệp thành phố Hải Phịng.........................26
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Quảng Ninh.............................27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2010 – 2017...............29
2.1. Nhân tố ảnh hưởng đến cơng nghiệp tỉnh Quảng Ninh................29
2.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ...............................................29


2.1.2. Nhân tố tự nhiên .......................................................................
2.1.3. Nhân tố kinh tế - xã hội ............................................................
2.2. Thực trạng phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 -

2017.......................................................................................................
2.2.1. Đánh giá tình hình phát triển chung ........................................
2.2.2. Cơ cấu cơng nghiệp theo ngành ................................................
2.2.3. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế ...........................

2.2.4. Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ.............................................
2.3. Đánh giá tình hình phát triển cơng nghiệp .....................................
2.3.1. Thành tựu .................................................................................
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân ..........................................................
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2030 .......................................
3.1. Dự báo nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp tỉnh
Quảng Ninh .........................................................................................
3.2. Định hướng phát triển....................................................................
3.3. Giải pháp........................................................................................
3.3.1. Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng – kỹ thuật.............................
3.3.2. Nhóm giải pháp về nguồn lao động ..........................................
3.3.3. Nhóm giải pháp về khoa học - cơng nghệ .................................
3.3.4. Nhóm giải pháp về vốn .............................................................
3.3.5. Nhóm giải pháp về chính sách ..................................................
3.3.6. Nhóm giải pháp về bảo vệ môi trường......................................
KẾT LUẬN...........................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................


DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Từ viết tắt
BTS
CNC

EPC

R&D

DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

i


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình
Hình 2.1

Bản

Hình 2.2

Quy

Hình 2.3

Số la

Hình 2.4

Tỷ lệ

Hình 2.5


Tỷ tr

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
Bảng 2.1

Tỷ lệ

Bảng 2.2

Lao

Bảng 2.3

Giá

phân

Bảng 2.4

Một

Bảng 2.5

Sản

Bảng 2.6

Khu


ii


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Quá trình phát triển của các nền kinh tế, không riêng thời đại hay quốc

gia nào, công nghiệp luôn là ngành quan trọng với vai trò sản xuất vật chất,
cung cấp thiết bị tiêu dùng cho người dân, thúc đẩy phát triển ngành nông
nghiệp và góp phần tạo việc làm cho xã hội. Để tạo ra động lực, sức lan tỏa
lớn và đẩy mạnh tăng trưởng nền kinh tế, công nghiệp cần phải phát triển
không ngừng. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, công nghiệp
được coi là ngành chủ đạo của nền kinh tế vì thế nước ta cần có những giải
pháp, chính sách để phát triển ngành cơng nghiệp hướng tới mục tiêu trở
thành nước cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Quảng Ninh là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, vừa thuộc
vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc vừa thuộc vùng Duyên hải Bắc Bộ. Trong
những năm gần đây, Quảng Ninh ln là tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao nhất, đóng góp nhiều thành tựu to lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, khẳng định tầm quan trọng của tỉnh trong sự tăng trưởng kinh tế chung
của vùng và cả nước. Số lượng nhà máy, xí nghiệp ngày càng gia tăng; các
khu cơng nghiệp, khu kinh tế phát triển; mơ hình tăng trưởng dịch chuyển dần
sang chiều sâu; cơ cấu kinh tế dịch chuyển đúng hướng; tăng tỉ trọng khu vực
dịch vụ. Để đạt được kết quả này, tỉnh và địa phương đã có cơ cấu chính sách
hợp lý để cải cách hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút các nhà
đầu tư và tập đồn kinh tế lớn. Quảng Ninh ln khẳng định vị trí quan trọng
của tỉnh là tỉnh trọng điểm của vùng kinh tế Bắc Bộ.
Với mục tiêu trở thành tỉnh cơ cấu kinh tế dịch vụ - công nghiệp trong

những năm tới; Quảng Ninh cần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng
bước cải thiện đời sống nhân dân; tập trung chủ yếu vào phát triển các ngành
công nghiệp theo hướng công nghệ cao, hạn chế các ngành có nguy cơ gây ơ
nhiễm mơi trường. Để đạt được mục tiêu trên, việc đề xuất các giải pháp phát
triển công nghiệp ở tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn tới là hết sức cần thiết.
1


Xuất phát từ thực tế trên, em đã nghiên cứu và chọn đề tài “Phát triển công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp, đề tài
nghiên cứu trong giai đoạn 2010 – 2017.

2.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích
Vận dụng kiến thức về cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển cơng nghiệp,
khóa luận nghiên cứu và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, phân tích thực trạng
phát triển ngành cơng nghiệp của tỉnh Quảng Ninh để từ đó đề xuất các giải pháp
phát triển mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội - môi trường.

2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu trên, khóa luận tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển ngành công
nghiệp.
- Đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến phát triển công nghiệp tỉnh Quảng
Ninh.


- Phân tích thực trạng phát triển của ngành công nghiệp tỉnh Quảng
Ninh.

-

Định hướng và đề xuất các giải pháp phát triển ngành công nghiệp

tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030.
3.

Phạm vi nghiên cứu

3.1. Địa bàn nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Ninh;
bao gồm 4 thành phố (Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái); 2 thị xã
(Đơng Triều, Quảng n); 8 huyện (Vân Đồn, Tiên n, Hồnh Bồ, Hải
Hà, Cơ Tơ, Đầm Hà, Bình Liêu, Ba Chẽ).
3.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng những số liệu trong niên giám thống kê năm
2017 và số liệu điều tra, thu thập được trên địa bàn nghiên cứu đến năm 2018.
Đề ra các giải pháp phát triển công nghiệp tỉnh Quảng Ninh đến năm 2030.

3.3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu sâu về tình hình phát triển cơng nghiệp trên địa
bàn toàn tỉnh Quảng Ninh và đặt chúng trong mối liên hệ với các tỉnh lân cận.


2



4.

Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu
Đề tài nghiên cứu cần tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, các
ngành công nghiệp của Quảng Ninh. Để có được những tài liệu đó em đã tìm
hiểu từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau: các sách chuyên ngành, trang web, báo
cáo hàng năm của tỉnh, các bài khóa luận từ các nhà nghiên cứu trước. Đọc và
tìm hiểu các tài liệu từ trang thông tin của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng
Ninh, Niên giám thống kê của tỉnh một cách chọn lọc để đảm bảo tính xác thực
của thơng tin. Từ những tài liệu đã chọn lọc, cần phải phân tích và tổng hợp
thông tin cũng như số liệu đã thu thập được một cách đầy đủ và chính xác nhất.

4.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
Trên cơ sở các dữ liệu đã thu thập được, em đã phân tích, tổng hợp và sử
dụng dữ liệu theo chuỗi thời gian, để so sánh giữa các lĩnh vực, các ngành
công nghiệp với nhau; giữa Quảng Ninh với các địa phương khác và cả nước.

4.3. Phương pháp dự báo
Hoạt động phát triển cơng nghiệp và q trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa có mối quan hệ chặt chẽ với nhau; góp phần thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế - xã hội của tỉnh. Dựa vào tình hình thực tế của phát triển công
nghiệp tỉnh Quảng Ninh, bối cảnh kinh tế trong và ngồi nước cũng như
tồn thế giới để có thể đưa ra những giải pháp về chính sách, vạch ra chiến
lược và định hướng để phát triển ngành công nghiệp hợp lý.
5.

Cấu trúc
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, cấu trúc khóa luận


gồm 3 chương như sau:
-

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp

- Chương 2: Thực trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Quảng
Ninh giai đoạn 2010 – 2017
- Chương 3: Giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh

đến năm 2030


3


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
PHÁT TRIỂN CÔNG
NGHIỆP 1.1. Một số vấn đề lý luận
1.1.1. Quan niệm về công nghiệp
Định nghĩa công nghiệp theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, công
nghiệp là “ngành kinh tế quốc dân quan trọng nhất, có ảnh hưởng quyết
định đến trình độ phát triển lực lượng sản xuất và năng suất lao động xã
hội. Tỷ lệ sản phẩm công nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm xã hội được
xem như chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh tế của xã hội”. Theo tác
giả khóa luận, quan niệm này mới tập trung nêu vai trị của ngành cơng
nghiệp song chưa nêu bật được nội hàm của ngành công nghiệp.
Theo Từ điển tiếng Việt, công nghiệp là “ngành chủ đạo của nền kinh

tế quốc dân hiện đại, có nhiệm vụ khai thác tài nguyên thiên nhiên, chế
biến tài nguyên và các sản phẩm nông nghiệp thành tư liệu sản xuất và tư
liệu tiêu dùng”. Quan niệm này đã nêu rõ vai trị và các bộ phận hợp thành
của ngành cơng nghiệp, tuy nhiên vẫn chưa phản ánh hết các đặc trưng của
ngành công nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
Theo quan niệm của Liên Hợp quốc, “công nghiệp được định nghĩa là
một tập hợp các hoạt động sản xuất với những đặc điểm nhất định thơng
qua các q trình cơng nghiệp để tạo ra sản phẩm. Hoạt động công nghiệp
bao gồm cả ba loại hình: cơng nghiệp khai thác tài ngun, cơng nghiệp
chế biến và các dịch vụ sản xuất theo sau nó”. Quan niệm của Liên Hợp
quốc đã nêu được những nội hàm quan trọng của ngành công nghiệp (sản
xuất thông qua các q trình cơng nghệ, các bộ phận cơ bản của sản xuất
công nghiệp) tuy nhiên vẫn cần bổ sung một số đặc điểm nhằm làm nổi bật
và chính xác hóa khái niệm “cơng nghiệp”.
Từ các góc độ chun môn khác nhau, mục tiêu nghiên cứu khác nhau
nên đưa ra các quan niệm khác nhau, có nét riêng biệt về công nghiệp.

4


1.1.2. Phân loại công nghiệp
Tùy vào quan điểm tiếp cận mà cơng nghiệp được phân loại thành các
nhóm ngành khác nhau, ví dụ như theo u cầu về cơng nghệ sản xuất (chia ra
các ngành công nghiệp công nghệ cao (điện tử, hàng khơng vũ trụ,…) và các
ngành cịn lại), theo thời gian xuất hiện (chia thành công nghiệp hiện đại và
công nghiệp truyền thống), theo công dụng kinh tế của sản phẩm (chia thành
hai nhóm: cơng nghiệp nặng (nhóm A) gồm các ngành công nghiệp năng
lượng, luyện kim, chế tạo máy, điện tử - tin học, hoá chất, vật liệu xây dựng,...
và cơng nghiệp nhẹ (nhóm B) gồm cơng nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và
công nghiệp thực phẩm),… nhưng cách phân loại phổ biến nhất trên thế giới

hiện nay vẫn là theo đối tượng tác động. Dựa vào quan điểm này, công nghiệp
là tập hợp các hoạt động sản xuất, bắt đầu từ hoạt động khai thác các tài
nguyên thiên nhiên cùng với hoạt động chế biến các tài nguyên có được từ
khai thác, chế biến chúng thành những sản phẩm tương ứng hoặc nguồn
nguyên liệu tiếp theo để sản xuất ra các sản phẩm khác phục vụ nhu cầu đa
dạng của con người. Từ quan điểm trên, cơng nghiệp được chia thành 2 nhóm
ngành chính: cơng nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến.



Công nghiệp khai thác: có vai trị khai thác tài ngun thiên nhiên phục vụ

cho sản xuất và đời sống, bao gồm: khai thác các nguồn năng lượng như dầu mỏ, khí
đốt, than; khai thác quặng kim loại như sắt, thiếc, Boxit; khai thác quặng Uranium,
Thori; khai thác vật liệu xây dựng như đá, cát, sỏi,… Sản phẩm của công nghiệp
khai thác sẽ cung cấp nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến. Sự
phát triển của công nghiệp khai thác thường gắn với nguồn tài nguyên nhằm tạo điều
kiện để phát triển vùng lãnh thổ.



Công nghiệp chế biến xét yêu cầu đầu vào gồm có: chế biến sản phẩm của

cơng nghiệp khai thác; chế biến bán thành phẩm của công nghiệp chế biến và chế
biến nông sản. Xét theo công dụng của sản phẩm đầu ra thì cơng nghiệp chế biến
cũng bao gồm 3 nhóm ngành:

5



- Công nghiệp chế tạo công cụ sản xuất: cơ khí, chế tạo máy, kỹ thuật
điện,
điện tử. Đây là ngành sản xuất có vai trị quan trọng vì nó cung cấp tư liệu sản xuất cho
toàn bộ nền kinh tế, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho tất cả các ngành.

-

Công nghiệp sản xuất đối tượng lao động: hóa chất, hóa dầu, luyện

kim, vật liệu xây dựng. Sản phẩm của những ngành này lại tiếp tục cung cấp
các yếu tố đầu vào cho các ngành khai thác như cung cấp hóa chất, thuốc trừ
sâu, phân bón cho ngành nông nghiệp, cung cấp vật liệu cho ngành xây dựng.

-

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng: như sản phẩm dệt may; chế

biến thực phẩm, đồ uống; chế biến gỗ, giấy; chế biến thủy tinh, sành sứ.
1.1.3. Vai trị cơng nghiệp
Cơng nghiệp là ngành có vai trị quan trọng trong nền kinh tế quốc dân,
sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn cho xã hội. Công nghiệp
không những tạo ra các sản phẩm tiêu dùng có giá trị, góp phần phát triển nền
kinh tế, nâng cao đời sống của tồn xã hội mà cịn cung cấp hầu hết các tư liệu
sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho tất cả các ngành kinh tế.

Công nghiệp cịn có vai trị thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành
kinh tế khác như nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ và
củng cố an ninh quốc phịng. Khơng có ngành kinh tế nào mà khơng sử
dụng các sản phẩm từ công nghiệp.
Công nghiệp cũng tạo điều kiện khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên


ở các vùng khác nhau một cách hiệu quả, làm thay đổi sự phân công lao
động và giảm độ chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng lãnh thổ.
Cơng nghiệp càng ngày càng sản xuất ra nhiều sản phẩm mới mà
khơng ngành sản xuất vật chất nào có thể so sánh được vì vậy mới tạo khả
năng mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường lao động, tạo thêm nhiều việc
làm, tăng thu nhập cho người lao động.
1.1.4. Đặc điểm sản xuất công nghiệp
Trên cơ sở tổng kết các kinh nghiệm từ lý luận và thực tiễn cho phép
tác giả rút ra các đặc điểm nổi bật của sản xuất công nghiệp như sau:
6




Thứ nhất, sản xuất công nghiệp gắn liền với máy móc, khoa học – kỹ
thuật

Đây là đặc điểm nổi bật của sản xuất công nghiệp so với các khu vực kinh
tế cịn lại. Nền kinh tế thế giới nói chung và sản xuất cơng nghiệp nói riêng được
đánh dấu các bước phát triển qua các cuộc cách mạng công nghiệp mà về bản
chất là sự cải tiến đột phá về máy móc, thiết bị từ các ngành cơng nghiệp. Sản
xuất công nghiệp luôn gắn liền với các cải tiến, sáng chế về cơng nghệ, kỹ thuật
vì thế các sản phẩm cơng nghiệp cùng loại lạc hậu sẽ nhanh chóng bị thay thế bởi
các sản phẩm được sản xuất từ dây chuyền cơng nghệ hiện đại hơn. Tính đổi mới
đó khiến chu kỳ sản phẩm công nghiệp ngày càng ngắn, thúc đẩy sản xuất công
nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng về sản lượng, giá trị ngày càng cao. Chính vì thế ở
nhiều nước, trong đó có Việt Nam coi “cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa” đất nước
là nhiệm vụ quan trọng đối với phát triển của quốc gia.




Thứ hai, công nghiệp là ngành có mức độ tập trung hố, chun mơn hố và
hợp tác hố rất cao

Hầu hết các ngành cơng nghiệp khơng địi hỏi những khơng gian rộng
lớn (ngoại trừ nhóm ngành cơng nghiệp khai khống) do mức độ tập trung tư
liệu sản xuất và lao động của ngành là rất lớn. Chính vì vậy, xét trên cùng một
quy mơ diện tích, mật độ kinh tế của các lãnh thổ phát triển công nghiệp sẽ
cao hơn nhiều so với lãnh thổ phát triển nơng nghiệp. Nhờ đặc tính này nên
sản xuất cơng nghiệp có thể phát huy hiệu quả kinh tế theo quy mơ nhờ giảm
chi phí cố định trên một đơn vị sản phẩm sản xuất và tiêu thụ.
Các phân ngành trong sản xuất công nghiệp rất đa dạng, phong phú và
thường phải trải qua nhiều công đoạn khác nhau. Chính vì thế các hình thức
chun mơn hố, hợp tác hố có vai trị quan trọng trong sản xuất cơng nghiệp.
Chun mơn hóa tức là mỗi xí nghiệp, mỗi lãnh thổ phụ trách một công đoạn
hoặc một bộ phận của thành phẩm nhằm phát huy lợi thế so sánh của xí nghiệp
hay lãnh thổ để tăng năng suất, chất lượng của sản phẩm. Hợp tác hóa nghĩa là
các xí nghiệp công nghiệp liên kết chặt chẽ với nhau trong việc tiếp nối các khâu
trong quá trình sản xuất hoặc kết nối các bộ phận của một thành phẩm hay
7


rộng hơn nữa là hợp tác, liên kết trong hoạt động Logistic,… chun mơn hóa
càng sâu sắc thì hợp tác hóa càng phát triển và ngược lại. Xu thế chuyên mơn
hố và hợp tác hố mang tính tồn cầu hiện nay khiến cho mỗi quốc gia, vùng có
thể lựa chọn một số loại sản phẩm hay một số khâu nhất định trong sản xuất sản
phẩm hoặc một số chi tiết, bộ phận nhất định của sản phẩm,... Để tham gia vào
chuỗi giá trị toàn cầu trong việc sản xuất một loại sản phẩm nhất định.




Thứ ba, sản xuất công nghiệp đòi hỏi tiêu thụ nguyên liệu đầu vào lớn nên
lượng phát thải ra môi trường nhiều

Công nghiệp là ngành tiêu thụ các nguyên liệu đầu vào lớn do có thể đạt
năng suất và tốc độ tăng trưởng cao nên dựa trên nền tảng khai thác sức sản xuất
của máy móc. Số lượng và quy mô của nguyên liệu đầu vào đối với các ngành
cơng nghiệp có sự chênh lệch rất lớn. Một số ngành sử dụng nhiều nguyên liệu
đầu vào là công nghiệp chế biến các sản phẩm phi kim loại, cơng nghiệp lọc hóa
dầu, cơng nghiệp chế biến thực phẩm, cơng nghiệp đóng tàu,… trong khi một số
ngành hiện đại sử dụng khối lượng nguyên liệu đầu vào ít hơn như điện tử, in
ấn,... Do có nhiều ngành sử dụng nguyên, nhiên liệu đầu vào nhiều nên lượng
phát thải của ngành công nghiệp luôn vượt trội so với hai khu vực kinh tế cịn lại.
Các ngành cơng nghiệp có nguy cơ phát thải nhiều chất hại

đối với môi trường cần phải kể đến như công nghiệp nhiệt điện, công nghiệp
chế biến thực phẩm, cơng nghiệp khai thác khống sản,… Vì vậy, trong việc
bố trí sản xuất các ngành cơng nghiệp này cần tính tốn chi tiết các tác hại
khơng mong muốn của nó đối với mơi trường và sức khỏe con người.



Thứ tư, sản xuất cơng nghiệp có tính linh động cao về mặt phân bố theo
không gian

Các ngành cơng nghiệp do điều kiện sản xuất ít phụ thuộc vào điều kiện tự
nhiên, nên có thể phân bố trên mọi vùng không gian lãnh thổ (ngoại trừ các
ngành công nghiệp khai khống địi hỏi cần phải gắn liền với các mỏ khoáng sản
được phân bố theo tự nhiên). Đây là điều kiện thuận lợi để trong quy hoạch phát

triển cơng nghiệp có thể giải bài tốn phát triển cơng nghiệp gắn với yêu
8


cầu về hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường. Tuy nhiên, sự phát triển và phân
bố của sản xuất công nghiệp cũng tuân theo các quy luật khá rõ rệt với hai hướng
phân bố đó là gần nguồn nguyên liệu và lao động (công nghiệp sản xuất trang
phục, công nghiệp sản xuất hàng điện tử,…) và gần thị trường tiêu thụ (công
nghiệp chế biến thực phẩm – đồ uống, công nghiệp in ấn,…). Sự phát triển của
công nghệ thông tin và mức độ thuận tiện về vận tải góp phần làm giảm tính phụ
thuộc về vị trí địa lý của phân bố công nghiệp đồng thời việc bố trí vị trí các
ngành trên cơ sở khai thác đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành đó sẽ giúp giảm
giá thành, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp.

1.1.5. Cơ cấu công nghiệp
1.1.5.1. Khái niệm về cơ cấu công nghiệp
Cơ cấu công nghiệp được hiểu theo nghĩa chung nhất là tổng thể các bộ
phận hợp thành ngành cơng nghiệp. Trong tổng thể đó, các bộ phận có sự liên
kết gắn bó với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và biểu hiện ở các quan hệ tỷ lệ
về số lượng, tương quan về chất lượng theo không gian và ở một giai đoạn
nhất định, phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.

Tác giả khóa luận xin làm rõ một số điểm đáng lưu ý trong quan niệm
về cơ cấu công nghiệp nêu trên:



Thứ nhất, nội hàm quan trọng nhất của cơ cấu công nghiệp là mối quan hệ

của các yếu tố cấu thành nên hệ thống công nghiệp. Quan hệ giữa các phần tử trong

tổng thể đó biểu hiện cả ở mặt lượng và chất. Biểu hiện về mặt lượng

là sự có mặt hay số lượng của các phần tử và tỉ trọng (%) của chúng trong
tổng thể. Biểu hiện về mặt chất của cơ cấu công nghiệp phức tạp và khó đo
lường hơn so với mặt lượng. Đó là mối quan hệ tác động qua lại giữa các
phần tử: sự thay đổi về chất hoặc lượng của một phần tử có tác động như
thế nào tới tổng thể và các phần tử cịn lại. Chính vì thế, xu thế chuyển dịch
cơ cấu công nghiêp (biểu hiện qua sự thay đổi số lượng, tỉ trọng của các
phần tử và mối quan hệ giữa chúng) là thước đo quan trọng nhất phản ánh
mặt chất lượng của sự phát triển công nghiệp.
9




Thứ hai, các phần tử trong cơ cấu công nghiệp và mối liên hệ giữa chúng giữ

vai trò quyết định tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp. Khi
nghiên cứu cơ cấu công nghiệp cần xác định và tìm ra được yếu tố, bộ phận nào có
tác động chủ yếu, quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp, quyết định
hiệu quả sử dụng các nguồn lực, quyết định tốc độ tăng trưởng và chất lượng phát
triển cũng như mức độ bền vững của nền kinh tế để từ đó có biện pháp, chính sách
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo định hướng. Mối quan hệ của các
ngành cả về lượng và chất đều có sự biến đổi liên tục và ngày càng trở lên phức tạp
hơn nhằm phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động
xã hội.



Thứ ba, cơ cấu cơng nghiệp khơng phải được hình thành một cách ngẫu


nhiên, tự phát mà là kết quả tổng hợp của các nhân tố tác động trong mỗi lãnh thổ ở
mỗi giai đoạn nhất định. Các nhân tố tác động đến cơ cấu cơng nghiệp bao gồm vị
trí địa lý, điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội trong đó mức

độ tác động của các nhân tố này ở mỗi lãnh thổ, mỗi giai đoạn lại khác nhau vì
thế gần như khơng thể có hai lãnh thổ có cơ cấu cơng nghiệp giống nhau. Trong
quản lý, Nhà nước có vai trị hết sức quan trọng trong việc định hướng cơ cấu
công nghiệp theo ý chí chủ quan song phải dựa trên các điều kiện khách quan về
vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và các điều kiện kinh tế - xã hội khác.

Cơ cấu cơng nghiệp có vai trị đặc biệt quan trọng bởi nó phản ánh mặt
chất của phát triển cơng nghiệp. Cơ cấu công nghiệp được xem là hiệu quả
khi khai thác tối đa hiệu quả về kinh tế - xã hội - môi trường của các nguồn
lực cho phát triển cơng nghiệp. Cơ cấu cơng nghiệp hợp lý sẽ góp phần
thúc đẩy tăng trưởng cơng nghiệp đồng thời tạo tính lan tỏa mạnh mẽ theo
cả góc độ ngành và lãnh thổ.
1.1.5.2. Nội dung và xu hướng chuyển dịch cơ cấu cơng nghiệp
Chuyển dịch cơ cấu cơng nghiệp là q trình chuyển dịch cơ cấu công
nghiệp từ dạng này sang dạng khác phù hợp với sự phát triển của phân công
lao động xã hội, sự phát triển của lực lượng sản xuất, phát triển khoa học công
10


nghệ, phù hợp với điều kiện lịch sử, kinh tế - xã hội và điều kiện tự nhiên
của mỗi lãnh thổ trong một giai đoạn nhất định.
Việc chuyển dịch sang cơ cấu mới phải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện
có, do đó nội dung của chuyển dịch cơ cấu công nghiệp là cải tạo cơ cấu cũ
lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu mới tiên tiến hoàn thiện và phù
hợp hơn, sự thay đổi này biểu hiện trên hai mặt cơ bản: (i) thay đổi số lượng

các bộ phận hợp thành cơ cấu công nghiệp: ngành cũ mất đi, ngành mới xuất
hiện. Sự thay đổi này tất yếu kéo theo sự thay đổi tỷ trọng của từng bộ phận,
thay đổi tốc độ phát triển của từng bộ phận; (ii) số lượng các bộ phận hợp
thành cơ cấu công nghiệp không đổi, nhưng tốc độ tăng trưởng của từng bộ
phận khác nhau, dẫn đến tỷ trọng của các bộ phận thay đổi khác nhau.
Bên cạnh chuyển dịch tự thân của cơ cấu công nghiệp, chuyển dịch cơ
cấu cơng nghiệp có thể diễn ra theo tín hiệu của thị trường hay chuyển dịch tự
phát (do các yếu tố kinh tế, kỹ thuật tác động) hoặc có sự can thiệp của nhà
nước hoặc kết hợp cả hai. (i) Chuyển dịch cơ cấu cơng nghiệp theo tín hiệu
của thị trường: là quá trình quyết định đầu tư vào một ngành, lĩnh vực nào đó
được thực hiện theo dẫn dắt của thị trường và người đầu tư kỳ vọng hoạt động
của họ sẽ có lợi nhuận. Đến khi hiệu quả thực tế khơng như mong đợi, dịng
đầu tư lại chảy vào các ngành khác. Một nguyên nhân của hiện tượng chuyển
dịch kiểu này là do tồn tại thông tin bất đối xứng và chậm phản ứng của chính
phủ. Sự xuất hiện của thông tin bất đối xứng làm cho tín hiệu của thị trường
trở nên thiếu chính xác, dẫn đến lựa chọn ngược. (ii) Chuyển dịch cơ cấu
công nghiệp có chủ đích: là chuyển dịch cơ cấu cơng nghiệp theo mục tiêu
xác định trước và có sự can thiệp, điều chỉnh của nhà nước vì lợi ích kinh tế
tồn xã hội. Sự tác động làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu công nghiệp
đáp ứng các mục tiêu phát triển của nền kinh tế. Thơng qua vai trị của mình,
nhà nước thực hiện chính sách phát triển ngành, lĩnh vực nào đó trong đó ưu
tiên các ngành mũi nhọn, quy hoạch ngành, chính sách hội nhập nhằm đẩy
nhanh chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo các mục tiêu đề ra.
11


1.1.5.3. Các bộ phận của cơ cấu công
nghiệp a. Cơ cấu công nghiệp theo ngành
Cơ cấu công nghiệp theo ngành là cơ cấu xem xét các ngành nhỏ cấu thành
nên tổng thể ngành công nghiệp. Trong khi xem xét cơ cấu công nghiệp, cơ cấu

theo ngành được cho là quan trọng nhất bởi các ngành là yếu tố đóng vai trò
quyết định trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp đồng thời chi
phối tới 2 loại cơ cấu còn lại (cơ cấu theo thành phần và cơ cấu theo lãnh thổ).


Việt Nam, tổng cục thống kê đã dựa theo tiêu chuẩn phân ngành của Liên

Hiệp quốc, thống nhất cho tất cả các nước trên thế giới, chia cơ cấu cơng nghiệp
ra 04 nhóm ngành chính là: (i) cơng nghiệp khai khống; (ii) cơng nghiệp chế
biến, chế tạo; (iii) cơng nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng,
hơi nước và điều hịa khơng khí; (iv) công nghiệp cung cấp nước, hoạt động quản
lý và xử lý rác thải, nước thải. Trong mỗi ngành kinh tế lại được phân chia tiếp
thành các ngành nhỏ hơn. Ví dụ như trong công nghiệp chế biến người ta chia ra
thành 21 ngành khác nhau như: cơ khí, hố chất, điện tử,… và đến lượt nó, trong
các ngành nhỏ lại được chia tiếp thành các ngành cấp 2, cấp 3, cấp 4,… như vậy
cơ cấu công nghiệp sẽ được thay đổi, chuyển dịch từ sự thay đổi của các thành tố
rất nhỏ trong hệ thống phức hợp vốn có của nó.
Cơ cấu cơng nghiệp theo ngành thường gắn liền với việc chuyển dịch.
Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành là sự thay đổi xem xét dưới góc độ
các ngành nhỏ cấu thành nên tổng thể ngành công nghiệp. Về phương thức
chuyển dịch, có 02 hình thức chính: (i) Chuyển dịch do sự thay đổi số lượng
ngành nhỏ (thêm mới hay mất đi) khiến tỉ trọng của các ngành nhỏ cịn lại có sự
thay đổi (tuy nhiên biểu hiện này thường diễn ra chậm và mức độ thay đổi tỉ
trọng thường nhỏ); (ii) Chuyển dịch do sự khác biệt về tốc độ tăng trưởng giữa
các ngành là hình thức chính và dẫn tới những biến đổi rõ nét về tỉ trọng của
các ngành trong cơ cấu công nghiệp. Để chuyển dịch cơ cấu công nghiệp ngành
cần tạo ra các điều kiện cho sự biến động của các ngành theo các phương thức
vận động trên. Đó chính là các tác động của các cơ quan quản lý vĩ mô để tạo
12



điều kiện hình thành các ngành mới, tạo tốc độ tăng trưởng mới đối với các
ngành cần gia tăng tỷ trọng và ngược lại.
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành hoàn toàn phụ
thuộc vào yêu cầu của xã hội với các sản phẩm của ngành đó tạo ra, phụ thuộc
vào các điều kiện có thể huy động để gia tăng quy mô của ngành và mối
tương quan (lợi thế so sánh) giữa các đơn vị tham gia vào ngành đó. Theo đó,
tỷ trọng các ngành có năng suất lao động cao, chứa đựng hàm lượng công
nghệ và chất xám cao ngày càng có xu hướng tăng và ngược lại.
Xu hướng chung trong chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành là sự
chuyển dịch của các yếu tố sản xuất (lao động, vốn) từ ngành có năng suất,
hiệu quả thấp, thâm dụng nhiều tài nguyên vật chất và lao động giản đơn sang
các ngành có năng suất, hiệu quả cao hơn, sử dụng ít lao động giản đơn và tài
nguyên vật chất hơn. Chú ý rằng, mặc dù các nước, các địa phương đều có xu
hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp như nhau nhưng tốc độ chuyển dịch
lại khơng giống nhau vì chuyển dịch cơ cấu cơng nghiệp bị chi phối bởi nhiều
yếu tố khác nhau về tự nhiên, nhân lực và các điều kiện kinh tế - xã hội khác.

b. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế
Cơ cấu công nghiệp theo thành phần phản ánh tính chất xã hội hóa về tư
liệu sản xuất và tài sản của nền kinh tế. Tuy nhiên, cơ cấu theo thành phần một
mặt phụ thuộc vào việc xem có bao nhiêu quan hệ và loại hình kinh tế trong
hệ thống kinh tế dưới góc độ sở hữu; mặt khác phụ thuộc vào cách thức phân
loại về thành phần kinh tế ở quốc gia và địa phương được xem xét.
Việc xem xét cơ cấu công nghiệp theo thành phần là để sự hiện hữu các
thành phần kinh tế của quốc gia hay địa phương và ngành kinh tế, tùy theo vai
trị, chủ đích của sự phát triển để có biện pháp tác động cho phù hợp. Nội dung
của chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần: tương ứng như chuyển
dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành
phần là chuyển dịch cơ cấu công nghiệp xét theo nội dung thành phần của cơ cấu

cơng nghiệp. Đó là sự thay đổi các mối quan hệ kinh tế xét theo mối tương
13


quan của các thành phần kinh tế trong tổng các thành phần kinh tế hình
thành nên chủ thể theo phạm vi của đối tượng được xém xét (nền kinh tế,
vùng, các địa phương,...).
Về phương thức chuyển dịch, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành
phần được thực hiện thông qua sự biến động của số lượng thay đổi và thay đổi
mức độ tăng trưởng và phát triển của từng thành phần kinh tế trong chủ thể đó.

Ở sự thay đổi thứ nhất số lượng ngành thay đổi làm cho tỷ trọng của từng
thành phần kinh tế thay đổi theo; ở sự thay đổi thứ hai, khi tốc độ của thành
phần kinh tế này biến động nhanh hơn thành phần kinh tế kia và ngược lại sẽ
làm cho tỷ trọng gia tăng (nhanh hay chậm) hơn làm cho tương quan của các
thành phần kinh tế cũng thay đổi theo. Nhờ đó mối tương quan của các thành
phần kinh tế thay đổi, tức là cơ cấu cơng nghiệp sẽ có sự dịch chuyển, tất
nhiên đây là sự thay đổi có chủ đích sẽ có sự chuyển dịch hợp lý và ngược lại.

Để chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế cần tạo ra
các điều kiện cho sự biến động của các thành phần kinh tế theo các phương
thức vận động trên (ví dụ: kinh tế tư nhân so với kinh tế nhà nước). Đó
chính là các tác động của các cơ quan quản lý vĩ mô để tạo điều kiện hình
thành nên các thành phần kinh tế mới, tạo mức độ tăng trưởng mới đối với
các thành phần kinh tế cần gia tăng tỷ trọng và ngược lại.
c. Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ
Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ về thực chất là cơ cấu công nghiệp theo

ngành được xem xét theo từng lãnh thổ mà nó phân bố, thể hiện bức tranh
phân bố theo không gian của hoạt động sản xuất cơng nghiệp, nó cho biết hoạt

động công nghiệp phân bố tập trung ở đâu và thưa thớt ở đâu trên lãnh thổ.
Trong phân tích cơ cấu ngành công nghiệp theo lãnh thổ đối với một vùng
lớn người ta thường xem xét cơ cấu theo các cấp hành chính thấp hơn (tỉnh/thành
phố) và các hình thức tổ chức công nghiệp quan trọng trên lãnh thổ. Cơ cấu giữa
các tỉnh/thành phố phản ánh chun mơn hóa lãnh thổ, kết quả của phân công lao
động xã hội theo lãnh thổ. Tính khác biệt của các lãnh thổ là cơ
14


sở hình thành cơ cấu cơng nghiệp của hệ thống lãnh thổ. Cũng cần chú ý rằng,
khi phân tích cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ không thể không đề cập đến cơ
cấu công nghiệp theo ngành. Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ hình thành và
phát triển gắn liền với cơ cấu công nghiệp theo ngành. Sự xuất hiện của các
ngành cơng nghiệp hạt nhân có sức lan tỏa cao có thể góp phần làm thay đổi
cơ cấu cơng nghiệp theo lãnh thổ của cả vùng trong một thời gian ngắn.
Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ (đối với một vùng) là
chuyển dịch cơ cấu công nghiệp xét theo từng nội dung của ngành, thành phần
kinh tế, nhưng theo từng lãnh thổ (tình/thành phố) của các chủ thể xem xét về
sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp. Đó là sự thay đổi các mối quan hệ kinh tế
xét theo mối tương quan của các ngành, các thành phần kinh tế trong tổng các
ngành, thành phần kinh tế hình thành nên chủ thể theo phạm vi của đối tượng
được xém xét (nền kinh tế, vùng, các địa phương,...).
Về phương thức chuyển dịch, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ
của vùng được thực hiện thông qua tốc độ tăng trưởng của các tỉnh/thành phố
trong vùng. Ở sự thay đổi thứ nhất số lượng ngành trong từng vùng, hay toàn
vùng thay đổi làm cho tỷ trọng của từng thành phần kinh tế thay đổi theo;

ở sự thay đổi thứ hai, khi tốc độ của từng ngành, từng thành phần kinh tế
này biến động nhanh hơn ngành hay thành phần kinh tế kia và ngược lại sẽ
lại cho tỷ trọng ngày này sẽ gia tăng nhanh hay chậm trong từng tiểu vùng

làm cho tương quan của các ngành, các thành phần kinh tế cũng thay đổi
theo trong từng tiểu vùng. Nhờ đó mối tương quan của các ngành, các
thành phần kinh tế thay đổi, tức là cơ cấu công nghiệp sẽ có sự dịch
chuyển. Để chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ cần tạo ra các
điều kiện cho sự biến động của các ngành, các thành phần kinh tế theo các
phương thức vận động trên theo từng tiểu vùng.
Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp lãnh thổ trên cơ sở khai thác triệt để các
lợi thế, tiềm năng của từng vùng, từng tiểu vùng liên kết hỗ trợ nhau làm cho
tất cả các vùng trong địa phương đều phát triển. Cơ cấu công nghiệp chuyển
15


dịch theo hướng sẽ từng bước thúc đẩy kinh tế phát triển hiệu quả các
ngành kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa ở trình độ ngày càng cao hơn,
đáp ứng nhu cầu trong nước và nước ngoài, từng bước tham gia vào chuỗi
giá trị toàn cầu, thâm nhập vào thị trường thế giới thông qua xuất khẩu
những sản phẩm mang tính đặc thù của địa phương nhằm khai thác triệt để
thế mạnh của vùng lãnh thổ trên địa phương đó.
Trong nghiên cứu cơ cấu cơng nghiệp theo lãnh thổ người ta đặc biệt
chú trọng tới các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp là khu công
nghiệp và trung tâm cơng nghiệp.
Đặc điểm nổi bật của hình thức khu cơng nghiệp là sự tập trung nhiều
xí nghiệp cơng nghiệp trên một khu vực có ranh giới rõ ràng, sử dụng
chung kết cấu hạ tầng và các xí nghiệp nằm trong khu công nghiệp được
hưởng quy chế ưu đãi riêng. Với việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, mặt bằng
sản xuất cùng các ưu đãi thì các khu cơng nghiệp trở thành địa bàn thu hút
đầu tư phát triển công nghiệp chủ yếu trong gần 25 năm kể từ khi hình thức
này có mặt ở nước ta trở lại đây.
Trung tâm công nghiệp là khu vực tập trung công nghiệp gắn liền với
các đô thị vừa và lớn. Mỗi trung tâm cơng nghiệp có thể gồm một số khu

cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp với những xí nghiệp hạt nhân có sức thu hút
các lãnh thổ lân cận. Các hạt nhân này thường là cơ sở cho việc hình thành
các trung tâm công nghiệp. Các trung tâm công nghiệp rất đa dạng, có thể
phân loại các trung tâm cơng nghiệp trên cơ sở một số tiêu chí tiêu biểu
như: vai trị của nó trong sự phân cơng lao động theo lãnh thổ, giá trị sản
xuất, tính chất chun mơn hóa và đặc điểm sản xuất…
1.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cơng nghiệp
1.1.6.1. Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
Dưới góc độ Địa lý học, vị trí địa lý là nhân tố đóng vai trị quan trọng
đối với hầu hết các yếu tố địa lý. Đối với phát triển cơng nghiệp, vị trí địa
lý có ảnh hưởng cả trực tiếp và gián tiếp.
16


×