Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tìm hiểu về xu hướng ứng dụng công nghệ trong hoạt động và cung ứng sản phẩm dịch vụ của NHTM Việt Nami

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.89 KB, 24 trang )

Đề tài: Tìm hiểu về xu hướng ứng dụng cơng nghệ trong hoạt động và
cung ứng sản phẩm dịch vụ của NHTM Việt Nam


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
NỘI DUNG
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XU HƢỚNG CÔNG NGHỆ CỦA HỆ THỐNG
NHTM VIỆT NAM.......................................................................................................... 2
1. Khái niệm........................................................................................................................ 2
2. Vai trò............................................................................................................................. 3

II. THỰC TRẠNG VỀ XU HƢỚNG CÔNG NGHỆ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA
NHTM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.................................................................................. 4
1. Một số xu hướng công nghệ hiện nay............................................................................ 4
2. Thực trạng ứng dụng xu hướng công nghệ vào các sản phẩm, dịch vụ của NHTM.......8
3.Ứng dụng công nghệ đối với NHTM ở VN (TP Bank và hệ thống Livebank)..............10
4. Xu hướng công nghệ ở một số hệ thống NHTM trên thế giới và tác động đến Việt Nam
...........................................................................................................................................
14
III. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ Ở HỆ THỐNG NHTM
VIỆT NAM..................................................................................................................... 17
1. Cơ hội............................................................................................................................ 17
2. Khó khăn, thách thức.................................................................................................... 18
3. Giải pháp....................................................................................................................... 18

KẾT LUẬN..................................................................................................................... 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................. 21


LỜI MỞ ĐẦU


Thế giới đang ngày càng phát triển theo những xu hướng mới điển hình là cuộc
cách mạng cơng nghiệp 4.0, các xu hướng chuyển đổi số, thương mại điện tử trên nhiều
lĩnh vực. Và tất nhiên, Việt Nam- một nước đang phát triển không thể không bắt kịp xu
hướng của thế giới. Trong bối cảnh đó, ngành Ngân hàng Việt Nam đã và đang đạt được
những thành tựu to lớn thông qua việc ứng dụng các xu hướng cơng nghệ vào hoạt động
của mình. Các dịch vụ tài chính tiến bộ, tiên tiến là chìa khóa để thúc đẩy nền kinh tế
tồn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng chuyển sang Cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư
(CMCN 4.0), đem đến cơ hội thúc đẩy thương mại toàn cầu, cải thiện khả năng tiếp cận
các dịch vụ tài chính, đặc biệt là phân khúc khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và
nhỏ, thậm chí siêu nhỏ. Khơng thể phủ nhận những hiệu quả to lớn mà những xu hướng
công nghệ tiên tiến mang lại cho hệ thống NHTM, tuy nhiên việc ứng dụng và phát triển
nó vẫn đang gặp một số khó khăn, thách thức. Chính vì vậy, nhóm chúng em lựa chọn
chủ đề “Tìm hiều về xu hướng ứng dụng công nghệ trong hoạt động và cung ứng sản
phẩm dịch vụ của NHTM” để có thể tìm hiểu sâu hơn về hoạt động ứng dụng cơng nghệ
của hệ thống NHTM hiện nay.

3


I. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XU HƢỚNG CÔNG NGHỆ CỦA HỆ THỐNG
NHTM VIỆT NAM
1. Khái niệm

a. Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là trung gian tài chính quan trọng trong hệ thống tài chính của các
quốc gia. Ngân hàng thương mại là một trong những nhà cung cấp tín dụng chính cho
khu vực hộ gia đình và doanh nghiệp; và vận hành cơ chế thanh toán.
❖ Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân
hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng
nhằm mục tiêu lợi nhuận.

❖ Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các
nghiệp vụ sau: Nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh tốn qua tài khoản
b. Chuyển đổi số
Chuyển đổi số là việc sử dụng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi một cách tổng thể và
tồn diện tất cả các khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội, tái định hình cách chúng ta
sống, làm việc và liên hệ với nhau.
Ví dụ: cơng việc viết thư cho khách hàng mỗi ngày qua SMS trước đây là một công việc
thủ công, nhưng ngày nay công việc này được thực hiện bằng hệ thống một cách hàng
loạt và đồng bộ. Ngoài ra, hệ thống cịn có thể gọi tự động cho khách hàng và khách hàng
có thể tương tác trong thời gian diễn ra cuộc gọi để nhận thông tin.
*Các cấp độ của quá trình chuyển đổi số
Sự chuyển đổi số của ngân hàng phụ thuộc vào mức độ phát triển của ngân hàng và việc
ngân hàng định vị chính mình trong hệ sinh thái mới, với ba giai đoạn phản ứng trong
quá trình chuyển đổi.


Thứ nhất, phản ứng với hình thức cạnh tranh mới: Ở giai đoạn ban đầu này, các ngân
hàng phản ứng với sự thay đổi trong cung, cầu dịch vụ tài chính bằng cách phát triển các
kênh (tập trung vào các thiết bị di động) và sản phẩm số mới (tập trung vào các thanh
toán bán lẻ) để định vị bản thân trong mơi trường cạnh tranh mới.
Thứ hai, thích ứng cơng nghệ: q trình số hóa ngân hàng bao gồm việc thực hiện các
thay đổi chuyên sâu nền tảng công nghệ nhằm chuyển đổi các nền tảng này thành cơ sở
hạ tầng linh hoạt, theo module, phép đồng bộ các công nghệ mới, cũng như tăng tốc độ
phát triển các sản phẩm mới.
Thứ ba, chiến lược định vị: Các tổ chức tài chính có mức độ chuyển đổi số phát triển nhất
sẽ cố gắng tạo ra lợi nhuận từ các khoản đầu tư lớn vào cơng nghệ
Hiện tại, q trình chuyển đổi số của các ngân hàng Việt Nam chủ yếu đang ở giai đoạn
1, nhưng đã có sự phân hóa giữa các ngân hàng. Trong đó:
• Nhóm các ngân hàng có vốn nhà nước (VCB, BIDV, VietinBank) với lợi thế vốn có về
nguồn vốn đã mạnh tay đầu tư nhằm thích ứng với cơng nghệ (giai đoạn 2).

• Với ngân hàng tư nhân, Techcombank đã đầu tư 300 triệu USD cho hạ tầng CNTT
• ACB đang đầu tư mỗi năm 300-350 tỷ đồng để chuyển đổi ngân hàng bán lẻ truyền
thống thành ngân hàng số.
c. Ngân hàng số
Ngân hàng số hay còn gọi là Digital Banking là ngân hàng hoạt động dựa trên ứng dụng
tài hoặc webstie nó cho phép thực hiện hết các giao dịch như tại một ngân hàng thơng
thường bằng hình thức trực tuyến, thực hiện các giao dịch qua internet. Người sử dụng
không cần đến trực tiếp ngân hàng vẫn có thể thực hiện các giao dịch mọi lúc mọi nơi
giúp giảm các thủ tục, chi phí khi giao dịch.
2. Vai trị


Ứng dụng cơng nghệ vào ngân hàng sẽ có rất nhiều lợi ích như sẽ tiết kiệm tối ưu thời
gian của cả khách hàng lẫn ngân hàng và giảm được một số chi phí và thúc đẩy các giao
dịch hiện đại.
Chuyển dịch các kênh phân phối dịch vụ truyền thống của ngân hàng sang các kênh dịch
vụ số hoá giúp tương tác với khách hàng hiệu quả hơn.
Việc ứng dụng công nghệ số kỹ thuật cao liên quan đến internet, điện tốn đám mây, trí
tuệ nhân tạo AI, cơng nghệ thực tế ảo… sẽ giúp giảm thiểu chi phí giao dịch, vận chuyển,
đi lại, quản lý góp phần tiết kiệm cho cả đôi bên.
Nâng cao được lợi nhuận cho ngân hàng và bắt kịp xu hướng của thế giới, nâng khả năng
cạnh tranh với các ngân hàng khác, rút ngắn khoảng cách với sự phát triển của các ngân
hàng dẫn đầu thế giới.
II. THỰC TRẠNG VỀ XU HƢỚNG CÔNG NGHỆ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA
NHTM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Một số xu hƣớng cơng nghệ hiện nay
1.1. Trí tuệ nhân tạo (AI) - “Máy móc có suy nghĩ được khơng?”- Alan Turning 1950
Về cốt lõi, AI là một nhánh của khoa học máy tính nhằm mục đích trả lời câu hỏi của
Turning. Đó là nỗ lực tái tạo hoặc mơ phỏng trí thơng minh của con người trong máy
móc. Năm 2017, Giám đốc điều hành DataRobot, Jeremy Achin, đã đưa ra định nghĩa về

cách AI được sử dụng ngày nay:
“AI là một hệ thống máy tính có thể thực hiện được các nhiệm vụ thơng thường địi hỏi
trí thơng minh của con người. Nhiều hệ thống trí tuệ nhân tạo này được hỗ trợ bởi máy
học, một trong số chúng được hỗ trợ bởi học sâu và một trong số chúng được cung cấp
bởi những thứ rất nhàm chán như các quy tắc”
Trí tuệ nhân tạo thuộc 2 loại lớn


- Trí tuệ nhân tạo hẹp (ANI): Đây là dạng AI phổ biến nhất mà bạn tìm thấy trên thị
trường hiện nay. Các hệ thống AI này được thiết kế để giải quyết một vấn đề duy nhất và
có thể thực hiện một nhiệm vụ thực sự tốt
- Trí tuệ nhân tạo tổng quát ( AGI): Đến hiện tại AGI vẫn là một khái niệm lý thuyết. Nó
được định nghĩa là AI có chức năng nhận thức ở cấp độ con người, trên nhiều lĩnh vực
như xử lý ngôn ngữ, xử lý hình ảnh, chức năng tính tốn…
Ví dụ về AI:

- Trợ lý thông minh (như Siri và Alexa)
- Các cơng cụ dự đốn và lập bản đồ dịch bệnh
- Sản xuất và robot bay không người lái
- Các bot hội thoại để tiếp thị và dịch vụ khách hàng
- Robo-cố vấn cho giao dịch chứng khoán

AI trong lĩnh vực ngân hàng:
Qua hơn 25 trường hợp sử dụng, Công nghệ AI có thể giúp tăng doanh thu thơng
qua việc tăng cƣờng cá nhân hóa dịch vụ cho khách hàng; chi phí thấp hơn thơng qua
hiệu quả do tự động hóa cao hơn, tỷ lệ lỗi giảm và sử dụng tài nguyên tốt hơn; và khám
phá các cơ hội mới và chưa được thực hiện trước đây dựa trên khả năng được cải thiện để
xử lý và tạo ra thông tin chi tiết từ kho dữ liệu khổng lồ.
Nói rộng hơn, các cơng nghệ AI đột phá có thể cải thiện đáng kể khả năng của các ngân
hàng trong việc đạt được bốn kết quả chính: lợi nhuận cao hơn, cá nhân hóa trên quy

mơ lớn, trải nghiệm đa kênh đặc biệt và chu kỳ đổi mới nhanh chóng.
1.2. Điện tốn đám mây ( Cloud Computing)
Điện toán đám mây là việc cung cấp các dịch vụ khác nhau thông qua Internet.
Các tài nguyên này bao gồm các công cụ và ứng dụng như lƣu trữ dữ liệu, máy chủ,
cơ sở dữ liệu, mạng và phần mềm.
Chức năng điện toán đám mây.
- Điện toán đám mây là cung cấp các dịch vụ khác nhau thông qua Internet, bao gồm
lưu trữ dữ liệu, máy chủ, cơ sở dữ liệu, mạng và phần mềm.


- Lưu trữ dựa trên đám mây giúp bạn có thể lưu tệp vào cơ sở dữ liệu từ xa và truy xuất
chúng theo yêu cầu thay vì lưu tệp trên ổ cứng độc quyền hoặc thiết bị lưu trữ cục bộ
- Các dịch vụ có thể là cả cơng cộng và tư nhân các dịch vụ công được cung cấp trực
tuyến với một khoản phí trong khi các dịch vụ tư nhân được lưu trữ trên mạng cho các
khách hàng cụ thể.
Các dịch vụ: E-mail; lưu trữ, sao lưu và truy xuất dữ liệu; tạo và thử nghiệm ứng dụng,
phân tích dữ liệu; phát trực tuyến âm thanh và video;….
Điện toán đám mây trong lĩnh vực ngân hàng:
 Các ngân hàng đã từng bước gia tăng khối lượng công việc của mình trên đám

mây, chủ yếu là ở các trung tâm đám mây tư nhân.
 Nhiều CEO ngân hàng ngày nay tin rằng nếu họ tham gia nhiều hơn vào đám mây

cơng cộng, thì vài tháng qua sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
 Điện toán đám mây vừa mang tính chuyển đổi lại vừa mang tính đột phá sau dịch

COVID-19, cung cấp cho các ngân hàng khả năng mở rộng, hiệu quả, nhanh nhẹn
và bảo mật được cải thiện.
 Kỳ hạn trên đám mây đang trở thành một dấu ấn của các ngân hàng hoạt động tốt


nhất thế giới.
1.3. Cơng nghệ tài chính ( Fintech)
Fintech (Financial Technology) là thuật ngữ liên quan đến một ngành công nghiệp
phát triển rộng lớn và nhanh chóng phục vụ cả người tiêu dùng và doanh nghiệp. Từ bảo
hiểm, internet cho đến các ứng dụng về đầu tƣ, tiền điền tử như Bitcoin,…
Các công ty Fintech được tích hợp các cơng nghệ AI, blockchain, khoa học dữ liệu
vào lĩnh vực tài chính để làm cho chúng an toàn hơn, nhanh hơn và hiệu quả hơn.
Fintech là một trong những lĩnh vực công nghệ phát triển nhanh nhất. Với các
công ty đổi mới trong hầu hết các lĩnh vực tài chính. Từ thanh tốn và cho vay để chấm
điểm tín dụng hay giao dịch forex, chứng khoán,…
Ứng dụng của Fintech: Ngân hàng; tiền điện tử và blockchain; đầu tư và tiết kiệm;
mechine Learning và giao dịch; thanh toán; bảo hiểm;…


Tác động của Fintech đến lĩnh vực ngân hàng
- Các tổ chức ngân hàng đang sử dụng các công cụ như chatbots để nâng cao trải nghiệm
khách hàng.
- Ứng dụng di động để cung cấp cho khách hàng thời gian thực vào tài khoản ngân hàng
của họ
- Máy học để bảo mật chống lại gian lận.
1.4. Hệ thống ngân hàng lõi ( Core banking)
“Core Banking” là một phần mềm hệ thống về ngân hàng lõi, hệ thống các phân hệ
nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng như tiền gửi, tiền vay..., hệ thống phần mềm tích hợp các
ứng dụng tin học trong quản lý thông tin, tài sản, giao dịch, quản trị rủi ro ... trong hệ
thống ngân hàng, là hạt nhân tồn bộ hệ thống thơng tin của một hệ thống ngân hàng.
Chức năng của Core banking
-Giúp việc quản lý nội bộ chặt chẽ, hiệu quả hơn
-Giúp các NH quản trị rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, thanh khoản và tác nghiệp.
-Nâng cao việc quản lý khách hàng, cung cấp dịch vụ khách hàng.
Yếu tố của hệ thống Core banking

 Lập và phục vụ các khoản vay.
 Mở tài khoản mới.
 Xử lý tiền gửi và rút tiền mặt.
 Xử lý các khoản thanh toán và séc.
 Đang tính lãi.
 Các hoạt động quản lý quan hệ khách hàng (CRM)
 Quản lý tài khoản khách hàng.
 Thiết lập các tiêu chí về số dư tối thiểu, lãi suất, số lần rút tiền được phép, v.v.
 Xác lập lãi suất.
 Lưu giữ hồ sơ cho tất cả các giao dịch của ngân hàng.

1.5. Công nghệ Block chain
Blockchain thật ra chỉ là một dạng sổ cái phân tán với một mục đích cơng nghệ cụ thể
đằng sau. Đầu tiên, chúng ta tìm hiểu ”Cơng nghệ sổ cái phân tán là gì?”


Công nghệ sổ cái phân tán là Distributed ledger technology (DLT) là một thuật ngữ
đề cập đến cơ sở hạ tầng cơng nghệ sử dụng máy tính độc lập - gọi là nút (node) để ghi
chép, chia sẻ và đồng bộ hóa các giao dịch trong sổ cái điện tử. Nó chính là sự thống
nhất, đồng thuận, hợp lệ của tất cả các dữ liệu được thống kê sẵn.
Công nghệ Blockchain (Blockchain technology) đóng vai trị giống như một cuốn sổ
cái ghi lại tất cả các giao dịch xảy ra trong hệ thống.
Các đặc điểm chính của blockchain có thể kể đến như: Không thể làm giả, không thể phá
hủy các chuỗi blockchain; bất biến; bảo mật dữ liệu; minh bạch; hợp đồng thông minh
Ứng dụng công nghệ Block chain trong lĩnh vực tài chính ngân hàng
 Gây quỹ trực tiếp trên Block chain
 Cho vay tiền bằng công nghệ Block chain
 Công nghệ Blockchain cho phép những tổ chức tham gia vào thị trường thương

mại quốc tế độ minh bạch cao, cùng với tính xác thực tình trạng hàng hóa theo

thời gian thực
 Thỏa thuận an tồn hơn thơng qua Hợp đồng thông minh

2. Thực trạng ứng dụng xu hƣớng công nghệ vào các sản phẩm, dịch vụ của NHTM
Việt Nam với dân số hơn 90 triệu người, ngày này hầu hết mọi người đều sử dụng
các dịch vụ và sản phẩm của ngân hàng. Tính đến cuối tháng 8/2020, số tài khoản cá
nhân đạt 95,6 triệu, tăng 45,5% so với cùng kỳ năm 2016; Tổng lượng thẻ lưu hành đạt
109 triệu thẻ. Mạng lưới ATM, POS phủ sóng đến tất cả địa bàn tỉnh trên cả nước với
19.541 ATM và 274.539 POS. Số lượng và giá trị thanh toán qua kênh Internet đạt 282,4
triệu giao dịch với 17,4 triệu tỷ đồng (tăng 262,5% và 353,1% so với cùng kỳ năm 2016);
Số lượng và giá trị thanh toán qua kênh điện thoại di động đạt 682,3 triệu giao dịch với
gần 7,2 triệu tỷ đồng (tăng 980,9% và 793,6% so với cùng kỳ năm 2016); Thanh toán qua
POS đạt hơn 218 triệu món với 382,86 nghìn tỷ đồng (tăng tương ứng 176,45% và
139,52% so với cùng kỳ năm 2016); Thanh tốn qua ATM đạt 660 triệu món với
1.818,58 nghìn tỷ đồng. Các con số cho thấy,khách hàng đã quen và dần dần tiếp cận với


phương tiện thanh tốn thẻ cũng chính là phương tiện khách hàng thường sử dụng trong
các giao dịch tài chính.
Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 2 tháng 12/2020
Ngồi việc sử dụng các dịch vụ thanh tốn cá nhân thì hoạt động thanh tốn khơng
dùng tiền mặt ở nước ta cũng không ngừng phát triển mở rộng cả về quy mơ lẫn chất
lượng, có nhiều bước tiến mạnh mẽ về công nghệ. Năm 2015, hệ thống thẻ NAPAS xử lý
đến hơn 90% là giao dịch chuyển mạch máy rút tiền tự động (ATM) thì con số năm 2019
chỉ còn khoảng 40%. Trong những tháng đầu năm 2020, khi dịch Covid-19 xảy ra và nhất
là trong giai đoạn cách ly xã hội, hoạt động thanh toán điện tử diễn ra thơng suốt và an
tồn, thanh tốn qua kênh internet tăng gần 50% về giá trị giao dịch trong khi thanh toán
qua kênh điện thoại di động tăng hơn 160% so với cùng kỳ năm 2019.
Để mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính, đặc biệt là trong các giao dịch bán
lẻ với giá trị thấp, tại thị trường Việt Nam khách hàng có thể tiếp cận dịch vụ tài chính

thơng qua sử dụng các dịch vụ trung gian thanh tốn Ví điện tử do các tổ chức không
phải là ngân hàng (non-banks) cung cấp. Kể từ khi phát triển dịch vụ Ví điện tử, số lượng
khách hàng sử dụng Ví điện tử trong giao dịch thanh tốn (tài chính) đã tăng lên đáng kể.
Trong năm 2014, số lượng Ví điện tử của 09 đơn vị được cho phép thí điểm cung
ứng dịch vụ Ví điện tử ghi nhận đã có hơn 2,9 triệu khách hàng sử dụng Ví điện tử và con
số này tăng lên trên 4 triệu năm 2015. Số lượng Ví điện tử phát hành đạt hơn 3,8 triệu ví
(năm 2016) do có sự thay đổi các tổ chức từ thí điểm sang cung ứng chính thức và số liệu
được hệ thống ghi nhận lại nên có sự sụt giảm. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam, tính đến ngày 31.12.2018, cả nước có 4,24 triệu ví điện tử đã được xác thực,
liên kết với tài khoản ngân hàng. Giao dịch mỗi năm qua ví điện tử đạt 60 triệu với giá trị
bình quân đạt 200.000 đồng/giao dịch. Đánh giá tổng quan chung cho thấy, số lượng
khách hàng sử dụng Ví điện tử đang có sự gia tăng và tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong
thời gian tới.


Những con số trên đã cho thấy được những hiệu quả khi NHTM ứng dụng CNTT vào
hoạt động của mình. Dưới đây là một số chỉ tiêu đánh giá ứng dụng CNTT của hệ thống
NHTM Việt Nam năm 2017

3.Ứng dụng công nghệ đối với NHTM ở VN (TP Bank và hệ thống Livebank)
3.1.Tổng quan về TP Bank
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank) được thành lập từ ngày
05/05/2008 với khát vọng trở thành một tổ chức tài chính minh bạch, hiệu quả, bền vững,
mang lại lợi ích tốt nhất cho cổ đông và khách hàng. TPBank được kế thừa những thế
mạnh về công nghệ hiện đại, kinh nghiệm thị trường cùng tiềm lực tài chính của các cổ
đơng chiến lược bao gồm:Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Tập đồn Cơng nghệ FPT,
Cơng ty Tài chính quốc tế (IFC),…
TPBank luôn nỗ lực mang lại các giải pháp, sản phẩm tài chính ngân hàng hiệu quả
nhất, hướng tới phân khúc khách hàng trẻ và năng động. Dựa trên nền tảng cơng nghệ
tiên tiến và trình độ quản lý chun sâu, với mục tiêu đi đầu về Ngân hàng số, TPBank đã

tập trung đầu tư để có hạ tầng hiện đại, giải pháp công nghệ tiên tiến với những sản phẩm
đột phá như LiveBank, Savy, QuickPay, ứng dụng ngân hàng điện tử Ebank… TPBank
đã ứng dụng thành công trợ lý ảo T’aio với trí thơng minh nhân tạo AI và công nghệ máy
học Machine Learning, hệ thống nhận diện khách hàng bằng giọng nói và vân tay… Tất


cả những sản phẩm vượt trội đó đã giúp TPBank trở thành ngân hàng đầu tiên có hệ sinh
thái ngân hàng số đa dạng và vượt trội tại Việt Nam.
3.2. Ƣu điểm

TPBank ln duy trì 1 khoảng cách đối với thị trường trong tất cả mọi sản phẩm dịch
vụ gắn liền với ngân hàng số, đó là lý do tại sao đơn vị này được định vị là ngân hàng số
tốt nhất và ngân hàng có dịch vụ khách hàng tốt nhất Việt Nam.
LiveBank TPBank là một sản phẩm mới của ngân hàng TPBank và chỉ có duy nhất ngân
hàng phát triển. Nó giống như một mơ hình giao dịch trực tuyến thơng minh. Thơng qua
LiveBank bạn có thể làm bất cứ giao dịch nào mong muốn mà không cần đến ngân hàng.

Về ƣu điểm:
Thứ nhất, tiết kiệm được chi phí về nhân sự, chi phí quản lý, tiết kiệm thời gian. Năm
2017, khi TP bank cho ra mắt Livebank, đến nay, 2/3 giao dịch của ngân hàng đã được
thực hiện qua Livebank. Ngoài ra, trước đây, khách hàng muốn mở thẻ ATM hoặc thẻ tín
dụng thường sẽ mất từ 3-4 ngày hoặc hơn, nhưng với Livebank, khách hàng có thể nhận
thẻ chỉ sau 8 phút. Bên cạnh đó, việc phát triển mạng lưới bằng máy sẽ nhanh hơn từ 50
đến 100 lần so với tốc độ phát triển mạng lưới phịng giao dịch truyền thống. Chính cơng
nghệ và tự động hóa đã giúp ngân hàng rút ngắn thời gian, giảm chi phí giao dịch, chi phí
đầu tư ban đầu, chi phí vận hành sau này.
Thứ hai, đáp ứng nhu cầu khách hàng mọi lúc mọi nơi. Với hệ thống Livebank, theo
thống kê của TP bank, 60% giao dịch tại Livebank được thực hiện ngồi giờ hành chính



và tất cả đều sẽ được hỗ trợ từ xa bởi nhân viên. Bên cạnh đó, nhờ chi phí mở Livebank
nhỏ hơn rất nhiều so với chi phí để mở một chi nhánh truyền thống, đã giúp TP bank mở
rộng mạng lưới trên toàn quốc với hơn 300 Livebank. Điều này giúp khách hàng có thể
thực hiện các giao dịch ở mọi lúc mọi nơi.
Thứ ba, tính thuận tiện và bảo mật cao. LiveBank được trang bị nhiều camera hơn một
quầy giao dịch truyền thống. Ngoài ra, tại Livebank, khách hàng khơng cần thẻ ATM vẫn
có thể thực hiện các giao dịch bằng vân tay, hạn chế rủi ro của việc mất thẻ ATM và lộ
mã PIN. Chỉ sau hơn 1 năm ra mắt, tỉ lệ hài lòng của khách hàng tăng từ 98,5% lên
99,2%. Bên cạnh đó, trong tình hình dịch bệnh như hiện nay, việc phải đến quầy giao
dịch, tiếp xúc với đông người là điều nên hạn chế. Hệ thống LiveBank được lau dọn vệ
sinh, khử trùng thường xuyên trên các bề mặt khách hàng hay tiếp xúc: cửa phòng máy,
bề mặt máy VTM,…để đảm bảo sự an toàn cao nhất cho khách hàng mỗi khi giao dịch.
Về nhƣợc điểm: TP bank là ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam ứng dụng hệ thống Livebank
vào đời sống, với mục tiêu hướng đến lượng khách hàng mục tiêu giới trẻ- những khách
hàng luôn ưu tiên sự tiện dụng, gắn liền cuộc sống với cơng nghệ. Điều này chính là mục
tiêu trong dài hạn của ngân hàng, tuy nhiên việc để những khách hàng ở độ tuổi lớn hơn
tiếp cận với Livebank có thể nói là một khó khăn của TP bank vì những người ở độ tuổi
này thường có tâm lý ưa chuộng những dịch vụ tại các chi nhánh truyền thống.
Không chỉ vậy, các sản phẩm khác của TPBank cũng mang đậm chất “mang nhà băng
tới tận ghế ngồi của khách hàng," máy mPOS của TPBank là cứu cánh cho các cửa hàng
nhỏ và hàng nghìn khách hàng bn bán online khi có thể cầm gọn nhẹ, pin bền, sử dụng
đơn giản; ứng dụng QuickPay giúp thanh toán QR Code trong chớp mắt, Savy giúp thực
hiện các khoản tiết kiệm điện tử gửi góp, tiết kiệm lớn từ nhiều ngân hàng khác nhau, thủ
tục tất toán đơn giản và chỉ thao tác trên điện thoại.
E-Bank không chỉ là một ứng dụng Mobile Banking đơn thuần: Nếu như Internet
Banking và Mobile Banking của nhiều ngân hàng là 2 dịch vụ riêng biệt thì TPBank đã
nhất thể hố 2 dịch vụ này trong ứng dụng eBank của ngân hàng. E-Bank chẳng những có


đầy đủ các tính năng thơng dụng và chun biệt hiện có giống các ngân hàng khác như

chuyển tiền, tiết kiệm điện tử, mua vé máy bay, thanh toán điện nước, nạp điện thoại...
mà cịn có nhiều điểm tân tiến, hiện đại được thiết kế để nâng cao trải nghiệm người
dùng.Ngồi ra, khách hàng cũng có thể gửi tiết kiệm điện tử, mua bán vàng, đặt vé máy
bay, thanh toán các loại hoá đơn… trên nền giao diện eBank trực quan của TPBank.
3.3. Đánh giá chung về doanh thu lợi nhuận và các chỉ số liên quan

*Về hệ thống LiveBank: Từ 50 điểm ban đầu vào năm 2017, hiện nay TPBank đã đưa vào
vận hành hơn 330 điểm LiveBank toàn quốc. Tổng số lượng tài khoản và thẻ mở mới của
LiveBank năm 2020 là 215.000, tăng gấp 4 lần so với năm 2019. Số dư tiền gửi không
kỳ hạn tăng gấp 5 lần và số dư có kỳ hạn tăng 30%. Số lượng giao dịch tăng 130% với
con số ấn tượng 7 triệu giao dịch năm 2020, với giá trị giao dịch 33 nghìn tỷ, tăng 140%
so với năm 2019. Doanh thu từ Livebank cũng góp phần giúp TP bank đạt được mức lợi
nhuận trước thuế năm 2020 của TPBank đạt 4.389 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2019.
Ngoài ra, với việc giảm thiểu được phần lớn các chi phí, tốc độ phát triển mạng lưới
LiveBank của TPBank tăng nhanh gấp 4 lần so với tốc độ phát triển của một chi nhánh
truyền thống. Chỉ trong vòng 3 năm, TPBank đã phát triển được gần 150 cây LiveBank
và hiện nay con số đó khoảng hơn 330 máy. Tính đến hết tháng 7/2019, ngân hàng ghi
nhận số lượng giao dịch trên LiveBank tăng 26% so với đầu năm, trên 60% giao dịch
diễn ra ngồi giờ hành chính, tổng giá trị giao dịch đạt hàng nghìn tỷ đồng.
250000
200000
150000
100000
50000
0

.

2016


2017

2018

2019

2020

Số lượng thẻ phát hành qua hệ thống Livebank


TP Bank với sứ mệnh cung cấp sản phẩm- dịch vụ tài chính hồn hảo cho khách hàng và
đối tác dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, tiên tiến và hiệu quả cao đã và đang ứng
dụng các xu hướng cơng nghệ vào hoạt động của mình như Livebank, E-Bank, máy
mPOS…Chính điều nay đã giúp TP bank đạt được những thành quả lớn trong giới ngân
hàng. Theo báo cáo hoạt động kinh doanh, năm 2020, tổng tài sản của TPBank tăng
14,6% đạt 206.315 tỷ đồng; huy động vốn tăng 16,4% đạt 184.911 tỷ; dư nợ cho vay tăng
12,9% đạt 132.347 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế lên kế hoạch đạt 5.800 tỷ đồng, tăng
trưởng 32% so với kết quả đạt được trong năm 2019.
Trong 3 tháng đầu năm 2021, tổng tài sản của TPBank tăng 22,38% so với cùng kỳ năm
trước, đạt hơn 216 nghìn tỷ đồng. Huy động trên thị trường 1 đạt hơn 144 nghìn tỷ đồng,
tăng 36,06%
4. Xu hƣớng công nghệ ở một số hệ thống NHTM trên thế giới và tác động đến
Việt Nam
4.1 Sự phát triển của FINTECH trên thế giới
Theo The Global Fintech Index 2020, 10 trung tâm Fintech toàn cầu hàng đầu gồm: Mỹ,
Anh, Singapore, Lithuania, Thụy Sỹ, Hà Lan, Thụy Điển, Úc, Canada, Estonia. Các quốc
gia này có mơi trường cơng nghệ cao, nền kinh tế mở và tự do, tỷ lệ người tiêu dùng sử
dụng dịch vụ công nghệ tài chính cũng chiếm tỷ trọng lớn. Trong đó, Mỹ là quốc gia mà
các công ty Fintech và các sản phẩm Fintech hoạt động sôi động nhất trên thế giới

Tại Indonesia, các cơ quan quản lý, cơ quan dịch vụ tài chính và ngân hàng trung ương
nước này thúc đẩy thị trường Fintech phát triển mạnh mẽ thông qua việc công bố các
sáng kiến để hỗ trợ cho lĩnh vực này có bước tiến nhanh hơn (ISEV, 2020).
Tại Singapore, Chính phủ cũng tạo điều kiện tốt nhất cho các công ty Fintech. Cơ quan
Tiền tệ Singapore (MAS) đã cam kết đầu tư 225 triệu đô la Singapore cho các dự án về
lĩnh vực Fintech trong thời hạn 5 năm. Tính đến quý II/2019, giá trị đầu tư vào các công
ty Fintech tại Singapore đã tăng lên 453 triệu USD, gấp gần bốn lần so cùng kỳ năm 2018


4.2 Sự phát triển của ngân hàng số trên thế giới
Tại Anh: Ngân hàng số Atom. Atom là ngân hàng số đầu tiên trên thế giới ứng dụng
dịch vụ ngân hàng số này. Chỉ cần ngồi tại nhà và sử dụng ứng dụng Atom là mọi giao
dịch được hoàn thành chỉ trong tích tắc. Atom ln cố gắng áp dụng công nghệ AI bằng
cách sử dụng các chatbots để giải đáp những yêu cầu về giao dịch tài chính của bạn.
Tại Singapore. Ngân hàng số DBS. Đây được xem là ngân hàng số hàng đầu thế giới
được đánh giá tốt nhất trong số các digital bank khác hiện nay. Ưu điểm nổi trội của DBS
đó chính là ứng dụng cơng nghệ thông minh, khả năng bảo mật chắc chắn đem lại sự an
tâm cho người dùng. Hơn nữa, bạn không cần phải nhất thiết tải ứng dụng ngân hàng
DBS về điện thoại của mình. Thay vào đó chỉ cần sử dụng nó thơng qua Wechat hoặc
Whatsapp kết nối với ngân hàng. Bằng cách trực tiếp đưa ra những câu lệnh trực tiếp
như kiểm tra tài khoản, thanh tốn hóa đơn, DBS sẽ tự động thực hiện toàn bộ các nghiệp
vụ giao dịch một cách nhanh chóng nhất.
4.3 Sự phát triển trí tuệ nhân tạo (AI)
Tại Mỹ: Mỹ được đánh giá là cường quốc số 1 trên thế giới về năng lực phát triển AI
trong mọi lĩnh vực. Ở Mỹ các ngân hàng hàng đầu Mỹ đã và đang tập trung phát triển AI
trong hoạt động của mình như Ngân hàng JPMorgan Chase với nền tảng hợp đồng thông
minh (Coin); Ngân hàng Wells Fargo với Chatbox do AI điều khiển qua Facebook
Messenger, Ngân hàng Bank Of America với trợ lý ảo thông minh Erica
Tại Nhật Bản: một trong những quốc gia luôn đi đầu trong ứng dụng công nghệ mới, đã
quyết định dùng trí tuệ nhân tạo để giám sát hoạt động của thị trường từ năm 2016. Ngân

hàng Tokyo ra mắt trợ lý ảo sẵn sang giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng có tên MAI;
Ngân hàng Mizuho, 100 robot Peter được đưa vào hoạt động để CSKH…..
Tại Châu Âu: Phần lớn các công ty khởi nghiệp về AI tập trung ở Anh, Đức, Pháp và Hà
Lan với nhiều ứng dụng trong ngành ngân hàng như ING của Hà Lan phát triển ứng dụng
AI nội bộ có tên Katana để giúp các nhà đầu tư trái phiếu thực hiện các giao dịch mua


bán tốt hơn; công ty CollectionAI của Đức cung cấp phần mềm giúp các ngân hàng cải
thiện việc thu nợ bằng cách sử dụng NLP và phần mềm máy tính
4.4 Tác động đến hệ thống NHTM Việt Nam
Hiện nay, hệ thống Fintech tại Việt Nam đang có những bước phát triển vượt bậc, điểm
Fintech theo quốc gia và các thành phố của Việt Nam liên tục tăng trên BXH thế giới. Tất
cả các cơng ty trung gian thanh tốn được NHNN cấp giấy phép hoạt động đều phối hợp
với ngân hàng để cung ứng các sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng. Ví dụ như: VP
Bank hợp tác với công ty Fintech Timo trong cung cấp dịch vụ ngân hàng số; mơ hình
dịch vụ chuyển tiền giá trị nhỏ của Vietcombank thông qua CTCP Di động Trực tuyến
(M_Service) ở khu vực nơng thơn; mơ hình dịch vụ chuyển tiền của MB Bank hợp tác
với Tổng công ty Viễn thông Quân đội (Viettel) ở địa bàn nông thôn, miền núi, hải đảo…

Khơng chỉ có các NHTM lớn mà những NHTM vừa và nhỏ cũng đang chạy đua với cuộc
chiến Trí tuệ nhân tạo và BigData. Điển hình như NHTMCP Nam Á đưa robot vào phục
vụ, hoàn thiện và nâng cấp liên tục hệ sinh thái công nghệ (Robot OPBA - VTM OneBank
- App OpenBanking) giúp ngân hàng gia tăng lợi nhuận. Ngân hàng Phƣơng Đông (OCB)
ứng dụng ngân hàng số OCB OMNI với số lượng khách hàng tăng 66%, số lượng giao dịch
trực tuyến tăng trưởng 250%,….


Tỉ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán có xu hướng giảm, điều này cho thấy hoạt
động thanh tốn khơng dùng tiền mặtđang phát triển tốt. Các Ngân hàng tích cực ứng
cụng CNTT, cung cấp các dịch vụ thơng qua các ứng dụng thanh tốn như Momo, Airpay,


Tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán tại Việt Nam từ 2004-2018 (Nguồn: NHNN)

III. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ Ở HỆ THỐNG NHTM
VIỆT NAM
1. Cơ hội

Thứ nhất, việc mở cửa và hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng ngồi việc cho phép các
NHTM có cơ hội tiếp thu và chuyển giao các công nghệ mới trên thế giới, giúp mở rộng
hoạt động kinh doanh trong và ngồi nước
Thứ hai, thơng qua hội nhập, các NHTM có thể nâng cao chất lượng hoạt động kinh
doanh, có cơ hội tiếp cận và phát triển đa dạng các dịch vụ và tiện ích ngân hàng mới
hiện đại, mở rộng hoạt động kinh doanh và theo kịp yêu cầu phát triển của thị trường
trong và ngoài nước, tăng năng lực tài chính, thực hiện chun mơn hóa sâu hơn các
nghiệp vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán
bộ.
Thứ ba, hội nhập sẽ tạo ra động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và nâng cao việc ứng
dụng khoa học công nghệ vào hoạt động ngân hàng, nâng cao tính minh bạch, tính tự
chịu trách nhiệm của hệ thống NHTM Việt Nam


Thứ tư, việc hội nhập cũng địi hỏi mơi trường pháp lý phải được cải thiện hơn để thực
hiện các cam kết quốc tế, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, khuyến khích các luồng vốn
chảy vào trong nước thơng qua đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp nước ngoài, tạo cơ hội
để các NHTM cho vay và huy động vốn lớn hơn.
2. Khó khăn, thách thức

Một là, khuôn khổ pháp lý, tạo cơ sở cho hoạt động và phát triển ngân hàng số vẫn còn
thiếu. Chẳng hạn, mảng thanh toán số hiện nay đang phát triển rất nhanh theo các tiến bộ
công nghệ, nhưng các quy định pháp lý trong nước lại chưa theo kịp, khiến các NHTM

ngại áp dụng cơng nghệ, dịch vụ mới ngồi khn khổ cho phép...
Hai là, các trường hợp gian lận liên quan tới các hoạt động thanh toán số gần đây đang
diễn biến ngày càng tinh vi và phức tạp. Năng lực phòng chống gian lận đối với các giao
dịch ngân hàng số luôn được các NHTM tuy được củng cố nhưng vẫn chưa thể tạo sự
yên tâm cho khách hàng .
Ba là, cuộc chạy đua công nghệ trong ngành Ngân hàng với các dự án ngân hàng số, trí
tuệ nhân tạo,… cũng góp phần tạo nên nhiều rủi ro trong vấn đề bảo mật nói chung và
mất an tồn thơng tin người dùng nói riêng.
Bốn là, nhận thức của người dùng khi chưa ý thức về các rủi ro trong giao dịch ngân hàng
trực tuyến, coi nhẹ bảo mật thông tin cá nhân;
Năm là, đại đa số người Việt Nam vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh tốn
nhất là ở vùng nơng thơn thì thanh tốn khơng dùng tiền mặt vẫn đang nằm ở kế hoạch.
3. Giải pháp

3.1 Đối với cơ quản quản lý
Một là, cần phải loại bỏ những rào cản do dữ liệu phân bố rải rác, tạo những cơ sở dữ liệu
lớn trong hệ sinh thái tài chính và thực hiện chuyển đổi dữ liệu vào đám mây giúp đẩy


nhanh quá trình chuyển đổi. Đồng thời, cần xây dựng tiêu chuẩn thống nhất về mã QR
cho thị trường, xây dựng hệ thống chia sẻ thông tin liên ngân hàng, …
Hai là, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động điều hành quản lý, thúc đẩy
hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ, nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực số hóa
nhằm hỗ trợ q trình xây dựng chính sách và hành lang pháp lý.
Ba là, về phía các bộ ngành chức năng như: Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ
Thông tin và Truyền thơng… cần ban hành quy định khuyến khích hoạt động thanh toán
thẻ, thanh toán điện tử, thanh toán trên các thiết bị di động.
3.2: Đối với các ngân hàng thƣơng mại
Một là, thay đổi tư duy, nhận thức của nhà quản trị với sự tiên phong dẫn dắt, cũng như
theo đuổi chiến lược phát triển công nghệ số đã xác định một cách đồng bộ và nhất quán.

Hai là, bám sát chiến lược phát triển chung của ngân hàng, kết hợp với đánh giá nội tại
thực trạng công nghệ của ngân hàng, từ đó hình thành chiến lược ứng dụng công nghệ số
trong hoạt động ngân hàng. Nghiên cứu việc hợp tác với các công ty fintech để xây dựng
mô hình kinh doanh đột phá thơng qua ứng dụng cơng nghệ số
Ba là, đầu tư cho công nghệ số là một q trình lâu dài, gồm nhiều cơng nghệ khác nhau
và chi phí đầu tư rất lớn. Do vậy, các ngân hàng cần bám sát vào ngân sách dành cho hoạt
động cơng nghệ của mình để lựa chọn việc triển khai ứng dụng công nghệ phù hợp.
Bốn là, tuân thủ các quy định, hướng dẫn của NHNN về đảm bảo an toàn bảo mật giao
dịch ngân hàng trực tuyến; xây dựng các kịch bản, quy trình, hướng dẫn ứng phó chi tiết
với các sự cố về gian lận trực tuyến...
Năm là, cần tích cực, chủ động làm việc với các doanh nghiệp, các tổ chức cung ứng dịch
vụ công, các đơn vị và tổ chức khác có hoạt động thu thường xuyên với doanh số lớn, để
phát triển mạng lưới POS, thúc đẩy thị trường kinh doanh thương mại.


KẾT LUẬN
Hệ thống NHTM Việt Nam thời gian qua đã có những bước phát triển vượt bậc, mang lại
hiệu quả kinh tế lớn. Nhiều ngân hàng sau quá trình tái cơ cấu đã cho thấy sự thay đổi
tích trong hiệu quả hoạt động. Cùng với làn sóng cơng nghệ mới đang lan tỏa, việc đầu tư
công nghệ cải thiện năng suất lao động, mở rộng dịch vụ, rút ngắn thời gian giao dịch, gia
tăng trải nghiệm của khách hàng… là xu hướng đã trở nên rõ rệt. Việc ứng dụng trí tuệ
nhân tạo (AI), các cơng nghệ tài chính, chuyển đổi ngân hàng số đã cho thấy tầm quan
trọng của nó trong hoạt động kinh tế thời kì phát triển, góp phần tăng doanh thu, giảm
thiểu chi phí cho các ngân hàng. Tuy nhiên, tùy theo tình hình tài chính, năng lực của hạ
tầng và mức độ đáp ứng về con người, các NHTM vẫn gặp một số khó khăn trong quá
trình cải tiến chất lượng. Vì vậy, các NHTM cần lựa chọn cho mình những mục tiêu cụ
thể, lựa chọn các xu hướng phù hợp với ngân hàng mình... Sự lựa chọn này có thể sẽ tạo
ra chất lượng công nghệ trong các sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Từ đó, các
ngân hàng sẽ có cơ hội phát triển tốt nhất, góp phần xây dựng hệ thống NHTM Việt Nam
ngày càng hoàn thiện, đáp ứng những nhu cầu của khách hàng trong thời kì mới.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. What is Artificial Intelligence (AI)? />
/>2. AI-bank of the future: Can banks meet the AI challenge?

/>3. Cloud computing />4. The cloud imperative for the banking industry : />
en/insights/banking/cloud-imperative-banking
5. Fintech là gì? Sự quan trọng của Fintech đối với ngành tài chính?

/>6. These fintech examples are having a big impact on banking — and it’s getting bigger

/>7. Blockchain là gì? />8. Cơng nghệ Blockchain là gì? />
9 Ứng dụng Blockchain trong ngành tài chính ngân hàng />10. core banking system />11. Tìm hiểu về core banking />12. Ngân hàng số - Triển vọng và phát triển trong tương lai
/>13. Fintech và xu hướng hợp tác với hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam
/>14. TPBank ứng dụng nền tảng công nghệ hiện đại trong chuyển tiền nhanh liên ngân
hàng trong-chuyen-tien-nhanh-lien-ngan-hang


15. TPBank tiếp tục hái “quả ngọt” bằng định vị khác biệt
/>16. Số lượng thẻ tín dụng của TPBank đang nằm trong nhóm ngân hàng dẫn đầu
/>17. Phát triển cơng nghệ số trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính
/>18. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong lĩnh vực ngân hàng
/>


×