Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Luận văn thạc sĩ điều dưỡng nđ thay đổi kiến thức và thái độ của thai phụ về vàng da sơ sinh tại bệnh viện sản nhi tỉnh phú yên năm 2020 sau giáo dục sức khỏe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.35 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ TỐ NGA

THAY ĐỔI KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ
CỦA THAI PHỤ VỀ VÀNG DA SƠ SINH
TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI TỈNH PHÚ YÊN NĂM 2020
SAU GIÁO DỤC SỨC KHỎE
LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƯỠNG

NAM ĐỊNH – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ TỐ NGA

THAY ĐỔI KIẾN THỨC VÀ THÁI ĐỘ
CỦA THAI PHỤ VỀ VÀNG DA SƠ SINH
TẠI BỆNH VIỆN SẢN NHI TỈNH PHÚ YÊN NĂM 2020
SAU GIÁO DỤC SỨC KHỎE
Mã số: 8720301
LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƯỠNG


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS.BS. LÊ THANH TÙNG

NAM ĐỊNH – 2020



i

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU
Mục tiêu: (1) Mơ tả thực trạng kiến thức và thái độ của thai phụ về
vàng da sơ sinh tại bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Yên năm 2020. (2) Đánh giá
sự thay đổi kiến thức và thái độ của thai phụ về vàng da sơ sinh tại bệnh viện
Sản Nhi tỉnh Phú Yên sau can thiệp giáo dục.
Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp trên 1 nhóm có so sánh trước sau
cho 70 thai phụ tại bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Yên, đánh giá tại 3 thời điểm:
Trước GDSK, ngay sau GDSK và sau GDSK một tháng. Kết quả kiến thức
đúng khi tổng số điểm đạt ≥ 70% ( trả lời đúng ≥12 câu)/ 17 điểm. Thái độ
đúng khi tổng số điểm đạt ≥ 70% ( trả lời đúng ≥ 7 câu) )/ 10 điểm. Các dữ
liệu được phân tích, xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 với mức ý nghĩa thống
kê p < 0,05.
Kết quả: Kiến thức đúng trước GDSK 7,1%; Thái độ đúng trước
GDSK 78,6%. Kiến thức ngay sau GDSK 95,7%; sau GDSK một tháng 92,9
p < 0,05 sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Ngay sau GDSK và sau GDSK một
tháng p > 0,05 khơng có ý nghĩa thống kê; Thái độ đúng ngay sau GDSK
100%; sau GDSK một tháng 98,6%, p < 0,05 sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê. Ngay sau GDSK và sau GDSK một tháng p > 0,05 khơng có ý nghĩa
thống kê.
Kết luận: Có sự thay đổi kiến thức và thái độ của thai phụ về vàng da
sơ sinh sau can thiệp GDSK.

Khuyến nghị: Nên tập huấn cho Điều dưỡng việc tư vấn giáo dục sức
khỏe cho thai phụ về vàng da sơ sinh. Cần có những nghiên cứu khác lớn
hơn để khẳng định kết quả nghiên cứu này, đồng thời đánh giá việc thực hành
của bà mẹ trong việc chăm sóc và phát hiện VDSS.
Từ khóa: Vàng da sơ sinh, kiến thức, thái độ, hiệu quả GDSK.


ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gởi lời cảm ơn đến q thầy cơ, các khoa, phịng
Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tạo điều kiện, hết lòng dạy dỗ và
truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình học tập nghiên cứu tại
trường.
Đặc biệt với lịng biết ơn sâu sắc nhất xin gởi đến thầy hướng dẫn
PGS.TS.BS Lê Thanh Tùng đã tận tình giúp đỡ tơi lĩnh hội kiến thức mới về
nghiên cứu khoa học trong suốt q trình hồn thành luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc, hội đồng khoa học, khoa
khám bệnh, khoa Hậu sản- Hậu phẫu, các thai phụ tham gia nghiên cứu tại
Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Yên đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình
thu thập số liệu đúng tiến độ.
Cuối cùng xin gởi lời cảm ơn đến ban giám hiệu trường Cao đẳng Y tế
Phú Yên, đồng nghiệp, gia đình, bạn bè đã động viên, khích lệ, giúp đỡ tinh
thần trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nam Định, ngày tháng năm 2020
Tác giả

Nguyễn Thị Tố Nga



iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên: Nguyễn Thị Tố Nga, học viên lớp: Cao học điều dưỡng khóa 5.
Xin cam đoan:
Đây là luận văn do chính tơi trực tiếp thực hiện nghiên cứu với sự
hướng dẫn của thầy giáo.
Cơng trình này khơng trùng lắp với bất kỳ nghiên cứu nào công bố ở
Việt Nam.
Các số liệu, thơng tin nghiên cứu hồn tồn chính xác, trung thực và
khách quan, đã được phê duyệt và đồng ý nơi tôi thực hiện thu thập số liệu.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những cam đoan này!
Nam Định, ngày tháng năm 2020
Tác giả

Nguyễn Thị Tố Nga


MỤC LỤC
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

i

LỜI CẢM ƠN

ii

LỜI CAM ĐOAN


ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

iv

DANH MỤC CÁC BẢNG

v

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

vii

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4


1.1. Định nghĩa, các khái niệm, thuật ngữ. ...........................................................4
1.2. Vàng da sơ sinh. .............................................................................................5
1.3. Tình hình vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh..................................................... 14
1.4. Thực trạng nhận thức về vàng da sơ sinh của các bà mẹ. .......................... 17
1.5. Thơng tin gia đình cần biết về vàng da ở trẻ sơ sinh. ................................. 22
1.6. Hiệu quả giáo dục sức khỏe về vàng da sơ sinh. ....................................... 22
1.7. Vai trò người điều dưỡng trong giáo dục sức khỏe. ................................... 24
1.8. Mơ hình ứng dụng. ...................................................................................... 24
1.9. Phương pháp đo lường. ............................................................................... 27
1.10. Sơ lược về địa điểm nghiên cứu – Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Yên. ..... 27
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

29

2.1. Đối tượng nghiên cứu. ................................................................................. 29
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. ............................................................. 29


2.3. Thiết kế nghiên cứu. .................................................................................... 29
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu. ................................................................. 29
2.5. Phương pháp thu thập số liệu. ..................................................................... 30
2.6. Các biến số nghiên cứu, thang đo, tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá. .......... 33
2.7. Phương pháp phân tích số liệu. ................................................................... 36
2.8. Sai số và biện pháp khắc phụ sai số. ........................................................... 36
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu. ................................................................. 36
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

38

3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. ............................................... 38

3.2. Đặc điểm sản khoa của đối tượng nghiên cứu............................................ 40
3.3. Nguồn cung cấp thông tin của đối tượng nghiên cứu. ............................... 42
3.4. Thực trạng kiến thức đúng của thai phụ về VDSS trước can thiệp giáo dục
sức khỏe. ............................................................................................................. 43
3.5. Thực trạng thái độ đúng của thai phụ về VDSS trước GDSK. .................. 48
3.6.Thực trạng kiến thức và thái độ chung của thai phụ về VDSS trước GDSK.
............................................................................................................................. 48
3.7. So sánh kiến thức đúng của thai phụ về VDSS trước và sau GDSK. ........ 50
3.8. So sánh thái độ của thai phụ về VDSS trước và sau GDSK ..................... 55
3.9. So sánh kiến thức và thái độ chung của thai phụ về VDSS trước và sau
GDSK. ................................................................................................................. 57
Chương 4: BÀN LUẬN

58

4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu. ............................................... 58
4.2 Đặc điểm sản khoa của đối tượng nghiên cứu............................................. 60


4.3. Nguồn cung cấp thông tin: .......................................................................... 61
4.4. Thực trạng kiến thức và thái độ của các thai phụ về vàng da sơ sinh trước
giáo dục sức khỏe. .............................................................................................. 62
4.5. Thay đổi kiến thức và thái độ về vàng da sơ sinh của thai phụ sau can thiệp
giáo dục sức khỏe. .............................................................................................. 67
4.6. Điểm mới, điểm mạnh và hạn chế của đề tài.............................................. 71
Chương 5: KẾT LUẬN

73

1. Thực trạng kiến thức và thái độ của thai phụ về vàng da ở trẻ sơ sinh. ....... 73

2. Sự thay đổi kiến thức và thái độ của thai phụ về vàng da sơ sinh sau can
thiệp giáo dục. ..................................................................................................... 73
KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1. Phiếu thỏa thuận tham gia nghiên cứu.
PHỤ LỤC 2. Phiếu khảo sát về VDSS.
PHỤ LỤC 3. Nội dung GDSK về VDSS.
PHỤ LỤC 4. Đáp án bộ câu hỏi khảo sát về VDSS.
PHỤ LỤC 5. Biến số nghiên cứu.
PHỤ LỤC 6. Danh sách sản phụ tham gia nghiên cứu.

74


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TIẾNG ANH
AAP

: American Academy of Pediatrics (Hội Nhi khoa Hoa Kì)

CDC

: Centers for Disease Control and Prevention (Trung tâm
ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh)

G6PD

: Glucose-6-phosphate dehydrogenase deficiency


Hb

: Hemoglobin (Huyết sắc tố)

TSB

: Total serum bilirubin (Bilirubin toàn phần trong huyết
thanh)

WHO

: World Health Organization (Tổ chức Y tế thế giới)

TIẾNG VIỆT
BM

: Bà mẹ

ĐTNC

: Đối tượng nghiên cứu

NVYT

: Nhân viên y tế

NC

: Nghiên cứu


GDSK

: Giáo dục sức khỏe

VDSS

: Vàng da sơ sinh

VD

: Vàng da


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân độ vàng da theo vùng và nồng độ bilirubin gián tiếp trong
máu theo Kramer. ............................................................................................ 11
Bảng 1.2. Theo ngày tuổi sau đẻ. .................................................................... 11
Bảng 1.3. Khuyến cáo giờ tuổi cần theo dõi theo thời điểm xuất viện. .......... 12
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi và nơi cư trú của đối tượng nghiên cứu. ............ 38
Bảng 3.2. Đặc điểm về học vấn của đối tượng NC. ........................................ 39
Bảng 3.3. Đặc điểm về số con và tiền sử con bị vàng da................................ 40
Bảng 3.4. Thông tin sản khoa của đối tượng nghiên cứu. .............................. 41
Bảng 3.5. Tần số và tỷ lệ từng nghe hoặc biết về VDSS. ............................... 42
Bảng 3.6. Kiến thức về khái niệm vàng da sơ sinh ......................................... 44
Bảng 3.7. Kiến thức về dấu hiệu nhận biết vàng da sơ sinh ........................... 45
Bảng 3.8. Kiến thức về nguyên nhân vàng da sơ sinh .................................... 46
Bảng 3.9. Kiến thức về về các phương pháp điều trị VDSS........................... 47

Bảng 3.10. Kiến thức về biến chứng vàng da sơ sinh ..................................... 47
Bảng 3.11. Thái độ của thai phụ về VDSS trước can thiệp. ........................... 48
Bảng 3.12. Kiến thức và thái độ chung của thai phụ về VDSS trước can thiệp.
......................................................................................................................... 49
Bảng 3.13. So sánh kiến thức về khái niệm vàng da sơ sinh .......................... 50
Bảng 3.14. So sánh kiến thức về dấu hiệu nhận biết VDSS của thai phụ trước
và sau can thiệp GDSK. .................................................................................. 51
Bảng 3.15. So sánh kiến thức về nguyên nhân VDSS của thai phụ trước và
sau can thiệp GDSK. ....................................................................................... 52
Bảng 3.16. So sánh kiến thức về phương pháp điều trị VDSS của thai phụ
trước và sau GDSK. ........................................................................................ 53
Bảng 3.17. So sánh kiến thức về biến chứng VDSS của thai phụ trước và sau
can thiệp GDSK. ............................................................................................. 54


vi

Bảng 3.18. So sánh thái độ của thai phụ về vàng da sơ sinh .......................... 55
Bảng 3.19. So sánh kiến thức và thái độ chung của thai phụ về VDSS trước và
sau can thiệp GDSK. ....................................................................................... 57


vii

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Chuyển hóa bilirubin trong cơ thể ................................................... 6
Sơ đồ 1.2.Ứng dụng Mơ hình niềm tin sức khỏe (HBM) ............................... 26
Sơ đồ 1.3. Sơ đồ nghiên cứu ........................................................................... 32

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Đặc điểm nghề nghiệp. ............................................................... 39
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm về tình trạng kinh tế ................................................... 40
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm về thời điểm bú mẹ sau sinh....................................... 42
Biểu đồ 3.4. Nguồn cung cấp thông tin........................................................... 43


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Vàng da tăng bilirubin tự do là một trong những vấn đề phổ biến nhất ở
trẻ sơ sinh, thường được chấp nhận như là một biểu hiện sinh lý; Hầu hết các
trường hợp là lành tính và thống qua [46]. Vàng da sơ sinh (VDSS) xảy ra ở
60% trẻ đủ tháng và 80% trẻ sinh non trong tuần đầu tiên của cuộc đời, [21],
[49]. Vàng da tăng bilirubin tự do ở trẻ sơ sinh có thể là bệnh lý nếu bilirubin
tăng quá nhanh và quá nhiều gây vàng da nhân hoặc vàng da nhiều và kéo dài;
Còn lại đa số là vàng da sinh lý. Hậu quả nặng nề nhất của tăng bilirubin tự
do ở trẻ sơ sinh là tổn thương não mạn tính (vàng da nhân). Vàng da nhân có
thể dẫn đến 10% tử vong và 70% di chứng thần kinh và tổn thương não cấp
tính đến 51,67% biểu hiện giảm thính lực hoặc điếc ở trẻ sơ sinh [12].
Nhiều nghiên cứu vẫn ghi nhận sự chậm trễ trong phát hiện và đưa trẻ
vàng da đi khám, dẫn đến những di chứng đáng tiếc xảy ra cho trẻ
[21],[25],[28], ở Châu Âu và Hoa Kỳ chiếm khoảng 4 - 5% tổng số trẻ sơ
sinh, ở Châu Á khoảng 14 - 16% [36]. Trong một đánh giá gần đây về gánh
nặng của chứng tăng bilirubin toàn cầu, khu vực châu Phi Sahara và Nam Á
đã được báo cáo khoảng 1,1 triệu trẻ sơ sinh bị tăng bilirubin máu nặng trên
toàn thế giới mỗi năm [22] .
Ở Việt Nam, nghiên cứu của Khu Thị Khánh Dung tại bệnh viện Nhi
Trung ương năm 2007 [7], vàng da tăng bilirubin gián tiếp chiếm 21,26%
tổng số sơ sinh nhập viện điều trị, tỷ lệ tử vong và bệnh tật cao từ bệnh vàng
da sơ sinh càng trầm trọng hơn bởi do sự thiếu hiểu biết và quản lý kém của

vấn đề này dẫn đến biến chứng nguy hiểm xảy ra cho trẻ [25],[31]. Theo kết
quả nghiên cứu của một số tác giả như Phạm Diệp Thùy Dương (2014) [8],
Hassan Saud Abdul Hussein (2016) [53] cho thấy kiến thức và thực hành về
vàng da của các bà mẹ sẽ tác động đến bệnh cảnh tăng bilirubin máu nặng khi
tái nhập viện của trẻ sơ sinh.


2

Người mẹ là người chăm sóc chính, cần hiểu rõ về cách nhận biết vàng
da sơ sinh và quyết định phù hợp, để điều trị kịp thời làm giảm khả năng phát
triển biến chứng vĩnh viễn [48]. Phát hiện sớm vàng da sơ sinh do tăng
bilirubin để đưa trẻ nhập viện kịp thời thì bà mẹ phải có kiến thức tốt khi
chăm sóc trẻ. Điều đó sẽ giúp điều trị hiệu quả và phòng ngừa các biến chứng
vàng da [30], [29].
Tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Yên theo báo cáo 6 tháng đầu năm 2019
tại khoa Nhi Sơ Sinh tiếp nhận 278 ca vàng da sơ sinh nhập viện, trong đó có
nhiều ca từ tuyến dưới chuyển lên vàng da đã có biến chứng nặng phải
chuyển tuyến trung ương điều trị.
Nhằm cải thiện công tác giáo dục sức khỏe ngay từ giai đoạn tiền sản để
nâng cao nhận thức, chuẩn bị đầy đủ các kiến thức cơ bản cần thiết về vàng da
sơ sinh cho các bà mẹ giúp các bà mẹ chủ động, tự tin trong trực tiếp chăm sóc
trẻ. Chúng tơi thực hiện nghiên cứu đề tài “Thay đổi kiến thức và thái độ của
thai phụ về vàng da sơ sinh tại bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Yên năm 2020
sau giáo dục sức khỏe”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mô tả thực trạng kiến thức và thái độ của thai phụ về vàng da sơ sinh tại
bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Yên năm 2020.
2. Đánh giá sự thay đổi kiến thức và thái độ của thai phụ về vàng da sơ sinh
tại bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Yên sau can thiệp giáo dục sức khỏe trong thời
kỳ mang thai.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Định nghĩa, các khái niệm, thuật ngữ.
- Vàng da là do chất bilirubin trong máu thấm vào da, làm cho da, mắt
và niêm mạc có màu vàng, có thể là bình thường hoặc là bệnh lý. Màu vàng
được gây ra bởi một chất gọi là bilirubin, được tạo ra bình thường trong cơ
thể. Em bé có nồng độ bilirubin trong máu cao hơn bình thường, một tình
trạng gọi là "tăng bilirubin máu", phát triển màu vàng này khi bilirubin tích tụ
trong da [44].
- Giáo dục sức khỏe (GDSK) là q trình tác động có mục đích, có kế
hoạch đến suy nghĩ và tình cảm của con người, nhằm nâng cao kiến thức, thay
đổi thái độ và thực hành các hành vi lành mạnh để bảo vệ và nâng cao sức
khỏe cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. GDSK tác động vào 3 lĩnh vực:
Kiến thức, thái độ, thực hành hay cách ứng xử của con người đối với bảo vệ
và nâng cao sức khỏe.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới [52], bản chất của GDSK là người làm việc
với người để giải quyết các vấn đề vấn đề về sức khỏe và nâng cao chất lượng
cuộc sống. Việc truyền thông giúp trang bị cho mọi người những sự kiện,
những tư tưởng và những thái độ mà họ cần có để đề ra những quyết định về
tình trạng sức khỏe của mình. Mục đích của GDSK là gây ảnh hưởng tích cực
đến hành vi sức khỏe của cá nhân và cộng đồng cũng như điều kiện sống và

làm việc có ảnh hưởng đến sức khỏe của họ.
- Nâng cao sức khỏe: Là quá trình giúp mọi người có đủ khả năng kiểm
sốt tồn bộ sức khỏe và tăng cường sức khỏe của họ.
- Kiến thức là sự hiểu biết hay nhận thức của một cá nhân về một người
hay một sự việc, có được thơng qua kinh nghiệm hoặc giáo dục bởi nhận thức,
khám phá hoặc học tập.


5

- Thái độ là biểu hiện ủng hộ hay phản đối với một người hay một điều
gì, được hình thành từ quá khứ hay hiện tại của một cá nhân [10], [52].
- Nhận thức là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức và những am
hiểu thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan, bao gồm các qui
trình như tri thức, sự chú ý, trí nhớ, sự đánh giá, ước lượng, sự lí luận, sự tính
tốn, việc giải quyết vấn đề, việc đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử
dụng ngôn ngữ. Theo “Từ điển Bách khoa Việt Nam”.
1.2. Vàng da sơ sinh.
* Chuyển hóa bilirubin trong cơ thể:
Chuyển hóa bilirubin trong bào thai: sự thanh lọc bilirubin trong huyết
tương thai nhi do mẹ đảm nhiệm. Bilirubin tự do của thai qua rau thai gắn với
albumin của mẹ, đến gan mẹ và được chuyển thành bilirubin kết hợp và được
thải ra ngồi. Chỉ có một phần rất nhỏ bilirubin được biến đổi tại gan thai nhi
và được chuyển xuống ruột, có trong phân su.
Chuyển hóa bilirubin sau khi sinh: ngay sau sinh, trẻ phải tự đảm nhận
chyển hóa bilirubin mặc dù chức năng gan hoạt động chưa tốt, lượng protein
thấp, emzym glucuronyl transferase ít về số lượng và hoạt tính yếu. Trong khi
đó, hiện tượng tan máu tăng ở trẻ sơ sinh do đời sống hồng cầu ở trẻ sơ sinh
ngắn (30 ngày).
Những yếu tố ảnh hưởng tới chuyển hóa bilirubin: Albumin máu giảm:

trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai làm tăng bilirubin tự do trong máu, thấm
vào tổ chức mỡ dưới da, các phủ tạng chứa lipid, nhất là não; tình trạng thiếu
oxy nặng (ngạt); một số thuốc heparin, cafein… có ái lực với albumin huyết
thanh hoặc với bilirubin làm giảm khả năng gắn hai chất này với nhau làm
tăng bilirubin tự do trong máu.


6

Hồng cầu bị vỡ tại hệ thống liên võng nội mô

Máu
Bilirubin tự do gắn với albumin huyết thanh

Gan
Glucuronyl tranferase (ligandin, protein Y-Z)
chuyển bilirubin tự do thành bilirubin kết hợp

Đường mật

Máu tuần hoàn

Bilirubin kết hợp

Bilirubin kết hợp

Ruột
Phân

Tuần hoàn ruột - gan

Nước tiểu

Sơ đồ 1.1: Chuyển hóa bilirubin trong cơ thể [13]
Vàng da sinh lý: xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 sau khi ra đời.
Da trẻ có màu vàng nhạt, sáng, chủ yếu vàng ở vùng mặt, ngực và bụng. Theo
Maisel khi nồng độ bilirubin máu từ 10 - 14,8 mg% ngày thứ 3 - 5 sau đẻ ở
trẻ đủ tháng và <10 mg% ở trẻ đẻ non tháng được gọi là vàng da sinh lý. Trẻ
vàng da sinh lý vẫn ăn, ngủ và phát triển bình thường.Vàng da sinh lý, không
cần điều trị cũng tự khỏi [13].
Vàng da tăng bilirubin tự do bệnh lý: Các triệu chứng lâm sàng thường
xuất hiện sớm (trước 24 giờ), vàng da tăng nhanh, có thể vàng tồn thân, da


7

vàng nhạt hoặc vàng đậm. Vàng da kéo dài trên 1 tuần ở trẻ đủ tháng hoặc
trên 2 tuần ở trẻ đẻ non. Xét nghiệm nồng độ bilirubin trong máu tăng >14,8
mg% (250µmol/L ở trẻ vàng da bệnh lý khơng tìm thấy ngun nhân. Mặt
khác đủ tháng và >10mg% (170µmol/L) ở trẻ đẻ non tháng hay (tăng trên 0,5
mg/dL máu/giờ hoặc 8 mol/L máu/giờ) [13]. Nhiều nghiên cứu cho thấy trên
56% trẻ sơ sinh người ta cũng chứng minh được rằng có nhiều yếu tố liên
quan đến tăng bilirubin máu[15].
1.2.1. Nguyên nhân gây vàng da ở trẻ sơ sinh.
Ở trẻ sơ sinh, vàng da có xu hướng phát triển do hai yếu tố: sự phá vỡ
huyết sắc tố của thai nhi và các con đường chuyển hóa ở gan chưa trưởng
thành, khơng thể liên hợp. Do đó, sự bài tiết của bilirubin xảy ra nhanh. Điều
này gây ra sự tích tụ của bilirubin trong máu, dẫn đến triệu chứng vàng da.
Một mức độ bilirubin hơn 85 mmol/l (5 mg/dl) biểu hiện VDSS [21].
Hồng cầu vỡ phóng thích bilirubin vào máu do:
+ Số lượng hồng cầu /kg/ trẻ sơ sinh lớn hơn người lớn.

+ Đời sống hồng cầu thai nhi ngắn hơn người lớn.
+ Thiếu enzyme G6PD (Glucose-6-photphate dehydrogenase) trong tế
bào hồng cầu, men này bảo vệ hồng cầu khỏi bị tấn cơng bởi các chất oxy
hóa. Hồng cầu bị thiếu men G6PD khi gặp chất có tính oxit như nhiễm trùng,
thuốc, đậu favar sẽ bị thiếu GSH hậu quả là các proteins có chứa sulfhydryl
của hồng cầu sẽ bị oxit hóa và làm biến chất globin, các globin biến chất này
sẽ gắn vào màng tế bào được xem như là thể Heinz. Tình trạng thiếu men
G6PD sẽ làm cho nhiều hồng cầu bị phá vỡ hơn bình thường và do đó giải
phóng nhiều bilirubin hơn. Gan của trẻ sơ sinh dù đã hồn thiện cũng khơng
thể giáng hóa hết lượng bilirubin đã được giải phóng làm nồng độ bilirubin
tăng cao trong máu gây ra vàng da. Nếu tình trạng vàng da nặng, não của trẻ


8

sẽ có thể bị tổn thương làm trẻ bị chậm phát triển thể chất và tâm thần, trong
trường hợp nghiêm trọng hơn trẻ có thể bị bại não hay tử vong [14].
- Vận chuyển bilirubin vào gan và quá trình kết hợp bilirubin tại gan: quá
trình này ở trẻ sơ sinh còn hạn chế do:
+ Men gan (glucuronyl transferase) chưa hoàn chỉnh.
+ Lượng Albumin trong máu thấp.
+ Trẻ sơ sinh thiếu oxy nặng (ngạt), nhiễm khuẩn, nhiễm toan, dùng
một số thuốc cạnh tranh với bilirubin (cafein, heparin, rocephin…).
- Bài tiết bilirubin: Bilirubin được bài tiết qua đường tiêu hóa và đường tiết
niệu, quá trình này bị ảnh hưởng do:
+ Nhu động ruột của trẻ kém → Bilirubin bị tái hấp thu qua chu trình
ruột gan.
+ Chức năng thận chưa hồn chỉnh.[4]
* Nguyên nhân gây vàng da do tăng bilirubin gián tiếp [5]
- Bất đồng nhóm máu ABO và Rhesus.

- Nhiễm trùng.
- Trẻ có tuổi thai 34 - < 37 tuần tính từ ngày đầu kinh cuối.
- Bệnh thiếu Glucose-6-Phosphate Dehydrogenase (G6PD).
- Vàng da do sữa mẹ.
- Tái hấp thu các ổ xuất huyết.
- Tăng chu trình ruột – gan.
* Nguyên nhân gây vàng da do tăng bilirubin trực tiếp [32].
- Tại đường mật: teo đường mật bẩm sinh, có thể teo đường mật trong
gan, ngoài gan hoặc teo toàn bộ.
- Tại gan: do có hiện tượng viêm gan, trong đó nguyên nhân có thể
gồm:


9

+ Viêm gan đặc hiệu như viêm gan virus, giang mai, toxoplasma,
herpes, lao… có tính chất riêng từng loại, thường biểu hiện trên lâm sàng là
vàng da tăng bilirubin trực tiếp, gan lách to và có dấu hiệu nhiễm khuẩn.
+ Viêm gan tạp khuẩn: Xuất hiện sau các nhiễm khuẩn toàn thân như
nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn da, rốn…do các cầu khuẩn, trực khuẩn…
thường có vàng da, gan to sau một thời gian nhiễm khuẩn nặng.
- Rối loạn chuyển hóa.
1.2.2. Phân biệt vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh.
1.2.2.1. Vàng da sinh lý:
- Xuất hiện vào ngày thứ 2 – 3 sau sinh.
- Da và niêm mạc có màu vàng sáng, vàng da đơn thuần, không kèm với
vấn đề bất thường nào khác, Vàng da nhẹ đến mặt, ngực.
- Bilirubin máu rốn là 1 – 3mg/dL, tốc độ tăng dưới 5 mg/dL/24 giờ.
- Cao nhất vào ngày thứ 2 – 4 sau sinh 5 – 6mg/dL ở trẻ đủ tháng.
- Giảm dần dưới 2 mg/dL vào ngày thứ 5 – 7.

- Ở trẻ đủ tháng vàng da sẽ hết trong vòng từ 7 – 10 ngày, còn ở trẻ đẻ
non lâu hơn từ 15 – 20 ngày, xét nghiệm Bilirubin< 15 mg/dl.
1.2.2.2.Vàng da bệnh lý:
Khi nồng độ bilirubin tăng cao hơn mức độ sinh lý Bilirubin gián tiếp >
12 mg/dl (trẻ đủ tháng), > 15 mg/dl (trẻ non tháng).
- Đặc điểm vàng da do tăng bilirubin gián tiếp:
+ Da vàng sáng, vàng tươi thường kèm theo hội chứng thiếu máu.
+ Phân không bạc màu.
+ Nước tiểu không vàng sẫm thấm ra tã, khi huyết tán cấp có thể đái ra
huyết sắc tố.
+ Tồn thân biểu hiện bệnh huyết tán mạn tính.


10

+ Xét nghiệm: Bilirubin gián tiếp tăng, các xét nghiệm tìm thiếu máu.
huyết tán, thiếu men G6PD dương tính.
- Đặc điểm vàng da do tăng bilirubin trực tiếp.
+ Da vàng đậm, hơi xanh (tăng lên từ từ ở trẻ vàng da ứ mật).
+ Nước tiểu bao giờ cũng sẫm màu thấm vàng ra tã, có sắc tố mật,
muối mật.
+ Gan thường to, chắc do ứ mật, viêm gan hoặc ứ đọng tại gan, trong
các bệnh rối loạn chuyển hóa lách thường to.Tồn thân biểu hiện của tình
trạng ứ mật, nhiễm khuẩn hoặc các biểu hiện của rối loạn chuyển hóa [5].
1.2.3. Nhận biết vàng da sơ sinh.
Quan sát trẻ dưới ánh sáng tự nhiên vì nếu nhìn dưới ánh sáng đèn thì
tình trạng vàng da có thể nặng hơn hoặc nếu thiếu ánh sáng thì khơng thể phát
hiện được vàng da.
Dùng ngón tay ấn nhẹ lên da trong 2 giây rồi bỏ ra, làm như vậy có thể
nhìn rõ màu da và tổ chức dưới da.

*Mức độ vàng da:
Dựa vào:
– Thời gian xuất hiện vàng da:
+ Vàng da xuất hiện sớm < 24 giờ tuổi
+ Vàng da xuất hiện sau 3 ngày: phổ biến
+ Vàng da xuất hiện muộn( ngày 14 trở đi)
– Theo tốc độ tăng bilirubin: tăng bilirubin nhanh > 0.5 mg/dl/giờ.
– Tình trạng trẻ: các dấu hiệu đi kèm như có cơn ngừng thở, li bì, nơn,
bú kém, thân nhiệt không ổn định,co giật, tăng trương lực cơ, xoắn vặn.
– Các yếu tố thuận lợi:[4],[5]
+ Trẻ đẻ ngạt gây thiếu oxy máu
+ Trẻ đẻ non, nhẹ cân


11

+ Trẻ hạ thân nhiệt, hạ đường máu
+ Trẻ toan máu
+ Trẻ giảm albumin máu
+ Trẻ chậm đi ngoài phân su, nơn dịch vàng
+ Tiền sử mẹ:
o Có trẻ sơ sinh bị vàng da ở lần đẻ trước
o Mẹ dùng thuốc oxytocin kích thích đẻ
o Tiền sử thai nghén có nguy cơ : tiền sản giật, tiểu đường, nhiễm
khuẩn…
– Vị trí vàng da:
*Theo nguyên tắc Krammer[4]
Bảng 1. 1. Phân độ vàng da theo vùng và nồng độ bilirubin gián tiếp trong
máu theo Kramer.
1


2

3

4

5

5-7

8-10

11-13

13-15

>15

Bilirubin/máu 85-

136-

187-

221-

(µmol/l)

170


221

255

Vùng
Bilirubin/máu
(mg/dl)

119

*Theo ngày tuổi sau đẻ:
Bảng 1.2. Theo ngày tuổi sau đẻ.
Tuổi
Ngày 1

Vị trí vàng da
Bất cứ vị trí nào

Phân loại
Vàng da nặng

Ngày 2

Cánh tay và cẳng chân

Vàng da nặng

Ngày 3 trở đi


Bàn tay và bàn chân

Vàng da nặng

>255


12

Xét nghiệm:
– Bilirubin máu
– Cơng thức máu
– Nhóm máu (ABO; Rh mẹ -con)
1.2.4. Theo dõi vàng da ở trẻ sơ sinh
Hướng dẫn mẹ theo dõi và phát hiện sớm dấu hiệu vàng da của trẻ để
kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Chiếu đèn dự phòng các trường hợp trẻ có nguy cơ ( ví dụ: trẻ đẻ non,
đa hồng cầu, đẻ ngạt, bướu huyết…).
Thời điểm theo dõi vàng da sau xuất viện:
+ Theo Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (2004) [32], để quản lý tốt
vàng da sơ sinh (VDSS) cần kết hợp tầm soát các yếu tố nguy cơ gây VDSS
nặng và xác định mức bilirubin trong máu trước xuất viện là tối cần thiết. Cần
kết hợp các yếu tố này để xác định thời điểm tái khám sau xuất viện ở trẻ sơ
sinh.
Bảng 1. 3. Khuyến cáo giờ tuổi cần theo dõi theo thời điểm xuất viện.
Thời điểm xuất viện

Giờ tuổi cần tái khám

Trước giờ thứ 24


72 giờ

Giờ thứ 24 – giờ thứ 48

96 giờ

Giờ thứ 48 – giờ thứ 72

120 giờ

“Nguồn: American Academy of Pediatric (2004)” [32], [46]
Khuyến cáo này cần linh hoạt tùy theo nguy cơ tăng bilirubin máu nặng
của trẻ; thậm chí cần tái khám nhiều lần hay hoãn xuất viện nếu dự đốn
khơng thể đảm bảo việc theo dõi tái khám.
1.2.5. Biến chứng.


×