Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Hậu quả của việc thực hiện chính sách tài khóa vào năm 20111012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.3 KB, 3 trang )

1. Chính sách tài khóa là gì?
Chính sách tài khóa trong kinh tế học vĩ mơ là chính sách thơng qua chế độ thuế và đầu tư
công để tác động tới nền kinh tế. Chính sách tài khóa cùng với chính sách tiền tệ là các chính
sách kinh tế vĩ mô quan trọng, nhằm ổn định và phát triển kinh tế
2. Chính sách tài khóa thu hẹp là gì?
Chính sách tài khố thu hẹp được chính phủ áp dụng khi nền kinh tế có sản lượng thực tế
cao hơn sản lượng tiềm năng. Khi chính phủ giảm chi tiêu hoặc tăng thuế, tổng cầu giảm làm cho
sản lượng cân bằng giảm, điều này dẫn đến cầu tiền tệ cũng giảm. Khi cầu tiền giảm lãi suất sẽ
giảm, lãi suất giảm khuyến khích đầu tư tư nhân và nhờ đó tổng cầu tăng trở lại.
3. Chính phủ thực hiện những biện pháp gì để thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp?
Chính phủ sẽ thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp bằng cách tăng thuế và giảm chi tiêu
chính phủ, tăng lãi suất chiết khấu, tăng dự trữ bắt buộc . Về cơ bản, các chính sách này sẽ hút
tiền từ nền kinh tế tư nhân, với hy vọng làm giảm việc sản xuất không bền vững hoặc để hạ giá
tài sản. Tuy vậy trong nền kinh tế hiện đại, việc tăng thuế ít khi nào trở thành một chính sách thu
hẹp khả thi. Thay vào đó, phần lớn các chính sách tài khóa thu hẹp là nhằm để giảm thiểu sự mở
rộng tài khóa trước đó, bằng việc giảm chi tiêu chính phủ nhưng đơi khi là chỉ trong một số lĩnh
vực cụ thể.
4. Việc thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp sẽ tác động như thế nào đến nền kinh tế?
Chính sách trong đó chi tiêu của chính phủ ít đi thơng qua việc tăng thu từ thuế hoặc giảm
chi tiêu hoặc kết hợp cả 2. Việc này sẽ dẫn đến thâm hụt ngân sách ít đi hoặc thặng dư ngân sách
lớn lên so với trước đó, hoặc thặng dư nếu trước đó có ngân sách cân bằng.
Giả sử ban đầu nền kinh tế có tổng chi tiêu vượt quá mức năng lực sản xuất hiện có. Sự
hạn chế về phía cung ngăn cản nền kinh tế mở rộng và giá cả sẽ tăng tốc. Nền kinh tế đang nằm ở
phần đường tổng cung rất dốc. Mà các nhà kinh tế gọi là phát triển quá nóng. Phản ứng của chính
sách cần thiết là chính phủ nên cắt giảm tổng cầu để kiềm chế lạm phát. Biểu diễn của việc tăng
thuế hoặc giảm chi tiêu chính phủ đến tổng chi tiêu của nền kinh tế. Giảm chi tiêu của chính phủ
sẽ trực tiếp làm giảm tổng chi tiêu của nền kinh tế và làm dịch chuyển đường tổng chi tiêu xuống
phía dưới. Cả giảm chi tiêu và tăng thuế đều làm đường cầu đi chuyển sang trái và cho phép
chuyển nền kinh tế đến gần mức sản lượng tự nhiên hơn và kết quả là lạm phát sẽ được kiềm chế
Khi nền kinh tế lạm phát sử dụng chính sách tài khóa thu hẹp có thể ảnh hưởng đến các
giành giáo dục, y tế, các khu vực cơng cộng và sản xuất nói chung. Chính phủ sử dụng ngân sách


để cải thiện các dịch vụ công như: dịch vụ pháp lý; chống độc quyền, tội phạm, nâng cấp hệ
thống thơng tin, thanh tốn...qua đó làm tăng năng suất và hiệu quả của khu vực tư nhân.
1


Như ta đã biết chính sách tài khố có khả năng là điều tiết nền kinh tế. Vìvậy nếu một nền
kinh tế muốn vượt qua những biến động và phát triển thì phải nhờ tới hai gọng kìm của chính
sách tài khoá và ngược lại khi nền kinh tế phát triển đúng quỹ đạo ít có biến động thì chính phủ sẽ
sử dụng ít chính sách tài khố và ngược lại thì nền kinh tế phát triển biến động thì chính phủ sẽ sử
dụng chính sách tài khố.
5. Việt Nam đã thực hiện chính sách tài khóa thu hẹp bằng cách giảm chi tiêu ngân sách
năm giai đoạn năm 2011-2012. Anh/Chị hãy tìm hiểu hậu quả của chính sách này.
Trong bối cảnh tăng trưởng phục hồi nhưng lại đi kèm với lạm phát ở mức cao, đồng tiền
mất giá, lạm phát, chưa ổn định kinh tế vĩ mô, không bảo đảm an sinh xã hội..
Tình hình kinh tế thế giới giai đoạn 2011_2012 diễn biến phức tạp, lạm phát tăng, giá dầu
thô, giá nguyên vật liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, giá lương thực, thực phẩm trên thị trường
thế giới tiếp tục xu hướng tăng cao. Trong nước, thiên tai, thời tiết tác động bất lợi đến sản xuất
và đời sống; một số mặt hàng là đầu vào quan trọng của sản xuất như điện, xăng dầu vẫn chưa
thực hiện đầy đủ theo cơ chế giá thị trường buộc phải điều chỉnh tăng; mặt khác, chúng ta phải
nới lỏng chính sách tiền tệ, tài khóa để ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng tưởng kinh tế trong thời
gian qua. Tình hình trên đây đã làm cho giá cả tăng cao, tăng nguy cơ mất ổn định kinh tế vĩ mô
của nước ta
Trong 2011, kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới, do khủng
hoảng tài chính và khủng hoảng nợ cơng ở châu Âu chưa được giải quyết, tác động tiêu cực đến
hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư. Tăng trưởng GDP đã giảm xuống dưới 6%
vào các năm 2012 - 2014, riêng năm 2011 lạm phát tăng cao đến 18,13%. Trong bối cảnh đó, ổn
định kinh tế vĩ mô được ưu tiên với các giải pháp về tài khóa và tiền tệ đã được triển khai đồng
bộ nhằm kiềm chế lạm phát. Tốc độ tăng giá tiêu dùng giảm mạnh, đặc biệt là từ năm 2012 đến
nay.
Năm 2011 được xem là năm thị trường vàng liên tiếp lập kỷ lục về giá. Đỉnh điểm của cơn

sốt giá vàng phải kể đến ngày 22/8, giá lập kỷ lục 49 triệu đồng/lượng. Năm 2011 cũng ghi nhận
hoạt động thao túng thị trường của giới đầu cơ, điển hình là việc giá vàng SJC (thương hiệu
chiếm hơn 90% thị phần), có lúc đắt hơn thế giới gần 5 triệu đồng/lượng.
Vấn đề đáng lo ngại là tỷ lệ huy động thu trên GDP đang có xu hướng giảm dần, trong khi
áp lực tăng chi tiêu công cả về đầu tư và thường xuyên vẫn cao và các chỉ số an toàn nợ đã gần
sát các giới hạn an toàn theo luật định. Những vấn đề này có ảnh hưởng khơng nhỏ đến tăng
trưởng kinh tế và đảm bảo bền vững tài khóa trong dài hạn. Do vậy, cần có một lộ trình củng cố
tài khóa để đảm bảo sự bền vững tài khóa song khơng hoặc ít ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế
Để kiềm chế lạm phát, chính sách tài khóa đã được điều chỉnh theo hướng cắt giảm đầu tư
công, giảm bội chi ngân sách nhà nước. Các giải pháp cụ thể đó là: Tăng thu ngân sách nhà nước
2


từ 7-8% so với dự toán ngân sách năm 2011; Tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên; Giảm bội
chi ngân sách nhà nước năm 2011 xuống dưới 5% GDP; Không ứng trước vốn ngân sách nhà
nước, vốn trái phiếu chính phủ năm 2012 cho các dự án, trừ các dự án phòng, chống, khắc phục
hậu quả thiên tai cấp bách; Không kéo dài thời gian thực hiện các khoản vốn đầu tư từ ngân sách
nhà nước, trái phiếu chính phủ kế hoạch năm 2011...
Mặc dù chính sách tài khóa được tăng cường nhằm ứng phó với lạm phát, tuy nhiên, trong
giai đoạn này, tốc độ lạm phát vẫn ở mức khá cao, đồng thời tác động của chính sách tài khóa nới
lỏng đã làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Vẫn cịn tình trạng một số nhiệm vụ chi cịn chưa thực sự hiệu quả, tiết kiệm khiến ngân
sách nhà nước cịn thất thốt. Tình trạng bổ sung dự tốn để thực hiện chính sách mới và một số
địa phương khó khăn trong cân đối ngân sách địa phương để đảm bảo các nhiệm vụ chi được bố
trí dự tốn năm 2012 khiến cho chính sách chi chưa đạt hiệu quả toàn diện.
Thâm hụt ngân sách thường xuyên và ở mức cao. Dư địa khơng gian tài khóa hạn hẹp.
Chính sách tài khóa thường thuận chu kỳ. Hiệu quả đầu tư công thấp (ICOR khu vực kinh tế nhà
nước cao). Ràng buộc ngân sách mềm. Kế hoạch ngân sách trung hạn và tính linh hoạt của chính
sách tài khóa kém. Độ trễ chính sách thường lớn. Minh bạch và trách nhiệm giải trình hạn chế.
Vai trị của chính sách tài khóa rất quan trọng trong điều kiện cơ chế tỷ giá kém linh hoạt. Phối

hợp với chính sách tiền tệ hạn chế.
Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát nhưng chưa vững chắc. Cân đối
ngân sách khó khăn, bội chi cao hơn kế hoạch. Việc thực hiện lộ trình giá thị trường đối với một
số mặt hàng và dịch vụ thiết yếu còn chậm, chưa tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội. Hoạt
động của một số tổ chức tín dụng chưa thật an tồn. Thị trường bất động sản, thị trường chứng
khốn cịn trầm lắng. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP không đạt kế hoạch.
Hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Sản xuất kinh doanh cịn nhiều khó khăn. Nợ
xấu cịn cao. Số doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động còn lớn. Tăng trưởng GDP chưa đạt kế
hoạch (5,4% so với kế hoạch 5,5%).

3



×