Thực trạng việc thực hiện chính sách tCXH ở Việt nam
______________
2.1. Chủ trương của đảng
2.1.1. Gắn liền chính sách trợ giúp xã hội với chính sách đổi mới kinh tế,
đảm bảo phân phối công bằng trong toàn bộ nền kinh tế
Chủ trương này được thể hiện rõ trong Nghị quyết Đại hội đảng toàn
quốc lần thứ VI, VII, VIII và IX. Cụ thể Nghị quyết đại hội đảng toàn quốc lần
thứ VIII đã nêu: "Từng bước xây dựng chính sách Bảo trợ xã hội chủ nghĩa đối
với toàn dân, theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, mở rộng và
phát triển các công trình sự nghiệp bảo trợ xã hội, tạo lập nhiều hệ thống và
hình thức bảo trợ xã hội cho nhưng người có công với cách mạng và những
người gặp khó khăn. Nghiên cứu bổ sung chính sách, chế độ bảo trợ xã hội phù
hợp với quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, quản lý xã hội" (Đảng cộng
sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, NXB Sự Thật, Hà
Nội -1987, trang 94). Tiếp đó Đại hội đảng toàn quốc lần thứ 8 năm 1996 nhấn
mạnh quan điểm mục tiêu của tăng trưởng phát triển kinh tế phải đi đôi với
tiến bộ và công bằng xã hội, vấn đề phân phối... Cụ thể: "Tăng trưởng kinh tế
phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và trong
suốt quá trình phát triển. Công bằng xã hội phải thể hiện ở khâu phân phối
hợp lý tư liệu sản xuất lẫn khâu phân phối kết quả sản xuất, ở việc tạo điều
kiện cho mọi người đều có cơ hội phát triển và sử dụng tốt năng lực của mình”
(Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
NXB Chính trị Quốc gia- Hà Nội- 1996, trang 113).
Hệ thống chính sách trợ giúp xã hội và trợ cấp xã hội cộng đồng được
xây dựng trên cơ sở quan điểm phù hợp với điều kiện và quá trình phát triển
kinh tế, với mục tiêu giải quyết vấn đề bình đẳng trong phân phối sản phẩm
quốc dân, theo định hướng mọi đối tượng xã hội đều được hưởng lợi từ thành
quả của tăng trưởng và phát triển kinh tế. Chính vì những mục tiêu đó mà các
chế độ TCXH luôn được đảng và nhà nước ta điều chỉnh và thay đổi phù hợp
với quá trình phát triển kinh tế và mức sống chung của cộng đồng dân cư,
không để tình trạng quá chênh lệch diễn ra trong xã hội.
2.1.2. Từng bước xây dựng và hình thành hệ thống luật pháp đồng bộ
Chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền, đòi hỏi các lĩnh vực xã hội
phải từng bước hình thành luật pháp quy định cụ thể về các nội dung chính
sách. Trong bối cảnh hệ thống chính sách còn thiếu, chưa đồng bộ cần có lộ
trình, bước đi phù hợp. Nghị quyết đại hội đảng toàn quốc lần thứ VIII đã nêu
định hướng: "Đẩy mạnh các hoạt động nhân đạo từ thiện. Thực hiện các chính
sách bảo trợ TEMC, lang thang cơ nhỡ, người già neo đơn, nạn nhân chiến
tranh, người tàn tật; xây dựng quỹ tình thương trích từ ngân sách một phần
và động viên toàn xã hội tham gia đóng góp; tiến tới xây dựng luật về bảo trợ
người tàn tật và TEMC" (Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ VIII, NXB Chính trị Quốc gia- Hà Nội- 1996, trang 116).
Chủ trương này cũng được quán triệt sâu sắc và từng bước đã hình
thành hệ thống luật pháp đối với người tàn tật, trẻ em đặc biệt khó khăn,
người cao tuổi, đặc biệt là các quy định về các chế độ chính sách trợ cấp và trợ
giúp các nhóm đối tượng xã hội yếu thế.
2.1.3. Phân cấp và xã hội hoá công tác xã hội và trợ giúp đối tượng xã hội
khó khăn
Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn về kinh tế, cần ưu tiên ngân sách nhà
nước cho đầu tư phát triển, chủ trương xã hội hoá công tác xã hội được Đảng
và nhà nước lựa chọn là một trong những giải pháp quan trọng để giải quyết
tốt các vấn đề xã hội bức xúc. Chủ trương này được thể hiện rõ trong Nghị
quyết đại hội đảng toản quốc lần thứ IX: "Các chính sách xã hội được tiến hành
theo tinh thần xã hội hoá, đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, huy
động các nguồn lực trong nhân dân và sự tham gia của các đoàn thể nhân
dân, các tổ chức xã hội" (Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia- Hà Nội- 2001, trang 4).
Xã hội hoá công tác chăm sóc đối tượng xã hội nói chung và TCXH đối
với đối tượng xã hội ĐBKK được thể hiện ngay từ khâu xây dựng chính sách,
chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện, theo dõi giám sát đánh giá. Chỉ thực
hiện TCXH đối với những người không có người thân, hàng xóm giúp đỡ. Xã hội
hoá cũng được thể hiện ngay trong việc xác định mức trợ cấp. Nhà nước chỉ
hỗ trợ một phần, phần thiếu vận động xã hội giúp đỡ. Tinh thần xã hội hoá
được thể hiện trong chỉ đạo thực hiện: “Hình thành các tổ chức của người tàn
tật và vì người tàn tật, các hội từ thiện, tổ chức việc giúp đỡ người già cô đơn
và TEMC, những người cơ nhỡ, bất hạnh trong cuộc sống” (Đảng cộng sản Việt
nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, NXB Sự Thật (trang 75),
Hà Nội-1991).
2.2. Thực trạng chính sách TCXH
2.2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển TCXH
2.2.1.1. Giai đoạn 1945-1965
Đây là giai đoạn hình thành chính sách trợ cấp xã hội. Giai đoạn này
chính sách trợ cấp xã hội được hiểu như chính sách cứu trợ đột xuất (cứu đói
cho người thiếu đói). Sau khi cách mạng tháng 8 năm 1945, nước ta phải
đương đầu với hai việc quan trọng là cứu đói ở miền Bắc và kháng chiến ở
miền Nam. Ngày 28/9/1945 Chính phủ đã ra lời kêu gọi đồng bào toàn quốc
ra sức cứu đói bằng hình thức “Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn
ăn 3 bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa 1 bơ) để cứu dân nghèo”
1
. Hưởng ứng lời kêu
giọi của Hồ Chủ Tịch và của Chính phủ, cả nước đã dấy lên phong trào nhường
cơm sẻ áo, lập hũ gạo, lập tổ chức nghĩa thương tiết kiệm để giúp đỡ dân
nghèo, những người khó khăn. Cùng với việc phát động phong trào Chính phủ
hình thành chính sách trợ giúp xã hội để ổn định đời sống của nhân dân lao
1 Hồ Chí Minh to n tà ập –NXB Sự Thật, T.4, tr.98
động. Kết quả đã có hàng chục vạn người nghèo được trợ giúp lương thực,
thực phẩm, quần áo, nạn đói được đẩy lùi.
Từ năm 1954, sau khi giải phóng miền Bắc nhiệm vụ của miền Bắc là
hàn gắn vết thường chiến tranh, khôi phục và phát triển đất nước. Đảng và
nhà nước ta thực hiện những chính sách cải cách kinh tế, đặc biệt là chính
sách cải cách ruộng đất, tạo sức cho phát triển kinh tế và xoá đói. Giai đoạn
này chính sách cứu trợ xã hội tập trung vào các giải pháp hỗ trợ cho những
người khó khăn, vùng bị chiến tranh, vùng sâu, vùng xa, hẻo lánh và cứu trợ
lương thực cho người bị đói do thiên tai. Trong giai đoạn này đã có một số văn
bản ban hành dưới dạng các công văn, thông tư quy định trách nhiệm của các
ngành, các cấp địa phương trong thực hiện cứu trợ, cứu tế xã hội…
Nhìn chung giai đoạn 1945-1965, song song với nhiệm vụ đấu tranh
giải phóng dân tộc, khôi phục đất nước thì công tác xã hội cũng đã được Đảng
và nhà nước ta quan tâm. Các chính sách giai đoạn đầu của sự hình thành và
phát triển, chủ yếu là các văn bản chỉ đạo hoặc là hướng dẫn các địa phương
chủ dộng thực thi. Hình thức tổ chức thực hiện thông qua xây dựng phong
trào. Nguồn lực từ huy động cộng đồng và dân cư; chưa hình thành cơ chế
quản lý, tổ chức thực hiện; chưa có cơ chế tài chính rõ ràng, mức hỗ trợ chưa
được quy định cụ thể. Hình thức thực hiện là hiện vật, gạo, thóc, quần áo…
Tính chất cứu trợ là khắc phục các sự cố và mang tính đột xuất, thiếu thì cứu,
chưa thành những quy định có tính chất thường xuyên….
2.2.1.2. Giai đoạn 1965- 1975
Đây là giai đoạn phát triển về các điều kiện để tiến tới bước xây dựng
chính sách hỗ trợ xã hội. Sau 10 năm khôi phục và phát triển kinh tế, miền Bắc
đã thu thành quả đáng kể về kinh tế, đời sống nhân dân đã được cải thiện về
vật chất và tinh thần tạo tiền đề cho đổi mới chính sách TCXH. Đây là giai đoạn
đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, hàng vạn dân thường chịu
hậu quả của các cuộc ném bom bắn phá của đế quốc Mỹ. Nhà cửa, ruộng
nương, hoa màu, tài sản bị huỷ hoại… Thiên tai giai đoạn này cũng ảnh hưởng
nặng lề đến đời sống sản xuất của nhân dân, nhất là trận lụt năm 1971 ở đồng
bằng sông Hồng. Mục tiêu của TGXH giai đoạn này là tập trung hỗ trợ nhân
dân vùng khó khăn, vùng thiên tai, hậu quả chiến tranh… Ưu tiên đặc biệt cho
các nhóm đối tượng khó khăn nhất là người già cô đơn không nơi nương tựa,
TEMC, người tàn tật không có khả năng lao động.
Việc trợ cấp xã hội đã được quy định cụ thể theo thông tư số 202/CP
ngày 26/11/1966 của Chính phủ về chính sách cứu trợ cho người già cô đơn
không nơi nương tựa và TEMC mất nguồn nuôi dưỡng. Chế độ trợ cấp hàng
tháng từ 10-13 kg thóc/người/tháng. Ngoài mức này đối tượng TCXH còn
được chia đất phần trăm (khoảng 100m
2
/người do các hợp tác xã nông nghiệp
cấp) và họ hàng giúp đỡ. Canh tác để có thêm thóc và hoa màu nâng cao cuộc
sống. Chính phủ quy định các hợp tác xã nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
phải lập quỹ cứu tế để hỗ trợ cho đối tượng xã hội ĐBKK (người già cô đơn,
TEMC, người tàn tật). Cứu trợ xã hội cũng đã được tách thành hai hình thức là
cứu trợ thường xuyên và cứu trợ đột xuất (hỗ trợ lương thực cho hộ bị thiếu
đói do thiên tai, do chiến tranh). Cứu trợ thường xuyên (TCXH hàng tháng)
được thực hiện thường xuyên cho các đối tượng không có khả năng lao động,
không có người nuôi dưỡng, chăm sóc. Cứu trợ đột xuất trợ giúp một lần cho
các đối tượng nạn nhân chiến tranh, nạn nhân do hậu quả thiên tai và trợ cấp khó
khăn cho những người có thu nhập thấp.
Nhìn chung về nội dung chính sách, mức độ thể chế thông qua hệ thống
văn bản của hệ thống chính sách cứu trợ xã hội (trong đó có trợ cấp cứu trợ
xã hội thường xuyên) đã được phát triển một bước. Có sự đổi mới về cơ chế
thực hiện và nội dung, cũng như hình thức. Tính chất thường xuyên của chính
sách vẫn còn hạn chế, ở cấp quốc gia mang nặng tính xử lý tình huống, chưa
thiết lập hệ thống chính sách bền vững, mới quan tâm giải quyết khẩu phần ăn
cho đối tượng.
2.2.1.3. Giai đoạn 1976- 1985
Hậu quả chiến tranh đã gây tổn thất nặng về người và tài sản của nhân
dân. Sau chiến tranh có trên 4,7 triệu người tàn tật (chiếm khoảng 6% dân
số), trên 1 triệu người già bị mất người thân nuôi dưỡng; trên 100 ngàn trẻ
em mồ côi, trong đó có tỷ lệ lớn là TEMC cả cha và mẹ… Trước bối cảnh đó,
Chính phủ đã chỉ đạo nghiên cứu hoàn thiện hệ thống chính sách TCXH. Giai
đoạn này chế độ TCXH đã hình thành mức trợ cấp theo hai khu vực là từ 8-10
đồng/người/tháng ở nông thôn và 10-12 đồng/người/tháng ở thành thị. Cơ
sở của việc hình thành mức này là tiền lương tối thiểu, mức TCXH bằng 1/3
lương tối thiểu. Cơ chế thực hiện TCXH đã được nghiên cứu hoàn thiện, quy
định cấp xã thành lập quỹ trợ giúp, tổ chức huy động và cân đối lương thực tại
chỗ cho TCXH. Giai đoạn này đã xây dựng chỉ tiêu báo cáo, kết quả tổ chức thực
hiện, bình quân có 35 ngàn đối tượng được trợ cấp/năm tương đương
76.608 tấn thóc/năm.
2.2.1.4. Giai đoạn 1986 đến 2000
TCXH trong giai đoạn này đã có sự chuyển biến về chất và lượng. Hình
thành hệ thống văn bản có tính chất pháp lý (Pháp lệnh, Nghị định chính phủ,
Quyết định của Chính phủ, thông tư và các văn bản hướng dẫn của các Bộ).
Trong 15 năm đã ban hành 30 văn bản pháp quy các văn bản đã quy định mức
trợ cấp, đối tượng và tổ chức thực hiện chính sách. Trong giai đoạn này có hai
mốc quan trọng thay đổi về chất và lượng của trợ cấp. Lần thứ nhất vào năm
1994 (Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 167/TTg ngày 8 tháng 4
năm 1994, về sửa đổi bổ sung chế độ cứu trợ xã hội). Quy định cụ thể hình
thức TCXH cho đối tượng xã hội là 24.000đồng/người/tháng. Lần sửa đổi thư
hai vào năm 1999 và 2000 (Nghị định số 55/1999/NĐ-CP và Nghị định số
07/2000/NĐ-CP). Mức TCXH được nâng lên 45.000đ/người/tháng. Ngoài việc
nâng mức trợ cấp xã hội, tuỳ theo tính chất của từng nhóm đối tượng được
hỗ trợ các chính sách khác như hỗ trợ về giáo dục, về y tế, về chỉnh hình phục
hồi chức năng, hướng nghiệp dạy nghề và tạo việc làm...
Những đặc điểm trên cho thấy giai đoạn 1986-2000 là giai đoạn đổi
mới sâu sắc về chính sách TCXH. Đã chuyển từ các hoạt động có tính chất
phong trào thành chính sách bắt buộc. Đã hình thành cơ sở lý luận về các chế
độ chính sách TCXH, các mức đã tách từ mức chung thành các mức riêng cho
từng nhóm đối tượng cụ thể. Đã có bước chuyển từ quy định hiện vật (ngang
giá) sang quy định về mặt giá trị và đã tính đến những sự biến động của giá cả.
Trong tổ chức thực hiện có sự phân cấp cho phép các địa phương điều chỉnh
nâng mức cao hơn mức tối thiểu. Quy định rõ nguồn chi từ ngân sách nhà
nước và hình thành mục đảm bảo xã hội, dự phòng ngân sách nhà nước để chi
cho các hoạt động xã hội, trong đó có TCXH.
2.2.1.5. Giai đoạn 2000- 2005
Giai đoạn này hệ thống văn bản về chế độ, chính sách, cơ chế tổ chức
thực hiện, theo dõi giám sát đánh giá, tiếp tục được hoàn thiện 5 năm đã ban
hành Nghị định 30/2002/NĐ-CP, Nghị định 120/2003/NĐ-CP về hướng dẫn thi
hành Pháp lệnh người cao tuổi; Nghị định 168/2004/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung
một số điều của Nghị định 07/2000/NĐ-CP và một loạt thông tư hướng dẫn
thực hiện các chế độ chính sách mới TCXH được nâng từ 45.000 đồng
/người/tháng ở cộng đồng lên 65.000đ/người/tháng (bắt đầu thực hiện từ
năm 2005). Trong giai đoạn này có nghiên cứu đổi mới để mở rộng đối tượng
hưởng lợi và bước đầu thay đổi hình thức thực hiện trợ cấp. Chuyển từ hỗ trợ
cho đối tượng sang trợ giúp cho hộ gia đình nhận nuôi và hộ gia đình nhận
chăm sóc thay thế. Mức hỗ trợ được xây dựng trên cơ sở của việc đảm bảo chi
phí lương thực- thực phẩm cho đối tượng và chi phí chăm sóc của hộ gia đình.
Mặc dù mới thực hiện từ năm 2004, nhưng đến nay đã có hàng chục ngàn hộ
gia đình được hỗ trợ hàng tháng.
Tóm lại: Trong 60 năm hình thành và phát triển chính sách trợ cấp xã
hội đã liên tục được đổi mới, hoàn thiện phù hợp với tình hình chung của đất
nước. Năm 1945 hình thành chính sách cứu trợ xã hội cho đối tượng chịu thiệt
thòi. Đây là tiền đề và cơ sở của việc hình thành các nội dung chính sách xã hội
các giai đoạn sau này. Đến năm 1966, Chính phủ có văn bản quy định về đối
tượng trợ cấp xã hội và hình thành quỹ cho trợ cấp xã hội. Đến năm 1979
đánh dấu sự chuyển đổi từ trợ cấp bằng hiện vật sang tính giá trị bằng tiền.
Năm 1994 quy định chi tiết về mức trợ cấp (có tách từng nhóm đối tượng và
tính theo mức tối thiểu). Năm 2000, không quy định tương đương hiện vật và
cho phép điều chỉnh cao hơn mức tối thiểu, thuỳ thuộc và hoàn cảnh của địa
phương. Từ năm 2005 thực hiện theo mức trợ cấp mới và mở rộng chính sách
cho một số đối tượng mới.
2.2.2. Thực trạng chính sách TCXH hiện hành
Chính sách TCXH được quy định trong hệ thống các văn bản chính sách
về cứu trợ xã hội chung và hệ thống chính sách riêng đối với nhóm đối tượng:
- Hệ thống văn bản quy định chung về chế độ trợ cấp xã hội
- Hệ thống văn bản đối với người cao tuổi
- Hệ thống văn bản đối với người tàn tật
- Hệ thống văn bản đối với trẻ em
- Hệ thống văn bản chính sách với người bị nhiễm HIV/AIDS).
Mặc dù nội dung trợ cấp xã hội được quy định ở nhiều hệ thống văn bản
chính sách, nhưng có sự thống nhất về nội dung chế độ trợ cấp, mức trợ cấp,
nguyên tắc thực hiện, tiêu chí xác định đối tượng, cơ chế tài chính và nguồn lực
và hệ thống tổ chức thực hiện, theo dõi giám sát đánh giá kết quả chính sách.
Bảng 2.1 . Văn bản quy định trợ cấp xã hội
Đối tượng hưởng lợi Danh mục văn bản
1. Quy định chung về chính sách TCXH
1. Người cao tuổi cô đơn
không nơi nương tựa
2. Người tàn tật nặng
3. TEMC không nơi nương
tựa
1. Nghị định số 07/2000/NĐ-CP
ngày 27/9/2000 về chính sách
cứu trợ xã hội
2. Thông tư số 18/2000/TT-
BLĐTBXH, ngày 28/7/2001 về
hướng dẫn thực hiện Nghị định
số 07/2000/NĐ-CP về chính
sách cứu trợ xã hội.
3. Nghị định số 168/2004/NĐ-CP
2. Văn bản quy định riêng cho các nhóm đối tượng
2.1. Người cao
tuổi
1. Người cao tuổi cô đơn
không nơi nương tựa
2. Người cao tuổi tàn tật
thuộc diện nghèo
3. Người cao tuổi trên 90 tuổi
không có lương hưu và TCXH
1. Pháp lệnh người cao tuổi
2. Nghị định 30/2002/NĐ-CP, ngày
26/3/2002
3. Nghị định 120/2003/NĐ-CP, ngày
20/10/2003
4. Thông tư 36/2005/TT-BLĐTBXH,
ngày 26/12/2005
2.2. Người tàn
tật
1. Người tàn tật nặng không
có khả năng lao động, không
có thu nhập và người chăm
sóc
1. Pháp lệnh người tàn tật
06/1998/PL-UBTVQH10
2. Nghị định 55/1999/NĐ-CP ngày
10/7/1999
3. Thông tư 13/2000/TT-
BLĐTBXH, ngày 12/5/2000.
2.3. Người bị
nhiễm HIV
1. Người bị nhiễm HIV/AIDS
không có
1. Quyết định 313/2005/NĐ-CP,
ngày 2/12/2005
Như vậy chính sách trợ cấp xã hội được cụ thể thành chế độ trợ cấp xã
hội cho đối tượng TCXH hàng tháng với mức tối thiểu là 65.000
đồng/người/tháng. Đây là mức trợ cấp tối thiểu chung do Trung ương quy
định, tuỳ vào điều kiện của từng địa phương mà UBND các tỉnh có thể điều
chỉnh mức trợ cấp cao hơn mức tối thiểu.
Bảng 2.2 . Đối tượng và mức TCXH hiện hành
Văn bản Đối tượng Mức TCXH
thấp nhất
(người/thán
g)
1. Nghị định
168/NĐ-CP
1. TEMC không nơi nương tựa
2. Người cao tuổi cô đơn không nơi nương
tựa
3. Người tàn tật nặng không nguồn nuôi
dưỡng
65.000đ
2. Thông tư
36/2005/TT-
BLĐTBXH, ngày
26/12/2005
4. Người cao tuổi tàn tật thuộc diện nghèo
5. Người cao tuổi trên 90 tuổi không có
lương hưu và trợ cấp xã hội
65.000đ
3. Quyết định
313/2005/QĐ-
TTg ngày
2/12/2005
6. Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả
năng lao động
65.000đ
(Nguồn: Tổng hợp từ các văn bản)
- Nội dung trợ cấp theo quy định này với mục đích đảm bảo cho đối
tượng xã hội không bị thiếu đói. Tức là đảm bảo khẩu phần ăn cho đối tượng.
Với có sơ lý luận ở Chương 1 thì đây là mức trợ cấp nuôi dưỡng tối thiểu. Mức
trợ cấp này được xây dựng dựa và điều chỉnh từ mức trợc ấp xã hội giai đoạn
trước năm 2000 (mức tương đương 12 kg gạo/người/tháng).
So với quá trình phát triển kinh tế và mặt bằng chung thu nhập, chi tiêu
và giá cả thị trường, mặt bằng các chế độ chính sách xã hội khác thì mức trợ
cấp không phù hợp và không phản ánh đúng được bản chất cung như nội
dung của chính sách TCXH.
+ Năm 2005 GDP khoảng 600 USD, bằng khoảng 9.000.000đ/năm và
tương đương trên 700.000đ/tháng. Theo kết quả điều tra mức sống dân cư
năm 2003-2004 của Tổng cục thống kê thu nhập bình quân là 484,38 ngàn
đồng (vùng nông thôn là 378,09 ngàn đồng, thành thị là 815,43 ngàn đồng).
Chia các nhóm hộ của mẫu khảo sát thành thành 5 nhóm (mỗi nhóm 20% số
hộ có thu nhập từ thấp đến cao) thì:
- Nhóm 1 (Nhóm 20% hộ có thu nhập thấp nhất) có thu nhập bình quân
là 141,75 ngàn/người/tháng.
- Nhóm 5 (Nhóm 20% hộ thu nhập cao nhất) có thu nhập bình quân là
1182,27 ngàn/người/tháng).
Chi tiêu bình quân năm 2004 là 396,8 ngàn đồng (thành thị là 652 ngàn,
nông thôn 314,3 ngàn), nhóm chi tiêu thấp nhất là 170,3 ngàn/người/tháng và
nhóm 20% hộ có chi tiêu cao nhất là 799 ngàn/người/tháng. Như vậy, mức
TCXH chỉ bằng 13,4% thu nhập bình quân chung, 46% thu nhập của nhóm 20%
hộ có thu nhập thấp nhất, bằng 16,38% chi tiêu bình quân chung, 38,23% chi
tiêu bình quân của nhóm 20% hộ chi tiêu thấp nhất. Với mức TCXH này thì đối
tượng xã hội có được trợ cấp thì vẫn sống dưới mức nghèo hiện tại.
+ So sánh với tiền lương tối thiểu thì mức trợ cấp chỉ bằng 18,57% tiền
lương tối thiểu của người lao động. Đây là lương tối thiểu, còn tiền lương, thu
nhập của người lao động còn cao hơn rất nhiều. So với chế độ đối với người có
công thì mức TCXH cũng chỉ bằng khoảng 35-40% mức trợ cấp thấp nhất đối
với thương bệnh binh, người phụ dưỡng người có công.
+ So với chính sách người có công thì chính sách đối với người có công
cũng gấp nhiều lần so với chính sách TCXH.
+ So với chuẩn nghèo: Chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 là
200.000đ/người/tháng ở nông thôn và 260.000đồng người/tháng ở khu vực