Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Phát triển bao thanh toán đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ cách tiếp cận từ các đặc điểm cấp quốc gia khóa luận đại học chuyên ngành tài chính ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ NGỌC THANH HẢO

PHÁT TRIỂN
BAO THANH TOÁN ĐỐI VỚI
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ:
CÁCH TIẾP CẬN TỪ CÁC ĐẶC ĐIỂM
CẤP QUỐC GIA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 7 34 02 01

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

LÊ NGỌC THANH HẢO

PHÁT TRIỂN
BAO THANH TOÁN ĐỐI VỚI


DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ:
CÁCH TIẾP CẬN TỪ CÁC ĐẶC ĐIỂM
CẤP QUỐC GIA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 7 34 02 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN NGUYỄN MINH HẢI
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả cam đoan danh dự về công trình nghiên cứu khoa học này của mình,
cụ thể như sau:
Họ tên tác giả: Lê Ngọc Thanh Hảo
Sinh ngày 28 tháng 10 năm 1998 tại Bà Rịa-Vũng Tàu, Việt Nam
Quê quán: Đà Nẵng, Việt Nam
Là sinh viên khóa 32 hệ chính quy Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí
Minh
Trong thời gian học tập tại Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh, tác
giả cam đoan khóa luận: “Phát triển bao thanh toán đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ:
cách tiếp cận từ các đặc điểm cấp quốc gia”
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 7 34 02 01
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Nguyễn Minh Hải
Khóa luận này là cơng trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu
là trung thực, trong đó khơng có các nội dung đã được cơng bố trước đây hoặc các

nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ
trong khóa luận.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 7 năm 2020
Tác giả

Lê Ngọc Thanh Hảo


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khốn luận tốt nghiệp này, trước hết tác giả xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến quý Thầy Cô giảng viên của trường Đại học Ngân hàng Thành phố
Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức chuyên ngành trong suốt thời gian tác
giả học tập và nghiên cứu tại trường. Nền tảng kiến thức có được trong suốt những
năm học tập tại trường là cơ sở vững chắc cho tác giả hoàn thành nghiên cứu này.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ tấm lòng tri ân sâu sắc đến Người hướng dẫn khoa
học là TS. Trần Nguyễn Minh Hải đã ln tận tình hỗ trợ, kiên nhẫn chỉ bảo, góp ý
và động viên, khích lệ tác giả trong thời gian hồn thành khóa luận.
Cuối cùng, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Gia đình, Bạn bè của tác
giả đã ln là nguồn động lực to lớn, là chỗ dựa tinh thần vững chắc trong suốt quá
trình tác giả thực hiện khóa luận.


iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Tên tiếng Anh


Tên tiếng Việt

BTT

Factoring

Bao thanh toán

CI

Corruption Perception index

Chỉ số nhận thức tham nhũng

CRC

Credit Reference Center

Trung tâm Tham chiếu Tín dụng

𝐶𝑟𝑒𝐼𝑛

Credit information index

Chỉ số thơng tin tín dụng

DBI

Doing Business Indicators


Chỉ số kinh doanh

DNVVN Small and medium enterprises

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

𝐸𝐶

Thực thi hợp đồng: chi phí so với

Enforcing contracts: cost % of claim

giá trị khiếu nại
𝐹𝑎𝑐𝑡

Total factoring turnover

Tổng doanh thu bao thanh toán

FCI

Factoring Chain International

Hiệp hội Bao thanh roán Quốc tế

𝐺𝐶𝐹

Gross capital formation


Tổng vốn hiện hữu

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

𝐺𝐷𝑃𝐺

GDP growth rate

Tốc độ tăng trưởng GDP

𝐺𝐷𝑃𝑃𝐶

GDP per capita

GDP bình quân đầu người

𝐺𝐸

Government Effectiveness

Hiệu quả Chính phủ

GSO

General Statistics Office


Tổng cục thống kê

𝑀𝐶

Market capitalization of listed

Vốn hóa thị trưởng của các cơng

domestic companies

ty nội địa niêm yết so với GDP

𝑁𝐷𝐶

Domestic credit to the private sector

Tín dụng nội địa khu vực tư nhân

OECD

Organization for Economic

Tổ chức Hợp tác và Phát triển

Cooperation and Development

Kinh tế

Ordinary least squares


Phương pháp ước lượng bình

OLS

phương nhỏ nhất
𝑅𝐼𝑆𝐾
𝑆𝑇

Political Stability and Absence of

Mức độ ổn định chính trị, vắng

Violence/Terrorism index

mặt của bạo lực, khủng bố

Total value of stocks traded

Tổng giá trị thị trường chứng
khoán


iv
TI

Transparency International

Tổ chức Minh bạch thế giới

𝑇𝑅𝐴𝐷𝐸


Trade GDP ratio

Chỉ số thương mại

UN

United Nations

Liên Hợp Quốc

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới

WDI

World Development Indicators

Chỉ số phát triển thế giới


v

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Tóm tắt các kết quả nghiên cứu thực nghiệm gần đây về mối quan hệ giữa

Bao thanh toán và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. ...................................................... xxix
Bảng 3. 1 Tổng hợp các giả thuyết khoa học
.......................................................................................................................................xx
xviii
Bảng 3. 2 Nguồn dữ liệu của các biến số trong mẫu nghiên cứu thực nghiệm. ............ xli
Bảng 4.1 Thống kê các biến số trong mẫu giai đoạn 2013-2014
.................................................................................................................................... xli
v
Bảng 4.2 Ma trận tương quan giữa các biến số. .........................................................xlv
Bảng 4.3 Kết quả tóm tắt ước lượng ảnh hưởng của các đặc điểm cấp quốc gia đến sự
phát triển BTT đối với DNVVN theo mơ hình hồi quy Pooled OLS. .................... xlvii
Bảng 5.1 Quy mô doanh thu BTT và đặc điểm cấp quốc gia của Việt Nam ............ lii

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Khung quy trình nghiên cứu của khóa luận ....................................................xv
Hình 2.1 Cơ chế thực hiện BTT truyền thống ............................................................ xviii
Hình 2.2 Cơ chế thực hiện BTT ngược ..........................................................................xx
Hình 2.3 Tổng doanh thu BTT tồn thế giới giai đoạn 2003-2019 (đvt: tỷ EUR)...... xxii


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH.....................................................................................v
MỤC LỤC ..................................................................................................................... vi
TÓM TẮT ..................................................................................................................... ix

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ...........................................................................................x
1.1 Lý do chọn đề tài ......................................................................................................x
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu........................................................ xii
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung.............................................................................. xii
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể .............................................................................. xii
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... xiii
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ................................................... xiii
1.4 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... xiii
1.5 Đóng góp của khóa luận....................................................................................... xiv
1.6 Khung quy trình nghiên cứu của khóa luận ........................................................xv
1.7 Bố cục của khóa luận .............................................................................................xv
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BAO THANH TOÁN ĐỐI
VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ ................................................................... xvi
2.1 Cơ sở lý luận về doanh nghiệp vừa và nhỏ ........................................................ xvi
2.2 Cơ sở lý luận về bao thanh toán và tài trợ chuỗi cung ứng cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ thơng qua bao thanh tốn .................................................... xvii
2.2.1 Cơ sở lý luận về bao thanh toán ..................................................................... xvii


vii
2.2.2 Cơ sở lý luận về tài trợ chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
thông qua bao thanh toán ......................................................................................... xix
2.3 Phát triển bao thanh toán đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ .................... xxi
2.4 Các đặc điểm cấp quốc gia ảnh hưởng đến phát triển bao thanh toán đối với
doanh nghiệp vừa và nhỏ ..................................................................................... xxiii
2.5 Các nghiên cứu thực nghiệm ............................................................................. xxix
2.5.1 Các nghiên cứu thực nghiệm nước ngoài ..................................................... xxix
2.5.2 Nghiên cứu thực nghiệm trong nước ........................................................... xxxii
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................. xxxiv
3.1 Căn cứ lựa chọn các biến số ............................................................................ xxxiv

3.2 Ý nghĩa của các biến số .................................................................................... xxxiv
3.3 Xây dựng mơ hình thực nghiệm...................................................................... xxxix
3.4 Phương pháp xử lý dữ liệu .................................................................................... xl
3.5 Nguồn dữ liệu của các biến số .............................................................................. xli
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ xliii
4.1 Thống kê mô tả và kết quả thực nghiệm ........................................................... xliv
4.2 Kết quả hồi quy.................................................................................................... xlvi
4.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu ................................................................................. l
CHƯƠNG 5. KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ....................................................... lii
5.1 Quy mô doanh thu BTT đối với DNVVN và các đặc điểm cấp quốc gia của
Việt Nam với thế giới................................................................................................ lii
5.2 Định hướng phát triển BTT đối với DNVVN tại Việt Nam .............................. liii
5.3 Đề xuất một số khuyến nghị phát triển BTT đối với DNVVN Việt Nam......... liv
5.4 Kết luận chung ....................................................................................................... lvi
5.5 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................... lvii
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... lix


viii
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................ lxiv
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................................... lxvii
PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................. lxx
PHỤ LỤC 4 ................................................................................................................ lxxi
PHỤ LỤC 5 .............................................................................................................. lxxix


ix

TÓM TẮT
Trên thế giới, các nghiên cứu thực nghiệm và thực tiễn đã cho thấy phát triển

bao thanh tốn đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi các
doanh nghiệp này tìm kiếm nguồn tài trợ thay thế đến từ bên ngoài. Tuy nhiên, tại
Việt Nam, BTT đối với DNVVN vẫn còn chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn trong mối
tương quan với thế giới. Chính vì vậy, trong khn khổ nội dung đề tài, tác giả tiến
hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển BTT đối với các DNVVN
dưới góc độ tiếp cận từ các đặc điểm cấp quốc gia bao gồm các yếu tố kinh tế vĩ mơ,
chính trị, xã hội. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng theo mơ
hình hồi quy tuyến tính Pooled OLS cho bộ dữ liệu bảng không cân bằng trong phạm
vi 49 nền kinh tế trên toàn thế giới trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2018 thơng
qua Stata 15.1. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát triển BTT
đối với các DNVVN của Việt Nam.
Từ khóa: Bao thanh toán, doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc điểm cấp quốc gia.


x

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
Trong chương 1, khóa luận trình bày các nội dung bao gồm lý do lựa chọn đề
tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp
nghiên cứu, khung quy trình nghiên cứu, đóng góp của khóa luận, bố cục của khóa
luận.
1.1 Lý do chọn đề tài
Từ lâu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) đã trở thành xương sống của
hầu hết các nền kinh tế, đại diện cho hơn 90% tổng số doanh nghiệp và tạo hơn 50%
việc làm trên toàn thế giới (World Bank, 2020). Tuy nhiên, việc hạn chế truy cập vào
các nguồn tài trợ, vào thị trường vốn, với các điều khoản và chi phí cao ln là vấn
đề khó khăn cần được giải quyết. Trong bối cảnh đó, bao thanh tốn (BTT) ra đời và
nhanh chóng trở thành một giải pháp thay thế khả thi có thể khắc phục những hạn chế
trong tài trợ vốn cho các DNVVN.
BTT là một trong những nguồn tài trợ bên ngoài đã được sử dụng phổ biến

trên tồn cầu thích hợp cho DNVVN (Klapper, 2006; Vasilescu, 2010). Đây là một
giao dịch tài chính hoặc dịch vụ (khơng phải là khoản vay) mà doanh nghiệp bán các
khoản phải thu (dưới dạng hóa đơn) cho một đơn vị trung gian (Vasilescu, 2010).
Các công ty có thể giải quyết các thách thức về vốn lưu động của họ bằng cách tận
dụng các khoản phải thu để nhận tiền mặt ngay lập tức thông qua BTT. Các cơng ty
cũng có thể được hưởng lợi từ một loạt các dịch vụ giá trị gia tăng khác gắn liền với
BTT. BTT như một cơng cụ tài chính cho phép các DNVVN cải thiện tính thanh
khoản của họ, đồng thời giới hạn rủi ro giải quyết các khoản phải thu (Czternasty &
Mikołajczak, 2013).
Trên thế giới, doanh số hoạt động BTT liên tục tăng qua các năm, cho thấy xu
hướng phát triển mạnh mẽ của loại hình dịch vụ tài chính này. Trong năm 2019,
doanh số BTT và tài trợ thương mại trên toàn thế giới đạt mức 2.923 tỷ euro, thể hiện
mức tăng trưởng hơn 5% so với năm 2018, với sự đóng góp 68% là đến từ Châu Âu,
đã hỗ trợ trực tiếp cho hàng trăm ngàn DNVVN, giúp mang lại việc làm, tăng trưởng,
thành công thực sự cho các doanh nghiệp (FCI, 2019).
Từ những lợi ích của BTT đối với DNVVN, trong 7 năm gần đây, doanh số
BTT ở Việt Nam đang dần được cải thiện, từ mức 60 triệu euro vào năm 2012 đến


xi
1,1 tỷ euro vào năm 2018 (FCI, 2019). Tuy nhiên, doanh số BTT ở Việt Nam còn rất
khiêm tốn khi so sánh với doanh số BTT của các nền kinh tế láng giềng trong khu
vực ASEAN khi cùng năm 2018, doanh số BTT của Thái Lan đạt 5,87 tỷ euro,
Singapore 44 tỷ euro… (FCI, 2019). Nguyễn Thị Thanh Hằng (2016) cũng chỉ ra quy
mơ thị trường BTT Việt Nam cịn rất nhỏ dù tốc độ tăng trưởng khá tốt so với các
nước trong khu vực, đồng thời mặc dù quy mô hoạt động BTT của khối ngân hàng
ngoại nhỏ hơn nhiều so với BTT của khối ngân hàng nội, nhưng tốc độ tăng trưởng
của BTT thuộc khối ngân hàng ngoại chiếm ưu thế hơn nhiều. Điều này đặt ra những
yêu cầu cấp thiết cần có những giải pháp, phương hướng phát triển mới cho hoạt
động BTT tại Việt Nam.

Trên thế giới, nhiều nghiên cứu thực nghiệm về phát triển hoạt động BTT
cũng như vai trò tài trợ của BTT cho các DNVVN được thực hiện (Bakker & các
cộng sự, 2004; Klapper, 2006; Nakusera & các cộng sự, 2008; Michalski, 2008;
Tomusange, 2015; Auboinb & các cộng sự, 2016; Salaberrios, 2016; Kozarevic &
Hodzic, 2016; Kouvelis & Xu, 2019). Mặc dù các nghiên cứu thực nghiệm này sử
dụng phương pháp, mơ hình định lượng, khoảng thời gian các bộ dữ liệu khác nhau,
nhưng hầu hết các kết luận đều cho thấy một sự đồng thuận về ý nghĩa và vai trò của
BTT với sự phát triển kinh tế một quốc gia như là một giải pháp tài trợ thay thế cho
các DNVVN trên thế giới. Trong khi đó, tại Việt Nam vẫn cịn thiếu vắng các nghiên
cứu về BTT. Các nghiên cứu được cơng bố vẫn cịn thưa thớt, chưa đa dạng về mặt
nội dung, chủ yếu là nghiên cứu định tính, tập trung vào (i) thực trạng hoạt động BTT
của các ngân hàng thương mại Việt Nam (ii) giải pháp phát triển hoạt động BTT ở
Việt Nam (Nguyễn Phước Kinh Kha, 2008; Lê Quang Ninh, 2009; Phạm Thị Thu
Trang, 2014; Nguyễn Thị Thanh Hằng, 2016 …)
Do vậy, trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận, tác giả tập trung nghiên cứu
sự phát triển BTT đối với các DNVVN dưới góc độ tiếp cận từ các đặc điểm cấp
quốc gia, bao gồm các yếu tố vĩ mơ về kinh tế, chính trị, xã hội, thơng tin tín dụng
ảnh hưởng đến sự phát triển BTT đối với DNVVN, từ đó thảo luận kết quả nghiên
cứu và đề xuất khuyến nghị để phát triển BTT đối với DNVVN tại Việt Nam. Tác giả
tin rằng khóa luận sẽ góp phần làm phong phú thêm các nghiên cứu chuyên sâu về


xii
hoạt động BTT, phát triển BTT cho các DNVVN Việt Nam, một quốc gia đang phát
triển có số lượng DNVVN chiếm hơn 98% tổng số các doanh nghiệp (WB, 2019).
Từ những lý do trên, tác giả quyết định sử dụng tên đề tài “PHÁT TRIỂN
BAO THANH TOÁN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ: CÁCH
TIẾP CẬN TỪ CÁC ĐẶC ĐIỂM CẤP QUỐC GIA” làm tên đề tài cho khóa luận
tốt nghiệp của mình. Nghiên cứu tập trung hệ thống hóa lý luận chung về hoạt động
BTT, phát triển BTT đối với các DNVVN, xác định các đặc điểm cấp quốc gia có

ảnh hưởng đến phát triển BTT đối với DNVVN. Đồng thời, tác giả đã tiến hành thu
thập dữ liệu thứ cấp từ các tổ chức quốc tế tin cậy, sử dụng mơ hình hồi quy tuyến
tính dành cho dữ liệu bảng không cân bằng để đo lường tác động của các yếu tố vĩ
mơ về kinh tế, chính trị, xã hội, thơng tin tín dụng đến phát triển BTT ở các nước trên
thế giới. Từ đó, khóa luận khẳng định các điều kiện ảnh hưởng có ý nghĩa đến phát
triển BTT đối với các DNVVN, đồng thời đưa ra những khuyến nghị nhằm phát triển
mạnh mẽ hơn hoạt động BTT đối với các DNVVN ở Việt Nam.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung
Mục tiêu nghiên cứu chung của khóa luận là xác định các đặc điểm cấp quốc
gia có liên quan đến phát triển BTT đối với DNVVN, từ đó đề xuất một số khuyến
nghị nhằm phát triển BTT đối với các DNVVN ở Việt Nam.
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu chung, khóa luận tập trung vào giải quyết
các mục tiêu cụ thể như sau:
 Xác định các đặc điểm cấp quốc gia, bao gồm yếu tố vĩ mơ về kinh tế, chính
trị, xã hội, thơng tin tín dụng đến sự phát triển BTT đối với DNVVN của các
quốc gia trên thế giới.
 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các đặc điểm cấp quốc gia đến sự phát triển
BTT đối với DNVVN, từ đó thảo luận kết quả nghiên cứu cho sự phát triển
BTT đối với DNVVN.
 Đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát triển hoạt động BTT đối với DNVVN
tại Việt Nam.


xiii
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu
Từ mục tiêu nghiên cứu cụ thể, khóa luận giải quyết các câu hỏi nghiên cứu
sau:
 Những đặc điểm cấp quốc gia nào có liên quan đến sự phát triển hoạt động

BTT đối với các DNVVN của các nền kinh tế trên thế giới?
 Các đặc điểm cấp quốc gia ảnh hưởng ra sao tới sự phát triển hoạt động BTT
đối với DNVVN trên thế giới? Kết quả nghiên cứu nào được rút ra và thảo
luận từ mơ hình?

 Các khuyến nghị nào có thể được đề xuất đối với sự phát triển BTT đối với
DNVVN ở Việt Nam?
1.3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là phát triển BTT đối với DNVVN: cách
tiếp cận từ đặc điểm cấp quốc gia.
 Phạm vi nghiên cứu về khơng gian và thời gian
Khóa luận sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo, cơng
trình nghiên cứu, văn bản đã được kiểm nghiệm, công bố từ các nguồn tài liệu tham
khảo tin cậy của các tổ chức quốc tế như Hiệp hội Bao thanh toán quốc tế (FCI),
Ngân hàng Thế giới (WB)... được cập nhật cho giai đoạn từ 2013-2018 về các yếu tố
đại diện cho các đặc điểm cấp quốc gia tác động đến phát triển của BTT đối với
DNVVN của 49 nền kinh tế trên thế giới.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
 Về phương pháp tiếp cận
Đề tài tiếp cận các cơ sở lý luận nền tảng về BTT của Klapper (2006), tài trợ
chuỗi cung ứng thông qua BTT (Klapper, 2006; Auboinb & các cộng sự, 2016;
Fashang & Xu, 2019) và các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến nhiều khía cạnh
khác nhau của BTT và vai trò tài trợ của BTT đối với các DNVVN trong việc giải
quyết nhu cầu vốn lưu động, giảm rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng cho các
DNVVN trong giai đoạn 2000-2019 (Tomusange, 2015; Vasilescu, 2010; Ivanovic,
2011; Kouvelis, Fashang Xu, 2019; Borgia & các cộng sự, 2010). Từ đó, khóa luận
tiếp thu, kế thừa các nghiên cứu liên quan và đặt ra nhiệm vụ tìm kiếm các phương



xiv
hướng tác động đến sự phát triển của BTT thông qua cách tiếp cận từ các đặc điểm
cấp quốc gia có ảnh hưởng đến phát triển BTT đối với DNVVN. Lúc này, các nghiên
cứu tham khảo không những là cơ sở lý luận mà còn làm cơ sở so sánh, đối chiếu kết
quả khảo sát, kết quả phân tích định lượng của khóa luận.
 Về phương pháp thu thập dữ liệu
Nghiên cứu dựa trên việc thu thập các dữ liệu thứ cấp từ các tổ chức quốc tế
như WB, FCI, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) … để tập
hợp thành bộ dữ liệu bảng không cân bằng đối với 49 nền kinh tế trên thế giới trong
khoảng thời gian 6 năm, từ năm 2013 đến năm 2018.
Đồng thời, khóa luận cũng tiếp cận các nghiên cứu thực nghiệm, tài liệu, văn
bản, báo cáo trong giai đoạn 2000-2019 làm cơ sở đối chiếu, so sánh nhằm hoàn
thiện nghiên cứu về vai trò phát triển BTT cho các DNVVN, tác động của các đặc
điểm cấp quốc gia đến sự phát triển BTT đối với DNVVN.
 Phương pháp xử lý dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định lượng để xử lý mơ hình hồi
quy tuyến tính đa biến bằng phầm mềm Stata 15.1 cho dữ liệu bảng không cân bằng
giai đoạn 2013-2018 nhằm xem xét các đặc điểm cấp quốc gia ảnh hưởng đến phát
triển BTT đối với DNVVN.
1.5 Đóng góp của khóa luận
 Về mặt lý luận
Khóa luận xác định được các đặc điểm cấp quốc gia, bao gồm các yếu tố vĩ
mơ về kinh tế, chính trị, xã hội, thơng tin tín dụng đến sự phát triển BTT đối với
DNVVN của các quốc gia trên thế giới, cụ thể là tốc độ tăng trưởng kinh tế, tín dụng
khu vực tư nhân, vốn hóa thị trường của các công ty nội địa niêm yết, tổng giá trị
giao dịch chứng khoán, chỉ số thương mại, chỉ số hiệu quả của Chính phủ, chỉ số cảm
nhận tham nhũng, chỉ số ổn định chính trị.
 Về mặt thực tiễn
Khóa luận đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các đặc điểm cấp quốc gia
đến sự phát triển BTT đối với DNVVN, từ đó thảo luận kết quả nghiên cứu cho sự

phát triển BTT đối với DNVVN. Bên cạnh đó, khóa luận đề xuất một số khuyến nghị
nhằm phát triển hoạt động BTT đối với DNVVN tại Việt Nam.


xv
1.6 Khung quy trình nghiên cứu của khóa luận
Các yếu tố tác động đến sự phát triển BTT đối với DNVVN

Phát triển BTT đối với DNVVN ở Việt Nam

k

Vấn đề nghiên cứu
Các đặc điểm cấp quốc gia có liên quan đến sự phát triển BTT đối với DNVVN

Mục tiêu nghiên cứu


Xác định các đặc điểm cấp quốc gia ảnh hưởng đến phát triển BTT đối với DNVVN, từ đó đề xuất
một số khuyến nghị nhằm phát triển BTT cho các DNVVN ở Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp tiếp cận: lý thuyết về BTT và tài trợ chuỗi cung ứng thông qua BTT.



Phương pháp thu nhập dữ liệu: Dữ liệu bảng từ số liệu thứ cấp của các tổ chức WB, FCI, DBI,…




Phương pháp xử lý dữ liệu: Phân tích định lượng (ước lượng mơ hình hồi quy Pooled OLS)

Kết luận và khuyến nghị

Hình 1.1 Khung quy trình nghiên cứu của khóa luận
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.
1.7 Bố cục của khóa luận
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, khóa luận được trình bày theo kết cấu 5
chương cùng với danh mục tài liệu tham khảo được trình bày theo quy định APA và
phụ lục được sử dụng nhằm làm minh chứng củng cố thêm nội dung trình bày và
phân tích của khóa luận.
 Chương 1. Giới thiệu
 Chương 2. Cơ sở lý luận về phát triển bao thanh toán đối với doanh
nghiệp vừa và nhỏ
 Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
 Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
 Chương 5. Khuyến nghị và kết luận


xvi

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BAO THANH
TOÁN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ
Trong chương 2, khóa luận trình bày cơ sở lý luận và các nghiên cứu thực
nghiệm trong thời gian từ năm 2000 đến 2019 có liên quan đến phát triển BTT đối
với DNVVN. Theo đó, nghiên cứu được thực hiện dựa trên cách tiếp cận các cơ sở lý
luận về (i) BTT và tài trợ chuỗi cung ứng cho các DNVVN thông qua BTT (Klapper,
2006; Tomusange, 2015; Vasilescu, 2010; Ivanovic, 2011; Kouvelis & Fashang Xu,

2019; Borgia & các cộng sự, 2010); (ii) Các đặc điểm cấp quốc gia tác động đến phát
triển BTT đối với DNVVN (Klapper, 2006; Auboinb & các cộng sự, 2016; Fashang
& Xu, 2019); (iii) phát triển BTT đối với DNVVN; (iv) các nghiên cứu thực nghiệm
liên quan.
2.1 Cơ sở lý luận về doanh nghiệp vừa và nhỏ
DNVVN là những doanh nghiệp có quy mơ nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay
doanh thu (WB, 2020). DNVVN đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các nền
kinh tế, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Các DNVVN chiếm phần lớn các
doanh nghiệp trên toàn thế giới và là những người đóng góp quan trọng trong việc
tạo việc làm và phát triển kinh tế toàn cầu. Họ đại diện cho khoảng 90% doanh
nghiệp và hơn 50% việc làm trên tồn thế giới. Các DNVVN chính thức đóng góp tới
40% thu nhập quốc dân (GDP) ở các nền kinh tế mới nổi. Những con số này cao hơn
đáng kể khi tính cả các DNVVN phi chính thức. Theo ước tính của WB, sẽ cần 600
triệu việc làm vào năm 2030 để hấp thụ lực lượng lao động toàn cầu ngày càng tăng,
điều này khiến phát triển DNVVN trở thành ưu tiên hàng đầu của nhiều chính phủ
trên thế giới. Tại các thị trường mới nổi, hầu hết các công việc chính thức được tạo ra
bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo ra 7/10 việc làm. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận
tài chính là một hạn chế chính đối với tăng trưởng của DNVVN, đây là trở ngại thứ
hai mà các DNVVN phải đối mặt để phát triển kinh doanh tại các thị trường mới nổi
và các nước đang phát triển (WB, 2020). DNVVN ít có khả năng vay vốn ngân hàng
hơn các doanh nghiệp lớn; thay vào đó, họ dựa vào quỹ nội bộ, hoặc tiền từ bạn bè và
gia đình, để thành lập và ban đầu điều hành doanh nghiệp của họ. Tổ chức Tài chính
Quốc tế (IFC) ước tính rằng 65 triệu doanh nghiệp, hoặc 40% doanh nghiệp siêu nhỏ,
nhỏ và vừa (MSME) chính thức ở các nước đang phát triển, có nhu cầu tài chính


xvii
chưa được đáp ứng. Trong bối cảnh đó, BTT được kì vọng sẽ trở thành giải pháp khả
thi giải quyết khó khăn về tiếp cận vốn của DNVVN.
2.2 Cơ sở lý luận về bao thanh toán và tài trợ chuỗi cung ứng cho các

doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua bao thanh toán
Cơ sở lý luận về BTT được tổng hợp, rút ra từ các nghiên cứu về BTT và tác
động của BTT trong tài trợ các DNVVN nhằm giới thiệu về BTT, mơ hình hoạt động
của BTT, vai trị của BTT đối với các DNVVN trong nền kinh tế. Đây chính là cơ sở
nền tảng ban đầu để nghiên cứu tiếp cận và xác định các đặc điểm cấp quốc gia có
ảnh hưởng đến phát triển BTT đối với DNVVN (Klapper, 2006; Tomusange, 2015;
Vasilescu, 2010; Ivanovic, 2011; Kouvelis, Fashang Xu, 2019; Borgia & các cộng
sự, 2010). Đồng thời, nghiên cứu cũng giới thiệu cơ sở lý luận về tài trợ chuỗi cung
ứng đối với DNVVN, một mơ hình BTT khắc phục được những điểm yếu thuộc về các
đặc điểm cấp quốc gia ảnh hưởng đến DNVVN trong việc tiếp cận BTT, góp phần
đưa ra phương hướng phát triển BTT đối với các DNVVN tại Việt Nam.
2.2.1 Cơ sở lý luận về bao thanh toán
Theo Vasilescu (2010) và Tomusange (2015), BTT (Factoring) là một giao
dịch tài chính hoặc dịch vụ (khơng phải là khoản vay) trong đó doanh nghiệp bán các
khoản phải thu (dưới dạng hóa đơn) cho các đơn vị BTT (Factor) tại mức giá chiết
khấu. Đơn vị BTT là một tổ chức mua các khoản phải thu của một cơng ty khác trước
ngày hết hạn thanh tốn, tiếp quản các hoạt động đòi nợ và chịu rủi ro từ việc thu các
khoản phải thu (Ivanovic, 2011). Đơn vị BTT sẽ tính mức phí dịch vụ dựa trên lãi
suất của bên bán, dựa vào khoảng thời gian dự kiến đơn vị BTT sẽ nhận lại được
khoảng thanh toán trước từ con nợ (Debtor) (Tomusange, 2015; Vasilescu, 2010).
Các khoản phải thu tài chính trở thành một chương trình tài trợ ngắn hạn cho phép
các DNVVN tạo ra vốn lưu động (Benea & Duma, 2013).
Theo Nguyễn Thị Thanh Hằng (2016), trên thế giới cơ các hình thức BTT phổ
biến như sau: (i) Bao thanh tốn truyền thống (hay cịn gọi là BTT bên bán) và BTT
ngược (BTT bên mua hoặc tài trợ chuỗi cung ứng); (ii) BTT trong nước và bao thanh
tốn xuất nhập khẩu; (iii) BTT có bảo lưu quyền truy địi và BTT miễn truy địi (Cụ
thể được trình bày ở PHỤ LỤC 1).


xviii


Hình 2.1 Cơ chế thực hiện BTT truyền thống
Nguồn: FCI (2019).
Klapper (2006) cho rằng BTT đặc biệt hấp dẫn ở các nước thu nhập trung bình
vì các khoản phải thu độc lập với rủi ro kinh doanh của một công ty, là cơ sở để các
doanh nghiệp ở các nước đang phát triển bán các khoản phải thu từ khách hàng chất
lượng cao như một nguồn tài trợ ngắn hạn. Bên cạnh đó, động lực của một cơng ty sử
dụng BTT chủ yếu liên quan đến nhu cầu tiếp cận nguồn tài trợ dựa trên tài sản của
công ty, thay vì các lựa chọn liên quan đến cơ cấu tổ chức của công ty (Summers &
Wilson, 2000; Borgia, & các cộng sự, 2010). Bakker và các cộng sự (2004) cho rằng
các DNVVN có thể khơng được tiếp cận với các khoản vay từ các tổ chức tài chính,
sẽ có thể được tài trợ thông qua BTT. Tuy nhiên, đây là nơi mà các cơng ty khó tăng
vốn lưu động hơn vì tồn tại các đặc điểm cấp quốc gia như (i) sự bất cân xứng thông
tin giữa các công ty và người cho vay thường gây khó khăn cho các cơng ty để có
được nguồn tài trợ; (ii) các nước đang phát triển thường có điểm yếu trong hệ thống
quản trị bao gồm luật phá sản kém, luật bảo đảm quyền lợi các bên, quy định giới hạn
trong việc sử dụng tài sản thực như tài sản thế chấp (Klapper, 2000; Borgia & các
cộng sự, 2010). Theo Kouvelis và Xu (2019), các thơng số về xếp hạng tín dụng, rủi
ro thanh khoản của nhà cung cấp, và xếp hạng tín dụng của nhà bán lẻ là những yếu
tố chính ảnh hưởng đến tính khả thi và lợi ích sử dụng các loại hình BTT khác nhau.
Các tài liệu đã chỉ ra hai yếu tố chính quyết định mức độ hoạt động BTT trong
một nền kinh tế: (i) sự sẵn có thơng tin tín dụng về doanh nghiệp; và (ii) mức độ hoạt
động của một nền kinh tế (Borgia & các cộng sự 2010). Theo đó, thiếu thơng tin tài


xix
chính nói chung và sự bất cân xứng thơng tin giữa các DNVVN và tổ chức tài chính
nói riêng, là lý do phổ biến nhất cho sự tồn tại và phát triển của BTT đối với
DNVVN (Bushman & Smith, 2003). Nghiên cứu của Tomusange (2015) đã đề cập
đến những trở ngại và triển vọng phát triển BTT đối với DNVVN ở Châu Phi thông

qua dữ liệu phỏng vấn 22 giám đốc điều hành trên 54 quốc gia Châu Phi, bao gồm
một số trở ngại cản trợ sự phát triển BTT ở Châu Phi: (i) nhận thức BTT thấp; (ii)
chưa có quy định pháp lý, dịch vụ thơng tin tín dụng kém phát triển; (iii) ngân hàng
ngần ngại tham gia vào chuỗi cung ứng trong khi rào cản khá cao cho các tổ chức phi
ngân hàng cao muốn gia nhập…
Trong một bài viết tồn diện về vai trị của BTT trong tài trợ cho các DNVVN,
Klapper (2006) đã điều tra các yếu tố tác động đến mức độ phát triển của BTT tại 49
quốc gia và nhận thấy rằng sự phát triển kinh tế, sự sẵn có thơng tin tín dụng và sự
yếu kém trong thực thi hợp đồng góp phần thúc đầy sử dụng BTT nhiều hơn. Borgia
và các cộng sự (2010) tiếp tục xây dựng một mơ hình định lượng với dữ liệu bảng
của 59 quốc gia từ 1995-2005, kiểm tra mối quan hệ giữa việc phát triển BTT lần
lượt với các yếu tố môi trường kinh tế vĩ mơ, sự phát triển thị trường chứng khốn,
độ sẵn có của tín dụng ngân hàng, chỉ số chất lượng quản trị, nhận diện tham
nhũng… của một quốc gia. Cả Klapper (2006), Borgia & các cộng sự (2010) đều cho
thấy sự đồng thuận khi cho rằng ở hầu hết các nước đang phát triển, khơng có hệ
thống pháp luật hỗ trợ cho việc thực thi hợp đồng, cũng khơng có cơ sở hạ tầng công
nghệ hoặc quyền truy cập vào thông tin tín dụng cần thiết. Tất cả những đặc điểm
trên tạo điều kiện vơ hình cho BTT phát triển và trở thành lựa chọn tài trợ thay thế.
2.2.2 Cơ sở lý luận về tài trợ chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp vừa và
nhỏ thơng qua bao thanh tốn
Khác với BTT truyền thống (Traditional factoring) - hoạt động trên cơ sở một
doanh nghiệp nhận được tài trợ trên các khoản phải thu của họ, tài trợ chuỗi cung ứng
thông qua BTT (Reverse Factoring - BTT ngược) là một giải pháp mà người mua hỗ
trợ các nhà cung cấp của mình tiếp cận nguồn vốn lưu động một cách nhanh chóng
với chi phí tài chính thấp, dựa vào lợi thế về xếp hạng tín dụng cao của bên mua.
Trong mơ hình tài trợ chuỗi cung ứng, những người mua mạnh về tài chính, sẽ trực
tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ nhu cầu thanh khoản của các đối tác thương mại của họ


xx

trong chuỗi cung ứng (Falcão, 2014; Tomusange, 2015). Hoạt động BTT ngược sẽ
dựa trên xếp hạng tín dụng, uy tính của người mua, thay vì người bán như loại hình
BTT truyền thống. Liebl và các cộng sự (2014) cho thấy từ góc độ nhà cung cấp,
BTT ngược có lợi khi chênh lệch chi phí tài chính cao, thời gian thanh toán danh
nghĩa kéo dài, nhu cầu cao của các DNVVN về vốn lưu động.

Hình 2.2 Cơ chế thực hiện BTT ngược
Nguồn: FCI (2019)
Theo Klapper (2006), tài trợ chuỗi cung ứng có thể đặc biệt có lợi cho các
DNVVN, khắc phục được những khó khăn thuộc về các đặc điểm của quốc gia của
DNVVN, vì một số lý do như sau: (i) so với BTT thơng thường, địi hỏi thơng tin tín
dụng tồn diện đối với tất cả các khách hàng của người bán, điều này có thể đặc biệt
khó khăn và tốn kém cho các DNVVN, ở các nước có hệ thống thơng tin tín dụng
kém phát triển, chưa có sự minh bạch trong thông tin, dữ liệu doanh nghiệp; (ii) loại
hình BTT khơng bao gồm yếu tố truy địi, điều này có thể cho phép các DNVVN
chuyển rủi ro tín dụng sang đơn vị BTT. Trong hầu hết các quốc gia đang phát triển,
hệ thống thực thi pháp luật kém, vai trị quan lí Chính phủ khơng hiệu quả, rủi ro tín
dụng ln là mối đe dọa cho các DNVVN; (iii) tham gia vào tài trợ chuỗi cung ứng,
đem lại lợi ích cho cả bên bán (nhà cung cấp) với bên mua (khách hàng). Ở nhiều
quốc gia đang phát triển, mức độ tham nhũng cao, các DNVVN với ít các mối quan
hệ sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ truyền thống. Thông qua
BTT, hầu hết được cung cấp bởi các ngân hàng, DNVVN với lịch sử giao dịch tốt với
bên mua (chủ yếu là khách hàng lớn, xếp hạng tín dụng cao), sẽ cho phép bên bán
(DNVVN) xây dựng được lịch sử tín dụng và mở ra cơ hội được vay ngân hàng bổ


xxi
sung. Về phía khách hàng, việc sắp xếp thỏa thuận BTT, được đơn vị BTT tài trợ cho
các khoản phải trả, giúp cho doanh nghiệp có thể gia hạn thời gian các khoản phải trả
lên từ 30 đến 90 ngày, có lợi cho các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

BTT ngược (mơ hình tài trợ chuỗi cung ứng) trở thành một kênh tài trợ phù
hợp và hiệu quả hàng đầu cho các DNVVN (CRC, 2019). Mơ hình này là giải pháp
tài trợ hiệu quả cho các DNVVN, đặc biệt là ở những quốc gia đang phát triển, tồn tại
những yếu điểm trong các đặc điểm cấp quốc gia bao gồm các yếu tố về sự mờ đục,
thiếu minh bạch của thơng tin tín dụng, hiệu quả quản lí của Chính phủ thấp, mơi
trường pháp lí kém hiệu quả.
Từ đó, cơ sở lý luận về BTT và tài trợ chuỗi cung ứng thơng qua BTT chính là
cơ sở nền tảng để giúp tác giả tiếp cận các yếu tố đại diện cho các đặc điểm cấp quốc
gia ảnh hưởng đến phát triển BTT đối với DNVVN.
2.3 Phát triển bao thanh toán đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Phát triển (development) là một khái niệm đa chiều, được định nghĩa trong
nghiên cứu của Liên hợp quốc (UN) là “sự kiện tạo thành một giai đoạn mới trong
một tình huống thay đổi”. Trong kinh tế, phát triển mang ý nghĩa cải thiện cách thức
tài trợ và hàng hóa và dịch vụ được sử dụng trong (hoặc bằng) hệ thống để tạo ra
hàng hóa và dịch vụ mới nhằm cung cấp khả năng tiêu thụ và/hoặc đầu tư bổ sung
cho các thành viên của hệ thống (Trần Nguyễn Minh Hải, 2019; Bellù, 2011).
Phát triển BTT đối với DNVVN trong bối cảnh hiện nay là quá trình thúc đẩy
sự tăng trưởng cả về doanh thu, quy mô, chất lượng của hoạt động BTT, trong đó bao
gồm phát triển về số lượng đơn vị BTT, các bên bán hàng (nhà cung cấp), bên mua
hàng (khách hàng hay nhà bán lẻ) (Klapper, 2006). Phát triển BTT đối với DNVVN
là quá trình cải thiện các yếu tố, đặc điểm kinh tế cấp quốc gia, tạo điều kiện thuận
lợi cho DNVVN dễ dàng tiếp cận với dịch vụ BTT từ các đơn vị cung cấp, với mức
chi phí hợp lí, thủ tục nhanh chóng. Phát triển BTT có ý nghĩa tác động đến sự phát
triển các DNVVN, giúp cho hoạt động BTT của DNVVN không chỉ tăng nhanh về
quy mơ, số lượng mà cịn về chất lượng (Nakusera và các cộng sự, 2008; Tomusange,
2015). Trong khuôn khổ nội dung nghiên cứu, tác giả sử dụng doanh thu BTT của
DNVVN làm chỉ tiêu đánh giá mức độ phát triển BTT đối với DNVVN.


xxii

Chức năng của BTT ngày nay là trở thành dịch vụ tài chính tồn diện kết hợp
tài trợ vốn lưu động, bảo vệ rủi ro tín dụng, quản lý các khoản phải thu và thu hồi
công nợ (FCI, 2020). Trong đó, chức năng phổ biến, quan trọng nhất của BTT là tài
trợ vốn lưu động trực tiếp cho bên bán hàng (nhà cung cấp), trong đó phần lớn là các
DNVVN. Việc tiếp cận nguồn vốn kịp thời, nhanh chóng, khơng chỉ khắc phục được
một trong những thách thức lớn nhất của doanh nghiệp là tiếp cận nguồn tài trợ, BTT
còn giúp các DNVNN thiết lập mối quan hệ hợp tác bền vững với các bên mua, nhà
bán lẻ. Mơ hình được xây dựng dựa trên các giao dịch trong chuỗi cung ứng, tập
trung vào mức tín nhiệm của các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng. Chính vì vậy,
phát triển BTT đối với DNVVN là cần thiết để giúp cho các DNVVN (i) cải thiện
khả năng tiếp cận nguồn tài trợ; (ii) giảm thiểu rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả sự
dụng vốn.
Đặc biệt, những năm gần đây, BTT đối với DNVVN đang tăng trưởng và thay
đổi với tốc độ nhanh hơn bất kỳ giai đoạn nào kể từ khi thành lập (FCI, 2019). BTT
cho các DNVVN dần trở thành một xu hướng toàn cầu (FCI, 2019). Việc nghiên cứu
chuẩn bị các điều kiện, các đặc điểm cấp quốc gia thúc đẩy sự phát triển BTT đối với
DNVVN trở thành một trong những vấn đề quan trọng không những đối với lĩnh vực
kinh doanh mà còn đối với lĩnh vực tài chính, nhằm góp phần hỗ trợ các DNVVN
kinh doanh có hiệu quả và phát triển (FCI, 2019).
3500.0
2917.1

3000.0

2598.3

2500.0

2230.5


2367.7

2015.0
2000.0
1500.0

1300.7

1283.6

2007

2009

1015.8
1000.0

759.8

500.0
0.0
2003

2005

2011

2013

2015


2017

2019

Hình 2.3 Tổng doanh thu BTT toàn thế giới giai đoạn 2003-2019 (đvt: tỷ EUR).
Nguồn: FCI (2003-2019).


xxiii
2.4 Các đặc điểm cấp quốc gia ảnh hưởng đến phát triển bao thanh toán đối
với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Thơng qua q trình nghiên cứu, tiếp cận các cơ sở lý luận về BTT, tài trợ
chuỗi cung ứng thông qua BTT, phát triển BTT đối với các DNVVN (Klapper, 2006;
Vasilescu, 2010; Borgia & các cộng sự, 2010; Ivanovic, 2011; Tomusange, 2015;
Kouvelis & Xu, 2019), tác giả đã xác định và chọn lọc ra các yếu tố đại diện cho đặc
điểm cấp quốc gia tác động đến phát triển BTT đối với DNVVN. Theo Borgia và các
cộng sự (2010), BTT là một thỏa thuận tài chính, chịu ảnh hưởng của những thay đổi
trong hoạt động kinh doanh và trạng thái của một môi trường kinh tế vĩ mô chung
của nền kinh tế. Điều này đồng nghĩa với việc các đặc điểm cấp quốc gia có thể tạo
điều kiện hoặc cản trở việc phát triển BTT đối với DNVVN. Một số yếu tố đại diện
cho đặc điểm cấp quốc gia tác động đến phát triển BTT cho DNVVN được sử dụng
phổ biến trong các nghiên cứu liên quan cụ thể như sau:
 Giá trị tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product): Đây là tổng giá
trị gia tăng của tất cả các nhà sản xuất cư trú trong nền kinh tế cộng với thuế
của bất kỳ sản phẩm nào và trừ đi mọi khoản trợ cấp không bao gồm trong giá
trị của sản phẩm. Nó được tính mà khơng cần khấu trừ các khoản khấu hao tài
sản cố định hoặc các việc làm cạn kiệt và suy thoái tài nguyên thiên nhiên (WB,
2020). Trong đó, GDP bình qn đầu người (GDP per capita) phản ánh mức độ
giàu có của quốc gia, tốc độ tăng trưởng của GDP (GDP growth rate) đóng vai

trò là thước đo tốc độ phát triển của nền kinh tế. Trong nghiên cứu về phát triển
BTT đối với DNVVN, Klapper (2006) kỳ vọng các cơng ty có doanh thu lớn
hơn và khối lượng khoản phải thu tốt hơn khi nền kinh tế khỏe mạnh và tăng
trưởng tích cực. Bên cạnh đó, các chỉ số như (i) GDP bình quân đầu người; (ii)
tốc độ tăng trưởng của GDP cũng được sử dụng làm đại diện để đo lường và
phản ánh những thay đổi trong hoạt động kinh tế vĩ mô (Borgia và các cộng sự,
2010). Kể từ năm 2000, ngành BTT toàn cầu đã thu hút sự chú ý của công
chúng và giữ tốc độ tăng trưởng kép hàng năm gần 8%. BTT đã trở thành ngành
công nghiệp tài trợ chuỗi cung ứng phát triển nhanh nhất trên toàn thế giới,
đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại tín dụng trong nước và
quốc tế, cung cấp các giải pháp tài chính cho các DNVVN và hỗ trợ nền kinh tế.


×