Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

“ NGHIÊN cứu HIỆN TRẠNG và đề XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN lý rác THẢI SINH HOẠT tại THỊ TRẤN bút sơn, HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (294.13 KB, 35 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

MỤC LỤC
Trang

LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................2
NỘI DUNG

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRẤN BÚT SƠN, HUYỆN HOẰNG
HOÁ, TỈNH THANH HỐ.................................................................................4
I.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.....................................................................................................4
1.Vị trí địa lý..........................................................................................................................4
2. Địa hình và địa chất..........................................................................................................4
3. Tài ngun thiên nhiên......................................................................................................5
4. Sơng ngịi và khí hậu.........................................................................................................5
II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI.....................................................................................5
1. Điều kiện kinh tế................................................................................................................5
2. Tình hình xã hội.................................................................................................................6
3. Kết cấu hạ tầng..................................................................................................................6

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ RÁC THẢI SINH HOẠT VÀ HIỆN TRẠNG
QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI THỊ TRẤN BÚT SƠN, HUYỆN
HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ..................................................................6
I. TỔNG QUAN VỀ RÁC THẢI SINH HOẠT (RTSH).......................................................6
1. Chất thải rắn......................................................................................................................6
2. Rác thải sinh hoạt (RTSH).................................................................................................7
II. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ RTSH TẠI THỊ TRẤN BÚT SƠN......................................13
1.Hiện trạng quản lý RTSH ở Việt Nam..............................................................................13
2. Hiện trạng quản lý RTSH ở thị trấn Bút Sơn...................................................................14
III. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RTSH TẠI THỊ TRẤN BÚT SƠN....................19
1.Ưu điểm............................................................................................................................19


2. Nhược điểm......................................................................................................................21

CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RTSH TẠI THỊ TRẤN
BÚT SƠN,HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ...............................23
I. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM RTSH TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY. . .23
1.Xử lý cơ học......................................................................................................................24
2. Xử lý hoá – lý...................................................................................................................24
3. Xuất khẩu rác..................................................................................................................25
4. Tái chế, sử dụng các phê liệu..........................................................................................25
5. Ủ rác hữu cơ thành phân bón Compost..........................................................................25
6. Chế bê tơng từ RTSH.......................................................................................................26
7. Chôn lấp hợp vệ sinh.......................................................................................................26
8. Thiêu đốt..........................................................................................................................26
II. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RTSH Ở THỊ TRẤN BÚT SƠN............................26
1.Các giải pháp kỹ thuật......................................................................................................26
2.Các giải pháp quản lý.......................................................................................................28
3.Giải pháp cho hoạt động quản lý RTSH của đội thu gom thị trấn...................................29
4.Các giải pháp về truyền thông giáo dục...........................................................................30
5.Giải pháp cho các vấn đề cộng đồng và xây dựng mơ hình quản lý dựa vào cộng đồng 31
6.Áp dụng công nghệ sạch hơn............................................................................................32

KẾT LUẬN........................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................35
1


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

LỜI MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề

Bút Sơn, là một thị trấn của huyện Hoằng Hoá với q trình đơ thị hố
đang diễn ra nhanh chóng. Kinh tế thị trấn đang có những bước phát triển, tốc
độ tăng trưởng kinh tế tăng, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Do
vậy, nhu cầu tiêu dùng, tiện nghi trong sinh hoạt cũng tăng lên một cách đáng
kể, hệ quả tất yếu là khối lượng rác thải, chất thải rắn trong sinh hoạt đang ngày
một tăng lên và tạo áp lực cho công tác quản lý, thu gom và xử lý rác thải để
bảo vệ môi trường.
Quá trình hình thành các tiểu khu đơ thị, khu dân cư ở thị trấn Bút Sơn sẽ
tạo ra một lượng rác thải sinh hoạt đáng kể. Bên cạnh đó, việc thải bỏ chất thải
rắn sinh hoạt một cách bừa bãi và không đảm bảo các điều kiện vệ sinh ở khu
đơ thị, khu dân cư là ngun nhân chính, là nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường.
Rác thải sinh hoạt tác động trực tiếp lên môi trường đất, nước, không khí…làm
cho chất lượng mơi trường giảm đi rất nhiều so với tiêu chuẩn cho phép., gây
ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sức khoẻ của người dân trong khu vực.
Chất thải rắn nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng, nếu khơng có biện
pháp quản lý hay xử lý thích hợp thì sẽ tạo mơi trường thuận lợi cho các loài vật
trung gian gây bệnh, cũng như hiện trạng ơ nhiễm mơi trường ở các bãi chơn
lấp. Ví dụ, hiện tượng rò rỉ, nước rỉ rác hay các khí phát sinh từ rác sẽ có những
ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của người dân. Thị trấn Bút Sơn cũng
đã và đang phải đối mặt với những thách thức trên. Mặc dù đã được tăng cường
về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và con người nhưng công tác thu gom,
xử lý rác thải ở Bút Sơn vẫn chưa đáp ứng được so với nhu cầu thực tế. Điều
này thể hiện được cái được và chưa được trong cơng tác quản lý chất thải rắn
nói chung và rác thải nói riêng của thị trấn Bút Sơn.
Vì vậy, việc nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rác
thải sinh hoạt tại thị trấn Bút Sơn là một cơng việc cấp thiết và có ý nghĩa thiết
2


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


thực . Nên em xin được lựa chọn đề tài: “ NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI THỊ
TRẤN BÚT SƠN, HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ” để góp
phần hồn thiện cơng tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị trấn.
2. Mục tiêu đề tài
- Đánh giá hiện trạng môi trường và công tác quản lý môi trường của thị
trấn Bút Sơn.
- Đề xuất và xây dựng các giải pháp kiểm sốt ơ nhiễm môi trường,
nhằm ngăn chặn ô nhiễm môi trường do rác thải rắn sinh hoạt gây ra tại thị trấn
Bút Sơn.
3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận;
- Phương pháp điều tra: quan sát, phỏng vấn sâu…;
- Phương pháp tính toán;
- Phương pháp dự báo.

3


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

NỘI DUNG
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRẤN BÚT SƠN,
HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH HOÁ
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.Vị trí địa lý
Phía bắc thị trấn Bút Sơn giáp sơng Lạch Trường, Phía Nam giáp xã
Hoằng Vinh, Phía Đơng giáp xã Hoằng Phúc, Hoằng Đạo, Phía Tây giáp xã
Hoằng Đức. Thị trấn có toạ độ địa lý: từ 105 045’ đến 105053’ độ kinh Tây; từ

19046’ đến 190057’ vĩ độ Bắc.
Tổng diện tích tự nhiên là 84,45 ha, bao gồm 5 tiểu khu.
2. Địa hình và địa chất
2.1. Địa hình
Thị trấn có địa hình tương đối bằng phẳng, có độ nghiêng từ Tây sang
Đơng, từ Bắc xuống Nam có đặc trưng của vùng địa hình ven biển tạo nên
những dải đất cát nóng bỏng về mùa hè. Bút Sơn có vị trí hình học tương đối
trung tâm so với tồn huyện, là đầu mối giao thơng chính của huyện ( Ngã tư
Gịng giao nhau với quốc lộ 10 đi Thành phố Thanh Hoá và quốc lộ 1A).
Bút Sơn có cốt địa hình bình qn 3,5m, cốt ngập lụt 2,7m nên không bị
ngập úng về mùa mưa.
2.2. Địa chất
Địa chất gồm các loại đất chính: đất phù sa cổ, đất bãi bồi ven sông, đất
pha cát, đất thịt. Trong đó, đất phù sa cổ chiếm khoảng 30%, đất bãi bồi ven
sông chiếm khoảng 25%, đất thịt chiếm khoảng 15%, đất pha cát chiếm khoảng
25%, còn lại là diện tích các loại đất khác.

4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

3. Tài nguyên thiên nhiên
Theo báo cáo về tài nguyên khoáng sản ở thị trấn Bút Sơn của Sở Tài
ngun và Mơi trường Thanh Hố thì Bút Sơn có các loại khống sản chính
như: quặng sắt, quặng nhôm, quặng ti tan, cát xây dựng, đất sét…
Thị trấn Bút Sơn có điều kiện thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để thúc
đẩy việc phát triển kinh tế - xã hội.
4. Sơng ngịi và khí hậu
4.1. Sơng ngịi

Bút Sơn có sơng Gịng và sơng Bút chảy qua, ngồi ra cịn có hệ thống
kênh mương thuỷ lợi, với tổng chiều dài là 3,5 km. Diện tích mặt nước sông là
1km2, với tổng khối lượng nước chảy qua hàng năm 700m3.
Nhìn chung, hệ thống sơng ngịi trên địa bàn thị trấn tương đối thuận lợi
cho việc dự trữ, cung cấp nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất, cũng như
phục vụ các hoạt động giao thông vận tải và khai thác đường thuỷ.
4.2. Khí hậu
Thị trấn Bút Sơn nằm trong vùng khí hậu đồng bằng ven biển của Thanh
Hố nên có đặc trưng là nhiệt độ cao về mùa hè, nhiệt độ thấp về mùa đông và
khô hanh. Tổng nhiệt độ trong năm là 8.500 – 8.600 0c và lượng mưa cả năm là
1.500mm – 1.900mm, tạo điều kiện thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển
của cây trồng, vật nuôi.
Song, hàng năm thường bị ảnh hưởng trực tiếp bởi gió Lào, thiên tai, lũ
lụt, gây khó khăn không nhỏ cho sản xuất và đời sống của nhân dân.
II. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI
1. Điều kiện kinh tế
Trong những năm từ 2001 – 2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị trấn
là 14,0%, trong đó:
- Nơng nghiệp: 6,2%
- Cơng nghiệp, xây dựng: 65,6%
5


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Dịch vụ, thương mại: 28,2%.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, các ngành như: nuôi
trồng thuỷ sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ đều tăng giá trị và tỷ
trọng trong tổng sản phẩm xã hội.
Thực trạng phát triển các ngành thương mại, dịch vụ trong những năm

qua có những bước phát triển toàn diện, đảm bảo mức thu nhập bình quân của
người dân thị trấn tương đối ổn định, bình quân là 15 triệu đồng/năm.
2. Tình hình xã hội
Dân số thị trấn năm 2010 là 4.800 người, tỷ lệ gia tăng tự nhiêm giảm
xuống cịn 0,7%. Tồn thị trấn có khoảng 2.015 người trong độ tuổi lao động.
Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm; công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, thương mại
tăng dần.
Tỷ lệ học sinh đến trường là 99,8%, trình độ dân trí ngày càng được nâng
cao. An ninh, trật tự được giữ vững và ổn định. Văn hố – xã hội có nhiều bước
phát triển.
Đời sống người dân ngày càng được nâng cao, điều kiện chăm sóc sức
khoẻ được cải thiện và nâng cao, tuổi thọ trung bình là 75 tuổi.
3. Kết cấu hạ tầng
Hệ thống các cơng trình cơng cộng, cơng trình văn hố – xã hội, cơng
trình giao thơng đường bộ, đường thuỷ phục vụ vận tải và giao lưu kinh tế - xã
hội về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của nhân dân.

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ RÁC THẢI SINH HOẠT VÀ
HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI THỊ
TRẤN BÚT SƠN, HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH THANH
HOÁ
I. TỔNG QUAN VỀ RÁC THẢI SINH HOẠT (RTSH)
1. Chất thải rắn
1.1. Định nghĩa chất thải rắn
6


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Chất thải rắn được hiểu là tất cả các chất phát sinh do các hoạt động của

con người và động vật ở dạng rắn, được thải bỏ khi khơng cịn hữu dụng hay
khi khơng muốn dùng nữa.
1.2. Nguồn gốc
Nguồn tạo thành chất thải rắn đô thị bao gồm: từ các khu dân cư, các
trung tâm thương mại; từ các cơng sở, trường học, cơng trình công cộng, dịch
vụ đô thị; từ các hoạt động công nghiệp, các hoạt động xây dựng; từ các trạm
xử lý nước thải và các đường ống dẫn, thoát nước của đô thị.
2. Rác thải sinh hoạt (RTSH)
2.1. Định nghĩa RTSH
Rác thải rắn sinh hoạt:là những chất liên quan đến các hoạt động của con
người, nguồn tạo chủ yếu là các khu dân cư, các cơ quan, trường học, các trung
tâm dịch vụ thương mại.
2.2. Nguồn gốc phát sinh RTSH
- Rác thải sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động hằng ngày của con người.
Ví dụ:
+ Rác thải sinh hoạt của dân cư, khách vãn lai, du lịch,…
+ Rác thải sinh hoạt từ các chợ, tụ điểm buôn bán, nhà hàng, khách sạn,
khu vui chơi giải trí, khu văn hố,…
+ Rác thải sinh hoạt từ cơ quan, trường học,…
+ Rác thải sinh hoạt của công nhân, người lao động,…
2.3. Thành phần RTSH
Rác thải sinh hoạt bao gồm hai thành phần chính đó là thành phần hữu cơ
và thành phần vơ cơ. Tuỳ theo điều kiện cụ thể từng vùng như mức sống, thu
nhập… mà mỗi nơi có thành phần rác thải sinh hoạt khác nhau, theo các cơng
trình đã nghiên cứu thì:
+ Thành phần hữu cơ dễ phân huỷ (như thức ăn, hoa quả…) chiếm một tỷ
lệ lớn (50%-70%).
7



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

+ Thành phần vô cơ khó phân huỷ (như chai lọ, bao bì nilon…) là những
hợp chất plastic khó xử lý và ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, đặc biệt nilon
là dạng rác thải có thời gian phân huỷ rất lâu và lượng phát thải ra môi trường
khá lớn.
Sau đây là bảng thống kê một số thành phần và tỉ trọng cơ bản trong rác
thải sinh hoạt qua một số cơng trình nghiên cứu đã công bố.
Thành phần RTSH
Rau, thực phẩm thừa, chất hữu cơ dễ phân huỷ
Cây gỗ
Giấy,bao bì giấy
Plastic khó tái chế
Cao su, đế giày dép
Vải sợi,vật liệu sợi
Đất sét ,bê tông
Thành phần khác

khối lượng(%)
64,7
6,6
2,1
9,1
6,3
4,2
1,6
5,4

2.4. Tính chất của RTSH
2.4.1. Tính chất vật lý

Những tính chất vật lý quan trọng nhất của RTSH là trọng lượng riêng.
Độ ẩm, khích thước, sự cấp phối hạt, khả năng giữ ẩm tại thực địa, độ xốp của
RTSH.
- Khối lượng riêng
Khối lượng riêng của RTSH là trọng lượng của một đơn vị vật chất tính
trên một dơn vị thể tích (kg/m3). Bởi vì chất rắn có thể ở trạng thái như xốp,
chứa trong các container, nén hoặc không được nén…nên khi báo cáo giá trị
trọng lượng riêng phải chú thích trạng thái mẫu rác một cách rõ ràng.
Khối lượng riêng của RTSH phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: vị trí địa lý,
mùa trong năm, thời gian lưu giữ rác thải… trọng lượng riêng điển hình của rác
thải đô thị là (300kg/m3).
- Độ ẩm

8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Độ ẩm của RTSH được định nghĩa là lượng nước chứa trong một đơn vị
trọng lượng chất thải ở trạng thái nguyên thủy.
- Kích thước và cấp phối hạt
Kích thước và cấp phối hạt đóng vai trị quan trọng trong việc tính tốn,
thiết kế phương tiện cơ khí như thu hồi vật liệu, đặc biệt là sử dụng các sàn lọc
phân loại bằng máy.
- Khả năng giữ nước tại thực địa (hiện trường)
Khả năng giữ nước tại hiện trường của RTSH là toàn bộ lượng nước mà
nó có thể giữ lại trong mẫu rác thải dưới tác dụng kéo xuống của trọng lực. Là
một chỉ tiêu quan trọng trong việc tính tốn xác định lượng nước rò rỉ từ bãi rác.
Khả năng giữ nước tại hiện trường thay đổi phụ thuộc vào áp lực nén và trạng
thái phân hủy của rác thải (ở khu dân cư và các khu thương mại thì dao động

trong khoảng từ 50 – 60 %.
2.4.2. Tính chất hố học
Trong RTSH thường chứa nhiều hợp chất hóa học khác nhau như các
hợp chất hữu cơ, các hợp chất vô cơ. Các hợp chất hóa học khác nhau thì
thường có tính chất hóa học khác nhau, vì vậy việc xác định được thành phần
các hợp chất hóa học và tính chất của chúng trong RTSH có ý nghĩa quan trong
việc xử lý rác thải. Đó là việc lựa chọn các cơng nghệ và chế phẩm thích hợp
trong xử lý rác thải để phù hợp với tính chất của rác thải.
2.5. Tốc độ phát sinh RTSH ở Việt Nam
2.5.1. Tốc độ phát sinh RTSH tại các đô thị ở Việt Nam
Trong 20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những bước tiến đáng kể về
phát triển kinh tế - xã hội. Từ năm 2005 đến nay, GDP liên tục tăng, bình quân
đạt trên 7%/năm. Đến cuối năm 2010 dân số Việt Nam là 86 triệu người, trong
đó tỷ lệ dân số thành thị tăng từ 24,18% (năm 2000), 33% (năm 2010). Dự báo
đến năm 2020 là 46 triệu người, chiếm 45% dân số cả nước.

9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Năm 1990, Việt Nam có khoảng 500 đơ thị lớn nhỏ. Tính đến tháng
6/2007 có tổng cộng 729 đơ thị các loại, trong đó có hai đô thị loại đặc biệt (Hà
Nội và TP . Hồ Chí Minh), 4 đơ thị loại I (thành phố), 13 đô thị loại II (thành
phố), 43 đô thị loại III (thành phố), đô thị loại IV (thị xã), 631 đô thị loại V (thị
trấn và thi tứ). Trong những năm qua, tốc độ đơ thị hố diễn ra rất nhanh đã trở
thành nhân tố tích cực đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy
nhiên, bên cạnh những lợi ích về mặt kinh tế - xã hội, đơ thị hố q nhanh đã
tạo ra sức ép về nhiều mặt, dẫn đến suy giảm chất lượng môi trường và phát
triển không bền vững. Lượng RTSH phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp

ngày càng nhiều với thành phần phức tạp.
Lượng RTSH tại các đô thị nước ta đang có xu hướng phát sinh ngày
càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ lệ tăng cao tập trung ở
các đơ thị đang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh mẽ cả về quy mô lẫn dân
số và các khu công nghiệp, như các khu đô thị tỉnh Phú Thọ (19,9%), thành phố
Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%), Cao Lãnh (12,5%)…
Tổng lượng phát sinh RTSH tại các đô thị loại III trở lên và một số đô thị
loại IV là các trung tâm văn hoá, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cả nước
lên đến 6,5 triệu tấn/năm. Trong đó RTSH phát sinh từ các hộ gia đình, các chợ
và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn lại từ các công sở, đường phố, các cơ sở y
tế.
Kết quả điều tra tổng thể năm 2006 – 2007 cho thấy, lượng RTSH đô thị
phát sinh chủ yếu tập trung ở hai đô thị đặc biệt là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Tuy chỉ có 2 đơ thị nhưng tổng lượng RTSH phát sinh tới 8000 tấn/ngày
(2.920.000 tấn/năm) chiếm 45,24% tổng lượng RTSH phát sinh từ tất cả các đơ
thị.
Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các đơ thị
vùng Đơng Nam Bộ có lượng RTSH phát sinh lớn nhất tới 2.450.245 tấn/năm
(chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh RTSH tại các đô thị loại III trở lên của cả
10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

nước), tiếp đến là các đơ thị vùng đồng bằng sơng Hồng có lượng phát sinh
RTSH đô thị là 1.622.060. tấn/năm (chiếm 37,94%). Các đô thị khu vực miền
núi Tây Bắc Bộ có lượng phát sinh RTSH đơ thị thấp nhất chỉ có 69.350
tấn/năm (chiếm 1,07%), tiếp đến là các đô thị thuộc các tỉnh vùng Tây Nguyên,
tổng lượng phát sinh RTSH đô thị là 237.350 tấn/năm (chiếm 3,68%).
Tỷ lệ phát sinh RTSH đô thị bình qn đầu người tại các đơ thị loại đặc

biệt và đô thị loại I là tương đối cao (0,84 – 0,96kg/người/ngày); đơ thị loại II
và loại III có tỷ lệ phát sinh RTSH đơ thị bình qn trên đầu người là tương
đương nhau (0,72 – 0,73 kg/người/ngày); đô thị loại IV có tỷ lệ phát sinh RTSH
đơ thị bình quân đầu người đạt khoảng 0,65 kg/người/ngày. Trong khi đó tỷ lệ
phát sinh bình qn đầu người tính trung bình cho các đô thị trên phạm vi cả
nước là 0,73 kg/người/ngày (bảng sau):

Nguồn: Báo Nông Thôn Ngày nay
2.5.2. Tốc độ phát sinh RTSH tại các vùng nông thôn
Ở nhiều địa phương, nhất là vùng đồng bằng nông thôn đang phải đối
mặt với tình trạng ơ nhiễm mơi trường nặng nề. Chưa bao giờ, lượng RTSH lại
nhiều như bây giờ. Rác thải do người dân vứt ra khắp nơi, từ ven nhà, đường
làng, ngõ xóm đến kênh mương, ao hồ…, chỗ nào cũng có rác. Trong khi đó,
dịch vụ vệ sinh môi trường nông thôn chưa phát triển. Nguyên nhân của tình
trạng trên một phần là do ý thức người dân chưa cao, mọi người đều mặc nhiên
11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

vứt rác bừa bãi ở bất cứ đâu có thể. Điều đáng báo động là họ coi việc giữ gìn
vệ sinh mơi trường, khơng phải là việc cá nhân mà là việc của xã hội, nhiều
người còn giữ tư tưởng “sạch nhà ta, mặc nhà người”. Một vấn đề nữa là đa
phần người dân không tự phân loại được rác nên việc chôn lấp, thu gom, xử lý
gặp nhiều khó khăn.
Ngồi một lượng lớn RTSH từ các hộ gia đình, các chợ nơng thơn cũng là
nơi sản sinh ra đủ các loại rác mà chưa có biện pháp xử lý, chủ yếu quét dọn lại
một chỗ rồi để phân huỷ tự nhiên, gây nên những gánh nặng cho cơng tác bảo
vệ mơi trường. Đó là chưa kể một lượng rác thải trong chăn nuôi. Đã đến lúc
chúng ta cần phải đề cao việc bảo vệ để cứu lấy mơi trường nơng thơn.

2.6. Ơ nhiễm mơi trường do RTSH
2.6.1. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí
Đó là việc phát tán bụi, vi khuẩn gây bệnh,… từ việc thu gom rác hoặc
tại các bãi rác không đạt tiêu chuẩn.
2.6.2. Ơ nhiễm mơi trường nước
Nước rị rỉ từ bãi rác và từ trạm trung chuyển, lượng nước này có mức độ
ô nhiễm rất cao, gấp nhiều lần nước thải thơng thường, ngồi ra rác thải cịn
xâm nhập vào hệ thống cống dẫn nước, sơng ngịi, nguồn nước mưa, nước
ngầm… gây cản trở cho sự lưu thông của nước và ô nhiễm môi trường nước.
2.6.3. Ô nhiễm môi trường đất
Nước rỉ thải, vi khuẩn, plastic xâm nhập khe đất…gây hại cho hệ sinh vật
trong đất và cản trở sự tuần hoàn vật chất trong đất.
2.7. Ảnh hưởng đến cảnh quan và sức khoẻ của con người
2.7.1. Ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người
Theo đánh giá của các chuyên gia, RTSH là mối hiểm hoạ đối với sức
khoẻ con người. Nó gây ra nhiều căn bệnh: đau mắt, bệnh đường hơ hấp, bệnh
ngồi da, tiêu chảy, thương hàn, dịch tả…RTSH đã ảnh hưởng rất lớn đến sức
khoẻ cộng đồng, nghiêm trọng nhất là các khu vực làng nghề, gần khu công
12


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

nghiệp, bãi chôn lấp rác thải…nếu RTSH không được xử lý đúng cách sẽ ảnh
hưởng đến môi trường, nguồn nước và sức khoẻ con người.
2.7.2. Ảnh hưởng đến mỹ quan môi trường
Nếu việc thu gom và vận chuyển RTSH khơng hết sẽ dẫn đến tình trạng
tồn đọng RTSH trong các khu dân cư, trên các tuyến đường làm mất mĩ quan,
gây cảm giác khó chịu cho người dân. Việc không thu hồi và tái chế được các
thành phần có ích trong chất thải sẽ gây ra sự lãng phí về của cải và vật chất cho

xã hội.
II. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ RTSH TẠI THỊ TRẤN BÚT SƠN
1. Hiện trạng quản lý RTSH ở Việt Nam
Quản lý RTSH bao gồm các hoạt động: phòng ngừa và giảm thiểu phát
sinh RTSH bằng các hình thức như: phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển,
tăng cường tái sử dụng, tái chế, xử lý và tiêu huỷ. Công tác quản lý RTSH ở
Việt Nam hiện nay, còn chưa tiếp cận được với phương thức quản lý tổng hợpp
trên quy mô lớn, chưa áp dụng đồng bộ các giải pháp giảm thiểu, tái sử dụng,
tái chế (3R) để giảm tỷ lệ RTSH phải chôn lấp. Hoạt động giảm thiểu, phát sinh
RTSH, một trong những giải pháp quan trọng và hiệu quả nhất trong quản lý
RTSH còn chưa được chú trọng. Ở quy mô công nghiệp, số cơ sở áp dụng sản
xuất cịn rất ít, khoảng 300/400.000 doanh nghiệp hoạt động phân loại rác tại
nguồn chưa được áp dụng rộng rãi, chỉ mới được thí điểm trên quy mơ nhỏ ở
một số thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Tỷ lệ thu gom RTSH ở các
vùng đô thị, trung bình đạt khoảng 80 – 82%, thấp nhất là đô thị loại 4 (65%), ở
Hà Nội cao hơn 90%; ở các điểm dân cư nông thôn ~ 40 – 45%. Khoảng 60%
khu vực nơng thơn chưa có dịch vụ thu gom RTSH, chủ yếu dựa vào tư nhân
hoặc cộng đồng địa phương.
Công nghệ xử lý RTSH chủ yếu vẫn là chôn lấp ở các bãi lộ thiên không
đạt tiêu chuẩn mơi trường với 82/98 bãi chơn lấp trên tồn quốc khơng hợp vệ
sinh. Các lị đốt rác chủ yếu dành cho ngành y tế và chỉ đáp ứng được 50% tổng
13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

lượng chất thải y tế nguy hại. Việc phục hồi môi trường đối với các cơ sở xử lý
cịn nhiều hạn chế, tình trạng đổ chất thải khơng đúng nơi quy định cịn xảy ra,
gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ của cộng đồng.
2. Hiện trạng quản lý RTSH ở thị trấn Bút Sơn

2.1. Hiện trạng phát thải ở thị trấn
Tính theo mức bình quân, trung bình là 0,8 kg/người/ngày.
- Tổng khối lượng rác thải là 5 tấn/ngày (số liệu tính tốn theo mức phát
thải bình quân đối chiếu với đo đếm số lượng xe đổ rác tại bãi chôn lấp rác thị
trấn).
- Lượng phát thải tập trung nhiều nhất là ở các tiểu khu trung tâm như:
tiểu khu Vinh Sơn, Phúc Sơn và khu vực chợ Gòng.
2.2. Nguồn gốc phát sinh
RTSH trên địa bàn thị trấn, được thu gom chủ yếu từ các nguồn như: hộ
gia đình, cơ quan, đơn vị, nhà hàng kinh doanh ăn uống, rác chợ. Năm 2009, số
hộ gia đình có nộp lệ phí để được thu gom rác là 710 hộ. Trong khi đó, tổng số
hộ trên địa bàn là 863 hộ. Như vậy, tỷ lệ thu gom nếu ước tính dựa trên số liệu
này được khoảng 82,27% và 30 hợp đồng thu gom rác từ các cơ quan Nhà
nước, trường học, trạm y tế thị trấn và các cơng ty, xí nghiệp, cơ sở kinh doanh,
dịch vụ, nhà hàng, chợ…
Ta có bảng số liệu về Số hộ và số hợp đồng thu gom rác như sau:

Năm 2009 Năm 2010
Số hộ được thu gom rác (trên cơ sở số hộ nộp phí 710
750
vệ sinh mơi trường)
Phí thu được cả năm (nghìn đồng)
80.986
511.804
Số hợp đồng tu gom (ngồi hộ gia đình)
30
35
Phí thu được (nghìn đồng)
138.388
544.572

Nguồn: Văn phịng - Thống kê Uỷ ban nhân dân Thị trấn Bút Sơn
2.3. Thành phần RTSH
Do đặc điểm khu vực này đang bắt đầu q trình đơ thị hố, khu dân cư
lâu đời, xen kẽ với các vùng đất nông nghiệp (chủ yếu là sản xuất lúa). Các hộ
14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

gia đình vẫn cịn ni gia súc, gia cầm ở quy mơ hộ gia đình nhỏ lẻ trong nhân
dân. Vì vậy, RTSH của người dân ngồi các thành phần thường gặp trong RTSH
bình thưịng cịn có rác thải nơng nghiệp và xác động thực vật chết.
Mặt khác, thành phần rác thải chủ yếu là bao nilon, các loại đồ tả lót, đồ
vệ sinh, xác súc vật chết. Đơi với khu vực chưa có hoạt động thu gom thì người
dân vẫn giữ thói quen đốt rác thải là bao nilon, đồ vệ sinh (tã lót, bỉm, băng vệ
sinh…) khó đốt. Đốt bao nilon thì gây mùi khét, khó chịu, làm ảnh hưởng đến
những người xung quanh.
2.4. Khối lượng RTSH ở thị trấn
Mặc dù, chiếm 13,2% số dân của tồn huyện Hoằng Hố nhưng lượng
rác thải thu gom qua các năm của thị trấn chỉ chiếm chưa tới 10% tổng lượng
rác thải toàn huyện.
Bảng số liệu so sánh khối lượng rác thải thu gom qua các năm.

Lượng
Thị trấn Bút Sơn (tấn/ngày)
Thị trấn Bút Sơn (tấn/năm)
Huyện Hoằng Hoá (tấn/ngày)
So với toàn huyện
Nguồn: Báo cáo hoạt động thu


Năm 2008
3,5
42
35
10%
gom RTSH ở

Năm 2009
Năm 2010
4
5
48
60
40
45
10%
10%
thị trấn Bút Sơn năm 2010 của

Phòng Tài ngun – Mơi trường huyện Hoằng Hố.
Bảng số liệu thể hiện Tỷ lệ số hộ sử dụng dịch vụ thu gom RTSH của đội
thu gom thị trấn.
Tiểu khu
Vinh Sơn
% số hộ

Tân Sơn

Đức Sơn


Phúc Sơn

Đạo Sơn

được

85 %

85 %

90 %

80 %

thu 80 %

gom rác
Nguồn: Báo cáo của đội thu gom RTSH thị trấn.
2.5. Hiện trạng phân loại RTSH tại nguồn
Quá trình phân loại RTSH tại nguồn ở thị trấn Bút Sơn, vẫn chưa được
thực hiện. Quá trình thu gom rác tại hộ gia đình cho thấy các loại rác khác nhau
15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

vẫn được trôn lẫn lại với nhau như: rác hữu cơ (rau, củ, quả, thức ăn thừa…)
trộn lẫn với rác vô cơ (sành, sứ, xỉ than, giấy, nilon…). Quá trình phân loại rác
tại chợ cũng tương tự như tình trạng phân loại rác tại hộ gia đình, người dân đi
chợ chưa có ý thức trong việc phân loại RTSH.

2.6. Hiện trạng thu gom và vận chuyển RTSH
Chất thải sinh hoạt của thị trấn sẽ được các hộ gia đình đổ vào các thùng
đựng rác để sẵn ở các tuyến đường, con hẻm hoặc bỏ vào các túi nilon để ở ven
đường.
Sau đó, được cơng nhân của đội thu gom rác thị trấn thu gom bằng xe
đẩy tay, bắt đầu từ buổi sáng, tuỳ theo từng con đường và khu phố mà ấn định
thời gian thu gom cụ thể.
Rác tại các xe đẩy hoặc các thùng rác cố định ven đường lớn được xe chở
rác ( có ép rác) chở vào các giờ nhất định trong ngày. Sau đó, xe chở rác sẽ đưa
rác đổ về bãi tập trung.
Thị trấn có 5/5 tiểu khu đã được đội thu gom rác của thị trấn tổ chức thu
gom rác, tuy nhiên chỉ tập trung thu gom tại các điểm chợ, đường lớn, khu đông
dân cư và các hợp đồng thu gom rác.
Hiện tại, đội thu gom có 7 công nhân tham gia trực tiếp vào công tác dọn
vệ sinh đường phố, nâng thùng và thu gom rác tại các khu dân cư bằng xe đẩy
rác. Với số xe đẩy thu gom là 3 xe, với thể tích xe là 1m3.
Mỗi ngày, trung bình đội thu gom chỉ thu được 2 tấn rác. Trong đó, chất
rắn dễ phân huỷ là 1.730 kg, chất rắn khó phân huỷ là 280 kg, chất thải nguy hại
50 kg.
Đối với RTSH của Trạm Y tế, Trung tâm Y tế huyện, các cơ sở sản xuất
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn có ký hợp đồng thu gom với đội
thu gom rác thải của thị trấn thì trong quá trình thu gom, các cơng nhân có
nhiệm vụ kiểm tra để rác thải công nghiệp và rác thải nguy hại không bị trộn lẫn

16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

vào nhau (do cố tình). Sau khi đã vận chuyển đến bãi rác, sẽ được nhân viên ở

đây kiểm tra một lần nữa. Trường hợp vi phạm thì sẽ được xử lý theo quy định.
Trên địa bàn thị trấn chưa có trạm trung chuyển và đầu ép rác như ở
Thành phố Thanh Hố. Vì vậy, tất cả rác thải sau khi được thu gom đều được
vận chuyển đến bãi chôn lấp rác thải của thị trấn.
Định kỳ, đội thu gom rác của thị trấn có các đợt kiểm tra, tu sửa các
thùng rác bị hư hỏng. Tuy nhiên, việc vệ sinh thùng rác và làm sạch thùng rác
vẫn chưa được thực hiện.
2.7. Hiện trạng xử lý RTSH ở thị trấn
2.7.1. Cách xử lý rác thải của Uỷ ban nhân dân thị trấn
Việc xử lý rác thải của UBND thị trấn chủ yếu dựa trên phương pháp
truyền thống đó là thiêu đốt và chơn lấp. Trong đó, ưu tiên cho việc chơn lấp,
mặt khác, đội thu gom rác của Bút Sơn còn tận dụng lại các phế thải để bán lại
cho các cơ sở thu mua và tái chế phế liệu nhằm giảm thiểu gánh nặng cho việc
xử lý rác.
2.7.2. Các phương thức xử lý rác thải của người dân thị trấn
Cách thức xử lý rác thải của người dân tại khu vực nghiên cứu thường
bao gồm: bỏ rác vào thùng hoặc xe thu gom rác, đốt, chôn lấp, phân loại bán ve
chai, cho gia súc, gia cầm ăn…
Bảng số liệu: Cách thức xử lý RTSH chủ yếu của người dân

Tiều khu

Vinh

Tân

Đạo

Đức


Cách thức
Sơn
Sơn
Sơn
Sơn
xử lý (%)
Bỏ rác vào thùng
96
84
84
68
Đốt hỗn hợp rác
8
16
16
64
Phân loại bán ve chai
76
64
76
64
Cho gia súc, gia cầm ăn 64
32
44
52
Chơn lấp
4
4
4
4

Vứt bừa bãi
0
0
4
4
Nguồn: Văn phịng- Thống kê Uỷ ban nhân dan thị trấn Bút Sơn

Phúc
Sơn
60
38
88
60
4
0

2.8. Hiện trạng công tác thu hồi và tái sử dụng RTSH
17


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

RTSH từ cá hộ gia đình sẽ được cơng nhân của đội thu gom phân loại là
các vỏ chai nhựa, sắt thép…dễ nhận thấy cho vào bọc nilon và đưa về bán cho
các cơ sở thu mua phế liệu. Rác tại bãi chôn lấp sẽ được “đội quân nhặt rác”
phân loại thành các vật liệu có thể tái chế như: bao nilon, vỏ nhựa, kim loại…để
bán cho các cơ sở thu mua và tái chế. Các cơ sở nhập nguồn phế liệu để tái chế
thành những sản phẩm có ích.
2.9. Hiện trạng cơng tác quản lý RTSH ở Bút Sơn
Công tác quản lý RTSH tại thị trấn, do cán bộ Địa chính - Xây dựng trực

thuộc Uỷ ban nhân dân thị trấn quản lý. Nguồn nhân lực trong công tác quản lý
RTSH tại thị trấn do 2 cán bộ của phịng Địa chính – Xây dựng kiêm nhiệm.
Kinh phí cho hoạt động quản lý RTSH của thị trấn do Uỷ ban nhân dân thị trấn
cấp với số tiền là 5 triệu đồng/năm. Ở tất cả các tiểu khu thì đều có hương ước,
trong đó có quy định về gìn giữ mơi trường tiểu khu. Trong tiêu chí xếp loại gia
đình văn hố cũng có tiêu chí về bảo vệ mơi trường. Tại các tiểu khu có lực
lượng tuần tra, bảo vệ an ninh tiểu khu kiêm nhiệm cả chức năng bảo vệ môi
trường tiểu khu. Hàng tuần, hàng tháng thì đều có tổ chức các buổi tuyên
truyền, cổ động về bảo vệ môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng,
đến tận nhà dân. Uỷ ban nhân dân thị trấn Bút Sơn còn tổ chức ký cam kết bảo
vệ môi trường, giữa các hộ gia đình với Uỷ ban nhân dân thị trấn.
Ngày 30 tháng 7 năm 2005, đội thu gom RTSH của thị trấn được thành
lập với nhân lực là 7 người, trang thiết bị thu gom là 3 xe đẩy rác. Thời gian
hoạt động đội thu gom được tiến hành từ 5 – 10h sáng. Mặc dù, công việc rất
vất vả nhưng lương của các cơng nhân đội thu gom, trung bình vào khoảng
700.000 đồng/người/tháng.
III. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ RTSH TẠI THỊ TRẤN BÚT SƠN
1.Ưu điểm
Tại Uỷ ban nhân dân thị trấn đã có 2 cán bộ Địa chính kiêm nhiệm Môi
trường, làm nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo Uỷ ban nhân dân trong công tác
18


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

quản lý môi trường địa phương. Đội ngũ cán bộ này đã đáp ứng được một phần
năng lực chuyên môn để đảm bảo công tác quản lý Nhà nước để bảo vệ môi
trường.
Thực hiện hướng dẫn số 33 ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Ban Chủ
nhiệm chương trình “Tồn dân đồn kết tham gia bảo vệ mơi trường” về xây

dựng mơ hình điểm lồng ghép bảo vệ mơi trường vào cuộc vận động “Tồn dân
đoàn kết xây dựng đời sống khu dân cư”, Uỷ ban nhân dân thị trấn đã tăng
cường công tác chỉ đạo, truyền thông giáo dục, nâng cao nhận thức và trách
nhiệm quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường của các cấp Mặt trận và các tổ
chức thành viên; Phổ biến các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường trên các
phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng
đồng. Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động xã hội hoá về bảo vệ môi trường và chỉ
đạo tổ chức thực hiện kế hoạch “Toàn dân hưởng ứng tuần lễ quốc gia về nước
sạch, vệ sinh môi trường”, “ ngày môi trường thế giới”, “chiến dịch làm cho thế
giới sạch hơn”…Thực hiện việc xây dựng mơ hình điểm về bảo vệ mơi trường
với cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân
cư” . Ở 5 tiểu khu đã in 900 tờ đăng ký của các hộ gia đình với tổ dân phố, Uỷ
ban nhân dân thị trấn về việc bảo vệ môi trường trên địa bàn.
Về công tác thu gom, xử lý RTSH: Năm 2005, tỷ lệ thu gom và xử lý rác
thải đạt 65%, đến hết năm 2007 đạt 70%, năm 2010 đạt 85%. Về chất lượng
mơi trường, nhìn chung đã từng bước được cải thiện. Để đảm bảo công tác bảo
vệ môi trường, hàng năm Uỷ ban nhân dân thị trấn đã dành nhiều kinh phí để hỗ
trợ cho các hoạt động bảo vệ mơi trường như: vệ sinh, thu gom rác, thốt nước,
trồng cây và chăm sóc cây xanh. Cơng tác thu gom và xử lý RTSH ở các tiểu
khu, cụm dân cư đã được đẩy mạnh, ở thị trấn đã hình thành đội thu gom rác
trên địa bàn.
Bên cạnh đó, chính quyền đã chỉ đạo và được sự phối hợp có hiệu quả
của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân đã vận động được nhân dân
19


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

thay đổi tập quán và thói quen sinh hoạt mất vệ sinh, hạn chế việc đổ rác sinh
hoạt bừa bãi. Các tiểu khu, gắn việc việc xây dựng khu dân cư văn hố, gia đình

văn hoá, xây dựng quy ước, hương ước nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, coi
bảo vệ môi trường là trách nhiệm của mỗi người trong cộng đồng.
Thị trấn Bút Sơn đã làm tốt cơng tác chỉ đạo các mơ hình điểm về tồn
dân bảo vệ mơi trường trong cuộc vận động “Tồn dân xây dựng đời sống văn
hố ở khu dân cư”và có những hoạt động tổng kết, đánh giá, nhân rộng các mơ
hình bảo vệ mơi trường trên tồn thị trấn.
Thị trấn đã không ngừng tuyên truyền, vận động, đẩy mạnh cơng tác xã
hội hố về bảo vệ mơi trường. Bút Sơn cịn tiếp tục chuyển đổi mơ hình quản lý
và dịch vụ vệ sinh môi trường từ doanh nghiệp Nhà nước của thị trấn sang
doanh nghiệp tư nhân. Thành lập quỹ bảo vệ môi trường của thị trấn, dành một
phần ngân sách huy động từ xã hội để đầu từ cho công tác bảo vệ môi trường.
Tập trung đầu tư xây dựng các cơng trình hạ tấng về bảo vệ môi trường, thu
gom, xử lý rác thải; tổ chức thực hiện tốt Nghị định 137/CP của Chính phủ, xây
dựng kế hoạch sử dụng cụ thể và thường xuyên, kiểm tra, đánh giá hiệu quả các
cơnng trình đã và đang sử dụng nguồn kinh phí này để đảm bảo đầu tư có hiệu
quả.
Uỷ ban nhân dân thị trấn đã tăng cường hồn thiện bộ máy quản lý về
mơi trường cả về nhân lực và trang thiết bị. Uỷ ban nhân dân thị trấn kết hợp
với Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể trong hệ thống chính trị để tăng cường
công tác giám sát, kiểm tra đồi với công tác quản lý, bảo vệ môi trường ở địa
phương.
Mặt khác, Uỷ ban nhân dân thị trấn đã và đang tổ chức thực hiện tốt quy
hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn đến năm 2015 và định hướng tới năm
2020, lồng ghép các nội dung về bảo vệ môi trường vào phát triển kinh tế - xã
hội thị trấn theo hướng bền vững.

20


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


2. Nhược điểm
2.1. Trong quản lý hành chính Nhà nước
- Thiếu nguồn nhân lực trong hoạt động mơi trường
Cán bộ mơi trường thị trấn có 2 người nhưng lại kiêm nhiệm và phụ trách
nhiều lĩnh vực, với địa bàn rộng chủ yếu tập trung giải quyết các đăng ký cam
kết bảo vệ môi trường, thanh tra các cơ sở sản xuất kinh doanh trên đia bàn, giải
quyết các điểm nóng về mơi trường. Với khối lượng công việc nhiều như vậy,
nên hầu như công tác quản lý RTSH chỉ được quan tâm dưới hình thức cung
cấp thêm thùng rác hỗ trợ cho đội thu gom. “Bên đội thu gom môi trường quản
lý hết về RTSH ở địa phương, còn thị trấn chỉ hỗ trợ thùng rác và tuyên truyền,
phát động phong trào môi trường vào dịp lễ tết, chứ không trực tiếp quản lý”
(Phỏng vấn sâu cán bộ mơi trường thị trấn).
- Kinh phí cho hoạt động quản lý RTSH và mơi trường cịn thiếu
Ở thị trấn, các năm trước, kinh phí hoạt động mơi trường của thị trấn do
ngân sách thị trấn chi là 2 triệu đồng. Với số tiền quá ít như vậy, theo như cán
bộ thị trấn “Khi nào có tranh chấp, khiếu nại về môi trường của người dân mới
tiến hành lập đồn kiểm tra, giải quyết. Kinh phí mơi trường chủ yếu cho việc
này” (Phỏng vấn sâu cán bộ môi trường thị trấn).
Hiện nay, kinh phí hoạt động mơi trường đã tăng lên 5 triệu đồng/năm.
Tuy kinh phí có tăng nhưng cần có nhân nguồn lực để thực hiện cơng tác bảo vệ
mơi trường, điều này thậm chí cịn khó khăn hơn vấn đề kinh phí.
- Thiếu chế tài phù hợp và nhân lực thực thi pháp luật
Mặc dù, ở tất cả các tiểu khu nghiên cứu đều có hương ước, trong đó có
quy định về giữ gìn vệ sinh mơi trường, trong tiêu chí về gia đình văn hố cũng
có tiêu chí về bảo vệ mơi trường. Đối với hương ước tiểu khu, dù đã có các tiêu
chí nhưng chưa có chế tài để xử lý nếu vi phạm. “Hương ước chỉ có tính chất
tun truyền, nhắc nhở, động viên bà con trong tiểu khu noi theo chứ không có
chế tài nào bắt buộc hoặc xử lý, mà nếu có chế tài cũng rất khó thực hiện vì hầu
21



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

hết các hành vi này được thực hiện vào ban đêm hoặc sáng sớm làm sao có thể
bắt quả tang được” (Phỏng vấn Tiểu khu Trưởng Tân Sơn). “Bình xét gia đình
văn hố hầu như chỉ có ý nghĩa với bộ phận người dân là cán bộ, cơng nhân,
viên chức cịn đối với nơng dân, lao động nghèo thì khơng có ý nghĩa
mấy”(Phỏng vấn Tiểu khu trưởng Tân Sơn). Thiếu lực lượng tuần tra, bảo vệ
an ninh tiểu khu “vì lương q thấp nên khơng thu hút được người dân tham gia
lực lượng”. (Phỏng vấn sâu Tiểu khu Trưởng Vinh Sơn).
- Cách thức và hiệu quả của hoạt động tuyên truyền chưa sâu rộng, thiếu
đồng bộ
Nội dung tun truyền cịn thiếu, chủ yếu là hình thức nhắc nhở, vận
động, chưa thường xuyên tuyên truyền về chế tài, xử phạt, răn đe. Tác động làm
thay đổi hành vi của người dân chưa cao. Vì vậy, hiện tượng vứt rác bừa bãi gây
ra các điểm ô nhiễm môi trường vẫn đang xảy ra và chưa khắc phục được.
- Ảnh hưởng của các mối quan hệ sơ cấp đến cách thức làm việc của cán bộ
môi trường, cán bộ cơ sở.
Các cán bộ môi trường để là người sinh sống tại cùng địa phương, chịu
sự tác động mạnh của các mối quan hệ bà con, bạn bè (quan hệ sơ cấp). Vì vậy,
khi gặp trường hợp vi phạm giải pháp thường là nhắc nhỏ. Điều này gây khó
khăn cho việc triển khai thực hiện các chế tài gây nguy cơ mất cơng bằng trong
xã hội và bất bình trong nhân dân.
2.2. Những vấn đề trong hoạt động của đội thu gom
Qua những nghiên cứu, ta có thể nhận thấy một số vấn đề khó khăn trong
hoạt động thu gom RTSH như sau:
- Vấn đề chi phí - lợi ích trong công tác hoạt động của xí nghiệp môi trường
Điều này gây khơng ít khó khăn cho cơng tác mở rộng địa bàn phục vụ
của đội thu gom vì phải dảm bảo doanh thu, thu nhập cho công nhân nhưng vẫn

phải giữ gìn mơi trường thị trấn sạch đẹp.

22


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

- Thiếu phương tiện, cơ sở hạ tầng và lực lượng lao động làm công tác thu
gom, vận chuyển RTSH. Đây là khó khăn, vừa là một trong những yếu tố tác
động gây ra các vấn đề môi trường trong cộng đồng nghiên cứu hiện nay.
- Vấn đề trong cơng tác quy hoạch vị trí đặt thùng rác
Với 863 hộ dân nhưng toàn địa bàn chỉ có 15 thùng rác. Lượng thùng rác
này khơng đủ để phục vụ cho nhu cầu của người dân. Vì vậy, hiện tượng quá tải
xảy ra ở hầu hết các điểm đặt thùng. “Thùng rác thì có thể xin về nhưng không
ai đứng ra quản lý. Không ai cho đặt nhờ thùng rác”. (Trưởng tiểu khu Đạo
Sơn).

CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RTSH
TẠI THỊ TRẤN BÚT SƠN, HUYỆN HOẰNG HOÁ, TỈNH
THANH HOÁ
I. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIỂM SỐT Ơ NHIỄM RTSH TẠI VIỆT NAM
HIỆN NAY
Hiện nay, tại Việt Nam có nhiều loại cơng nghệ khác nhau để xử lý
RTSH. Mặc dù vậy mỗi cơng nghệ chỉ có khả năng ứng dụng tốt trong một
phạm vi nhất định. Ở nhiều nước tiên tiến, người ta thường xử lý loại chất thải
này bằng cách kết hợp nhiều quy trình công nghệ khác nhau. Tuy nhiên, do điều
kiện nước ta chưa cho phép nên hiện tại mỗi địa phương đều phải tự vận động
theo cách riêng của mình, dẫn đến việc mất cân đối, gây ảnh hưởng tương hỗ
xấu. Vì vậy, một số nhà khoa học đã có những hướng nghiên cứu khác nhằm
tìm ra những mơ hình quản lý phù hợp hơn, cụ thể là phân nhỏ, hợp lý theo

từng cụm một hoặc một hai tỉnh để đáp ứng nhu cầu quản lý thực tế. Nhưng dù
quản lý theo cách nào đi nữa thì tại các cụm xử lý RTSH vẫn phải áp dụng các
biện pháp công nghệ sau:
1.Xử lý cơ học
Đây là khâu ban đầu không thể thiếu trong quy trình xử lý chất thải. Biện
pháp này sẽ làm tăng hiệu quả tái chế và xử lý ở các bước tiếp theo. Các công
23


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

nghệ dùng để phân loại, xử lý cơ học RTSH bao gồm: cắt, nghiền, sàng, tuyển
từ, tuyển khí nén…
2. Xử lý hố – lý
Cơng nghệ xử lý hoá – lý là sử dụng các quá trình biến đổi vật lý, hố
học để làm thay đổi tính chất của RTSH nhằm mục đích chính là giảm thiểu khả
năng nguy hại của RTSH đối với môi trường. Một số biện pháp hố – lý thơng
dụng trong xử lý RTSH như sau:
- Trích ly: là q trình tách các cấu tử ra khỏi hỗn hợp nhờ một dung mơi
có khả năng hồ tan chọn lọc một số chất trong hỗn hợp đó. Trong xử lý chất
thải q trình trích lý thường được ứng dụng để tách hoặc thu hồi các chất hữu
cơ có lẫn trong RTSH.
- Chưng cất: là quá trình tách hỗn hợp chất lỏng bay hơi thành những
cấu tử riêng biệt dựa vào độ bay hơi khác nhau, ở những nhiệt độ sôi khác nhau
của mỗi cấu tử chứa trong hỗn hợp đó, bằng cách lặp đi lặp lại nhiều lần, bay
hơi và ngưng tụ. Trong thực tế, xử ly chất thải quá trình chưng cất thường gắn
với trích ly trên để tăng cường khả năng tách sản phẩm.
- Kết tủa, trung hoà: dựa trên phản ứng tạo sản phẩm kết tủa lắng giữa
chất bẩn vào hoá chất để tách kết tủa ra khỏi dung dịch. Quá trình này thường
được ứng dụng để tách các kim loại nặng trong chất thải lỏng ở dạng hydroxyt

kết tủa hoặc muối không tan.
3. Xuất khẩu rác
Hiện nay, công tác xuất khẩu rác chưa được thực hiện tại Việt Nam. Việc
lên kế hoạch xuất khẩu rác mới được nhen nhóm tại một số thành phố lớn như
Hà Nội, TP.HCM. Ngày 2/11/2009, Sở Tài ngun và Mơi trường Hà Nơi vừa
trình Thành phố phương án xuất khẩu rác. Với công suất là 2.000 tấn/ngày. Dự
án này được giao cho Công ty cổ phần Tiến Bộ quốc tế AIC làm chủ đầu tư.

24


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

4. Tái chế, sử dụng các phê liệu
Hoạt động tái chế đã có từ lâu ở Việt Nam, các loại RTSH có thể tái chế
như kim loại, đồ nhựa, giấy…được các hộ gia đình bán cho những người thu
mua đồng nát, sau đó chuyển về các làng nghề. Công nghệ tái chế chất thải tại
các làng nghề hầu hết là cũ và lạc hậu, cở sở hạ tầng yếu kém, quy mô sản xuất
nhỏ dẫn đến tình trạng ơ nhiễm mơi trường nghiêm trọng ở một số nơi.
5. Ủ rác hữu cơ thành phân bón Compost
Ủ Compost được hiểu là quá trình phân huỷ sinh học hữu khí các chất
thải hữu cơ dễ phân huỷ sinh học đến trạng thái ổn định dưới sự tác động và
kiểm soát của con người, sản phẩm giống như mùn được gọi là Compost.
Nước ta hiện nay, có hơn 10 nhà máy chế biến rác thải hữu cơ thành phân
bón vi sinh. Các nhà máy này thường thực hiện ở các thành phố lớn nhưng với
quy mô và công suất nhỏ. Đó là các nhà máy chế biến rác thải Cầu Diễn (Hà
Nội) với công suất 50.000 tấn rác/năm; Nhà máy xử lý rác thải Nam Định với
công suất xử lý 250 tấn/ngày…
6. Chế bê tông từ RTSH
Sau 2 năm nghiên cứu, PGS.TS Nguyễn Ngọc Châu đã biến RTSH thành

bê tông từ chất thải rắn vô cơ. Thành công này, góp phần bảo vệ mơi trường và
phát triển kinh tế. Trước thực trạng phần lớn RTSH ở Việt Nam được chơn lấp,
vừa lãng phí, vừa gây ơ nhiễm mơi trường. TS Châu đã tận dụng chất thải rắn
vô cơ (chủ yếu là cát, sỏi, đá, gạch vụn, nilon, gỗ…) để sản xuất vật liệu xây
dựng. Theo TS Châu, có thể sử dụng loại bê tơng trên làm móng đường giao
thông trong thành phố, đúc gạch lát vỉa hè …
7. Chôn lấp hợp vệ sinh
Đây là biện pháp tiêu huỷ RTSH được áp dụng rất rộng rãi trên thế giới.
Trước đây, nhiều quốc gia tiên tiến như Anh, Nhật…đã dùng biện pháp chôn
lấp. Ở Việt Nam, hầu hết đều sử dụng phương pháp chôn lấp RTSH là chủ yếu.
Tuy nhiên, chỉ có 15/63 tỉnh, thành phố có bãi chơn lấp hợp vệ sinh.
25


×