Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường nhà máy sữa nghĩa đàn và đề xuất các giải pháp giảm thiểu, xử lí ô nhiễm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.56 KB, 55 trang )

Báo cáo thực tập nghề

MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều
thành tựu quan trọng, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Vì
vậy, nhu cầu sử dụng sữa của người Việt Nam sẽ ngày càng lớn.
Theo thống kê công nghiệp, mức tiêu thụ đầu người là 12,3 lít/ người/
năm. Tuy vậy, tổng sản lượng sữa sản xuất hiện nay chỉ thỏa mãn được 22%
nhu cầu tiêu dùng trong nước. Việt Nam được nhận định đang ở giai đoạn
tăng trưởng ban đầu của ngành sữa và ở vị thế mức trung bình của ngành
trong khu vực Châu Á.
Với phương châm đưa sản phẩm sữa đến người tiêu dùng ở mọi nơi với
giá thành hợp lý nhiều công ty đã triển khai thành lập nhà máy cung cấp. Ở
Nghệ An có 2 nhà máy mọc lên: thứ nhất là nhà máy sữa ở Cửa Lò và hiện
nay là nhà máy sữa Nghĩa Đàn đang trong giai đoạn xét duyệt để tiến hành
xây dựng. Việc xây dựng nhà máy đem lại nhiều lợi ích như: đưa sản phẩm
sữa đến tận nơi với giá thành hợp lí, giải quyết việc làm cho người dân địa
phương, phát triển kinh tế xã hội nơi đây… nhưng đồng thời cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến môi trường khu vực, mà nếu khơng có các giải pháp ngăn
chặn, giảm thiểu, kiểm sốt thì sẽ gây nên ơ nhiễm nghiêm trọng. Để góp
phần giải quyết vấn đề này em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện
trạng môi trường nhà máy sữa Nghĩa Đàn và đề xuất các giải pháp giảm
thiểu, xử lí ơ nhiễm” . Mục tiêu của đề tài là qua việc đánh giá hiện trạng
môi trường của nhà máy để đề xuất các giải giải pháp nhằm khắc phục giảm
thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường nơi đây.
Để đạt được mục tiêu thì nhiệm vụ đặt ra là:
- Đánh giá được hiện trạng môi trường nơi đây.
- Dự đốn các tác động có thể xảy ra khi thực hiện dự án này.
- Dựa trên những đánh giá và dự đốn có cơ sở trên, tiến hành đề
xuất các giải pháp giảm thiểu và xử lí ô nhiễm.


SVTH: Đoàn Thị Phượng

1

Lớp: 48B - KHMT


Báo cáo thực tập nghề

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình ơ nhiễm mơi trường trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.1. Tình hình ơ nhiễm mơi trường trên thế giới
Hiện nay ô nhiễm môi trường đang là vấn đề bức thiết của tất cả các
nước trên thế giới. Nó đang là vấn đề được quan tâm nhiều nhất. Cùng với sự
phát triển của kinh tế, sự toàn cầu hóa mạnh mẽ kéo theo đó là mơi trường
xuống cấp, ô nhiễm trầm trọng. Chúng ta cần có những chuẩn bị, những định
hướng rõ ràng để ngăn chặn, kiểm soát cũng như giảm thiểu ảnh hưởng xấu
của sự phát triển lên môi trường tạo ra một nền phát triển bền vững.
Hiện nay, sản xuất sữa là một trong các ngành gây ơ nhiễm mơi trường
nghiêm trọng nếu khơng có các biện pháp phịng ngừa và xử lí. Các nguồn
phát sinh ô nhiễm trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của Nhà máy
gồm khí thải, nước thải và chất thải rắn. Ở các nước tiên tiến quy trình sản
xuất hiện đại, pháp luật chặt chẽ nên việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi
trường của các công ty sữa được thực hiện hầu như nghiêm túc, đầy đủ. Bên
cạnh đó vẫn xảy ra hiện tượng vì lợi nhuận đã phớt lờ các chương trình hành
động BVMT. Một số công ty trên thế giới vẫn xả thải một cách tự do ra môi
trường gây ô nhiễm trầm trọng, đặc biệt là nguồn nước thải đổ ra các kênh
rạch, sông suối gây ô nhiễm nước trầm trọng nơi đây.
1.1.2. Tình hình ơ nhiễm mơi trường ở Việt Nam
Nằm trong khung cảnh chung của thế giới Việt Nam không là một

ngoại lệ. Song song với sự phát triển của kinh tế, của cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước mơi trường Việt Nam đang xuống cấp, có nơi bị hủy hoại
nghiêm trọng gây nên nguy cơ mất cân bằng sinh thái, sự cạn kiệt các nguồn
tài nguyên, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững
của đất nước. Sự phát triển của khu kinh tế, khu công nghiệp và việc đổ bỏ
các loại chất thải vào đất, khơng khí, sơng suối... đã gây nên ơ nhiễm môi
trường với quy mô ngày càng rộng. Ở các công trường, nhà máy, xí nghiệp: ơ
nhiễm đất, khơng khí, rác thải, chất thải nguy hại, ô nhiễm tiếng ồn và nước

SVTH: Đoàn Thị Phượng

2

Lớp: 48B - KHMT


Báo cáo thực tập nghề

đang biến những khu vực này thành các điểm nóng mơi trường. Vì thế trong
các dự án kinh tế nhà nước bắt buộc các công ty thực hiện các đánh giá tác
động nhằm vạch ra những tác động xấu đến mơi trường từ đó thực hiện các
cơng trình, các biện pháp nhằm bảo vệ mơi trường.
Sữa là một trong các ngành đang được quan tâm. Không ít các công ty
sữa gây ô nhiễm môi trường, điển hình là nhà máy sữa Thống Nhất. Từ năm
2004 đến nay, hàng trăm hộ dân sống tại phường Trường Thọ, quận Thủ Đức,
TP. Hồ Chí Minh đã chịu đựng cảnh ngày khói bụi, đêm tiếng ồn, cùng mùi
hơi thối bốc lên từ kênh Bình Thái, mà thủ phạm khơng ai khác chính là nhà
máy sữa Thống Nhất. Với cơng suất 142 triệu lít sữa các loại/năm, mỗi ngày
Nhà máy sữa Thống Nhất thải ra khoảng 900m3 nước; cùng khí thải từ việc
đốt dầu FO cho hệ thống lị hơi. Ngồi ra, tiếng ồn từ các khâu sản xuất cũng

ảnh hưởng đến đời sống khu dân cư xung quanh. Còn nhà máy sữa Hà Nội đã
và đang gây ô nhiễm khu vực xung quanh. Mỗi ngày hàng trăm mét khối
nước thải chưa qua xử lí thoải mái chảy vào mương tưới cho ruộng lúa, gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống cây lúa. Nông dân xã Dương Danh cho
hay thửa ruộng nhà anh trước đây như một vựa lúa, còn hiện nay đã trở thành
túi lọc nước thải cho nhà máy sữa. Ruộng sâu hễ cứ lội xuống là nước sủi bọt,
nổi váng dầu, thỉnh thoảng lại đụng vào những cục sữa vón lại sau nhiều năm
to bằng nắm tay. Điều tra cho thấy từ sau 1994 hệ thống lọc nước của nhà
máy đã bị hư hỏng gây ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó cũng có những nhà máy thực hiện tốt công tác bảo vệ môi
trường mà đi đầu là nhà máy sữa Nghệ An.Trước khi đi vào hoạt động nhà
máy đã đầu tư hệ thống xử lí nước thải có cơng suất 800 m3/ ng.đ với cơng
nghệ xử lí sinh học tiên tiến, hiện đại. Tồn bộ khí thải, nước thải của nhà
máy được xử lí triệt để trước khi thải ra mơi trường. Bên cạnh đó nhà máy
khơng ngừng đầu tư máy móc thiết bị mới, cơng nghệ hiện đại, ít gây tác hại
đến mơi trường như : đầu tư lắp đặt hệ thống xử lí khói bụi lị hơi, hệ thống

SVTH: Đồn Thị Phượng

3

Lớp: 48B - KHMT


Báo cáo thực tập nghề

thu gom nước thải sinh hoạt để xử lí trước khi thải ra mơi trường; xây dựng
kho chứa chất thải rắn, chất thải nguy hại…
Nhà máy sữa TH nằm trên địa bàn tỉnh cũng cần xem xét để học hỏi
thực hiện, vì sự phát triển bền vững giữa kinh tế và môi trường.

1.2. Nguyên nhân, tác nhân và tác hại của ô nhiễm môi trường
1.2.1 Nguyên nhân gây ơ nhiễm mơi trường
Có rất nhiều ngun nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường. Nhưng trong
dự án xây dựng công ty sản xuất sữa này chúng ta chỉ xét đến những nguyên
nhân do ngành công nghiệp sữa gây ra:
- Hoạt động của các công nhân : từ khu làm việc,nhà ăn,văn phòng...
(nước thải sinh hoạt, rác thải sinh hoạt).
- Hoạt động xây dựng: từ công trường xây dựng, hoạt động của phương
tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng, máy móc san lấp mặt bằng…
- Các hoạt động sản xuất:sản phẩm,sản xuất bao bì,phế thải nguyên
liệu, nước sản xuất và xả đáy lị hơi, vệ sinh máy móc, phương tiện vận
chuyển...
1.2.2. Tác nhân gây ơ nhiễm MT
-Bụi.
-Khí độc (CO, NOx, SOx, hydrocarbon…).
-Tiếng ồn…
-Chất hữu cơ.
-Chất rắn lơ lửng dễ phân huỷ.
-Vi sinh vật…
- Cặn lơ lửng (đất, cát…).
- Chất thải rắn.
-Rác thải sinh hoạt, sản xuất (thức ăn, bao bì, thùng đóng goi sản
phẩm...).

SVTH: Đồn Thị Phượng

4

Lớp: 48B - KHMT



Báo cáo thực tập nghề

1.2.3. Tác hại của ô nhiễm MT
Việc thiết lập các dự án nếu khơng có các biện pháp cụ thể đúng đắn để
bảo vệ môi trường sẽ tạo ra ô nhiễm nghiêm trọng, gây ô nhiễm các thành
phần môi trường như: ô nhiễm đất, nước, không khí, sinh vật, hệ sinh thái...
Lúc này các tác hại nổi bật là:
- Làm mất mĩ quan quang cảnh
- Ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người
- Ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của người dân nơi đây
- Triệt phá các sinh vật sinh sống trên khu vực thực hiện
- làm cho hệ sinh thái xuống cấp trầm trọng...
1.3.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế ,xã hội ở Nghĩa Đàn( nơi thực

hiện dự án)
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
1.3.1.1. Đặc điểm địa hình, địa chất, thổ nhưỡng khu vực
Khu đất xây dựng Nhà máy thuộc địa phận xã Nghĩa Trung và Nghĩa
Bình có địa hình là đồi núi thấp, thoải, đất khô ráo, địa chất ổn định. Cao độ
khoảng từ 21-25m. Độ dốc i = 0,5%.
1.3.1.2. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn
* Xã Nghĩa Trung và Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Đàn thuộc khu vực Tây
Bắc Nghệ An chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chia
làm hai mùa rõ rệt trong năm.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây
Nam khơ nóng, nhiệt độ trung bình 250C - 300C, mưa lớn vào các tháng 8, 9,
10 trung bình 250mm - 350mm/tháng, chiếm 76% tổng lượng mưa cả năm.

Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng
Bắc, lượng mưa ít, trời rét. Nhiệt độ trung bình năm: 23,8 0C. Độ ẩm trung
bình năm: 85%.
* Nguồn nước mặt của huyện Nghĩa Đàn chủ yếu dựa vào mạng lưới
sơng Hiếu. Sơng Hiếu là dịng chảy thường xun cung cấp nước chính cho

SVTH: Đồn Thị Phượng

5

Lớp: 48B - KHMT


Báo cáo thực tập nghề

các hoạt động sinh hoạt, trồng trọt, chăn ni. Lưu lượng nước trung bình
năm là 131 m3/s.
Tiếp giáp Nhà máy chế biến sữa có hồ Sơng Sào, với trữ lượng nước
lớn (01 triệu m3), là nguồn cung cấp nước phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh
hoạt cho khu vực. Ngồi ra cịn có các con suối nhỏ (khe Canh, khe Xao, Đập
tràn...). Đặc điểm đặc trưng của các khe suối tại khu vực: Lòng khe suối hẹp,
chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, nằm ở độ cao từ +20m trở lên, có độ
dốc 0,5%, có khả năng thốt nước khá nhanh; Lưu lượng nước khá lớn, phụ
thuộc vào chế độ mưa. Mùa khô, lượng nước giảm nhanh, lưu lượng dịng
chảy bình qn 0,1m3/s. Mùa mưa lũ, lưu lượng nước tăng lên rất nhanh, dòng
chảy lớn có khi đạt lưu lượng lớn nhất là 100m3/s.
Tồn bộ các dịng chảy đổ về sơng Hiếu, cách khu vực dự án khoảng 25km về
phía Nam.
(Nguồn: Đài khí tượng thuỷ văn khu vực Bắc Trung Bộ, năm 2009)
1.3.2. Đặc điểm kinh tế – xã hội

1.3.2.1. Kinh tế
* Xã Nghĩa Trung
- Tổng giá trị sản xuất năm 2010 là: 62.677.256.878 đồng đạt 99,6% kế
hoạch. Trong đó:
+ Nơng, lâm nghiệp đạt giá trị sản xuất là 18.628.469.172 đồng (88,76% kế
hoạch).
+ Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản giá trị sản
xuất đạt 17.258.851.276 đồng (79,91% kế hoạch).
+ Dịch vụ thương mại đạt 26.324.366.670 đồng (129,4% kế hoạch).
- Thu ngân sách cho đến tháng 10 năm 2010: 2.911.676.320 đồng;
* Xã Nghĩa Bình
- Tổng giá trị sản xuất là: 44,74 tỷ đồng đạt 100,63% kế hoạch. Trong
đó:

SVTH: Đồn Thị Phượng

6

Lớp: 48B - KHMT


Báo cáo thực tập nghề

+ Nông, lâm nghiệp đạt giá trị sản xuất là 40,21 tỷ đồng, tăng 24,2% so
với cùng kỳ. Chiếm tỷ trọng 43% trong cơ cấu nền kinh tế.
+ Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản giá trị sản
xuất đạt 19,63 tỷ đồng, tăng 39,42% so với cùng kỳ. Chiếm tỷ trọng 21%
trong cơ cấu nền kinh tế.
+ Dịch vụ thương mại đạt 33,66 tỷ đồng, tăng 40,6% so với cùng kỳ,
chiếm tỷ trọng 36% trong nền kinh tế.

- Thu ngân sách trên địa bàn tính đến ngày 20/12/2010 ước đạt: 2 tỷ
đồng, đạt 110,24% so với kế hoạch huyện giao
1.3.2.2. Văn hoá xã hội, giáo dục
* Xã Nghĩa Trung , Nghĩa Bình
Song song với phát triển kinh tế, các hoạt động trong lĩnh vực văn hoá
xã hội cũng được 2 xã quan tâm chú trọng: các chính sách xã hội, đào tạo
nghề, xố đói giảm nghèo được triển khai thực hiện có hiệu quả. Sự nghiệp
giáo dục – đào tạo, y tế, văn hố, thể dục – thể thao có những chuyển biến
tích cực. Hoạt động phát thanh truyền hình, tun truyền phổ biến giáo dục
pháp luật, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, thực hiện quy chế dân chủ luôn
kịp thời.
1.3.2.3. Q́c phòng an ninh
Tình hình quốc phịng – an ninh; chính trị trật tự an tồn xã hội trên địa
bàn luôn ổn định. Làm tốt các công tác quản lý lực lượng dự bị động viên. Tổ
chức diễn tập chiến đấu trị an, tổ chức công tác khám tuyển và giao quân năm
2010 có chất lượng và đảm bảo quân số đạt 100% chỉ tiêu giao. Ban công an
xã đã làm tốt công tác an ninh trật tự phục vụ các ngày lễ lớn của đất nước
cũng như của địa phương. Phối hợp với công an huyện phụ trách khu vực
tăng cường tuần tra canh gác, kiểm soát chặt chẽ những đối tượng có nghi
vấn. Hỗ trợ cơng an huyện lập hồ sơ điều tra đối tượng có dấu hiệu vi phạm
pháp luật ở địa phương.
(Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, đảm bảo

SVTH: Đoàn Thị Phượng

7

Lớp: 48B - KHMT



Báo cáo thực tập nghề

an ninh quốc phòng năm 2010)
Qua báo cáo tình hình kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh của 2 xã
có những thuận lợi, khó khăn như sau:
+ Thuận lợi: Dự án khi triển khai và đi vào hoạt động sẽ tạo công ăn
việc làm cho một lượng lớn lao động của địa phương, đặc biệt lao động trẻ
của 2 xã có diện tích thu hồi đất phục vụ cho việc đầu tư xây dựng Nhà máy.
Các xã tạo điều kiện trong công tác giải phóng mặt bằng, bảo đảm tốt an ninh
khu vực, cung cấp nguồn nhân lực … cho dự án.
+ Khó khăn: Khi dự án đi vào hoạt động sẽ có những tác động về mặt
môi trường và xã hội đối với dân cư xung quanh, vấn đề này sẽ được đánh giá
và có các biện pháp khống chế, giảm thiểu ở những phần sau.

SVTH: Đoàn Thị Phượng

8

Lớp: 48B - KHMT


Báo cáo thực tập nghề

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1.Địa điểm nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu :
Tiến hành điều tra thu mẫu tại các địa điểm trong khu vực đầu tư xây
dựng Nhà máy chế biến sữa của Công ty cổ phần thực phẩm sữa TH. Chúng
có vị trí và phạm vi khảo sát như sau:

(Theo Quyết định 798/QĐ-UBND.ĐT ngày 01/03/2010 của UBND
tỉnh Nghệ An về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng Nhà máy chế
biến sữa tại xã Nghĩa Trung và xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ
An).
Tổng diện tích khu đất quy hoạch là 401.000 m2, gồm 2 vị trí:
- Vị trí 1: Xóm 9, xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
Trong đó:
Quy mơ diện tích: 217.900m2
- Vị trí 2: xóm Bình Mai, xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ
An.
Quy mơ diện tích: 183.100m2.
2.1.2 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: môi trường tại khu vực đầu tư xây
dựng Nhà máy chế biến sữa Nghĩa Đàn của Công ty cổ phần thực phẩm sữa
TH. Cụ thể là môi trường đất, nước, khơng khí, hệ sinh thái tại khu vực này
trong 2 giai đoạn: giai đoạn GPMT, thi công xây dựng và giai đoạn dự án đi
vào hoạt động.
2.2

. Nội dung nghiên cứu:

2.2.1 Đánh giá hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án
Gồm: môi trường đất, môi trường nước( nước mặt và nước dưới đất),
mơi trường khơng khí và mơi trường sinh vật.

SVTH: Đồn Thị Phượng

9

Lớp: 48B - KHMT



Báo cáo thực tập nghề

2.2.2 Dự báo các tác động mơi trường do dự án gây ra trong q
trình xây dựng cũng như đi vào hoạt động
Bao gồm : các tác động lên môi trường đất, môi trường nước, môi
trường khơng khí, chất thải rắn, mơi trường sinh thái.
2.2.3 Đề xuất: biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường,
chương trình quản lí và giám sát:
Đề ra các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tới môi trường đất, nước,
không khí, chất thải rắn, an tồn lao động, phịng chống rủi ro, sự cố mơi
trường... cùng chương trình quản lí và giám sát ô nhiễm.
2.3

. Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp thu thập tài liệu: thu thập các tài liệu liên quan đến dự
án.
- Phương pháp nghiên cứu và khảo sát hiện trường : trên cơ sở các
thông tin đã có tiến hành xem xét và khảo sát bổ sung.
- Điều tra xã hội học: dựa trên phỏng vấn nhân dân và lãnh đạo địa
phương, sử dụng các tài liệu báo cáo hàng năm của địa phương nhằm thu thập
các thông tin về kinh tế xã hội khu vực.
- Phương pháp so sánh: so sánh, đối chiếu với các tiêu chuẩn mơi
trường Việt Nam.

SVTH: Đồn Thị Phượng

10


Lớp: 48B - KHMT


Báo cáo thực tập nghề

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Giới thiệu về dự án
- TÊN DỰ ÁN: Đầu tư xây dựng nhà máy chế biến sữa tại xã Nghĩa
Trung và xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
- CHỦ DỰ ÁN: Công ty Cổ phần thực phẩm sữa TH
- Địa chỉ liên hệ: xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An
- Điện thoại: 0383 560496
- Đại diện: Ơng Đồn Anh Tùng - Chức vụ: Tổng Giám đốc
- Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới hoàn toàn
- Quy hoạch tổng thể, nhu cầu sử dụng đất của dự án
* Tổng diện tích khu đất quy hoạch: 401.000m2. Thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.1. Nhu cầu sử dụng đất của dự án
TT
I
1

Các cơng trình
Các hạng mục đầu tư
Khu điều hành

Diện tích (m2) Tỷ lệ (%)
396.837
18.800
4,74


2

Khu nhà xưởng

80.090

20,18

3

Khu các cơng trình phụ trợ

85.143

21,46

4
5
6
7

Khu sân bãi để xe
46.603
11,74
Cây xanh cảnh quan
52.239
13,16
Cây xanh cách ly
29.419

7,41
Đường giao thông
84.543
21,31
Đường nội bộ
54.492
Đường đối ngoại
30.051
Bãi đỗ xe
19.902
Đất mương thủy lợi
4.163
Tổng
401.000
Tổng diện tích xây dựng
119.230 m2
Mật độ xây dựng
30%
(Nguồn: Quyết định sớ 798/QĐ-UBND.ĐT ngày 01/03/2010 của UBND tỉnh nghệ

II

Kết cáu chính
Bê tơng cốt thép, khung
thép, mái thép
Bê tông cốt thép, khung
thép, mái thép
Bê tông cốt thép, khung
thép, mái thép


An)

- Cơ cấu sản phẩm và công suất thiết kế của nhà máy:
- Công suất thiết kế của nhà máy: 530 triệu lít sữa/năm, với sản phẩm
chủ yếu là sữa tươi tiệt trùng, sữa tươi thanh trùng và sữa chua tươi.
SVTH: Đoàn Thị Phượng

11

Lớp: 48B - KHMT


Báo cáo thực tập nghề

- Công nghệ và kỹ thuật sản xuất
Công nghệ và kỹ thuật sản xuất, hệ thống trang thiết bị của Nhà máy
chế biến sữa – Công ty cổ phần thực phẩm sữa TH được thực hiện theo công
nghệ và kỹ thuật tiên tiến của Israel và Thụy Điển.
3.2. Hiện trạng mt tại khu vực thực hiện dự án:
3.2.1. Hiện trạng khu đất khu vực dự án:
Diện tích đất thuộc địa phận xã Nghĩa Trung (217.900m 2): Khơng có
dân cư sinh sống, chủ yếu là đất trống, chỉ có một số cây bụi nhỏ. Trong
khn viên khu đất về phía Đơng Bắc có hệ thống mương thủy lợi của địa
phương bắt nguồn từ thượng nguồn sông Sào chảy qua (diện tích 4.163m2).
Diện tích đất thuộc địa phận xã Nghĩa Bình (183.100m 2): Hiện có
khoảng 10 hộ dân cư xã Nghĩa Bình định cư và trồng cây (chủ yếu là cây
mía).

SVTH: Đồn Thị Phượng


12

Lớp: 48B - KHMT


Báo cáo thực tập nghề

3.2.2. Môi trường nước
3.2.2.1. Chất lượng nước mặt
Bảng 3.2: Kết quả phân tích hiện trạng chất lượng nước mặt khu
vực dự án
Kết quả
TT

Thông số Đơn vị

1
2
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

pH

SS
Độ đục
BOD5
COD
NO3NO2NH4+
Cu
Fe
Mn
Zn

14

Coliform

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MNP/100
ml

QCVN 08:2008/BTNMT


M1

M2

M3

(Cột A2)

7,53
11
54
9
13
1,1
0,002
0,1
0,07
0,42
1
1,08

7,51
14
36
7
10
1,1
0,013
0,21
0,05

0,15
0,5
0,58

7,46
26
22
13
20
1,3
0,016
0,25
0,04
0,1
0,4
0,31

6 - 8,5
30
6
15
5
0,02
0,2
0,2
1
1,0

1.240


3.210

2.620

5.000

(Nguồn: Trung tâm QT&KTMT Nghệ An, tháng 1/2011)
Ghi chú: “-”: Không quy định trong Quy chuẩn;
“QCVN 08:2008/BTNMT – cột A2 ”: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia vê
chất lượng nước mặt dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp
dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, tưới tiêu thủy
lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước thấp.
Vị trí lấy mẫu:
+ M1: Mẫu nước mặt lấy tại suối Đập Tràn, xóm Bình Thọ, xã Nghĩa
Bình, có toạ độ: X: 2139820m; Y: 0576876m;
+ M2: Mẫu nước mặt lấy tại đập Sông Sào, tại điểm xả thải của Nhà
máy sữa về phía thượng nguồn, có toạ độ: X: 2144523m; Y: 0577316m;
+ M3: Mẫu nước mặt lấy tại đập sông Sào, cách điểm xả thải của Nhà
máy sữa 300m về phía hạ nguồn, có toạ độ: X: 2144544m; Y: 0577343m.

SVTH: Đoàn Thị Phượng

13

Lớp: 48B - KHMT


Báo cáo thực tập nghề

Nhận xét: Qua kết quả phân tích so sánh với QCVN 08:2008/BTNMT

(cột A2) cho thấy hầu hết giá trị các thông số của 03 mẫu phân tích đều đạt
quy chuẩn cho phép. Tuy nhiên, thơng số BOD5 của mẫu M1 vượt QCCP 1,5
lần, mẫu M2 vượt QCCP 1,17 lần, M3 vượt QCCP 2,17 lần; thông số COD của
mẫu M3 vượt QCCP 1,33 lần; thông số NH 4+ của mẫu M2 vượt QCCP 1,05 lần,
M3 vượt 1,25 lần; thông số Zn của mẫu M1 vượt QCCP 1,08 lần.
3.2.2.2. Chất lượng nước dưới đất
Bảng 3.3: Kết quả phân tích hiện trạng chất lượng nước dưới đất
khu vực dự án
TT

Thơng số

Đơn vị

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

pH
Độ dẫn

Độ màu
TDS
(Độcứng)CaCO3
NO3NH4+
SO42ClCu
Fe
Mn
Coliform

Điện hố
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MNP/100ml

Kết quả
N1
8,14
603
37
372
257
1,5

0,05
7
35
0,43
0,01
0,01
10

QCVN
N2
7,39
698
29
433
307
1,6
0,075
20
48
0,65
0,2
0,03
17

09:2008/BTNMT
5,5 ÷ 8,5
1500
500
15
0,1

400
250
1
5
0,5
3

(Nguồn: Trung tâm QT&KTMT Nghệ An, tháng 1/2011)
Ghi chú: “-”: Không quy định trong Quy chuẩn;
“QCVN 09:2008/BTNMT”: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia vê chất lượng
nước dưới đất.
Vị trí lấy mẫu:
+ N1: Nước giếng khơi lấy tại nhà bà Lê Thị Hoa, xóm 9, xã Nghĩa
Trung, huyện Nghĩa Đàn. Độ sâu giếng: 4 m. Có toạ độ: X: 2139764m, Y:
0576761m;

SVTH: Đồn Thị Phượng

14

Lớp: 48B - KHMT


Báo cáo thực tập nghề

+ N2: Nước giếng khơi lấy tại nhà ơng Nguyễn Ngọc Ánh, xóm Bình
Mai, xã Nghĩa Bình, huyện Nghĩa Đàn. Độ sâu giếng: 3m. Có toạ độ:
X:2139962m, Y: 0576795m;
Nhận xét: Qua kết quả phân tích so sánh với QCVN 09:2008/BTNMT
cho thấy hầu hết các thông số phân tích nằm trong giới hạn cho phép, riêng

chỉ tiêu Coliform vượt quy chuẩn cho phép, cụ thể như sau: N 1: Coliform
vượt 3,33 lần so với quy chuẩn cho phép; N2: Coliform vượt 5,67 lần so với
quy chuẩn cho phép.
3.2.3. Mơi trường khơng khí
Bảng 3.4: Kết quả đo đạc hiện trạng chất lượng khơng khí mơi trường nền
khu vực thực hiện dự án
TT

1

Thơng số
Bụi lơ

2
3
4

lửng
NO2
SO2
CO

5

Tiếng ồn

Kết quả

Đơn
vị


K1

µg/m3

145

K2

K3

QCVN
K4

K5

(TB 1giờ)
125

114

109

129

µg/m3
68
70
72
75

83
3
µg/m
32
48
35
38
32
3
µg/m 1.090 1.475 1.480 1.490 1.455
dBA

05:2009/BTNMT

60,7

52,8

51

63

65

300
200
350
30.000
TCVN 5949 1998
75


(Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật môi trường Nghệ An,
1/2011)
Ghi chú:
“QCVN 05:2009/BTNMT (TB 1giờ”): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia vê
môi trường không khí xung quanh.
“TCVN 5949 – 1998”: Mức âm áp dụng đối với các khu vực dân cư xen kẽ
khu vực sản xuất.
- Vị trí lấy mẫu:
+ K1: Mẫu khơng khí lấy về phía Tây Nam khu vực quy hoạch dự án có
tọa độ: X: 2139658m, Y: 0576552m;
SVTH: Đồn Thị Phượng

15

Lớp: 48B - KHMT


Báo cáo thực tập nghề

+ K2: Mẫu khơng khí lấy về phía Đơng Nam khu vực quy hoạch dự án
có tọa độ: X: 2139894m, Y: 0576825m;
+ K3: Mẫu khơng khí lấy tại khu vực tiếp giáp giữa khu vực xóm 9, xã
Nghĩa Trung; đường 598 và xóm Bình Mai, xã Nghĩa Bình; có tọa độ: X:
2140150m,Y: 0576622m;
+ K4: Mẫu khơng khí lấy về phía Đơng Bắc khu vực quy hoạch dự án
có toạ độ: X: 2140457m,Y:0576361m
+ K5: Mẫu khơng khí lấy về phía Tây Bắc khu vực quy hoạch dự án đầu
tư có tọa độ: X: 2140196m,Y: 0576132m;
Nhận xét: Qua kết quả đo đạc và phân tích so sánh với các quy chuẩn

QCVN 05:2009/BTNMT chất lượng khơng khí xung quanh và TCVN 5949 –
1998 Âm học – tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư cho thấy giá trị các
thơng số bụi, khí, tiếng ồn của các mẫu trong khu vực thực hiện dự án đều
nằm trong giới hạn cho phép.
- Đặc điểm thời tiết: Trời nắng nhẹ, lặng gió
- Các mẫu khí được lấy tại nơi thống đãng, không bị che chắn.
3.2.4. Môi trường sinh vật
Tại khu vực thực hiện dự án nguồn tài nguyên sinh vật hạn chế:
- Thực vật: Khu đất của nhà máy là đất của 02 xã, vì vậy qua khảo sát
thực địa tại khu vực dự án và khu vực xung quanh cho thấy thực vật ở đây
chủ yếu là cây mía ngồi ra cịn có cỏ phục vụ chăn ni, dứa và một số cây
cỏ dại khác...
- Động vật: Hệ động vật trên cạn tại khu vực dự án chủ yếu là các loại
động vật ni. Khơng có các loại động vật quý hiếm, có giá trị cần phải bảo
tồn.
Khu vực Nhà máy khơng nằm trong vùng di tích lịch sử văn hố và an
ninh quốc phịng.
3.3.Các tác động đến mơi trường do dự án gây ra

SVTH: Đoàn Thị Phượng

16

Lớp: 48B - KHMT


Báo cáo thực tập nghề

3.3.1. Tác động trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, thi cơng xây
dựng:

Giai đoạn giải phóng mặt bằng, thi cơng xây dựng có khối lượng cơng
việc khá lớn, thời gian kéo dài 24 tháng, diện tích rộng với các hoạt động thu
dọn cây cối, bụi cỏ, đào đắp nền hồ xử lý nước thải, đóng cọc, đào hố móng,
vận chuyển tập kết nguyên vật liệu, làm đường, thi cơng xây dựng và đổ thải
đều có thể tạo ra các nguồn gây ô nhiễm môi trường: bụi, khí thải, tiếng ồn,
bức xạ nhiệt, chất thải rắn…
Tuy nhiên, khu vực thực hiện dự án hiện là đất đồi thấp, có đỉnh bằng
phẳng, sườn thoải rất phù hợp với những yêu cầu thoát nước của Nhà máy,
cho nên phương án thi công xây dựng các khu chức năng của Nhà máy là vẫn
giữ nguyên nền như hiện trạng, chỉ san nền ở những khu vực thấp trũng. Qua
tính tốn ngoài việc sử dụng đất đồi tại chỗ để san lấp nhằm giảm chi phí đầu
tư cịn cần phải mua thêm đất để đắp tôn nền là: 67.084,1m3.
(số liệu từ ”Trung tâm quan trắc và kĩ thuật môi trường Nghệ An”)
3.3.1.1. Tác đợng đến mơi trường khơng khí:
a. Ơ nhiễm do bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động vận chuyển đất,
đá, vật liệu xây dựng.
Các phương tiện này sử dụng nhiên liệu chủ yếu là dầu diezen, do đó
khi hoạt động sẽ thải ra mơi trường một lượng khí thải chứa các chất gây ơ
nhiễm mơi trường như: COx, SOx, NOx, CxHy…
Mức độ ô nhiễm giao thông phụ thuộc nhiều vào chất lượng đường,
mật độ xe, lưu lượng dịng xe, chất lượng kỹ thuật xe trên cơng trường và
lượng nhiên liệu tiêu thụ. Tải lượng ô nhiễm được tính tốn trên cơ sở "Hệ số
ơ nhiễm" do Tổ chức Y tế Thế giới - WHO thiết lập đối với loại xe vận tải sử
dụng dầu Diezel có tải trọng 3,5 - 16 tấn như sau:
Bảng 3.5: Tải lượng các chất ô nhiễm đối với xe tải trên đường
Tải lượng các chất ơ nhiễm theo tải trọng xe

SVTH: Đồn Thị Phượng

17


Lớp: 48B - KHMT


Báo cáo thực tập nghề

Chất ô nhiễm
Bụi
SOx
NOx
CO
VOC

(kg/1000km)
Tải trọng xe 3,5 - 16 tấn
Trong thành phố Ngoài thành phố
1,0
0,9
4,29S
4,15S
1,18
1,44
6,0
2,9
2,6
0,8

Đường cao tốc
0,9
4,15S

1,44
2,9
0,8

Sử dụng xe vận chuyển loại 15 tấn, ta có tổng số lượt xe ra vào Dự án
là 27.048 lượt xe.
Tổng quãng đường vận chuyển cả đi lẫn về sẽ là: 270.480km (tính tốn
với cung đường vận chuyển trung bình dài 10km).
Vậy, tổng tải lượng khí thải từ các xe vận tải khối lượng đất đào và đất
tơn nền móng trong thời gian xây dựng dự án được ước tính như trong bảng
sau:

SVTH: Đoàn Thị Phượng

18

Lớp: 48B - KHMT


Báo cáo thực tập nghề

Bảng 3.6: Tổng tải lượng các chất ơ nhiễm khí thải sinh ra từ xe
vận tải khối lượng bùn đất thải bỏ
TT Chất ô Hệ số ơ nhiễm Tổng
nhiễm
1
2
3
4
5


(kg/1.000 km)

Bụi
0,9
SOx
4,15S
NOx
1,44
CO
2,9
VOC
0,8
Ghi chú:

chiều

tính

dài Tổng tải lượng Tải

lượng

tốn (kg/thời gian thi trung

bình

(1.000km)

cơng)


(kg/h)

270,48
270,48
270,48
270,48
270,48

243,432
1.122,49
389,491
784,392
216,384

1,0143
4,67705
1,62288
3,2683
0,9016

- Hàm lượng lưu huỳnh (S) trong dầu DO là 0,5%
- Thời gian thực hiện là 01 tháng, mỗi tháng làm việc 30 ngày, ngày
làm 8 giờ.
(số liệu do Trung tâm QT & KTMT cung cấp)
Các loại bụi và khí thải này có thể gây ngột ngạt, khó thở, đau đầu hoa
mắt, dễ xảy ra tai nạn cho người dân khi tham gia giao thông trên tuyến
đường vận chuyển.
 Đối với khối lượng nguyên, vật liệu sử dụng thi cơng cơng trình:
Các nguồn phát sinh bụi, khí thải này thuộc vào dạng khí thải thấp, khả

năng phát tán của chúng đi xa là rất kém, do đó chúng sẽ gây ra nguồn ô
nhiễm cục bộ và vùng lân cận về phía cuối hướng gió, tức là ảnh hưởng trực
tiếp đến công nhân đang làm việc tại công trường, khu vực lân cận và quanh
các tuyến đường vận chuyển.
b. Ô nhiễm do bụi và khí thải phát sinh tại khu vực công trường thi
công:
Bụi phát sinh do các hoạt động thu dọn cây cối, bụi cỏ đào hố móng,
vận chuyển đất đá và nguyên vật liệu và thi công cơng trình.
Trong q trình thi cơng xây dựng cơng trình, lượng bụi và khí độc là
rất ít, chủ yếu là phát sinh từ công đoạn bốc dỡ nguyên vật liệu (xi măng, cát
sỏi).

SVTH: Đoàn Thị Phượng

19

Lớp: 48B - KHMT


Báo cáo thực tập nghề

c. Ô nhiễm do tiếng ồn và độ rung:
Tiếng ồn có thể phát sinh do phương tiện vận chuyển, hoạt động của
máy móc thiết bị hồn thiện cơng trình. Tại một số cơng trường đang thi cơng,
tiếng ồn khi các thiết bị làm việc có thể lên tới 80-90dBA. Công nhân xây
dựng nếu phải thường xuyên tiếp xúc với tiếng ồn sẽ bị đau đầu, mất ngủ, mệt
mỏi, làm giảm trí nhớ, giảm khả năng lao động, thường mắc bệnh suy nhược
thần kinh, bệnh về tim mạch, huyết áp thấp, điếc nghề nghiệp, ...
Còn với khoảng cách gần nhất từ Nhà máy tới khu dân cư xung quanh
là 100m (tiếp giáp với Nhà máy là các khu đất trồng cây công nghiệp, nông

nghiệp, đường giao thông) nên tiếng ồn phát sinh từ hoạt động thi công hầu
như không ảnh hưởng tới cộng đồng dân cư.
3.3.1.2. Tác động đến môi trường nước:
* Nguồn phát sinh:
+ Nước thải sinh hoạt của công nhân;
+ Nước mưa chảy tràn;
+ Nước thải trong q trình thi cơng các hạng mục cơng trình.
* Đới tượng bị tác động: Nguồn nước mặt (hồ sơng Sào, đập tràn),
nước dưới đất có thể bị tác động do nước thải sinh hoạt hoặc nước mưa chảy
tràn trên bề mặt công trường.
* Đánh giá tác động:
- Nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng:
Trong giai đoạn xây dựng cơ bản có khoảng 100 cơng nhân thi công, đa
phần là lao động địa phương nên không sinh hoạt tập trung. Lượng nước thải
sinh hoạt khoảng 6 – 8 m 3/ng.đ (bình quân mỗi người thải ra 60 - 80 lít/ng.đ).
Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất cặn bã, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, các
chất dinh dưỡng và vi sinh vật. Nguồn thải này nếu thải trực tiếp vào nguồn
nước mặt xung quanh sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, phát tán mầm bệnh khi
người dân sử dụng nguồn nước bị nhiễm khuẩn. Giai đoạn này, do chưa ổn

SVTH: Đoàn Thị Phượng

20

Lớp: 48B - KHMT


Báo cáo thực tập nghề

định chỗ sinh hoạt và các cơng trình phụ trợ (nhà ở, khu vệ sinh) nên việc

quản lý công nhân, thu gom, xử lý nước thải phải được quan tâm thực hiện.
- Nước mưa chảy tràn:
Nước mưa thường cuốn theo đất cát,… nên có hàm lượng chất rắn lơ
lửng cao, ngồi ra cịn có các tạp chất khác. Với lưu lượng lớn nhất ước tính là
3.968,37 m3/ngày nếu khơng thốt kịp thời, nước mưa có thể gây úng ngập
cục bộ, hoặc gây lắng đọng bùn đất trong các ao hồ của khu vực, làm tăng độ
đục, giảm DO trong nước gây ảnh hưởng đến hiệu suất quang hợp của sinh
vật thủy sinh trong nước.
Tuy nhiên, do đặc điểm địa hình khu vực dự án là đồi thoải, đất bazan
thoát nước nhanh nên nước mưa sẽ được thoát theo hệ thống mương thủy lợi
của xã một cách dễ dàng, nhanh chóng.
- Đối với lượng nước thải phát sinh từ các hoạt động thi công khác (phối
trộn nguyên liệu xây dựng): Đặc điểm của nguồn nước thải này có độ pH khá
cao, nhưng lượng thải khơng nhiều. Với diện tích của Nhà máy là lớn (39,6837
ha) nên quá trình thẩm thấu của bề mặt khá lớn, trong khi lượng nước thải phát
sinh không đủ lớn để tạo thành dòng chảy trên bề mặt mà sẽ tự ngấm vào đất,
bởi vậy tác động từ nguồn thải này tới môi trường là không đáng kể.
- Nước vệ sinh thiết bị, máy móc và các xe cơ giới vận chuyển ra vào
khu vực các công trường: Lượng nước được dùng để rửa xe và vệ sinh thiết
bị, ước tính khoảng 2 - 3m3/ngày nhưng không thường xuyên. Lượng nước
thải này chứa hàm lượng dầu mỡ và cặn lơ lửng lớn.
3.3.1.3. Tác động do chất thải rắn
Trong giai đoạn này, một lượng lớn chất thải rắn sinh ra, gồm:
- Chất thải rắn xây dựng:
Thành phần chủ yếu là gạch vỡ, đất đá, xi măng chết, sắt thép vụn, bao
bì xi măng, thuỷ tinh, vỏ nhựa, … Lượng chất thải rắn xây dựng tuỳ thuộc
vào khối lượng sử dụng nguyên, vật liệu trong từng cơng đoạn của q trình

SVTH: Đồn Thị Phượng


21

Lớp: 48B - KHMT


Báo cáo thực tập nghề

xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, lượng chất thải này nếu không được thu gom sẽ
gây mất mỹ quan khu vực, gây tắc nghẽn dòng chảy mặt,…
- Chất thải rắn sinh hoạt: Với lượng công nhân thi cơng tại cơng
trường khoảng 100 người, ước tính khối lượng rác thải sinh ra khoảng 100
kg/ngày.đêm (bình quân mỗi người thải ra 1kg rác/ngày.đêm). Lượng rác này
chiếm khoảng 50% chất hữu cơ, 6 - 7% các thành phần khác bao gồm giấy,
nhựa, bao bì, … có khả năng phân huỷ sinh học cao, nhất là vào những ngày
thời tiết khí hậu nóng ẩm.
3.3.1.4. Tác đợng do chất thải rắn nguy hại:
Chất thải nguy hại trong quá trình xây dựng bao gồm dầu thải, các giẻ
lau dính dầu mỡ, các can bình chứa thải có dính ngun liệu xăng dầu, bình
ắc quy,… cung cấp cho các thiết bị máy móc xây dựng, bóng đèn huỳnh
quang hư hỏng, …
Những nguồn này nếu không được thu gom, xử lý mà thải bừa bãi ra
xung quanh sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường, suy giảm chất lượng môi
trường đất, phá vỡ cảnh quan khu vực.
3.3.1.5. Tác động đến môi trường đất:
- Biến đổi mơi trường đất có thể theo hướng biến đổi địa hình và nền
rắn, thay đổi tính chất lý hố. Nhiều hạng mục cơng trình được thi cơng sẽ tạo
ra khe rãnh trên mặt đất, tạo ra sự xói mịn nếu như các giải pháp về thốt
nước khơng được tính tốn kỹ.
- Các chấn động trong q trình thi cơng móng cơng trình, rung động
của máy móc, … cũng sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến cấu trúc đất theo hướng biến

đổi địa hình và nền rắn nhưng chỉ xảy ra tạm thời trước khi đất đạt được độ ổn
định địa chất.
3.3.1.6. Tác đợng đến hệ sinh thái
Q trình san lấp mặt bằng sẽ làm một số loài động thực vật trên cạn sẽ
suy giảm dần hoặc di chuyển đến nơi khác làm mất cân bằng của hệ sinh thái
trên cạn trong và xung quanh khu vực dự án. Tuy nhiên, hệ động thực vật tại

SVTH: Đoàn Thị Phượng

22

Lớp: 48B - KHMT


Báo cáo thực tập nghề

khu vực dự án tương đối ít, chủ yếu do các hộ dân nuôi trồng và canh tác nên
mức độ ảnh hưởng không lớn.
3.3.1.7. Một số tác động khác
+ Tai nạn lao động: Điều kiện làm việc trên công trường, tiếp xúc với
nhiều loại thiết bị công suất lớn, cộng với thời tiết khắc nghiệt, môi trường
làm việc có nhiều nồng độ bụi, khí thải và tiếng ồn khá cao có thể gây ảnh
hưởng đến sức khoẻ, năng suất làm việc của cơng nhân, thậm chí xảy ra tai
nạn lao động;
+ Gia tăng nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông do tăng số lượng phương
tiện cơ giới và hình thành ngã rẽ trên các tuyến đường.
+ Sự cố môi trường: Kho chứa nguyên liệu, nhiên liệu, hệ thống điện
tạm thời là những nguồn có khả năng xảy ra sự cố cháy nổ gây thiệt hại về tài
sản và con người.
+ Tác động đến cộng đồng: Bên cạnh đó, các nguồn thải gây ơ nhiễm

mơi trường đều có những ảnh hưởng nhất định đến sức khoẻ người dân, làm
xáo trộn cuộc sống và gây phiền nhiễu đến các hoạt động xã hội khác trên địa
bàn xã Nghĩa Trung, xã Nghĩa Bình và các xã tiếp giáp với địa điểm thực hiện
dự án.
Ngồi ra có thể phát sinh các tệ nạn xã hội, tình hình an ninh trật tự, vệ
sinh môi trường không đảm bảo do tập trung công nhân tại công trường.
3.3.2. Tác động trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động
3.3.2.1. Tác động đến mơi trường khơng khí:
Nguồn phát sinh bụi trong q trình nạp liệu, phối trộn nguyên liệu;
mùi hương liệu thực phẩm, mùi chlorine, H 2O2, hóa chất tẩy trùng trong mơi
trường sản xuất.
Ngoài ra, khi dự án đi vào hoạt động thì lượng người trong khu vực sẽ
tăng, kéo theo sự gia tăng của phương tiện tham gia giao thông, tạo ra một
lượng khí thải (CO, SOx, NOx, hydrocarbon), bụi và phát sinh tiếng ồn.

SVTH: Đoàn Thị Phượng

23

Lớp: 48B - KHMT


Báo cáo thực tập nghề

Khi nhà máy đi vào sản xuất, khí độc và bụi thốt ra mơi trường ngồi
là khơng đáng kể vì đặc thù của cơng nghệ sản xuất sữa là khí thải ra mơi
trường ít và nồng độ bụi sinh ra hầu như khơng có.
Mặt khác, năng lượng chủ yếu là dùng nguồn điện năng chuyến hóa
thành cơ năng, dầu DO để chạy máy phát điện dự phịng nên lượng khí thải
của máy phát điện thải ra là khơng đáng kể.

Khí thải có thể làm ơ nhiễm khơng khí là khói thải của lị hơi. Lị hơi
được trang bị loại có cơng suất nhỏ đốt dầu FO tự động. Đây là lị hơi hiện đại
nên có khả năng đốt cháy kiệt dầu.
Theo định mức tiêu thụ dầu cho lị hơi cơng suất 2 tấn/giờ là 44 kg dầu
FO/giờ. Theo tính tốn lượng khí thải sinh ra trong 1 giờ khoảng 1.672 m3/h.
Với tổng công suất của 03 lò là 30 tấn/giờ sẽ sử dụng tới 660 kg dầu
FO/giờ, và lượng khí phát thải là 25.080m3/h.
Tải lượng ơ nhiễm của khí thải từ q trình đốt dầu sử dụng cho mỗi lị
hơi được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.7: Nồng đợ các chất ơ nhiễm trong khí thải lò hơi.
Chất ô nhiễm
Bụi
SO2
NO2
CO

Tải lượng

Nồng độ ô nhiễm

(g/s)

(mg/m3 )

0,011
0,105
0,134
0,0007

24

228
291
1,5

QCVN 19:2009/BTNMT Cột
B
C
200
500
850
1.000

Cmax
252
630
1.071
1.260

Ghi chú: Tiêu chuẩn để so sánh: QCVN 19:2009/BTNMT cột B: Quy
chuẩn kỹ thuật q́c gia vê khí thải cơng nghiệp đối với bụi và các chất vô
cơ; Cột B quy định nồng độ C của bụi và các chất vơ cơ làm cơ sở tính giá trị
tới đa cho phép trong khí thải cơng nghiệp đới với các cơ sở sản xuất, chế
biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hoạt động kể từ ngày 16 tháng 01 năm
2007;
Nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí thải cơng
nghiệp được tính theo cơng thức sau:
Cmax = C x Kp x Kv
SVTH: Đoàn Thị Phượng

24


Lớp: 48B - KHMT


Báo cáo thực tập nghề

Trong đó:
- Cmax là nồng độ tối đa cho phép của bụi và các chất vô cơ trong khí
thải cơng nghiệp, tính bằng miligam trên mét khới khí thải chuẩn (mg/Nm3);
- C là nồng độ của bụi và các chất vô cơ;
- Kp là hệ số lưu lượng nguồn thải; Kp = 0,9 áp dụng với lưu lượng
nguồn thải 20.000 < P ≤ 100.000
- Kv là hệ số vùng, khu vực; Kv = 1,4 áp dụng đối với khu vực nông thôn
miên núi.
(Nguồn: Trung tâm QT & KTMT Nghệ An)
So sánh kết quả tính tốn với QCVN 19:2009/BTNMT cho thấy: nồng
độ các chất ô nhiễm trong khí thải lị hơi nằm trong giới hạn cho phép.
Những tác động trên là liên tục và lâu dài, do đó phải đặc biệt quan
tâm, lưu ý đến các biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm bảo vệ sức khoẻ cho
CBCNV.
- Tác động do mùi khi dự án đi vào hoạt động
Mùi phát sinh từ quá trình sản xuất có nguồn gốc từ các nguyên liệu,
hương liệu thực phẩm, hóa chất: chlorine, H 2O2, hóa chất tẩy trùng bay hơi, từ
hệ thống xử lý nước thải … gây ra mùi hơi khó chịu và ở nồng độ nhất định
có thể gây độc cho con người và môi trường. Mùi hôi này nếu phát sinh đến
khu vực lân cận sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến đời sống sinh hoạt của người
dân.
3.3.2.2. Các tác động do nước thải
a. Nước mưa chảy tràn:
Nước mưa chảy tràn đôi khi cũng bị ô nhiễm bởi các chất ơ nhiễm có

trong thiên nhiên. Nước mưa chảy tràn được coi là loại nước ô nhiễm nhẹ và
khá sạch so với các loại nước thải khác.
Ước tính nồng độ các chất ơ nhiễm trong nước mưa chảy tràn như sau:
Tổng Nitơ:

0,5 – 1,5 mg/l

Tổng Photpho:

0,004 – 0,03 mg/l

SVTH: Đoàn Thị Phượng

25

Lớp: 48B - KHMT


×