Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Đánh giá tác động môi trường của dự án xây dựng bệnh viện đa khoa khu vực tây nam nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.41 KB, 49 trang )

TiĨu ln thùc tËp nghỊ

LỜI CẢM ƠN
Để tiểu luận thực tập nghề đề tài “ĐTM của dự án xây dựng bệnh viện đa
khoa khu vực Tây Nam Nghệ An (quy mô 150 giường bệnh) tại xã Bồng Khê Con Cuông - Nghệ An” hoàn thành tốt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
các thầy cô giáo khoa Sinh học đã trang bị cho em kiến thức trong suốt quá
trình học tập. Đặc biệt xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới thầy PGS.TS.
Nguyễn Đình San, người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình thực
hiện chuyên đề tốt nghiệp này.
Nhân đây, cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các bạn lớp 48B - KHMT
cùng các bác, các cơ chú thuộc Phịng TN – MT huyện Con Cng, những
người đã giúp đỡ em nhiệt tình trong việc thu thập, tìm tài liệu, cũng như cho
em những lời khuyên quý giá để đề tài có được những số liệu cập nhật, đầy đủ,
chính xác và hồn thiện hơn.

1


TiĨu ln thùc tËp nghỊ

MỘT SỐ CHỮ VIẾT TẮT
- ĐTM, EIA: Đánh giá tác động môi trường
- EIS: Hệ thống thông tin
- SEA: Đánh giá môi trường chiến lược
- KT- XH: Kinh tế xã hội
- Khoa RHM – TMH: Khoa răng hàm mặt – tai mũi họng
- CN.TTCN – XD: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp – xây dựng
- CBCNV: Cán bộ công nhân viên
- CTR: Chất thải rắn
- UBND: Uỷ ban nhân dân
- TCCP: Tiêu chuẩn cho phép


- TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
- BVMT: Bảo vệ môi trường
- QT & KTMT: Quan trắc và kỹ thuật môi trường
- Ng.đ: Ngày đêm
- l: Lít
- ppm (Point per million): Một phần triệu (Đơn vị tính)

2


TiĨu ln thùc tËp nghỊ

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 3.1.4.3. Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất
Bảng 3.1.4.6. Tổng hợp vốn đầu tư
Bảng 3.2.3. Cơ cấu kinh tế huyện Con Cuông
Bảng 3.3.1. Chất lượng môi trường không khí khu vực thực hiện dự án
Bảng 3.3.2A. Kết quả phân tích mẫu nước sơng Cả tại huyện Con Cng
Bảng 3.3.2B. Kết quả phân tích mẫu nước khu vực
Bảng 3.3.3. Các chỉ tiêu cơ lí hố mơi trường đất khu dự án
Bảng 3.4.2.2a. Thành phần, tính chất đặc trưng trong nước thải bệnh viện
Bảng 3.4.2.2c. Thành phần CTR phát sinh từ bệnh viện
Bảng 3.5.2.1. Nồng độ các thông số đặc trưng đầu vào, đầu ra và yêu cầu
xử lý
Sơ đồ 3.5.2.1. Quy trình xử lý nước thải
Sơ đồ 3.5.2.2. Quy trình xử lý rác thải y tế
Sơ đồ vị trí khu vực thực hiện dự án và khu vực lấy mẫu (xem ở cuối bài)

3



TiĨu ln thùc tËp nghỊ

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án................................................................................1
2. Lí do chọn đề tài...................................................................................1
3. Mục tiêu của đề tài...............................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................3
1.1. Tình hình ĐTM ở trên thế giới...........................................................3
1.1.1. Khái niệm về ĐTM........................................................................3
1.1.2. Tại sao phải ĐTM...........................................................................3
1.1.3. Công tác đánh giá tác động môi trường (ĐTM) ở trên thế giới......5
1.2. Tình hình ĐTM ở Việt Nam và ở Nghệ An........................................7
1.3. Tình hình ĐTM của các bệnh viện ở Việt Nam và ở Nghệ An.........9
1.3.1. Tình hình ĐTM ở các bệnh viện Việt Nam.....................................9
1.3.2. Tình hình ĐTM ở các bệnh viện Nghệ An......................................10
CHƯƠNG2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU...................................................................................................11
2.1. Đối tượng...........................................................................................11
2.2. Nội dung ............................................................................................11
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................11
2.3.1. Phương pháp thống kê.....................................................................11
2.3.2. Phương pháp so sánh.......................................................................11
2.3.3. Phương pháp chuyên gia.................................................................11
2.3.4. Khảo sát thực tế
.........................................................................11
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............12
3.1. Mô tả tóm tắt dự án............................................................................12
3.1.1. Tên dự án ........................................................................................12

3.1.2. Chủ dự án .......................................................................................12
3.1.3. Vị trí địa lý của dự án......................................................................12
3.1.4. Nội dung chủ yếu của dự án............................................................13
3.1.4.1. Hình thức đầu tư ........................................................................13
3.1.4.2. Quy mô đầu tư..............................................................................13
3.1.4.3. Cơ cấu phân khu chức năng .......................................................13
3.1.4.4. Các cơng trình xây dựng chính ...................................................13
4


TiĨu ln thùc tËp nghỊ

3.1.4.5. Tổ chức khơng gian kiến trúc.......................................................14
3.1.4.6. Tổng mức đầu tư..........................................................................14
3.1.4.7. Nhu cầu sử dụng điện, nước, hệ thống thiết bị của bệnh viện.....15
3.1.4.8. Nhu cầu cán bộ ............................................................................16
3.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tại xã Bồng Khê –
Con Cuông - Nghệ An.........................................................................................17
3.2.1. Điều kiện tự nhiên ..........................................................................17
3.2.1.1. Đặc diểm địa hình, địa chất cơng trình........................................17
3.2.2. Đặc điểm khí hậu thuỷ văn..............................................................18
3.2.3. Điều kiện kinh tế xã hội..................................................................18
3.3. Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án: ...............20
3.3.1. Mơi trường khơng khí.....................................................................20
3.3.2. Mơi trường nước.............................................................................20
3.3.3. Mơi trường đất................................................................................22
3.3.4. Tài nguyên sinh vật.........................................................................23
3.4. Đánh giá tác động đến môi trường khi thực hiện dự án xây dựng
bệnh viện đa khoa khu vực Tây Nam Nghệ An...................................................23
3.4.1. Tác động trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, xây dựng..............23

3.4.1.1. Tác động đến mơi trường khơng khí............................................23
3.4.1.2. Tác động đến môi trường do chất thải rắn...................................24
3.4.1.3. Các tác động đến môi trường nước..............................................24
3.4.1.4. Một số tác động khác...................................................................25
3.4.2. Tác động đến môi trường khi bệnh viện hoạt động........................25
3.4.2.1. Nguồn gây tác động đến mơi trường khơng khí, tiếng ồn............25
a. Nước thải...............................................................................................26
b. Chất thải rắn..........................................................................................26
3.4.2.2. Mức độ tác động của bệnh viện đến các thành phần môi trường......26
a. Tác động đến mơi trường nước.............................................................26
b. Tác động đến mơi trường khơng khí.....................................................28
c. Tác động đến môi trường đất................................................................29
d. Tác động đến tài nguyên, kinh tế xã hội...............................................30
e. Các sự cố môi trường............................................................................31

5


TiĨu ln thùc tËp nghỊ

3.5. Đề xuất các các giải pháp phịng, chống và giảm thiểu ơ nhiễm mơi
trường..................................................................................................................31
3.5.1. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trong giai đoạn xây dựng.........31
3.5.1.1. Giảm thiểu tác động của q trình giải phóng mặt bằng..............31
3.5.1.2. Giảm thiểu tác động trong giai đoạn thi công..............................31
a. Các biện pháp quản lý ..........................................................................31
b. Các biện pháp kỹ thuật..........................................................................32
3.5.2 Các biện pháp khống chế, xử lý ô nnhiễm khi bệnh viện hoạt động.......33
3.5.2.1. Các biện pháp khống chế ô nhiễm, xử lý nước thải.....................33
3.5.2.2. Khống chế, xử lý các nguồn gây ơ nhiễm khơng khí...................37

3.5.2.3. Các biện pháp đảm bảo an tồn lao động, phịng chống sự cố....41
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................42
1. Kết luận.................................................................................................42
2. Kiến nghị...............................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................43

6


TiĨu ln thùc tËp nghỊ

MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
Trong những năm qua, tỉnh Nghệ An đã vươn lên đạt được những thành
tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên do diện tích rộng nên tốc độ phát
triển chưa đồng đều. Các huyện miền núi khu vực Tây Nam cịn gặp nhiều khó
khăn, nhất là trong việc khám chữa bệnh.
Qua số liệu thống kê cho thấy tại 4 trung tâm y tế huyện Kỳ Sơn, Con
Cuông, Tương Dương, Anh Sơn có tổng số 340 giường bệnh với tỷ lệ sử dụng là
11,9 giường/vạn dân (bình quân cả nước 14,5 giường/vạn dân). Cơ sở vật chất,
trang thiết bị lạc hậu, thiếu thốn, công suất sử dụng giường bệnh cao, khơng có
hệ thống xử lý các loại chất thải.
Trước thực trạng đó UBND tỉnh Nghệ An đã chỉ đạo cho phép lập dự án
đầu tư xây dựng 2 bệnh viện khu vực, trong đó có Bệnh viện đa khoa khu vực
Tây nam Nghệ An (quy mô 150 giường bệnh) tại xã Bồng Khê, huyện Con
Cuông làm chủ đầu tư.
2. Lí do chọn đề tài
Với sự quy hoạch khơng ngừng của các ngành trong xã hội như công
nghiệp, nông nghiệp, giao thông thuỷ lợi, du lịch - dịch vụ, đơ thị hố … nhằm
đáp ứng nhu cầu con người theo sự gia tăng dân số mà không chú ý đúng mức

đến công tác bảo vệ môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, suy
giảm tài nguyên sinh vật, biến đổi khí hậu… ngày càng nghiêm trọng.
Đồng thời, hiện nay chất thải bệnh viện đang trở thành vấn đề môi trường
và xã hội cấp bách ở nước ta, nhiều bệnh viện trở thành nguồn gây ô nhiễm cho
khu dân cư xung quanh, gây dư luận cho cộng đồng. Các chất thải y tế có chứa
đựng các yếu tố truyền nhiễm là chất độc hại có trong rác y tế, các loại hoá chất
và dược phẩm nguy hiểm, các chất thải phóng xạ, các vật sắc nhọn, v.v. những
người tiếp xúc với chất thải y tế nguy hại đều có nguy cơ nhiễm bệnh tiềm tàng,
bao gồm những người làm việc trong các cơ Sở Y Tế, những người bên ngoài
làm việc thu gom chất thải y tế và những người trong cộng đồng bị phơi nhiễm
với chất thải do sự sai sót trong khâu quản lý chất thải.Các chất thải y tế này có
chứa các chất hữu cơ nhiễm mầm bệnh gây ô nhiễm, bệnh tật nghiêm trọng cho
môi trường xung quanh bệnh viện ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ người dân.
1


TiĨu ln thùc tËp nghỊ

Để quản lý mơi trường được thắt chặt hơn, ĐTM đã được đưa vào khuôn
khổ Luật chính sách mơi trường Quốc gia đầu tiên ở Mỹ và sau đó lan toả ra
nhiều nước khác trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Như vậy ĐTM là một cơng
cụ để quản lý mơi trường.
Vì thế, ĐTM của dự án xây dựng bệnh viện đa khoa khu vực Tây Nam
Nghệ An nhằm mục đích giảm một cách tối đa các tác động xấu của dự án đến
môi trường giúp môi trường trong sạch, bền vững đồng thời phân tích, đánh giá
và dự báo các ảnh hưởng mơi trường đáng kể khi bệnh viện đi vào hoạt động.
Từ đó, đưa ra các biện pháp hợp lý để hạn chế đến mức thấp nhất các tác động
xấu của dự án đến môi trường mà cộng đồng dân cư, những người bị ảnh hưởng
tại xã Bồng Khê và khu lân cận có thể chấp nhận được.
3. Mục tiêu của đề tài

Qua việc nghiên cứu hiện trạng môi trường và dự báo các tác động tới
môi trường của dự án “Xây dựng bệnh viện đa khoa khu vực Tây Nam Nghệ An
(quy mô 150 giường bệnh) tại xã Bồng Khê – huyện Con Cuông – tỉnh Nghệ
An” nhằm đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm do dự án gây ra.
Về dài hạn, việc áp dụng ĐTM cần để củng cố phát triển bền vững bằng
cách đảm bảo rằng các đề xuất phát triển và hoạt động khơng làm xói mịn các
nguồn lực quan trọng, các chức năng sinh thái, sức khoẻ hay kinh tế của người dân
ở thị xã Trà Lân và vùng lân cận trong tương lai.

2


TiĨu ln thùc tËp nghỊ

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
3.1. Tình hình ĐTM ở trên thế giới
3.1.1. Khái niệm về ĐTM
Có rất nhiều Ðịnh nghĩa về Ðánh giá tác động mơi trường. Từ định nghĩa
rộng của Munn (1979), theo đó cần phải “phát hiện và dự đoán những tác động
đối với môi trường cũng như đối với sức khoẻ và sự thịnh vượng của con người,
của các đề xuất, các chính sách, chương trình, dự án, quy trình hoạt động và cần
phải “chuyển giao và công bố những thông tin về các tác động đó”. Theo định
nghĩa hẹp của Cục môi trường Anh, “thuật ngữ “đánh giá môi trường” chỉ một
kỹ thuật và một quy trình dùng để giúp các chuyên gia phát triển tập hợp những
thông tin về ảnh hưởng đối với môi trường của một dự án và những thông tin
này sẽ được những nhà quản lý quy hoạch sử dụng để đưa ra những quyết định
về phương hướng phát triển.” Năm 1991, Uỷ ban Liên hiệp quốc về các vấn đề
kinh tế Châu Âu đã đưa ra một định nghĩa ngắn gọn và súc tích “Ðánh giá tác
động môi trường là đánh giá tác động của một hoạt động có kế hoạch đối với
mơi trường.”

Theo luật BVMT 2005 của Việt Nam định nghĩa: ĐTM (đánh giá tác động
mơi trường) là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu
tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.
Từ định nghĩa trên ta có thể nhận thấy, ĐTM chỉ mang tính dự báo chứ
không khẳng định rằng các tác động xấu sẽ xảy ra. Việc dự báo mang tầm ý
nghĩa quan trọng giúp chúng ta chủ động được trong việc ứng phó các sự cố môi
trường nếu xảy ra.
1.1.2. Tại sao phải ĐTM
a. Mục đích
- ĐTM của một dự án nhằm đảm bảo cho dự án nếu được thực hiện sẽ làm
giảm một cách tối đa các tác động xấu của dự án đó đến mơi trường giúp mơi
trường bền vững.
ĐTM nhằm xác định và đánh giá những ảnh hưởng tiềm năng của dự án
đến môi trường tự nhiên, xã hội và sức khoẻ con người. Điều đó giúp cho mọi
sự đề xuất, mọi hoạt động trong các dự án và chương trình phát triển dự kiến
ngoài đảm bảo tốt về mặt kinh tế, kỹ thuật cịn phải khơng có những tác động
3


TiĨu ln thùc tËp nghỊ

xấu có ảnh hưởng đáng kể xảy ra làm suy giảm chất lượng mơi trường. Nói cách
khác đảm bảo cho các dự án khi được thực hiện sẽ bền vững về mặt môi trường.
- ĐTM nhằm cung cấp những thông tin trợ giúp cho việc ra quyết định về
thực hiện dự án mang tính hợp lý với mơi trường.
ĐTM được sử dụng để phân tích, đánh giá và dự báo các ảnh hưởng môi
trường đáng kể của các hoạt động kinh tế xã hội dự kiến sẽ tiến hành. Vì thế
ĐTM sẽ cung cấp những thơng tin cần thiết trợ giúp cho các cấp lãnh đạo khi
xem xét đề ra quyết định có nên tiến hành dự án hay khơng và nếu thực hiện thì
phải tiến hành như thế nào để hạn chế đến mức thấp nhất các tác động xấu của

dự án đến môi trường mà cộng đồng dân cư, những người bị ảnh hưởng có thể
chấp nhận được. Nó giúp cho việc duyệt dự án được nhanh chóng.
b. Vai trị ĐTM
- ĐTM là cơng cụ để quy hoạch phát triển:
+ Giữa môi trường và phát triển ln có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau
và giữa chúng cũng tồn tại một mối mâu thuẫn, đó là phát triển càng nhanh thì
càng có nhiều tiêu cực đến mơi trường và càng có xu thế làm suy giảm chất
lượng môi trường sống. Việc tăng trưởng kinh tế nếu khơng tính tới u cầu bảo
vệ mơi trường cũng như việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên thì đến một
thời điểm nào đó chất lượng môi trường sẽ bị suy giảm nghiêm trọng và sẽ cản
trở phát triển, tác động xấu tới kinh tế xã hội của vùng.
+ ĐTM là một q trình phân tích hệ thống, nó cho phép đánh giá và dự
báo các tác động tiêu cực của một dự án hoặc một chính sách đến mơi trường,
đồng thời đưa ra các biện pháp giảm nhẹ các tác động tiêu cực, đưa ra chương
trình giám sát, quản lý mơi trường. Vì thế ĐTM là công cụ để xây dựng các quy
hoạch kinh tế xã hội theo định hướng phát triển bền vững.
+ ĐTM cung cấp các thông tin về tác động môi trường của dự án, chính
sách cho các cơ quan ra quyết định.
- ĐTM là công cụ để quản lý các hoạt động phát triển : Trong q trình
vận hành cơng trình phát sinh những vấn đề, đặc biệt là môi trường, ĐTM nhằm
đảm bảo cho các hoạt động phát triển phải kết hợp giữa kinh tế - xã hội và môi
trường.
- ĐTM là công cụ để thực hiện bảo vệ môi trường và phát triển bền vững :
Thông qua tác động môi trường sẽ xác định được tác động tiêu cực của dự án.
4


TiĨu ln thùc tËp nghỊ

Từ đó, đưa ra được các biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu, đưa dự án có hiệu

quả về mơi trường.
c. Ý nghĩa ĐTM
- Về kinh tế:
+ Lường trước được các chi phí quá lớn dành cho việc khắc phục các rủi
ro, sự cố về môi trường của bệnh viện.
+ Đẩy nhanh quá trình phê duyệt dự án giảm được chi phí của dự án.
- Về môi trường:
+ ĐTM trợ giúp cho các nhà kỹ thuật lựa chọn được phương án hợp lý và
bền vững về mặt mơi trường.
+ ĐTM sẽ là cơng cụ hữu ích giúp cho dự án tuân thủ tốt các tiêu chuẩn
môi trường quốc gia, không phá vỡ hoặc làm tổn hại đến môi trường.
- Về xã hội:
+ ĐTM xem xét đầy đủ các tác động của dự án xây dựng bệnh viện tới
môi trường xã hội nên giảm thiểu một cách tối đa các tác động bất lợi nhất và
đồng thời đưa ra được các biện pháp giảm thiểu.
+ Trong quá trình thực hiện ĐTM ln phải có sự trao đổi và tiếp cận với
cộng đồng nơi chịu tác động của dự án nên sẽ khiến cho cộng đồng dân cư trong
vùng dự án hiểu rõ các vấn đề môi trường, tăng cường trách nhiệm của họ trong
bảo vệ tài nguyên mơi trường. Sự tham gia tồn diện của cơng luận trong quá
trình đánh giá sẽ phát hiện hoặc làm giảm bớt những điểm chưa hợp lý, chưa
cơng bằng trong chính sách cũng như trong cách giải quyết của cán bộ thực hiện
dự án, và do đó nếu dự án được thực hiện sẽ đáp ứng được lợi ích người dân.
1.1.3. Công tác đánh giá tác động môi trường (ĐTM) ở trên thế giới
Trong những năm gần đây, công chúng ngày càng quan tâm đến các vấn
đề môi trường, đến phát triển bền vững và cải tiến phương thức quản lý phát
triển sao cho hài hịa với lợi ích mơi trường. Cùng với sự quan tâm đó là sự ra
đời của các quy định luật pháp mới (bao gồm các quy định của quốc gia và quốc
tế, ví dụ như quy định của Uỷ ban Châu Âu) nhằm cố gắng làm thay đổi mối
quan hệ giữa môi trường và phát triển. Ðánh giá tác động mơi trường là một ví
dụ quan trọng về một trong những nỗ lực đó. Luật đánh giá tác động môi trường

được áp dụng ở Mỹ đã hơn 20 năm nay. Năm 1985, Uỷ ban Châu Âu ra chỉ thị
tăng cường áp dụng luật này ở các nước thành viên EC và kể từ năm 1988 - khi
5


TiĨu ln thùc tËp nghỊ

luật được giới thiệu ở Anh - nó đã trở thành một lĩnh vực phát triển mạnh. Từ
chỗ ban đầu chỉ có 20 báo cáo về tác động mơi trường mỗi năm, hiện nay Anh
đã có trên 300 báo cáo /năm và đây mới chỉ là “một góc nhỏ của tảng băng trơi”.
Trong những năm 1990, phạm vi đánh giá tác động môi trường đã được mở rộng
hơn rất nhiều.
Ở nước Anh thì tiến trình này được định hướng một cách rõ rệt cho người
phát triển. Người phát triển/ người tư vấn của người phát triển đảm nhận tiến
trình đánh giá tác động mơi trường và chuẩn bị hệ thống EIS, và khơng hy vọng
có thể dự đốn được dự án có gây thảm hoạ cho môi trường hay không. Mặc dù
vậy, bản thân những nhà phát triển bị thu hút bởi sự tiềm ẩn kéo dài trong việc
hội nhập với thủ tục đưa ra EIS. Họ cũng quan tâm tới vấn đề chi phí. Những
nội dung chi phí cho việc đánh giá tác động mơi trường chiếm từ O,5 - 2% giá
trị của dự án. Hart (1984) và Watherrn (1988) cũng đưa ra những con số tương
tự. Những dự toán gần đây hơn của Cole đưa ra tỉ lệ lớn hơn, nó khoảng từ
0,000025 tới 5% đối với EIS ở Anh.
Các trình tự thực hiện sự tham gia vào tiến trình đánh giá tác động mơi
trường đơi khi cũng có sự khác nhau ở ngay trong cùng một quốc gia cũng như
giữa các quốc gia, từ những lĩnh vực rất tổng hợp đến những lĩnh vực cụ thể.
Trước đây, các nhà quy hoạch tất nhiên cũng tiến hành đánh giá những tác
động của phát triển đối với môi trường nhưng không thực hiện một cách có hệ
thống, có kỷ luật như yêu cầu của một quy trình EIA.
Hiện nay, hoạt động đánh giá mơi trường chiến lược hay nói cách khác là
việc đánh giá tác động mơi trường đối với các chương trình, kế hoạch và chính

sách được Cộng đồng Châu Âu rất quan tâm (Therivel & cộng sự 1992).
Mặc dù vấn đề đánh giá tác động môi trường (EIA) đã được thực hiện ở
Hợp chủng quốc Hoa kỳ từ gần 25 năm nay, song ở những nơi khác thì sự phát
triển các khái niệm và việc triển khai nó muộn hơn rất nhiều. Sự phát triển đang
lan rộng một cách nhanh chóng trong nhiều quốc gia khác, trong đó có cả Anh
và các quốc gia thành viên của khối Cộng đồng chung Châu Âu. Tuy nhiên,
Ðánh giá tác động môi trường của một dự án là một tiến trình hẹp, khơng tạo ra
được cơ hội để rút ra bài học cho tiến trình. Tại một số vùng trên thế giới
(California chẳng hạn), việc dự báo tác động là bắt buộc và EIS sẽ giám sát trình
tự này. Sự kéo dài quan điểm này làm cho vấn đề có ý nghĩa khác đi, nhất là đối
6


TiĨu ln thùc tËp nghỊ

với các dự án lớn được xây dựng trên cơ sở của tiến trình đánh giá tác động môi
trường.
Việc đánh giá môi trường chiến lược trong các chính sách, các dự án và
các chương trình tạo ra sự kéo dài logic của việc đánh giá dự án. SEA có thể xử
lý tốt hơn những tác động tích tụ, lựa chọn và hạn chế các bài tốn đánh giá dự
án. Hệ thống SEA đã tồn tại ở California, Netherlands, Germany và New
Zealand. Các cuộc thảo luận nhằm giới thiệu hệ thống rộng lớn của khối Cộng
đồng chung Châu Âu từ 1995 trở lại đây (Therivel 1992).
1.2. Tình hình ĐTM ở Việt Nam và ở Nghệ An
Việt Nam hiện nay, có tốc độ phát triển kinh tế xã hội nhanh. Song mặt
trái của quá trình phát triển sẽ không dễ dàng nhận ra bởi những hậu quả của nó
có thể khơng tạo ra hiệu ứng tức thời tới mơi trường sống. Cùng với việc xây
dựng các chương trình, dự án nhằm phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra những tác
động thúc đẩy phát triển là các tác động làm thay đổi môi trường sinh thái, biến
đổi các hệ sinh thái tự nhiên, những vấn đề này có thể khơng được nhận ra hoặc

nhận ra nhưng chúng ta chấp nhận đánh đổi để phát triển. Vấn đề quan trọng
trong quá trình phát triển là sự bền vững của các chương trình, dự án đó. Chính
những vấn đề này đã đưa việc đánh giá tác động môi trường trở nên hết sức
quan trọng.
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) là công cụ pháp lý và kỹ thuật quan
trọng. Các yêu cầu về ĐTM đã được luật hóa và quy định bởi Luật Bảo vệ Môi
trường của Việt Nam từ năm 1993 và cụ thể hơn trong luật môi trường năm
2005. Và hiện nay báo cáo ĐTM đã có Nghị định 21/2008/NĐ-CP ra đời sửa đổi
bổ sung 1 số điều của Nghị định 80/2006. Với 16 năm thực hiện cơng tác ĐTM
đã giúp Chính phủ Việt Nam từng bước cụ thể hóa và cải thiện hệ thống quy
định ĐTM, tạo lập và phát triển năng lực đội ngũ thực hiện ĐTM; nhờ ĐTM
nhiều dự án có nguy cơ, rủi ro cao đối với môi trường và xã hội đã buộc phải
chấm dứt hoặc điều chỉnh lại. Tuy nhiên, hoạt động ĐTM ở Việt Nam vẫn bộc lộ
nhiều bất cập và yếu kém về cả chất lượng cũng như việc thực thi theo quy định
pháp luật.
Nhìn chung, ĐTM vẫn bị hành xử như một thủ tục nhằm hợp thức hóa
quá trình thẩm định và phê duyệt các dự án, hoạt động đầu tư. Bản thân quy định
luật pháp hiện hành về ĐTM cũng chưa thực sự chặt chẽ. Nhiều hậu quả nghiêm
7


TiĨu ln thùc tËp nghỊ

trọng về mơi trường tự nhiên và kinh tế – xã hội đã xảy ra do các yêu cầu về
ĐTM bị làm ngơ hoặc không được thực hiện nghiêm chỉnh, điển hình là vụ xả
thải xuống sông Thị Vải của Công ty TNHH Vedan bị phát hiện năm 2008 ở
Đồng Nai.Vấn đề này đang trở thành một chủ đề nóng, chủ đề tranh luận của các
nhà khoa học, nhà quản lý và đông đảo quần chúng nhân dân. Trước thực trạng
này, Việt Nam cần có những đánh giá và nhận thức lại về khía cạnh pháp lý cũng
như hiện trạng thực hiện của hoạt động ĐTM. Những cân nhắc này, nếu được

xem xét kỹ lưỡng và thấu đáo, sẽ giúp cải thiện các quy định pháp luật cũng như
cải thiện hiệu quả của công tác Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) ở Việt
Nam.
Vấn đề ĐTM xuyên biên giới tránh tác động môi trường ở quốc gia này
ảnh hưởng đến quốc gia khác cũng chưa được tiến hành tại VN do chưa có
phương thức, cơ chế phối hợp với các nước.
Thực tiễn diễn biến môi trường ở nước ta cũng như nhiều nước trên thế
giới cho thấy: Hiện nay tuy đã thực hiện đánh giá tác động mơi trường đối với
mọi dự án cơng trình phát triển cụ thể, nhưng môi trường vẫn ngày càng bị ô
nhiễm hơn, tài nguyên thiên nhiên ngày càng bị suy thối hơn, một trong những
ngun nhân chính gây ra tình trạng trên là do đánh giá tác động môi trường đối
với các dự án cơng trình cụ thể chỉ có khả năng ngăn ngừa và giảm thiểu tác
động tiêu cực của từng cơng trình cụ thể, chưa xem xét đánh giá tác động mơi
trường tổng hợp, tích lũy và tương hỗ trong mối liên quan tổng thể của tất cả các
dự án cơng trình, các chương trình và các hoạt động của các dự án chiến lược,
qui hoạch hay kế hoạch phát triển. Vì vậy ở Việt Nam cần có thêm cơng cụ quản
lý mơi trường đó là “Đánh giá mơi trường chiến lược”.
Tình hình ĐTM ở Nghệ An cũng tương tự như các tỉnh khác ở Việt Nam.
Mặc dù trước đây việc đánh giá tác động môi trường của các dự án trong tỉnh
chỉ mang tính thủ tục nhưng hiện nay ĐTM ngày càng được quan tâm và có theo
dõi sát hơn. Tuy nhiên, việc ĐTM còn nhiều tồn tại trong nó. Nguyên nhân của
những tồn tại trên một phần do các doanh nghiệp có khó khăn về kinh phí đầu
tư, song một nguyên nhân chủ quan là các chủ doanh nghiệp không chấp hành
nghiêm và chưa thấy rõ được trách nhiệm của mình đối với cơng tác bảo vệ môi
trường. Mặt khác chế tài xử lý vi phạm của Nhà nước chưa đủ mạnh để bắt buộc
các doanh nghiệp phải tuân thủ. Về phía cơ quan quản lý Nhà nước chưa có sự
8


TiĨu ln thùc tËp nghỊ


phối hợp đồng bộ với nhau trong công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát việc
tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các doanh nghiệp. Năng lực của
cán bộ làm công tác quản lý mơi trường cịn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng
được yêu cầu thực tiễn đòi hỏi.
Hiện nay, tỉnh Nghệ An là một trong những tỉnh Miền Trung đầu tư kinh
phí lớn cho lĩnh vực cơng nghiệp. Để các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc
các qui định về bảo vệ môi trường như đã ghi trong báo cáo và quyết định phê
chuẩn báo cáo, về phía Nhà nước và tỉnh Nghệ An phải hoàn thiện hệ thống văn
bản pháp luật về bảo vệ môi trường để tránh sự vận dụng sai và lách luật, đặc
biệt là phải có chế tài xử lý vi phạm đủ mạnh để buộc các chủ doanh nghiệp phải
tuân thủ. Một việc làm không thể thiếu được đó là phải nâng cao nhận thức và ý
thức trách nhiệm của cộng đồng về bảo vệ môi trường, bởi đây là một lực lượng
đông đảo để phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác giám sát sự
tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường của các chủ doanh nghiệp và phát hiện
những sai phạm của doanh nghiệp để kiến nghị với cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền xử lý.
1.3. Tình hình ĐTM của các bệnh viện ở Việt Nam và ở Nghệ An
1.3.1. Tình hình ĐTM ở các bệnh viện Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam có xấp xỉ 1.050 bệnh viện, hơn 10.000 trạm y tế xã.
Trong đó, trên 1000 bệnh viện có giường bệnh; 14 viện/trung tâm tuyến trung
ương và khu vực; 189 trung tâm y tế dự phòng tuyến tỉnh; 686 trung tâm y tế
huyện/dự phòng tuyến huyện. Và còn rất nhiều dự án bệnh viện đang tiến hành
xây dựng, xem xét. Trạm xử lý nước thải bệnh viện đưa vào hoạt động chỉ có
khoảng 100-150 trong số hơn 1000 bệnh viện (hay khoảng 10-15% số bệnh
viện). Đây là con số đáng dự báo cho tình trạng ơ nhiễm và lây bệnh cao.
Ở hầu hết các bệnh viện Việt Nam chưa lập báo cáo đánh giá tác động
môi trường, chưa đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại hoặc nếu có lập báo cáo
thì báo cáo khơng đầy đủ và khi bệnh viện đi vào hoạt động việc xử lí chất thải
cũng khơng được tiến hành hoặc chỉ tiến hành thờ ơ, không triệt để. Đặc biệt là

các bệnh viện xây dựng trước năm 1993, mặc dù hiện nay vẫn hoạt động bình
thường nhưng báo cáo ĐTM và hệ thống xử lý chất thải chưa được bổ sung.
Chỉ một số ít khoảng 1/3 bệnh viện lập báo cáo, và trong 1/3 đó thì
khoảng 40-50% thực hiện đúng ĐTM mà chưa tính đến các trạm y tế của xã.
9


TiĨu ln thùc tËp nghỊ

Tuy nhiên, song song với những hạn chế trên, ĐTM ngành y tế cịn gặp
nhiều khó khăn, thách thức trong việc đầu tư kinh phí, trình độ, giải pháp về
cơng nghệ… do đó, ở Việt Nam ĐTM vẫn chưa đạt được yêu cầu.
1.3.2. Tình hình ĐTM ở các bệnh viện Nghệ An
Tỉnh Nghệ An hiện có một bệnh viện Trung ương, 8 bệnh viện tuyến tỉnh,
20 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 20 trung tâm y tế và hệ thống các trạm y tế
xã, phường, thị trấn. Ngồi ra, cịn có 9 bệnh viện tư nhân và hàng trăm cơ sở
khám chữa bệnh tư nhân trên địa bàn toàn tỉnh.
Một số cơ sở y tế đã được trang bị lò đốt chất thải y tế, nhưng khi xử lý lị
đốt khơng đạt tiêu chuẩn, các chất khí thải độc hại như dioxin, kim loại nặng,
các hợp chất hữu cơ... được xả thẳng vào môi trường. Hiện nay, hầu hết các
bệnh viện tuyến huyện ở Nghệ An chưa có báo cáo ĐTM cũng như chưa có hệ
thống xử lý nước thải, trong khi mỗi ngày mỗi bệnh viện xả từ 20-30m 3 nước
thải ra ao hồ, đồng ruộng.
Còn các bệnh viện tuyến tỉnh ở Nghệ An hầu như đều đã có báo cáo
ĐTM. Tuy nhiên, chỉ có một số bệnh viện như bệnh viện 115, bệnh viện Nhi
thực hiện hiệu quả ĐTM và hiệu quả xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn.
Các bệnh viện mới đang xây dựng và chuẩn bị xây dựng ở các huyện của
tỉnh như 2 dự án xây dựng bệnh viện đa khoa Miền Tây Nghệ An thì ĐTM đã
được phê duyệt nhưng vấn cịn nhiều thiếu sót. Ngun nhân tình trạng này cũng
giống như các báo cáo ĐTM khác ở Nghệ An và Việt Nam hiện nay.


10


TiĨu ln thùc tËp nghỊ

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng
Tồn bộ mơi trường của khu vực thực hiện dự án( MT khơng khí, nước,
đất, tài nguyên) và dự án xây dựng bệnh viện đa khoa khu vực Tây Nam Nghệ
An.
2.2. Nội dung
(xem kỹ ở phần kết quả nghiên cứu và thảo luận)
- Mô tả tóm tắt dự án.
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tại xã Bồng Khê –
huyện Con Cuông – tỉnh Nghệ An.
- Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án: Môi trường
nước, Mơi trường khơng khí, Mơi trường đất, Tài ngun sinh vật.
- Đánh giá tác động đến môi trường khi thực hiện dự án xây dựng bệnh
viện đa khoa khu vực Tây Nam Nghệ An: Tác động đến MT nước, khơng khí,
đất, tài ngun và mơi trường kinh tế xã hội.
- Đề xuất các các giải pháp phòng, chống và giảm thiểu ô nhiễm môi
trường: Khống chế ô nhiễm nước, rác thải sinh hoạt.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thống kê: thu thập tài liệu, số liệu liên quan về điều
kiện tự nhiên, KT-XH khu vực thực hiện dự án, về công nghệ xử lý chất thải,
nước thải bệnh viện.
2.3.2. Phương pháp so sánh: Đánh giá hiện trạng, tác động môi trường
dựa trên cơ sở so sánh, đối chiếu các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam.

2.3.3. Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến của các chuyên gia thuộc các
lĩnh vực liên quan như môi trường, y tế. Tham khảo ý kiến của một số người dân
lân cận.
2.3.4. Khảo sát thực tế: Đến địa điểm xây dựng dự án và một số bệnh viện
ở thành phố Vinh - Nghệ An.

11


TiĨu ln thùc tËp nghỊ

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Mơ tả tóm tắt dự án
3.1.1. Tên dự án
Xây dựng Bệnh viện đa khoa khu vực Tây Nam Nghệ An ( quy mô 150
giường bệnh )
3.1.2. Chủ dự án
Trung tâm y tế huyện Con Cuông
Địa ch : Thị trấn Con Cuông, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An
Điện Thoại: 038. 3 873 446
Đại diện là ơng Nguyễn Đình Sơn - chức vụ: Giám đốc
3.1.3.Vị trí địa lý của dự án (Sơ đồ vị trí thực hiện dự án xem ở cuối bài)
Khu vực xây dựng bệnh viện đa khoa của khu vực Tây Nam Nghệ An
thuộc địa bàn xóm Lam Bồng – xã Bồng Khê - huyện Con Cuông - tỉnh Nghệ
An, cách thị trấn Con Cuông 1 km về phía đơng , cách quốc lộ 500m. Vị trí cụ
thể như sau:
Phía Bắc giáp: Đường quy hoạch 36m và khu dân cư
Phía Đơng giáp: Đường quy hoạch rộng 18m
Phía Nam giáp: Đường quy hoạch rộng 46m
Phía Tây giáp: Đường quy hoạch rộng 36m

Diện tích: 4.49 ha
Theo quy hoạch chung xây dựng thị xã Con Cng thì khu vực bệnh viện
tại xã Bồng Khê thuộc khu trung tâm đô thị của thị xã trong tương lai. Khu trung
tâm của thị xã gồm: Khu hành chính cơng cộng quy hoạch mới, khu dịch vụ
thương mại quy hoạch mới, Bệnh viện đa khoa, khu dân cư đang ở … nằm dọc
theo đường quy hoạch rộng 46m nối liền từ Quốc lộ 7 sang đường đi Khu du
lịch Khe Kèm.
** Đánh giá vị trí lựa chọn
- Thuận lợi:
+ Giao thơng, thơng tin liên lạc, điện nước, các đầu mối kỹ thuật thuận
lợi. Trong khu vực khơng có các cơng trình văn hố, tơn giáo, di tích lịch sử.
+ Nằm trong vùng quy hoạch xây dựng đô thị Con Cuông.

12


TiĨu ln thùc tËp nghỊ

+ Khu vực quy hoạch khơng tồn tại nước mặt, là vùng đất sản xuất nông
nghiệp, ít dân cư sinh sống nên việc thu hồi đất khá thuận lợi, chi phí đền bù ít
tốn kém.
- Khó khăn:
Khu vực có địa hình dốc (cao độ nhất: 36,6m; cao độ thấp nhất: 29,9m;
cao độ trung bình: 32,7m), đường giao thơng vào khu vực kém nên sẽ gặp khó
khăn trong việc san lấp mặt bằng, thi cơng cơng trình, vận chuyển nguyên vật
liệu.
3.1.4. Nội dung chủ yếu của dự án
3.1.4.1. Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới
3.1.4.2. Quy mô đầu tư
- Quy mô giường bệnh: 150 giường bệnh nội trú

- Quy mô đất đai
3.1.4.3. Cơ cấu phân khu chức năng
Bao gồm 5 khu chức năng chính
Bảng 3.1.4.3. Tổng hợp nhu cầu sử dụng đất
TT
1
2
3
4
5

Các khu chức năng
Khu hành chính,khám bệnh, các khoa
điều trị
Khu xây dựng khoa lây, nhà tang lễ
Khu cây xanh, thể dục thể thao, vườn
thuốc
Khu xử lý kỹ thuật đầu mối và vệ sinh
môi trường
Giao thơng, bãi đỗ xe, bồn hoa cây
cảnh
Tổng

Diện tích (ha)

Tỷ lệ(%)

1.81

40.31


0.46

10.24

0.8

18.71

0.31

6.91

1.07

23.83

4.49
100.00
(Nguồn: Báo cáo dự án đầu tư)

3.1.4.4. Các cơng trình xây dựng chính
+ Cơng trình hành chính và khám chữa bệnh ngoại trú
+ Cơng trình nghiệp vụ kỹ thuật: Khoa xét nghiệm, khoa X quang, khu
mổ châm tê.

13


TiĨu ln thùc tËp nghỊ


+ Các khoa điều trị nội trú (150 giường), Khoa Nhi (15), Khoa Nội (35),
Khoa Ngoại (30), Khoa Phụ Sản (20), Khoa mắt và RHM-TMH (15), Khoa hồi
sức cấp cứu (10), Khoa lây (15), Khoa đông y (10).
+ Các cơng trình phụ khác: Nhà ăn, nhà giặt là, gara, nhà tang lễ, vườn
thuốc, sân vườn dạo và các cơng trình phụ trợ khác.
3.1.4.5. Tổ chức khơng gian kiến trúc
- Các cơng trình trong bệnh viện khi thiết kế căn cứ tiêu chuẩn xây dựng
Việt Nam tập IV về thiết kế nhà ở và cơng trình cơng cộng được phối kết không
gian kiến trúc hiện đại tạo sự phong phú trong tổng thể khu vực quy hoạch và
tồn bộ đơ thị.
- Khơng gian chính là hệ thống cơng trình hành chính, khám bệnh và các
khoa điều trị kết hợp vườn dạo. Mật độ xây dựng 26%, Tầng cao trung bình là 2
tầng, đường chính rộng 26m. Các cơng trình được nối với nhau bằng hệ thống
nhà cầu đơi, ở giữa có tổ chức cây xanh, vườn dạo.
- Các khu chức năng khác được bố trí xung quanh và có tầng cao thấp
hơn. Mật độ xây dựng 10%, tầng cao trung bình là 1,5 tầng.
- Khoa lây, nhà tang lễ, khu xử lý rác thải nước thải được bố trí độc lập và
có cây xanh cách ly. Mật độ xây dựng là 10-15%, tầng cao trung bình là 1 tầng.
- Các cơng trình hạ tầng kỹ thuật: Giao thơng, cáp điện, cấp nước, san
nền, thốt nước mưa, xử lý nước thải và vệ sinh môi trường được thiết kế hoàn
chỉnh, đồng bộ, phù hợp với mạng lưới quy hoạch đô thị.
3.1.4.6. Tổng mức đầu tư
Bảng 3.1.4.6. Tổng hợp vốn đầu tư
TT
1
2
3
4
5


Khoản mục chi phí
Vốn xây lắp
Mua thiết bị xây lắp
Mua thiết bị y tế
Chi phí khác
Dự phịng : 10% (1+ 2 + 3)
Tổng

Thành tiền (VNĐ)
31.036.805,720
4.311.630,000
38.992.800,000
4.803.207,883
7.914.444,360
87.058.887,963
(Nguồn: Báo cáo dự án đầu tư )
3.1.4.7. Nhu cầu sử dụng điện, nước, hệ thống thiết bị … của bệnh viện
- Cấp nước: Nhà máy cấp nước thị trấn Con Cuông công suất
2000m3/ngày cung cấp nước sinh hoạt, khám chữa bệnh thông qua đường ống
D=300mm dọc quốc lộ 7 cho thị trấn.
14


TiĨu ln thùc tËp nghỊ

Trong tương lai khi quy hoạch thị xã, nhà máy nước được nâng công suất
lên 6000m3/ngày và hệ thống phân phối nước được mở rộng thì nguồn nước cấp
cho bệnh viện sẽ được lấy từ mạng lưới cấp nước theo các đường ống quy hoạch
trên tuyến đường rộng 46m gần bệnh viện.

+ Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt, khám chữa bệnh:
Tiêu chuẩn cấp nước cho 1 giường của bệnh viện theo quy chuẩn xây
dựng Việt Nam là 400 l/ng.đ. Cơng suất tính tốn bằng 400 *
150/1000=60(m3/ng.đ) (gồm nước cấp cho sinh hoạt, khám chữa bệnh tính theo
giường bệnh)
Tiêu chuẩn cấp nước cho khách, thân nhân: 100 l/người/ng.đ. Cơng suất
tính tốn =100*150/1000=15(m3/ng.đ).
Nhu cầu nước cho cán bộ, y bác sỹ làm việc trong bệnh viện:
1501/người/ng.đ. Công suất tính tốn =150*165/100= 25(m3/ ng.đ)
+ Cấp nước cứu hoả: 101/s (36m3/h), thời gian cấp nước chữa cháy trong
3h. Công suất tính tốn là 108m3.
Cấp nước tưới cây 31m2/ng.đ, diện tích cây xanh cần tưới nước thường
xuyên là 0.5ha. Công suất tính tốn là 49m3/ng.đ
Tổng cơng suất cấp nước cho tồn bệnh viện: 257m 3/ng.đ. Xây dựng bể
chứa chung có thể tích 300m3, nước được cấp bổ sung liên tục tuỳ theo nhu cầu
thực tế sử dụng của bệnh viện.
Cấp nước sinh hoạt và chữa cháy cho bệnh viện cùng chung một mạng
lưới . Toàn bộ mạng lưới cấp nước bao gồm: bể chứa, trạm bơm, đường ống, hệ
thống bể mái cho từng khu nhà điều trị. Nước sau khi tập trung tại bể chứa
(300m3) của bệnh viện được bơm sinh hoạt, bơm cấp lên bể mái của mỗi khu
nhà (6m3). Hệ thống cấp nước cứu hoả gồm mạng lưới đường ống và các trụ cứu
hoả. Khi có hoả hoạn, nước được bơm cứu hoả bơm cấp vào đường ống và các
ống trụ.
- Cấp điện: Với cơng suất biểu kiến tính toán là 228,7KVA, lựa chọn biện
pháp xây dựng 01 trạm biến áp dạng treo(10) 11/0,4KV-250KVA cấp điện cho
toàn bộ phụ tải của bệnh viện. Nguồn điện được đấu nối từ đường dây 35KV
qua huyện Con Cng cách cơng trình 500m. Do tính chất quan trọng của cơng
trình, khi mất điện phải có nguồn điện dự phịng, cho máy phát điện 75KVA điện
áp 380/220V.
15



TiĨu ln thùc tËp nghỊ

- Phịng chống cháy: Chữa cháy tổng thể ngoài nhà bằng các họng nước (6
họng) đặt tại các vị trí cần thiết, chữa cháy trong các cơng trình bằng các họng
nước vách tường kết hợp với bình bọt.
- Thốt nước mưa: Nước mưa được thu gom từ các mái nhà, mặt bằng rồi
chảy xuống hệ thống cống chính, trên cống có bố trí nhiều hố ga lắng đất cát ,
sau đó thốt ra hệ thống thốt nước của khu vực(theo quy hoạch chung của thị
xã) ngoài bệnh viện bằng 2 cửa xả.
- Thoát nước thải: Nước thải tại mỗi khoa, cơng trình được xử lí riêng qua
các bể tự hoại trước khi đưa về trạm xử lí nước thải tập trung. Đường ống nhựa
dẫn nước thải trong các cơng trình, mương bê tơng thu gom nước dẫn về trạm xử
lí.
- Danh mục thiết bị sử dụng: Bệnh viện đa khoa khu vực Tây Nam Nghệ
An là bệnh viện tuyến khu vực, thực hiện khám chữa bệnh cho nhân dân các
huyện vùng Tây Nam gồm: Anh Sơn, Con Cuông, Kỳ Sơn, Tương Dương, Tân
Kỳ nên cần được đầu tư đồng bộ mới về trang thiết bị của một bệnh viện tuyến
tỉnh.
3.1.4.8. Nhu cầu cán bộ
Số lượng cán bộ y bác sỹ của bệnh viện là 165 người(1,1 người trên
giường). Trong đó, một phần cán bộ được điều chuyển từ các trung tâm y tế
huyện Con Cuông, Anh Sơn, Kỳ Sơn và số còn lại được tuyển dụng mới.
** Đánh giá chung
Như vậy, khơng gian chính của bệnh viện về cơ bản đã hoàn chỉnh và hợp
lý. Tuy nhiên, hiện nay nhà máy cấp nước thị trấn Con Cng chỉ có cơng suất
2000m3/ngày thơng qua đường ống D=300mm dọc quốc lộ 7 cho thị trấn. Vì vậy
sẽ rất khó khăn trong việc cấp nước cho Bệnh viện, cần nhanh chóng nâng cơng
suất nhà máy lên 6000m3/ngày và hệ thống phân phối nước phải mở rộng theo

các đường ống quy hoạch trên tuyến đường rộng 46m gần bệnh viện. Ngay khi
bệnh viện xây dựng xong đảm bảo cho bệnh viện đi vào hoạt động.
Do khơng đủ kinh phí nên nước cấp cho sinh hoạt và chữa cháy cùng
chung một mạng lưới. Như vậy trong trường hợp mùa hè khô hanh (do ảnh
hưởng của gió Lào), nước sinh hoạt và cung cấp cho các hoạt động hàng ngày
tăng. Trong khi đó hoạt động của Thuỷ điện Bản Vẽ và các cơng trình thuỷ điện
khác đang xây dựng làm cho nước ở Sơng Cả ít đi và đục, bởi thế nước trong bể
16


TiĨu ln thùc tËp nghỊ

sẽ thiếu hụt và lúc đó xảy ra hoả hoạn thì sẽ giải quyết như thế nào? Điều này
cần cân nhắc kĩ và tốt nhất nên xây riêng bể chứa cho hệ thống nước sinh hoạt
và hệ thống nước chữa cháy.
3.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và môi trường tại xã Bồng
Khê – Con Cuông - Nghệ An
3.2.1. Điều kiện tự nhiên
3.2.1.1. Đặc diểm địa hình, địa chất cơng trình
Khu đất xây dựng bệnh viện hiện tại là đồi thấp, thoải nằm trong lịng
vành đai của dãy núi đá, khơng tồn tại nước mặt.
Nền đất gồm nhiều tầng sét màu vàng, nâu, bão hoà nước, thành phần hạt
khá đồng nhất, chủ yếu là sét có lẫn nhiều hạt bụi. Đặc điểm tầng sét có tính co
ngót, nở trương lớn. Mực nước ngầm ở mức trung bình 5-7m, cao nhất 3-4m,
thấp nhất 10-15m.
Theo kết quả khảo sát địa chất khu vực từ mặt đất đến độ sâu 10m được
chia thành 2 lớp có đặc điểm như sau:
- Lớp sét cứng: có màu nâu sẫm, nâu hồng, nâu đỏ và thành phần chủ yếu
là hạt sét, hạt bụi, phía dưới có lẫn sạn, sỏi, cuội nhỏ. Đất bão hoà nước, trạng
thái cứng. Chiều dày của lớp biến đổi từ 5,2 - 6,8m.

- Lớp sét nửa cứng: Có màu nâu hồng, nâu đỏ, thành phần chủ yếu là các
khoáng vật sét, thành phần khá đồng nhất. Đất bão hoà nước, trạng thái nửa
cứng.
(Nguồn tài liệu: Báo cáo dự án đầu tư)
Với việc nhà máy nước thị trấn hiện nay chưa được nâng cấp thì lượng
nước ngầm ở đây chiếm vị trí vơ cùng quan trọng ngay cả việc cấp nước sinh
hoạt cho công nhân và đặc biệt là cung cấp đầy đủ lượng cần thiết khi bệnh viện
đi vào hoạt động mà tình trạng nước trong bể khơng đủ đáp ứng.

3.2.2. Đặc điểm khí hậu thuỷ văn
Huyện Con Cuông thuộc khu vực Tây Nam Nghệ An chịu ảnh hưởng của
vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt.
Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam
khơ nóng, nhiệt độ trung bình 250C - 300C; mưa lớn vào các 7, 8, 9 trung bình
17


TiĨu ln thùc tËp nghỊ

150 – 250mm. Mùa khơ từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, chịu ảnh hưởng của
gió mùa Đơng Bắc, lượng mưa ít và rét. Nhiệt độ trung bình 150C – 180C.
Nhiệt độ trung bình năm: 23,70C. Độ ẩm trung bình năm: 78%
Hướng gió: Mùa đơng gió hướng Đơng – Đơng Nam, mùa hè hướng Tây
– Tây Nam, tốc độ gió đạt 1-2m/s.
Nguồn nước mặt của huyện Con Cuông chủ yếu dựa vào sông Cả. Sông
Cả là dịng chảy thường xun, lưu lượng lớn trung bình năm khoảng 700m 3/s,
mùa lũ đạt tới 900-2000m3/s. Sông Cả và các phụ lưu của nó cung cấp nước
chính cho các hoạt động sinh hoạt, trồng trọt, chăn nuôi.
(Nguồn trung tâm khí tượng thuỷ văn Bắc Trung Bộ)
** Đánh giá

Với đặc điểm khí hậu thuỷ văn như trên thì xây dựng dự án cần chú ý đến
cống thoát nước mưa, tránh nước mưa chảy tràn làm ô nhiễm bệnh viện và khu
vực lân cận do rác thải. Cần chú ý vấn đề mưa nhiều, sạt lở đất xung quanh bệnh
viện do có núi đồi.
Dựa vào hướng đi của gió, cơng trình xả và xử lý nước thải cùng lị đốt
rác nên đặt theo hướng Tây Nam.
3.2.3. Điều kiện kinh tế xã hội
Con Cng là một huyện miền núi, có 12 xã và 1 thị trấn với diện tích
1.774,5km2. Theo thống kê của UBND huyện thì đến cuối năm 2005 dân số toàn
huyện là 66.702 người, mật độ dân cư thưa (38,24người/km2).
Nhờ bám sát cơ sở, chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ hợp lý,
kinh tế năm 2010 của huyện Con Cuông (Nghệ An) tiếp tục tăng trưởng cao đạt
16,6% so với năm 2009
Cơ cấu chuyển dịch kinh tế được thực hiện khá tốt, đói nghèo, mù chữ,
suy dinh dưỡng đang từng bước được đẩy lùi, tỷ lệ số người dùng nước sạch và
điện quốc gia tăng. Giáo dục,y tế được củng cố và phát triển, an ninh trật tự
được giữ vững.
Bảng 3.2.3. Cơ cấu kinh tế huyện Con Cuông
Ngành
Nông nghiệp
CN.TTCN – XD
Dịch vụ thương mại

Năm 2004 (%)
Năm 2007 (%)
Năm 2010(%)
71.3
69.2
63.7
10.1

10.8
14.9
18.6
20.0
21.4
(Nguồn: Báo cáo kinh tế huyện Con Cuông)
18


TiĨu ln thùc tËp nghỊ

Trong khu đất xây dựng bệnh viện có 5 hộ dân sinh sống, nhà cấp 4, diện
tích nhà nhỏ, đất rộng (đất đồi) trồng chè, cam, chanh, dứa, nhãn…
Theo cơ cấu kinh tế huyện Con Cuông thì kinh tế ở xã Bồng Khê có
những bước tăng trưởng khá. Đất nơng nghiệp có xu hướng giảm dần và ngành
dịch vụ thương mại tăng trưởng khá nhanh so với CN.TTCN-XD cùng với việc
quy hoạch lên thị xã Trà Lân thì hiện tại và trong tương lai ở đây sẽ chú trọng
phát triển ngành dịch vụ thương mại.
Người dân sống ở đây chủ yếu làm nông nghiệp, buôn bán và một số là
công nhân viên chức.
Về cơ sở hạ tầng thực hiện dự án:
- Giao thông: Trong khu quy hoạch chỉ có đường giao thơng cấp xã, chủ
yếu là đường đất rộng khoảng 5m.
- Cấp điện: Điện cấp cho Con Cuông tương đối ổn định, hệ thống cấp điện
mới được cải tạo năm 2004, nguồn điện được lấy từ đường dây 35KV.
- Cấp, thoát nước: Hiện tại thị trấn Con Cng đã có nhà máy nước cơng
suất 2000m3/ng.đ, nguồn nước sơng Cả, khu vực quy hoạch chưa có đường ống
cấp nước.
- Thoát nước mưa: Nước mưa chảy theo địa hình tự nhiên, hướng thốt
nước chính từ Tây sang Đơng, từ Bắc xuống Nam theo khe suối nhỏ, sau đó

chảy qua cống tại quốc lộ 7 rồi đổ ra sông Cả.
- Thốt nước thải: Hiện tại thị trấn Con Cng và khu vực quy hoạch chưa
có hệ thống thốt nước thải riêng, nước thải đang được thoát chung với nước
mưa và không được thu gom, xử lý.

3.3. Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án (Sơ đồ
vị trí lấy mẫu xem ở cuối bài)
3.3.1. Mơi trường khơng khí
Nhìn chung, mơi trường khơng khí tại huyện Con Cng đang trong lành
(bụi, khí thải, tiếng ồn khơng đáng kể) do dân cư thưa, phương tiện giao thông

19


×