Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

TIỂU LUẬN GIÁO dục đạo đức vấn đề bạo lực học ĐƯỜNG ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.63 KB, 47 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC....................................................................................................1
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................2
PHẦN NỘI DUNG......................................................................................5
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI................................................5
Chương II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU......................................................29
Chương III: KẾT LUẬN............................................................................42
Chương IV: KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT.......................................................43
LỜI CẢM ƠN............................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................45

SVTH: Đinh Tiến Hòa

Trang 1


GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC VẤN ĐỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG
PHỔ THÔNG HIỆN NAY

PHẦN MỞ ĐẦU
I.

Lý do chọn đề tài

Đạo đức được xem là vấn đề cơ bản, là bộ mặt nhân cách của mỗi người.
Từ xa xưa ông cha ta đã dạy rằng “Tiên học lễ, Hậu học văn” hay như Bác Hồ nói
“đạo đức là cái gốc của cách mạng”, “có tài mà khơng có đức là người vơ dụng, có
đức mà khơng có tài làm việc gì cũng khó”.
Đạo đức có vai trị quan trọng, việc giáo dục đạo đức cho học sinh phổ
thông là một vấn đề bức thiết. Vì các em là những người tiếp tục sự nghiệp cách
mạng, xây dựng đất nước.


Hiện nay, mỗi người trong chúng ta không khỏi băn khoăn lo lắng về một
số học sinh yếu kém về đạo đức, thường hay gây gỗ đánh nhau, thích làm đại ca
hơn là học tập. Hiện tượng này ngày càng phổ biến trong trong các trường phổ
thông từ thành phố đến nông thôn. Hiện trạng trên là do một số nguyên nhân xuất
phát từ sự thay đổi trong cuộc sống xã hội. tong cơ chế thị trường mở cửa hội
nhập, một số văn hố phẩm khơng lành mạnh du nhập vào nước ta, đặc biệt là
phim bạo lực đã tác động mạnh đến tâm lí của các em. Bên cạnh đó gia đình chưa
quan tâm đúng mức đến các em vì cha mẹ lo kiếm sống. Về phía nhà trường, một
số giáo viên ít quan tâm đến đời sống tâm tư của các em, mà quan tâm đến thành
tích học tập.
Chính vì lý do trên mà tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu “GIÁO
DỤC ĐẠO ĐỨC: VẤN ĐỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG PHỔ
THƠNG HIỆN NAY”.

SVTH: Đinh Tiến Hịa

Trang 2


II.

Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng bạo lực học đường tại một số trường trên địa Bàn
Thành Phố Hồ Chí Minh và Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Qua đó, đề xuất các giải
pháp nhằm ngăn chặn và giải quyết tình trạng này.

III.

Nhiệm vụ nghiên cứu


Nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan đến đạo đức
Tìm hiểu thực trạng bạo lực học đường trong trường phổ thông hiện nay.
Đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học
sinh phổ thông.

IV.

Giả thiết nghiên cứu

Hiện nay, việc giáo dục đạo đức cho học sinh PTTH hiện nay được uqan
tâm nhiều. Tuy nhiên, giải pháp tiến hành chưa thật sự hiệu quả dẫn đến hiệu quả
còn hạn chế. Đặc biệt, do ảnh hưởng của mơi trường xã hội phức tạp, tình trạng
bạo lực học đường hiện nay có nguy cơ làn rộng. Thực trạng bảo lực học đường sẽ
giảm nếu gia đình, nhà trường, xã hội quan tâm đến các em nhiều hơn.

V.

Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết nhiệm vụ đã nêu trong đề bài, tôi đã kết hợp sử dụng các
phương pháp sau:
-

Phương pháp luận:

Chủ nghĩa duy vật biện chứng: quan điểm hệ cấu trúc, quan điểm toàn vẹn,
quan điểm hoạt động.
-


Các phương pháp nghiên cứu cụ thể:

+ Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích, hệ thống hố, khái
qt hố các tài liệu liên quan đến đề tài.

SVTH: Đinh Tiến Hòa

Trang 3


-

Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

+ Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò.
+ Phương pháp trò chuyện phỏng vấn: trao đổi và trị chuyện với học sinh
phổ thơng, phụ huynh, giáo viên và những người quan tâm đến vấn đề.
+ Phương pháp tốn thống kê mơ tả.

VI.

Đối tượng và khách thể nghiên cứu

Đối tượng: thực trạng bạo lực học đường hiên nay
Khác thể: Quá trình giáo dục học sinh PTTH.

VII.

Phạm vi nghiên cứu


Vì thời gian có hạn tơi chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng bạo lực tại một
số lớp trong trường phổ thông tại Thành Phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu.
Tìm hiểu ngun nguyên nhân và đề ra phương hướng giải quyết

SVTH: Đinh Tiến Hòa

Trang 4


PHẦN NỘI DUNG
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
I.

Đạo đức
I.1.

Định nghĩa đạo đức

Đạo đức là đối tượng nghiên cứu của nhiều bộ môn khoa học, của nhiều
nhà khoa học. Mỗi khoa học, mỗi tác giả đều nhìn nhận, xem xét đạo đức dưới
nhiều góc độ khác nhau, do vậy có những quan niệm khác nhau về đạo đức. Ở đây,
chúng tơi xin trích dẫn một vài định nghĩa.
T.A Ilina cho rằng: “Đạo đức là những tiêu chuẩn, những quy tắc sinh hoạt
xã hội, là những tiêu chuẩn, những quy tắc hành vi con người, những nguyên tắc
đó quyết định nghĩa vụ và thái độ của con người đối với nhau, đối với xã hội và
tuân theo theo quy tắc này liên quan đến động cơ bên trong của con người.
Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Văn Thang thì định nghĩa: “Đạo đức
là hệ thống những chuẩn mực biểu hiện thái độ đánh giá quan hệ lợi ích của bản
thân với lợi ích của người khác và của cả xã hội”

Theo quan niệm đạo đức của Mac-Lênin thì: “Đạo đức là hình thái ý thức
xã hội đặc biệt, bao gồm hệ thống những quan điểm, quan niệm, những nguyên
tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội. Nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của
mình cho phù hợp với lợi ích hạnh phúc của con người và sự tiến bộ xã hội trong
mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội”
Từ những định nghĩa trên, đạo đức được xem là một hình thái ý thức xã hội
nảy sinh và phát triển cùng với sự biến đổi của xã hội loài người, là những quy tắc
ứng xử chuẩn mực của con người trong cuộc sống.

SVTH: Đinh Tiến Hòa

Trang 5


I.2.

Cấu trúc đạo đức

Đạo đức gồm có ba phần đó là: quan hệ đạo đức, ý thức đạo đức và hành vi
đạo đức, giữa các thành phần này ln có quan hệ hữu cơ với nhau.
Quan hệ đạo đức là hệ thống những quan hệ giữa con người với con người,
giữa cá nhân và xã hội về mặt đạo đức như quan hệ giữa các thành viên trong gia
đình, quan hệ tập thể, quan hệ giữa cá nhân với xã hội, quan hệ giữa nam và nữ,
quan hệ bạn bè.
Ý thức đạo đức phản ánh những quan hệ đạo đức dưới dạng những quy tắc,
những chuẩn mực phù hợp với quan hệ đạo đức. Trong thành phần ý thức đạo đức
có hai hệ thống cơ bản gồm tri thức đạo đức và tình cảm đạo đức. Ý thức đạo đức
là tiêu chuẩn giá trị cao nhất tạo nên bản chất đạo đức của con người, tạo nên đồng
cảm của hành vi đạo đức.
Hành vi đạo đức của con người là sự thực hiện hóa ý thức đạo đức trong

đời sống, tạo nên thực tiễn đạo đức. Khơng có thực tiễn đạo đức thì ý thức đạo đức
trở nên vơ nghĩa, trống rỗng và chỉ là những giáo lý chung.

II.

Giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông
II.1. Đặc điểm tâm lý – sinh lý của học sinh phổ thông
II.1.1.

Khái niệm tuổi thanh niên

Trong tâm lý học lứa tuổi, người ta định nghĩa tuổi thanh niên là giai đoạn
phát triển bắt đầu phát triển từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi người lớn.
Chính cái định nghĩa này mà giới hạn thứ nhất là giới hạn sinh lý và giới hạn thứ
hai là giới hạn xã hội đã chỉ ra tính chất phức tạp và nhiều mặt của hiện tượng. Có
nhiều lý thuyết khác nhau về tuổi thanh niên.
Tâm lý học Mác-xit cho rằng, cần phải nghiên cứu tuổi thanh niên một cách
phức hợp, phải kết hợp quan điểm tâm lý xã hội với việc tính đến những quy luật

SVTH: Đinh Tiến Hòa

Trang 6


bên trong của sự phát triển. Đó là một vấn đề phức tạp và khó khăn, vì khơng phải
lúc nào nhịp điệu và các giai đoạn của sự phát tirển tâm, sinh lý cũng trùng hợp
với các giai đoạn trưởng thành về mặt xã hội. B.D.Annanhiev đã viết: “Sự bắt đầu
trưởng thành của con người như là một các thể (sự trưởng thành về chất), một
nhân cách (sự trưởng thành công dân), một chủ thể nhận thức (sự trưởng thành về
trí tuệ) và một chủ thể lao động (năng lực lao động) là không trùng hợp với nhau

về thời gian” (B.D.Annanhiev. Con người là đối tượng của nhận thức. NXB
“LGY” 1986, trang 169). Do gia tốc phát triển trẻ em ngày nay lớn nhanh hơn và
đạt được sự tăng trưởng đầy đủ của mình sớm hơn. Với hai, ba thế kỷ trước, sự
dậy thì được bắt đầu và kết thúc sớm hơn hai năm. Các nhà sinh lý học phân chia
quá trình này thành 3 giai đoạn: giai đoạn trước dậy thì, dậy thì và sau dậy thì.
Tâm lý học lứa tuổi thường gắn với tuổi thiếu niên với hai giai đoạn đầu, tuổi
thanh niên bắt đầu cùng với giai đoạn thứ ba.
Do gia tốc phát triển mà các giới hạn của tuổi thiếu niên được hạ thấp.
Ngày nay tuổi thiếu niên được kết thúc ở tuổi 14 – 15. Tương ứng như vậy tuổi
thanh niên cũng được bắt đầu sớm hơn… Nhưng nội dung cụ thể của thời kỳ phát
triển này được quyết định không đơn giản bởi tuổi, mà trước hết là những điều
kiện xã hội (vị trí của thanh niên trong xã hội, khối lượng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
mà họ nắm bắt được, và một loạt những nhân tố khác phụ thuộc vào những điều
kiện xã hội đó). Ngày nay hoạt động lao động và hoạt động xã hội ngày càng phức
tạp, do đó thời kỳ chuẩn bị đã được kéo dài một cách đáng kể. Thời gian con
người chưa lao động, và học tập là chủ yếu càng kéo dài thì sự trưởng thành thật
sự về mặt xã hội càng đến chậm. Do đó mà có sự kéo dài của thời kỳ tuổi thanh
niên và tính khơng xác định của các giới hạn lứa tuổi.
Đối với đa số thanh niên thì tuổi thanh niên là thời kỳ từ 14, 15 tuổi đến 25
tuổi. Trong đó chia làm hai thời kỳ:
Từ 14, 15 tuổi đến 17, 18 tuổi: giai đoạn đầu tuổi thanh niên (còn gọi là
thanh niên mới lớn, thanh niên học sinh).
SVTH: Đinh Tiến Hòa

Trang 7


Từ 17,18 tuổi đến 25 tuổi: giai đoạn hai của tuổi thanh niên.
Những phân tích cho thấy: tuổi thanh niên là một hiện tượng tâm lý xã hội.


II.1.2.

Đặc điểm cơ thể

Tuổi đầu thanh niên là thời kỳ đạt được sự trưởng thành về mặt thể lực,
nhưng sự phát triển cơ thể còn kém so với sự phát triển cơ thể của người lớn. Tuổi
thanh niên bắt đầu thời kỳ phát tirển êm ả về mặt sinh lý.
Nhịp độ tăng trưởng chiều cao và trọng lượng đã chậm lại. Các em gái đạt
được sự tăng trưởng của mình trung bình vào khoảng tuổi 16, 17 (+- 13 tháng), các
em trai khoảng 17, 18 (+- 10 tháng). Trọng lượng của các em trai đã đuổi kịp các
em gái và liên tục vươn lên. Sức mạnh cơ bắp tăng rất nhanh. Lực cơ của em trai
tuổi 16 vượt lên gấp 2 lần so với lực cơ của em lúc 12 tuổi.
Sự phát triển của hệ thần kinh cũng có những thay đổi quan trọng do cấu
trúc bên trong của não phức tạp và các chức năng của não phát triển. Cấu trúc của
tế bào bán cầu đại não có những đặc điểm như trong cấu trúc của tế bào não của
người lớn. Số lượng dây thần kinh liên hiệp tăng lên, liên kết với các phần khác
nhau của vỏ đại não. Điều đó tạo điều kiện cần thiết cho sự phức tạp hóa hoạt
động phân tích, tổng hợp… của vỏ bán cầu đại não trong quá trình học tập.
Đa số các em đã vượt qua thời kỳ phát dục. Theo hằng số sinh học người
việt nam (NXB Y học, 1975) thì: tuổi bắt đầu có kinh ở học sinh hà nội là 14,3

+
-

1,2, học sinh nơng thơn là 15 +- 3,4.
Nhìn chung thì đây là lứa tuổi các em có cơ thể phát triển cân đối, khỏe và
đẹp. Đa số các em có thể đạt được những khả năng phát triển về cơ thể như người
lớn.

SVTH: Đinh Tiến Hòa


Trang 8


II.1.3.

Điều kiện xã hội của sự phát triển

Hoạt động của thanh niên ngày càng phong phú và phức tạp, nên vai trò xã
hội và hứng thứ xã hội của thanh niên không chỉ mở rộng về số lượng và phạm vi,
mà còn biến đổi cả về chất lượng. Ở thanh niên họ càng xuất hiện nhiều vai trò của
người lớn và họ thực hiện các vai trò này ngày càng có tính độc lập và tinh thần
trách nhiệm hơn.
Ở gia đình thanh niên đã có nhiều quyền lợi và trách nhiệm của người lớn,
cha mẹ bắt đầu trao đổi với các em một số vấn đề trong gia đình và các em cũng
biết quan tâm đến nhiều mặt sinh hoạt trong gia đình.
14 tuổi, các em đủ tuổi gia nhập Đoàn Thanh niên cộng sản. Trong tổ chức
Đoàn các em có thể tham gia cơng tác tập thể, cơng tác xã hội một cách độc lập
hơn và có trách nhiệm hơn.
18 tuổi có quyền bầu cử, có chứng minh thư, có nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ
lao động. Tất cả các em đều suy nghĩ về việc chọn nghành nghề…
Thanh niên mới lớn có hình dáng người lớn, có những nét của người lớn
nhưng chưa phải người lớn. Thanh niên học sinh còn phụ thuộc vào người lớn,
người lớn quyết định nội dung và xu hướng chính của hoat động của họ. Cả người
lớn và thanh niên đều nhận thấy rằng, các vai trò mà thanh niên mới lớn thực hiện
khác về chất so với vai trò của người lớn. Các em vẫn đến trường học tập dưới sự
lãnh đạo của người lớn, vẫn phụ thuộc vào cha mẹ vào vật chất. Ở trường và ngoài
xã hội, thái độ của người lớn thường thể hiện tính chất hai mặt: một mặt nhắc nhở
rằng họ đã là người lớn, đòi hỏi ở họ tính độc lập, ý thức trách nhiệm và thái độ
hợp lý… Mặt khác, lại còn đòi hỏi họ thích ứng với cha mẹ, giáo viên…

Vị trí của thanh niên có tính chất khơng xác định (ở mặt này họ được coi là
người lớn, mặt khác lại khơng). Tính chất đó và những yêu cầu đề ra cho thanh
niên được phản ánh một cách độc đáo vào tâm lý thanh niên. Vị trí “khơng xác
định” của thanh niên là một tất yếu khách quan. Người lớn phải tìm cách tạo điều

SVTH: Đinh Tiến Hòa

Trang 9


kiện cho việc xây dựng một phương thức sống mới phù hợp với mức độ phát triển
chung của thanh niên, bằng cách khuyến khích hành động có ý thức trách nhiệm
riêng của thanh niên và khuyến khích sự giáo dục lẫn nhau trong tập thể thanh
niên mới lớn.

II.2. Ảnh hưởng của tâm lý đến quá trình giáo dục đạo đức
cho học sinh phổ thông
Trong lức tuổi thanh niên các em đang trưởng thành về mặt cơ thể, tâm lý
và xã hội. Đây chính là giai đoạn hình thành nhân cách, hành vi sức khỏe cho cả
cuộc đời.
Ở lứa tuổi này, thnah niên có sự chuyển biến rất lớn về tâm lý, thể hiện qua
các mối quan hệ cuộc sống, rõ nét nhất là trong quan hệ với cha mẹ, với bạn
bè.Đặc biệt các em rất thích hoặc có những hành vi thử nghiệm như:, rất thích thử
sức mình, thích khẳng định mình và thích thốt ly sự kiểm sốt của bố mẹ…do
thiếu hiểu biết nên những hành vi thử nghiệm đó thường có nguy cơ gây hại cho
sức khỏe và xã hội.
Do đó trong giai đoạn này chúng ta cần phải cung cấp cho các em những
hiểu biết đầy đủ để làm chủ được quá trình diễn biến tâm lý, khơng hoang mang,
dao động hoặc có những hành vi dại dột để tránh những sai lầm khơng đáng có
Sau đây là một số chuyển biến tâm lý- xã hội tác động đến quá trình giáo

dục học sinh trung học phổ thơng:
Ham muốn được người khác đối xử với mình như người lớn.
Một đặc tính chung ở tuổi này là “ham muốn trở thành một người lớn”. Các
khơng cịn cư xử như một đứa trẻ mặc quần thủng đít nữa. các em muốn được độc
lập trong suy nghĩ và hành động, muốn thử sức và khám phá những điều mới để
khẳng định mình là người lớn.

SVTH: Đinh Tiến Hịa

Trang 10


Các em chẳng cịn khóc nhè hay làm nũng, khơng cịn địi đi chơi cùng bố
mẹ, ít tâm sự với bố mẹ hơn. Các em muốn tự mình chọn bạn chơi, ăn mặc theo
cách của bạn, thức khuya, theo đuổi những ý nghĩ của riêng mình, các em khám
phá thấy thế giới xung quanh bao điều lý thú: âm nhạc, truyện, phim ảnh, bóng đá,
bạn bè, đặc biệt là bạn khác giới…Những lúc như vậy các em muốn tự mình làm
chủ và quyết định những lựa chọn mà bạn ưa thích:
Thực ra trong giai đoạn này các em đơi khi cịn có những quyết định “táo
bạo” hơn nhiều để chứng tỏ mình là một người lớn thực thụ như: thích làm những
việc mình thích, lười học, thích đi chơi, hút thuốc lá, uống rượu bia, chơi cờ bạc,
đua xe máy, sử dụng ma túy, tụ tập, đàn đúm, đua đòi, ăn diện, u đương và có
quan hệ tình dục trước hôn nhân…những lúc như vậy, chắc chắn các em sẽ gặp
phải sự “phản ứng” hoặc “ngăn cấm” của bố mẹ và những lúc này có thể xảy ra
những “xung đột” bất đồng.
Các em cảm thấy rất ấm ức, thất vọng vì hình như việc gì mình làm, hoặc
những quyết định của mình đều khơng được cơng nhận, thay vào đó là thái độ
phản đối, bất bình, cãi bướng, hoặc nhiều bạn khơn khéo hơn bằng cách bề ngồi
“gọi dạ, bảo vâng” nhưng vẫn làm theo ý mình bằng cách hoạt động “rút vào bí
mật”, nói dối…

Tình bạn mở rộng và sâu sắc hơn.
Nhu cầu giao tiếp với bạn bè phát triển rất mạnh, và nhiều mối quan hệ của
bạn mở rộng đáng kể. các em dần dần quen với cuộc sống xã hội, và thực hành
giao tiếp với mọi người, bạn bè đã trở thành một phần rất quan trọng của cuộc
sống.
Mỗi chúng ta ít nhất cũng có một tình bạn, có thể là bạn gần nhà, bạn cùng
lớp, bạn cùng “chí hướng” hoặc “hợp gu” nhau…Dù là bạn kiểu gì thì các em
cũng cảm thấy rằng rất tự hào và tự tin hơn khi hòa nhập với cộng đồng.

SVTH: Đinh Tiến Hòa

Trang 11


Ở lứa tuổi này các em thường thích giao du thành nhóm. Các nhóm bạn bè
đóng một vai trị quan trọng trong các bước trưởng thành cho mỗi bạn trẻ, có
nhóm bình lặng, có nhóm sơi nổi, có nhóm “siêu quậy”….
Dù là kiểu nào thì mỗi thành viên trong nhóm đều rất mật thiết với nhau và
coi nhóm như gia đình thứ hai của mình. Các có thể đưa ra chính kiến, quyết định
hoặc “thả cửa” sáng tạo những ý tưởng mà bạn khó có thể thực hiện nó ở mơi
trường khác, bạn có thể tha hồ tâm sự hoặc “buôn dưa lê” tất cả những vấn đề mà
bạn hoặc nhóm bạn của mình quan tâm…
Các nhóm bạn đóng vai trò quan trọng trên bước đường trưởng thành, đây
là bước đầu các em tập hịa mình vào tập thể, mỗi người có một tính cách và suy
nghĩ riêng nhưng trong quá trình chơi với nhau các sẽ học tập ở bạn mình những
đức tính tốt, biết chia sẻ, biết phấn đấu, giúp đỡ nhau.
Rất nhiều nhóm bạn chơi với nhau rất chân thành, nên mỗi người đều dễ
dàng trao đổi, tâm sự những điều thầm kín, riêng tư, những khó khăn, vấp váp,
nhắc nhủ, phê phán khi có điều sai trái nên tình bạn ở họ bình đẳng và tơn trọng và
rất khăng khít, nhiều khi tình bạn ấy duy trì cùng bạn trong suốt cả cuộc đời.

Tuy nhiên, đơi khi “tinh thần hội” trở thành cực đoan, phát triển thành hiện
tượng “bè phái”, coi thường các bạn ngoài hội một cách vơ lý, gây gổ, đố kỵ giữa
các nhóm bạn dẫn đến xơ sát, hoặc có nhóm bạn lại phát triển theo hướng “tiêu
cực”, chuyên gây gổ đánh nhau, tỏ ra rất “tay chơi” “anh chị”…
Do ảnh hưởng của nhóm bạn mà đơi khi các em từ một cơ bé, cậu bé ngoan
ngỗn, hiền lành trở thành những cơ nàng, anh chàng “cá biệt”.
Vì vậy, gia đình nhà trường cần phải có những hiểu biết tích cực về sự thay
đổi tâm lý của các em trong giai đoạn này, nhằm giáo dục các em thành người
công dân tốt

SVTH: Đinh Tiến Hòa

Trang 12


II.3. Giáo dục đạo đức cho học sinh phổ thông
II.3.1.

Khái niệm

Giáo dục đạo đức là q trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học
sinh nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, các em có
những hành vi ứng xử đúng mực trong quan hệ cá nhân với xã hội, cá nhân với lao
động, với mọi người xung quanh và với chính mình.

II.3.2.

Đặc điểm của giáo dục đạo đức

Giáo dục đạo đức đòi hỏi không chỉ ở truyền thụ khái niệm tri thức để khai

sáng đạo đức, mà kết quả giáo dục phải được thể hiện thành tình cảm, niềm tin,
hành động thực tế của học sinh.
Đạo đức là một phạm trù lịch sử mang tính giai cấp. Vì giáo dục đạo đức
cho thế hệ trẻ phải tính đến những điều kiện chính trị xã hội cụ thể phải gắn với
định hướng chính trị của đất nước.
Quá trình dạy học chủ yếu được tiến hành bằng các giờ học trên lớp, cịn
q trình giáo dục đạo đức khơng chỉ bó hẹp trong giờ lên lớp mà nó được thể hiện
thơng qua tất cả các hoạt động trong và ngoài nhà trường.
Kết quả của hoạt động giáo dục đạo đức còn phụ thuộc rất nhiều vào nhân
cách người thầy giáo, gương đạo đức của người thầy, những tác động của người
thầy vào việc học tập và rèn luyện của học sinh.
Để giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả cần phải phối hợp chặt chẽ,
thống nhất các lực lượng giáo dục như gia đình, nhà trường và xã hội.
Đối với giáo dục đạo đức đòi hỏi nhà giáo dục phải nắm vững các đặc điểm
tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, hoàn cảnh sống cụ thể của từng em để có sự tác động
thích hợp.

SVTH: Đinh Tiến Hịa

Trang 13


Giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài, phức tạp địi hỏi sự cơng phu,
kiên trì, liên tục và lập đi lập lại nhiều lần.

II.3.3.

Ý nghĩa của giáo dục đạo đức trong nhà

trường phổ thông.

Giáo dục đạo đức có vị trì hàng đầu trong tồn bộ cơng tác giáo dục ở nhà
trường Xã Hội Chủ Nghĩa. Hồ Chủ Tịch đã dạy: “Dạy cũng như học phải biết chú
trọng cả tài lẫn đức. Đức là đức cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng” (Hồ Chí
Minh, Bài nói chuyện với cán bộ, học sinh trường ĐHSP HN, ngày 21-10-1954).
Đạo đức cũng phải là cái gốc để con người phát triển tồn diện mà nhà trường phổ
thơng có trách nhiệm đào tạo. Do đó cơng tác giáo dục tư tưởng chính trị và đạo
đức phải giữ vị trí then chốt trong nhà trường.
Giáo dục đạo đức có ý nghĩa cơ bản, lâu dài, được thực hiện thường xuyên
và trong mọi tình huống chứ khơng phải thực hiên khi có hình thức phức tạp hoặc
có những địi hỏi cấp bách.
Trong nhà trường, giáo dục đạo đức là mặt giáo dục phải được coi trọng,
nếu công tác này được quan tâm chỉ đạo, có sự kết hợp đồng bộ, là cơ sở để nâng
cao chất lượng giáo dục tồn diện. Vì giáo dục đạo đức có quan hệ mật thiết và
định hướng các hoạt động khác trong nhà trường.
Để thực hiện được những mục đích, nội dung giáo dục đạo đức cho học
sinh trong trường phổ thơng thì cần phải tập hơp được nhiều lực lượng.
Nhân cách học sinh thể hiện trước hết ở bộ mặt đạo đức. Vì vậy giáo dục
đạo đức cho học sinh là một bộ phận rất quan trọng trong q trình sư phạm tồn
vẹn. Trong nhân cách của con người, “cái đức” là cái quan trọng hàng đầu, nó quy
định đến “cái tài” của con người phục vụ cho xã hội cũng như có sự ảnh hưởng rất
lớn đến sự hình thành và phát triển của “cái tài” đó. Giáo dục đạo đức đảm bảo
cho thế hệ trẻ lớn lên trở thành người kế tục sự nghiệp cách mạng của cha anh.

SVTH: Đinh Tiến Hòa

Trang 14


Giáo dục đạo đức là q trình chuyển hóa những giá trị của xã hội thành ý
thức đạo đức, giá trị đạo đức, hành vi đạo đức cá nhân.


III.

Tình trạng bạo lực học đường
III.1. Thế nào là bạo lực hoc đường ?

Có lẽ bạn cũng đã từng nghe nói hoặc đọc ở đâu đó về chuyện chồng đánh
vợ, hay chuyện cưỡng dâm, lạm dụng tình dục...đó là những chuyện mà chúng ta
vẫn thường gặp trong cuộc sống. Và chính đó cũng là một dạng của bạo lực. Bạo
lực xảy ra dưới nhiều hình thức như: Hành hạ, đánh đập người khác, chửi bới,
quấy rối, lạm dụng tình dục... và tất cả những vấn đề trên làm tổn thương đến cơ
thể, tình cảm, tâm lý, sự tiến bộ của con người.
Khi nói đến bạo lực học đường (lứa tuổi vị thành niên) thì có lẽ bạn sẽ cảm
thấy khó mường tượng hơn. Nhưng trong thực tế thì vẫn có tình trạng bạo lực xảy
ra ở lứa tuổi này. Ví dụ như: vì một xích mích nào đó mà đẫn đến ẩu đả, đánh nhau
gây thương tích, rồi sau đó dẫn đến thù ốn nhau, hoặc một ai đó ln bị người
khác chêu trọc chế giễu, nhắc đi nhắc lại khiếm khuyết của bản thân....
Chốn học đường thường được xem là môi trường an toàn nhưng giờ đây đã
bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tình trạng học sinh hành xử nhau theo kiểu xã hội
đen.
Hiện tượng học sinh (HS) nghịch ngợm, bày trò quậy phá, đánh nhau diễn
ra khá phổ biến tại hầu hết các trường ở TP.HCM cũng như các tỉnh thành khác
trên cả nước.

SVTH: Đinh Tiến Hòa

Trang 15


III.2. Thực trạng bạo lực học đường trong thời gian gần đây

Từ lâu nay, bạo lực học đường luôn là một vấn đề nan giải. Dù bị răn đe
đuổi học, ghi học bạ nếu đánh nhau, nhưng nạn hành hung trong học đường vẫn có
chiều hướng gia tăng.
Mặc dù hầu hết các trường đều đưa ra các mức kỷ luật rất nặng như đuổi
học, ghi học bạ... nếu phát hiện đánh nhau trong trường, nhưng khơng vì thế mà
bạo lực học đường thuyên giảm.
Những xích mích, kèn cựa tuổi học trò giờ đây dễ dàng biến thành những
cuộc hỗn chiến. Tham gia những cuộc hỗn chiến này cịn có bóng dáng của các
đối tượng côn đồ, đâm thuê chém mướn.
Nguyên nhân dẫn đến những cuộc thanh toán theo kiểu xã hội đen trong
giới học sinh (HS) thường xuất phát từ những lý do rất... trời ơi và lãng nhách. Chỉ
cần nghe lống thống mình bị nói xấu hoặc có va chạm nhỏ trong lớp, hay chỉ
đơn thuần "nhìn đểu" hoặc nhìn thấy ghét... có thể biến thành những cuộc hỗn
chiến.
Ngày 16-4, trong lúc đùa giỡn, Phạm Anh Hậu, HS Trường THPT dân lập
Huỳnh Thúc Kháng (thuê mặt bằng tại Nhà văn hóa Thiếu nhi TP, địa chỉ P.7, Q.3,
TP.HCM), dùng đũa ăn cơm ném vào người Phạm Điền Phương, bạn học cùng
lớp, nhưng không may trúng mặt em Phan Ngọc Nhật. Nhật bực tức hỏi: "Ai chơi
kỳ vậy?", thì Hậu sấn tới thách thức: "ĐM mày nói gì?". Nhật khơng nói gì rồi
lẳng lặng đón xe ơm ra siêu thị Co-op Mart (Nguyễn Đình Chiểu, P.6, Q.3) mua
một con dao Thái Lan lận lưng quay về phòng nội trú rượt chém Hậu gây thương
tích. Nhật tiếp tục quơ dao trúng vào đùi một em HS đang đứng gần đó. Bảo vệ
trường khống chế, tước dao và mời công an đến giải quyết.
Tối 3-9, hai nhóm HS của trường THPT ở Q.Bình Thạnh kéo theo nhiều đối
tượng ngồi xã hội mang mã tấu, dao đến bờ sông Thanh Đa hỗn chiến khiến ba

SVTH: Đinh Tiến Hòa

Trang 16



nạn nhân bị đâm phải đưa đi cấp cứu. Trước đó, hai nhóm HS này đã có cuộc đụng
độ nhau nhưng bị lực lượng cơng an, dân phịng ngăn chặn.
Mới đây, nhà trường và Công an P.7, Q.3 đã kịp thời ngăn chặn một vụ
đánh nhau bằng dao và mã tấu giữa hai nhóm HS của Trường trung học dân lập
Huỳnh Thúc Kháng. Do hơm trước có xích mích nên hai nhóm hẹn nhau hơm sau
sẽ "giải quyết sịng phẳng". Một nhóm gồm ba HS kéo theo một số đối tượng
mang theo "hàng nóng" phục sẵn trong một quán cà phê trước cổng trường. Do bị
thầy giáo phát hiện nên cả nhóm tháo chạy bỏ lại một bao vợt tennis bên trong
đựng hai con dao, một kiếm, một mã tấu.
Trung tá Phạm Văn Kim, trưởng Công an P.7, Q.3, cho biết: "Tài liệu về
các vụ đâm chém, thanh toán giữa các băng nhóm HS trên địa bàn P.7, Q.3 nhiều
lắm. Phức tạp nhất là các Trường THPT Marie Curie và Trường THCS Lê Lợi.
Trường Marie Curie thường xuyên xảy ra đánh nhau. Trường Nguyễn Thị Minh
Khai, Lê Lợi, Huỳnh Thúc Kháng thỉnh thoảng có xảy ra vài vụ. Nguyên nhân
quanh đi quẩn lại chuyện yêu đương, ghen tuông cho đến... một cái nhìn vu vơ...".
Theo điều tra của báo Tuổi Trẻ, một trong những hiện tượng đáng báo
động đó là tình trạng HS cấu kết, thuê mướn các đối tượng cơn đồ ngồi xã hội để
giải quyết mâu thuẫn, thẳng tay đâm chém nhau như giới giang hồ. Nhiều nạn
nhân bị đánh tơi tả, thậm chí bị đâm trọng thương nhưng hung thủ thì lạ hoắc. Chỉ
khi cơng an vào cuộc điều tra thì "chân dung" kẻ chủ mưu mới lộ diện.
Vụ mới nhất xảy ra ngày 15-11 liên quan đến HS Trường THPT Diên Hồng
(P.14, Q.10, TP.HCM). Giờ ra chơi, em Phạm Khoa Nguyên (HS lớp 9/1) bị ai đó
đánh nhẹ sau lưng. Nguyên quay lại thấy em Minh Nhật (HS lớp 8) liền hỏi: "Tại
sao mày đánh tao?". Hai bên xông vào cự cãi rồi đường ai nấy đi. Nguyên gọi điện
cho Trương Trần Thế Anh (19 tuổi, ngụ P.7, Q.3), chơi chung nhóm ngồi xã hội,
đến đón đường trả thù. Thế Anh rủ thêm Đỗ Lê Hoàng (20 tuổi, ngụ P.7, Q.3)
mang dao đến cổng Trường Diên Hồng chờ sẵn.

SVTH: Đinh Tiến Hòa


Trang 17


Tan trường, Nguyên ra trước và chỉ mặt "địch thủ” cho Anh, Hồng chém.
Do nhìn gà hóa cuốc nên Hồng đã chém nhầm em Nguyễn Xuân Vinh (HS lớp
11B7) gây thương tích khá nặng. Cơng an Q.10 đã bắt khẩn cấp Đỗ Lê Hoàng và
Trương Trần Thế Anh. Hai tên này khai ra kẻ chủ mưu là Phạm Khoa Nguyên.
Nguyên khai do biết Minh Nhật có nhiều bạn ngồi xã hội, sợ mai mốt bị đánh nên
thuê người... đánh trước. Theo hồ sơ, trước đó vào khoảng tháng 9-2007, Nguyên
từng nhờ Thế Anh thuê giang hồ "xử tội" một HS cùng trường nhưng do giám thị
phát hiện kịp nên cuộc thanh toán bị chặn đứng.
Nghiêm trọng nhất là vụ hai nhóm HS Trường THPT tư thục Á Châu
(Q.Tân Bình) hỗn chiến bằng mã tấu làm chết một em HS và ba em khác bị
thương. Trong lúc đùa giỡn Lê Anh Duy (16 tuổi, HS lớp 10) cự cãi với Nguyễn
Tấn Trường Giang (16 tuổi, học lớp 10A5). Giang rủ 6-7 thanh thiếu niên ở bên
ngoài chặn đường đánh Duy gãy tay. Ngày 5-5, Duy gọi thêm Đào Anh Tuấn (16
tuổi, lớp 10A4), Nguyễn Thành Hưng (17 tuổi, lớp 11/12), Tô Võ Thành Đạt (17
tuổi, lớp 10A4) cùng mười thanh thiếu niên khác mang theo ba mã tấu, một tuýp
sắt bỏ trong túi cầu lông tập trung trước cổng trường để quyết chiến với nhóm của
Giang.
Phía bên kia, Giang tập hợp Khoa, Thịnh, An, Viễn, Đăng (HS lớp 10A7)
và mười thanh thiếu niên ở khu vực chợ Ông Tạ chuẩn bị sẵn hung khí để nghênh
chiến. Vừa giáp mặt cả hai nhóm xơng vào vung mã tấu chém nhau loạn xạ. Khoa
chém trúng vào ngực của Đạt. Đạt chạy được khoảng 10m bị Thịnh đuổi theo đâm
một nhát vào lưng. Đạt bị trọng thương, bò vào hẻm cụt kêu cứu. Đạt bị đâm đứt
động mạch thận trái và đã chết tại bệnh viện, năm HS khác của cả hai nhóm bị
thương ở đầu, tay, chân... Ngày 16-5, cơ quan điều tra đã bắt tạm giam bảy đối
tượng liên quan đến vụ thanh toán rùng rợn trên.
15h15 ngày 30/10, tại trường THPT Chuyên ban thị xã Hưng Yên đã xảy ra

vụ bạo lực học đường làm 1 học sinh lớp 12 thiệt mạng . Sau khi gây gổ, xô xát với
Linh, tên Việt đã dùng dao nhọn đâm một nhát vào ngực Linh. Dù đã được đưa
SVTH: Đinh Tiến Hòa

Trang 18


đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hưng Yên cấp cứu ngay; nhưng do vết thương quá
nặng, Linh đã tử vong. Nguyên nhân tử vong là do bị thủng tâm nhĩ.
Nạn nhân là em Nguyễn Tú Linh (nam), sinh năm 1990, học sinh lớp 12C5,
trú tại phố Lê Hồng Phong, phường Minh Khai (thị xã Hưng Yên). Hung thủ là
Nguyễn Đức Việt, sinh năm 1991, học sinh lớp 10C3, trú tại thôn Đào Đặng, xã
Trung Nghĩa (thị xã Hưng Yên). Theo các học sinh trường THPT Chuyên ban thị
xã Hưng Yên: Việt là học sinh cá biệt, bị lưu ban. Trong khi đó Linh là học sinh
ngoan, chăm học, chưa vi phạm kỷ luật bao giờ. Sau khi gây án mạng, tên Việt đã
bỏ trốn.
Trước tình trạng bạo lực học đường đang diễn ra khắp nơi, nhiều HS rơi
vào tình trạng thường xuyên bị đe dọa đến tính mạng, phụ huynh lo lắng khơng
n. Trong khi đó đối tượng cơn đồ đánh đập, đâm chém HS vẫn đang nhởn nhơ
ngồi vịng pháp luật.
Bạo lực không dừng lại ở đối tượng HS nam mà ngay nữ sinh cũng không
thua kém.
Theo trung tá Phạm Văn Kim, cách đây khoảng ba tuần (khoảng
15/11/2007) có hai nhóm nữ sinh Trường Lê Q Đơn (P.6, Q.3) và Trường
Nguyễn Thị Minh Khai gây gổ đánh nhau. Chưa hả giận, hai nhóm lơi kéo theo
người ngồi thượng cẳng chân hạ cẳng tay như đấng nam nhi. Kết quả một nữ sinh
Trường Nguyễn Thị Minh Khai bị đối thủ cào đến nát mặt phải đi bệnh viện cấp
cứu.
Hiện tượng lập băng nhóm hành xử theo kiểu "giang hồ" cũng không hiếm
trong giới nữ sinh chân yếu tay mềm. Giữa tháng 9-2007, tại một trường THPT ở

ngoại thành TP.HCM xảy ra trận hỗn chiến giữa một bên là ba nữ sinh với gạch,
đá, ống nước, một bên là băng "nữ qi" bên ngồi trường.
Cách đây khơng lâu, ở một trường THPT nội thành có một nhóm nữ sinh
chuyên thủ sẵn dao lam trong người để xử lý những nữ sinh nào mà họ cảm thấy...

SVTH: Đinh Tiến Hòa

Trang 19


chướng mắt, khó ưa. Nhóm này cịn giải quyết những vụ đánh ghen (bằng các
"nghiệp vụ” cấu xé, rạch mặt, xởn tóc... đối phương) do các "khách hàng" trong và
ngồi trường đặt hàng.
Nạn bạo lực học đường đang khiến nhiều người lo ngại. Làn ranh giữa
những hành động côn đồ và tội phạm là rất mong manh. Thực tế có khơng ít học
sinh đã phải vào trại giáo dưỡng...
Theo tư liệu của Công an TP Hà Nội, việc những HS phạm tội ngay trên
ghế nhà trường cũng đang diễn biến phức tạp. Hàng chục vụ tội phạm “nhí” bị bắt
giữ mới đây đều có các tình tiết phạm tội nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm. Ngay
giữa tháng chín, cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an TP Hà Nội) đã bắt giữ ba HS
lớp 10 Trường THPT Nguyễn Trường Tộ là Đặng Ngọc P. (sinh 1992), Dương
Thanh H. (sinh 1992) và Nguyễn Văn C. (sinh 1992) phạm tội cướp của, cố ý gây
thương tích người khác. Lý do phạm tội của những HS này hết sức đơn giản: hết
tiền chơi bida, không biết “xoay” ở đâu nên rủ nhau đi... cướp!
Trước đó, Cơng an TP Hà Nội đã hốt gọn một băng cướp giật nguy hiểm
chuyên hoạt động về đêm. Khi những thủ phạm lần lượt sa lưới, mọi người đều
giật mình khi thấy đối tượng gây án tồn những “teen” mới chỉ 16-17 tuổi. Tất cả
thành viên băng nhóm cướp giật táo bạo này cùng có điểm chung là lì lợm, hung
hãn, thích ngồi qn net và đi “bay” đêm hơn học. Công an Q.Tây Hồ (TP Hà Nội)
cũng vừa tóm gọn một băng cướp nhí hơn 20 tên, trong đó có nhiều thủ phạm là

những HS được coi là nguy hiểm nhất từ trước đến nay.
Đêm. các quán nhậu quanh khu vực Trường THPT An Minh (thị trấn Thứ
11, huyện An Minh, Kiên Giang) luôn nhộn nhịp kẻ ra người vào, trong số đó có
khơng ít “ma men” là HS của trường trọ học khu vực gần đó. Bác Quang - một
người dân gần trường - nói: “Bây giờ HS sành lắm, còn đi học mà nhậu nhẹt, yêu
đương tùm lum. Mà nhậu vào là cãi cọ, rồi đánh nhau rần rần”.

SVTH: Đinh Tiến Hòa

Trang 20


Cách nay hơn một tháng, người dân thị trấn Thứ 11 vẫn chưa hết sững sờ
trước cảnh tượng một HS lớp 11 máu me đầy người vì bị ba HS lớp 12 trọ phòng
bên cạnh đánh hội đồng và đem nhận nước. Sau khi được công an khu vực “giải
cứu”, em này phải nằm viện hết mười ngày trong khi đó ba HS tham gia vụ hành
hung bị xử phạt 200.000đ/người. Nguyên do của vụ việc chỉ xuất phát từ say rượu.

III.3. Nguyên nhân
Những vụ bạo lực học đường xảy ra là một dấu hiệu nguy hiểm, nó đặt ra
một dấu hỏi lớn: tại sao trong lứa tuổi ngây thơ, tràn đầy sức sống của tuổi học trị
lại có những hành động đáng sợ như vậy? Câu hỏi đó đặt ra yêu cầu đối với nhà
giáo dục là nhà trường , gia đình xã hội cần tìm hiểu và quan tâm hơn đến các em.
Trong lứa tuổi học sinh trung học phổ thông, tâm lý của các em chưa đạt
đến “độ chín”. Các em ln muốn thể hiện cái tơi của mình, ln muốn khẳng
định mình trong xã hội cũng như trong mắt bạn bè, nhưng các em lại không biết
khẳng đinh thế nào cho đúng. Lý do dẫn đến những vụ ẩu đả thường rất nhỏ, nhỏ
đến mức không thể gọi đó là nguyên nhân dẫn đến đánh nhau. Chỉ là nghe phong
thanh mình bị nói xấu, va chạm nhỏ trong lớp, hay chỉ đơn thuần là "nhìn đểu"...
cũng có thể dẫn đến đánh nhau.

Nếu khơng có sự định hướng về giá trị của con người: như thế nào là một
anh hùng, một con ngoan trò giỏi, các em sẽ dễ sa ngã vào những định hướng
không đúng đắn. Đa số các em khơng khẳng định được mình trong học tập, các em
sẽ khẳng định mình bằng con đường khác: làm anh chị, làm đại ca, đại bàng … và
từ đó các em sẽ bắt những em khác phục tùng theo mình, lơi kéo thành bè phái,
băng nhóm trong nhà trường. Chuyện các em muốn thanh toán nhau bằng dao,
bằng mã tấu một phần các em bị ảnh hưởng bởi tư tưởng: phải làm như vậy mới là
sành điệu.
Các em khơng chỉ muốn chứng tỏ mình hơn mọi người mà trong lứa tuổi
này các em cịn có đặc điểm tâm lý sẵn sàng xả thân, hi sinh vì bạn bè. Vì vậy chỉ

SVTH: Đinh Tiến Hịa

Trang 21


cần khi thấy bạn bè mình bị ức hiếp, bắt nạt là các em sẵn sàng giải quyết nỗi bực
tức bằng đánh nhau, thậm chí dùng vũ khí đâm chém nhau.
Đáng lo ngại hơn, ở lứa tuổi này, các em thường bị bạn bè kích động,
thường nghe bạn hơn nghe lời cha mẹ, thầy cơ nên rất khó quản lý.
Mặt khác sự không gương mẫu của người lớn, của cha mẹ, thầy cô… cũng
ảnh hưởng đến suy nghĩ của các em.
Về phía gia đình, có thể là do các em bị ảnh hưởng của thành viên trong gia
đình ln đâm chém nhau, đánh nhau… cũng dễ dẫn đến các em bắt chước.
Nhưng đó là ngun nhân khơng phổ biến, mà phần lớn là xuất phát từ sự không
quan tâm của gia đình. Cha mẹ sinh con ra nhưng chỉ lo kiếm tiền mà không lo
giáo dục con, không quan tâm đến đặc điểm sinh lý của các em, không quan tâm
xem các em làm gì, học gì, tiếp xúc với những thành phần nào trong xã hội… . Từ
đó dẫn đến tâm lý chán nản và các em dễ dàng bị lơi kéo theo những phần tử xấu
ngồi xã hội. Từ sự khơng quan tâm đó dẫn đến cha mẹ khơng hiểu con cái, dạy

con mang tính chất áp đặt, con cái không thực sự tin tưởng vào bố mẹ. Ở độ tuổi
17 – 19, các em muốn thể hiện bản thân khi tiếp xúc với xã hội bên ngoài, gặp
điều tốt xấu bạn trẻ cũng đặt ra những câu hỏi: “tại sao? Có nên làm hay khơng?
Đúng hay khơng đúng?” Nhưng lại khơng biết hỏi ai, khơng có ai để mà tâm sự
khi bố mẹ không phải là chỗ dựa. Cho nên nhiều bạn trẻ nghĩ: “cứ thử rồi sẽ biết”
và rồi dẫn đến những hậu quả xấu.
Về phía nhà trường được coi là một lực lượng giáo dục chính trong giáo
dục nhân cách học sinh. Trong mắt các em đạo đức, nhân cách của người thầy rất
quan trọng, nếu muốn giáo dục người thầy phải thật sự gương mẫu Thực trạng
hiện nay, có rất nhiều thầy cơ giáo trình độ chun mơn cũng nhưng năng lực giáo
dục tốt. Nhưng cũng có nhiều giáo viên chưa thể đáp ứng được yêu cầu giáo dục
học sinh, chỉ lo giảng dạy kiến thức, hoặc khi trách phạt, sửa đổi các em cũng vì
nội quy, vì thành tích mà khơng phải vì lịng tâm huyết, tình u thương học sinh.
Có khi nào nhà giáo dục đặt ra câu hỏi tại sao các em lại làm như vậy? Vì sao các
SVTH: Đinh Tiến Hòa

Trang 22


em hư hỏng? Hay là phần lớn nhà giáo dục lại trách phạt các em một cách nặng nề
khi các em phạm lỗi.
Theo tôi một nhà giáo dục trong tương lai trước hết cần phải xuất phát từ
cái tâm. Chỉ khi có tâm, nhà giáo mới có thể giáo dục các em tốt hơn.
Mặt khác ở lứa tuổi này các em rất thích tìm tịi khám phá. Hiện nay, nhân
loại đang ở thời kỳ khoa học công nghệ phát triển nhanh. Việc giao lưu giữa các
nên văn hóa trở nên dễ dàng, các luồng văn hóa du nhập vào nước ta, tốt có xấu
có. Nếu xã hội, nhà trường, gia đình chưa thật sự quan tâm đến các em thì các em
rất dễ bị sa ngã. Hiên nay lối sống buông thả đang tiêm nhiễm nặng vào các em,
các em dễ dàng bắt trước hành động bạo lực từ phim ảnh: ví dụ Lý giải về việc lập
nhóm “bất khả xâm phạm” của mình, H. - một trong ba thành viên là HS của

trường M (Q.3) - cho biết do bắt chước “bộ tam” trong bộ phim cùng tên của Hàn
Quốc. Trong phim kể về ba HS trung học Hàn Quốc giỏi võ kết hợp thành bộ ba
quậy phá, trong trường ai cũng khiếp sợ.
Trong thời đại hiện nay, các em học được qua Internet - mạng lưới thông tin
mà hiện nay phổ biến đến từng nhà, từng người là gì? Hãy thử đến các điểm
Internet, học sinh đang tham gia say sưa những trò chơi game online đánh nhau,
giết nhau vơ tư. Vơ hình trung những cuộc đụng độ "ảo" đó đang dần tập cho các
em sự khơng sợ sệt, tính "anh hùng", "đụng là chơi tới bến"... Những điều đó vẫn
được các game thủ cho là "tình nghĩa giang hồ", "sự cao thượng" của "chủ nghĩa
anh hùng game". Thật đau lịng khi nhìn cả một thế hệ từ 8X đến 9X ngày ngày
vừa rời quyển vở là dán mắt vào màn hình với những game online để "chiến" với
những kẻ thù không đội trời chung và các "huynh đệ giang hồ"; hay những thanh
niên thay vì đem sức lực, khối óc của mình ra làm việc lại ngồi lì trong qn net,
đi theo vịng tuần hồn ăn - ngủ - chết cùng game. Thật sự game online là một tội
phạm trước mắt cần bị loại trừ để triệt tiêu các tư tưởng côn đồ nơi các em!
Trong khi tư tưỡng bạo lực hằng ngày đang tiêm nhiễm vào các em thì
hung khí cũng rất tràn lan. "Chỉ cần đưa em 40.000 - 50.000đ, sau 30 phút là em sẽ
SVTH: Đinh Tiến Hòa

Trang 23


kiếm được "đồ" - một HS nam tại một trường THPT ở quận Đống Đa cho biết.
"Đồ" là từ lóng để chỉ các loại hung khí như dao, kiếm, ống nước vạt nhọn... Thứ
"đồ" được giới HS cá biệt sử dụng để tham gia các vụ đánh lộn nhiều nhất là dao
tông, một loại dao dài khoảng 40 - 50cm, chuyên dùng để xén giấy bản, loại dao
này được bày bán tràn lan và mua rất dễ dàng . Đến lúc ẩu đả, nếu khơng chuẩn bị
từ trước thì bất cứ vật gì có được trong tay cũng trở thành "vũ khí", từ gạch, đá,
mũ cối, ly, cốc, chai nước ngọt... Hầu hết các vụ ẩu đả chỉ dừng lại khi có đổ máu
hoặc sự can thiệp của cơng an.

Một nguyên nhân khác nữa, những vụ ẩu đả diễn ra bên ngồi cổng trường
thường ít được báo cáo với hiệu trưởng, mà chỉ lan truyền trong giới HS với nhau.
Bản thân các nạn nhân, những người bị bắt nạt, bị hành hung, cũng thường giấu
kín vụ việc ngay cả với cha mẹ, thầy cơ mình.
Sở dĩ nạn bạo lực học đường đang có chiều hướng gia tăng cả về số lượng
và mức độ nghiêm trọng, một phần cũng từ sự vô tâm của những người xung
quanh. Hầu hết các trường hợp, khơng hề ai có dấu hiệu định can thiệp hay báo
cho các cơ quan chức năng, mà chỉ đơn thuần "đứng xem cho vui".
Đã đến lúc chúng ta cần một hồi chuông mạnh mẽ cảnh báo nạn bạo lực
học đường. Rất cần những hộp thư thoại, đường dây nóng kết nối nhà trường và
học sinh, của lực lượng công an để làm dịu đi sự căng thẳng bồng bột của tuổi trẻ.

III.4. Giải pháp
Theo tôi, để khắc phục được tình trạng này, bên cạnh việc nâng cao trách
nhiệm của gia đình, nhà trường, tăng cường sự gắn kết giữa thầy cơ, cha mẹ với
học sinh, các đồn thể xã hội, đặc biệt là Đoàn thanh niên của từng lớp phải phát
huy vai trị của mình, phải gần gũi và gắn bó với các em hơn nữa, bởi khơng ai nói
được các em dễ bằng chính các em nói với nhau.

SVTH: Đinh Tiến Hòa

Trang 24


III.4.1.

Gia đình

Theo nhận đinh khảo sát, đa số các trường hợp các em tham gia quậy phá,
đánh nhau thường có hồn cảnh gia đình khơng hạnh phúc hoặc cha mẹ khơng

quan tâm đến con cái. Cha mẹ đóng vai trị quan trọng nhất trong sự hình thành và
phát triển nhân cách của các em.
Về phía gia đình, phụ huynh cần phải biết tâm ý, tính tình con em mình, tùy
đứa mà uốn nắn. Đặc biệt cần phải tìm hiểu tình hình học sinh trong lớp học con
mình để kịp thời giúp cháu điều chỉnh các mối quan hệ với bạn, với thầy cô và khi
cần thiết cũng nên liên hệ với nhà trường để báo cáo những điều bất thường mà
mình nghe ngóng, nắm được qua con em.
Điều quan trọng là không bênh con, nhưng cũng không được bỏ rơi hay xử
ép chúng một cách vô lý. Trong trường hợp con bị oan, bị ức hiếp, bị phân biệt đối
xử cũng phải có tiếng nói cùng con, đấu tranh cho sự cơng bằng. Đừng thờ ơ trước
vai trị, vị thế và các mối quan hệ của con mình trong nhà trường, nhưng cũng
đừng để chúng phô trương thanh thế dựa vào sự hậu thuẫn của gia đình mà làm
điều sai trái.
Mặt khác phụ huynh cần phải quản lý, giám sát từ việc học đến việc chơi và
cả trong kết bạn. Theo dõi sát sao các mối quan hệ ngoài xã hội của các em, để
xem các em có bị lơi kéo vào các nhóm bạn xấu khơng. Bất kể những biểu hiện
bất thường nào của các em: ví dụ thường hay đi sớm về khuy, những biểu hiện bất
thường trong tính cách: ví dụ như trầm cảm, ít nói, tỏ lo lắng… cha mẹ phải là
ngừời đầu tiên nhận biết, giúp đỡ các em vượt qua.

III.4.2.

Nhà trường

Ngoài sự giáo dục từ gia đình, các em cịn nhận được sự giáo dục từ nhà
trường. Thầy cô là tấm gương đạo đức sáng, là những người trực tiếp uốn nắn, dạy
dỗ các em. Giáo viên ngồi cơng việc giảng dạy trên lớp, còn phải là một người

SVTH: Đinh Tiến Hòa


Trang 25


×