CẤU TRÚC GIÁO ÁN
MỘT HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG THCS
LỚP 9A TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN, QUẬN 11, TP.HCM
1. Tên hoạt động:“ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG THCS”
2. Mục tiêu hoạt động
Sau khi tham gia hoạt động này, học sinh có thể:
a. Về kiến thức:
- Nâng cao những hiểu biết về vấn đề bạo lực học đường ở trường THCS.
- Biết được một sốnguyên nhân, hậu quả của bạo lực học đường ở trường THCS.
- Trình bày được những giải pháp phòng chống bạo lực học đường ở trường THCS.
b. Về kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm.
- Rèn luyện kĩ năng nhạy bén và linh hoạt xử lí tình huống.
- Rèn luyện bản lĩnh, tự tin, quyết đoán.
c. Về thái độ:
- Biết ý thức và có trách nhiệm trong vấn đề phòng chống bạo lực học đường ở trường THCS.
- Có lối sống lành mạnh; yêu thương và đoàn kết với bạn bè; tôn trọng và lễ phép với thầy cô;
vâng lời cha mẹ, ông bà; sống chan hòa với mọi người.
3. Nội dung và hình thức
a. Nội dung:
Phòng chống bạo lực học đường ở trường THCS – Nguyên nhân, hậu quả và giải pháp
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhan
2
PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG THCS
b. Hình thức:Chia lớp thành 3 đội để thi các vòng thi trong hoạt động:
- Vòng 1: Các đội sẽ thi trắc nghiệm tìm hiểu về những vấn đề (nguyên nhân, hậu quả,…) liên
quan đến bạo lực học đường ở trường THCS.
- Vòng 2: Các đội sẽ thi xử lí tình huốngcho trước về bạo lực học đường ở trường THCS.
- Vòng 3: Các đội sẽ thảo luận nhóm và đưa ra những biện pháp phòng chống bạo lực học đường
ở trường THCS.
4. Chuẩn bị hoạt động:
- Thời gian: 45 phút.
- Địa điểm: phòng 25, lớp 9A trường THCS Lê Quý Đôn, Quận 11, TP.HCM.
- Cơ sở vật chất, phương tiện kĩ thuật: Máy chiếu, Laptop, Micro, bàn, ghế, giấy A0hay A4, A3,
bút lông,keo dán,
- Dự kiến tài chính: 150.000 đồng (dùng để mua đồ dùng trang trí và quà cho các đội chơi).
a. Giáo viên:
- Sắp xếp lịch tham gia hoạt động cho học sinh.
- Chuẩn bị tài liệu để cung cấp kiến thức cho học sinh về bạo lực học đường.
- Xác định nội dung làm trọng tâm cho các hoạt động.
- Phân công cho học sinh chuẩn bị phòng ốc, thiết bị, trang trí lớp…
- Chuẩn bị quà cho đội thi.
b. Học sinh:
- Giúp giáo viên chuẩn bị phòng ốc, thiết bị và trang trí lớp…
- Trang trí lớp theo khu vực 3 đội thi.
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhan
3
PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG THCS
5. Tiến
trình
hoạt
động:
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhan
4
Thời
gian
Nội dung Hoạt động
GV
Hoạt động
HS
2 phút Hoạt động 1: MỞ ĐẦU
- Tuyên bố lí do và giới thiệu chương trình.
- Giới thiệu BGK và thành phần tham gia.
- Chia lớp thành 3 đội chơi theo chỗ ngồi.
GV trình
bày
HS lắng
nghe
2 phút Hoạt động 2:
- Các đội chơi có 1 phút suy nghĩ tên đội.
- Thành viên đại diện của mỗi đội tự giới thiệu về
đội của mình.
GV quan sát HS trình
bày
12 phút: Hoạt động 3: Vòng 1 “ Lăng kính học đường ”
- Hình thức: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu
về những vấn đề (nguyên nhân, hậu quả,…) liên
quan đến bạo lực học đường ở trường THCS.
- Thể lệ:
• Sau khi GV đọc xong câu hỏi, các đội chơi sẽ có
thời gian suy nghĩ là 5 giây.
• Sau 5 giây suy nghĩ các đội giơ cao đáp án của
mình cho GV và mọi người nhìn thấy.
• Mỗi câu trả lời đúng sẽ được 10 điểm, trả lời sai
không được điểm.
- Tiến hành cuộc thi.
- Tổng kết điểm của từng đội thi.
GV phổ
biến luật
chơi
GV đọc câu
hỏi
HS lắng
nghe, tham
gia
HS suy
nghĩ, trả lời
15 phút: Hoạt động 4: Vòng 2“Chuyện không của riêng ai”
- Hình thức: Xử lí tình huống về bạo lực học đường
ở trường THCS.
- Thể lệ:
• Ba đội sẽ bốc thăm tình huống do GV đưa ra:
Tình huống 1:K là học sinh lớp 9D trường THCS
Nguyễn Trường Tộ (Bù Đăng). K thường xuyên
có những hành động trêu chọc và bắt nạt T – một
học sinh mới chuyển tới lớp. Sau đó, T cùng một
nhóm bạn trường cũ đã chặn đường đánh K đến
nhập viện.
Theo em, trong tình huống này, ai là người có
lỗi? Tại sao?
GV phổ
biến luật
chơi
HS lắng
nghe, tham
gia
PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG THCS
6. Tài liệu – Website tham khảo:
- />- />10561.html
- />- Chuyên đề bạo lực học đường trường THCS Võ Thị Sáu huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.
- Báo tuổi trẻ.
- Báo pháp luật.
3. Nội dung các câu hỏi 3 vòng thi
Vòng 1: gồm 15 câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Chúng ta có thể hiểubạo lực học đường là:
a. Là một vấn đề rất xa xôi,không xảy ra phổ biến nên không đáng quan tâm.
b. Là hành vi rất nguy hiểm, phải tránh xa.
c. Những hành vi cố ý, sử dụng vũ lực hoặc quyền lực để bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh
thần, gây ra nhưng tổn thương về mặt tinh thần hoặc thể xác cho người bị hại.
d. Tất cả các ý trên.
Câu 2: Tình trạng bạo lực học đường thường xảy ra ở:
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhan
5
PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG THCS
a. Ở tất cả những cấp học, lớp học khác nhau.
b. Ở học sinh nam và cả ở học sinh nữ.
c. Ở học sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh.
d. Tất cả các ý trên
Câu 3: Hình thức của bạo lực học đường thường là:
a. Băng nhóm, đánh hội đồng.
b. Đánh nhau có hoặc không có vũ khí, quay clip tung lên mạng.
c. Nói xấu, cô lập bạn bè.
d. GV xúc phạm HS, có các hình phạt nặng gây tổn thương đến HS.
e. a, b, d đúng.
f. Tất cả các ý trên
Câu 4: Bạo lực học đường thường có những đặc điểm:
a. Mang tính tự phát, ít khi có định hướng rõ ràng.
b. HS thực hiện hành vi bạo lực để thể hiện bản thân, khẳng định cái “tôi” và chứng tỏ sự phá
cách của mình.
c. Rất dễ bị ảnh hưởng từ môi trường xung quanh.
d. Tất cả các ý trên.
Câu 5: Những hành vi nào sau đây là hành vi bạo lực học đường:
a. Cô giáo mời phụ huynh em N vì nhiều lần không thuộc bài
b. Thấy bạn A dễ ghét, 1 nhóm học sinh chặn đường đánh hội đồng.
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhan
6
PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG THCS
c. Thầy cô phạt học sinh bò xung quanh sân trường nếu không học bài.
d. Vì ghanh tị với bạn H, L đã đi nói xấu H với các bạn trong lớp.
e. Học sinh đánh nhau, quay clip tung lên mạng.
f. b, c, e đúng.
g. Tất cả các ý trên
Câu 6: Nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực học đường là:
a. Cha mẹ ít quan tâm đến con cáihoặc giáo dục không đúng cách. Nhà trường còn chưa sát sao
trong việc quản lý; giáo dục lối sống cho học sinh.
b. Lứa tuổi học sinh phổ thông dễ bốc đồng và khó tự chủ, thường bị bạn bè kích động.
c. Học sinh bị ảnh hưởng do tiếp xúc với các loại hình văn hoá không lành mạnh, bị lôi cuốn bởi
những trò chơi bạo lực, games online…
d. Tất cả các ý trên.
Câu 7: Bạo lực học đường ảnh hưởng đến học sinh như thế nào?
a. Học sinh trở nên ngoan ngoãn, thương yêu nhau, lễ phép với thầy cô.
b. Những HS bị bạo lực thường cảm thấy bị tổn thương, chán nản, lo âu, cô đơn, suy sụp…
Đối với người gây ra bạo lực, con người sẽ phát triển không toàn diện dẫn đến thiếu hụt về
nhân cách,mất dần nhân tính,làm gương xấu cho người khác học theo….
c. Cha mẹ sẽ đưa các em vào trại giáo dưỡng.
d. HS được thầy cô tin tưởng, đánh giá cao.
Câu 8: Bạo lực học đường ảnh hưởng đến gia đình như thế nào?
a. Không khí gia đình sẽ trở nên căng thẳng. Gia đình phải mất thêm một khoản tài chính lớn để
giải quyết hậu quả. Cha mẹ nảy sinh mâu thuẫn với nhau chỉ vì con cái.
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhan
7
PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG THCS
b. Cha mẹ không chỉ lo lắng cho việc học mà còn lo lắng cho sự an toàn của con cái, lo lắng cho
tương lai và cả tính mạng của con mình.
c. Cha mẹ trách móc, đổ lỗi cho nhà trường; đánh đập con cái.
d. a, b đúng.
e. a, c đúng
Câu 9: Bạo lực học đường ảnh hưởng đến nhà trường như thế nào?
a. Những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ làm ảnh hưởng đến thành tích thi đua của
lớp, của trường và ảnh hưởng đến danh tiếng của nhà trường cũng như các thầy cô.
b. Những hành vi bạo lực của giáo viên làm cho môi trường giáo dục ở nhà trường mất đi tính
quy phạm, uy tín, danh dự người giáo viên bị hạ thấp và tất nhiên hiệu quả dạy học sẽ không
thể đạt được như mong đợi.
c. Những hành vi bạo lực của giáo viên có thể làm cho học sinh có cảm giác lo lắng và sợ hãi
khi đến tiết học của mình.
d. Tất cả các ý trên
Câu 10: Bạo lực học đường ảnh hưởng đến xã hội như thế nào?
a. Bạo lực học đường diễn ra đã làm cho môi trường xã hội không còn tính lành mạnh. Tô đậm
những nét văn hóa truyền thống của xã hội, thể hiện một sự đa dạng về mặt đạo đức và sự
phong phú về mặt hành vi một cách không ngừng.
b. Bạo lực học đường diễn ra đã làm cho môi trường xã hội không còn tính lành mạnh. Làm
lu mờ những nét văn hóa truyền thống của xã hội, thể hiện một sự suy đồi về mặt đạo đức
và sự sai lệch về mặt hành vi một cách đáng báo động.
c. Làm đa dạng, phong phú thêm nhiều nét văn hóa mới.
d. Góp phần làm ổn định xã hội.
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhan
8
PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG THCS
Vòng 2:Gồm 3 câu hỏi tình huống
Tình huống 1:K là học sinh lớp 9D trường THCS Nguyễn Trường Tộ (Bù Đăng). K thường
xuyên có những hành động trêu chọc và bắt nạt T – một học sinh mới chuyển tới lớp. Sau đó,
T cùng một nhóm bạn trường cũ đã chặn đường đánh K đến nhập viện.
Theo em, trong tình huống này, ai là người có lỗi? Tại sao?
Tình huống 2: Thầy giám thị trường THCS Ngô Quyền đã đánh em N.P.H phải nhập viện
cấp cứu. Nguyên do là em H vi phạm nội quy của trường đi dép lê, không bỏ áo vào quần.
Thầy giáo đã nhiều lần gọi lên văn phòng nhắc nhở nhưng em H đã không thay đổi lại còn có
thái độ khiếm nhã với giáo viên.
Nếu em là thầy giám thị, em sẽ xử lí tình huống này như thế nào?
Tình huống 3:Chỉ vì quên vở bài tập toán ở nhà mà em N.V.A học sinh lớp 7C, Trường
THCS Bình Nghĩa, Hà Nam bị cô N.T.Hxách tai và tát vào mặt ngay trong giờ học Toán trước
sự chứng kiến của 30 em học sinh.
Cô Hằng hành động như vậy đúng hay sai? Tại sao?
Vòng 3:Một số biện pháp phòng chống bạo lực học đường ở trường THCS mà GV có thể
đúc kết cho HS:
- Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ.
Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi
trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực.
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhan
9
PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG THCS
- Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao
tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình. Đừng
“khoán trắng” trách nhiệm dạy con cho nhà trường”.
- Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội.
Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực văn hóa, đạo đức và chấp hành
luật pháp của mọi người dân.
- Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và
trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Người thầy và nhà trường phải được
bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học sinh.
- Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm
bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh.
- Giảm tải chương trình học, tăng cườnggiáo dục kỹ năng sống cho HS là biện pháp hữu hiệu.
Các em cần được rèn luyện kĩ năng giao tiếp để hạn chế những câu nói không hay gây mất lòng
bạn bè của các em. Rèn luyện kĩ năng ứng xử để các em có những hành động thấu tình đạt lý,
đạt tới giá trị nhân văn cao nhất. Rèn luyện kĩ năng kiềm chế cảm xúc để các em biết kìm nén
những lúc xúc động, biết sống bao dung độ lượng với mọi người.
- Tổ chức giao lưu rộng rãi giữa các lớp, các trường, các tổ chức, đoàn thể.Trong lớp, tổ chức
các buổi sinh hoạt tập thể, đi tham quan, dã ngoại để giáo dục tinh thần tập thể cho mỗi học
sinh. Tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ, thể dục thể thao giữa các lớp trong toàn khối, toàn
trường để các em hiểu và gần gũi nhau hơn.
- Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học
đường.
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Nhan
10