Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

TIỂU LUẬN tâm lý học tâm lý đám đông và ý nghĩa trong giáo dục quân nhân hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.03 KB, 24 trang )

Tâm lý đám đông và ý nghĩa trong giáo dục quân nhân
M Ở ĐẦ U
Sự tồn tại và phát triển của mỗi cá nhân bao giờ cũng thuộc vào các
nhóm xã hội. Trong cuộc sống, hoạt động và sinh hoạt, mỗi nhóm xã h ội
thường nảy sinh những hiện tượng tâm lý chung cho tất c ả m ọi ng ười và
điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với cộng đồng. Trên nền tảng
tâm lý cá nhân, các hiện tượng tâm lý chung của nhóm, c ộng đ ồng xã h ội
như dư luận xã hội, tâm trạng xã hội, truyền thống, nhu cầu xã hội , tâm lý
đám đơng…được hình thành. Những hiện tượng tâm lí xã hội là hiện tượng
được xuất hiện ở số đông người, do kết quả giao tiếp, tác động qua l ại
giữa người với người thuộc các nhóm xã hội khác nhau trong cu ộc s ống và
hoạt động cùng nhau, cùng phản ánh những điều kiện lịch sử - xã hội như
nhau. Những hiện tượng tâm lý xã hội trong đó có tâm lý đám đơng tác
động mạnh mẽ tới đời sống và hoạt động của các thành viên trong xã h ội.
Tâm lý đám đông nhằm để chỉ trạng thái chịu ảnh hưởng tác động
của đám đông tới hành vi nhất định của con người tạo cho h ọ đ ịnh h ướng
thực hiện theo hoặc có xu hướng đồng ý theo đám đơng đó. V ề m ặt xã h ội,
tùy từng điều kiện, hoàn cảnh nhất định mà hiệu ứng đám đơng có th ể t ốt
hoặc xấu. Trong đời sống xã hội hiện nay đang hình thành một th ứ hội
chứng hành động theo phong trào, theo số đơng, có nguy c ơ tr ở thành lối
sống rất... phi văn hóa. Thời gian gần đây hàng loạt các sự việc đau lịng
diễn ra như cơng nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác; hành hung tập
thể... Có thể nói hội chứng trên đã trở thành một thứ bệnh nặng, cần c ảnh
báo, tìm cách “chữa chạy” để nhiều người phải xem lại mình. Đối với hoạt
động quân sự, do tính chất đặc thù của tập th ể qn nhân cho nên tâm lý
đám đơng có ảnh hưởng mãnh mẽ tới việc hình thành nhân cách c ủa m ỗi
học viên. Nếu tâm lý đám đơng mà tích cực sẽ giúp cho m ỗi quân nhân đ ịnh
1


hướng được hành động, nhiệm vụ của bản thân và ngưược lại nếu tâm lý


đám đông theo chiều hướng tiêu cực sẽ cản trở đến việc hoàn thành nhiệm
vụ của đơn vị. Xuất phát từ những lý do trên, tôi l ựa ch ọn v ấn đề “Tâm lý
đám đông và ý nghĩa trong giáo dục quân nhân” làm chủ đề thu hoạch.
NỘI DUNG
1. Khái niệm tâm lý đám đông
Tâm lý đám đông trở thành một khái niệm kể từ khi Gustave Le Bon
viết cuốn sách “Tâm lý học đám đông”(The Crowd: A Study of the Popular
Mind) vào năm 1895. Hiện tượng đám đơng, từ đó đã tr ở thành cách lý gi ải
cho nhiều sự kiện mang tính lịch sử, sự phát triển của nh ững phong trào,
trào lưu hay hành vi xã hội. Tuy nhiên, Gustave Le Bon cũng kh ẳng đ ịnh,
không nhất thiết phải là một tập hợp rất đơng người, th ậm chí một nhóm
người nhỏ cũng có thể hình thành đám đơng. Và trong đám đông, trạng thái
tâm lý của một học giả hay của một người vô học cũng không khác nhau là
mấy.
Sau đó, Carl Jung và các nhà tâm lý thuộc dịng Phân tâm h ọc đ ưa ra
khái niệm “vô thức tập thể” (collective unconsiousness) , như một trong
những cách để lý giải các hiện tượng đám đơng. Các chính trị gia, các nhà
thuyết giáo, các nghệ sĩ… đều là những người rất biết điều khi ển đám
đông. Việc hiểu cách đám đông được tạo ra và bị đi ều khi ển nh ư th ế nào,
sẽ giúp chúng ta hiểu hơn cơ chế vận hành của các tổ chức chính trị và tơn
giáo. Bên cạnh đó, hiểu về tâm lý đám đông cũng giúp chúng ta hi ểu h ơn v ề
các thủ pháp nghệ thuật. Các bài viết trong chủ đề Tâm lý xã hội sẽ tìm
hiểu các trạng thái tâm lý của đám đông, các hành vi của đám đông, cách
đám đông được tạo ra, hậu quả của hiện tượng đám đông cùng v ới nhi ều
hiện tượng tâm lý khác trong xã hội.
Đám đông quần chúng trở thành đối tượng khảo cứu của tâm lý h ọc
xã hội từ cuối thế kỷ XIX với những tác giả nổi tiếng như G.Tarđơ, S.Sighen,
2



G.Lơbon, M.C.Đaugas. Thời kỳ này các cơng trình nghiên cứu đi sâu phân
tích các hiện tượng và quy luật tâm lý chi ph ối đám đông qu ần chúng, c ố
gắng xâm nhập và mổ xẻ cái mà họ gọi là “tâm hồn quần chúng”, “tâm h ồn
công cộng”, “tinh thần quảng đại” v.v… Sau đại chiến th ế giới th ứ nhất, do
cố gắng khắc phục tính chất võ đoán “phi th ực chứng” của giai đoạn trước,
Ph. Ollport và Made chủ trương biến tâm lý học xã h ội thành m ột khoa h ọc
thực nghiệm, hướng sự chú ý đến các nhóm nhỏ. Tâm lý đám đơng khơng
cịn được quan tâm như trước bởi khơng thể áp dụng cho nó các ph ương
pháp định lượng chính xác của phịng thí nghiệm.
Từ năm 1945 trở lại đây, nhu cầu phải điều hành xã h ội bằng các
biện pháp công khai dân chủ đã buộc giới nghiên cứu c ủa ph ương Tây quan
tâm trở lại các vấn đề tâm lý đám đông quần chúng. Tuy nhiên tâm lý đám
đơng chủ yếu chỉ được khai thác ở những khía cạnh như dư luận, tâm
trạng, mốt, thị thiếu v.v… hoặc chỉ dừng lại ở những nghiên cứu có tính
chất mơ tả. Vấn đề tâm hồn cơng cộng rất ít được đề cập t ới. Khó khăn l ớn
nhất mà giới nghiên cứu vấp phải vẫn là vấn đề phương pháp. Cho đến
nay hầu hết các phương pháp của tâm lý học xã hội đã d ược áp dụng trong
nghiên cứu tâm lý đám đông, nhưng chưa một phương pháp nào đem l ại
những kết quả thực sự đáng kể. Bằng những phương pháp quan sát hiện
đại (máy ảnh, máy camera tự động, quan sát đám đông từ máy bay tr ực
thăng, v.v…) hy vọng trong tương lai nhiều vấn đề của đám đông qu ần
chúng sẽ được làm sáng tỏ hơn. Sự hội tụ, tập trung của nhiều cá nhân tạo
ra một mơi trường tâm lý đặc biệt, kích thích thúc đẩy hoặc đè nén ức ch ế
các hành vi của họ. Có thể chỉ ra một vài hiện tượng tâm lý th ường th ấy ở
đám đông quần chúng. Mức độ biểu hiện của những hiện t ượng này ph ụ
thuộc vào hàng loạt yếu tố như ngoại cảm, tính tổ ch ức, tính thống nh ất
của đám người cụ thể. Nhưng phải thừa nhận rằng sự hiện hữu của chúng
là khá phổ biến, nhất là đối với loại hình quần chúng h ỗn h ợp.
3



Tóm lại: Tâm lý đám đơng là một hiện tượng mà trong đó cảm xúc,
tình cảm, suy nghĩ, lời nói, thái độ, hành vi của một cá nhân bị tác động r ất
lớn bởi những người bên ngoài, sự tác động đó lớn tới m ức cá nhân có th ể
“đánh mất chính mình”, có những cảm xúc, thái độ, hành vi mà lúc ở m ột
mình họ khơng thể nào có được.
2. Phân loại đám đơng
Trước hết chúng ta hãy xây dựng một sự phân loại ngắn gọn cho các
đám đông. Xuất phát điểm của chúng ta là tập hợp đơn giản (la simple
multitude). Lớp dưới cùng của nó sẽ hình thành nên khi nó đ ược t ập h ợp
bởi các phần tử riêng biệt của nhiều giống nòi khác nhau. S ợi dây ràng
buộc chung duy nhất giữa chúng là ý chí của ng ười lãnh đ ạo, cái ít nhi ều
được tơn trọng. Có thể lấy các bầy lũ man rợ có xuất x ứ khác nhau trong
suốt nhiều thế kỷ đã từng tàn phá đế chế Rơm làm ví dụ cho dạng đám
đơng này. Bên trên cái đám đơng khơng có mối liên kết đó là đám đông v ới
những đặc trưng chung tạo bởi ảnh hưởng của mơt số yếu tố nào đó và
cuối cùng làm nên một chủng tộc. Chúng thỉnh thoảng cũng tiếp nh ận m ột
vài đặc điểm đặc biệt của đám đơng nhưng th ường thì s ự tiếp nh ận đó
ln bị các đặc tính riêng của giống nịi cản trở. Các loại đám đông khác
nhau quan sát thấy ở các dân tộc được phân thành các nhóm sau: Đám
đơng khơng đồng nhất (foules hétérogènes); Khơng danh tính (ví dụ: Sự tụ
tập trên đường phố); Khơng có danh tính (ví dụ: đồn bồi thẩm, nghị
viện); Đám đơng đồng nhất (foules homogènes): Các nhóm, hội kín (chính
trị, tơn giáo và các loại hội nhóm khác) ; Đẳng cấp (quân đội, cha đạo, công
nhân v.v... Giai cấp (tư sảnm, nông dân v.v...)
* Đám đông không đồng nhất
Những nét cơ bản của tập thể này chúng ta đã nghiên cứu đến.
Chúng được tạo thành từ những phần tử riêng biệt bất kỳ nào đó, ngh ề
nghiệp hoặc trình độ hiểu biết khơng là vấn đề quan tr ọng. Chúng ta đã
4



chỉ ra ở đây, rằng trạng thái tâm hồn của những con người trong đám đông
không giống với trạng thái lúc họ còn là một con người riêng l ẻ, và cho đ ến
trước khi xảy ra sự khác biệt này trình độ nhận thức cũng khơng c ứu vãn
được tình hình. Chúng ta cũng đã nhận thấy, trình độ hiểu biết khơng đóng
một vai trị nào trong đám đơng. Chỉ có những tình cảm vơ th ức là có th ể có
tác động trong chúng.
Một yếu tố cơ bản, đó là giống nịi, đã giúp cho chúng ta có th ể phân
loại một cách tương đối rõ ràng các đám đông không đồng nh ất khác nhau.
Chúng ta lại một lần nữa đã quay trở lại với vấn đề giống nịi và đã ch ỉ ra,
rằng nó là yếu tố mạnh mẽ nhất có được cái quy ền l ực quy ết đ ịnh hành
động của con người. Tác động của nó cũng thể hiện trong các tính chất c ủa
đám đông. Một tập hợp được tạo thành từ các cá nhân khác nhau riêng bi ệt
bất kỳ nào đó, có thể là người Anh hoặc là người Trung qu ốc, sẽ r ất khác
biệt so với một đám đông khác được tạo thành t ừ người Nga ho ặc ng ười
Pháp hoặc người Tây ban nha.
Sự khác biệt sâu sắc, hình thành nên bởi cấu trúc tinh thần đươc
thừa kế trong cách cảm nhận và suy nghĩ của con người, sẽ th ể hiện ra một
cách rõ ràng, nếu trong một điều kiện nhất định, tuy nhiên là rất ít khi x ảy
ra, các dân tộc riêng biệt khác nhau tao thành một đám đông, cho dù d ường
như các mối quan tâm của họ rất giống nhau. Sự cố gắng của những người
xã hội chủ nghĩa trong việc liên kết rộng rãi các đại diện của gi ới công
nhân của tất cả các nước lại với nhau, ln kết thúc với một sự bất hịa
kịch kiệt. Một đám đông Latinh, bất kể thuộc loại bảo th ủ hay cách mạng,
bao giờ cũng tìm đến nhà nước để thỏa mãn những yêu cầu của họ. Họ
luôn ngả theo hướng tập trung hơn là hướng quân chủ. Một đám đông
người Anh hoặc người Mỹ ngược lại không biết đến nhà n ước và ch ỉ d ựa
vào sức lực của chính mình.


5


Một đám đông người Pháp coi trọng trước hết là s ự bình đẳng, cịn
đám đơng người Anh thì lại coi trọng trước hết là sự tự do. Sự khác bi ệt v ề
giống nòi này đã tạo nên nhiều dạng đám đơng có số l ượng g ần nh ư s ố
lượng các dân tộc. Tâm hồn giống nòi như vậy nó quyết định hồn tồn
tâm hồn đám đơng. Nó là mơt ngun tố cơ bản m ạnh mẽ, quy ết đ ịnh s ự
giao động của tâm hồn đám đơng. Những tính chất th ấp hèn của đám đơng
càng ít thể hiện rõ khi tâm hồn đám đơng trở nên mạnh mẽ h ơn. Đó là quy
luật cơ bản. Nhà nước của đám đông hay sự thống trị c ủa đám đông đ ồng
nghĩa với việc quay trở lại thời đại dã man. Qua việc tiếp nh ận m ột tâm
hồn vững chắc giống nòi tự bảo vệ mình trước nh ững bạo l ực thi ếu suy
nghĩ và vượt qua được tình trạng dã man.
Việc phân loại duy nhất đối với đám đông không đồng nhất mà
không sử dụng đến yếu tố giống nịi của nó là sự phân loại theo đám đơng
khơng danh tính, như đám đơng của đường phố, và theo đám đơng có danh
tính, ví dụ như các hội đồng cố vấn và tịa bồi th ẩm. S ự thiếu vắng c ảm
giác về tinh thần trách nhiệm trong nhóm thứ nhất và sự có m ặt của nó
trong nhóm thứ hai đã khiến cho hành động của hai nhóm này th ường đi
theo những hướng khác nhau.
* Đám đông đồng nhất
Đám đông đồng nhất trước tiên bao gồm các hội đoàn, các t ầng l ớp
đặc quyền và các giai cấp. Các hội đoàn được coi là mức độ ban đầu trong
sự tổ chức của các đám đơng đồng nhất. Nó bao gồm nh ững thành ph ần
riêng lẻ mà giáo dục, nghề nghiệp, môi trường sống của họ th ường r ất
khác nhau và niềm tin là sự liên kết giứa họ với nhau, ví dụ nh ư các h ội
nhóm tơn giáo hoặc chính trị. Tầng lớp đặc quyền đuợc coi là mức độ tổ
chức cao nhất mà đám đơng có thể tạo ra. Trong khi các h ội đoàn g ồm
những người rất khác nhau về nghề nghiệp, trình độ và môi tr ường s ống

và họ liên kết lại với nhau chỉ bởi niềm tin thì tầng lớp đặc quy ền bao g ồm
6


chỉ những cá nhân có cùng một nghề nghiệp và do đó cũng có m ột s ự giáo
dục, đào tạo tương đối giống nhau và gần như có cùng một ki ểu hành x ử
trong cuộc sống. Ví dụ như tầng lớp quân sự hoặc tầng lớp các th ầy tu.
Giai cấp được hình thành nên từ những cá nhân có xuất x ứ khác
nhau, họ khơng giống như những thành phần của một hội đồn là có chung
niềm tin, họ cũng khơng có cùng chung một nghề nghiệp nh ư nh ững thành
phần trong tầng lớp đặc quyền, cái chung mà họ có là nh ững quan tâm v ề
các quyền lợi nhất định, họ có một lối sống và được dạy d ỗ một cách
tương đối giống nhau. Ví dụ cho trường hợp này là các giai cấp nh ư t ư sản,
nông dân v.v...
3. Hiện tượng tâm lý đám đơng quần chúng
* Trí tuệ của đám đơng quần chúng
Chúng ta thường nói "nên phát huy trí tuệ của quần chúng", "nên
tranh thủ ý kiến của tập thể" v.v… Khơng phải trong hồn c ảnh nào cũng
“nên” như vậy. Khả năng phát huy trí tuệ của tập thể phụ thuộc rất nhiều
yếu tố: số lượng, trình độ của các thành viên, tính tích cực và s ự quan tâm
của họ đến vấn đề đặt ra, nội dung và cách th ức bàn th ảo, v.v… Nếu đ ặt
sang một bên vấn đề trình độ của các thành viên, th ường thấy có hiện
tượng sau: nếu tập hợp người càng lớn thì khả năng đưa ra nh ững quy ết
định chính xác càng giảm. Có người đã nói một cách thái quá, t ư duy ch ịu s ự
tập hợp của các trí tuệ chỉ đẻ ra một trí tuệ tầm thường h ơn. Đó là vì khi
cọ sát ý kiến dễ nảy sinh những cay cú tự ái hay bốc đồng phấn khích. Cá
nhân khơng cịn giữ được thái độ tỉnh táo, khách quan đối v ới v ấn đề c ần
bàn bạc. Các lập luận có xu hướng thái quá, t ư duy ch ịu s ự chi ph ối n ặng
nề của những tâm trạng hay cảm tưởng nhất thời.
Thuyết phục đám đông quần chúng bằng cách nào thì tốt h ơn: b ằng

những lập luận lơgíc chặt chẽ hay bằng các thủ thuật đánh vào tình c ảm?
Điều này phụ thuộc vào từng loại hình quần chúng c ụ th ể. Nhi ều ý ki ến
7


cho rằng để đạt được một hiệu quả nhất th ời, nhanh chóng: tốt nh ất nên
áp dụng các biện pháp có khả năng gây ra những xáo trộn tình c ảm m ạnh
mẽ. Năm 1940, tại Chicagô, vào dịp bầu cử h ội đồng th ị chính thành ph ố,
John Gasmall đã tiến hành một thí nghiệm như sau: nhằm ủng h ộ cho m ột
đảng phái nọ, ông chia thành phố ra ba khu vực, ở khu v ực th ứ nh ất, phi ếu
tuyên truyền dùng những lời lẽ gây ấn tượng mạnh (chẳng hạn phóng đ ại
những hậu quả nặng nề có thể xảy ra nếu đảng nọ không th ắng c ử); n ội
dung của các phiếu khu vực hai là những lập luận rành mạch, lơgíc và khoa
học, khẳng định tính ưu việt của phe tranh cử được John Gasman h ậu
thuẫn. Kết quả đảng của ông thắng cử, và số phiếu ủng h ộ tại khu v ực
một chiếm tỷ lệ lớn nhất. Đây là một xảo thuật tuyên truyền rất đáng l ưu
ý.
Đám đông quần chúng dễ bị cuốn hút vào những chuyện đồn đại giật
gân, nửa hư nửa thực. Ở nước ta cách đây không lâu tin đồn v ề chiếc mai
cua có hình mặt người được quan tâm chẳng kém gì giá vàng, giá g ạo trên
thị trường. Khơng phải ngẫu nhiên những sách báo phim ảnh ly kỳ rùng
rợn lại rất ăn khách. Đây không phải là vấn đề thị hiếu tầm th ường, mà là
tính cách của quần chúng. Sự tồn tại dai dẳng của nh ững thủ thu ật bói
tốn, bên cạnh nội dung khoa học và phi khoa h ọc c ủa nó mà ng ười ta cịn
bàn cãi ngược xi, có ngun nhân quan trọng là chúng r ất phù h ợp v ới
tâm lý tị mị, hiếu kỳ của quần chúng. Nói như vậy khơng có nghĩa là qu ần
chúng đám đơng khơng có năng lực phát hi ện tính phi lý c ủa s ự ki ện đ ược
truyền miệng. Nhưng khi chân lý được xác minh thì sự kiện truy ền miệng
khơng còn sức hấp dẫn nữa, tin đồn chấm dứt. Nghiên cứu v ề tin đ ồn,
Ollport Poxtman đưa ra công thức: cường độ của tin đồn = (tính h ấp d ẫn) x

(tính khơng xác định). Các ý niệm được biểu tượng hố ở những hình th ức
giản đơn dễ đi vào tâm trí của dân gian hơn. Tài năng của ng ười tuyên
truyền biểu hiện ở chỗ biết diễn đạt các tư tưởng, ý niệm phức tạp bằng
8


ngôn ngữ thông thường, giản dị, biết gắn ý niệm với một biểu t ượng hấp
dẫn nào đó. Tuy nhiên, cách làm này đơi khi đơn giản hố, thậm chí làm
méo mó bản thân ý niệm. Cho nên nhiều tư tưởng vốn dĩ r ất sâu s ắc và
khoa học, nhưng qua nhiều lần lột xác để quần chúng hoá đã tr ở nên thô
thiển tầm thường. Đây là số tư tưởng chung của một số tôn giáo, học tuy ết
và hệ tư tưởng.
* Tình cảm của đám đơng quần chúng
Nhìn chung quần chúng đám đơng dễ xúc động h ơn mỗi cá nhân h ợp
quần. Kịch đồng tình cảm của đám đông là một biểu hiện t ừ trông th ấy
trong các cuộc tranh cãi, biểu tình hay hồn cảnh cách m ạng do các phe
phái chính trị khác nhau tiến hành. Tình cảm của mọi người, do cảm
nhiễm, được tích hợp và nhân lên gấp bội. Cho nên nh ững tình c ảm trung
tính, nhẹ nhàng, nửa vui, nữa buồn, bâng khng v.v…. khơng thích h ợp v ới
số đơng. Nụ cười sung sướng, tâm trạng phấn khích, hy vọng tràn ngập,
niềm vui cuồng nhiệt, hoặc chán nản bi quan, tuyệt vọng hoảng lo ạn, căm
giận sục sôi v.v... là những tình cảm phổ biến nhất ở đám đông quần chúng.
Người ta không thấy các cổ động viên lặng lẽ chiêm ngưỡng các c ầu th ủ
của mình trên sân cỏ. Họ phải nhảy múa gào thét, reo hò m ỗi khi đ ội nhà
chiến thắng, sẵn sàng nổi khùng hay chửi bới thậm tệ trọng tài vì m ột s ơ
suất nào đó, và buồn thảm chán chường trước thất bại. Quần chúng khơng
biết và khơng thích che dấu những tình cảm của mình.
Có ba trạng thái cảm xúc tương đối đặc trưng đối với đám đông quần
chúng hỗn hợp: sợ hãi, phẫn nộ và hân hoan. Trạng thái s ợ hãi bao trùm
đám đông quần chúng khi họ chưa có một lãnh tụ đủ uy tín đoàn k ết l ại,

khi lãnh tụ của họ sụp đổ hay khi thấy một sức mạnh khác l ớn h ơn s ức
mạnh của đám đông mà họ là những thành viên. Sức m ạnh c ủa s ố đơng tan
ra nhanh chóng. Bi quan, tuyệt vọng và chán ch ường là nh ững tình c ảm
thường thấy ở giai đoạn này.
9


Sự phẫn nộ của quần chúng có nguyên nhân gián tiếp và tr ực ti ếp:
những nỗi bực bội, khó chịu, bức bối được tích tụ dần dần, ngấm ngầm và
nhân một sự kiện nào đó bùng nổ thành cơn giận dữ, phẫn n ộ ghê g ớm.
Đây là lúc tức nước vỡ bờ, mọi nỗi sợ đều tan biến, quần chúng có th ể
hành động cương quyết khơng khoan nhượng, bất chấp m ọi trở l ực hi ểm
nguy, sẵn sàng xả thân, hy sinh. Sức mạnh th ực sự của qu ần chúng đ ược
bộc lộ, tình bằng hữu được củng cố nhanh chóng, ý th ức tập th ể tảng lên
rõ rệt. Niềm hân hoan, nỗi vui sướng cuồng nhiệt th ường quan sát th ấy
khi quần chúng đám đông chiêm ngưỡng vị lãnh tụ, th ần t ượng tinh th ần
của mình hay sau những chiến thắng quan trọng của cộng đ ồng mình.
Niềm vui lây lan và cộng hưởng. Niềm tự hào về "chúng ta", "phe ta", "lãnh
tụ ta" v.v… tràn ngập mọi cõi lòng. Đây là thời điểm của nh ững suy nghĩ b ốc
đồng, phóng đại, giai đoạn dễ nảy sinh xu hướng "chủ quan khinh đ ịch" và
niềm tin thái quá vào sức mạnh tuyệt đối của "chúng ta".
Điểm đặc biệt là những trạng thái tình cảm rất dễ biến động t ừ thái
cực này sang thái cực khác. Điệu nhảy Lambađa và nh ững gi ọt n ước m ắt
của các cơ gái Braxin tại giải bóng đá Italia là một ví d ụ sinh đ ộng. V ề tâm
trạng của quần chúng cách mạng, Lênin cũng đã từng nhận đ ịnh "tâm
trạng là cái gì hầu như mù qng, vơ thức và khơng l ường tr ước". Vì v ậy,
diễn biến tình cảm của quần chúng đám đơng phải được nghiên c ứu, phân
tích sâu hơn nữa, và phải tính đến mọi chi tiết, m ọi s ự kiện l ớn nh ỏ có kh ả
năng tác động đến "tâm hồn" của số đông.
* Nhân cách của cá nhân hợp quần

Đám đơng có khả năng chi phối hành vi và suy nghĩ c ủa cá nhân. Ở
những trường hợp đặc biệt, trong cơn phấn khích cuồng nhiệt có th ể nh ận
rõ những thay đổi trong nhân cách của một số cá nhân h ợp qu ần. L ơbon
nhận xét rằng, trong đám đông, người hiền lành tr ở nên đ ộc ác, h ạng ti
tiện bỗng trở nên hào phóng vơ độ, người hồi nghi trở thành cuồng tín và
10


kẻ nhút nhát yếu đuối bỗng có những hành động dũng c ảm phi th ường.
Thực ra không phải chỉ trong đám đơng mới có những hiện tượng như vậy:
trong những trạng thái tuyệt vọng hay xúc động mãnh li ệt đơi khi cũng
xuất hiện những thay đổi tính cách bất ngờ ở mỗi người. Nh ưng ph ải th ừa
nhận rằng đám đông quần chúng, với những áp l ực tâm lý đặc bi ệt của nó,
là một mơi trường thuận lợi cho những thay đổi đó.
Frớt, khi giải thích nỗi niềm hoan lạc của quần chúng, cho r ằng
nguồn gốc của nó là trạng thái thống nhất tạm th ời của cái nó và cái siêu
tơi. Theo ơng niềm vui của lễ hội dân gian có được là do các thành viên
được phép phạm thượng, tựa như Adam bỗng dưng được ăn trái cấm. Lúc
này bản chất thực sự của quần chúng xuất hiện từ cõi vô th ức: đ ộc ác, tàn
nhẫn, vô trách nhiệm v.v… G.Lơbon cắt nghĩa các hành vi phá phách vô l ối
bằng tính chất vơ danh của đám động. Cá nhân bình th ường, do s ợ hãi b ị
trừng phạt, luôn ln thận trọng khi hành động. Khi hồ mình vào đám
đơng, họ tìm thấy cho mình chỗ dựa tinh thần, nguồn sức mạnh kh ổng lồ
bảo vệ, vỗ về và khuyến khích lịng dũng cảm của họ. H ơn n ữa đám đơng
là một cái gì vơ danh, hợp rồi lại tan, tinh th ần trách nhi ệm th ường ràng
buộc các cá nhân khơng cịn. Vì vậy họ khơng còn s ợ hãi tr ước nh ững h ậu
quả có thể do hành động của mình gây nên, bng th ả theo tiếng g ọi c ủa
tình cảm, bản năng.
Lập luận của Z. Frớt đúng sai thế nào khó lịng kiểm chứng được. Ch ỉ
biết rằng những gì ơng viết về nguồn gốc của tơn giáo, tín ngưỡng s ơ khai

và lễ hội dân gian đến na khơng cịn phù hợp với các tư li ệu m ới c ủa dân
tộc. Cịn những hành vi có tính chất phá hoại, huỷ di ệt không ph ải là h ậu
quả tất yếu của bất cứ đám đông quần tụ nào. Khơng tính nh ững thành
phần quần chúng có tổ chức chặt chẽ, mà ngay cả nh ững đám đông h ỗn
hợp đơi khi cũng rất hồ nhã, hiền lành. Quả thật tính chất vơ danh c ủa
quần chúng đám đơng cũng hay bị nhiều kẻ hung hăng lợi d ụng. Và s ự b ức
11


bối, tức tối do không được thoả mãn, cộng với ảo tưởng về s ức mạnh c ủa
đám đông cũng ít nhiều khuyến khích các hành động thiếu suy nghĩ. Nh ưng
khơng thể xuất phát từ đó để kết luận rằng hung tính là m ột thu ộc tính
của đám đông. Mặt khác, khi nhân danh số đông, khi nhận l ấy về mình
nghĩa vụ thiêng liêng của cộng đồng, cá nhân có th ể th ực hiện nh ững hành
động quên mình, cao thượng, nghĩa cả và nhân đạo. Điều đáng để tâm h ơn
là lúc này như tiếng nói lương tri của cá nhân đều gắn liền v ới m ục đích
của cộng đồng. Các hành động dù cao cả nhân đạo hay độc ác tàn nh ẫn đều
khơng xuất phát từ sự chỉ bảo đích thực của lương tâm cá nhân. Trong c ơn
bốc đồng, cảm quan về cái thiện và cái ác có nguy c ơ bi ến mất. Nói đúng
hơn, tất cả những gì gắn liền với cộng đồng mình, “phe mình” đ ều thi ện,
đều đẹp và đúng đắn. Cịn những gì chống lại “chúng ta” đều phi nghĩa, x ấu
xa và đáng huỷ diệt. Đây là điểm rất đáng lưu ý khi phát động ác phong
trào quần chúng, khi phân tích những mâu thuẫn xung đột gi ữa các thành
phần xã hội và dân tộc khác nhau cũng như lý giải, đánh giá các hành vi
phạm tội của các phạm nhân.
* Thủ lĩnh đám đông
Người duy nhất không bị tâm lý số đông chi phối mà ngược lại, có
khả năng gây ảnh hưởng lớn đến đám đông quần chúng là nhân v ật thủ
lĩnh. Trong tác phẩm "Cách mạng và phản cách m ạng Pháp", Ăngghen vi ết:
"Quần chúng vơ sản, có số lượng đơng đảo, nhưng khơng có lãnh t ụ, ch ẳng

có một sự chuẩn bị nào về chính trị, chìm đắm trong nh ững c ơn hoảng
loạn và sự bùng nổ dữ dằn vơ lối, sẵn sàng thí m ạng vì b ất kỳ m ột đi ều
nhảm nhí nào". Thủ lĩnh đích thực là người đại diện cho sức mạnh, nhu
cầu, trí tuệ và ý chí của quần chúng. Ở một số tr ường h ợp lãnh tụ là m ột v ị
thần hiện hữu trong trí tưởng tượng phong phú của quần chúng. Hình ảnh
của ơng ta vữa huyền diệu, vừa thần bí. Vài năm tr ước đây khuôn m ặt ca sĩ
nhạc rốc người Mỹ Evan Breslay được những người hâm mộ liên tưởng với
12


hình ảnh của Mơhamet, một thánh nhân đạo Hồi. Thậm chí m ột vài k ẻ
thích chuyện giật gân cũng khẳng định Breslay là cháu chắt mấy đời của c ụ
tổ Mơhamet.
Lãnh tụ, thủ lĩnh có khả năng dễ dàng thiết lập lại trật tự, thuy ết
phục quần chúng đám đông, tổ chức và hướng họ vào những hành động
chung thống nhất. Đối với những tập đồn người có c ấu trúc l ỏng l ẻo thì
lãnh tụ, uy tín của ông ta là điểm tựa duy nh ất liên k ết h ọ v ới nhau. S ức
thuyết phục của thủ lĩnh, lãnh tụ thường không nằm trong lý lẽ l ập lu ận
của ông ta. Lãnh tụ thuyết phục đám đơng bằng cách cảm hố, bằng uy tín,
bằng tình yêu và niềm tin tưởng mà quần chúng đặt vào n ơi ông. Cho nên
muốn thuyết phục đám đông, trước hết phải tìm cách chiếm đ ược thi ện
cảm của họ. Nhìn chung các lãnh tụ, thủ lĩnh của đám đơng th ường có
những đặc điểm sau: năng nổ, ưa hoạt động; tin tưởng tuy ệt đối vào lý
tưởng của mình; ý chí kiên cường; có những hành động phi th ường - chí ít
là gây được cảm tưởng như vậy trong tâm trí quần chúng; bất ch ấp m ọi
khó khăn, sẵn sàng hy sinh hạnh phúc cá nhân; có uy l ực cám d ỗ t ự nhiên
khiến thoạt nhìn đã muốn thuần phục, v.v….
Khơng phải nhất thiết đám đơng nào cũng có th ủ lĩnh dẫn đ ường.
Cũng không phải thủ lĩnh, lãnh tụ luôn phải xuất hiện tr ước công chúng.
Điều quan trọng là quần chúng luôn luôn hướng về lãnh tụ, luôn c ảm th ấy

lãnh tụ đang "cùng chúng ta" trong mỗi hành động. Vai trò t ương đ ương v ới
quyền lực tâm lý của thủ lĩnh, lãnh tụ đối với quần chúng đám đơng có lúc
do một số tổ chức, một đảng phái chính trị th ực hiện, th ậm chí đôi khi là
thần linh, thánh hiền, tức những yếu tố hoàn toàn phi th ực đ ảm nhi ệm.
Tuy nhiên có sức cám dỗ hơn cả vẫn là những lãnh tụ trần gian, các cá
nhân cụ thể. Ngay với những quần chúng được giáo dục, được chuẩn bị và
tổ chức chặt chẽ thì vai trị của thủ lĩnh vẫn hết sức quan trọng, không
phải ngẫu nhiên mà trong bất cứ một tổ chức đoàn th ể nào ng ười ta cũng
13


bầu ra một người đứng đầu thay mặt tập thể và đơn đốc các thành viên. Có
thể nói một cách khơng phóng đại: nhu cầu phải có thủ lĩnh là m ột nhu c ầu
có tính chất "bản năng" đối với quần chúng đám đông.
Tâm lý đám đông không phải là cấp số cộng của các trạng thái tâm lý
cá nhân hợp quần. Giữa hai hiện tượng này có sự khác bi ệt v ề ch ất. Đành
rằng tâm lý đám đông bộc lộ thông qua nh ững đ ơn v ị h ợp thành nó, t ức là
hành vi của cá nhân. Nhưng nguyên nhân sâu xa của nh ưng hành vi ấy l ại
không xuất phát từ mỗi cá nhân. Dường như có m ột th ế l ực vô th ức, siêu
thực thể tác động đồng thời đến hết thảy các thành viên, khuyến khích và
thúc đẩy họ bộc lộ bản thân mình một cách chân th ật nhất t ại th ời đi ểm
đó.
4. Một số cơ chế tâm lý đặc trưng đối với đám đông quần chúng
* Bắt chước
Theo nghĩa rộng, bắt chước được hiểu là một sự mô ph ỏng, tái t ạo,
lập lại các hành động, hành vi, tâm trạng, cách th ức quy loài, ứng x ử c ủa
một người hay một nhóm người nào đó.
Trong đời sống hàng ngày của chúng ta vẫn gặp các biểu hiện của
bắt chước: bắt chước cách ăn mặc, tiêu sài theo mốt; sự đua đòi a dua c ủa
đám trẻ, phong trào học tập tấm gương sáng, v.v…. Người đầu tiên nghiên

cứu bắt chước một cách có hệ thống là Tacđơ. Trong cuốn sách "nh ững quy
luật của bắt chước" ra đời năm 1890, ông phân ra bốn loại b ắt ch ước: a)
bắt chước lơgíc (trí tuệ - ý thức) và phi lơgíc (cảm tính, phi lý; b) bắt ch ước
hình thức và bắt chước bản chất; c) bắt chước nhất thời (mốt, tâm tr ạng
xã hội) và lâu dài (tập quán tín ngưỡng); d) s ự mô ph ỏng l ặp l ại gi ữa các
thế hệ, giữa các giai cấp. Theo Tacđơ bản chất của th ế giới là s ự l ặp l ại:
con người bắt chước lẫn nhau, trẻ em bắt chước người lớn, tầng l ớp h ạ
lưu bắt chước giới thượng lưu, dân tộc này bắt chước dân tộc khác, xã h ội
loài người bắt chước giới tự nhiên.
14


Quan niệm này, ngày nay, ngay cả đối với người đề cao vai trò của bắt
chước trong đời sống xã hội và tâm lý con người, cũng khó đ ược ch ấp
thuận.
Cơ chế bắt chước, áp dụng với tâm lý đám đông, v ận hành nh ư sau:
bắt chước là một phản ứng có tính chất bản năng (Y. Djem). Các thành viên
của đám đông bắt chước lẫn nhau và bắt chước thủ lĩnh của h ọ (hoặc m ột
số kẻ đầu trò). Mốt thường bắt đầu từ một nhân vật nổi tiếng (m ột ca sĩ,
cầu thủ bóng đá, minh tinh màn bạc v.v….) sau đó lan to ả vào gi ới thanh
niên, vốn là những người say mê ngưỡng mộ ngôi sao ấy. Trong m ột đám
đông bạo loạn, lúc đầu chỉ có vài kẻ hung hăng. Tấm gương của h ọ d ần
dần được mọi người bắt chước, biến thành cuộc phá phách tập th ể. Cũng
nhờ bắt chước, con người có thể trở nên tốt bụng, tử tế với nhau h ơn. S ự
chứng kiến một hành động hào hiệp sẽ đánh th ức lòng nhân ái và tinh th ần
tương trợ. Khi vơ tình" được thấy ai giúp đỡ một phụ n ữ gặp tai ho ạ (thí
nghiệm của Bruam), số người muốn giúp đỡ, tất nhiên là giới mày râu, t ự
dưng tăng lên gấp đơi.
Tóm lại, đám đơng quần chúng, sở dĩ hung hăng hay hi ền lành, vô k ỷ
luật hay trật tự, chống đối hay hưởng ứng là do các thành viên b ắt ch ước

các đối tượng hay khuôn mẫu khác nhau mà thôi.
Cho đến nay người ta không đề cao vai trò bắt chước đối với các hiện
tượng tâm lý số đơng như cách đây một thế kỷ. Có lẽ cơ chế này ch ỉ th ực s ự
tiêu biểu đối với các hiện tượng xã hội như mốt v.v…
Bắt chước với tư cách một biện pháp tiếp thu các kinh nghi ệm xã h ội
được nghiên cứu nhiều trong tâm lý học lứa tuổi, trong quá trình xã h ội hoá
ở trẻ em.
* Lây lan
Lây lan là cơ chế rất đặc trưng cho đám đông quần chúng, quá trình
chuyển toả trạng thái cảm xúc từ cá thể này sang cá th ể khác ở c ấp đ ộ sinh
15


lý, xảy ra một cách nhanh chóng, mạnh mẽ, nằm ngoài nh ững tác động qua
lại ở cấp ý thức - tư tưởng. Lây lan được biết đến từ lâu, v ới nh ững hình
thức khá phong phú: sự hoảng loạn của đám đông, cơn bốc trên sàn nh ẩy
vũ trường, các đợt sóng cổ vũ trên khán đài, cơn sốc nhạc rốc v.v… Sau khi
đài phát thanh “tiếng nói Hoa Kỳ” đọc xong cuốn “Chiến tranh gi ữa các vì
sao” của U. Êulo hàng loạt người nghe (số liệu chính th ức là 1.200.000) r ơi
vào tình trạng loạn tâm tập thể. Họ sợ người từ mặt trăng xuất hiện.
Khoảng 400.000 khăng khăng khẳng định rằng mình nhìn th ấy ng ười t ừ
mặt trăng xuống, mặc dù trước khi đọc truyện phát thanh viên đã ba l ần
nói rằng đây chỉ là câu chuyện bịa đặt, hư cấu.
Hiện có hàng loạt quan điểm khác nhau về lây lan và tác động c ủa nó
đến đám đơng. Theo Mikhailơpxki N.K, lực lây lan được truy ền đi theo
nguyên tác cộng hưởng, tỷ lệ thuận với số lượng của đám đông và c ường
độ cảm xúc được truyền đạt. G.Lơbon, vốn là một bác sĩ, cho r ằng lây lan
được hiểu như như truyền nhiễm. Sự khác nhau chỉ biểu hiện ở nội dung
lây lan: vi khuẩn bệnh hay các trạng thái tâm lý. W.Mc.Daugas lý gi ải quá
trình lây lan bằng thuyết "quy nạp thiện cảm", theo đó nh ững bi ểu hiện

của cảm xúc qua điệu bộ cử chỉ và nét mặt của một cá nhân sẽ tạo ra ph ản
ứng tương tự ở người bên cạnh. Đây là bản năng sinh học bầy đàn, vốn rất
phổ biến ở động vật. Ph. Ollport lại đề xuất tư tưởng "ph ản ứng vịng
trịn": cá nhân kích thích người khác bằng hành vi của mình, do nhìn th ấy
hoặc nghe thấy phản ứng của người kia mà tăng thêm độ h ứng kh ởi. Bằng
cách đó cảm hứng của đám đơng phát triển, lan toả khơng ngừng.
Tuy cịn nhiều tranh luận về bản chất của lây lan, nh ưng h ầu hết gi ới
nghiên cứu đều thống nhất thừa nhận vai trị to lớn của nó đối với đám
đơng. Lây lan cho phép giải thích các cao trào cảm xúc, tâm tr ạng hoảng
loạn tập thể, sự ưu thắng của các yếu tố tình cảm bản năng đối v ới lý trí trí tuệ, tính thuần nhất của đám đơng v.v…
16


* Ám thị - thôi miên
Ám thị và thôi miên là hai cấp độ, hai trạng thái “m ất tỉnh táo”, “m ất
khả năng hồi phục” của ý thức nảy sinh dưới tác động đặc bi ệt của m ột
kích thích nào đó.
Trong trạng thái thơi miên não chỉ giữ mối liên hệ với một nguồn
kích thích nhất định, tồn bộ những bộ phận thần kinh trung ương khác bị
ức chế. Vì vậy, con người dường như chỉ gắn bó với ngoại gi ới theo một
kênh thông tin, chấp hành tuyệt đối những u cầu được mã hố qua kênh
thơng tin đó, có thể thực hiện những hành động rất kỳ quặc.
Ám thị là hình thức thơi miên nhẹ, khi não vẫn "thức". Cá nhân bị chi
phối bởi thông tin gây ám thị, mất khả năng suy xét một cách có phê phán,
cả tin và dễ dàng bị thuyết phục.
Cho đến nay vẫn chưa có sự nhất trí trong cách hi ểu v ề b ắt ch ước,
thôi thiên và lây lan. Tacđơ cho thôi miên và lây lan là do bắt ch ước mà ra.
Lơbon, Pơzshel lại giải thích bắt chước và thôi miên bằng c ơ chế lây lan.
Z.Frớt qui tất cả các hiện tượng trên vào khái niệm thơi miên - ám th ị. Ơng
dùng nó như một cơ chế tâm lý cơ bản để xem xét tâm lý đám đông qu ần

chúng. Thôi miên là cách người thủ lĩnh chiếm hữu tâm hồn của đám đông,
xuất phát từ tình yêu và niềm tin tưởng mà quần chúng đặt vào ông ta. Th ủ
lĩnh, theo Z.Frớt, là hình ảnh “người cha” hiện hữu trong tâm trí của m ỗi cá
nhân hợp quần, có khả năng thay thế tạm thời vai trị của Cynep-Ero. Đám
đơng, do vậy, một mặt tuân thủ thủ lĩnh của mình nh ư một đ ấng toàn
năng, mặt khác mặc sức bộc lộ những bản năng phi xã h ội của mình.
Trong những suy nghĩ và lập luận sắc sảo của Frớt, tuy hầu nh ư bao
giờ cũng thái quá, đã phản ánh mối quan hệ chặt chẽ gi ữa thôi miên v ới uy
tín và niềm tin. Mối quan hệ này được khẳng định nhiều lần thông qua các
thực nghiệm khoa học.

17


Để tạo ra trạng thái ám thị hoặc thôi miên, người ta đưa cá nhân vào
trạng thái nửa ngủ, nửa thức thông qua những tác đ ộng đều đặn và nh ẹ
nhàng. Đối với đám đông quần chúng phải sử dụng nh ững bi ện pháp thông
tin tuyên truyền rầm rộ, với những lời lẽ cam kết, khẳng định, d ưới nhi ều
hình thức và lặp đi lặp lại nhiều lần. Tên trùm phát xít G ơben đã t ừng nói:
một điều dù phi lý đến đâu, cứ nhắc đi nhắc lại đến lần th ứ 41, m ọi ng ười
sẽ tin. Bằng cách phóng đại, tơ màu cho các sản ph ẩm khác nhau, hãng
quảng cáo Image ở Mỹ đã thu được những khoản lợi nhuận kếch sù.
5. Ý nghĩa tâm lý đám đông trong giáo dục nhân cách học viên ở
các nhà trường quân đội.
Bản thân tâm lý đám đông là một hiện tượng tâm lý khách quan, nó
khơng xấu cũng khơng tốt. Tâm lý này tích cực hay tiêu c ực ph ụ thu ộc vào
việc chúng ta biết khai thác nó ở khía cạnh nào, nhằm mục đích gì. Nếu s ử
dụng tâm lý đám đơng để khuyến khích mọi người tham gia làm vi ệc thi ện,
việc có ích cho cộng đồng, xã hội, thì “nó” là tốt. Ng ược l ại, l ợi d ụng nó đ ể
lơi kéo mọi người trong đám đơng làm việc xấu, thì “nó” trở nên xấu.

Trong thời đại cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay, giáo d ục
phẩm chất toàn diện cho thế hệ trẻ cả nước nói chung và thế hệ trẻ trong
quân đội nói riêng là một công việc hết sức cần thiết. Công tác giáo dục
phẩm chất toàn diện của người chiến sĩ khá đa dạng, đó là Trí tu ệ - Đ ạo
đức - Kinh tế - Chính trị xã hội - Văn hóa nghệ thuật. Vì thế, xây d ựng mơi
trường tập thể lành mạnh và giáo dục nhân cách quân nhân trong giai
đoạn hiện nay là nhiệm vụ không thể thiếu nhằm góp phần gìn gi ữ hình
ảnh và phát huy phẩm chất của bộ đội cụ Hồ thời kỳ m ới.
Mơi trường văn hóa là tài sản lớn của tập thể, cộng đồng và xã h ội.
Mỗi thành viên sống trong mơi trường văn hóa sẽ rất tự hào, h ạnh phúc bởi
công sức và sự phấn đấu của mình đóng góp cho s ự nghi ệp chung. Xây
dựng mơi trường văn hóa tốt cho học viên ở các nhà tr ường quân đ ội, cần
18


phải chú ý tới tâm lý đám đông. Do xuất phát t ừ đ ặc thù h ọc t ập, rèn luy ện
của người chiến sĩ, học viên ở các nhà trường quân đội th ường xuyên hoạt
động cùng nhau, chính vì vậy mà hiện tượng tâm lý đám đơng th ường xu ất
hiện trong tập thể nó ảnh hưởng, chi phối mạnh mẽ t ới hoạt động của
hoạt động của từng học viên. Vấn đề đặt ra cho cán bộ lãnh đ ạo, ch ỉ huy,
quản lý phải nhận biết được tâm lý đám đông của học viên, t ừ đó có nh ững
tác động phù hợp nhằm định hướng học viên, khuy ến khích t ường h ọc
viên thực hiện nhiệm vụ theo nhiệm vụ chung của tập th ể. Muốn làm t ốt
được việc này trước hết cán bộ lãnh đạo, chỉ huy quản lý đơn v ị ph ải n ắm
được đặc điểm tâm lý của học viên. Lứa tuổi học viên trước khi nhập ngũ:
gồm những thanh niên nam nữ tuổi từ 15 - 18 hay 20 - 25, xuất thân từ các
tầng lớp xã hội khác nhau, có q trình học tập, cơng tác khác nhau. Họ có
một thế giới nội tâm phong phú, phức tạp, luôn muốn tự khẳng định, tự
học, giao tiếp, kiếm sống theo cách riêng của bản thân. Những yếu tố đó
xuất hiện từ tuổi thiếu niên nhưng đến tuổi thanh niên mới có cơ hội phát

triển mạnh mẽ. Đây cũng chính là điều kiện thuận lợi cho việc giáo dục tính
độc lập, tự chủ, năng động cho học viên, giúp học viên có khả năng thích
nghi nhanh với cuộc sống và sinh hoạt của tập thể đơn vị, nhà trường.
Việc giáo dục nhân cách cho học viên không những chỉ chú ý đến đặc
điểm tâm lý nhân cách (cá nhân) mà cần phải quan tâm đến những khía
cạnh tâm lý xã hội (trong đó có tâm lý đám đơng) trong đời sống cá nhân của
mỗi học viên. Tâm lý đó sẽ diễn ra trong mơi trường và chịu sự tác động của
mơi trường. Bởi vậy, muốn có những tâm lý lành mạnh, tích cực thì phải có
mơi trường văn hố lành mạnh, kỷ luật. Tồn trường cùng định hướng vào
một hoạt động, một mục đích và phương hướng đào tạo… sẽ giúp mỗi học
viên có điểm chung về tâm lý. Đó là sự cảm thơng, chia sẻ tình cảm, là cơ sở
của dư luận xã hội, của sự đoàn kết nhất trí, tình đồng chí, đồng đội và tinh
thần tập thể. Các học viên từ những học sinh phổ thông với sự quản lý chặt
19


chẽ của gia đình, nhà trường, được bước vào một mơi trường đặc biệt - mơi
trường qn đội. Ở đó, các em sẽ được trưởng thành về nhân cách, nhu cầu
cũng sẽ được khơi dậy, phát triển mạnh mẽ. Về đời sống, các em được đảm
bảo điều kiện vật chất, sinh hoạt, học tập và phát triển thể lực. Về kiến
thức, các em được làm quen, tiếp xúc và học tập nhiều chuyên ngành khác
nhau, được rèn luyện kỹ năng kỹ xảo từ đơn giản đến điêu luyện. Nhà
trường cũng sẽ định hướng cho các em về con đường sự nghiệp tương lai,
đồng thời chuẩn bị những kiến thức chuyên mơn và năng lực thực tiễn để
các em có cơ sở cho hành trang sau tốt nghiệp.
Bên cạnh những đặc điểm tâm lý trên, việc giáo dục nhân cách của
học viên cũng phải dựa vào tâm lý học viên qua các hoạt động mang tính
phong trào. Qua các hoạt động thi đua của Đồn Thanh niên, Phụ nữ, Cơng
đồn với nhiều nội dung, hình thức phong phú sẽ có tác dụng kích thích tâm
lý của học viên. Các cuộc thi như Môi trường sạch đẹp, lối sống lành mạnh;

Thi hát dân ca; Thi hát truyền thống; Thi cắm tỉa hoa; Thi thể thao… tạo nên
bầu khơng khí hăng hái trong hoạt động tập thể. Từ đó tạo ra một nếp sống
chung bao gồm nếp sinh hoạt, phương thức giao tiếp, quan hệ ứng xử trở
thành ổn định theo quy tắc, tiêu chuẩn nhất định. Nếp sống chính quy là
những nội quy mang tính kỷ luật nhằm rèn luyện những phẩm chất chính
trị, tinh thần và tâm lý để có thể hành động trong mọi điều kiện của người
chiến sĩ. Những đức tính dũng cảm, kỷ luật, linh hoạt, sáng tạo, chịu đựng
gian khổ, khắc phục khó khăn và những thói quen, hành vi mà học viên rèn
luyện đều được hình thành trong đời sống tập thể, trong một tổ chức chính
quy. Tình đồng đội, đồng chí là kết quả của hành động chung, sự hiệp đồng,
sự đồng cam cộng khổ giữa cán bộ giảng viên nhà trường với các học viên.
Cũng từ nếp sống chính quy mà tâm lý được tạo nên bởi sự lây lan cảm xúc,
tâm trạng, hưng phấn, sự trao đổi thơng tin, qua đó hình thành những giá trị
phẩm chất mà mỗi học viên phải tôn trọng, xây dựng và cả tập thể sẽ tạo
20


nên sức mạnh tâm lý tác động đến từng cá nhân. Những người làm công tác
phong trào, công tác dân vận đã biết khai thác tâm lý đám đông, hướng đám
đông đi theo một con đường sáng. Lúc đầu h ọ bố trí một đám đơng khơng
lớn, nhưng có tác dụng là “chất kích thích”, kh ởi động một phong trào. D ần
dần, bằng những việc làm cụ thể của đám đông nh ỏ, kết hợp v ới truy ền
thông có bài bản tác động lên đám đơng cịn lại, khiến cho nhi ều
người hưởng ứng phong trào. Chỉ một thời gian sau, phong trào đã lan rộng.
Một đặc điểm nữa đó là quan hệ giữa tâm lý và hoạt động của học
viên quan hệ hai chiều. Một mặt, tâm lý được hình thành từ hoạt động, mặt
kia tâm lý điều chỉnh hoạt động; vai trị của hoạt động hình thành tâm lý.
Thơng qua những hoạt động đó mà nhân cách được uốn nắn, điều chỉnh và
hoàn thiện. Cho nên việc học tập và rèn luyện trong nhà trường là giáo dục
lý tưởng, mục tiêu cho chiến sĩ, học viên để khi ra trường các đồng chí có đủ

phẩm chất của một qn nhân, ln hồn thành tốt nhiệm vụ.
Trong giáo dục, nếu biết vận dụng tâm lý đám đông, ta sẽ có nh ững
cuộc thi đua, các cuộc vận động, các phong trào tốt. Mu ốn cho c ả tr ường
hưởng ứng theo một việc làm nào đó, chẳng hạn phong trào góp đá xây
Trường Sa, chỉ cần ban đầu có một lớp nào đó “khởi xướng”, làm trước. Sau
khi lớp ấy làm tốt cơng tác qun góp được nhà trường “cố ý tuyên dương
sáng kiến”, một thời gian sau, “vết dầu loang” đã lan sang c ả các l ớp khác.
Dần dần tất cả các lớp trong trường đều tham gia và tạo nên một phong
trào mạnh mẽ.
Khi biết tác động của tâm lý đám đông, những nhà làm giáo dục cũng
biết cách ngăn chặn sự lây lan của một hiện tượng tiêu c ực nào đó. Hiện
tượng tâm lý đám đơng có ở mọi lứa tuổi, song ở lứa tuổi còn trẻ, kinh
nghiệm sống chưa nhiều, lập trường tư tưởng chưa vững, chính kiến ch ưa
thực sự ổn định, thì tâm lý đám đơng có tác động m ạnh h ơn. Khi thấy
những hiện tượng a dua, chạy theo phong trào, theo mốt, k ể c ả ch ạy theo
21


những hiện tượng tiêu cực của giới trẻ, những nhà làm giáo dục khơng nên
lớn tiếng chỉ trích, chê bai họ, rất có thể bị đám đơng đó “ph ản pháo”. Hãy
nghĩ rằng tại sao một nhà hàng có thể lơi kéo được hàng nghìn ng ười đến
chen lấn, xơ đẩy? Tại sao một người xa lạ ở đâu đó đến Việt Nam đ ược
nhiều người ca ngợi, tôn vinh, dù thành tích của người đó khơng th ực s ự
xuất sắc? Tại sao chúng ta chưa lôi kéo được giới trẻ học tập t ấm g ương
nào đó ngay trong trường, trong lớp, trong cộng đồng sát cạnh? T ại sao có
phong trào thi đua “khởi mãi khơng động?” Tại sao đơn vị khác họ lại là
một tập thể đồn kết...Giáo dục là tác động đến con người, khơng th ể
không hiểu biết và vận dụng những quy luật, hiện t ượng tâm lý khách
quan để phục vụ cho mục đích của chúng ta. Một nhóm người l ạc đ ường,
mắng mỏ họ, chê họ kém hiểu biết thì có ích gì? Thay vì chê bai, hãy ch ỉ cho

người ta con đường khác, sáng hơn để đi. Bớt chê bai, phê phán, tăng c ường
chỉ dẫn, động viên cũng là phương pháp giáo dục có hiệu quả.
Tóm lại, thông qua những đặc điểm tâm lý học viên (đặc biệt là tâm lý
đám đông trong học viên), sự tác động của học và rèn để hình thành nhân
cách học viên là một việc làm hết sức cần mẫn, tỉ mỉ và lâu dài của cán bộ
giáo viên, đòi hỏi ở mỗi cán bộ giáo viên (mà trực tiếp là những cán bộ giảng
dạy và trực tiếp chỉ huy) cần phát huy được tính năng động, sáng tạo, khoa
học trong phương pháp, ln tạo ra những tình huống hấp dẫn, kích thích
chiến sĩ học viên tham gia các hoạt động như học tập, sinh hoạt. Nhà
trường sẽ là nơi các em được nuôi dưỡng trưởng thành về nhiều mặt, giúp
cho các em nhận thức được xã hội và chính mình, hiểu được mình là ai,
mình phải sống như thế nào, phải giải quyết các mối quan hệ ra sao... Đó
cũng là quá trình hình thành nhân cách. Trình độ văn hóa càng cao thì nhân
cách càng lớn. Cùng với các hoạt động, những giá trị về t ư tưởng, đạo đ ức,
văn hóa, lối sống, thẩm mỹ… được hình thành trong nhân cách h ọc viên,
làm cho học viên vừa thấm sâu về nếp sống, thói quen tốt, đấu tranh v ới
22


những cái sai, cái xấu, cái ác, tạo ra sự chuẩn mực đ ạo đ ức và góp ph ần xây
dựng nhà trường ngày càng đi vào quỹ đạo chính quy - hi ện đ ại - phát tri ển
toàn diện trong sự nghiệp “trồng
KẾT LUẬN
Hiện nay các vấn đề tâm lý đám đông được giới nghiên cứu quan tâm
là phạm vi, thành phần, cấu trúc, độ đậm đặc và s ự phân tuy ến gi ữa các b ộ
phận của đám đơng. Tuy nhiên, những số liệu vẫn cịn khá phân tán, m ặc
dù các quan sát được thực hiện một cách chu đáo, cùng v ới trang thi ết b ị
hiện đại. Có thể nói sự hiểu biết về tâm lý đám đơng là ít ỏi và khơng ch ắc
chắn. Sự tồn tại đồng thời nhiều luận điểm khác nhau xung quanh vi ệc mô
tả cũng như lý giải các thuộc tính tâm lý của đám đơng, ch ứng tỏ tâm lý

đám đơng, tuy đã có một trăm tuổi đời, vẫn đang ở trong giai đoạn phát
triển đầu tiên, giai đoạn thu thập số liệu.
Hiệu ứng đám đông có thể được hiểu là những suy nghĩ hoặc hành vi
của con người thường xuyên chịu ảnh hưởng của những người khác. Người
ta thường chạy theo những cái mà số đông cho là hay, đúng và sáng
suốt, nhưng bản thân lại không suy nghĩ về ý nghĩa của sự việc. Đây là
trạng thái tâm lý khá phổ biến ở mọi lứa tuổi tại Việt Nam trong đó có học
viên ở các nhà trường quân đội. Hiệu ứng đám đông là một hiện tượng
thường gặp trong tập thể quân nhân, do không nắm bắt được đầy đủ
thông tin, họ thường thông qua việc quan sát hành vi của m ọi ng ười xung
quanh để chắt lọc thơng tin, vì luồng thơng tin này được “truy ền thông”
liên tục; thông tin được mọi người nắm bắt về cơ bản là giống nhau, t ừ đó
nảy sinh hành vi a dua theo đám đơng. Chính vì vậy trong giáo dục nhân
cách học viên ở các nhà trường cần đội đòi hỏi cán bộ, lãnh đạo, chỉ huy
đơn vị cần phải có sự định hướng, giáo dục quân nhân, ngăn ch ặn nh ững
tâm lý tiêu cực trong tập thể quân nhân, tránh để xảy ra nh ững hiện t ượng
tâm lý đám đông tiêu cực ảnh hưởng xấu tới đơn v ị và việc th ực hi ện
23


nhiệm vụ của mỗi qn nhân, từ đó hồn thiện nhân cách mỗi học viên
trong quá trình đào tạo ở nhà trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Dũng (chủ biên), Tâm lý học xã hội, Nxb KHXH, H2000.
2. Giáo trình tâm lý học xã hội quân sự, Nxb QĐND, H 2014.
3. Tâm lý học quân sự, Nxb QĐND, H1998.
3. Vũ Dũng, Tâm lý học xã hội – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb
Từ điển Bách khoa, H 2011.
4. Nguyễn Đình Gấm, Những vấn đề tâm lý xã hội trong sự nghiệp

cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb CTQG, H 2003.
5. Trần Hiệp (chủ biên), Tâm lý học xã hội – Mấy vấn đề lý luận, Nxb
KHXH, H 1991.
6. Trần Ngọc Khuê (chủ biên) (1998), Xu hướng biến đổi tâm lý xã hội
trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà
7. Phương Kỳ Sơn, Tâm lý học xã hội - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn,
Nxb CTQG, H 2000.
8. Tâm lý học đám đông, Gustave Le Bon, Nxb Tri thức, 2009

24



×