Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

TIỂU LUẬN TRIẾT học thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (vietinbank)xét dưới góc độ ý thức xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.76 KB, 24 trang )

LỜI CẢM ƠN

Đề tài tiểu luận này được hoàn thành ngồi sự cố gắng của bản
thân cịn có sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô, đồng nghiệp, bạn
bè…. Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy cơ giáo
bộ mơn Lý luận chính trị - Khoa cơ bản, đã tận tình truyền đạt kiến
thức và giúp đỡ em trong suốt thời gian hoàn thành đề tài.
Quá trình thực hiện nội dung bài tiểu luận chắc chắn sẽ khơng
tránh khỏi thiếu xót, kính mong sự đóng góp chỉ bảo của q thầy cơ
và các bạn đồng mơn để em có kinh nghiệm và hồn thiện kiến thức
của bản thân hơn.
Xin chân thành cảm ơn!


MỞ ĐẦU
Ý thức xã hội và tồn tại xã hội có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau, đây được coi
là cấp độ hai vấn đề cơ bản của triết học. Quan niệm này được Mác và Ăngghen xây
dựng trên cơ sở giải quyết một cách duy vật vấn đề cơ bản của triết học khi áp dụng
vào lĩnh vực xã hội, phản ánh mối quan hệ vật chất và tinh thần. Nếu như chủ nghĩa
duy vật nói chung giải quyết nó thơng qua mối quan hệ vật chất tinh thần nói chung,
cịn chủ nghĩa duy vật lịch sử giải quyết ở góc độ mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và
ý thức xã hội. Chủ nghĩa duy vật đã luận giải đúng đắn mối quan hệ giữa hai yếu tố
trên, đồng thời chỉ ra các quy luật phát triển của ý thức xã hội. Các quy luật đó phản
ánh mối quan hệ giữa hai yếu tố trên cũng như phản ánh tính độc lập tương đối của ý
thức xã hội.
Ngân hàng Công Thương Việt Nam được thành lập từ năm 1988 sau khi
tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tháng 7 năm 2009, Ngân hàng Công
thương chính thức chuyển sang hình thức cổ phần hóa và đổi tên giao dịch là
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank). Qua hơn 30 năm hình
thành và phát triển, đến nay VietinBank đã được những thành công nhất định
và tất yếu cũng gặp khơng ít khó khăn và thử thách khác nhau. Nhưng với năng


lực quản trị điều hành đúng đắn của Ban Lãnh đạo ngân hàng cùng với sự đồng
tâm hợp sức của toàn thể cán bộ nhân viên mà VietinBank đều vượt qua những
khó khăn thử thách để có được thành tựu như ngày hơm nay. Xác định xây dựng
thương hiệu VietinBank đi đôi với xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tập thể
Lãnh đạo ngân hàng cùng với các cán bộ, công nhân viên, người lao động đang
từng bước xây dựng nên những chuẩn mực văn hóa cho VietinBank. Bản thân văn
hóa doanh nghiệp trong Cơng ty VietinBank đã có, tuy nhiên vì nhiều lý do mà
những nét văn hóa đó khơng được biểu hiện một cách rõ nét và có hệ thống.
Chính vì vậy khi học nội dung triết học về ý thức xã hội, tác giả rất tâm đắc với
việc nghiên cứu đề tài: “Thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Ngân
hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam (VietinBank)xét dưới góc độ ý thức xã


hội” làm chủ đề viết tiểu luận của mình.
Xây dựng một nền văn hố đặc trưng, thích hợp là một nội dung quan trọng
trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, được nhiều nhà lãnh đạo, quản lý
doanh nghiệp có tâm huyết đặc biệt coi trọng. Nhận thức và vận dụng tốt các quy
luật hình thành phát triển của ý thức xã hội có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động
thực tiễn, là phương pháp luận trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp hiện nay.
2.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Trên cơ sở làm rõ một số nội dung về ý thức xã hội, những quy luật hình
thành ý thức xã hội, phân tích đánh giá thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại
VietinBank hiện nay và đề xuất các giải pháp
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
- Làm rõ một số cơ sở lý luận về ý thức xã hội và quy luật hình thành ý thức
xã hội
- Đánh giá thực trạng xây dựng văn hoá doanh nghiệp tại VietinBank
- Đưa ra một số giải pháp để xây dựng và hồn thiện văn hố doanh nghiệp
tại VietinBank.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:

3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Là thực trạng về văn hóa doanh nghiệp tại VietinBank dưới góc độ ý thức xã
hội
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu trong quá trình xây dựng và phát triển của VietinBank từ năm
2015 đến 2020
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh cùng với các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và trình bày tiểu luận, tác giả sử dụng phương
pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; đồng thời vận dụng quan điểm
khách quan, quan điểm toàn diện, quan điểm phát triển, quan điểm lịch sử cụ thể,
quan điểm thực tiễn.
5. Những đóng góp mới của đề tài
5.1. Về lý luận
Làm rõ thêm những vấn đề lý luật, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê nin về


ý thức xã hội, phân tích các quy luật phát triển của ý thức xã hội.
5.2. Về thực tiễn
Trình bày một cách hệ thống về văn hóa doanh nghiệp và các biểu trưng về
văn hóa doanh nghiệp cũng như lợi ích của việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Qua phân tích thực trạng về văn hóa doanh nghiệp giúp cho VietinBank có
những chính sách chiến lược, giải pháp cụ thể nhằm xây dựng văn hóa doanh
nghiệp trong ngân hàng hiện nay.
6. Kết cấu của đề tài
Đề tài ghiên cứu gồm: 3 chương, 6 tiết
NỘI DUNG

Chương 1: Ý THỨC XÃ HỘI VÀ MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN
TẠI XÃ HỘ VÀ Ý THỨC XÃ HỘI
1.1. Ý thức xã hội và kết cấu của ý thức xã hội
* Tồn tại xã hội: Là toàn bộ điều kiện sinh hoạt vật chất và quan hệ vật chất
của con người trong những giai đoạn lịch sử xã hội nhất định.
Điều kiện vật chất gồm: Con người lao động, vật chất con người làm ra; toàn
bộ đời sống vật chất và toàn bộ quan hệ người với người trong sản xuất vật chất.
Tồn tại xã hội gồm 3 yếu tó cơ bản cấu thành đó là phương thức sản xuất của xã
hội, hồn cảnh địa lý và điều kiện dân số. mỗi giai đoạn khác nhau có tồn tại xã hội
khác khác nhau và trong những yếu tố cấu thành tồn tại xã hội thì phương thức sản
xuất là yếu tố cơ bản nhất.
* Ý thức xã hội : Là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm toàn bộ những
quan điểm, tư tưởng cùng những tình cảm, tâm trạng, truyền thống... nảy sinh từ tồn
tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định. [1,
tr.63].
- Ý thức xã hội là hệ thống những tư tưởng, quan điểm lý luận, phong tục tập
quán, truyền thống của xã hội, là tư tưởng của toàn xã hội chứ khơng phải của một
người, nó là cái chung chi phối mọi hoạt động của mỗi người, ý thức xã hội thuộc
lĩnh vực đời sống tinh thần của xã hội và phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội
quyết định. Ý thức xã hội là một bộ phận của đời sống tinh thần xã hội, chứ khơng
đồng nhất với đời sống tinh thần. Bởi vì, ngồi phạm trù ý thức xã hội, đời sống


tinh thần còn bao gồm nhiều yếu tố khác. Ở ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau ý
thức xã hội cũng khác nhau
* Kết cấu của ý thức xã hội
- Tiếp cận kết cấu ý thức xã hội theo trình độ phản ánh: gồm có ý thức xã hội
bậc thấp và ý thức xã hội bậc cao. Ý thức xã hội bậc thấp bao gồm những tri thức,
kinh nghiệm, thói quen, tâm lý
Ý xã hội bậc cao chính là ý thức lý luận và hệ tư tưởng. Ý thức lý luận: Là

quan điểm, tư tưởng xã hội mang tính hệ thống hoá được xây dựng bởi tư duy lý
luận và được diễn tả dưới dạng hệ thống các khái niệm khoa học, các học thuyết xã
hội. Là quan điểm, quan niệm về xã hội, nhưng nó khái quát thành hệ thống là
những phạm trù khoa học, học thuyết xã hội. Như chủ nghĩa Mác-Lênin ; Đường
lối quan điểm của Đảng....có vai trị to lớn chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con
người, nó chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người. Nhưng không phải ý thức lý
luận nào cũng trở thành hệ tư tưởng cho tất cả mọi giai cấp và mọi con người.
Hệ tư tưởng: Là những quan điểm, tư tưởng được hệ thống hoá thành lý
luận, thành học thuyết chính trị xã hội của một gia cấp nhất định, hình thành một
cách tự giác do hoạt động tích cực của tư duy con người. Ý thức lý lụân chỉ trở
thành hệ tư tưởng khi một giai cấp nhất định sử dụng nó để làm nền tảng tư tưởng
cho hoạt động của mình để cải tạo xã hội chống lại hệ tư tưởng của giai cấp khác.
* Tiếp cận kết cấu ý thức xã hội theo phạm vi, chức năng phản ánh của từng bộ
phận: gồm có ý thức chính trị; ý thức pháp quyền; ý thức đạo đức; ý thức thẩm
mỹ; ý thức tôn giáo
1.2. Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội là cấp độ 2 của vấn đề cơ
bản của triết học sau mối quan hệ giữa vật chất – ý thức; nó giải thích hiện tượng
tinh thần xã hội trên lập trường duy vật biện chứng. Đây là nội dung then chốt
khẳng định tính triệt để của triết học Mác xít trong các lĩnh vực tự nhiên, xã hội và


tư duy. Nội dung của mối quan hệ này thể hiện rõ: “Ý thức xã hội phản anh tồn tại
xã hội, do tồn tại xã hội quyết định”
Theo đó, Tồn tại xã hội quyết định nguồn gốc ,sự ra đời của ý thức xã hội: Ý
thức xã hội nảy sinh, tồn tại không hư vô từ lực lượng siêu nhiên mà chính từ hiện
thực tồn tại xã hội. Trong Tuyên ngôn Đảng cộng sản, C.Mác viết: “Sản xuất tinh
thần cũng biến đổi theo sản xuất vật chất” [3, tr.625]. Cùng với đó, tồn tại xã hội
quyết định nội dung, tính chất của ý thức xã hội. Tồn tại xã hội như thế nào thì ý
thức xã hội căn bản như vậy. Tồn tại xã hội phản ánh tực tế khách quan, thực tế

khách quan như thế nào thì ý thức phản ánh như vậy. Tồn tại xã hội còn quyết định
đến tính chất của ý thức xã hội, tức là nói đến tính chất đối kháng hay khơng đối
kháng, tiến bộ hay lạc hậu của ý thức xã hội; quyết định sự vận động, biến đổi của
xã hội, suy cho cùng, khi tồn tại xã hội thay đổi thì sớm hay muộn ý thức xã hội
cũng thay đổi theo. Xét trong quá trình cụ thể thì tồn tại xã hội là cái có trước, là tính
thứ nhất. Ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại, nó là cái có sau là tính thứ hai. Mối
quan hệ tồn tại xã hội và ý thức xã hội là sự cụ thể hoá mối quan hệ vật chất ý thức
trong đời sống xã hội.
Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối
với ý thức xã hội, đồng thời luận giải vai trò tác động trở lại của ý thức xã hội đối
với tồn tại xã hội. Lý luận đó đã chỉ ra các biểu hiện tính độc lập tương đối của ý
thức xã hội, điều đó được biểu hiện là tính lạc hậu, tính kế thừa, tính vượt trước, sự
tác động giữa các hình thái ý thức xã hội, sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối
với tồn tại xã hội là biểu hiện sinh động nhất của tính độc lập tương đối của ý thức
xã hội. Đây chính là những biểu hiện quy luật nội tại phát triển của ý thức xã hội.
Ý thức xã hội có tính lạc hậu tương đối so với tồn tại xã hội, nó ra đời sau và mất
đi sau so với tồn tại xã hội, ý thức xã hội thường phản ánh không kịp sự vận động, phát
triển của tồn tại xã hội và mất đi chậm hơn sau khi tồn tại xã hội sinh ra nó đã mất đi.
Tính lạc hậu của ý thức xã hội được biểu hiện ở cả hệ tư tưởng và tâm lý xã hội.
Tính lạc hậu của ý thức xã hội còn được biểu hiện rõ ở sức ỳ của tâm lý xã hội.
Tâm lý xã hội là tồn bộ những hiện tượng như tình cảm, tâm trạng, cảm xúc và tập
quán… của con người được hình thành tự phát, phản ánh trực tiếp sự biến động của điều


kiện, hoàn cảnh sống hàng ngày. Tâm lý xã hội phản ánh trực tiếp điều kiện sống hàng
ngày của con người. đây là biểu hiện mang tính tự phát do ảnh hưởng của các điều kiện
sống, ở trình độ thấp, tâm lý xã hội biểu hiện sự lạc hậu rõ nét nhất, đó chính là sức ỳ của
tâm lý xã hội. Tâm lý xã hội mất đi chậm hơn rất nhiều khi tồn tại xã hội sinh ra nó mất đi.
Nó trở thành tập quán thói quen, nếp nghĩ bám sâu vào trong cộng đồng. Lênin coi sức
mạnh tập quán của hàng triệu con người có sức mạnh ghê gớm. Tính lạc hậu tương đối

của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội có nguyên nhân cơ bản sau: trước hết là do tồn
tại xã hội thường xuyên vận động, biến đổi với tốc độ nhanh, ý thức xã hội phản ánh
không kịp thời và trở nên lạc hậu.
Mặt khác, ý thức xã hội là cái đi phản ánh, nên nói chung nó chỉ biến đổi sau
khi có sự biến đổi của tồn tại xã hội, ý thức xã hội chỉ thay đổi căn bản khi tồn tại xã
hội của nó thay đổi, nên xu hướng chung ý thức xã hội bao giờ cũng lạc hậu hơn so
với tồn tại xã hội. Tính lạc hậu của ý thức xã hội cịn do quan hệ lợi ích chi phối, giai
cấp thống trị ln tìm mọi cách duy trì sự thống trị của mình thơng qua hệ tư tưởng,
đặc biệt là các giai cấp đã hết vai trò và trở nên lạc hậu. Điều đó cho thấy xuất phát
từ quan hệ lợi ích, các lực lượng phản tiến bộ lợi dụng lưu giữ và truyền bá nhằm
chống lại các lực lượng tiến bộ, cách mạng nhằm duy trì địa vị của mình trong xã
hội.
Để khắc phục tình lạc hậu của ý thức xã hội trong nhân dân ta, cũng như xây
dựng ý thức của một xã hội mới cần thường xun tăng cường cơng tác tư tưởng;
kiên trì đấu tranh xoá bỏ các tàn dư tư tưởng, ý thức lạc hậu, đặc biệt là các tàn dư
của xã hội phong kiến, các hủ tục lạc hậu đã tồn tại trong đời sống nhân dân ta qua
hàng nghìn năm. Đồng thời chúng ta cũng cần kiên quyết đấu tranh làm thất bại các
âm mưu chống phá của các thế lực thù địch về mặt tư tưởng, làm cho chủ nghĩa Mác
- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần của
nhân dân ta. Mặt khác chúng ta cần bảo vệ và phát triển của nghĩa Mác Lê nin trong
mọi điều kiện hoàn cảnh, để hệ thống lý luận khoa học đó khơng bị lỗi thời lạc hậu.
Quan điểm triết học Mác - Lênin cũng thừa nhận tính vượt trước của ý thức xã
hội so với tồn tại xã hội, đây chính là tính tiên tiến của ý thức xã hội, phản ánh khả
năng dự báo vượt trước của nó. Tính vượt trước của ý thức xã hội chỉ xuất hiện ở


một bộ phận những tư tưởng khoa học, tiên tiến, có khả năng phản ánh sự vận động,
phát triển của sự vật, hiện tượng trong tương lai và hình thành các dự báo khoa học,
có tác dụng chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người, hướng hoạt động của con
người và của các giai cấp vào giải quyết các nhiệm vụ mới do sự phát triển chín

muồi của đời sống thực tiễn đặt ra [1, tr.69].. Những phát minh khoa học, những học
thuyết chính trị xã hội, từ những khái quát chỉ đạo thực tiễn đã chứng tỏ khả năng
vượt trước của ý thức xã hội. Tính tiên tiến vượt trước của ý thức xã hội so với tồn
tại xã hội không trái với nguyên lý tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, nó khơng
phải là sự thoát ly khỏi tồn tại xã hội mà khoa học đó chỉ phản ánh chính xác sâu sắc
hơn tồn tại xã hội. Bởi vì, những tư tưởng vượt trước vẫn phải dựa trên nền tảng của
tồn tại xã hội hiện có mới có thể nảy sinh và dự báo được
Ngày nay chủ nghĩa Mác - Lênin là hệ thống lý luận khoa học và cách mạng
đã chỉ ra quy luật phát triển khách quan của lịch sử và đưa ra dự báo khoa học về sự
tất thắng của chủ nghĩa xã hội. Đây là hệ thống lý luận ra đời trên cơ sở thực tiễn là
sự kế thừa toàn bộ tri thức của nhân loại, là một hệ thống mở. Do vậy đây là hệ tư
tưởng tiên tiến phản ánh được xu thế vận động của thế giới khách quan. Nghiên cứu
tính tiên tiến của ý thức xã hội có một ý nghĩa quan trọng là cơ sở khoa học để tin
tưởng vào những tri thức, những giả thuyết khoa học, thúc đẩy khoa học phát triển.
Đồng thời là cơ sở tin tưởng và tích cực học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngày nay chủ nghĩa Mác Lê nin là nền tảng tư tưởng, kim
chỉ Nam cho mọi hành động. Đây là hệ tư tưởng tiến bộ của các mạng Việt Nam. Lê
nin khẳng định chỉ có đảng nào có được một lý luận tiên phong hướng dẫn thì mới
có thể làm trịn vai trị chiến sỹ tiên phong điều đó có ý nghĩa quan trọng trong sự
nghiệp của cách mạng nước ta.
Khẳng định quan hệ kế thừa là một tất yếu khách quan trong q trình phát triển của
xã hội nói chung và ý thức xã hội nói riêng. Vì tồn tại xã hội luôn vận động phát triển không
ngừng, đặc biệt là sự phát triển của sản xuất đây là q trình vận động khơng ngừng, ý thức
xã hội là cái phản ánh tồn tại xã hội do vậy cũng thể hiện rõ tính liên tục trong sự phát triển
đó và do vậy sự kế thừa cũng là một tất yếu khách quan. Đây là sự tiếp tục của tư duy giữa


các thế hệ, diễn ra như một quá trình lịch sử tự nhiên mang tính khách quan. Sự kế thừa đó
thể hiện tính biện chứng, có sự đấu tranh loại bỏ các yếu tố tiêu cực lạc hậu kế thừa các yếu
tố tích cực tiến bộ. Tính kế thừa của ý thức xã hội biểu hiện sâu sắc nhất ở tiến trình

phát triển của tri thức nhân loại.
Tóm lại, trong mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội,
chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý
thức xã hội, đồng thời cũng chỉ ra tính độc lập tương đối của ý thức xã hội, mà biểu
hiện rõ nét và sâu sắc nhất chính là sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn
tại xã hội. Vai trò của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội được thực hiện qua hoạt
động thực tiễn của con người, thông qua hoạt động của các giai cấp trong xã hội.
Tính chất và hiệu quả của sự tác động trở lại này phụ thuộc vào những điều kiện cụ
thể như : Trình độ phù hợp của tư tưởng đối với đời sống hiện thực, tư tưởng đó
phản ánh đúng quy luật vận động phát triển của thế giới khách quan sẽ thúc đẩy tồn
tại xã hội phát triển ; hiệu quả đó cịn phụ thuộc vào vai trị lịch sử của giai cấp đề ra
tư tưởng đó là tiến bộ hay phản động, hệ tư tưởng bao giờ cũng thuộc về giai cấp
thống trị trong xã hội, phản ánh lợi ích của một giai cấp nhất định. Nếu hệ tư tưởng
chỉ vì lợi ích giai cấp mà khơng quan tâm đến quyền lợi của nhân dân thì sẽ kéo lùi
sự phát triển của lịch sử ; tính hiệu quả đó cịn phụ thuộc vào mức độ truyền bá,
thâm nhập của tư tưởng đó vào quần chúng. Đây sẽ là lực lượng vật chất to lớn khi
thấm sâu vào trong quần chúng. Ngày nay, chỉ có tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lê
nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta và tri thức khoa học mới có vai
trị thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Chương 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CƠNG THƯƠNG VIỆT NAM (VIETINBANK)
XÉT DƯỚI GĨC ĐỘ Ý THỨC XÃ HỘI
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển VietinBank
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank), tiền
thân là Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập dưới tên gọi Ngân hàng
chuyên doanh Công thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày


26/03/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNN Việt Nam và chính
thức được đổi tên thành “Ngân hàng Công thương Việt Nam” theo quyết định số

402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14/11/1990. Ngày 27/03/1993,
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số 67/QĐ-NH5 về việc
thành lập Ngân hàng Công thương Việt Nam thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam. Ngày 21/9/1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính Phủ, Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước đã ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 về việc thành lập lại
Ngân hàng Công thương Việt Nam theo mơ hình Tổng Cơng ty Nhà nước được
quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07/03/1994 của Thủ tướng Chính
Phủ. Ngày 23/9/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định 1354/QĐ-TTg
phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Cơng thương Việt Nam. Ngày
25/12/2008, Ngân hàng Công thương tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng
thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần.
Ngày 03/07/2009, Ngân hàng Nhà nước ký quyết định số 14/GP-NHNN
hành lập và hoạt động Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam.
Ngày 16/7/2009 cổ phiếu của VietinBank chính thức được niêm yết và giao dịch
trên Sở Giao dịch Chứng khốn TP. Hồ Chí Minh với mã giao dịch là CTG. Năm
2010 VietinBank đã đạt được những kết quả khả quan, hoàn thành xuất sắc các
chỉ tiêu nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại
hóa đất nước, ổn định nền kinh tế, tích cực thực thi các giải pháp chỉ đạo của
Chính phủ, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước, phát huy vai trò của một
ngân hàng thương mại chủ đạo và chủ lực của Việt Nam.
VietinBank hiện tại có quan hệ đại lý với hơn 1000 ngân hàng, định chế tài
chính tại trên 100 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Trong hai năm từ năm
2011, VietinBank cũng đã thành lập 2 chi nhánh ở Đức tại Frankfurt và Berlin và
1 chi nhánh tại Vientiane (Lào). Trải qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển đến
nay, VietinBank đã phát triển theo mơ hình ngân hàng đa năng với mạng lưới hoạt
động được phân bố rộng khắp tại 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Đến cuối năm
2014, hệ thống mạng lưới của VietinBank bao gồm 01 Hội sở chính; 149 chi
nhánh trong nước, 03 chi nhánh nước ngồi, và hơn 1000 phịng giao dịch/quỹ tiết



kiệm; hơn 1.800 máy rút tiền tự động (ATM); và 07 Công ty con; 03 đơn vị sự
nghiệp bao gồm Trung tâm thẻ, Trung tâm Công nghệ thông tin, Trường Đào tạo
và Phát triển nguồn nhân lực.
2.2. Thực trạng xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại VietinBank
2.2.1. Kết quả đạt được trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại VietinBank
Kiến trúc của VietinBank đang được thay đổi và thiết kế theo hướng đồng
bộ từ Hội sở chính cho đến các chi nhánh và phịng giao dịch. Việc quy chuẩn
hình ảnh mặt tiền giúp tăng tính nhận biết và quảng bá thương hiệu, sản phẩm
dịch vụ tại điểm giao dịch. Mặt tiền điểm giao dịch được ốp đá màu vàng nhạt
nhằm tăng tính thẩm mỹ, hiện đại. Với hai màu xanh và đỏ làm chủ đạo, các biển
hiệu, vật dụng trang trí nội thất, các ấn phẩm văn phịng đều mang màu sắc
VietinBank. Sự thống nhất được thể hiện không chỉ từ khối kiến trúc bên ngồi
chi nhánh/phịng giao dịch mà cịn đến khơng gian bên trong như sảnh giao dịch
chính, các phòng nghiệp vụ.
Các ngày nghỉ lễ theo quy định của Nhà nước Việt Nam đều được Ban Lãnh
đạo cho nghỉ lễ theo đúng quy định. Mỗi năm tại hội sở chính và các chi nhánh
đều tổ chức 2 đợt tham quan dã ngoại dành cho cán bộ nhân viên ngân hàng, đợt 1
là vào dịp lễ 30/4 & 1/5, đợt 2 là vào dịp lễ 2/9. Kinh phí đi du lịch của mỗi cán
bộ nhân viên được tài trợ bằng Quỹ Cơng đồn của ngân hàng. Vào ngày thành
lập ngân hàng 8/7 hàng năm, VietinBank đều tổ chức các sự kiện để chào mừng
ngày thành lập như: hội thao, hội diễn văn nghệ; hội thi nét đẹp văn hóa
VietinBank cấp khu vực và chung kết hệ thống; các chương trình thi đua bán
hàng để vinh danh các cá nhân bán hàng xuất sắc nhất.
Tại các chi nhánh nói riêng và hệ thống VietinBank nói chung, đội ngũ giao
dịch viên hầu hết là nữ nên vào các ngày Quốc tế phụ nữ 8/3, ngày Phụ nữ Việt
Nam 20/10, Ban Lãnh đạo ngân hàng đều có tổ chức cuộc thi nấu ăn dành cho
phụ nữ, nhằm tôn vinh danh hiệu Phụ nữ Hai giỏi “Giỏi việc nước – Đảm việc
nhà”, và trao quà cho chị em nhằm tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ. Qua đó
cuộc thi và buổi họp mặt giúp chị em phụ nữ cảm thấy thoải mái, gần gũi và hiểu
nhau hơn.

Về đồng phục: Cán bộ, người lao động VietinBank mặc đồng phục theo quy


định các ngày làm việc trong tuần. Theo đó, nhân viên nữ sẽ mặc áo sơ mi màu
xanh nhạt, quần tây xanh đen/váy đen kết hợp với áo vest đỏ trong các ngày làm
việc; còn đối với lãnh đạo nữ sẽ mặc áo sơ mi trắng, quần tây xanh đen/váy đen
kết hợp với áo vest đen. Nhân viên nam sẽ mặc áo sơ mi màu xanh nhạt, quần
tây xanh đen kết hợp với áo vest đen và cà-vạt đỏ; lãnh đạo nam sẽ mặc áo sơ mi
trắng, quần tây xanh đen kết hợp với áo vest đen.
Tất cả cán bộ, người lao động đều phải đeo bảng tên và logo VietinBank
trong thời gian làm việc. Trường hợp cán bộ, người lao động mới tuyển dụng và
cán bộ, người lao động nữ đang trong thời gian mang thai: mặc trang phục công
sở gọn gàng, trang nhã.

Logo
Logo hiện tại của VietinBank (Nguồn: VietinBank)
Ý nghĩa của logo: Logo VietinBank gồm 2 phần chính: phần chữ và phần
Về phần chữ, đó là tên giao dịch quốc tế được viết tắt từ các ký tự đầu tiên của
“Vietnam Trade and Industry Bank” (Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt
Nam). Chữ Vietin lại chứa đựng một ý nghĩa đẹp về sự “tin tưởng” hay “uy tín”
của con người và đất nước Việt Nam. Cụm từ biểu trưng là Vietin khơng chỉ có
nghĩa trong tiếng Anh, mà cịn có nghĩa trong tiếng Việt hàm ý tin tưởng, uy tín.
Đây là một sự gợi mở có chủ định nhưng cũng có thể chỉ là một sự trùng hợp ngẫu
nhiên nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng, công chúng.
Đây là triết lý phong thủy sâu xa đã thấm nhuần trong tư tưởng và quan
niệm sống của người phương Đơng. Khơng có gì hồn chỉnh hơn sự hồn
chỉnh của vũ trụ, trời đất được xác lập bởi những mối cân bằng vĩnh cửu. Chính
sự hịa hợp, hồn chỉnh này tạo nên sự trường tồn về thời gian và sức sống mãnh
liệt, chứa đựng tư tưởng triết học cơ bản: mọi sự vật hiện tượng đều là sự tồn tại
thống nhất của các mặt đối lập, chúng phụ thuộc vào nhau, là nền tảng của nhau

và bổ sung cho nhau một cách biện chứng.
Khẩu hiệu: Tại tất cả các điểm giao dịch của VietinBank đều có câu khẩu
hiệu “Nâng giá trị cuộc sống” được in rất rõ tại sảnh chính. Với slogan này,


VietinBank muốn nhấn mạnh vào tính hiệu quả, thể hiện sự tận tâm của
VietinBank trong việc hỗ trợ và bảo đảm thành công cho các khách hàng cũng
như nỗ lực góp phần tạo dựng một cuộc sống tươi đẹp, giàu ý nghĩa.
Với phương châm “Hiệu quả, tin cậy, hiện đại”, VietinBank đang tiến tới
trở thành Tập đồn tài chính – ngân hàng hiện đại, đa năng hàng đầu của Việt
Nam và đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng. Tuy chỉ là những câu văn
ngắn song lại có sức ảnh hưởng khơng nhỏ đến hình ảnh của VietinBank trong
hợp tác kinh tế hiện nay. Nhờ đó mà các nhân viên tồn hệ thống có ý thức hơn
đối với nhiệm vụ của mình và khách hàng cũng cảm thấy được phục vụ một cách
chu đáo hơn.
Để có được lượng khách hàng lớn như hiện nay thì phong cách giao tiếp,
ngôn ngữ, trang phục giao dịch của mỗi cán bộ đã góp phần khơng nhỏ trong việc
tạo ấn tượng thân quen, thiện chí đối với khách hàng. Cán bộ nhân viên phải mặc
đồng phục theo đúng quy định của VietinBank; trang phục phải gọn gàng, sáng
sủa, phẳng nếp và phải đeo thẻ tên, huy hiệu logo VietinBank trong thời gian làm
việc cũng như khi đi giao dịch. Văn hóa giao tiếp từ cách chào hỏi, nói chuyện
trực tiếp hoặc qua điện thoại với khách hàng, giao tiếp với lãnh đạo và đồng
nghiệp cho đến văn hóa đi họp cùng nhiều hành vi ứng xử khác đều được hướng
dẫn chi tiết trong Sổ tay văn hóa doanh nghiệp VietinBank và yêu cầu tất cả cán
bộ nhân viên phải thực hiện đúng.
Bộ ấn phẩm văn phịng, truyền thơng: Đó là những bài viết có ý nghĩa được
đăng tải trên website của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là
www.vietinbank.vn, chúng đã giúp đưa tên tuổi của VietinBank bay cao và xa
hơn, khẳng định vị thế của mình khơng những trong lĩnh vực ngân hàng mà còn
trên cả nền kinh tế Việt Nam cũng như trên thế giới.

VietinBank đã ban hành Bộ quy tắc ứng xử của cán bộ nhân viên ngân
hàng cụ thể và rõ ràng được thể hiện trong Sổ tay văn hóa doanh nghiệp. Tiêu
biểu như:
Ứng xử với đồng nghiệp: Đồng nghiệp phải tin tưởng, tơn trọng lẫn nhau, có
tinh thần hợp tác trong công việc, chân thành, khách quan với tinh thần xây dựng


khi làm việc. Tôn trọng cuộc sống riêng tư của đồng nghiệp. Không bè phái, gièm
pha, phân biệt đối xử với đồng nghiệp. Khách quan, công tâm, thận trọng khi nhận
xét, đánh giá về đồng nghiệp, khơng nói xấu đồng nghiệp. Khơng vận động lơi kéo
người khác gây mất đồn kết, làm phương hại đến lợi ích của tập thể, của ngân
hàng.
Ứng xử của cấp trên với cấp dưới: Cấp trên phải gương mẫu và chịu trách
nhiệm trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Luôn công tâm trong mọi hoạt
động, nói và làm phải nhất qn. Khơng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để mưu lợi
cá nhân. Chịu trách nhiệm trước các quyết định trong phạm vi quyền hạn được
giao. Cấp dưới phải tôn trọng và chấp hành quyết định của cấp trên, phát huy tính
tự chủ, sáng tạo và dám chịu trách nhiệm. Khắc phục khó khăn để hồn thành tốt
nhất cơng việc, khơng né tránh, đùn đẩy các công việc. Trung thực và chân thành
trong quan hệ với cấp trên. Mạnh dạn trình bày ý kiến cá nhân và đề xuất ý kiến,
sáng kiến để cải tiến cơng việc. Sẵn sàng tiếp nhận ý kiến đóng góp, phê bình của
cấp trên và có ý thức sửa chữa, không lặp lại những sai lầm.
Ứng xử với các thế hệ cán bộ đi trước: Cán bộ nhân viên ngân hàng phải trân
trọng những thành quả do các thế hệ cán bộ VietinBank đi trước tạo nên. Cần phải
quan tâm chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, thăm hỏi, động viên các gia đình và
cán bộ VietinBank đã nghỉ hưu.
Ứng xử với khách hàng: Phục vụ khách hàng chuyên nghiệp, năng động và
hiệu quả, không để xảy ra sai sót. Lịch sự trong ứng xử, tạo niềm tin của khách
hàng và đối tác. Quản lý và chăm sóc khách hàng, nhanh chóng đáp ứng các yêu
cầu hợp pháp của khách hàng. Khi tư vấn về sản phẩm dịch vụ ngân hàng phải chủ

động giới thiệu/ tư vấn chính xác với khách hàng về những chính sách hay sản
phẩm/dịch vụ mới của ngân hàng, giúp khách hàng lựa chọn sản phẩm/dịch vụ tốt
nhất, phù hợp và có lợi nhất cho khách hàng.
Nếu khách hàng có khiếu nại, phải lắng nghe với thái độ tơn trọng, tóm tắt
khiếu nại của khách hàng và tư vấn, giải thích hướng dẫn để khách hàng biết, các
khiếu nại của khách hàng cần được xem xét và trả lời kịp thời. Lắng nghe các ý
kiến phản hồi của khách hàng, không được tranh luận với khách hàng. Thể hiện sự


thấu hiểu và cảm thông đối với sự không hài lòng của khách hàng cũng như mong
muốn được giải quyết vấn đề của khách hàng. Không phân biệt đối xử với khách
hàng.
Ứng xử với cộng đồng: Chủ động tham gia tích cực vào việc giữ gìn và xây
dựng văn hóa, thực hiện tốt pháp luật và các quy định của địa phương. Tự nguyện
và có trách nhiệm chia sẻ khó khăn với cộng đồng, đóng góp tích cực xây dựng
phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội của địa phương,
xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng lớn mạnh, giàu đẹp.
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp: 5 Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cán bộ,
người lao động VietinBank cần có, đó là 5T: Tuân thủ, Trách nhiệm, Tránh
xung đột lợi ích, Tận tậm, Trung thành.
2.2.1. Những hạn trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại VietinBank và
nguyên nhân
* Hạn chế:
Văn hóa doanh nghiệp thực sự đã được hình thành trong doanh nghiệp nhưng
chưa có được bản sắc riêng của nó. Các biểu tượng trực quan đã được xây dựng
nhưng chưa được chú trọng phát triển để qua đó thể hiện những nét đặc trưng và
tạo sự khác biệt riêng đối với Công ty.
Hệ thống nhận diện thương hiệu cũng như triết lý kinh doanh, sứ mệnh, tầm
nhìn và giá trị cốt lõi của Ngân hàng chưa được chú trọng trong hoạt động thường
ngày và công tác truyền thông để dễ dàng nhận thấy và từ đó tạo ấn tượng cho

khách hàng.
Các hoạt động nghi lễ cịn mang nặng tính hội họp kiểu hành chính Nhà nước,
chưa được tổ chức linh hoạt và chưa thể hiện tốt các thông điệp về phương châm
hoạt động, mục tiêu phát triển với cán bộ công nhân viên. Còn nhiều nhân viên
chưa nắm vững các giá trị văn hóa VietinBank như tầm nhìn, sứ mệnh và mục
tiêu để thực hiện đúng theo định hướng của ngân hàng.
Tại VietinBank có nhiều kênh truyền tải thơng tin khác nhau và rời rạc nên
việc nhận thông tin của nhân viên khơng thuận lợi và tốn nhiều thời gian. Cịn
nhiều cán bộ nhân viên ngân hàng chưa nắm vững các quy tắc ứng xử trong nội
bộ và giao tiếp đối với bên ngồi. Các hộp thư góp ý và các quyển sổ đóng góp
ý kiến của khách hàng vẫn chưa ghi nhận được nhiều thông tin.


Niềm tin của mọi người về sự phát triển và thịnh vượng của ngân hàng cần
được xây dựng và củng cố trên mọi phương diện, phát huy được sức mạnh tập
thể thống nhất vì mục tiêu phát triển bền vững trong ngân hàng.
* Nguyên nhân của những hạn chế:
Nguyên nhân trước hết là do yếu tố lịch sử để lại. Chưa có bộ phận
chuyên trách về văn hóa doanh nghiệp để có những thống kê, báo cáo đánh giá
cũng như đưa ra đề xuất với lãnh đạo các nội dung trong q trình xây dựng văn
hóa doanh nghiệp tại Vietinbank.
Cơng việc chuyên môn quá nhiều nên việc tuyên truyền và phổ biến những
nội dung về văn hóa doanh nghiệp chưa được thấm nhuần tới từng thành viên
Sự gắn kết và hịa nhập giữa văn hóa doanh nghiệp và văn hóa gia đình của
các thành viên vẫn mang nặng tính cá nhân và tự phát. Mỗi người tự ý hành sử
theo cách riêng của mình đơi khi khơng chú ý đến cái chung của cả doanh nghiệp.
Chương 3. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HĨA DOANH NGHIỆP TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CƠNG THƯƠNG VIỆT NAM (VIETINBANK)
XÉT DƯỚI GÓC ĐỘ Ý THỨC XÃ HỘI
3.1. Phương hướng phát triển của Vietin Bank

Năm 2023 là tròn 15 năm đánh dấu sự kiện VietinBank chính thức được cổ
phần hóa và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần. Vì thế, VietinBank
đặt ra định hướng phát triển sẽ tập trung vào mục tiêu xây dựng một ngân hàng đa
năng hiện đại, với hai trụ cột chính là ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư.
Các định hướng cụ thể như sau:
VietinBank tiếp tục đổi mới cơ chế quản trị điều hành, quản trị rủi ro hướng
tới chuẩn mực quốc tế, đảm bảo sự minh bạch, hiệu quả và hiện đại. Chuẩn hóa lại
quy trình, quy định, cơ chế chính sách đảm bảo linh hoạt theo đặc điểm của thị
trường Việt Nam nhưng phù hợp thông lệ quốc tế. Nâng cao năng lực quản trị rủi
ro theo thông lệ quốc tế.
VietinBank chú trọng phát triển nguồn nhân lực, coi đây là nền tảng cơ bản
quyết định sự thành công của ngân hàng. Tiếp tục đổi mới công tác tuyển - dụng đào tạo/bồi dưỡng - quy hoạch, đặt ra lộ trình chức danh đảm bảo thu hút nguồn
nhân lực chất lượng cao, tạo nguồn cho các vị trí chủ chốt trong tương lai.


VietinBank phát triển ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển kinh
doanh và quản trị điều hành, chú trọng hiện đại hóa cơ sở vật chất, đảm bảo mơi
trường làm việc, tạo hình ảnh ngân hàng chun nghiệp, hiện đại.
VietinBank phát triển hoạt động kinh doanh và tăng trưởng bền vững. Lấy
khách hàng làm trọng tâm, liên tục cải tiến sản phẩm và các kênh phân phối, nâng
cao chất lượng dịch vụ với mục tiêu trở thành ngân hàng dẫn đầu về mặt thị phần
hoạt động trong nước và ngang tầm với các ngân hàng trong khu vực.
3.2. Một số giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại VietinBank dưới góc
tiếp cận ý thức xã hội
Trong xây dựng, phát triển ý thức xã hội nói chung và xây dựng văn hóa
doanh nghiệp nói riêng hiện nay cần nhận thức tốt và vận dụng các vấn đề có tính
quy luật phát triển ý thức xã hội. Trước hết phải thấy được vai trò của tồn tại xã hội
đối với ý thức xã hội cũng như nhận thấy tính độc lập tương đối của ý thức xã hội.
Đây chính là các quy luật hình thành phát triển của ý thức xã hội, có ý nghĩa quan
trọng trong phát triển ý thức của cán bộ nhân viên và người lao động trong quá

trình sản xuất và phát triển của mỗi doanh nghiệp.
Văn hoá doanh nghiệp là một bộ phận của văn hoá kinh doanh, bao gồm nhiều
vấn đề, từ cách quan hệ giữa các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp, đến quan hệ
với khách hàng, với người tiêu dùng, từ cách quản lý cho đến cách ăn mặc, cử chỉ,
lời nói, cách bài trí quang cảnh doanh nghiệp và nhiều vấn đề khác nữa…, trong đó
vấn đề rất quan trọng, có thể ảnh hưởng quyết định tới sự thàmh bại của doanh
nghiệp, đó là văn hố ứng xử với người tiêu dùng. Dưới góc độ tìm hiểu các quy luật
hình thành ý thức xã hội, có thể khái qt một số giải pháp phát triển VietinBank
trong thời gian tới, đó là.
* Giải pháp 1: Xây dựng niềm tin vào doanh nghiệp
Theo quy luật, tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, sự lớn mạnh và phát
triển của cơng ty chính là bệ phóng lớn nhất tạo nên niềm tin của nhân viên vào
Công ty khi họ làm việc cho cho doanh nghiệp đó là một điều hết sức quan trọng
trong việc khai thác hết các tiềm năng, năng lực của họ vào các hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, trong lời nói việc làm và hành vi của


mỗi người đều hướng tới mục tiêu vì sự phát triển của doanh nghiệp.
VietinBank cần hiện thực hóa các mục tiêu bao quát như tầm nhìn, sứ mệnh,
chiến lược của công ty thành công việc hàng ngày của nhân viên bằng phương
pháp “Bảng đánh giá cân bằng” (Balanced Score Card). VietinBank nên thực hiện:
Xây dựng mục tiêu SMART: Đó là Specific (Cụ thể), Measurable (Có thể đo
lường được), Achievable (Có thể đạt được), Relevant (Có tính thực tiễn cao),
Time- bound (Đúng hạn định). Đây là một công cụ đơn giản thường được sử dụng
để xác định các mục tiêu một cách rõ ràng để giúp doanh nghiệp xây dựng một kế
hoạch hành động chính xác nhằm đạt được kết quả tối ưu. Cụ thể: vào đầu mỗi
năm kế hoạch, hội sở chính sẽ tiến hành giao chỉ tiêu kinh doanh hàng năm cho
các chi nhánh. Từ đó, lãnh đạo các chi nhánh cần thông qua Đại hội Công nhân
viên chức hàng năm, đánh giá tổng kết lại tình hình thực hiện chỉ tiêu của năm
trước và giao chỉ tiêu kế hoạch trong năm cho các phòng/ban kèm theo kế hoạch

hành động của toàn đơn vị trong việc thực hiện chỉ tiêu này.
VietinBank thường xun thực hiện và kiểm sốt cơng việc của nhân viên:
Hệ thống KPI tuy đã được áp dụng từ ngày 01/05/2013 cho từng nhân viên dựa
trên công việc cụ thể của nhân viên đó. Cơ chế trả lương, thưởng dựa trên kết quả
công việc và KPI của người lao động đã phần nào thúc đẩy nhân viên làm việc để
đạt được mục tiêu của cá nhân và mục tiêu của ngân hàng, tuy nhiên ngân hàng
cần hoàn thiện hệ thống KPI hơn nữa để đảm bảo sự cơng bằng cho người lao
động ở từng vị trí cơng việc khác nhau, cụ thể như xây dựng các chỉ tiêu đánh giá
định lượng nhiều hơn và giảm bớt các chỉ tiêu đánh giá định tính. Ngồi ra, để
kiểm sốt và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu của từng cá nhân, bộ phận và
đơn vị thì phải xây dựng được quy trình thực hiện và kiểm sốt kịp thời để đảm
bảo tổ chức không đi chệch hướng.
Để thực hiện thành công mục tiêu đã đề ra, VietinBank cần phát huy văn
hóa hợp tác trong tổ chức, dù làm ở bộ phận nào nhưng đã là cán bộ nhân viên
VietinBank thì sẽ phải cùng nỗ lực cùng cam kết thực hiện nhiệm vụ và hướng
đến mục tiêu chung của VietinBank.
* Giải pháp 2: Đẩy mạnh các hoạt động giao lưu và hội nhập


Trong giao đoạn hội nhập, việc kết hợp và giao lưu văn hóa lại với nhau cùng
phát triển là điều tất yếu. Văn hóa doanh nghiệp của VietinBank có những nét
chung của văn hóa doanh nghiệp Việt Nam và những nét riêng của mình. Nền văn
hóa Việt Nam là nền văn hóa đa dân tộc. Những nét riêng ấy là tài sản riêng, là
truyền thống tốt đẹp, độc đáo của từng doanh nghiệp, nếu có thể mang những nét
bản sắc, phù hợp với văn hóa doanh nghiệp của mình về để phát triển thành
nét riêng của mình mà khơng làm mất đi bản sắc riêng. Giao lưu văn hóa khơng
phải là mất đi bản sắc mà giao lưu sẽ đem lại nhiều lợi thế về vị thế, sản xuất,
kinh doanh của ngân hàng với điều kiện phải có sự chọn lọc và kế thừa trên nền
tảng giá trị văn hóa cốt lõi của doanh nghiệp.
Tạo lập bản sắc văn hóa cho VietinBank để khi nói về ngân hàng, mọi

người thấy được sự khác biệt và lấy đó là các tiêu chuẩn, chuẩn mực mà khi thực
hiện sẽ đem lại những giá trị to lớn cả về mặt vật chất lẫn tinh thần. Bản sắc văn
hóa riêng phải có tính nhân văn, tính giá trị và tính ổn định chứ khơng phải là
bản sắc văn hóa dị biệt và đi ngược lại với văn hóa của dân tộc.
* Giải pháp 3: Xây dựng phong cách quản lý của lãnh đạo và xây dựng văn hoá
doanh nghiệp định hướng khách hàng
Lãnh đạo đóng vai trị cực kỳ quan trọng cho việc xây dựng văn hoá, là
người đề xướng và hướng dẫn các nỗ lực thay đổi. Lãnh đạo chịu trách nhiệm xây
dựng tầm nhìn, truyền bá cho nhân viên hiểu đúng, tin tưởng và cùng nỗ lực để
xây dựng, đóng vai trị quan trọng trong việc xua tan những mối lo sợ và thiếu an
tồn của nhân viên.
Văn hố doanh nghiệp định hướng khách hàng là hạt nhân sức mạnh quy tụ
trong VietinBank. Trong nội bộ ngân hàng, cần coi nhân viên như những đối tác
chung. Cần bồi dưỡng ý thức của nhân viên, thường xuyên quan tâm tới tình hình
cạnh tranh và sự biến đối của thị trường, làm cho công ty có sức cạnh tranh có thể
tồn tại và phát triển. Văn hoá doanh nghiệp định hướng khách hàng nên khích lệ
tinh thần sáng tạo của nhân viên, sử dụng ưu thế văn hoá để tạo ra sức cạnh tranh,
tận dụng được cơ hội thuận lợi của thị trường. Tiếp thu ý kiến của người tiêu dùng
không chỉ bằng lời nói, mà cần hành động. Khi làm thiệt hại đến quyền lợi người


tiêu dùng, một doanh nghiệp có văn hố cần xin lỗi và bồi thường thoả đáng cho
người tiêu dùng, thể hiện cách đối xử công bằng với họ. Hiện nay ở một số nơi,
các Hội bảo vệ người tiêu dùng có tổ chức một số văn phịng khiếu nại của người
tiêu dùng để giúp đỡ họ khi gặp phải thiệt thòi trong mua dùng sản phẩm, dịch vụ.
Các văn phòng này không phải là cơ quan quyền lực của nhà nước, chủ yếu giải
quyết khiếu nại của người tiêu dùng bằng cách hoà giải giữa họ với doanh nghiệp,
Phần lớn các vụ khiếu nại đã được giải quyết thoả đáng thơng qua hồ giải. Tơn
trọng sự hồ giải của các văn phịng khiếu nại của người tiêu dùng chính là thể
hiện thái độ tiếp thu, lắng nghe ý kiến của người tiêu dùng, thể hiện văn hoá, văn

minh của doanh nghiệp.
VietinBank cần tự mình nghiên cứu đề ra một mơ hình phát triển văn hóa
doanh nghiệp tiên tiến, gắn kết được mọi thành viên trong ngân hàng và làm nền
tảng cho sự phát triển của VietinBank. Văn hóa doanh nghiệp phải hướng về con
người và văn hóa doanh nghiệp phải phù hợp với cả mơi trường bên trong lẫn bên
ngồi ngân hàng.
*Giải pháp 4: Nâng cao ý thức về văn hóa doanh nghiệp cho các thành viên
Văn hóa doanh nghiệp không phải là kết quả của riêng người lãnh đạo
mà phải do tập thể người lao động tạo nên. Có thể có nhiều cách để thu hút mọi
người lao động quan tâm đến văn hóa doanh nghiệp như các lớp huấn luyện về
văn hóa doanh nghiệp với mọi thành viên mới của doanh nghiệp, lưu truyền tài
liệu và thường xuyên trưng cầu ý kiến nhân viên khi cần đổi mới văn hóa doanh
nghiệp. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một q trình lâu dài, mỗi doanh
nghiệp có những cách thức riêng nhằm tạo nên một nền văn hóa với những nét
đặc thù độc đáo. Tuy vậy, dù là nền văn hóa của doanh nghiệp nào đi nữa thì
cũng cần hai đặc điểm sau: Đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc (để bảo đảm tính bền
vững), có khả năng thích nghi và hội nhập với mơi trường kinh doanh khu vực và
thế giới (đảm bảo tính linh hoạt).
* Giải pháp 5: Tăng cường đầu tư vật chất cho xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Có thể nói văn hóa doanh nghiệp chính là sự thể hiện ở một phương diện nào
đó của ý thức xã hội, nó phản ánh tồn tại xã hội, và khi tồn tại xã hội thay đổi, sớm


hay muộn ý thức xã hội sẽ thay đổi theo. Việc đầu tư cơ sở vật chất và nguồn lực
cho xây dựng văn hóa doanh nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Để từng thành
viên thấm nhuần được tinh thần của những văn bản, triết lý hay khẩu hiệu chung
của doanh nghiệp thì việc “nhắc nhở, làm gương” của người lãnh đạo cũng chỉ
là một cách thức. Cách thức khác hữu hiệu không kém là gắn những văn bản,
triết lý ... với hoạt động hội hè, vui chơi giải trí của nhân viên, chế độ lương
thưởng, đồng phục, trang thiết bị làm việc, những nghi thức trong Công ty ... Đó

là những yếu tố thuộc về lớp bề nổi của văn hóa doanh nghiệp và rất dễ cảm
nhận vì tính hữu hình của chúng.
Những hoạt động hội hè để tạo thành nét riêng của Công ty phải bảo đảm
hai yếu tố: Thứ nhất, được tổ chức định kỳ và đều đặn hàng năm với mục tiêu
nâng cao tinh thần Công ty và gây dựng niềm tự hào cho mọi thành viên; thứ hai
là độc đáo (có nghĩa là sáng tạo và khác biệt so với doanh nghiệp khác).
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội được triết học Mác - Lênin
giải quyết trên lập trường duy vật triệt để. Đây chính là sự vận dụng phép biện
chứng vào trong lĩnh vực xã hội. Đồng thời tống cổ chủ nghĩa duy tâm ra khỏi nơi
trú ân cuối cùng. Bằng việc luận giải đúng đắn mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý
thức xã hội triết học Mác - Lênin đã cung cấp một cơ sở đúng đắn trong nhận thức
và cải tạo thế giới, đặc biệt là các vấn đề của đời sống tinh thần, ý thức xã hội. Theo
đó ý thức xã hội có những quy luật hình thành phát triển riêng. Quy luật đó phản
ánh mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, phản ánh sự phụ thuộc của ý
thức xã hội vào tồn tại xã hội, đồng thời các nhà lý luận đó đã chỉ ra những quy luật
nội tại của ý thức xã hội.
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp suy cho cùng là tạo động lực và môi trường để
hình thành các giá trị mới, phù hợp với yêu cầu hiện tại và tương lai. Vấn đề văn
hóa doanh nghiệp phải được đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển, kinh
doanh của mình. VietinBank đã coi đây là tài sản quý giá nhất, để bước vào giai
đoạn đầy thách thức trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế. Và nếu chúng ta


không bắt đầu ngay từ ngày hôm nay, không đầu tư cơng sức thì bất kỳ lúc nào
chúng ta cũng đang tự đánh mất thương hiệu của mình trên thị trường. Hồn
thiện hơn nữa nét văn hóa của VietinBank chính là chìa khóa để doanh nghiệp
phát triển bền vững và lâu dài.
2. Kiến nghị:

Để xây dựng thành cơng văn hóa doanh nghiệp tại VietinBank, ngân hàng cần
quan tâm đến số nội dung sau:
- Tăng cường các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các đơn vị trong và ngồi
nước để giúp doanh nghiệp có thêm cơ hội tiếp thu và học hỏi.
- Ngân hàng nên có cán bộ hoặc bộ phận phụ trách có đủ trình độ, khả năng
chun về phát triển văn hóa doanh nghiệp.
- Quan tâm và bồi dưỡng nhân tài, quan tâm đến con người trên lĩnh vực đời
sống văn hóa – xã hội. Tổ chức các hoạt động đào tạo mang tính chiến lược về
văn hóa doanh nghiệp đối với các lãnh đạo chủ chốt. Tổ chức các buổi nói chuyện
về văn hóa doanh nghiệp hay cuộc thi tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp.
- Xem xét và đánh giá các phản ứng mức độ hài lịng của khách hàng trong q
trình cung cấp sản phẩm dịch vụ, các hình thức giải quyết khiếu nại, bức xúc của
khách hàng.
- Xây dựng hệ thống văn bản quản lý nội bộ: Các chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và các qui trình hoạt động đều được thể hiện dưới dạng văn bản và dưới
các hình thức do luật định như điều lệ, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao
động, các qui chế ban hành kèm theo nội qui...
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp khơng tách rời văn hóa dân tộc và định hướng
chung của ngành ngân hàng.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Tập bài giảng triết học Mác – Lênin, tập II chủ nghĩa duy vật lịch sử, Nhà xuất bản
chính trị quốc gia, Hà nội, 2010
2. Trần Văn Khanh (2001) “ Những nguyên nhân của sự cường điệu hoặc tuyệt đối
hóa tính độc lập tương đối của ý thức xã hội ở nước ta” Tạp chí triết học số 2
3. C.Mác và Ph. ăng-ghen toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội -1995.
4. Dương Thị Liễu (2006), Bài giảng văn hóa kinh doanh, Trường đại học kinh
tế quốc dân – Bộ Mơn văn hóa kinh doanh
5. Phan Ngọc (2006), Bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Văn Hóa.

6. Trần Hữu Quang, Nguyễn Cơng Thắng (2007), Văn hố kinh doanh những góc
nhìn, Nxb Trẻ, TP. HCM.
7. Trần Diễm Thúy (2005), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Văn Hố & Thông
Tin, Hà Nội.
8. Nguyễn Đại Phước Tiên (2010), Nghiên cứu các yếu tố văn hóa cơng ty có ảnh
hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh trong các doanh nghiệp, Luận văn Thạc
sĩ Kinh tế, Tp. Hồ Chí Minh.
9. Trương Vũ Tuấn Tú (2010), Văn hóa kinh doanh của Ngân hàng Đầu Tư và Phát
Triển Việt Nam – Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện đến năm 2020, Luận
văn Thạc sĩ Kinh tế, Tp. Hồ Chí Minh.
10. Trần Quốc Vượng (2003), Văn hóa Việt Nam, tim tịi và suy ngẫm, Nxb
Văn học, Hà Nội.

23



×