Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

TIỂU LUẬN văn học môn NGỮ PHÁP, đại từ NHÂN XƯNG TRONG CA DAO TRỮ TÌNH NAM bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (249.98 KB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN


BÀI TIỂU LUẬN MÔN NGỮ PHÁP

Đề tài:

ĐẠI TỪ NHÂN XƯNG
TRONG CA DAO TRỮ TÌNH NAM BỘ

GVHD:
SVTH :

Thành phố Hồ Chí Minh


Mục lục
Mục lục...............................................................................................2
Lời mở đầu..........................................................................................2
Phạm vi và phương pháp nghiên cứu.................................................3
Nội dung.............................................................................................3
I. Đại từ:..............................................................................................4
1. Khái niệm:......................................................................................4
2. Phân loại:............................................................................................................................5

II. Đại từ xưng hô:...............................................................................6
1. Khái niệm:..........................................................................................................................6
a. Đại từ xưng hô dùng ở một ngôi xác định:....................................................................6
b. Đại từ xưng hô dùng ở nhiều ngôi linh hoạt:.................................................................7


III. Nét riêng về cách xưng hô trong ca dao trữ tình Nam Bộ:............9
1. Dẫn nhập:...........................................................................................................................9
2.Nét riêng về cách xưng hơ trong ca dao trữ tình Nam Bộ:...............................................12
a. Sự tương đồng trong cách xưng hô giữa ca dao trữ tình Nam Bộ và ca dao các vùng
khác:..................................................................................................................................12
b. Nét riêng về cách xưng hô trong ca dao trữ tình Nam Bộ:..........................................16
c. Tóm lại:............................................................................................................................21
3. Ngun nhân:...................................................................................................................22
a. Do giao lưu văn hóa cộng đồng:..................................................................................22
b. Do sự thay đổi các từ mà nhân dân miền ngoài mang vào hoặc do kiêng cữ:.............22
c. Những từ nảy sinh trực tiếp do hoàn cảnh sống mới:..................................................22
d. Do cá tính, tính cách của người Nam Bộ:....................................................................22

Kết luận............................................................................................24
PHỤ LỤC...........................................................................................24
Tài liệu tham khảo............................................................................44

Lời mở đầu
Ca dao là “viên ngọc quý” trong kho tàng Văn học dân gian nói riêng, Văn học
dân tộc nói chung. Ca dao là tiếng hát của tình u q hương làng xóm, tình u lứa
đơi, tình cảm gia đình… với tất cả những sắc thái, những cung bậc khác nhau của tâm
hồn.

Trang 2


Ca dao mỗi vùng miền đều phản ánh trực tiếp những cảm xúc tâm trạng của con
người đối với thực tại. Ca dao Nam Bộ cũng nằm trong mục đích đó. Tuy nhiên, cũng
như ca dao Bắc Bộ và Trung Bộ, người dân Nam Bộ đã tự tạo ra cho mình những tiếng
nói tình cảm riêng, những màu sắc văn hóa và cách thức thể hiện cảm xúc đặc thù.

Vùng đất Nam Bộ với những đặc trưng riêng về địa lý, thiên nhiên, lịch sử, văn hóa
cũng như con người đã tạo nên màu sắc địa phương trong ngôn ngữ. Điều này được
thể hiện rõ trong ca dao trữ tình.
Tìm hiểu ca dao trữ tình Nam Bộ ở phương diện ngơn từ là một việc làm hữu
ích và cần thiết. Vì ca dao trữ tình Nam Bộ góp phần làm cho kho tàng ca dao dân tộc
trở nên phong phú. Ngôn ngữ địa phương Nam Bộ làm ngôn ngữ dân tộc trở nên giàu
màu sắc, đa dạng. Chính vì vậy thơng qua việc tìm hiểu ngơn từ trong ca dao trữ tình
Nam Bộ, cụ thể là tìm hiểu về đại từ xưng hô, chúng ta sẽ dễ dàng tiếp nhận, hiểu sâu
sắc hơn và từ đó có điều kiện, có cơ sở để hiểu về văn hóa, tâm hồn, tính cách của
những con người nơi đây. Đồng thời làm cho mọi người có cái nhìn đúng đắn về vai
trị của ngơn ngữ địa phương. Qua đó cịn cho chúng ta thấy được ca dao trữ tình Nam
Bộ khơng chỉ mang màu sắc địa phương mà cịn có tính thống nhất với ca dao với các
vùng miền khác của đất nước.
Trong q trình tìm hiểu, bài tiểu luận chắc chắn khơng tránh khỏi thiếu sót.
Mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn.
Xin chân thành cám ơn!
Sinh viên thực hiện: Từ Thị Thơ

Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu này, người viết tập trung xốy vào vấn đề lớn: đó là nét
riêng về cách xưng hơ trong ca dao trữ tình Nam Bộ qua việc thu thập các tài liệu có
liên quan.
Khảo sát hai tập sách “ Ca dao dân ca Nam Bộ” và “ Văn học dân gian Đồng
Bằng Sông Cửu Long” sẽ cho người đọc thấy rõ được điều đó. Phần Phụ lục sẽ cung
cấp thêm tài liệu, làm rõ hơn vấn đề nêu ra.

Nội dung
Trang 3



I. Đại từ:
1. Khái niệm:
Về ngữ nghĩa:
Đại từ là lớp từ dùng để thay thế hoặc chỉ trỏ (chỉ định).
Đại từ không trực tiếp biểu thị sự vật (thực thể), hoạt động, trạng thái hoặc tính
chất của sự vật mà lớp từ này chỉ biểu thị các ý nghĩa này một cách gián tiếp.
Ví dụ: Hải Âu là bè bạn của người đi biển. Chúng báo trước cho họ những
cơn bão.
Chúng: thay thế cho chim Hải Âu
Họ: Thay thế cho người đi biển
Nhìn chung đại từ có các đặc điểm sau:
-Đại từ khơng có chức năng định danh, gọi tên sự vật, hoạt động, trạng thái, tính
chất của sự vật.
-Đại từ khơng có ý nghĩa sở biểu mà thường gắn với một sở chỉ nhất định.
Theo Diệp Quang Ban:
Tên gọi “đại từ” có nguồn gốc từ tên gọi “pronom” và “đại” có nghĩa là “thay
thế”. Trong tên gọi tiếng Pháp, yếu tố “nom” đứng riêng được dịch Việt là “danh từ”,
từ đó mà có đề nghị dịch “pronom” là “đại danh từ”. Tuy nhiên tên gọi đại từ vẫn được
dùng rộng rãi gần như tuyệt đối.
Trong ngữ pháp học truyền thống, theo từ điển tiếng Pháp (1979) của Paul
Robert, từ “pronom” được định nghĩa là:”từ được dùng để đại diện một từ rõ nghĩa đã
được dùng ở chỗ khác của ngữ cảnh hoặc là từ đóng vai của một tên gọi vắng mặt, nói
chung là có mang một sắc thái khơng xác định”.
Có thể thấy, nửa đầu của định nghĩa này nói về chức năng thay thế trong văn
bản của đại từ, nên gọi chúng là từ “đại diện” cho từ rõ nghĩa dùng ở chỗ khác; nửa
sau nói về chức năng quy chiếu đến ngữ cảnh ngoài văn bản của đại từ, nhưng ý này
chưa được diễn giải theo thuật ngữ quy chiếu ngày nay cho nên giải thích đại từ là từ
“đóng vai của một tên gọi vắng mặt”.
Cũng theo Diệp Quang Ban – Hoàng Văn Thung:
Đại từ là lớp từ dùng để thay thế và chỉ trỏ. Đại từ khơng trực tiếp biểu thị thực

thể, q trình hoặc đặc trưng như Danh từ, Động từ, Tính từ. Đại từ chỉ biểu thị các ý
nghĩa đó một cách gián tiếp. Chúng mang nội dung phản ánh vốn có của các thực từ
được chúng thay thế. Khi đại từ thay thế danh từ thì chúng biểu thị ý nghĩa thực thể

Trang 4


của danh từ; khi thay thế cho Động từ (hay Tính từ) chúng biểu thị ý nghĩa q trình
(hay đặc trưng) của Động từ (hay Tính từ).
Ngồi ra đại từ còn được dùng để thay thế và chỉ trỏ vào người và vật tham gia
quá trình giao tiếp (tương ứng với người và vật được biểu thị trong Danh từ).
Về ngữ pháp:
Theo Ts Dư Ngọc Ngân:
Đại từ thường không kết hợp được với các yếu tố phụ để tạo ngữ trừ một số đại
từ nghi vấn hoặc phiếm chỉ.
Ví dụ: Chị đã đi những đâu, gặp những ai, làm những gì?
Đại từ đảm nhiệm các chức năng cú pháp của thực từ mà nó thay thế.
Theo Đinh Văn Đức: Do chức năng thay thế, trong khi hành chức, các đại từ
nói chung đều mang thêm nghĩa chỉ trỏ, và lại do đặc điểm này mà khả năng kết hợp
với các đại từ có những nét đặc biệt: trên nguyên tắc, đại từ có thể thay thế cho các
thực từ, trong thực tế đại từ có thể giữ những chức vụ ngữ pháp của các thực từ.
Nhưng đại từ không thay thế được hoàn toàn khả năng kết hợp của các thực từ:
Đại từ không thể làm trung tâm đoản ngữ đồng thời của những từ loại thực từ
khác nhau: Danh từ, Động từ, Tính từ.
Trong trường hợp có thể lâm thời làm trung tâm đoản ngữ này hay khác:
Ví dụ: Bốn chúng tơi, Tất cả chúng tơi…Thì khả năng tập hợp các thành tố phụ
chung quanh nó sẽ rất hạn chế so với khả năng của các thực từ. Điều đó cịn xác nhận
một đặc điểm nữa trong bản chất các kết hợp của thực từ: tính thống nhất của đoản
ngữ – cấu trúc đoản ngữ có bản chất của từ trung tâm và trung tâm chi phối bản chất
của tồn đoản ngữ. Do đó đại từ trong khi thay thế cho thực từ nào đó thì cũng có khả

năng thay cho toàn đoản ngữ của thực từ này và theo đó khả năng kết hợp của chính
nó bị thu hẹp lại.
Tóm lại: Đại từ là lớp từ dùng để thay thế hoặc chỉ trỏ. Đại từ khơng có chức năng
định danh, gọi tên sự vật, hoạt động, trạng thái, tính chất của sự vật. Đại từ khơng có ý
nghĩa sở biểu mà thường gắn với một sở chỉ nhất định. Đại từ thường không kết hợp
được với các yếu tố phụ để tạo ngữ trừ một số đại từ nghi vấn hoặc phiếm chỉ. Đại từ
đảm nhiệm các chức năng cú pháp của thực từ mà nó thay thế.

2. Phân loại:

ĐẠI TỪ

Đại từ
xưng hô

Đại từ
chỉ định

Đại từ
thay thế

Đại từ nghi
vấn (hoặc
phiếm chỉ)

Trang
Đại
từ 5
tổng thể



II. Đại từ xưng hô:
1. Khái niệm:
Đại từ xưng hô như đã nêu ở trên là đại từ dùng để thay thế và biểu thị các đối
tượng tham gia quá trình giao tiếp (được phản ánh trong nội dung ý nghĩa của thực từ
hay tổ hợp thực từ tương ứng).
Đối tượng tham gia quá trình giao tiếp (người, vật) được chỉ ra một cách chung
nhất ở cương vị ngôi trong ý nghĩa của đại từ. Vì vậy có thể phân biệt đại từ dùng ở
một ngôi xác định và đại từ có thể dùng ở nhiều ngơi khác nhau.

2. Phân biệt:
a. Đại từ xưng hô dùng ở một ngôi xác định:
Đây là nhóm đại từ chun dùng để xưng hơ. Các từ này chỉ các đối tượng giao
tiếp ở cương vị người nói (ngơi thứ nhất), người nghe (ngơi thứ hai), người hoặc vật
được nói đến (ngơi thứ ba). Số lượng đại từ trong nhóm này khơng nhiều. Chúng thay
thế và chỉ trỏ đối tượng giao tiếp ở một ngôi xác định tương ứng với cương vị nói,
cương vị nghe và cương vị được nói đến.
Danh sách đại từ xưng hơ có ngơi xác định được nêu trong bảng sau:

Cương vị ngôi của các đối tượng trong quan hệ giao tiếp

Ý nghĩa số lượng
đối tượng giao
tiếp theo ngơi

Ngơi 1
người nói

Ngơi 2
người nghe


Ngơi 3
người, vật nói đến

tơi, tao, tớ

mày, mi

nó, hắn, y

số ít (cá thể hay
đơn thể)

chúng tơi
chúng tao
chúng tớ

chúng mày
chúng bay
bay

chúng nó
chúng
họ

số nhiều (tập thể
hay tổng thể)

Ví dụ:
- Hai năm trước đây, tôi đã gặp Lan.

- Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Trang 6


Ngồi số ít các từ trên, người Việt cịn dùng một số Danh từ chỉ quan hệ thân
thuộc, quan hệ xã hội, chức vụ nghề nghiệp dùng để xưng hô như đại từ. Ví dụ: ơng,
anh, chị, em, chú, bác, cơ, dì, thím; bạn, thầy trị, đồng chí; giáo sư, bác sĩ, thủ trưởng,
bộ trưởng, thứ trưởng. Tuy nhiên những từ này vẫn còn đặc điểm ngữ pháp của Danh
từ.
Đối với người Việt Nam, việc dùng các từ này làm từ xưng hô không gây một
trở ngại nào đáng kể, vì một cách tự nhiên người Việt đã sử dụng chúng thành thạo với
những sắc thái tế nhị đến mức khó tả của chúng. Thế nhưng đối với người học tiếng
Việt như một ngoại ngữ thì những từ xưng hơ kiểu này rất khó nhận diện và khơng dễ
sử dụng.
Ví dụ:
- Mời bác vào nhà xơi nước.
- Giám đốc cho gọi em ạ?
- Đồng chí!
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà khơng mặc kệ gió lung lay…
Ở ngơi thứ ba trong phương ngữ Nam Bộ cịn có hiện tượng gộp âm và biến
âm, thể hiện ở một số từ như: ổng (ông ấy), bả (bà ấy), ảnh (anh ấy), chỉ (chị ấy),
thẳng (thằng ấy)…
Ví dụ:
- nh ơng tơ cái trót
Ổng nhảy tót lên ngọn trâm bầu
- Tiếc cơng anh lau dĩa chùi bình
Cậy mai dong tới ba má nhìn bà con

Trời mưa nhà thiếc dột lon ton
Ổng bả không thương nên nói vậy, chứ bà con đâu mà nhìn.
b. Đại từ xưng hô dùng ở nhiều ngôi linh hoạt:
Ý nghĩa ngôi trong quan hệ giao tiếp không được biểu hiện trong ý nghĩa tự
thân của đại từ. Chỉ trong hồn cảnh cụ thể các đối tượng có quan hệ trong giao tiếp
được xác định ngơi theo vị trí và chức năng cú pháp của đại từ.
Trong nhóm đại từ này gồm có:
Đại từ thường dùng ở nhiều ngơi:
Mình:

Trang 7


- Có thể dùng ở ngơi thứ nhất hoặc ngơi thứ hai (số ít hoặc số nhiều) (thường có sắc
thái thân mật):
Ví dụ:
- Mình ơi tơi nhớ thương mình
Mẹ cha chửi mắng, chữ tình nặng thêm.
- Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.
(ca dao)
- Mình về mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người.
(Việt Bắc- Tố Hữu)
- Dùng với ý nghĩa phản thân, thay thế cho người đã được nói đến trước đó ở trong
câu, tức là từ tự xưng ở ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai, ngôi thứ ba.
Từ phản thân mình dùng chỉ hành động nêu ở động từ đứng trước nó tác động
trở lại chủ thể nêu ở chủ ngữ của hành động do động từ diễn đạt, cho nên từ phản thân
chỉ làm bổ ngữ (kể cả tân ngữ). Từ mình có thể chỉ cả số đơn lẫn cả số nhiều. Tùy sự
chi phối về ý nghĩa của động từ mà không cần hoặc cần thêm vào trước mình những

quan hệ từ thích hợp:
Ví dụ:
- Nó tự mua cho mình những bộ quần áo đẹp.
Bên cạnh từ phản thân mình, cịn có từ xưng hơ mình chỉ ngơi thứ nhất số ít và
thường làm chủ ngữ. Để nhấn mạnh ý phản thân, đại từ phản thân có thể (khơng bắt
buộc) được dùng kèm với phó từ “tự” đứng trước động từ:
Ví dụ:
- Tơi (tự) an ủi mình.
- Anh ta (tự) trách mình vì đã làm hỏng mọi việc.
- Chúng tơi (tự) trách mình thơi.
Nhau:
Đại từ dùng với ý nghĩa tương hỗ, thay thế cho người hoặc vật có tác động qua lại
trong một hoạt động, trạng thái:
Ví dụ:
- Thầy trò mày vào hùa với nhau để xỏ ngầm ơng.
- Con tưởng con khơng chửi nhau với nó thì nó kiện thế nào được.
(Nguyễn Cơng Hoan)

Trang 8


- Từ giờ phút ấy, chúng tôi đã trở thành đồng chí của nhau.
- Họ đang cãi nhau.
+ Do ý nghĩa “tương hỗ”, chủ ngữ của câu thường hàm ý số nhiều (tức là danh từ có
kèm từ chỉ số lượng lớn hơn một, hoặc danh từ tập thể). Tuy nhiên cũng gặp trường
hợp chủ ngữ nêu rõ ý số đơn:
Ví dụ:
- Nó đi đánh nhau, cãi nhau cả ngày.
Cịn đối tượng khác tham gia vào hành động được nêu thêm ở bổ ngữ.
+ Ý “tương hỗ” giữa nhiều thực thể có thể hiểu ngầm nên từ nhau cũng xuất hiện được

trong câu vắng chủ ngữ:
Ví dụ:
-Yêu nhau mấy núi cũng trèo
Mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua.
(ca dao)
+ Quan hệ “qua lại” hay “cùng chung” của đại từ nhau cũng có thể phát huy tác dụng
dựa trên cơ sở những Danh từ thích hợp. Trong trường hợp này đại từ nhau làm yếu tố
mở rộng cho Danh từ:
Ví dụ:
- Cịn nhiều ân ốn với nhau.
(Nguyễn Du)

III. Nét riêng về cách xưng hơ trong ca dao trữ tình
Nam Bộ:
1. Dẫn nhập:
Thơ ca dân gian là một thể loại nghệ thuật ngơn từ mang tính đặc trưng riêng biệt.
Ngơn ngữ thơ ca dân gian có nguồn gốc dân dã, thể hiện bản chất bình dị, chất phác,
hồn nhiên của người nơng dân lao động. Đó cũng chính là đặc tính cơ bản của loại
hình ngơn ngữ trong ca dao.
Là những tác phẩm thơ ca dân gian, ca dao được sáng tác dưới nhiều hình thức thơ
khác nhau: song thất, song thất lục bát, bốn chữ, hỗn hợp. Tuy nhiên được vận dụng
phổ biến hơn cả là thể lục bát. Điều này thật dễ hiểu vì thơ lục bát là “những lời nói
vần” gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân, dễ nhớ, dễ thuộc. Thể lục
bát truyền thống trong ca dao bộc lộ trực tiếp những tâm tình nảy sinh từ thực tiễn
cuộc sống, thể hiện từ những bức tranh lao động đến những suy nghĩ về cuộc đời, từ

Trang 9


khoảnh khắc vô tư hồn nhiên của con người đến những diễn biến tình cảm trữ tình

phong phú.
Vì vậy ngơn ngữ ca dao vừa hàm chứa những giá trị suy tư, suy lí, vừa giàu chất tự
sự. Ngơn ngữ mộc mạc giản dị khiến những lời thơ trong ca dao dường như trở nên
lung linh, đằm thắm hơn, thể hiện đậm nét những giá trị nghệ thuật truyền thống.
Nghiên cứu khía cạnh diễn xướng của ngơn ngữ “khơng phải là sự tập hợp thậm
chí khơng phải là tìm hiểu những dấu hiệu biểu lộ của hình thức giao tiếp ngơn ngữ
đơn thuần như là biểu tượng, từ, câu mà hơn thế đó là sự trình bày, sự phát ra của
những biểu tượng, từ, câu qua hình thức biểu diễn của hành động, lời nói”. Như vậy
tìm hiểu khía cạnh diễn xướng của ngơn ngữ tức là tìm hiểu ngơn ngữ của hành động,
ngơn ngữ của hình thức biểu diễn, ngơn ngữ bộc lộ cảm xúc, ngôn ngữ miêu tả…
Ngôn ngữ diễn xướng trong ca dao được thể hiện qua một số hình thức sử dụng ngơn
ngữ cơ bản của một số thủ pháp nghệ thuật trong ca dao. Đó là:
- Hình thức sử dụng ngơn ngữ đối thoại và độc thoại.
- Ngơn ngữ thời gian và khơng gian.
- Hình thức sử dụng đại từ xưng hô.
Trong bài nghiên cứu này, người viết đề cập một trong ba hình thức trên.
Từ xưng hô trong tiếng Việt không chỉ dùng để “xưng” và “hô” nhằm định vị mối
quan hệ giữa các đối tượng khi giao tiếp mà còn là phương tiện biểu đạt tình cảm, góp
phần tạo nên sự giao lưu về tâm hồn. Đã có rất nhiều nhà nghiên cứ nói về sự phong
phú của lớp từ xưng hô trong tiếng Việt. Sự phong phú đó khơng chỉ thể hiện ở số
lượng từ xưng hơ mà cịn thể hiện bởi cách phơ diễn. Trong ca dao dù là cách nói trực
tiếp hay ẩn dụ, ví von, vẫn hiện lên hai hình ảnh nhân vật đang bộc bạch nỗi lòng hoặc
dò ý, hoặc trao lời, trao duyên.
Như vậy: Đại từ xưng hô là hình thức ngơn ngữ thể hiện rõ phương thức diễn
xướng qua lối kết hợp câu đối đáp trong ca dao dân ca, chủ yếu ở ngôi thứ nhất và
ngôi thứ hai như : anh – em; chàng – thiếp; mình – ta; đó – đây; qua – bậu; tui – mình;
qua – em; anh(em) – bậu; bạn – ta; anh – cơ…
Ví dụ:
- Trèo lên cây bưởi hái hoa
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc
Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay
Ba đồng một mớ trầu cay

Trang 10


Sao anh khơng hỏi những ngày cịn khơng
Bây giờ em đã có chồng
Như chim vào lồng như cá cắn câu
Cá cắn câu biết đâu mà gỡ
Chim vào lồng biết thuở nào ra.
- Cô kia cắt cỏ bên sông
Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang.
Hay:
- Mình về có nhớ ta chăng
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.
Đó là những lời thơ thể hiện rõ dấu ấn của lối kết cấu đối đáp, trò chuyện mang
đặc trưng bản chất thể loại của ca dao dân ca. Với lối trò chuyện, đối đáp trực tiếp, đại
từ xưng hô trong ca dao đã được sử dụng một cách hết sức linh hoạt và độc đáo. Và
cách xưng hô trong ca dao là một trong những thủ pháp nghệ thuật quan trọng khẳng
định phương thức diễn xướng của thể loại.
Phương thức diễn xướng của thể loại ca dao dân ca với lối sử dụng đại từ nhân
xưng là sự thể hiện của phong cách ngẫu hứng trong sinh hoạt diễn xướng dân ca. Đơi
khi đó chỉ là những lời hát bâng quơ của những cặp nam – nữ bất chợt gặp nhau trên
đường hay là những câu ca đối đáp của gái trai trong q trình lao động, cũng có khi
nó là những cuộc hát được tổ chức trong các lễ hội. Song dù dưới hình thức nào thì
hành động diễn xướng ở đâykhơng nhất thiết phải là “đối giọng” mà cịn được thể hiện
qua “đối lời”. Vì vậy cách xưng hơ trong ca dao đóng vai trị quan trọng nhằm diễn tả
mọi sắc thái biểu cảm nội dung ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.

Có thể nói ngơn ngữ ca dao với đặc trưng tính chất của thể loại thơ ca dân gian
mang âm sắc của giai điệu lời nói tiếng Việt với hình thức kết cấu đối đáp, ngơn ngữ
diễn tả thời gian, khơng gian nghệ thuật mang tính gợi hứng và lối sử dụng đại từ xưng
hô đầy biểu cảm là những yếu tố cơ bản tạo giá trị thẩm mĩ cho những lời hát dân ca
mang màu sắc của sinh hoạt diễn xướng dân gian.
Qua hai tập sách “Ca dao dân ca Nam Bộ” và “Văn học dân gian Đồng Bằng
Sơng Cửu Long” chúng tơi đi tìm hiểu về cách xưng hơ trong ca dao trữ tình Nam Bộ,
qua đó thử cảm nhận về sắc thái biểu cảm của lớp từ rất đa dạng và phong phú này
cùng nét riêng trong cách nói của người dân Nam Bộ.

Trang 11


2.Nét riêng về cách xưng hô trong ca dao trữ tình
Nam Bộ:
a. Sự tương đồng trong cách xưng hơ giữa ca dao trữ
tình Nam Bộ và ca dao các vùng khác:
Cách xưng hơ trong ca dao trữ tình Nam Bộ vừa nằm trong sự thống nhất của
cách xưng hô chung của tiếng Việt đồng thời nó vừa có những khác biệt nhỏ so với các
địa phương, các vùng miền khác.
Trong ca dao trữ tình Nam Bộ, chúng ta bắt gặp các cặp từ xưng hơ thường thấy
trong ca dao nói chung:
*Thiếp – chàng:
- Ai làm bầu bí đứt dây
Thiếp ở bên này, chàng ở bên kia.
(ca dao Nam Bộ)
- Nào khi thiếp một đàng chàng một ngả
Bâng khuâng như con cá hiệp vầy
Thiếp gặp đặng chàng giữa hội trời mây
Trước là hội ngộ sau kết nghĩa sum vầy nợ duyên.

(ca dao Bình Trị Thiên)
- Thiếp đây khơng phải con người cợt giễu trêu cười
Chổi trần bia miệng để đời thế gian
Chàng ở cho chín chắn dịu dàng
Một mai thiếp cũng lấy chồng mà thơi.
(ca dao Thanh Hóa)
- Anh về Bình Định ở lâu
Chiều chiều em đứng vườn dâu ngó chừng
Hai hàng nước mắt rưng rưng
Chàng xa thiếp cách, ngang chừng muốn băng
Phụ mẫu nhà ta la dức rầm rầm
Cơm sao ngơ ngáo, làm khơng muốn làm
Bởi vì chưng thiếp bắc chàng nam
Giơ tay khơng nổi, cịn làm việc chi.
(ca dao Nam Trung Bộ)
*Thiếp – anh:

Trang 12


- Anh giơ roi đánh thiếp sao đành
Nhớ khi đói khổ rách lành có nhau.
(ca dao Nam Bộ)
- Anh nhiêu đi học không thầy
Làm bài không bút thiếp rầy theo anh.
(ca dao Thanh Hóa)
*Anh – em:
- Cam sành lột vỏ còn the
Thấy em còn nhỏ anh ve để dành.
(ca dao Nam Bộ)

- Anh có thương em thì thương cho chắc
Bằng trục trặc thì trục trặc cho ln
Đừng như con thỏ nọ đứng ở đầu trng
Khi vui rỡn bóng, khi buồn rỡn trăng.
(ca dao Trung Bộ)
- Anh cùng em thề đã trước sau
Dầu cho điên đảo thế nào
Búa rìu sấm sét, gươm dao chẳng rời.
(ca dao Nam Trung Bộ)
- Anh đi đâu ba bốn năm tròn
Để em giã gạo chày con một mình.
(ca dao Thanh Hóa)
- Anh về đi học cho ngoan
Để em cửi vải kiếm quan tiền dài.
(ca dao Hà Nội)
*Anh – nàng:
- Anh muốn vãng lai, sợ nàng mang tiếng
Giả khách qua đường, sớm viếng tối thăm.
(ca dao Nam Bộ)
- Anh về đợ ruộng cây đa
Đợ đồng nước ngọt sang qua cưới nàng.
(ca dao Nam Trung Bộ)
- Nàng về buôn bán cho ngoan
Để anh giã giấy kiếm quan tiền dài.

Trang 13


(ca dao Hà Nội)
*Ta – bạn:

- Bạn về ta chẳng dám cầm
Dang tay đưa bạn, ruột bầm như dưa.
(ca dao Nam Bộ)
- Bạn ơi bạn chớ ưu phiền
Tóc mây xe lại ta nguyền gỡ xong.
(ca dao Bình Trị Thiên)
- Bạn ơi bớ bạn vô đây
Cổ đồ bát tửu, ta đã xây trên bàn.
(ca dao Nam Trung Bộ)
*Ta – mình:
- Đường đi nho nhỏ
Bờ cỏ xanh xanh
Không duyên, không nợ, không tình
Đồng khơng mơng quạnh sao mình gặp ta?
(ca dao Nam Bộ)
- Mình về có nhớ ta chăng?
Ta như lạt buộc khăng khăng nhớ mình.
(ca dao Thanh Hóa)
- Nhác trơng lên mái nhà thờ
Đồng hồ đã điểm chín giờ chàng ơi
Mình ơi mình có lấy ta
Mình lên hiệu khách chụp ba cái hình
Bao giờ ta nhớ đến mình
Thì ta lại giở cái hình ra xem.
(ca dao Hà Nội)
- Mình nói dối ta mình chửa có con
Ta đi qua ngõ thấy con mình bị
Con mình những trấu cùng tro
Ta đi xách nước rửa cho con mình.
(Nghệ Tĩnh)

*Đó – đây:
- Đó có đơi, ngồi ăn một ngựa

Trang 14


Đây một mình biết dựa vào ai?
(ca dao Nam Bộ)
- Đây với đó như gió nọ đưa buồm
Mong anh xét kĩ thương dùm đào thơ.
(ca dao Nam Trung Bộ)
- Đó đây xa lạ chi nhau
Một sông cá lội một bàu chim ăn.
(ca dao Bình Trị Thiên)
Cùng thể hiện mối quan hệ tình cảm lứa đơi, thế mà có đến bảy cặp từ xưng hơ.
Rất khó so sánh cung bậc tình cảm giữa những cặp từ xưng hô trên. Tuy nhiên ta dễ
dàng nhận thấy sự khác nhau về sắc thái biểu cảm cũng như mối quan hệ của nhân vật.
Có thể nói những cặp từ xưng hơ này đã thể hiện đầy đủ những bước thăng trầm
của tình u đơi lứa.
Có thể nhận thấy:
- Đó có đơi ngồi ăn một ngựa
Đây một mình biết dựa vào ai?
*Cặp từ xưng hơ “ đó – đây” thể hiện tình cảm giữa hai người vẫn cịn một
khoảng cách nhất định. Nó chỉ mới dừng ở mức đánh tiếng, thăm dò và phần nào đó
cịn là tình u đơn phương. Đây thường là người mở lời dò hỏi, hay than thân trách
phận, tiếc nuối vì dun nợ khơng thành:
-Đó đủ đơi, ăn rồi lại ngủ
Đây một mình thức đủ năm canh.
*Cặp từ xưng hơ “ta – bạn” thể hiện tình cảm vẫn cịn xa dẫu giữa hai người đã
có sự giao cảm:

-Tai nghe bạn cũ có đơi
Trong lịng bối rối như vơi mới hầm.
- Bạn về ta chẳng dám cầm
Dang tay đưa bạn, ruột bầm như dưa.
*Cặp từ xưng hô “thiếp – chàng” dù có sắc thái biểu cảm dương tính nhưng có
phần khn sáo, trang trọng, xa lạ với tình cảm chân chất, mộc mạc sôi nổi và tự nhiên
của người dân lao động:
- Nào khi thiếp một đàng chàng một ngả
Bâng khuâng như con cá hiệp vầy
Thiếp gặp đặng chàng giữa hội trời mây

Trang 15


Trước là hội ngộ sau kết nghĩa sum vầy nợ duyên.
*Cặp từ xưng hô “anh – em” thể hiện sắc thái tình cảm tự nhiên, gần gũi và
phổ biến nhất:
- Anh thương em bất luận xa gần
Cầu không tay vịn anh cũng lần đi qua.
*Cặp từ xưng hô “ta – mình” đã vươn tới sự gần gũi, thân quen, nồng thắm và
khoảng cách giữa hai người dường như đã không cịn nữa. Đó là một bước tiến dài về
tình cảm, một sự thay đổi về chất trong mối quan hệ.
- Mình về có nhớ ta chăng?
Ta như lạt buộc khăng khăng nhớ mình.
(ca dao Thanh Hóa)
Từ cách xưng hơ “ta – mình” dẫn đến lối xưng hơ mà khoảng cách giữa hai
người đã được xóa nhà, khơng cịn giới hạn. Đó là cách nói gộp kiểu như “ Đơi ta…”:
- Đôi ta làm bạn thong dong
Như đôi đũa ngọc nằm trong mâm vàng.
- Đơi ta như cá ở đìa

Ngày ăn tản lạc tối vìa ngủ chung.
Những cặp từ xưng hơ nói trên xuất hiện trong ca dao của tất cả các vùng miền.
Cho nên nói cách xưng hơ trong ca dao trữ tình Nam Bộ nằm trong sự thống nhất
trong cách xưng hô chung của tiếng Việt.
b. Nét riêng về cách xưng hơ trong ca dao trữ tình Nam
Bộ:
Mặc dù xuất phát từ cái nôi chung của ca dao trữ tình cả nước, nhưng ca dao
trữ tình ở Nam Bộ vẫn mang sắc thái địa phương rất rõ nét. Trước hết nó là tiếng nói
của giới bình dân lao động ở Nam Bộ. Và kế đến, nó mang đậm dấu ấn văn hóa của
địa phương Nam Bộ. Vì vậy, ca dao trữ tình ở Nam Bộ vẫn có nét riêng, thể hiện ở các
phương diện: nói thẳng, nói thật, nói sao cho bày tỏ hết lịng mình: thích dùng những
từ địa phhương gắn với sinh hoạt hằng ngày; dùng những hình ảnh bình dị nhất. Chính
những nét riêng này mà ca dao trữ tình ở Nam Bộ có những nét giúp khu biệt với ca
dao của các vùng miền trong cả nước, góp phần làm phong phú thêm cho kho tàng ca
dao Việt Nam.
Phần lớn, ca dao sưu tầm được ở Nam Bộ cũng xoay quanh tâm điểm: tình yêu
– hơn nhân – gia đình.

Trang 16


Ca dao trữ tình ở Nam Bộ, trước hết là sáng tác của giới bình dân lao động. Nó
được ra đời trên cơ sở của những buổi lao động tập thể: cấy lúa, chèo ghe, tát
mương…, gắn liền với môi trường sinh hoạt hằng ngày của nhân dân.
Trong những buổi lao động tập thể, trai gái có dịp tìm hiểu nhau, thông qua lao
động mà người ta phát hiện ra những phẩm chất tốt đẹp của nhau, hiểu rõ tính tình của
nhau, cảm thơng cho nhau. Đó là cơ sở khởi đầu cho nam thanh nữ tú phát sinh tình
cảm với nhau. Vì lẽ đó mà lao động đã trở thành thước đo giá trị phẩm chất con người
và là điều kiện để xây dựng hạnh phúc lứa đôi.
Lao động tập thể ở Nam Bộ thường gắn với một không gian bao la khống đạt.

Chính khơng gian này đã níu kéo tình cảm con người lại với nhau. Người ta có nhu
cầu trao đổi, nhắn nhủ, tâm sự, và thậm chí chọc ghẹo lẫn nhau…
Cách xưng hơ trong ca dao trữ tình Nam Bộ được thể hiện mn nghìn vẻ, có
nhiều biểu hiện với những sắc thái, cung bậc khác nhau. Qua khảo sát hai tập sách “Ca
dao Nam Bộ” và “Văn học dân gian Đồng Bằng Sông Cửu Long” chúng tơi thấy có sự
khu biệt ở những cặp từ xưng hô sau: Cặp từ xưng hô: qua – bậu; anh (em ) – bậu; qua
– em; tui – bậu; tui – bạn; tui – mình; tui – anh; xưng hơ bằng tên riêng…
Trong các cặp từ xưng hơ nói trên, nhiều nhất vẫn là cặp “qua – bậu”, “anh
(em) – bậu”. Phần này sẽ cho người đọc thấy rõ ở phần phụ lục.
*Cặp từ xưng hô “qua – bậu”: đây là cặp từ xưng hô mang đậm sắc thái địa
phương đã ăn sâu vào đời sống của người dân Nam Bộ:
“Qua” là đại từ, ngôi thứ nhất, là lời xưng hô của người lớn tuổi với người nhỏ
tuổi, nghĩa là tôi, ta. Khi dùng chung với “bậu”, nghĩa là anh, là cách xưng hô của
chồng với vợ hoặc của người con trai xưng với người yêu. “ Bậu” cũng là đại từ ngôi
thứ hai nghĩa là người vợ, hay người yêu, hay người con gái được mến chuộng. Và
trong ca dao Nam bộ, đại từ “bậu” chiếm 2/3 đại từ xưng hô.
Hai đại từ xưng hô “qua”, “bậu” chẳng những được thể hiện trong ca dao mà
còn được thể hiện trong thơ văn:
Ví dụ:
…Dân rằng: lũ nó cịn đây
Qua xem tướng bậu thơ ngây đã đành.
(bậu ở đây là Lục Vân Tiên trong “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu.
“bậu” chỉ người con trai trẻ tuổi chính là Lục Vân Tiên)

Trang 17


Theo thời gian, hai từ “anh”, “em” thay cho “qua”, “bậu” trong xưng hơ lứa đơi.
Muốn tìm lại hương vị thực sự của “qua”, “bậu” thì khơng gì hơn bằng cách tìm trong
ca dao hoặc văn thơ của một số văn thi sĩ miền Nam.

Từ “qua” tuy được dùng xưng hô một cách thân mật nhưng không thân mật
một cách đa dạng như từ “bậu”.
Tuy nhiên, trong ca dao, cặp xưng hơ này thể hiện mối quan hệ và tình cảm
phức tạp. Có thể là quan hệ vợ chồng, hoặc là quan hệ trai gái yêu nhau:
Có thể đây là mối quan hệ vợ chồng đang có vấn đề:
- Bậu nói với qua bậu khơng lang chạ
Bắt đặng bậu rồi, đành dạ bậu chưa?
- Bậu nói với qua bậu khơng bẻ lựu hái đào
Chớ đào đâu bậu bọc, lựu nào bậu cầm tay.
- Ví dầu tình bậu muốn thơi
Bậu gieo tiếng dữ cho rồi bậu ra
Bậu ra cho khỏi tay qua
Cái xương bậu nát, cái da bậu mịn.
Có thể đây là tình u đơi lứa, mối quan hệ vẫn cịn xa cách hoặc đang gặp trắc
trở, chủ thể trữ tình thể hiện sự nuối tiếc, buồn đau vì tình cảm không được như mong
muốn:
- Trách mẹ với cha chứ qua không trách bậu
Cha mẹ ham giàu gả bậu đi xa.
- Ngó lên mây bạc trời hồng
Qua đây bớ bậu, bậu còn kiếm ai?
- Bậu với qua duyên đà thậm bén
Biết cha mẹ nàng chọn kén nơi nao?
Phải chăng đây là tiếng cười trêu chọc, hóm hỉnh mà những người dân phương
Nam muốn hát lên sau những giờ lao động mệt nhọc?:
- Bảng treo tại chợ Mỹ Lồng
Chữ đề tên bậu khơng chồng có con
Bậu đừng lên xuống đèo bồng
Chồng con hay đặng sanh lòng nghi nan.
- Bậu để chế cho ai, xé anh một nửa


Trang 18


Bậu để chế cho chồng châm lửa đốt đi
Đờn cò lên trục kêu vang
Qua cịn thương bậu, bậu khoan có chồng
Muốn cho nhơn nghĩa đạo đồng
Qua đây thương bậu hơn chồng bậu thương
Chiều nay qua phản hồi hương
Nghe bậu ở lại vầy vương nơi nào
Ghe tui tới chỗ cắm sào
Nghe bậu có chốn muốn nhào xuống sơng.
Từ cặp xưng hơ này có hai biến thể: anh (em ) – bậu; qua – em:
Đó phải chăng là sự tỏ tình của người con trai, nhưng lại là sự tỏ tình thiếu tự
tin?:
- Bậu có chồng chưa bậu thưa cho thiệt
Kẻo anh lầm tội nghiệp cho anh.
- Gió đưa liễu yếu mai oằn
Nếu đâu hơn thì bậu lấy, như bằng thì chờ anh.
Sự đau khổ, trách hờn người yêu:
- Trách lòng bậu cứ đẩy đưa
Gạt anh dãi nắng, dầm mưa nhọc nhằn.
- Chim kêu bên suối vượn hú trên cành
Anh không bỏ bậu sao bậu đành bỏ anh.
- Dền dền tia, đu đủ tía
Ngọn lang dâm, ngọn mía cũng dâm
Bậu nói anh nhiều tiếng thâm trầm
Bây giờ bậu kiếm nơi khác anh giận bầm lá gan.
Thể hiện nỗi nhớ da diết với người mình u:
- Ngó lên Hịn Kẽm đá dừng

Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi
Bướm xa hoa, bướm lại dật dờ
Anh xa xôi bậu đêm ngày chờ trông.
Cách xưng hơ “qua – bậu”hiện nay rất ít gặp trong giao tiếp. Từ “bậu” hầu như
tuyệt đối không dùng nữa và từ “qua” còn được sử dụng một cách giới hạn. Nhưng
trong thơ văn hai từ ngữ này vẫn còn được dùng và không giới hạn chỉ ở các văn thi sĩ

Trang 19


vùng Đồng Nai – Cửu Long. “Qua” và “bậu” trong văn thơ cũng được dùng với ý
nghĩa rất thân mật.
Trong những cặp từ xưng hơ cịn lại , chúng ta thấy có một nét chung là ngơi
thứ nhất dù là nam hay nữ thì đều xưng hơ là “tơi” hoặc “tui” (“tui” là biến thể phát
âm Nam bộ). Đại từ này dùng trong giao tiếp mang tính nghi thức thì có sắc thái biểu
cảm trung tính, nhưng nếu dùng trong giao tiếp khơng nghi thức thì có thể mang sắc
thái biểu cảm âm tính. Trong ca dao nói chung đại từ “tơi” vốn mang tính chỉ định cá
thể cao, ít xuất hiện. Thế nhưng trong ca dao Nam bộ lại có nhiều mơ hình xưng hơ mà
ngơi thứ nhất lại mạnh dạn dùng “tui” hoặc “tôi”. Ở đây dường như có sự mâu thuẫn
trong cách thể hiện tình cảm. Họ bộc lộ cơng khai rõ ràng cái tơi của mình khi bày tỏ
tình u nhưng lại có phần “thủ thế” không tự tin, ngại ngần chưa dám xưng thân mật
với người mình u thương:
- Tàu chìm cịn nổi giàn mui
Anh liệu thương đặng mình tui, tui chờ.
- Thị tay ngắt ngọn rau ngò
Thấy em nhỏ tuổi giữ bò anh thương
Thò tay ngắt ngọn rau mương
Bò tui, tui giữ anh thương nỗi gì.
Lối xưng hơ trên phần nào tạo một khoảng cách vơ hình. Nhưng phải chăng là
khoảng cách cần thiết để có thời gian để đối tượng tìm hiểu khai thơng? Và qua hai lần

thay đổi: từ “anh” sang “mình”:
- Rồng giao đầu, phụng giao đi
Nay tui hỏi thiệt, mình có thương tui khơng mình?
Từ “tui” sang “anh” hoặc”em”:
- Cam sành lột vỏ còn the
Thấy em còn nhỏ anh ve để dành.
Ngồi ra cịn có một số cách xưng hơ đậm chất khẩu ngữ với sắc thái biểu cảm
âm tính như:
- Một bàn tay năm ngón
Có ngón ngắn ngón dài
Người ta kẻ kém người tài
Anh xem cho kĩ, gái này kém ai?
- Con cua kình càng bị ngang đám bí
Nói với chị mày: giờ tí tao qua.

Trang 20


Những cách xưng hô trên không nhiều, không tiêu biểu, nó chỉ làm phong phú thêm
cách xưng hơ trong ca dao trữ tình Nam Bộ.
Bên cạnh những cách xưng hơ được nói ở trên, chúng ta cịn bắt gặp những
cách xưng hô mà ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ hai được ẩn đi, phản ánh khuynh hướng
gia tộc hóa rất mạnh trong ca dao trữ tình Nam Bộ. Đấy là khuynh hướng dùng tên
riêng hay từ chỉ quan hệ họ hàng kèm với ngơi thứ trong gia đình:
Ví dụ:
- Cơ Ba, cơ Bảy về ngoải có chồng
Ngựa ơ đi trước, ngựa hồng theo sau.
- Vái trời cưới được cô Năm
Làm chay bảy ngọ, mười lăm ông thầy.
- Đứng xa kêu bớ anh Mười

Thương khơng anh nói thiệt chớ đừng cười đẩy đưa.
Cách xưng hô này thường được dùng phổ biến trong quan hệ hàng xóm láng
giềng để thể hiện sự thân mật, gần gũi như người trong gia đình dịng họ. Cịn trong
tình u đơi lứa, cách xưng hơ này cho thấy mối quan hệ giữa hai đối tượng vẫn cịn
có khoảng cách, dù người nói đã có tình, có ý. Nó chỉ mới ở mức thăm dị, đánh tín
hiệu mà thơi.

c. Tóm lại:
Cách xưng hơ trong ca dao trữ tình Nam Bộ vừa nằm trong sự thống nhất của cách
xưng hơ chung của tiếng Việt đồng thời nó vừa có những khác biệt nhỏ so với các địa
phương khác. Cách xưng hô của người dân Nam Bộ thường rất gần gũi, thân mật, chứa
chan tình cảm. Người dân Nam Bộ khơng thích xưng hơ trịnh trọng nhưng khơng phải
vì vậy mà họ thiếu lễ nghĩa.
Xưng hô một cách thân mật, tự nhiên, bình đẳng, khơng cầu kì, khách sáo, không
nặng về chức tước địa vị là đặc điểm chung của cách xưng hơ trong ca dao trữ tình
Nam Bộ. Người Nam Bộ xưng hô rất thực và biểu cảm. Họ đặt tình cảm lên trên. Đó là
lối sống trọng tình cảm.
Nói chung cách xưng hơ của người Nam Bộ bình dân hơn so với các miền khác.
Nó khơng nhất thiết phải theo một tôn ti, trật tự bắt buộc mà người Nam Bộ thiên về
cách gọi thân mật, tự nhiên, khơng khách sáo. Chính điều này làm cho phương ngữ

Trang 21


Nam Bộ có một hệ thống từ riêng dùng trong xưng hô khá đa dạng và mang đậm màu
sắc địa phương.

3. Nguyên nhân:
a. Do giao lưu văn hóa cộng đồng:
Vùng đất Nam Bộ là vùng đất của những con người “tứ chiếng”. Nơi có nhiều

tộc người sinh sống như: Kinh, Mạ, Châu Ro, Stiêng, Chăm, Khơme…Mỗi một tộc
người đều có ngơn ngữ riêng, văn hóa riêng. Văn hóa Việt có sự giao lưu với các nền
văn hóa của các dân tộc khác. Trong sự giao lưu đó nền văn hóa của người dân Nam
Bộ được mở rộng, kế thừa. Và điều đó làm nên một màu sắc riêng biệt về nội dung
cũng như về ngơn từ của dao trữ tình Nam Bộ.
b. Do sự thay đổi các từ mà nhân dân miền ngoài mang
vào hoặc do kiêng cữ:
Cư dân Nam Bộ như đã nói ở trên, họ đến từ mọi miền khác nhau của đất nước.
Mỗi miền lại có một cách nói, có những từ ngữ, những cách phát âm khác nhau… tất
cả những điều đó đã góp phần làm cho ngơn ngữ ở vùng đất này lại có nhiều thay đổi.
Một yếu tố làm nên màu sắc địa phương của ngôn ngữ Nam Bộ là do cách phát âm của
người Nam Bộ. Người Nam Bộ có cách phát âm khác so với các vùng khác. Một số
âm người Nam Bộ khơng phát âm được hoặc phải đọc chệch âm:
Ví dụ: tui (tôi), ảnh (anh), ổng (ông)…
c. Những từ nảy sinh trực tiếp do hoàn cảnh sống mới:
Vùng đất Nam Bộ được khai phá vào đầu thế kỉ XVII và đến đầu thế kỉ XIX thì
hầu như đã được khai phá một cách tồn diện. Như đã nói ở trên, cảnh quan-sinh thái,
điều kiện địa lí của vùng đất Nam Bộ rất độc đáo, có những điểm khác biệt với các
vùng khác trên đất nước Việt Nam. Con người sống giữa thiên nhiên hài hịa và đa
dạng: có đồng ruộng bao la, rừng sâu, biển rộng, sơng ngịi chằng chịt, vườn cây ăn
trái...Hình tượng thiên nhiên được đưa vào trong ca dao dân ca một cách phổ biến.
Phải chăng qua đó thấy được tâm hồn chân thực, bình dị của người Nam Bộ? Và được
bộc lộ rõ trong lối xưng hơ nói thẳng, nói thật, rõ ràng?
d. Do cá tính, tính cách của người Nam Bộ:
Ngơn ngữ là cơng cụ của tư duy, cũng là phương tiện để diễn đạt cảm xúc, cá
tính của con người. Do vậy, cách dùng từ, cách diễn đạt của con người thường ảnh
hưởng bởi cá tính, tính cách của họ.

Trang 22



Nói đến tính cách của người dân Nam Bộ trước hết phải nói đến tính hào hiệp,
mến khách và tấm lòng yêu thương con người của họ. Người Nam Bộ rất trọng nhân
nghĩa. Bởi họ là những con người tha phương cầu thực, những con người đã trải qua
nhiều đau khổ, vất vả nên họ rất trọng tình cảm:
- Mưa lâm thâm ướt dầm lá cải
Em cảm thương người áo vải mong manh.
- Gió đẩy đưa rau dừa quặn quịu
Anh mảng thương nàng lịu địu xuống lên.
Cũng chính vì q trọng tình cảm nên người Nam Bộ thường nói với nhau bằng
giọng tâm tình, nhỏ nhẹ, duyên dáng và cũng rất sâu sắc:
- Nước chảy liu riu, lục bình trơi riu ríu
Anh thấy em nhỏ xíu anh thương.
Người dân Nam Bộ thích hướng về sự giản dị, chân thực trong nội dung cũng
như trong hình thức thể hiện nên cách nói của họ thường giản dị, mộc mạc, khơng trau
chuốt:
- Tôi thương anh dữ quá, bởi ba má gả lỡ tơi có chồng
Để tơi mua gan cơng, mật cóc thuốc chồng tơi theo anh.
Chính cuộc sống với thiên nhiên khắc nghiệt đã khiến mọi người xích lại gần
nhau hơn. Họ sống với nhau chân thành, giản dị, độ lượng, xuề xịa. Họ lạc quan, dí
dỏm, u đời:
- Nước rịng bỏ bãi xà cừ
Mặt em có thẹo anh trừ đơi bơng.
Cách sống cởi mở lạc quan, phóng túng như vậy nên người Nam Bộ thích diễn
đạt cụ thể, rõ ràng, thẳng tuột, không quanh co, úp mở. Họ yêu ra yêu, ghét ra ghét:
- Anh gạt em, em chạy sút đầu
Khăn bìa đơi rớt lại, tại đầu cầu của anh…

Trang 23



Kết luận
Cách xưng hơ trong ca dao trữ tình Nam Bộ hết sức phong phú, đa dạng. Ngoài
cách sử dụng những cặp từ xưng hô thường thấy trong ca dao nói chung, chúng ta cịn
bắt gặp những cách nói riêng mang đậm tính địa phương và phản ánh lời ăn, cách nói,
nếp nghĩ của con người nơi đây. Nổi bật nhất là cặp từ xưng hô “qua – bậu” và những
biến thể của cặp từ xưng hô này…Ở mỗi cách xưng hơ thể hiện mối quan hệ tình cảm
khác nhau: phản ánh những chặng đường khác nhau từ lúc sơ giao đến lúc thành vợ,
thành chồng hay những khi éo le, trắc trở trong tình yêu. Cùng một cặp từ xưng hơ,
nhưng ở mỗi bài ca dao nó có thể phản ánh mối quan hệ và sắc thái biểu cảm khác
nhau. Chỉ với ca dao của một vùng Tổ quốc, chúng ta đã thấy sự đa dạng, phong phú
về lớp từ xưng hô, cách xưng hô của người Việt.

PHỤ LỤC
NÉT RIÊNG VỀ CÁCH XƯNG HƠ TRONG CA DAO TRỮ TÌNH NAM BỘ:
QUA:
Ai sang đò ấy bây giờ
Qua còn ở lại, qua chờ bạn qua

Trang 24


Mưa nguồn chớp biển xa xa
Ấy ai là bạn của qua, qua chờ.
Ai có muốn lau chen với đậu
Qua khơng đánh bùn lộn với sen
Trước chưa quen sau cũng là quen
Qua chẳng hề tham nguyệt chê đèn như ai.
Bởi qua nghèo qua chịu chữ ngu si
Phải chi qua có của hiếm gì người thương.

Qua như con kén léo lén trên nhành
Muốn kề trái hạnh chẳng đành bay xa.
Qua không ham rộng ruộng lớn vườn
Ham vì nhân ngãi cang thường mà thôi.
Qua muốn kiếm một nàng thạo đường buôn bán
Rao cùng thôn quán mà chưa thấy chỗ nào
Thiếu chi những dự má đào
Họ mê bài phế, bài cào qua thất kinh.
Lòng qua như sắt, nói chắc một lời
Bạc tiền chẳng trọng, chỉ trọng người tình chung.
Lịng qua như đinh sắt
Nguyện nói chắc một lời
Qua khơng có dạ đổi dời như ai.
BẬU:
Ai che con mắt bậu đi
Bậu coi đồng bạc, đồng chì như nhau.
Áo đen năm nút viền bâu

Trang 25


×