Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

TIỂU LUẬN văn học PHƯƠNG tây nhân vật đồng tiền” qua một số tác phẩm của banzăc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.36 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN

Bài tiểu luận môn Văn học phương tây

ĐỀ TÀI:

GVHD:
SVTH :
MSSV :

Thành phố Hồ Chí Minh

MỤC LỤC


MỤC LỤC..................................................................................................................... 2
DẪN NHẬP................................................................................................................... 3
1.

Lí do chọn đề tài.................................................................................................4

2.

Phạm vi nghiên cứu............................................................................................5

3.

Phương pháp nghiên cứu....................................................................................6

NỘI DUNG...................................................................................................................6


1.

Giới thiệu chung.................................................................................................6
1.1. Vài nét về tác giả - Bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực:.................................6
1.2. Thời đại Banzăc – Thời đại kim tiền............................................................7

2.

Nhân vật đồng tiền qua một số tác phẩm của Banzăc.........................................9
2.1. Đồng tiền thống trị xã hội...........................................................................9
2.2. Đồng tiền làm băng hoại các giá trị đạo đức tinh thần..............................12
2.2.1. Tình cha con.........................................................................................12
2.2.2. Tình vợ chồng......................................................................................15
2.2.3. Tình yêu, tình bạn................................................................................17

3.

Vài nét về nghệ thuật phơi bày sức hủy diệt của nhân vật đồng tiền.................19
3.1 Thủ pháp tái xuất hiện nhân vật…………................................................19
3.2

Nhân vật điển hình……………………………….................................. 19

KẾT LUẬN.................................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................22

“Nhân vật đồng tiền” qua một số tác phẩm của Banzăc
2

Trang



DẪN NHẬP
1. Lí do chọn đề tài
“Tên tuổi của Banzăc sẽ hòa vào vệt ánh sáng mà thời đại chúng ta sẽ để lại
trong tương lai”.
Nhân loại đang đứng trước ngưỡng cửa của một thời đại mới, thời đại của văn
minh, của sự giàu có, của khoa học tiên tiến, hiện đại. Và dường như, xã hội càng giàu
có, cuộc sống vật chất của con người ngày càng được đảm bảo thì đời sống tinh thần
của họ lại ngày càng bị đe dọa, nền tảng đạo đức xã hội càng suy đồi.
Ở nước ta, khi cơ chế thị trường xuất hiện, khi nền kinh tế hội nhập thế giới cũng
là lúc đồng tiền có sức chi phối mạnh mẽ đến đời sống xã hội. Nó được đẩy lên vị trí
hàng đầu và khiến con người quan tâm đến nó hơn bao giờ hết. Đồng tiền mang lại
cuộc sống ấm no, đầy đủ, hạnh phúc, tiện nghi cho con người nhưng nó cũng là kẻ thù
chi phối đời sống tình cảm của họ. Đồng tiền có khả năng thống trị xã hội, làm thay
đổi vận mệnh con người, làm băng hoại các giá trị đạo đức tinh thần.
Lần giở những trang văn của “bậc thầy chủ nghĩa hiện thực”, ắt hẳn mọi người
càng thấy rõ điều đó.
Chúng ta bắt gặp rất nhiều cơng trình nghiên cứu, rất nhiều lời bình về “bộ bách
khoa tồn thư” Tấn trị đời, hết thảy đều nói tới vấn đề đồng tiền với sự ngoi lên của
những gã tư sản hãnh tiến và những số phận, những bi kịch do đồng tiền gây nên.
Đồng tiền đã trở thành chủ đề không thể thiếu khi người ta nghiên cứu về Banzăc, đặc
biệt là mối quan hệ cũng như sức hủy diệt của nó đối với tình cảm con người.
Bài tiểu luận tìm hiểu “Nhân vật đồng tiền qua một số tác phẩm của Banzăc” giúp
ta hiểu hơn về thời đại của Banzăc, thời đại kim tiền, hiểu hơn “bậc thầy của chủ nghĩa
hiện thực” và qua đó giúp ta có cái nhìn chân thực hơn về ma lực của đồng tiền, sự chi
phối của đồng tiền trong đời sống của con người thời đại hôm nay.
Trong quá trình tìm hiểu, chắc chắn khơng tránh khỏi thiếu sót. Người viết mong
nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn.
Sinh viên thực hiện

Từ Thị Thơ
“Nhân vật đồng tiền” qua một số tác phẩm của Banzăc
3

Trang


2. Phạm vi nghiên cứu
Banzăc là nhà văn kì tài khi viết về đồng tiền. Trong các sáng tác của
Banzăc, ở tác phẩm nào, dù ít hay nhiều chúng ta cũng bắt gặp vấn đề này.
Đồng tiền trong các sáng tác của Banzăc thực sự đã trở thành một “nhân vật” –
một “nhân vật” có sức hấp dẫn, lơi cuốn, chi phối tất cả các nhân vật còn lại.
Qua một số tác phẩm của Banzăc như “Lão Gôriô”, “Ảo mộng tiêu tan”, “Đại tá
Sabe”, “Ơgiêni Grăngđê”, người viết sẽ đi sâu tìm hiểu về nhân vật trên.

“Nhân vật đồng tiền” qua một số tác phẩm của Banzăc
4

Trang


3. Phương pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu về “Nhân vật đồng tiền qua một số tác phẩm của Banzăc”người viết
sử dụng phương pháp đọc tài liệu, phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp.

“Nhân vật đồng tiền” qua một số tác phẩm của Banzăc
5

Trang



NỘI DUNG
1. Giới thiệu chung
1.1 Vài nét về tác giả - Bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực:
“Ông ĐơBanzăc ở trong số những người hàng đầu của những người vĩ đại nhất,
thuộc những người cao nhất trong số những người ưu tú nhất”. (Huygô)
Hônôrê Đơ Banzăc sinh tại Tours, thành phố nhỏ phía tây nam thủ đơ Pari, thủ phủ
của xứ Tuaren (Tourain), nổi tiếng giàu đẹp ở giữa nước Pháp. Nơi đây là quê
hương của văn hào Rabơle, tác giả nổi tiếng của Gác-găng-chuya và Păng-ta-gruyen nổi tiếng với tiếng cười trào lộng đã trở nên bất tử. Banzăc sinh 1799, cùng năm
đó, nước Pháp diễn ra một biến cố lịch sử quan trọng gắn liền với tên tuổi của
Napoleon Bonaparte, con người mà Banzăc lấy làm thước đo cho sự nghiệp khi
ơng nói “Những gì mà Napoleon chưa làm được bằng thanh kiếm, tơi sẽ làm được
bằng ngịi bút”.
Cha ông là Bernard Francois Balssa, một người nông dân thành đạt sau cách
mạng tư sản. Mẹ Banzăc xuất thân trong gia đình thương nhân, trẻ hơn chồng rất
nhiều.
Banzăc “khơng có những ngày thơ ấu đẹp đẽ trong khu vườn Phơiăngtin” như
Huygô bởi sau khi sinh Banzăc được một năm, mẹ ơng có liền một bé gái nữa và
Banzăc được gửi đến ở nhà một người vú nuôi. Rồi từ 8 đến 14 tuổi, Banzăc học
tại trường dịng Vendơme. 15 tuổi ơng theo gia đình chuyển lên Pari. Đến 1816, hết
bậc trung học vào ngành luật theo ý gia đình. Học xong trường luật năm 1819, vì
yêu văn chương nên ông quyết định theo đuổi sự nghiệp sáng tác. Nhưng ơng
khơng được sự ủng hộ của gia đình. Với lịng say mê văn chương và niềm lạc quan
tin tưởng, vượt qua tất cả mọi khó khăn thử thách, Banzăc dần dần vươn đến tầm
cao văn học. Trong suốt 20 năm, từ 1828 – 1848, Banzăc đã say sưa miệt mài, lao
động không mệt mỏi, không ngừng nghỉ. Banzắc đã để lại cho nhân loại áng văn
xuôi bất hủ, một bộ “bách khoa toàn thư” về xã hội Pháp thế kỉ XIX. Banzăc từng
nói rằng ơng “chứa cả một xã hội trong đầu”. Quả khơng sai! Bởi Tấn trị đời tập
hợp của toàn bộ tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn của ông gồm 97 tác phẩm với
“Nhân vật đồng tiền” qua một số tác phẩm của Banzăc

6

Trang


hơn 2000 nhân vật. Quả là một “xã hội” thực sự. Một xã hội với tất cả đầy đủ bộ
mặt của nó. Giữa lúc tài năng đang nở rộ, Banzăc ra đi đột ngột, bỏ lại sau lưng
một cơng trình dang dở và sự nuối tiếc trong lòng người hâm mộ. “Cái chết ấy là
một tai họa tinh thần thực sự, chỉ có cái chết của Byron mới so sánh được”. Sự ra
đi của ông là một tổn thất lớn cho nền văn học nhân loại. Banzăc ra đi nhưng tên
tuổi của ơng, bộ “Bách khoa tồn thư” Tấn trị đời mãi mãi tồn tại cho đến hôm
nay và cả mai sau.
1.2 Thời đại Banzăc – Thời đại kim tiền
Thời đại của Banzăc sống là thời đại của đồng tiền và dục vọng cá nhân. Năm
1799, tướng Napoleon Bonaparte thành lập chế độ Tổng tài cũng là năm Hônôrê
Đơ Banzăc ra đời. Như vậy, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Banzăc trải qua
suốt nửa đầu thế kỉ XIX, một thời kì đấu tranh chính trị xã hội sơi sục và mãnh liệt
ở nước Pháp và ở cả Châu Âu. Xã hội tư sản phát triển đến đỉnh cao và dần đi vào
thời kì khủng hoảng với tồn bộ những xấu xa, thối nát của nó. Đồng tiền được đưa
lên bệ thờ, thói hãnh tiến, dục vọng thống trị làm sa đọa, hư hỏng biết bao thanh
niên, làm hoen ố, băng hoại biết bao giá trị đạo đức tinh thần. Có thể nói rằng thời
đại Banzăc là thời đại xã hội “xây dựng tượng đài cho đồng tiền”.
Như chúng ta đã biết, nước Pháp thế kỉ XIX sục sôi với những chuyển biến lịch
sử, trải qua nhiều thể chế chính trị (cộng hịa 1, Đốc chính tổng tài, chế độ Phục hồi
vương chính, chế độ quân chủ tháng Bảy, chế độ cộng hịa…). Nước Pháp ln ở
trong tình trạng chiến tranh bởi các cuộc chinh phạt nuôi mộng bá chủ Châu Âu
của Napoleon Bonaparte. Theo các cuộc chiến tranh, giai cấp tư sản dần dần lớn
mạnh. Cách mạng tư sản Pháp 1789, đưa bộ phận tư sản tài chính của bọn chủ ngân
hàng, chủ thuyền buôn, chủ mỏ, chủ đất, bọn đầu cơ, cho vay nặng lãi lên nắm
chính quyền. Cách mạng tháng 7-1830, đã đánh gục hẳn giai cấp quý tộc phong

kiến, đưa giai cấp tư sản thực sự nắm hẳn quyền thống trị. Đứng đầu chế độ quân
chủ tháng Bảy là “ông vua của bọn con buôn” Louis Philip. Kinh tế và công nghiệp
phát triển mạnh mẽ, tồn bộ ưu thế về chính trị và chi phối kinh tế đất nước tập
trung trong tay giai cấp tư sản. Cách mạng tháng Hai 1848 do mâu thuẫn giữa tư

“Nhân vật đồng tiền” qua một số tác phẩm của Banzăc
7

Trang


sản cầm quyền và một bộ phận tư sản khác đã thiết lập chế độ cộng hòa II, chế độ
của bộ phận đại tư sản có xu hướng bảo hồng.
Cùng với q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, phong trào đấu tranh xã hội
chống phong kiến và đòi quyền lợi đã đưa cách mạng tư sản Pháp “phát triển theo
hướng đi lên”, tạo tiền đề cho sự toàn thắng của Chủ nghĩa tư bản giữa thế kỉ XIX.
Chủ nghĩa tư bản ra đời thúc đẩy xã hội phát triển nhất là về kinh tế. Lực lượng
sản xuất phát triển, tư liệu sản xuất được cơ khí hóa, năng suất lao động tăng cao.
Nền sản xuất được xã hội hóa, chuyển từ nền sản xuất nhỏ, lạc hậu lên nền sản xuất
lớn, hiện đại. Thế nhưng, cùng với sự phát triển ấy, nó đã để lại những hậu quả
khơn lường. Nó làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, mâu thuẫn giữa các
giai cấp, mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa của nền sản xuất và sự chiếm đoạt tư
bản chủ nghĩa gây ra các cuộc chiến tranh, cảnh bần cùng đói khát của quần chúng
lao động và vô số những ảnh hưởng khác đối với đời sống của con người. Nó chi
phối con người sống vì lợi nhuận, vì đồng tiền. Biến con người thành nơ lệ của
đồng tiền, làm biến chất quan hệ tình cảm giữa con người với con người, thay vào
đó là các “mối lợi lạnh lùng” của một xã hội mà ở đó đồng tiền được đặt lên “bệ
thờ” một cách trân trọng.
Trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản”, Marx và Engels đã nói:
“Tất cả những mối quan hệ phức tạp và muôn màu muôn vẻ ràng buộc con người

phong kiến với “những bề trên tự nhiên” của mình đều bị giai cấp tư sản thẳng tay
phá vỡ, không để lại giữa người và người mối quan hệ nào khác, ngoài mối lợi lạnh
lùng và lối “trả tiền ngay” khơng tình nghĩa. Nó đã biến phẩm giá con người thành
một giá trị trao đổi đơn thuần, nó đã đem tự do buôn bán độc nhất và tàn nhẫn thay
cho nhiều tự do đã dành được bằng một giá rất đắt”.
Sức phá hoại của đồng tiền đã len lỏi vào từng ngóc ngách của đời sống xã hội.
Làm băng hoại các giá trị đạo đức tinh thần. Nó phá hoại gia đình, tình yêu, tài
năng, đạo đức “giai cấp tư sản đã xé toang tấm màn tình cảm bao phủ quan hệ gia
đình và làm cho những quan hệ ấy chỉ cịn là những quan hệ đơn thuần mà thôi”.
Họ chạy theo đồng tiền, mua danh bán tước để củng cố địa vị thống trị của mình.
Nhiều thanh niên “vỡ mộng”, rồi rơi vào ngay cái xã hội họ từng lên án. Họ một
“Nhân vật đồng tiền” qua một số tác phẩm của Banzăc
8

Trang


thời sống với lí tưởng đẹp đẽ, nay lại mắc phải căn bệnh hãnh tiến, tham danh,
tham vị, tham tiền.
Vâng! Ma lực của đồng tiền thật ghê gớm, nó làm tha hóa biến chất con người
“Anh càng làm nhiều tiền bao nhiêu thì anh càng ít làm người bấy nhiêu”, nó có
thể mua danh bán tước, đổi trắng thay đen, nó thống trị cả tồn xã hội. Qua một số
tác phẩm của Banzăc, chúng ta sẽ thấy rõ những vấn đề nêu trên.
2. Nhân vật đồng tiền qua một số tác phẩm của Banzăc
1.3 Đồng tiền thống trị xã hội
Banzắc là nhà văn thật sự xuất sắc khi viết về đồng tiền. Trước Banzắc, có nhiều
nhà văn đã viết về đồng tiền. Trong số đó, phải kể đến Mơlie với vở kịch Lão hà tiện.
Có lẽ đó là một tác phẩm tiêu biểu nói về đồng tiền và những tác hại của nó. Nhưng
đến Banzắc, đồng tiền mới thực sự trở thành “nhân vật”. “Nhân vật” này có sức mạnh
vạn năng, có sức cám dỗ thật ghê gớm. “Nhân vật” này có khả năng thống trị xã hội.

Đồng tiền có thể coi là một trong những nhân vật quan trọng bậc nhất của Tấn trò
đời. Những kẻ nắm trong tay đồng tiền vàng như Tayơphe, như Gốpxếch, trở thành
chủ nhân, hiện thực số một đương thời. Bọn chúng đứng trên cả pháp luật và quyền
lực quốc gia. Tayơphe đã trắng trợn tuyên bố: “Thưa các ngài, xin nâng cao cốc chúc
cho quyền lực của vàng, ông ĐơValăngtanh trở thành sáu lần triệu phú là nắm được
quyền hành. Từ nay đối với ông, lời ghi trên Pháp điển “Mọi người Pháp đều bình
đẳng trước pháp luật”, là một lời nói láo, ông ấy sẽ không tuân theo pháp luật, pháp
luật sẽ tuân theo ông ấy”.
“Đồng tiền ngay cả khi vấy máu, cũng chẳng tố cáo điều gì mà lại đại diện cho tất cả.
Miễn là xã hội thượng lưu biết gia sản anh có bao nhiêu, anh có thể được đánh giá
ngay bằng số tiền của anh và chẳng ai hỏi xem gia phả của anh ra sao, vì mọi người
điều biết là nó chẳng đáng giá bao nhiêu” (Xarazin)
Gốpxếch (1830) là tác phẩm đầu tiên của Banzăc khắc họa uy lực của đồng tiền.
Qua hình tượng “vị chúa tể thầm lặng” thống trị cả Pari bằng tiền, Banzăc đã bắt đầu
một trong hai chủ đề nổi bật của Tấn trò đời : Đồng tiền và tham vọng cá nhân. Hai
sức cám dỗ có tính ma lực của con người trong xã hội tư sản. Gốpxếch khắc họa thành

“Nhân vật đồng tiền” qua một số tác phẩm của Banzăc
9

Trang


cơng hình tượng kẻ tích trữ, cho vay nặng lãi, và dùng chính những đồng tiền “lời” ấy
để chi phối cả xã hội. Lão đã “mua được lương tâm của nhiều kẻ giật dây các bộ
trưởng”, lão đã thống trị cả Pari trong “thầm lặng” bằng chính những đồng tiền của
mình. Thế nhưng, chính lão cũng khơng phải là ơng chủ mà chỉ là nô lệ cho đồng tiền
ấy. Lão phục dịch một cách trung thành dưới uy quyền của nó. Lão hồi nghi hết thảy
và ẩn mình trong gian phòng nhỏ tối tăm để nghiền ngẫm về sức mạnh của đồng tiền
vàng. Lão đã phụ thuộc vào đồng tiền vàng về cả lí trí và tình cảm một cách điên dại.

Đồng tiền vàng và sức mạnh của nó lưu thông trong tim, trong máu của lão già Do
Thái nhưng nó cũng góp phần làm băng lạnh trái tim “con người” của Lão. Lão chỉ
quen nghe âm thanh leng keng, say mê ngắm màu vàng sáng rực của đồng tiền, của
những con số ghi trên phiếu thực lợi. Lão không quan tâm đến người bên cạnh – kể cả
khi họ chết. Để rồi cuối cùng lão được gì? Lão chết đơn độc, lạnh lẽo bên cạnh đống
vàng trong gian nhà đổ nát.
Rõ ràng đồng tiền vàng đã thống trị con người về cả lí trí và tình cảm.
Mở đầu tác phẩm Đại tá Sabe, tác giả giới thiệu tình cảnh bi đát của sĩ quan quân
đội Hiaxanh Sabe. Ông là “vị đại tá đã chết trận ở Âylơ” có “biên bản tử vong lập theo
đúng những quy tắc thiết chế nhà binh”. Nhưng ơng khơng chết. Ơng trở về. Nhưng
đau đớn thay, ơng khơng được xã hội cơng nhận. Ơng bị tước đi quyền làm người cùng
với mọi quyền lợi khác. Sỡ dĩ điều đó xảy ra vì giờ đây Sabe khơng cịn là một vị
tướng với những vinh quang và những hiển hách, mà bây giờ là một kẻ tứ cố vô thân,
bẩn thỉu nghèo khổ và đặc biệt “khơng một xu dính túi”. Điều đó làm mọi người xa
lánh ơng. Ơng tìm đến văn phịng luật sư Đécvơli để nhờ sự trợ giúp. Ơng muốn tìm
lại cơng bằng, tìm lại chính mình. Thế nhưng, đối với một kẻ “khố rách áo ơm” như
ơng, liệu có chỗ đứng trong xã hội hay không? Một xã hội coi trọng đông tiền, coi
trọng “ địa vị” liệu có chỗ cho ơng tồn tại hay không? Luật pháp cũng bị chi phối bởi
đồng tiền. Văn phòng luật sư thờ ơ lãnh đạm với đại tá Sabe bởi vì ơng khơng có tiền.
Sabe đã thất vọng kêu lên với Đécvơli rằng “Tôi đã bị chôn dưới những người
chết, nhưng giờ đây tôi dang bị chôn dưới những người sống, dưới những chứng từ,
những sự kiện, dưới tất cả xã hội, họ chỉ muốn tôi trở lại dưới đất đen”.

“Nhân vật đồng tiền” qua một số tác phẩm của Banzăc
10

Trang


Đồng tiền đã thống trị xã hội. Xã hội Sabe đang sống là xã hội tôn thờ đồng tiền,

coi trọng đồng tiền như một vị thần hiện đại duy nhất mà người ta tín ngưỡng, tơn thờ
và phục tùng nó. Cán cân cơng lí sẽ nghiêng về phía những kẻ có tiền: “Cuộc sống
riêng tư thiêng liêng, sự tự do của cá nhân, nó bắt đầu từ đâu? Từ năm vạn đồng tiền
lợi tức”. Thật đáng thương cho đại tá Sabe đã trở về khơng đúng lúc. Và có lẽ càng
đáng thương hơn khi phải sống trong một xã hội tối tăm, ngột ngạt “mùi” tiền như thế.
Đến với tác phẩm Ảo mộng tiêu tan ta càng thấy rõ sức mạnh của đồng tiền trong
quá trình thống trị xã hội. Nhân vật Luyxiêng được giới thiệu là một thanh niên tốt
bụng, đẹp trai, có tài năng. Anh và người bạn của mình là Đavit là những người đam
mê văn chương và khoa học. Họ đọc sách quên cả ăn uống và cuộc sống đối với họ là
một giấc mộng vàng. Họ nuôi mộng đạt đỉnh vinh quang bằng lao động của con tim và
khối óc. Nhưng khi sống trong xã hội mà đồng tiền được đưa lên “bệ thờ”, “là vị chúa
tể” thì Luyxiêng đã khơng giữ được mình.
Qua một quá trình bị xã hội đồng tiền nhào nặn, Luyxiêng đã nhận ra “phải có tiền
bằng bất cứ giá nào. Đồng tiền là quyền lực duy nhất bắt cái xã hội này phải quỳ gối.
Anh thâm nhập vào thế giới quyền năng của đồng tiền và bằng mọi cách để nắm bắt
nó. Trong đầu anh ln hiện hữu những suy nghĩ: “điểm tựa của trí tuệ là đồng tiền”,
“vàng là trước hết”. Luyxiêng nhận ra sức mạnh của đồng tiền. Nó chính là sợi dây vơ
hình xâu chuỗi các mối quan hệ xã hội với nhau. Có tiền là có tất cả. Tiền càng nhiều
càng có điều kiện thống trị xã hội.
Luyxiêng càng đi sâu vào cuộc sống Pari thì càng vỡ mộng và thấy tài năng khơng
có nghĩa gì khi nó thiếu đồng tiền làm điểm tựa. Chàng thi sĩ Luyxiêng năm xưa đã
nhận ra tất cả và ngấm sâu trong tư tưởng của chàng lúc bấy giờ là: có tiền là có tất cả.
Đồng tiền đã giết chất một tâm hồn thi ca, làm tha hóa một con người . Nếu trước đây
anh quan niệm “những câu thơ là hạt giống sẽ đâm hoa, kết quả trong trái tim con
người” thì giờ đây, bên xác người yêu, anh đã làm những bài ca tục tỉu rẻ tiền mua vui
cho quán rượu đẻ lấy tiền chôn cất người yêu, khiến người chết phải đau đớn, buồn tủi
nơi chín suối.
Đồng tiền còn thống trị cả văn chương, một lĩnh vực tưởng như “dị ứng” với nó.
Chưa bao giờ, văn học nghệ thuật lại trở thành một món hàng như lúc này. Tòa soạn,
“Nhân vật đồng tiền” qua một số tác phẩm của Banzăc

11

Trang


hiệu sách, nhà xuất bản, rạp hát, đều là bộ máy sinh tiền trong tay bọn chủ tư sản. Nhà
văn, nhà báo trở thành công cụ kiếm lời của hệ thống đó. Họ phải viết theo ý đồ của
những tên chủ chứ khơng theo chính kiến của mình. Luyxiêng phải viết bài mạt sát
cuốn sách của Đác-te-dơ dù theo y, đó là cuốn sách tuyệt vời.
Vâng! Đồng tiền có sức cám dỗ thật ghê gớm. Cả xã hội chạy theo đồng tiền và bị
nó chi phối. Đồng tiền có sức mạnh vạn năng và ma lực thật mạnh mẽ. Có tiền là có tất
cả những gì mình mong muốn. Đồng tiền đã trở thành “nhân vật” chi phối, thống trị cả
tồn xã hội.
Xã hội Tấn trị đời dưới sự chi phối của đồng tiền là xã hội của những giành giật,
những cư xử lạnh lùng, tàn nhẫn thậm chí là phi nhân tính. Đâu đâu cũng là lật lọng,
tráo trở, lương tâm con người bị chà đạp, tình cảm gia đình tan vỡ vì người ta chỉ biết
yêu mỗi tiền. Trước Banzăc, Sếchxpia, Môlie cũng lên án tiền nhưng trong tác phẩm
của hai kịch gia vĩ đại này, đồng tiền chưa đưa con người ta đến tột đỉnh vinh quang.
Nó chỉ mới là một tác nhân chứ chưa phải là một nhân vật. Đồng tiền ấy làm con
người ta xấu đi chứ chưa có khả năng thao túng xã hội, thao túng con người. Đến
Banzăc, đồng tiền thực sự đã trở thành một nhân vật. Một nhân vật có sức ám ảnh, có
sức chi phối mạnh mẽ cuộc sống và xã hội đương thời.
2.2 Đồng tiền làm băng hoại các giá trị đạo đức tinh thần
Cùng với sức mạnh “thống trị”, chi phối tồn xã hội, đồng tiền cũng góp phần làm
băng hoại các giá trị đạo đức tinh thần. Chưa bao giờ người ta sống vì đồng tiền như
lúc này. Vì tiền, con người sẵn sàng thờ ơ, lạnh nhạt với nhau. Vì tiền, họ có thể đánh
đổ tất cả: Tình cha con, tình vợ chồng, tình bạn bè.
2.2.1 Tình cha con
Mỗi chúng ta, khi sinh ra đời ai cũng có một người cha. Người cha ấy dù cịn hay
mất cũng ln là một hình ảnh cố hữu trong mỗi chúng ta. Tình cha con như một sợi

dây tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ gắn kết mỗi cá nhân trong xã hội với nhau. Người
cha bao giờ cũng là người mà ta kính trọng, thương yêu nhất. Thế nhưng đối với
những đứa con của lão Gôriô , người cha như một kho tiền, để chúng bòn rút. Khi kho
tiền ấy đã cạn, bọn chúng trở mặt, ruồng bỏ. Để rồi người cha ấy phải ngậm ngùi ra đi
trong đau khổ. Qua tác phẩm Lão Gôriô, Banzăc đã đề cập đến vấn đề: quan hệ gia
“Nhân vật đồng tiền” qua một số tác phẩm của Banzăc
12

Trang


đình, cha con trong xã hội tư sản - quý tộc. Vẫn là mối quan hệ thông thường đã được
nhiều nhân vật của Tấn trò đời đúc kết, quan hệ cha con ở đây là quan hệ đao phủ nạn nhân. Người cha là nạn nhân của những đứa con. Tất cả cũng chỉ vì tiền.
Đọc những trang văn trong Lão Gơriơ, ta nhận ra tấm lịng của một người cha giàu
lòng yêu thương và đức hi sinh cho các con.
Người cha ấy đã hi sinh cuộc đời của mình để các con được ấm no, hạnh phúc. Sau
khi chia cho các con hầu hết gia sản để chúng có thể lấy chồng trong giới thương lưu,
Gôriô sống cô đơn tại quán trọ Vôke. Ngày đêm lão mong gặp con “Nếu như tôi được
ở chỗ chúng, chỉ cần được nghe lời chúng nói, biết là chúng ở đấy, nhìn chúng đi lại, ra
vào như khi chúng cịn ở với tơi, chỉ chừng ấy đủ cho tôi vô cùng sung sướng”.
Lão sợ chết vì theo lão, chết đi rồi lão sẽ khơng cịn được nhìn thấy các con bởi lão
q u chúng và không muốn rời xa chúng: “Cậu Ơgiêni ơi, chết đi rồi nghĩa là
không được trông thấy chúng nữa. Ở cõi âm ấy tôi sẽ buồn lắm. Đối với một người
cha, địa ngục có lẽ là sống khơng con cái và tôi đã làm quen với địa ngục từ khi chúng
đi lấy chồng”.
Trong đau đớn, lão cũng chỉ có hình ảnh của những đứa con và tình yêu của lão
giành cho chúng: “Trời ơi! Giá tôi chỉ nắm được bàn tay chúng trong tay thơi thì tơi
cũng sẽ chẳng biết đau là gì nữa”.
Dù những đứa con tới thăm lão, bòn rút lão, than vãn với lão chuyện gia đình, rồi
chúng cãi cọ nhau… làm lão buồn phiền, những lão vẫn u thương các con, mở rộng

lịng để đón các con: “Cứ đến, các con cứ đến đây mà than thở, lịng cha rộng lớn đón
nhận được hết. Dù các con đã làm lòng cha tan nát, nhưng tấm lòng tan nát ấy vẫn là
tấm lòng của người cha – mênh mơng và đầy đủ. Cha muốn mình là người sẽ gánh hết
nỗi buồn đau cho các con, đau đớn thay cho các con”. Thế nhưng, tình thương ấy đã
đặt không đúng chỗ. Lão đau đớn, quằn quại trong cơn hấp hối trên chiếc chiếc giường
nát, cô độc, nhớ thương, mong muốn được gặp con nhưng nào có được. Lão “luôn
luôn khát mà không bao giờ được uống, tôi đã sống như thế suốt mười năm nay”.
Gôriô rơi vào nỗi cô đơn, tuyệt vọng, 20 tiếng đồng hồ vật vã… và con lão đã không
đến. Dù chúng biết rằng đây là lần gặp cha cuối cùng nhưng than ôi! Đứa đang cãi
nhau với chồng, đứa lại bận ngủ.
“Nhân vật đồng tiền” qua một số tác phẩm của Banzăc
13

Trang


Và lão đã ra đi trong nỗi đau vô bờ bến. Trước khi chết lão đã bắt đầu nhận ra sự
thật đắng cay. Tất cả cũng chỉ vì tiền. Các con gắn bó với lão cũng chỉ vì tiền của lão.
Ngay từ nhỏ, Gôriô hiểu rõ hai cô con gái của mình khơng cần gì ở ơng hơn ngồi tiền.
Thương con, lão đã chấp nhận tất cả những yêu cầu của con. Vợ chết, sống một mình
ni hai con khơn lớn, lão đã dùng toàn bộ số tiền dành dụm của mình để gả chồng
cho các con, để tìm cho các con những người chồng có địa vị trong xã hội. Lão chi hết
tài sản của mình cho các con để rồi phải đi ở trọ và khơng cịn đồng xu nào.
Mỗi lần con gái đến thăm thì tiền thuê trọ của lão giảm xuống. Và có lẽ quan hệ
cha con của lão khơng khác gì bản hợp đồng mua bán. Lão cần tình cảm cịn các con
lại cần tiền, và khi lão trắng tay, các con ruồng bỏ và sỉ nhục lão. Sự tàn tạ của lão tỉ lệ
nghịch với thú vui ăn diện của những đứa con.Chúng đã đối xử tàn nhẫn, bạc bẽo và
ruồng rẫy lão cho đến những giây phút cuối cùng của cuộc đời.
Bi kịch của lão Gôriô là một minh chứng cho sự sa đọa của tình phụ tử. Nền tảng
đạo đức của xã hội đã suy đồi chính ở cảnh tượng người cha bị ruồng bỏ bởi những

đứa con.
Nằm trong căn phòng bẩn thỉu, những giây phút cuối cùng của cuộc đời, lão Gôriô
buông lời uất hận: “Tổ quốc sẽ bị diệt vong nếu như những người cha bị dày xéo dưới
chân”. Lão nhận ra sự đổ vỡ của cá nhân, gia đình nên muốn được trả thù. Ở bất cứ xã
hội nào khi mà đồng tiền được ưu tiên đặt lên mọi giá trị khác thì cịn biết bao bi kịch
diễn ra hằng ngay. Trước khi về thế giới bên kia, lão chồm lên, lấy chút hơi tàn cuối
cùng, túm chặt lấy tấm chăn như đang túm lấy mái đầu của các con và miệng lắp bắp
cầu xin đức chúa hãy tiếp tục ban phước lành cho chúng.
Đám tang của lão Gôriô diễn ra thật thê thảm. Cỗ quan tài lặng lẽ giữa phố Paris
không ai để ý, không ai quan tâm. Theo sau xe tang là hai xe song mã lộng lẫy có gia
huy nhưng khơng có người. Hình ảnh ấy không những làm linh hồn người chết đau
đớn, quằn quại mà bất kỳ ai cũng thấy xót xa.
Tại họa của Gơriơ khơng chỉ có tính chất riêng, cá nhân mà mang ý nghĩa xã hội.
Đồng tiền của Gôriô đã đưa những đứa con vào được giới quyền quý nhưng không
chấp nhận con người của lão.

“Nhân vật đồng tiền” qua một số tác phẩm của Banzăc
14

Trang


Sự tan vỡ của gia đình Gơriơ là hậu quả của một xã hội bị thế lực của đồng tiền
thống trị. Bi kịch của lão Gôriô là tiếng kêu thảm thiết, đau đớn xót xa về sự tha hóa
tình người cịn vang mãi đến hơm nay. Và có lẽ nó còn là bài học đắt giá cho những
con người trong thời đại hiện nay.
Banzăc trong một bức thư viết cho Hanxka đã nói rằng: “Một cảm giác đau buồn
kinh khủng đã vị xé ơng trong suốt 10 ngày sau khi viết Lão Gơriơ”. Có thế nói rằng
tình u thương con da diết, số phận đau thương của lão Gôriô đã gây xúc động mạnh
mẽ trong lòng người đọc. Lòng thương con của lão xét đến cùng là sự mù quáng. Lão

yêu các con bằng một tình yêu bản năng. Lão sống một cuộc sống quá nhỏ bé. Đến lúc
sắp chết lão mới hiểu được tất cả. Chính đồng tiền và ma lực của nó đã gây ra bao sự
đau đớn cho lão, đã làm cho những đứa con của lão thờ ơ lạnh nhạt với lão và lão đã ra
đi trong sự cơ đơn, đau đớn vơ ngần.
2.2.2 Tình vợ chồng
Trở lại với tác phẩm Đại tá Sabe ta lại bắt gặp vấn đề quan hệ gia đình trong xã hội
tư sản - quý tộc. Và càng thấy rõ hơn ma lực đồng tiền trong xã hội ấy. Đồng tiền đã
làm băng hoại biết bao tình cảm tốt đẹp của con người.
Sabe đã bị đồng loại chối bỏ. Và ngay cả người vợ một thời đầu ấp tay gối cũng
chối bỏ ơng. Đó là nỗi đau, là bi kịch của ơng. Đó cịn là ngun nhân trực tiếp khiến
Sabe tan nát cõi lịng. Mụ vợ đã phản bội ơng một cách trắng trợn. Mụ đã cướp hết gia
sản và đuổi ông ra khỏi nhà, phủ nhận sự tồn tại của ông. Mỗi khi Sabe xuất hiện, mụ
vợ nói với mọi người rằng đó là một gã lưu manh muốn kiếm chác. Mụ đối xử tàn
nhẫn với chồng, coi Sabe không bằng con vật.
Cuộc sống xa hoa của giới thượng lưu đã làm cho bà ta nhiễm phải căn bệnh tham
lam, ích kỉ, vụ lợi. Mụ đã thu vén được một khoản tiền khá lớn. thế nhưng mụ khơng
thể bố thí cho người chồng của mình một xu. Sabe tội nghiệp đáng lẽ phải được sống
hạnh phúc, được hưởng tất cả những gì thuộc về mình. Thế nhưng, ơng lại bị xua đuổi
như người ta vẫn thường xua đuổi những tên ăn mày: “Tôi không được tiếp khi tôi đưa
một các tên giả, cịn cái ngày tơi nói tên tơi thì tôi bị cấm cửa…”
Cùng với sự lên ngôi của đồng tiền là sự băng hoại, sa đọa của đạo đức. Vì tiền,
con người ta trở nên xa lạ và tàn nhẫn với nhau. Sabe đã nhận ra rằng: “Mặt trời của
“Nhân vật đồng tiền” qua một số tác phẩm của Banzăc
15

Trang


chúng ta đã lặn, tất cả chúng ta giờ đây đều cảm thấy lạnh”. Phải! tất cả chúng ta giờ
đây đều cảm thấy lạnh bởi hơi hướng của đồng tiền đã luồn vào con tim, khối óc của

con người. Con người bị đồng tiền chi phối, bị cuộc sống phù phiếm, xa hoa lôi cuốn
mời gọi.
Để chấm dứt sự tồn tại của Sabe, mụ vợ độc ác đã thực hiện âm mưu biến Sabe
thành một gã nửa ngây, nửa dại. Mụ đã tống Sabe vào Bicôtre – nơi giam giữ những
những người điên. Đau đớn và thất vọng trước người vợ khơng có trái tim, Sabe đã giả
điên và từ chối giao tiếp để từ chối cuộc sống dối trá của đồng loại. Ông từ bỏ vụ kiện,
tử bỏ việc địi lại nhân thân, danh tính. Ơng tự nhân mình là Hiaxanh- một kẻ vô gia
cư.
Đồng tiền làm thay đổi tình nghĩa vợ chồng, làm con nguười ta trở nên xa lạ, dối
trá, lừa lọc nhau. Nó hủy hoại lương tâm, đạo đức con người. Sự phản bội trắng trợn
của mụ vợ đã cho thấy sức mạnh vạn năng và ma lực của đồng tiền- nhân vật làm băng
hoại các giá trị đạo đức tinh thần.
Đến với tác phẩm Ơgiêni Grăngđê, ta bắt gặp hình ảnh lão Fêlix Grăngđê. Đó là
một tính cách điển hình được Banzăc miêu tả rất tỉ mỉ. Lão hiện lên trong tác phẩm
với những dục vọng điên cuồng, với một niềm đam mê vàng đến mức cuồng si. Từ
một người thợ đóng thùng, lão trở thành “Ông Grăngđê”. Ông Grăngđê dần dần coi
vàng như một người bạn tri âm tri kỉ, đam mê vàng như đam mê một thứ thuốc gây
nghiện. Đồng tiền vàng đã sai khiến mọi ý nghĩ, tình cảm và hành động của ơng.
Những tình cảm, cảm xúc về tình u, về lịng thương người trong ơng đã mất hẳn và
thay vào đó là bệnh u vàng. Lão nhẫn tâm dày vị vợ về cả thể xác lẫn tinh thần.
Ngay cả màu da vàng về bệnh của vợ cũng khiến lão yêu hơn vì lão nghĩ đến vàng.
Trong tâm trí lão lúc nào cũng chỉ có vàng. Lão đã giết dần người vợ- người hùn vốn
và là kẻ nô lệ của lão vì thói keo kiệt và tham vàng. Lão lấy vợ vì mục đích đào mỏ.
Vợ lão ốm, lão sợ tốn kém nên không lo thuốc nhưng cũng giả vờ bày ra cách chăm
sóc để bà khỏi chết. Vì nếu bà chết, tất cả tài sản sẽ thuộc về đứa con gái. Lúc đó, lão
sẽ mất đi một khoản tiền lớn. Lão đã để cho vợ sống cầm chừng cho đến khi chết. Lão
xem vợ như một món hàng khơng hơn khơng kém, một món hàng để lão sinh lợi
nhuận. Tình cảm vợ chồng kết tóc se tơ, tình cảm vợ chồng cao quý biết chừng nào,
“Nhân vật đồng tiền” qua một số tác phẩm của Banzăc
16


Trang


thế mà giờ đây trong xã hội tư sản, trong xã hội mà đồng tiền được đưa lên bệ thờ, tình
cảm ấy đã trở thành một món hàng để người ta đổi chác, để người ta sinh lợi. Grăngđê
đã trở thành người chồng vô nhân đạo. Một người chồng tham lam, ích kỉ, bủn xỉn,
keo kiệt chỉ biết đến tiền.
Đồng tiền đã làm cho xã hội đảo điên, các mối quan hệ rạn nứt. Có những thứ tình
cảm thiêng liêng, đẹp đẽ nay được coi như một món hàng, bị đồng tiền chi phối. Con
người trở nên xa lạ với nhau trong chính xã hội của mình.
2.2.3 Tình u, tình bạn
Trở lại với tác phẩm Ơgiêni Grăngđê, ta bắt gặp hình ảnh nàng Ơgiêni thủy chung,
kiêu hãnh, hào hiệp, khoan dung. Những tưởng với những phẩm chất cao quí như vậy,
Ơgiêni sẽ được sống một cuộc sống hạnh phúc. Thế nhưng, “đây là câu chuyện buồn
về một người có khả năng tuyệt vời để làm vợ, làm mẹ nhưng lại khơng chồng, khơng
con, khơng thân thích”. Cuộc đời nàng là cả một tấn bi kịch, bi kịch tình yêu- hạnh
phúc gia đình.
Nàng và Saclơ – cậu em con chú đã có những tháng ngày hạnh phúc trong căn nhà
nhỏ, nơi cái ghế bé bé con con bám đầy rêu bên cây bạch đàn và lời thề mãi mãi yêu
nhau. Lúc ấy, Saclơ cịn là một chàng cơng tử Paris nhạy cảm. Nỗi đau mất cha làm
cho chàng như hụt hẫng. Chàng chuyển đến ở nhà người bác họ. Sự cảm thơng, chia
sẻ, chăm sóc của hai mẹ con Ơgiêni đã khiến chàng xúc động. Chàng đã yêu Ơgiêni
bằng một tình yêu đẹp, chân thành và giản dị. Tình yêu của Saclơ đã làm cho Ơgiêni
hạnh phúc biết dường nào. Rồi Saclơ ra đi với mục đích thật cao đẹp. Đi để làm giàu,
để mang lại hạnh phúc cho những người thân u . Thế nhưng, đó là một cuộc hành
trình tha hóa và biến chất.
Hắn đã đi qua nhiều vùng dất. Đã trải qua bao nghề. Đồng tiền làm cho hắn mờ
mắt, thui chột hết lương tâm. Hắn trở thành một con buôn kiêm kẻ cướp. Hắn buôn
người Trung Hoa, buôn người da đen, buôn nghệ sĩ, buôn trẻ em, cho vay nặng lãi, tổ

chức lừa đảo ở khắp mọi nơi. Hắn sống qua đêm. Ăn chơi trác táng với vũ nữ Ai Cập,
Ấn Độ. Hắn khơng cịn là Saclơ nhạy cảm của một thời.
Để có được địa vị trong xã hội, hắn cưới con của hầu tước Đôbritông “gầy ốm dài
thườn thượt như con chuồn chuồn kim”. Hắn đã hoàn toàn quên hẳn Ơgiêni – người
“Nhân vật đồng tiền” qua một số tác phẩm của Banzăc
17

Trang


chị, người yêu hiền dịu thuở nào. Hắn tự chà đạp lên danh dự của mình và rũ bỏ hết
quá khứ đẹp đẽ để dấn thân vào cuộc sống dơ bẩn, cuộc sống khơng có tình u.
Hắn viết thư tuyệt tình với chị họ, và gửi trả lại số tiền mà Ơgiêni đã đưa cho hắn
lúc ra đi. Đau đớn hơn, hắn còn gửi trả lại hai ngàn quan tiền, coi như là tiền lãi. Theo
hắn, mối tình ấy giờ đây chỉ còn là mối quan hệ giữa con nợ và chủ nợ. Lạnh lùng,
sòng phẳng, hắn đã gây ra biết bao đau khổ cho trái tim nhân hậu, trong trắng của Ơ
giêni. Khi cầm lá thư trên tay Ơgiêni đau đớn tột cùng, mọi ước mơ, hạnh phúc trong
nàng sụp đổ. Nàng trở nên câm lặng, sống mà như đã chết. Chính đồng tiền đã chơn
vùi một tâm hồn. Chơn vùi một mối tình đẹp đẽ. Dục vọng điên cuồng đã biến một
người phụ nữ đáng lẽ phải được hưởng những hạnh phúc trên đời lại trở nên cô đơn,
khơng cịn lịng tin vào tình u, vào con người.
Vâng! Khi đồng tiền giữ vai trò chủ chốt trong các mối quan hệ giữa con người thì
tình u khơng cịn giá trị. Họ sống với nhau bằng sự mưu mô, lừa lọc, chà đạp lên
nhau, giằng xé lên nhau để tồn tại. Tất cả đều quay cuồng trong cơn lốc ma lực của
đồng tiền. Đồng tiền được đặt lên trên mọi giá trị và có khả năng sai khiến con người.
Luy-xiêng trong Ảo mộng tiêu tan đã có một thời sống hạnh phúc bên những người
bạn luôn ủng hộ anh, hết mình vì anh. Thế nhưng, với sức cám dỗ của đồng tiền, với
nhiều tham vọng cá nhân, Luy- xiêng đã phản bội lại tình bạn. Anh viết những bài báo
cơng kích cả nhóm bạn ở khu Bốn Gió, phê phán sách của Đáctơde – những cuốn sách
một thời anh say mê, ca tụng. Họ là những người bạn tốt, từng có ơn nghĩa với Luyxiêng .

Thế mà giờ đây hắn đang tâm đối xử với họ một cách tàn nhẫn như thế. Tất cả
những hành động phản trắc ấy của Luy-xiêng đều vì tiền. Hắn cần tiền, cần danh tiếng,
hắn đã đi ngược lại với những tình cảm đẹp đẽ trong quá khứ, đi ngược lại đạo lý ở
đời. Đồng tiền quả có sức mạnh vạn năng. Nó có thể thống trị cả thế giới, làm băng
hoại các giá trị đạo đức tinh thần. Đạo đức sụp đổ, tình người khơng cịn.
Đồng tiền len lỏi vào khắp các ngóc ngách của xã hội, làm đảo lộn toàn bộ đời
sống vật chất, tinh thần của con người. Con người bị tha hóa, biến chất. Cả thế giới là
một màn khơng khí lạnh lẽo đến ghê người bởi sức mạnh của đồng tiền và dục vọng cá
nhân.
“Nhân vật đồng tiền” qua một số tác phẩm của Banzăc
18

Trang


3. Vài nét về nghệ thuật phơi bày sức hủy diệt của nhân vật đồng tiền
3.1 Thủ pháp tái xuất hiện nhân vật
Trong Lão Gôriô, lần đầu tiên Banzăc sử dụng kiểu nhân vật tái xuất hiện. Theo tác
giả, thủ pháp “tái xuất hiện” là một bước tiến lớn, “một trong những ý định táo bạo của
tác giả”. Nó khiến cho các nhân vật điển hình có một sức sống và sự vận động mãnh
liệt, khiến cho hình tượng trở nên ám ảnh hơn. Nó cho phép nhà văn miêu tả nhân vật
trong những mối quan hệ phức tạp, trong sự vận động. Giống như cuộc sống xã hội
vẫn tiếp diễn, cuộc sống của nhân vật không kết thúc ở mỗi tác phẩm mà lại tiếp tục
với những cảnh huống khác ở một thời điểm khác.
Đó chính là thủ pháp cho nhân vật trở đi trở lại qua nhiều tác phẩm. Với thủ pháp
này, mỗi thiên tiểu thuyết chỉ là một chương trong bộ Tấn trò đời. Nhân vật tái xuất
hiện đầu tiên là ĐơRăctinhăc trong tác phẩm Lão Gôriô. Anh ta tái hiện trong khoảng
hơn hai chục tác phẩm của Tấn trò đời. Mỗi lần xuất hiện, anh ta đã trở thành một con
người khác. Và lương tâm, đạo đức cũng dần suy đồi vì tiền.
Thủ pháp tái xuất hiện nhân vật có ý nghĩa cách tân, thể hiện được cái nhìn, tài

năng hiện thực của nhà văn; một mặt, nó đặt nhân vật trong mối liên hệ với nhiều hoàn
cảnh, thể hiện được sự vận động tự thân của tính cách, mặt khác nó gợi cảm giác giống
như ta đứng trước cuộc đời thực. Dường như các nhân vật trong tác phẩm của Banzăc
đang bước đi trên mọi nẻo đường và giao tiếp với nhau bằng một sợi dây sòng phẳng
duy nhất: Tiền
Rõ ràng, qua thủ pháp tái xuất hiện nhân vật, vấn đề đồng tiền đã được phản ánh rõ
nét trong các mối quan hệ của nhân vật.
3.2. Nhân vật điển hình
Banzăc từng phát biểu, trong lời nói dối trang nghiêm, tiểu thuyết sẽ khơng là gì cả
nếu nó “khơng chân thực trong những chi tiết”. Từ chi tiết chân thực, Banzăc xây dựng
lên những nhân vật điển hình bất hủ.
Trong Lão Gơriơ, chi tiết chân thực nhất là chi tiết Banzăc thường xuyên sử dụng từ
“xác chết” ngay cả khi lão Gôriô đã được đưa vào quan tài:
“xác chết được đặt trong một giáo đường nhỏ…”
“Nhưng giữa lúc xác chết được đặt trên xe tang…”
“Nhân vật đồng tiền” qua một số tác phẩm của Banzăc
19

Trang


“Xác lão Gôriô được hạ huyệt…”
Phải chăng Banzăc muốn ngầm ám chỉ sự nghèo nàn và sự cô độc của lão Gơriơ
(chỉ cịn mỗi cái xác chứ khơng cịn gì hơn) khi lìa đời.
Chi tiết hai cỗ xe khơng người ngồi là một chi tiết vô cùng chân thực. Hai đứa con
gái và con rể của lão Gôriô vừa đốn mạt với cha vừa sĩ diện với đời. Càng sĩ diện, bọn
chúng càng phô bày sự bỉ ổi. Hành động sai gia nhân đánh xe đi theo xe tang mà
không đi cùng đưa người cha một đoạn đường là một hành động phỉ báng, bỉ ổi nhất
tình cảm con người. Sự trống vắng của hai cỗ xe tang đồng nghĩa với sự trống vắng về
cả hình hài lẫn đạo đức. Và hơn bao giờ hết, nhân vật đồng tiền cùng với sự hủy hoại

của nó đến các giá trị đạo đức tinh thần càng rõ nét và nó sự hủy hoại ấy càng làm cho
con người ta đau đớn biết dường nào.
Từ chi tiết chân thực về lão Grăngđe: Đó là lão yêu vàng cuồng nhiệt đến mức thấy
vật gì màu vàng lão cũng thích thú. Cụ thể màu vàng bệnh trên da vợ cũng làm lão yêu
vợ hơn. Lão tính tốn số tiền thu được trong mùa nho ngay trên tờ báo viết về cái chết
đau đớn, tủi nhục của người em trai mà khơng xúc động gì. Đến khi hấp hối, nhìn thấy
những đồng lu-i vàng, lão cảm thấy trong người ấm lại. Và ngay cả việc miêu tả căn
nhà Xomuya từ ngoài vào trong, từ bức tường cho đến chiếc cầu thang. Căn nhà lúc
nào cũng thiếu ánh sáng, cầu thang thì ọp ẹp, tường thì loang nổ những bảng màu…
Banzăc đã xây dựng nên nhân vật Grăngđê với những tính cách điển hình là keo kiệt,
cơ hội, coi trọng vàng, xem thường vợ con, và làm khổ ngay chính bản thân mình bằng
cái thói keo kiệt của mình. Thơng qua nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, ngịi
bút của Banzăc xứng đáng ở vị trí cao nhất trong ba tượng đài (Shakespeare, Banzăc,
Tônstôi) của nền văn học nhân loại và với những nhân vật điển hình như Grăngđê,
Luyxiêng Sácđơng, Vơtơranh…..Chúng ta có thể khái qt được một bức tranh hoành
tráng, một lịch sử phong tục và một sân khấu cuộc đời. Đúng như Banzăc đã từng nói
“Tơi chứa cả một xã hội trong đầu”.
Qua nghệ thuật tái xuất hiện nhân vật và xây dựng nhân vật điển hình từ chi tiết
chân thực, Banzăc đã làm nổi rõ ma lực của nhân vật đồng tiền và sức hủy hoại của nó
đối với các giá trị đạo đức tinh thần.

“Nhân vật đồng tiền” qua một số tác phẩm của Banzăc
20

Trang


KẾT LUẬN
Có thể nói rằng đến Banzăc, đồng tiền mới thật sự trở thành một nhân vật, nhân
vật có sức ảnh hưởng rất lớn đến các nhân vật khác trong tồn bộ sáng tác của ơng.

Qua các tác phẩm nêu trên, chứng tỏ Banzăc là người rất am hiểu đồng tiền, am
hiểu cuộc sống xã hội đương thời một cách tinh vi nhạy bén nhất.
Ông thấy rõ những mặt tốt cũng như những mặt xấu xa của nó trong tay người sử
dụng. Tuy nhiên, về cơ bản, “nhân vật” đồng tiền trong tác phẩm của Banzăc là một
“nhân vật” xấu. Nó làm đảo điên xã hội, làm băng hoại các giá trị đạo đức tinh thần.
Lí giải cách Banzăc đối xử như thế với đồng tiền, một số nhà phê bình đương thời
cho rằng Banzăc thù đồng tiền vì suốt đời ông luôn sống trong sự truy bức của nợ nần.
Nhận định này quả là lệch lạc. Bởi lẽ nguyên nhân dẫn tới cuộc sống mang nợ đó chủ
yếu là vì lối sống hào phóng, ln tiêu trước những món tiền sắp có của ơng.
Tác phẩm của Banzăc là một bản tuyên án đối với những tiêu cực trong xã hội tư
sản. Hơn bao giờ hết, bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực đã mổ xẻ một cách tinh vi con
người của cái xã hội tôn sùng đồng tiền vàng và hiểu thấu được bản chất tội ác của giai
cấp tư sản hãnh tiến.
Khi lần giở những trang văn trong “Tấn trị đời”, chúng ta khơng khỏi ngỡ ngàng
trước khả năng tiên tri của nhà văn Banzăc về sức hủy diệt của đồng tiền đối với tình
cảm con người. Vấn đề mà nhà văn đặt ra tuy đã qua hằng mấy trăm năm nhưng đến
hơm nay vẫn cịn ngun giá trị.
Banzăc là người thư kí trung thành của thời đại – người mang lại cho ta cái nhìn
thấu đáo về một xã hội kim tiền. Đồng thời cũng chính là người mang lại cho ta những
bài học sâu sắc – trước sự biến đổi ngày càng mạnh mẽ của đất nước, khi mà đồng tiền
ngày càng có vai trị quan trọng trong cuộc sống.
Văn học hiện thực mãi mãi là tiếng nói nhân văn, góp phần thức tỉnh con người
hơm qua, hôm nay và cả mai sau.

“Nhân vật đồng tiền” qua một số tác phẩm của Banzăc
21

Trang



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Huy Bắc (chủ biên) – Nguyễn Thị Quyên, Tủ sách văn học trong nhà trường,
Banzăc & Lão Gô-ri-ô, Nxb Giáo dục, 10/2008
2. Tác phẩm “Lão Gô-ri-ô”
3. Tác phẩm “Ảo mộng tiêu tan”
4. Tác phẩm “Đại tá Sabe”
5. Tác phẩm “Gốp-xếch”
6. Tác phẩm “Ơgiêni Grăngđê”
7. Hô-nô-rê đơ Ban-zăc (1799-1850), Nxb Giáo dục 1980, sách Đại học sư phạm
8. Chân dung văn học, Nxb Tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam, 1983
9. Đỗ Đức Dục, HÔNÔRÊ ĐƠ BANZĂC – một bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực,
Nxb Hải Phòng, 2002

“Nhân vật đồng tiền” qua một số tác phẩm của Banzăc
22

Trang



×