Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Luận văn thạc sĩ đh điều dưỡng thay đổi kiến thức của người cao tuổi xã vũ phúc thành phố thái bình về dự phòng té ngã sau can thiệp giáo dục năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 105 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN CAO CƯỜNG

THAY ĐỔI KIẾN THỨC CỦA NGƯỜI CAO TUỔI
XÃ VŨ PHÚC THÀNH PHỐ THÁI BÌNH VỀ DỰ PHÒNG
TÉ NGÃ SAU CAN THIỆP GIÁO DỤC NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

NAM ĐỊNH – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN CAO CƯỜNG

THAY ĐỔI KIẾN THỨC CỦA NGƯỜI CAO TUỔI
XÃ VŨ PHÚC THÀNH PHỐ THÁI BÌNH VỀ DỰ PHÒNG
TÉ NGÃ SAU CAN THIỆP GIÁO DỤC NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
Mã số: 8720301



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN LONG

Nam Định -2019


i

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU

Mục tiêu: Mơ tả thực trạng kiến thức về té ngã và đánh giá sự thay đổi kiến
thức về té ngã của người cao tuổi xã Vũ Phúc, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình
sau can thiệp giáo dục năm 2019.
Đối tượng: Nghiên cứu được thực hiện trên 357 người cao tuổi đang sinh
sống tại xã Vũ Phúc, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
Phương pháp: Nghiên cứu can thiệp dạng trước sau với biện pháp can thiệp
là giáo dục sức khỏe. Đối tượng nghiên cứu được lựa chọn bằng phương pháp chọn
ngẫu nhiên đơn. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập bằng bộ câu hỏi được thiết kế
sẵn (đã được kiểm định độ tin cậy) để đánh giá thực trạng kiến thức của đối tượng
nghiên cứu trước can thiệp và đánh giá những thay đổi 1 tháng sau can thiệp giáo
dục.
Kết quả: Trước can thiệp: Tỷ lệ NCT có kiến thức kém là 54,9%, trung bình
là 30,0%, tốt là 15,1, điểm trung bình 20,188,75/42 điểm tương đương với 48,0%
câu trả lời đúng. Sau can thiệp 1 tháng: Tỷ lệ NCT có kiến thức kém là 4,2%, trung
bình là 34,7%, tốt là 61,1, điểm trung bình 33,396,93/42 điểm tương đương với
79,5% câu trả lời đúng.
Kết luận: Kiến thức dự phòng té ngã của NCT trước can thiệp phần lớn ở
mức độ kém (54,9%), sau can thiệp giáo dục sức khoẻ mức độ kiến thức tăng lên
đáng kể đa số ở mức độ tốt (61,1%). Truyền thông giáo dục sức khoẻ là một biện
pháp tốt để nâng cao kiến thức dự phịng té ngã ở NCT.

Từ khóa: Kiến thức, té ngã, người cao tuổi.


ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn: Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau Đại
học, các Phịng ban, Bộ mơn - Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi trong q trình học tập, rèn luyện và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn thầy TS. Trần Văn Long tận tâm và nhiệt
tình, hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn đến Ban giám hiệu, cán bộ giảng viên khoa Y học
cơ sở, phòng khám Đa khoa - Trường Cao đẳng Thái Bình đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tơi trong thời gian theo học và thực hiện luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ủy ban nhân dân, Trạm y tế, Hội người cao tuổi xã
Vũ Phúc, TP Thái Bình đã tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình thực hiện
nghiên cứu.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và người thân đã
tạo điều kiện và luôn ở bên tôi, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc và động viên
tơi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Nam Định, ngày 19 tháng 12 năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Cao Cường


iii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo
đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích
một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết
quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những cam đoan này!
Nam Định, ngày 19 tháng 12 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Cao Cường


MỤC LỤC

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ............................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ...................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
MỤC TIÊU ............................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................. 4
1.1. Dự phòng té ngã ở người cao tuổi............................................................. 4
1.2.Can thiệp thay đổi kiến thức dự phòng té ở người cao tuổi ...................... 13
1.2.3. Học thuyết Học tập xã hội của Albert Bandura .................................... 20
1.3. Khung lý thuyết của nghiên cứu ............................................................. 23
1.4. Một vài đặc điểm xã Vũ Phúc thành phố Thái Bình ................................ 24

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 25
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 25
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................... 25
2.3. Thiết kế .................................................................................................. 25
2.4. Cỡ mẫu ................................................................................................... 26
2.5. Phương pháp chọn mẫu .......................................................................... 26
2.6. Công cụ và Phương pháp thu thập số liệu ............................................... 27
2.7. Các biến số nghiên cứu: ......................................................................... 32
2.8. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ......................................... 33
2.9. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................ 35
2.10. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ............................................................ 35
2.11. Sai số và biện pháp khắc phục sai số .................................................... 36


CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 37
3.1.Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ............................................... 37
3.2. Kiến thức dự phòng té ngã của người cao tuổi trước và sau can thiệp ..... 39
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .................................................................................... 52
4.1. Bàn luận về thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ........................... 52
4.2. Kiến thức dự phòng té ngã của người cao tuổi trước và sau can thiệp. .... 54
4.3. Hạn chế của nghiên cứu ......................................................................... 64
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 65
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................... 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: PHIẾU ĐỒNG Ý THAM GIA NGHIÊN CỨU
Phụ lục 2: PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU KIẾN THỨC DỰ PHÒNG TÉ NGÃ Ở
NGƯỜI CAO TUỔI
Phụ lục 3: NỘI DUNG CAN THIỆP
Phụ lục 4: CÁC TÀI LIỆU CAN THIỆP TÉ NGÃ
Phụ lục 5: DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG THAM GIA NGHIÊN CỨU



iv

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AHRQ

(Agency for HealthcareResearch and Quality):Cơ quan nghiên cứu y tế
và chất lượng Hoa Kỳ

CDC

(Centers for Disease Control and Prevention ): Trung tâm kiểm soát
bệnh tật Hoa Kỳ

WHO

(World Health Organization): Tổ chức y tế thế giới

STEADI

(Stopping Elderly Accidents, Deaths & Injuries) Ngăn chặn tai nạn, tử
vong và thương tích của người cao tuổi

UNFPA

(United Nations Fund for Population Activities) Quỹ Dân số Liên
hợp quốc

n


Số lượng

Min

Giá trị nhỏ nhất

Max

Giá trị lớn nhất

NCT

Người cao tuổi


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu ........................................... 37
Bảng 3.2. Tình trạng hơn nhân của đối tượng nghiên cứu ...................................... 38
Bảng 3.3. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu ........................................... 38
Bảng 3.4. Điểm kiến thức của người cao tuổi trước và sau can thiệp ..................... 39
Bảng 3.5. Kiến thức của người cao tuổi vể các yếu tố rủi ro sinh học ảnh hưởng tới
nguy cơ té ngã trước và sau can thiệp ................................................... 44
Bảng 3.6. Kiến thức của người cao tuổi vể các yếu tố rủi ro hành vi ảnh hưởng tới
nguy cơ té ngã trước và sau can thiệp .................................................. 46
Bảng 3.7. Kiến thức của người cao tuổi vể các yếu tố rủi ro môi trường ảnh hưởng
tới nguy cơ té ngã trước và sau can thiệp ............................................. 48
Bảng 3.8: Kiến thức của người cao tuổi vể các yếu tố rủi ro kinh tế xã hội ảnh

hưởng đến nguy cơ té ngã trước và sau can thiệp .................................. 49
Bảng 3.9: Kiến thức của người cao tuổi vể các bước dự phòng té ngã trước và sau
can thiệp ............................................................................................... 50


vi

DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1. 1: Mơ hình các yếu tố rủi ro gây té ngã ở người cao tuổi theo WHO ........... 8
Hình 1. 2: Sơ đồ khung lý thuyết của nghiên cứu................................................... 23
Hình 2. 1: Sơ đồ qui trình nghiên cứu .................................................................... 25
Biểu đồ 3.1 Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu...................................... 37
Biểu đồ 3.2. Phân loại kiến thức về các yếu tố rủi ro sinh học ảnh hưởng tới nguy cơ
té ngã trước và sau can thiệp ............................................................... 40
Biểu đồ 3.3. Phân loại kiến thức về các yếu tố rủi ro hành vi ảnh hưởng tới nguy cơ
té ngã trước và sau can thiệp ............................................................... 41
Biểu đồ 3.4. Phân loại kiến thức về các yếu tố rủi ro môi trường ảnh hưởng tới
nguy cơ té ngã trước và sau can thiệp ................................................. 42
Biểu đồ 3.5. Phân loại kiến thức về các yếu tố rủi ro kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới
nguy cơ té ngã trước và sau can thiệp ................................................. 42
Biểu đồ 3.6. Phân loại kiến thức các bước dự phòng té ngã trước và sau can thiệp 43
Biểu đồ 3.7. Phân loại kiến thức tổng hợp 5 yếu tố dự phòng té ngã trước và sau can
thiệp .................................................................................................. 43


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngã được định nghĩa như một sự kiện, được bản thân người ngã hoặc người
xung quanh chứng kiến làm cho cơ thể ngã xuống đất, hoặc chúi về phía trước,
người ngã có thể tỉnh hoặc mê, bị chấn thương hoặc không. Ngã là một vấn đề

nghiêm trọng ở người cao tuổi vì nó rất thường gặp, có thể gây tàn phế và thậm chí
gây tử vong [3].
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có khoảng 464.000 tử vong do
té ngã xảy ra trên toàn cầu mỗi năm và 37,3 triệu lần té ngã nghiêm trọng cần có sự
chăm sóc y tế [54]. Ở Pháp khoảng 1,2 đến 1,5 triệu người trên 65 tuổi bị ngã trong
1 năm. Ở Mỹ trong các năm từ 2003 – 2007 có tới 79.386 người cao tuổi tử vong do
té ngã (tỷ lệ: 40,77 trên 100.000 dân). Ở Canada số người cao tuổi tử vong do té ngã
năm 2000-2002 là 4110 người [24]. Ngã tăng lên theo tuổi, khoảng 28 - 35% số
người trong độ tuổi 65 té ngã mỗi năm tăng đến 32-42% cho những người trên 70
tuổi đặc biệt ở nhóm trên 85 tuổi, nhất là nhóm có suy giảm nhận thức [53]. Ngã có
tỉ lệ rất cao ở nhóm người rất già và nhóm người có hạn chế vận động. Tỷ lệ ngã
còn thay đổi tùy theo từng quần thể và môi trường sống, tỷ lệ thấp nhất là với những
người già tương đối khỏe mạnh, sống tại gia đình, có khoảng 1/3 số người trong
nhóm này bị ngã hàng năm.
Ngã có thể gây hậu quả nghiêm trọng, ví dụ gãy xương và chấn thương sọ
não. Té ngã là nguyên nhân hàng đầu của chấn thương ở những người lớn
tuổi. Khoảng 10% trường hợp té ngã dẫn đến gãy xương [38] và là nguyên nhân
hàng đầu gây nhập việc ở người cao tuổi. Ngoài nỗi đau về thể xác và tinh thần,
nhiều người cần dành ít nhất một năm để hồi phục trong một cơ sở chăm sóc, nhiều
trường hợp khơng bao giờ có thể sống độc lập được nữa. Té ngã rất thường xảy ra ở
người lớn tuổi, tỉ lệ và độ trầm trọng của té ngã tăng lên từ từ bắt đầu từ tuổi 60
[32].
Chi phí cho điều trị ngã rất cao. Trung tâm phịng chống ngã quốc gia của
Mỹ cho biết chi phí năm 2015 cho ngã không gây tử vong ở người cao tuổi lên tới


2
50,0 tỷ USD. Chi phí y tế cho các trường hợp tử vong được ước tính là 754 triệu đơ
la. Ở Pháp cũng lên tới hàng triệu euro [34].
Tại Việt Nam hiện chưa có con số cụ thể thống kê về té ngã ở người cao tuổi

nhưng theo ước tính mỗi năm có khoảng 2.000.000 người cao tuổi té ngã [2]. Theo
kết quả điều tra quốc gia liên trường về tai nạn thương tích năm 2010 thì té ngã là
ngun nhân gây tử vong đứng thứ 2 chỉ sau tai nạn giao thông, té ngã gây tử vong
chủ yếu sảy ra ở nhóm người trên 60 tuổi [5].
Lý do người cao tuổi dễ bị té ngã là do sức khỏe giảm sút, cơ quan vận động
suy giảm chức năng (thoái hóa khớp, viêm đa khớp, cơ teo yếu, rối loạn dáng đi…),
giảm đáp ứng với các tình huống xảy ra trong sinh hoạt, rối loạn thăng bằng, sa sút
trí tuệ, giảm thị lực, mắc một số bệnh mạn tính... Ngồi ra, nơi ở, điều kiện sống
khơng an tồn như: nhà chật chội, nền trơn, thiếu ánh sáng, khu vực thiếu thơng
thống, trẻ em đơng, ni súc vật nhiều... dễ tác động gây tai nạn cho người cao
tuổi. Các chuyên gia đã xác định được rất nhiều điều kiện dẫn đến té ngã, những
điều kiện này gọi là các yếu tố nguy cơ. Rất nhiều yếu tố nguy cơ có thể thay đổi
hoặc điều chỉnh được để giảm khả năng bị té ngã [16].
Vì vậy, để dự phịng té ngã cho người cao tuổi, điều quan trọng nhất là trang
bị cho người cao tuổi kiến thức, kỹ năng để họ có thể tự theo dõi, phát hiện các yếu
tố nguy cơ và chủ động dự phòng té ngã. Điều này đã được WHO xác định là một
trong ba trụ cột chính trong mơ hình phịng chống té ngã cho người cao tuổi. [53].
Xã Vũ Phúc là một xã thuần nông, điều kiện kinh tế, cơ sở vật chất cịn nhiều
khó khăn, NCT chiếm tỷ lệ cao, trình độ dân trí cịn thấp đây cũng là những yếu tố
làm tăng rủi ro té ngã ở NCT. Với mong muốn cung cấp bằng chứng khoa học cho
các hoạt động can thiệp dự phòng chống té ngã, hướng tới mục tiêu giảm tỷ lệ té
ngã và giảm các hậu quả do té ngã gây ra cho NCT thông qua các hoạt động truyền
thông, chúng tôi tiến hành đề tài “Thay đổi kiến thức của người cao tuổi xã Vũ
Phúc thành phố Thái Bình về dự phòng té ngã sau can thiệp giáo dục năm
2019” hướng tới các mục tiêu sau:


3
MỤC TIÊU


1. Mơ tả kiến thức dự phịng té ngã của người cao tuổi tại xã Vũ Phúc thành
phố Thái Bình năm 2019.
2. Đánh giá sự thay đổi kiến thức dự phòng té ngã của người cao tuổi tại xã
Vũ Phúc thành phố Thái Bình sau can thiệp giáo dục.


4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Dự phòng té ngã ở người cao tuổi
1.1.1. Đại cương về người cao tuổi
1.1.1.1. Khái niệm người cao tuổi
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi. Trước đây người ta thường
dùng thuật ngữ người già để chỉ những người nhiều tuổi, hiện nay khái niệm người
cao tuổi ngày càng được sử dụng nhiều hơn. Hai thuật ngữ này tuy không khác nhau
về mặt khoa học song về tâm lý, người cao tuổi là thuật ngữ mang tính tích cực và
thể hiện thái độ tôn trọng.
Theo luật lao động: Người cao tuổi là những người từ 60 tuổi trở lên (với nam),
từ 55 tuổi trở lên (với nữ) [18].
Theo quan điểm y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn liền với
việc suy giảm các chức năng của cơ thể [1].
Theo luật người cao tuổi ban hành năm 2009 quy định: Người cao tuổi là cơng
dân nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên [17].
Hầu hết các nước phát triển, từ 65 tuổi trở lên được coi là người cao tuổi. Tuy
nhiên với nhiều nước đang phát triển thì mốc tuổi này là khơng phù hợp. Hiện nay
chưa có một tiêu chuẩn nào thống nhất giữa các quốc gia, Liên Hợp Quốc chấp
nhận mốc để xác định dân số già là từ 60 tuổi trở lên trong đó phân ra làm 3 nhóm:
sơ lão (60 - 69 tuổi); trung lão (70 - 79 tuổi) và đại lão (từ 80 tuổi trở lên) [19].
Xét ở góc độ tâm lý, luật pháp, tuổi thọ trung bình khái niệm người cao tuổi
trong đề tài chúng tôi sử dụng khái niệm người cao tuổi là người có tuổi đời từ 60

tuổi trở lên (khơng phân biệt nam hay nữ).
1.1.1.2. Xu hướng già hóa dân số ở Việt Nam
Theo ước tính của Tổng cục Thống kê [6], tuổi thọ trung bình tính từ khi sinh
của Việt Nam năm 2015 là 73,3 tuổi (70,7 ở nam và 76,1 ở nữ); tăng 0,1 tuổi so với
năm 2014. Tuổi thọ khỏe mạnh theo ước tính của WHO là 63,2 tuổi ở nam và 70,0
tuổi ở nữ; tăng khoảng 4 tuổi ở nam và 5 tuổi ở nữ so với năm 2000. Theo số liệu


5
của Tổ chức Y tế thế giới, trong số 10 quốc gia thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á, tuổi thọ nam giới Việt Nam đứng thứ 5 và tuổi thọ phụ nữ Việt Nam đứng
thứ hai sau Singapore. Tuổi thọ khỏe mạnh ở nam giới Việt Nam chỉ thấp hơn
Singapore và Bru-nây trong khi tuổi thọ khỏe mạnh của phụ nữ chỉ thấp hơn
Singapore . Tuy nhiên, theo số liệu của WHO, chênh lệch giữa tuổi thọ và tuổi thọ
khỏe mạnh ở Việt Nam, tức là số năm trung bình sống có bệnh tật, tương đối cao so
với các nước khác. Ở Việt Nam, nữ sống có bệnh tật trung bình khoảng 11 năm và
nam giới khoảng 8 năm. Điều này cũng làm tăng nguy cơ té ngã cho người cao tuổi
[15].
Tình trạng sống khơng có vợ/chồng chiếm tỷ lệ cao 61,01%, trong đó số phụ nữ
già cơ đơn cao hơn nhiều so với nam giới. Năm 1999 cả nước có 354,6 ngàn cụ ơng
gố vợ trong khi có 1,9 triệu cụ bà gố chồng, nhiều gấp 5,4 lần so với cụ ông, chưa
kể số phụ nữ cao tuổi sống ly hơn, ly thân khoảng 45 nghìn người, cao gấp 2 lần so
với nam giới. Sự gia tăng tỷ lệ người cao tuổi sống cô đơn tăng từ 3,47% (năm
1992/93) lên 5,62% (năm 2004). Tình trạng này phổ biến với người cao tuổi sống ở
nông thôn và người cao tuổi là phụ nữ. Khoảng 80% người cao tuổi sống cô đơn là
phụ nữ và cũng khoảng 80% trong số họ sống ở nông thôn thu nhập thấp. Đây cũng
là điều kiện thuận lợi làm gia tăng tỷ lệ té ngã ở người cao tuổi[14, 19].
Tại Việt Nam mô hình gia đình hạt nhân đang dần có su hướng chiếm ưu thế
đồng nghĩa với nó là số lượng người trong một gia đình giảm xuống. Gia đình trung
bình ở Việt Nam giảm từ 5,2 người / gia đình (1997) xuống 4,5 người / gia đình

(1999) và tới 3,7 người mỗi gia đình (2012). Số vụ ly hơn là ngày nay ngày càng
tăng, và ở các thành phố, tỷ lệ ly hôn cao gấp 1,5 lần so với ở các làng và nó có xu
hướng tăng. Theo Tịa án Nhân dân Tối cao Việt Nam, năm 2000, số lượng ly hôn
là 51 361, trong khi năm 2005 số lượng của họ tăng lên 65.929 và năm 2010 - lên
tới 126.325 các trường hợp. Số vụ ly hôn gia tăng ở các nhóm tuổi khác nhau: nhóm
20-29 tuổi, đó là 1%, 30-39 năm - 2%, 40-59 năm - 3-4%. Và, như một hệ quả, con
số của người già sống một mình trong tuổi già tăng lên [52].


6
Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2009 số người trên 60 tuổi ở Việt Nam là
7,72 triệu người chiếm khoảng 9% tổng dân số. Việt Nam đã chính thức bước vào
giai đoạn "già hóa dân số" từ năm 2011 và là một trong các quốc gia có tốc độ già
hóa nhanh nhất trên thế giới. Theo dự báo của Tổng cục thống kê, đến năm 2038,
Việt Nam sẽ ở giai đoạn dân số “già” nhóm dân số từ 60 tuổi trở lên khoảng hơn 21
triệu người, chiếm 20% tổng dân số. Số lượng người cao tuổi có xu hướng tăng dần
theo năm điều này tạo nên áp lực rất lớn cho nền kinh tế cũng như gánh nặng về y tế
[22, 23].
Dân số ‘già hóa’; ‘già’; ‘rất già’; và ‘siêu già’: Dân số được coi là “già
hóa” khi tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên chiếm 10% dân số; tương ứng cho “già”, “rất
già” và “siêu già” là 20%, 30% và 35% [22].
1.1.2. Té ngã ở người cao tuổi
1.1.2.1. Định nghĩa té ngã
Ngã được định nghĩa như một sự kiện, được bản thân người ngã hoặc người
xung quanh chứng kiến làm cho cơ thể ngã xuống đất, hoặc chúi về phía trước,
người ngã có thể tỉnh hoặc mê, bị chấn thương hoặc không. Ngã là một vấn đề
nghiêm trọng ở người cao tuổi vì nó rất thường gặp, gây tàn phế và thậm chí gây tử
vong [3].
Ngã là một trong những tác nhân gây thương không chủ ý hàng đầu cho
người cao tuổi. Chúng được mã hóa là E880-E888 trong Quốc tế phân loại bệnh-9

(ICD-9) và W00-W19 trong ICD-10. Ngã thường được nhắc tới khi những người vơ
tình cơ thể nằm trên mặt đất, hoặc sàn cấp thấp hơn, khơng bao gồm sự thay đổi có
chủ ý trong vị trí để nghỉ ngơi trong nhà, tường hoặc các vật thể khác [53].
1.1.2.2. Thực trạng té ngã của người cao tuổi ở Việt Nam và thế giới:
* Té ngã của người cao tuổi trên thế giới:
Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới Khoảng 28 - 35% số người từ 65 tuổi
trở lên té ngã mỗi năm tăng lên 32-42% cho những người trên 70 tuổi. Tần số té ngã
tăng theo tuổi và mức độ yếu. Những người cao tuổi đang sống trong viện dưỡng
lão thường xuyên hơn những người sống trong cộng đồng. Khoảng 30-50% số


7
người sống trong các cơ sở chăm sóc lâu dài giảm mỗi năm và 40% trong số họ bị
ngã tái phát [53].
Theo nghiên cứu của Hong Wu tại Trung Quốc năm 2011, có 19,64% người
cao tuổi trải bị té ngã và năm 2013 là 19,28%. Tuy nhiên, khơng có sự khác biệt
đáng kể trong tỷ lệ té ngã từ năm 2011 đến năm 2013. Tỷ lệ mắc bệnh ở người cao
tuổi 66–70 giảm đáng kể, trong khi những người trên 80 tuổi có xu hướng tăng lên.
Té ngã bị ảnh hưởng đáng kể bởi các yếu tố bao gồm tuổi, giới tính, tình trạng hơn
nhân, sức khỏe tự định, số lượng bệnh mãn tính, số lượng các mặt hàng tàn tật, hoạt
động sinh hoạt hàng ngày và hoạt động thể chất [40].
Nghiên cứu của Piyathida Kuhirunyaratn và cộng sự trong đô thị của tỉnh
Khon Kaen, Thái Lan, tỷ lệ té ngã chung người cao tuổi ở khu vực thành thị là
19,8%. Trong đó tỷ lệ té ngã là 24,1% ở phụ nữ nhưng chỉ có 12,1% ở nam giới
[47].
Tỷ lệ té ngã dường như cũng khác nhau giữa các quốc gia. Chẳng hạn, một
nghiên cứu cho thấy ở Trung Quốc 6-31%, trong khi một nghiên cứu khác cho thấy
ở Nhật Bản 20% người cao tuổi té ngã mỗi năm. Một nghiên cứu ở khu vực Châu
Mỹ (khu vực Latinh / Caribê) cho thấy tỷ lệ người cao tuổi té ngã mỗi năm khoảng
21,6% và ở Chile là 34% [53].

* Té ngã ở Việt Nam
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thái Hoà và cộng sự Tuổi càng cao tỉ lệ gãy
xương càng tăng, các nhóm tuổi 60‐69, 70‐79 và trên 80 tuổi có tỉ lệ gãy xương lần
lượt là 33%; 48%; 68%. Tỉ lệ gãy xương ở người bệnh có tiền sử té ngã (69,2%) cao
hơn người bệnh khơng có tiền sử té ngã (40,5%) (p = 0,011). Tỉ lệ nữ trong nghiên
cứu cao hơn hẳn so với nam (tỉ lệ nữ/nam là 3,3/1)[12].
Nghiên cứu của Hồ Thị Phương Thanh trên 290 người cao tuổi thấy tuổi
càng cao nguy cơ bị rối loạn dáng đi càng tăng. Kết quả này tương đồng với nghiên
cứu của các tác giả khác: tuổi trung bình ở nhóm có rối loạn dáng đi là 62,7 ± 14,9
năm cao hơn so với nhóm khơng có rối loạn dáng đi là 49,5 ± 16 năm, ở tuổi 60 có
15% người có rối loạn dáng đi nhưng khi đến 85 tuổi thì tỷ lệ này là 82%. Tăng


8
thêm một tuổi thì nguy cơ ngã do rối loạn dáng đi tăng thêm 1,04 lần. Nghiên cứu
trên cũng cho thấy người cao tuổi có đặc điểm đa bệnh lý và số lượng thuốc trung
bình sử dụng là 4,74 ± 1,99, đó cũng chính là những yếu tố nguy cơ gây té ngã [20].
Té ngã hiện đang là vấn đề được quan tâm tại Việt Nam. Theo kết quả điều
tra về tai nạn và thương tích năm 2010 thì té ngã là nguyên nhân gây tử vong đứng
thứ 2 chỉ sau tai nạn giao thông, ngã sảy ra chủ yếu ở nhóm người trên 60 tuổi [5].
Theo tổng kết các báo cáo sự cố y khoa, tai nạn té ngã dẫn đến tử vong đứng thứ
hạng cao trong danh mục sự cố thường gặp. Các tai nạn té ngã chiếm khoảng 4,6%
sự cố theo báo cáo của ủy ban an tồn vào năm 2003.[8] Việt Nam hiện đang chưa
có con số thống kê cụ thể về té ngã ở người cao tuổi, theo ước tính mỗi năm có
khoảng 2.000.000 người té ngã trên 60 tuổi [2].
1.1.2.3. Nguyên nhân té ngã ở người cao tuổi[49, 53]
Ngã xảy ra do sự tương tác phức tạp của các yếu tố rủi ro. Các yếu tố rủi ro
chính gây ra vơ số các yếu tố quyết định sức khỏe trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh
hưởng đến sức khỏe. Chúng được phân loại thành 4 yếu tố rủi ro chính: các yếu tố
sinh học, hành vi, môi trường và kinh tế xã hội. Khi tiếp xúc với các yếu tố rủi ro

tăng lên, nguy cơ té ngã và bị thương càng lớn.

Yếu tố rủi ro hành vi

Yếu tố rủi ro môi trường

Té ngã
và chấn thương

Yếu tố rủi ro sinh học

Yếu tố rủi ro Kinh tế - Xã hội

Nguồn: Who Global report on falls Prevention in older Age,2007
Hình 1. 1: Mơ hình các yếu tố rủi ro gây té ngã ở người cao tuổi theo WHO


9
 Các yếu tố rủi ro sinh học [51, 53]:
Các yếu tố sinh học bao gồm các đặc điểm của các cá nhân liên quan đến cơ
thể con người. Ví dụ: tuổi, giới tính và chủng tộc là yếu tố sinh học chúng không
thể sửa đổi. Chúng cũng liên quan đến những thay đổi do lão hóa như sự suy giảm
về thể chất, nhận thức và năng lực, và bệnh liên quan đến các bệnh mạn tính. các
yếu tố rủi ro sinh học:
- Tuổi, giới tính và chủng tộc
- Bệnh mạn tính (Parkinson, Viêm khớp, lỗng xương)
- Thể chất, nhận thức và tình cảm năng lực suy giảm
 Các yếu tố rủi ro hành vi:[36, 51, 53]
Các yếu tố rủi ro hành vi bao gồm những yếu tố liên quan đến hành động,
cảm xúc hoặc hoạt động hàng ngày của con người. Họ có khả năng sửa đổi. Ví dụ

hành vi nguy hiểm như uống nhiều loại thuốc, sử dụng rượu quá mức và hành vi
thiếu vận động có thể được sửa đổi thông qua các can thiệp để thay đổi hành vi. Các
yếu tố rủi ro hành vi:
- Sử dụng nhiều thuốc
- Uống rượu quá mức
- Không tập thể dục
- Giầy dép không phù hợp
 Các yếu tố rủi ro môi trường [9, 53]
Các yếu tố môi trường, sự tương tác giữa các điều kiện vật lý môi trường
xung quanh và cá nhân, bao gồm các mối nguy hiểm tại nhà và các đặc điểm nguy
hiểm trong môi trường công cộng. Các mối nguy hiểm trong nhà bao gồm nhà chật
hẹp, bề mặt trơn trượt của cầu thang, thảm trơn trượt và ánh sáng không không đủ.
Thiết kế nhà không phù hợp, đường trơn trượt, vỉa hè bị nứt hoặc không bằng phẳng
và ánh sáng kém ở những nơi cơng cộng là những mối nguy hiểm có nguy cơ gây té
ngã và gây thương tích. Các yếu tố rủi ro mơi trường:
- Thiết kế tịa nhà
- Tầng và cầu thang trơn


10
- Thảm trơn trượt
- Ánh sáng không đủ
- Vỉa hè bị nứt hoặc không bằng phẳng
 Các yếu tố rủi ro kinh tế xã hội [51, 53]
Các yếu tố rủi ro kinh tế xã hội là những yếu tố liên quan đến các điều kiện
xã hội và tình trạng kinh tế của các cá nhân cũng như khả năng của cộng đồng để
thách thức họ. Những yếu tố này bao gồm: thu nhập thấp, giáo dục thấp, nhà ở
không đầy đủ, thiếu giao tiếp xã hội, tiếp cận hạn chế với chăm sóc y tế và xã hội,
đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa và thiếu nguồn lực cộng đồng. Các yếu tố rủi ro kinh
tế xã hội:

- Mức thu nhập và trình độ học vấn thấp
- Nhà chật hẹp
- Thiếu các tương tác xã hội
- Tiếp cận hạn chế với các dịch vụ y tế và xã hội
- Thiếu nguồn lực cộng đồng
Sự tương tác của các yếu tố sinh học với rủi ro hành vi và môi trường làm
tăng nguy cơ té ngã.
1.1.2.3. Hậu quả của té ngã ở người cao tuổi
Tỷ lệ nhập viện do té ngã cho những người ở độ tuổi 60 trở lên ở Úc, Canada
và Bắc Ireland (Anh) dao động từ 1,6 đến 3,0 trên 10.000 dân. Tỷ lệ thương tật do
té ngã dẫn đến nhập các khoa cấp cứu của cùng nhóm tuổi ở Tây Úc và Vương quốc
Anh cao hơn: 5,5-8,9 trên tổng số 10.000 dân [53].
Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới về té ngã ở người cao tuổi có thể gây
nên những chấn thương là những vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn thường cần được
chăm sóc y tế. Té ngã dẫn đến 20-30% chấn thương từ nhẹ đến nặng, và là nguyên
nhân cơ bản của 10 - 15% của tất cả các lần khám tại khoa cấp cứu. Hơn 50%
trường hợp nhập viện do chấn thương ở những người trên 65 tuổi trở lên. Các
nguyên nhân cơ bản chính để nhập viện liên quan đến ngã là gãy xương hông, chấn
thương sọ não và chấn thương chi trên. Thời gian nằm viện do té ngã khác nhau, tuy


11
nhiên nó dài hơn nhiều so với các chấn thương khác. Nó dao động từ 4 đến 15 ngày
ở Thụy Sĩ, Thụy Điển, Mỹ, Tây Úc, tỉnh British Columbia và Quebec ở Canada.
Trong trường hợp gãy xương hông, thời gian nằm viện kéo dài đến 20 ngày. Với độ
tuổi ngày càng tăng và mức độ suy giảm về sức khỏe, người cao tuổi có thể bệnh
viện sau khi bị chấn thương liên quan đến ngã trong suốt quãng đời còn lại. Hậu quả
do ngã 20% chết trong vòng một năm do gãy xương hơng. Ngồi ra, té ngã cũng có
thể dẫn đến một hội chứng sau ngã bao gồm sự phụ thuộc, mất tự chủ, nhầm lẫn, bất
động và trầm cảm, sẽ dẫn đến một hạn chế trong các hoạt động hàng ngày [53].

1.1.3.2. Các bước dự phòng té ngã tại cộng đồng
a) Nói chuyện cởi mở với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn về
rủi ro và phịng ngừa té ngã [10, 30, 45].
Nói với một nhà cung cấp ngay lập tức nếu bạn ngã, lo lắng về việc ngã,
hoặc cảm thấy không ổn định. Nhờ bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem xét tất cả các
loại thuốc bạn dùng, ngay cả các loại thuốc không kê đơn. Khi bạn già đi, cách thức
hoạt động của thuốc trong cơ thể bạn có thể thay đổi. Một số loại thuốc, hoặc kết
hợp các loại thuốc, có thể khiến bạn buồn ngủ hoặc chóng mặt và có thể khiến bạn
ngã. Hỏi nhà cung cấp của bạn về việc bổ sung vitamin D để cải thiện sức khỏe
xương, cơ và thần kinh. Nói chuyện với bác sĩ của bạn về phòng ngừa té ngã.
b)Tập thể dục để cải thiện sự cân bằng và sức mạnh của bạn [30, 42, 45].
Các bài tập cải thiện sự cân bằng và làm cho đôi chân của bạn mạnh mẽ hơn,
giảm khả năng bị ngã. Nó cũng giúp bạn cảm thấy tốt hơn và tự tin hơn. Một ví dụ
về loại bài tập này là Thái Cực Quyền. Thiếu tập thể dục dẫn đến suy yếu và tăng
khả năng bị ngã. Hỏi bác sĩ hoặc nhà cung cấp chăm sóc sức khỏe của bạn về loại
chương trình tập thể dục tốt nhất cho bạn.
c) Kiểm tra mắt và chân [30, 42, 45].
Mỗi năm một lần, kiểm tra với bác sĩ mắt của bạn, và thay kính mắt của bạn
nếu cần. Bạn có thể có một tình trạng như bệnh tăng nhãn áp hoặc đục thủy tinh thể
làm hạn chế tầm nhìn của bạn. Tầm nhìn kém có thể làm tăng khả năng bị ngã.
Cũng thế, yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của bạn kiểm tra bàn


12
chân của bạn mỗi năm một lần. Thảo luận về giày dép thích hợp, và hỏi xem có nên
gặp chun gia về chân khơng.
d) Làm cho nhà ở an tồn hơn[30, 42, 45].
Loại bỏ những thứ bạn có thể đi qua (như giấy tờ, sách, quần áo và giày dép)
khỏi cầu thang và những nơi bạn đi bộ.
Tháo các tấm thảm nhỏ hoặc sử dụng băng dính 2 mặt để giữ cho thảm

không bị trượt.
Giữ các vật dụng bạn sử dụng thường xuyên trong tủ bạn có thể dễ dàng tiếp
cận mà khơng cần sử dụng ghế đẩu.
Có các thanh vịn được đặt bên cạnh và bên trong bồn, và bên cạnh nhà
vệ sinh.
Sử dụng thảm chống trượt trong bồn tắm và trên vòi sen.
Cải thiện ánh sáng trong nhà của bạn. Khi bạn già đi, bạn cần đèn sáng hơn
để nhìn rõ. Treo rèm cửa nhẹ hoặc bóng râm để giảm độ chói.
Có tay vịn và đèn được lắp đặt trên tất cả các cầu thang.
Mang giày phù hợp với sự hỗ trợ tốt trong và ngoài nhà.
1.1.3. Kiến thức dự phòng té ngã ở người cao tuổi
1.1.3.1. Khái niệm kiến thức dự phòng té ngã ở người cao tuổi:
Kiến thức là hiểu hoặc thông tin về một chủ đề mà người đó có được bằng
tìm hiểu, học tập, kinh nghiệm hoặc nghiên cứu... [11].
Kiến thức dự phòng té ngã của người cao tuổi là những hiểu biết hoặc thơng
tin về dự phịng té ngã ở người cao tuổi có được bằng cách tìm hiệu, học tập, kinh
nghiệm, nghiên cứu, hoặc được biết bởi một người hoặc nhiều người.
1.1.3.2. Thực trạng kiến thức dự phòng té ngã của người cao tuổi
Theo nghiên cứu của Smitesh Gutta và cộng sự tại nam Ấn Độ thì có tới 76%
người cao tuổi đồng ý là té ngã ở người cao tuổi là khơng có gì có thể phịng chống
được và 12% trả lời là khơng biết. Cũng theo nghiên cứu trên có 70,3% người cao
tuổi cho rằng giáo dục sức khoẻ là cần thiết để dự phòng té ngã và kiến thức dự
phòng té ngã ở người cao tuổi chủ yếu được cung cấp bởi các nhân viên y tế


13
(78,5%). Có tới 65% người cao tuổi bị té ngã lần đầu khơng được giáo dục sức khoẻ
về dự phịng té ngã. Các số liệu trên cho thấy tỷ lệ người cao tuổi được giáo dục
kiến thức dự phòng té ngã còn rất thấp [37].
Nghiên cứu của Sharon tại tiểu bang Washington cho thấy rằng 34% người

cao tuổi cho rằng té ngã là vấn đề sức khoẻ ít quan trọng của họ. Và người cao tuổi
nhận thấy đánh giá rủi ro cá nhân và giáo dục phòng ngừa té ngã là ít quan trọng
nhất (tương ứng 29% và 22%). Những số liệu trên là một gợi ý cho ta thấy khi
người cao tuổi ít quan tâm đến nguy cơ té ngã của họ do đó họ khơng tìm hiểu hoặc
thảo luận với nhân viên y tế về cách làm giảm té ngã và tí tham gia vào thực hành
phịng chống té ngã [50].
1.2.Can thiệp thay đổi kiến thức dự phòng té ở người cao tuổi
1.2.1. Các biện pháp dự phòng té ngã cho người cao tuổi
Dự phòng té ngã ở người cao tuổi theo mơ hình lão hố khoẻ mạnh của WHO
[53] gồm 3 thành phần chính: Xây dựng nhận thức về tầm quan trọng của phòng
chống té ngã; Cải thiện việc xác định và đánh giá các yếu tố rủi ro và yếu tố quyết
định của té ngã; Xác định và thực hiện các can thiệp thực tế và hiệu quả.
 Xây dựng nhận thức về tầm quan trọng của phòng chống té ngã:
Cần xây dựng nhận thức về tầm quan trọng của việc té ngã trong tất cả các
lĩnh vực của xã hội bị ảnh hưởng bởi té ngã và chấn thương liên quan đến té ngã.
Nhận thức sẽ cần phải được xây dựng trong các nhóm người sau:
Người già: Xây dựng nhận thức về tầm quan trọng của việc phịng ngừa té
ngã phải bắt đầu từ chính người già. Nhiều người trong số họ không biết rằng ngã là
có thể phịng ngừa được. Trong nhiều nền văn hóa, việc té ngã được coi là hậu quả
bình thường, không thể tránh khỏi khi già đi. WHO kêu gọi tăng cường giáo dục
sức khỏe cơ bản và kiến thức về sức khỏe thông qua cam kết học tập suốt đời về sức
khỏe và phòng chống bệnh tật. Cần thiết giáo dục người cao tuổi về phòng ngừa té
ngã, người cao tuổi không chỉ nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của việc chú ý
đến các yếu tố và yếu tố nguy cơ liên quan đến ngã mà còn có nhiều khả năng hành
động để khắc phục những thách thức đối với sức khỏe và sự độc lập của họ.


14
Gia đình và người chăm sóc: Cả người chăm sóc khơng chính thức và chính
thức đều có vai trị quan trọng trong việc xây dựng nhận thức về tầm quan trọng của

phòng ngừa té ngã. Điều đặc biệt quan trọng là cung cấp thơng tin cho các thành
viên gia đình, tư vấn và đào tạo về cách xác định các yếu tố rủi ro khi té ngã và cách
hành động để giảm khả năng té ngã trong số những người có nguy cơ cao nhất.
Cộng đồng: Xây dựng nhận thức về các yếu tố nguy cơ té ngã ở cấp độ cộng
đồng là đặc biệt quan trọng bởi vì có bằng chứng cho thấy cấu trúc của mơi trường
có thể ảnh hưởng đến khả năng người già bị ngã. Nó cũng có thể tạo ra sự khác biệt
giữa độc lập và phụ thuộc đối với các cá nhân sống trong mơi trường khơng an tồn.
Mơi trường cộng đồng khơng tốt có thể khiến người già dễ bị cơ lập, trầm cảm,
giảm hoạt động thể chất và tăng các vấn đề về vận động.
Ngành y tế : Khung lão hóa tích cực của WHO công nhận rằng việc xây dựng
nhận thức và thay đổi thái độ của sức khỏe và các nhà cung cấp dịch vụ xã hội là tối
quan trọng. Trong lĩnh vực phòng chống té ngã, các chuyên gia y tế có vai trị quan
trọng trong việc xác định các yếu tố rủi ro và yếu tố quyết định cho việc té ngã, và
khuyến nghị các biện pháp can thiệp bằng chứng phù hợp về mặt văn hóa để phòng
ngừa, điều trị và quản lý các chấn thương liên quan đến té ngã.
Chính phủ: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc ngăn ngừa té ngã
giữa các cấp chính quyền là rất quan trọng. Các nhà lập pháp và chính phủ nên được
mời tham gia vào tất cả các khía cạnh của sự phát triển và thực hiện các chính sách
và thực hành y tế cơng cộng tập trung vào tăng cường sức khỏe và phòng chống
dịch bệnh.[53]
 Cải thiện việc xác định và đánh giá các yếu tố rủi ro và yếu tố quyết
định của té ngã:

Các dịch vụ y tế và xã hội: Các dịch vụ y tế và xã hội nên được cấu trúc
theo cách để thường xuyên sàng lọc NCT về các yếu tố đã biết về bệnh té ngã.
Các chuyên gia y tế nên được đào tạo để sử dụng các quy trình dựa trên bằng
chứng giúp xác định những cá nhân có nguy cơ cao nhất. Các chiến lược theo


15

dõi phù hợp nên được áp dụng để hỗ trợ các bác sĩ lâm sàng đề xuất các
chương trình điều trị dựa trên bằng chứng phù hợp với văn hóa.
Hành vi: Nhiều người lớn tuổi cho rằng đã quá muộn để thay đổi hành
vi và áp dụng lối sống lành mạnh khi về già. Những người khác trải qua nỗi
sợ hãi về việc té ngã làm hạn chế đáng kể các lựa chọn hoạt động của họ, làm
giảm sự độc lập và giảm sự tham gia của họ vào xã hội. Không chỉ đơn giản
là giáo dục người lớn tuổi về tầm quan trọng của phòng ngừa té ngã, điều
quan trọng là phải đánh giá sự sẵn sàng của họ để thay đổi lối sống của họ và
áp dụng các liệu pháp phòng ngừa và / hoặc phục hồi chức năng.
Cá nhân: Trong bất kỳ chương trình phịng ngừa té ngã toàn diện nào,
các chiến lược dựa trên bằng chứng hiệu quả sẽ cần được phát triển để sàng
lọc và xác định các yếu tố rủi ro ở cấp độ cá nhân được biết là có liên quan
với nguy cơ té ngã. Ở cấp độ cơ bản nhất, bảng câu hỏi dựa trên bằng chứng
có sẵn để sàng lọc người lớn tuổi về các yếu tố rủi ro chính. Lý tưởng nhất,
kiểm tra lâm sàng tồn diện hơn có thể được sử dụng để đánh giá cho các yếu
tố nguy cơ đã biết như không hoạt động thể chất, giảm sức mạnh cơ bắp, mất
thăng bằng, thị lực kém, nhầm lẫn, thuốc không đủ hoặc không phù hợp và /
hoặc tổn thương polyp. Việc xác định chính xác các yếu tố và yếu tố nguy cơ
ở cấp độ cá nhân có thể làm tăng đáng kể khả năng lựa chọn một chiến lược
phịng ngừa hoặc điều trị thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu của từng người già.
Môi trường tự nhiên: Có sự đánh giá ngày càng tăng rằng bản chất và
cấu trúc của mơi trường tự nhiên có thể ảnh hưởng đáng kể đến khả năng một
cá nhân bị chấn thương do ngã. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng
việc đánh giá và chú ý một cách có hệ thống các yếu tố rủi ro mơi trường như
vỉa hè khơng an tồn, đường khơng đủ ánh sáng và các khu dân cư không thể
tiếp cận hoặc không an tồn có thể làm tăng đáng kể khả năng té ngã ở người


×