Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Văn hóa công sở tại Thanh tra tỉnh Sóc Trăng_thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.28 KB, 19 trang )

Nâng cao văn hóa cơng sở tại Thanh tra tỉnh Sóc Trăng - Thực trạng và giải pháp

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa đó là cái cân bằng khi xã hội có nhiều nguy cơ biến động, hoặc có thể
hiểu rằng, mọi vật chất có thể mất đi nhưng cái cịn đọng lại đó chính là văn hóa. Bất
kể quốc gia nào, tổ chức nào, giáo phái nào, muốn trường tồn thì phải có văn hóa
riêng, văn hóa cơng sở của cơ quan hành chính nhà nước cũng khơng nằm ngồi quy
luật đó. Theo đó thực trạng văn hóa cơng sở có mức độ ảnh hưởng tới sự phát triển
của cơ quan, bởi đôi khi thực trạng văn hóa cơng sở sẽ trở thành một tập tục, một
thói quen của cơ quan.
Tuy nhiên văn hóa cơng sở khơng phải là một cơng sở có đầy đủ những thiết
bị, vật dụng hiện đại, lại càng không phải là một trụ sở được xây dựng hồnh tráng...
mà văn hóa cơng sở chính là hành vi ứng xử hàng ngày của những cán bộ, công
chức, viên chức trong các mối tương tác để công việc được trôi chảy, thành công.
Thời gian qua, thực tế trong văn hóa ứng xử Ngành Thanh tra cũng như các
ngành Tư pháp, Y tế, Giáo dục, Giao thông vận tải, … từng lúc từng nơi có phần hạn
chế nhất định khi được báo chí đăng tải các sự vụ trên các phương tiện thông tin đại
chúng hay các trang mạng xã hội, do vậy, nhằm góp phần đánh giá thực trạng văn
hóa cơng sở của các cơ quan lý hành chính nhà nước nói chung, cơ quan Thanh tra
tỉnh Sóc Trăng nói riêng, bên cạnh phát huy những mặt đã đạt được trong thời gian
qua, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong thời gian tới, bằng kiến thức được học
qua lớp Bồi dưỡng Quản lý Nhà nước ngạch Chuyên viên chính và qua thực tiễn
công tác tại đơn vị, trong tiểu luận này, người viết xin đề cập đến vấn đề “Nâng cao
văn hóa cơng sở tại Thanh tra tỉnh Sóc Trăng - Thực trạng và giải pháp ” .
2. Mục tiêu nghiên cứu
Với việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng liên quan đến văn hóa
cơng sở tại Thanh tra tỉnh Sóc Trăng làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp, kiến
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nhung
1



Nâng cao văn hóa cơng sở tại Thanh tra tỉnh Sóc Trăng - Thực trạng và giải pháp

nghị nâng cao hiệu quả văn hóa cơng sở, góp phần đảm bảo tính trang nghiêm và
hiệu quả hoạt động của cơ quan và xây dựng chuẩn mực ứng xử của cán bộ, cơng
chức của Thanh tra tỉnh Sóc Trăng trong thực thi hành nhiệm vụ, công vụ.
3. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận được nghiên cứu dựa trên cơ sở về văn hóa công sở của Thanh tra
tỉnh, thực tiễn hoạt động tại Thanh tra tỉnh Sóc Trăng thơng qua việc sử dụng
phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp
tổng hợp giữa lý luận và thực tiễn để nghiên cứu vấn đề.
4. Phạm vi nghiên cứu.
Trong khuôn khổ tiểu luận, người viết chỉ nghiên cứu về văn hóa cơng sở và
thực tiễn tại Thanh tra tỉnh Sóc Trăng. Nội dung nghiên cứu các vấn đề lý luận và
đánh giá thực trạng hoạt động văn hóa cơng sở của Thanh tra tỉnh Sóc Trăng trong
thời gian qua, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong thời
gian tới.

Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nhung
2


Nâng cao văn hóa cơng sở tại Thanh tra tỉnh Sóc Trăng - Thực trạng và giải pháp

Chương 1:
LÝ LUẬN CHUNG
1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau,
liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Từ văn
hóa trong tiếng Việt là từ gốc Nhật, người Nhật dùng từ này để định nghĩa cách

gọi văn hóa theo phương tây. Từ tương ứng với văn hóa theo ngơn ngữ của phương
Tây có nguồn gốc từ các dạng của động từ Latin colere là colo, colui, cultus với hai
nghĩa: giữ gìn, chăm sóc, tạo dựng trong trồng trọt; cầu cúng.
Trong cuộc sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu là văn học, nghệ
thuật như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh... Các "trung tâm văn hóa" có ở khắp
nơi chính là cách hiểu này. Một cách hiểu thơng thường khác: văn hóa là cách sống
bao gồm phong cách ẩm thực, trang phục, cư xử và cả đức tin, tri thức được tiếp
nhận... Vì thế chúng ta nói một người nào đó là văn hóa cao, có văn hóa hoặc văn
hóa thấp, vơ văn hóa. Trong nhân loại học và xã hội học, khái niệm văn hóa được đề
cập đến theo một nghĩa rộng nhất. Văn hóa bao gồm tất cả mọi thứ vốn là một bộ
phận trong đời sống con người. Văn hóa khơng chỉ là những gì liên quan đến tinh
thần mà bao gồm cả vật chất.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống,
lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngơn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa
học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở
và các phương thức sử dụng. Tồn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hóa. Văn hóa là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó
mà lồi người sản sinh ra nhằm thích ứng với yêu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự
sinh tồn.
Như vậy, văn hóa bao gồm các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nhung
3


Nâng cao văn hóa cơng sở tại Thanh tra tỉnh Sóc Trăng - Thực trạng và giải pháp

tạo ra nhằm mục đích phục vụ sự tồn tại và phát triền của cộng đồng lồi người. Văn
hóa là “thiên nhiên thứ hai” do con người tạo ra để phục vụ nhu cầu tồn tại và phát
triển của chính con người.
1.2. Khái niệm văn hóa cơng sở

Là tập hợp các giá trị, niềm tin, trông đợi và các chuẩn mực trong các tư duy
về nền hành chính và thực tiễn thực thi công vụ, thể hiện bản chất, mục tiêu hoạt
động của nền cơng vụ.
1.3. Vai trị và ý nghĩa của văn hóa cơng sở
1.3.1. Vai trị
Văn hố cơng sở cịn có vai trò to lớn trong việc xây dựng một nề nếp làm
việc khoa học, kỷ cương và dân chủ. Nó địi hỏi các thành viên trong cơ quan hành
chính nhà nước phải quan tâm đến hiệu quả công việc chung của công sở, giúp cho
mỗi cán bộ, công chức tự nhìn lại, đánh giá mình, chống lại những biểu hiện thiếu
văn hố như: tham ơ, móc ngoặc, quan liêu, hách dịch, cửa quyền, cơ hội... Bên cạnh
đó, yếu tố văn hố cịn giúp cho mỗi thành viên trong cơng sở phải tôn trọng kỷ luật,
danh dự của công sở, quan hệ thân ái, đồn kết, hợp tác vì sự nghiệp chung của cơng
sở.
1.3.2. Ý nghĩa
Văn hóa cơng sở có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, nó thể hiện đến chất
lượng,hiệu quả khi xử lý và giải quyết mọi công việc, xây dựng lề lối làm việc khoa
học của đội ngủ cán bộ, cơng chức, nhằm góp phần vào q trình cải cách hành
chính nhà nước. Nâng cao hiệu quả làm việc cho nhân viên, mặt khác tạo nên bầu
khơng khí làm việc khoa học, cơng minh, để hồn thành nhiệm vụ chức năng của tổ
chức.
1.4. Chuẩn mực và biểu biện của văn hóa cơng sở

Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nhung
4


Nâng cao văn hóa cơng sở tại Thanh tra tỉnh Sóc Trăng - Thực trạng và giải pháp

1.4.1 Chuẩn mực
1.4.1.1. Chuẩn mực hình thức

Biểu tượng cơng sở: Quốc huy, Quốc kỳ; biểu tượng quốc gia: Quốc ca, Quốc
kỳ, Quốc huy, Quốc hiệu;
Khẩu hiệu: phương châm, triết lý hành động;
Kiến trúc, cách bài trí nơi làm việc;
Trang phục và các thành viên trong cơng sở.
1.4.1.2.Chuẩn mực nội dung
Văn hóa giờ giấc làm việc;
Văn hóa giao tiếp, ứng xử, nói chuyện điện thoại trong khi thực hiện cơng vụ;
Văn hóa email;
Văn hóa sử dụng tài sản cơng;
Văn hóa hội họp, nhận xét, đánh giá, góp ý, phê bình;
Văn hóa xin lỗi; Văn hóa từ chức.
1.4.1.3. Biểu hiện của văn hóa cơng sở
Văn hóa cơng sở có thể được biểu hiện thơng qua các hành vi điều hành và
hoạt động của công sở như sau: Tinh thần tự quản, tính tự giác của cán bộ, công
chức; Mức độ áp dụng quy chế để điều hành, kiểm tra; Thái độ điều hành, chỉ huy
dân chủ hay độc đốn; Mức độ bầu khơng khí cơng sở; Các chuẩn mực được đề ra
và thực hiện; Việc giải quyết xung đột nội bộ.
1.5. Quan điểm của Đảng và những quy định của Nhà nước về xây dựng
văn hóa cơng sở
1.5.1. Quan điểm của Đảng về xây dựng văn hóa cơng sở

Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nhung
5


Nâng cao văn hóa cơng sở tại Thanh tra tỉnh Sóc Trăng - Thực trạng và giải pháp

Từ Nghị quyết Truong ương V khóa VIII đến Cương lĩnh bổ sung, phát triển
năm 2011, các nghị quyết Trung ương VI, VIII, IX khóa XI và Hiến Pháp 2013

khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động
lực, là nguồn lực nội sinh quan trọng của phát triển bền vựng”
Tại Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng ta xác định mục tiêu
xây dựng phát triển văn hóa đến năm 2020 là: Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên
tiến, đậm đà, bản sắc dân tộc, con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu
cầu phát triển bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) nhận định: “Giao tiếp, ứng xử văn hóa nơi
cơng sở thể hiện chất lượng, hiệu quả khi xử lý và giải quyết công việc, xây dựng lề
lối làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ, cơng chức góp phần vào q trình cải cách
nền hành chính nước nhà”.
Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI) về
xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền
vững của đất nước đã xác định: “Chú trọng chăm lo xây dựng văn hóa trong Đảng,
trong cơ quan Nhà nước và các đoàn thể, coi đây là nhân tố quan trọng để xây dựng
hệ thống chính trị vững mạnh. Trong đó trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng
viên, cơng chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, tận tụy hết lòng phụng sự tổ quốc,
phục vụ nhân dân, gắn bó máu thịt với nhân dân; có ý thức tôn trọng pháp luật, dân
chủ đi đôi với kỷ luật, kỷ cương tự do cá nhân gắn với trách nhiệm xã hội và nghĩa
vụ cơng dân”.
Như vậy, văn hóa được khẳng định là một thành tố cơ bản, một mục tiêu quan
trọng của xã hội, xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang phấn đấu xây dựng.
1.5.2. Những quy định của Nhà nước về văn hóa cơng sở
Thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, các cơ quan Nhà nước đã ban
hành các văn bản quy định về văn hóa công sở, cụ thể như sau:
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nhung
6


Nâng cao văn hóa cơng sở tại Thanh tra tỉnh Sóc Trăng - Thực trạng và giải pháp


- Luật cán bộ, công chức năm 2008: Tại Điều 16 quy định Văn hóa giao tiếp ở
cơng sở: trong giao tiếp cơng sở, cán bộ, cơng chức phải có thái độ lịch sự, tôn trọng
đồng nghiệp; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc. Cán bộ, công
chức phải lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công bằng, vô tư, khách quan khi nhận
xét, đánh giá; thực hiện dân chủ và đồn kết nội bộ. Khi thi hành cơng vụ cán bộ,
công chức phải mang phù hiệu hoặc thẻ công chức; có tác phong lịch sự; giữ gìn uy
tín, danh dự cho cơ quan, tổ chức, đơn vị, đồng nghiệp.
Tại Điều 17 quy định Văn hóa giao tiếp với nhân dân: cán bộ, công chức phải
gần giũ với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ
giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc. Cán, bộ, công chức không được hách
dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ.
- Quyết định số 129/2007/QĐ-TTg ngày 02/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quy chế văn hóa cơng sở tại các cơ quan hành chính nhà nước, quy chế
này quy định về trang phục, lễ phục, giao tiếp và ứng xử của cán bộ cơng chức; bài
trí cơng sở.
- Quyết định số 03/2007/QĐ-BNC ngày 26/02/2007 của Bộ Nội vụ về việc
ban hanhg Quy tắc ứng xử của cán bộ, cơng chức, viên chức làm việc trong bộ máy
chính quyền địa phương.
- Chỉ thị số 10/CT-CTUBND ngày 28/12/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc
Trăng về việc chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao ý thức trách nhiệm và chất lượng
phục vụ trong hoạt động công vụ của cán bộ, cơng chức, viên chức tỉnh Sóc Trăng.

Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nhung
7


Nâng cao văn hóa cơng sở tại Thanh tra tỉnh Sóc Trăng - Thực trạng và giải pháp

Chương 2:
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VĂN HĨA CƠNG SỞ TẠI THANH TRA

TỈNH SĨC TRĂNG
2.1. Giới thiệu khái quát về Thanh tra tỉnh Sóc Trăng
Thanh tra tỉnh Sóc Trăng được thành lập theo Quyết định số 01/QĐ-UBND
ngày 10/4/1992 và Quyết định số 02/2015/QĐ-UBND ngày 19/01/2015 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Sóc Trăng về việc ban hành Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh Sóc Trăng. Thanh tra tỉnh Sóc Trăng có tổng
36 cán bộ, cơng chức và người lao động, gồm 05 phòng nghiệp vụ và Lãnh đạo 02
người (01 Chánh Thanh tra, 01 Phó Chánh Thanh tra); cấp Trưởng, phó phịng và
tương đương là 16 người gồm 05 Trưởng phịng và 09 Phó Trưởng phịng; trình độ
chun mơn đại học đạt 100%. Với cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, chất lượng cán bộ, công
chức trưởng thành về nhiều mặt, với cơ chế quản lý phù hợp giúp cho đơn vị thực
hiện tốt nhiệm vụ được giao, cũng như giải quyết nhanh, có hiệu quả các nhiệm vụ
trọng tâm, trọng điểm, các nhiệm vụ đột xuất do tình hình thực tiễn đặt ra.
Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của Thanh tra tỉnh là cơ quan chun mơn
thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân
dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng,
chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống
tham nhũng theo quy định của pháp luật.
2.2. Kết quả đạt được trong việc thực hiện văn hóa cơng sở tại Thanh tra
tỉnh Sóc Trăng
2.2.1. Thực hiện chuẩn mực hình thức
2.2.1.1.Về bài trí cơng sở
- Quốc huy được treo trạng trọng phía trên tịa nhà chính của Trụ sở Thanh
tra tỉnh Sóc Trăng, đúng quy định về tiêu chuẩn, kích thước, màu sắc.
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nhung
8


Nâng cao văn hóa cơng sở tại Thanh tra tỉnh Sóc Trăng - Thực trạng và giải pháp


- Quốc kỳ được treo trang trọng trước trụ sở, đúng quy định về tiêu chuẩn,
kích thước, màu sắc và khơng để xảy ra trường hợp treo quốc kỳ bị cũ, phai màu sắc
hoặc hư hỏng.
- Bản tên cơ quan Thanh tra tỉnh được đặt tại cổng chính của Trụ sở, gồm ghi
tên, địa chỉ cơ quan, bằng tiếng việt và tiếng anh.
- Việc bố trí, sắp xếp phịng làm việc phù hợp, thơng thống tạo điều kiện
thuận lợi cho cán bộ, cơng chức có tinh thần làm việc thoải mái cũng như đối với tổ
chức, cá nhân đến liên hệ công tác. từng phịng làm việc, bàn làm việc của cán bộ,
cơng chức đều có biển tên ghi rõ chức vụ, chức danh.
- Khu vực để phương tiện giao thông được bố trí theo từng khu vực: lãnh đạo,
phịng và bố trí chỗ đậu xe của người đến giao dịch làm việc.
2.2.1.2. Về trang phục, lễ phục, thẻ cán bộ, công chức
Thực hiện Thơng 02/2015/TT-TTCP ngày 16/3/2015 của Thanh tra Chính phủ
Quy định về trang phục của cán bộ, công chức, thanh tra viên thuộc các cơ quan
thanh tra nhà nước. Thanh tra tỉnh, quy định cán bộ, công chức, thanh tra viên, khi
đến cơ làm việc, khi thi hành nhiệm vụ đều mặc trang phục ngành (áo xuân hè), phải
đeo thẻ ngành, mang giầy. Vào những buổi lễ, đại hội chi bộ, Kỷ niệm Ngày thành
lập ngành tất cả cán bộ, công chức mặc lễ phục trang phục thu đông, thắt cà vạt, đi
giày, tham dự thể hiện tính trang nghiêm, trang trọng của buổi lễ.
Ngày 17/5/2019, Chánh Thanh tra tỉnh Sóc Trăng ban hành Cơng văn số
185/TTr-VP về việc chấn chỉnh mặc trang phục ngành Thanh tra. Theo đó, nhìn
chung, về chuẩn mực hình thức Thanh tra tỉnh đáp ứng được yêu cầu phục vụ tốt quá
trình làm việc của cán bộ, công chức và chấp hành nghiêm theo sự phân cơng của
lãnh đạo về bố trí cơng sở, về sắp xếp phịng làm việc, vị trí làm việc, về trang phục
ngành đúng theo quy định. Thể hiện được sự nghiêm trang của công chức Thanh tra
trong thời kỳ mới.
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nhung
9



Nâng cao văn hóa cơng sở tại Thanh tra tỉnh Sóc Trăng - Thực trạng và giải pháp

2.2.2. Chuẩn mực về nội dung
Để đáp ứng về chuẩn mực nội dung văn hóa cơng sở, Thanh tra tỉnh Sóc Trăng
xây dựng chuẩn mực về nội dung văn hóa cơng sở như sau: Trong q trình thi hành
nhiệm vụ, cơng vụ Thanh tra tỉnh xây dựng nội quy, quy chế làm việc Đoàn thanh
tra, quy chế làm của việc cơ quan, nội quy tiếp công dân, quy định về việc tặng quà,
nhận quà và trả lại quà tặng đạt được kết quả như sau:
2.2.2.1.Ban hành các văn bản quy định về thực hiện văn hóa cơng sở
Quyết định số 36/QĐ-TTr ngày 19/7/2007 của Chánh Thanh tra tỉnh Sóc
Trăng ban hành Quy chế làm việc của Thanh tra tỉnh Sóc Trăng;
Quyết định số 115/QĐ-TTr ngày 19/7/2011 của Chánh Thanh tra tỉnh Sóc
Trăng Quy định việc tặng quà, nhận quà tặng và nộp lại quà tặng;
Quyết định số 13/QĐ-TTr ngày 22/01/2014 của Chánh Thanh tra tỉnh Sóc
Trăng ban hành Nội quy làm việc của Thanh tra tỉnh Sóc Trăng;
Quyết định số 01/QĐ-TTr ngày 18/01/2016 của Chánh Thanh tra tỉnh Sóc
Trăng về việc ban hành Nội quy tiếp công dân;
Quyết định số 1860/QĐ-TTCP-TCCB ngày 06/9/2007 của Thanh tra Chính
phủ và Bộ Nội vụ, Về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ thanh tra;
Thông báo số 155/TB-UBND ngày 22/12/2016 của UBND thành phố Sóc
Trăng cơng nhận cơ quan Thanh tra tỉnh Sóc Trăng đạt chuẩn cơ quan văn hóa.
Ngồi ra, khi triển khai các Đoàn thanh tra, Chánh thanh tra ban hành quy chế
làm việc của đoàn thanh tra và cử cán bộ giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra.
2.2.2.2. Việc triển khai các quy định, quy chế liên quan đến văn hóa cơng sở
tại Thanh tra tỉnh
Lãnh đạo thanh tra tỉnh, luôn quan tâm đến việc quán triệt các quy định, quy
chế về văn hóa cơng sở cho tất cả cán bộ, công chức thông qua những cuộc họp cán
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nhung
10



Nâng cao văn hóa cơng sở tại Thanh tra tỉnh Sóc Trăng - Thực trạng và giải pháp

bộ cơng chức, tổng kết cuối năm như: Luật cán bộ, công chức năm 2008, Quyết định
129/2007/QĐ-TTg, Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 Hội nghị Trung ương
9 (khóa XI), Quyết định số 03/2007/QĐ-BNV, Chỉ thị số 26/CT-TTrg, Chỉ thị số
345/CT-TTCP, Chỉ thị số 10/CT-CTUBND, … Việc xây dựng quy chế, nội quy của
cơ quan đều tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến cán bộ, cơng chức đóng góp vào dự
thảo làm cơ sở để lãnh đạo ban hành văn bản chính thức từ đó cho thấy các quy chế,
nội quy được ban hành đều đáp ứng được nhu cầu, tâm tư, nguyện vọng của tồn thể
cán bộ cơng chức.
2.2.2.3. Việc thực hiện chuẩn mực ứng xử của cán bộ, công chức trong thi
hành nhiệm vụ, công vụ
Thực hiện những quy định tại Trụ sở làm việc: Tất cả cán bộ công chức đều
thực hiệm nghiêm chỉnh quy định làm việc ngày 8 giờ (sáng từ 7 giờ đến 11 giờ;
chiều từ 13 giờ đến 17 giờ), trong giờ làm việc phải có mặt tại vị trí của mình, khơng
được la cà sang các phòng khác, hoặc tự ý vào phòng lãnh đạo khi chưa được cho
phép; phải báo cáo với người phụ trách khi có việc rời khỏi cơ quan;
Trong quan hệ giao tiếp với người đến liên hệ công tác: cán bộ, cơng chức, có
thái độ lịch sự, tơn trọng đồng nghiệp, lắng nghe ý kiến đồng nghiệp, công bằng, vô
tư, khách quan và dân chủ;
Trong quan hệ giao tiếp với nhân dân: Thanh tra tỉnh là nơi tiếp nhận đơn
khiếu nại, tố cáo của cơng dân chính vì vậy trong giao tiếp mà trực tiếp là cán bộ
tiếp dân luôn có thái độ đúng mực, tơn trọng cơng dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà
người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ảnh trình bày.
Thực hiện những quy định khi thành lập Đoàn thanh tra: thực hiện theo Quyết
định số 1860/QĐ-TTCP-TCCB ngày 06/9/2007 của Thanh tra Chính phủ và Bộ Nội
vụ, Về việc ban hành Quy tắc ứng xử của cán bộ thanh tra.


Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nhung
11


Nâng cao văn hóa cơng sở tại Thanh tra tỉnh Sóc Trăng - Thực trạng và giải pháp

Trong q trình thi hành nhiệm vụ, công vụ cụ thể là làm việc với đối tượng
thanh tra tất cả thành viên trong Đoàn thanh tra đều chấp hành tốt nội quy, quy chế
hoạt động của Đoàn thanh tra được Trưởng đoàn ban hành và Chánh thanh tra phê
duyệt, cụ thể như: khi làm việc với đối tượng thanh tra phải trong giờ hành chính,
làm việc phải có ít nhất 02 thành viên trở lên, và trong phát ngơn phải có thái độ hịa
nhã, lịch sự và phải đảm bảo bí mật của Đồn thanh tra... Mối quan hệ cơng tác:
Trưởng đồn, thành viên Đoàn thanh tra đều tuân thủ sự kiểm tra, giám sát, chấp
hành sự phân cơng của Trưởng đồn, có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ, tạo điều kiện
giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Trong năm 2016, thực hiện Quy định việc tặng quà, nhận quà tặng và nộp lại
quà tặng, các thành viên Đoàn thanh tra đã dũng cảm trả lại quà tặng cho đối tượng
thanh tra và được Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng tặng Bằng khen cho 01 tập thể và
01 cá nhân.
2.2.2.4. Về thực hiện cải cách hành chính
Cơng tác cải cách thủ tục hành chính ln được quan tâm chỉ đạo thực hiện.
Thanh tra tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản về chấn chỉnh,
tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; đã niêm yết
và đăng tải công khai 03/03 thủ tục hành chính trên Cổng thơng tin điện tử của đơn
vị, các thủ tục hành chính được cập nhật, cơng bố đầy đủ, kịp thời; thực hiện tiếp
nhận phản ánh, kiến nghị về quy định thủ tục hành chính theo đúng quy định.
Trong áp dụng khoa học, đổi mới công nghệ trong quản lý điều hành: áp dụng
hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 (Quyết định số
115/QĐ-TTr ngày 29/11/2018 của Chánh Thanh tra tỉnh Sóc Trăng); áp dụng phần
mềm quản lý văn bản ( ; quản lý khiếu nại,

tố cáo; phần mềm kế toán Mimosa; sử dụng thư tín điện tử (tên miền
@soctrang.gov.vn) trong cơng việc và xây dựng Cổng thông tin điện tử Thanh tra

Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nhung
12


Nâng cao văn hóa cơng sở tại Thanh tra tỉnh Sóc Trăng - Thực trạng và giải pháp

tỉnh ( phục vụ kịp thời đến người dân và
tổ chức.
2.2.3. Nguyên nhân đạt được:
Được sự quan tâm của Ban lãnh đạo và Đảng ủy Thanh tra tỉnh, sự gương mẫu
của người cán bộ lãnh đạo, quản lý cùng với sự nổ lực phấn đấu của từng cán bộ,
công chức để cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao đặc biệt là việc thực
hiện tốt văn hóa cơng sở tại đơn vị.
Ban lãnh đạo Thanh tra tỉnh luôn quan tâm đến nguyện vọng, tâm tư, tình cảm
của mỗi cán bộ, cơng chức đặc biệt là khả năng chuyên môn của từng đồng chí để tự
đó tạo cơ hội học tập nâng cao trình độ, thăng tiến trong việc và thực hiện cơng khai
minh bạch trong công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, luân chuyển.
2.3. Hạn chế
Bên cạnh kết quả đạt được về thực hiện văn hóa cơng sở tại đơn vị vẫn còn
tồn tại hạn chế như sau:
Trong giao tiếp vẫn cịn một số cơng chức có thái độ quan liêu, thiếu thân
thiện, hợp tác; tác phong, tinh thần, phục vụ nhân dân của một số công chức chưa
tốt; trong phân cơng thực hiện nhiệm vụ cịn chung chung, thiếu kiểm tra, đôn đốc
nên hiệu quả công việc đôi khi chưa cao;
Trong quá trình làm việc với đối tượng thanh tra một số cán bộ, cơng chức
cịn nóng vội, thiếu bản lĩnh đơi khi xảy ra tình trạng thiếu tơn trọng lẫn nhau;
Hiệu quả sử dụng thời gian làm việc chưa cao, vẫn cịn tình trạng lạm dụng

thời giờ làm việc vào việc riêng, một số ít cán bộ, cơ quan còn vi phạm nội quy, quy
chế cơ quan như đi trễ, về sớm, mặc trang phục không đúng quy định làm ảnh hưởng
đến chất lượng của hiệu quả công tác, uy tín cán bộ, cơng chức và uy tính của cơ
quan đơn vị;

Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nhung
13


Nâng cao văn hóa cơng sở tại Thanh tra tỉnh Sóc Trăng - Thực trạng và giải pháp

Việc trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho yêu cầu công việc cơ bản được đáp
ứng, tuy nhiên vẫn chưa đảm bảo, chưa đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa;
Việc thực hiện văn hóa xin lỗi nhân dân của cán bộ, cơng chức, văn hóa từ
chức chưa được quy định tại đơn vị.
2.3.1. Nguyên nhân hạn chế:
Một số cán bộ, cơng chức chưa nhận thức đúng đắn vai trị, ý nghĩa về văn
hóa cơng sở, trong thực thi nhiệm vụ, công vụ, chưa thật sự mối quan hệ giữa xây
dựng và nâng cao văn hóa cơng sở với hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan
hành chính nhà nước;
Một số thành viên Đồn thanh tra chưa có kinh nghiệm tham gia Đồn nên
trong q trình làm việc với đối tượng thanh tra đơi khi nóng vội;
Cán bộ làm cơng tác tiếp công dân chưa được tập huấn về chuyên mơn, đơi
khi dân đến khiếu nại nói lớn tiếng dẫn đến cán bộ có thái độ thiếu thân thiện;
Thu nhập của công chức thực sự chưa đảm đảm được cuộc sống tại đô thị,
phần nào cũng ảnh hưởng đến tâm tư tình cảm cơng chức, giành thời gian làm thêm
cơng việc khác trang trải cuộc sống, phần nào cũng ảnh hưởng đến công tác.

Chương 3:
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nhung

14


Nâng cao văn hóa cơng sở tại Thanh tra tỉnh Sóc Trăng - Thực trạng và giải pháp

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VĂN HĨA CƠNG SỞ TẠI THANH
TRA TỈNH SĨC TRĂNG
3.1. Mục tiêu
3.1.1.Mục tiêu chung
Tiếp tục hồn thiện các quy định về văn hóa cơng sở tại Thanh tra tỉnh Sóc
Trăng, góp phần đảm bảo tính trang nghiêm và hiệu quả hoạt động của cơ quan và
xây dựng chuẩn mực ứng xử của cán bộ, công chức trong thực thi hành nhiệm vụ,
công vụ; trong quan hệ xã hội.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
Ban hành chuẩn mực ứng xử của cán bộ, cơng chức ngành thanh tra; rà sốt,
điều chỉnh những quy định khơng cịn phù hợp ban hành quy định mới đáp ứng được
yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới;
Thực hiện cải cách hành hình trên các lĩnh vực như: cải cách thể chế, cải cách
thủ tục hành chính, cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, xây dựng và nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ, cơng chức, cải cách tài chính cơng, hiện đại hóa nền
hành chính nhà nước…;
Thực hiện áp dụng cơng nghệ thông tin trong thi hành nhiệm vụ, công vụ và
xây dựng văn hóa ứng xử trong sử dụng email;
Tổ chức và đưa cán bộ, công chức tham dự tập huấn, học tập các lớp về văn
hóa cơng sở.
3.2. Một số giải pháp nâng cao văn hóa cơng sở tại Thanh tra tỉnh
3.2.1.Về chuẩn mực hình thức
Phát huy kết quả đạt được và tiếp tục thực hiện về chuẩn mực hình thức văn
hóa cơng sở như: bài trí cơng sở, trang phục, lễ phục và đeo thẻ ngành khi thi hành
nhiệm vụ, công vụ.

Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nhung
15


Nâng cao văn hóa cơng sở tại Thanh tra tỉnh Sóc Trăng - Thực trạng và giải pháp

3.2.2.Về chuẩn mực nội dung
Tiếp tục thực hiện những kết quả đạt được và thực hiện các giải pháp sau:
- Thực hiện Công văn số 148-CT/TU ngày 02/6/2016 của Tỉnh Ủy Sóc Trăng
về việc tiếp tục triển khai Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương
khóa XI;
- Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 10/CT-CTƯBND, ngày 28/12/2012 của Chủ
tịch UBND tỉnh Sóc Trăng về việc chấn chỉnh lề lối làm việc, nâng cao ý thức trách
nhiệm và chất lượng phục vụ trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức, viên
chức tỉnh Sóc Trăng;
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, cơng chức về văn hóa cơng sở
là rất cần thiết;
- Xây dựng chuẩn mực quy tắc ứng xử của cán bộ cơng chức ngành thanh tra
trong đó quy định cụ thể về chuẩn mực ứng xử của cán bộ, công chức trong thi hành
nhiệm vụ, công vụ; chuẩn mực xử sự cán bộ trong quan hệ xã hội (những việc cán
bộ, công chức phải làm và những việc cán bộ, công chức không được làm);
- Sửa đổi nội quy, quy chế làm việc và quy định thêm về văn hóa trong họp
hội; nhận xét, đánh giá, góp ý, phê bình; văn hóa email; văn hóa xin lỗi; văn hóa từ
chức và quy định cụ thể các hành vi bị cấm: hút thuốc lá trong phòng làm việc; xử lý
nghiêm minh đối với cán bộ công chức uống rươu, bia, đi trể về sớm
- Xây dựng Kế hoạch “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh” theo tinh thần Chỉ thị 05/CT-TW ngày 15/5/2016 của Bộ
Chính trị;
- Giám sát và kiểm tra hoạt động của cán bộ, công chức, xây dựng và quản lý
hệ thống thông tin quản lý, tổ chức hoạt động giao tiếp (trong nội bộ công sở

và với bên ngoài, đặc biệt là hoạt động tiếp dân);

Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nhung
16


Nâng cao văn hóa cơng sở tại Thanh tra tỉnh Sóc Trăng - Thực trạng và giải pháp

- Phải tạo một không gian thoải mái cho những người dân đến chỗ làm và phải
có một thái độ đón tiếp lịch sự;
- Xây dựng chế độ khen thưởng đối với cán bộ, công chức thực hiện tốt những
quy định về văn hóa cơng sở.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nhung
17


Nâng cao văn hóa cơng sở tại Thanh tra tỉnh Sóc Trăng - Thực trạng và giải pháp

Để góp phần hoàn thành nhiệm vụ được giao, cơ quan thanh tra tỉnh Sóc
Trăng đạt cơ quan văn hóa cơng sở thì phải thực hiện nghiêm các giải pháp nâng cao
văn hóa công sở thực tế cho thấy, nơi nào cán bộ công nhân viên chức càng gương
mẫu, thực hiện tốt quy chế văn hóa cơng sở, nơi đó càng có sự đoàn kết, thống nhất
nội bộ cao, chất lượng, hiệu quả cơng việc tốt hơn, nhiệm vụ chính trị ln đảm bảo,
thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch đề ra. Chính điều này đã góp phần quan trọng nâng
cao hiệu quả của cơng tác cải cách hành chính, đồng thời nhận được sự đồng tình
cao của quần chúng nhân dân.
Từ những phân tích trên cho thấy văn hóa cơng sở là một thành phần không

thể thiếu trong thực thi nhiệm vụ cơng vụ và để làm tốt nhiệm vụ này thì địi hỏi tồn
thể cán bộ, cơng chức Thanh tra tỉnh Sóc Trăng thực hiện tốt giải pháp Nâng cao văn
hóa cơng sở tại cơ quan Thanh tra tỉnh Sóc Trăng.
2. KIẾN NGHỊ
Kiến nghị UBND Tỉnh Sóc Trăng ban hành Quyết định quy định Quy chế văn
hóa cơng sở tại các cơ quan trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ kinh phí để các cơ quan, đơn vị
tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa cơng sở;
Tổ chức tun truyền để nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức về văn
hóa cơng sở và mở các lớp tập huấn về văn hóa cơng sở;
Thành lập Đồn kiểm tra, thanh tra thường xuyên và đột xuất về thực hiện văn
hóa cơng sở như việc thực hiện các quy tắc ứng xử của người cán bộ, công chức;
Xây dựng chế độ khen thưởng đối với cán bộ, công chức thực hiện tốt quy
định văn hóa cơng sở./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nhung
18


Nâng cao văn hóa cơng sở tại Thanh tra tỉnh Sóc Trăng - Thực trạng và giải pháp

1. Nghị quyết 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI);
2. Luật Phòng, chống tham nhũng hợp nhất 2012 – 2015;
3. Luật Thanh tra năm 2010;
4. Nghị định 129/2007/NĐ-CP ngày 02/8/2007 của Chính phủ, ban hành quy
chế văn hóa cơng sở tại các cơ quan hành chính nhà nước;
5. Quyết định 1860/QĐ-TTCP-TCCB ngày 06/9/2007 của Thanh tra Chính
phủ và Bộ Nội vụ về ban hành quy tắc ứng xử của cán bộ Thanh tra;
6. Quyết định 03/2007/QĐ-BNV ngày Ban hành quy định Quy tắc ứng xử

công chức viên chức làm việc trong bộ máy chính quyền địa phương;
7. Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 05/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng
cường kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp;
8. Báo cáo cải cách hành chính năm 2018 của Thanh tra tỉnh Sóc Trăng;
9. Trang web: />
MỤC LỤC

Học viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Nhung
19



×