Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Báo cáo thực tập công ty TNHH may Hưng Nhân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 26 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN
KHOA CÔNG NGHỆ MAY VÀ THỜI TRANG
----------

HỌC PHẦN: THỰC TẬP NHẬN THỨC
Giảng viên giảng dạy

: Ts. Lưu Hoàng

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Hà

Lớp

: 107181.1

MSV

: 10718353

Hưng Yên, 2021


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………

Hưng Yên, ngày tháng năm
Giáo viên hướng dẫn

Ts. Lưu Hoàng

1


MỤC LỤC
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY ...........................................................1
MỤC LỤC .......................................................................................................................2
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................3
CHƯƠNG 2. HỌC TẬP TÌM HIỂU TẠI CƠNG TY MAY ..........................................4
2.1. Tìm hiểu doanh nghiệp .........................................................................................4
2.1.1. Lịch sử thành lập, nhiệm vụ và mục tiêu sản xuất của doanh nghiệp ............4
2.1.2. Loại hình sản xuất của doanh nghiệp .............................................................6
2.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp .........................................................8

2.1.4. Các phòng, ban chức năng của doanh nghiệp ..............................................8
2.1.5. Nội quy lao động của doanh nghiệp .............................................................10
2.2. Tìm hiểu cơng nghệ may .....................................................................................13
2.2.1. Q trình chuẩn bị sản xuất .........................................................................13
2.2.2. Dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp (Thiết kế, trải cắt, may hoàn tất) ..17
2.2.3. Thiết bị sử dụng trong doanh nghiệp ............................................................21
KẾT LUẬN ...................................................................................................................25

2


LỜI MỞ ĐẦU
Ngành công nghiệp diệt may ở nước ta đang phát triển rất mạnh, với đường lối
mở của hội nhập của thế giới nói chung và các nước trong khu vực nói riêng. Cùng với
sự phát triển vượt bậc của công nghệ đã đưa con người bước sang một nền văn minh
mới. Đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng được nâng cao, người ta
không chỉ quan niệm “ăn chắc mặc bền” nữa mà phải “ăn ngon mặc đẹp”. Chính vì vậy
mà ngành dệt may ở nước ta và các nước trên thế giới hiện nay đều phát triển nhanh
chóng, đổi mới CNH- HĐH lực lượng sản xuất, trang thiết bị lẫn kĩ năng chuyên môn
để phục vụ nhu cầu thiết yếu ngày càng tăng của con người. Thông qua gia công sản
xuất ngành may nước ta đã tiếp cận với nhiều loại mặt hàng mới, cơng nghệ hiện đại và
có mặt trên một số quốc gia như: Mỹ, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc…
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, ngành dệt may vẫn gặp nhiều khó khăn do
thiếu hụt đơn hàng xuất khẩu. Từ đó mơi trường cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày
càng lớn. Điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tìm và áp dụng cho mình một phương
thức sản xuất mới mang lại lợi thế cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp của mình để có thể
đáp ứng kịp thời việc làm cho cơng nhân trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay.
Là sinh viên khoa Công nghệ May và Thời trang- Trường ĐH SPKT Hưng Yên,
trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH May Hưng Nhân, em đã được tìm hiểu về bộ
máy tổ chức, quy chế sản xuất đơn hàng may mặc trong công nghiệp. Và đặc biệt em

cịn được tham gia vào qui trình sản xuất một mã hàng xuất khẩu, quan sát cách tổ chức
quản lí, tìm hiểu những tiêu chuẩn và cách cải tiến trong sản xuất của cơng ty.
Trong q trình thực tập tại doanh nghiệp, do kiến thức và thời gian còn hạn chế
nên báo cáo của em không tránh khỏi những sai xót. Em mong nhận được ý kiến đóng
góp của thầy cơ để bài báo cáo của em được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

3


CHƯƠNG 2. HỌC TẬP TÌM HIỂU TẠI CƠNG TY MAY
2.1. Tìm hiểu doanh nghiệp
2.1.1. Lịch sử thành lập, nhiệm vụ và mục tiêu sản xuất của doanh nghiệp
2.1.1.1. Lịch sử thành lập
Công ty TNHH may Hưng Nhân tiền thân là Công ty liên doanh may xuất khẩu
Tổng hợp Hưng Nhân được thành lập ngày 12 tháng 02 năm 1998 theo quyết định số 39
QĐ - UB của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình. Cơng ty liên doanh may xuất khẩu Tổng
hợp Hưng Nhân là Công ty liên doanh giữa Công ty may Đức Giang thuộc Tổng Công
ty Dệt May Việt Nam và Xí nghiệp giấy Thái Bình thuộc Sở cơng nghiệp Thái Bình.
Cơng ty liên doanh may xuất khẩu Tổng hợp Hưng Nhân đóng tại địa điểm thơn Văn,
xã Phú Sơn, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình nay là khu Văn, thị trấn Hưng Nhân, huyện
Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Là doanh nghiệp độc lập, sở hữu vốn Nhà nước, có tư cách
pháp nhân, có tài khoản riêng tại ngân hàng, có con dấu theo quy định của Nhà nước.

Hình 2.1. Tổng Công ty cổ phần may Đức Giang
Nguồn: />
4


Hình 2.2. Cơng ty TNHH May Hưng Nhân cơ sở 1

Đến tháng 11 năm 2006 do cơ chế quản lý và chuyển đổi nguồn vốn Xí nghiệp
giấy Thái Bình giải thể, Cơng ty may Đức Giang cổ phần hố cơng ty đổi tên là Công
ty TNHH may Hưng Nhân theo điều lệ ngày 19 tháng 8 năm 2006 đã được đăng ký tại
phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Thái Bình ngày 12 tháng 10
năm 2006. Công ty TNHH may Hưng Nhân do Công ty cổ phần may Đức Giang làm
chủ sở hữu, là Công ty TNHH Nhà nước hai thành viên. Hiện Công ty TNHH May Hưng
Nhân : Là công ty chi nhánh của Tổng Công ty Đức Giang (Hà Nội).
Ngày 13/9/2005, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã ký quyết định số 2882/QĐ-BCN
đồng ý cổ phần hóa Cơng ty TNHH May Hưng Nhân, hoạt động theo luật doanh nghiệp.
Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối 51% để phù hợp với quy hoạch phát triển Ngành
Dệt may Việt Nam và phù hợp với quy mô tổ chức sản xuất, kinh doanh và tạo điều kiện
cho sự phát triển của Công ty TNHH May Hưng Nhân trong tương lai, đại hội đồng cổ
đông.
Gần 20 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy,
sự đoàn kết của Ban lãnh đạo Công ty, sự phối hợp nhịp nhàng của tổ chức Cơng đồn
và Đồn TNCS Hồ Chí Minh và sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của tập thể cán bộ
công nhân viên.
2.1.1.2. Nhiệm vụ và mục tiêu sản xuất của doanh nghiệp
5


Vì cơng ty liên doanh với cơng ty may Đức Giang nên việc ký kết hợp đồng cung
cấp nguyên vật liệu cũng như tiêu thụ sản phẩm cho khách hàng mà chủ yếu là khách
hàng nước ngồi do cơng ty may Đức Giang đảm nhận. Công ty chỉ gia công hàng hoá
cho kịp thời và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Do đó khách hàng chủ yếu của cơng
ty là công ty may Đức Giang nên vốn của công ty không bị ứ đọng nhiều, tạo điều kiện
cho công ty quay vịng vốn nhanh. Cơ sở của cơng ty đang dần được củng cố và phát
triển.
Từ khi thành lập đến nay cơng ty ln hồn thành tốt các nhiệm vụ và chỉ tiêu
đặt ra, cơng ty có mức tăng trưởng, giá trị sản xuất, giá trị xuất khẩu, thu nhập cho người

lao động năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể: năm 2005 giá trị sản xuất công nghiệp đạt
19,8 tỷ đồng; năm 2006 giá trị sản xuất công nghiệp tăng gần gấp đôi là 38,4 tỷ đồng;
năm 2007 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 42,6 tỷ đồng năm 2008 giá trị sản xuất công
nghiệp đạt 52,3 tỷ đồng. Bước vào năm 2009 măc dù găp nhiều khó khăn nhất định về
nguồn lao động, thị trường xuất khẩu hàng hố… Nhưng cơng ty đã mạnh dạn áp dụng
những phương pháp sản xuất mới để cải tiến kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm,
khắc phục mọi kho khăn nên giá trị sản xuất công nghiệp đạt 59 tỷ đồng. Mặt khác trong
những năm qua công ty luôn đảm bảo trả lương cho người lao động trên 1 triệu
đồng/tháng. Cơng ty cịn đi đầu trong việc ký hợp đồng với trung tâm hướng nghiệp và
dạy nghề Thái Bình để tạo việc làm cho người lao động và phục vụ tốt hơn nhu cầu mở
rộng sản xuất của công ty trong những năm tới.
Hiện nay cơng ty có 16 chuyền may với 2 xưởng sản xuất, năng lực sản xuất
1500000 áo Jăcket quy đổi, tổng lao động gần 3000 người. Sản phẩm của cơng ty có
măt ở các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ…
2.1.2. Loại hình sản xuất của doanh nghiệp
Công ty TNHH may Hưng Nhân chuyên sản xuất gia công các mặt hàng may
mặc phục vụ nhu cầu trong và ngoài nước. Mặt hàng sản xuất chủ yếu của cơng ty là
may mặc xuất khẩu trong đó gia cơng chiếm 80% cịn lại là bán hàng FOB (hàng mua
nguyên vật liệu bán thành phẩm) và hàng tiêu thụ nội địa. Số lượng, chủng loại, mẫu mã
phụ thuộc chủ yếu vào đơn đặt hàng của khách hàng mà tiêu biểu là áo sơmi, Jacket 2,
Jăcket 3 lớp, áo chồng.
Quy trình sản xuất của Cơng ty có đối tượng chế biến là vải, vải được cắt và may
thành các chủng loại mặt hàng khác nhau, kỹ thuật sản xuất các cỡ vải của mỗi chủng
loại mặt hàng có mức độ khác nhau, phụ thuộc vào số lượng chi tiết của từng loại hàng
đó. do mỗi mặt hàng kể cả kích cỡ của mỗi mặt hàng có u cầu sản xuất riêng về loại
vải, về thời gian hoàn thành cho nên tuỳ từng chủng loại mặt hàng khác nhau được sản
xuất cùng trên một dây chuyền (cắt, may, là) nhưng không được tiến hành đồng thời
cùng một thời gian và mỗi mặt hàng được may từ nhiều loại khác nhau hoặc nhiều loại
6



khác nhau đựơc may cùng một loại vải. Do đó cơ cấu chi phí chế biến và định mức kỹ
thuật của mỗi loại chi phí cấu thành sản lượng sản phẩm của từng mặt hàng là khác
nhau.
Quy trình sản xuất sản phẩm của Công ty là sản xuất phức tạp kiểu liên tục,
sản phẩm được trải qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau. Các mặt hàng mà Công ty sản xuất
có nhiều kiểu cách, chủng loại khác nhau. Song tất cả đều phải trải qua các giai đoạn
cắt,may, là, đóng gói.... riêng với mặt hàng yêu cầu giặt mài hoặc thêu thì được thực
hiện ở các phân xưởng sản xuất kinh doanh phụ.
Có thể khái qt quy trình cơng nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty TNHH may Hưng
Nhân qua sơ đồ sau:
Hình 2.3. Sơ đồ quy trình cơng nghệ sản xuất sản phẩm

Nguyên vật liệu chính là vải được nhập từ kho nguyên liệu theo từng chủng loại vải
mà phòng kỹ thuật đã yêu cầu cho từng mã hàng. Vải được nhập trực tiếp từ kho nguyên
liệu theo từng chủng loại vải phù hợp với từng mã hàng mà phịng kỹ thuật u cầu. sau
đó vải được đưa vào nhà cắt, trải vải, đặt sơ đồ, cắt theo sơ đồ, đánh số trở thành bán
thành phẩm. Sau đó bán thành phẩm được nhập kho nhà cắt và chuyển cho các chuyền
may. Chuyền may bao gồm nhiều công đoạn may hoàn thành sản phẩm theo dây chuyền.
Khi sản phẩm may hồn than được bó gửi đi giặt (nếu có) sau đó đưa về bộ phận chuyên
dùng dập cúc (nếu có), bộ phận hồn thiện nhặt chỉ, khâu cúc, khâu logo, luồn chun,
luồn dây….(nếu có). Sau khi hồn thiện sản phẩm được đưa tới bộ phận thu hóa cuối

7


chuyền rồi chuyển qua là thành phẩm rồi đưa đến bộ phận KCS. Sản phẩm đạt chất
lượng được nhập kho và bao gói đợi xuất.
2.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Xuất phát từ đặc điểm là một Cơng ty có số lượng lao động lớn vì vậy “Công ty

TNHH May Hưng Nhân đang sử dụng cơ cấu tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng.
Có thể khái quát Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý của Cơng ty bằng sơ đồ sau:

Hình 2.4. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty TNHH May Hưng Nhân
Ghi chú:
Quan hệ chức năng
Quan hệ trực tuyến
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Cơng ty TNHH May Hưng Nhân)
2.1.4. Các phịng, ban chức năng của doanh nghiệp
Với sơ đồ bộ máy của cơng ty như trên, mỗi bộ phận phịng ban có chức năng riêng
cùng phối hợp cơng tác làm việc với nhau dưới sự chỉ đạo chung của hội đồng quản trị
cũng như giám đốc công ty
 Giám đốc: Là người lãnh đạo và quản lý tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty chịu trách nhiệm cao nhất trong Công ty.

8


 Phó giám đốc: Là cấp dưới của Giám đốc cũng thực hiện nhiệm vụ tương đối
quan trọng dưới sự chỉ đạo của Giám đốc. Khi giám đốc đi vắng Phó giám đốc
có nhiệm vụ giúp giám đốc điều hành cơng việc trong Cơng ty .
 Phịng Tổ chức - Hành chính: Làm nhiệm vụ quản lý cán bộ cơng nhân viên
theo dõi, giám đốc về công tác đào tạo nhân lực, tổ chức hợp lý về số lao động,
tổ chức việc làm tính lương cho tồn cơng ty. Đề bạt, năng lương cho cán bộ công
nhân viên, thực hiện các chế độ chính sách với người lao động, chăm lo đời sống
của cán bộ công nhân viên. Tham mưu cho giám đốc các nghiệp vụ về quản lý
hành chính, nhân sự, tiền lương, bảo hiểm ….
 Phòng Kế hoạch - Vật tư: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, theo dõi các yếu
tố nguyên vật liệu, các đơn đặt hàng, năng suất lao động của công nhân đảm bảo
nguồn cung ứng đầu vào, tập kết nguyên phụ liệu đồng bộ phục vụ sản xuất, cân

đối giao hàng đúng tiến độ, giúp ban giám đốc xây dựng kế hoạch sản xuất trong
thời kỳ thực hiện.
 Phòng kỹ thuật: Triển khai các nhiệm vụ quản lý kỹ thuật giám sát kỹ thuật theo
yêu cầu thiết kế của khách hàng, thiết kế phối hợp các mẫu vải theo màu vải phù
hợp.
 Phịng Kế tốn tài vụ: Có nhiệm vụ thu thập, xử lý thơng tin, số liệu kế tốn
theo đối tượng và nội dung công việc theo đúng chế độ kế toán. Ghi chép hạch
toán kinh doanh, thanh toán, quyết toán hợp đồng, trả lương cho cán bộ công
nhân viên. Từ những kết quả đó, phịng kế tốn có thể đưa ra kết quả hoạt động
kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp giúp Ban Giám đốc có thể hoạch định
chính sách kinh doanh của Công ty.
 Phân xưởng sản xuất: Các phân xưởng sản xuất có nhiệm vụ thực hiện việc sản
xuất, tạo ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, đúng quy cách mẫu mã
theo quy định để sản xuất đạt kết quả tốt, hạn chế tối đa sản phẩm hỏng đem lại
lợi nhuận cho doanh nghiệp.
 Ban cơ điện: Thực hiện việc kiểm tra giám sát các thiết bị máy móc, kỹ thuật
điện nước phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
 Tổ bảo vệ: Chịu trách nhiệm trông coi bảo vệ tài sản và giữ gìn trật tự an ninh
chính trị và an tồn cho Cơng ty kết hợp cùng với Cơng an địa phương.
 Tổ cắt: Có trách nhiệm tạo ra những bán thành phẩm theo quy cách, mẫu mã của
phịng kỹ thuật.
 Tổ KCS: Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm đã hoàn thành theo đúng
tiêu chuẩn chất lượng.
 Tổ đóng gói: Thực hiện nhiệm vụ hồn thành sản phẩm ở cơng đoạn cuối cùng
của q trình sản xuất, kho thành phẩm hồn thành.
9


Qua mơ hình tổ chức bộ máy quản lý của Cơng ty cho thấy đó là hình thức tổ chức
quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng. Ưu điểm của nó là thay vì tồn bộ cơng việc

đều đến tay giám đốc, phó giám đốc giải quyết, chịu trách nhiệm đối với cơng việc được
giao thì nay được chia sẻ bớt cho các phòng ban chức năng gánh vác và chịu trách nhiệm
đối với cơng việc được giao vì thế sẽ hạn chế được những quyết định sai lầm, gây thiệt
hại, thói cửa quyền độc đốn, nhằm vụ lợi cá nhân. Mặt khác việc chia bớt quyền lực
cho những người đứng đầu các phòng ban để tạo cho họ sự hưng phấn vào việc hoàn
thành tốt những nghị quyết, mục tiêu đã đề ra. Khi công việc không thực hiện tốt thì
cũng dễ dàng quy trách nhiệm tránh tình trạng đổ lỗi cho nhau và nhanh chóng tìm ra
được ngun nhân vì lỗi xảy ra ở ngay trong một lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên mơ hình
này có những hạn chế nhất định đó là khi có sự hiểu sai ý của cấp trên nên cấp dưới thực
hiện không đúng như mong muốn gây hậu quả nhiều khi rất khó lường trước vì thế địi
hỏi các bộ phận phải thực sự có trình độ, hiểu nhanh ý của cấp trên.
2.1.5. Nội quy lao động của doanh nghiệp
2.1.5.1. Quy tắc ứng xử của công ty TNHH May Hưng Nhân
 Công ty may TNHH May Hưng Nhân xây dựng và áp đặt hệ thống tiêu chuẩn
trách nhiệm xã hội nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo đúng pháp
luật của nhà nước và các quy định của địa phương theo các nội dung sau đây:
1. Lao động trẻ em
- Công ty TNHH May Hưng Nhân khơng khuyến khích và sử dụng lao động trẻ em
dưới 16 tuổi.
- Công nhân từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, văn phịng có trách nhiệm lập hồ sơ theo
dõi can thiệp với các cấp quản lý, các bộ phận để bố trí về thời gian lao động, giải
quyết các chế độ cứu trợ theo đúng thủ tục.
2. Lao động cưỡng bức
- Công ty TNHH May Hưng Nhân cấm mọi hình thức ép buộc cơng nhân làm việc
ngồi ý muốn, khơng tự nguyện.
3. Sức khỏe và an tồn
- Cơng ty bảo đảm cơng nhân được làm việc trong điều kiện mơi trường an tồn,
khơng có hại đến sức khỏe, được trang bị bảo hộ lao động theo ngành nghề làm việc,
túi thuốc cấp cứu để tận nơi làm việc của từng ca sản xuất, các cơng trình vệ sinh
đầy đủ và thuận lợi cho người lao động, hàng năm người lao động được khám sức

khỏe định kỳ.
4. Tự do cơng đồn và quyền thỏa ước tập thể
- Cơng nhân có quyền tự do hội họp, đồn thế theo ý muốn mà khơng bị phân biệt
đối xử, công ty không can thiệp và cản trở các hoạt dộng của cơng đồn cơng ty cịn
tạo điều kiện để cơng đồn hội họp khi cần.
10


5. Phân biệt dối xử
- Cơng ty cấm mọi hình thức phân biệt đối xử, trù dập trong tuyển dụng, hợp đồng
lao động, giới tính, tơn giáo, tất cả các CBCNV được đối xử công bằng.
6. Kỷ luật
- Công ty TNHH May Hưng Nhân khơng khuyến khích và khơng cho phép xử dụng
nhục hình
7. Thời gian
- Thời gian làm việc của CBCNV không quá 48h/1tuần lao động
- Thời gian làm thêm không quá 40h/tháng
8. Tiền lương và phúc lợi
- Công ty trả tiền lương gồm các khoản phúc lợi khác mà bằng hoặc vượt quá mức lương
tối thiểu yêu cầu. cơng ty cẩm mọi hình thức trừ lương, cơ chế và cơ cấu tiền lương được
phổ biến công khai rõ ràng đến người lao động.
- Thời gian làm thêm giờ vào các ngày thường được trả gấp 1.5 lần so với ngày thường.
- Thời gian làm thêm giờ vào các ngày chủ nhật được trả gấp 2 lần so với ngày thường.
- Thời gian làm thêm giờ vào ngày lễ được trả gấp 3 lần so với ngày thường.
9. Hệ thống quản lý
- Công ty cam kết bảo vệ quyền lợi cho người lao động, môi trường lao động được sạch
sẽ, an toàn, thời gian làm việc theo đúng quy định, công ty bảo đảm chăm lo sức khỏe
cho người lao động, cơ chế tiền lương được phổ biến công khai cho người lao động, thời
gian làm việc được giới hạn theo quy định.


Hình 2.5. Qui tắc ứng xử của công ty TNHH May Hưng Nhân
2.1.5.2. Nội qui, qui chế của Công ty
a. Giờ làm việc.
11


- Đi làm đúng quy định:
+ Sáng: 7h30-11h30
+ Chiều: 12h30-17h30
+ Nếu có tăng ca: tối 17h30 – 21h
+ Nếu đi làm muộn hoặc về không đúng quy định sẽ bị kiểm điểm,nặng thì bị trừ
lương.
- Thời gian làm việc trong tuần:
+ Một tuần làm 6 ngày: từ thứ 2 đến thứ 7
+ Nếu công việc cấp bách, cần hàng gấp thì phải thực hiện tăng ca theo u cầu
của cơng ty
+ Mỗi tháng được nghỉ phép 1 ngày,trừ trường hợp cơng việc đột xuất hoặc con
nhỏ, trước khi nghỉ thì cần viết đơn xin phép nếu tự động nghỉ thì sễ bị phạt theo quy
định của công ty.
- Nếu muốn thơi việc thì phải viết đơn xin nghỉ tối thiểu trước một tuần. Khi được
xem xét thì chấp thuận cho nghỉ. Và sẽ được thông báo ngày nhận lương.
- Nếu tự ý thôi việc sẽ không nhận được lương trong những ngày làm việc trước đó.
b. Tác phong
- Mặc quần áo bảo hộ do công ty cung cấp.
- Nghiêm túc trog khi làm việc, xử lí mọi tình huống một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Khơng tụ tập, nói chuyện,đùa giỡn trong xưởng
- Thái độ lễ phép,văn minh, không nói tục chửi bậy,nói xấu nhân viên hoặc cấp trên.
- Không sử dụng điện thoại cho việc riêng trong giờ làm việc.
- Khơng có hành vi gian lận,tham lam.
- Vệ sinh: luôn luôn vệ sinh sạch sẽ tại chỗ làm việc của mình để tránh tình trạng hang

hóa bị dơ bẩn.
- Mỗi tuần sẽ tổng vệ sinh một lần vào thứ 7 hàng tuần.
c. Một số chế độ của công ty đối với người lao động
- Ngoài khoản thu nhập bằng tiền lương, tuỳ thuộc vào lợi nhuận của các quỹ Công ty
sau khi đã phân bổ xong, nhân viên có tên trong danh sách lương đều được nhận các
khoản: phụ cấp ăn trưa, xăng xe, điện thoại; chính sách cơng tác phí “rộng rãi”; q tặng
sinh nhật – ma chay – hiếu hỉ; một số ngày nghỉ của cả nước Tết nguyên đán; chương
trình nghỉ mát hàng năm…
- Thời gian tăng lương: Hàng năm Công ty sẽ xem xét việc tăng lương.
- Mức khen thưởng tuỳ thuộc vào hiệu quả sản xuất, kinh doanh và kết quả đóng góp
của người lao động.
- CBCNV trong công ty hàng năm sẽ mua bảo hiểm theo quy định, khi đi khám bệnh,
chữa bệnh hoặc trong thời kì thai sản thì được hưởng phụ cấp của công ty
12


2.2. Tìm hiểu cơng nghệ may
2.2.1. Q trình chuẩn bị sản xuất
 Bước 1: Nhận và lập kế hoạch sản xuất
Sau khi nhận được lệnh sản xuất của phòng kế hoạch, trước khi tiến hành sản xuất
một mã hàng mới, Giams đốc xí nghiệp chủ trì cuộc họp triển khai sản xuất tại xí nghiệp.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất của phịng KH, năng lực sản xuất và tình hình sản
xuất thực tế tại các chuyền may và ý kiến đại diện khách hàng, giám đốc xí nghiệp cân
đối sản phẩm cho các chuyền và thông báo cho các bộ phận trong xí nghiệp biết để tiến
hành triển khai sản xuất theo kế hoạch của giám đốc xí nghiệp đã lập.
Khi có đủ các tài liệu kỹ thuật, mẫu giấy, bảng màu, áo mẫu cuả khách hàng cho
mẫu hàng đó, bộ phận kỹ thuật của các xí nghiệp may tiến hành triển khai việc chuẩn bị
sản xuất.
 Bước 2: Chuẩn bị sản xuất
Quy trình chuẩn bị sản xuất

Khách hàng/Đối tác

BOD

Trưởng phòng kỹ thuật

Nhân viên làm mẫu

Nhân viên kỹ thuật

Bắt đầu

Chuyển tài liệu
kỹ thuật

Nhận tài liệu kỹ thuật
từ khách hàng

Kiểm tra
Chế tạo m ẫu
cứng

Đạt

May mẫu

Không đạt

Kiểm tra


Không đạt

Đạt

Viết YCKT,
TKDC, làm BM

Hồn thiện bản
cứng

Phase

Kết thúc

Hình 2.6. Quy trình chuẩn bị sản xuất
Nguồn: Tài liệu giới thiệu về Công ty TNHH May Hưng Nhân
 Bước 3: Quy trình sản xuất

13


Quy trình sản xuất
BOD

Giám đốc xí nghiệp

Kế hoạch
sản xuất
theo đơn
hàng


Nhận và lập kế
hoạch sản xuất
cho từng mã
hàng

Phê duyệt

Phòng kỹ thuật

Bộ phận Cắt

Chuẩn bị sản
xuất

Cắt bán thành
phẩm
Không đạt

KCS

Kiểm tra

Chuyền may

Tổ gấp gói

Đạt

Thực hiện may

hàng loạt

QC inline

Đóng gói, hồn
thiện

Phase

Kết thúc

Hình 2.7. Quy trình sản xuất
Nguồn: Tài liệu giới thiệu về Cơng ty TNHH May Hưng Nhân
 Nhận điều kiện kỹ thuật và các văn bản liên quan
Trưởng bộ phận kỹ thuật triển khai các công việc sau
Nhận tài liệu kỹ thuật và mẫu từ phòng kỹ thuật hoặc từ khách hàng bao gồm:
+ Hướng dẫn kỹ thuật may.
+ Tài liệu hướng dẫn sử dụng nguyên phụ liệu, tỉ lệ cỡ vóc
+ Áo mẫu, bảng màu nguyên phụ liệu (nếu có).
+ Mẫu mỏng( mẫu cứng và kèm theo bảng thông số).
Điều kiện đủ để chuẩn bị sản xuất phải có tối thiểu: áo mẫu, mẫu mỏng hoặc mẫu
cứng, tài liệu kỹ thuật, bảng màu
 Chế tạo mẫu cứng và kiểm tra mẫu
- Nhận mẫu mỏng từ Trưởng bộ phận kỹ thuật, kỹ thuật viên làm mẫu cứng.
- Mẫu cứng được chế tạo phải chính xác, với mẫu mỏng về thơng số kích thước
quy định.
 May mẫu và kiểm tra mẫu.
- Nhận tài liệu kỹ thuật và bảng màu từ trưởng bộ phận kỹ thuật, kỹ thuật viên.
- Nghiên cứu tài liệu, áo mẫu (nếu có) một cách chi tiết trước khi may mẫu.
- Cắt áo mẫu theo mẫu và nguyên liệu của đơn hàng.

- Áo mẫu khi kiểm tra phải đạt yêu cầu của đơn hàng, đưa chi khách hàng duyệt.
Nếu khách hàng có u cầu sửa đổi thì phải tiến hành làm lại, duyệt lại. Khi đã đạt yêu
cầu thì tiến hành viết quy trình, bấm giờ xây dựng định mức thời gian.
14


- Nghiên cứu các thông số, độ co vải cần thiết sau khi ép mex, ép dựng (nếu có)
về: nhiệt độ, lực ép, tốc độ… ghi chép lại độ co và báo cho bộ phận làm mẫu cứng và
khách hàng biết làm mẫu cứng và khách hàng biết.
 Xây dựng các yêu cầu kỹ thuật cho sản xuất.
-Căn cứ vào áo mẫu đã được khách hàng duyệt, tài liệu kỹ thuật.
- Kỹ thuật viên viết yêu cầu kỹ thuật cắt và ép mex, yêu cầu kỹ thuật may, sau đó
kiểm tra. Áo mẫu và và yêu cầu kỹ thuật may của bộ phận kỹ thuật giao cho chuyền
trưởng chuyền may, TK cắt, bộ phận KCS thành phẩm
- Kỹ thuật viên bấm giờ làm định mức thời gian theo tài liệu kỹ thuật, áo mẫu đã
được khách hàng duyệt và dựa vào thiết bị có sẵn của xí nghiệp.
+ Thống kê các bước công việc cho việc bắt đầu chế tạo đến khi kết thúc sản phẩm.
+ Bấm giờ cho từng công đoạn nhập thông số vào.
+ Thiết kế dây chuyền và kiểm tra.
 Hồn thiện mẫu cứng: Phải có đầy đủ các vị trí dấu bấm, vị trí định vị.
 Tại Công đoạn Cắt
- Nhận tài liệu kỹ thuật cho công đoạn cắt.
- Trưởng nhà cắt nhận tài liệu kỹ thuật. Tài liệu kỹ thuật bao gồm:
+ Bảng màu.
+ Mẫu dưỡng, mẫu cứng.
+ Yêu cầu kỹ thuật cắt, ép mex và viết số.
+ Bảng thống kê chi tiết.
+ Định mức ngun liệu trung bình (phịng kỹ thuật).
+ Căn văn bản hướng dẫn khác nếu có của khách hàng.
Trưởng nhà cắt phải kiểm tra xem đã đúng đơn hàng, mã hàng và số lượng đã phù

hợp với định mức của khách hàng hay khơng. Nếu phù hợp thì nhận, nếu khơng phu hợp
thì trả lại nơi giao tài liệu.
- Nhận nguyên liệu: Nhân viên nhận nguyên liệu tới kho nguyên liệu để nhận vải
và mex.
- Giác sơ đồ vẽ mẫu cho bộ phận cắt.
+ Căn cứ vào việc của trưởng nhà cắt, nhân viên giác sơ đồ tiến hành giác các sơ
đồ.
+ Người giác sơ đồ phải kiểm tra chặt chẽ, chu đáo trước khi chuyền cho bộ phận
cắt.
- Trải vải, mex: Sau khi trưởng ca cắt giao việc cho từng bộ phận, người nhận
phải kiểm tra đối chiếu với tài liệu kỹ thuật xác định khổ vải trước khi trải vải. Đặt mẫu
sơ đồ lên đo. Trải 3 lá vải, sau đó lại đặt mẫu sơ đồ lên kiểm tra đo 3 lá vải đó. Đánh
dấu đầu mẫu rồi mới trải tiếp đến hết bàn cắt.
15


- Cắt phá và cắt gọt: Công nhân cắt tiến hành cắt phá, cắt gọt. Tất cả các chi tiết
sau khi cắt xong cơng nhân phải tự mình kiểm tra.
- Viết số phối kiện: Công nhân phối kiện tiến hành đánh số thứ tự từ 1 đến hết
tất cả các chi tiết một cách đồng bộ. Đánh số phải đúng nơi quy định trên bán thành
phẩm.
- Xuất trả bán thành phẩm cho công đoạn may: Nhân viên phát hàng cho từng
tổ sản xuất may.
- Tại các chuyền may
+ Nhận lệnh cân đối: Chuyền trưởng may nhận lệnh cân đối của giám đốc xí
nghiệp.
+ Nhận BTP: Chuyền trưởng hoặc cơng nhân được giao nhiệm vụ nhận bán
thành phẩm từ bộ phận cắ.
- Nhận phụ liệu.
+ Khi được cân đối, chuyền trưởng may giao cho công nhân nhận phụ liệu từ

kho phụ liệu..
+ Công nhân giao nhận sản xuất căn cứ vào số lượng được cân đối, mã, đơn,
mẫu.
- Phân chuyền: Chuyền trưởng may căn cứ vào kết cấu sản phẩm, số lượng cơng
nhân, tay nghề từng người trong chuyền mình rồi tiến hành phân chuyền, giao công việc
cụ thể cho trưởng may.
- Dải chuyền: Chuyền trưởng may và cụm trưởng may có trách nhiệm hướng dẫn
các cơng đoạn của chuyền tiến hành theo đơn hàng hay mã hàng mình sản xuất.
- Các bước công việc may: Công nhân các công đoạn may trong dây chuyền may
khi đã được Chuyền trưởng, cụm trưởng hướng dẫn có trách nhiệm làm đúng yêu cầu
như đã được hướng dẫn.
- Kiểm tra: Công nhân tại công đoạn may phải có trách nhiệm kiểm tra trong quá
trinfhh may sau đó mới giao cho cơng đoạn sau, khi giao hàng giữa hai công đoạn phải
thực hiện công đoạn sau khi kiểm tra công đoạn trước. Hàng ngày Chuyền trưởng,
trưởng ca, thu hóa chi tiết kiểm tra các cơng đoạn may trên chuyền..
Hàng ngày, kỹ thuật đi chuyền phải kiểm tra chéo giữa các chuyền cùng sản xuất một
mã hàng về sự đồng đều giữa đường may.
- Thùa khuyết, đính cúc: Khi tiến hành sản xuất ở cơng đoạn này công nhân phải
căn cứ vào yêu cầu kỹ thuật may và hướng dẫn công nghệ sản xuất của mã, đơn hàng.
Trong quá trình sản xuất phải tự kiểm tra sản phẩm của mình.
- Cụm hồn thiện: Cơng nhân hồn thiện nhặt chỉ,tẩy bẩn,… có trách nhiệm nhặt
sạch sẽ đầu chỉ, sơ vải trên sản phẩm, tẩy sạch các vất bẩn trên quần áo và giao cho thu
hóa thành phẩm.
16


- Thu hóa thành phẩm: Bộ phận thu hóa thành phẩm phải căn cứ vào yêu cầu kỹ
thuật may và thông số thành phẩm của mã hàng để kiểm tra.
- Mang hàng đi giặt: Đối với những mã hàng phải giặt, tổ phó và phụ tổ phó nhận
hàng đã bó từ cụm hoàn thiện xuống kho đợi xe mang đi gửi giặt, khi hàng giặt về thi

lại đưa về cho công nhân là thành phẩm.
- Là thành phẩm: Sản phẩm sau khi đã qua thu hóa thành phẩm, đạt chât lượng và
vệ sinh công nghiệp được chuyển sang là thành thành phẩm, cơng nhân là thành phẩm
phải là tồn bộ lót và lần ngồi áo, đảm bảo áo khơng bị bóng mặt vải hoặc bị cháy, đối
với những chi tiết khó phải treo lên mắc, dùng bàn là hơi xử lý để đảm bảo độ phẳng,
đẹp của sản phẩm.
- Mang hàng đi KCS: Khi thu hóa thành phẩm may kiểm tra, cơng nhân giao nhận
lấy hàng từ thu hóa đưa xuống KCS để kiểm hàng.
- Theo hàng ra chuyền, KCS đạt, nhập kho: Hàng ngày chuyền trưởng may theo
dõi, báo cáo số lượng hàng ra chuyền.
- Nhận mẫu đối, yêu cầu kỹ thuật (nếu có): Giám đốc xí nghiệp hoặc tổ trưởng sản
xuất (kiêm kỹ thuật) nhận đối mẫu và các yêu cầu kỹ thuật (nếu có) của đại diện khách
hàng.
- Giặt mẫu, duyệt mẫu
- Chuẩn bị sản xuất
- Nhập sản phẩm may, kiểm tra và phân loại: Công nhân giao nhận sản phẩm may
do các tổ may của xí nghiệp may đưa đến. Kiểm tra và báo cho tổ trưởng sản xuất (kiêm
kỹ thuật) chuẩn bị đưa vào giặt.
2.2.2. Dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp (Thiết kế, trải cắt, may hồn tất)

Hình 2.8. Phịng kỹ thuật
17


 Tìm hiểu đơn hàng, kế mẫu mỏng
- Các loại chất liệu vải, các đơn hàng xửa lí hồn tất sản phẩm (In, thêu, giặt,
mài, nhuộm, xử lý chống nhàu, xử lí chống cháy…)
- Nhân viên may mẫu lựa chọn cỡ trung bình để thiết kế.
- Vì xí nghiệp nhận đơn hàng gia công nên tài liệu cũng như bản thiết kế sẽ do
khách hàng cung cấp, công ty không phải thiết kế, nhân viên phòng kỹ thuật sẽ tiến

hành chỉnh sửa mẫu, đổi đơn vị đo, đổi tên chi tiết, tạo bấm…
Trong quá trình khớp mẫu nhân viên khớp mẫu kết hợp với tài liệu kỹ thuật của khách
hàng, để tiến hành khớp mẫu:
Đọc tài liệu và ghi chép thông tin của mẫu.
Kiểm tra thông tin trong tài liệu, sản phẩm mẫu.
- Kiểm tra, khảo sát sản phẩm của khách hàng với tài liệu kĩ thuật:
 Phòng kỹ thuật tiến hành kiểm tra mẫu thiết kế:
Độ co rút của vải là tỉ lệ gia tăng được tính bằng đơn vị phần trăm độ tăng lên hoặc giảm
đi của chiều dài mẫu vải so với kích thước ban đầu sau một q trình gia cơng.
- Thí nghiệm để xác định độ co rút của vải:
+ Lấy mảnh vải có khổ rộng 60x60 cm.
+ Khi may thì may đường may lên vải với số đo 50x50 cm
+ Bước gia công: áp dụng các phương pháp giạt theo các tiêu chuẩn hoá.
 Tiến hành khớp mẫu
 Tiến hành chế thử
Nhằm mục đích hồn chỉnh hình dáng, kích thước của sản phẩm cho bảo đảm tiêu
chuẩn kỹ thuật. Đồng thời qua các bước chế thử để hồn chỉnh các phương pháp cơng
nghệ cho q trình sản xuất chính và xây dựng bảng tiêu hao nguyên phụ liệu may cho
sản phẩm.
 Thiết kế mẫu chuẩn
- Nhân viên phòng sơ đồ nhận bản thiết kế đã nhảy cỡ và khớp mẫu trên phần
mềm Gerber.
- Chỉnh sửa mẫu và đặt tên chi tiết, tạo bấm tại các vị tri: túi, tay, cổ…
- Vẽ mẫu cắt trên màn hình máy tính và tiến hành cắt mẫu cứng bằng máy cắt
theo tỉ lệ 1:1.
 Tiến hành nhảy mẫu các cỡ
- Bước 1: Xác định trục làm chuẩn và các điểm cần dịch chuyển của mỗi bộ phận.
- Bước 2: Xác định hệ số nhảy
- Bước 3: Tiến hành nhảy cỡ trên phần mềm GERBER


18


 GSĐ, tác nghiệp trải, cắt
Sau khi thiết kế hoàn thiện mẫu chuẩn gửi cho khách hàng duyệt và điều chỉnh bản
thiết kế trên GERBER thì phịng kế hoạch sẽ gửi lệnh sản xuất đến phòng kĩ thuật và
bắt đầu lập bảng tác nghiệp cắt và giác sơ đồ.

Hình 2.9. Xưởng cắt
 Xây dựng qui trình và phương pháp trải, cắt vải
- Vải được trải theo phương pháp thủ công, khi trải cần đảm bảo vải được trải êm
phẳng , thẳng biên, mỗi bàn vải tuỳ thuộc vào từng loại vải hoặc phụ thuộc vào quá
trình sản xuất.
- Trong qua trình tải vải khơng phát hiện ra lỗi vải thì khi nên chuyền đi vào sản xuất
nếu cơng nhân nhìn ra lỗi vải thì trả về cho nhà cắt để cắt đổi màu.
 Cơng đoạn may

Hình 2.10. Phân xưởng may
19


 Sơ đồ mặt bằng phân xưởng may

Hình 2.11. Sơ đồ mặt bằng phân xưởng may
Ghi chú:
- Phân xưởng may bao gồm 4 chuyền, mỗi chuyền có hai băng chuyền sản xuất.
- Tại mỗi băng chuyền sản xuất, ở giữa sẽ là băng chuyền, hai bên băng chuyền là các
máy móc được xếp quay mặt vào nhau.
- Tại mỗi chuyền sẽ được bố trí sản xuất theo dây chuyền cụm: cụm là, cụm may chi
tiết, cụm lắp ráp chi tiết, cụm may tay lót,…

- Mỗi chuyền sẽ dao động từ 20 đến 25 cơng nhân, chưa tính cán bộ chuyền.
- Có 2 nhân viên cơ điện.
- Có 1 nhân viên vệ sinh.

20


 Định mức thời gian gia công của các nguyên công may
 Thiết kế dây chuyền và phân công lao động, tiến hành giải chuyền may sản
phẩm
 Hoàn tất sản phẩm

Hình 2.12. Kho thành phẩm
- Cơng đoạn hồn thiện sẽ được thực hiện trên xưởng: công nhân sẽ vệ sinh cơng
nghiệp sau đó là hồn thiện sản phẩm.

Hình 2.13. Sơ đồ mặt bằng kho thành phẩm
- Sản phẩm sau khi là sẽ được treo móc lên sào và chuyển xuống kho thành phẩm để
gấp, đóng gói, đóng thùng và xuất hàng.
2.2.3. Thiết bị sử dụng trong doanh nghiệp

21


Cơ sở vật chất máy móc thiết bị của Cơng ty tương đối đầy đủ. Tuy nhiên do đặc
điểm của sản xuất hiện nay cịn nhiều cơng đoạn phải làm thủ công. Dưới đây là một số
trang thiết bị Công ty dùng để phụ vụ sản xuất:
STT

Tên TS


ĐVT

2019

1

Máy 1 kim brother

Chiếc

299

2

Máy missumishi

Chiếc

8

3

Máy 1 kim juki 5550+5530

Chiếc

43

4


Máy 1 kim juki DDL 900SS

Chiếc

150

5

Máy 2 kim di động brother

Chiếc

40

6

Máy 2 kim juki 3568

Chiếc

16

7

Máy 2 kim juki 3568-7

Chiếc

14


8

Máy 2 kim juki 3168

Chiếc

12

9

Máy cắt tay

Chiếc

15

10

Máy cắt vịng

Chiếc

3

11

Máy dập cúc

Chiếc


33

12

Máy đính bọ juki

Chiếc

10

13

Máy đính bọ brother

Chiếc

6

14

Máy đính cúc juki +điện tử

Chiếc

2

15

Máy đính cúc singger


Chiếc

1

16

Máy đính cúc brother

Chiếc

3

17

Máy thùa bằng juki

Chiếc

8

18

Máy thùa khuyết đầu tròn

Chiếc

4

19


Máy vắt gấu brother

Chiếc

1

20

Máy vắt gấu juki CB-641U

Chiếc

1

21

Máy vắt sổ brother

Chiếc

19

22

Máy vắt sổ juki M0-6916

Chiếc

27


22

2021

55

11

1

2


23

Máy vắt sổ juki 2516

Chiếc

2

24

Máy 1 kim juki DLM -5200ND

Chiếc

16


25

Máy ziczac juki LZ2290A-SS

Chiếc

1

26

Máy ziczac brother

Chiếc

2

27

Máy MXK juki MH380

Chiếc

2

28

Máy lập trình

Chiếc


4

29

Máy xén răng cưa

Chiếc

1

30

Máy kansai

Chiếc

4

31

Máy lạng da

Chiếc

2

32

Máy trần bông cữ điện tử


Chiếc

4

33

Máy tra tay

Chiếc

2

34

Máy thổi from áo jacket Viet

Chiếc

2

TỔNG CỘNG

749

2

3

82


Ngoài ra, cơng ty cịn có những trang thiết bị hiện đại, giúp năng suất cũng như
chất lượng sản phẩm được nâng cao, giảm áp lực cho người công nhân. Một số hình ản
các loại thiết bị máy móc hiện đại của cơng ty TNHH may Hưng Nhân:

Hình 2.14. Máy lập trình chần bông khổ lớn

23


Hình 2.15. Máy nhồi bơng tự động

Hình 2.16. Máy đập bông tự động

24


×