Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Sơ đồ chuỗi cung ứng với các thành viên chính của Biti’s. Trình bày nội dung quan hệ cộng tác trong chuỗi cung ứng của Biti’s? Đề xuất giải pháp?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (661.23 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA MARKETING

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN HỌC PHẦN
“QUẢN TRỊ LOGISTICS KINH DOANH”
Đề tài 4

“Sơ đồ chuỗi cung ứng với các thành viên chính của Biti’s. Trình
bày nội dung quan hệ cộng tác trong chuỗi cung ứng của Biti’s?
Đề xuất giải pháp? ”

Nhóm: 1
Lớp học phần: 2105BLOG1721
Giảng viên:
Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2021


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 3
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN..........................................................................................................4
1.1. Khái niệm và một số vấn đề liên quan đến cộng tác trong chuỗi cung ứng..............4
1.2. Vai trò cộng tác trong chuỗi cung ứng.....................................................................5
1.3. Nội dung của cộng tác trong chuỗi cung ứng...........................................................6
1.4. Yêu cầu để cộng tác thành công...............................................................................9
II. THỰC TRẠNG CỘNG TÁC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI BITI’S.................10
2.1. Giới thiệu công ty Biti’s.........................................................................................10
2.2. Sơ đồ chuỗi cung ứng của Biti’s.............................................................................11
2.3. Thực trạng cộng tác trong CCU tại công ty Biti’s..................................................15
2.4. Đánh giá thực trạng cộng tác CCU tại Biti’s..........................................................19
3.1. Dự báo xu hướng cộng tác trong chuỗi cung ứng..................................................20
3.2. Giải pháp cho cộng tác trong chuỗi cung ứng của Biti’s........................................22


3.3. Một số kiến nghị....................................................................................................23
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 25

2


LỜI MỞ ĐẦU
Quản trị chuỗi cung ứng (Supply chain management - SCM) có vai trị vơ cùng quan
trọng, quyết định sự thành công của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt trong tình hình hiện nay
khi cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao, giá bán cũng như giá thu mua ngày càng bị
quản lý chặt chẽ hơn. Hoạt động quản trị chuỗi cung ứng tác động rất lớn đến khả năng
vươn xa của doanh nghiệp, khả năng chiếm lĩnh thị trường, cũng như sự tín nhiệm của
khách hàng. Nếu quản lý chuỗi cung ứng tốt thì doanh nghiệp khơng những có thể thu
được lợi nhuận cao mà cịn có thể vượt xa các đối thủ cạnh tranh trong ngành.
Với nền kinh tế thị trường ngày một phát triển, việc nắm bắt xu hướng và phát huy
thế mạnh là điều cần thiết để tiến xa trong tương lai của các doanh nghiệp. Đặc biệt trong
ngành thời trang, giày dép đã trở thành một mặt hàng chủ chốt và không kém phần quan
trọng. Sản phẩm giày dép Việt Nam có chất lượng cao và đang dần có uy tín trên thị
trường quốc tế. Tuy nhiên, trong thời kỳ hiện đại hóa với nhịp độ phát triển của công nghệ
cao, nhu cầu của khách hàng cũng ngày một phức tạp hơn, chất lượng cao là chưa đủ mà
giá trị sản phẩm còn được tạo nên bởi nhiều yếu tố. Trong đó, chuỗi cung ứng cũng là một
trong những giải pháp để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
Biti’s là một thương hiệu giày dép nổi tiếng của Việt Nam. Trong vài năm trở lại đây
Biti’s đã trở lại mạnh mẽ và đưa ra thị trường rất nhiều sản phẩm đẹp và chất lượng được
người tiêu dùng rất u thích và đón nhận. Trải qua hơn 30 năm tồn tại và phát triển,
Biti’s đã có những cống hiến to lớn và đem lại những sản phẩm chất lượng cho khách
hàng. Để làm được điều đó, hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của công ty được thực
hiện khá hiệu quả. Bên cạnh những thành cơng thì cũng có những sự hạn chế nhất định
mà hãng cần khắc phục để duy trì thị phần hiện tại. Để làm rõ vấn đề này nhóm chúng tôi
đã chọn Biti’s để làm rõ đề tài “Lựa chọn doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất giày/dép làm

trọng tâm nghiên cứu, hãy vẽ sơ đồ chuỗi cung ứng với các thành viên chính của nó.
Trình bày nội dung quan hệ cộng tác trong chuỗi cung ứng của doanh nghiệp này? Đề
xuất giải pháp?”.

3


I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái niệm và một số vấn đề liên quan đến cộng tác trong chuỗi cung ứng
1.1.1. Khái niệm
Chuỗi cung ứng là tập hợp các doanh nghiệp hay tổ chức kết nối trực tiếp hoặc gián
tiếp bằng dịng chảy vật chất, thơng tin và tài chính nhằm đáp ứng đúng những yêu cầu và
đòi hỏi của khách hàng.
Quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp các phương thức thiết kế, lập kế hoạch và triển
khai một cách hiệu quả q trình tích hợp giữa các nhà cung cấp, nhà sản xuất, hệ thống
kho bãi và cửa hàng để hàng hóa được sản xuất và phân phối đến đúng địa điểm, đúng
thời gian, đúng chất lượng và đúng số lượng, với mục đích giảm thiểu chi phí trong khi
vẫn thỏa mãn những yêu cầu về mức độ dịch vụ khách hàng, gia tăng giá trị cho tất cả
thành viên trong chuỗi.
Cộng tác trong chuỗi cung ứng là hai hay nhiều doanh nghiệp làm việc cùng nhau,
hướng tới mục tiêu chung, kiến thức, lợi ích và rủi ro. Là chia sẻ trách nhiệm trao đổi
thông tin về lập kế hoạch, quản lý, thực hiện và đo lường hiệu suất chung. Nó có thể
mang lại lợi ích và lợi thế đáng kể cho cả hai bên. Cộng tác trong chuỗi cung ứng đã được
biết đến như một chiến lược hợp tác khi một hoặc nhiều công ty hoặc đơn vị kinh doanh
làm việc cùng nhau để tạo ra lợi ích chung.
1.1.2. Một số vấn đề liên quan đến cộng tác trong chuỗi cung ứng
 Hiệu ứng Bullwhip (Hiệu ứng roi da)
Hiệu ứng Bullwhip là hiện tượng thông tin về nhu cầu thị trường một sản phẩm bị
bóp méo và khuếch đại lên qua các giai đoạn của chuỗi cung ứng, biến động nhu cầu lan
tỏa rộng về phía những thành viên thượng nguồn chuỗi cung ứng, phản ánh không chính

xác nhu cầu thị trường dẫn đến dư thừa tồn kho, tăng chi phí và giảm mức độ đáp ứng
mong muốn.
Nguyên nhân gây ra hiệu ứng Bullwhip:
-

Lỗi cập nhật thông tin, cập nhật trong dự báo du cầu: Việc dự báo của doanh
nghiệp dựa trên đơn đặt hàng nhận được từ khách hàng trực tiếp thay vì từ
người tiêu dùng cho thấy sự thiếu chính xác khi chuỗi cung ứng ngày một dài
hơn với nhiều khâu hơn.

-

Đặt hàng theo đợt: Mỗi cơng ty khi đặt hàng đều có một vài mơ hình kiểm
sốt tồn kho. Khi nhu cầu đến, dự trữ sẽ giảm nhưng cơng ty có thể khơng đặt
hàng ngay với nhà cung cấp mà gom các nhu cầu lại rồi mới đặt hàng. Nhà
4


cung cấp gặp phải những đơn thất thường hay đơn hàng định kỳ từ khách
hàng, điều này góp phần gây ra hiệu ứng Bullwhip.
-

Biến động giá cả: Các chương trình xúc tiến như chiết giá, chiết khấu theo số
lượng, hoàn tiền sẽ gây ra những biến động giá cả. Đây là nguyên nhân dẫn
tới hiệu ứng Bullwhip khi các doanh nghiệp mua hàng dựa trên tính tốn chi
phí chứ khơng phải nhu cầu thật.

-

Chính sách phân phối hạn chế khi thiếu hàng: Khi nhu cầu vượt quá mức

cung cấp, nhà sản xuất khơng đủ hàng hóa cho mọi đơn và họ sẽ phân bổ số
hàng hóa theo tỷ lệ trong đơn hàng. Biết được điều đó, khách hàng phóng đại
nhu cầu thực khi đặt hàng. Do vậy, các đơn hàng khơng phản ánh chính xác
nhu cầu thực và gây nên hiệu ứng Bullwhip.

Các biện pháp hạn chế hiệu ứng Bullwhip là chia sẻ dữ liệu nhu cầu chung, phân bổ
nhu cầu giữa các khách hàng dựa trên đơn đặt hàng, giảm thiểu đặt hàng theo đợt, loại bỏ
các chính sách xúc tiến và phân bổ hàng hóa khan hiếm và sử dụng chính sách quản lý tồn
kho bởi nhà cung cấp,…tăng cường cộng tác trong chuỗi cung ứng.
 Bản chất của cộng tác trong chuỗi cung ứng
Là cách thức mà các doanh nghiệp trong chuỗi làm việc với nhau để hướng tới mục
tiêu chung thông qua việc chia sẻ quan điểm, thông tin, kiến thức rủi ro và lợi nhuận.
 Nguyên nhân hình thành cộng tác
Tiến hành cộng tác nhằm khắc phục hiệu ứng Bullwhip
Mâu thuẫn về mục tiêu: do có sự khác nhau giữa mục tiêu và mục đích của các
thành viên trong chuỗi
Mâu thuẫn về lĩnh vực: do có sự bất đồng vượt qua phạm vi về các quyết định và
hành động
Mâu thuẫn về nhận thức: do có sự khác nhau về nhận thức thực tiễn trong việc liên
kết để tạo ra các quyết định.
1.2. Vai trò cộng tác trong chuỗi cung ứng
Cộng tác có vai trị quan trọng trong chuỗi cung ứng
Dễ dàng thâm nhập thị trường mới: Doanh nghiệp có thể khai thác khách hàng của
đối tác trên đoạn thị trường mới, có thêm nguồn lực và kinh nghiệm từ đối tác để mở rộng
thị trường mục tiêu của mình.
Giúp tiếp cận cơng nghệ và vốn đầu tư: Cộng tác trong chuỗi cung ứng giúp dễ dàng
tiếp cận tới nguồn lực được sở hữu bởi các đối tác. Khi đối tác có năng lực sản xuất, cơng
nghệ cao, việc cộng tác có thể giúp doanh nghiệp được chia sẻ bí quyết cơng nghệ, nhận
5



được vốn đầu tư của đối tác, từ đó có điều kiện mở rộng năng lực cần có để mở rộng sản
xuất, từ đó tăng khả năng đáp ứng thị trường, đồng thời tăng chất lượng hoạt động của đối
tác.
Đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ từ đầu nguồn: Khi cộng tác với các đối tác từ
đầu nguồn, doanh nghiệp có thể kiểm sốt, quản lý tốt chất lượng sản phẩm. Do chia sẻ
lợi ích chung, các nhà cung cấp sẽ có trách nhiệm hơn trong việc duy trì cung ứng nguồn
nguyên liệu. Đồng thời những thế mạnh của đối tác cũng góp phần cải tiến, nâng cao chất
lượng sản phẩm, dịch vụ.
Hạn chế hiệu ứng Bullwhip: Thông tin thị trường sẽ được chia sẻ một cách nhanh
nhất từ phía các nhà bán lẻ cũng như các đối tác khác trong chuỗi cung ứng một cách
chính xác, nhờ đó giúp hạn chế hiệu ứng Bullwhip, các doanh nghiệp cộng tác cũng thích
nghi và tiếp cận tốt hơn với thị trường.
Ngồi ra, việc cộng tác cịn giúp giảm chi phí và các điều kiện môi trường kinh
doanh không thuận lợi, chia sẻ rủi ro. Các thành viên trong chuỗi cung ứng cộng tác sẽ
góp phần xóa bỏ rào cản thương mại, luật pháp, loại bỏ các điều kiện cạnh tranh không
minh bạch, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi.
1.3. Nội dung của cộng tác trong chuỗi cung ứng
1.3.1. Mức độ cộng tác
Cộng tác theo giao dịch: là mối quan hệ nhằm tạo sự thuận lợi cho giao dịch. Các
đối tác rất ít tham gia vào SC và quy mơ thị trường không lớn, không ổn định. Họ chú
trọng vào các giao dịch hàng ngày hơn là phát triển mối quan hệ lâu dài.
Cộng tác hợp tác: mối quan hệ được xác định cụ thể, rõ ràng theo hợp đồng và phụ
thuộc vào sự thích nghi giữa nhà cung cấp với các mục tiêu đã được xác định. Đây là mối
quan hệ ở mức độ trung hạn, có mức độ chia sẻ thông tin cao hơn.
Cộng tác phối hợp: là quan hệ dài hạn, có kế hoạch, trong đó mỗi bên đều có khả
năng đáp ứng nhu cầu của bên kia. Hai bên sẽ chia sẻ giá trị, mục tiêu và chiến lược tích
hợp hệ thống. Cộng tác phối hợp địi hỏi mức độ thỏa hiệp và thương lượng cao hơn, các
bên cần có cam kết lâu dài và nghiêm túc.
Cộng tác đồng bộ: là mức độ cao nhất thể hiện phạm vi cộng tác rộng với số quan hệ

ít nhất, còn gọi là cộng tác liên minh chiến lược. Các bên cùng phát triển chung hệ thống
thông tin, cam kết hợp tác kinh doanh lâu dài. Một liên minh chiến lược cần phải được
xây dựng dựa trên sự tin tưởng, chia sẻ thông tin và hiệp lực của các thành viên.
1.3.2. Các mơ hình cộng tác trong chuỗi cung ứng
Có nhiều mơ hình cộng tác và nhiều cách phân loại các mơ hình cộng tác trong
chuỗi cung ứng. Dưới đây là các mơ hình cộng tác phổ biến mà nhóm tham khảo được.
6


 Cộng tác theo chiều dọc và ngang chuỗi cung ứng
Tích hợp chuỗi cung ứng theo cấu trúc dọc và ngang là hai hướng chiến lược cho
phép các công ty trung tâm tổ chức và liên kết với các công ty khác trong chuỗi cung ứng
và chuỗi giá trị để đạt được mục tiêu tăng khả năng cạnh tranh. Tích hợp cấu trúc chuỗi
cung ứng là chiến lược kinh doanh sử dụng mạng lưới tài sản của doanh nghiệp để sắp
xếp các quyết định và quy trình chiến lược trên toàn mạng nhằm đạt được lợi thế cạnh
tranh, sức mạnh tổng hợp và hiệu quả tốt hơn cũng như tăng cường sự kiểm soát các đầu
vào và đầu ra trong tồn chuỗi.
Tích hợp dọc (Vertical intergration – VI) là chiến lược cộng tác trong đó một cơng ty
mở rộng sở hữu hoặc hoạt động trong chuỗi cung ứng của mình bằng cách kết hợp với các
chuỗi cung ứng của nhà cung cấp hoặc nhà phân phối. Doanh nghiệp sử dụng VI nhằm
tăng cường quyền lực với các thị trường thông qua việc kiểm soát chuỗi cung cấp thượng
nguồn hoặc hạ nguồn. Việc chia sẻ các mục tiêu dọc theo thành viên chuỗi cung ứng sẽ
tạo cơ hội cho tối ưu hóa dịch vụ khách hàng và giảm chi phí chuỗi cung ứng, bảo đảm
kênh phân phối và cải thiện tính bền vững cho doanh nghiệp. Có 3 dạng VI:
-

Tích hợp ngược chiều hay tích hợp về thượng nguồn khi cơng ty mở rộng về
hướng các công ty cung cấp đầu và hay linh kiện nhằm đảm bảo đầu vào hiệu
quả.


-

Tích hợp xi hay tích hợp về hạ nguồn khi cơng ty mở rộng sở hữu hoặc
kiểm soát các trung tâm phân phối, nhà bán lẻ, do đó mở rộng liên hệ trực
tiếp với người tiêu dùng.

-

Tích hợp cân bằng là sự cộng tác cả về thượng nguồn và hạ nguồn nhằm tối
đa hóa các giá trị tạo ra trong suốt chuỗi cung ứng của cơng ty.

Tích hợp ngang (Horizontal intergration – HI) là chiến lược sử dụng để tăng cường
vị thế của doanh nghiệp trong một ngành, thông qua việc mua lại, sáp nhập và tiếp quản
các công ty cạnh tranh trong cùng chuỗi giá trị ngành. HI gồm 2 dạng: sáp nhập và mua
lại (M&A). Sáp nhập là khi hai cơng ty độc lập tương đương tích hợp với nhau, còn gọi là
hợp nhất. Mua lại là khi một cơng ty mua lại tồn bộ một cơng ty khác mà cơng ty này
khơng muốn bị mua. Mục đích của HI là phát triển cơng ty có quy mơ lớn, tăng sự khác
biệt về sản phẩm, đạt quy mô kinh tế, giảm cạnh tranh và tăng tiếp cận các thị trường mới.
 Cộng tác đối tác bán lẻ và nhà cung cấp
Nhà bán lẻ có chức năng phân chia hàng hóa trực tiếp tới người tiêu dùng, cần phổ
mặt hàng rộng với lượng dự trữ đủ lớn. Tuy nhiên việc dự trữ nhiều gây rủi ro rất lớn nên
nhu cầu chia sẻ dự trữ của bán lẻ với các nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng rất cao, họ
ln tìm kiếm các giải pháp cộng tác với nhà cung cấp (Retailer – Supplier Partnerships –
RSP) để giải quyết khó khăn của mình. Các dạng quan hệ cộng tác RSP chính là:
7


Chiến lược đáp ứng nhanh: Các nhà cung cấp nhận dữ liệu bán hàng POS từ các nhà
bán lẻ và sử dụng thơng tin này để đồng bộ hóa hoạt động sản xuất và tồn kho với thực tế
bán tại cửa hàng

Chiến lược bổ sung liên tục: Các nhà cung cấp nhận dữ liệu POS và sử dụng dữ liệu
để chuẩn bị giao hàng theo các khoảng thời gian đã thỏa thuận trước nhằm duy trì mức
tồn kho.
Chiến lược quản lý dự trữ bởi nhà cung cấp (Vendor managed inventory - VMI):
Nhà cung cấp nắm thông tin về nhu cầu từ người tiêu dùng và biết lượng tồn kho ở các
cửa hàng bán lẻ, từ đó tự động bổ sung dự trữ hoặc điều chỉnh lượng hàng hóa đến các
điểm bán lẻ có nguy cơ thiếu hàng. VMI giúp tránh được hiện tượng thiếu hàng cục bộ mà
lượng tồn kho trong chuỗi cung ứng không cao.
-

VMI định hướng hàng tồn kho: Quan hệ VMI giữa nhà sản xuất với nhà cung
cấp cho phép nhà cung cấp có quyền kiểm sốt dự báo.

-

VMI định hướng người tiêu dùng: Quan hệ VMI giữa nhà bán lẻ và nhà cung
cấp, kiểm soát dự báo dựa trên thơng tin có sẵn từ mạng lưới điểm bán lẻ.

 Cùng hoạch định, dự báo và bổ sung (CPFR)
CPFR là q trình cộng tác theo đó các đối tác kinh doanh trong chuỗi cung ứng có
thể phối hợp nhằm lập ra kế hoạch cho các công tác cơ bản trong chuỗi cung ứng như sản
xuất, phân phối vật tư, nguyên liệu, phân phối sản phẩm tới khách hàng cuối cùng,…
Thành phần chính của CPFR: CPFR bao gồm 3 thành phần chính là:
Hợp tác hoạch định (Collaborative Planning): Đây là hoạt động thương lượng một
thỏa thuận ban đầu để tiến tới xác định trách nhiệm của mỗi công ty (mỗi bên tham gia) sẽ
tham gia hợp tác với nhau trong mơ hình CPFR. Trong hoạt động đầu tiên này, các bên
tham gia sẽ xây dựng kế hoạch liên kết làm việc với nhau như thế nào để đáp ứng đủ
lượng cung – cầu.
Dự báo (Forecasting): Đây là hoạt động thực hiện dự báo doanh thu cho tất cả các
cơng ty tham gia hợp tác. Sau đó, xác định sự khác biệt hay trường hợp ngoại lệ giữa các

công ty và giải quyết các trường hợp ngoại lệ để cung cấp bản dự báo doanh số bán hàng
chung.
Hợp tác bổ sung (Replenishment): Thực hiện dự báo các đơn hàng cho tất cả các
công ty tham gia hợp tác. Xác định trường hợp ngoại lệ giữa các công ty. Giải quyết các
trường hợp ngoại lệ nhằm đưa ra kế hoạch sản xuất và điều độ phân phối hiệu quả. Phát ra
đơn hàng thực hiện để đáp ứng nhu cầu khách hàng.- Mơ hình CPFR khơng phải là một
tiêu chuẩn kỹ thuật, nó là một kỹ xảo kinh doanh, kết hợp một cách thông minh các đối
tác thương mại với nhau nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng cuối cùng.
8


Lợi ích của CPFR cho tới thời điểm này được chứng minh trong việc tăng mức độ sẵn có
của các món hàng trong các cửa hàng bán lẻ, giảm lượng tồn kho, giảm chi phí vận
chuyển và logistics nói chung.
1.4. Yêu cầu để cộng tác thành công
Thực hành tốt cộng tác nội bộ: Cộng tác nội bộ tốt giúp tạo ra sự thuần thục về các
quy trình, hệ thống và cơ cấu tổ chức trong một mơi trường ít rủi ro. Thành công của cộng
tác nội bộ sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh, chứng tỏ lợi ích của việc cộng tác và đặt nền
móng cho cộng tác ra bên ngoài.
Xác định mối quan hệ cộng tác phù hợp: Cộng tác sâu rộng rất phức tạp và tốn kém,
đòi hỏi đầu tư lớn vào nguồn lực, quy trình và hệ thống. Công ty cần phải phân loại đối
tác trước khi bắt tay vào một chương trình cộng tác. Các tiêu chí lựa chọn đối tác thường
là: Tầm quan trọng về chiến lược, sự phù hợp về mặt văn hóa, sự phù hợp về mặt tổ chức,
sự phù hợp về mặt cơng nghệ. Ngồi ra cần lựa chọn theo hai chiều: loại quan hệ và kiểu
cộng tác. Doanh nghiệp cần sắp xếp các đối tác triển vọng theo mức độ đáp ứng các tiêu
chí để lựa chọn.
Cùng chia sẻ lợi ích, thành cơng và rủi ro: Chia sẻ lợi ích và thành công là cách tốt
nhất để phân phối các lợi ích tài chính từ mối quan hệ cộng tác, đi cùng với nó là chia sẻ
rủi ro. Thỏa thuận chi tiết về việc chia sẻ thể hiện rõ trong hợp đồng giao dịch.
Tin tưởng và chia sẻ thông tin: Để công tác hiệu quả, việc xây dựng mối quan hệ,

chia sẻ thơng tin và lợi ích là vơ cùng quan trọng. Việc chia sẻ thơng tin địi hỏi phải tin
tưởng lẫn nhau, tuy nhiên tiềm ẩn nhiều rủi ro về tính bảo mật. Các quan hệ cộng tác nên
có một hợp đồng, hay thỏa thuận bảo mật, chỉ ra cấp độ bảo vệ dữ liệu hợp pháp.
Ứng dụng công nghệ để hỗ trợ các mối quan hệ hợp tác: Công nghệ là yếu tố nền
tảng hỗ trợ việc triển khai các mối quan hệ hợp tác nhanh chóng và đồng bộ, giúp cải
thiện dịng chảy thơng tin và chuyển đổi dữ liệu thành thơng tin hữu ích.

9


II. THỰC TRẠNG CỘNG TÁC TRONG CHUỖI CUNG ỨNG TẠI BITI’S
2.1. Giới thiệu công ty Biti’s
Công ty TNHH sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên (Biti’s) là Cơng ty hàng đầu trong
lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các loại Giày dép tại Việt Nam. Hệ thống Công ty gồm
02 công ty thành viên, 07 trung tâm, chi nhánh với hơn 8500 cán bộ nhân viên đang làm
việc, có mạng lưới kinh doanh rộng khắp trong cả nước và xuất khẩu trên 40 Quốc gia
trên thế giới.
Tầm nhìn: Trở thành công ty sản xuất hàng tiêu dùng lớn mạnh tại khu vực Châu Á.
Sứ mệnh: Không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng cung cấp sản phẩm đúng ý
nghĩa của bản sắc thương hiệu Biti's "Uy tín - chất lượng".
 Lịch sử hình thành
Được thành lập vào năm 1982, Biti’s với tiền thân là hai tổ hợp sản xuất Bình Tiên
và Vạn Thành khi đó chỉ có 20 cơng nhân chuyên sản xuất các loại dép cao su đơn giản.
Năm 1986, hai tổ hợp trên sáp nhập lại thành Hợp tác xã cao su Bình Tiên, nơi chuyên sản
xuất giày dép chất lượng cao, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang thị trường Đông Âu
và Tây Âu. Sau 14 năm nghiên cứu với mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm, đến năm
1990 công ty đã mạnh dạn sang Đài Loan học cơng nghệ mới và sau đó đầu tư máy móc
từ Đài Loan, thực hiện sản xuất sản phẩm mới - giày dép xốp EVA với chất lượng tốt nhất
bấy giờ. Đến năm 1992, ở trong thời kỳ đổi mới của đất nước, chính thức được đổi tên
doanh nghiệp thành Cơng ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tiên - hay Biti's.

Và Biti’s cứ miệt mài "nâng niu bàn chân Việt" cho đến giai đoạn đầu của thời kỳ
những năm 2000, nền kinh tế đổi mới, Nike hay Adidas các đối thủ nước ngoài đã bắt đầu
xâm chiếm thị trường, Biti’s trở nên thất thế. Đến năm 2016, Biti’s có cú lội ngược dịng
sản phẩm sneaker - Biti’s Hunter - đã tạo được một lượng lớn thảo luận trên các phương
tiện truyền thông. Biti’s đã khẳng định một vị trí mới trên thị trường, sẵn sàng hội nhập.

10


Hơn 33 năm trôi qua, như một “bước chân không mỏi”, Cơng ty TNHH Sản Xuất
Hàng Tiêu Dùng Bình Tiên (Biti’s) đã từng bước xây dựng cho mình một chiến lược sản
xuất và xuất khẩu mang tầm thời đại, tạo ra một thương hiệu Giày dép Biti’s gắn liền với
nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng. Hàng năm, giày Biti’s cho ra đời hơn 20 triệu đôi với
chủng loại sản phẩm phong phú, đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã. Các mẫu giày Biti’s nữ
thời trang, giày Biti’s nam thanh lịch cho đến các loại dép Biti’s tiện dụng hay giày trẻ em
Biti’s luôn được rất nhiều người tiêu dùng Việt lựa chọn.
Biti’s xây dựng một hệ thống phân phối rộng rãi trải dài từ Nam ra Bắc với 07 Trung
tâm chi nhánh, 156 Cửa hàng tiếp thị và hơn 1.500 trung gian phân phối bán lẻ, đã tạo
công ăn việc làm ổn định cho hơn 8500 người lao động tại Tổng Công ty Biti’s và Công
ty Dona Biti’s với sản lượng hàng năm trên 20 triệu đôi, chủng loại sản phẩm phong phú,
đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã như giày thể thao cao cấp, giày nữ thời trang, giày tây da,
giày vải, dép xốp EVA, hài đi trong nhà… Tại Trung Quốc và Campuchia, Biti’s cũng đã
đạt được những thành công lớn. Biti’s đã xuất khẩu qua 40 nước trên thế giới như Ý,
Pháp, Anh, Mỹ, Nga, Nhật, Nam Mỹ, Mexico, Campuchia,… Ngoài ra, Biti’s cũng được
các khách hàng quốc tế có thương hiệu nổi tiếng như Decathlon, Clarks, Speedo,
Skechers, Lotto,… tin tưởng chọn lựa trở thành đối tác gia công với nhiều đơn hàng giá
trị lớn.
Qua nhiều năm hoạt động, Biti’s đã đạt được những thành công đáng kể, các giải
thưởng lớn như: Hai lần đạt thương hiệu quốc gia Việt Nam Value (các năm 2008 và
2010), giải thưởng "Thương hiệu đầu ngành Hàng Việt Nam chất lượng cao" năm 2007,

ba năm liền (2005 đến 2007) là doanh nghiệp đoạt Cúp vàng Top Ten thương hiệu Việt uy
tín chất lượng do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức. Biti’s là
thương hiệu Việt Nam duy nhất được đề cử chung kết giải thưởng truyền thông danh giá
nhất Châu Á - PR AWARDS ASIA 2018.

11


2.2. Sơ đồ chuỗi cung ứng của Biti’s

Sơ đồ chuỗi cung ứng của Biti’s
Chuỗi cung ứng của Biti’s bao gồm: nhóm nhà cung cấp (gồm các nhà cung cấp
nước ngồi và trong nước), nhóm sản xuất gồm khâu thiết kế và khâu sản xuất trong đó có
hai cơng ty là Biti’s và Dona Biti’s, sau đó sản phẩm sẽ được chuyển tới kho và tới hệ
thống phân phối là các trung tâm thương mại, đại lý bán buôn bán lẻ và các cửa hàng tiếp
thị. Từ đây, sản phẩm sẽ tới tay người tiêu dùng cuối cùng.
 Nhà cung cấp
Biti’s phát triển theo mơ hình quản lý chuỗi giá trị đầy đủ, từ thiết kế, sản xuất, phân
phối đến tay người tiêu dùng. Các công ty thành viên đều là mắt xích trong chuỗi giá trị
sản phẩm của cơng ty, góp phần tăng giá trị sản phẩm và giảm chi phí sản xuất. Quy mơ
sản xuất của Biti’s rất lớn vì thế lượng nguyên vật liệu cần để sản xuất các thành phẩm
cần rất nhiều, tuy nhiên các doanh nghiệp cung ứng trong nước không thể đáp ứng đủ nên
phải nhập chủ yếu từ nước ngồi.
Các nhà cung cấp chính của Biti’s là
Da thuộc: Bitis chọn công ty trách nhiệm hữu hạn da thuộc Wei Tai Việt Nam, là
công ty 100% vốn đầu tư của Đài Loan, chuyên sản xuất gia cơng các mặt hàng da thành
phẩm. Cơng ty có trụ sở chính tại Khu cơng nghiệp Nhơn Trạch III, Xã Hiệp Phước,
Huyện Nhơn Trạch, Tỉnh Đồng Nai. Công ty đã hoạt động được 16 năm, cung cấp rất
nhiều nguyên liệu về da cho thị trường.
12



Về nút tán, khoen khóa kim loại: Biti’s ưu tiên lựa chọn cơng ty trong nước, đối tác
chính là cơng ty TNHH sản xuất và thương mại Tim Đỏ. Từ năm 1981, thương hiệu nút
kim loại Tim Đỏ đã được các cơng ty và khách hàng trong ngồi nước tín nhiệm bởi sản
phẩm chất lượng và luôn đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường. Trải qua hơn 40 năm,
hiện nay, công ty Tim Đỏ đã là một trong những công ty hàng đầu trong ngành phụ liệu
may mặc, chuyên sản xuất và cung cấp các loại nút, khoen, khóa, đinh kim loại cao cấp
được dùng nhiều trong việc may mặc quần áo, giày dép, và túi xách.
Khoen, khóa nhựa: Công ty TNHH Triệu Phong, trụ sở và xưởng sản xuất đặt ở Lô
II-11 đường số 8, Khu công nghiệp Tân Bình, Quận Tân Phú. Với dây chuyền sản xuất
hiện đại, công nghệ tiên tiến được nhập từ nước ngoài, nguyên liệu sản xuất được chọn
lọc kỹ lưỡng từ Đài Loan, Hàn Quốc, Pháp, Ý…cùng với đội ngũ kỹ sư có trình độ
chun mơn và cơng nhân lành nghề, cơng ty cung cấp những sản phẩm có chất lượng tốt
nhất, giá cả hợp lý nhất được quản lý bởi hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, trở
thành nhà cung cấp phụ liệu chính cho các cơng ty lớn, có thương hiệu trong ngành giày
dép thời trang. Việt Nam và nước ngoài.
Hạt nhựa tổng hợp: chủ yếu nhập về từ Hà Lan và Pháp. Ngoài ra, Biti’s cũng chọn
một số nhà cung cấp trong nước khác điển hình như công ty TNHH Polystyrene – đơn vị
đầu tiên sản xuất hạt nhựa EPS, HIPS, GPPS, BPO.
Gót, đế giày: Biti’s đã lựa chọn công ty Tae Sung. Từ trước tới nay, công ty Tae
Sung luôn là công ty hàng đầu về sản xuất sản phẩm về plastic. Ngồi ra, cơng ty TNHH
Triệu Phong cũng là một trong những nhà cung cấp đế giày của Biti’s.
Tuy rằng nguồn nguyên vật liệu đầu vào hiện nay chủ yếu vẫn nhập khẩu từ nước
ngoài nhưng theo bà Vưu Lệ Quyên, Biti’s luôn cố gắng nội địa hóa ngun liệu, vì nó sẽ
giúp cho q trình mình sản xuất sản phẩm nhanh hơn, thuận lợi hơn. Trong q trình
phát triển cơng ty, Biti’s ln có chính sách nội địa hóa ngun liệu càng nhiều càng tốt.
Đây là một trong những ưu tiên hàng đầu của Biti’s trong việc phát triển sản phẩm.
 Sản xuất
 Bộ phận thiết kế

Bộ phận này có nhiệm vụ nghiên cứu tìm hiểu thị hiếu, nhu cầu của thị trường, các
xu hướng thịnh hành để đưa ra các mẫu thiết kế phù hợp và số lượng tương ứng. Điều này
sẽ ảnh hưởng đến việc nhập nguyên liệu đầu vào và kế hoạch sản xuất sản phẩm của
Biti’s.
 Bộ phận sản xuất
Hiện nay, Biti’s có hai nhánh là tổng cơng ty Biti’s và công ty DONA Biti’s với bốn
nhà máy đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ. Công ty Biti’s
13


luôn nghiên cứu thị trường để đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nước và nước ngồi.
Tính đến năm 2009, cơng ty đã có hơn 2000 mẫu sản phẩm trong đó tập trung chủ yếu
vào khách hàng có thu nhập trung bình đến thấp. Từ cuối 2009 đến nay, Biti’s đã đẩy
mạnh đầu tư, liên kết phát triển như: đưa vào hoạt động trung tâm thương mại phức hợp
tại cửa khẩu Lào Cai giá trị đầu tư trên 17 triệu USD; khai trương Nhà máy sản xuất giày
tại Cần Thơ (giai đoạn 1 là 30 tỷ đồng) thu hút trên 500 lao động; đầu tư xây dựng Trung
tâm thương mại Biti’s miền Bắc và Cụm Nhà máy sản xuất hàng tiêu dùng Hà Đông (Hà
Nội) trị giá trên 40 triệu USD cùng nhiều dự án khác. Riêng công ty DONA Biti’s có cơng
nghệ sản xuất hồn tồn của Đài Loan do được chuyển giao từ công ty liên doanh của
Biti’s với công ty Pouchen của Đài Loan. Công ty luôn đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ
sản xuất, nghiên cứu và phát triển đa dạng chủng loại sản phẩm, cải tiến mẫu mã để làm
thỏa mãn nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
Ngay từ khi mới thành lập công ty, ông Vưu Khải Thành đã sang Đài Loan học hỏi
kinh nghiệm sản xuất giày dép xốp để thay thế cho sản xuất thủ công. Tới nay, công nghệ
sản xuất giày dép của Biti’s được nhập từ Hàn Quốc và Đài Loan với công nghệ hiện đại
nhất. Phần quai được làm từ nguyên liệu như da, giả da,... gồm nhiều chi tiết ghép lên
nhau đảm bảo độ bền và êm dịu. Phần đế được sản xuất chủ yếu từ PU, cao su, EVA, xốp,
… được chế tạo theo công nghệ dán nguội - là công nghệ hiện đại nhất hiện nay. Đối với
giày thể thao, phần mũ giày được sản xuất từ da, simili, xốp, lưới, thun,... Gót giày được
lót bằng tấm nhựa định hình đảm bảo cho cổ giày luôn đứng, không xẹp và không bị nhăn

trong q trình sử dụng. Trên lưỡi gà có “con đỉa” để xỏ dây qua giúp lưỡi gà luôn ổn
định, tiện lợi khi sử dụng.
 Mạng lưới phân phối và thị trường tiêu thụ
Từ một cơ sở sản xuất nhỏ khởi nghiệp từ năm 1982 chỉ với 20 công nhân nhưng có
sự quyết tâm cao độ, ý chí và luôn tự khiêm tốn để cải cách tiến lên, Biti's đã trải qua giai
đoạn của nền kinh tế bao cấp với nhiều khó khăn để khẳng định vị trí của mình. Đến nay,
Biti’s đã có quy mơ rộng khắp khơng chỉ ở trong nước mà đã vươn ra tới các nước khác
trên thế giới. Tại Trung Quốc, Biti’s đã thiết lập 04 văn phòng đại diện với 30 tổng kinh
tiêu, hơn 300 điểm bán hàng để từng bước đưa sản phẩm Biti’s chiếm lĩnh thị trường biên
mậu đầy tiềm năng này. Với thị trường Campuchia đầy tiềm năng, Biti’s có nhà phân phối
chính thức Cơng Ty Cambo Trading phân phối sản phẩm Biti’s trên toàn lãnh thổ
Campuchia. Biti’s đã xuất khẩu qua 40 nước trên thế giới như Ý, Pháp, Anh, Mỹ, Nga,
Nhật, Nam Mỹ, Mexico, Campuchia,…
Biti’s áp dụng triển khai kênh phân phối hỗn hợp, đây là sự kết hợp của 2 kênh phân
phối đó là kênh trực tiếp (hội chợ, triển lãm, cửa hàng tiếp thị, các kênh bán hàng online
trên trang chủ hoặc các trang thương mại điện tử khác,...) và kênh gián tiếp (các nhà phân
phối trung gian). Về kênh bán hàng trực tiếp, Biti’s có tới 156 cửa hàng tiếp thị sản phẩm
14


trên khắp các nước, tuy nhiên tập trung nhiều tại các thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí
Minh. Ngồi ra cịn các kênh bán hàng trực tiếp khác được triển khai online như mua
hàng trực tiếp trên trang chủ của Biti’s, mua hàng tại các gian hàng chính thức của Biti’s
trên các trang thương mại điện tử lớn như Tiki, Lazada, Shopee,… Về kênh bán hàng gián
tiếp, Biti’s triển khai 7 trung tâm chi nhánh trên cả nước: Lào Cai, miền Bắc, Quảng Ninh,
Tây Nguyên, Đà Nẵng, miền Tây, miền Nam. Đây chính là những chi nhánh quản lý theo
từng khu vực khác nhau. Tiếp theo là khoảng 1500 các đại lý tại các tỉnh thành hoặc cấp
huyện, đây là những cửa hàng trực tiếp cung cấp các sản phẩm tới tay người tiêu dùng.
 Vận chuyển và kho bãi
Với hệ thống gồm hơn 2.300 đại lý và cửa hàng trên tồn quốc, cơng việc vận

chuyển hàng hóa được đánh giá là một trong những khâu quan trọng của Biti’s nhằm phân
phối hàng hóa kịp thời đến khách hàng. Về giao hàng tới người tiêu dùng, Biti’s làm việc
với đơn vị giao hàng có uy tín trong lĩnh vực chuyển phát với khả năng giao hàng ở bất kì
địa chỉ nào miễn trong lãnh thổ Việt Nam Biti’s cũng đầu tư một kho hàng riêng để trữ
toàn bộ sản phẩm đang buôn bán trên trang web và cập nhật hàng hoá mới hàng tháng để
giảm thiểu tối đa việc phải báo “hết hàng” cho khách. Đồng thời tại các cửa hàng bán lẻ
của cơng ty cũng có những kho hàng riêng để thuận tiện cho buôn bán.
 Người tiêu dùng
Sản phẩm của Biti’s phục vụ cho khách hàng ở hầu hết mọi lứa tuổi. Khách hàng
mục tiêu của Biti's khá rộng lớn bao gồm trẻ em, trung niên và thanh niên.
Với các khách hàng từ 5-15 tuổi, người tiêu dùng không trùng với người mua, người
tiêu dùng là trẻ em còn người mua là các bậc phụ huynh, quyết định mua phụ thuộc nhiều
vào sở thích của bố mẹ.
Tầng lớp thanh niên từ 15-25 tuổi, chủ yếu là học sinh, sinh viên. Đây là khách hàng
tiềm năng bở có quy mơ và tốc độ tăng trưởng cao. Độ tuổi này kinh nghiệm mua sắm
cịn ít nên chịu ảnh hưởng rất lớn từ người thân, bạn bè và quảng cáo.
Thứ 3 là tầng lớp trên 30 tuổi, những người đã đi làm, có thu nhập ổn định, hơn nữa
là có vị thế trong xã hội. Họ thích tiêu dùng những sản phẩm đã có uy tín trên thị trường
và họ có nhiều kinh nghiệm mua hàng.
Dựa trên những đặc điểm riêng biệt của nhóm người tiêu dùng mà Biti’s hướng đến,
công ty thiết kế chuỗi cung ứng phù hợp sao cho đáp ứng đúng nhu cầu và mong muốn
của khách hàng, tăng thêm giá trị cho cả người mua và doanh nghiệp.
2.3. Thực trạng cộng tác trong CCU tại cơng ty Biti’s
Biti’s áp dụng mơ hình cộng tác theo chiều dọc của chuỗi cung ứng hay tích hợp
dọc. Chiến lược này giúp Biti’s có thể mở rộng sở hữu và hoạt động trong chuỗi cung ứng
15


bằng cách kết hợp với các chuỗi cung ứng của nhà cung cấp hoặc nhà phân phối. Từ đó,
Biti’s có thể tăng cường quyền lực với các thị trường nhờ việc kiểm soát chuỗi cung cấp

thượng nguồn và hạ nguồn. Với phương châm xem nhà cung cấp là đối tác “Hợp tác cùng
chia sẻ lợi nhuận”, Biti’s đem đến cho nhà cung cấp các chính sách và cơ hội kinh doanh
tốt nhất. Biti’s phát triển theo mơ hình quản lý chuỗi giá trị đầy đủ, từ thiết kế, sản xuất,
phân phối đến tay người tiêu dùng. Các công ty thành viên đều là mắt xích trong chuỗi giá
trị sản phẩm của cơng ty, góp phần tăng giá trị sản phẩm và giảm chi phí sản xuất.
 Cộng tác với các nhà cung cấp
Quy mô sản xuất của Bitis rất lớn vì thế lượng nguyên vật liệu cần để sản xuất các
thành phẩm cần rất nhiều, tuy nhiên những nguyên vật liệu này còn hạn chế. Hiện nay các
doanh nghiệp trong nước cung ứng chỉ đáp ứng được 40% do Biti’s yêu cầu cao về số
lượng và chất lượng của nguyên liệu, vì thế 60% phải nhập từ nước ngồi. Nhà cung cấp
trong nước như công ty trách nhiệm hữu hạn da thuộc Wei Tai Việt Nam cung cấp da
thuộc, công ty TNHH sản xuất và thương mại Tim Đỏ về nút tán, khoen khóa kim loại,
Cơng ty TNHH Triệu Phong về khoen, khóa nhựa, như cơng ty TNHH Polystyrene sản
xuất hạt nhựa EPS, HIPS, GPPS, BPO. Nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu là hạt nhựa tổng
hợp từ Hà Lan và Pháp; gót, đế giày của cơng ty Tae Sung, Hàn Quốc. Với các nhà cung
cấp này, Biti’s chủ yếu xây dựng quan hệ cộng tác giao dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho
các giao dịch, giảm bớt việc thường xuyên thương lượng.
Biti’s có nhiều đối tác – nhà sản xuất, nhà cung cấp và nhà sản xuất hợp đồng – cùng
cộng tác trong quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm. Điều này có nghĩa là một thành
viên trong chuỗi cung ứng sẽ kiểm tra với đối tác khác về tính khả thi của một thiết kế –
tiềm năng có thể sản xuất được của nó và khả năng phục vụ được, sự sẵn có của các phụ
kiện, và bất kỳ sửa đổi hoặc cải tiến có thể. Sau khi học hỏi tìm hiểu về cơng nghệ EVA,
ơng bà Vưu Khải Thành đã mua dây chuyền công nghệ, đầu tư máy móc từ nhà cung cấp
của Đài Loan. Cơng ty DONA Biti’s có cơng nghệ sản xuất hồn tồn của Đài Loan do
được chuyển giao từ công ty liên doanh của Biti’s với công ty Pouchen của Đài Loan. Sự
cộng tác này đã giúp Biti’s nâng cao năng lực sản xuất, được chia sẻ kinh nghiệm, bí
quyết cơng nghệ từ công ty Pouchen để cải tiến, sản xuất ra những đôi giày/dép đạt chất
lượng cao hơn.
 Cộng tác với các bên liên kết sản xuất
Cuối năm 2016, Biti’s trở thành đối tác chiến lược của tập đoàn đa quốc gia Disney

tại Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với hãng trở thành thương hiệu đầu tiên tại Việt Nam
nắm bản quyền và được phép sử dụng hình ảnh của Disney vào sản xuất sau khi vượt qua
hàng loạt tiêu chuẩn khắt khe của Disney toàn cầu. Lãnh đạo Biti’s cho biết, việc hợp tác
cùng với Disney cho thấy tham vọng của công ty là tạo ra những sản phẩm phục vụ thị
trường trong nước nhưng đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực về thiết kế và chất lượng quốc
16


tế. Cộng tác với Disney không chỉ tạo nên các sản phẩm theo kịp xu hướng mà còn chứng
tỏ uy tín, năng lực sản xuất hàng đầu của Biti’s. Sau đó, Biti’s Hunter cũng đã có một
bước đi táo bạo trong việc collab với một thương hiệu mang tầm cỡ toàn cầu – Marvel.
Sản phẩm được xây dựng trên nền tảng Biti’s Hunter X – mẫu giày rất thành công của
hãng, bộ ba phiên bản collab quốc tế được lấy cảm hứng từ ba siêu anh hùng đình đám
nhất và được giới trẻ yêu thích nhất của vũ trụ phim Marvel: Iron Man, Captain America
và Thor. Biti’s đã thắng lớn tại điểm bán với lần hợp tác này. Với sự thành công vang dội
trong những lần cộng tác, Biti’s tiếp tục kết hợp với các thương hiệu quốc tế nổi tiếng
khác như H&M, Pepsi,…

Ngồi ra, hiện Biti’s cịn là đối tác chiến lược của hơn 40 thương hiệu nổi tiếng châu
Âu. Trong suốt 10 năm hợp tác và sản xuất, doanh nghiệp liên tục nâng cấp dây chuyền
sản xuất nhằm đảm bảo một cách chuẩn mực những tiêu chuẩn khắt khe của Mỹ và các
quốc gia châu Âu. Bên cạnh đó, việc cập nhật những kỹ thuật sản xuất mới nhằm đảm bảo
tiến độ sản xuất cũng là một trong số thử thách mà Biti’s phải vượt qua. Nhờ kinh nghiệm
về sản xuất cùng với sự học hỏi xu hướng hiện đại từ các phi vụ hợp tác quốc tế, Biti’s
ngày càng nâng cấp các sản phẩm một cách hoàn thiện nhất. Một trong những minh
chứng rõ nét là sự ra đời của dòng sản phẩm Biti’s Hunter. Đầu năm 2016, Biti’s có bước
chuyển mình mạnh mẽ và ấn tượng khi cho ra dòng giày thể thao đa dụng mang tên Biti's
Hunter. Biti’s Hunter có trọng lượng chỉ khoảng 225g và là một trong những đôi giày thể
thao Việt Nam nhẹ nhất tính đến thời điểm hiện tại. Khơng những nhẹ mà Biti’s Hunter
còn vẫn đảm bảo được chất lượng chuẩn và có thiết kế bắt mắt. Có thể nói, những đôi

giày thể thao Biti's Hunter đã thực sự tạo nên cơn sốt trong giới trẻ từ đầu năm 2016 đến
nay. Kinh nghiệm về sản xuất, nhạy bén với xu hướng hiện đại từ các thương vụ hợp tác
quốc tế giúp Biti's gặt hái nhiều thành công.
Bitis tự hào được người tiêu dùng ví von là "Thương hiệu giày quốc dân" khi sở hữu
những sản phẩm giày dép chất lượng, hợp thời trang. Sẽ là chưa đủ nếu không nhắc đến
việc Biti's là đối tác chiến lược, gia công cho các thương hiệu hàng đầu thế giới như Clark
- Thương hiệu giày dép 200 năm của Anh quốc. Biti’s còn là đối tác của chuỗi siêu thị
kinh doanh những mặt hàng thể thao Decathlon lớn nhất thế giới của Pháp. Bằng cách gia
17


công và hợp tác với các thương hiệu hàng đầu thế giới đã giúp Biti's hoàn thiện chất
lượng sản phẩm và quy trình sản xuất chuyên nghiệp đạt chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó,
Biti’s cũng được các khách hàng quốc tế có thương hiệu nổi tiếng như: Clarks, Speedo,
Skechers, Lotto… tin tưởng chọn lựa trở thành đối tác gia công với nhiều đơn hàng giá trị
lớn.
 Cộng tác với các nhà phân phối
Về hệ thống kênh phân phối trong nước, Biti’s lựa chọn mơ hình cộng tác theo chiều
dọc, có nghĩa là tất cả các sản phẩm sản xuất ra sẽ thông qua các hệ thống phân phối và
bán hàng để tới tay người tiêu dùng cuối cùng.
Việc lựa chọn các nhà phân phối cũng là mắt xích quan trọng trong chiến lược kênh
phân phối. Các nhà phân phối sẽ được Biti's chọn lựa kỹ lưỡng, dựa vào các đối tác này
và đặc biệt là những kinh nghiệm sẵn có để họ có thể lựa chọn và tìm kiếm thị trường mới
cho công ty. Biti's cũng đã hỗ trợ vốn lưu động cho các nhà trung gian phân phối và đầu
tư 20 tỷ đồng cho việc trang trí và quảng cáo tại các cửa hàng chuẩn (kinh doanh 100%
sản phẩm Biti's) trong 2 năm 2004 - 2005. Biti's với chiến lược “phủ dày, phủ xa" đã xây
dựng hệ thống phân phối theo kiểu chân rết, tại các thành phố lớn sẽ có một trung tâm
phân phối, trung tâm này kết hợp với các nhà bán lẻ địa phương và họ phân phối đến
người tiêu dùng nên sức lan tỏa sẽ mạnh hơn. Hiện tại Biti's có hơn 4500 đại lý phân phối
và cửa hàng trên toàn quốc, khoảng 80 đại lý và cửa hàng phân phối phân bố đều các

quận tại Hà Nội, phát triển hơn 20 tổng đại lý và 350 đại lý kinh doanh tiêu thụ hầu hết
các tỉnh Tây Nam Trung Quốc và có kế hoạch xây dựng thêm các đại lý tiêu thụ ở miền
Đông để khai thác thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng này.
Tại Campuchia, Biti’s cộng tác với Công Ty Cambo Trading phân phối sản phẩm
Biti’s trên tồn lãnh thổ Campuchia. Khơng chỉ hợp tác trong phân phối sản phẩm, Cambo
Trading còn hỗ trợ Biti’s trong việc nghiên cứu thị trường Campuchia, cập nhật sự thay
đổi nhu cầu, thị hiếu và xu hướng tiêu dùng của người dân nơi đây. Mối quan hệ cộng tác
này đã giúp cho Biti’s phát triển mạnh mẽ hơn tại thị trường Campuchia. Sau thời gian dài
đồng hành cùng đối tác Campuchia, Biti’s chính thức đặt chân vào thị trường nước bạn
với việc mở công ty con Biti’s Cambodia và khai trương các cửa hàng chính hãng.
Ngồi ra, để đáp ứng với nhu cầu hiện đại, thích ứng với công nghệ, Biti’s tiến hành
cộng tác với các sàn Thương mại điện tử để phát triển kênh bán hàng online, tiêu biểu là
Lazada và Tiki, Shopee. Bà Vưu Lệ Quyên – Phó tổng giám đốc Biti’s chia sẻ: “Để tận
dụng triệt để kênh bán hàng này, tháng 09/2016, Bitis và Lazada chính thức ký kết trở
thành đối tác chiến lược của nhau, cùng nhau hợp tác thực hiện các chiến dịch khuyến
mãi, chiến dịch marketing để cùng đạt mục tiêu bán hàng của đôi bên”. Việc hợp tác với
Lazada và đầu tư cho quảng cáo online đã giúp doanh số bán hàng của Bitis tăng kỷ lục.
18


Vào năm 2018, cú bắt tay hợp tác song phương của Biti’s và Tiki đã tạo ra một tác
động tích cực đến thị trường thương mại và kinh tế Việt Nam. Việc hợp tác song phương
của những doanh nghiệp tên tuổi Việt Nam đã tạo ra một thay đổi lớn, phát huy thế mạnh
về quỹ vốn, năng lực phát triển chiến lược, giành được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Sự hợp tác này không chỉ đơn thuần là liên kết cùng phát triển dự án có giá trị lớn mà cịn
là sự liên kết của hai thương hiệu có uy tín và vị thế trên thị trường. Khi hai thương hiệu
Việt “bắt tay” với nhau, thị trường sẽ có sự chuyển biến tích cực, hướng tới lợi ích của
khách hàng và đề cao sự phát triển bền vững.
Với mục tiêu chiến lược mở rộng hệ thống cửa hàng và phát triển hệ thống đại lý,
trong tháng 11 năm 2019, Biti’s hợp tác cùng Cơng Ty MTV AGUDA chính thức ra mắt

cửa hàng chuyên doanh bán 100% sản phẩm Biti’s tại số 69 Phùng Hưng, Phường Phúc
La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội. Đánh dấu bước ngoặc của Biti’s trong việc phát
triển hợp tác cửa hàng theo hình thức chuẩn về cách nhận diện thương hiệu và chỉ chuyên
bán các sản phẩm Biti’s. Nối tiếp thành công sau cửa hàng chuẩn đầu tiên tại Hà Nội, đầu
năm 2020 - ngày 04/01/2020, Biti’s chính thức ra mắt cửa hàng chuyên doanh bán 100%
sản phẩm Biti’s tại số 429 Núi Thành, P. Hoà Cường Bắc, Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng. Với
chính sách hợp tác đầy thiện chí, Biti’s có những đầu tư hỗ trợ cho các đơn vị đối tác,
chính sách hỗ trợ vận hành, đầu tư phần mềm bán hàng POS, các chương trình khuyến
mãi giúp đẩy mạnh doanh thu mơ hình mới.

Có thể thấy cộng tác hỗ trợ rất hiệu quả cho các chức năng trong chuỗi cung ứng của
Bitis. Với mua hàng, cộng tác giúp giảm thời gian tìm kiếm cũng như đấu thầu để có được
nhà cung ứng mới; dễ dàng quản lý nhờ giảm số lượng nhà cung cấp và có được giá mua
tốt hơn. Với sản xuất, cộng tác giúp hỗ trợ dự báo nhu cầu và lập kế hoạch chính xác.
Đồng thời giúp cung cấp nguyên liệu liên tục, vừa đủ, tránh ùn ứ. Nguyên liệu đảm bảo
giúp tăng chất lượng sản phẩm và giảm gián đoạn trong cung ứng. Với thiết kế và phát
19


triển sản phẩm mới: Cộng tác cho phép doanh nghiệp Bitis tìm kiếm các nguồn ngun
liệu và cơng nghệ phù hợp để nhanh chóng phát triển sản phẩm mới, chia sẻ kiến thức và
tăng cường khả năng sáng tạo, chất lượng sản phẩm tốt hơn khi có sự tham gia thiết kế
của các nhà cung cấp. Cộng tác giúp quản lý nhu cầu tốt hơn, dự báo chính xác hơn cũng
như xử lý tốt các vấn đề ngoài dự báo.
2.4. Đánh giá thực trạng cộng tác CCU tại Biti’s
2.4.1. Thành công
Biti’s sử dụng nguồn đơn cho mỗi loại nguyên vật liệu để làm nên thành phẩm. Các
mối quan hệ trong cấu trúc nguồn đơn thường dài hạn, giúp doanh nghiệp nghiệp tập
trung vào phát triển mối quan hệ trung thành và tin tưởng lâu dài. Mối quan hệ giữa nhà
cung cấp của Biti’s và doanh nghiệp là cộng tác giao dịch. Nhà cung cấp chỉ thuần túy

bán hàng mà ít tham gia vào hệ thống cung ứng của Biti’s, do vậy khơng địi hỏi hệ thống
thơng tin phức tạp, các giao dịch được tiến hành nhanh và dễ dàng hơn.
Sự cộng tác phối hợp giữa Biti’s với các thương hiệu lớn như Pepsi, Disney,
Vietmax,… đem lại nhiều sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng. Việc mua bản quyền
từ những thương hiệu thế giới không chỉ giúp nâng tầm thương hiệu Việt như Biti’s mà
còn là một cơ hội giúp người tiêu dùng trong nước chạm tay đến những sản phẩm chính
hãng và chất lượng được kiểm duyệt nghiêm ngặt. Việc cộng tác chiến lược với nhiều
thương hiệu nổi tiếng giúp cho Biti’s học hỏi để nâng cao quy trình quản lý và sản xuất.
Chất lượng của sản phẩm sẽ ngày càng đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe của
những thị trường lớn như Châu Âu.
Biti’s đầu tư kho hàng riêng để dự trữ toàn bộ sản phẩm bán trên website và cập nhật
hàng hóa mới hàng tháng nhằm giảm thiểu việc báo hết hàng của khách hàng. Đồng thời
các cửa hàng bán lẻ của Biti's cũng có kho riêng. Với chính sách hợp tác đầy thiện chí,
Biti’s có những đầu tư hỗ trợ cho các đơn vị đối tác phân phối, chính sách hỗ trợ vận
hành, đầu tư phần mềm bán hàng POS, các chương trình khuyến mãi giúp đẩy mạnh
doanh thu. Chiến lược bổ sung liên tục trong cộng tác bán lẻ - nhà cung cấp giúp cho mức
tồn kho luôn được cải thiện, giảm thiểu mức tồn kho tại cửa hàng bán lẻ và trung tâm
phân phối.
Sự liên doanh giữa Biti’s và công ty Pouchen của Đài Loan đã tạo nên sự chuyển
biến mạnh mẽ cho Biti’s, giúp cho việc chuyển giao công nghệ sản xuất từ Đài Loan phục
vụ cho việc cải tiến chất lượng sản phẩm.
1.4.2. Hạn chế
Các nhà cung cấp mà Biti’s cộng tác chủ yếu là từ nước ngoài, 60% nguyên liệu
được nhập từ nhà cung cấp nước ngoài. Theo thống kê tỷ lệ nội địa hóa trên mỗi sản phẩm
giày da Việt Nam chỉ khoảng 20 - 30%. Chính vì thụ động nguồn nguyên liệu nên nó có
20


thể gây khó khăn trong việc phát triển sản phẩm đa dạng, tốn kém về chi phí và thời gian
cho quy trình sản xuất.

Một vài chính sách hợp tác của Biti’s với các kênh phân phối khác nhau sẽ khác
nhau. Điều này cũng có thể gây nên mâu thuẫn giữa các kênh về quyền lợi của mình. Ví
dụ kênh của cửa hàng tiếp thị, cửa hàng chuyên doanh sẽ được ưu ái hơn trong việc hỗ trợ
thiết bị trưng bày, những mẫu sản phẩm mới, việc đổi trả hàng hơn các kênh còn lại.
Mạng lưới kênh phân phối rộng khắp, cộng tác với nhiều bên trong cung ứng sản
phẩm cho khách hàng nhưng cũng khiến cho việc quản lí gặp khó khăn về việc thống nhất
trưng bày sản phẩm, cơ cấu hàng hóa, giá cả… Một số cửa hàng chỉ trưng bày bình
thường khơng mang tính thời trang cao và khơng hấp dẫn khách hàng dẫn đến khó cạnh
tranh.
Bên cạnh đó, Biti's chưa thật sự đầu tư cho cửa hàng của mình, họ đặt mua một kiot
trong chợ để trưng bày và bán sản phẩm, khiến cho khách hàng đánh đồng sản phẩm của
Biti's với các sản phẩm chất lượng thấp khác.
Thêm nữa, một số thành viên trong kênh phân phối của Biti's có thể được tự do bày
bán cả những sản phẩm khác, điều này gây nên xung đột trong kênh phân phối.
III. GIẢI PHÁP
3.1. Dự báo xu hướng cộng tác trong chuỗi cung ứng
 Xu hướng cộng tác với các kênh online, các sàn thương mại điện tử
Đây là 1 xu hướng cộng tác giúp cung cấp các giải pháp hậu cần và vận chuyển cho
các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ cấp doanh nghiệp, cung cấp dịch vụ giao hàng
tận nơi cho các nhà bán lẻ thường thông qua đội ngũ tài xế và nhân viên giao hàng. Nhiều
đơn vị sản xuất kinh doanh đang chủ động tìm đến hợp tác với các nhà cung cấp trên sàn
thương mại điện tử để ứng phó với sự đứt gãy chuỗi cung ứng trên thị trường toàn cầu do
tác động của dịch COVID-19 và đáp ứng nhu cầu số hóa doanh nghiệp. Đặc biệt trong
khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, kênh bán hàng offline bị giới hạn trên phạm vi
toàn cầu, doanh nghiệp bắt buộc phải chuyển hướng sang kênh bán hàng online để tìm
kiếm, cộng tác với các nhà cung cấp, nguồn cung hàng hóa mới để đảm bảo nguồn cung
khi thị trường đang khan hiếm.
Ngoài ra, lợi ích từ việc cộng tác với các sàn thương mại điện tử B2B mang lại
không chỉ đáp ứng nhu cầu mua hàng online của khách hàng, mà còn là giải pháp mở
rộng mạng lưới kinh doanh, kết nối chuỗi cung ứng nội địa và tiếp cận thị trường nước

ngoài, thử nghiệm sản phẩm mới…
Đối với diễn biến thị trường toàn cầu, cũng như trong nước, doanh nghiệp bắt buộc
phải chuyển đổi số và từng bước đưa sản phẩm lên nền tảng số hóa. Ngồi những hoạt
21


động chuyển đổi số thương mại điện tử, truyền hình số và nội dung số là những vấn đề
được quan tâm hàng đầu.
 Xu hướng cộng tác với các doanh nghiệp Logistics.
Thay vì tự vận hành hoạt động vận chuyển, kho bãi,... các doanh nghiệp kinh doanh
hiện nay đã chuyển dần sang hợp tác với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Logistics. Hệ
thống logistics giữ vai trò quan trọng giúp liên kết và tối ưu tồn bộ q trình sản xuất và
lưu thông trên phạm vi rất rộng, từ trong quốc gia, trong khu vực và đến toàn thế giới. Sự
cộng tác với các doanh nghiệp Logistics giúp các doanh nghiệp kinh doanh có thể tối
thiểu hóa thời gian xử lý đơn hàng, giảm chi phí vận hành và tạo nên sự khác biệt trong
dịch vụ cung ứng,… đồng thời tăng khả năng đáp ứng khách hàng. Điều này sẽ giúp
doanh nghiệp kinh doanh có lợi thế cạnh tranh hơn so với bối cảnh thị trường như ngày
nay.
Đối với tồn bộ q trình lưu thơng, phân phối hàng hóa, việc ứng dụng hệ thống
logistics là một bước phát triển cao hơn của dịch vụ giao nhận kho vận, dịch vụ vận tải đa
phương thức. Vận tải đa phương thức đã liên kết được tất cả các phương thức vận tải với
nhau để phục vụ cho nhu cầu cung ứng và tiêu thụ của nhà sản xuất, nhà phân phối cũng
như nhu cầu với sản phẩm của người tiêu dùng. Với các doanh nghiệp thương mại điện
tử, giao nhận do doanh nghiệp đảm nhận giúp tiết giảm thời gian xử lý đơn hàng, giảm
chi phí vận hành và tạo nên sự khác biệt trong dịch vụ cung ứng.
 Xu hướng cộng tác với các kênh phân phối.
Người tiêu dùng Việt Nam đang có sự chuyển đổi từ kênh bán lẻ truyền thống sang
kênh bán lẻ hiện đại, online và chú trọng hơn về chất lượng sản phẩm, phương thức mua
hàng cũng như các chương trình khuyến mãi, ưu đãi.
Tuy sự sụt giảm về doanh thu đáng kể nhưng thị trường bán lẻ truyền thống vẫn

đang chiếm 60% thị phần phát triển của ngành bán lẻ đặc biệt là những sản phẩm thiết
yếu như giày dép, quần áo,… hay các mặt hàng có giá trị cao. Dù tỷ lệ các giao dịch thực
hiện qua kênh truyền thống có giảm đi, nhường chỗ cho các kênh mới thể hiện, nhưng bản
thân kênh này khơng dễ dàng mất đi vai trị của mình. Do vậy xu hướng hướng đến việc
cộng tác với các nhà phân phối truyền thống là tất yếu và được các doanh nghiệp quan
tâm cũng như hiểu được tầm quan trọng của nó. Song song với các xu hướng kinh doanh
online trên nền tảng số thì xu hướng cộng tác kinh doanh với các nhà phân phối cũng
được các doanh nghiệp chú trọng không kém.
Tuy nhiên cần lưu ý với kênh phân phối truyền thống, hàng hoá được vận chuyển
qua nhiều kênh, bắt đầu từ nhà sản xuất, đi qua hệ thống các nhà phân phối rồi mới tới
cửa hàng bán lẻ. Nếu doanh nghiệp khơng có biện pháp tối ưu q trình phân phối, thì chi
phí vận chuyển này là rất cao và bị cộng dồn vào giá bán sản phẩm. Bên cạnh đó khi qua
22


nhiều kênh trung gian các thơng tin cũng có thể bị sai lệch gây nên “hiệu ứng roi da” làm
nhiễu thơng tin thực khiến doanh nghiệp có thể dự báo sai nhu cầu thị trường.
3.2. Giải pháp cho cộng tác trong chuỗi cung ứng của Biti’s
 Các nhà cung cấp
Nguồn nguyên vật liệu đầu vào của Biti's hiện nay chủ yếu vẫn là nhập khẩu từ nước
ngoài, khoảng cách về mặt địa lý khiến cho Biti's trở nên phụ thuộc rất nhiều vào đối tác,
cản trở tốc độ sản xuất, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của doanh
nghiệp. Vì vậy, giải pháp dành cho Biti's lúc này là nên "nội địa hóa" nguồn nguyên vật
liệu. Cụ thể, tìm và chắt lọc những cơng ty cung cấp nguồn nguyên liệu thay thế, liên tục
ưu tiên hợp tác với những công ty cung cấp trong nước vừa để nâng cao tỉ lệ "nội địa hóa"
vừa tiết kiệm được chi phí, gia tăng lợi nhuận và hạn chế được nhược điểm khi nhập khẩu
nguyên liệu từ nước ngoài.
Nhất là trong năm 2019, dịch bệnh Covid-19 gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
ngành sản xuất và kinh doanh Giày da, song đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp bớt
phụ thuộc vào các nhà cung ứng nước ngoài, mở rộng cơ hội cho nhà sản xuất, cung ứng

trong nước. Cũng trong khoảng thời gian này, các nước trên thế giới rất ngưỡng mộ Việt
Nam về sự ổn định và khả năng chống dịch tốt, họ có nhu cầu chuyển dịch cơ cấu, cung
ứng trực tiếp về Việt Nam. Họ đầu tư nhà xưởng sản xuất hàng hóa để tiện cho việc cung
ứng. Biti's nên đồng thời hợp tác với những nhà cung ứng có sẵn nhà xưởng sản xuất tại
Việt Nam, vừa hợp tác với các nhà cung ứng trong nước. Từ đó, góp phần tiết kiệm chi
phí, thời gian cung ứng cho các bên.
 Các bên liên kết sản xuất
Biti's có đội ngũ thiết kế riêng cho sản phẩm của mình. Gần đây, nhãn hàng cũng
cho ra rất nhiều các thiết kế bắt mắt, tính thời trang cao. Tuy nhiên, để duy trì và nâng cao
chất lượng mẫu mã, thu hút thêm khách hàng trung tâm của Biti's hiện nay là giới trẻ thì
Biti's nên tham khảo th ngồi thiết kế, các công ty chuyên thiết kế các mẫu mã độc
quyền theo ý tưởng sẵn có, làm việc, cộng tác cùng với đội ngũ của Biti's để cho ra những
thiết kế ấn tượng, thu hút nhất, ví dụ như cộng tác với nhóm thiết kế như "FactoryBox",...
 Mạng lưới phân phối và thị trường tiêu thụ
Giải pháp cho Biti's là cải thiện phương thức quản lí các cửa hàng, đại lý trực tiếp và
các cơ sở cộng tác với Biti's, bày bán sản phẩm của Biti's. Xây dựng thỏa thuận chung
phù hợp với cả hai bên, yêu cầu các bên phân phối thực hiện nghiêm túc nhất là trong
hoạt động trưng bày, cơ cấu hàng hóa tạo nên sự đồng nhất giữa các đại lý.
Thứ hai, ngoài việc thúc đẩy việc bán hàng trên các trang thương mại điện tử, Biti's
nên cộng tác thêm với những trang chuyên bán giày dép chính hãng và uy tín khác như Ly
Giày,... để thúc đẩy doanh số bán và lợi nhuận.
23


Cuối cùng là ngoài các cửa hàng, đại lý phân phối trực tiếp của mình, Biti's nên
chọn lựa các cửa hàng, siêu thị uy tín đủ tiêu chuẩn để vừa tạo điều kiện trưng bày sản
phẩm, vừa góp phần nâng cao giá trị thương hiệu, sản phẩm thu hút khách hàng.
 Vận chuyển và kho bãi
Vì hệ thống các đại lý, cửa hàng online và offline của Biti's rất nhiều nên ngồi việc
mỗi cơ sở có kho cho riêng mình thì Biti's cũng nên có những tổng kho lớn chia theo khu

vực để tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển hàng hóa. Nhưng việc đầu tư xây dựng
kho bãi chiếm khá nhiều chi phí nên việc cân nhắc cộng tác với bên thứ ba (thuê kho) sẽ
giúp công ty tiết kiệm được chi phí, thay vào đó là đầu tư thêm cho chất lượng, mẫu mã
của sản phẩm, các chiến dịch truyền thông, xúc tiến,...
3.3. Một số kiến nghị
Giày dép nói chung là 1 loại nhu yếu phẩm cần thiết của mọi nhà và mọi người.
Trước đây có Biti’s có thể nói là 1 thương hiệu quốc dân chi phối ngành giày dép của Việt
Nam nhưng hiện nay vị trí đó lại bị các hãng giày dép nước ngoài chi phối khá mạnh mẽ
đặc biệt là các hãng giày dép từ Trung Quốc và các hãng giày thuộc các nước Anh, Mỹ
như Nike, Adidas,... Do vậy các doanh nghiệp sản xuất giày dép trong nước cần đề ra
những phương án cộng tác, liên minh hay sát nhập lại với nhau mở rộng quy mô, tạo tiềm
lực kinh tế vững chắc để cùng phát triển lớn mạnh hơn. (Một ví dụ điển hình cho các cuộc
liên minh giữa các doanh nghiệp lớn của Việt Nam có thể nói đến sự liên minh cộng tác
giữa THACO và HAGL. Thay vì "bán mình" cho nước ngồi hoặc chịu phá sản, những sự
hợp tác phù hợp, có tính tốn sẽ đem lại lợi ích cho cả hai bên, đồng thời cũng tác động
tốt đến nền kinh tế nói chung. Chẳng hạn, khơng chỉ cứu HAGL mà sự hợp tác này còn
giúp THACO theo đuổi được chiến lược đầu tư nông nghiệp quy mơ lớn, chun biệt loại
cây trồng và hình thành chuỗi giá trị).
Các doanh nghiệp kinh doanh giày dép nói chung cần cộng tác cùng phát triển, bắt
kịp xu hướng người tiêu dùng, ứng dụng các nền tảng số, liên kết với các doanh nghiệp
Logistics để tối ưu hóa chi phí, cộng tác cùng các sàn thương mại điện tử để bắt kịp xu
hướng người tiêu dùng khi càng ngày người tiêu dùng càng có xu hướng tiêu dùng online.
Hoạt động cộng tác không chỉ là sợi dây liên kết giữa các doanh nghiệp, mà cịn có tác
dụng địn bẩy giúp doanh nghiệp bẩy các nguồn lực hiện hữu và năng lực tiềm tàng trong
khi cùng đối tác phát triển các nguồn lực và năng lực khác làm nền tảng cho lợi thế cạnh
tranh mới.
Bên cạnh đó nhà nước cũng cần bổ sung thêm các điều luật để bảo vệ các bên trong
quá trình hợp tác dựa trên hợp đồng hợp pháp, xây dựng thêm các chính sách để kích
thích tiêu thụ sản phẩm trong nước, nâng cao thương hiệu quốc gia, tạo điều kiện thuận
lợi cho các doanh nghiệp trong nước liên kết, cộng tác cùng phát triển. Đẩy mạnh ứng

24


dụng thương mại điện tử hỗ trợ các ngành hàng xuất khẩu chủ lực, mở rộng tiêu thụ cho
hàng hóa nội địa và thúc đẩy phát triển thương mại điện tử tại các địa phương.

25


×