Tải bản đầy đủ (.docx) (112 trang)

Chính sách đối với công giáo của chính quyền ngô đình diệm (1955 1963)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 112 trang )

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUN NGÀNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ

CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CƠNG GIÁO CỦA CHÍNH QUYỀN
NGƠ ĐÌNH DIỆM (1955 - 1963)

NGUYỄN ĐÌNH TÙNG


KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NIÊN KHỐ 2012 - 2016
CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CƠNG GIÁO CỦA CHÍNH QUYỀN
NGƠ ĐÌNH DIỆM (1955 - 1963)

Chuyên ngành:

SƯ PHẠM LỊCH SỬ TS.

Giảng viên hướng dẫn:

LÊ QUANG HẬU

Sinh viên thực hiện:

NGUYỄN ĐÌNH TÙNG

Mã số sinh viên:

1220820077



UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN
CHỊU TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
1. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN
Họ và tên: Nguyễn Đình Tùng
Sinh ngày: 01 tháng 09 năm 1994

Lớp: D12LS02

Khoá học: 2012 - 2016

Nơi sinh: Thọ Xuân - Thanh Hố
Khoa: Lịch Sử
Địa chỉ liên hệ: phường Khánh Bình, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 0974.844.914

Email:

2. Q TRÌNH HỌC TẬP
• Năm thứ 1:
Ngành học: Sư phạm Lịch sử
Khoa: Sử
Kết quả xếp loại học tập: Trung bình Khá
Sơ lược thành tích: Đạt học bổng học kì II năm học 2012 - 2013

• Năm thứ 2:
Ngành học: Sư phạm Lịch sử
Khoa: Sử

Kết quả xếp loại học tập: Khá.
Sơ lược thành tích: Đạt học bổng và giấy khen năm học 2013 - 2014

• Năm thứ 3:
Ngành học: Sư phạm Lịch sử


Khoa: Sử
Kết quả xếp loại học tập: Giỏi
Sơ lược thành tích: Đạt học bổng và giấy khen năm học 2014 - 2015, được khen thưởng
trong đợt kiến tập năm 2014 - 2015. Đăng tạp chí khoa học lịch sử tỉnh Bình Dương Phạm Thúc Sơn, Nguyễn Đình Tùng (2015) “Chính sách khai thác về thương mại của
thực dân Pháp ở Nam Kỳ từ 1874 - 1914” tạp chí số 38.

• Năm thứ 4:
Ngành học: Sư phạm Lịch sử
Khoa: Sử
Kết quả xếp loại học tập: Giỏi
Sơ lược thành tích: Được vinh dự học lớp cảm tình Đảng. Được đăng một bài viết trong
kỷ yếu hội thảo khoa học 20 năm đô thị hố Bình Dương những vấn đề thực tiễn - Lê
Quang Hậu, Nguyễn Đình Tùng (2016), Vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu trong q trình
đơ thị hố - thực trạng và giải pháp để phục hồi và phát triển, Bình Dương. Đăng tạp
chí Khoa học lịch sử tỉnh Bình Dương - Nguyễn Thị Kim Ánh, Nguyễn Đình Tùng
(2016), Nhà cổ Đỗ Cao Thứa - cơng trình kiến trúc và cảnh quan đặc trưng của nhà cổ
Bình Dương xưa, tạp chí số 42. Đạt giải 3 cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học năm
2015 - 2016 do trường Đại học Thủ Dầu Một tổ chức.

Bình dương, ngày.... thung.... năm 2016
Xác nhận của lãnh đạo khoa

Sinh viên thực hiện đề tài


Nguyễn Đình Tùng
LỜI CẢM ƠN
Chúng tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Thủ Dầu Một
đã tạo điều kiện cho sinh viên được làm khoá luận tốt nghiệp để giúp chúng tôi mở rộng,
học hỏi, trau dồi tri thức và rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học.


Chúng tơi xin đặc biệt tỏ lịng kính trọng, biết ơn tiến sĩ Lê Quang Hậu thầy đã
tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và hướng dẫn cho chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện đề
tài. Đồng thời cảm ơn thạc sĩ Phạm Thúc Sơn, thạc sĩ Phan Thị Lý, Tiến sĩ Nguyễn
Phương Lan và tất cả các thầy cô giáo trong khoa đã định hướng và giúp chúng tôi hồn
thành tốt bài nghiên cứu của mình.
Chúng tơi xin gửi lời cảm ơn quý mến và sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã ln
quan tâm, hỗ trợ cũng như luôn ủng hộ, động viên. Đồng thời, chúng tôi cũng xin bày tỏ
lòng cảm ơn đến cơ quan và các anh chị nhân viên của Trung tâm lưu trữ quốc gia II, thư
viện tỉnh Bình Dương, thư viện Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, thư viện trường Đại
học Thủ Dầu Một đã hết lịng giúp đỡ trong việc tìm hiểu đề tài “Chính sách đối với
Cơng giáo của chính quyền Ngơ Đình Diệm (1955 - 1963)” để chúng tơi hồn thành đề
tài nghiên cứu của mình.


Trang


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm nay, với nhiều biến động lịch sử
to lớn. Từ năm 1954 đến năm 1975, đất nước trải qua 21 năm dưới chế độ thực dân
mới của Mỹ. Đây là thời kỳ lịch sử Việt Nam có nhiều biến động về chính trị và có

những thay đổi to lớn về xã hội trên nhiều phương diện. Tháng 7/1954, Hiệp định
Giơnevơ ký kết, đất nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền với hai chính
quyền riêng biệt: Miền Bắc là chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hồ; Miền Nam
là chính quyền Việt Nam Cộng hồ. Năm 1975, miền Nam hịa tồn giải phóng, đất
nước thống nhất có tên là nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Tại miền Nam Việt Nam, chế độ Việt Nam Cộng hoà được chia làm 3 thời kỳ:
Đệ nhất Cộng hồ - Chính quyền Ngơ Đình Diệm (1955 - 1963); Thời kỳ Quân quản
(1963 - 1967); Đệ nhị Cộng hoà (1967 - 1975). Trong các thời kỳ trên, chế độ Việt
Nam Cộng hồ thời Ngơ Đình Diệm là giai đoạn lịch sử có nhiều vấn đề đặt ra nhất,
cần được các nhà khoa học nghiên cứu. Trong những năm qua, nhiều nhà sử học, nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước đã tập trung nghiên cứu về thời kỳ này. Tuy nhiên,
cho đến nay mảng đề tài này vẫn tồn tại nhiều khoảng trống chưa được nghiên cứu,
làm rõ và có nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu, đánh giá lại.
Chính quyền Ngơ Đình Diệm cùng với hệ thống các chính sách của Mỹ và
chính quyền Tay sai đã gây ra những tác động đa chiều đối với kinh tế - xã hội Việt
Nam trên khắp cả nước. Mỹ - Diệm từng bước thực hiện những chính sách của mình,
những chính sách đó theo chính quyền Ngơ Đình Diệm là xuất phát từ lợi ích của
nhân dân miền Nam Việt Nam, mang giá trị nhân văn cao cả. Nhưng thực tế thì khơng
phải như vậy, những chính sách đó xuất phát từ mưu đồ chính trị, từ lợi ích của Mỹ Diệm, là chính sách thực dân mới của Mỹ, mà chính quyền Ngơ Đình Diệm là tay sai.
Trong những chính sách của Mỹ - Diệm, nổi trội hơn hết có chính sách đối với
tơn giáo. Khi bàn về chính sách tơn giáo của Mỹ - Diệm thì hầu hết những nhà lịch sử
sẽ trả lời ngay: Chính sách tơn giáo của Mỹ - Diệm là chính sách ưu đãi Cơng giáo, kỳ
thị Phật giáo và các tôn giáo khác. Tuy nhiên, tại sao Mỹ - Diệm lại thực hiện chính
sách như vậy? Tại sao lại ưu đãi công giáo, kỳ thị các tôn giáo khác?. Chính sách bất
cơng tơn giáo này đã để lại hệ quả như thế nào đối với tình hình kinh tế, chính trị, xã
7


hội ở miền Nam Việt Nam?.
Mặc dù đã có một số cơng trình nghiên cứu về vấn đề tơn giáo thời Ngơ Đình

Diệm, nhưng cho đến nay vẫn chưa có tác giả nào tập trung nghiên cứu về chính sách
của chính quyền Ngơ Đình Diệm đối với Cơng giáo và hệ quả của nó. Do đó, để làm
rõ vấn đề này, chúng tơi quyết định chọn đề tài “Chính sách đối với Cơng giáo của
chính quyền Ngơ Đình Diệm (1955 - 1963)”. Qua đó, tìm hiểu, phân tích và làm rõ
những chính sách của chính quyền Ngơ Đình Diệm đối với Cơng giáo về các mặt
chính trị, kinh tế - xã hội, văn hố - giáo dục.
Việc tìm hiểu đề tài “Chính sách đối với Cơng giáo của chính quyền Ngơ Đình
Diệm (1955 - 1963)” là cần thiết. Việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần làm rõ
những chính sách đối với Cơng giáo của chính quyền Ngơ Đình Diệm và hệ quả của
nó, qua đó làm phong phú hơn cho nguồn tài liệu để các nhà nghiên cứu tiếp tục thực
hiện những đề tài liên quan đến vấn đề tơn giáo, chế độ Việt Nam Cộng hồ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về chính quyền Ngơ Đình Diệm hay Tơn giáo là mảng đề tài thu
hút được nhiều sự quan tâm của những người đam mê nghiên cứu trong và ngoài
nước. Sau khi chế độ Việt Nam Cộng hồ sụp đổ (1975), nhiều chính khách, tướng tá,
các nhà nghiên cứu cuả Mỹ, Pháp và Việt Nam đã viết nhiều sách, báo, tạp chí, hồi ký
để lý giải sự thất bại của chế độ, mối quan hệ Mỹ - Diệm, tình hình chính trị, kinh tế,
văn hố, giáo dục thời Ngơ Đình Diệm... Đến nay, có một số cơng trình tiêu biểu sau:
Linh mục Cao Văn Luận với “Bên Dòng Lịch sử (1940 - 1965)”, Hồi ký được
Nhà xuất bản Trí Dũng Sài Gịn phát hành năm 1972. Trong Hồi ký tác giả đã đề cập
được hầu như là đầy đủ những gì mà tác giả biết, tác giả chứng kiến đối với chế độ
Ngơ Đình Diệm: Đề cập đến vấn đề di cư; Cuộc đối đầu giữa Việt Nam Cộng hồ đối
với Bình Xun và các đảng phái chính trị; Vấn đề văn hố giáo dục. Thơng qua đó,
chúng tơi có cách nhìn sâu hơn về chế độ Ngơ Đình Diệm. Đồng thời, đây là nguồn
tài liệu tham khảo bổ ích khi chúng tơi viết phần “Khái qt chế độ Ngơ Đình Diệm”
và “Văn hố giáo dục”.
Trần Tam Tĩnh với tác phẩm “Thập giá và lưỡi gươm”, tác phẩm được Nhà
xuất bản Trẻ phát hành năm 1988. Trong tác phẩm, Trần Tam Tĩnh đã phản ánh những
8



vấn đề của Giáo hội Công giáo từ thế kỷ XVIII đến nay. Do đó, đây là một trong
những nguồn tài liệu rất bổ ích đối với q trình nghiên cứu của chúng tôi. Sách
không nhưng cho chúng tôi hiểu được mặt sáng và mặt tối của Công giáo, mà cịn cho
chúng tơi nhiều số liệu về Cơng giáo q giá để chúng tơi vận dụng vào bài làm của
mình.
Hồng Linh Đỗ Mậu với Hồi ký '“Tâm sự tướng lưu vong - Việt Nam máu lửa
quê hương tôi”, Hồi ký được xuất bản năm 1995 bởi Nhà xuất bản Công an Nhân dân.
Tác giả Đỗ Mậu là một tâm phúc của Ngơ Đình Diệm, là Giám đốc An Ninh Qn đội
Sài Gịn... Do đó, ơng có điều kiện để hiểu rộng biết sâu về chính quyền Ngơ Đình
Diệm. Vì vậy, Hồi ký của Đỗ Mậu đã thể hiện khá là đầy đủ về chế độ Đệ nhất Cộng
hoà Việt Nam. Trong Hồi ký, Đỗ Mậu đã nêu lên một số vấn đề liên quan đến Cơng
giáo thời Ngơ Đình Diệm như: Một số sách lược để “Cơng giáo hố Việt Nam”; lý
giải một số vấn đề chứng minh “Đảng Cần lao Nhân vị” biến thành “Đảng Cần lao
Công giáo”; Một số việc làm thể hiện mưu đồ “Cơng giáo hố bộ máy chính trị”; Chế
độ Gia đình trị và một số chính sách độc tài của nhà họ Ngơ Đình. Hồi ký Đỗ Mậu
giúp chúng tôi hiểu hơn về gia đình Ngơ Đình Diệm, thơng qua đó xác định được một
số ngun nhân dẫn đến chính sách ưu đãi cơng giáo của chế độ. Đồng thời, những
vẫn đề mà Đỗ Mậu đề cập liên quan đến vấn đề tôn giáo, góp phần làm phong phú
hơn cho nguồn tư liệu để phục vụ cho bài nghiên cứu của chúng tôi.
Tác giả Lê Cung với tác phẩm “Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm
1963”, tác phẩm được Nhà xuất bản Thuận Hoá Huế xuất bản năm 2003. Nội dung
của tác phẩm là giới thiệu chính sách của Ngơ Đình Diệm đối với Phật giáo miền
Nam Việt Nam và cuộc đấu tranh của Phật giáo trước năm 1963. Mặc dù nội dung
chính là đề cập đến Phật giáo nhưng để làm sâu sắc được bài viết tác giả đã liên tục đề
cập đến vấn đề Cơng giáo. Do đó, thơng qua bài viết chúng tơi hiểu được chính sách
ưu đãi Cơng giáo, kỳ thị Phật giáo của chính quyền Ngơ Đình Diệm.
Tác giả Lê Quang Hậu với luận án tiến sĩ “Phong trào đấu tranh chống chế độ
Mỹ - Diệm ở Sài Gòn Gia Định từ 1954 đến 1963” năm 2003. Trong luận án tác giả đã
trình bày sự bất cơng của chính quyền Ngơ Đình Diệm trong việc ban hành các chính

sách bất bình đẳng giữa Cơng giáo với Phật giáo và các tơn giáo khác. Thơng qua đó,
đây là nguồn tư liệu q giá để chúng tơi hồn thành tốt đề tài của mình.
9


Tác giả Nguyễn Quang Hưng với những bài viết: “Vài nét về cuộc di cư của
giáo dân Bắc kỳ sau hiệp định Giơnevơ năm 1954”, bài viết đăng năm 2004, tạp chí
Nghiên cứu Tơn giáo, số 6; “Vài nét về lập trường của Toà thánh Vatican đối với cuộc
chiến tranh Việt Nam (1954 - 1975), bài viết đăng năm 2006, tạp chí Nghiên cứu Tơn
giáo, số 1; “Các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách của nhà nước Việt Nam đối với
Cơng giáo nhìn từ góc độ Văn hố - Tơn giáo”, bài viết đăng năm 2008, tạp chí
Nghiên cứu Tơn giáo, số 1. Những cơng trình nghiên cứu trên của tác giả Nguyễn
Quang Hưng đã khái quát được nhiều vấn đề về Cơng giáo mà phục bổ ích cho bài
nghiên cứu của chúng tôi như: vấn đề giáo dân Cơng giáo di cư; Sự can thiệp của Tồ
thánh Vatican đối với chiến tranh ở Việt Nam_
Ngồi những cơng trình nghiên cứu ở trên cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu
khác có liên quan đến hoạt động của Cơng giáo thời Đệ nhất Cộng hoà Việt Nam như:
Tác giả Peter Hansen (2009) với bài viết “Bắc di cư: Dân Công giáo tị nạn từ miền
Bắc và vai trò của họ tại Việt Nam Cộng hoà (1954 - 1959), Biên dịch Đỗ Hải Yến;
Tác giả William Henderson và Wesley R. Fishel, “The Foreign Policy of Ngo Dinh
Diem - Chính sách đối ngoại của Ngơ Đình Diệm - Phần 1 và phần 2, Biên dịch Vũ
Thị Hương Giang. Những bài viết này đăng trong tạp chí nghiên cứu quốc tế. Tác giả
Lê Thành Nam - khoa lịch sử trường Đại học Sư phạm Huế với bài viết “Chính sách
di cư của Mĩ và chính quyền Ngơ Đình Diệm sau Hiệp định Genève”; Tác giả Nguyễn
Văn Khoan có “Về sự kiện chống cưỡng ép di cư cuối năm 1954 đầu năm 1955 tại
miền Bắc Việt \am”_ Những bài viết này đã phần nào đề cập đến vấn đề Cơng giáo di
cư, vai trị của tín đồ Cơng giáo di cư trong chính quyền Ngơ Đình Diệm, chính sách
đối ngoại của chính quyền Ngơ Đình Diệm... Do đó, những bài viết này phục vụ thiết
thực cho bài nghiên cứu của chúng tơi.
Nhìn chung, tất cả các cơng trình nghiên cứu ở trên đã đề cập ở nhiều mức độ

khác nhau về vấn đề Công giáo thời kỳ Đệ nhất Cộng hoà Việt Nam (1955 - 1963).
Có tài liệu nghiên cứu khá chi tiết về một vấn đề nào đó, có tài liệu lại chỉ nêu lên một
cách sơ lược. Song, tất cả đều rất có ích đối với nhóm nghiên cứu chúng tơi. Tuy
nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một tác giả nào tập trung nghiên cứu về đề tài của
chúng tơi. Vì vậy, với đề tài: “Chính sách đối với Cơng giáo của Chính quyền Đệ
nhất Cộng hồ Việt Nam (1955 - 1963)’”, chúng tơi hy vọng sẽ có những đóng góp
mới, thiết thực cho cơng cuộc tìm hiểu về những chính sách của chính quyền Ngơ
10


Đình Diệm thời kỳ Đệ nhất Cộng hồ Việt Nam.
3. Mục tiêu đề tài
Xuất phát từ nhận thức tính cấp thiết của đề tài, chúng tôi đã đặt ra và giải
quyết các yêu cầu khoa học cụ thể sau đây:
Khái quát sơ lược về chế độ Việt Nam Cộng hòa giai đoạn 1955 - 1963 nhằm
giúp người đọc hình dung cụ thể và sâu sắc về chế độ, từ quá trình hình thành đến sự
sụp đổ, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, văn hoá, giáo dục, đối ngoại của chính
quyền Ngơ Đình Diệm.
Nêu lên những chính sách của chính quyền Ngơ Đình Diệm đối với Cơng giáo
về các mặt chính trị - quân sự, kinh tế - xã hội, văn hoá - giáo dục, đối ngoại.
Nhận định, đánh giá và nêu lên hệ quả của chính sách Cơng giáo của chính
quyền Ngơ Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 - 1963.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về chính sách đối với Cơng giáo của chính quyền Ngơ Đình
Diệm.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu về khơng gian: Chế độ Ngơ Đình Diệm ở miền Nam Việt
Nam.
Phạm vi nghiên cứu về thời gian: từ 1955 - 1963.

Trong q trình nghiên cứu có những phần chúng tôi đề cập về không gian cũng
như thời gian vượt ra khỏi phạm vi không gian và thời gian của đề tài, nhằm mục đích
làm rõ những vấn đề được đề cập trong nội dung của đề tài.
5
. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
5.1.

Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu

Đề tài tiếp cận hệ thống dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Duy vật lịch sử và
những vấn đề có tính lí luận theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ
Chí Minh.
11


Phương pháp nguyên cứu: Để thực hiện đề tài “Chính sách đối với Cơng giáo
của chính quyền Ngơ Đình Diệm (1955 - 1963)” chúng tôi sử dụng một số phương
pháp, trong đó chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic.
Phương pháp lịch sử: Sử dụng phương pháp lịch sử để mơ tả và trình bày
những sự kiện về quá trình hình thành, sự ra đời và sụp đổ của chính quyền Ngơ Đình
Diệm. Thơng qua đó, tạo điều kiện cho bạn đọc hình dung một cách tồn diện nhất về
quá trình hình thành, ra đời và sụp đổ của chế độ Ngơ Đình Diệm.
Phương pháp logic: Sử dụng phương pháp logic nhằm tìm hiểu nguồn gốc của
những chính sách mà chính quyền Ngơ Đình Diệm áp dụng đối với tơn giáo và hệ quả
của nó. Đặc biệt làm rõ những chính sách đối với Cơng giáo của chính quyền Ngơ
Đình Diệm để Cơng giáo từng bước trở thành thế lực có quyền hành cao trong chính
quyền Ngơ Đình Diệm.
Ngồi ra chúng tơi cịn vận dụng phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh
là phương pháp cần thiết trong đề tài nghiên cứu của chúng tơi. Vì để làm sáng tỏ
chính sách của chính quyền Ngơ Đình Diệm đối với Cơng giáo địi hỏi chúng tơi phải

so sánh chính sách đó đối với chính sách mà chính quyền Ngơ Đình Diệm áp dụng đối
với các tơn giáo khác. Thơng qua đó, thấy rõ chính sách ưu đãi Cơng giáo, kỳ thị các
tôn giáo khác của chế độ Ngô Đình Diệm.
5.2.

Nguồn tài liệu

Để thực hiện tốt bài nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các nguồn tài liệu sách, báo,
tạp chí, internet, và đặc biệt là tài liệu bậc một: những Sắc lệnh, Nghị định, kế hoạch,
văn thư, báo cáo kết quả... thời kỳ Việt Nam Cộng hòa liên quan đến đề tài của chúng
tôi. Nguồn tài liệu chúng tôi tham khảo chủ yếu từ: Trung tâm lưu trữ Quốc gia II, thư
viện Khoa học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, thư viện tỉnh Bình Dương, thư viện
trường Đại học Thủ Dầu Một.
6. Đóng góp và khả năng ứng dụng của đề tài
Kết quả của đề tài góp phần giúp cho người đọc hiểu rõ hơn chính sách của
chính quyền Ngơ Đình Diệm đối với Cơng giáo ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955
- 1963.
Cung cấp thêm nguồn tư liệu cho đọc giả quan tâm đến chế độ Việt Nam Cộng
12


hồ và tơn giáo ở Việt Nam. Đồng thời, tạo điều kiện cho các bạn học sinh, sinh viên
có thêm nguồn tài liệu để tham khảo khi thực hiện một đề tài nào đó có liên quan.
Có thể đưa chính sách đối với tơn giáo của chính quyền Ngơ Đình Diệm thành
tư liệu tham khảo cho các bạn sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành
lịch sử, chính trị.
7. Bố cục
Ngồi phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, bài nghiên cứu
được chia thành 3 chương:
Chương I: Khái quát chế độ Việt Nam Cộng hịa giai đoạn 1955 - 1963

Chương II: Chính sách đối với Cơng giáo của chính quyền Ngơ Đình Diệm
(1955 - 1963)
ChươngNgơ
quyền
III:
Đình
Nhận
Diệm
định,
(1955
đánh
- giá
1963)
chính sách Cơng giáo của chính

13


CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHẾ ĐỘ VIỆT NAM CỘNG HÒA GIAI ĐOẠN 1955 - 1963
1.1. Quá trình hình thành và sự ra đời chính thể Cộng hồ Việt Nam
Trước nguy cơ Pháp thất bại ở Đông Dương, Mỹ ngày càng can thiệp sâu hơn
vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Ngày 7/5/1954, Pháp thua trận ở Điện Biên Phủ.
Nhân cơ hội đó, Mỹ tăng cường lực lượng thế chân Pháp ở Đơng Dương. Ngơ Đình
Diệm (đang sống lưu vong) là sự lựa chọn của Mỹ để làm tay sai cho mình. Richarrd
F. Newcomb viết: “Đối với người Mỹ, Diệm là rất thích hợp. Ơng là người Việt Nam
thực sự, 54 tuổi chống Pháp, chống Cộng. Với một vài kinh nghiệm trong thời kỳ làm
quan thuộc địa, và là một người Thiên Chúa giáo (khơng bao giờ chú ý đến Việt Nam
có 85% dân số là Phật giáo)” [39; 29].
Để Ngơ Đình Diệm trở thành tay sai đắc lực cho Mỹ, tháng 6/1954 Mỹ dùng

viện trợ gây sức ép cho Pháp và Quốc trưởng Bảo Đại đưa Ngơ Đình Diệm về nước
làm thủ tướng. Ngày 16/6/1954, Quốc Trưởng Bảo Đại chính thức cơng bố cử Ngơ
Đình Diệm làm Thủ tướng với tồn quyền hành động. Với toàn quyền hành động tức
là mọi quyết định quan trọng liên quan đến Quốc gia Việt Nam thì Thủ tướng Ngơ
Đình Diệm khơng cần phải xin ý kiến của Quốc Trưởng Bảo Đại như những thủ tướng
tiền nhiệm.
Ngày 25/6/1954, Ngơ Đình Diệm từ Pháp về phi trường Tân Sơn Nhất (Sài
Gịn), được sự tiếp đón nồng nhiệt theo nghi lễ ngoại giao của một số nhân viên đại
diện các Bộ trong Chính phủ Bửu Lộc, một số sĩ quan cấp tá Việt và Pháp thuộc Bộ
Quốc phòng và bộ Tổng Tham mưu Quân đội Quốc gia Việt Nam (TTM/QĐQGVN),
cùng một số người thân thuộc dòng họ Ngơ Đình và Nhân sĩ thân hữu của gia đình
Ngơ Đình Diệm.
Sau khi trở về nước, Ngơ Đình Diệm tiếp xúc với các nhân sĩ để thành lập
chính phủ. Ngày 7/7/1954, chính phủ của Ngơ Đình Diệm chính thức được trình diện
và bắt đầu tham chánh (xem phụ lục 4.9).
Ngay sau khi Ngơ Đình Diệm trình diện chính phủ mới đã vấp phải những
tranh chấp quyết liệt từ hai giáo phái Cao Đài, Hồ Hảo và lực lượng Bình Xun.


Để chống lại chính phủ Ngơ Đình Diệm, qn đội Cao Đài, Hồ Hảo liên kết với lực
lượng Bình Xun lập ra “Mặt trận thống nhất toàn lực Quốc gia”. Tổ chức này đòi
quyền tham chánh, và ngày 21/3/1955, ép Thủ tướng Ngơ Đình Diệm phải thay đổi
nội các trong vòng năm ngày (thay đổi trước ngày 26/3). Cũng trong tháng 3, lực
lượng Bình Xun tấn cơng Bộ Tổng tham mưu rồi bắn pháo vào Dinh Độc lập. Để
phản công, quân chính phủ vây đánh Tổng nha Cảnh sát trên đại lộ Trần Hưng Đạo
(Galliéni cũ) do Lại Văn Sang người của Bình Xun làm Tổng Giám đốc. Ngơ Đình
Diệm phải triệu hồi Đại tá Dương Văn Minh về Sài Gòn để chỉ huy quân đội chống lại
những lực lượng chống đối.
Ngày 26/4/1955, Ngơ Đình Diệm ra lệnh cắt chức Lại Văn Sang và cử Đại tá
Nguyễn Ngọc Lễ vào thay thế, nhưng Lại Văn Sang không đồng ý. Lại Văn Sang

muốn phải có lệnh của Quốc trưởng Bảo Đại ông mới tuân thủ theo lệnh của Ngô
Đình Diệm. Trước những hành động của Ngơ Đình Diệm, ngày 27/4/1955 qn Bình
Xun mở đợt tấn cơng vào thành Cộng hồ và kêu gọi Quốc trưởng Bảo Đại can
thiệp. Ngay sau đó, Bảo Đại ra lệnh cho Ngơ Đình Diệm sang Pháp hội kiến. Ngơ
Đình Diệm khơng những khơng hội kiến mà còn triệu tập Hội đồng Nội các để lấy ý
kiến bác bỏ điện văn triệu tập của Bảo Đại. Tiếp đó, triệu tập phiên họp bất thường,
dùng danh nghĩa “Đại hội các lực lượng quốc gia” lập kiến nghị phế truất Bảo Đại.
Lập ra “Hội đồng Nhân dân Cách mạng” để đề xướng việc nhân dân phế Bảo Đại.
Ngày 30/4/1955, một cuộc đụng độ lớn diễn ra giữa quân chính phủ và lực
lượng Bình Xun có sự hậu thuẫn của quân đội Cao Đài, Hoà Hảo. Cuộc đụng độ
gây hoả hoạn ở khu Nancy (Cầu Nguyễn Văn Cừ ngày nay) và Chợ Quán khiến
20.000 người phải sơ tán [63]. Sau cuộc đụng độ, chính phủ kiểm sốt được các cửa
ngõ quan trọng vào đô thành như cầu Chữ Y, cầu Tân Thuận, Khánh Hội... Lực lượng
Bình Xuyên thua trận phải rút khỏi Sài Gịn, Chợ Lớn. Tháng 5/1955, nhóm chỉ huy
lực lượng Bình Xuyên gồm Lê Văn Viễn, Lại Hữu Tài, Lại Văn Sang phải rút quân về
Rừng Sát vì bị lực lượng chính phủ truy đuổi gắt gao. Đến cuối năm 1955, lực lượng
Bình Xun hồn tồn tan rã sau chiến dịch Hoàng Diệu.
Để giữ vững chỗ đứng, cũng trong năm 1955 chính phủ mở cuộc càn quét lực
lượng vũ trang Hoà Hảo trong chiến dịch Đinh Tiên Hoàng đánh vào Cái Vồn và Thốt
Nốt. Ngày 5/6/1955, chỉ huy lực lượng Hoà Hảo là tướng Nguyễn Giác Ngộ đầu
hàng, một số tướng lĩnh khác như Lê Quang Vinh, Trần Văn Soái cầm cự đến năm


1956 thì thất bại. Từ đó, lực lượng Hồ Hảo mới chính thức tan rã.
Lực lượng Cao Đài do hai tướng Trình Minh Thế và Nguyễn Thành Phương chỉ
huy nhận thấy khơng chống được qn chính phủ nên lực lượng này gia nhập Hội
đồng Cách mạng ủng hộ Thủ tướng Ngơ Đình Diệm vào tháng 4 nên khơng đụng độ
với qn chính phủ.
Bên cạnh việc thành lập chính phủ, Ngơ Đình Diệm thực hiện một số chủ
trương khác của Mỹ như: “Từ chối hiệp thương tổng tuyển cử, từ chối việc tái lập

quan hệ giữa hai miền Nam - Bắc; tổ chức tuyển cử riêng rẽ, bầu cử Quốc hội Lập
hiến, ban hành hiến Pháp (26/10/1956), lập đảng Cần Lao nhân vị, Phong trào Cách
mạng quốc gia, Thanh niên cộng hoà, Phụ nữ liên đ(')'i... ” [39; 30]. Ngoài ra, chính
quyền Ngơ Đình Diệm cịn ra sức khủng bố những người tán thành hồ bình, những
người tham gia chống Diệm và những người đấu tranh đòi thi hành hiệp định Giơnevơ
(1954) về việc chấm dứt chế độ thực dân Pháp ở Đông Dương. Sỡ dĩ, Mỹ - Diệm
không cho thi hành Hiệp định Giơnevơ vì Hiệp định này khơng có lợi cho Mỹ, ngược
lại còn phản tác dụng đối với những ý đồ của Mỹ. Mỹ cho rằng: Hiệp định Giơnevơ
khơng những khơng ngăn chặn được cộng sản, mà cịn trao trả lại miền Bắc cho chính
phủ Việt Nam dân chủ Cộng hoà năm 1954 và đến năm 1956 sẽ trả nốt miền Nam.
Chính vì vậy, Mỹ ngăn chặn việc thi hành Hiệp định Giơnevơ và thiết lập ở miền
Nam Việt Nam một chế độ thân Mỹ. Ngơ Đình Diệm lấy chiêu bài “chống Cộng”

1

coi “chống Cộng là quốc sách”, kiện toàn bộ máy đàn áp.
Năm 1955, sau khi giải quyết xong những phe phái đối lập, Chính phủ Ngơ
Đình Diệm do Mỹ đứng sau đã tổ chức một cuộc tổng tuyển cử phế truất Bảo Đại,
đưa Ngơ Đình Diệm lên nắm quyền, gọi là “Trưng cầu dân ý”. Nhiều tài liệu viết rằng
đây là cuộc tuyển cử: “giả hiệu”, “đã an bài”, “có sắp xếp gian lận”... Những nhận
định của những tài liệu viết trên hồn tồn có cơ sở. Thực tế, dưới sự chỉ đạo của Ngơ
Đình Nhu (Anh ruột Ngơ Đình Diệm) và Trần Chánh Thành - Chủ tịch Phong trào
Cách mạng Quốc gia yêu cầu toàn bộ các cơ quan, đoàn thể từ trung ương đến địa
phương ký đơn theo mẫu có sẵn để truất phế Bảo Đại, suy tơn Ngơ Đình Diệm.
1 Cộng (Việt Cộng): là những người Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Ái Quốc
và Đảng Cộng sản Việt Nam. Dựa vào Quốc tế cộng sản để giải phóng dân tộc khỏi
ách đô hộ của thực dân. Hiện nay, từ “Việt Cộng” vẫn được sử dụng phổ biến trong
sách báo, phim ảnh, tài liệu lịch sử của chế độ Việt Nam cộng hoà.



Ngày 23/10/1955, cuộc “Trưng cầu dân ý” (xem phụ lục 2; hình 6) được tổ
chức rầm rộ, dưới sự kiểm sốt tối đa của cảnh sát, cơng an, mật vụ và thông tin.
Nhân dân miền Nam bị ép buộc đi bỏ phiếu dưới sự áp đặt của chính quyền. Cuộc bỏ
phiếu diễn ra với gần 6 triệu lá phiếu. Kết quả như sau:
Bảng thống kê số phiếu trong cuộc “trưng cầu dân ý'' phế truất Bảo Đại
năm 1955
Lựa chọn

Số phiếu

Đồng ý phế truất Bảo Đại

5.721.735

Chống việc phế truất Bảo Đại

63.017

Phiếu hỏng

44.105
Nguồn: [64] (xem phụ lục 2; hình 5)

Bằng cuộc trưng cầu dân ý gian lận, Ngơ Đình Diệm đạt tỷ số tuyệt đối (98.2%)
so với Quốc trưởng Bảo Đại (1.8%). Với kết quả đó, Hoa Kỳ và Ngơ Đình Diệm đã
gạt được Bảo Đại - phần tử thân cận nhất của Pháp ra khỏi miền Nam Việt Nam. Sau
khi Bảo Đại bị phế truất, Ngơ Đình Diệm thay thế Bảo Đại làm Quốc trưởng. Ngày
26/10/1955, Mỹ uỷ nhiệm cho Ngô Đình Diệm thành lập nước “Việt Nam Cộng hồ”
theo khn mẫu “Tổng thống chế”2 của Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ. Ngơ Đình Diệm
trở thành Tổng thống của chính thể Việt Nam Cộng hồ (VNCH).

1.2. Khái qt chính quyền Ngơ Đình Diệm
Ngơ Đình Diệm ngay sau khi làm Tổng thống, ơng bắt đầu việc sơ thảo một
Hiến pháp cho chính quyền mới (11/1955). Đứng đầu ngành hành pháp là Tổng thống
với nhiệm kỳ 5 năm. Mỗi ứng cử viên được phép ra tranh cử ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Hỗ trợ ngành hành pháp là Nội các gồm 14 Bộ trưởng. Lập pháp có Quốc hội chỉ có
một viện duy nhất với 123 dân biểu (nhiệm kỳ ba năm chọn theo từng đợ vị bầu cử).
Về tư pháp có Viện Bảo hiến để cân nhăc và xét duyệt những luật lệ ban hành cho phù
hợp với Hiến Pháp. Toà phá án được xem là pháp đình tối cao trong hệ thống tư pháp
của chính quyền Ngơ Đình Diệm. Thời Tổng thống Diệm có một tồ phá án ở Sài
2 Tổng thống chế là hệ thống chính phủ mà trong đó có một ngành hành pháp tồn tại
và “ngự trị’” tách biệt khỏi ngành lập pháp.


Gịn, hai tồ thượng thẩm ở Sài Gịn và Huế. Mỗi tỉnh có một tồ hồ giải và những
cấp thấp hơn.
Ngơ Đình Diệm thi hành nhiều chính sách để kiện tồn bộ máy đàn áp của
mình. Tháng 3/1955, thành lập Tổng uỷ “Công dân vụ”, chuyên lo việc đàn áp chính
trị. Ban hành nhiều luật lệ hà khắc, trong đó có dụ số 6 ban hành ngày 11/1/1956 về
việc lập các trại tập trung để giam giữ những người thuộc các lực lượng chống đối,
gây nguy hiểm cho quốc phòng và an ninh Việt Nam Cộng hoà; Dụ số 13 ban hành
ngày 20/2/1956, khơng cho quyền tự do báo chí. Tháng 5/1959, Ngơ Đình Diệm ban
hành luật 10-59 về việc thành lập các toà án quân sự đặc biệt, mục đích đặt những
người cộng sản ra khỏi hệ thống pháp luật. Bên cạnh đó, thực hiện các chương trình
"Khu trù mật”, “Ấp chiến lược””, “Cách cách điền địa””, “Khu dinh điền””...
Chính sách “Khu trù mật” ban hành ngày 7/7/1959, được tiến hành trong ba
năm từ 1959 - 1961. Khu trù mật là chính sách có quy mơ lớn, lâu dài, vừa kết hợp
đàn áp bằng bạo lực vừa phát triển kinh tế, nhằm bình định nơng thơn, khống chế
nơng dân, cô lập được các phong trào cách mạng ở cấp cơ sở. Tổng thống Diệm nói:
“Năm nay, tơi lập ra công tác lập khu trù mật tại thôn quê, ở những nơi giao thơng
thuận lợi, hợp vệ sinh, có những tiện nghi tối thiểu để tập hợp những nhân dân lẽ tẻ

thiếu thốn. Những khu trù mật ấy sẽ là những đơn vị kinh tế sau này đóng vai trị
quan trọng trong việc phát triển kinh tế quốc gia” [41; 16].
Chính quyền Ngơ Đình Diệm và tay chân cố đánh lừa dư luận về việc xây
dựng “Khu trù mật” là “Xây dựng một xã hội mới trên nền tảng công bằng xã hội và
tình thân ái để thúc đẩy sự đồng tiến của mọi tầng lớp dân chúng, với những phương
tiện hạn hữu của một nước kém mở mang và chỉ biết trơng cậy ở những cố gắng riêng
của mình mà thôi” [44; 136-137]. Nhưng thực chất, những âm mưu đằng sau cái lý
tưởng tốt đẹp ở trên không thể che đậy được, bởi chính quyền Ngơ Đình Diệm có
nhiều hành động mang tính chất đi ngược lại với lợi ích, nguyện vọng của người dân.
Mục đích xây dựng “Khu trù mật” nhằm bình định, khống chế nhân dân, cơ lập được
những phong trào cách mạng ngay ở cấp cơ sở. Báo cách mạng quốc gia Sài Gòn số
18/2/1960 đã cho thấy mục đích của “Khu trù mật” là: “Tách quần chúng ra khỏi
những phần tử cảm tình với cộng sản, lùa cộng sản vào rừng rồi bị diệt trừ” [44;
137]. Mỗi khu trù mật có một ban đại diện gồm: “Trưởng ban phụ trách chung, một
uỷ viên tài chính kiêm Chủ tịch hiệp hội nông dân, một uỷ viên cảnh sát, một uỷ viên


phụ trách hộ tịch kiêm y tế” [44; 137]. Dưới ban đại diện khu có ban đại diện ấp, dưới
ấp thì cứ 5 gia đình ghép lại với nhau thành “Ngũ gia liên bảo”, cứ mỗi “Ngũ gia liên
bảo” có một liên gia trưởng và một liên gia phó. Mỗi gia đình phải có một tờ khai ghi
đầy đủ những thơng tin: họ tên, tuổi, nghề nghiệp và có dán ảnh từng người. Người
dân đi đâu, làm gì phải báo cho liên gia trưởng, ấp trưởng. Với kết cấu chặt chẽ, khu
trù mật đã đặt người dân vào một hệ thống kìm kẹp khắc nghiệt.
Ngồi ra, khu trù mật là mắt xích quan trọng trong âm mưu quân sự của Mỹ Diệm. Khu trù mật không chỉ là nơi để kiểm sốt chặt chẽ nhân dân, mà cịn là nơi
chun đào tạo, huấn luyện, trang bị vũ khí, có đại đội biệt kích, đại đội dân vệ cung
cấp vịng ngồi, mỗi ấp có trung đội, đại đội thanh niên Cộng hồ. Những tổ chức này
phối hợp với cơng an, mật vụ kiểm soát chặt chẽ “Khu trù mật”. Bên cạnh đó, có ba
tiểu đồn lính Cộng hồ chi viện khi cần thiết đến bảo vệ và càn quét khi xảy ra giao
tranh. Qua đây, thấy được âm mưu chính trị sâu xa của chính quyền Ngơ Đình Diệm
khi xây dựng “Khu trù mật” là nhằm tách cộng sản ra khỏi nhân dân, ngăn chặn

những ảnh hưởng của cộng sản đối với nhân dân, ngăn chặn những cơ sở liên lạc cách
mạng của cộng sản.
Năm 1961, Mỹ - Diệm thực hiện chính sách “Ấp chiến lược” thay thế chính
sách “Khu trù mật”. Ấp chiến lược được xem là một “Quốc sách” của chính quyền Đệ
nhất Cộng hồ Việt Nam để đối phó với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt
Nam - là xương sống của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam Việt
Nam. Mục đích chính của Ấp chiến lược là “Tát nước để bắt cá”, loại bỏ lực lượng du
kích của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra khỏi nơng dân ở nông
thôn để dễ dàng tiêu diệt, hạn chế sự hoạt động, ngăn chặn người dân tiếp tế. Ấp chiến
lược được tổ chức theo hình thức “tự quản, tự phòng và tự phát triển”. Quản lý ấp là
Ban trị sự, phịng thủ và bảo vệ ấp có lực lượng Phòng vệ dân sự, phối hợp với các
lực lượng khác như đơn vị Thanh niên, Thanh nữ Cộng hoà phụ trách bảo vệ. Người
đứng đầu kế hoạch “Ấp chiến lược” là Cố vấn Ngơ Đình Nhu và Trung tá Phạm Ngọc
Thảo.
Ấp chiến lược được xây dựng với hệ thống phòng thủ vững chắc, người ngồi
khó đột nhập vào trong. Ấp thường được xây có 2 vịng rào: vịng ngồi bằng dây
kẽm gai, tre hoặc bụi gai; vòng trong đắp đất, trên gắn kẽm gai. Giữa vịng ngồi và
vịng trong có hào sâu hơn một mét, cắm chông nhọn. Như vậy, cũng khơng khác gì


Khu trù mật, “Ấp chiến lược” có kết cấu rất chặt chẽ, gây nhiều khó khăn cho lực
lượng du kích của quân giải phóng.
Về quân sự, năm 1955, Mỹ - Diệm thành lập Quân lực Việt Nam cộng hoà
(Quân đội Sài gịn). Đây là lực lượng qn đội của Chính quyền Việt Nam Cộng hồ,
là lực lượng Qn đội nịng cốt trong Liên hiệp Pháp. Quân lực Việt Nam Cộng hoà
được trang bị hùng hậu với sức cơ động cao và hoả lực mạnh, được Mỹ và các đồng
minh tích cực hỗ trợ để chống lại Quân giải phóng miền Nam Việt Nam và Mặt trận
Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.
Trong kinh tế, được sự hỗ trợ của Mỹ, kinh tế của Việt Nam Cộng hoà tăng
trưởng tương đối nhanh. Trong hai năm 1955 - 1956, Mỹ cử một phái đoàn cố vấn do

W. Ladejinsky (Là chuyên gia cải cách điền địa từng giúp Tưởng Giới Thạch thực
hiện cải cách điền đị ở Đài Loan) dẫn đầu sang miền Nam Việt Nam để hỗ trợ chính
quyền Ngơ Đình Diệm soạn thảo chính sách ruộng đất. Báo cơng Luận ra ngày
7/7/1969 cho biết: Từ năm 1955 đến năm 1960 Mỹ đã viện trợ 12 triệu USD cho
chính quyền Việt Nam Cộng hồ để thực hiện chính sách “Cải cách điền địa”.
Bên cạnh chính sách “Cải cách điền địa”, Mỹ - Diệm còn chủ trương lập các
“Khu dinh điền” ở nhiều nơi để “Cấy dân”. Một số khu dinh điền lớn như: Dinh điền
Cái Sắn, Dinh điền ở huyện Trần Văn Thời (Cà mau)... Mục đích chính của việc xây
dựng khu dinh điền bề ngoài là giải quyết ruộng đất và chỗ ở cho người tị nạn, nhưng
thực chất đây là chính sách bổ sung cho chiến dịch“cách ly, cơ lập và tiêu diệt lực
lượng cách mạng”. Mỹ - Diệm xác định: “Khu dinh điền là biện pháp xẻ đường đưa
dân vào chiến khu, mật khu Việt cộng, dùng dân để đẩy Cộng sản ra khỏi vùng đó, và
dinh điền là nơi cung cấp tin tình báo, nơi xuất pháp để hành qn ngăn chặn xâm
nhập” [35].
Chính phủ Ngơ Đình Diệm cịn chủ chương tiến hành nhiều chính sách khác về
kinh tế. Năm 1955, chính quyền Ngơ Đình Diệm thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt
Nam, phát hành đơn vị tiền tệ mới thay thế cho tiền Đông Dương. Năm 1956, thành
lập Hội đồng Kinh tế Quốc gia. Tháng 3/1957, Ngơ Đình Diệm đọc “Tun ngơn của
Tống thống Đệ nhất Cộng hồ” trong đó có nội dung kêu gọi đầu tư của tư nhân trong
và ngoài nước, giành cho những nhà đầu tư một số ưu đãi như ưu đãi về thuế thuê mặt
bằng sản xuất, kinh doanh, thuế lợi tức, giúp đỡ các doanh nghiệp về công nghệ và tín


dụng. Chính phủ Ngơ Đình Diệm lập ra “Trung tâm khuếch trương kỹ nghệ” để
khuyến khích phát triển doanh nghiệp. Tích cực triển khai “Chiến lược Cơng nghiệp
hố thay thế nhập khẩu”, dựng lên hàng rào thuế quan và phi thuế quan để bảo hộ các
ngành công nghiệp nhẹ. Một số nhà máy được xây dựng và hoạt động có hiệu quả
như: nhà máy giấy Cogido An Hảo (1961), ở Biên Hoà; một nhà máy xi măng ở Hà
Tiên và một nhà máy xi măng ở Thủ Đức... Trong thương nghiệp, chính quyền Ngơ
Đình Diệm hạn chế quyền lợi của người Hoa. Đạo luật 53 (1956) cấm ngoại kiều

(nhằm vào Hoa kiều) tham gia 11 nghề liên quan đến thóc gạo, đất đai, bn bán.
Ngồi ra, có lệnh trục xuất người Hoa nếu khơng nhập quốc tịch Việt. Tính đến năm
1961 thì trong số 1.000.000 Hoa Kiều ở miền Nam chỉ cịn khoảng 2.000 người giữ
Hoa tịch.
Đối với văn hố - giáo dục, Ngơ Đình Diệm cho lập Bộ Thơng tin và Thanh
niên, thay thế Bộ Thông tin và Chiến tranh để quảng bá đường lối của chính phủ mới.
Về văn hố, Chính phủ Ngơ Đình Diệm chủ trương dùng tiếng Việt trong đời sống
sinh hoạt, tất cả các bảng hiệu từ ngoài đường phố đến trường học đều dùng tiếng
Việt, thay vì trước đây những trường học của người Hoa khơng dạy tiếng Việt. Chính
phủ Ngơ Đình Diệm thực hiện một số ngày lễ của nước ta trước đây, nổi bật là tổ chức
ngày lễ Hai Bà Trưng - được cơng nhận là ngày lễ chính thức của Chính phủ Ngơ
Đình Diệm. Tháng 3/1962, Chính phủ cho khánh thành tượng đài Hai Bà Trưng ở
Công trường Mê Linh (Sài Gòn). Thực thi một số ngày lễ khác như lễ kỷ niệm ngày
ban hành Hiến pháp (26/10/1956); tổ chức đốt pháo vào ba ngày 26, 27, 28. Năm
1957, xây dựng xong Thư viện Quốc gia và Trung tâm văn hoá ở Sài Gịn với dung
tích chứa được khoảng 1 triệu cuốn sách.
Chính quyền Ngơ Đình Diệm quy định nền giáo dục cơ bản có tính chất bắt
buộc. Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng hoà cơ bản gồm ba bậc: tiểu học, trung học
và đại học. Cho phép mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập và tư thục ở cả
ba bậc học trên hoạt động. Chính phủ đẩy mạnh giáo dục ở trình độ đại học theo mơ
hình Viện đại học (Mơ hình giống Mỹ và Tây Ấu). Nhiều Viện đại học được xây
dựng, tiêu biểu là Viện Đại học Quốc gia Việt Nam (1955), Viện Đại học Huế
(3/1957), Viện Đại học Đà Lạt (8/1957)... Bên cạnh các Viện Đại học là hàng loạt các
trường đào tạo khác như: Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn (1955),
Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ (4/1956), trường Quốc gia Âm nhạc Huế
(1962)... Chính sách về giáo dục của chính quyền Ngơ Đình Diệm cơ bản đã thu hút


được nhiều học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, mục đích chính của Mỹ - Diệm khơng hẳn
là để giáo dục mà là dựa vào giáo dục làm công cụ để xâm lược Việt Nam. Mỹ - Diệm

đã truyền đạt trong lịng học sinh, sinh viên tư tưởng hồi nghi, mơ hồ, sợ Mỹ, phục
Diệm làm cho học sinh, sinh viên chấp nhận cuộc sống dưới chế độ Mỹ - Diệm. Trong
một bài viết đăng trên Sở Giáo dục Đào tạo Bình Định đánh giá về nền giáo dục của
Mỹ - Diệm như sau: “Mỹ - Diệm đã cố sử dụng giáo dục làm công cụ xâm lược Việt
Nam. Chúng phát triển trong học sinh, sinh viên lối sống thực dụng, quay lưng với
hiện tại, chấp nhận với cuộc sống vị kỷ ương hèn... Mặt khác, Mỹ - Diệm tìm mọi
cách tiêu diệt nền giáo dục cách mạng, tìm cách ngăn chặn, loại trừ những mầm
mống cách mạng trong nhà trường” [66]. Ngoài ra, trong bài viết về lịch sử Giáo dục
huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị cũng nhận định: “Giáo dục Mỹ - Diệm tuy có phát
triển về số lượng và có những cải cách nhất đinh, nhưng khơng thốt khỏi mục đích
nơ dịch, thống trị” [66]. Dựa vào những nhận định trên, có thể khẳng định nền giáo
dục Mỹ - Diệm được coi là nền tảng ban đầu cho nền giáo dục mới ở Việt Nam. Tuy
nhiên, nền giáo dục đó chứa đựng nhiều âm mưu nhằm thực hiện mưu đồ chính trị.
Trong đối ngoại, Ngơ Đình Diệm giảm thiểu tầm quan trọng của tình hình quốc
tế đối với chính quyền của mình. Hơn nữa cịn có khuynh hướng thâm căn cố đế là cá
nhân hoá và cảm xúc hố quan hệ đối với một số nước. “Ơng vơ cùng khinh thường
Thái tử Sihanouk của Campuchia và Tổng thống Sukarno của Indonesia, ít nhất là
một phần do ơng khơng ủng hộ họ về mặt cá nhân. Không may là sự không tán thành
này ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngoại giao Việt Nam Cộng hoà với cả hai nước”
[63; 3-4]. Trong chính quyền Ngơ Đình Diệm có rất ít các cá nhân trong cơ quan
ngoại giao được đưa ra nước ngồi để đào tạo có hệ thống. Tuy nhiên, tại các thủ đơ
được Ngơ Đình Diệm xem như quan trọng thì ơng cho đặt đại sứ ở đó. Do đó, Trần
Văn Trương một người bạn tâm tình, đánh tin cậy của Tổng thống Diệm được cử sang
Washington. Ngơ Đình Luyện (em trai Tổng thống Diệm) được bổ nhiệm là Đại sứ
lưu động ở Châu Âu. Mỗi đại sứ được phép mang theo tuỳ tùng cá nhân, thực hiện
nhiệm vụ theo cách riêng, nhưng dưới sự hướng dẫn của Tổng thống Diệm và Bộ
ngoại giao. Với bản thân Ngơ Đình Diệm, ơng chú trọng quan hệ đối với Mỹ. Ơng
chào đón mối liên hệ với Mỹ. Ngơ Đình Diệm cho rằng: “Hoa Kỳ đơn thuần chỉ đang
phục vụ lợi ích quốc gia của họ chứ không phải của Việt Nam khi viện trợ ồ ạt cho
Việt Nam Cộng hoà hay gánh các chi phí cho việc bảo vệ nó dưới cái ô liên minh

SEATO” [63; 8]. Nhìn chung, trong đối ngoại, tổng thống Ngơ Đình Diệm khơng quan


tâm nhiều đến chính sách đối ngoại, mà giành nhiều công sức để xử lý những vấn đề
đối nội như củng cố chế độ, chống cộng sản, vấn đề kinh tế, trấn áp các giáo phái...
Tuy nhiên, có những giai đoạn đối ngoại được quan tâm mạnh mẽ nhưng chủ yếu là
do nhu cầu giải quyết các vấn đề nội bộ của Việt Nam Cộng hồ.
Ngồi những chính sách trên, chính quyền Ngơ Đình Diệm với chủ trương gia
đình trị nên dịng họ Ngơ Đình áp đặt luật lệ, muốn thi hành hiến Pháp thế nào cũng
được. Trong đó đáng chú ý là luật Gia đình và luật Bảo vệ Ln lý. Luật Gia đình do
dân biểu Quốc hội Ngơ Đình Nhu đề xướng năm 1957. Năm 1959, Ngơ Đình Diệm
cho ban hành luật Gia đình số 1/59 gồm “135 điều cấm ly dị, cấm đa thuê và truất phế
quyền lợi con ngoại hôn” (Hồi ký Đỗ mậu, tr 209). Ngơ Đình Nhu khởi xướng Đảng
Cần lao Nhân vị chủ trương chiếm ưu thế trên chiến trường. Bên cạnh đảng Cần lao
Nhân vị là tổ chức phong trào Cách mạng Quốc gia do Trần Chánh Thành làm lãnh tụ
nhằm điều khiển các đồn thể khác như Liên đồn Cơng chức Cách mạng Quốc gia.
Thành lập Đoàn Thanh niên Cộng Hoà (1958) hay cịn được gọi là Đồn Thanh niên
cách mạng để đào tạo nhân sự sâu rộng hơn, nhất là ở những vùng nơng thơn. Đối với
phụ nữ có phong trào Phụ nữ Liên Đới (1958) do Trần Lệ Xuân làm thủ lĩnh.
Nhìn chung, Chế độ Ngơ Đình Diệm cùng với hệ thống các chính sách của Mỹ
và chính quyền tay sai đã gây ra những tác động đa chiều về chính trị, kinh tế, văn
hố - xã hội miền Nam Việt Nam. Chính quyền Ngơ Đình Diệm đã ban hành nhiều
chính sách về chính trị, kinh tế, văn hố - xã hội mà theo họ là xuất phát từ những lợi
ích thiết thân đồng bào miền Nam Việt Nam, mang giá trị nhân văn cao cả. Nhưng
những chính sách đó xuất phát từ những mưu đồ chính trị, điển hình là thành lập các
"Khu dinh điền”, “khu trù mật”, “Ấp chiến lược'... nhằm thực hiện chính sách chống
Cộng theo mệnh lệnh của Mỹ và thực thi chế độ độc tài gia đình trị , thâu tóm quyền
lực của mình.
1.3. Chính quyền Ngơ Đình Diệm sụp đổ (1963)
Những chính sách, biện pháp mà Ngơ Đình Diệm thực hiện tuy có hiệu quả,

song vẫn không thể ngăn chặn được hoạt động của lực lượng cách mạng Mặt trận Dân
tộc giải phóng. Quân đội Việt Nam Cộng hoà đã thất bại nhiều lần trên chiến trường
làm cho chính quyền Ngơ Đình Diệm không yên ổn.
Tháng 5/1961, khi Kennedy lên làm Tổng thống Mỹ, ơng đã cho Phó Tổng


thống qua miền Nam Việt Nam thẩm định tình hình tại Việt Nam. Những thất bại về
chính trị, quân sự của chính quyền Ngơ Đình Diệm làm cho quan hệ Mỹ - Diệm trở
nên căng thẳng. Đầu năm 1962, lực lượng cách mạng của Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà ngày càng lớn mạnh, trong khi đó Mỹ - Diệm khơng hãm được đà tụt dốc của
chính quyền Việt Nam Cộng hồ. Đầu năm 1963, cuộc khủng hoảng chính trị trầm
trọng đã xảy ra tại miền Nam Việt Nam mà hệ quả là không thể ngăn cản được sức
mạnh của quân giải phóng miền Nam Việt Nam, và trước những áp lực của báo chí
Mỹ, chính giới Mỹ, các nước đồng minh, toà thành Vatican., buộc giới lãnh đạo Mỹ
phải áp dụng những chính sách cứng rắn trong lãnh vực chính trị và viện trợ để vừa
gây áp lực vừa giúp đỡ chính quyền Việt Nam Cộng hồ.
Trong khi Mỹ đang cố gắng tìm cách giải quyết những bất ổn thì ngày
2/1/1963, sự kiện Ấp Bắc làm cho Mỹ phải bàng hồng. Lần đầu tiên Qn giải phóng
miền Nam Việt Nam đánh bại chiến lược “Trực thăng vận', “Thiết xạ vận' của Mỹ Diệm, mà chiến lược này được coi là hiện đại của Mỹ thời điểm này. Sau chiến thắng
Ấp Bắc, hàng loạt các chiến dịch càn quét từ quy mơ nhỏ đến quy mơ lớn của qn
đội Sài Gịn lần lượt bị thất bại, với số thương vong cao như: chiến dịch “Sóng tình
thương' tấn cơng chiếm lại Cà Mau, chiến dịch “Đức Thắng' càn quét vào vùng Đồng
Tháp Mười, Quớn Long - Chợ Gạo, Đầm Dơi - Cái Nước... Bên cạnh những thất bại
về quân sự, chính sách “Ấp chiến lược” của Mỹ - Diệm cũng thất bại nặng nề. Trong
năm 1963, “Quân dân miền Nam đã phá 2895 ấp chiến lược trong tổng số 6164 ấp,
giải phóng 12.000 thơn với gần 9 triệu dân khỏi ách kìm kẹp của Mỹ - Diệm” [42;
331].
Trong khi đang liên tiếp thất bại trên chiến trường. Năm 1963, chế độ Ngô Đình
Diệm cịn phải đối đầu với phong trào của Phật giáo miền Nam Việt Nam - sự kiện
mở đầu cho phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân ở hầu hết các đô thị miền

Nam. Sự kiện này đã giáng thêm một địn mạnh vào chính sách thực dân mới của Mỹ.
Trong tình thế cấp bách, Chính quyền Diệm buộc phải ra quyết định xiết chặt
“bàn tay sắt” nhằm lập lại trật tự ở miền Nam Việt Nam. Đêm 20 rạng ngày
21/8/1963, Ngơ Đình Nhu cho lực lượng đặc biệt của ông thực hiện cuộc đàn áp đẫm
máu Phật tử trên tồn miền Nam. Những chính sách và hành động của gia đình Ngơ
Đình Diệm thực hiện khơng thể ổn định được chính trị, ngược lại cịn làm cho phong
trào chống chính quyền Diệm diễn ra sơi nổi hơn. Nhiều cuộc mít tinh, biểu tình nổ ra


ở Sài Gòn. Ngày 24/8/1963, học sinh sinh viên phối hợp với cơng nhân và lao động
Sài Gịn tổ chức đình cơng, bãi khóa.. Ngày 25-8-1963, các cuộc biểu tình lớn của học
sinh - sinh viên Sài Gòn diễn ra rồi nhanh chóng lan qua các thành phố Huế, Đà Nẵng,
Đà Lạt, Vĩnh Long. để phản đối chính sách đàn áp của gia đình Ngơ Đình Diệm.
Đứng trước nguy cơ thất bại, Kennedy đã phải nghĩ tới việc “Thay ngựa giữa
đường”. Cuối tháng 8/1963, kế hoạch đảo chính Ngơ Đình Diệm được vạch ra, nhưng
bị huỷ bỏ. Ngay sau đó, chính phủ Mỹ cử một số tướng lĩnh thuộc Bộ Quốc Phòng
như Victor Krulak, Taylor, Mc Namara sang thị sát ở miền Nam Việt Nam với mục
đích tìm ra “Con bài mới” thay thế Ngơ Đình Diệm. Từ tháng 1 đến 8 năm 1963,
Kennedy bổ nhiệm Henry Cabot Lodge làm đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Cộng hòa.
Ngày 22/8/1963 Henry Cabot Lodge có mặt ở Sài Gịn.
Tiếp ngay sau đó sức ép của Mỹ đối với chính quyền Ngơ Đình Diệm được gia
tăng, viện trợ kinh tế bị cắt giảm buộc chính quyền Diệm phải thực hiện chính sách
“Thắt lưng buộc bụng”, giảm 30% lương công chức và binh lính. Ngồi ra, Mỹ tung
Cơ quan tình báo trung ương (CIA) vào kích động các phe phái, các nhóm đối lập để
đả kích anh em Ngơ Đình Diệm. Ngày 5-10-1963, đặc vụ CIA Conein sau khi gặp
Trần Văn Đôn, đến gặp Dương Văn Minh để nắm tình hình. Ngày 28-10-1963, Trần
Văn Đơn xác nhận hồn tất kế hoạch đảo chính với đặc vụ Conein tại Bộ Tổng tham
mưu quân đội Sài Gịn.
Trước những tình hình trên, Ngơ Đình Nhu vạch ra kế hoạch “Đảo chính giả”
nhằm nhận diện và tiêu diệt lực lượng đảo chính thật. Theo kế hoạch, Ngơ Đình Nhu

cho các lực lượng trung thành thực hiện cuộc đảo chính giả bằng việc tấn cơng một số
mục tiêu định sẵn, nhằm làm lộ diện lực lượng đảo chính thật. Để sau đó tiêu diệt
nhanh chóng lực lượng đảo chính thật bằng kế hoạch “Phản đảo chính”. Tuy nhiên,
lực lượng đảo chính giả của Ngơ Đình Nhu chưa kịp hoạt động thì bị khống chế mà
Diệm - Nhu khơng hề biết, kế hoạch đảo chính giả thất bại. Chiều 1/11/1963, lực
lượng đảo chính nổ súng. Nhu - Diệm vẫn tỏ ra lạc quan và nghĩ rằng kế hoạch đảo
chính giả đang được thực hiện, lực lượng đảo chính đã nhanh chóng chiếm được các
vị trí trọng yếu. Đêm 1/11/1963, Diệm - Nhu trốn khỏi dinh Gia Long. Ngày
2/11/1963, đang trên đường bị áp giải từ nhà thờ Cha Tam về Bộ Tổng Tham mưu,
Ngơ Đình Diệm và Ngơ Đình Nhu bị sát hại. Cái chết của Ngơ Đình Diệm đã làm cho
chính quyền tay sai của Mĩ ở miền Nam Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng.


×