Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

đảng lãnh đạo đấu tranh chống dinh diền của chỉnh quyền ngô đình diệm ở tây nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.92 MB, 114 trang )

đại học quốc gia hà Nội
trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
**********************

nguyễn đăng Tiến

Luận văn thạc sĩ lịch sử

Hà Nội - 2015


đại học quốc gia hà Nội
trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
**********************

nguyễn đăng Tiến

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15

Luận văn thạc sĩ lịch sử

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Trần Ngọc Long

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi,
các số liệu và kết quả nghiên cứu công bố trên luận văn là trung


thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình
nghiên cứu nào khác.

Tác giả

Nguyễn Đăng Tiến


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Chính quyền Ngô Đình Diệm:

CQNĐD

Chính quyền Sài Gòn:

CQSG

Chính sách dinh điền:

CSDĐ

Lực lượng vũ trang:

LLVT

Nhà xuất bản:

NXB


Quân đội Sài Gòn:

QĐSG

Trung tâm lưu trữ:

TTLT

Việt Nam Cộng hòa:

VNCH


MỤC LỤC

Trang
3

MỞ ĐẦU

Chương 1: CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VỀ ĐẤU TRANH
CHỐNG CHÍNH SÁCH DINH ĐIỀN

11

1.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội, truyền thống
yêu nước và cách mạng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên

11


1.2. Chính sách dinh điền của chính quyền Ngô Đình Diệm
1.2.1. Âm mưu và mục tiêu
1.2.2. Quá trình triển khai chính sách dinh điền ở Tây Nguyên
1.3. Chủ trương của Đảng về chống chính sách dinh điền ở Tây
Nguyên
1.3.1. Chủ trương của Trung ương Đảng
1.3.2. Chủ trương của Liên khu ủy V, Khu ủy Khu VI và các
Tỉnh ủy Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum
* Tiểu kết

16
16
24
31
31
36
42

Chương 2: QUÁ TRÌNH ĐẢNG CHỈ ĐẠO ĐẤU TRANH
CHỐNG CHÍNH SÁCH DINH ĐIỀN CỦA CHÍNH QUYỀN NGÔ ĐÌNH
DIỆM Ở TÂY NGUYÊN (1957-1963)

2.1. Chỉ đạo phong trào đấu tranh của đồng bào di dân
2.2. Chỉ đạo phong trào đấu tranh chống cướp đất lập dinh điền
của đồng bào các dân tộc thiểu số
2.3. Chỉ đạo phong trào đấu tranh chống chính sách dinh điền của
đồng bào Kinh
2.4. Chỉ đạo lực lượng vũ trang đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ cho
phong trào đấu tranh của quần chúng chống chính sách dinh điền
* Tiểu kết

Chương 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM
3.1. Nhận xét
3.1.1. Thành công
3.1.2. Hạn chế

1

44
44
48
56
62
73
74
74
74
78


3.2. Một số kinh nghiệm
3.2.1. Nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ và chính quyền
Ngô Đình Diệm, qua đó xác định phương pháp đấu tranh phù hợp
3.2.2. Chỉ đạo kết hợp chặt chẽ đấu tranh chính trị với đấu tranh
quân sự, tạo nên sức mạnh tổng hợp, làm thất bại chính sách dinh điền

81

của đế quốc Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm
3.2.3. Xây dựng tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh, gắn bó mật thiết


85

với quần chúng nhân dân là điều kiện bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng
trong cuộc đấu tranh chống chính sách dinh điền
KẾT LUẬN

81

89
94
96
107

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

2


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.
Trong những năm thống trị miền Nam Việt Nam, để tiêu diệt lực lượng
kháng chiến, đẩy lùi cách mạng, chính quyền Ngô Đình Diệm (CQNĐD) đã
thực hiện nhiều chính sách thâm độc như: dụ dỗ và cưỡng ép đồng bào miền
Bắc di cư vào Nam sau Hiệp định Giơnevơ; trả thù những người kháng chiến
cũ, những người yêu nước, điển hình là các chính sách “tố Cộng, diệt Cộng”
từ giữa năm 1955, tiếp theo là Luật 10/59; chính sách cải cách điền địa, dinh
điền, khu trù mật rồi sau đó là ấp chiến lược… Các chính sách đó được
CQNĐD triển khai tiếp nối, hỗ trợ nhau, đồng thời mỗi chính sách được thực

hiện ở mức độ và cách thức khác nhau ở các địa bàn khác nhau.
Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng về chính trị, quốc phòng,
là đầu mối của nhiều tuyến giao thông quan trọng thuộc hành lang chiến lược
Bắc-Nam và Đông-Tây Trường Sơn. Chính vì vậy, CQNĐD thực hiện nhiều
chính sách, biện pháp nhằm kiểm soát bằng được địa bàn chiến lược quan
trọng này-Dinh điền là một trong những chính sách như vậy.
Ngày 23-4-1957, Ngô Đình Diệm ra Sắc lệnh 103-TTP, thành lập “Phủ
Tổng ủy Dinh điền”-Cơ quan chuyên trách này được tổ chức như một bộ, trực
thuộc Phủ Tổng thống, dưới quyền kiểm soát và điều hành của Phó Tổng
thống. Bùi Văn Lương được chỉ định làm Tổng ủy trưởng và người điều hành
là Lê Văn Kim, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của cố vấn Mỹ Leland Barrows.
Tiếp theo, ngày 25-9-1957, CQNĐD triển khai thực hiện chính sách
dinh điền (CSDĐ) trên 4 vùng: Vùng dinh điền Tây Nguyên (hay còn gọi là
Cao nguyên Trung phần); Vùng Đồng Tháp Mười; Vùng An Xuyên-Ba
Xuyên; Vùng Cái Sắn (gồm Kiên Giang, An Giang)-trong đó trọng tâm của
CSDĐ là triển khai ở Tây Nguyên.

3


Việc nghiên cứu CSDĐ, cũng như tìm hiểu quá trình Đảng lãnh đạo,
chỉ đạo cuộc đấu tranh chống phá CSDĐ lâu nay đã đạt được một số kết quả
nhất định, tuy nhiên còn thiếu tính hệ thống và hầu như chưa có công trình
chuyên khảo nào. Chính vì vậy, tôi quyết định chọn vấn đề “Đảng lãnh đạo
đấu tranh chống chính sách dinh điền của chính quyền Ngô Đình Diệm ở
Tây Nguyên (1957-1963)” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nghiên cứu quá trình lãnh đạo, chỉ đạo đấu tranh chống CSDĐ của
CQNĐD ở Tây Nguyên (1957-1963) là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn sâu sắc.

Về ý nghĩa khoa học: luận văn góp phần làm sâu sắc hơn một số chủ
trương, biện pháp trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng nhằm đấu tranh
chống CSDĐ; làm rõ hơn âm mưu, thủ đoạn thâm độc của Mỹ và CQNĐD
đối với Tây Nguyên nói riêng và cách mạng miền Nam nói chung; cung cấp
một số tư liệu, giúp hiểu thấu đáo cách thức tổ chức, biện pháp thực hiện một
chính sách cụ thể điển hình của Mỹ và CQNĐD ở một địa bàn miền núi nhằm
tranh thủ “trái tim và khối óc của người nông dân”, đồng bào các dân tộc, từ
đó hiểu rõ hơn bản chất phản động, mị dân của chế độ này. Mặt khác, luận
văn góp phần lý giải nguyên nhân cuộc đấu tranh của đồng bào Tây Nguyên
chống CSDĐ của Mỹ và CQNĐD dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Về ý nghĩa thực tiễn: một số nội dung trong luận văn có thể bổ sung tư
liệu Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam; một số kinh nghiệm về công tác lãnh
đạo, chỉ đạo quần chúng nhân dân đấu tranh chống CSDĐ được luận văn đúc
kết có thể tham khảo và vận dụng vào thực tiễn công tác vận động quần chúng
và giải quyết vấn đề đất đai hiện nay ở Tây Nguyên.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Liên quan đến đề tài này đã có khá nhiều công trình nghiên cứu phản

4


ánh đề cập ở nhiều mức độ khác nhau, trong đó đáng chú ý là một số công
trình sau:
- Viện Lịch sử Đảng, Hội đồng biên soạn Lịch sử Nam Trung Bộ kháng
chiến (1992), Nam Trung Bộ kháng chiến 1945-1975, Nhà xuất bản Sự thật,
Hà Nội. Công trình này phản ánh khá cụ thể nhiều mặt về lịch sử kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước của Liên khu V, cũng như sự chỉ đạo, lãnh đạo của Đảng
chống lại các chính sách của Mỹ và CQNĐD… trong đó có quá trình thực
hiện CSDĐ được phản ánh ở các địa phương Liên khu V.
- Lê Cung (2008), Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963

(Bản in lần thứ 4), Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế. Công trình đã cung cấp
một số tư liệu về việc CQNĐD ép nông dân đồng bằng Liên khu V đi dinh
điền ở Tây Nguyên nói chung và các chính sách áp bức tôn giáo đối với đồng
bào trong các khu dinh điền.
- Cao Văn Lượng, Phạm Quang Toàn, Quỳnh Cư (1981), Tìm hiểu
phong trào Đồng khởi ở miền Nam Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội,
Hà Nội. Mặc dù là công trình nghiên cứu về phong trào Đồng khởi ở miền
Nam, song công trình đã cung cấp một số tư liệu về CSDĐ ở Tây Nguyên.
- Trần Văn Giàu (2006), Miền Nam giữ vững thành đồng (Tổng tập),
Phần II, tập I và tập II, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, Hà Nội. Đây là công
trình nghiên cứu về cách mạng miền Nam, phản ánh khá chi tiết phong trào
đấu tranh của cách mạng Việt Nam giai đoạn (1954-1963), trong đó có đề cập
đến CSDĐ cũng như những quyết sách của Đảng chống lại chính sách này.
Tuy nhiên, cuốn sách này mới chỉ đề cập khái quát đến CSDĐ như mục đích,
biện pháp tiến hành, hình thức đấu tranh của nhân dân dưới sự lãnh đạo của
Đảng… mà chưa nêu quá trình triển khai CSDĐ, hệ thống tổ chức của CSDĐ
và nguyên nhân thất bại của nó.
- Bộ Quốc Phòng-Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (2014), Lịch sử

5


phong trào đấu tranh chống phá bình định trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước (1954-1975), tập I, 1954-1960, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân,
Hà Nội. Nội dung cuốn sách tập trung làm rõ việc đế quốc Mỹ thay chân Pháp
áp đặt chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam và phong trào đấu tranh
của nhân dân miền Nam chống phá kế hoạch “tố Cộng”, “diệt Cộng”, kế
hoạch dồn dân lập “khu dinh điền”, “khu trù mật” của Mỹ và CQNĐD.
- Hoành Linh Đỗ Mậu (1995), Tâm sự tướng lưu vong, Nhà xuất bản
Công an nhân dân, Hà Nội. Mặc dù là cuốn sách được viết từ “phía bên kia”,

có hạn chế về lập trường, quan điểm nhưng tác giả đã dẫn ra nhiều tư liệu từ
phía CQSG, về hàng loạt chính sách mị dân, độc tài, phản động của CQNĐD,
trong đó có đề cập đến CSDĐ-được nhìn nhận dưới con mắt của chính những
người trong cuộc.
- Về lịch sử địa phương, có một số công trình liên quan trực tiếp đến đề
tài luận văn như: Bộ Chỉ huy quân sự Đắk Lắk (1994), Đắk Lắk-30 năm chiến
tranh giải phóng, tập II, Kháng chiến chống Mỹ (1954-1975); Ban Chấp hành
Đảng bộ Đắk Lắk (2003), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk (1954-1975), Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Bộ Tư lệnh Quân khu V (1981), Quân
khu V-Thắng lợi và những bài học trong kháng chiến chống Mỹ, Nhà xuất bản
Quân đội nhân dân, Hà Nội; Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai (2012), Lịch sử
LLVT nhân dân tỉnh Gia Lai (1945-2005), Nhà xuất bản Quân đội nhân dân,
Hà Nội; Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai (2009), Lịch sử Đảng bộ tỉnh
Gia Lai (1945-2005), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Bộ Chỉ huy
quân sự tỉnh Kon Tum (1993), Kon Tum-30 năm chiến đấu kiên cường bất
khuất (1945-1975), do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Kon Tum xuất bản; Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh Kon Tum (1996), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Kon Tum, tập 1
(1930-1975), Nhà xuất bản Đà Nẵng; Lực lượng vũ trang nhân dân Tây
Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nhà xuất bản Quân đội nhân

6


dân, Hà Nội, 1980… đã cung cấp một số tư liệu sinh động về phong trào đấu
tranh chống CSDĐ của nhân dân Tây Nguyên giai đoạn (1957-1963).
Ngoài ra, một số bài viết đăng trên các Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử,
Lịch sử quân sự, Lịch sử Đảng, điển hình như: Trần Thị Hà (2010), CSDĐ
của CQNĐD ở miền Nam Việt Nam (1957-1963), Tạp chí Nghiên cứu lịch sử,
số 11-2010; Trần Thị Hà (2010), “Tìm hiểu CSDĐ ở Đắk Lắk”, Tạp chí Lịch
sử quân sự, số 7-2010; Nguyễn Văn Nhật (1994), “Chính sách ruộng đất của

CQSG ở Tây Nguyên”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 5-1994; Nguyễn Thị
Kim Vân (2003), “Bàn thêm về vấn đề ruộng đất ở Bắc Tây Nguyên dưới thời
Mỹ-ngụy (1954-1975)”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 3-2003; Nguyễn Duy
Thụy (2010), “Mấy nét chính về chính sách kinh tế, xã hội của Mỹ và CQSG ở
Đắk Lắk trước ngày giải phóng”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 1-2010; …
đây là những bài khảo cứu khá sâu, trực tiếp phản ánh hoặc đề cập gián tiếp
đến CSDĐ ở Tây Nguyên.
Các công trình trên, ở những mức độ khác nhau có đề cập đến CSDĐ
của Mỹ và CQNĐD. Nhưng do nguồn tư liệu gốc ở các trung tâm lưu trữ
Quốc gia chưa được khai thác triệt để, nên mức độ phản ánh còn nhiều hạn
chế. Vì thế cho nên, cho đến nay, chưa có công trình chuyên khảo nào nghiên
cứu có tính hệ thống về CSDĐ của Mỹ và CQNĐD ở miền Nam nói chung ở
Tây Nguyên nói riêng. Mặc dù vậy, đó cũng là những nguồn tư liệu quý để
tác giả luận văn tìm hiểu, nghiên cứu để hoàn thiện đề tài.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.
3.1. Mục đích nghiên cứu.
- Làm sáng tỏ sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt của Trung ương Đảng,
Liên khu ủy V, Khu VI và các tỉnh Tây Nguyên đối với cuộc đấu tranh chống
CSDĐ của CQNĐD từ năm 1957 đến năm 1963.

7


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để đạt được mục đích trên, luận văn giải quyết một số nhiệm vụ sau:
- Khái quát về CSDĐ của CQNĐD ở Tây Nguyên.
- Sưu tầm, tập hợp, hệ thống hóa các tư liệu liên quan đến quá trình
lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với cuộc đấu tranh của quân và dân trên địa
bàn Tây Nguyên chống lại CSDĐ của CQNĐD.
- Tái hiện cuộc đấu tranh chống phá CSDĐ của quân và dân Tây

Nguyên.
- Đưa ra nhận xét, đánh giá (thành công cũng như những hạn chế) về
quá trình Đảng lãnh đạo đấu tranh chống CSDĐ.
- Đúc rút kinh nghiệm đối với hoạt động đấu tranh chống CSDĐ của
CQNĐD ở Tây Nguyên dưới sự lãnh đạo của Đảng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
1.1. Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống chủ trương của Đảng
về đấu tranh chống lại CSDĐ của CQNĐD ở Tây Nguyên (1957-1963) và quá
trình thực hiện chủ trương đó.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
- Về không gian: Trên địa bàn 3 tỉnh: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tumnhững tỉnh mà CQNĐD triển khai dinh điền.
- Về thời gian: Từ khi CSDĐ ra đời (năm 1957) đến khi kết thúc (năm 1963).
5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.
5.1. Cơ sở lý luận.
Luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt
Nam về chiến tranh cách mạng, chiến tranh nhân dân, vai trò của Đảng và
quần chúng nhân dân trong lịch sử.

8


5.2. Nguồn tài liệu.
- Tài liệu đã xuất bản, gồm các công trình đã được công bố, đặc biệt là
các chỉ thị, nghị quyết chỉ đạo của Trung ương Đảng đấu tranh chống lại
CSDĐ của CQNĐD trong Văn kiện Đảng toàn tập. Các chỉ thị, nghị quyết,
thông báo, của Liên khu ủy V, Khu VI và Đảng bộ các tỉnh ở Tây Nguyên và
các địa bàn khác liên quan đến CSDĐ.
- Tài liệu lưu trữ lưu tại Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng, các

Phòng nghiên cứu Lịch sử Đảng của các tỉnh trên địa bàn Tây Nguyên liên quan
đến luận văn, đặc biệt là nguồn tư liệu lưu tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II,
gồm các công văn, sắc lệnh, nghị định của chính quyền VNCH… cung cấp khá
đầy đủ thông tin về âm mưu, quá trình triển khai thực hiện CSDĐ của CQNĐD.
- Các bài viết trên các tạp chí, luận văn, luận án…
5.3. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện luận văn, tác giả sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với
phương pháp lôgíc là chủ yếu. Ngoài ra, còn sử dụng một số phương pháp
như: phân tích tổng hợp, so sánh, đối chiếu nhằm rút ra những đánh giá về sự
lãnh đạo của Đảng, những thành công, hạn chế và bài học kinh nghiệm trong
quá trình lãnh đạo đấu tranh.
6. Đóng góp của luận văn.
- Luận văn là một công trình chuyên khảo tương đối hoàn chỉnh về quá
trình Trung ương Đảng và các cấp đảng bộ địa phương lãnh đạo, chỉ đạo đấu
tranh chống CSDĐ của CQNĐD trên địa bàn Tây Nguyên.
- Hệ thống hóa tư liệu, qua đó luận giải và làm rõ mục tiêu, nội dung
CSDĐ của Mỹ và CQNĐD ở miền Nam Việt Nam nói chung, Tây Nguyên
nói riêng.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung tư liệu cho lịch sử
Đảng bộ các tỉnh Tây Nguyên trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

9


7. Cấu trúc của luận văn.
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn được
chia thành 3 chương:
Chương 1: Chủ trương của Đảng về đấu tranh chống chính sách dinh điền.
Chương 2: Quá trình Đảng chỉ đạo đấu tranh chống chính sách dinh
điền của chính quyền Ngô Đình Diệm ở Tây Nguyên (1957-1963).

Chương 3: Nhận xét và một số kinh nghiệm.

10


Chương 1:
CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG
VỀ ĐẤU TRANH CHỐNG CHÍNH SÁCH DINH ĐIỀN

1.1. Khái quát về đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội, truyền thống
yêu nước và cách mạng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.
Tây Nguyên nằm trải dài theo phía Nam của dải Trường Sơn, trong tọa
độ từ 11013’ đến 15015’ Vĩ độ Bắc và từ 107002’ đến 109005’ Kinh độ Đông,
có ranh giới tự nhiên phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Quảng Nam; phía Nam tiếp
giáp với các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai. Phía Đông giáp với các
tỉnh đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ (Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên,
Khánh Hòa); phía Tây giáp với Bình Phước và hai nước Lào, Campuchia.
Điều kiện tự nhiên ở Tây Nguyên thuận lợi cho các hoạt động quân sự;
song lại có tác động tiêu cực đến sự phát triển của kinh tế-xã hội, đến sự phân
bố cộng đồng dân cư, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao trình độ
dân trí cho nhân dân.
Về tổ chức hành chính: Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước,
theo sự phân chia của chính quyền cách mạng, Tây Nguyên bao gồm 6 tỉnh:
Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Quảng Đức, Tuyên Đức, Lâm Đồng. Còn theo
cách chia của CQSG, Tây Nguyên gồm 7 tỉnh: Kon Tum, Pleiku, Phú Bổn,
Đắk Lắk, Quảng Đức, Tuyên Đức, Lâm Đồng.
Về thành phần tộc người: các nhà nghiên cứu cho rằng cách đây hơn
hai nghìn năm, cư dân Tây Nguyên đã là một cộng đồng đa cấu trúc gồm
những nhóm người thuộc ngữ hệ Nam Á và ngữ hệ Nam Đảo. Sau thế kỷ
XVIII, người Kinh bắt đầu đến Tây Nguyên. Cho đến đầu thế kỷ XIX, dân số

trên địa bàn Tây Nguyên có khoảng 24 vạn người, mật độ dân cư thưa thớt,
thành phần chủ yếu là cư dân bản địa, dân số phát triển chậm, tăng trưởng tự

11


nhiên là chính.
Nằm ở nơi có đường biên giới chung ba nước Việt Nam, Lào,
Campuchia, Tây Nguyên được ví như “nóc nhà” của bán đảo Đông Dương.
Từ thế đất cao, Tây Nguyên có giá trị khống chế các khu vực xung quanh và
có mạng lưới giao thông liên hoàn ra Bắc vào Nam rất thuận lợi.
Hoạt động kinh tế chủ đạo của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên dựa
vào nông nghiệp trồng trọt, canh tác trên nương rẫy. Cùng với hoạt động
trồng trọt, việc chăn nuôi cũng được tiến hành; một số nghề thủ công thông
dụng là làm gốm, rèn sắt, đan lát, dệt vải...
Với thiên nhiên đa dạng, tài nguyên phong phú, Tây Nguyên là một địa
bàn chiến lược quan trọng không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với cả bán
đảo Đông Dương. Hiểu rõ ý nghĩa vị trí chiến lược của Tây Nguyên, thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ đã luôn tìm mọi cách làm chủ địa bàn này.
Năm 1862, sau khi đánh chiếm được Sài Gòn và các tỉnh miền Đông Nam
Bộ, thực dân Pháp ráo riết tìm cách xâm chiếm Tây Nguyên. Đến cuối năm
1886, quân Pháp đánh chiếm Pleiku và một số địa bàn khu vực Bắc Tây Nguyên,
tiếp tục củng cố lực lượng tiến quân xuống phía Nam, đánh chiếm Đắk Lắk vào
giữa năm 1889, rồi đánh chiếm khu vực Nam Tây Nguyên vào cuối năm 1889.
Trước sự tiến công của quân Pháp, các cuộc đấu tranh của đồng bào các dân tộc
Tây Nguyên bùng lên mạnh mẽ. Tiêu biểu là một số phong trào:
Năm 1890, thực dân Pháp mở cuộc tấn công quân sự quy mô đầu tiên
lên Tây Nguyên, cánh quân của thanh tra Prosper Odend’hal, xuất phát từ
hướng sông Cầu đi qua Củng Sơn (Phú Yên) rồi lên Buôn Ma Thuột. Cuộc
tấn công này đã bị đồng bào Ê Đê do Ama Jhao lãnh đạo đã đánh chặn địch

tại buôn Ea Yông (cách thị xã Buôn Ma Thuột 30 km trên Đường 21), buộc
quân Pháp phải lui quân.
Tại Đắk Lắk, năm 1894, có hai toán lính Pháp theo đường sông Ba và

12


sông H’Năng tiến lên Cao nguyên đã bị nhân dân chặn đánh, phải quay lại.
Đầu năm 1900, Bourgeosi-viên Công sứ Đắk Lắk đã hạ quyết tâm chinh phục
người Ê Đê ở hạ lưu sông Krông Ana và sông Krông Knô. Trước tình hình
đó, N’Trang Gưh kêu gọi đồng bào nổi dậy chống lại quân Pháp kéo dài đến
năm 1914. Năm 1901, người Ê Đê tấn công quân Pháp tại làng A Mai (gần
M’Drăk) làm bị thương một tên trung úy Pháp. Năm 1905, Ama Jhao-thủ lĩnh
người Ê Đê đem quân chiếm đồn Bản Đôn buộc Pháp phải dời đồn về gần
Buôn Ma Thuột. Cùng thời gian này, hai tù trưởng Ôi H’Mai và Ôi H’Phai đã
lãnh đạo thanh niên 18 buôn quanh khu vực sông H’Năng nổi dậy, giết chết
tên Đại úy người Pháp là Péroux.
Đầu thế kỷ XX, đồng bào Xơ Đăng ở Kon Tum giáp với biên giới Lào
đã liên tiếp nổi dậy chống hoạt động chiếm đất mở đường của quân Pháp xâm
lược, giữ vững được độc lập tự chủ đối với chính quyền thực dân suốt gần 30
năm (1900-1928).
Từ năm 1912 đến 1935, trên địa bàn Nam và Trung Tây Nguyên đã nổ
ra cuộc khởi nghĩa N’Trang Lơng với quy mô lớn (toàn bộ cao nguyên
M’Nông, từ lưu vực sông Đồng Nai đến lưu vực sông Sêrêpôk và lan rộng sang
khu vực Đông Bắc Campuchia), thời gian kéo dài hơn 20 năm (1912-1935).
Nghĩa quân N’Trang Lơng đã phá tan được nhiều đồn bốt, trụ sở chính quyền
thực dân, tập kích nhiều đoàn tiếp tế của Pháp, tiêu diệt nhiều đồn trưởng, sĩ
quan Pháp (Henri Maitre, Trouffot, Margand, Gatille). Mỗi lần quân xâm lược
Pháp tiến công vào địa bàn kiểm soát của nghĩa quân đều bị đánh bật ra.
Qua một số sự kiện, phong trào tiêu biểu nêu trên, chúng ta thấy các

cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của đồng bào các dân tộc Tây
Nguyên vào những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX mở ra một trang sử
mới trong sự đoàn kết chiến đấu của các dân tộc anh em chung sống trên cao
nguyên và các vùng lân cận. Các cuộc đấu tranh ấy đã diễn ra liên tục, mạnh

13


mẽ, quyết liệt nhưng chưa hợp nhất, trong điều kiện tương quan lực lượng
quân sự quá chênh lệch, các phong trào ấy đều bị thực dân Pháp đàn áp và
cuối cùng thất bại.
Năm 1930, tại Tây Nguyên một số chi bộ Đảng lần lượt được thành lập
như chi bộ Đảng ở Đà Lạt (4-1930), chi bộ Đảng ở Kon Tum (9-1930). Cùng
với đó là các hoạt động kiên trì, bền bỉ của các chiến sĩ Cộng sản trong nhà
đày Buôn Ma Thuột và ngục Kon Tum, chủ nghĩa Mác-Lênin bắt đầu được
truyền bá trong đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Chính nhờ vậy, từ sau năm
1930, các phong trào yêu nước ở Tây Nguyên mang màu sắc đấu tranh mới,
quy mô rộng hơn, tiêu biểu là phong trào Nước Xu của Săm Brăm (19351939). Phong trào này đã diễn ra trên địa bàn từ miền núi phía Tây Phú Yên
tới ngã ba Đông Dương, phương pháp tổ chức và tập hợp lực lượng mới, có
mục tiêu giải phóng dân tộc cụ thể, do vậy đã nhanh chóng thu hút được đông
đảo đồng bào các dân tộc Tây Nguyên hưởng ứng.
Trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nhất tề đứng lên giành chính quyền. Ở tỉnh
Đắk Lắk, 15 giờ ngày 24-8-1945, cuộc mít tinh giành chính quyền được tổ
chức tại sân vận động thị xã. Chỉ trong vòng chưa đầy một tuần lễ, chính
quyền cách mạng đã được thiết lập hầu hết ở các địa phương trong tỉnh. Tại
khu vực Nam và Bắc Tây Nguyên, từ ngày 23 đến ngày 28-8-1945, khởi
nghĩa giành chính quyền ở Lâm Viên, Pleiku, Đồng Nai Thượng, Kon Tum
giành thắng lợi.
Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đồng bào các dân

tộc Tây Nguyên cùng nhân dân cả nước ra sức bảo vệ những thành quả cách
mạng. Sự nghiệp xây dựng đất nước của nhân dân Việt Nam chưa được bao
lâu, ngày 23-9-1945, được sự giúp sức của quân Anh, thực dân Pháp nổ súng
đẫm máu tại Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam một lần

14


nữa. Vốn là địa bàn chiến lược quan trọng ở phía Nam Đông Dương, Tây
Nguyên đã trở thành một trong những mục tiêu đánh chiếm sớm của thực dân
Pháp. Tháng 11-1945, quân Pháp mở cuộc tấn công lên Tây Nguyên và đến
tháng 6-1946, hầu hết các vị trí then chốt trên địa bàn chiến lược này bị chúng
chiếm đóng và thiết lập bộ máy cai trị. Thực dân Pháp triệt để thi hành chính
sách chia để trị, phá hoại khối đoàn kết của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên
với đồng bào cả nước và thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề cai trị.
Hòng quyết tâm tách Tây Nguyên ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, thực dân
Pháp ra sức xây dựng hệ thống đồn bốt ở khắp nơi, lập ra xứ “Tây Kỳ tự trị”.
Theo sắc lệnh được ban hành ngày 27-5-1946, các tỉnh Đắk Lắk, Đồng Nai
Thượng, Lâm Viên, Pleiku, Kon Tum được tổ chức thành một “liên bang” được
mệnh danh là “Liên bang phụ trách các dân tộc sơn cước miền Nam Đông
Dương”, đặt dưới sự điều hành trực tiếp của Cao uỷ Pháp ở Đông Dương.
Thực hiện Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí
Minh (19-12-1946) và Chỉ thị kháng chiến kiến quốc của Trung ương Đảng
(25-11-1945), đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã nhất tề đứng lên cùng
nhân dân cả nước tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Bên cạnh
phát triển LLVT địa phương, các đơn vị bộ đội chủ lực được chi viện và gấp
rút xây dựng ở Tây Nguyên như các trung đoàn 94, 95, 67, 108, 803, 120. Sự
phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị chủ lực và LLVT nhân dân Tây Nguyên đã
tiêu diệt nhiều sinh lực địch, phá hủy nhiều vũ khí và phương tiện chiến tranh
của chúng. Đặc biệt trong chiến cuộc Đông-Xuân 1953-1954, quân và dân

Tây Nguyên phối hợp chặt chẽ với chiến trường chính Bắc Bộ làm thất bại kế
hoạch tập trung quân của Navarre cũng như góp phần làm thất bại chiến dịch
hành quân mang tên Atlante vào vùng tự do của Bình Định và Phú Yên của
địch. Đêm 26-1-1954, quân và dân ta mở màn cuộc tiến công chiến lược ở
Bắc Tây Nguyên, chỉ trong một thời gian ngắn thị xã Kon Tum và toàn tỉnh

15


Kon Tum được hoàn toàn giải phóng (7-2-1954). Tiếp đó, Binh đoàn 100 của
địch bị tiêu diệt, ta giải phóng thêm một phần tỉnh Gia Lai. Vùng giải phóng
Bắc Tây Nguyên được mở rộng liên hoàn với vùng tự do Liên khu V, các
vùng căn cứ ở Cực Nam Trung Bộ, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia. Với
thắng lợi to lớn này, quân và dân Tây Nguyên đã làm đảo lộn thế trận của
địch, buộc chúng từ thế chủ động tung quân ra càn quét nhằm kiểm soát địa
bàn chiến lược phải bị động chuyển sang thế phòng ngự để chống đỡ cuộc
tiến công dồn dập của ta. Chính sự phân tán lực lượng cơ động của địch, tạo
điều kiện cho chiến trường chính Bắc Bộ giành thắng lợi vang dội ở Điện
Biên Phủ, góp phần quyết định vào việc thực dân Pháp chấp nhận ký Hiệp
định Giơnevơ, kết thúc thắng lợi chín năm kháng chiến trường kỳ của nhân
dân Việt Nam.
Thực tế lịch sử đã khẳng định trong chín năm kháng chiến chống thực dân
Pháp, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đã hăng hái tiến lên dưới ngọn cờ vẻ
vang của Đảng, nêu cao tinh thần thượng võ, truyền thống đoàn kết, sát cánh bên
nhau, cùng nhân dân cả nước đánh đuổi giặc ngoại xâm và giành thắng lợi.
1.2. Chính sách dinh điền của chính quyền Ngô Đình Diệm.
1.2.1. Âm mưu và mục tiêu.
Sau khi thay thế Pháp thống trị miền Nam Việt Nam, Mỹ đã xây dựng
miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, căn cứ quân sự ở Đông Nam
Á và dựng lên chính quyền tay sai do Ngô Đình Diệm đứng đầu. Sự thất bại

của Pháp ở Việt Nam giúp Mỹ nhận ra rằng, cách mạng giành được thắng lợi
là nhờ sự ủng hộ và che chở của nhân dân. Chính vì vậy, muốn giành được
thắng lợi, vấn đề đặt ra là phải lôi kéo được nhân dân về phía mình, phải tranh
thủ chinh phục “trái tim và khối óc của nông dân”. Ngay những ngày đầu lên
cầm quyền miền Nam, Ngô Đình Diệm đặc biệt chú trọng các chính sách đối
với nông dân và nhiều lần hô khẩu hiệu: “giải phóng nông dân”, “hữu sản

16


hóa nông dân”... Chúng nhận định: “Phải tranh thủ lại nhân dân trong tay Việt
Cộng, làm thế nào tách rời Cộng sản ra khỏi quảng đại quần chúng, khép chặt
nông dân làm một lực lượng hỗ trợ ta… Chỉ có như vậy mới mong tiêu diệt
địch một cách tận gốc và lâu dài” [77].
Thực hiện ý đồ trên, CQNĐD đã cho ra đời nhiều chính sách mị dân
đối với nông dân ở miền Nam Việt Nam, trong đó có CSDĐ.
Năm 1956, trước khi ban hành CSDĐ, CQNĐD lập “Ủy ban Nghiên
cứu vấn đề khai thác vùng Cao nguyên và các vùng đồng lầy ở miền Nam Việt
Nam”, do Trịnh Văn Hy-Đổng lý Văn phòng Bộ Điền thổ và Cải cách điền
địa đứng đầu [78]. Theo đó, Ủy ban này có nhiệm vụ tìm kiếm, khảo sát các
địa điểm dựa theo những tiêu chuẩn do Ngô Đình Diệm đề ra nhằm thực hiện
CSDĐ. Tổng ủy trưởng Phủ Tổng ủy Dinh điền Bùi Văn Lương cho biết:
“Theo Tổng thống nên chọn những nơi có chút ít điều kiện phát triển về sinh
hoạt…, có sẵn nước ăn, tắm giặt, tưới cây và có đủ điều kiện về đất đai, đất
tốt có khoảng rộng để định cư từ 1.000 người trở lên” [91].
Theo như khảo sát trước khi thành lập dinh điền, Tây Nguyên có nhiều
triển vọng nhất bởi đất đai, tài nguyên của vùng đất này, “Có tới 1.425.000
mẫu đất trồng trọt… đất rộng, phì nhiêu, có suối dài, có thể quy tụ 2 hoặc 3
ngàn người trở lên” [91]. Bùi Văn Lương cũng đưa ra nhận định “vùng Cao
nguyên xét có đủ khả năng đón nhận đồng bào di dân… rất thích hợp cho việc

dinh điền… còn vùng đầm lầy kết quả không được dồi dào lắm” [91].
Chính Mỹ và CQNĐD cũng nhận thấy được những tiềm năng to lớn
của khu vực Tây Nguyên. Điều này được thể hiện trong “Dự án tác chiến ở
miền Thượng”, CQNĐD cho rằng: “Về phương diện kinh tế, miền Thượng là
kho tài nguyên vô tận, đã cung cấp đủ cho nhân dân miền Nam đủ các thứ
lâm sản, khoáng sản, thổ sản, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nước Việt Nam
tự do không giàu mạnh bởi đồng ruộng phì nhiêu vùng đồng bằng, mà sẽ

17


giàu mạnh bởi tài nguyên phong phú của miền Thượng du khi được khai
thác đúng mức” [77].
Ngoài tiềm năng kinh tế, Tây Nguyên còn có vị trí chiến lược quan
trọng về chính trị, quân sự không chỉ đối với Việt Nam nói riêng mà còn đối
với Đông Dương và Đông Nam Á. CQNĐD cho rằng: “trong trường hợp
chiếm được toàn bộ các tỉnh Tây Nguyên, Việt Cộng sẽ khống chế dễ dàng
các tỉnh Trung Nguyên Trung phần chật hẹp và chỉ cần với một với là có thể
tới miền Đông, rồi miền Tây Nam phần một cách mau lẹ. Cái lợi của Việt
Cộng khi ấy là trên đánh xuống với hậu cứ tiếp viện quân khu, vũ khí là Miên
và Lào, cái bất lợi của ta là dưới đánh lên sẽ vấp phải dãy Trường Sơn hiểm
yếu mà Việt Cộng đã bủa vây du kích khắp nơi” [77]. Với những nhận định
như vậy, Mỹ và CQNĐD đã đi đến kết luận rằng “muốn chiến thắng ở miền
Nam Việt Nam thì phải kiểm soát bằng được vùng Cao nguyên Trung phần có
tính chất chiến lược này” [29, tr.35]. Chính vì vậy, Tham mưu trưởng Liên
quân Mỹ là Raffor nhận xét “Tây Nguyên có thể trở thành địa bàn cơ động
quan trọng, một khu vực tập trung quân đội” [45, tr.852].
Trên cơ sở khảo sát, ngày 23-4-1957, Ngô Đình Diệm ra Sắc lệnh số
103-TTP, thành lập “Phủ Tổng ủy Dinh điền”, tổ chức như một bộ, trực thuộc
Phủ Tổng thống và đặt dưới quyền điều hành trực tiếp của của Phó Tổng

thống [82]. Tổng ủy trưởng Phủ Tổng ủy Dinh điền là Bùi Văn Lương, có
chức danh ngang hàng bộ trưởng; tướng Lê Văn Kim làm phụ tá; cố vấn Mỹ
Leland Barrows (Giám đốc Cơ quan viện trợ Mỹ) trực tiếp chỉ đạo.
Để thi hành CSDĐ, CQNĐD đã thiết lập một tổ chức chặt chẽ, có quy
mô từ trung ương xuống tận cơ sở để trực tiếp thực thi và quản lý các địa
điểm dinh điền.
Theo Nghị định số 691-TTP/VP, ngày 23-4-1957 của Tổng thống Ngô
Đình Diệm, Phủ Tổng ủy Dinh điền có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động

18


của dinh điền trên toàn miền Nam thông qua các cơ quan: Văn phòng, các
Nha như: Hành chính, Tài chính, Di dân và Định cư, Kỹ thuật, Nông cơ và
Vùng dinh điền.
Tiếp theo đó, ngày 25-9-1957, CQNĐD ra tiếp hai Nghị định số 1502TTP/DĐ và 1503-TTP/DĐ với nội dung thiết lập và triển khai hoạt động
CSDĐ ở miền Nam Việt Nam gồm 4 vùng [82]:
1-Vùng dinh điền Cao nguyên Trung phần (gồm tỉnh Kon Tum,
Pleiku, Đắk Lắk); 2-Vùng dinh điền Đồng Tháp Mười (gồm các tỉnh Kiến
Tường và Kiến Phong); 3-Vùng dinh điền An Xuyên-Ba Xuyên (gồm tỉnh
An Xuyên và Ba Xuyên); 4-Vùng dinh điền Cái Sắn (gồm các tỉnh Kiên
Giang và An Giang).
Ngày 4-10-1957, Phó Tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ quy định về tổ
chức vùng dinh điền: đứng đầu là một Quản đốc, giúp việc có một Phó Quản
đốc. Quản đốc và Phó Quản đốc vùng dinh điền chỉ đạo trực tiếp các Trưởng
khu dinh điền và điều hành hoạt động các địa điểm dinh điền trong vùng qua
các phòng Hành chính, Kế toán, Chuyên vận cùng các cơ quan chuyên môn
thuộc các bộ khác… Các vùng dinh điền tùy theo nhu cầu có thể được tổ chức
thêm các khu dinh điền, đặt dưới quyền điều khiển của một trưởng khu.
Trưởng khu dinh điền có nhiệm vụ liên lạc với Quản đốc, đồng thời giải quyết

công việc cần thiết cho các địa điểm thông qua chỉ đạo trực tiếp của địa điểm
trưởng-người đứng đầu địa điểm dinh điền [84].
Về tổ chức hành chính địa điểm dinh điền: ngoài Địa điểm trưởng đứng
đầu phụ trách chung còn có các cơ quan hành chính, an ninh, quân sự và hệ
thống quản lý sản xuất kinh doanh, các đoàn thể chính trị như: Thanh niên
Cộng hòa, Phụ nữ liên đới, Phong trào cách mạng quốc gia, Đảng Cần lao
nhân vị… Đặc biệt, dinh điền nào cũng có Nhà thờ Thiên Chúa giáo làm
“phương tiện” tuyên truyền cho chúng.

19


Trong địa điểm dinh điền chia thành các ấp, các liên gia khoảng từ 5
đến 7 gia đình. Liên gia trưởng-người đứng đầu phụ trách liên gia phải chịu
trách nhiệm điều động và kiểm soát những gia đình trong liên gia của mình.
Những phần tử chống đối hay bị tình nghi đến hoạt động liên quan đến Cộng
sản đều bị theo dõi, bắt giam, tra tấn và trục xuất khỏi liên gia. Các dinh điền
trở thành một đơn vị hành chính cơ sở của địa phương.
Cùng với sự hỗ trợ của Mỹ, CQNĐD đã đẩy mạnh CSDĐ trên toàn
miền Nam. Theo báo cáo của Phủ Tổng ủy Dinh điền, đến ngày 7-7-1959,
CQNĐD đã lập được 12 khu dinh điền gồm 84 địa điểm, khai phá 1.336 ha
đất với dân số là 125.082 người [96]. Đến ngày 27-2-1963, Phủ Tổng ủy
Dinh điền đã lập được 18 khu dinh điền ở 22 tỉnh với 208 địa điểm trên toàn
miền Nam [113].
- Về chính trị.
Âm mưu lớn nhất về chính trị trong việc thực hiện CSDĐ là tách,
khống chế những người yêu nước ở các tỉnh Duyên hải miền Trung và làm
xáo trộn, đẩy lùi cơ sở cách mạng ở các địa phương trong việc thực hiện dinh
điền. Theo như kế hoạch, đối tượng đi “di dân lập nghiệp” là những nông dân
nghèo không có hoặc ít ruộng đất… Nhưng trên thực tế, đối tượng được

CQNĐD ưu tiên hàng đầu đi lên các dinh điền ở Tây Nguyên là những người
yêu nước, những người có quan hệ hoặc tình nghi có quan hệ với cách mạng
để phá những cơ sở cách mạng, tách cán bộ, đảng viên, những gia đình có
người đi tập kết, những đối tượng bị cho là đối lập với quần chúng nhân dân ở
các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên… phân
tán họ ra nhiều địa điểm dinh điền để thuận lợi cho việc kiểm soát, ngăn cách
họ với Đảng, đồng bào địa phương và đồng bào ven biển miền Trung, đồng
thời cũng làm xáo trộn các cơ sở cách mạng ở địa phương, làm cho phong
trào đấu tranh của nhân dân mất liên kết, tan rã. “Mục đích của dinh điền

20


trước hết là nhằm tăng cường quân sự, bóc lột kinh tế và đàn áp về chính trị…
Kế hoạch xây dựng khu dinh điền của địch trước tiên là bắt cho được những
cơ sở và những người có tinh thần đấu tranh ở những vùng có ảnh hưởng của
cách mạng (nhất là vùng tự do cũ của Liên khu V và những căn cứ cũ của
Nam Bộ) đưa đi các dinh điền (chủ yếu là Tây Nguyên) để dễ quản chế, làm
xáo trộn cơ sở cách mạng ở địa phương, làm cho phong trào đấu tranh ở địa
phương mất nòng cốt, sẽ tan rã” [24, tr.69].
Các địa điểm dinh điền ở Tây Nguyên được xây dựng hầu hết ở những
vùng xa trung tâm thành thị, những nơi hẻo lánh… nhất là vùng giáp ranh với
Campuchia với âm mưu lập một vành đai dọc biên giới Việt Nam-Campuchia
để kiểm soát hoạt động của cách mạng dọc biên giới, ngăn chặn sự liên lạc
giữa ba nước Đông Dương và các vùng, miền khác vào Tây Nguyên.
Mỹ và CQNĐD cho rằng, dinh điền là một trong những biện pháp hữu
hiệu “giành lấy trái tim và khối óc của nông dân…, giành lấy sự ủng hộ của
dân chúng đối với CQNĐD, điều cốt yếu là để đánh bại Việt Cộng”
[63, tr.243]; chúng đã nâng CSDĐ lên thành “quốc sách”, đẩy mạnh thực
hiện khắp miền Nam nhất là Tây Nguyên với trọng tâm là Đắk Lắk, địa bàn

chiến lược là Gia Lai. Địch muốn biến nhân dân trong các dinh điền thành
những chiến sĩ tiên phong, tình báo viên trên mặt trận chống phá cách mạng
vòng ngoài cho chúng.
- Về quân sự.
Do Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng về mặt quân sự, vì thế,
Mỹ và CQNĐD âm mưu biến Tây Nguyên thành trung tâm căn cứ quân sự
của chúng ở Nam Đông Dương và của Đông Nam Á “… nhằm xây dựng một
khu vực rộng lớn nối liền Tây Nguyên-Hạ Lào-Korat (Thái Lan) thành căn cứ
chiến lược quân sự của Mỹ ở Đông Nam Á” [72, tr.30], vì thế chúng ra sức
xây dựng, kiểm soát, khống chế khu vực này. Ở Gia Lai, địch “phát triển lính

21


×