Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Chuyên đề GIẢI PHÁP về tổ CHỨC dạy học sử LIỆU học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.33 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA LỊCH SỬ

ĐỀ TÀI

SỬ LIỆU HỌC: NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH
VÀ TỔ CHỨC GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
••

★★★
Chuyên đề

GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC
SỬ LIỆU HỌC
••

CHỦ NHIỆM ĐỀ
TÀI

NGƯỜI THỰC HIỆN
TS. Nguyễn Đình
Thống

TS. Nguyễn Văn Hiệp



BÌNH DƯƠNG - THÁNG 12 NĂM 2014



Chuyên đề

GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC
SỬ LIỆU HỌC
••

1. Tầm quan trọng của việc tổ chức dạy học sử liệu học

J.
•ơ



Sử liệu học là bộ mơn khoa học có tính nền tảng, trang bị cho sinh viên
ngành Sử và ngành Lưu trữ những tri thức cơ bản về quá trình hình thành và phát
triển của Khoa học sử liệu, về các nguồn sử liệu (nhất là các nguồn sử liệu ở Việt
Nam); giới thiệu các phương pháp sưu tầm, phân loại, phân tích, phê phán sử liệu;
rèn luyện kỹ năng khai thác, xử lý các nguồn sử liệu,... phục vụ cho công tác
nghiên cứu khoa học cũng như dạy học Lịch sử và các ngành học có liên quan.
Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, nhiều trường đại học - cao đẳng (từ đây gọi
chung là đại học), trong đó có cả một số trường đại học lớn, sinh viên ngành Sử
vẫn chưa được học môn này. Lý do có nhiều, trong đó có phần liên quan đến nhận
thức chưa đúng về tầm quan trọng của môn học; chương trình chưa thống nhất và
chưa đảm bảo tính khoa học; chưa có giáo trình, tài liệu dạy học,. Một số trường
tổ chức dạy học mơn này có tính chất chiếu lệ,. nên chất lượng không cao.
Nhận thức được rằng, đây là một môn học quan trọng, cần nghiên cứu kỹ
lưỡng để đảm bảo dạy học đạt chất lượng, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo
của nhà trường nói chung, của ngành Lịch sử nói riêng, nhất là sau khi sinh viên
tốt nghiệp sẽ tự tin hơn trong công tác nghiên cứu, giảng dạy, chúng tôi tiến hành

nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về sử liệu, Sử liệu học cũng như vấn
đề dạy học bộ môn Sử liệu học ở các trường đại học - cao đẳng ở Việt Nam.
Cung cấp những kiến thức về Lịch sử Sử học và Sử liệu học ở trình độ cao
và chuyên sâu đồng thời bổ sung một số kiến thức về lịch sử, văn hóa, xã hội...
liên quan đến Lí luận Sử học. Những kiến thức này sẽ giúp Nghiên cứu sinh đi
sâu vào chuyên ngành hẹp, nắm vững các hướng nghiên cứu và các vấn đề khoa
học thuộc Lịch sử Sử học và Sử liệu học.
Nghiên cứu sinh lịch sử được đào tạo theo khung chương trình này sẽ trở
thành những chun gia sử học có trình độ cao về lí thuyết và thực hành, hiểu biết
sâu sắc chuyên ngành Lịch sử Sử học và Sử liệu học. Có năng lực sáng tạo, độc
lập nghiên cứu, phát hiện và giải quyết được các vấn đề trong khoa học lịch sử.
Nghiên cứu sinh tốt nghiệp chuyên ngành Lịch sử Sử học và Sử liệu học có
thể làm cơng tác nghiên cứu, giảng dạy lịch sử tại các viện nghiên cứu, các trường
đại học hoặc các cơng việc có liên quan đến kiến thức lịch sử.
Cung cấp phương pháp xử lí các vấn đề về Lịch sử sử học và Sử liệu học,
các kĩ năng thực hành trên cơ sở hệ thống lí luận cơ bản và hiện đại, làm cho
1


Nghiên cứu sinh nắm vững các thao tác nghiệp vụ và có khả năng thích ứng với
các cơng việc liên quan đến những vấn đề khác nhau thuộc khối khoa học xã hội
và nhân văn. Tập hợp và đánh giá giá trị lịch sử của các nguồn sử liệu lịch sử Việt
Nam, xác định độ tin cậy của những thông tin lịch sử trong các sử liệu.
Các xu hướng nghiên cứu lịch sử ở Việt Nam. Hệ thống lí thuyết sử học ở
Việt Nam. Tư tưởng và phương pháp nghiên cứu của các sử gia lớn trong lịch sử
Việt Nam. Sự thay đổi trong nhận thức một số vấn đề lịch sử trong sử học Việt
Nam. Quá trình nghiên cứu các vấn đề lịch sử trong sử học hiện đại Việt Nam.
Các trường phái sử học thế giới. Các phương pháp nghiên cứu lịch sử hiện đại
2. Tổ chức dạy học ở trường đại học, cao đẳng
Trên cơ sở nghiên cứu kỹ về quá trình hình thành và phát triển của các loại

sử liệu, của Sử liệu học (lý luận và thực tiễn),... cũng như việc tổ chức dạy học Sử
liệu học ở một số trường đại học, đề tài thiết kế một chương trình Sử liệu học trên
cơ sở kế thừa và phát triển chương trình Sử liệu học của các trường đại học, đề
xuất nội dung cụ thể của giáo trình Sử liệu học và nêu một số đề xuất, kiến nghị
về việc tổ chức dạy học bộ môn Sử liệu học ở các trường đại học, mà trước hết là
đối với Trường Đại học Thủ Dầu Một.
Phương án 1:
TIA
1
Số tín chỉ
ST
Tên mơn học
T
I Khối kiến thức chung
11
1
. 2
. 3
.

Triết học

4

Ngoại ngữ chung

4

Ngoại ngữ chuyên ngành


3

II Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành

n.1. Bắt buộc
4 Một số vấn đề cơ bản về lí luận sử học
. 5 Quá trình phát triển các hình thái kinh tế - xã hội trong
.
lịch sử
6 Một số vấn đề cơ bản về lịch sử văn hoá - tư tưởng Việt
. 7 Lịcm sử các vấn đề về tôn giáo ở Việt Nam
. 8
Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt
. 9 Qumn điểm quốc tế của cách mạng Việt Nam
.

2

36
30
2
2
2
2
2
2


10


Vấn đề văn hố Đơng Nam Á và lịch sử quá trình hội

.

11. Thành phần tộc người và quan hệ dân tộc ở Việt Nam
12 Sự xuất hiện các nền kinh tế sản xuất đầu tiên trên thế
. 13 Một số vấn đề cơ bản về lịch sử Nhà nước và Pháp luật
. 14 Một số các vấn đề làng xã và nông dân Việt Nam trong

2
2
2
2
2

. 15

Tổng quan phương pháp nghiên cứu khu vực học

. 16

2

Tư tưởng sử học qua các thời đại

2
2

. 17


Các khuynh hướng sử học Việt Nam cận - hiện đại

. 18

Các phương pháp sử liệu học
Lựa chọn

. II.
2.19
. 20
. 21
. 22
.
24
. 25
.

III

2
6/14

Các trường phái triết học lịch sử hiện đại

2

Văn bản học

2


Một số vấn đề về lịch sử địa phương và lịch sử ngành

2

Tạp chí nghiên cứu lịch sử - Những vấn đề lịch sử sử học
Áp dụng các phương pháp phân tích định lượng trong

2

Lịch sử xuất bản sách ở Việt Nam

2

Sử học Việt Nam trong thời kì Đổi Mới

2

Luận văn
Tổng cộng:

13
60

Phương án 2:
TIA

STT

I


1

Tên mơn học
Khối kiến thức chung

Số
4-í
---11

1.

Triết học

4

2.

Ngoại ngữ chung

4

3.

Ngoại ngữ chun ngành

3

II

Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành


36

Bắt buộc
Một số vấn đề cơ bản về lí luận sử học

30
2

5.

Q trình phát triển các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử

2

6.
7.

Một số vấn đề cơ bản về lịch sử văn hoá - tư tưởng Việt Nam
Lịch sử các vấn đề về tơn giáo ở Việt Nam

2
2

8.

Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam

2


II.1.
4.

3


Quan điểm quốc tế của cách mạng Việt Nam

2

10.

Vấn đề văn hố Đơng Nam Á và lịch sử q trình hội nhập

2

11.

Thành phần tộc người và quan hệ dân tộc ở Việt Nam
Sự xuất hiện các nền kinh tế sản xuất đầu tiên trên thế giới

2

9.

12.
13.

Một số vấn đề cơ bản về lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt


2
2

14.

Một số các vấn đề làng xã và nông dân Việt Nam trong lịch

2

15.

Tổ ng quan phương pháp nghiên cứu khu vực học

2

16.
17.

Tư tưởng sử học qua các thời đại
Các khuynh hướng sử học Việt Nam cận - hiện đại

2
2

18.

Các phương pháp sử liệu học

2


H2
19.

Lựa chọn
Các trường phái triết học lịch sử hiện đại

20.

2

21.

Văn bản học
Một số vấn đề về lịch sử địa phương và lịch sử ngành

22.

Tạp chí nghiên cứu lịch sử - Những vấn đề lịch sử sử học

2

23.

Áp dụng các phương pháp phân tích định lượng trong nghiên

6/14
2
2
2


24.

cứu lịch sử
Lịch sử xuất bản sách ở Việt Nam

25.

Sử học Việt Nam trong thời kì Đổi Mới

2

III

Ngoại ngữ chuyên ngành nâng cao

3

IV

30.

Khối kiến thức chuyên đề tiến sĩ
Các nguồn sử liệu chữ viết lịch sử Việt Nam
Hệ thống nghiên cứu các vấn đề lịch sử trong sử học Việt
Nam
Một số vấn đề cơ bản về lịch sử sử học phong kiến Việt Nam
Nhận thức mới một số vấn đề lịch sử trong sử học Việt Nam
thời kì
Một số vấn đề về lí luận sử học hiện đại


31.
32.

Các trường phái sử học hiện đại
Quá trình hình thành và phát triển của Việt Nam học trên thế

33.

Các tác gia sử học Việt Nam hiện đại
Giới thiệu một số trường phái khu vực học tiêu biểu trên thế
giới và bước đầu vân dụng nghiên cứu ở Việt Nam
Luận án

rri Á
Tổng cộng:

26.
27.
28.
29.

34.
V

4

2

6/18
2

2
2
2
2
2
2
2
2

56


Một trong những yêu cầu quan trọng của công cuộc đổi mới nền sử học
nước ta hiện nay là tăng cường việc mở rộng tiếp cận và sử dụng một cách có hiệu
quả các nguồn sử liệu, sử liệu trong nước, sử liệu nước ngồi, sử liệu chính thống
và phi chính thống,... để nâng cao giá trị khoa học của các cơng trình sử học. Việc
đào tạo các thế hệ sử gia được trang bị đầy đủ những kiến thức cơ bản về sử liệu
và Sử liệu học là yêu cầu khơng thể thiếu đước, vì vậy, các trường đại học cần
nhanh chóng đưa mơn Sử liệu học vào chương trình đào tạo.
Hiện nay, các trường đại học việc tổ chức dạy học môn Sử liệu học chưa
được thống nhất (ở các ngành học và các bậc học). Thiết nghĩ, trước hết cần đưa
Sử liệu học vào chương trình đào tạo bậc đại học cho các chuyên ngành thuộc
Khoa học Lịch sử và Lưu trữ học. Ở bậc cao học và nghiên cứu sinh, có thể chọn
các chuyên đề thuộc Sử liệu học để giảng dạy nhằm nâng cao tầm hiểu biết và đặc
biệt là tăng cường tính thực hành trong nghiên cứu.
Cần xóa bỏ quan niệm cho rằng, chỉ có các trường đào tạo cử nghiên
nghiên cứu lịch sử mới cần thiết trang bị kiến thức về sử liệu và Sử liệu học, cịn
ở mơi trường sư phạm, sinh viên khi tốt nghiệp ra trường chỉ làm công tác giảng
dạy, tức chỉ “công bố” thành quả nghiên cứu nên không cần thiết phải học Sử liệu
học. Quan điểm này có vẻ lạc hậu trước yêu cầu phát triển của Sử học và Dạy học

lịch sử, nhất là trong công cuộc đổi mới Sử học hiện nay. Thiết nghĩ, người giáo
viên trong quá trình giảng dạy phải kết hợp nghiên cứu, và xem đó như là một
nhiệm vụ khơng thể thiếu được. Kết quả nghiên cứu sẽ giúp giáo viên nâng cao
trình độ chun mơn và sẽ hỗ trợ đắc lực cho phần nghiệp vụ của mình, chí ít
cũng tạo cho mình một sự tự tin nhất định trước học sinh.
Thực tế cho thấy, nhiều thầy cô giáo giảng dạy ở các trường phổ thông đã
đạt được những thành quả đáng trân trọng trong công tác nghiên cứu lịch sử và
góp phần xứng đáng vào sự phát triển của nền Sử học nước nhà. Tuy nhiên, cũng
từ thực tế đó, nhiều thầy cơ giáo cịn tỏ ra lúng túng khi tiếp cận với các nguồn sử
liệu trong nước cũng như tài liệu nước ngoài. Hơn nữa, sách giáo khoa thường lạc
hậu so với sự phát triển của khoa học chuyên ngành, người giáo viên trong quá
trình giảng dạy cần cập nhật thông tin khoa học từ nhiều nguồn khác nhau để tăng
hàm lượng khoa học của bài giảng, tăng thêm phần thuyết phục đối với học sinh
là hết sức cần thiết. Trong trường hợp này, với sự hiểu biết về Sử liệu học sẽ giúp
người giáo viên biết lựa chọn nguồn thông tin sử liệu đáng tin cậy để sử dụng một
cách có hiệu quả là việc làm có ý nghĩa. Vì vậy, theo chúng tơi, việc trang bị
những kiến thức cơ bản về Sử liệu học cho sinh viên ngành Sư phạm lịch sử xem
ra là một yêu cầu không thể thiếu.
Để phục vụ tốt cho việc dạy học môn Sử liệu học, cần thiết phải tổ chức
biên soạn giáo trình và tài liệu tham khảo. Cơng việc này trước mắt có khó khăn,
bởi chưa có giáo trình nào để tham khảo, nhưng nếu có sự đầu tư thích đáng có
5


thể thực hiện được trong vài ba năm tới. Có thể các trường đại học mạnh dạn hợp
tác để biên soạn giáo trình. Cần có sự đột phá và tiên phong.
Trong việc nghiên cứu, biên soạn giáo trình và tổ chức giảng dạy môn Sử
liệu học, theo chúng tôi, cần có sự tiếp sức, hỗ trợ của các nhà Sử liệu học, các
nhà Lưu trữ học trong nước.
Lịch sử phát triển xã hội lồi người chính là q trình hoạt động thực tiễn

của xã hội loài người trong quá khứ, là hiện thực quá khứ khách quan (bản thể
luận); sử học hay khoa học lịch sử là nhận thức của con người về lịch sử xã hội
loài người, về hiện thực quá khứ khách quan, về hoạt động thực tiễn của xã hội
loài người trong quá khứ (nhận thức luận).
Con người đã sáng tạo ra lịch sử của mình, sáng tạo ra lịch sử xã hội loài
người và tiến hành nhận thức lại q trình đó. Do vậy, q trình sáng tạo và nhận
thức lịch sử xã hội loài người, con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể. Chủ thể
của quá trình sáng tạo ra lịch sử xã hội loài người, nhưng vừa là khách thể (đối
tượng nhận thức) của quá trình nhận thức lịch sử, vừa là chủ thể của q trình
nhận thức lịch sử đó.
Chủ thể sáng tạo trong trường hợp này được hiểu theo nghĩa con người là
chủ thể sáng tạo ra lịch sử xã hội, lịch sử loài người, lịch sử một quốc gia, dân tộc,
hay trong một phạm vi hẹp hơn, nhưng không phải khi nào con người cũng sáng
tạo ra lịch sử theo mong muốn chủ quan của mình, mà hiện thực lịch sử bao giờ
cũng diễn ra theo sự chi phối của các quy luật tự nhiên và xã hội, ngoài ý muốn
của chính những người làm ra lịch sử.
Cùng với quá trình sáng tạo ra lịch sử, con người cũng nhận thức lại lịch sử
của chính mình. Kết quả nhận thức lịch sử được biên soạn thành sử sách: Lịch sử
nước Mỹ, Lịch sử nước Pháp, Lịch sử Trung Quốc, Lịch sử Việt Nam,... đó là là
sử học, là Khoa học Lịch sử.
Các tác phẩm, cơng trình sử học nói trên là sản phẩm của tư duy khoa học,
vốn hữu hạn, ln có một khoảng cách, khơng đồng nhất với hiện thực lịch sử vốn
là vô hạn. Nhận thức của mỗi nhà khoa học, mỗi thời đại về lịch sử đương thời là
rất hạn hẹp và phiến diện so với sự phong phú và đa dạng của hiện thực lịch sử đã
diễn ra, nhất là khi sử liệu còn bị che dấu, phủ mờ bởi sự nghiệt ngã của thời gian,
khí hậu, chiến tranh,... hoặc bị xuyên tạc trong những cuộc xung đột giai cấp, dân
tộc, tôn giáo, sắc tộc, tư tưởng bá quyền,...
Lịch sử xã hội loài người với vô số hiện tượng, biến cố đã xảy ra, cố định
trong một thời gian, không gian nhất định trong quá khứ, tồn tại một cách tự thân,
khách quan, hoàn toàn độc lập với nhận thức của con người, đó là lịch sử (bản thể

luận). Việc nhận thức, tái dựng lịch sử là sử học, là khoa học lịch sử (nhận thức
6


luận). Thiết nghĩ, điều này cần được làm rõ, phân biệt rõ, nhất là đối với việc
nghiên cứu, giảng dạy và học tập ngành sử học.
Sự phát triển liên tục của sử học là hành trình khơng mệt mỏi của con
người để tìm hiểu bản chất và quy luật phát triển của xã hội lồi người. Sử liệu
học chính là chìa khóa để giải mã sử liệu, là tiền đề phát triển sử học.
Việc nhận thức, tái dựng lại hiện thực lịch sử là nhiệm vụ của sử học, của
khoa học lịch sử. Muốn thực hiện điều này, các nhà nghiên cứu lịch sử phải dựa
vào các nguồn sử liệu - dấu tích, di tồn cịn lại của hoạt động thực tiễn của xã hội
loài người trong quá khứ. Chúng chính là cơ sở, là phương tiện để nhận thức lịch
sử. Nhà sử học Ba Lan J. Topolski đã viết: “Nguồn sử liệu luôn luôn là tài sản quý
giá nhất của nhà sử học, khơng có nó ơng ta khơng thể là nhà sử học”.1
Dựa vào các nguồn sử liệu, các nhà sử học nghiên cứu, tái dựng lại hiện
tượng, biến cố bằng các sự kiện sử học, nghĩa là tiệm cận sự kiện sử học đến sự
kiện lịch sử, đến hiện thực quá khứ khách quan, với kỳ vọng tìm ra chân lý lịch
sử. Như vậy, rõ ràng sự kiện sử học mang tính chất hai mặt: một mặt nó là một
trong những mắt xích (sử liệu) của hiện thực lịch sử (bản thể luận), mặt khác nó là
tri thức của loài người về hiện thực lịch sử (nhận thức luận).
Thông qua các nguồn sử liệu (thông tin và kênh thông tin), nhà nghiên cứu
lịch sử vận dụng tri thức của mình vào việc xử lý thơng tin của sử liệu để tái dựng
“sự kiện lịch sử” bằng “sự kiện sử học”. Nói cách khác “sự kiện sử học” chính là
“hình ảnh” của “sự kiện lịch sử” tương ứng mà nó mơ tả thơng qua các nguồn sử
liệu và tri thức của nhà sử học.
Nghiên cứu lịch sử là hoạt động nhận thức quá khứ đi từ đơn giản đến tổng
quát, tiệm cận “sự kiện sử học” dần tới “sự kiện lịch sử”, đồng hình với chỉnh thể
(bản thể luận). Trong cơng tác của mình, người nghiên cứu phải cần đến những
thông tin từ sử liệu. Những thông tin này có thể là những thơng tin trực tiếp và

thơng tin gián tiếp. Nguồn thơng tin trực tiếp có được từ nguồn sử liệu trực tiếp,
nguồn thông tin gián tiếp có từ nguồn sử liệu gián tiếp. Những sử liệu đã từng
tham gia vào sự kiện như là một mảnh, một phần, một bộ phận của sự kiện lịch sử
thì đó là những sử liệu trực tiếp; những sử liệu cung cấp thông tin về sự kiện lịch
sử thông qua nhận thức của chủ thể trung gian và sự xuất hiện của nó khơng liên
quan trực tiếp tớỉ tiến trình vận động của sự kiện lịch sử thì đó là sử liệu gián tiếp.
Xét mối quan hệ giữa sử liệu - sự kiện sử học ta thấy cả hai đều là hình
thức biểu hiện trừu tượng của hiện thực lịch sử, được phản ánh trong ý thức của
con ngườỉ. Đối với sự kiện lịch sử, nguồn sử liệu là hình thức biểu hiện trừu
tượng thứ nhất, đồng thời làm cơ sở cho việc xây dựng sự kiện sử học. Sự kiện sử
1 J. Topolski: phương pháp luận sử học

7


học là hình thức biểu hiện trừu tượng thứ hai trên cơ sở các nguồn sử liệu và tri
thức của nhà sử học trong việc tái hiện sự kiện lịch sử.
Sử liệu không phải là sự thật lịch sử được sao chép lại một cách đầy đủ,
trọn vẹn, mà nó chỉ là sự phản ánh trìu tượng một phần, một bộ phận, từng mảng,
hoặc từng chi tiết của sự thật lịch sử. Nhà sử học quan sát, nghiên cứu sự phản
ánh ấy trong các nguồn sử liệu. Bản thân sự phản ánh này (nhận thức của tác giả
sử liệu) chưa phải là tri thức lịch sử mang tính chất khoa học. Nhà sử học khơng
thu nhận ngay trí thức có sẵn ban đầu này, mà chỉ dựa vào nó để tạo ra tri thức
khoa học của mình phục vụ cho đối tượng nghiên cứu. Một điểm khác biệt giữa tri
thức từ nguồn sử liệu và tri thức về khoa học lịch sử biểu hiện ở nội dung của
chúng. Mặc dù dựa vào nguồn sử liệu, nhưng nội dung của sự kiện lịch sử lại
phong phú hơn, phức tạp hơn rất nhiều so với nội dung thông tin của các nguồn sử
liệu.
Sử liệu học giúp các nhà nghiên cứu phân tích sự tác động, chi phối của
điều kiện tự nhiên và hồn cảnh xã hội đến sử liệu, định lượng tính chủ quan của

tác giả sử liệu, bóc tách sự chi phối của ý thức hệ giai cấp, khắc phục tính giản
đơn, hạn chế và sai sót trong từng sử liệu và tổng hợp biến cố từ nhiều nguồn sử
liệu, để sự kiện lịch sử gần hơn với hiện thực lịch sử.
Nói một cách khác, sử liệu học là cơng cụ giúp cho sử học trở thành khoa
học - Khoa học lịch sử, giúp cho con người nhận thức gần đúng hơn về lịch sử xã
hội lồi người. Điều đó có nghĩa là trong nhận thức lịch sử, khoảng cách giữa
những điều đã biết với những điều chưa biết sẽ được khắc phục từng bước nhờ sự
phát triển của Sử liệu học, mà hệ quả của nó là thúc đẩy sự phát triển của Khoa
học lịch sử.
Sự lý giải trên cho ta thấy vai trò to lớn của sử liệu đối với sử học, trong
nghiên cứu, tái dựng lịch sử và cả trong việc giảng dạy, học tập lịch sử ở các
trường đại học, cao đẳng - những trường có ngành sử học.
Thực tiễn sử học cho thấy, nhiều tác phẩm, cơng trình sử học ra đời thường
xuất hiện sự chơng vênh nhau về mặt sử liệu. Sự chơng vênh đó xuất hiện ngay
trong một cơng trình, tác phẩm sử học, do vậy nếu xem xét giữa các cơng trình sử
học cùng phản ánh về một chủ đề thì sự chơng vênh đó càng lớn. Để khắc phục
điều này, sử liệu cần đến vai trò của Sử liệu học.
Sử liệu học là một ngành học quan trọng, trang bị những kiến thức cơ bản
mang tính nền tảng về sử liệu, từ việc nghiên cứu lý luận đến công tác thực tiễn
của sử liệu.
Về lý luận, Sử liệu học phân tích, lý giải quá trình hình thành, phát triển
của sử liệu, khái quát những quy luật; các yếu tố tác động, chi phố đến quá trình
8


hình thành sử liệu và nội dung thơng tin của sử liệu. Xây dựng các phương pháp,
nguyên tắc, cách thức phát hiện, xử lý, khai thác, sử dụng các nguồn sử liệu phục
vụ công tác nghiên cứu tái dựng hiện thực q khứ khách quan.
Về cơng tác thực tiễn, đó là công tác phát hiện, sưu tầm, chọn lọc, phân
loại, phê phán, khai thác, sử dụng các nguồn sử liệu phục vụ công tác nghiên cứu

sử học. Đặc biệt là việc phát hiện các nguồn sử liệu, công tác phê phán tính xác
thực của sử liệu, phê phán độ tin cậy của các thông tin sử liệu, xác định giá trị
thông tin lịch sử của các nguồn sử liệu đối với hoạt động nhận thức lịch sử...
Ngành Sử liệu học ra đời, sự “ngổn ngang” của những dấu tích, di tồn cịn
lại của xã hội lồi người trong q khứ trở nên “trật tự, ngăn nắp”. Được trang bị
cả về lý luận, lẫn kinh nghiệm thực tiễn, các nhà nghiên cứu tự tin hơn trong việc
tiếp cận với các nguồn sử liệu, tự tin hơn trong việc sử dụng chúng vào việc
nghiên cứu phục dựng hiện thực quá khứ khách quan.
Từ những nhận thức cơ bản về mối quan hệ giữa lịch sử với sử học, sử liệu
với sử học, sử liệu với sử liệu học, việc hiểu biết về các nguồn sử liệu Việt Nam
trở thành một là một yêu cầu mang tính tiên quyết để phục vụ cho nghiên cứu, học
tập ngành sử học Việt Nam nói riêng, ngành lịch sử nói chung.
Các nguồn sử liệu về lịch sử Việt Nam nhìn tổng thể khá phong phú về cả
loại hình đến nội dung sử liệu. Tuy nhiên, các nguồn sử liệu phân bố không đều,
một số thời kỳ, giai đoạn lịch sử còn thiếu vắng sử liệu, đặc biệt là từ thời kỳ
Hùng Vương dựng nước kéo đài đến tận thế kỷ thứ X sau Công nguyên, do vậy đã
tạo nên những “khoảng trắng” trong nghiên cứu lịch sử dân tộc2.
Sử liệu Việt Nam ở mỗi giai đoạn lịch sử đều xuất hiện và tồn tại một cách
khách quan, phản ánh trình độ phát triển của dân tộc và những đặc điểm trong
từng giai đoạn lịch sử nhất định. Việc bảo tồn sử liệu tùy thuộc những điều kiện tự
nhiên và lịch sử cũng như ý thức và khả năng bảo quản của con người, nhất là của
các cơ quan quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, các nguồn sử liệu còn bị tác động bởi
nhiều yếu tố cả khách quan lẫn chủ quan. Do vậy, việc tìm hiểu các nguồn sử liệu
Việt Nam, nơi lưu giữ, tồn tại,... sẽ giúp chúng ta tiếp cận, khai thác dễ dàng hơn,
nhằm phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử.
Đối với việc giảng dạy, học tập lịch sử ở các trường đại học, cao đẳng, cho
đến nay, các cơng trình nghiên cứu về Sử liệu học chưa nhiều, nếu khơng muốn
nói là chưa có cuốn giáo trình nào viết về Sử liệu học.
Tình trạng thiếu tài liệu dạy và học Sử liệu học là một thực trạng, “có thể
2 . Đơn cử như, ở Bình Dương cư dân Phú Chánh xuất hiện vào khoảng từ thế kỷ III đến thế kỷ I trước Công

nguyên, tương ứng với giai đoạn Đông Sơn. Với “nhà sàn dựng trên cọc gỗ”, cuộc sống thoáng mở với sự giao lưu
kinh tế - văn hóa với nhiều vùng, nhiều miền; nhưng “bổng dưng biến mất”, không để lại bất kỳ dấu tích nào cho
đến thế kỷ XVII khi người Việt vào khai phá.

9


đó là lý do” để giáo viên và sinh viên “ngại” dạy và học Sử liệu học. Thậm chí,
nhiều trường đại học đến nay vẫn chưa đưa bộ môn Sử liệu học vào chương trình
đào tạo với tư cách là một môn học độc lập; mà chỉ xem Sử liệu học là một nội
dung trong Nhập môn Sử học. Trong chương trình Nhập mơn Sử học, cơ cấu Sử
liệu học dù được xem là một nội dung không thể thiếu, tuy vậy, cũng có trường
khi xây dựng đề cương mơn học Nhập môn Sử học đã cắt bỏ nội dung này. Hệ
quả của sự hụt hẫng kiến thức Sử liệu học trong chương trình đào tạo là sinh viên
thiếu kỹ năng và phương pháp nghiên cứu, thụ động tiếp nhận kết quả nghiên cứu
từ các giáo trình, sách tham khảo, tiếp thu thụ động kết quả nghiên cứu của các
tác giả có tên tuổi, đánh mất thuộc tính sáng tạo vốn có của Khoa học Lịch sử
trong nghiên cứu, giảng dạy và hoạt động sử học nói chung. Để góp phần nâng
cao chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung, của ngành Lịch sử nói riêng,
thiết nghĩ Sử liệu học cần được ưu tiên giảng dạy, đặc biệt đối với các trường có
ngành sử học.
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
TS. Nguyễn Văn Hiệp
NGƯỜI THỰC HIỆN
TS. Nguyễn Đình Thống

10




×