Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Hoàn thiện công tác kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH tri thức việt thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.36 KB, 68 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
••

HỒN THIỆN CƠNG TÁC KIỂM TỐN
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TỐN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CƠNG TY TNHH
TRI THỨC VIỆT THỰC HIỆN

Giảng viên Hướng dẫn: TH.S LÊ ĐOÀN MINH ĐỨC
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ MỸ HUYỀN
•••
MSSV: 1220620073
Khóa: 2012 - 2016
Ngành: KẾ TOÁN

1


BÌNH DƯƠNG, THÁNG 06 NĂM 2016

LỜI CẢM ƠN
Đạt được kết quả như ngày hôm nay đối với em là cả một quá trình cố gắng,
trao dồi của bản thân, trong đó phải kể đến cơng ơn dạy dỗ, chỉ dẫn, giúp đỡ, ủng
hộ của biết bao nhiêu người. Những công ơn này em sẽ ln ghi nhớ trong tâm trí
của mình. Vì thế, đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả giáo viên
khoa Kinh tế, những người đã dạy dỗ, truyền tải những kiến thức, kinh nghiệm bổ
ích, quý báu cho em trong suốt bốn năm qua. Chính q thầy cơ là người đã trang bị
hành trang để em tự tin bước vào đời.


Ngoài ra, để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp này, em cũng gửi lời cảm ơn đến
Thầy Lê Đoàn Minh Đức, người đã dành thời gian hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho
em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và tồn thể cơng
nhân viên cơng ty TNHH Tri Thức Việt đã tạo điều kiện cho em vào thực tập tại đây,
đặc biệt, đối với tất cả các anh, chị trong phịng Kiểm Tốn, là những người đã chỉ
bảo, hướng dẫn nhiệt tình, cung cấp các tài liệu cần thiết để em hoàn thành báo cáo
tốt nghiệp.
Tiếp theo, em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những bạn bè đã ủng hộ, giúp đỡ,
những ý kiến quý báu mà các bạn đã đóng góp giúp em hồn chỉnh hơn cho bài báo
cáo của mình.
Và kế tiếp, những người mà em ln ghi nhớ cơng ơn đó chính là gia đình.
Gia đình đã ln động viên tạo mọi điều kiện thuận lợi để em được học tập thật tốt.
Một người
lần
nữa,
em
xinkhỏe,
chân gặp
thành
cảm ơn
cầu
cho
tất cả
trong
mọi
cuộc
đều
sống.
vui,

nhiều
mayvà
mắn
vàchúc
thành
công

2


MỤC LỤC
••
Trang

3


DANH MỤC VIẾT TẮT
BCTC:

Báo cáo tài chính

BCĐPS:

Bảng cân đối phát sinh

BĐS:

Bất động sản


GLV:

Giấy làm việc

GTCL:

Giá trị còn lại

HTKSNB:

Hệ thống kiểm soát nội bộ

KTV:

Kiểm toán viên

PS:

Phát sinh

TK:

Tài khoản

TSCĐ:

Tài sản cố định

TSCĐ HH:


Tài sản cố định hữu hình

TSCĐ VH:

Tài sản cố định vơ hình

TTV:

Tri Thức Việt
Thuế giá trị gia tăng đầu

VAT:
XDCB:

vào

Xây dựng cơ bản


DANH MỤC BẢNG



DANH MỤC SƠ ĐỒ


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Kiểm toán là xác minh và bày tỏ ý kiến về thực trạng tài chính của các khách
thể kiểm tốn và vì vậy nó đóng vai trị quan trọng trong việc làm lành mạnh hóa nền

tài chính quốc gia. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi mà xu thế tồn cầu hóa
ngày càng trở nên mạnh mẽ kéo theo việc minh bạch hóa các thơng tin tài chính trở
nên cấp thiết thì Kiểm tốn lại đóng vai trị quan trọng hơn bao giờ hết.
Trong số các dịch vụ của Công ty Kiểm tốn thì dịch vụ Kiểm tốn Báo cáo
tài chính ln chiếm tỷ trọng lớn tạo được niềm tin cho người sử dụng thơng tin trên
Báo cáo tài chính. Để đạt được mục đích Báo cáo tài chính, các KTV cần phải xem
xét kiểm tra tính riêng biệt các khoản mục trên Báo cáo tài chính để xác minh và bày
tỏ ý kiến về tính trung thực và hợp lý của Báo cáo tài chính.
Một trong các vấn đề của doanh nghiệp mà KTV quan tâm đó là Tài sản cố
định của doanh nghiệp. Tài sản cố định thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài
sản của doanh nghiệp, bao gồm những khoản mục có giá trị lớn, có mối quan hệ chặt
chẽ và có ảnh hưởng đáng kể đến các khoản mục khác trên Báo cáo tài chính. Một
sai sót trong khoản mục này đơi khi sẽ gây ảnh hưởng trọng yếu đến tính trung thực
và hợp lý của Báo cáo tài chính. Do vậy, khoản mục Tài sản cố định có ý nghĩa và
ảnh hưởng rất lớn đến cả phía KTV và phía khách hàng.
Nhận thức được tầm quan trọng của Kiểm toán Tài sản cố định trong Kiểm
tốn Báo cáo tài chính nên trong q trình thực tập tại công ty TNHH Tri Thức Việt
em đã quyết định chọn đề tài: “Hồn thiện cơng tác Kiểm tốn Tài sản cố định
trong Kiểm tốn Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Tri Thức Việt thực hiện”
làm đề tài bảo vệ khóa luận của mình.
2. Mục tiêu của đề tài
Tìm hiểu cơ sở lý luận của đề tài về phần hành Tài sản cố định trong Kiểm
toán Báo cáo tài chính.
Phân tích quy trình kiểm tốn phần hành Tài sản cố định trong Kiểm tốn Báo
cáo tài chính do công ty TNHH Tri Thức Việt thực hiện.
Đưa ra những giải pháp và kiến nghị hợp lý nhằm hoàn thiện quy trình kiểm
7


toán phần hành Tài sản cố định trong Kiểm toán Báo cáo tài chính do cơng ty TNHH

Tri Thức Việt thực hiện.
3. Phạm vi của đề tài
Quy trình kiểm tốn phần hành Tài sản cố định (Tài sản cố định hữu hình, tài
sản cố định vơ hình và xây dựng cơ bản) do Công ty TNHH Tri Thức Việt thực hiện
và thông qua khách hàng cụ thể là Công ty TNHH RCA trong giai đoạn kiểm tốn
Báo cáo tài chính 30/06/2015.
Do Công ty mới thành lập nên đề tài chủ yếu chỉ phân tích theo chiều dọc hệ
số vịng quay tài sản cố định, các chỉ tiêu tài chính phân tích ngang khơng có nhiều ý
nghĩa.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phân tích và tổng hợp lý thuyết; đối chiếu so sánh, logic và khái qt hóa vấn
đề.
Tìm kiếm, phân tích xử lý thông tin, mô tả và kinh nghiệm thực tế thơng qua
q trình thực tập.
Thu thập thơng tin sơ cấp và thứ cấp từ quan sát, thực nghiệm và từ các sách
báo, tài liệu trong lĩnh vực liên quan.
5. Cấu trúc khóa luận
Ngồi phần mở đầu và kết luận, đề tài bao gồm các phần chính sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong
kiểm tốn báo cáo tài chính.
Chương 2: Thực trạng kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm
toán báo cáo tài chính do cơng ty TNHH Tri Thức Việt thực hiện.
Chương 3: Nhận xét — Kiến nghị.

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TỐN KHOẢN MỤC TÀI SẢN
••

CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TỐN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1.


Khái qt chung về khoản mục Tài sản cố định

1.1.1.

Khái niệm

Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài,
8


tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, trong q trình đó giá trị của TCSĐ
được chuyển dần vào giá trị của các sản phẩm hàng hoá được sản xuất ra. Việc
chuyển dịch dần giá trị vào chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh đã khiến cho
TSCĐ thực sự trở thành nhân tố quyết định năng suất lao động, hạ giá thành sản
phẩm, dịch vụ.
Theo Thông tư số 45/2013/TT - BTC một tài sản được ghi nhận là TSCĐ khi
có đủ ba tiêu chuẩn sau:


Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản
đó;



Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;



Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ

30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.

1.1.2.

Phân loại TSCĐ

Để đáp ứng nhu cầu trong quản lý TSCĐ được phân loại theo nhiều tiêu thức
khác nhau như: theo hình thái biểu hiện, theo quyền sở hữu, theo tình hình sử dụng
và theo nguồn hình thành:


Căn cứ vào hình thái biểu hiện: TSCĐ bao gồm hai loại TSCĐ hữu hình và
TSCĐ vơ hình.
TSCĐ hữu hình:
Theo Chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam số 03: “TSCĐ hữu hình là những tài

sản do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp
với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình”.
Tài sản cố định hữu hình bao gồm các nhóm sau: Nhà cửa vật kiến trúc, máy
móc thiết bị, phương tiện vận tải thiết bị truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý, vườn
cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm và các loại tài sản cố định khác.
TSCĐ vơ hình:
Chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam số 04: “TSCĐ vơ hình là tài sản khơng có
hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng
trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù
hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vơ hình”.
Tài sản cố định vơ hình bao gồm các loại sau: quyền sử dụng đất có thời hạn,
9



nhãn hiệu hàng hoá, quyền phát hành, phần mềm máy vi tính, giấy phép và giấy
phép nhượng quyền; bản quyền, bằng sáng chế; công thức và cách thức pha chế, kiểu
mẫu, thiết kế và vật mẫu; TSCĐ vơ hình đang triển khai.


Căn cứ vào quyền sở hữu: quyền sở hữu được thể hiện ở quyền định đoạt của
doanh nghiệp đối với TSCĐ, theo tiêu thức này TSCĐ bao gồm hai loại là
TSCĐ tự có và TSCĐ th ngồi:
Tài sản cố định tự có: là những TSCĐ được mua sắm, xây dựng hay chế tạo

bằng nguồn vốn của doanh nghiệp. Những tài sản này thuộc quyền sở hữu của doanh
nghiệp, doanh nghiệp có tồn quyền định đoạt đối với tài sản như thanh lý nhượng
bán trên cơ sở chấp hành mọi thủ tục theo quy định của Nhà nước.
Tài sản cố định thuê ngoài: là những TSCĐ mà doanh nghiệp được chủ tài
sản nhượng quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định ghi trên hợp đồng
thuê. Theo phương thức thuê, hợp đồng thuê tài sản được chia làm hai loại: th
hoạt động và th tài chính.


Căn cứ vào tình hình sử dụng: TSCĐ được chia làm bốn loại:

o Tài sản cố định dùng cho kinh doanh
o Tài sản cố định dùng cho hành chính sự nghiệp
o Tài sản cố định cho mục đích phúc lợi
o Tài sản cố định chờ sử lý


Căn cứ vào nguồn hình thành TSCĐ: bao gồm các loại sau:

o Tài sản cố định được hình thành từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp

o Tài sản cố định được hình thành từ nguồn vốn vay
o Tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn tự bổ sung
o Tài sản cố định hình thành từ nguồn vốn liên doanh liên kết với các đơn vị
khác (góp vốn bằng hiện vật).
• Dưới góc độ hạch tốn kế toán và căn cứ vào chuẩn mực kế toán Việt Nam,

TSCĐ được chia làm ba loại: TSCĐ hữu hình, TSCĐ vơ hình và TSCĐ th tài
chính.
1.1.3.

Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tài sản cố định trong khách

thể kiểm tốn
❖ Tài khoản sử dụng

TK 211: “TSCĐ hữu hình”
10


TK 213: “TSCĐ vơ hình” TK 214: “Hao mịn TSCĐ”
Các tài khoản liên quan khác: TK 111, 112, 133, 331, _
❖ Tổ chức chứng từ tài sản cố định

Tài sản cố định là những tài sản có giá trị lớn, do vậy các chứng từ luôn phải
được lưu giữ và tập hợp đầy đủ.
Hệ thống chứng từ kế toán TSCĐ bao gồm: Chứng từ hạch toán tăng TSCĐ,
chứng từ hạch toán giảm TSCĐ và chứng từ hạch toán khấu hao TSCĐ.


Chứng từ hạch tốn tăng TSCĐ:

Hợp đồng mua TSCĐ, hóa đơn bán hàng, biên bản bàn giao TSCĐ, biên bản

kiểm kê TSCĐ, biên bản nghiệm thu TSCĐ,...


Chứng từ hạch tốn giảm TSCĐ:
Quyết định thanh lý, nhượng bán TSCĐ, biên bản thanh lý, hợp đồng nhượng

bán, biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ,.


Chứng từ hạch tốn khấu hao TSCĐ:
Bảng tính và phân bổ khấu hao, bảng đăng ký tỷ lệ khấu hao,.

Tổ chức hạch toán tài sản cố định
Giá trị hao mòn

TK 111, 112, 131, 341
TK 211,213
Chuyển
quyền
sở
hữu
Chênh
TSCĐ th tài chính
Mua sắm TSCĐ khơng qua lắp đặt
lệch
giảm
Giảm
do Giá trị cịn lại


------------TK 133
-------------►

XD hồn thành
11
bàn giao

TK 811

thanh lý, Giá trị hao mịn
Giảm
nhượng
TSCĐ
TK 214
bán
do trả

-------►

lại vốn
Giá trị hao mịn
góP
Mua TSCĐ qua
liênGóp vốn liên doanh
TKTK
111,212
152,...
đồ
1.1.241

Hạchlắp
tốn
tăng, giảm
TSCĐ
Giá trị
TK
cịn128,
lạiTK
221,222,223,228
Tập hợpSơ
chi
VAT
phíTK
TK
133
đặt tình hình
doanh
TK
411
214

----.


1.2.

Kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính

1.2.1.


Mục tiêu kiểm tốn

STT Mục tiêu kiểm
tốn chung
Tính hợp lý

1

chung

Mục tiêu kiểm toán đối với TSCĐ
Các nghiệp vụ tăng, giảm, khấu hao TSCĐ đều được ghi
chép hợp lý.

2

Tính hiện hữu

Các TSCĐ được ghi chép đều có thật.
Các nghiệp vụ tăng giảm TSCĐ được ghi chép đều phát
sinh trong thực tế.

3

Tính đầy đủ

Các nghiệp vụ và số tiền phát sinh liên quan đến TSCĐ
đều được hạch toán đầy đủ.

4


Quyền và nghĩa
vụ

Các TSCĐ được phản ánh trên bảng cân đối kế toán đều
thuộc quyến sở hữu của đơn vị hoặc đơn vị có quyền kiểm
sốt lâu dài.

Đánh giá và
phân bổ

Ngun giá và giá trị còn lại được đánh giá đúng theo chế
độ kế tốn hiện hành.
Khấu hao TSCĐ được tính toán đúng và nhất quán giữa
các kỳ và phân bổ hợp lý vào các chi phí sản xuất kinh
doanh trong kỳ phù hợp với quy định hiện hành.

6

Tính chính xác

Đảm bảo sự chính xác tuyệt đối của các con số trong quá
trình cộng sổ và chuyển sổ;
Các số liệu trên số dư tài khoản, trên Sổ chi tiết, Sổ cái và
bảng cân đối phải khớp đúng.

7

Trình bày và
cơng bố


5

1.2.2.

Các loại TSCĐ phải được phân loại chính xác vào từng
tiểu khoản trên báo cáo tài chính.

Quy trình kiểm tốn

a) Lập kế hoạch
Lập kế hoạch kiểm toán của một cuộc kiểm toán BCTC là giai đoạn đầu tiên có
vai trị quan trọng chi phối tới chất lượng và hiệu quả toàn bộ cuộc kiểm tốn, đây cũng
là cơng việc mang tính bắt buộc đối với bất kỳ một cuộc kiểm toán cụ thể nào. Một kế


hoạch hợp lý sẽ giúp KTV xác định số lượng công việc phải tiến hành và sắp xếp thời
gian biểu cho phù hợp với công việc làm sao cho hiệu quả nhất khi đó chất lượng các
bằng chứng kiểm tốn được nâng cao và giảm thiểu rủi ro kiểm toán.
Khi lập kế hoạch kiểm tốn thì cần phải tìm hiểu những vấn đề sau:
Thứ nh t: Thu thập thông tin về khách hàng
Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng. Đối với q trình Kiểm
tốn Tài sản cố định thì cần phải thu thập được chứng từ pháp lý và sổ sách như: Biên
bản góp vốn, bàn giao vốn, các chứng từ liên quan đến việc góp vốn bằng Tài sản cố
định...
Tìm hiểu về tình hình kinh doanh của khách hàng.
?

\


_

r

*?

rr’l. ' f- • rrn___ 1 • Ạ__ __Ạ 1- ■*> J 1- Ạ________

1 _ • ■*>

Thứ hai: Tìm hiểu về hệ thống kiểm sốt n i b

Li.

A> • 1_ A>

Việc nghiên cứu HTKSNB của khách hàng và đánh giá được rủi ro kiểm soát
giúp cho Kiểm toán viên thiết kế được những thủ tục Kiểm tốn thích hợp cho khoản
mục TSCĐ, đánh giá được khối lượng và độ phức tạp của cuộc Kiểm toán, từ đó ước
tính được khối lượng và độ phức tạp của cuộc Kiểm tốn, ước tính được thời gian và
xác định được trọng tâm cuộc Kiểm toán.
Hệ thống kiểm soát nội bộ càng hữu hiệu thì rủi ro kiểm sốt càng nhỏ và ngược
lại, rủi ro kiểm soát càng cao khi hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém.
Thứ ba: Thực hiện thủ tục phân tích sơ b
Phân tích ngang: Đối với khoản mục TSCĐ, KTV có thể so sánh số liệu năm
trước với năm nay, qua đó thấy được những biến động bất thường và phải xác định
nguyên nhân. Đồng thời KTV có thể so sánh dữ kiện của khách hàng với số liệu của
ngành.
Phân tích dọc: Là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ tương quan của
các chỉ tiêu và khoản mục trên BCTC. Đối với TSCĐ, KTV có thể tính tốn một số tỷ

suất như tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất đầu tư...
Thứ tư: Dự kiến về các mức trọng yếu rủi ro
• Dự kiến mức trọng yếu:

Kiểm tốn viên làm thủ tục ước tính ban đầu về tính trọng yếu cho tồn bộ báo
cáo tài chính sau đó phân bổ cho các bộ phận của báo cáo tài chính. Dựa vào tình hình


biến động, đặc điểm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,.. .KTV phân bổ ước
lượng ban đầu về tính trọng yếu cho TSCĐ. Từ đó, giai đoạn thực hiện kiểm tốn KTV
xác định được mức chênh lệch có thể chấp nhận được. Khi chênh lệch lớn hơn thì tùy
mức độ ảnh hưởng tới BCTC, và yêu cầu điều chỉnh được đơn vị chấp nhận mà KTV
đưa ra ý kiến chấp nhận hay loại trừ về chỉ tiêu TSCĐ và khấu hao TSCĐ.
• Dự kiến rủi ro kiểm tốn:

Trọng yếu và rủi ro có mối quan hệ khăng khít với nhau, nếu mức sai sót chấp
nhận được (hay trọng yếu) được đánh giá cao lên thì rủi ro kiểm tốn sẽ phải giảm
xuống và ngược lại. Trong cuộc kiểm toán, rủi ro kiểm tốn càng nhỏ càng tốt vì nó
đảm bảo kết quả kiểm toán tối ưu nhất.
Khi đánh giá rủi ro tiềm tàng, KTV dựa vào các yếu tố như:


Bản chất kinh doanh của khách hàng: Khách hàng hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất thì khối lượng TSCĐ lớn và có rủi ro tiềm tàng liên quan đến khoản mục
TSCĐ cao hơn so với khách hàng hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ.



Kết quả cuộc kiểm tốn trước




Tính trung thực của Ban Giám đốc



Các ước tính kế tốn
Rủi ro kiểm soát: Là rủi ro liên quan đến HTKSNB.
Khi đánh giá rủi ro KTV chủ yếu đi vào các biện pháp phát hiện những sai sót

tiềm tàng và hạn chế tối đa rủi ro này, thiết kế và thực hiện các phương pháp kiểm toán
cần thiết nhằm thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán.
Thứ 5: Thiết kế chương trình kiểm tốn
Sau khi đã xác định được mức độ trọng yếu, rủi ro tiềm tàng và đưa ra được
nhận định ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với khoản mục TSCĐ nói riêng và cả báo cáo
tài chính nói chung kiểm tốn viên tiến hành thiết kế chương trình kiểm tốn.
Chương trình kiểm tốn là những dự kiến chi tiết về công việc KTV cần thực
hiện bao gồm nội dung, phạm vi, quy mô của các thử nghiệm kiểm tốn.
Chương trình kiểm tốn được thiết kế cho mục đích kiểm tốn khoản mục
TSCĐ bao gồm ba bộ phận: thử nghiệm kiểm soát, kiểm tra chi tiết và thủ tục phân


tích.
Thiết kế được chương trình kiểm tốn phù hợp là điều kiện để kiểm toán viên
thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm tốn có hiệu lực, đảm bảo được cuộc kiểm tốn
được thực hiện đúng thời gian có chi phí hợp lý.
b) Thực hiện Kiểm tốn
Thứ nh t: Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Mục tiêu của các thử nghiệm kiểm soát: Hiểu biết rõ về cơ cấu KSNB đối với
TSCĐ, đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát.

Tại Cơng ty TNHH Tri Thức Việt, Kiểm tốn viên sẽ tìm hiểu HTKSNB của
đơn vị khách hàng thơng qua việc tiến hành phỏng vấn trực tiếp đối với những cá nhân,
đơn vị liên quan (Ban giám đốc, các cán bộ nhân viên) và các biện pháp nghiệp vụ (chủ
yếu dựa vào kinh nghiệm, hiểu biết của kiểm toán viên) thu thập thông tin khác liên
quan. Nếu HTKSNB được đánh giá là hoạt động có hiệu quả và kiểm tốn viên xác
định có thể dựa vào HTKSNB của khách hàng, khi đó kiểm tốn viên thực hiện các thử
nghiệm kiểm sốt để khẳng định lại nhận định trên. Ngược lại, nếu HTKSNB được
đánh giá là hoạt động không hiệu quả khi đó kiểm tốn viên sẽ khơng thực hiện thử
nghiệm kiểm soát mà tập trung vào các thủ tục kiểm toán chi tiết.
Thứ hai: Thực hiện các thử nghiệm cơ bản
• Thủ tục phân tích

Trong giai đoạn này KTV có thể áp dụng một số thủ tục phân tích sau:


So sánh, phân tích tình hình tăng, giảm của số dư TSCĐ hữu hình, TSCĐ vơ
hình, XDCB dở dang năm nay so với năm trước, đánh giá tính hợp lý của các
biến động lớn.



Kiểm tra tính hợp lý của việc xác định thời gian sử dụng hữu ích của tài sản, so
sánh với các quy định và hướng dẫn về chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu
hao TSCĐ hiện hành và Chuẩn mực kế toán liên quan.



So sánh tỷ lệ khấu hao trung bình cho các nhóm tài sản với niên độ trước và u
cầu giải trình nếu có sự thay đổi.
• Thủ tục kiểm tra chi tiết

❖ Kiểm tra ngun giá TSCĐ Hữu hình/Vơ hình

Thu thập Bảng tổng hợp tình hình biến động từng loại TSCĐ (nguyên giá, hao


mòn lũy kế, số đầu kỳ, tăng/giảm trong kỳ, số cuối kỳ...). Kiểm tra tính chính xác số
học và đối chiếu số liệu với các tài liệu liên quan (Sổ Cái, sổ chi tiết, BCĐPS, BCTC).
Đọc lướt Sổ Cái để xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội dung, giá trị, tài
khoản đối ứng...). Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng (nếu
cần).
Thủ tục kiểm toán số dư đầu kỳ:


Chọn mẫu kiểm tra bộ hồ sơ các TSCĐ có giá trị lớn.



Kiểm tra phương pháp tính khấu hao, cách xác định thời gian sử dụng hữu ích
và tính tốn lại giá trị khấu hao lũy kế đầu năm.
Chọn mẫu kiểm tra bộ hồ sơ các TSCĐ tăng trong năm. Đối chiếu với kế hoạch,

thủ tục mua sắm TSCĐ và sự phê duyệt của Ban Giám Đốc. Đánh giá việc ghi nhận
TSCĐ có đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định của các Chuẩn mực kế tốn liên
quan hay khơng.
Nếu có chi phí lãi vay được vốn hóa: Đối chiếu với phần hành E100-“Vay và nợ
ngắn hạn và dài hạn” để đảm bảo việc vốn hóa được thực hiện phù hợp.
Sốt xét các chi phí sửa chữa, bảo dưỡng, nâng cấp phát sinh trong năm đảm
bảo việc vốn hóa nếu đủ điều kiện (kết hợp với phần hành kiểm toán liên quan)
Kiểm tra các nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý TSCĐ. Xem xét các quyết định
thanh lý, hợp đồng mua bán, việc xác định và ghi nhận các khoản lãi/lỗ về thanh lý,

nhượng bán, thời điểm dừng khấu hao TSCĐ.
Đối với các TSCĐ tăng do nhập khẩu: Kiểm tra, đánh giá sự phù hợp về thời
điểm và tỷ giá quy đổi từ ngoại tệ về đồng tiền ghi sổ khi xác định nguyên giá.
Đối với nghiệp vụ mua/bán TSCĐ với bên liên quan: Kiểm tra việc ghi chép,
phê duyệt, giá cả, khối lượng giao dịch.
Rà soát danh mục TSCĐ (chi tiết theo từng tài sản) để đảm bảo việc phân loại
giữa TSCĐ HH với chi phí sản xuất kinh doanh hoặc hàng tồn kho, giữa TSCĐ vơ hình
với chi phí trả trước dài hạn là phù hợp với khn khổ về lập và trình bày BCTC được
áp dụng.
Thu thập danh mục TSCĐ dùng để cầm cố, thế chấp, hạn chế sử dụng,.. .(kết
hợp với phần hành “Vay và nợ ngắn/dài hạn”) và danh mục TSCĐ đã dừng hoạt động,
tạm dừng để sửa chữa, không cần dùng chờ thanh lý, đã hết khấu hao nhưng vẫn cịn sử
dụng,.(thơng qua phỏng vấn Khách hàng, kết hợp với thủ tục quan sát thực tế).


❖ Quan sát thực tế TSCĐ

Tham gia chứng kiến kiểm kê thực tế TSCĐ cuối kỳ, đảm bảo các thủ tục kiểm
kê được thực hiện phù hợp và chênh lệch giữa số liệu kiểm kê thực tế và số liệu sổ kế
tốn (nếu có) đã được xử lý. Đánh giá tình trạng sử dụng của từng TSCĐ.
Trường hợp KTV khơng tham gia kiểm kê cuối kỳ: Thực hiện quan sát TSCĐ
tại ngày kiểm toán, lập bản kiểm tra và đối chiếu ngược để xác định TSCĐ thực tế của
Doanh nghiệp tại ngày kết thúc kỳ kế tốn.
Nếu doanh nghiệp có TSCĐ do bên thứ ba giữ: Lấy xác nhận của bên thứ ba
hoặc trực tiếp quan sát (nếu trọng yếu).
❖ Kiểm tra khấu hao TSCĐ

Thu thập Bảng tính khấu hao TSCĐ trong kỳ (chi tiết đến từng TSCĐ). Kiểm tra
tính chính xác số học và đối chiếu số liệu với các tài liệu liên quan (Sổ Cái, sổ chi tiết,
BCĐPS, BCTC).

Đọc lướt Sổ Cái để xác định các nghiệp vụ bất thường (về nội dung, giá trị, tài
khoản đối ứng...). Tìm hiểu nguyên nhân và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng (nếu
cần).
Kiểm tra tính hợp lý của Bảng tính khấu hao về: Phân loại nhóm tài sản; Khoản
mục chi phí phân bổ căn cứ bộ phận và mục đích sử dụng; Tính phù hợp về thời gian
khấu hao so với quy định hiện hành, so với đặc điểm sử dụng của đơn vị; Tính nhất
quán trong phân bổ giữa năm nay với năm trước, giữa các kỳ trong năm, giữa các tài
sản cùng loại;.
Ước tính độc lập chi phí khấu hao trong kỳ và so sánh với số liệu của Doanh
nghiệp.
Kiểm tra việc ghi giảm khấu hao lũy kế do việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ.
Nếu có TSCĐ sử dụng chung cho các bộ phận: Xem xét tính hợp lý và nhất
quán trong tiêu thức phân bổ cho từng loại chi phí như: chi phí sản xuất chung, chi phí
quản lý, chi phí bán hàng.
Xem xét chênh lệch giữa phương pháp phân bổ cho mục đích kế tốn và mục
đích thuế (nếu có) và tính tốn thuế thu nhập hỗn lại phù hợp với khn khổ về lập và
trình bày BCTC được áp dụng.
❖ XDCB dở dang

Thu thập Bảng tổng hợp chi tiết chi phí XDCB dở dang theo từng cơng trình,


từng nội dung chi phí:


Đối chiếu số liệu với các tài liệu liên quan (Sổ Cái, sổ chi tiết, BCĐPS, BCTC).



Xem xét Bảng tổng hợp để xác định các khoản mục bất thường (số dư lớn, lâu

ngày số dư không biến động, các khoản nợ không phải là Khách hàng,...). Thực
hiện thủ tục kiểm tra (nếu cần).
Đọc lướt Sổ Cái để xác định các nghiệp vụ bất thường. Tìm hiểu nguyên nhân

và thực hiện thủ tục kiểm tra tương ứng (nếu cần).
Kiểm tra tính hiện hữu và tình trạng các cơng trình dở dang bao gồm cả việc gửi
thư xác nhận tới nhà thầu, kiểm tra chi tiết các hồ sơ liên quan và quan sát thực tế. Đảm
bảo chi phí xây dựng và các khoản nợ phải trả được ghi nhận tương ứng với công việc
xây dựng đã thực hiện tại ngày kết thúc kỳ kế toán.
Đối với các công việc do nhà thầu thực hiện: Kiểm tra chi phí XDCB dở dang
tăng trong kỳ với các chứng từ gốc (hợp đồng, biên bản nghiệm thu, nhật ký công trình,
biên bản bàn giao, u cầu thanh tốn, hóa đon...). Kiểm tra tính tuân thủ các quy định
về lĩnh vực XDCB của Nhà nước (nếu liên quan).
Đối với cơng trình DN tự xây dựng: Kiểm tra tính đúng đắn của việc tập hợp và
phân bổ các chi phí liên quan.
Đối với cơng trình XDCB do bên liên quan thực hiện: Kiểm tra việc ghi chép,
phê duyệt, giá cả, khối lượng giao dịch.
Nếu có chi phí lãi vay được vốn hóa vào chi phí XDCB: Đối chiếu với phần
hành kiểm tốn E100 - “Vay và nợ ngắn hạn và dài hạn” để đảm bảo việc vốn hóa được
thực hiện phù hợp.
Kiểm tra chi tiết bộ hồ sơ chứng từ chứng minh tài sản dở dang đã hoàn thành
để đảm bảo nguyên giá đã được tính tốn đúng đắn và tài sản đã được chuyển giao,
phân loại đúng và khấu hao kịp thời.
❖ Kiểm tra việc phân loại và trình bày

Khoản mục TSCĐ hữu hình, TSCĐ vơ hình, XDCB dở dang trên BCTC.


Thủ tục kiểm tốn khác


c) Kết thúc kiểm tốn
Kết thúc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng cuộc kiểm toán, giai đoạn này được
thể hiện theo các bước sau:


Thứ nh t: Xem xét các sự kiện sau ngày khóa sổ kế tốn
Các cuộc kiểm tốn được tiến hành sau ngày kết thúc niên độ kế tốn. Do đó,
trong khoảng thời gian từ ngày kết thúc niên độ đến khi hồn thành BCKT có thể xảy
ra các sự kiện có ảnh hưởng đến BCTC, Kiểm tốn viên có trách nhiệm xem xét lại các
sự kiện xảy ra sau ngày lập Bảng cân đối kế toán.
Kiểm toán viên thường kiểm tra toàn bộ các nghiệp vụ xảy ra tại giao điểm của
các kỳ quyết toán. Tiến hành xem xét các biện pháp mà nhà quản lý đơn vị áp dụng
nhằm đảm bảo những sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc niên độ đều đã được xác định.
Thứ hai: Đánh giá kết quả
Kiểm toán viên sẽ thực hiện đánh giá tổng hợp các sai sót phát hiện ra. Kiểm
tốn viên sẽ đưa ra kết luận về việc BCTC có thể hiện các TSCĐ của doanh nghiệp tại
thời điểm ghi trong Bảng cân đối một cách trung thực, không dựa trên việc đánh giá
tổng hợp các sai sót phát hiện được.
Trên cơ sở tổng hợp kết luận về tất cả các phần hành Kiểm toán, cụ thể, Kiểm
toán viên lập Báo cáo kiểm tốn trong đó có đưa ra ý kiến của mình về sự trung thực và
hợp lý của BCTC của đơn vị được Kiểm tốn.
Thứ ba: Cơng bố kết quả kiểm tốn
Sau khi tiến hành xong các cơng việc ở trên, kiểm toán viên phần hành lập Báo
cáo tổng hợp về phần hành, riêng phần hành TSCĐ thường chưa thể đưa ra ý kiến ngay
mà phải kết hợp với kết quả của các phần hành khác. Trong trường hợp kiểm tốn
TSCĐ có hạn chế về phạm vi kiểm tốn mà khơng thể thu thập đủ bằng chứng kiểm
tốn để khẳng định về tính trung thực hợp lý của khoản mục TSCĐ thì KTV có thể đưa
ra ý kiến ngoại trừ.
Kết thúc cơng việc kiểm tốn, KTV và Cơng ty kiểm toán sẽ lập và phát hành
Báo cáo Kiểm toán theo Chuẩn mực kiểm tốn. Ngồi ra kiểm tốn viên có thể lập và

phát hành thư quản lý nhằm tư vấn cho khách hàng về những tồn tại của đơn vị được
kiểm tốn.
1.3.

Phân tích tài chính doanh nghiệp

1.3.1.

Khái niệm, mục đích và ý nghĩa

1.3.1.1.

Khái niệm

Phân tích tài chính của doanh nghiệp là việc xem xét đánh giá kết quả của việc
quản lý và điều hành tài chính của doanh nghiệp thông qua các số liệu trên báo cáo tài


chính, phân tích những gì đã làm được, những gì làm chưa được và dự đốn những gì
sẽ xảy ra đồng thời tìm ra nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó đề ra các biện pháp tận dụng những điểm mạnh
và khắc phục những điểm yếu để nâng cao chất lượng quản lý sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
1.3.1.2.

Mục đích

Phân tích báo cáo tài chính là sử dụng các cơng cụ phân tích tài chính như là
một phương tiện hỗ trợ để hiểu rõ các số liệu tài chính trong báo cáo.
Do sự định hướng của cơng tác phân tích tài chính nhằm vào việc ra quyết định,

một mục tiêu quan trọng khác là nhằm đưa ra một cơ sở hợp lý cho việc dự đoán tương
lai. Do đó, người ta sử dụng các cơng cụ và kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính nhằm
cố gắng đưa ra đánh giá có căn cứ về tình hình tài chính tương lai của Cơng ty, dựa trên
phân tích tình hình tài chính trong q khứ và hiện tại, và đưa ra ước tính tốt nhất về
khả năng của những sự cố kinh tế trong tương lai.
Phân tích tài chính nhằm đánh giá các chính sách tài chính trên cơ sở các quyết
định kinh doanh của một doanh nghiệp.
Phân tích tài chính nhằm nhận biết được các tiềm năng tăng trưởng và phát triển
của doanh nghiệp.
> Thông qua kiểm tốn, KTV có thể xem xét, đánh giá rủi ro, xem xét từng khoản

mục có bình thường khơng để đánh giá từng góc độ, phục vụ khâu thử nghiệm cơ bản.
Phần phân tích tài chính doanh nghiệp này khơng nhằm mục đích đề nghị nâng cao
hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
1.3.1.3.

Ý nghĩa

Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh doanh.
Do đó tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều có ảnh hưởng đến tài chính của
doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy hoặc
kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, phân tích tình hình tài
chính có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân chủ doanh nghiệp và các đối tượng bên
ngồi có liên quan đến tài chính của doanh nghiệp.
Việc phân tích chỉ số tài chính là cơng cụ đẩy sức mạnh trong việc phát hiện
sớm các vấn đề nếu nó được sử dụng đầy đủ. Nhưng sẽ là rất nguy hiểm nếu suy diễn


và phản ứng chỉ theo một chỉ số nhất định. Một nhận định từ chỉ số sẽ chính xác nếu
chúng ta xem xét nó trên tổng thể các chỉ số khác, các khuynh hướng, các vấn đề đang

xảy ra tại doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.
1.3.2.

Các chỉ số tài chính

1.3.2.1.

Hệ số v ng quay tài sản cố định

a) Định nghĩa:
Hệ số vòng quay tài sản cố định là một trong những tỉ số tài chính đánh giá khái
quát hiệu quả sử dụng tài sản, ở đây là tài sản cố định của doanh nghiệp.
b) Cách xác định:
Doanh thu thuần
Vòng quay Tài sản cố định =
Tài sản cố định bình qn
Trong đó:
(TSCĐ rịng đầu kỳ + TSCĐ rịng cuối kỳ)
TSCĐ bình qn =
2
c) Ý nghĩa:
Chỉ số này giúp đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp,
cho thấy 1 đồng tài sản cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra
bao nhiêu đồng doanh thu.
Chỉ số này càng cao cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh nghiệp
càng cao và ngược lại.
1.3.2.2.

Tỷ su t sinh lợi của tài sản cố định


a) Định nghĩa:
Tỷ suất sinh lợi tài sản cố định cho biết khả năng tạo ra lợi nhuận.
b) Cách xác định:
Lợi nhuận sau thuế
Sức sinh lợi TSCĐ =
Trong đó:

Ngun giá bình qn TSCĐ
Ngun giá TSCĐ đầu kỳ + Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ

Nguyên giá TSCĐ bình quân =
2


Nguyên giá TSCĐ cuối kỳ = Nguyên giá đầu kỳ + Nguyên giá tăng trong kỳ Nguyên giá giảm trong kỳ
c) Ý nghĩa:
Chỉ tiêu mức sinh lợi của TSCĐ phản ánh 1 đồng nguyên giá của tài sản cố định
sử dụng bình quân trong kỳ đã tạo ra được bao nhiêu đồng lãi thuần sau thuế.


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KIỂM TỐN KHOẢN MỤC TÀI SẢN
•••

CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TỐN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
DO CƠNG TY TNHH TRI THỨC VIỆT THỰC HIỆN
•••

TẠI KHÁCH HÀNG
2.1.


Khái quát chung về công ty TNHH Tri Thức Việt

2.1.1.

Tổng quan về Công ty TNHH Tri Thức Việt

❖ Sự hình thành và phát triển

Cơng ty TNHH Tri Thức Việt với tên giao dịch quốc tế là TriThucViet Co.,
Ltd (TTV Co., Ltd) theo giấy đăng ký kinh doanh số 3701580837, do Sở Kế hoạch
và Đầu tư tỉnh Bình Dương cấp ngày 13/08/2009. TTV được hình thành từ một đội
ngũ Kiểm toán viên cấp Quốc gia được bộ tài chính cấp phép hành nghề tại Việt
Nam và các Kỹ sư Cầu đường, Xây dựng, Công nghệ thơng tin có nhiều kinh nghiệm
thực tế, qua đó TTV đặt ra mục đích cho sự phát triển lâu dài của mình, đó là khơng
ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thiện dịch vụ nhằm đáp ứng
một cách tốt nhất các yêu cầu của doanh nghiệp Việt Nam.
Giữa tháng 06 năm 2013, cơng ty đã được chính thức công nhận là thành viên
của IAPA International. IAPA International, một trong 20 hãng kiểm toán hàng đầu
thế giới, là một hệ thống các công ty cung cấp dịch vụ kiểm tốn độc lập có chất
lượng cao, với cam kết là cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng tại thị trường sở
tại, và xuyên suốt cả toàn cầu, bất cứ nơi nào mà khách hàng cần.
Phương châm hoạt động của cơng ty: “Tìm hiểu, lắng nghe thấu đáo nhu cầu
và tận tâm phục vụ khách hàng nhằm cung cấp cho Khách hàng các sản phẩm và
dịch vụ có chất lượng tốt nhất, đảm bảo tính trung thực khách quan vì sự phát triển
của Khách hàng, của TTV và sự phát triển của Đất nước”.
Tổng số nhân viên của Cơng ty và các văn phịng là gần 100 nhân viên. Tồn
bộ nhân viên Cơng ty được chun gia của IAPA International đào tạo định kỳ hàng
năm tại Việt Nam và các nước thành viên trong hệ thống toàn cầu.
Địa chỉ hoạt động:



Trụ sở chính: 835A Đại lộ Bình Dương, Phường Chánh Mỹ, TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh
Bình Dương.
Website: www.trithucviet.com.vn
Chi nhánh: Phịng 305, lầu 3, số 9 Phan Kế Bính, P. Đa Kao, Quận 1, TP HCM.
Email:
Văn phòng: 41A Nguyễn Huệ, TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên
Email:
Văn phòng: Thị trấn Trảng Bàng, huyện Trảng Bàng, Tây Ninh.
Email:
Biểu tượng (logo) của cơng ty:
CƠNG TY TNHH TRI THỨC VIỆT
Thành viên cũa IAPA International
❖ Lĩnh vực kinh doanh -I- Dịch vụ Kiểm tốn

Kiểm tốn báo cáo tài chính theo luật định và cung cấp các thông tin để lập
báo cáo hợp nhất cho Cơng ty mẹ; Kiểm tốn chi phí hoạt động.
Kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ.
Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư XDCB hoàn thành của các Dự án.
Kiểm tốn xác định giá trị quyết tốn cơng trình.
Kiểm tốn cho các mục đích khác theo yêu cầu của khách hàng.
Sốt xét thơng tin tài chính.
Sốt xét và kiểm tốn theo mục đích cụ thể.
Sốt xét việc tn thủ pháp luật.
-I- Dịch vụ kế toán
Thực hiện ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết tốn vốn đầu
tư, và các báo cáo khác;
Soát xét chứng từ kế tốn, sổ sách kế tốn, báo cáo tài chính;
Thiết lập, triển khai và hỗ trợ vận hành hệ thống kế toán;

Tư vấn hệ thống kế toán và các phương pháp tính giá thành;
Tư vấn phân tích các số liệu kế tốn phục vụ cho cơng tác quản trị.


-I- Dịch vụ tư vấn
Đăng ký thành lập doanh nghiệp; văn phòng đại diện;
Tư vấn lập hồ sơ chấm dứt hoạt động trước thời hạn;
Lập hồ sơ quyết toán thuế và hỗ trợ giải trình số liệu cho các cơ quan hữu
quan;
Tư vấn lập hồ sơ xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các
bên có quan hệ liên kết (chuyển giá);
Tư vấn kế toán, thuế, tài chính, quản trị doanh nghiệp; đầu tư xây dựng.
-I- Dịch vụ đào tạo
Bồi dưỡng nghiệp vụ về Kiểm toán, kế tốn, thuế, tài chính;
Đào tạo các lớp học ngắn hạn về kế toán, thuế;
Các dịch vụ đào tạo khác.
-I- Sản phẩm công nghệ thông tin
Các phần mềm ứng dụng cho doanh nghiệp.
Các phần mềm cơ sở dữ liệu cho khối chính phủ.
2.1.2.
2.1.2.1.

Cơ cấu tổ chức của cơng ty
Cơ c u bộ máy quản lý của công ty


×