Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Kiểm tra sau thông quan đối với hàng nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh bình dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (915.69 KB, 73 trang )

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
••
TÊN ĐỀ TÀI:
KIỂM TRA SAU THƠNG QUAN ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP
KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH BÌNH DƯƠNG

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Th.S TRẦN NGỌC CHÂU
SINH VIÊH THỰC HIỆN: SOULISAK PHANDALA MÃ SỐ SV:
1323401010196
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ NGOẠI THƯƠNG LỚP: D13NT01
NIÊN KHĨA: 2013-2017

BÌNH DƯƠNG,NĂM 2017


LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập và rèn luyện ở trường, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn
đến Ban Giám Hiệu Trường Đại học Thủ Dầu Một, các giảng viên cuả Khoa Kinh tế
đã trang bi cho chúng tôi những kiến thức quý báu để chuẩn bị vững bước trên con
đường đời. Với sự nhiệt huyết của toàn thể các thầy cơ giảng viên đã giúp chúng tơi
có nền tảng vững chắc, ngày càng tự tin để đối mặt với những khó khăn thách thức
trong cơng việc cũng như trong cuộc sống sau này.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến giảng viên
Ths. Trần Ngọc Châu đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tơi từng bước cùng với những
góp ý chân thành để tơi có thể hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Cục Hải quan Tỉnh Bình Dương
và Chi cục Kiểm tra sau thơng quan, đã giúp đỡ, hướng dẫn tận tình, tạo mọi điều
kiện thuận lợi để tôi được rèn luyện các kỹ năng cần thiết để hòa nhập và làm quen


với môi trường làm việc trước khi tự tin bước vào đời.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!

2


Mục Lục

2.1. Thực trạng hoạt động kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh Bình

3


DANH MỤC CHỮ' VIẾT TẮT
Chù: viêt tắt
AFTA

Tiêng Anh

Tiêng Viêt

ASEAN Free Trade Area

Khu vực Mậu dịch Tự do
ASEAN

CEPT

Common Effective


Chương trình ưu đãi thuế quan

Preferential Tariff

có hiệu lực chung

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm nội địa

GATT

General Agreement on

Hiệp ước chung về thuế quan

Tariffs and Trade

và mậu dịch

GTGT

Giá trị gia tắng

KTSTQ

Kiểm tra sau thông quan


MHS

Harmonized Commodity

Hệ thống hài hịa mơ tả và mã

Description and Coding

hóa hàng hóa(mã phân loại

system

hàng hóa)

NSNN

Ngân sách nhà nước

XHCN

Xã Hội Chủ Nghĩa

XNK
UNCTAD

Xuất nhập khẩu
United Nations Conference

Diễn đàn Liên hợp quốc về


on Trade and Development

phát triển đầu tư và thương mại

WCO

World Customs Organization

Tổ chức Hải quan thế giới

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

4


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1

So sánh báo cáo hoạt động KTSTQ Cục Hải quan Bình

Trang21

Dương năm 2015 và năm 2016.
Bảng 2

Mơ hình SWOT của Chi cục Kiểm tra sau thơng quanCục


Trang23

Hải quan Bình Dương.
Bảng 3

Mơ hình SWOT của cơng ty XXX.

Trang52

Bảng 4

Báo cáo hoạt động nhập khẩu hàng hóa 2014-2015.

Trang53


DANH MỤC HÌNH
Hình 1:

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Tổng cục Hải quan Việt Nam.

Trang10

Hình 2:

Cơ cấu tổ chức của cục Hải quan tỉnh Bình Dương đến

Trang16


2016
Hình 3

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chi cục kiểm tra sau thông quan

Trang17

Cục Hải quan Bình Dương.
Hình 4

Thu thập thơng tin để lựa chọn, đề xuất doanh nghiệp

Trang28

KTSTQ.
Hình 5

Chuẩn bị kiểm tra.

Trang30

Hình 6

Tiến hành kiểm tra.

Trang39

Hình 7

Báo cáo, lập dự thảo kết quả kiểm tra.


Trang40

Hình 8

Ra kết luận.

Trang45

Hình 9

Xử lý kết quả kiểm tra và lưu trữ.

Trang47

Hình 10

6 bước Kiểm tra sau thơng quan đối với hàng nhập

Trang48

khẩu kinh doanh.
Hình 11

Sơ đồ tổ chức công tyXXX.

Trang50


LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Kiểm tra sau thông quan là hoạt động nghiệp vụ của cơ quan Hải quan nhằm
thẩm định tính chính xác, trung thực của việc khai hải quan, sự tuân thủ pháp luật trong
quá trình làm thủ tục Hải quan của các tổ chức, cá nhân trực tiếp xuất khẩu, nhập khẩu
để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về Hải quan, gian lận thuế, vi phạm
chính sách quản lý xuất nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được
thông quan.
Kiểm tra sau thông quan là một hoạt động mới của Hải quan Việt Nam, từ khi
Luật Hải quan năm 2001 có hiệu lực đến nay, mặc dù công tác KTSTQ đã đạt được một
số kết quả bước đầu, song so với yêu cầu của cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành
Hải quan,địi hỏi cần phải tiếp tục đổi mới và hồn thiện cơng tác này.
Chính vì vậy, việc kiểm tra sau thơng quan trong giai đoạn hiện nay là hết sức
cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn để KTSTQ thực sự trở thành
một công cụ quản lý hiện đại trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
Thấy được tầm quan trọng của vấn đề này,em đã chọn đề tài “Kiểm tra sau thông
quan đối với hàng nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Bình Dương” .
2
. Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Tại Cục Hải quan tỉnh Bình Dương trước đây chưa có đề tài nghiên cứu về kiểm
tra sau thơng quan. Tuy nhiên, tác giả đã tìm hiểu một số cơng trình nghiên cưu vê hoạt;
đơng Hai quan tại. Viêt Nam , điên hinh như : đề tài Đổi mới về chính sách thuế và hải
quan khi Việt Nam tham gia AEC cua tac gia Lê Xuân Trương , Lý Phương Duyên năm
2015, đề tài này phân tích làm rõ bối cảnh , u câu đơi mơi trong hoat đông hai quan
tai Viêt Nam , trong đo co cơng tác kiểm tra sau thơng quan.
Tác giả tìm hiểu về chính sách thuế và các vấn đề liên quan. Để tháo gỡ khó
khăn, góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, chủ động đối phó
với những tác động tiêu cực của suy thối kinh tế thế giới, ngày 11/12/2008 Chính phủ
đã ban hành Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP. Triển khai thực hiện Nghị quyết này, ngày
13/1/2009, Bộ Tài chính đã ban hành Thơng tư số 05/2009/TT- BTC hướng dẫn một số
nội dung về thủ tục hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với

hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.


Cơng trinh “Hiện đại hố Cục Hải quan Hải Phịng giai đoạn 2007-2012, tầm
nhìn 2020” của Mai Th ế Huyên năm 2007 có phân tích t ình hình và biện pháp giải
quyêt môt sô tôn tai, hạn chế của công tác kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan
Hải Phịng.
Cơng trinh “Nghiên cứu, đề xuất quy định về định mức trị giá tối thiểu và số
thuế tối thiểu được miễn thu - truy thu thuế, miễn hoàn - truy hồn thuế đối với hàng
hố xuất nhập khẩu ở Việt Nam hiện nay” cua tac gia Nguyên Thi An Giang năm 2011.
Đê tai này gop phân lam ro môt hạn chê trong quy định vê định mức tri giá tối thiểu và
các vấn đề liên quan đến miễn giảm , truy hoan th đơi vo'i hang hố xuất nhập khẩu
tại Việt Nam.
3. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu :Trên co sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về
hoạt động KTSTQ đối vớihàng nhập khẩu củachi cục kiểm tra sau thông quan Cục Hải
quan tỉnh Bình Dưong.
Mục tiêu nghiên cứu: co sơ li luận vê Hai quan ,hoạt động KTSTQ đối với
hàng nhập khẩu của chi cục kiểm tra sau thông quan Cục Hải quan tỉnh Bình Dưong và
đưa ra giải pháp hồn thiện hoạt động KTSTQ đối với hàng nhập khẩucủa chi cục kiểm
tra sau thơng quan cục Hải quan Bình Dưong.
4. Đối tứựng và phạm vi nghiên cứu
Đối tứựng nghiên cứu: Hoạt động KTSTQ đối với hàng nhập khẩu của Chi cục
kiểm tra sau thơng quan Cục Hải quan tỉnh Bình Dưong.

> Khách thể nghiên cứu:Chi cuc kiêm tra sau thông quan cuc Hai quan Binh Dưong.
- Phạm vi nghiên cứu:

> Không gian: Đê tai nghiên cưu tai Chi cục kiêm tra sau thông quan cục Hai quan
Binh Dưong.


> Thời gian: Tập trung nghiên cưu trong pham vi năm 2015-2016.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận.
- Nghiên cứu quy trình kiểm tra sau thơng quan.
- Đề xuất các kiến nghị giải pháp để hồn thiện quy trình.


6. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp thu thập dự liệu, phương pháp thống kê mô tả, phương
pháp phân tích tổng hợp và phương pháp so sánh .
Số liệu thứ cấp: được thu thập từ các báo cáo kết quả hoạt động (có sẵn) của các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Chi Cục kiểm tra sau thông quan cục Hải quan Bình
Dương và báo cáo tổng kết năm 2015 và 2016 của Chi Cục kiểm tra sau thông quan cục
Hải quan Bình Dương .
Số liệu sơ cấp: tự thu thập nguồn dữ liệu được cung cấp từ các cán bộ công chức Hải
quan tại đơn vị thực tập. Tiếp xúc, trao đổi trực tiếp với các cấp lãnh đạo, phụ trách bộ
phận, cán bộ công chức cùng với nhân viên của cơ quan thực tập; quan sát thực tế quy
trình làm việc tại cơ quan để kết hợp với kiến thức bản thân sau thời gian được đào tạo
tại trường đại học, trao đổi trực tiếp với cơ quan nơi thực tập, thu thập nguồn dữ liệu
thứ cấp từ các tài liệu, sổ sách, báo cáo, ấn phẩm của các cơ quan quản lý của tỉnh Bình
Dương. Phân tích tổng hợp, so sánh đối chiếu thông tin để đưa ra nhận xét đánh giá.
7. Những đóng góp mơi của đề tài khóa luận
Hệ thống hóa được những vấn đề về lý luận và thực tiễn cơ bản về hoạt động
KTSTQ đối với hàng nhập khẩu kinhtrên địa bàn Cục Hải quan địa phương.
Phân tích đúng thực trạng hoạt động KTSTQcủa Cục Hải quan tỉnh Bình Dương.
Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện đối với hoạt động KTSTQ đối với hàng
nhập khẩu của Cục Hải quan tỉnh Bình Dương nhằm góp phần nâng cao hiệu quả, thực
hiện tốt nhiệm vụ được giao.
8. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Nội dung: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo khóa luận tốt
nghiệp được chia làm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và Tổng quan về Chi cục kiểm tra sau thơng quan cục Hải
quan Bình Dương.
Chương 2: Phân tích thực trạng KTSTQ, Quy trình tiến hành KTSTQ đối với hàng
nhập khẩu và KTSTQ thực tếhàng nhập khẩu là máy móc, thiết bị.
Chương 3: Kết quả kiểm tra thực tế vàgiải phápkiến nghị.


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN VỀ CHI CỤC KIỂM TRA SAU
THƠNG QUAN CỤC HẢI QUAN BÌNH DƯƠNG
1.1.

Cơ sở lý thuyết

1.1.1. Cơ sở hình thành nghiệp vụ kiểm tra sau thơng quan
Q trình tồn cầu hóa kinh tế đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với nhiều
quốc gia từ chậm phát triển đến các nước đã phát triển. Bất cứ một quốc gia nào cũng
phải đẩy mạnh và tham gia tích cực vào q trình phát triển kinh tế này được thuận lợi
hay gặp khó khăn bởi lợi ích mà q trình tồn cầu hóa kinh tế mang lại thông qua trao
đổi thương mại để tận dụng lợi thế so sánh, tương đối hay tuyệt đối của quá trình giao
thương kinh tế.
Theo số liệu thống kê của Diễn đàn Liên hợp quốc về phát triển đầu tư và
thương mại (UNCTAD) thì tổng trị giá XNK hàng hóa và dịch vụ năm 1980 tồn Thế
giới là 2.376 tỷ USD, đến năm 1990 là 4.260 tỷ USD (tăng 179%), đến năm 2000 đạt
7.940 tỷ USD (tăng 186% so với năm 1990), đến 2010 là 18.968 tỷ USD (tăng 238% so
với năm 2000). Như vậy, so sánh trị giá XNK hàng hóa và dịch vụ năm 2010 so với
năm 1980 tăng gấp 8 lần (798%). Trong khi đó, thương mại của Việt Nam kể từ khi mở
cửa nền kinh tế và hội nhập với thế giới đã có những bước tăng trưởng ngoạn mục:

Năm 1990 kim ngạch XNK là 1,93 tỷ USD, đến năm 2000 đạt mốc 17,15 tỷ USD tăng
9 lần so với năm 1990, đến năm 2010 đạt 79.697 tỷ USD tăng 4,6 lần so với năm 2000
và 41,6 lần so với năm 1990, đến năm 2013 hiện đạt 143 tỷ USD tăng 8,3 lần so với
năm 2000 và tăng 74,7 lần so với năm 1990 [9]. Tình hình thực tế đó dẫn đến số lượng
hàng hóa XNK lưu chuyển qua các cửa khẩu tăng với mức độ rất lớn. Mặc dù ngành
Hải quan đã tăng cường nhiều nguồn lực về con người, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại,
tuy nhiên khơng thể tra, kiểm sốt hết được hàng hóa lưu chuyển qua cửa khẩu hải
quan.
Bên cạnh đó thương mại quốc tế phát triển đã hình thành tổ chức thương mại song
phương và đa phương như: Hiệp định thương mại Việt Mỹ, Hiệp định trị giá
GATT/WTO, Hiệp định CEPT/AFTA... Các hiệp định này một mặt tạo điều kiện thuận
lợi cho giao thương quốc tế phát triển, một mặt lại ln địi hỏi các quốc gia thành viên
10


phải cam kết thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa nhanh chóng tại các cửa khẩu để
đáp ứng nhu cầu của người sản xuất và kinh doanh trao đổi hàng hóa. Thực tế đó đã tạo
ra sức ép vơ cùng lớn cho ngành Hải quan. Làm sao thông quan được khối lượng hàng
hóa phải kiểm tra kiểm sốt tăng mạnh; thời gian lưu trữ hàng hóa để kiểm tra tại cửa
khẩu ngắn; làm sao đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ của Nhà nước giao phó là chống
gian lận thương mại, buôn bán hàng cấm, hàng giả; làm sao đảm bảo phải thu đúng, thu
đủ tiền thuế cho NSNN.
Mặt khác, theo các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, chẳng hạn Hiệp
định trị giá GATT/WTO thì khi chưa có đầy đủ bằng chứng để bác bỏ trị giá khai báo
của chủ hàng thì cơ quan hải quan khơng được phép áp đặt trị giá tính thuế mà phải
chấp nhận trị giá do chủ hàng khai báo.
Trong khi đó để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chống gian lận thương mại thì
cơ quan hải quan lại đối mặt với thực tế khó khăn là thiếu thơng tin về hàng hóa, trị giá
tính thuế và trình độ nghiệp vụ của cán bộ hải quan tại các đơn vị cửa khẩu ln ln có
nhiều hạn chế. Trong khoảng thời gian ngắn khơng thể thực hiện kiểm tra tồn bộ hàng

hóa mà chỉ có thể "kiểm tra đại diện" theo xác xuất thường không quá 10% lô hàng và
các chứng từ do chủ hàng xuất trình thì chỉ mới kiểm tra cơ bản được bề mặt thông tin
và số liệu trên chứng từ của "một nửa bức tranh". Một nửa còn lại của bức tranh nằm ở
các chứng từ, sổ sách kế toán, chứng từ ngân hàng,... do chủ hàng nắm giữ mà nhiều
chứng từ và việc ghi sổ kế tốn thì thường phát sinh sau khi thơng quan hàng hóa, thậm
chí là đã bán hàng cho bên thứ ba.
Kinh nghiệm tổ chức hải quan hiện đại của các nước cho thấy nếu chỉ dừng lại ở
việc kiểm tra, kiểm sốt của hải quan tại cửa khẩu thì khơng những không thể phát hiện
và ngăn chặn được các trường hợp cố ý gian lận mà còn gây phiền phức, ách tắc cho
hoạt động XNK hàng hóa.
Đứng trước thực tế đó , nghàn Hải quan cần phải tăng c ư ờ ng h i ệu quả quản lý
bằng cách áp dụng các biện pháp nghiệp vụ kéo dài thời hiệu kiểm tra, mở rộng phạm vi
và đối thượng kiểm tra, kiểm sốt hàng hóa XNK. Biện pháp nghiệp vụ thỏa mãn các
yêu cầu như vậy chính là hoạt đ ộ n g K TSTQ .
1.1.2. Khái niệm của kiểm tra sau thông quan đối với hàng nhập khẩu
Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan Hải quan đối với hồ
sơ Hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu
11


có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết
và cịn điều kiện sau khi hàng hóa đã được thơng quan(Điều 77 luật Hải quan
quy định KTSTQ).
Việc kiểm tra sau thông quan nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực nội dung
các chứng từ, hồ sơ mà người khai Hải quan đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan Hải
quan; đánh giá việc tuân thủ pháp luật Hải quan và các quy định khác của pháp luật liên
quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của người khai Hải quan.
(Nguồn: Chi cục kiểm tra sau thơng quan - Cục Hải quan Bình Dương)
1.1.3. Đặc điểm của kiểm tra sau thông quan đồi với hàng nhập khẩu
Kiểm tra sau thông quan là hoạt động nghiệp vụ của cơ quan Hải quan nhằm

đảm bảo chức năng nhiệm vụ được giao.
Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra do cơ quan Hải quan thực hiện
theo trình tự và thủ tục do pháp luật quy định.
Kiểm tra sau thông quan được tiến hành nhằm xác định việc khai Hải quan có
tuân thủ các yêu cầu của Luật Hải quan và các qui định liên quan đến hoạt động xuất
nhập khẩu hay không.
Kiểm tra sau thông quan được tiến hành với sự hỗ trợ từ các nguồn thông tin liên
quan .
Kiểm tra sau thông quan không chỉ áp dụng với đối tượng khai Hải quan mà còn
áp dụng với các cá nhân, tổ chức tham gia vào thương mại quốc tế.
(Nguồn: Chi cục kiểm tra sau thơng quan cục Hải quan Bình Dương)
1.1.4. Vaitrị của kiểm tra sau thông quan đối với hàng nhập khẩu
Môt la đảm bảo tuân thủ pháp luật, góp phần đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh và
có hiệu quả pháp luật Hải quan và các văn bản pháp luật khác có liên quan .
Hai la KTSTQ có vai trị tăng thu thuế, giảm thiểu chi phí và rủi ro.
Ba la, giúp mở rộng phạm vi kiểm tra tiếp theo khi cần thiết trong nhiều lĩnh vực
khác.
Bôn la, công cụ quản lý hiệu quả đối với công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan
Hải quan.
Năm là, biện pháp hữu hiệu trong vấn đề đơn giản hóa trong giám sát, quản lý
Hải quan.
(Nguồn: Chi cục kiểm tra sau thông quan Cục Hải quan Bình Dương)
12


1.1.5. Đối tượng của kiểm tra sau thông quanđối với hàng nhập khẩu
Đối tượng của KTSTQ đối với hàng hóa nhập khẩu là hồ sơ Hải quan, sổ sách kế
toán, báo cáo tài chính, chứng từ, tài liệu, dữ liệu có liên quan, hàng hóa nhập khẩu đã
thơng quan của chủ hàng; của người được chủ hàng ủy quyền; của tổ chức, cá nhân
nhập khẩu; của đại lý làm thủ tục hải quan và của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu

chính, dịch vụ chuyển phát nhanh (gọi tắt là doanh nghiệp).
1.1.6. Mục đích của kiểm tra sau thơng quan đối với hàng nhập khẩu
Mục đích của KTSTQ đối với hàng nhập khẩulà để phát hiện và ngăn chặn các
hành vi gian lận về thuế, chính sách mặt hàng nhập khẩu,...Hành vi gian lận về thuế và
chính sách mặt hàng nhập khẩu chủ yếu ở loại hình nhập khẩu theo hợp đồng thương
mại là các mặt hàng nhập khẩu của doanh nghiệp chịu thuế suất thuế nhập khẩu, các
mặt hàng hạn chế nhập khẩu, cấm nhập khẩu theo chính sách mặt hàng của Việt Nam
từng thời kỳ, và lợi dụng chính sách hồn thuế GTGT đối với hàng hóa nhập khẩucủa
doanh nghiệp.
(Nguồn: Chi cục kiểm tra sau thông quan Cục Hải quan Bình Dương)
1.2. Tơng quan về Tổngcục Hải quan
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Năm 1945 Cách mạng tháng 8, Hồ Chủ tịch đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai
sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng Hoà. Tuy nhiên, sau đó Việt Nam vẫn phải tiếp tục
trải qua 30 năm chiến tranh ác liệt và 27 năm thử thách trong thời kỳ hàn gắn vết
thương chiến tranh.
Với cái tên đầu tiên là “Sở Thuế quan và thuế gián thu” được thành lập với mục
đích đảm bảo việc kiểm sốt hàng hóa XNK và duy trì nguồn thu ngân sách Hải quan
Việt Nam không ngừng chăm lo xây dựng, hoàn thiện và nâng cao cơ sở pháp lý - quản
lý Nhà nước để ngày càng phù hợp hơn với thực tiễn của nước Việt Nam. Từ chổ Hải
quan Việt Nam còn phải tạm thời sử dụng những quy định nghiệp vụ về thuế quan của
chính quyền thực dân đến nay đã xây dựng và ban hành được “Điều lệ Hải quan”, Pháp
lệnh Hải quan và tiếp đó là Luật Hải quan Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm
2002.
Với những mục tiêu nhằm tạo thuận lợi cho phát triển XNK, thu hút đầu tư nước
ngoài, phát triển du lịch và giao thương quốc tế, đảm bảo quản lý, nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác Hải quan Việt Nam đã luôn luôn thực hiện theo khẩu
13



hiệu mà mình đã đặt ra:“CHUYÊN NGHIỆP, MINH BẠCH, HIỆU QUẢ”
Lịch sử hải quan theo các thơi ky
Ngày 10 tháng 9 năm 1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thừa ủy
quyền của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt nam dân chủ cộng hòa ký Sắc lệnh số 27 SL thành lập "Sở thuế quan và thuế gián thu" khai sinh Hải quan Việt Nam. Quá trình
trưởng thành và phát triển theo các thoi kỳ:


1945-1954:
Thành lập Hải quan Việt Nam thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước Việt nam dân

chủ cộng hòa vừa mới khai sinh, tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp. Ngày
10/9/1945, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp được ủy quyền của Chủ tịch Chính
phủ lâm thời Việt nam Dân chủ Cộng hịa ký Sắc lệnh số 27 - SL thành lập "Sở thuế
quan và thuế gián thu" khai sinh ngành Hải quan Việt Nam. Với:
Nhiệm vụ: Thu các quan thuế nhập cảnh và xuất cảnh, thu thuế gián thu. Sau đó,
Ngành được giao thêm nhiệm vụ chống bn lậu thuốc phiện và có quyền định đoạt,
hòa giải đối với các vụ vi phạm về thuế quan và thuế gián thu.
Hệ thống tổ chức:
-

Trung ương: Sở thuế quan và thuế gián thu (sau đổi thành Nha thuế quan và thuế
gián thu) thuộc Bộ tài chính.

-

Địa phương: Bắc, Trung, Nam bộ, mỗi miền đều có:
+ Tổng thu Sở thuế quan.
+ Khu vực thuế quan.
+ Chính thu Sở thuế quan.
+ Phụ thu Sở thuế quan.

Tình hình đất nước: Giai đoạn này cả nước bước vào cuộc kháng chiến chống

thực dân Pháp xâm lược; Hải quan Việt Nam phối hợp cùng các lực lượng thực hiện
chủ trương bao vâỳ kinh tế và đấu tranh kinh tế với địch. Nhiệm vụ chính trị của Hải
quan Việt nam thời kỳ này là bám sát và phục vụ kịp thời nhiệm vụ của Cách mạng, tạo
nguồn thu cho Ngân sách quốc gia, kiểm sốt hàng hóa xuất nhập khẩu, đấu tranh
chống buôn lậu giữa vùng tự do và vùng tạm chiếm.
1954-1975:
Nhiệm vụ: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chống Mỹ xâm lược, giải
14


phóng miền Nam thống nhất đất nước; Chính phủ giao cho Bộ Công thương quản lý
hoạt động ngoại thương và thành lập Sở Hải quan ( thay ngành thuế xuất, nhập khẩu)
thuộc Bộ Công thương.
Hệ thống tổ chức:
-

Trung ương: Sở Hải quan.

-

Địa phương: Sở Hải quan liên khu, thành phố, Chi sở Hải quan tỉnh, Phòng Hải
quan cửa khẩu.
Trước yêu cầu nhiệm vụ mới của Ngành Hải quan, ngày 27/2/1960 Chính phủ đã

đã có Nghị định 03/CP (do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký ) ban hành Điều lệ Hải quan
đánh dấu bước phát triển mới của Hải quan Việt nam.
Ngày 17/6/1962 Chính phủ đã ban hành Quyết định số: 490/TNgT/QĐ - TCCB
đổi tên Sở Hải quan trung ương thành Cục Hải quan thuộc Bộ ngoại thương.

Giai đoạn này Hải quan Việt nam được xác định là công cụ bảo đảm thực hiện
đúng đắn chế độ Nhà nước độc quyền ngoại thương, ngoại hối, thi hành chính sách thuế
quan (thu thuế hàng hóa phi mậu dịch) tiếp nhận hàng hóa viện trợ và chống buôn lậu
qua biên giới.
Năm 1973 Hiệp định Pari được ký kết chấm dứt chiến tranh phá hoại của Mỹ ở
miền Bắc. Hải quan Việt Nam huấn luyện, chuẩn bị các điều kiện triển khai công tác
khi miền Nam được giải phóng.
Thời kỳ này tồn ngành Hải quan được tặng thưởng 2 Huân chương Lao động
Hạng hai và Hạng Ba, 11 đơn vị và cá nhân được tặng thưởng Huân chương Lao động
và Huân chương chiến công các hạng.
• 1975-1986:

Hải quan thống nhất lực lượng và triển khai hoạt động trên phạm vi cả nước.
Sau khi thống nhất đất nước Hải quan triển khai hoạt động trên địa bàn cả nước
từ tuyến biên giới phía Bắc đến tuyến biên giới phía Tây Nam, các cảng biển, Sân bay
quốc tế, Bưu cục ngoại dịch, Trạm chở hàng. Do yêu cầu quản lý tập trung thống nhất,
Chính phủ đã có Quyết định số 80/CT ngày 5/3/1979 quyết định chuyển tổ chức Hải
quan địa phương thuộc UBND tỉnh, thành phố về thuộc Cục Hải quan
Bộ Ngoại thương.
Thời kỳ này tính chất các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa
15


qua biên giới có biểu hiện phức tạp và phổ biến. Ngày 30/8/1984 Hội đồng Nhà nước
phê chuẩn Nghị quyết số 547/NQ/HĐNN7 thành lập Tổng cục Hải quan trực thuộc Hội
đồng Bộ trưởng; và ngay sau đó Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị quyết số
139/HĐBT ngày 20/10/1984 ban hành Nghị định quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ
chức bộ máy của Tổng cục Hải quan. Hải quan Việt Nam được xác định là "Cơng cụ
chun chính nửa vũ trang của Đảng và Nhà nước có chức năng kiểm tra và quản lý
hàng hoá, hành lý, ngoại hối và các công cụ vận tải xuất nhập qua biên giới nước

CHXHCN Việt Nam, thi hành chính sách thuế xuất nhập khẩu, ngăn ngừa chống các
hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới, nhằm bảo đảm
thực hiện đúng đắn chính sách của nhà nước độc quyền về ngoại thương, ngoại hối góp
phần bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, phục vụ cơng
tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước".
Hệ thống tổ chức:
-

Tổng cục Hải quan.

-

Hải quan tỉnh, thành phố.
- Hải quan Cửa khẩu và Đội kiểm sốt Hải quan.



1986 đến nay:
Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI đề ra đường lối đổi mới đất nước,

chủ trương mở cửa, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.
Nhiệm vụ: Yêu cầu đối với Hải quan Việt Nam lúc này là thực hiện quản lý Nhà
nước về Hải quan trước tình hình: Hoạt động giao lưu hợp tác với nước ngoài phát triển
mạnh mẽ chưa từng thấy, kinh tế thị trường bộc lộ những khuyết tật, hạn chế, khối
lượng hàng hóa XNK khá lớn tạo nguồn thu thuế XNK hàng năm chiếm tỷ lệ từ 20 25% GDP, tình trạng buôn lậu gia tăng, nhập lậu tài liệu phản động, ấn phẩm đồi truỵ,
chất nổ, ma tuý khá nhiều.
Ngày 24/2/1990, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký lệnh công bố Pháp lệnh Hải
quan. Pháp lệnh gồm 51 điều, chia làm 8 chương, có hiệu lực thi hành từ ngày
1/5/1990.

Pháp lệnh Hải quan xác định chức năng của Hải quan Việt nam là "Quản lý Nhà
nước về Hải quan đối với hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá cảnh Việt
16


Nam, đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối hoặc tiền
Việt nam qua biên giới". Bộ máy tổ chức của Hải quan Việt nam được xác định rõ tổ
chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hội đồng Bộ
Trưởng".
Hệ thống tổ chức:
-

Tổng cục Hải quan;

-

Cục Hải quan liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương.

-

Hải quan Cửa khẩu, Đội kiểm soát Hải quan.
Cơ sở vật chất của Hải quan Việt Nam được nâng cấp một bước: đã trang bị máy

soi nghiệp vụ, máy và chó nghiệp vụ phát hiện ma tuý, tàu cao tốc chống buôn lậu trên
biển.
Công tác đào tạo bồi dưỡng công chức được lưu ý hơn: Trường Nghiệp vụ Hải
quan thành lập năm 1986, Trường Nghiệp vụ Hải quan 1 ( Hà Nội) thành lập năm 1988;
sau hợp nhất 2 trưởng thành Trường Hải quan Việt Nam và năm 1996 Thủ tướng Chính
phủ ký Quyết định thành lập Trường Cao đẳng Hải quan. Từ năm 1986 đến năm 1999
đã bồi dưỡng nghiệp vụ cho 4.626 cán bộ, gửi đào tạo đại học tại chức 1.750 cán bộ.

Hải quan Việt Nam đã tham gia và trở thành thành viên chính thức của Tổ chức
Hải quan thế giới (WCO) từ ngày 01/7/1993 và từ đó đã mở rộng quan hệ với tổ chức
Hải quan thế giới và Hải quan khối ASEAN. Ghi nhận bước trưởng thành của Hải quan
Việt Nam, Hội đồng Nhà nước đã tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhì cho
Ngành, Huân chương các hạng cho một số Hải quan cấp tỉnh Hải quan Việt nam nhân
dịp 45 năm kỷ niệm ngày thành lập ngành Hải quan.
Từ 1990 đến 2000 tồn ngành Hải quan tích cực triển khai thực hiện cải cách thủ
tục hành chính, tập trung đột phá vào khâu cải cách thủ tục hải quan tại cửa khẩu, thực
hiện tốt các nội dung: Sắp xếp lại và thành lập thêm các địa điểm thơng quan, cơng khai
hóa các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thủ tục hải quan, phân luồng hàng
hóa "Xanh, Vàng, Đỏ", thiết lập đường dây điện thoại nóng, sửa đổi, bổ sung và ban
hành nhiều văn bản, quy chế, quy trình thủ tục hải quan nhằm
thực hiện các nội dung của đề án cải cách.
Trong 2 năm 1999 - 2000 Hải quan Việt Nam đã ký kết và thực hiện 2 Dự án với
nước ngoài: Dự án VIE - 97/059 do UNDP tài trợ về "tăng cường năng lực cho Hải
quan Việt Nam thực hiện công tác quản lý XNK và hội nhập quốc tế" và Dự án nghiên
17


cứu khả thi do cơ quan Phát triển và Thương mại Hoa Kỳ (TDA) và Công ty UNISYS
tài trợ về công nghệ thông tin tiến tới áp dụng công nghệ trao đổi dữ liệu điện tử EDI.
Từ năm 1993 đến 2001 toàn ngành tập trung xây dựng và hoàn thiện Dự thảo
Luật Hải quan, qua nhiều lần sửa đổi, bổ sung đến tháng 5/2001 Dự thảo Luật Hải quan
lần thứ 18 đã được hồn chỉnh và trình kỳ họp thứ 9 Quốc Hội khóa 10 để thơng qua
thay thế cho Pháp lệnh Hải quan 1990. Ngày 29-06-2001, thay mặt Quốc hội nước
CNXHCN Việt nam, Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh ký quyết định số
29/2001/QH10 ban hành Luật Hải quan. Luật Hải quan được cơng bố chính thức theo
Lệnh số 10/2001/L-CTN do Chủ tịch nước Trần Đức Lương ký ngày 12-72001 và có
hiệu lực từ 01-01-2002. Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng thưởng Huân chương
Hồ Chí Minh cho ngành Hải quan nhân dịp 50 năm ngày thành lập Hải quan Việt nam

( 10/9/1945 - 10/9/1995).
Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải ký Quyết định số 113/2002/QĐ-TTg ngày
4 tháng 9 năm 2002 chuyển Tổng cục Hải quan vào Bộ Tài chính.
Ngày 14 tháng 6 năm 2005, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An đã ký quyết định
số 42/2005/QH11 ban hành "Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan".
Luật này có hiệu lực từ ngày 01-01-2006.

(Nguồn: />ID=5)

18


1.2.2. Sơ đô cơ câu tô chức Tổng cục Hải quan Việt Nam.

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Tổng cục Hải quan Việt Nam.
(Nguôn :http://customs. gov.vn/Lists/HaiQuanVietNam/Details.aspx?ID=5)

1.2.3.
-

Nhiêm vu cua Hai quan Viêt Nam

Quản lý có hiệu quả các hoạt động xuất nhập khẩu và giao lưu quốc tế, tạo điều kiện
cho thương mại và sản xuất phát triển.

-

Bảo vệ và góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế quốc
gia.



- Bảo đảm nguồn thu cho ngân sách.
-

Chống buôn lậu, gian lận thương mại, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng.

-

Góp phần bảo vệ chủ quyền kinh tế, an ninh quốc gia và an toàn xã hội.

-

Phục vụ quản lý kinh tế xã hội.

1.2.4.

Phương châm hoạt đông

-

Chuyên nghiệp.

-

Minh bạch.

-

Hiệu quả.


1.2.5.

Chiến lược phạt triển cua Hai quan Việt: Nam

1.2.5.1.

Quan điếm

Chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đến năm 2020 quán triệt các quan điểm sau:
-Đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước; tuân thủ các quy định của
pháp luật, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và chương trình
cải cách nền hành chính; thực hiện các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
-Tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại đồng thời tăng cường quản lý nhà nước về hải
quan theo quy định của pháp luật.
-Lấy cải cách, hiện đại hóa làm cơ sở, tập trung đầu tư để hiện đại hóa hải quan tại các
vùng, địa bàn trọng điểm, đồng thời có tính đến sự phát triển cân đối, hài hịa giữa các
vùng, địa bàn đảm bảo sự phát triển, hiện đại hóa chung của Hải quan Việt Nam. Kết hợp
phát huy nội lực là chính với tranh thủ sự hỗ trợ bên ngoài để phát triển nhanh, bền vững.
-

Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của các Bộ, ngành, địa
phương mà trong đó ngành Hải quan là nòng cốt và trên cơ sở giám sát, thực hiện
của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân.

1.2.5.2.


Mục tiếu

về thể chế: xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật hải quan theo hướng


hiện đại, đồng bộ, tuân thủ chủ trương về cải cách thủ tục hành chính và các chuẩn mực,
cam kết quốc tế; xây dựng hệ thống pháp luật Hải quan hiện đại bao gồm đầy đủ các quy
định về: thủ tục hải quan, chế độ quản lý hải quan và các cơ chế tạo thuận lợi cho hoạt
động thương mại, các quy định về quản lý thuế, kiểm soát biên giới, chế tài, xử lý vi phạm
pháp luật và giải quyết khiếu nại, quy định quyền hạn của cơ quan hải quan tương xứng
với trách nhiệm thực thi pháp luật hải quan, pháp luật thuế và pháp luật khác có liên quan.




về công tác nghiệp vụ hải quan: phấn đấu đến năm 2020, về cơ bản các thủ tục và
chế độ quản lý hải quan phải đơn giản, hiệu quả, hài hịa và tn thủ các chuẩn mực,
thơng lệ quốc tế; thủ tục hải quan chủ yếu được thực hiện bằng phương thức điện tử
tại các địa bàn trọng điểm; thực hiện việc trao đổi thông tin trước khi hàng đến,
thanh toán, quản lý các giấy phép bằng phương thức điện tử; thực hiện cơ chế doanh
nghiệp ưu tiên đặc biệt về thủ tục và an ninh theo các chuẩn mực của Tổ chức Hải
quan thế giới (WCO); áp dụng phương pháp quản lý rủi ro một cách hệ thống trong
các khâu nghiệp vụ hải quan. Từ năm 2012, từng bước xử lý dữ liệu thông quan tập
trung tại cấp Cục Hải quan; thực hiện cơ chế một cửa hải quan quốc gia và tham gia
cơ chế một cửa ASEAN.
Nâng cao trình độ, năng lực quản lý thuế ngang tầm với các nước trong khu vực.

Đảm bảo quản lý thuế công bằng, minh bạch, khả thi, hiệu quả, phù hợp với chuẩn mực
quốc tế. Nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, đảm bảo lợi ích quốc
gia, hạn chế những thách thức, bất lợi phát sinh trong quá trình hội nhập. Đảm bảo nguồn
thu của Ngân sách Nhà nước.
Tổ chức thực hiện và nâng cao chất lượng cơng tác nghiệp vụ cơ bản và phịng,
chống có trọng điểm, hiệu quả hoạt động buôn lậu, vận chuyển các mặt hàng cấm qua biên
giới. Triển khai thực hiện các cam kết quốc tế trong cơng tác phịng, chống khủng bố, rửa

tiền, thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và hợp tác hải quan về kiểm sốt chung. Thực
hiện việc áp dụng các hàng rào kỹ thuật theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông
lệ quốc tế.
Đến năm 2020, hoạt động kiểm tra sau thơng quan đạt trình độ chun nghiệp,
chun sâu, hiệu quả, dựa trên phương pháp quản lý rủi ro với quy trình nghiệp vụ được
chuẩn hóa trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp với các biện pháp chế tài, xử lý
nghiêm minh.


Về tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực: xây dựng tổ chức bộ máy Hải quan hiện đại
và theo nguyên tắc tập trung thống nhất, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội và tăng cường sự quản lý của Nhà nước, góp phần giữ gìn an ninh, an
tồn quốc gia. Xây dựng lực lượng hải quan có trình độ chun nghiệp, hoạt động
minh bạch, liêm chính, có hiệu lực, thích ứng nhanh với những thay đổi của môi
trường, công nghệ và yêu cầu của tiến trình hội nhập quốc tế.




Về ứng dụng công nghệ thông tin: xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hải quan
hiện đại trên nền tảng tập trung hóa xử lý dữ liệu, tích hợp đầy đủ các chức năng, xử
lý hồ sơ hải quan điện tử, manifest điện tử, thanh toán điện tử, giấy phép điện tử;
xây dựng các trung tâm xử lý dữ liệu cấp vùng đạt mức độ 2+ trở lên, trung tâm xử
lý dữ liệu ngành đạt mức độ 3+ trở lên, đảm bảo hệ thống công nghệ thông tin đạt
tiêu chuẩn an ninh, an toàn cao (24/24 và 24/7) và quản lý theo hướng dịch vụ; xây
dựng cổng thông tin điện tử kết nối, trao đổi thông tin với các cơ quan liên quan,
thực hiện cơ chế hải quan một cửa quốc gia và một cửa khu vực ASEAN.




Đảm bảo tính đầy đủ, chính xác, kịp thời của số liệu thống kê nhà nước về hải quan
làm cơ sở cho việc theo dõi, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình xuất khẩu, nhập
khẩu và các hoạt động khác phục vụ kịp thời cho công tác hoạch định, chỉ đạo, điều
hành về các chính sách kinh tế, thương mại và thuế của các cơ quan nhà nước.



Một số chỉ tiêu cụ thể và lộ trình thực hiện:

-

Thực hiện thủ tục hải quan điện tử: đến 2015 có 100% các Cục Hải quan, 100% các
Chi cục Hải quan tại các địa bàn trọng điểm (cảng biển, cảng hàng không, cửa khẩu
đường bộ quốc tế, các khu kinh tế trọng điểm), 60% các loại hình hải quan cơ bản,
70% kim ngạch xuất nhập khẩu, 60% doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan điện
tử.
Đến 2020 có 100% các Cục Hải quan, 100% các Chi cục Hải quan, 100% các loại

hình hải quan cơ bản, 90% kim ngạch xuất nhập khẩu, 80% doanh nghiệp thực hiện thủ tục
hải quan điện tử.
-

Thời gian thông quan hàng hóa đến 2015 bằng với mức trung bình của các nước tiên
tiến trong khu vực Đông Nam Á tại thời điểm 2010 và đến 2020 phấn đấu bằng với
mức của các nước tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á tại cùng thời điểm.

-

Tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hóa đến 2015 là dưới 10% và đến 2020 phấn đấu đạt
dưới 7%.


-

Tỷ lệ các giấy phép xuất nhập khẩu thực hiện trong cơ chế một cửa hải quan quốc
gia đến 2015 là 50% và đến 2020 là 90%.

-

Tập trung hóa xử lý dữ liệu điện tử của hệ thống thông quan hải quan vào năm
2015.
(Nguôn :http://customs. gov.vn/Lists/HaiQuanVietNam/Details.aspx?ID=9)


1.3.

Tổng quan vềCục Hải quan tỉnh Bình Dương

1.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển


Cục Hải quan Bình Dương được thành lập theo Quyết định số 102/QĐ- TCHQ ngày
05/9/1991 với tên gọi ban đầu là Hải quan Sông Bé. Khi mới hình thành, Hải quan
Sơng Bé chỉ có 26 biên chế và 6 đơn vị thuộc, trực thuộc là: Phòng Tổng hợp
Nghiệp vụ, Phịng Tổ chức hành chính, Tổ kế toán, Đội Kiểm soát Hải quan, Hải
quan cửa khẩu Hoa Lư, Hải quan cửa khẩu Hồng Diệu. Nhiệm vụ chính của Hải
quan Sơng Bé lúc đó là làm thủ tục xuất khẩu cho các mặt hàng có thế mạnh của
tỉnh như: cao su, điều, tiêu, gốm sứ, sơn mài, mỹ nghệ, điêu khắc... và thực hiện các
biện pháp kiểm soát, chống buôn lậu trên địa bàn biên giới Việt Nam - Campuchia
dài khoảng 240 km;




Năm 1992, Hải quan Sơng Bé thu hút được 27 doanh nghiệp đến làm thủ tục với
tổng kim ngạch đạt 24,6 triệu USD và số thuế xuất nhập khẩu 4,1 tỷ đồng. Đến cuối
năm 2011, sau 20 năm hình thành và phát triển, Cục Hải quan Bình Dương đã làm
thủ tục hải quan cho trên 3.190 doanh nghiệp với tổng kim ngạch trên 21 tỷ USD và
số thu nộp ngân sách trên 8.000 tỷ đồng. Cục Hải quan Bình Dương đã và đang
hồn thiện dần về cơ cấu tổ chức bộ máy, gồm 17 đơn vị thuộc và trực thuộc, trong
đó có 6 Chi cục Hải quan, 1 Chi cục Kiểm tra sau thông quan, 1 Đội Kiểm soát hải
quan và 9 đơn vị tham mưu cấp Phịng và tương đương; tập thể cán bộ cơng chức
Hải quan Bình Dương có trình độ chun mơn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức đảm
bảo theo điều kiện, tiêu chuẩn và đáp ứng được các yêu cầu về cải cách, hiện đại
hóa của Ngành, đơn vị trong thời điểm hiện nay cũng như định hướng mục tiêu
chiến lược đến năm 2020;



Một trong những điểm nổi bật và được xem là điểm mạnh của Cục Hải quan Bình
Dương đó là cơng tác cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
trên tinh thần Hải quan là bạn đồng hành cùng doanh nghiệp, nghiêm túc thực hiện
các nội dung cam kết trong Tuyên ngôn phục vụ khách hàng của ngành Hải quan
theo phương châm “Chuyên nghiệp - Minh bạch - Hiệu quả”. Cụ thể là, hiện nay
hầu hết các khâu nghiệp vụ của Cục Hải quan Bình Dương đều được tin học hóa với
lượng tờ khai thực hiện khai báo hải quan từ xa qua internet và khai báo qua phần
mềm thông quan điện tử đạt 100O/o... Mục tiêu Cục Hải quan Bình Dương hướng tới


là phấn đấu được xếp vào một trong những đơn vị đi đầu về hoạt động cải cách,
hiện đại hóa của Hải quan Việt Nam, có trình độ quản lý ngang tầm với Hải quan
một số nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới vào năm 2015, 2020.

• Trong suốt chặng đường hoạt động, Hải quan Bình Dương đã ln kiên trì phấn đấu hồn

thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, hàng năm đều được Bộ Tài chính, UBND tỉnh và Tổng
cục Hải quan tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen cho các tập thể và cá nhân có thành tích
xuất sắc. Đặc biệt, sau 20 năm thành lập, Cục Hải quan Bình Dương đã vinh dự được đón
nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất, là phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước trao
tặng. Đây là nguồn cổ vũ, động viên tinh thần to lớn để cán bộ cơng chức Hải quan Bình
Dương tiếp tục phấn đấu, hồn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao trong thời gian tới.
( Nguồn : Phịng tổ chức cục Hải quan Bình Dương )


1.3.2.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh Bình Dương

Hình 2: Cơ cấu tổ chức của cục Hải quan tỉnh Bình Dương đến 2016.
( Nguồn : Phịng tổ chức cục Hải quan Bình Dương )
1.4.

Tổng quan về Chi cục kiểm tra sau thông quan cục Hải quan Bình

Dương
1.4.1.

Lịch sử hình thành và cơ cấu tồ chức

Chi cục kiểm tra sau thơng quan phịng kiểm tra sau thơng quan được thành lập theo quyết
định số 37/ 2003/QĐ-BTC ngày 17/3/2003 của Bộ Tài chính. Gần 3 năm hoạt động, đến
năm 2006, Bộ Tài chính ban hành quyết định số 34/2006/ QĐ-BTC về việc chuyển Phòng



×