Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Tội phạm hóa hành vi liên quan đến mua bán bộ phận cơ thể người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.92 KB, 53 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA LUẬT

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN THAM GIA
CUỘC THI SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2015-2016
XÉT GIẢI THƯỞNG "TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT"
NĂM 2016

TỘI PHẠM HÓA HÀNH VI LIÊN QUAN ĐẾN
MUA BÁN BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI
••

Thuộc Nhóm Ngành Khoa Học: Khoa học xã hội & nhân văn


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

BLHS: Bộ luật hình sự
BPCT: Bộ phận cơ thể
BS: Bác sĩ


CSHS: Chính sách hình sự
CSPL: Chính sách pháp luật
GS: Giáo sư
HSH: Hình sự hóa
PHSH: Phi hình sự hóa
TS: Tiến sĩ


LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Ngày nay cuộc sống ngày càng hiện đại và phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng
tiến bộ, việc thay thế một hay nhiều bộ phận cơ thể người hoặc là nội tạng đã trở nên đơn
giản đối với nền khoa học hiện tại. Việc thay thế một nội tạng bệnh tật, mất dần đi chức
năng vốn có bằng một nội tạng khác khỏe mạnh sẽ giúp nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi
thọ của con người.
Chính vì vậy, việc một cá nhân hay tổ chức bằng hành vi, thủ đoạn nhằm lấy hoặc
buôn bán nội tạng, bộ phận cơ thể người một cách trái pháp luật nhằm thu được một khoản
lợi nhuận lớn khơng chỉ trái pháp luật mà cịn phi nhân tính và trái đạo đức.
Nhìn một cách khái qt tình trạng hiện nay, ta sẽ thấy được rất nhiều hành vi được
đưa lên phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày như bắt cóc người để lấy nội tạng, ni
người để lấy nội tạng hoặc là mua bán nội tạng. Những hành vi đó thể hiện lên sự suy đồi
đạo đức của cá nhân hay tổ chức thực hiện hành vi đó, cùng với đó là kéo theo bao hệ lụy
về sau. Khi sống trong một xã hội với những tình trạng nói trên diễn ra nhan nhản mà
chính quyền và pháp luật không thể điều chỉnh và ngăn chặn kịp thời thì đời sống và tâm
lý của nhân dân sẽ như thế nào? Họ sẽ sống trong tình trạng lo âu, sợ phải đối mặt bọn bắt
cóc nhằm lấy nội tạng, những kẻ buôn bán nội tạng trái pháp luật... Điều đó sẽ ảnh hưởng
đến an ninh trật tự xã hội, đến sinh hoạt cộng đồng, đến tâm lý học hành của những em học
sinh - những mầm non tương lai của đất nước cũng như những người lao động sẽ khơng
cịn tâm trí cho cơng việc làm ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc dân.
Dự thảo sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự mới đã và đang đề cập đến việc tội phạm

hóa những hành vi vi phạm pháp luật hình sự nhằm lấy đi mơ, nội tạng, bộ phận cơ thể
người. Tuy vậy, pháp luật hình sự tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa điều chỉnh về việc
mua bán nội tạng người trái phép hoặc chưa có chế tài thích đáng cho những hành vi nói
trên.
Thế giới đang bước vào kỉ nguyên văn minh, khoa học kỹ thuật tiến bộ, xã hội phát
triển vượt bậc. Việc nhìn nhận tội phạm hóa những hành vi mua bán mô, tạng, bộ phận cơ
thể người là một trong những vấn đề cần thiết cần phải giải quyết. Chính vì lẽ đó việc


nghiên cứu về vấn đề tội phạm hóa hành vi mua bán bộ phận cơ thể người nhằm đưa ra
những ý kiến, quan điểm hướng đến việc hoàn thiện bộ luật Hình sự Việt Nam. Mục đích
cuối cùng là để ngăn chặn, phòng chống tội phạm, hạn chế đến mức tối thiểu những hậu
quả do hành vi của chúng gây ra và giúp Tịa án có những phán quyết cơng bằng, xác
đáng. Chính vì vậy, nhóm tác giả đã chọn đề tài “Tội phạm hóa hành vi liên quan đến mua
bán bộ phận cơ thể người” làm đề tài nghiên cứu khoa học.
Mục tiêu đề tài:
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu khoa học là nhận thức đúng đắn về hành vi liên
quan đến mua bán bộ phận cơ thể người và việc tội phạm hóa hành vi này thơng qua
những lý luận về khoa học pháp luật và khoa học xã hội. Và từ những lý luận trên, nhóm
tác giả đưa ra những luận điểm khoa học và kiến nghị cụ thể về việc tội phạm hóa hành
vi mua bán bộ phận cơ thể người, hướng đến việc hoàn thiện pháp luật hình sự nói riêng
và pháp luật nói chung.
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những hành vi liên quan đến mua bán bộ phận
cơ thể người và việc tội phạm hóa hành vi đó.
Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu khoa học tập trung nghiên cứu về các vấn đề lý luận và thực tiễn
về những quy định về tội phạm hóa cũng như là những hành vi liên quan đến mua bán bộ
phận cơ thể người, cùng với đó là việc tham khảo những quan điểm của Tòa án ở những

vụ án có liên quan đến vấn đề nêu trên.
Cách tiếp cận
Với nền tảng là Bộ luật hình sự 1999 sử đổi, bổ sung 2009 và những quan điểm đổi
mới trong dự thảo sửa đổi Bộ luật hình sự, cũng như là BLHS 2015 mới được ra mắt gần
đây và sẽ có hiệu lực vào 01/07/2016. Nhóm tác giả cũng vận dụng tư tưởng đấu tranh
phòng chống tội phạm của nước ta hiện nay và hệ thống phương pháp luận về nhà nước
và pháp luật của chủ nghĩa Marx - Lenin . Nhóm tác giả cũng vận dụng một số luận điểm
được trình bày trong giáo trình luật Hình sự của các trường đại học, sách chuyên khảo,
bài viết của các nhà khoa học được đăng trên tạp chí pháp luật có uy tín và một số khóa
luận tốt nghiệp cử nhân, luận văn thạc sĩ.


Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên những phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, căn cứ vào điều kiện,
hoàn cảnh cụ thể.
Bên cạnh đó, nhóm tác giả cịn vận dụng những thông tin được đăng tải trên các
phương tiện thông tin đại chúng và các vụ án hình sự có liên quan đến đề tài.


MỤC LỤC
••
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỘI PHẠM HÓA HÀNH VI LIÊN
QUAN ĐẾN MUA BÁN BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI.....................................1
1.1. Những vấn đề lý luận về tội phạm hóa........................................................1
1.1.1. Khái niệm về tội phạm hố........................................................................2
1.1.2. Nội dung cơ bản của tội phạm hoá.............................................................5
1.2.
Những vấn đề về tội phạm hóa hành vi liên quan đến mua bán bộ phận cơ thể
người 9

1.2.1. Thực tiễn hành vi liên quan đến mua bán bộ phận cơ thể người................9
1.2.1.1. Thực tiễn hành vi liên quan đến mua bán bộ phận cơ thể người trên thế giới
9
1.2.1.2. Thực tiễn hành vi liên quan đến mua bán bộ phận cơ thể người tại Việt Nam
............................................................................................................................... 15
1.2.2. Cơ sở ý luận về tội phạm hóa hành vi liên quan đến mua bán bộ phận cơ thể người
23
CHƯƠNG 2. KIẾN NGHỊ TỘI PHẠM HÓA HÀNH VI LIÊN QUAN ĐẾN MUA
BÁN BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 37
2.1. Kiến nghị về hành vi mua bán, môi giới mua bán bộ phận cơ thể người trong pháp
luật hình sự Việt Nam............................................................................................37
2.2. Kiến nghị xây dựng cấu thành tội phạm môi giới mua bán bộ phận cơ thể người
45
KẾT LUẬN..........................................................................................................51
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1


2
Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam: Tội phạm hóa là khái niệm gồm cả q
trình lẫn kết quả của việc quy định loại hành vi này hay loại hành vi khác là tội phạm và bị
trừng trị bằng các biện pháp hình sự. Đây là một trong những phương thức thể hiện và thực
hiện chính sách hình sự của nhà nước.
Tội phạm hóa là sự ghi nhận trong pháp luật hình sự một hành vi nào đó là tội
phạm và quy định trách nhiệm hình sự đối với việc thực hiện hành vi đó. Thơng qua việc
tội phạm hóa, nhà làm luật quy định trách nhiệm hình sự đối với loại hành vi nào đó mà
trước đây hành vi đó chỉ bị coi là trái đạo đức hoặc hành vi vi phạm hành chính.
Nói tóm lại, tội phạm hóa là một chính sách hình sự của nhà nước và q trình tội

phạm hóa một hành vi nào đó trong một giai đoạn nào đó phải đủ sức ngăn chặn sự ảnh
hưởng của hành vi ấy tác động đến những giá trị xã hội được pháp luật bảo vệ. Việc tội
phạm hóa phải tn thủ ngun tắc khơng được trái với các nghành luật khác trong hệ
thống pháp luật quốc gia và các quy tắc, quy phạm được thừa nhận chung của pháp luật
quốc tế. Đồng thời trong q trình tội phạm hóa phải tham khảo có chọn lọc các thành tựu
tiên tiến của khoa học pháp lý hình sự trên thế giới, đặc biệt là trong xu thế hội nhập khu
vực và quốc tế của nước ta hiện nay.
1.1.2. Nội dung cơ bản của tội phạm hoá
Theo lý thuyết về tội phạm, xét về dấu hiệu nội dung thì tội phạm phải là hành vi
nguy hiểm cho xã hội. Tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm luôn chịu sự chi phối của
các điều kiện khách quan. Sự vận động của xã hội, sự phát triển của các điều kiện về kinh
tế, chính trị xã hội kéo theo sự thay đổi tính nguy hiểm của hành vi phạm tội. Khi tính
nguy hiểm của hành vi phạm tội thay đổi thì việc áp dụng chế tài đối với hành vi đó cũng
cần thay đổi theo. Vì vậy, việc đưa vào Bộ luật hình sự hành vi nguy hiểm cho xã hội (tội
phạm hóa) là cần thiết bởi vì: Trong từng giai đoạn phát triển tương ứng của xã hội, việc
tội phạm hố trong pháp luật hình sự, nhà làm luật cho ta thấy, nếu không quy định trách
nhiệm hình sự đối với loại hành vi nào đó (mà trong giai đoạn trước đây chỉ bị coi là hành
vi trái đạo đức) hoặc nếu chỉ tiếp tục áp dụng chế tài pháp lý của ngành luật tương ứng
khác ít nghiêm khắc hơn luật hình sự đối với loại hành vi nào đó (mà trước đây chỉ bị coi
là vi phạm pháp luật) thì sẽ khơng cịn đủ sức ngăn chặn đối với loại hành vi đó nữa; mặt
khác, loại hành vi nào đó mặc dù mới xuất hiện và trước đây chưa được quy định là vi


3
phạm pháp luật trong bất cứ ngành luật nào, nhưng do tính nguy hiểm cho xã hội cao và
tính phổ biến cao mà việc thực hiện loại hành vi đó bị lên án về mặt đạo đức và bị dư luận
xã hội phản ứng gay gắt nên vì vậy, loại hành vi đó phải bị tuyên bố là tội phạm.
Việc tội phạm hóa một hành vi cụ thể được thực hiện với những nội dung sau:
Thứ nhất, cần xác định mặt khách quan của hành vi cần tội phạm hóa.
Trong lý luận chung về tội phạm thì “ Mặt khách quan của tội phạm là là những

biểu hiện của tội phạm diễn ra và tồn tại trong thế giới khách quan. Các dấu hiệu thuộc
mặt khách quan của tội phạm bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội; hậu quả nguy hiểm
cho xã hội; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; các điều kiện bên ngoài của
việc thực hiện tội phạm như: thời gian, địa điểm, phương tiện, cơng cụ phạm tội, hồn
cảnh phạm tội...”6 Những dấu hiệu nêu trên là những dấu hiệu thuộc mặt khách quan nhằm
xác định một hành vi nào đó có phải là tội phạm hay khơng.
Lại nói về một hành vi cần tội phạm hóa, chúng ta cũng cần xác định xem rằng
hành vi này có gây nguy hiểm cho xã hội hay khơng; có để lại hậu quả nguy hiểm cho xã
hội hay không; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả đó; các điều kiện bên ngồi
của việc thực hiện hành vi đó như: thời gian, địa điểm, phương tiện, cơng cụ thực hiện,
hồn cảnh thực hiện...
Thứ hai, cần xác định mặc chủ quan của hành vi cần tội phạm hóa. Mặt chủ quan
bao gồm lỗi, động cơ, mục đích thực hiện hành vi.
Đầu tiên chúng ta cần xác định lỗi của hành vi cần tội phạm hóa. Trong khoa học
pháp lý hình sự, khái niệm lỗi được hiểu là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi
nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện
dưới hình thức cố ý hoặc vơ ý.7
Trong những hình thức lỗi cịn phân biệt lỗi cố ý gồm lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý
gián tiếp. Lỗi vô ý gồm lỗi vơ ý vì q tự tin và lỗi vơ ý do cẩu thả.
Tiếp theo đó là động cơ và mục đích thực hiện hành vi. Những hoạt động có ý thức
của con người luôn xuất phát từ những động cơ nhất định nhằm hướng đến một mục đích
nhất định. Động cơ và mục đích của hành vi cần tội phạm hóa phải thể hiện tính chất và
6Trần Thị Quang Vinh ( Chủ biên ) (2013), Giáo trình Luật hình sự Việt nam - Phần chung, Nhà xuất bản Hồng Đức,
Hà Nội, tr.114.
7Trần Thị Quang Vinh ( Chủ biên ) (2013), Giáo trình Luật hình sự Việt nam - Phần chung, Nhà xuất bản Hồng Đức,
Hà Nội, tr.152.


4
mức độ nguy hiểm hoặc đe dọa gây nguy hiểm cho xã hội.

Thứ ba, đó là chủ thể và khách thể của hành vi cần tội phạm hóa.
Về mặt chủ thể, cần xác định xem là người thực hiện hành vi cần tội phạm hóa có
năng lực trách nhiệm hình sự hay khơng; Kế đó là xác định độ tuổi để xem rằng liệu người
đó có đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự hay không;
Cuối cùng là xác định chủ thể này có phải là chủ thể đặc biệt8 hay khơng.
Về mặt khách thể, chúng ta cần xác định xem những quan hệ xã hội nào cần pháp
luật hình sự bảo vệ nhằm tránh những hành vi cần được tội phạm hóa xâm hại.
Thứ tư, về hình phạt cụ thể đối với những hành vi cần tội phạm hóa.
Khi tội phạm hóa một hành vi nào đó, điều này có nghĩa là đã xác nhận đây là một
tội phạm và tội phạm thì ln đi kèm với hình phạt. Pháp luật hình sự quy định về những
hình phạt tương xứng với hành vi gây ra, cũng như những tình tiết tăng nặng hay tình tiết
giảm nhẹ nhằm đưa ra một mức phạt phù vợp với hành vi đó. Chính vì vậy, khi tội phạm
hóa một hành vi nào đó, chúng ta cần căn cứ vào tình hình cụ thể, mức độ và tính chất
nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó cũng như chủ thể, mức độ lỗi,... để đưa ra những hình
phạt phù hợp nhằm răn đe và phịng ngừa tội phạm.

Nếu phát huy tốt vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội q trình tội phạm hóa
sẽ góp phần cùng với hệ thống pháp luật về đấu tranh chống tội phạm và hoạt động thực
tiễn của các cơ quan bảo vệ pháp luật và Tòa án củng cố niềm tin của nhân dân vào hiệu
lực bộ máy Nhà nước, vào hiệu quả và sức mạnh của pháp luật và pháp chế, vào một loạt
các tư tưởng pháp lý cao cả và tiến bộ được thừa nhận chung của nền văn minh nhân loại
(công bằng, nhân đạo, dân chủ, pháp chế) cũng như vào thắng lợi huy hoàng của chính
nghĩa đối với tàn bạo, của cơng lý đối với bất công, của cái thiện đối với cái ác, vào các giá
trị quý báu của xã hội dân sự và các nguyên tắc được thừa nhận chung của nhà nước pháp
quyền.
Thực hiện tội phạm hóa trong q trình xây dựng luật là tôn trọng nguyên tắc pháp
8Chủ thể đặc biệt của tội phạm là người ngoài các dấu hiệu của chủ thể thường ( có năng lực trách nhiệm hình sự và
đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự ) cịn có thêm dấu hiệu đặc biệt khác mà chỉ khi có các dấu hiệu này họ mới có thể
trở thành chủ thể của các tội phạm tương ứng. Ví dụ như các đặc điểm liên quan đến chức vụ, quyền hạn, độ tuổi,
hoàn cảnh cụ thể...



5
chế, bảo đảm sự thật khách quan của vụ án, tôn trọng và bảo vệ các quyền lợi của bị can, bị
cáo theo đúng chuẩn mực tối thiểu của cộng đồng quốc tế đã được thừa nhận chung bởi
nhân loại tiến bộ. Góp phần bảo vệ các cơ sở của chế độ hiến định, nhân thân cũng như các
quyền tự do của con người của công dân, đồng thời bảo vệ pháp chế và trật tự pháp luật
góp phần giữ gìn hịa bình an ninh của nhân loại trong khu vực và trên tồn thế giới.
Việc tội phạm hóa, phi tội phạm hóa một số các tội phạm trong Bộ luật hình sự qua
các giai đoạn sửa đổi, bổ sung là để nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật nhằm hạn chế,
đẩy lùi và tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội, thực hiện thắng lợi công cuộc
cải cách tư pháp và xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Tạo sự
chuyển biến mạnh mẽ về trật tự an toàn xã hội, giữ vững kỷ cương phép nước, xây dựng
môi trường sống lành mạnh, nếp sống văn minh, làm việc theo Hiến pháp, pháp luật; làm
giảm cơ bản các loại tội phạm, phục vụ có hiệu quả cơng cuộc xây dựng và phát triển đất
nước.

1.2. Những vấn đề về tội phạm hóa hành vi liên quan đến mua bán bộ phận cơ thể
người
1.2.1. Thực tiễn hành vi liên quan đến mua bán bộ phận cơ thể người
1.2.1.1. Thực tiễn hành vi liên quan đến mua bán bộ phận cơ thể người trên thế giới
Thế giới đã bước qua thiên niên kỷ thứ ba, nền khoa học kỹ thuật công nghệ đã đi
lên một tầm cao mới. Nền khoa học về y khoa cũng theo đó mà phát triển. Tuy nhiên, đi
ngược lại với sự hiện đại và phát triển, sức khỏe của con người cũng dần bị ảnh hưởng bởi
các tác nhân do q trình hiện đại hóa mang lại như sinh hoạt không đúng với giờ giấc sinh
học, ăn uống không đúng cách, tiếp xúc với môi trường độc hại mỗi ngày... chính vì vậy
nên dù nền văn minh khoa học kỹ thuật và dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngày càng phát triển
và hiện đại nhưng sức khỏe của con người ngày càng đi xuống nếu so với cách đây nửa thế



6
kỷ . Những bộ phận dễ bị tổn hại và có thể thay thế được như gan, thận dần dần trở nên cần
thiết cho những người có nhu cầu cấy ghép. Những mô, bộ phận cơ thể của con người
hàng này đều phải làm việc liên tục và tiếp xúc với những chất độc hại, về lâu dài sẽ dẫn
đến việc suy yếu chức năng của mô, bộ phận cơ thể đó. Lúc này sẽ xuất hiện nên nhu cầu
cấy ghép mô, bộ phận cơ thể nhằm thay thế bộ phận cũ vốn đã suy nhược và duy trì sự
sống cho người ghép.
Khi việc ghép mô, bộ phận cơ thể (BPCT) trở thành một công cụ điều trị được sử
dụng hiệu quả từ những năm 70 của thế kỷ trước, vấn đề thiếu mô, BPCT đã nổi lên như
một thách thức đối với sức khỏe cộng đồng. Cùng với việc phát triển kỹ thuật ghép mô,
BPCT người, hầu hết các quốc gia đều quan tâm đến khía cạnh pháp lý của vấn đề này.
Từng quốc gia đã ban hành các quy định dựa trên đặc điểm cụ thể của từng vùng, lãnh thổ,
tạo cơ sở pháp lý ban đầu để thúc đẩy công nghệ ghép mô, BPCT phát triển đáp ứng nhu
cầu ghép mô, BPCT ngày càng tăng.
Đa số các Luật đều nêu rõ việc hiến mô, bộ phận cơ thể người để ghép là một hành
động nhân đạo cao cả, khơng mang tính thương mại và nghiêm cấm việc mua bán bộ phận
cơ thể người. Luật ghép mô, bộ phận cơ thể người của các quốc gia cũng quy định cụ thể
về kỹ thuật như quy trình ghép, điều kiện, chỉ tiêu, chuẩn bị trước và sau khi ghép; qui
trình tổ chức, quản lý việc thu gom mơ, BPCT; bảo quản và phân phối mô, BPC'T...
Các qui định pháp lý về nguồn cung cấp các mô, BPCT lấy từ người chết não trong
các bộ luật của các nước đã ban hành đều nằm ở một trong hai hệ thống: hệ thống suy đoán
đồng ý (presumed consent system hay opting-out system) và hệ thống chủ động đồng ý
(express consent system hay opting-in system). Ở những nước qui định theo hệ thống suy
đốn đồng ý, luật pháp coi những người khơng thể hiện quan điểm đối lập với việc hiến
mô, BPCT khi họ cịn sống có nghĩa là họ sẵn sàng hiến mô, BPCT của họ khi chết. Hệ
thống này dựa vào giả định rằng các cá nhân sẵn sàng hiến mơ, BPCT của họ. Cịn ở
những nước qui định theo hệ thống chủ động đồng ý, tức là chỉ những bệnh nhân trước khi
chết thể hiện nguyện vọng muốn hiến thì mới được coi là người hiến.
Có sự đồng thuận quốc tế (the International Consensus on Consent) về các yêu cầu
đạo đức cơ bản mà các hệ thống qui định việc hiến mô, BPCT người chết phải thực hiện.

Các hệ thống thu thập và phân phối các mô, BPCT người chết không được tổ chức theo các


7
nguyên tắc của thị trường mà nó cần đạt được các sự đồng ý trước khi tiến hành qui trình
lấy mơ, BPCT. Cả hai mơ hình của đồng ý, suy đoán và chủ động đều dựa trên nguyên lý
"sự mong muốn của người chết là cơ sở quyết định và nó phải được tơn trọng". Cả hai
hệ thống đều được chấp nhận. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO ) năm 1991 đã có qui định các
mơ, BPCT có thể lấy khỏi cơ thể người chết vì mục đích cấy, ghép nếu rơi vào những
trường hợp:
(a)có sự đồng ý theo quy định của luật pháp
(b) khơng có lý do nào chứng tỏ người chết chống lại việc lấy này.
Các nước như Anh, Mỹ, Ireland, Đức, Hà Lan theo hệ thống chủ động đồng ý;
trong khi đó những quốc gia như Pháp, Tây Ban Nha, Na Uy, Bồ Đào Nha, Áo hoặc Bỉ dựa
vào luật của họ theo mơ hình thứ hai. Xu hướng các nước chấp nhận hệ thống suy đốn
đồng ý dường như ngày càng tăng. Ví dụ Hội Y học Anh trong những năm gần đây đã kêu
gọi sự điều chỉnh lụât pháp từ Luật chủ động đồng ý của Anh chuyển sang hệ thống suy
đoán đồng ý (British Medical Asociation, 2003). Thậm chí ở những nước có hệ thống y tế
kém phát triển cũng có sự ủng hộ đáng quan tâm cho sự lựa chọn này như Mexico, một
bản dự thảo Luật đã được trình vào năm 2000 với mục đích chấp nhận hệ thống suy đốn
đồng ý và các nhà lập pháp Arghentina bỏ phiếu cho việc ủng hộ hệ thống này vào năm
2004.9
Từ khi ra đời cho đến nay đã hơn 30 năm nhưng việc hệ thống nào mang lại nhiều
hơn nguồn mô, BPCT cho việc cấy ghép hiện vẫn đang là bài toán chưa có lời giải. Người
ta thường cho rằng hệ thống suy đoán đồng ý là hiệu quả hơn hệ thống chủ động đồng ý.
Điều này có vẻ logic khi 16,7% bệnh nhân trong danh sách chờ ghép tim đã chết hàng năm
ở Hà Lan, trong khi tỉ lệ này ở Tây Ban Nha chỉ có 8% tương ứng với việc Hà Lan theo hệ
thống chủ động đồng ý còn Tây Ban Nha theo hệ thống suy đoán đồng ý. Nếu chỉ căn cứ
vào số liệu ở phần lớn các tài liệu sẵn có thì dễ có thể suy luận rằng các nước có hệ thống
suy đốn đồng ý là hiệu quả hơn hệ thống chủ động đồng ý trong việc tăng nguồn mô,

BPCT người cho việc ghép. Năm trường hợp thành cơng nhất đều là những nước có hệ
thống suy đốn đồng ý. Đứng đầu là Tây Ban Nha, một trường hợp điển hình là bằng
chứng giả thuyết hệ thống suy đốn đồng ý hiệu quả hơn với mục đích tăng tỉ lệ thu gom
9Phan Hồng Vân (2012), Luật pháp và hiến ghép mô, bộ phận cơ thể người trên thế giới và ở Việt Nam.


8
mơ, BPCT cho việc ghép. Hiện nay "mơ hình Tây Ban Nha" đã trở thành một từ thơng
dụng khi nói về việc này. Nhưng cũng có những hồi nghi khi những nước có tỉ lệ hiến
thấp nhất cũng nằm trong hệ thống suy đoán đồng ý. Theo bài báo đăng trên tạp chí Lancet
của một nhóm tác giả có uy tín thuộc nhiều chun ngành có một hệ thống các biến không
liên quan đến pháp lý mà dường như yếu tố ảnh hưởng đến tỉ lệ hiến mô, BPCT là các khía
cạnh tổ chức thu gom mơ, BPCT, các chính sách giáo dục và truyền thông.10
Ngay tại Tây Ban Nha là quốc gia thành công nhất trong việc tăng tỉ lệ thu gom mô,
BPCT người cho cấy, ghép và là nước theo hệ thống suy đốn đồng ý cũng khơng thừa
nhận việc luật pháp ảnh hưởng đến việc tăng tỉ lệ hiến. Những thành công của Tây Ban
Nha không bắt đầu từ khi thông qua luật vào năm 1979; tỉ lệ thu gom mơ, BPCT hiến chỉ
bắt đầu tăng có ý nghĩa từ năm 1989 là năm mà Tổ chức cấy ghép quốc gia Tây Ban Nha
(ONT) chính thức đi vào hoạt động, bắt đầu điều hành và hỗ trợ mọi hoạt động liên quan
đến việc cấy, ghép mô, BPCT. Từ đó cho đến nay, tỉ lệ người hiến ở Tây Ban Nha tăng đầy
ấn tượng từ 14,3 người hiến trên 1 triệu dân năm 1989 lên đến 33,7 năm 2002. Như vậy
trong giai đoạn hiện nay khó có thể đưa ra kết luận là hệ thống luật pháp nào đảm bảo cho
việc tăng tỉ lệ hiến mô, BPCT tốt hơn.
Bên cạnh sự phát triển vượt bậc về cấy ghép mô, tạng, BPCT người của Y học trên
thế giới, việc mua bán mô, nội tạng, BPCT cũng diễn ra sôi nổi hàng ngày, hàng giờ, ở cả
những thị trường nổi lẫn thị trường của thế giới ngầm. Vấn đề mua bán nội tạng người
sống đang diễn ra theo những chiều hướng đáng lo ngại.
Những thị trường kinh doanh nội tạng sầm uất nhất trên thế giới bao gồm: Kosovo,
Mozambich, Israel, Nepal, Ấn Độ, Pakistan, Ai Cập và Trung Quốc. Trong đó Trung Quốc
là một trong những thị trường mua bán nội tạng sống bất hợp pháp lớn nhất thế giới. Phần

lớn người bệnh trên thế giới thích đến Trung Quốc để tìm nội tạng ở chợ đen với mức giá
lên tới 200.000 USD cho một quả thận. Trong khi đó, những người bán tạng chỉ nhận được
khoản tiền chưa tới 5.000 USD.
Người bán tạng cũng có nhiều lý do khiến họ phải lựa chọn việc đó. Điều kiện về
kinh tế gần như là lý do chính khiến nhiều người phải bán tạng để kiếm tiền. Sau khủng
hoảng kinh tế, hay động đất, thiên tai, nhiều người không đủ điều kiện sinh sống nên đành
10Phan Hồng Vân (2012), Luật pháp và hiến ghép mô, bộ phận cơ thể người trên thế giới và ở Việt Nam.


9
phải rao bán chính một phần cơ thể của mình. Trên thế giới, đặc biệt là những nước nghèo,
người dân khơng có cơng ăn việc làm hay thu nhập bấp bênh, việc nhận được một số tiền
lớn khiến họ sẵn sàng bán tạng.
Bên cạnh đó, do người dân cịn thiếu kiến thức hay nhận thức chưa đúng về việc
bán tạng nên dễ bị những kẻ xấu lợi dụng, lừa gạt. Họ không biết việc bán một bộ phận của
cơ thể sẽ dẫn đến những ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe. Trong một số trường hợp, thậm
chí người “bán" tạng cịn có thể tử vong do trong q trình phẫu thuật khơng đạt chuẩn.
Khơng chỉ có vậy, nhiều người cịn bị lừa và tin rằng cắt tạng đi rồi còn có thể “mọc” lại.
Ngồi ra, cơng tác quản lý, an ninh tại nhiều nơi vẫn còn lỏng lẻo, chưa được đẩy
mạnh thực hiện cũng tạo cơ hội cho những đường dây bn bán tạng phi pháp hoạt động.
Hình thức bn bán đa dạng, trải qua nhiều quá trình khác nhau. Đầu tiên, kẻ xấu sẽ
tiếp cận nạn nhân, lợi dụng những người nghèo, thất học rồi dụ dỗ cho họ nhiều tiền, công
ăn việc làm ổn định nếu bán tạng. Khi được sự đồng ý của người bán thì chúng làm các
giấy tờ giả mạo và đưa nạn nhân đến bệnh viện để ghép thận, đương nhiên những bệnh
viện này và bác sĩ phẫu thuật cũng có thể được chúng mua chuộc từ trước. Nếu không,
chúng sẽ sử dụng giấy tờ giả để che mắt pháp luật nhằm tiến hành ghép tạng dưới danh
nghĩa “hiến tặng”.
Sau đây là một số ví dụ cụ thể mà đã được đưa lên các phương tiện thông tin đại
chúng: “Trận động đất khủng khiếp ở Nepal hồi tháng 4 vừa qua đã khiến rất nhiều gia
đình khơng có nơi để ở, lâm vào tình trạng khốn cùng. Trước đó, cơ Geeta, 37 tuổi ở làng

Hokse, nằm cách Thủ đô Kathmandu của Nepal 12 dặm về phía đơng đã bán một quả thận
của mình để xây một ngơi nhà do hồn cảnh q nghèo khó. Nhưng trận động đất đã biến
ngơi nhà mới đó thành một đống gạch vỡ vụn. Mất đi một bên thận nhưng cô Geeta vẫn trở
thành người vô gia cư.
Người dân trong làng Hokse bị cám dỗ ghê gớm của những kẻ bn nội tạng bởi họ
q nghèo đói. Những lời hứa về sự đầy đủ, giàu sang và sự thiếu hiểu biết khiến họ bán đi
bộ phận cơ thể mình. Chồng Geeta cũng cắt bán một bên thận của mình và đang sống dở
chết dở khi sức khỏe ngày càng suy yếu đi.
Ở Iran, việc buôn bán thận được chấp nhận hợp pháp. Ghaffar Naghdi, 24 tuổi, đã
phải chịu khổ sở suốt 6 năm với quả thận hỏng. Sau khi thấy lời rao bán thận, gia đình anh


10
bán toàn bộ đất đai để lấy tiền mua và ghép thận cho anh. Ban đầu sau phẫu thuật, Ghaffar
cảm thấy rất ổn định. Nhưng chỉ một tháng sau, anh đã qua đời do quả thận khơng tương
thích.”
Các trường hợp ghép tạng trái phép dễ bị nhiễm trùng hậu phẫu, suy yếu sức lực,
trầm cảm và thậm chí nhiều người cịn tự tử. Người cịn 1 quả thận dù có thể sống bình
thường suốt đời nhưng sức khỏe bị giảm sút, có nguy cơ cao mắc các bệnh lý như sỏi thận,
nhiễm trùng đường tiết niệu và dễ dẫn đến suy thận, phải chạy thận suốt đời, tốn kém tiền
của. Khơng chỉ có vậy, số tiền từ việc bán nội tạng cũng khơng đủ để cải thiện cuộc sống
vốn có của họ. Cuối cùng sức khỏe suy giảm và cuộc sống lại càng trở nên khó khăn hơn.11
Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có khoảng
70.000 quả thận được ghép cho các bệnh nhân, trong đó có khoảng 15.000 quả thận có
nguồn gốc từ thị trường mua bán nội tạng bất hợp pháp. Đối với các loại nội tạng khác, số
liệu thống kê cũng chỉ ra một con số tương đương. Điều này cho thấy, tình trạng bn bán
nội tạng đang trở thành một vấn nạn nhức nhối trên toàn thế giới.
Rất nhiều quốc gia đang phải đối phó với tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng nội tạng
cho các ca phẫu thuật cấy ghép. Tại các nước Tây Âu, ước tính hiện có khoảng 120.000
bệnh nhân đang trong tình trạng lọc thận và khoảng 40.000 trường hợp đang chờ được

ghép thận.
Thời gian chờ đợi trung bình để được ghép thận của các bệnh nhân châu Âu là 3
năm nhưng với tình trạng khan hiếm người hiến tạng như hiện nay, vào năm 2010, các
bệnh nhân sẽ phải chờ tới... 10 năm. Hậu quả của việc phải chờ đợi lâu này là từ 15% 30% bệnh nhân nằm trong danh sách chờ đợi bị chết trước khi được ghép tạng.
Theo ước tính của Tổ chức UNOS (tổ chức chuyên phụ trách việc phân phối các cơ
quan tạng để cấy ghép cho bệnh nhân của Mỹ), mỗi tuần, chỉ tính riêng ở Mỹ đã có khoảng
98.713 người dân cần ghép tạng nhưng chỉ có khoảng 28.354 người trong số họ được nhận
các cơ quan tạng tương ứng, và hơn 6.000 bệnh nhân đã chết mỗi năm do phải chờ đợi để
được cấy ghép tạng.
Thận là bộ phận được mua bán và ghép phổ biến nhất vì hai lý do:
Một là mỗi người bình thường đều có hai quả thận nên có thể cắt một quả đem ghép
11 xem ngày 12/02/2016.


11
cho người khác dễ dàng mà không ảnh hưởng bao nhiêu đến sức khoẻ của người cho, tuy
nhiên cũng tùy thể trạng của từng người.
Hai là chứng suy thận, những người bị suy thận có khả năng chờ đợi nhờ thận nhân
tạo. Sau đó là gan, phổi, tim, tụy tạng, tủy xương, chi, giác mạc và mới đây nhất cả một
khn mặt đều đã có thể cấy ghép.
Khơng chỉ bn bán trong nước dưới danh nghĩa họ hàng (giả) để hợp thức, việc
sang Trung Quốc bán mua thận cũng đang trở nên phổ biến. Trung Quốc hiện nay có thị
trường mua bán nội tạng sống bất hợp pháp lớn nhất thế giới.
Những người mua bán nội tạng được coi không có tội. Vì vậy đã có hiện tượng
nhiều người khó khăn đã sang Trung Quốc bán nội tạng hoặc mua bán với nhau từ trong
nước rồi sang Trung Quốc cấy ghép. Hiện nay lướt trên mạng internet chúng ta có thể tìm
thấy hàng trăm tin thơng báo nhu cầu mua bán nội tạng tại Việt Nam, trong có có rất nhiều
tin rao bán thận. Giá nội tạng trên thị trường trong nước có thể nói quá rẻ so với những
mức giá được rao bán trên chợ đen của những thị trường trên thế giới.
Một quả thận thường chỉ có giá từ 2500 USD đến 4000 USD, trong khi đó ngay tại

Trung Quốc, được coi là rẻ nhất thế giới giá một quả thận sống cũng lên đến 10.000USD.
Chính vì vậy đã có hiện tượng nhiều người nước ngồi, đặc biệt là Việt kiều đã về nước để
tìm kiếm nguồn nội tạng sống.
1.2.1.2. Thực tiễn hành vi liên quan đến mua bán bộ phận cơ thể người tại Việt Nam
Kỹ thuật ghép mô, bộ phận cơ thể cũng đã được ứng dụng thành công ở Việt Nam
từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Trong giai đoạn 15 năm từ 1992 đến 2007, việc ghép
mô, bộ phận cơ thể người ở nước ta đã có những bước tiến vượt bậc, nhưng so với thế giới,
chúng ta vẫn còn tụt hậu khá xa. Hiện nay nhu cầu được ghép mô, bộ phận cơ thể người để
điều trị ở Việt Nam rất lớn và ngày một gia tăng. Kỹ thuật cấy ghép và nguồn cung cấp
mô, bộ phận cơ thể người đã không đáp ứng được nhu cầu. Muốn giải quyết được vấn đề
này bên cạnh các giải pháp mang tính đồng bộ thì cần có một hành lang pháp lý bảo đảm
cho ngành phẫu thuật ghép mô, bộ phận cơ thể người ở Việt Nam phát triển.
Từ năm 1989 trong Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân đã quy định tại điều 30: "Thầy
thuốc chỉ tiến hành lấy mô hoặc bộ phận của cơ thể người sống hay người chết dùng vào
mục đích y tế sau khi đã được sự đồng ý của người cho, của thân nhân người chết hoặc


12
người chết có di chúc để lại. Việc ghép mơ hoặc một bộ phận cho cơ thể người bệnh phải
được sự đồng ý của người bệnh hoặc thân nhân hay người giám hộ của người bệnh chưa
thành niên. Bộ Y tế quy định chế độ chăm sóc sức khoẻ người cho mô hoặc một bộ phận
của cơ thể".12 Trong Điều lệ Khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng năm 1991 cũng
đề cập đến vấn đề này nhưng các qui định vẫn mang tính nguyên tắc, chưa cụ thể nên khó
thực hiện trên thực tiễn.
Ngày 29/11/2006 Quốc hội nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ
họp thứ 10 đã thông qua Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác và
ngày 12/12/2006, Chủ tịch Nước đã ký Lệnh công bố Luật số 20/2006/L-CTN, theo đó,
Luật Hiến, lấy, ghép mơ, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác sẽ có hiệu lực thi hành từ
ngày 01/7/2007. Luật này được xây dựng trên những quan điểm chỉ đạo như sau: (1)Tôn
trọng sự tự nguyện của người hiến, người được ghép mô, bộ phận cơ thể người; (2) Vì

mục đích nhân đạo, chữa bệnh, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học; (3) Khơng nhằm
mục đích thương mại; (4) Giữ bí mật về thơng tin có liên quan đến người hiến, người được
ghép, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có qui định khác; (5) Phù
hợp với Hiến pháp, Bộ luật dân sự sửa đổi năm 2005 và điều kiện kinh tế, xã hội ở Việt
Nam.13 Luật gồm 6 chương và 40 điều qui định cụ thể. Tại Chương II có các điều cụ thể
qui định về thủ tục đăng ký hiến mô, bộ phận cơ thể người sống (điều 12), thay đôỉ, hủy bỏ
đơn đăng ký hiến (điều 13), các điều kiện, thủ tục lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sống
(điều 14), quyền lợi của người đã hiến mô, bộ phận cơ thể người (điều 17). Các quyền lợi
cho người hiến cũng được qui định tại điều 17, chương II. Nếu so sánh với một số nước
trên thế giới như Singapore, Pháp, Nhật Bản, Mỹ, v.v... thì việc qui định các quyền lợi đối
với người đã hiến mô, bộ phận cơ thể người ở nước ta có nhiều hơn, thể hiện tính chất
nhân đạo và đặc thù của đất nước. Trong khi ở các nước trên, người hiến luôn trên tinh
thần tự nguyện và không có bất kỳ một lợi ích vật chất nào. Chương III
"Qui định về hiến, lấy mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết và hiến, lấy xác". Luật của
Việt Nam được xây dựng theo hệ thống chủ động đồng ý.
Với sự ra đời của Luật Hiến, lấy, ghép mô, BPCT người và hiến lấy xác, các biện
12Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1989), Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân, Hà Nội.
13Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2006), Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác, Hà
Nội.


13
pháp tổng thể sẽ được áp dụng để phát triển ngành kỹ thuật y học ghép mô, BPCT người ở
Việt Nam và tăng cường nguồn cung cấp mô, BPCT người để cứu sống nhiều người bệnh
hơn nữa. Theo lãnh đạo Bộ Y tế, việc đưa ra khung pháp lý sẽ góp phần thực hiện được
mục tiêu đến năm 2020, Việt Nam có thể thực hiện được khoảng 1.000 ca ghép thận; 80 100 ca ghép gan; 20 - 30 ca ghép tim và 10 - 15 ca ghép phổi, 2.000 ca ghép giác mạc.
Điều này mang lại nhiều hy vọng cho các bệnh nhân có nhu cầu cấy ghép mơ, bộ phận cơ
thể người.
Tuy nhiên, xác lập được hành lang pháp lý, khơng có nghĩa chúng ta có ngay nguồn
mơ, tạng và bộ phận cơ thể người để thực hiện cấy ghép một cách thuận lợi. Thực tế cho

thấy người phương Đơng cịn rất nặng với quan niệm chết phải tồn thây. Đa phần họ đều
khơng muốn bản thân mình hoặc những người thân yêu của mình sau khi chết đi lại bị mất
bộ phận cơ thể. Điều này đã ảnh hưởng, chi phối đến việc tình nguyện tham gia hiến mô
tạng mặc dù đa số đều biết và đồng tình với mục đích cao cả của việc làm này.
Trên thực tế từ khi Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác
có hiệu lực thi hành cho đến nay với nhiều chiến dịch tuyên truyền vận động người dân
hiến mô, bộ phận cơ thể người đặc biệt là giác mạc được thực hiện nhưng kết quả thu được
còn rất khiêm tốn. Khác với các nước đã phát triển khoảng 90% nguồn cung cấp từ bệnh
nhân chết não, thì ở Việt Nam nguồn cho tạng chủ yếu vẫn từ người cho sống cùng huyết
thống. Tháng 11/2007 mới có một ca hiến thận tự nguyện khơng cùng huyết thống đầu tiên
ở Việt Nam là của một sư ông hiến cho một bé trai 15 tuổi. Việc hiến tạng sau khi chết cho
cấy ghép cứu người vẫn chưa được đa số người dân hưởng ứng. Hiến ghép giác mạc có
đơn giản hơn về kỹ thuật so với hiến ghép các loại nội tạng tạng như thận, gan, tim nhưng
mới chỉ có 40 người đăng ký hiến tặng giác mạc sau khi qua đời và 9 người đã hiến tặng
giác mạc cho Ngân hàng Mắt thuộc Bệnh viện Mắt trung ương, trong khi ở Việt Nam hiện
có tới 300.000 người có nhu cầu ghép giác mạc. Để có thêm nguồn giác mạc góp phần giải
phóng mù lịa cho người bệnh, đã có hơn 400 thầy thuốc của Bệnh viện Mắt Trung ương
tình nguyện đăng ký hiến giác mạc sau khi qua đời. Tình trạng này cũng tương tự ở nhiều
nước trên thế giới, phải nhiều năm sau khi Luật ra đời mới có những trường hợp hiến tạng
đầu tiên. Ngay tại Tây Ban Nha là quốc gia thành công nhất trong việc tăng tỉ lệ thu gom
mô, BPCT người cho cấy, ghép thì cũng phải mất 10 năm kể từ khi Luật ban hành.


14
Luật ra đời tạo điều kiện cho đội ngũ thầy thuốc chuyên ngành phẫu thuật ghép tạng
có thể chuyên tâm làm việc và cũng là cơ sở pháp lý để vận động người hiến mô, bộ phận
cơ thể người sau khi chết. Việc ra đời một bộ luật có tính nhạy cảm, hồn tồn mới mẻ như
"Hiến, lấy ghép mơ, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác" ở Việt Nam sau khi công bố và
muốn triển khai thực thi vào cuộc sống địi hỏi phải có thời gian, có sự chuẩn bị kỹ càng,
đồng bộ từ các văn bản quy phạm pháp luật, đào tạo nguồn nhân lực chuyên ngành đến hạ

tầng kỹ thuật. Để làm được việc này cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cộng đồng bằng
các kênh thông tin hữu hiệu và đưa vào chương trình giáo dục học sinh. Bên cạnh đó các
thủ tục đăng ký hiến mô, BPCT người cần được tổ chức sao cho đơn giản, thuận tiện để
người có mong muốn hiến dễ tiếp cận.
Tại Việt Nam, việc ghép tạng được tiến hành lần đầu vào năm 1992. Tuy nhiên, số
người bệnh được ghép tạng khá ít vì khơng có nguồn tạng và khơng ít người bệnh đã tử
vong do khơng được ghép tạng.
Nhu cầu ghép tạng ở nước ta hiện nay là rất lớn, đặc biệt là ghép thận với ước tính
khoảng trên 10.000 bệnh nhân suy thận mãn tính có nhu cầu, 300.000 người mù lịa vì các
bệnh lý giác mạc cần được ghép giác mạc...
Tình trạng khan hiếm nguồn tạng xảy ra ở hầu hết các quốc gia, và đặc biệt ở Việt
Nam do rất hiếm người chết não đồng ý hiến tạng như các nước.
Theo thống kê của Bộ Y tế, cho đến nay nước ta có hơn 13.500 người bệnh cần
được ghép tạng. Trong khi đó, chỉ có 2.461 ca phẫu thuật ghép tạng được thực hiện, tương
đương 12% so với nhu cầu cần được ghép tạng. Khơng riêng gì Việt Nam, trên thế giới
tình trạng này thậm chí cịn khan hiếm hơn. Chính vì nguồn cầu cao và lợi nhuận quá lớn
của ngành kinh doanh nội tạng, khơng ít mạng lưới xã hội đen chun buôn bán nội tạng
đã ra đời, gây bất ổn cho xã hội.
Chỉ tính riêng ở Bệnh viện Việt Đức, mỗi năm có đến hàng nghìn ca chết não do tai
nạn, nhưng số người đồng ý hiến thận chỉ đếm trên đầu ngón tay. Thực trạng này chủ yếu
do quan niệm tâm linh của người Việt rằng người chết phải “toàn thây”.
Thực tế, do nhu cầu của người bệnh rất lớn mà nguồn cung hợp pháp (người thân
cho tạng hoặc chờ có người hiến tặng) lại quá nhỏ, nên các “đường dây” bn bán thận nói
riêng và nội tạng nói chung đã hình thành và tồn tại. Khả năng tìm được nguồn cung cấp


15
tạng để ghép theo đúng luật thì hiếm, nên hầu hết người cần ghép tạng đều phải tìm đến
các đường dây cung ứng “chui”.
Khi qua các đường dây này, tạng đến được người cần ghép với giá cao ngất, còn

người “bán” dưới danh nghĩa “hiến” kia cũng chỉ nhận được một số “phí” chỉ khoảng 2/3
hoặc, thậm chí là một nửa so với chi phí thực người bệnh bỏ ra vì phải qua tay “cị”. Trong
khi hầu hết những người chọn cách bán đi một bộ phận cơ thể mình đều là người nghèo, bế
tắc trong cuộc sống cần tiền để trang trải, nếu là người bệnh thì càng thêm khổ sở.
Đa số những người cần ghép tạng phải tìm đến các đường dây buôn bán tạng trái
pháp luật. Thông qua các đường dây này, người bệnh có thể mua được nội tạng với giá rất
cao, còn người bán tạng lấy danh nghĩa là 'hiến tặng' cũng chỉ nhận được khoản chi phí
chưa bằng 1/2 so với thực tế người mua phải bỏ ra.
Đầu năm 2011, thông tin từ một bệnh viện trên địa bàn TP Cần Thơ cho biết có một
số người đến bệnh viện khám sức khỏe với nhiều yêu cầu xét nghiệm đáng nghi vấn. Từ
thông tin trên, lực lượng CSĐT Công an TP Cần Thơ vào cuộc và đã lần ra một đường dây
đưa người sang Trung Quốc để bán thận. Nạn nhân của đường dây trên là những thanh
niên tuổi đời từ 18 - 35, sức khỏe tốt nhưng khó khăn về kinh tế, ở hầu hết các tỉnh, thành
từ Ninh Thuận trở vào.
Hồi cuối tháng 4/2012 dư luận lại xôn xao về trường hợp Tô Công Luân 22 tuổi,
sinh viên Cao Đẳng Kinh Tế Kỹ Thuật Cơng Nghiệp 2 TP Hồ Chí Minh đang trong tình
trạng thập tử nhất sinh sau khi bị dụ sang Trung Quốc bán thận. Luân đã chết sau khi về
nước vài tuần. Thời điểm ấy, một số cơ quan đã đặt ra nghi vấn có đường dây đưa người ra
nước ngoài bán nội tạng. Tuy nhiên, mặc dù gia đình Luân cũng gửi đơn đến các cơ quan
chức năng, song sự việc cũng chỉ nóng lên một thời gian với nhiều nghi vấn được đặt ra
rằng người mua thận là một Phó giám đốc sở, và thương vụ mua bán có sự tiếp tay của một
số y, bác sỹ trong ngành y. Nhưng cuối cùng thì sự việc đã bị rơi vào quên lãng. Những
người nghèo cần tiền vẫn bị lừa phỉnh, bán đi một phần cơ thể mình, có trường hợp là quả
thận, khi là cho gan... Họ biết sức khoẻ bị ảnh hưởng, thậm chí cịn đe doạ đến tính mạng
như trường hợp của Tơ Cơng Ln, nhưng vẫn nhắm mắt đưa chân.
Hiện nay văn bản pháp luật Việt Nam đang có hiệu lực là Luật về hiến, lấy, ghép
mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác quy định chỉ những người có cùng dịng máu


16

trực hệ ba đời (với điều kiện là đủ 18 tuổi trở lên, tình nguyện hiến, có sự hịa hợp về sinh
học và việc lấy tạng không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe) mới được cho nhau tạng
theo kiểu liên hệ trực tiếp.
Điều 11 của Luật đề cập đến các hành vi bị pháp luật cấm trong lĩnh vực này như:
Cấm mua, bán, lấy trộm mô, tạng; cấm sử dụng mơ, tạng vì mục đích thương mại.. .Tuy
nhiên, luật này chưa quy định các chế tài khi vi phạm các điều khoản của luật này, trong
khi đó Bộ Luật Hình sự cũng chưa có các điều khoản quy định các chế tài trong hoạt động
mua bán trái phép nội tạng người. Đó là một kẽ hở pháp luật cần sớm được bổ sung.
Bên cạnh đó, luật hiện hành quy định việc cấm lấy, ghép, sử dụng, lưu giữ mô, bộ
phận cơ thể người vì mục đích thương mại. Tuy nhiên thực tế, các đường dây mua bán tạng
“chui” vẫn lách luật bằng cách “giả hiến tặng”. Đây cũng là kẽ hở lớn đang bị các đối
tượng mua bán tạng lợi dụng hiện nay.14
Một vấn đề nữa cần lưu tâm là hiện nay tình trạng mua bán người diễn ra ngày càng
tinh vi, phức tạp, nhiều thủ đoạn mới xuất hiện như mua bán trẻ sơ sinh trong đó cũng
khơng loại trừ mua bán người để lấy đi những mô, tạng, BPCT. Đây thực sự là những hành
vi man rợ, vơ nhân tính.
Trong những năm gần đây, tại nhiều địa phương cũng đã xảy ra hiện tượng tin đồn
bắt cóc trẻ em đem bán để lấy nội tạng. Điều đó cho thấy Việt Nam đã và đang xuất hiện
tội phạm liên quan đến việc mua bán nội tạng với những hành vi và thủ đoạn khác nhau
nhằm chiếm đoạt, mua bán nội tạng nhằm thu về lợi nhuận cao.
Chính vì vậy bên cạnh việc xây dựng hệ thống pháp luật về việc lấy mơ tạng thì các
cơ quan chức năng cũng cần tăng cường cơng tác phịng chống tội phạm buôn bán người,
quản lý chặt chẽ việc cho nhận con nuôi, đặc biệt là cho nhận con nuôi đối với các cá nhân
ở nước ngoài.
Bộ Y tế cho biết, cả nước có khoảng 6.000 người bị suy thận mãn tính cần được
ghép. Tính riêng tại Hà Nội đã có trên 1.500 người có chỉ định ghép gan và khoảng
300.000 người mù do các bệnh lý giác mạc, trong đó có trên 6.000 người đang chờ được
ghép giác mạc, hàng trăm người chờ được ghép tim, phổi...
Cùng với đó, hàng chục nghìn người đang chờ ghép tạng mà chỉ có 1.116 ca được
14 . xem ngày

12/02/2016.


17
ghép thận, 48 ca được ghép gan, ghép tim là 13 ca, ghép thận - tụy duy nhất chỉ có 1 ca,
ghép giác mạc riêng BV Mắt Trung ương từ 2005 đến nay mới ghép được 1.401 ca.
Tình trạng khan hiếm nguồn tạng khiến Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
đặc biệt lo ngại, bởi đối với người bệnh bị hỏng mơ, tạng thì ghép mơ, tạng là phương
pháp điều trị cuối cùng và hiệu quả nhất. Thực tế đã chứng minh nếu tìm được nguồn tạng
thích hợp và được ghép thì người bệnh có thể thay đổi hồn tồn cuộc sống của mình.
Ngồi ngun nhân thiếu nguồn tạng, thì chi phí cho việc cấy ghép mơ, tạng và
chăm sóc sau ghép quá cao so với thu nhập của phần lớn người dân cũng là một trong
những nguyên nhân chính khiến số người được ghép tạng cịn ít.15
Để giải quyết tình trạng khan hiếm nguồn mơ, tạng, Bộ Y tế nên tiến hành phát
động phong trào đăng ký hiến tặng mơ, tạng trên tồn quốc mạnh mẽ và có quy mơ lớn. Đó
được xem là một giải pháp hữu hiệu có ý nghĩa nhân văn cao cả vì con người Việt Nam nói
riêng và vì nhân loại nói chung.
GS.Bác sỹ Lê Thế Trung (nguyên Chủ tịch hội đồng chuyên môn ghép tạng Việt
Nam), cho rằng luật Hiến, lấy, ghép mô tạng và các bộ phận cơ thể người đã được Quốc
hội thông qua là một bước phát triển cho ngành y học ghép tạng tại Việt Nam. Tuy nhiên,
việc "lách luật" biến chuyện hiến tặng mang ý nghĩa nhân đạo thành các nguy cơ thương
mại hoá cần phải xem xét, xử lý.16
Việc hiến bộ phận cơ thể con người thành món hàng hố có thể mua đi, bán lại dễ
dàng thuộc phạm trù văn hố, pháp luật khơng cho phép. Điều này, cũng đang tiềm ẩn
những nguy cơ làm nảy sinh và phát triển loại tội phạm mới. Song những người nghèo vì
đồng tiền vẫn bất chấp sự nguy hiểm đến tính mạng để bán đi một phần cơ thể. Và họ vơ
tình tiếp tay cho nhóm tội phạm mới đang hình thành, nguy cơ tạo ra sự bất ổn cho an ninh
và trật tự xã hội cũng như tính mạng, sức khỏe của nhân dân.
Chung quy lại, tình hình mua bán mơ, tạng, BPCT người trên thế giới nói chung và
Việt Nam nói riêng đang diễn ra một cách mạnh mẽ, và cái cầu đang áp đảo so với cái

cung, vì thế nên đây là một thị trường béo bở cho loại tội phạm mới này nhằm thu về lợi
nhuận cao hơn rất nhiều so với những loại tội phạm khác.
15 , xem
ngày 13/02/2016.
16 xem ngày 13/02/2016.


18
1.2.2. Cơ sở lý luận về tội phạm hóa hành vi liên quan đến mua bán bộ phận cơ thể
người
Từ những vấn đề nêu trên, việc các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói
riêng cũng đã tiếp thu, phát triển ngày y học cấy ghép mô, tạng, BPCT người. Và xu thế tất
yếu là sự thiếu hụt nguồn mơ, tạng, BPCT. Song song với đó là nhu cầu cấy ghép mô, tạng,
BPCT ngày càng cao. Theo xu thế có cầu thì ắt phải có cung, việc mơi giới, buôn bán mô,
tạng, BPCT người bắt đầu xuất hiện như một yêu cầu tất yếu.
Từ ngữ “ Buôn bán nội tạng” bao gồm một phạm vi rộng lớn của một loạt những
hành động khác nhau. Con người ta hầu như sẵn sàng hợp tác với nhau trong những trường
hợp một cá nhân ( Người mà cần tiền ) rao bán thận hay nội tạng khác của họ cho người
khác ( người mà cần nội tạng đó). Nhưng ngồi ra cịn có những khả năng khác nữa. Một
mặt, trong những quốc gia nơi mà sự đồng ý của người quá cố là điều kiện tiên quyết cho
việc hiến tặng nội tạng của họ sau khi chết, là để trả tiền cho những người hiện tại để nhận
được quyền lợi sử dụng nội tạng của họ sau khi chết. Mặt khác, ở các nước mà cần có sự
đồng ý của người thân trong việc hiến nội tạng của người đã chết , là phải trả phí cho
người thân của người chết để nhận được quyền khai thác nội tạng trên cơ thể người đã
chết.
Có ý kiến cho rằng, kể từ khi thận trở thành loại nội tạng được cấy ghép phổ biến
nhất thì “ Bn bán nội tạng” là thuật ngữ được sử dụng không bao hàm việc buôn bán
những thứ khác trên cơ thể con người (bao gồm máu, trứng, tóc và tinh trùng ) vì có những
sự khác biệt ở từng khía cạnh chuyên biệt về lĩnh vực y học và sinh học.17. Nhóm tác giả
đồng tình với ý kiến này.

Việc buôn bán nội tạng, BPCT người ngày nay càng xuất hiện tràn lan trên những
phương tiện thông tin đại chúng. Sở dĩ chúng ngày càng phổ biến vì những lý do như:
(1) Nhu cầu cấy ghép nội tạng, BPCT của con người hiện nay rất là cao. Họ sẵn
sàng đánh đổi một số tiền lớn để có thể cấy ghép, thay thế nội tạng, BPCT
nhằm duy trì sự sống.
(2) Nguồn nội tạng sẵn có từ người hiến tặng không thể nào đáp ứng đầy đủ. Ở
những nước phát triển thì tỉ lệ hiến tạng, BPCT cao hơn so với những nước
17Wilkinson S., (17/10/2011) , The Stanford Encyclopedia of Philosophy. Stanford, CA,
Xem ngày 22/12/2015


19
đang phát triển. Một phần là do sự nhận thức của người dân những đất nước
đang phát triển có phần hạn chế, cùng với đó là những quan niệm, tư tưởng kéo
dài từ thời xưa đến hiện tại ( Việt Nam là một trong số đó ).
(3) Đây là một việc làm mang lại nguồn lợi nhuận cực lớn. Một nội tạng, BPCT có
thể được rao bán với giá trị hàng ngàn, hàng chục ngàn cho đến hàng trăm ngàn
USD, một số khác còn rao bán trên các website với các dịch vụ trọn gói bao
gồm bán nội tạng, cấy ghép và dịch vụ chăm sóc sức khỏe hậu phẫu với giá
70.000 USD đến 160.000 USD.18
Ở một số quốc gia như Trung Quốc, Pakistan, Ấn độ...,việc buôn bán nội tạng, mô,
BPCT người không phải là hành vi bị cấm, tuy nhiên ở những quốc gia khác, đây lại là
hành vi bị cấm và bị lên án dữ dội bởi dư luận. Chính vì vậy cho nên đã xuất hiện nên hình
thức “Transplant tourism”, dịch nghĩa nơm na có nghĩa là đi du lịch nhằm mục đích ghép
tạng. “Transplant tourism”có nghĩa là một người ở một quốc gia này đi đến quốc gia khác
nhằm tìm kiếm nội tạng, mơ, BPCT mà họ cần để thực hiện việc cấy ghép và người muốn
bán đi. Đây cũng là cách mà nhiều người ở các nước mà nguồn nội tạng, BPCT dùng để
cấy ghép đang trong tình trạng thiếu hụt và họ cần được cấy ghép mơ, nội tạng mới nhằm
duy trì sự sống, chính vì vậy họ đến một quốc gia khác để có được nội tạng cần thiết thơng
qua việc mua bán. Cịn những người nghèo khó ở các nước đang phát triển, họ muốn có

một số tiền để ni sống bản thân nhưng trên người họ chỉ có quả thận là đáng giá, vì vậy
họ tự mình hoặc do những tay môi giới lôi khéo, đi đến một quốc gia khác để bán đi quả
thận của mình. Cịn người có nhu cầu cấy ghép cũng đến quốc gia đó để mua quả thận ấy.
Những lý do nói trên đã góp phần hình thành nên việc “mua bán nội tạng, BPCT
người” trên thế giới. Và từ đây đã hình thành nên những khu vực được gọi với những cái
tên như “ chợ thận”, “thị trường nội tạng”.
Ở một số quốc gia trên thế giới, việc buôn bán nội tạng, mô, BPCT người ngày
càng diễn ra ở nhiều góc độ khác nhau. Có những nước cho phép công khai việc một người
hiến đi nội tạng của mình để thu lại một khoản lợi nhuận và một người cần cấy ghép thay
thế một nội tạng nào đó có thể dễ dàng có được nó thông qua mua bán.
1818 . xem
ngày
30/11/2015.


×