Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Khảo sát khả năng sử dụng bã thải cà phê làm cơ chất trồng nấm hoàng đế (calocybe indica)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 48 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM SINH HỌC

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SỬ DỤNG BÃ THẢI
CÀ PHÊ LÀM CƠ CHẤT TRỒNG NẤM
HOÀNG ĐẾ (Calocybe indica)

TÊN SINH VIÊN: NGUYỄN THỊ DUNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: ThS. NGUYỄN THỊ NGỌC NHI

Bình Dương, tháng 4 năm 2018


ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM SINH HỌC

KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SỬ DỤNG BÃ THẢI
CÀ PHÊ LÀM CƠ CHẤT TRỒNG NẤM
HOÀNG ĐẾ (Calocybe indica)

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Dung

Nam, Nữ: Nữ



Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: C15SH03

Khoa Khoa học Tự nhiên

Năm thứ: 3

Số năm đào tạo: 3

Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Ngọc Nhi

Bình Dương, tháng 4 năm 2018


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung trong bài nghiên cứu khoa học này là do nhóm
chúng tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Thị Ngọc Nhi, các số liệu và
kết quả nghiên cứu trình bày trong bài là trung thực. Mọi tham khảo dùng trong nghiên
cứu khoa học đều được trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng và được phép cơng bố.

Bình Dương, tháng 04 năm 2018
Sinh viên thực hiện chính

Nguyễn Thị Dung

i



LỜI CẢM ƠN

Để hồn thành khóa luận này nhóm nghiên cứu đã nhận được sự giúp đỡ của
nhiều tổ chức và cá nhân. Nhóm nghiên cứu xin chân thành gửi lời cám ơn sâu sắc
đến:
Trường Đại học Thủ Dầu Một, hội đồng khoa Khoa học Tự nhiên, các thầy cô
trong bộ môn Sinh học trường Đại học Thủ Dầu Một đã trang bị cho chúng tôi những
kiến thức cơ bản, làm nền móng thực hiện đề tài và làm tốt công việc sau này.
Xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị
Ngọc Nhi đã định hướng cho đề tài, cung cấp tài liệu và tận tình chu đáo hướng dẫn về
chun mơn, động viên cũng như giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực hiện đề
tài nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn Kỹ sư Lê Anh Duy, gia đình và bạn bè đã ln bên cạnh
động viên những lúc tơi gặp khó khăn nhất.
Chúng tơi xin chân thành cảm ơn.

Bình Dương, tháng 04 năm 2018

Nguyễn Thị Dung

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................... ii
MỤC LỤC....................................................................................................iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. vi
DANH SÁCH BẢNG ................................................................................. vii
DANH SÁCH HÌNH .................................................................................viii

MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 9
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................... 9
2. Mục tiêu đề tài ...................................................................................... 10
3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .................................................................. 10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 10
4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 10
4.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 10
5. Giới hạn nội dung nghiên cứu.................................................................. 10
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................... 11
1.1. Nấm Hoàng Đế (Calocybe indica). .................................................... 11
1.1.1.

Vị trí phân loại ............................................................................... 11

1.1.2.

Đặc điểm sinh học .......................................................................... 11

1.1.3.

Đặc điểm sinh trưởng ..................................................................... 12

1.1.4.

Giá trị dinh dưỡng của nấm Hoàng Đế (Calocybe indica). ........... 12

1.2. Bã thải cà phê ........................................................................................ 14
1.2.1.

Các thành phần chính bã thải cà phê. ............................................. 14


1.2.1.1. Carbohydrates ................................................................................. 14
1.2.1.2. Protein ............................................................................................. 14
1.2.1.3. Những hợp chất chứa nitơ phi protein ............................................ 14
1.2.1.3.1. Caffeine ........................................................................................ 14
1.2.1.3.2. Hợp chất màu nâu trong cà phê .................................................. 15
1.2.1.4. Lipid ................................................................................................ 15
1.2.1.5. Chất khoáng .................................................................................... 15
1.2.1.6. Các hợp chất phenolic ..................................................................... 15
iii


1.3. Tình hình nghiên cứu nấm Hồng Đế ................................................... 16
1.3.1.

Trên thế giới ................................................................................... 16

1.3.2.

Ở Việt Nam .................................................................................... 16

CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 17
2.1. Vật liệu và địa điểm nghiên cứu ........................................................... 17
2.1.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................ 17
2.1.1.1. Mẫu vật ........................................................................................... 17
2.1.1.2. Dụng cụ, hóa chất nghiên cứu......................................................... 17
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................... 17
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 17
2.2.1. Cấy chuyền và giữ giống ................................................................... 17
2.2.1.1. Cấy giống nấm Hồng Đế trên mơi trường thạch (giống cấp một) 17

2.2.1.2. Cấy giống nấm Hoàng Đế trên môi trường hạt (giống cấp hai) ..... 19
2.2.2. Q trình ni trồng khảo sát. ........................................................... 20
2.2.2.1. Xây dựng quy trình ni trồng........................................................ 20
2.2.2.2. Kỹ thuật trồng nấm Hồng Đế. ....................................................... 23
2.2.3. Bố trí thí nghiệm ................................................................................ 24
2.2.4. Phương pháp thu hoạch nấm Hoàng Đế ............................................ 25
2.2.5. Phương pháp tính hiệu quả kinh tế .................................................... 25
2.3. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................... 25
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................ 26
3.1. Kết quả nhân giống và nuôi trồng ......................................................... 26
3.1.1.

Tốc độ lan tơ trên môi trường thạch............................................... 26

3.1.2.

Tốc độ lan tơ trên môi trường hạt .................................................. 27

3.1.3.

Kết quả xử lý bã thải cà phê và mùn cưa cao su ............................ 28

3.1.4.

Kết quả trồng nấm Hoàng Đế. ……………………………………28

3.2. Đánh giá khả năng sử dụng bã thải cà phê làm cơ chất trồng nấm
Hoàng Đế ..................................................................................................... 33
3.3. Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng bã thải cà phê làm cơ chất trồng nấm
Hoàng Đế. .................................................................................................... 34

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 36
1. Kết luận ................................................................................................. 36
iv


2. Kiến nghị ............................................................................................... 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 37
PHỤ LỤC ........................................................................................................
PHỤ LỤC A. SỐ LIỆU VÀ KẾT QUẢ THỐNG KÊ ............................. 39
A.1. Số liệu thô ............................................................................................ 39
A1.2. Xử lý thống kê .................................................................................... 39
PHỤ LỤC B: MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA .................................. 42

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CP:

Cà phê

KL:

Khối lượng

MC:

Mùn cưa


MT:

Môi trường

NT:

Nghiệm thức

PDA:

Potato Dextrose agar

vi


DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng của nấm Hồng Đế .............................. …….. .. 13
Bảng 1.2. Thành phần khống chất của nấm Hoàng Đế ........................................... 13
Bảng 2.1. Thành phần môi trường PDA ......................................................................16
Bảng 2.2. Thành phần môi trường lúa……………………………………………… 18
Bảng 2.3. Tỷ lệ phối trộn mùn cưa cao su và bã thải cà phê .......................................22
Bảng 3.1. Khối lượng trung bình quả thể nấm trong từng nghiệm thức thu được
sau 50 ngày nuôi trồng…………………………………………………….................32
Bảng 3.2. Tổng khối lượng nấm thu được sau 50 ngày trên từng nghiệm thức…..... 33
Bảng 3.3. Lợi nhuận thu lại từ việc sử dụng bã thải cà phê làm cơ chất trồng nấm
Hoàng Đế trên tất cả các nghiệm thức sau 50 ngày……………………………......... 34

vii



DANH SÁCH HÌNH
Hình 1.1. Nấm Hồng Đế (Calocybe indica) ................................................... 11
Hình 2.1. Nhân giống cấp hai ........................................................................... 19
Hình 2.2. Quy trình xử lý mùn cưa cao su ....................................................... 20
Hình 2.3. Quy trình xử lý bã thải cà phê .......................................................... 20
Hình 2.4. Tạo lỗ ở giữa bịch phơi..................................................................... 21
Hình 2.5. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ..................................................................... 23
Hình 3.1. Hệ sợi nấm phát triển ngày thứ 5 ..................................................... 25
Hình 3.2. Hệ sợi nấm phát triển ngày thứ 15 ................................................... 25
Hình 3.3. Meo hạt ngày thứ 8 ........................................................................... 26
Hình 3.4. Meo hạt ngày thứ 25 ......................................................................... 26
Hình 3.5. Tơ nấm phát triển trong bịch phơi ngày thứ 10 ................................ 27
Hình 3.6. Tơ nấm lan kín đáy bịch phơi trong các NT ngày thứ 25............... 28
Hình 3.7. Tơ nấm trong bịch phơi ngày thứ 25 ................................................ 28
Hình 3.8. Thùng xốp được đục lỗ dưới đáy ..................................................... 29
Hình 3.9. Quả thế nấm ngày thứ 8 sau khi xuât hiện lan tơ trên bề mặt .......... 29
Hình 3.10. Quả thể nấm ngày thứ 15 tính từ ngày trồng nấm .......................... 30

viii


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài
Nấm ăn là một loại thực phẩm sạch, có vị ngon ngọt, hương thơm đặc trưng

được con người ưa chuộng. Việc trồng nấm ăn đã từng bước phát triển và con người
ngày càng phát hiện ra nhiều giá trị của nấm ăn cả trên phương diện dinh dưỡng và

chữa bệnh (Trạch Điền Mãn Hỷ, 1983). Nấm ăn là nguồn protein chất lượng có chứa
tất cả các axit amin thiết yếu cần thiết cho con người (Mattila et al., 2002; Colak et al.,
2009). Nấm ăn chứa rất ít cholesterol nhưng giàu axit béo khơng bão hịa và nhiều
carbohydrate dễ tiêu hóa (Breene, 1990), đó là những đặc tính tốt của một thực phẩm
lý tưởng. Theo phân tích của các nhà khoa học, trong 112 loại nấm ăn có hàm lượng
trung bình: protein 25%, lipid 8%, gluxit 60%, chất tro 8% ( AdriAno and Cruz.,
1993).
Nấm Hoàng Đế là một loại nấm ăn có giá trị dinh dưỡng cao với protein chiếm
21.4 ± 1.86 %, lipit 4.95 ± 0.4%, cacbonhydrat 48.5 ± 2.4%. Chúng cịn chứa các
khống chất cần thiết như Ca, Fe, Zn, Mg, Mn, Se, As (Nuhu et al., 2008). Ngồi ra,
nấm Hồng Đế cịn chứa ergosterol chống oxi hóa và ức chế tế bào ung thư (Novaes et
al., 2011).
Hiện nay, ở Việt Nam việc xử lý bã thải cà phê chưa thực sự được quan tâm.
Hằng ngày một số lượng lớn bã thải cà phê từ các quán cà phê rang xay nhỏ lẻ đến các
cơng ty lớn sản xuất cà phê hịa tan được thải ra ngồi mơi trường. Một phần rất nhỏ
bã thải cà phê được dùng để trồng cây cảnh còn phần lớn bị đổ xuống cống rãnh hoặc
đốt gây ô nhiễm môi trường (Pelupessy, 2003). Xử lý bã thải cà phê bằng cách trồng
nấm Hồng Đế là một cơng nghệ đơn giản, khơng địi hỏi trình độ kĩ thuật cao nhưng
có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao do tận dụng được hàm lượng dưỡng chất có trong
bã thải. Ngồi ra, các sản phầm từ quá trình trồng nấm sẽ phục vụ trực tiếp cho con
người.
Xuất phát từ những lí do trên, đề tài “Khảo sát khả năng sử dụng bã thải cà
phê làm cơ chất trồng nấm Hoàng Đế (Calocybe indica)” được đề xuất nhằm mang
lại hiệu quả kinh tế đối với nghề trồng nấm và giải quyết một phần vấn đề môi trường
do bã thải cà phê gây ra.

9


2. Mục tiêu đề tài

- Đánh giá được khả năng sử dụng bã thải cà phê trong quy trình trồng nấm
Hồng Đế (Calocybe indica).
- Tính tốn được hiệu quả kinh tế của quy trình trồng nấm Hồng Đế (Calocybe
indica) có sử dụng bã thải cà phê.
3. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu đề tài bước đầu ứng dụng bã thải cà phê trong quy trình
trồng nấm Hoàng Đế nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu giá rẻ trong quy trình trồng nấm
đem lại hiệu quả kinh tế, cải thiện cuộc sống cho người dân. Đặc biệt, góp phần giải
quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do bã thải cà phê gây ra.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nấm Hoàng Đế (Calocybe indica), bã thải cà phê.
Nghiệm thức thích hợp có sử dụng bã thải cà phê làm cơ chất trồng nấm Hoàng
Đế (Calocybe indica).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu được thực hiện tại phịng thí nghiệm Sinh học và nhà trồng nấm
trường Đại học Thủ Dầu Một.
5. Giới hạn nội dung nghiên cứu
- Khảo sát khả năng sử dụng bã thải cà phê làm cơ chất trồng nấm Hoàng Đế
(Calocybe indica).
- Tính tốn hiệu quả kinh tế của quy trình trồng nấm Hồng Đế (Calocybe
indica) có sử dụng bã thải cà phê.

10


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. Nấm Hoàng Đế (Calocybe indica).
1.1.1. Vị trí phân loại
Giới:

Fungi

Ngành:

Basidiomycota

Lớp:

Agsricomycetes

Bộ :

Agaricales (singer.1986)

Họ

Lyophyllaceae

Chi:

Calocybe

Lồi:

Calocybe indica


Hình 1.1. Nấm Hồng Đế (Calocybe indica)
(Nguồn: Tropical Milky white mushroom (Calocybe indica var. APK2).)
1.1.2. Đặc điểm sinh học
Nấm Hồng Đế có màu trắng sữa, cao khoảng 8 – 20 cm, trên có một mũ trịn,
đường kính có thể lớn đến 20 cm, mặt dưới mang những phiến xẻ màu trắng. Gốc nấm
thường phình to hơn thân nấm. Một cụm nấm khổng lồ có thể nặng tới 7 – 10kg.
11


(Nguồn: />1.1.3. Đặc điểm sinh trưởng
Ngoài yếu tố dinh dưỡng từ các chất có trong ngun liệu trồng nấm Hồng Đế
thì sự sinh trưởng và phát triển của nấm có liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau như:
nhiệt độ, ẩm độ, pH, ánh sáng,… Nấm Hồng Đế có giới hạn nhiệt độ tương đối rộng.
Ở giai đoạn ủ tơ, thì nhiệt đồ cần từ 25 – 350C, độ ẩm trong bịch phôi phải là 75% 85%. Khi trồng nấm tại nhà lưới thì nhiệt độ duy trì từ 30 - 350C và độ ẩm có thể là
85% hoặc cao hơn (Krishnamoorthy, 2015).
1.1.4. Giá trị dinh dưỡng của nấm Hoàng Đế
Nấm Hoàng đế thường gọi là Nấm Sữa, tên tiếng Anh là Milky mushroom, có
nguồn gốc từ Ấn Độ, nó được trồng phổ biến tại Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan. Đây là
loại nấm giàu dinh dưỡng, dễ bảo quản và là một trong số ít các loại nấm thực phẩm
phù hợp điều kiện khí hậu nhiệt đới (Krishnamoorthy, 2003).
Nấm Hồng Đế là một loại nấm ăn phổ biến ở các nước Châu Á vì giá trị dinh
dưỡng cao. Loại nấm này được trồng vào mùa hè ở đồng bằng Bangladesh và Tây
Bengal của Ấn Độ (Chakravathy, 1981). Hiện nó đang trở nên phổ biến hơn do kích
thước của lớn, màu sắc hấp dẫn, sản lượng bền vững, hương vị ngon và kết cấu độc
đáo (Purkayartha and Chandra., 1974). Nấm Hoàng Đế giàu protein, chất béo,
khoáng chất, chất xơ, carbohydrate và đầy đủ các axit amin thiết yếu (Alam, 2008;
Mall, 2006). Nấm Hoàng Đế đã đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng, nó cung cấp cho
người dân một loại thực phẩm bổ sung chất lượng cao và làm phong phú thêm chế độ
ăn uống.


12


Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng (% trọng lượng nấm tươi) của nấm Hoàng Đế
(Kamugiusha and Sunanda, 2005)
NT

Độ ẩm

Protein

Chất

Carbohydrate

Năng

Chất xơ

Tro

lượng

béo

(kcal %)
Đối chứng

88.90


1.84

0.28

7.66

40.52

0.93

0.39

5%

89.27

1.40

0.37

7.69

39.69

0.90

0.37

10%


89.00

1.64

0.34

7.69

40.38

0.94

0.39

20%

89.24

1.64

0.69*

6.93

40.49

1.12

0.38


Hàm lượng đạm trong nấm có thấp hơn thịt cá nhưng đặc biệt nấm chứa nhiều
axit amin, trong đó có 9 loại axit amin cần thiết cho con người. Nấm giàu leucin và
lysin, đây là hai loại axit amin có trong ngũ cốc. Xét về chất lượng thì đạm ở nấm
khơng thua gì đạm ở động vật. Thơng thường lượng đạm trong nấm cũng thay đổi theo
loài (Kamugiusha and Sunanda, 2005) .
Bảng 1.2. Thành phần khoáng chất (mg/trọng lượng tươi)
của nấm Hoàng Đế (Kamugiusha and Sunanda, 2005)
Canxi

Magie

Sắt

Photpho

Đối chứng

5.61

2.22

1.86

67.99

5%

8.56

2.14


1.87

84.93

10%

4.40

1.10

1.46

98.55

20%

5.40

1.08

0.59

163.35

NT

Nấm Hoàng Đế giàu protein, vitamin B2 (riboflavin), vitamin E, vitamin A,
photpho, kali, canxi và kẽm; hàm lượng vitamin cao hơn so với nấm Bào ngư (Sò).
Về hoạt chất sinh học, nấm Hồng Đế giàu ergothioneine (một chất chống oxy hóa

bảo vệ các bộ phận cơ thể chống tác hại của gốc tự do), các chất kháng oxy hóa khác,
và có tác dụng chống tăng đường huyết, là thực phẩm lý tưởng cho người bị bệnh
tiểu đường. (Nguồn: “Trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ”).
13


1.2.

Bã thải cà phê
Cà phê là một loại thức uống phổ biến và được ưa thích ở nhiều quốc gia, thức

uống này có tác dụng kích thích hệ thần kinh, giúp giảm stress và ngăn chặn q trình
lão hóa. Với 500.000 ha đất trồng cà phê, Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê thứ 2
trên thế giới (Tam, 2013). Hằng ngày một lượng lớn bã cà phê được thải ra từ các cơng
ty chế biến cà phê hịa tan, nhà hàng, quán cà phê và hộ gia đình. Trên thế giới, mỗi
ngày có khoảng 6,6 triệu tấn cà phê được tiêu thụ và thải ra ngoài như là chất thải
(Pelupessy, 2003). Trong số đó, chỉ một phần nhỏ được tái chế thành dầu sinh học
(Nguyễn Văn Đạt và cs., 2011), thức ăn cho động vật và phân ủ hữu cơ (Silva et al.,
1998; Lê Hồng Phú, 2008) và dùng làm giá thể trồng nấm Linh chi (Chu Thị Bích
Phượng và cs., 2012).
1.2.1. Các thành phần chính bã thải cà phê.
1.2.1.1. Carbohydrates
Bã cà phê là chất thải giàu đường, trong đó hemicellulose (mannose, glactose,
và arabinose) chiếm 36,7% và cellulose chiếm 8,6%. Mannose là polysacharide chính
với 46,8%, tiếp đến là galactose 30,4%, glucose 19% và 3,8% arabinose (Mussatto et
al., 2011).
1.2.1.2. Protein
Bã cà phê chứa một lượng lớn protein 13,6% w/w (Mussatto et al., 2011). Hàm
lượng protein trong bã cà phê cao hơn trong nước pha cà phê vì phần lớn chúng khơng
được ly trích trong khi pha. Hàm lượng protein trong bã thải cà phê có thể cao hơn

mức bình thường do sự hiện diện của một số hợp chất chứa nitơ khác như caffeine,
trigonelline và các acid amin. Lượng amino acid thiết yếu chiếm gần 50% tổng số
amino acid trong bã cà phê.
1.2.1.3. Những hợp chất chứa nitơ phi protein
Thành phần phi protein chứ nitơ có trong bã cà phê có thể hữu ích trong sản
xuất nơng nghiệp như: làm chất nền, phân bón.
1.2.1.3.1. Caffeine
Mặc dù caffeine trong bã cà phê không cao bằng trong hạt cà phê, tuy nhiên
một số lượng lớn caffeine vẫ còn lại trong bã cà phê. Theo nghiên cứu khác nhau thì
hàm lượng caffeine trong bã thải cà phê biến động lớn với khoảng 0,007 – 0,5% phụ
thuộc vào quá trình chiết xuất và nguồn nguyên liệu bã (Cruz et al., 2012).
14


1.2.1.3.2. Hợp chất màu nâu trong cà phê
Chỉ số chiết xuất từ bã cà phê chè 0,165 và cà phê vối 0,145 (Bravo et al.,
2012). Nước pha bã cà phê có chỉ số nâu thấp hơn nước pha cà phê.
1.2.1.4. Lipid
Theo kết quả nghiên cứu của Cruz et al., 2012 thì hàm lượng lipid trong bã cà
phê dao động từ 9,3 – 16,2 %, có thể lên từ 19,9% - 27,8%. Khi pha cà phê phần lớn
lipid vẫn còn giữ lại trong bã (90,2%), ở nhiều phương pháp pha chế khác nhau với
thành phần tương tự nhau: 84,4% triacylglycerols, 12,3% diterpene alcohal esters,
1,9% sterols, 1,3% các hợp chất phân cực và 0,1% sterol esters trên tổng số lipid trong
hạt (Ratnayake et al ., 1993).
1.2.1.5. Chất khoáng
Hàm lượng tro trong bã cà phê 1,6% theo phương pháp phân tích ICP – AES,
với các chất khống chính như kali (chiếm tỉ lệ cao nhất) tiếp đến là photpho và magie
(Mussatto et al., 2011). Phần lớn các chát dễ dàng được trích ly bằng nước nóng khi
pha cà phê. Hàm lượng các chất khoáng (K< Mg, P. Ca, Fe, Mn và Cu) trong bã cà
phê espresso dao động từ 0,82 – 3,52%, trong đó kali là chất khống chính với khoảng

3,12 – 21,88 mg/g (Cruz et al., 2011). Cà phê cũng là nguồn chứa Mg đáng kể, Mg
chiếm 11% trong bã cà phê, tỉ lệ này thấp hơn trong bã cà phê sản xuất công nghiệp
(Mussatto et al., 2011).
1.2.1.6. Các hợp chất phenolic
Các hợp chất phenolic (phenol hoạc polyphenol) là nhân tố chính quyết định
khả năng chống oxi hóa trong thực vật và sản phảm từ thực vật. Hiện nay, việc tạo ra
khả năng chất chống oxi hóa có nguồn gốc tự nhiên đang ngày càng tăng nhằm thay
thế các chất chống oxi hóa tổng hợp với nhiều hạn chế. Trong khi đó, bã cà phê là
nguồn chứa các hợp chất phenolic với nhiều hoạt tính có lợi cho sức khỏe như: Chống
oxi hóa, kháng khuẩn, kháng virus, kháng viêm và khả năng phòng chống ung thư
(Cruz et al., 2012).
Như vậy, bã thải cà phê là nguồn nguyên liệu quan trọng với hàm lượng chất
hữu cơ như acid béo, acid amin, polyphenols, các chất khống và polysaccharides. Vì
vậy việc sử dụng bã thải cà phê để làm cơ chất trồng nấm Hoàng Đế nhằm tiết kiệm
được nguồn kinh phí, hạn chế sự ơ nhiễm môi trường do bã thải cà phê gây ra là hợp
lý.
15


1.3. Tình hình nghiên cứu nấm Hoàng Đế
1.3.1. Trên thế giới
Trên thế giới có nhiều cơng trình nghiên cứu trồng nấm Hoàng Đế như:
- Năm 1974, giá trị về nấm Hoàng Đế được báo cáo lần đầu tiên ở Wes Bengal,
Ấn Độ (Purakayasha, 1974).
- Năm 1976, Purkayastha and Chandha thực hiện nghiên cứu ni trồng tạo quả
thể nấm Hồng Đế trên môi trường nhân tạo. Tuy nhiên, cho đến năm 1981,
Purkayastha et al., mới có thể ni trồng thành cơng loài nấm này.
Cho đến nay, nấm Hoàng Đế đã được trồng trên nhiều quốc gia như: Trung
quốc, Hàn quốc, Thái Lan (Kamugiusha, 2005).
1.3.2. Ở Việt Nam

Ở Việt Nam nấm Hoàng Đế vẫn chưa được trồng phổ biến, chỉ có số ít trồng
với quy mô vừa và nhỏ. Tuy nhiên, cho tới nay vẫn chưa thấy cơng trình nào cơng bố
về kỹ thuật trồng hay các phân tích về thành phần dinh dưỡng của nấm Hoàng Đế.

16


CHƯƠNG 2
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vật liệu và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Vật liệu nghiên cứu
2.1.1.1. Mẫu vật
- Giống nấm Hoàng Đế (Calocybe indica) được phân lập từ quả thể nấm mua ở
cửa hàng trồng nấm sạch tại nhà tại TP Hồ Chí Minh.
- Bã thải cà phê được lấy lại các quán cà phê rang xay ở Thành phố Thủ Dầu
Một, Bình Dương.
- Mùn cưa cao su được mua tại trang trại trồng nấm cô Hoa, Bình Dương.
2.1.1.2. Dụng cụ, hóa chất nghiên cứu
- Dụng cụ: Ống nghiệm, ống đong, cốc thủy tinh, cốc nhựa, đĩa petri, bơm tiêm,
đèn cồn, giấy lọc, cuốc, xẻng…
- Thiết bị: Cân điện tử, tủ cấy, nồi hấp, tủ sấy, máy đo pH…
- Hóa chất: Vơi bột (CaCO3), Glucose, MgSO4, ….
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
- Phân lập, cấy giống và làm meo tại phịng thí nghiệm Đại học Thủ Dầu Một
- Trồng nấm tại nhà lưới trường ĐH Thủ Dầu Một Bình Dương.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Cấy chuyền và giữ giống
2.2.1.1. Cấy giống Hồng Đế trên mơi trường thạch (giống cấp một)
Môi trường thạch là môi trường dùng để nhân giống cấp một trong sản xuất và

cũng là môi trường dùng để giữ giống, trong nghiên cứu này sử dụng môi trường PDA.

17


Bảng 2.1. Thành phần mơi trường PDA có bổ sung khống
(Theradimani et al,. 2001)

Thành phần
Khoai tây
Glucose
Agar

Khối lượng (g)
200
20
20

KHPO4

3

MgSO4.7H2O

1,5

VitaminB1

0,02


Mơi trường PDA (có bổ sung thêm khống) được thực hiện như sau:
Khoai tây gọt vỏ cắt hạt lựu, cho vào nồi đun sôi khoảng 20 phút, lọc lấy
nước chiết và bổ sung nước cất cho đủ 1 lít. Sau đó bổ sung thêm Agar, KHPO4,
MgSO4.7H2O, VitaminB1 và Glucose đun cho các chất này hịa tan đều vào nhau sau
đó đợi nguội đến khoảng 500C (áp vào má có thể chịu được) đem rót vào trong các ống
nghiệm, đĩa Petri và bình tam giác, dùng để phân lập, cấy chuyền giống nấm.
Với ống nghiệm rót 1/3 chiều dài ống nghiệm, đĩa Petri thì đổ dày khoảng 1 cm
bình tam giác 500 ml thì đổ vào 200 ml. Không đổ môi trường vào các dụng cụ trên
khi đang q nóng vì hơi nước sẽ đọng lại trên thành, nắp sau đó rơi xuống làm ướt bề
mặt thạch. Cũng không đổ môi trường khi đã nguội vì đang đổ có thể mơi trường đã bị
đơng vón lại. Sau đó khử trùng ở nhiệt độ 121oC, 1atm trong 30 phút hấp xong để
nguội.
Tiến hành phân lập nấm và quan sát q trình lan tơ:
Dùng dao vơ trùng chọn cắt một đoạn còn non, rửa sạch bằng HgCl2 0,1%. Tiếp
tục rửa lại bằng nước cất nhiều lần. Thấm khô bằng giấy bản đã khử trùng. Dùng dao
lam đã khử trùng gọt một lượt mỏng (lưỡi dao chỉ gọt một đường không quay lại để
tránh nhiễm trùng). Dùng tiếp các lưỡi dao gọt cho đến khi được một miếng mơ nấm
đã sạch lớp bẩn phía ngồi. Cắt một lớp mỏng khoảng 100µm, dùng panh cấy đưa vào
ống nghiệm dựng thạch nghiêng. Đặt miếng mô thật êm trên mặt thạch.
Tồn bộ cơng việc trên được tiến hành trong tủ cấy vơ trùng. Sau đó để ống
nghiệm đã cấy nấm trong điều kiện nhiệt độ 250C. Theo dõi sự phát triển của mẫu cấy
trong ba ngày đầu. Nếu mẫu cấy bị nhiễm bệnh thì xung quanh mẫu sẽ thấy có khuẩn
lạc nấm mốc lạ và khuẩn ty sẽ phát triển rất chậm. Cịn mẫu cấy đạt chất lượng sẽ có
18


khuẩn ty màu trắng phát triển nhanh và khơng có biểu hiện nhiễm bệnh. Từ đó thu
được giống cấp một.
2.2.1.2. Cấy giống Hồng Đế trên mơi trường hạt (giống cấp hai)
Bảng 2.2. Thành phần môi trường lúa. (Novaes et al., 2011)

Tỷ lệ %

Thành phần
Thóc hạt

92%

CaCO3

5%

Cám bắp

3%

Nước đủ ấm

50 – 65%

Chuẩn bị giống ở dạng hạt nhằm tạo nguồn giống thích nghi với môi trường và
là nguồn giống cung cấp cho các nghiệm thức tiếp theo.
Q trình chuẩn bị mơi trường hạt được tiến hành như sau: Lúa ngâm trong
nước lạnh khoảng 12 giờ, rửa thật sạch sau đó cho vào nồi nấu đến khi hạt thóc nở ra
thì ngừng lại. Tiếp theo cho hạt thóc đã nở vào một cái chậu nhỏ rồi bổ sung cố định
30% bột ngô (Alam et al,. 2010). 2% CaCO3 (Theradimani et al,. 2001). Cho vào chai
nước biển cách miệng chai 5cm. Sau đó khử trùng ở nhiệt độ 121oC 1atm trong 30
phút hấp xong để nguội.
Tiến hành cấy giống và quan sát quá trình lan tơ:
- Cấy các giống cấp một (trong môi trường thạch) vào trong chai có mơi trường
hạt.

- Tiến hành theo dõi sự phát triển của mẫu cấy trong ba ngày đầu. Loại bỏ các
mẫu cấy xuất hiện khuẩn lạc của nấm mốc. Thu nhận các mẫu cấy có tơ nấm màu
trắng phát triển bình thường để làm giống cấp hai.
- Ni ủ tơ ở nhiệt độ phịng.
- Thu nhận kết quả kể từ khi nấm lan tơ và bám vào mơi trường đến khi ăn trắng
tồn bộ chai.

19


Hình 2.1. Nhân giống cấp hai (Bokaria et al., 2014)
2.2.2. Q trình ni trồng khảo sát
2.2.2.1. Xây dựng quy trình nuôi trồng
Sau khi nhân giống cấp một, cấp hai thành công với số lượng lớn, tiếp theo sẽ
cấy giống cấp hai vào môi trường cơ chất bã thải cà phê và mùn cưa cao su theo các
nghiệm thức đã bố trí để tiến hành khảo sát. Q trình ni trồng được tiến hành ở nhà
trồng nấm trường Đại học Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương.
Cơng thức giá thể tổng hợp:
- Bã thải cà phê, mùn cưa cao su được loại bỏ tạp bẩn.
- Vôi bột 5%.
- Nước bổ sung cho đến khi cơ chất đạt độ ẩm 75 - 85%.
Quá trình chuẩn bị giá thể như sau:
- Mùn cưa cao su bổ sung vôi bột và cám bắp (50kg MC/ 5% vôi bột).
- Bã thải cà phê bổ sung vôi bột và cám bắp (25kg CP/ 5% vôi bột).
Tiến hành ủ:
Mùn cưa cao su: Hỗn hợp trước khi ủ cần bổ sung nước sao cho hỗn hợp đạt độ
ẩm từ 75 – 85%. Trải một tấm bạt lót chân, đổ hỗn hợp lên cho tới khi chiều cao của
đống từ cao 0,3 – 0,5 m, rộng chừng 0,4– 0,6 m, dùng tấm bạt phủ kín đống 3 ngày
tiến hành kiểm tra đống ủ, nếu khơ thì bổ sung nước. Sau 7 ngày sẽ tiến hành phối trộn
theo tỷ lệ và bỏ vào bịch phôi.

Bã thải cà phê: Hỗn hợp trước khi ủ cần bổ sung nước sao cho đạt độ ẩm từ 75 –
85% .Trải một tấm bạt hoặc ni lông đổ hỗn hợp lên cho tới khi đống ủ đạt chiều cao từ
20


0,5 – 0,7 m, rộng 0,5 – 0,8 m, phủ kín bạt, đống ủ sau 3 ngày thì tiến hành kiểm tra
đống ủ nếu thấy khô bổ sung thêm nước, đảm bảo duy trì độ ẩm đống ủ từ 75 – 85%.
Sau 3 ngày kiểm tra độ ẩm của đống ủ
nếu khô bổ sung nước. Sau 7 ngày tiến
hành vào bịch phơi (đảm bảo duy trì độ
ẩm đống ủ từ 75 – 85%).

Mùn cưa cao su

Loại bỏ các tạp
chất như củi nhỏ,
sàng mùn cưa.

Tạo thành đống ủ cao từ
0,3 – 0,5 m, rộng 04 –
0,6 m độ ẩm từ 75 –
85%, phủ kín bạt.

Bổ sung vơi bột
(5% vơi bột).

Hình 2.2. Quy trình xử lý mùn cưa cao su
Sau 3 ngày kiểm tra độ ẩm của đống ủ nếu
khô bổ sung nước. Sau 7 ngày kiểm tra và
vào bịch phôi (đảm bảo duy trì độ ẩm đống

ủ từ 75 – 85%).

Bã thải cà phê

Loại bỏ các tạp chất như rác, lá.
Phơi khơ nhiều ngày rồi sàng bã
thải sau đó hấp ở trong nồi hấp
với nhiệt độ 1210C, 1atm để
nguội.
Tạo thành đống ủ cao từ
0,5 – 0,7 m, rộng 0,5 –
0,8 m độ ẩm từ 75 – 85%,
phủ kín bạt.

Hình 2.3. Quy trình xử lý bã thải cà phê

21

Bổ sung vơi bột
(5% vôi bột)


Cho vào mỗi bịch nilong (ppm) chịu nhiệt kích thước 19 x 35cm 1kg cơ chất
theo từng tỷ lệ của các nghiệm thức (bã thải cà phê : mùn cưa cao su). Nén bịch và tiến
hành làm cổ. Cổ bằng mũ cứng, đường kính là 2cm,chiều cao là 4cm. Sau đó cần soi lỗ
lại cho rộng để tiện khi cấy giống. Miệng bịch được nhét vải bông không thấm. Cuối
cùng là dùng giấy báo bọc miệng bịch lại.

Hình 2.4. Tạo lỗ ở giữa bịch phôi (Bokaria et al., 2014)
1. Vải bơng; 2.Phần giấy dầu xịe ra sau khi buộc chặt

3. Giống sau khi cấy; 4. Lỗ hình nón
Bã thải cà phê và mùn cưa cao su sau khi đóng bịch sẽ được khử trùng ngay.
Khử trùng bịch cơ chất theo phương pháp hấp khử trùng với áp suất trong nồi
hấp 1atm ở 1210C trong 2 giờ, sau đó để nguội 24 giờ.
Để nguội rồi cấy giống cấp hai vào bịch.
Sau đó tiến hành chuyển bịch phơi vào trong phịng ủ tơ nấm trong điều kiện
ánh sáng khuếch tán nhẹ ở nhiệt độ 25-300C (Krishnamoorthy, 2003) tiến hành quan
sát quá trình phát triển của tơ nấm.
Yêu cầu đối với nơi ủ tơ:
- Sạch và thoáng mát. Định kỳ được làm vệ sinh bằng formol, nước vơi trong.
- Ít ánh sáng nhưng không tối.
- Không bị dột mưa hoặc nắng chiếu.
- Không để chung với đồ đạc sinh hoạt gia đình, vật liệu, sách vở.
- Không ủ chung với giàn nấm đang tưới hoặc đang mới thu hoạch xong.
- Bịch ủ có thể xếp trên kệ. Không chồng chất lên nhau quá nhiều lớp. Khơng
xếp vào ngăn q kín làm tơ bị ngộp.
- Cứ 5 – 7 ngày tiến hành kiểm tra một lần nhằm phát hiện những bịch nhiễm
mốc xanh để huỷ bỏ, không để lây nhiễm sang các bịch khác.
22


- Thời gian nuôi ủ tơ nấm 15 – 25 ngày.
Sau ủ tơ lan trắng đến đáy bịch, bịch phôi sẽ được chuyển vào nhà trồng nấm và
tiến hành trồng nấm.
2.2.2.2. Kỹ thuật trồng nấm Hồng Đế.
a. Xử lý phơi nấm.


Kiểm tra bịch phôi nấm:


- Nếu bịch phôi lan tơ chưa kín đáy bịch phải để bịch phơi chỗ thống mát
(tránh ánh nắng trực tiếp), không tưới nước.
- Sau 25 ngày lan tơ trong bịch phơi thì ta tiến hành đem đi trồng, đôi khi phôi
nấm hơi già tuổi sẽ có màu hơi vàng vàng nhưng khơng ảnh hưởng tới chất lượng ra
quả thể.


Vận chuyển phôi nấm:

Vận chuyển những bịch phơi lan tơ kín bịch ra ngồi nhà trồng nấm trường Đại
học Thủ Dầu Một.
b. Tiến hành trồng nấm:


Chọn chỗ trồng:

Trồng nấm cần đảm bảo các quy tắc như sau:
 Kín nắng (nắng khác ánh sáng).
 Kín gió
 Có ánh sáng (ánh sáng tự nhiên trong nhà hoặc ánh sáng đèn).
 Nhiều độ ẩm (có thể dùng khăn ẩm, lưới lan, vải,… để che xung quanh duy
trì độ ẩm lâu hơn).


Dọn vệ sinh khu vực trồng:

Vệ sinh nơi để nấm bằng cách qt dọn hết rác dùng xà phịng lỗng dội xung
quanh nhà đặt nấm, nơi đặt khay trồng nấm sau đó xịt nước javen xung quanh nhà
trồng nấm và đóng cửa lại, làm cách này sẽ giúp hạn chế được nấm mốc tiềm ẩn gây
bệnh cho nấm.



Chọn và xử lý đất phủ bề mặt: Chọn mua đất, trấu đen có phối trộn theo

tỷ lệ tại các vựa cây kiểng.


Cách trồng nấm Hoàng Đế.

23


×