Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

TIỂU LUẬN vị trí, chức năng và suy nghĩa về phương pháp luận nghiên cứu văn học trong khoa nghiên cứu văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.31 KB, 20 trang )

1

Vị trí, chức năng và suy nghĩa về phương pháp luận nghiên cứu văn học trong
khoa nghiên cứu văn học


Khái niệm phương pháp:

Thuật ngữ phương pháp (Méthode) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp (Methodos)
có nghĩa là “con đường đi tới”. Phương pháp là sự kết hợp giữa chủ quan và khách
quan để phục vụ những mục đích nhất định. Mỗi phân ngành lại có những mục
đích khác nhau, vì thế sẽ có những phương pháp khác nhau. Trong nghiên cứu
khoa học, phương pháp đóng vai trị vơ cùng quan trọng, là phương tiện, là điểm
xuất phát để nghiên cứu khoa học.
Theo TS Phương Kỳ Sơn: “phương pháp nghiên cứu là tổ hợp cách thức mà
nhà khoa học sử dụng để tác động, khám phá đối tượng” ( trang 47, Phương pháp
nghiên cứu khoa học, NXB chính trị Quốc gia 2001). Phương Lựu trong Lí luận
văn học cho rằng: “phương pháp là con đường dựa vào quy luật khách quan để
đưa con người tới những mục đích nhất định trong hoạt động nhận thức cũng như
hoạt động thực tiễn” (trang 647).
Tóm lại, phương pháp là con đường, cách thức mà các nhà khoa học sử dụng
trong khi tiến hành nghiên cứu khoa học để phát hiện chân lý.


Khái niệm phương pháp luận:

Có thể nói phương pháp luận là ngành nghiên cứu mới xuất hiện mấy thập
niên gần đây. Đã có rất nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh khái niệm phương pháp
luận:
Khi biên soạn cơng trình Phương pháp luận nghiên cứu, NXB Đại học Sư
phạm, 2005, Phương Lựu đã quan tâm đến ý kiến của Côpnhin và Xpiếckin:


“phương pháp luận là học thuyết triết học về các phương pháp nhận thức và cải
tạo hiện thực, là sự vận dụng những nguyên tắc thế giới quan vào quá trình nhận
thức, vào sự sáng tạo tinh thần nói chung và vào thực tiễn” (Triết học bách khoa


2

toàn thư, Mátxcơva, 1964, tập III, trang 420). Cũng theo hướng này, TS Phương
Kỳ Sơn nêu lên quan điểm của mình: “phương pháp luận chính là lý luận tổng
qt, là những quan điểm chung, là cách tiếp cận đối tượng khoa học” ( trang 47,
Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB chính trị Quốc gia 2001). Đây là những ý
kiến cịn chung chung, mang tính triết học tuy khơng đồng nhất với triết học.
Nguyễn Văn Dân cũng đã có những nghiên cứu sâu rộng về vấn đề này, ông cho
rằng: “phương pháp luận là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu một cách có hệ
thống các nguyên tắc chỉ đạo thực hành một công việc khoa học, cũng như nghiên
cứu các phương pháp thực hành cơng việc khoa học đó” (Phương pháp nghiên cứu
văn học, NXB Khoa học xã hội, 2004).
Như vậy, cùng bàn về một vấn đề nhưng lại có rất nhiều ý kiến khác nhau.
Có ý kiến cho rằng phương pháp luận là lí luận về phương pháp, người khác lại coi
phương pháp là hệ thống các phương pháp thích ứng cho đối tượng nghiên cứu
trong từng lĩnh vực khoa học. Nhưng nhìn chung, những ý kiến trên đều có thể quy
về một ý là: phương pháp luận là khoa học nghiên cứu tổng quát về một môn khoa
học nào đó, là một ngành khoa học nghiên cứu về phương pháp, và là một hệ
phương pháp được sử dụng trong một ngành khoa học nào đó. Ví dụ: phương pháp
luận sử học, phương pháp luận văn học…Nói ngắn gọn lại, phương pháp luận là
khoa học về phương pháp.


Phương pháp luận nghiên cứu văn học:


Nghiên cứu về phân ngành phương pháp luận nghiên cứu văn học ở nước ta
gần đây đã được quan tâm thỏa đáng. Cũng có nhiều ý kiến xoay quanh khái niệm
này. Phương Lựu cho rằng: “Phương pháp luận nghiên cứu văn học chẳng qua là
một mơn Lí luận của nghiên cứu văn học” (Phương pháp luận nghiên cứu, NXB
Đại học Sư phạm, 2005). Trong công trình Phương pháp nghiên cứu văn học, NXB
Khoa học xã hội, 2004, Nguyễn Văn Dân cho rằng: “Phương pháp luận nghiên


3

cứu văn học là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu một cách hệ thống các nguyên
tắc chỉ đạo việc thực hành nghiên cứu văn học cũng như nghiên cứu các phương
pháp nghiên cứu văn học ”. Nói chung, có thể nói rằng phương pháp luận nghiên
cứu văn học là khoa học tổng quát về phương pháp nghiên cứu văn học.
+ Vị trí:
Trước đây, khi phương pháp luận nghiên cứu văn học chưa ra đời, khoa học
nghiên cứu văn học bao gồm ba phân ngành: Lí luận văn học, lịch sử văn học và
phê bình văn học.
Khi phương pháp luận nghiên cứu văn học mới ra đời, nó chưa được quan
tâm đúng mức, thậm chí nó cịn được xem như là một bộ phận của phân ngành Lí
luận văn học (Nguyễn Văn Dân, Phương pháp nghiên cứu văn học, NXB Khoa học
xã hội, 2004). Phương Lựu thì cho rằng Lý luận văn học có trước và nó đã bao
hàm ý nghĩa phương pháp luận nghiên cứu văn học.
Trong quá trình không ngừng phát triển, phân ngành phương pháp luận
nghiên cứu văn học ngày càng được quan tâm và có một vị trí thỏa đáng trong
khoa nghiên cứu văn học. Hiện nay, các nhà nghiên cứu văn học trên thế giới cũng
như trong nước đang có xu hướng coi phương pháp luận nghiên cứu văn học như
là một bộ phận nghiên cứu riêng biệt, có vị trí độc lập tương đối so và với các phân
ngành nghiên cứu văn học khác và làm tiền đề lý luận cho ngành nghiên cứu văn
học. GS. Nguyễn Văn Hạnh coi nó như phân ngành thứ tư trong khoa nghiên cứu

văn học. Bởi lẽ, phân ngành phương pháp luận là lí luận tổng quát về nghiên cứu
văn học, trong khi đó, phân ngành lí luận văn học lại cung cấp kiến thức lí luận về
văn học. Có thể nói quan niệm trên là khá chính xác và thống nhất nếu xem
phương pháp luận là khoa học về phương pháp. Cách hiểu này góp phần phủ định
những ý kiến chưa chính xác: Phương pháp luận nghiên cứu văn học và Lý luận
văn học là hai bộ mơn đồng đẳng, khơng có liên quan, cũng như cho rằng Phương
pháp luận nghiên cứu văn học khơng có gì để nghiên cứu, tìm hiểu. Thực chất, hai


4

phân ngành này khơng phải là khơng có mối liên hệ nào với nhau bởi đối tượng
chung của cả hai phân ngành chủ yếu vẫn là văn học. Như vậy, phương pháp luận
nghiên cứu văn học có vị trí độc lập và có vai trị quan trọng khơng thể thay thế
trong khoa nghiên cứu văn học.
+ Chức năng, nhiệm vụ:
Xác định đối tượng của nghiên cứu văn học
Xác định mục đích, tính chất của khoa nghiên cứu văn học
Xác định cấu trúc của khoa nghiên cứu văn học
Phân tích, đánh giá những hướng tiếp cận, những phương pháp, những học
thuyết nghiên cứu văn học đã xuất hiện trong lịch sử
Xem xét, đề xuất các cách tiếp cận trong văn học
* Suy ngẫm về phương pháp luận nghiên cứu văn học
Hiện nay khoa học văn học - cũng giống như các khoa học xã hội khác - đang cố
gắng nhằm làm rõ vị trí của mình trong hệ thống các tri thức khoa học, làm rõ quan
hệ của mình với các khoa học khác, nhằm phát hiện các cơ sở của những phương
pháp của mình và để hiểu rõ hơn nguồn gốc của chính mình, tức là: tự nghiên cứu
mình sâu hơn, kỹ hơn. Sự bối rối về phương pháp luận ngày càng tăng trong hai
thập kỷ gần đây đã gây nên q trình tự quan sát sơi nổi về lơgíc - phương pháp
luận và về nguồn gốc. Những cách nhìn và cách tiến hành mới được đưa ra với yêu

cầu khoa học, những cố gắng liên kết nhiều ngành khoa học đã đưa đến kết quả là
nhiều mặt yếu và nhiều vấn đề phương pháp luận của khoa học văn học "truyền
thống" trở nên rõ rành rành, những cơ sở của nó trở nên có vấn đề, song vẫn chưa
tạo ra được cái phương pháp khoa học và cái hệ thống khái niệm đã được nói đến
rất nhiều, hơn thế nữa những khái niệm mới và những kỹ thuật mô tả mới đang du
nhập vào khoa học văn học đã kéo theo những vấn đề mới, và sự thông báo, trao
đổi thơng tin hiện nay khó khăn hơn bất cứ lúc nào trước đây. Trong tình hình này


5

một câu hỏi nổi lên như một nhu cầu tất yếu là thực ra thì tính khoa học có chăng
những chuẩn cứ có thể áp dụng phổ biến, khái niệm khoa học của chúng ta có quá
một chiều chăng, đến nỗi chỉ có hiệu lực đối với các khoa học tự nhiên chính xác,
hoặc giả ngược lại chăng, sai lỗi ở ngay trong khoa học văn học, vì nó khơng biết
đáp ứng những tiêu chuẩn bắt buộc một cách phổ biến của tính khoa học, bởi
chưng đối tượng và mục đích của nó ngay từ đầu đã khiến cho nó không thể nào
đáp ứng được?
Bản thân câu hỏi này không mới chút nào: xuýt soát một thế kỷ rưỡi nay nó đã là
vấn đề trung tâm của phương pháp luận khoa học, trong những thời kỳ có sự thay
đổi cách nhìn về phương pháp luận, bao giờ vấn đề này cũng được nêu lên một
cách sắc nhọn, kịch liệt. Sự soát xét lại về phương pháp luận đầu tiên, được thực
hiện tự giác và triệt để, của khoa học văn học, là do chủ nghĩa thực chứng đưa lại.
Thuyết thực chứng của ngành văn học sử lấy làm dĩ nhiên là tính khoa học đồng
nghĩa với việc ứng dụng các phương pháp khoa học tự nhiên chính xác, do đó nó
đã thử xây nền móng cho phương pháp luận của văn học sử trên phạm trù của quy
luật và quan hệ nhân quả. Xuất phát từ khái niệm khoa học được chấp nhận một
cách giáo điều như thế và từ quan điểm phương pháp luận một chiều, phiến diện
đó, nó đã cấu tạo nên, trên cơ sở lý thuyết, cái đối tượng hợp với phương pháp đó,
cái “con người” được hiểu một cách tự nhiên chủ nghĩa. ảnh hưởng phản hồi đã

không phải đợi lâu. Các nhà lý luận của trường phái lịch sử tinh thần đã chỉ ra rằng
sự xác định đối tượng này là sai lầm một cách cơ bản, và họ đã coi đối tượng thật
của các khoa học nhân văn là cái tinh thần tạo ra những q trình khách thể hố
(objektivaciók). Để đối lập với phương pháp khoa học, họ đưa ra khoa tường giải
học (hermeneutika), phương pháp để hiểu, như phương pháp đặc thù của các "khoa
học tinh thần". Thế là trường phái lịch sử tinh thần đã cố điều chỉnh phương pháp
cho phù hợp với đối tượng. Cách xác định đối tượng của nó, bất chấp hệ thuật ngữ


6

duy tâm, vẫn chứa đựng những tình tiết mà về mặt bản thể học (ontológia) đến
hơm nay cũng cịn đứng vững. Bởi thực chất nó có nghĩa là đối tượng của các khoa
học nhân văn, ngay trong hình thức biết đến đầu tiên, đã khơng đơn giản là có tính
nhận thức, mà cịn có tính phát tín hiệu (khơng đơn thuần có tính thực tiễn, mà cịn
có tính ký hiệu học), nghĩa là có mang ý nghĩa và giá trị do ý thức làm chức năng
truyền đạt chú giải, cung cấp cho, và chỉ tồn tại đối với ý thức này. Song le lịch sử
tinh thần từ khởi đầu đã đối xử ghẻ lạnh với chính các q trình khách thể hóa (với
"tinh thần đã được khách thể hóa), tức là với thứ ngun biểu hiện có tính ký hiệu
học (với "cái chở ký hiệu", với “phương tiện ký hiệu"). Bởi thế khoa học văn học
của trường phái lịch sử tinh thần đã đánh mất đặc trưng khoa học về nghệ thuật
vốn dĩ đã khơng lấy gì làm mạnh lắm của nó, và cái ''tinh thần thời đại" thể hiện
trong tất cả mọi thứ, đã trở thành đề tài trung tâm của nó. Nhưng có điều đáng chú
ý là lịch sử tinh thần cũng đã khơng thể vừa lịng với việc mô tả cái tinh thần "đã
được hiểu" thông qua các cá thể và các q trình khách thể hóa, của một số thời kỳ,
mà nó đã cảm thấy cần thiết phải có một sự tiếp bước như thế nào đó thì mới có thể
tạo cho hoạt động của nó một màu sắc khoa học hơn. Và bởi chưng nó đã đồng
nhất quy luật với các quy luật khoa học tự nhiên, mà do thế nó đã coi phạm trù này
là không thể ứng dụng vào lịch sử, cho nên nó đã theo một phương pháp có vẻ
khoa học đã trở nên khét tiếng hơn là nổi tiếng với cái tên "loại hình học lịch sử

tinh thần”. Chả là vì loại hình học (tipológiai), vốn là một cơng cụ hợp pháp của
khoa học, trong tay các nhà sử học tinh thần đã thực sự được dùng để thanh tốn
hồn tồn tính lịch sử và đã đưa đến một thứ chủ nghĩa cấu trúc phi lý trong thực tế
đã bảo đảm tự do vô hạn độ cho cả những cấu trúc – “lịch sử” võ đoán nhất.
Các trường phái phi lịch sử và “lấy tác phẩm làm trung tâm” khác nhau, bắt đầu
xuất hiện vào quãng giao thời giữa hai thế kỷ, chính ở ba điểm này đã đứng đối
địch hẳn với lịch sử tinh thần: họ đã đặt nhiệm vụ hàng đầu là khảo sát các “q
trình khách thể hố”, các tác phẩm, các cái mang tín hiệu ở các mức độ khác nhau,


7

họ coi quan điểm lịch sử như một điều thứ yếu, hoặc cố tình phủ nhận hẳn quan
điểm đó, và lại đưa vấn đề khoa học của phương pháp lên hàng đầu (đối với vấn đề
này, các trường phái khác nhau, đã đưa ra những lời đáp hoàn toàn trái ngược
nhau). Lịch sử khoa học vẫn chưa làm rõ được mối quan hệ qua lại giữa trường
phái hình thái học (morfológiai) và “Stibforschung” Đức, những nhà hình thức chủ
nghĩa Nga, trường phái New Criticism (Phê bình mới) Anh và Mỹ, trường phái cấu
trúc Tiệp, trường phái hội nhập (integrális) Ba Lan, và các trường phái truyền đạt,
diễn giải (interpretácios) Thụy Sĩ, nhưng một điều có vẻ chắc là tuy có những mối
quan hệ ảnh hưởng, về cơ bản những trường phái ấy đã độc lập hình thành trong
khn khổ khoa học văn học của từng dân tộc. Chúng đã được kích thích ra đời
trước hết bởi sự thay đổi cách nhìn chung của thời đại, và trong trường hợp này,
trường hợp kia là bởi các khoa học anh em – ngôn ngữ học, khoa học âm nhạc,
khoa học về nghệ thuật – và chưa phải cuối cùng là bởi sự định hướng của triết học
theo các trung tâm phi lịch sử và “cái mang tín hiệu”. Do đó bất chấp sự giống
nhau về cơ bản, giữa các trường phái ấy vẫn có những sự khác biệt quan trọng: ở
trường phái hình thái học Đức có thể cảm thấy quan hệ khởi đầu của nó với lịch sử
tinh thần (những thử nghiệm theo loại hình học, việc lấy những vấn đề tâm lý vào
v.v...), chủ nghĩa hình thức Nga và chủ nghĩa cấu trúc Tiệp được gắn với khoa học

ngôn ngữ bởi những mối giây đặc biệt bền chắc (và đồng thời cũng gắn với cả văn
học tiền phong chủ nghĩa đương thời nữa!), trường phái New Criticism (Phê bình
mới) và các trường phái truyền đạt, chú giải Thụy Sĩ đặc biệt nhấn mạnh việc lấy
tác phẩm làm trung tâm (đồng thời lại bướng bỉnh phủ nhận khả năng tồn tại của
mọi loại khoa học văn học). Song nhờ những nét chung đã nói mà tất cả các trường
phái trên đều được những xu hướng cấu trúc - ký hiệu học, lý thuyết trao đổi thơng
tin, ngơn ngữ học và tốn học mới nhất coi như tiền thân của họ về một khía cạnh
nào đó - cũng như các "hậu duệ" hiện nay sở dĩ bị phê phán ngày càng nhiều, chính


8

là vì đã triệt để theo đuổi đến cùng những cố gắng có tính chất quyết định chung
của các tiền bối.
Một trong những đặc thù lạ lùng, nhưng thường xuyên bộc lộ, của tình hình
phương pháp luận hiện nay là các lời phê phán chống lại những phương pháp cấu
trúc - ký hiệu học, phần lớn đều dựa vào những lý lẽ mà một thời lịch sử tinh thần
đã nêu lên để chống lại thuyết thực chứng. Giữa nhiều tội trạng khác, họ lên án ký
hiệu học cấu trúc và những khảo sát theo xu hướng ngôn ngữ học hoặc khoa học
trao đổi thông tin là áp đặt các phương pháp khoa học lên đối tượng của khoa học
văn học. Sự hiểu lầm này có nguyên do là trong ý thức của ngay cả một công
chúng trong ngành tương đối rộng cũng nghĩ về chủ nghĩa cấu trúc và ký hiệu học
như một cái gì được quy định bởi những khẩu ngữ nhắc đi nhắc lại đã đến nhàm
chán trong các bài viết để tuyên truyền - "tính chuẩn xác", "sự chính xác", "tính
khoa học", "sự mơ tả", “chủ nghĩa thực nghiệm", "các phương pháp toán học",
"thống kê học", "đo lường", v.v... Chẳng có gì lạ là khi nghe những khẩu ngữ này,
ai nấy đều nghĩ đến các khoa học tự nhiên chính xác, và cho là có mối quan hệ bản
chất giữa chủ nghĩa thực chứng thế kỷ XIX với ký hiệu học cấu trúc hiện nay.
Thực ra hai cái này trái ngược hẳn nhau cả về đối tượng, lẫn phương pháp: sở dĩ ký
hiệu học có khả năng thống nhất các khuynh hướng mới của khoa học văn học,

chính là vì những khuynh hướng đó, giống như quan niệm khởi thủy của lịch sử
tinh thần, đều nhấn mạnh tính đặc thù của đối tượng,là cái mà các khuynh hướng
đó coi là có tính phát tín hiệu, là một tồn tại ký hiệu học. Chủ nghĩa thực chứng đã
thử khảo sát các yếu tố cấu thành thực tế của quan hệ ký hiệu tạo nên cơ sở của các
đối tượng có tính phát tín hiệu (nhà văn hoặc nhà sáng tạo khác, cái "thực tế" mà
các tác phẩm "nói đến", những đối tượng thực tế của các ký hiệu, những phương
diện vật chất của cái mang ký hiệu) như những sự vật có thể sờ mó được: nó mơ tả
cuộc sống cụ thể, thực nghiệm của các nhà sáng tác và những điều kiện sinh sống
của họ, mô tả phương diện vật chất của các thành phần ngôn từ hoặc của cái mang


9

ký hiệu khác v.v... và những gì có thể mơ tả được, rồi tìm cách khiên cưỡng nhét
thứ đó vào tương quan phụ thuộc với các sự vật thực tiễn (tự nhiên hoặc nói chung
là vật chất) khác, rồi bằng một cách nào đó áp dụng các quy luật tự nhiên có hiệu
lực đối với các sự vật này, hoặc công thức phương pháp luận của các sự vật này
vào những thứ trên, tức là nó đã tìm cách áp dụng phương pháp mô tả và phương
pháp xây dựng quy luật (nhân quả). Điều đặc trưng là cố gắng này đã dẫn tới
những kết quả quan trọng ngôn ngữ học (những quy luật phát triển âm thanh),
trong văn bản học (textológia) và trong việc viết tiểu sử; ngược lại chẳng hạn như
khi nó định phát hiện "các quy luật phát triển" của văn học, nó đã bị thất bại hồn
tồn. Dĩ nhiên ký hiệu học hiện đại hiểu rõ tầm quan trọng của cái mang tín hiệu và
bỏ nhiều cơng sức khảo sát nó, nhưng khơng tiếp cận nó như một tồn tại thực tế –
chẳng hạn như một vật vật lý - mà hẳn hoi coi nó như một trong số những yếu tố
cấu thành cốt yếu của quan hệ trao đổi thông tin, và trong những mô tả về nó;
phạm trù hoặc cơng thức phương pháp của quan hệ nhân quả và quy luật tự nhiên
khơng đóng bất kỳ một vai trò nào. Bởi thế những thuật ngữ "có tính chất kinh
nghiệm" và "mơ tả” cũng có nghĩa hoàn toàn khác nhau ở chủ nghĩa thực chứng và
ở ký hiệu học: cái trước coi những khái niệm tạo nên về các sự vật có thể nhận

thức là có tính chất kinh nghiệm, và coi những luận đề xây dựng từ các khái niệm
như thế là có tính mơ tả, trong khi đó cái sau (ký hiệu học - ND) gọi những mơ
hình lập nên từ những hệ thống phát tín hiệu (chẳng hạn như ngơn từ, thi cú, trang
phục, v.v...) tồn tại thật là sự mô tả và gọi bản thân phương pháp này là "có tính
chất kinh nghiệm". Như thế chúng ta có thể khẳng định rằng trong vấn đề tính đặc
thù của đối tượng ký hiệu học không đi theo chủ nghĩa thực chứng, mà nhất trí với
lập trường khởi thủy của lịch sử tinh thần. Về mặt phương pháp nó khơng phủ
nhận tính chất luận nghĩa (nó coi "việc giải mã các thơng điệp" là một loại quá
trình hiểu), nhưng - trái ngược với lịch sử tinh thần - nó mong muốn đạt tới một sự
hiểu có thể kiểm tra. Do đó nó cố gắng mơ hình hóa đối tượng phát tín hiệu của nó


10

sao cho nghĩa từ phía cái chở ký hiệu mà đi, rồi tiến về phía những người sử dụng
ký hiệu, giữa chừng nó coi bản thân cái chở ký hiệu cũng là cái có nhiều tầng nhiều
lớp, và là một hệ thống nhiều bậc thang của các thông tin "chở" và "được chở".
Như vậy hình ảnh lý tưởng của nó về phương pháp luận không phải là cái khoa học
tự nhiên được gọi là chính xác, mà là khoa học ngơn ngữ, khoa học này vì chưng
bản thân cũng nghiên cứu các đối tượng phát tín hiệu, hiển nhiên khơng thể nào lại
là tấm gương phương pháp luận "bóp méo đối tượng" đến mức độ như vật lý hay
hóa học, tất nhiên phải giả thiết là bản thân nó cũng không lạc vào các nẻo đường
sai lầm thực chứng chủ nghĩa, tự nhiên chủ nghĩa.
Như vậy khoa học văn học ký hiệu học - cấu trúc không bị đe dọa bởi nguy cơ của
chủ nghĩa thực chứng khoa học tự nhiên, mà bị đe dọa hơn nhiều bởi chủ nghĩa ngơn
ngữ học và "chủ nghĩa lơgíc" (logicizmus). Lưu ý đến những xu hướng chủ đạo
trong khoa ngôn ngữ học hiện đại, điều đó có nghĩa là việc khảo sát các hệ thống
đồng bộ khác nhau được đưa lên hàng đầu, nghiên cứu thi pháp có tính chất mơ tả
chiếm phần nặng hơn, những vấn đề của "ngôn ngữ" văn học thu hút sự chú ý khỏi
vấn đề tính độc nhất của sự biểu hiện nghệ thuật, trong thực tế không đi nổi từ khâu

khảo sát các cái chở tín hiệu ở các mức khác nhau, và các hệ thống "ngôn ngữ" của
chúng, tới khâu phát hiện những nội dung tư tưởng của các thành phẩm và những
mối tương quan về lịch sử tư tưởng, về lịch sử xã hội của những nội dung tư tưởng
đó, và như thế sự đánh giá trở nên khơng thể có được. Cơng cụ mơ tả đặc trưng của
ngơn ngữ học ngày nay, mơ hình cấu trúc theo kiểu duy danh luận (nominalisztikus),
ngày càng tỏ ra ít thích hợp hơn khi chúng ta đi từ các cấp độ bên ngồi của cái chở
tín hiệu về phía những lớp ngữ nghĩa học sâu hơn, và rút cục nó trở nên hồn tồn
khơng sử dụng được khi vấn đề là nắm bắt những yếu tố cấu thành khác và cái môi
trường thực tế lịch sử của quá trình trao đổi thơng tin văn học, điều có vẻ chắc là mơ
hình ký hiệu học, hoặc mơ hình lý thuyết thơng tin của "sự nhận thức tín hiệu" và
của sự giải mã, khơng phản ánh những q trình hiểu của con người thật trong đời,


11

mà bắt chước chúng trong một hệ thống (cơ học) có tính chất hồn tồn khác. Các
khái niệm thuộc về ngôn ngữ học, lý thuyết ký hiệu, lý thuyết thông tin trong khoa
học văn học chỉ trên cơ sở sự tương đồng (analógia) mới có nghĩa, thậm chí đơi khi
trở thành có tính chất ví von, bóng gió, và như thế cũng sẽ trở nên đáng ngờ ngay cả
những chuẩn mực thuộc lý thuyết chứng minh và những chuẩn cứ (kriténium) tính
khoa học mà ngơn ngữ học, thơng qua các khái niệm và các mơ hình, ít nhiều đáp
ứng được: những yêu cầu về sự xác lập khái niệm chính xác, tính tương đương, tính
hồn tồn, tính có thể thẩm tra, v.v...
Dĩ nhiên nguy cơ của chủ nghĩa thực chứng mới không phải là nhỏ ở những nơi mà
người ta diễn đạt các vấn đề trong khoa học với yêu cầu triết học. Chủ nghĩa thực
chứng mới cấu thành từ nhiều loại xu hướng (machizmus - tức chủ nghĩa kinh
nghiệm phê phán theo trường phái E. Mach - ND), chủ nghĩa thực chứng lơgíc, triết
học phân tích, v.v...) có những ngun tắc đã trở nên sáo mịn mà ta có thể phát hiện
thấy đặc biệt ở các phân tích của phái cấu trúc "thuần khiết". Chẳng hạn như cái
quan niệm không muốn đưa các hiện tượng đã mô tả vào bất cứ mối liên hệ nào với

thực tế, và từ bỏ những đòi hỏi về thế giới quan của khoa học. Chẳng hạn như cách
hình dung cho rằng trong lý thuyết khoa học ta có thề bằng lịng với sự phân tích kết
cấu lơgíc của khoa học, với sự phân tích ngơn ngữ khoa học. Hùa theo vào đây cịn
có quan điểm cho rằng các định đề của lơgíc và của tốn học khơng hề có dính dáng
gì tới kinh nghiệm và rốt cuộc chúng chỉ hoạt động như những quy tắc ngôn ngữ. Sẽ
không đúng nếu ta giả thiết rằng thuyết ngơn ngữ của Nhóm Viên hoặc của
Wittgenstein đã khơng có ảnh hưởng gì đối với ngơn ngữ học và đối với khoa học
văn học, ngay cả về phương diện triết học đi nữa, mặc dù ảnh hưởng này xuất hiện
dưới các dạng khác nhau.
II
Hiện nay những cuộc tranh luận về phương pháp luận được nuôi dưỡng bằng một
loạt những điều đối lập cổ truyền và mới nẩy sinh; lẫn lộn rất lung tung với nhau
trong một số lập trường. Quan điểm lịch sử và phi lịch sử, chủ nghĩa cấu trúc và


12

khoa luận nghĩa, tính có phương pháp và trực giác chủ nghĩa, tính phi giá trị và sự
đánh giá, yêu cầu phổ thơng hóa và u cầu độc nhất hố, v.v... đứng đối diện với
nhau, đó là chỉ mới kể những đối lập chính. Trong tình hình này đáng lý khoa học
văn học mácxít cũng phải tỏ rõ lập trường trong những vấn đề phương pháp luận
đặc thù, nếu được như vậy thì sẽ có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Chủ nghĩa duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử, bằng việc định nghĩa các phạm trù cơ bản của mỹ
học và bằng việc làm sáng tỏ các quan hệ giữa lịch sử, xã hội và nghệ thuật, đã tạo
ra cho khoa học văn học, như một khoa học xã hội, cái thế khoa học. Nhưng khoa
học văn học mácxít chưa xây dựng được phương pháp luận riêng biệt của mình để
mơ tả tồn diện và để đánh giá q trình trao đổi thơng tin. Bất luận thế nào sự tiếp
cận cũng không thể phiến diện: không thể tự hạn chế vào một yếu tố cấu thành nào
đó của q trình trao đổi thơng tin văn học: vào tác phẩm, vào tác giả, vào người
đọc, hay chỉ vào bối cảnh thực tế (kontektus) xã hội - lịch sử hoặc triết học của quá

trình này, mà phải khảo sát chúng trong tính độc lập tương đối và trong mối tương
quan của chúng với nhau. Đặc biệt cần hết sức thận trọng khi chúng ta thử phát
hiện tính quy định xã hội của những hiện tượng nghệ thuật, và chúng ta rút ra từ đó
những hệ quả cho lý luận khoa học. Nếu chúng ta không chú ý thường xuyên đến
những biến cách phức tạp diễn ra trong hệ thống của ý thức xã hội, sẽ dễ dàng có
biểu hiện chẳng hạn như cho rằng xã hội học văn học là ngành khoa học "mácxít"
hơn phong cách học (stilisztika). Thế nhưng chủ nghĩa Mác không phải là thuyết
xã hội học thuần túy, và cách phân ngơi thứ kiểu đó cho các ngành khoa học chỉ có
lợi cho cách nhìn phiến diện, phản biện chứng. Với ngun tắc tính lịch sử, tình
hình cũng giống như vậy. Tính lịch sử mácxít khơng đồng nghĩa với lịch sử chủ
nghĩa hoặc thời khắc học trình bày các sự việc thuần túy theo trình tự thời gian, tức
là lịch sử văn học (hoặc lịch sử ngôn ngữ) không thể ngay từ đầu đã đứng gần quan
điểm mácxít hơn việc khảo sát các hệ thống đồng thời, chỉ thuần túy vì nó khảo sát
những q trình trong thời gian. Trong thời gian cũng là giả dối cái quan niệm cho


13

rằng nhà nghiên cứu lịch sử và văn học đương nhiên đại biểu cho những quan điểm
của chủ nghĩa Mác, trong khi những bộ môn như thi pháp học chẳng hạn là một
thứ khoa học hỗ trợ có tính chất kỹ thuật nào đó mà những kết quả của nó chỉ trở
nên có giá trị nếu chúng thúc đẩy việc nghiên cứu lịch sử văn học. Mặc dù sự kết
hợp hữu cơ của lịch sử văn học và thi pháp học là một yêu cầu, một mong mỏi mà
chúng ta không thể từ bỏ, nhưng để thỏa mãn yêu cầu, mong mỏi đó, khơng nhất
thiết chỉ mình thi pháp học hôm nay cần thay đổi. Duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử có khả năng bảo đảm những khung triết học cho một khoa học văn học
tránh được những sai sót về phương pháp luận, những sự phiến diện của các xu
hướng nói đến từ nãy tới giờ (chủ nghĩa thực chứng, lịch sử tinh thần, chủ nghĩa
hình thức, chủ nghĩa cấu trúc, v.v...), cởi bỏ sự đối lập giữa tính khách quan với sự
đánh giá, và bổ sung những tiêu chuẩn bắt buộc chung của sự trao đổi thông tin

khoa học, song chúng ta chỉ sử dụng được khả năng này nếu không tỏ thái độ
khước từ những suy tư về phương pháp luận, sự tự thẩm tra về nguồn gốc lịch sử,
sự phê bình và những cuộc tranh luận.
Trong mối tương quan này, vấn đề mục đích, chức năng của khoa học văn học,
cái vấn đề động chạm thật trực tiếp đến vấn đề của tính khoa học và các phương
pháp của tính khoa học, trở nên quan trọng đặc biệt. Bởi chưng các loại hoạt động
của con người không chỉ do đối tượng và phương pháp, các cơng cụ quyết định
tính chất, mà cịn do cả mục đích nữa. Mục đích của khoa học nói một cách thật
chung, là sự nhận thức, và cái mục đích này, ở một mức độ nhất định, quyết định
những yêu cầu lơgíc và nhận thức luận đối với các phương pháp và các công cụ.
Trong trường hợp của khoa học văn học, mục đích hay nói đúng hơn: quan hệ với
nhau giữa các mục đích, khơng hồn tồn nhất qn. ởđây chúng tôi chỉ nêu một
trong số những vấn đề liên quan tới điều này, có lẽ là vấn đề quan trọng nhất:
quan hệ giữa mục đích, chức năng nhận thức nội tại với mục đích, chức năng
hướng dẫn giáo dục của khoa học văn học. Vị trí các khoa học xã hội, trước hết là


14

của khoa học văn học về phương diện này khác hẳn vị trí của các khoa học tự
nhiên: khơng ai chờ vật lý học diễn đạt những bài khoa học của nó bằng một ngơn
ngữ đại chúng và hầu như không cần đào tạo trước, không cần gắng sức cũng có
thể hiểu, trong khi đó rất nhiều ý kiến bài bác ngôn ngữ chuyên môn của khoa
học văn học, cho rằng phàm cái gì đã có nghĩa thì cũng có thể nói lên bằng ngơn
ngữ thường ngày, "một cách đại chúng". Nhưng đồng thời trước mặt khoa học
văn học cũng lại có yêu cầu nhận thức ngày càng sâu hơn, có cơ sở vững vàng
hơn và có hệ thống hơn, mà công cụ không thể thiếu để thực hiện yêu cầu này là
việc xây dựng khái niệm chính xác về lơgíc, về phương pháp luận. Nhiều dấu
hiệu chỉ ra rằng quan hệ giữa mục đích nhận thức và mục đích giáo dục trong
khoa học văn học khác với lĩnh vực khoa học tự nhiên: trong trường hợp của khoa

học văn học cần phải phân biệt giữa việc dạy với khả năng có thể dạy của khoa
học, hay nói cách khác là của đối tượng của khoa học. Việc dạy văn có hai lĩnh
vực quan trọng cần phải kết hợp với nhau về mặt giáo khoa: dạy lịch sử văn học
(ở đây các quan điểm giáo dục thế giới quan ảnh hưởng đặc biệt mạnh mẽ) và dạy
thẩm mỹ, phát triển trình độ thẩm mỹ. Để làm hai việc đó, việc dạy khoa học văn
học cần thiết đến đâu?
Hiển nhiên là việc dạy văn học (và nói chung là việc dạy các nghệ thuật) theo ý
nghĩa thẩm mỹ, thực chất đã bắt đầu từ nhà trẻ và về nguyên tắc không bao giờ cần
kết thúc cả. Trong công việc này khoa học văn học và khoa học nghệ thuật có thể
hỗ trợ nhiều, nhưng bản thân nó với tư cách một khoa học, khơng trở thành mục
đích chính của việc dạy học. Để phát triển trình độ thẩm mỹ, về nguyên tắc không
cần thiết phải dạy mỹ học như một khoa học, cũng giống như trình độ ngơn ngữ
được hình thành khơng cần có kiến thức về khoa ngơn ngữ học hoặc triết học ngơn
ngữ. Tuy nhiên trong thực tế tình hình vẫn là sự đào tạo càng tiến lên thì việc dạy
khoa học càng có vai trị lớn hơn. Chẳng hạn ngay ở trường phổ thông cấp I,
IIchúng ta đã khơng chỉ dạy nói đúng, "văn phong đẹp” thuần túy qua việc nêu dẫn


15

chứng, như ở nhà trẻ, mà ở trình độ giáo khoa thích hợp chúng ta cịn dạy cả khoa
ngơn ngữ học nữa, rồi lên trung học (cấp III) việc dạy khoa học càng mở rộng, cuối
cùng lên cấp cao đẳng và đại học thì những kiến thức cơ bản của khoa học nói về
khoa học cũng được đưa vào chương trình giảng dạy, chúng ta giải đáp những câu
hỏi về phương pháp luận của khoa học, chúng ta giới thiệu những vấn đề lý thuyết.
Việc dạy văn mà không tiến bước theo tinh thần này lên những trình độ ngày càng
cao hơn, mà hầu như dừng lại ở trình độ lơgíc của việc dạy mỹ học cho tuổi mẫu
giáo, chỉ đơn thuần tăng cường trình độ cần phải tiếp thụ (làm cho có khả năng lựa
chọn giá trị đúng đối với những đối tượng mỹ học ngày càng cao cấp), thì sẽ khơng
đạt được mục đích, bởi vì dạy văn như thế là mâu thuẫn với sự phát triển tự nhiên

của ý thức con người, sẽ tạo nên một sản phẩm nhân tạo méo mó của ý thức "phát
triển" khơng theo hướng tự giác ngộ. Song điều này, chúng tôi nhắc lại, khơng hề
có nghĩa là để hình thành trình độ thẩm mỹ phát triển, cần phải đào tạo học sinh
thành nhà triết lý chuyên môn hoặc thành nhà phê bình văn học chun nghiệp,
cũng như khơng có nghĩa là trong việc thưởng thức tác phẩm ở trình độ cao phải có
vai trị cấu thành trực tiếp của sự hiểu biết khái niệm khoa học. Chức năng của
thuật ngữ chuyên môn trong khoa học văn học không phải là để chúng ta bắt học
sinh trung học hoặc học viên các lớp bổ túc đọc nhằm mục đích truyền thụ kiến
thức khoa học cơ bản (hoặc được diễn giải ở trình độ cơ bản) cần thiết cho việc
giáo dục thẩm mỹ.
Nhận định này mọi người đều đã biết, đã chấp nhận cả, hễ bàn về thuật ngữ chuyên
môn của văn bản học, của lịch sử văn học hoặc là của mỹ học lý thuyết đi nữa, ý kiến
tranh cãi xoay xung quanh việc phân tích tác phẩm, việc kiến giải: nhiều người cho
rằng những cái này khơng thể có tính chun mơn nhiều hơn hay ít hơn, khơng thể nói
với quần chúng hẹp hơn hay rộng hơn, mà hầu như phải trực tiếp hiểu được đối với tất
cả mọi người. Thế nhưng công tác truyền bá kiến thức bao giờ cũng truyền đạt những
kiến thức mới ở một trình độ cao hơn chút ít so với trình độ "đại chúng" của đương


16

thời, tất nhiên là với những cách điệu giáo khoa thích hợp. Khoa học văn học cũng chỉ
như vậy mới có thể trở thành đối tượng và cơng cụ của việc truyền bá kiến thức; điều
này cũng đúng với cả việc phân tích tác phẩm, việc kiến giải, dù rằng khơng nghi ngờ
gì nữa là hai việc này có thể trở nên thú vị một cách trực tiếp hơn đối với quần chúng
rộng rãi so với chẳng hạn văn bản học, hoặc công tác nghiên cứu ảnh hưởng của lịch
sử văn học, bởi đối tượng của chúng là bản thân tác phẩm hoặc quá trình tiếp nhận là
cái liên quan trước hết với người đọc. Nhưng ngay cả việc kiến giải cũng không phải
chỉ là "nghệ thuật thứ cấp", mà nó cũng có những chức năng nhận thức, và nếu như
sắp xếp được nó một cách thích hợp vào tổng hệ thống của khoa học văn học thì

những chức năng nhận thức này còn được đưa lên hàng đầu nhiều hơn nữa. Chừng
nào chưa làm được việc đó, chừng đó việc kiến giải tác phẩm và việc phân tích tác
phẩm sẽ cịn có vẻ như một cơng cụ phụ của khoa học sư phạm, hệ quả là sẽ còn tỏ ra
khơng thể nào hịa hợp được với bất cứ việc xây dựng khái niệm khoa học và với bất
cứ bộ thuật ngữ chuyên môn như thế nào. Khi các chức năng nhận thức được đưa lên
hàng đầu thì ngược lại, sẽ khiến cho việc dùng các khái niệm được xây dựng một cách
khoa học và thuật ngữ trở nên cần thiết, bởi một sự nhận thức ngày càng sâu hơn, tách
bạch rạch rịi hơn, chính xác hơn chỉ có thể thực hiện được bằng hỗ trợ của những
khái niệm ngày càng chuẩn hơn: công tác nghiên cứu khoa học, như một hoạt động
tập thể do từ bản chất của nó, chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở những quan điểm
chung và với những phương tiện trao đổi thông tin chung. Nói chung ngay kho văn
phạm và kho biện thuyết cổ đại cũng đã dùng những thuật ngữ không hề lưu lại trong
giới khoa học, tuy thế người ta vẫn đã dùng chúng trong việc dạy ngữ pháp và dạy
văn. Vấn đề chỉ là lúc nào thì đáng xây dựng và ứng dụng những thuật ngữ mới. Nếu
là trường hợp phát kiến khoa học mới, quan điểm mới thì việc làm đó hẳn hoi là đáng,
nhưng chúng ta cũng nên khước từ cái thói thường hay xuất hiện là nhìn thấy cái mới
trong việc thay đổi thuật ngữ ngay cả khi những thuật ngữ cũ đã diễn đạt chính xác
hiện tượng được mô tả. Việc xây dựng thuật ngữ có mục đích tự thân - và rất nhiều


17

khi có mùi vị khoa học - là một trong số những biểu hiện của các thái độ khoa học giả
hiệu mà chúng ta có thể coi như hiện tượng đồng hành tiêu cực của những cố gắng
liên môn khoa học tất yếu ngày nay. Mặt khác dĩ nhiên việc hình thành hệ thống khái
niệm của khoa học văn học chính là do kết quả của những phát hiện khoa học mới và không chỉ của ngôn ngữ học - mà trở nên cần thiết một cách hiển nhiên, nhưng
cũng giống như trong toán học, trong vật lý học hay trong hoá học, ở đây cũng cần
chú ý sao cho về góc độ này chúng ta chỉ đưa ra những kiến thức cần thiết nhất cho
mọi lúc, phù hợp với các cấp khác nhau của giảng dạy và văn hóa quần chúng.
Việc phân tích tác phẩm khơng tồn tại tự thân và cũng không chỉ phục vụ sự nhận

thức văn học như một sản phẩm đặc thù, mà thông qua nhận thức văn học, nó cịn
phục vụ việc nhận thức thế giới và con người nữa, và cần phải lựa chọn các
phương tiện một cách phù hợp với mục đích này.
III
Lịch sử của lý luận văn học ở lớp ngoài cùng, là lịch sử của những cuộc tranh luận
về phương pháp, ẩn sau những cuộc tranh luận về phương pháp là những quá trình,
những tương quan và những đối lập về tư tưởng, về lịch sử khoa học, về triết học
và về lịch sử nghệ thuật. Trong số những đối lập thì có ý nghĩa trung tâm là đối lập
giữa quan điểm lịch sử và quan điểm phi lịch sử, hoặc nói cách khác là những biến
thái khác nhau của đối lập này, trước nhất là dước hình thức đối lập giữa lịch sử
văn học và thi pháp. Do đó trong khoa học văn học chúng ta chỉ có thể làm rõ một
cách thỏa đáng quan hệ giữa quan điểm lịch sử và quan điểm phi lịch sử, nếu
chúng ta nghiên cứu lịch sử của ngành khoa học này với tinh thần phê phán, trước
hết là xét đến những cuộc tranh luận về phương pháp ở thế kỷ XIX và XX. Trong
thời gian gần đây sự quan tâm tới lịch sử khoa học văn học quả thật đã tăng lên, và
ở nước ta cũng đã ra đời một vài công trình về lịch sử khoa học. Nhưng điều nổi
bật là cả cơng tác nghiên cứu ở nước ngồi lẫn cơng tác nghiên cứu trong nước ta
đang khảo sát khoa học văn học của từng dân tộc, hay nói cách khác là những
trường phái, những xu hướng của các nền khoa học văn học ấy, một cách khá biệt


18

lập với nhau, chỉ từng dịp lẻ tẻ mới nhìn sang các khoa học văn học dân tộc khác.
Dĩ nhiên trước mắt tình hình này là tất yếu, một phần vì sự nghiên cứu đến một
trình độ nhất định lịch sử của khoa học văn học dân tộc, việc thu nhập tài liệu, v.v...
là tiền đề cho khoa văn học so sánh, phần khác vì khoa học văn học, hơi giống văn
học, nói cho cùng là phát triển trong các khn khổ của dân tộc. Song chính vì
hồn cảnh ấy đang khiến cho "lý luận văn học so sánh" trở nên cần thiết. Trong
lịch sử của khoa học văn học chỉ thông qua sự so sánh rõ nét tương đối sắc và chi

tiết những trào lưu có quy mơ dân tộc nhất định, những xu hướng độc lập hay
không độc lập với nhau nhưng bất luận thế nào vẫn nhằm về một hướng giống
nhau, v.v... Khơng cịn nghi ngờ gì nữa, trước hết là do sự quốc tế hóa ngày càng
tăng hiện nay của khoa học văn học mà việc nghiên cứu những mối liên quan như
thế này về lịch sử khoa học trở nên thời sự và cần thiết; và chủ yếu là do cái ảnh
hưởng khổng lồ mà trường phái hình thức Nga được phát hiện lại trong hai thập kỷ
qua đã tác động đến khoa học văn học của hầu như tất cả các dân tộc.
Sự thiếu lịch sử khoa học so sánh đang gây khó khăn cho việc đánh giá lịch sử
khoa học vốn dĩ phức tạp. Những cơng trình về phê bình phương pháp và về lịch
sử khoa học thường không mấy khi để lộ cho biết là trong số các kết quả của các
thời kỳ hoặc của các xu hướng, cái gì đã tỏ ra có giá trị lâu dài, cái gì có hiệu lực.
Ngày nay, khi sức hấp dẫn của tư tưởng khoa học cấu trúc, theo chủ nghĩa khoa
học tự nhiên đang giảm đi trông thấy, khi sự quan tâm với những vấn đề của tính
lịch sử và các vấn đề của lý luận hiểu ngày càng tăng lên, có thể dễ dàng xảy ra
chuyện chúng ta rơi vào thái cực ngược lại và vứt bỏ hết tất cả mọi thành quả của
ký hiệu học cấu trúc. Vấn đề sẽ được nhìn theo một cách khác nếu như chúng ta
thử đưa những lý luận cổ điển và hiện đại của ký hiệu học vào mối tương quan về
lịch sử và về lý luận với các quan điểm của những đại diện xuất sắc nhất của lịch
sử tinh thần như Dilthey, Spranger, Litt, v.v... và chúng ta coi những triết gia như E.
Cassirer hoặc N. Hartmann là người chuyển đạt lý luận giữa hai khuynh hướng đó,


19

bởi như thế chúng ta sẽ có thể đánh giá cả trường phái lịch sử tinh thần lẫn ký hiệu
học một cách tinh tường hơn, chúng ta sẽ có thể xác định được một sự liên tục nào
đó, chúng ta sẽ có thể phát hiện những giá trị bền vững, và chúng ta sẽ có thể thấy
rõ ràng hơn là khoa học văn học mácxít có thể khai thác cái gì có lợi trong số
những kết quả của hai khuynh hướng đó1


Kết luận:
Phương pháp và phương pháp luận là yếu tố vô cùng quan trọng đối với tất
cả các nhà nghiên cứu khoa học khi tiến hành chiếm lĩnh kiến thức nói riêng và đối
với tất cả các ngành khoa học nói chung, đặc biệt là trong nghiên cứu. Cịn phương
pháp luận nghiên cứu văn học chính là tiền đề lí luận chung nhất nghiên cứu văn
học, là chìa khóa để nghiên cứu, khám phá chân lý. Từ nền tảng này, ta cẽ có một
cơng cụ đắc dụng khi đi tìm hiểu về văn học nghệ thuật.
Tài liệu tham khảo:
1.

Nguyễn Văn Dân, Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Khoa học xã

2.

hội, 2004
Phương Lựu, Phương pháp luận nghiên cứu văn học, NXB Đại học Sư

3.

phạm, 2005
Phạm Viết Vượng, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học

4.

Quốc gia Hà Nội, 2004
Ts. Trịnh Khoa Biều, Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học,

5.

NXB Đại học Sư phạm TPHCM, 2005

PGS.Ts. Nguyễn Duy Bảo, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học và thực

6.
7.

hiện đề tài nghiên cứu khoa học, NXB Bưu điện, 2007
Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục, 2007
Ts. Phương Kỳ Sơn, Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Chính trị
Quốc gia, 2001.



×