Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

Luan van QUÁ TRÌNH HIỆN đại HOÁ NÔNG NGHIỆP TRUNG QUỐC từ năm 1992 đến NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.83 KB, 127 trang )

Mơc lơc:
PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………………

1

CHƯƠNG 1: KHÁI QT Q TRÌNH HIỆN ĐẠI HỐ NƠNG NGHIỆP
TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1978 ĐẾN NĂM 1992

1.1.

Trung Quốc trước cải cách mở cửa……………………………..

9

1.2.

Hội nghị trung ương 3 khố 11 của Đảng cộng sản Trung Quốc..

12

1.3.

Q trình hiện đại hố nơng nghiệp Trung Quốc từ 1978- 1991.

14

1.3.1. Giai đoạn 1978- 1984……………………………………………

14

1.3.2. Giai đoạn 1985- 1991……………………………………………



27

CHƯƠNG 2: CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN TRONG TIẾN TRÌNH

HIỆN ĐẠI HỐ NƠNG NGHIỆP TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1992 – 2008.

42

2.1. Giai đoạn 1992- 2000……………………………………………..

42

2.2. Giai đoạn 2001- 2008……………………………………………..

57

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HỐ NƠNG NGHIỆP
TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1992 ĐẾN NĂM 2008.

3.1. Thành tựu của quá trình hiện đại hố nơng nghiệp Trung Quốc…..
3.2. Ngun nhân thành cơng…………………………………………
3.3. Những hạn chế trong q trình hiện đại hố nơng nghiệp Trung
Quốc……………………………………………………………………
3.4. Hướng phát triển của Trung Quốc: xây dựng nông thôn mới xã hội
chủ nghĩa……………………………………………………………….
3.5. Bài học kinh nghiệm của Trung Quốc……………………………..
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………


85
85
95
99
108
112
118
120

0


A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn với diện tích rộng 9,6 triệu km 2,
chiếm gần 25% diện tích châu Á và gần 1/14 diện tích thế giới. Thế nhưng,
diện tích đất canh tác lại rất ít, khoảng 100 triệu ha, chiếm 7% diện tích đất
canh tác của thế giới. Dân số Trung Quốc hiện nay khoảng 1,4 tỷ người,
chiếm 22,6% dân số thế giới trong đó nơng dân chiếm phần lớn (khoảng 800
triệu). Với một diện tích đất canh tác eo hẹp lại phải nuôi số dân khổng lồ cho
thấy sức ép đối với nông nghiệp Trung Quốc là hết sức to lớn. Bởi thế, vai trị
của nơng nghiệp Trung Quốc trong nền kinh tế quốc dân vô cùng quan trọng,
đồng thời cũng phản ánh trình độ nơng nghiệp của nước này cịn thấp kém.
Nền nơng nghiệp của Trung Quốc có lịch sử rất lâu đời. Nhiều nhà nghiên cứu
cho rằng, có thể coi nơng nghiệp cổ đại Trung Quốc là kiểu mẫu trong nền
nông nghiệp truyền thống Phương Đông về chế độ canh tác hợp lý và trình độ
thâm canh cao. Nhưng thời gian dường như ngừng trôi ở đất nước này. Trải
qua mấy ngàn năm, nền nông nghiệp đó vẫn lạc hậu, trì trệ, vẫn mang đầy đủ
các đặc điểm của nền nông nghiệp truyền thống, không mấy đổi thay. Giai cấp

thống trị của tất cả các triều đại trước đều không thể giải quyết được vấn đề
ăn cho nơng dân Trung Quốc. Chính vì thế, ngay sau khi thành lập nước
Trung Hoa mới, các nhà lãnh đạo nước này đã đề cao vai trị của nơng nghiệp
và chủ trương phải nhanh chóng cải tạo nền nơng nghiệp truyền thống thành
nông nghiệp hiện đại. Nhưng do sai lầm trong lựa chọn chiến lược và chính
sách phát triển,tập trung mọi nguồn lực cho công nghiệp nặng, nông nghiệp bị
coi nhẹ và tụt hậu xa so với công nghiệp và các ngành kinh tế khác. Hàng

1


chục năm sau, khi nói đến nơng nghiệp, người ta vẫn gắn liền với khái niệm
phân tán, lạc hậu và khép kín, hiệu quả thấp... Trong nhiều năm, người dân
Trung Quốc thiếu ăn, thiếu mặc; trong một thời kì dài, nhà nước buộc phải
cung cấp nông sản cho dân thành phố theo chế độ tem phiếu, người làm ra
nông sản thì chủ yếu là đói nghèo. Từ năm 1978 Trung Quốc bắt đầu thực
hiện chính sách cải cách - mở cửa. Nhiều chính sách, biện pháp đưa ra trong
thời kì này đã “cởi trói” cho nơng nghiệp, giải phóng sức sản xuất ở nông
thôn, đáng kể là việc thực hiện chế độ khốn ruộng đất đến hộ gia đình. Nhờ
vậy nơng nghiệp có những đổi thay rất to lớn, nơng sản dồi dào, đời sống
nông dân được nâng cao, khá nhiều người đã dư dật. Tuy nhiên, nông nghiệp
Trung Quốc vẫn chưa có tác dụng như nó cần có, chưa đạt trình độ như nó
cần đạt. Sự phát triển khơng ổn định, chưa hồn tồn thốt khỏi những khó
khăn trước đây; một số khó khăn và mâu thuẫn mới xuất hiện; có vấn đề trước
đây chưa rõ rệt, nay lại nổi cộm; những vấn đề về kinh tế có nguy cơ làm nảy
sinh những vấn đề chính trị- xã hội nghiêm trọng. Điều này hoàn toàn mâu
thuẫn với suy nghĩ của các nhà lãnh đạo Trung Quốc: khơng có hiện đại hố
nơng nghiệp sẽ khơng có cuộc sống sung túc ổn định của nhân dân, sẽ khơng
thể có hiện đại hố của tồn bộ nền kinh tế, khơng có nước Trung Hoa hùng
cường với vị thế ngang tầm các nước hàng đầu thế giới. Do vậy nhiệm vụ cấp

bách đặt ra trước Trung Quốc là phải tiếp tục tìm kiếm con đường phù hợp
với tình hình đất nước, nhằm cải tạo triệt để nền nông nghiệp cũ cả về hai mặt
quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, tạo nên phương thức sản xuất kinh
doanh mới, đạt được kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất, khiến cho nông nghiệp trở
thành nền sản xuất hiện đại, theo kịp trình độ quốc tế, thích ứng với sự địi hỏi
mới của sự hoà nhập kinh tế thế giới khi gia nhập tổ chức WTO.
Ở Trung Quốc, việc nghiên cứu, tìm tịi con đường hiện đại hố nơng
nghiệp được đặt ra từ rất lâu. Việc thực hiện đại hố nơng nghiệp phù hợp với

2


quốc trình, quốc lực cũng đã có một q trình khá dài, đã gặt hái được nhiều
thành công. Bộ mặt nông thôn Trung Quốc đã diễn ra những thay đổi sâu sắc,
cơ cấu kinh tế, xã hội đã dịch chuyển dần theo hướng cơng nghiệp hố, hiện
đại hố. Đời sống của cư dân nông thôn được cải thiện và nâng cao rất
nhiều.Tuy vậy, con đường hiện đại hố nơng nghiệp ở Trung Quốc vẫn cịn
đang tiếp diễn với nhiều khó khăn, thử thách.
Là một quốc gia dân số đông, đất canh tác eo hẹp, nền tảng mỏng, trình
độ khoa học cơng nghệ và văn hố nhìn chung cịn thấp nên ở Trung Quốc
nơng nghiệp vẫn cịn có vai trị hết sức quan trọng. Bước sang thế kỉ XXI, khi
mà sức sản xuất xã hội sẽ phát triển với tốc độ của “đơi hài vạn dặm” thì vấn
đề hiện đại hố nông nghiệp nông thôn ở Trung Quốc càng trở nên cấp thiết
bởi “khơng có sự ổn định của nơng thơn sẽ khơng có sự ổn định của cả nước,
khơng có sự sung túc của nơng dân sẽ khơng có sự sung túc của nhân dân cả
nước, khơng có hiện đại hố nơng nghiệp sẽ khơng có hiện đại hố của toàn
bộ nền kinh tế quốc dân”. (Quyết định của TW Đảng Cộng sản Trung Quốc
về một số vấn đề quan trọng trong công tác nông nghiệp và nông thôn).
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có nhiều nét tương
đồng về lịch sử và văn hố. Tiến trình cải tạo và phát triển nông nghiệp của ta

rất gần gũi với nước bạn. Tìm hiểu con đường hiện đại hố nơng nghiệp
Trung Quốc một mặt sẽ giúp cho chúng ta hiểu biết hơn về nước láng giềng
có quan hệ mật thiết với nước ta dưới góc độ nghiên cứu Trung Quốc học.
Mặt khác, nghiên cứu những bài học kinh nghiệm trong q trình hiện đại hố
nơng nghiệp Trung Quốc, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, có ý nghĩa tham
khảo thiết thực đối với cơng cuộc hiện đại hố nông nghiệp của nước ta, khi
vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân đã được Ban chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VII thảo luận và thông qua Nghị quyết.

3


Với những suy nghĩ trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Q trình
hiện đại hố nơng nghiệp Trung Quốc từ năm 1992 đến năm 2008” làm đề tài
nghiên cứu. Theo chúng tơi, đề tài này vừa có ý nghĩa khoa học lại vừa có ý
nghĩa thực tiễn sâu sắc.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ:

Q trình hiện đại hố nơng nghiệp Trung Quốc từ năm 1978 nói chung
và từ năm 1992 đến năm 2008 nói riêng đã được nhiều nhà khoa học, các nhà
quyết sách tập trung tìm hiểu, nghiên cứu và nhìn nhận từ nhiều góc độ khác
nhau.
2.1. Tại Trung Quốc:
Theo một số học giả làm việc tại “Trung tâm nghiên cứu Trung
Quốc”của Việt Nam, quá trình tìm hiểu phát triển nông nghiệp theo hướng
hiện đại đã được các nhà khoa học Trung Quốc tìm tịi và phân tích qua các
tác phẩm tiêu biểu như: “Phân tích lựa chọn con đường hiện đại hố nơng
nghiệp Trung Quốc”(2004) của Bạch Thế Việt, “Nghiên cứu hiện đại hố
nơng thơn Trung Quốc” của Lý Vân Tài (năm 2005). Đề tài phát triển công
nghiệp nông thôn được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu như “Con đường

cơng nghiệp hố nơng thơn Trung Quốc” của Trần Cát Nguyên, Hàn Tuấn
(1993), “Bàn về công nghiệp hố nơng thơn Trung Quốc” của Ngơ Thiên
Nhiên (năm 1997), “Cải cách và phát triểnt kinh tế nông thôn Trung Quốc”
của Trương Tú Sinh (năm 2005).
Cuối thế kỉ XX, những năm đầu thế kỷ XXI, nhiều cơng trình nghiên
cứu về nông nghiệp, nông thôn và nông dân (tam nông) xuất hiện, tiêu biểu
như

“Bàn về tam nông” (tam nông luận) năm 2002 và “Bàn thêm về tam

nông” năm 2005 của Lục Học Nghệ, “Báo cáo vấn đề tam nông của Trung
Quốc” của Lưu Bân (năm 2004), “Báo cáo vấn đề nổi cộm của nông nghiệp,
nông thôn, nông dân Trung Quốc” của Tứ Tất Sinh v..v. Bàn về những

4


nguyên nhân cơ bản trong hạn chế của quá trình hiện đại hố nơng thơn Trung
Quốc cũng có nhiều cơng trình như “Bàn về kinh tế nhị nguyên” ( 2003) của
Ngô Thừa Minh, “Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nhị nguyên thành thị nông thôn
của Trung Quốc” của Quách Văn Kiệt, Dư Thuỵ Tường, “Chuyển đổi cơ cấu
kinh tế nhị nguyên thành thị nông thôn Trung Quốc” của Hạ Canh (2005),
“Chuyển đổi cơ cấu kinh tế và phát triển nông nghiệp” của Mã Hiểu Hà, “Đơ
thị hố và chuyển đổi kinh tế nhị nguyên” của Tô Tuyết Xuyến. Nghiên cứu
các vấn đề xã hội nông thôn được tập trung phản ánh qua các cơng trình
nghiên cứu như “Nghiên cứu phát triển kinh tế- xã hội nông thôn Trung
Quốc” của Phan Tông Bạch (năm 2000), “Nghiên cứu cải cách nông thôn
Trung Quốc” của Trương Tương Đào...
2.2. Tại Việt Nam:
Công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc tiến hành từ năm 1978 đã

đạt được rất nhiều thành tựu nổi bật, bởi thế nhiều nhà khoa học Việt Nam
quan tâm tìm hiểu về vấn đề này nói chung và vấn đề hiện đại hố nơng thơn
ở Trung Quốc nói riêng. Tiêu biểu có tác phẩm “Cải cách nơng nghiệp và
nơng thơn Trung Quốc” của Nguyễn Đức Thành (năm 1994), “Trung Quốc
cải cách mở cửa- những bài học kinh nghiệm” do Nguyễn Văn Hồng chủ
biên (năm 2003), “Cải cách kinh tế ở cộng hoà nhân dân Trung Hoa” của
Nguyễn Minh Hằng (năm 1995), “Một số vấn đề về hiện đại hố nơng nghiệp
Trung Quốc” của Nguyễn Minh Hằng (năm 2003). Trên các tạp chí khoa học
có một số bài như: “Nơng nghiệp Trung Quốc- thành tựu phát triển và cải
cách 50 năm qua” của Nguyễn Điền, “Tình hình phát triển khoa học kỹ thuật
nông nghiệp ở Trung Quốc trong thời kỳ cải cách” của Nguyễn Điền, “Nông
nghiệp Trung Quốc hiện nay” của Nguyễn Điền, “Tìm hiểu vấn đề đa dạng
hố nghành nghề trong nông nghiệp Trung Quốc hiện nay” của Đỗ Tiến Sâm,
“Nông nghiệp Trung Quốc- những thách thức trên con đường hiện đại hoá”

5


của Phan Văn Rân, “Trung Quốc: Từ cơng nghiệp hố truyền thống đến con
đường cơng nghiệp hố kiểu mới” của Phạm Sỹ Thành, “Trung Quốc với việc
thống nhất thành thị và nông thôn” của Nguyễn Xuân Cường, “Cơ cấu nhị
nguyên thành thị nông thôn ở Trung Quốc” của Nguyễn Xuân Cường, “Chính
sách “Tam nơng” mới ở Trung Quốc” của Đào Thế Tuấn...
Có thể nói, các cơng trình khoa học và các bài viết về công cuộc cải
cách, phát triển của nơng nghiệp, nơng thơn Trung Quốc nói chung và hiện
đại hố nơng nghiệp nói riêng có một số lượng rất lớn. Nhưng, mỗi cơng
trình, bài viết lại đứng từ những góc độ khác nhau hoặc tìm kiếm lời giải cho
vấn đề khác nhau, đề cập gián tiếp hoặc đề cập trực tiếp vào một trong những
vấn đề của nông nghiệp nông thôn Trung Quốc trong từng giai đoạn lịch sử
nhất định mà chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ về

q trình hiện đại hố nông nghiệp Trung Quốc từ năm 1992 đến năm 2008.
Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu trên ở chừng mực nhất định đã phác
thảo ra bức tranh đa dạng về nơng nghiệp và nơng thơn Trung Quốc, là những
cơng trình khoa học đáng quý, có tác dụng gợi mở lớn để tác giả kế thừa và đi
sâu vào thực hiện luận văn.
3. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU, TÀI LIỆU:

3.1. Mục tiêu:
Làm rõ quá trình hiện đại hố nơng nghiệp Trung Quốc từ năm 1992
đến năm 2008 trên các phương diện kinh tế, xã hội, khoa học- kĩ thuật. Nêu
những thành công, hạn chế và rút ra những bài học kinh nghiệm có tính tham
khảo đối với Việt Nam.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu quá trình hiện đại hố nơng thơn Trung Quốc, chủ yếu là về
cơ cấu kinh tế- xã hội, quan hệ thành thị- nông thơn, các loại hình kinh doanh

6


nông nghiệp, phát triển công nghiệp nông thôn, việc làm và sự chuyển dịch
lao động.

3.3. Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu q trình hiện đại hố nơng nghiệp nông
thôn Trung Quốc từ năm 1992, tức là từ sau đại hội XIV của Đảng Cộng sản
Trung Quốc- đại hội nêu ra mục tiêu xây dựng thể chế kinh tế thị trường xã
hội chủ nghĩa, tiếp tục đi sâu cải cách, mở rộng mở cửa đến năm 2008, khi
vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân (tam nông) được tồn xã hội chú ý,
trong đó Đảng và nhà nước Trung Quốc tiến hành các hội nghị quan trọng và
đưa ra những quyết sách đẩy mạnh quá trình hiện đại hố nơng nghiệp, nơng

thơn.
Luận văn tập trung nghiên cứu q trình hiện đại hố nơng nghiệp khu
vực nơng thơn của Trung Quốc đại lục, không bao gồm Hồng Công, Ma Cao,
Đài Loan. Thuật ngữ Trung Quốc dùng trong luận văn là chỉ Cộng hoà nhân
dân Trung Hoa.
3.4. Nguồn tài liệu:
Nguồn tài liệu chính phục vụ luận văn là các văn bản về đường lối,
chính sách, các số liệu thống kê, niên giám của Trung Quốc, các cơng trình
nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc và Việt Nam, các ấn phẩm, các
tư liệu tập hợp từ sách báo, tạp chí, Internet...
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

Đề tài được nghiên cứu trình bày theo phương pháp lịch sử kết hợp với
phương pháp lơgic, phân tích, tổng hợp, so sánh, tn thủ theo tiến trình thời
gian, địa điểm và các nhân vật liên quan, tôn trọng các sự kiện. Bằng phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, lý giải, tổng kết về những nhân tố thành

7


cơng và tồn tại trong q trình hiện đại hố nơng thơn ở Trung Quốc từ năm
1992 đến nay.

5. ĐĨNG GĨP CỦA LUẬN VĂN:

Luận văn hệ thống hố tồn bộ q trình hiện đại hố nơng nghiệp
Trung Quốc từ năm 1992 đến năm 2008, qua đó phác thảo bức tranh tồn
cảnh về những chuyển biến của nơng nghiệp Trung Quốc trên con đường
cơng nghiệp hố, hiện đại hố.
Trên cơ sở đi sâu tìm hiểu q trình hiện đại hố nơng nghiệp Trung

Quốc, phân tích đánh giá và tổng kết những thành công và hạn chế, bước đầu
đúc rút những bài học kinh nghiệm. Từ đó, giúp người đọc có những suy nghĩ
về tiến trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố nông nghiệp, nông thôn ở Việt
Nam.
Luận văn cung cấp những thông tin phong phú và tin cậy về nông
nghiệp và nơng thơn Trung Quốc, về tiến trình hiện đại hố ở Trung Quốc,
giúp ích cho việc tìm hiểu q trình hiện đại hố nơng nghiệp Trung Quốc nói
riêng và cơng cuộc xây dựng hiện đại hố Trung Quốc nói chung.
6. BỐ CỤC:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn được trình bày trong 3 chương.
Chương 1. Khái qt q trình hiện đại hóa nông nghiệp Trung Quốc
từ năm 1978 đến năm 1991.
Chương 2. Các giai đoạn phát triển trong tiến trình hiện đại hóa nơng
nghiệp Trung Quốc từ năm 1992 đến năm 2008.
Chương 3. Nhận xét q trình hiện đại hóa nơng nghiệp Trung Quốc
từ năm 1992 đến năm 2008.

8


B. NỘI DUNG:
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HIỆN ĐẠI HĨA NƠNG
NGHIỆP TRUNG QUỐC TỪ NĂM 1978 ĐẾN NĂM 1991.
1.1. Trung Quốc trước cải cách mở cửa:
Từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời (10/10/1949), Trung
Quốc đã tập trung vào việc khôi phục và phát triển kinh tế với nhiều kế hoạch
được đề ra và đã thu được những kết quả khá quan trọng, đã tiến hành cải tạo
xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản, thủ công nghiệp thành

thị và nông thôn trên phạm vi cả nước (1949- 1956). Thời kì này tuy rất ngắn,
song những thay đổi có tính cách mạng trong những năm đó lại đóng vai trị
hết sức quan trọng và có ảnh hưởng sâu sắc đối với cơng cuộc hiện đại hóa
nơng nghiệp ở Trung Quốc. Điển hình là cuộc cải cách ruộng đất, được tiến
hành từ mùa đông năm 1950 đến mùa xuân năm 1953. Cuộc cải cách ruộng
đất trên phạm vi cả nước này được tiến hành căn cứ theo luật cải cách ruộng
đất mới, nội dung và mục đích chính của nó là “xóa bỏ chế độ sở hữu ruộng
đất có sự bóc lột của giai cấp địa chủ, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của
nơng dân nhằm giải phóng sức sản xuất nơng nghiệp, mở ra con đường cơng
nghiệp hóa cho nước Trung Hoa mới” [36,108]. Cuộc cải cách này đã có đóng
góp chưa từng có cho cơng cuộc hiện đại hóa nơng nghiệp Trung Quốc, xóa
bỏ hồn tồn trở ngại lớn nhất của hiện đại hóa nơng nghiệp Trung Quốc và
nền tảng chủ yếu của nông nghiệp truyền thống là chế độ sở hữu ruộng đất địa
chủ phong kiến. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng để thúc đẩy nông

9


nghiệp chuyển từ mơ hình truyền thống sang mơ hình hiện đại. Chính vì vậy,
từ năm 1953 đến năm 1956, giá trị tổng sản phẩm công nghiệp mỗi năm của
Trung Quốc tăng 19,6%, giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp mỗi năm tăng
4,8%. Sản lượng lương thực năm 1952 là 164 triệu tấn đến năm 1957 đã tăng
lên 195 triệu tấn, tăng 72% so với năm 1949 [44,18]. Từ năm 1953, Trung
Quốc bắt đầu cải tổ các tổ sản xuất nông nghiệp thành các hợp tác xã sản xuất
nông nghiệp sơ cấp. Năm 1956 lại cải tổ các hợp tác xã sơ cấp thành các hợp
tác xã nông nghiệp cao cấp, đưa nông dân vào đội sản xuất. Năm 1957 tổng
giá trị nông nghiệp là 53,7 tỷ NDT, dân số nông thôn là 547 triệu người
[14,6].
Với những thành tựu ban đầu đạt được sau mấy năm khôi phục kinh tế,
từ lãnh đạo cho đến quần chúng đều có một mong muốn “tả khuynh”- phát

triển một nền kinh tế mạnh, mơ ước trở thành một quốc gia kinh tế, văn hóa,
chính trị... điển hình của thế giới. Để thực hiện, Đảng Cộng sản Trung Quốc
đã phát động cao trào “Đại nhảy vọt”, cao trào “Công xã nhân dân” và Cách
mạng văn hóa, gọi là “Ba ngọn cờ hồng”. Năm 1958 các hợp tác xã nông
nghiệp cao cấp được cải tổ thành công xã nhân dân. Các “công xã nhân dân”
hầu như là một đơn vị sản xuất khép kín, tự cấp, tự túc, thiếu hẳn mối liên hệ
kinh tế theo chiều ngang, lao động được tổ chức theo kiểu quân sự, không chú
ý sản xuất nông nghiệp mà chỉ dốc sức làm cơng nghiệp. Vì vậy, “Ba ngọn cờ
hồng” đã khơng đem lại sự “nhảy vọt” cho nền kinh tế Trung Quốc, mà trái lại
“nông nghiệp và công nghiệp đều giảm sút, sản xuất đình đốn, lười biếng
tràn lan, nạn đói xảy ra nhiều nơi vào những năm 1959, 1960, 1961” [42,7].
Bình quân lương thực của người dân từ 203 kg năm 1957 giảm xuống 163 kg
năm 1960 [14,7]. Đời sống nhân dân suy giảm nghiêm trọng.
Trong bối cảnh đó, Đảng cộng sản Trung Quốc đã tiến hành sửa sai
trong 5 năm (1961- 1965). Phương châm chỉ đạo là: “điều chỉnh, củng cố, bổ
10


sung, nâng cao”, kinh tế được đưa lên hàng đầu. Mặc dù đường lối đúng
nhưng kinh tế Trung Quốc cũng chưa vực lên ngay được, mà ngược lại mâu
thuẫn trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày trở nên gay gắt, đạt đến
đỉnh điểm khi cuộc “Đại cách mạng văn hóa vơ sản” được chủ tịch Mao
Trạch Đơng phát động (1966- 1976). Với luận điểm của “Cách mạng văn
hóa” nêu ra là “hàng loạt nhân vật tiêu biểu của giai cấp tư sản và phần tử
xét lại đã chui vào trong đảng, trong chính phủ và trong quân đội” vì vậy cần
nên loại bỏ để làm trong sạch nội bộ đảng. Chủ tịch Mao cho rằng cuộc “Đại
cách mạng văn hóa” này thực chất là một cuộc cuộc cách mạng chính trị của
một giai cấp nhằm lật đổ một giai cấp khác để giành lấy quyền lực đã mất.
Chính vì vậy, mọi quyền lực của xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ nằm trong tay
các tổ chức “cách mạng văn hóa” và trên hết là nằm trong tay chủ tịch Mao

Trạch Đông. Họ dựa vào quân đội và Hồng vệ binh để kiểm sốt sản xuất,
sinh hoạt chính trị và văn hóa của nhân dân. Cũng vì vậy mà nền kinh tế
Trung Quốc lúc này là một nền kinh tế quản lý theo kiểu quân sự bằng mệnh
lệnh nghiêm ngặt, chủ nghĩa bình quân được cổ vũ mạnh mẽ. Nền kinh tế
Trung Quốc khơng hề có một sức kích thích cho sự phát triển, mà trái lại càng
trở nên điêu tàn vì các khẩu hiệu “chính trị là thống soái”, “nắm khâu cách
mạng thúc đẩy sản xuất”. Những cuộc đấu tố đẫm máu đã làm lãng phí sức
lao động, làm cho nhiều trường học, nhà máy ngừng hoạt động, các quá trình
sản xuất phải gián đoạn, nhiều cơ sở sản xuất bị tịch thu, quốc hữu hóa tài
sản. Nhiều cán bộ đảng và các phần tử trí thức bị quy là đường lối “đen” đều
bị đem ra truy tố và đuổi về nơng thơn.
Cuộc “Đại cách mạng văn hóa” kết thúc khi chủ tịch Mao qua đời và
“bè lũ bốn tên” bị bắt nhưng hậu quả của nó để lại cho nước Trung Quốc thật
nặng nề. Tại Hội nghị toàn thể Ban chấp hành trung ương lần thứ 4 khóa 11
của Đảng Cộng sản Trung Quốc (16/9/1979) chủ tịch Đặng Tiểu Bình đã

11


khẳng định: “Từ năm 1966 đất nước đã lâm vào sự cực khổ và khủng bố
trắng chưa từng có, tổ chức Đảng bị tan vỡ, quần chúng nhân dân bị đàn áp
nặng nề. Trong quá trình hoạt động của bọn phản cách mạng, khoảng 100
triệu người đã phải chịu đau khổ. Vì vậy, sau cách mạng văn hóa hầu hết các
tầng lớp nhân dân Trung Quốc đều cảm thấy rùng rợn như vừa qua một cơn
ác mộng. Họ không muốn tái diễn bi kịch của “cách mạng văn hóa”, do đó
họ trơng đợi một sự đổi mới, chứ khơng muốn quay trở lại con đường mòn đã
đi qua với thể chế và quan hệ cũ” [42,8]. Trước tình hình kinh tế - xã hội
Trung Quốc khủng hoảng trầm trọng như vậy, đòi hỏi Đảng Cộng sản Trung
Quốc phải cải tổ nền kinh tế cho phù hợp với yêu cầu của đất nước. Đặng
Tiểu Bình là người đi đầu trong phong trào cải cách - mở cửa của Trung

Quốc. Mở đầu cho công cuộc cải cách này là hội nghị Trung ương 3 khóa 11
diễn ra năm 1978 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đánh dấu mốc phát triển kì
diệu của Trung Quốc.
1.2. Hội nghị Trung ương 3 khóa 11 của Đảng Cộng sản Trung
Quốc đối với sự phát triển của nông nghiệp Trung Quốc.
Bước sang những năm cuối cùng của thập kỷ 70 của thế kỷ XX, châu Á
chứng kiến sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản, sự ra đời của các “con rồng”
cơng nghiệp hóa mới như Hàn Quốc, Xingapo, Hồng Cơng, Đài Loan thì
Trung Quốc vẫn đang ở trạng thái trì trệ, kém phát triển. Đến năm 1977, sau
một năm khơi phục và băng bó những vết thương của “Cách mạng văn hóa”,
nền kinh tế Trung Quốc chỉ đạt được những mục tiêu thấp, lương thực chỉ đạt
300 triệu tấn [42,9]. Tình cảnh người nơng dân Trung Quốc cùng cực đến nỗi
trong báo cáo của tỉnh ủy một tỉnh nghèo nhất vào năm 1978 đã nhấn mạnh:
“Trước đây chúng ta không những tước đoạt tài sản mà cịn tước đoạt cả tự
do của nơng dân. Đó là hai nguồn gốc quan trọng làm cho tình trạng nghèo
nàn của nơng dân rất ít thay đổi... Từ nay nếu không điều chỉnh mạnh mẽ
12


chính sách nơng thơn thì cuối cùng nơng dân sẽ nổi dậy chống chúng ta”
[42,10].
Đứng trước tình hình đó, Đảng Cộng sản và nhân dân Trung Quốc đã
tìm mọi cách để thốt ra khỏi hồn cảnh khó khăn. Xuất phát từ những yêu
cầu thiết thực đó, tháng 12 năm 1978, hội nghị Trung ương 3 khóa 11 của
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã diễn ra, đánh dấu một thời kì mới của Trung
Quốc, thời kì cải cách- mở cửa, xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung
Quốc.
Hội nghị đã đưa ra quyết định chuyển trọng tâm công tác của toàn
Đảng, toàn dân từ “lấy đấu tranh giai cấp là chính” sang lấy “phát triển kinh
tế làm nhiệm vụ trung tâm”. Hội nghị đã thảo luận “ Quyết định của Trung

ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về một số vấn đề đẩy nhanh phát triển
nông nghiệp” ( dự thảo), tháng 9 năm 1979 bản dự thảo trên được thông qua
và trở thành “Quyết định về một số vấn đề đẩy nhanh phát triển nơng nghiệp”,
trong đó có các nội dung quan trọng như: khôi phục và mở rộng quyền tự chủ
của các đội sản xuất; khôi phục đất phần trăm để lại cho xã viên, nghề phụ gia
đình và của tập thể; khôi phục chợ nông thôn, xây dựng và kiện tồn chế độ
khốn sản phẩm đến hộ gia đình; nâng giá thu mua lương thực... Trung Quốc
chủ trương ra sức xây dựng kinh tế nông thôn, phát triển kinh tế nơng nghiệp
để từ đó tạo ra một tiền đề mới để phát triển toàn bộ nền kinh tế đất nước.
Như vậy, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã nhận thức được tầm quan trọng của
kinh tế nông nghiệp ở nơng thơn, nó là khởi điểm cho các ngành kinh tế khác
phát triển. Sở dĩ nền kinh tế nông nghiệp được coi là chủ yếu vì với một quốc
gia đơng dân bậc nhất thế giới, giải quyết được việc làm cho hơn 800 triệu
nông dân là một sức mạnh để Trung Quốc làm nên những điều kì tích về kinh
tế sau này.

13


Chính vì lẽ đó, hội nghị Trung ương 3 khóa 11 của Đảng Cộng sản
Trung Quốc có tầm quan trọng đặc biệt trong quá trình cải cách- mở cửa và
phát triển kinh tế của Trung Quốc. “Con đường chấn hưng Trung Hoa mà các
thế hệ người Trung Quốc theo đuổi từ Tôn Trung Sơn (1866- 1925) cho đến
cuối đời Chủ tịch Mao Trạch Đông (1976), trải qua nhiều chặng đường khúc
khuỷu, đã tìm ra lối thốt với hội nghị Trung ương 3 khóa 11của Đảng Cộng
sản Trung Quốc tháng 12 năm 1978” [42,11].
1.3. Q trình hiện đại hóa nơng nghiệp Trung Quốc từ năm 1978
đến năm 1991.
Vào cuối thập kỷ 70, đặc biệt là nửa đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX,
nông thôn Trung Quốc đã bước vào một giai đoạn mới của quá trình phát triển

kinh tế- xã hội. Con đường cơ bản để thực hiện hiện đại hóa nơng nghiệp
được Trung Quốc xác định là q trình cơng nghiệp hóa và đơ thị hóa nơng
nghiệp, nơng thơn. Mục tiêu chính của hiện đại hóa nơng nghiệp Trung Quốc
là xây dựng một nền kinh tế nông thôn phát triển toàn diện, được tổ chức hợp
lý, đạt hiệu quả cao, dựa trên một nền nông nghiệp tiên tiến.
1.3.1. Giai đoạn 1978- 1984:
1.3.1.1. Thực hiện chế độ khoán ruộng đất:
Từ năm 1978 đến năm 1984 được coi là giai đoạn đầu trong q trình
hiện đại hóa nơng nghiệp của Trung Quốc. Nội dung cơ bản của thời kỳ này là
chuyển đổi thể chế kinh tế nông nghiệp, nông thôn mà trọng tâm nhất là vấn
đề thực hiện chế độ khoán đến hộ gia đình ở nơng thơn Trung Quốc. Trên
thực tế, chế độ khốn ruộng đất đã hình thành ngay từ giữa những năm 50 của
thế kỷ XX. Vào nửa cuối năm 1956, ở các vùng nông thôn thuộc tỉnh Quảng
Đơng, Chiết Giang và một số tỉnh khác đã có những hợp tác xã nơng nghiệp
thực hiện khốn sản phẩm đến từng hộ gia đình. Mặc dù cách làm này đã

14


được chứng minh là một hình thức tổ chức và sản xuất kinh doanh nơng
nghiệp có hiệu quả, nhưng sau đó một thời gian nó vẫn bị coi là một hành vi
sai lầm và bị cấm hoạt động, bị chụp lên cái mũ “chủ nghĩa tư bản”, “thụt lùi
làm ăn riêng rẽ” và bị ngăn cản nhưng ngọn lửa của chế độ khoán vẫn chưa
bao giờ dập tắt.
Thực hiện nội dung nghị quyết của Hội nghị Trung ương 3 khóa 11, tất
cả các “công xã nhân dân” bị giải thể, thay vào đó là chế độ khốn ruộng đất
đến hộ, lấy hộ gia đình làm đơn vị sản xuất và kinh doanh cơ bản. Chế độ
khốn đã kích thích được tính tích cực của người nơng dân, khuyến khích
người sản xuất chun tâm vào cơng việc, nhiệt tình cải tiến điều kiện sản
xuất, đưa năng suất lao động tăng lên hơn trước. Với tiền dư thừa, nhiều nông

dân đã đi vào chuyên ngành sản xuất, lần lượt xuất hiện các hộ chun (trồng
trọt, chăn ni) và có sự chun sâu trong từng giai đoạn hay từng khâu trong
sản xuất (chuyên sản xuất hạt, cây, con giống), một số hộ tách khỏi sản xuất
chuyên làm nghề vận tải, dịch vụ... Hình thức kinh doanh này phù hợp với
trình độ sản xuất nơng nghiệp, giải phóng được sức sản xuất ở nơng thơn.
Với chế độ khốn, nền kinh tế nơng thơn Trung Quốc mang tính chất tự
cấp, nửa tự túc đã chuyển dần sang nền kinh tế hàng hóa và xã hội hóa, đã
giải phóng được sức sản xuất đã bị thể chế công xã nhân dân trước đây ràng
buộc trong nhiều năm, nâng cao nhanh chóng năng suất lao động của nông
nghiệp Trung Quốc, đẩy nhanh tốc độ phát triển của nông nghiệp Trung Quốc,
phạm vi hoạt động của nông dân cũng sâu rộng hơn bất kì giai đoạn nào trước
đây. Kết quả trực tiếp của tình hình trên là nơng nghiệp và các ngành kinh tế
khác của nông thôn phát triển mạnh mẽ, giúp cho đại đa số nông dân Trung
Quốc thốt khỏi khó khăn, khơng ít người đã có cuộc sống sung túc. Tỷ lệ
thặng dư của các thành quả lao động không ngừng tăng lên, giúp công cuộc
hiện đại hóa nơng thơn, cơ khí hóa nơng nghiệp tích lũy được nhiều vốn. Nhờ
15


đó, tiến trình hiện đại hóa nơng nghiệp Trung Quốc đã được đẩy mạnh. Nông
nghiệp và các lĩnh vực kinh tế khác của nơng thơn Trung Quốc đều có những
bước phát triển to lớn chưa từng có, thực lực kinh tế nơng thơn được tăng
cường mạnh mẽ. Thu nhập bình quân cư dân nông thôn năm 1978 khoảng 133
NDT, năm 1984 tăng lên 355 NDT. Tổng sản lượng lương thực năm 1984 đạt
khoảng 407 triệu tấn, mức lương thực bình quân đầu người đạt gần 400 kg.
Theo tiêu chuẩn của Trung Quốc, năm 1978 Trung Quốc có 250 triệu người
thuộc diện đói nghèo, qua thực hiện chế độ khốn, thả nổi dần giá nông sản...,
trong giai đoạn từ 1978- 1984 bình qn lương thực đầu người ở nơng thơn
tăng 14%, bông tăng 73,9%, dầu thực vật tăng 176,4%, thịt tăng 87,8%. Số
nhân khẩu thuộc diện đói nghèo đã giảm xuống cịn 125 triệu, bình qn mỗi

năm có 17 triệu người thốt khỏi cảnh đói nghèo [14,9].
Bên cạnh những tác dụng tích cực mà chế độ khốn mang lại thì bản
thân nó cịn gây ra những tác dụng tiêu cực đối với cơng cuộc hiện đại hóa
nơng nghiệp Trung Quốc. Do Trung Quốc đất chật người đơng nên số đất
khốn được chia bình qn cho nơng dân được rất ít. Ở miền nam Trung
Quốc, gia đình đơng người chỉ được khơng quá 10 mẫu đất (1 mẫu Trung
Quốc = 0,15 ha); gia đình ít người được dưới 5 mẫu đất. Ở những tỉnh có tài
nguyên đất đai tương đối dồi dào như miền bắc Trung Quốc, số ruộng đất mỗi
hộ nông dân nhận khoán nhiều hơn nhưng đất đai lại kém phì nhiêu hơn, khí
hậu lạnh giá khắc nghiệt hơn nên năng suất sử dụng đất chỉ bằng 1/2 của miền
nam hoặc thấp hơn nữa. Đến giữa những năm 80, một mặt, do dân số tăng,
các gia đình nơng dân tách hộ làm cho tổng số hộ nông dân tăng, mặt khác do
công nghiệp và giao thông vận tải phát triển nhanh chóng đã lấy đi một lượng
đất canh tác lớn, nên diện tích đất canh tác bình qn mỗi hộ được nhận đã
giảm xuống dưới 10 mẫu [36,192]. Như vậy, ngay cả khi diện tích đất canh
tác khơng giảm thì diện tích đất canh tác bình qn mỗi hộ được nhận khoán

16


cũng sẽ giảm khoảng 1/3 bởi vì số lượng hộ nông dân đã tăng thêm. Vấn đề
này không chỉ mang tính kinh tế mà cả ý nghĩa chính trị- xã hội. Nó ảnh
hưởng trực tiếp đến các nơng trại gia đình của Trung Quốc được ra đời nhờ áp
dụng chế độ khốn, là những nơng trại có quy mơ nhỏ nhất thế giới, và lại
đang có xu hướng thu nhỏ hơn. Việc tiến hành hiện đại hóa nơng nghiệp trên
cơ sở những nơng trại có quy mơ nhỏ như vậy về căn bản là không thể được;
ngay cả khi nâng cao hiệu quả sản xuất nơng nghiệp thì cũng rất khó khăn. Sự
phân tán đất đai cũng đã làm cho việc canh tác cơ khí hóa trở nên khó khăn.
Bởi vì, theo các nhà nơng học Trung Quốc, ngay cả khi canh tác bằng máy
kéo tay thì nhìn chung đất canh tác phải có chiều dài tối thiểu là 330m, chiều

rộng tối thiểu là 4m, điều này có nghĩa địi hỏi diện tích của một thửa ruộng
phải trên 2 mẫu. Trong khi đó, ngồi diện tích đất mà nhiều hộ ở một số địa
phương thuộc đồng bằng Hoa Bắc nhận khốn hiện nay đạt được u cầu nói
trên, cịn ở các vùng khác, số hộ đạt được yêu cầu này rất ít. Số mảnh đất bình
qn mỗi hộ nơng dân Trung Quốc nhận khốn nhỏ hơn số mẫu đất bình quân
mỗi hộ nhận khoán rất nhiều, thực tế này cho thấy, về cơ bản, đất canh tác các
hộ nông dân Trung Quốc nhận khốn đều khơng thuận lợi cho việc canh tác
bằng máy móc, vì diện tích bình qn của mỗi thửa ruộng chưa đến một mẫu.
Như vậy, chính quy mơ kinh doanh gia đình q nhỏ, ruộng đất phân tán đã
cản trở việc kinh doanh ruộng đất với quy mơ thích hợp, đồng thời cũng cản
trở cơng cuộc cơ khí hóa và hiện đại hóa của nơng nghiệp Trung Quốc.
Chế độ khốn cịn làm tăng thêm sự quyến luyến của người nơng dân
đối với ruộng đất, gây thêm khó khăn mới cho sự phát triển của q trình
người nơng dân rời đất rời làng vốn có ý nghĩa hiện đại. Người nông dân khi
được chia ruộng được nhà nước bảo đảm quyền lợi, họ coi ruộng đất như là
tài sản riêng của mình cho dù khơng được mua bán. Chính vì thế, một số nơng
dân có thu nhập cao từ các ngành nghề phụ, nơng nghiệp hồn tồn mất vai

17


trị quan trọng trong tổng thu nhập của họ thì họ vẫn khơng muốn vứt bỏ đất
nhận khốn. Có những hộ, dù đã chuyển nhượng lại phần đất nhận khoán
nhưng đối tượng chuyển nhượng hầu hết lại là người thân của mình như anh
em, bố mẹ, để khi cần thiết có thể địi lại. Điều này khơng những đã khiến cho
q trình hiện đại hóa, nơng dân rời làng bị chậm lại, mà cịn gây khó khăn
cho q trình tập trung đất đai, phát triển kinh doanh theo quy mô thích hợp.
Tất cả các nhân tố trên đều gây bất lợi cho cơng cuộc hiện đại hóa nơng
nghiệp Trung Quốc. Vấn đề đặt ra cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong
thời gian tới là tích cực tìm tịi để có bước tiến mới, khắc phục những hạn chế

của chế độ khốn để tạo điều kiện thuận lợi cho cơng cuộc hiện đại hố nơng
nghiệp đang diễn ra.
1.3.1.2. Cải tiến chế độ thu mua và tiêu thụ nông sản:
Trong công cuộc hiện đại hố nơng nghiệp Trung Quốc, cải cách hệ
thống giá cả thu mua và tiêu thụ nông sản, giá cả thị trường là một việc cần
thiết và hết sức quan trọng. Trước hết nó cổ vũ tính tích cực sản xuất của
người nơng dân, đảm bảo lợi ích của người nơng dân trong mối tương quan
với lợi ích của nhà nước, tập thể và các thành viên trong xã hội, tạo điều kiện
cho kinh tế hàng hoá ở nông thôn phát triển, làm sống động đời sống kinh tế
nông thôn, tạo điều kiện cho Trung Quốc tiến tới thả nổi giá cả thị trường và
trao đổi ngang giá.
Trước đây, trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, nhà nước áp dụng
chế độ thu mua và tiêu thụ có kế hoạch thống nhất và thu mua theo nghĩa vụ
đối với những nông sản quan trọng, nhà nước định giá các mặt hàng mua bán
theo chỉ tiêu và giá cả của cơ quan vật giá nhà nước đưa ra. Cơ chế giá cả này
không phản ánh đúng được giá trị của sản phẩm nơng nghiệp, nó tỏ ra hết sức
quan liêu, đi ngược lại quy luật giá trị, làm cho nông dân càng thêm điêu

18


đứng, khổ cực dưới chế độ công xã nhân dân. Họ khơng muốn sản xuất nữa.
Bên cạnh đó, nhà nước lại thực hiện độc quyền kinh doanh, ngăn sông cấm
chợ, hạn chế lưu thông giữa các vùng, nghiêm cấm buôn bán đường dài... Kết
quả là kinh tế hàng hố khơng phát triển được, không cung cấp đủ nông phẩm
cho xã hội, đời sống nông dân thấp kém, thị trường trong nước chật hẹp, làm
ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Hệ thống giá cả nông sản phẩm trước đây bất hợp lí tới mức người
nơng dân gọi là mua rẻ đến mức cướp đoạt, đặc biệt là giá cả thu mua lương
thực và một số mặt hàng nông sản chủ yếu như bơng, hạt có dầu, ngun liệu

đường... Hệ thống giá cả thu mua đó đã làm cho nông dân hết sức điêu đứng,
họ bị thua thiệt rất nhiều.
Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sớm nhận thức ra được điều đó, và
trong thực tế đã thi hành nhiều biện pháp như nâng giá thu mua nông sản,
thực hiện việc mua bán lương thực theo hợp đồng, hàng năm điều chỉnh giá
lương thực và những sản phẩm nông nghiệp chủ yếu. Nhưng trên con đường
thả nổi giá lương thực và nông sản phẩm cho thị trường điều tiết, Đảng Cộng
sản Trung Quốc còn quá dè dặt và thận trọng, mãi đến đầu năm 1993 mới xoá
bỏ bao cấp về lương thực.
Thực hiện cải cách giá cả, mua bán theo hợp đồng, nhà nước đã điều
chỉnh giá cả nhiều lần theo hướng nâng dần giá thu mua để đảm bảo cho nông
dân được lợi nhiều. Qua ba lần điều chỉnh giá cả trong các năm 1979, 1983 và
1985, tình hình thị trường, sản xuất và giá cả ở Trung Quốc đã có những
chuyển biến khả quan.
Tháng 3 năm 1979, chính phủ Trung Quốc đã nâng giá thu mua 18 loại
nông sản lương thực, bông, dầu ăn, nguyên liệu làm đường, sản phẩm thịt, sản
phẩm thuỷ sản, lâm sản.., tính chung tăng 20,1%. Năm 1980 lại tiếp tục nâng

19


giá thu mua một số mặt hàng như da cừu, đay gai, gỗ... tăng thêm 7% so với
năm 1979. Từ năm 1980 đến năm 1984 giá mua nơng sản nói chung tăng
54%. So với năm 1978, năm 1979 bình quân giá nông sản tăng 27,1%, năm
1983 giá thu mua nông sản tăng 48%. Năm 1978 nhà nước thu mua theo giá
cao là 8% trong tổng sản lượng thu mua. Năm 1984 tỉ lệ này khoảng hơn
30%. Năm 1985, 70% sản lượng lương thực được thu mua theo giá cao. Cũng
từ năm 1985, ngồi lương thực và bơng, giá cả các loại nông sản phẩm khác
được thả nổi trên thị trường [44,45].
Lương thực là mặt hàng sản xuất chính ở nơng thơn, là mặt hàng chiến

lược có tính sống cịn đối với đất nước, nên nhà nước Trung Quốc cũng có
những chính sách thay đổi giá cả và chế độ thu mua thích đáng bảo vệ quyền
lợi người sản xuất và kích thích người nơng dân hăng hái sản xuất đảm bảo
cung cấp lương thực cho tồn quốc và có dư thừa, tích luỹ, xuất khẩu.
Năm 1979 nhà nước nâng giá thu mua lương thực theo kế hoạch lên 20%,
phần mua ngoài kế hoạch tăng 50%. Từ đầu thập kỉ 80 trở đi, nhà nước đã tiếp
tục nâng giá mua lương thực trong hợp đồng thu mua, đồng thời giá cả thị
trường cũng đã có tác dụng. Vì vậy từ năm 1979 đến năm 1987, mức giá đã tăng
gần gấp đôi [44,46]. Nói chung nơng dân khơng bị lỗ vốn như trước nữa.
Đối với máy móc nơng nghiệp, phân bón hố học, thuốc trừ sâu, sản
phẩm chất dẻo dùng trong nông nghiệp và cơng nghiệp thực phẩm thì từng
bước trên cơ sở hạ giá thành sản xuất, giá xuất xưởng và giá bán, những lợi
ích của hạ giá thành về cơ bản là dành cho nông dân. Không thay đổi giá bán
lương thực sau khi nâng giá thu mua.
Chính sách cải cách giá cả đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Người sản
xuất đã có lãi, sản xuất lương thực thu được 26,16 nhân dân tệ/ mẫu; bông thu
được79,63 nhân dân tệ/ mẫu... khắc phục dần được tình trạng bất hợp lý trước

20


đây khi một mẫu thuốc lá thu nhập bằng 7,9 mẫu cây lương thực. Nhờ đó, hạt có
dầu tăng 126%, bông 66%, lương thực 15% (năm 1982 so với năm 1979) [44,47].
Tuy nhiên, cải cách giá cả vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề cần giải quyết.
Đó là giá cả lương thực vẫn không hợp lý, giả tạo và vẫn rất thấp, nếu xem
xét vấn đề dưới góc độ so sánh. Ví dụ, trong ba loại giá là giá thu mua, giá
thoả thuận và giá thị trường thì giá thu mua là thấp nhất và thấp xa so với hai
loại giá kia. Hoặc trong nội bộ ngành nông nghiệp, người ta cho biết, trồng
lương thực đòi hỏi một kĩ năng tương đối cao song giá bán sản phẩm chỉ ở
mức trung bình, nếu tính thu nhập trên một mẫu đất, ngành lương thực chỉ

được vài chục nhân dân tệ, ngành cây cơng nghiệp thì được 2- 3 trăm nhân
dân tệ, còn nếu trồng cây ăn quả sẽ thu được chừng 1000 nhân dân tệ [44,48].
Ngoài ra so sánh giữa các ngành khác nhau, thì rõ ràng “nơng khơng bằng
cơng”, “cơng khơng bằng thương”. Một vấn đề nữa là, chính phủ muốn mua
được nơng sản thì phải giữ được giá thu mua ở mức đủ cao, song lại phải bán
với giá đủ thấp để giữ ổn định ở thành phố. Nếu khơng thu mua của nơng dân
với giá cao thì phải bỏ ngoại tệ ra nhập khẩu nông sản. Nhà nước khơng thể
bù lỗ mãi hoặc dùng chính sách bảo hộ mậu dịch nông sản, ngân khố nhà
nước không cho phép. Các nhà kinh tế cho rằng nguyên nhân của tình trạng
này là do sự tồn tại cơ chế hai giá và chế độ bao cấp trong thời kì đó.
1.3.1.3. Đầu tư tài chính và tín dụng ở nơng thơn:
Mặc dù vấn đề nơng nghiệp và nơng thơn được chính phủ Trung Quốc
hết sức coi trọng bằng chính sách khốn tới nơng hộ, chính sách cải cách giá
cả, cải tiến hệ thống thu mua và phân phối nông sản phẩm ở nông thôn. Kinh
tế nông nghiệp và nông thôn Trung Quốc đã có những bước tiến lớn lao. Từ
năm 1979 đến năm 1984 sản lượng lương thực tăng từ 304,77 triệu tấn lên tới
407,31 triệu tấn, tốc độ tăng trưởng hàng năm là 5% [3,77]. Tương quan giữa

21


tốc độ phát triển công nghiệp và nông nghiệp ở mức lành mạnh là 2:1. Tuy
nhiên trong sản xuất nông nghiệp người ta cịn thấy tình trạng sản xuất lên
xuống, năng suất và sản lượng tăng giảm không đều. Hiện tượng này một mặt
do nơng nghiệp Trung Quốc cịn bị phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên,
khoa học kĩ thuật nơng nghiệp chưa phát triển, trình độ cơ giới hố, điện khí
hố chưa cao, song mặt khác, một yếu tố không kém phần quan trọng khác là
vấn đề đầu tư cho nơng nghiệp cịn chưa tương xứng, chưa thoả đáng và chưa
có hiệu quả cao.
Để khắc phục tình trạng trên, tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển,

giữ cho năng suất và sản lượng ổn định, tạo điều kiện cho nơng nghiệp có khả
năng áp dụng khoa học- kĩ thuật, cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá vào sản xuất. Chính
phủ Trung Quốc đã ngày càng chú trọng hơn cho đầu tư và tín dụng vào sản
xuất nơng nghiệp.
Ở Trung Quốc, nguồn vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp và nông
thôn tương đối da dạng, bao gồm vốn đầu tư của nhà nước, vốn đầu tư của tập
thể, vốn đầu tư của tư nhân và vốn đầu tư của nước ngoài.
Vốn đầu tư của nhà nước chủ yếu được sử dụng ở tầm vĩ mô như đầu tư
để đưa khoa học- kĩ thuật vào sản xuất, nghiên cứu khoa học nơng nghiệp,
phịng chống thiên tai, xây dựng các cơng trình thuỷ lợi lớn, vừa, xây dựng cơ
bản... và đầu tư cho các ngân hàng nông nghiệp, các hợp tác xã tín dụng để
cho nơng dân vay trong sản xuất kinh doanh. Vốn đầu tư của nhà nước có vai
trị đặc biệt quan trọng trong q trình phát triển nơng nghiệp, song nó ln bị
phụ thuộc vào chính sách của nhà nước.
Đầu tư của tập thể và tư nhân chủ yếu được sử dụng ở tầm vi mô như
xây dựng các cơng trình thuỷ lợi vừa và nhỏ, mua máy móc, phân bón, xây
dựng các cơng trình nhỏ ở nơng thôn như nhà ở, đường sá và đầu tư cho các

22


khoản khác trong quá trình sản xuất kinh doanh. Khoản đầu tư này được tập
thể và người sản xuất hạch tốn lỗ, lãi cụ thể.
Nguồn vốn đầu tư nước ngồi được sử dụng theo sự thoả thuận của nhà
nước, người sản xuất với người đầu tư. Vốn này được sử dụng trên nhiều lĩnh
vực sản xuất kinh doanh.
Do nhận thức được vai trị của đầu tư trong sản xuất nơng nghiệp và nơng
thơn nên chính phủ Trung Quốc đã chú trọng đầu tư cho nông nghiệp và nông
thôn trên dưới 18% ngân sách. Do đó, năm 1982 khoản đầu tư cho nông nghiệp
đạt mức cao nhất so với trước đây: 14 tỷ nhân dân tệ. Tuy khoản chi ngân sách

đã khá lớn nhưng Trung Quốc vẫn chủ trương huy động vốn của nông dân để
xây dựng cơ bản đồng ruộng quy mô nhỏ và thiết bị phục vụ. Khoản chi ngân
sách tập trung vào các hạng mục mà nông dân khơng làm được.
Bên cạnh đó, để thu hút vốn dư thừa trong nhân dân vào sản xuất nông
nghiệp, tạo điều kiện để cho nông dân vay vốn để sản xuất, nhà nước đã mở
rộng vai trò của các ngân hàng nơng nghiệp, phát triển hệ thống hợp tác xã tín
dụng ở nông thôn.
Năm 1979, Ngân hàng nông nghiệp Trung Hoa được tái thiết sau khi nó
bị đóng cửa trong thời gian cách mạng văn hố. Chức năng chính của ngân
hàng này là cung cấp vốn lưu động nông nghiệp cho các xí nghiệp nơng
nghiệp và xí nghiệp cơng nghiệp ở nông thôn. Ngân hàng nông nghiệp Trung
Hoa (ABC) đã nhanh chóng giành hầu hết các hoạt động nơng thơn của Ngân
hàng nhân dân Trung Hoa (PBOC) và thực hiện vai trị kiểm sốt đối với các
hợp tác xã tín dụng nơng thơn. Nhà nước mở rộng tín dụng đối với nông dân
với lãi suất thấp, cho vay dài hạn. Ưu đãi về số lượng tín dụng và lãi suất cho
việc đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến thức ăn cho gia súc, chế biến
gia cơng thực phẩm, xí nghiệp năng lượng cơ khí quy mơ nhỏ... Thực hiện

23


miễn thuế có thời hạn cho những xí nghiệp nơng thơn mới xây dựng, những xí
nghiệp hết thời hạn miễn thuế vẫn cịn khó khăn thì có thể tiếp tục được miễn
hoặc giảm thuế.
Do cơng tác tín dụng nơng thơn được đẩy mạnh, vai trị của hợp tác xã
tín dụng được đề cao và được cải cách thành tổ chức tín dụng hợp tác mang
tính chất quần chúng thực sự, hoạt động độc lập, tự chủ. Các khoản tiền gửi ở
nông thôn cần ưu tiên dùng vào nông thôn, tiền gửi nhiều thì cho vay nhiều,
tỷ suất lợi tức cho vay có thể tăng giảm một cách linh hoạt. Chính hoạt động
của các tổ chức tín dụng đã góp phần đẩy mạnh sự phát triển của nông thôn

Trung Quốc thời gian này.
1.3.1.4. Xây dựng các xí nghiệp hương trấn:
Phát triển cơng nghiệp nơng thơn là một q trình mang tính quy luật
bắt nguồn từ sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự phát triển của phân
công lao động xã hội theo vùng và theo lãnh thổ. Lịch sử hình thành và phát
triển của xí nghiệp hương trấn Trung Quốc cũng khơng tách rời q trình
mang tính quy luật đó.
Tiền thân của xí nghiệp hương trấn bắt nguồn từ những cơ sở tiểu thủ
cơng nghiệp có truyền thống lâu đời trong lịch sử Trung Quốc. Đó là những
phường hội, cơ sở thủ công nghiệp và làm nghề phụ như thêu ren, cán bơng,
xay xát... đã có từ lâu đời và bước đầu thốt ly khỏi nơng nghiệp.
Sau ngày giải phóng, thời gian đầu, Chính phủ Trung Quốc đã thi hành
một số chính sách khuyến khích nhằm phát triển các ngành nghề truyền thống
nêu trên. Ở nông thôn Trung Quốc đã xuất hiện những tổ, đội nghề phụ xay
xát, làm bột, làm đường, làm đậu phụ; các đội thợ sắt, thợ mộc, thợ đá, thợ
làm gạch ngói... Chính sách lúc bấy giờ là cần phải ổn định tương đối lâu dài,
để cho các tổ đội nghề phụ và hộ thủ công chuyên nghiệp tăng lên, chuyên

24


×