Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Chuyên đề tốt nghiệp chuyên khoa cấp i thực trạng công tác đảm bảo an toàn truyền máu của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh thái bình năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.1 KB, 35 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

HỌC VIÊN: PHẠM THỊ HÀ
THỰC TRẠNG CƠNG TÁC ĐẢM BẢO AN TỒN
TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2020

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA CẤP I

NAM ĐỊNH - 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

HỌC VIÊN: PHẠM THỊ HÀ
THỰC TRẠNG CƠNG TÁC ĐẢM BẢO AN TỒN
TRUYỀN MÁU CỦA ĐIỀU DƯỠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA
KHOA TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2020
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: ĐIỀU DƯỠNG NỘI NGƯỜI LỚN

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: TS.BS. VŨ VĂN THÀNH

NAM ĐỊNH - 2020


i
LỜI CẢM ƠN


Trong quá trình học tập, làm việc và nghiên cứu thực hiện chuyên đề, em đã nhận
được sự hướng dẫn cũng như sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô giáo tại trường đại
học Điều Dưỡng Nam Định và các đồng nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình,
gia đình và bạn bè.
Với sự kính trọng và lịng biết ơn sâu sắc đó, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành
tới:
Ban giám hiệu nhà trường, phòng đào tạo sau đại học, các phòng ban và các thầy
cô giáo trường đại học Điều Dưỡng Nam Định đã truyền đạt cho em kiến thức, những
kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện, giúp đỡ em trong thời gian học tập, nghiên cứu tại
trường.
TS.BS Vũ Văn Thành, giảng viên trường đại học Điều Dưỡng Nam Định là người
thầy đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện và hoàn
thành chuyên đề tốt nghiệp.
Ban giám đốc, các đồng nghiệp tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình đã tận tình
giúp đỡ và tạo điều kiện để em có thể hồn thành tốt khóa học này.
Em cũng bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới gia đình, đồng nghiệp, bạn
bè và tập thể lớp CK I Điều Dưỡng – khóa 7 Nội, những người đã giành cho em tình cảm
và nguồn động viên khích lệ.

Học viên
Phạm Thị Hà


ii

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan chuyên đề tốt nghiệp chun khoa 1 “Thực trạng cơng tác
đảm bảo an tồn truyền máu của điều dưỡng tạiBệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình
năm 2020” là cơng trình nghiên cứu của riêng em. Những kết quả khảo sát sử dụng


trong chuyên đề là hoàn toàn trung thực. Kết quả khảo sát này chưa được cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào từ trước tới nay.
Thái Bình,ngày 20 tháng 08 năm 2020
Học viên

Phạm Thị Hà


ii


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………………………..1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN................................................ 3
1. Cơ sở lý luận .................................................................................................... 3
1.1.

Khái quát về an toàn truyền máu ............................................................... 3

1.2.Hoạt động truyềnmáu..................................................................................... 4
1.3. Nhiệm vụ thực hiện qui trình kỹ thuật chăm sóc người bệnh, qui trình kỹ
thuật truyền máu .................................................................................................. 7
2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 8
2.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới ................................................................ 8
2.2.Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ............................................................... 8
Chương 2: LIÊN HỆ VỚI THỰC TẾ .............................................................. 10
2.1.

Thông tin chung về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình ........................ 10


2.2. Thực trạng cơng tác đảm bảo an tồn truyền máu của Điều dưỡng tại
BVĐK tỉnh Thái Bình năm 2020. ..................................................................... 11
2.3. Ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân ............................................................... 16
Chương 3: BÀN LUẬN……………………………………………………….....17
3.1 Thực trạng của vấn đề….....………………………………….………………...17
3.2 Giải pháp để giải quyết/ khắc phục vấn đề………………..…..………….…..18
KẾT LUẬN ……………………………………….…………..…..…………...…....19
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ………………………………………….……………........20
TÀI LIỆU THAM KHẢO


iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

:

1.

BC

Bạch cầu

2.

BS

Bác sỹ

3.


BV

Bệnh viện

4.

CKI

Chuyên khoa I

5.

CSNB

Chăm sóc người bệnh

6.

ĐD

Điều dưỡng

7.

ĐDT

Điều dưỡng trưởng

8.


ĐKKV

Đa khoa khu vực

9.

ĐTV

Điều tra viên

10. HC

Hồng cầu

11. HT

Huyết tương

12. NB

Người bệnh

13. QTKT

Quy trình kỹ thuật

14. TC

Tiểu cầu


15. WHO

World Health Organization/Tổ chức y tế thế giới


iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Quy trình kỹ thuật truyền máu

5

Bảng 2.1: Thơng tín cá nhân của ĐD

12

Bảng 2.2: Kết quả kiến thức về An toàn truyền máu

13

Bảng 2.3: Kết quả kiến thức về điều kiện bảo quản máu và chế phẩm máu.

14

Bảng 2.4: Kết quả kiến thức về tai biến truyền máu

15

Bảng 2.5: Kết quả kiến thức về chăm sóc, theo dõi truyền máu


16


v
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Máu tồn phần và một số chế phẩm từ máu.

3

Hình 1.2: Sơ đồ cho - nhận các nhóm máu hệ ABO

4


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Lịch sử truyền máu được bắt đầu vào những năm đầu của thế kỷ XVII; tuy nhiên,
chỉ đến khi nhà bác học Karl Landsteiner phát hiện ra hệ nhóm máu ABO ở người vào
đầu thế kỷ XX thì truyền máu mới thật sự phát triển . Ngày nay, các bệnh lý về máu
hoặc bệnh lý liên quan đến truyền máu ngày càng tăng. Việc sử dụng máu và các chế
phẩm chưa có thuốc nào thay thế được [4]. Tình hình khan hiếm máu nghiêm trọng
thường xuyên diễn ra ở các cơ sở điều trị. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến
năm 2015, ước tính tồn thế giới thu được khoảng 108 triệu đơn vị máu, chỉ đáp ứng
được 20 - 25% nhu cầu máu cho điều trị . Hai khó khăn lớn nhất đối với ngành y tế thế
giới trong truyền máu hiện tại đó là thiếu nguồn người hiến máu thường xuyên và đảm
bảo an toàn truyền máu.
Truyền máu là một phương pháp điều trị có hiệu quả cao và có khả năng cứu
sống nhiều người bệnh bị mắc các bệnh về máu hay trong chấn thương, tai biến gây mất
máu nhiều [3]. Để đáp ứng được nhu cầu về máu điều trị cho người bệnh bao gồm rất

nhiều các công đoạn; từ việc thu nhận, điều chế, bảo quản, chỉ định truyền máu đúng,
thực hành truyền máu chuẩn xác; theo dõi và xử trí tốt các tai biến có thể xảy ra trong
và sau khi truyền máu [4]
Hiện nay, việc thực hiện quy trình kỹ thuật truyền máu do điều dưỡng đảm nhận;
do đóngười điều dưỡng giữ vai trị hết sức quan trọng trong thực hành an toàn truyền
máu. Tuy nhiên, thiếu kiến thức về các khía cạnh khác nhau của việc truyền máu của
nhân viên y tế, bao gồm cả điều dưỡng là một mối đe dọa thực sự đối với sự an tồn của
người bệnh. Thêm vào đó, việc thực hiện các bước quy trình kỹ thuật của điều dưỡng
chưa được tuân thủ nghiêm túc. Điều này cho thấy cần đánh giá năng lực thực hành điều
dưỡng lâm sàng thường xuyên để góp phần liên tục nâng cao chất lượng chăm sóc
ngườibệnh.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình là bệnh viện đầu ngành của tỉnh. Với cam kết
đảm bảo tốt nhất công tác khám chữa bệnh trong tỉnh, hướng tới sự hài lịng của người
bệnh, ngồi việc đảm bảo chất lượng điều trị người bệnh, cơng tác chăm sóc điều dưỡng
cũng rất được chú trọng.
Ngoài đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng các khoa trọng điểm phải kể đến khoa Huyết
học - Truyền máu, nơi cung cấp máu và các chế phẩm máu theo yêu cầu điều trị của các
khoa lâm sàng và phục vụ tốt cho công tác điều trị đối với các bệnh cấp tính, mạn


2
tính,cũng như việc phát triển các kỹ thuật cao của bệnh viện. Trong 6 tháng năm 2020
khoa đã phát ra 6609 lít máu. Như vậy, tính trung bình mỗi ngày sẽ có khoảng 40 – 50
trường hợp truyền máu trong tồn bệnh viện, địi hỏi cơng tác truyền máu phải thật sự
an toàn từ khâu bảo quản, chỉ định đến thực hành quy trình kỹ thuật truyền máu.
Để việc đưa các chế phẩm máu vào cơ thể người bệnh kịp thời và đúng chỉ đinh,
yêu cầu người điều dưỡng cần có đầy đủ kiến thức và kỹ năng về an toàn truyền máu.
Tuy nhiên, việc thực hành truyền máu của điều dưỡng tại các khoa còn nhiều vấn đề tồn
tại hay làm tắt, cắt bỏ các bước thực hiện hoặc có làm nhưng khơng đúng hoặc đầy đủ,
các sai sót không được báo cáo kịp thời.

Câu hỏi đặt ra là công tác truyền máu của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Thái Bình đã đạt các tiêu chuẩn về kiến thức an tồn truyền máu chưa ? Có những yếu
tố nào ảnh hưởng đến kiến thức an toàn truyền máu của điều dưỡng và cần phải làm gì
để ln đảm bảo an toàn truyền máu cho người bệnh. Xuất phát từ thực tế kể trên, chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng công tác đảm bảo an toàn truyền máu
của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2020” với mục tiêu sau:
1. Mơ tả thực trạng kiến thức an toàn truyền máu của điều dưỡng tại khoa Nội
Tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2020.
2.Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả an toàn truyền máu của điều dưỡng
tại khoa Nội Tiêu hóa Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.


3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái qt về an tồn truyềnmáu


Máu và các chế phẩm từmáu
Máu là mô lỏng màu đỏ lưu thơng trong hệ thống tuần hồn. Máu gồm các thành

phần hữu hình (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương (chứa các chất dinh dưỡng,
chất vận chuyển, các yếu tố đơng máu) [2].
Từ máu tồn phần người ta đã chiết tách ra các chế phấm máu khác nhau để phù
hợp với nhu cầu điều trị của người bệnh [2].

Hình 1.1: Máu toàn phần và một số chế phẩm từ máu


Nhómmáu

Các hệ nhóm máu đã được xác định: ABO, Rh, Kell, Duffy, Kidd, Lewis… Tuy

nhiên,tại Việt Nam 2 hệ nhóm máu ABO và Rh hiện có ý nghĩa lâm sàng nhất trong
thực hành truyền máu [2].
Dựa trên sự có mặt của kháng nguyên trên hồng cầu và kháng thể trong huyết
thanh, người ta chia nhóm máu hệ ABO thành 4 nhóm: A, B, AB và O.


Quy tắc truyền máu dựa trên hệ nhómABO


4
Truyền cùng nhóm máu: Người bệnh nhóm máu nào thì truyền nhóm máu đó và
truyền theo chỉ định của Bác sỹ.
Truyền khác nhóm máu: Trong trường hợp cấp cứu khơng có máu cùng nhóm có
thể truyền khác nhóm (khơng q 250ml) theo quy tắc truyền máu tối thiểu và theo chỉ
định của Bác sỹ [3].



Hình 1.2: Sơ đồ cho - nhận các nhóm máu hệ ABO.
Mục đích truyềnmáu
Truyền máu tồn phần: Tăng khối lượng tuần hoàn, bồi phụ lại lượng máu đã mất

khi người bệnh bị mất máu cấp do chấn thương, phẫu thuật hoặc chảy máu ồ ạt.
Truyền khối hồng cầu: Tăng khả năng cung cấp oxy khi thiếu máu không hồi phục
hoặc thiếu máu nặng mất bù, như trong bệnh: Thalasemia, suy tuỷ.
Truyền tiểu cầu và huyết tương: Tăng khả năng đông máu và cầm máu.
Truyền bạch cầu, gamma globulin, albumin: Tăng khả năng đề kháng và chống
nhiễm khuẩn [4]



Các phản ứng bất lợi do truyềnmáu
Phản ứng sớm: Tan máu cấp, khó thở, sốt rét run, dị ứng.
Các phản ứng muộn: Tan máu muộn, xuất huyết giảm tiểu cầu, nhiễm khuẩn,

nhiễm virus xảy ra chậm, sau nhiều ngày hoặc hàng tuần, hàng tháng sau truyền máu
[4].Theo WHO (2008), các dấu hiệu đầu tiên của phản ứng truyền máu có thể xuất hiện
trong vịng vài phút đầu sau khi bắt đầu truyền.
1.2.Hoạt động truyềnmáu


Nguyên tắc thực hiện hoạt động truyềnmáu
Chỉ sử dụng máu và các chế phẩm máu phục vụ chữa bệnh, đào tạo, nghiên cứu

khoa học. Giữ bí mật các thơng tin có liên quan đến người hiến máu, người nhận máu
và chế phẩm máu. Bảo đảm an toàn cho người hiến máu, người bệnh được truyền máu,


5
chế phẩm máu và nhân viên y tế có liên quan. Thực hiện truyền máu hợp lý đối với
người bệnh [2].
Qui trình sử dụng máu cho ngườibệnh



Bác sĩ chỉ định truyền máu cho người bệnh → đăng ký máu → Gửi mẫu máu đăng
ký → Khoa Truyền máu: Định nhóm máu và làm phản ứng hòa hợp miễn dịch → Phát
máu → ĐD lĩnh về khoa → Thực hiện QTKT truyền máu cho người bệnh→ Theo dõi
NB trước, trong và sau khi truyền máu [2].

Bảng 1.1. Quy trình kỹ thuật truyền máu
TT

NỘI DUNG

1

B16

Chuẩn bị người bệnh
Xem hồ sơ bệnh án, phiếu lĩnh máu, phiếu chỉ định truyền máu,
thực hiện 5 đúng.
Thơng báo và giải thích về thủ thuật sắp tiến hành trên người
bệnh.
Đánh giá tình trạng người bệnh đo dấu hiệu sinh tồn hướng dẫn
người bệnh đại tiểu tiện trước khi tiến hành.
Chuẩn bị người điều dưỡng
Trang phục y tế đúng quy định.
Rửa tay thường quy.
Tác phong nhanh nhẹn.
Chuẩn bị dụng cụ
Trụ cắm kẹp Kose, khay chữ nhật, khay quả đậu vô khuẩn, cốc
đựng bông cồn 70฀ , gạc phủ vùng truyền, băng dính, dung
dịch sát khuẩn tay nhanh, bình xịt tráng khay (nếu có).
Túi máu (kiểm tra túi máu), bộ dây truyền máu, bơm 5 ml, kim
luồn, dây garo, bộ huyết thanh mẫu, phiến đá men, que khuấy,
hộp chống sốc, huyết áp, ống nghe, 1 đôi găng tay vô khuẩn,
đồng hồ, 1 đôi găng tay sạch.
Dụng cụ phân loại rác.
Tiến hành kỹ thuật

Thông báo lại với người bệnh về thủ thuật sắp tiến hành.
Đối chiếu lại giữa túi máu và phiếu lĩnh máu và người bệnh.
Điều dưỡng tiến hành lấy máu của người bệnh
Điều dưỡng đi găng sạch, làm phản ứng định nhóm tại
giường đúng kỹ thuật dưới sự giám sát của bác sỹ.
Tháo găng tay
Kiểm tra lại túi máu, lắc nhẹ nhàng túi máu.
Xé túi dây truyền. Cắm đầu dây truyền vào túi máu.

B17

Treo túi máu lên cọc truyền và đuổi khí. Cắt băng dính.

B1
B2
B3
2
B4
B5
B6
3
B7

B8
B9
4
B10
B11
B12
B13

B14
B15








6
B18
B19
B20
B21
B22
B23
5
B24
B25

Gắp bông vào khay quả đậu, mang khay tới giường người
bệnh.
Giúp người bệnh ở tư thế thuận lợi, bộc lộ, xác định vị trí tĩnh
mạch, đặt dây garo. Thắt dây garo, sát khuẩn vị trí truyền hai
lần.
Điều dưỡng mang găng tay vô khuẩn.
Căng da và đâm kim luồn qua da đúng kỹ thuật. Lắp dây
truyền, mở khóa cho máu chảy quan sát sắc mặt, động viên
người bệnh.

Cố định kim luồn, đặt gạc phủ vùng truyền. Điều chỉnh tốc độ
truyền theo y lệnh.
Thu dây garo. Dặn người bệnh những điều cần thiết.
Thu dọn dụng cụ
Phân loại rác theo quy định, xịt cồn 70฀ tráng khay quả đậu
dùng bông lau khô.Tháo găng tay.
Theo dõi thường xuyên người bệnh, viết phiếu truyền máu.

Ghi chú:
2 đ: Thực hiện tốt
1đ: Có thực hiện nhưng chưa tốt
0đ: Không thực hiện

Thực hiện và theo dõi truyền máu tại đơn vị điềutrị



Bác sỹ điều trị và Điều dưỡng viên phải thực hiện kiểm tra, đối chiếu, định nhóm
máu, theo dõi truyền máu, phát hiện, xử trí kịp thời các bất thường, tai biến không mong
muốn xảy ra trong và sau truyền máu.
Thực hiện kiểm tra, đối chiếu các nội dung sau: Đối chiếu thông tin của người
bệnh, đơn vị máu và phiếu truyền máu. Kiểm tra hạn sử dụng và hình thức bên ngồi túi
máu theo quy định.
Thực hiện định nhóm máu hệ ABO của người bệnh, của túi máu ngay tại giường
bệnh và đối chiếu với thông tin trên phiếu truyền máu
Khi truyền máu toàn phần, khối hồng cầu, khối bạch cầu: sử dụng huyết thanh mẫu
định nhóm máu ABO của mẫu máu người bệnh được lấy ngay trước khi truyền máu và
của mẫu máu lấy từ đơn vị máu sắp truyền.
Khi truyền tiểu cầu, huyết tương:
-


Sử dụng huyết thanh mẫu định nhóm máu ABO mẫu máu của người bệnh;

-

Trộn 02 giọt chế phẩm máu với 01 giọt máu người bệnh và kiểm tra ngưng kết.
Không thực hiện truyền máu khi có ngưng kết, trừ trường hợp truyền tủa lạnh
theo quy định.


7
Phối hợp với đơn vị phát máu điều tra làm rõ mọi sự khác biệt (nếu có) giữa hồ sơ
bệnh án, phiếu truyền máu, nhãn đơn vị máu và kết quả định nhóm.
Thực hiện việc truyền máu, theo dõi diễn biến, phát hiện, xử trí các bất thường về
tình trạng sức khỏe của người bệnh: Kiểm tra, theo dõi các chỉ số mạch, nhiệt độ, huyết
áp, trạng thái tinh thần của người bệnh vào các thời điểm trước và trong quá trình truyền
máu, đặc biệt lưu ý theo dõi trong 15 phút đầu truyền máu để phát hiện và xử trí kịp thời
tai biên liên quan đến truyền máu; Phải sử dụng bộ dây truyền máu có bầu lọc để truyền
cho người bệnh; Ghi hồ sơ đầy đủ các chỉ số mạch, nhiệt độ, huyết áp, trạng thái tinh
thần, diễn biến lâm sàng của người bệnh, các xử trí (nếu có) vào phiếu truyền máu [2].
Căn cứ tình trạng của người bệnh và diễn biến trong quá trình truyền máu, bác sỹ
điều trị chỉ định việc theo dõi sau khi kết thúc truyền máu.
Không được bổ sung bất cứ chất gì (bao gồm cả các loại thuốc) vào túi máu, trừ
trường hợp có chỉ định hồ lỗng khối hồng cầu thì chỉ được sử dụng dung dịch muối
đẳng trương (NaCl 0,9%) loại truyền tĩnh mạch.
Khi xảy ra các tai biến liên quan đến truyền máu, cơ sở điều trị phải thực hiện ngay
các việc sau: Tùy theo mức độ nghiêm trọng của tai biến mà phải giảm tốc độ hoặc
ngừng truyền máu. Trường hợp ngừng truyền máu, phải duy trì đường truyền tĩnh mạch
bằng cách sử dụng dung dịch muối đẳng trương. Xử trí cấp cứu người bệnh. Khơng được
tiếp tục truyền đơn vị máu, chế phẩm máu có liên quan đến tai biến sau khi đã ngừng

truyền quá 4 giờ [2].
1.3. Nhiệm vụ thực hiện qui trình kỹ thuật chăm sóc người bệnh, qui trình kỹ thuật
truyền máu
1.3.1.Nhiệm vụ thực hiện qui trình kỹ thuật củaĐD
Thơng tư 07/2011/TT-BYT đã nêu những nhiệm vụ thực hiện QTKT chăm sóc
người bệnh của ĐD cụ thể như sau:
Bệnh viện có quy định, QTKT điều dưỡng phù hợp, cập nhật trên cơ sở các quy
định, hướng dẫn của Bộ Y tế.
ĐD, hộ sinh phải tuân thủ QTKT chuyên môn, kỹ thuật vô khuẩn.
ĐD, hộ sinh thực hiện các biện pháp phòng ngừa, theo dõi phát hiện và báo cáo
kịp thời các tai biến cho Bác sĩ điều trị đến xử trí kịp thời.
Dụng cụ y tế dùng trong các kỹ thuật, thủ thuật xâm lấn phải đảm bảo vô khuẩn
và được xử lý theo quy định về Hướng dẫn tổ chức thực hiện cơng tác kiểm sốt nhiễm


8
khuẩn trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và các quy định khác về kiểm sốt nhiễm
khuẩn.
1.3.2.Quy trình chămsóc
Quy trình là một vịng trịn khép kín, bao gồm nhiều bước phải trải qua nhằm đạt
được mục tiêu đề ra [1].
Quy trình chăm sóc là một quy trình bao gồm nhiều bước mà người Điều dưỡng
phải trải qua gồm hàng loạt các hoạt động theo một kế hoạch đã được định trước để
hướng đến kết quả chăm sóc người bệnh mà mình mong muốn [1].
2. Cơ sở thực tiễn
2.1.Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Nhằm mục đích nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh, trên thế giới đã tiến
hành nhiều nghiên cứu về các hoạt động của Điều dưỡng. Kiến thức, thái độ thực hành
có thể nói là nền tảng vững chắc cho việc thực hành nhiệm vụ CSNB của ĐD. Tuy nhiên,
chất lượng đó, ngồi các yếu tố cá nhân, còn bị ảnh hưởng bởi sự tác động từ bên ngồi

như: mơi trường làm việc, sự kiểm tra, giám sát, chương trình đào tạo liên tục, sự quan
tâm của lãnh đạo cấp khoa/phòng cũng như cấp Bệnh viện. Xét cụ thể về riêng nhiệm
vụ thực hiện QTKT truyền máu, các nghiên cứu trên thế giới cũng chỉ ra mối liên quan
giữa kiến thức và thực hành an toàn truyền máu.
Nghiên cứu mô tả cắt ngang của Yosef Aslani về kiến thức truyền máu của 117
ĐD bệnh viện trường đại học y khoa Iran năm 2004 thông qua bộ câu hỏi được thiết kế
sẵn đối cho thấy kiến thức của ĐD về việc sử dụng máu/ các chế phẩm từ máu, các bước
thực hiện QTKT truyền máu, theo dõi và xử trí các tai biến truyền máu cịn chưa đầy đủ
và ở mức trung bình với tỷ lệ đạt lần lượt là 66,7%, 65,8% và 59%. Trong đó, chỉ có
25% ĐD hiểu đúng về thời gian bắt đầu truyền sau khi lĩnh máu từ ngân hàng máu. Các
kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng những kiến thức chỉ đạt ở mức trung bình của các
ĐD có thể làm tăng tỷ lệ có thể xảy ra các rủi ro liên quan đến truyền máu và làm giảm
chất lượng chăm sóc sức khỏe BN [7].
2.2.Tình hình nghiên cứu tại ViệtNam
Năm 2014, một nghiên cứu mô tả cắt ngang của tác giả Phan Thị Kim Hoa và Hứa
Hồng Tài tiến hành khảo sát kiến thức về an toàn truyền máu của Điều dưỡng tại Bệnh
viện ĐKKV Định Quán năm 2014 với 02 mục tiêu: Đánh giá tỷ lệ trả lời đúng về kiến
thức an toàn truyền máu và tỷ lệ thực hành đúng về an toàn truyền máu của ĐD tại Bệnh


9
viện ĐKKV Định Quán năm 2014. Kết quả chỉ ra rằng: Nguồn kiến thức mà nhân viên
có được là từ nhà trường. 80% nhân viên biết các chỉ định truyền máu. 97% nhân viên
biết các tai biến khi truyền máu. 55% ĐD nêu được cách làm phản ứng sinh vật trước
khi truyền máu, 66% có làm phản ứng này khi truyền máu. Trên 60% ĐD biết được các
vấn đề cần theo dõi người bệnh trong quá trình truyền máu và 100% ĐD biết ngừng
truyền máu ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường [5].
Trước đó, năm 2009, Trịnh Xuân Quang và cộng sự [6] đã tiến hành đánh giá kiến
thức thực hành về an toàn truyền máu của điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Trung Tâm
Tiền Giang và đưa ra kết luận: Đa số ĐD tiếp nhận thông tin về an toàn truyền máu từ

nhà trường (62,2%). Hơn 80% ĐD biết được các chỉ định truyền máu và 100% ĐD
truyền máu cùng nhóm là tốt nhất. 12% ĐD cịn chưa vẽ đúng về sơ đồ truyền máu. 97%
ĐD đều biết các tai biến có thể xảy ra khi truyền máu. 32% ĐD thực hiện truyền máu
mà khơng có sự phối hợp với Bác sĩ. 20% ĐD chưa hoặc ít khi làm phản ứng chéo tại
giường trước khi truyền máu. 43,5% ĐD không nhớ thời gian làm nguội máu trước khi
truyền. 33,8% ĐD nêu được cách làm phản ứng sinh vật học trước khi truyền máu,
nhưng chỉ có 20,8% có làm phản ứng này khi truyền máu. Trên 50% ĐD biết được các
các vấn đề cần theo dõi người bệnh trong quá trình truyền máu và 92% ĐD biết ngừng
truyền máu ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường. 90% ĐD biết thể tích máu cần giữ
lại trong túi máu trước khi ngưng truyền.
Có nhiều nghiên cứu về thực hành QTKT Điều dưỡng nói chung, QTKT truyền
máu nói riêng và chỉ ra các yếu tố liên quan tới kiến thức, thực hành. Tuy nhiên các
nghiên cứu về thực hành an toàn truyền máu mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá kiến thức
và thực hành truyền máu đúng – sai, mà chưa có sự tìm hiểu sâu hơn về các yếu tố liên
quan. Các nghiên cứu chủ yếu là thu thập số liệu qua phiếu phỏng vấn, tập trung mô tả
hiện trạng mà chưa có phân tích sâu về việc lý do tại sao ĐD lại có kiến thức, thực hành
chưa tốt, các bước của QTKT truyền máu đã phù hợp với thực tiễn công việc và qui định
của Bộ Y tế về an toàn truyền máu… Nghiên cứu này của chúng tơi đi sâu vào tìm hiểu
và phân tích những kiến thức còn thiếu, những bước thực hành còn bỏ sót hoặc làm chưa
đúng của ĐD và yếu tố nào có liên quan để từ đó đưa ra các giải pháp, khuyến nghị phù
hợp.


10
Chương 2: LIÊN HỆ VỚI THỰC TẾ
2.1. Thông tin chung về Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình được thành lập năm 1903, trong những năm qua
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình đã vượt qua nhiều khó khăn hồn thành xuất sắc
nhiệm vụ được giao và đã triển khai nhiều kỹ thuật cao về lâm sàng: Phẫu thuật tim
mạch, lọc máu, chạy thận nhân tạo. Nhiều năm đạt danh hiệu Bệnh viện xuất sắc được

Bộ Y Tế tặng cờ luân lưu, Chính phủ và Chủ tịch nước tặng thưởng huân chương, huy
chương cùng nhiều danh hiệu cao quí khác.
Về cơ cấu tổ chức: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình hiện nay gồm 1580 giường
bệnh, 11 phòng chức năng, 23 khoa lâm sàng, 9 khoa cận lâm sàng, 1 khoa chăm sóc tự
nguyện, 2 trung tâm: Ung Bướu, Tim Mạch.
Về nhân lực và cơ cấu nhân lực Điều dưỡng: Tồn bệnh viện có 546 ĐD. Về cơ
cấu trình độ ĐD: Thạc sỹ/CKI: 01, đại học: 109, cao đẳng: 341, trung học: 95
Về chức năng nhiệm vụ: Bệnh viện thực hiện công tác khám và chữa bệnh, nghiên
cứu khoa học, đào tạo đa khoa, chỉ đạo tuyến, phịng bệnh, quản lý bệnh viện.
* Cơng tác truyền máu tại khoa Nội Tiêu hóa:
Khoa Nội Tiêu hóa tiếp nhận và điều trị nội trú các bệnh về tiêu hóa. Khoa thường
xun trong tình trạng q tải, nhận điều trị 90 – 100 người bệnh nội trú và 20 - 45 người
bệnh ngoại trú hàng ngày.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, khoa Nội Tiêu hóa đã truyền 1442 ca máu. Như vậy,
tính trung bình mỗi ngày sẽ có khoảng 6 đến 8 ca truyền máu, địi hỏi cơng tác truyền
máu phải thật sự an tồn.
Việc cấp phát máu đảm bảo an tồn, khơng để xảy ra sai sót gì. Cơng tác truyền
máu tại khoa về cơ bản là an toàn. Trong 5 năm trở lại đây, chưa có báo cáo cụ thể nào
ở cấp bệnh viện về việc truyền nhầm nhóm máu, gây thiệt hại lớn đối với người bệnh.
Tuy nhiên, ở cấp độ khoa phòng, chúng tơi đã ghi nhận những trường hợp xảy ra thiếu
sót trong thực hành truyền máu nhưng đã kịp thời được phát hiện và điều chỉnh. Các lỗi
thường gặplà:
• Lưu trữ máu tại khoa lâm sàng chưa antồn.
• Thực hiện kỹ thuật phản ứng định lại nhóm máu tại giường khơngđúng
• Thời gian truyền máu quá dài hoặc quá ngắn.


11
• Khơng ghi đầy đủ các thơng tin liên quan đến việc theo dõi người bệnh trước,
trong và sau truyềnmáu.

Việc xảy ra những lỗi này có liên quan tới kiến thức và thực hành truyền máu của
ĐD như thế nào, những yếu tố nào liên quan? Vì vậy, chúng tơi tiến hành nghiên cứu
này với mong muốn công tác chăm sóc người bệnh tại khoa Nội Tiêu hóa Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Thái Bình ngày càng được nâng cao và hồn thiện.
2.2. Thực trạng cơng tác đảm bảo an tồn truyền máu của Điều dưỡng tại BVĐK
tỉnh Thái Bình năm 2020.
2.2.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Bảng 2.1: Thông tin cá nhân của Điều dưỡng (n= 43)
Nội dung

Tần số

Tỷ lệ (%)

Giới tính
Nam
Nữ

1

2,3

42

97,7

Tuổi
≤ 30 tuổi

21


48,8

30 – 45 tuổi

19

44,2

3

7,0

≥ 45 tuổi
Bằng cấp chuyên môn
Trung cấp

9

20,9

Cao đẳng

31

72,1

3

7,0


≤ 5 năm

17

39,5

5 - 10 năm

12

27,9

≥ 10 năm

14

32,6

Đại học trở lên
Thâm niên công tác

Tổng

43

100,0

Bảng 2.1 cho thấy trong 43 ĐD tham gia nghiên cứu, tỷ lệ nữ chiếm đa số
(97,7%); tuổi đời của điều dưỡng cịn khá trẻ, chủ yếu nằm trong nhóm dưới 30 tuổi

(48,8%). Thâm niên công tác dưới 5 năm chiếm tỷ lệ 39,5 %; cịn 9 ĐD (20,9.%) có
trình độ trung cấp.


12
2.2.2. Kết quả kiến thức an toàn truyền máu của Điều dưỡng
Bảng 2.2: Kiến thức về An toàn truyền máu (n= 43)
Kết quả
STT

Nộidung

Trả lời đúng

Trả lời sai

Tần số

Tỷ lệ %

Tần số

Tỷ lệ%

A1

Đối tượng bảo vệ của an tồn
truyền máu

38


88,4

5

11,6

A2

Hệ nhóm máu quan trọng nhất
trong thực hành truyền máu

11

25,6

32

74,4

A3

Kháng nguyên – kháng thể

20

46,5

23


53,5

48,8

22

51,2

nhóm máu (A)
A4

Kháng nguyên – kháng thể
nhóm máu (B)

21

A5

Kháng nguyên – kháng thể
nhóm máu (AB)

36

83,7

7

16,3

A6


Kháng nguyên – kháng thể

37

86,0

6

14,0

nhóm máu (O)
A7

Người nhóm máu (O) nhận
được máu tồn phần từ nhóm

36

83,7

7

16,3

A8

Người nhóm máu (AB) nhận
được khối hồng cầu từ nhóm


27

62,8

16

37,2

A9

Người nhóm máu (A) nhận

38

88,4

5

11,6

41,9

25

58,1

được khối hồng cầu từ nhóm
A10 Người nhóm máu (O) nhận
được huyết tương từ nhóm


18

A11 Nguyên tắc truyền máu

33

76,7

10

23,3

A12 Sơ đồ truyền máu

20

46,5

23

53,5

Bảng 2.2. cho thấy: Điều dưỡng có nhận thức đúng về Hệ nhóm máu quan trọng
nhất trong thực hành truyền máu có tỷ lệ thấp nhất (25,6%); nhận thức đúng về khối
hồng cầu truyền được cho người có nhóm máu (A) có tỷ lệ cao nhất (88,4%).


13
2.2.3. Kết quả kiến thức về Điều kiện bảo quản máu và chế phẩm máu của ĐD
Bảng 2.3: Kết quả kiến thức về điều kiện bảo quản máu và chế phẩm máu của

điều dưỡng (n= 43)
Kết quả
STT

Nội
dung

Thời gian lưu giữ tối đa túi
A13 máu tại buồng bệnh trước khi

Trả lời đúng

Trả lời sai

Tần số

Tỷ lệ%

Tần số

Tỷ lệ%

26

60,5

17

39,5


25

58,1

18

41,9

40

93,0

3

7,0

28

65,1

15

34,9

truyền máu cho người bệnh
A14 Việc cần làm khi truyền máu với
tốc độ nhanh và khối lượng lớn
Không sử dụng các đơn vị máu
A15 và chế phẩm khi có các dấu hiệu
A16


Thời gian từ khi kết thúc việc làm
tan đông đến khi kết thúc việc
truyền máu cho người bệnh

Qua bảng 2.3 ta thấy: Nhận biết của ĐD về Việc cần làm khi truyền máu với tốc
độ nhanh và khối lượng lớn có tỷ lệ thấp nhất đạt 58,1%. Nhận thức về việc Không sử
dụng các đơn vị máu và chế phẩm khi có các dấu hiệu bất thường đạt tỷ lệ cao 93,0%.


14
2.2.4. Kết quả kiến thức về Tai biến truyền máu của ĐD
Bảng 2.4: Kết quả kiến thức về Tai biến truyền máu của ĐD (n= 43)
Kể quả
Nội dung
STT

Trả lời đúng

Trả lời sai

Tần số

Tỷ lệ%

Tần số

Tỷ lệ%

35


81,4

8

18,6

39

90,7

4

9,3

A19 Các tai biến truyền máu sớm

28

65,1

15

34,9

A20 Các tai biến truyền máu muộn

24

55,8


19

44,2

36

83,7

7

16,3

36

83,7

7

16,3

A17 Khái niệm tai biến truyền máu
A18

A21
A22
A23

Nguyên nhân gây tai biến truyền
máu


Tai biến khơng do truyền máu
gây nên
Các phản ứng có thể xảy ra sau
truyền máu
Thời điểm có thể phát hiện các
tai biến truyền nhầm nhóm máu

40

93,0

3

7,0

22

51,2

21

48,8

Khơng được tiếp tục truyền đơn
A24

vị máu, chế phẩm máu có liên
quan đến tai biến sau khi đã
ngừng truyền quá thời gian


Qua bảng 2.4 ta thấy: Sự hiểu biết của ĐD về thời điểm không được truyền tiếp
đơn vị máu, chế phẩm máu có liên quan đến tai biến truyền máu sau khi ngừng truyền
chiếm tỷ lệ là 51,2%. Nhận thức của ĐD về các tai biến truyền máu sớm chiếm tỷ lệ là
65,1%. Tỷ lệ ĐD có nhận thức đúng cao nhất là thời điểm phát hiện ra tai biến truyền
nhầm nhóm máu với tỷ lệ 93%.


15
2.2.5. Kết quả kiến thức về Chăm sóc, theo dõi truyền máu của ĐD
Bảng 2.5: Kết quả kiến thức về Chăm sóc, theo dõi truyền máu của ĐD (n= 43)
Kết quả
STT

A25

Nội dung

Trả lời đúng

Trả lời sai

Tần số

Tỷ lệ%

Tần số

Tỷ lệ%


38

88,4

5

11,6

40

93,0

3

7,0

38

88,4

5

11,6

36

83,7

7


83,7

42

97,7

1

2,3

42

97,7

1

2,3

Yêu cầu theo dõi người bệnh khi
truyền máu
Trong khi truyền máu, nếu người

A26

bệnh có chỉ định tiêm/truyền
thuốc, anh chị sẽ đưa thuốc vào
người bệnh bằng cách
Xử trí đầu tiên của điều dưỡng khi

A27


xảy ra phản ứng tan máu cấp tính
do truyền máu gây ra
Điều khơng đúng khi điều dưỡng

A28

xử trí với tai biến truyền máu mức
độ trung bình
Trong trường hợp xảy ra tai biến

A29

truyền máu, phải duy trì đường
truyền tĩnh mạch bằng dung dịch

A30

Sau truyền máu, điều dưỡng cần
ghi hồ sơ bệnh án những nội dung

Qua bảng 2.5 ta thấy: Nhận thức của Điều dưỡng về các tiểu mục chăm sóc, theo
dõi người bệnh truyền máu có tỷ lệ cao chiếm 88,4%; trong đó, tỷ lệ thấp nhất là nhận
thức về xử trí với tai biến truyền máu mức độ trung bình là 83,7%; Tỷ lệ nhận thức cao
nhất của điều dưỡng là vấn đề ghi chép hồ sơ bệnh án sau truyền máu với tỷ lệ là 97,7%.
2.3. Ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân
2.3.1. Ưu điểm
- Khoa Nội Tiêu hóa là khoa đặc thù bệnh thiếu máu do xuất huyết tiêu hóa; vì
vậy, tần suất truyền máu tương đối cao (bình qn 6-8 ca máu/ngày). Vì vậy, ĐD có
nhiều kinh nghiệm cũng như cơ hội để thực hiện an toàn truyền máu.



16
- Bệnh viện và khoa phòng tạo điều kiện để ĐD được đào tạo tấp huấn hàng
năm,giúp nâng cao kiến thức trong truyền máu.
- Đội ngũ ĐD khá đông (43 ĐD), nên tỷ lệ thực hiện kỹ thuật có sai số giảm. Kết
quả đánh giá có độ chính xác cao hơn.
-ĐD nắm chắc kiến thức về chăm sóc theo dõi người bệnh trong truyền máu. Điều
này cho thấy ĐD nhận thức đúng mức độ cần thiết và tầm quan trọng của việc theo
dõingười bệnh trong quá trình truyền máu truyền máu.
2.3.2. Tồn tại
- Nhận biết của ĐD về thời gian lưu giữ tối đa túi máu tại buồng bệnh trước khi
truyềnchiếm tỷ lệ thấp là 60.5%.
- Kiến thức về an tồn truyền máu của ĐD cịn khá thấp; đặc biệt, là kiến thức về
hệ nhóm máu quan trọng nhất trong thực hành truyền máu chỉđạt 25.6%;còn 46.5% ĐD
chưa nắm được sơ đồ truyền máu.
- Nhận biết của ĐD về thời gian khơng được phép truyền tiếp đơn vị máu có liên
quan đến tai biến chiếm tỷ lệ thấp là 51.2%.
- Nhận biết của ĐD về các tai biến truyền máu sớm còn khá thấp đạt 65.1 %.
- Nhận biết của ĐD về việc cần làm khi truyền máu với tốc độ nhanh và khối lượng
lớn chiếm tỷ lệ thấp là 58.1%.

2.3.3. Nguyên nhân
- Khoa Nội Tiêu hóa là khoa mới thành lập (2012) nên đội ngũ ĐD còn khá trẻ.
Kinh nghiệm xử lý tai biến trong truyền máu chưa cao.
- Đa số ĐD mới chỉ quan tâm đến vấn đề thực hiên quy trình và chăm sóc,theo
dõi truyền máu; chưa chú trọng đến vấn đề hệ nhóm máu, nhận biết các tai biến cũng
như xử tri các tai biến trong truyền máu. Nguyên nhân chủ quan do ĐD nghĩ rằng các
vấn đề đó là của Bác Sỹ.
- Một số ĐD còn chưa ý thức được tầm quan trọng của an tồn trong truyền máu.

- Do lượng người bệnh đơng, việc tập huấn đào tạo nâng cao kiến thức về an tồn
truyền máu cịn ít, nên ĐD mắc sai sót là điều khó tránh khỏi.


×