Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu do truyền máu khối lượng lớn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.7 KB, 6 trang )

NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN ĐÔNG CẦM MÁU DO TRUYỀN MÁU
KHỐI LƯỢNG LỚN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH QUẢNG NAM
ThS. BS. Phạm Thế Vĩnh, CN Dương Thị Hồng Minh
KTV. Bùi Thị Hà Thanh, KTV. Phan Thị Thanh Tú
Tóm tắt
Truyền máu khối lượng lớn là truyền một lượng máu tương đương hoặc lớn
hơn 3000ml trong vòng 24 giờ. Nghiên cứu trên 30 trường hợp truyền máu khối
lượng lớn tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam từ tháng 10/2010 đến tháng
09/2012, kết quả cho thấy các yếu tố đông cầm máu đều bị rối loạn sau truyền máu
tại 2 thời điểm T1 (sau truyền máu) và T2 (24h sau truyền máu). Trong đó, số
lượng tiểu cầu ở thời điểm T1 là 128 ± 22 G/L, T2 là 135 ± 24 G/L; fibrinogen ở
thời điểm T1 là 1,2 ± 0,8 g/l, T2 là 1,6 ± 0,8 g/l; tỷ prothrombin ở thời điểm T1 là
39 ± 23 %, T2 là 45 ± 17% ; APTT ở thời điểm T1 là 41 ± 19s, T2 là 41 ± 22s.
Nhóm bệnh liên quan đến rối loạn đông máu do truyền máu khối lượng lớn là
ngoại khoa và sản khoa. Theo dõi và xử lý kịp thời các rối loạn đông cầm máu sau
truyền máu khối lượng lớn là cần thiết để tránh các tai biến của nó.
Summary
STUDIES COAGULASION DISORDERS BY MASSIVE BLOOD
TRANSFUSION IN QUANG NAM GENERAL HOSPITAL
Massive Blood transfusion (MBT) is defined as the replacement of at least
one blood volume or 3000ml red cells within 24h. The study of 30 MBT in Quang
Nam general hospital from 10/2010 to 9/2012, results show that, the element
bleeding disorder after blood transfusion in two time T1 (Post transfusion) and T2
(24h post - transfusion). In partucular, the menber of platelets in the T1 time was
128 ± 22 G/L, T2 is 135 ± 24 G/L; fibrinogen at time T1 is 1,2 ± 0,8 g/l, T2 was
1,6 ± 0,8 g/l; rate prothrombin at time T1 is 39 ± 23 %, T2 was 45 ± 17% ; APTT
at time T1 is 41 ± 19s, T2 was 41 ± 22s. Group of diseases related to coagulopathy
due to MBT surgery and obstetrics. Track and limely treatment of clotting disorder
hemostasic after massive blood transfusion is necessary to avoid its complications.
1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ


Truyền máu là một trong những phương pháp điều trị rất hữu hiệu, nhất là
trong những bệnh lý mất máu cấp hay mất máu kéo dài. Trong các trường hợp tai
nạn giao thông hay phẫu thuật kéo dài nhiều tiếng đồng hồ, nhiều khi cần phải
truyền một lượng máu lớn để đảm bảo chức năng sống của cơ thể người bệnh. Khi
truyền nhanh và nhiều máu sẽ gây ra những rối loạn nghiêm trọng về tế bào và
đông cầm máu, có khi đưa đến tử vong. Vì vậy, để góp phần tìm hiểu các rối loạn
đông cầm máu, làm cơ sở cho việc theo dõi, điều trị ở người bệnh cần phải truyền
nhiều máu, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu các rối loạn đông cầm máu ở
người bệnh truyền máu khối lượng lớn tại Bệnh viện đa khoa Quảng Nam”
nhằm các mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu các rối loạn đông cầm máu do truyền máu khối lượng lớn.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa rối loạn đông cầm máu do truyền máu khối
lượng lớn và các nhóm bệnh lý.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
30 người bệnh nhập viện điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam từ
tháng 10/2010 đến tháng 09/2012 có truyền lớn hơn hoặc bằng 3000ml máu và chế
phẩm máu trong vòng 24 giờ.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang.
2
2.2.2. Phương tiện nghiên cứu: Máy đếm tế bào tự động Sysmex KX 21 (Nhật
bản) và máy đông máu bán tự động Stago (Pháp).
2.2.3. Phương pháp khảo sát các rối loạn đông cầm máu
Tất cả xét nghiệm đông máu được tiến hành tại khoa Huyết học - truyền
máu Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam. Theo dõi các rối loạn đông cầm máu tại
3 thời điểm T0 (Trước truyền máu), T1 (Ngay sau truyền máu khối lượng lớn) và
T2 (24 giờ sau TMKLL).
- Khi tiểu cầu dưới 150 G/L gọi là giảm tiểu cầu.
- PT: Khi Tỷ prothrombin <70% thì gọi là giảm tỷ prothrombin.

2
- APTT: APTT kéo dài khi APTT người bệnh/ APTT chứng > 1,25.
- Fibrinogen: Khi Fbg < 2g/L thì gọi là giảm fibrinogen.
- Nhận định đông máu nội mạch rải rác khi xét nghiệm Ethanol (+).
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý trên máy vi tính bằng phần mềm SPSS 17.0
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
3.1.1. Tỷ lệ phân bố người bệnh theo giới
Bảng 3.1. Phân bố người bệnh giới tính
Giới tính Số trường hợp Tỷ lệ % p
Nam 13 43,3
> 0,05
Nữ 17 56,7
Tổng số 30 100
Nam chiếm tỷ lệ 43,3%; nữ chiếm tỷ lệ 56,7%. Sự khác biệt giữa nam và
nữ không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).
3.1.2. Tỷ lệ phân bố bệnh theo độ tuổi
Bảng 3.2. Phân bố người bệnh theo độ tuổi
Độ tuổi 16 - 30 31 - 45 46 - 60 ≥ 61 Tổng số
Số bệnh nhân 8 12 5 5 30
Tỷ lệ %
26,7 40 16,7 16,7
100
67,3 33,7
p < 0,01
TMKLL Chủ yếu gặp ở độ tuổi từ 16 đến 45, (p < 0,01). Đây là độ tuổi
thanh niên, tham gia nhiều hoạt động trong xã hội nên thường hay gặp các rủi ro,
nhất là tai nạn giao thông. Mặc khác, đa số phụ nữ trong độ tuổi này là độ tuổi sinh
đẻ do đó khó tránh khỏi các tai biến sản khoa như đờ tử cung, băng huyết sau sinh

do vậy phải truyền nhiều máu và chế phẩm máu.
3.2. Nghiên cứu rối loạn đông cầm máu do truyền máu khối lượng lớn
3.2.1. Tỷ lệ bệnh có rối loạn yếu tố đông máu do TMKLL
Bảng 3.3. Tỷ lệ bệnh có rối loạn các yếu tố đông máu sau TMKLL
Các yếu tố đông máu
T1 T2
n Tỷ lệ n Tỷ lệ
SLTC (n = 30) 25 83% 22 73%
3
Tỷ prothrombin (n = 30) 29 96,7% 29 96,7%
APTT (n = 30) 20 66,7% 21 70%
Fibrinogen (n = 30) 22 73% 21 70%
Ngay sau TMKLL: 83% bệnh giảm SLTC; tỷ lệ giảm tỷ prothrombin,
fibrinogen và kéo dài APTT lần lượt là 96,7%; 73% và 66,7%. Sau 24h TMKLL:
73% bệnh giảm SLTC; tỷ lệ giảm tỷ prothrombin, fibrinogen và kéo dài APTT lần
lượt là 96,7%; 70% và 70%.
3.2.2. Sự thay đổi các yếu tố đông máu do TMKLL
Bảng 3.4. Sự thay đổi các yếu tố đông máu ở người bệnh TMKLL
Các yếu tố đông máu T0 T1 T2 p
SLTC (G/L)
X ± SD
182 ± 30 128 ± 22 135 ± 24
p01 < 0,01
p12 < 0,01
Tỷ prothrombin (%)
X ± SD
89 ± 11 39 ± 23 45 ± 17
p01 < 0,01
p12 > 0,05
APTT (Giây)

X ± SD
28 ± 6 41 ± 19 41 ± 22
p01 < 0,05
p12 > 0,05
Fibrinogen (g/l)
X ± SD
2,6 ± 0,5 1,2 ± 0,8 1,6 ± 0,8
p01 < 0,01
p12 < 0,01
- Số lượng tiểu cầu và fibrinogen ở cả hai thời điểm T1 và T2 thấp hơn so
với thời điểm trước truyền máu khối lượng lớn (p < 0,01). Kết quả này tương
đương với nghiên cứu năm 2008 của Nguyễn Thị Huệ và Đỗ Trung Phấn [5]. Sau
truyền máu 24h, số lượng tiểu cầu cũng như fibrinogen có xu hướng tăng trở lại.
Sự khác biệt về số lượng tiểu cầu và nồng độ fibrinogen giữa hai thời điểm ngay
sau truyền máu (T1) và 24 giờ sau truyền máu khối lượng lớn (T2) có ý nghĩa
thông kê với p < 0,01.
- Tỷ prothrombin giảm ở cả hai thời điểm ngay sau truyền máu và 24 giờ
sau truyền máu khối lượng lớn (p < 0,05).
- APTT ở kéo dài ở cả hai thời điểm ngay sau truyền máu và 24 giờ sau
truyền máu khối lượng lớn (p < 0,05).
3.2.3. Tỷ lệ đông máu nội mạch rải rác ở người bệnh TMKLL
Bảng 3.5. Tỷ lệ đông máu nội mạch rải rác
Đông máu nội mạch rải rác T1 (n=30) T2 (n=30)
Số trường hợp 04 04
4
Tỷ lệ % 13,3 13,3
Bảng 3.5 cho thấy, 4/30 trường hợp có đông máu nội mạch rải rác sau
truyền máu khối lượng lớn chiếm tỷ lệ 13,3%. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với
nghiên cứu trong nước của Nguyễn Thị Huệ và Đỗ Trung Phấn năm 2008. Ở thời
điểm hiện tại, xét nghiệm đông máu của chúng tôi chưa hoàn thiện, một số xét

nghiệm chưa triển khai như D-Dimer, do vậy trong nghiên cứu này, nhận định
đông máu nội mạch rải rác chúng tôi chủ yếu dựa vào nghiệm pháp rượu ethanol.
Trong khi đó Nguyễn Thị Huệ và Đỗ Trung Phấn đánh giá đông máu nội mạch rải
rác theo thang điểm của Hulka F và cộng sự năm 1996 bằng cách tính điểm từ 5
kết quả xét nghiệm đó là: Số lượng tiểu cầu, PT, APTT, fibrinogen và D-Dimer.
3.3. Liên quan giữa rối loạn đông cầm máu do truyền máu khối lượng lớn và
các nhóm bệnh lý
Bảng 3.6.Liên quan với các nhóm bệnh lý
Nhóm bệnh lý Số trường hợp Tỷ lệ % p
Ngoại khoa 12 40,0
83,3
< 0,01
Sản khoa 13 43,3
Nội khoa 05 16,7 16,7
Tổng số 30 100
Rối loạn đông cầm máu do Truyền máu khối lượng lớn chủ yếu gặp ở
nhóm bệnh lý ngoại khoa và sản khoa. Liên quan này có ý nghĩa thống kê với p <
0,01.
4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
1. Truyền máu khối lượng lớn hay gặp độ tuổi 16 đến 45 tuổi; chủ yếu là
người bệnh ngoại khoa và sản khoa.
2. Đa số các trường hợp truyền máu khối lượng lớn đều có rối loạn đông
cầm máu. Trong đó, số lượng tiểu cầu và fibrinogen có xu hướng phục hồi sau 24h
truyền máu khối lượng lớn.
4.2. Kiến nghị
1. Tăng cường sử dụng máu tươi ở người bệnh truyền máu khối lượng lớn
để hạn chế rối loạn đông cầm máu và các tai biến của nó.
5
2. Thực hiện chế độ chăm sóc tích cực đối với người bệnh truyền máu khối

lượng lớn nhằm phát hiện sớm và xử lý kịp thời các rối đông cầm máu do truyền
máu khối lượng lớn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế (2007), “Xử lý các tác dụng không mong muốn có liên quan đến truyền
máu” Quy chế truyền máu – 2007 và một số văn bản qui phạm pháp luật về truyền
máu, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, Trang 46 - 48.
2. Nguyễn Ngọc Minh (2007), “Các phản truyền máu và cách xử trí” Bài giảng
Huyết học - Truyền máu sau đại học, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, Trang 724 -
732.
3. Trần Xuân Thịnh (2006), “Đánh giá tình hình rối loạn đông máu sau mổ ở
bệnh nhân đa chấn thương” Luận văn Thạc Sỹ y học, Trường Đại học y Hà Nội,
Trang 39 - 50.
4. Nguyễn Thị Huệ, Đỗ Trung Phấn, Nguyễn Thị Nga (2008), “Nghiên cứu sự
biến đổi về tế bào máu và đông máu ở bệnh nhân ngoại khoa truyền máu khối
lượng lớn” Tạp chí y học Việt Nam tập 344, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, Trang
731 - 738.
5. Hakala P, Hiipala S, Syrjala M, Rendell T (1999), “Massive Blood
transfusion exceeding 50 units of plasma poor red cell or whole blood”, The
survival rate and the orcurrence of leucopenia and acidosis, Insury 1999
November 30(9), p 619 - 622.
6. Harvey MP, Greenfield TP, Surgrue ME, Rosenfeild P (1995), “Massive
Blood transfusion in tertiary referal hospital” The Medial J of Australia, Vol 1632
October 1995, p 356 - 359.
6

×