TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA HĨA
BỘ MƠN CƠNG NGHỆ SINH HỌC
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
NGHIÊN CỨU CỐ ĐỊNH KHÁNG THỂ KHÁNG KHÁNG
NGUYÊN PSA LÊN HẠT NANO SẮT TỪ NHẰM CHẨN ĐOÁN
UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN NỮ ZEN NA
Lớp
: 10SH
Giáo viên hướng dẫn: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM
Giáo viên duyệt
: TS. BÙI XUÂN ĐÔNG
- Đà Nẵng, năm 2015-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KHOA HĨA
BỘ MƠN CƠNG NGHỆ SINH HỌC
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên : NGUYỄN NỮ ZEN NA
Lớp
: 10SH
Khóa
: 2010 - 2015
Ngành
: Cơng Nghệ Sinh Học
1. Tên đề tài:
“Nghiên cứu cố định kháng thể kháng kháng nguyên PSA lên hạt nano sắt từ nhằm
chẩn đoán ung thư tiền liệt tuyến”
2. Nội dung các phần:
- Lời cảm ơn
- Mục lục
- Danh mục hình vẽ
- Danh mục bảng
- Các thuật ngữ viết tắt
- Tóm tắt luận văn
- Lời mở đầu
- Chương 1: Tổng quan tài liệu
- Chương 2: Vật liệu và phương pháp
SVTH: NGUYỄN NỮ ZEN NA- 10SH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM
- Chương 3: Kết quả và thảo luận
- Chương 4: Kết luận và kiến nghị
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục
3. Giáo viên hướng dẫn:
TS. Lê Lý Thùy Trâm
4. Ngày giao nhiệm vụ:
10/2/2015
5. Ngày hồn thành nhiệm vụ: 30/5/2015
Thơng qua bộ mơn:
Ngày …… tháng …… năm……
TRƯỞNG BỘ MÔN
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
(Ký và ghi rõ họ tên)
(Ký và ghi rõ họ tên)
GIẢNG VIÊN DUYỆT
SINH VIÊN THỰC HIỆN
(Ký và ghi rõ họ tên)
(Ký và ghi rõ họ tên)
KẾT QUẢ ĐIỂM ĐÁNH GIÁ: …………………
Ngày … tháng…năm …
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(Ký và ghi rõ họ tên)
SVTH: NGUYỄN NỮ ZEN NA- 10SH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM
LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế khơng có sự thành cơng nào khơng gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp
đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt 5 năm học tại
giảng đường trường Đại học Bách Khoa - Đại học Đà nẵng, em đã nhận được rất nhiều
sự quan tâm giúp đỡ của quý thầy cơ, gia đình và bạn bè.
Với lịng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô của bộ môn Công nghệ
Sinh học đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình truyền đạt vốn kiến thức quý báu
cho chúng em trong thời gian học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn TS. Lê Lý Thùy Trâm đã tận tình hướng dẫn em trong
suốt thời gian làm đề tài. Giúp đỡ em vượt qua thời kì khó khăn nhất của đề tài. Nếu
khơng có những giúp đỡ, chỉnh sửa tận tình của cơ thì em nghĩ bài báo cáo này rất khó
có thể hồn thành được. Em cũng xin chân thành cảm ơn TS. Đặng Đức Long và ThS.
Tạ Ngọc Ly đã đóng góp ý kiến, giúp đỡ em hoàn thiện tốt đề tài tốt nghiệp này. Đồng
thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cơ cán bộ phịng thí nghiệm bộ môn là
KS. Võ Công Tuấn và KS. Phạm Thị Kim Thảo đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn
thành tốt các thí nghiệm trong phịng thí nghiệm bộ mơn Cơng nghệ Sinh học. Bên cạnh
đó, em cũng xin cảm ơn các anh chị ở trường Cao đẳng lương thực thực phẩm, bệnh
viện Ung bướu Đà Nẵng và Trung tâm y tế dự phòng Đà Nẵng đã giúp đỡ em trong việc
sử dụng thiết bị phục vụ cho đề tài này.
Bước đầu đi vào nghiên cứu khoa học, kiến thức của em cịn hạn chế và khơng ít
bỡ ngỡ. Do vậy, khơng tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận
được sự thông cảm cùng những ý kiến đóng góp q báu của q Thầy Cơ để đề tài của
em được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình, q báu của các thầy
cơ và bạn bè.
Đà Nẵng, ngày 30 tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Nữ Zen Na
SVTH: NGUYỄN NỮ ZEN NA- 10SH
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM
MỤC LỤC
MỤC LỤC
.................................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ........................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................. iv
CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... v
TÓM TẮT
................................................................................................................... 1
ABSTRACT ................................................................................................................... 1
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................... 4
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................... 4
1.2. Tổng quan về kháng nguyên PSA .......................................................................... 6
1.2.1 Cấu trúc kháng nguyên PSA .................................................................................. 6
1.2.2 Các dạng kháng nguyên PSA ................................................................................. 6
1.2.3 Ảnh hưởng và vai trò của PSA đối với UTTTL .................................................... 7
1.3. Giới thiệu về hạt nano ............................................................................................ 9
1.4. Cơ chế gắn kết của phân tử sinh học và hạt nano. ............................................... 10
1.4.1 Gắn kết trực tiếp ................................................................................................... 10
1.4.2 Gắn kết không trực tiếp ........................................................................................ 11
1.4.3 Các phương pháp gắn kết kháng thể đặc hiệu và hạt nano sắt từ đã được nghiên
cứu. .............................................................................................................................. 12
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ........................................................... 15
2.1. Vật liệu ................................................................................................................. 15
2.1.1 Hóa chất ................................................................................................................ 15
2.1.2 Dụng cụ ............................................................................................................... 15
2.2. Phương pháp thí nghiệm....................................................................................... 16
2.2.1 Cơ sở của phương pháp gắn kháng thể lên hạt nano sắt từ bằng APTES- GA. ... 16
2.2.2 Hoạt hóa bề mặt hạt nano bằng APTES- GA. ...................................................... 16
2.2.3 Thử nghiệm gắn kháng thể lên MNPs .................................................................. 19
2.2.4 Khảo sát nồng độ tối ưu của kháng thể ................................................................ 21
SVTH: NGUYỄN NỮ ZEN NA- 10SH
i
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM
2.2.5 Khảo sát lượng kháng thể gắn lên MNPs dựa vào khả năng “bắt chước” enzyme
peroxydase của MNPs ................................................................................................... 22
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 24
3.1 Hoạt hóa bề mặt MNPs ........................................................................................ 24
3.1.1 Thử nghiệm gắn Streptavidin lên MNPs, đo bằng phương pháp UV- VIS. ........ 24
3.1.2 Thử nghiệm với Streptavidin – HRP, dựa vào phản ứng giữa Enzyme HRP và
TMB .............................................................................................................................. 26
3.2 Thử nghiệm gắn kháng thể lên MNPs .................................................................. 27
3.2.1 Khảo sát khả năng gắn kháng thể lên MNPs ........................................................ 27
3.2.2 Khảo sát khả năng gắn kết kháng nguyên của kháng thể cố định lên MNPs ....... 28
3.2.3 Khảo sát nồng độ tối ưu của kháng thể ................................................................ 29
3.2.4 Khảo sát khả năng “bắt chước” enzyme peroxydase của MNPs ......................... 32
3.2.5 Khảo sát lượng kháng thể gắn lên MNPs dựa vào khả năng “bắt chước” enzyme
peroxydase của MNPs. .................................................................................................. 33
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 34
4.1 Kết luận ................................................................................................................ 34
4.2 Kiến nghị .............................................................................................................. 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 36
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT ............................................................................................... 36
PHỤ LỤC
................................................................................................................. 38
SVTH: NGUYỄN NỮ ZEN NA- 10SH
ii
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT
Bảng
Tên bảng
Số
trang
1
1.1
Tỷ lệ các thành phần của PSA trong huyết tương
6
2
1.2
Vai trị của PSA trong chuẩn đốn UTTTL
7
3
3.1
Biến thiên giá trị delta OD280nm theo nồng độ Streptavidin
24
4
3.2
Kết quả thu được sau khi đo UV- VIS đối với mẫu MNPs-
26
Streptavidin- HRP
5
3.3
Biến thiên giá trị delta OD450nm theo lượng MNPs
27
6
3.4
Sự biến thiên delta OD theo nồng độ kháng thể trước và sau
29
khi cố định
7
3.5
Sự biến thiên delta OD theo nồng độ kháng thể trong khảo
31
sát lượng kháng thể gắn lên hat nano sắt từ
8
3.6
Biến thiên giá trị OD450nm theo lượng MNPs
SVTH: NGUYỄN NỮ ZEN NA- 10SH
32
iii
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM
DANH MỤC HÌNH ẢNH
STT
Hình
Tên hình
Số
trang
1
1.1
Cấu trúc tinh thể của PSA
6
2
1.2
Hình ảnh tuyến tiền liệt bị ung thư
7
3
1.3
Các cách gắn kết phân tử sinh học với hạt nano
11
4
2.1
Cơ sở của phương pháp cố định kháng thể lên MNPs thơng
16
qua hoạt hóa bề mặt bằng APTES- GA
5
2.2
Sơ đồ quy trình hoạt hóa bề mặt MNPs bằng APTES- GA
17
6
2.3
Sơ đồ thí nghiệm chuẩn bị mẫu đo UV- VIS
18
7
2.4
Phương pháp khảo sát khả năng gắn kháng thể lên MNPs
20
8
2.5
Hình minh họa phương pháp xác định hoạt tính kháng thể
21
sau khi cố định lên MNPs
9
3.1
Đường chuẩn biểu thị mối quan hệ giữa giá trị OD280nm với
25
nồng độ Streptavidin
10
3.2
Biến thiên giá trị OD450nm theo nồng độ kháng nguyên
28
11
3.3
So sánh hoạt tính của kháng thể trước và sau khi gắn lên
30
MNPs
12
3.4
Kiểm tra hoạt tính của kháng thể sau khi gắn lên MNPs
31
13
3.5
Biến thiên giá trị OD450nm theo lượng MNPs
32
SVTH: NGUYỄN NỮ ZEN NA- 10SH
iv
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM
CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
UTTTL:
Ung thư tuyến tiền liệt.
PSA:
Prostate specific antigen.
MNPs:
Hạt nano sắt từ (Magnetic nanoparticles).
GA:
Glutaraldehyde.
APTES:
3-aminopropyl triethoxysilane.
TMB:
3,3’,5,5’-Tetramethylbenzidine.
HRP:
Horseradish peroxidase.
ELISA:
Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay.
IARC:
Cơ quan nghiên cứu ung thư thế giới.
A2M:
α2- macroglubulin.
ACT:
α1- antichymotrypsin.
EDAC:
1-ethyl -3-(3-dimethylaminopropyl) carbodiimide hydrochloride.
SVTH: NGUYỄN NỮ ZEN NA- 10SH
v
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM
TÓM TẮT
Hiện nay, thuật ngữ cơng nghệ sinh học nano khơng cịn xa lạ đối với xã hội khi
mà sự kết hợp giữa hai ngành công nghệ sinh học và công nghệ nano đã và đang đem
lại nhiều thành tựu lớn trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực Y sinh. Trên thế giới
cũng như ở Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu về việc cố định các phân tử sinh học
như axit nucleic, enzyme hay kháng thể,... lên hạt nano sắt từ (MNPs) với nhiều mục
đích khác nhau. Qua q trình tìm hiểu, em nhận thấy rằng có thể sử dụng phương pháp
cố định kháng thể lên hạt nano sắt từ nhằm thiết kế ra một quy trình mới để chẩn đoán
ung thư mà cụ thể hơn là ung thư tuyến tiền liệt (UTTTL). Trong khuôn khổ đề tài tốt
nghiệp, em đề xuất ra phương pháp cố định kháng thể bằng liên kết APTES- GA sau đó
khảo sát lượng kháng thể gắn được lên hạt nano sắt từ và khả năng duy trì hoạt tính gắn
kết kháng ngun của chúng sau khi gắn kết. Qua quá trình nghiên cứu em đã chứng
minh được rằng có kháng thể gắn lên hạt nano sắt từ và chúng còn giữ được hoạt tính
để thực hiện q trình nhận diện sự có mặt của kháng nguyên.
ABSTRACT
Nowadays, the term “nano-biotechnology” is not strange to the society when the
combination of biotechnology and nanotechnology has brought many great
achievements in many areas, particularly, in the biomedical field. In the world as well
as in Vietnam, there is a lot of research in immobilizing biological molecules such as
nucleic acids, enzymes or antibodies,... on ferromagnetic nanoparticles (MNPS) for
many different purposes. Through research, I has found that we can use the method of
immobilization antibody on ferromagnetic nanoparticles to design a new process for
diagnosing cancer, concretely, for prostate cancer. In the framework of the thesis, we
propose using immobilized antibodies by APTES- GA linking. After that measuring
how many antibodies fixed on ferromagnetic nanoparticles and checking bioactivity of
antibodies. In conclusion, we have demonstrated that antibodies attached on
ferromagnetic nanoparticles and they are still kept active to implement the process of
identifying the presence of antigen.
SVTH: NGUYỄN NỮ ZEN NA- 10SH
1
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM
LỜI MỞ ĐẦU
Ung thư tuyến tiền liệt (UTTTL) là loại ung thư gây chết đứng thứ hai ở nam giới,
tương tự như ung thư vú ở nữ giới. Trong tuyến tiền liệt, PSA (Prostate Specific Antigen)
là một kháng nguyên được tiết ra trực tiếp từ tế bào biểu mô của tuyến này nhằm “tiêu
hóa” chất gây đơng trong tinh dịch, giúp tinh trùng có thể di chuyển tự do. Khi tuyến
tiền liệt bị ung thư, khối u sẽ vỡ ra, có một lượng lớn PSA được phát xuất vào máu, do
đó, PSA là một marker quan trọng, thông qua lượng PSA trong máu có thể xác định
tương đối tỉ lệ mắc UTTTL của bệnh nhân. Hiện nay, đã có nhiều kỹ thuật được sử dụng
trong chuẩn đoán UTTTL và phổ biến là kỹ thuật Elisa.
Tuy nhiên, việc sử dụng kỹ thuật Elisa để chẩn đốn ung thư vẫn cịn khá nhiều
nhược điểm như kĩ thuật tương đối phức tạp, tín hiệu nền cao, thời gian cho kết quả
lâu,… Vì vậy, hiện nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu để tìm ra các phương pháp
mới nhằm hạn chế những nhược điểm trên. Trên cơ sở đó, giữa bộ mơn Cơng nghệ sinh
học và Điện tử viễn thông - Đại học Bách Khoa Đà Nẵng đã kết hợp cùng nhau thực
hiện đề tài “Thiết kế hệ thống đo đạc và phân tách các phân tử sinh học sử dụng hạt
nano từ tính”.
Với khả năng tương thích cao với các phân tử sinh học, dễ tổng hợp nên không
yêu cầu quá cao về mặt chi phí, cũng như có thể được phát hiện bằng tín hiệu từ nên hạt
nano sắt từ đã được em sử dụng để làm vật liệu cho đề tài. Trên thế giới, từ trước đến
nay đã có rất nhiều nghiên cứu cố định kháng thể lên hạt nano sắt từ với nhiều phương
pháp phát hiện khác nhau như cố định Aflatoxin B1 lên hạt nano sắt từ bằng liên kết
không hóa trị và phát hiện bằng phương pháp ELISA [5], cố định kháng thể Goat IgG
bằng liên kết hóa trị (APTES – GA) và phát hiện bằng ELISA [4],…, tuy nhiên vẫn chưa
có đề tài nào sử dụng phương pháp đo tín hiệu từ tận dụng khả năng sinh ra từ trường
của hạt sắt từ, vậy nên em tin tưởng rằng đề tài này sẽ mở ra nhiều hướng nghiên cứu
sau này cũng như đưa ra những phương pháp mới phát hiện ung thư hiệu quả hơn. Để
làm rõ mục đích của em, sau đây em xin trình bày mơ hình của thiết bị cảm ứng sinh
học trên.
SVTH: NGUYỄN NỮ ZEN NA- 10SH
2
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM
Hình: Mơ hình thiết bị cảm ứng sinh học điện từ
(a) Cố định kháng thể thứ nhất đặc hiệu PSA lên đế sinh học, (b) Phủ mẫu máu chứa PSA, kháng
nguyên sẽ bị kháng thể bắt giữ, (c) Thêm kháng thể thứ hai đặc hiệu PSA đã được gắn trên MNPs, (d)
Hạt sắt từ có kháng thể sẽ được giữ lại sau những lần rửa, (e) Dựa vào thiết bị đo lượng sắt từ, suy ra
nồng độ kháng nguyên trong mẫu cần đo [1].
Trong phạm vi đề tài, em thực hiện một trong những chuyên đề của đề tài lớn này,
đó là “Nghiên cứu cố định kháng thể kháng kháng nguyên PSA để chẩn đoán ung thư
tuyến tiền liệt”. Bước đầu, em khảo sát khả năng cố định kháng thể kháng PSA lên hạt
nano sắt từ mà vẫn đảm bảo giữ nguyên hoạt tính sinh học của kháng thể này.
SVTH: NGUYỄN NỮ ZEN NA- 10SH
3
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ung thư tuyến tiền liệt (UTTTL) đang là vấn đề sức khỏe quan trọng trên phạm
vi tồn cầu vì xuất độ1 và tử suất2 cao, chất lượng sống của bệnh nhân bị giảm sút và
gánh nặng chi phí điều trị chăm sóc nhiều. Đây là bệnh lý ác tính thường gặp ở nam
giới cao tuổi với đỉnh cao xuất độ và tử vong trong khoảng 70 tuổi. Tuy nhiên, do diễn
tiến chậm và liên tục với nhiều mức độ ác tính khác nhau nên bệnh có tầm ảnh hưởng
đến khoảng tuổi rộng hơn.
Theo số liệu của Cơ quan nghiên cứu ung thư thế giới IARC, UTTTL có xuất độ
cao thứ tư tồn cầu tính chung cả hai giới (sau ung thư phổi, vú, đại–trực tràng) với
khoảng 1,112,000 ca mới mỗi năm, chiếm 7.9% tổng số ca ung thư các loại. Tính riêng
cho nam giới, UTTTL đứng hàng thứ hai sau ung thư phổi và chiếm 15% tổng số các
ung thư. Do tính chất đặc thù là diễn tiến bệnh thường chậm và điều trị có hiệu quả dù
bệnh ở giai đoạn tiến xa, UTTTL có độ lưu hành bệnh3 tồn cầu 5 năm rất cao với gần
4,000,000 người bệnh chiếm 25% tổng số bệnh nhân ung thư nam giới và 12% bệnh
nhân ung thư hai giới (chỉ sau ung thư vú) [3].
Các nghiên cứu cũng cho rằng có khoảng 80% nam giới sẽ có các vấn đề về bệnh
lý tuyến tiền liệt và cũng khơng ai có thể biết trước liệu mình có thể bị mắc bệnh hay
khơng [3].
Ở Mỹ, mỗi năm có khoảng 1.2 triệu nam giới phải đến các bệnh viện để khám và
điều trị vì bệnh lý phì đại tuyến tiền liệt, trong số đó có khoảng 400,000 người cần can
thiệp phẫu thuật.
Ở Pháp, mỗi năm có khoảng hơn 1 triệu nam giới bị các dấu hiệu bệnh lý tuyến
tiền liệt trong đó có 800,000 người cần can thiệp phẫu thuật [17].
Xuất độ: số trường hợp mới mắc bệnh tính trên 100,000 người trung bình trên mỗi năm
Tử xuất: số trường hợp tử vong tính trên 100,000 người trung bình trên mỗi năm
3
Độ lưu hành bệnh: tổng số trường hợp bệnh gồm cả cũ lẫn mới tính trên một quần thể dân số trong khoảng
thời gian xác định
1
2
SVTH: NGUYỄN NỮ ZEN NA- 10SH
4
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM
Tại Việt Nam, theo số liệu ghi nhận của IARC, UTTTLT có xuất độ và tử suất
lần lượt là 3.4 và 2.5. Là bệnh thường gặp hàng thứ 10 trong các ung thư ở hai giới
cũng như riêng cho giới nam với 1.275 trường hợp mắc mới và 872 trường hợp tử vong
ước tính mỗi năm trên cả nước [1]. Tuy nhiên, nhìn chung, Việt nam cũng như các
nước châu Á có xuất độ UTTTL thấp (4.5–10.5) so với các khu vực có xuất độ trung
bình như Nam Âu, Mỹ Latinh (60.1–79.8) và xuất độ cao như Úc, Bắc Mỹ, Bắc Âu
(97.2–111.6) [3].
Hiện nay, do sự thiếu hiểu biết của người dân mà khoảng độ tuổi mắc phải căn
bệnh ngày càng rộng và trẻ hóa. Đồng thời việc phát hiện bệnh muộn sẽ dẫn đến di căn
và chi phí điều trị cao cũng như ảnh hưởng đến tuổi thọ của người dân. Vì vậy, việc
phát hiện bệnh sớm là điều rất quan trọng.
Trong những thời gian gần đây, ở nước ta đã có nhiều kỹ thuật nhằm chẩn đốn
và chữa trị UTTTL như:
- Xét nghiệm PSA máu: Định lượng hàm lượng kháng nguyên đặc hiệu ung thư tuyến
tiền liệt PSA.
- Siêu âm tuyến tiền liệt qua trực tràng: Là xét nghiệm siêu âm thơng qua đầu dị siêu
âm đặt trong lịng trực tràng phát sóng siêu âm nhằm hiện hình tuyến tiền liệt lên màn
hình video, quan sát và chuẩn đốn.
- Soi bàng quang: Sử dụng một loại ống nhỏ, chiếu sáng nhằm quan sát niệu đạo và
bàng quang.
- Sinh thiết tuyến tiền liệt qua trực tràng: Sử dụng dụng cụ dạng kim xuyên qua trực
tràng vào tuyến tiền liệt nhằm lấy một mẫu tổ chức của tuyến tiền liệt và tìm tế bào
ung thư dưới kính hiển vi. Chỉ có xét nghiệm sinh thiết tuyến tiền liệt mới có vai trị
khẳng định chắc chắn UTTTL [13].
Tuy nhiên, đối với các phương pháp như siêu âm tuyến tiền liệt qua trực tràng,
soi bàng quang, sinh thiết qua trực tràng có nhược điểm là chỉ đến khi bệnh có biểu
hiện ra bên ngồi mới được tiến hành dẫn đến có nguy cơ khơng chữa trị kịp thời và
chi phí xét nghiệm khá cao. Vậy nên, các bệnh viện ưu tiên phương pháp xét nghiệm
nồng độ PSA. Mặc dù vậy, đối với các kỹ thuật xét nghiệm PSA truyền thống trước
SVTH: NGUYỄN NỮ ZEN NA- 10SH
5
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM
đây (chủ yếu sử dụng kỹ thuật Elisa), người ta nhận rằng vẫn có nhiều nhược điểm cần
khắc phục như giá thành cao, tốn nhiều thời gian, độ nhạy khơng cao, tín hiệu nền
cao…. Vì vậy, việc tìm ra phương pháp mới nhằm phát hiện PSA trong máu là vấn đề
cấp thiết trong điều kiện hiện nay.
1.2. Tổng quan về kháng nguyên PSA
Hình 1.1: Cấu trúc tinh thể của PSA
1.2.1 Cấu trúc kháng nguyên PSA
Họ Kallikrein có cấu trúc phân tử gồm 15 serine protease được giải mã bởi cụm
gen trên nhiễm sắc thể 19q3. Các gen được đánh số thứ tự từ KLK1- 15 và sản phẩm
protein tương ứng có số thứ tự từ hK1-15.
PSA là protein hk3 chứa 237 amino acid và một chuỗi carbohydrate gắn với
serine 45, có tổng trọng lượng phân tử 28,430 Da [8].
1.2.2 Các dạng kháng nguyên PSA
PSA có khả năng tạo phức với α2- macroglubulin (A2M) và α1antichymotrypsin (ACT) trong ống nghiệm. Ngoài ra, một phần PSA quan trọng có thể
liên kết với ACT trong máu do đó trong máu có chứa nhiều dạng của PSA [8].
a.
PSA tổng số
PSA tổng số bao gồm PSA tự do, PSA- ACT. Hiện nay, người ta thường xét
nghiệm PSA tổng số để chuẩn đoán nguy cơ UTTTL [8].
b.
PSA tự do
SVTH: NGUYỄN NỮ ZEN NA- 10SH
6
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM
Kháng thể đơn dòng được sử dụng để phát triển phương pháp xác định PSA tự
do. Những kháng thể này phát hiện epitop vùng 1, phản ứng chéo ở tỷ lệ nhỏ hơn 1%
với PSA- ACT [8].
c.
PSA- ACT
PSA- ACT có thể được tính tốn bởi việc sử dụng kháng thể bắt giữ cả PSA tự
do và PSA phức và ACT được xem như một chất đánh dấu.
Phương pháp này khá phức tạp do có nhiều tín hiệu nền như sự hấp phụ không
đặc hiệu của ACT và phức hợp ACT- protease lên bề mặt rắn. Dựa vào nguyên nhân
này có thể giải thích được lý do khơng xác định được tỉ lệ của PSA- ACT như PSA tự
do [8].
1.2.3 Ảnh hưởng và vai trò của PSA đối với UTTTL
Trong tuyến tiền liệt, PSA được tiết trực tiếp vào các ống tuyến. Nhiệm vụ của
PSA là làm tan chảy và “tiêu hóa” các chất gây đơng trong tinh dịch (semenogelin và
fibronecyin). Bình thường chỉ một lượng rất nhỏ của PSA thoát được vào hệ tuần hồn.
Tuy nhiên, khi cấu trúc mơ học của tuyến tiền liệt bị phá vỡ, khối u không nối với ống
tiết của tuyến tiền liệt nên PSA được tiết trực tiếp vào khoảng gian bào, đi thẳng vào
hệ tuần hồn. Do đó trong tuyến tiền liệt bị ung thư, nồng độ PSA trong huyết thanh
trên mỗi gram mô tuyến cao gấp 30 lần so với mơ tuyến bình thường và gấp 10 lần so
với mô tuyến tăng sinh lành tính mặc dù biểu hiện gen của PSA trong mơ tuyến ung
thư thấp hơn so với mô tuyến tăng sinh lành tính.
Hình 1.2: Hình ảnh tuyến tiền liệt bị ung thư
SVTH: NGUYỄN NỮ ZEN NA- 10SH
7
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM
Như đã trình bày ở trên thì PSA đo được trong hệ tuần hoàn bao gồm PSA phức
hợp (complex- PSA, cPSA) và PSA tự do (free- PSA, fPSA). fPSA tiết rất nhiều khi
xuất tinh nhưng chỉ một lượng nhỏ fPSA đi vào hệ thống tuần hoàn. cPSA thường gắn
kết với các chất ức chế protease như ACT, A2M, API (alpha- 1- protein inhibitor).
Ở bênh nhân UTTTL, nồng độ PSA- ACT cao hơn và nồng độ PSA tự do thấp
hơn so với bệnh nhân phì đại lành tính. Ngun nhân dẫn đến sự khác biệt này chưa
được xác định rõ.
Tỷ lệ các thành phần của PSA trong huyết tương:
Bảng 1.1: Tỷ lệ các thành phần của PSA trong huyết tương
Loại PSA
PSA phức hợp
PSA- ACT
PSA- API
PSA- A2M
PSA tự do
Tỷ lệ % trong huyết tương
60- 95
60- 90
1-5
10-20
5-40
Giả thuyết được chấp nhận nhiều nhất là trong UTTTL, PSA đi vào hệ tuần hoàn
theo nhiều đường khác nhau so với trong tăng sinh lành tính. Trong tăng sinh lành tính,
để đến được hệ tuần hồn, PSA phải thốt ra khoảng gian bào. Tại đây PSA bị thối
hóa bởi các enzyme. Trong khi đó, ở mơ tuyến ung thư, PSA vào hệ tuần hồn ở dạng
đã kích hoạt, gắn kết với các chất ức chế protease (không bị thối biến) nên nồng độ
PSA- ATC ln cao hơn [8].
Từ những điều trên, hiện nay đã có nhiều kỹ thuật xét nghiệm PSA tổng số để
chuẩn đoán UTTTL. Sau đây là bảng kết quả thể hiện mối quan hệ giữa nồng độ PSA
trong huyết thanh và khả năng bị UTTTL khi tiến hành sinh thiết [14].
SVTH: NGUYỄN NỮ ZEN NA- 10SH
8
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM
Bảng 1.2: Vai trị của PSA trong chuẩn đốn UTTTL
Nồng độ PSA trong huyết thanh
Khả năng bị UTTTL khi sinh thiết
< 2.5 ng/ml
< 2%
2.5 – 4 ng/ml
18%
4 – 10 ng/ml
25%
> 10 ng/ml
67%
1.3. Giới thiệu về hạt nano
Hiện nay, khi nhắc đến công nghệ sinh học người ta hay đề cập đến thuật ngữ
“Công nghệ sinh học nano”, bởi lẽ công nghệ nano đang từng bước góp vai trị quan
trọng vào sự phát triển của công nghệ sinh học.
Công nghệ sinh học nano là sự giao thoa của công nghệ nano và công nghệ sinh
học, là sự kết hợp của nhiều lĩnh vực nghiên cứu cơng nghệ cao. Nói một cách khác,
cơng nghệ sinh học nano là công nghệ sinh học ở mức độ siêu nhỏ (mức độ nm) liên
quan đến phương pháp sử dụng vật liệu và thiết bị công nghệ nano để nghiên cứu sinh
học. Ứng dụng của công nghệ sinh học nano ngày càng gia tăng rất nhanh, đặc biệt
trong lĩnh vực y học. Một số thiết bị công nghệ sinh học nano đã được chế tạo tại Việt
Nam [16].
Trong tự nhiên, sắt là vật liệu thường được sử dụng để nghiên cứu làm hạt nano
từ tính. Các hạt nano từ tính dùng trong y sinh thường có dạng chất lỏng từ còn gọi là
nước từ, gồm 3 phần: hạt nano từ tính, chất hoạt hóa bề mặt và dung mơi. Trong đó hạt
nano từ tính là thành phần duy nhất quyết định tính chất từ của chất lỏng từ. Các chất
hoạt hóa bề mặt làm cho hạt nano phân tán trong dung mơi, tránh kết tụ và có tác dụng
che phủ hạt nano khỏi tác động bởi bên ngoài [16].
Các hạt nano với những chất siêu từ khác nhau là môi trường lý tưởng để thao
tác các vật liệu sinh học, dẫn các thành phần thuốc trị liệu đến đích và xử lý huyết áp
cao. Các hạt nano từ không phát quang, không tan trong nước, chỉ sử dụng tính chất từ
để bám hút các vi khuẩn và các vật hướng đích khác và sau đó tách chúng ra. Các hạt
nano từ tính cũng được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và ứng dụng nhiều
trong lĩnh vực Y –sinh [15].
SVTH: NGUYỄN NỮ ZEN NA- 10SH
9
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM
Trong đề tài, em sử dụng hạt nano có phủ nhóm silica để gắn kháng thể bởi những
ưu điểm sau:
- Silica khá trơ nên có tính ổn định cao.
- Khơng có nghiên cứu nào cho thấy sự độc hại của lớp silic, vì nguy cơ có thể
xảy ra là bụi khí Si có thể ảnh hưởng đến q trình hơ hấp đã được loại bỏ do hạt nano
khơng có khả năng bay hơi.
1.4. Cơ chế gắn kết của phân tử sinh học và hạt nano.
Việc gắn kết các hạt nano silica với các phân tử sinh học phải bảo đảm các yêu
cầu sau:
- Gắn kết bền vững với các phân tử được đánh dấu.
- Không làm ảnh hưởng tới chức năng nhận biết các phân tử sinh học đích cần
phát hiện, tìm kiếm.
- Khơng làm ảnh hưởng tới hình thái, cấu trúc và đặc biệt là hoạt tính của phân
tử sinh học.
Các hạt nano silica được gắn kết với các phân tử sinh học theo 02 cách chính:
trực tiếp và khơng trực tiếp [12].
1.4.1 Gắn kết trực tiếp
Cách gắn kết đơn giản nhất là các phân tử sinh học hút bám trực tiếp lên bề mặt
hạt nano thông qua liên kết không cộng hóa trị. Các hạt nano tích điện có thể liên kết
với các phân tử sinh học tích điện trái dấu qua tương tác tĩnh điện. Mặc dù cách này
đơn giản, không yêu cầu khắt khe nhưng trong trường hợp này, hoạt tính của liên kết
sinh học có thể bị ảnh hưởng và số lượng các liên kết phân tử sinh học trên một hạt
nano là rất khó điều khiển. Thêm vào đó, cách gắn kết này là khơng đặc hiệu.
Cách gắn kết trực tiếp thường được sử dụng nhiều nhất là gắn kết đồng hóa trị
giữa phân tử sinh học và hạt nano. Các hạt nano được biến đổi với các nhóm carboxyl
(- COOH) trên bề mặt hạt tạo điều kiện thích hợp cho liên kết đồng hóa trị với phân tử
sinh học có nhóm chức amine bằng các tác nhân carbodiimide tan trong nước. Các
oligonucleotide được biến đổi disunfua có thể định vị trên các hạt đã được chức năng
hóa bởi nhóm thiol (- SH) bằng cách tạo cầu liên kết hóa học disunfua S-S. Hạt nano
SVTH: NGUYỄN NỮ ZEN NA- 10SH
10
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM
được chức năng hóa với nhóm amine (-NH2) có thể liên kết với các hapten và dược
phẩm khác nhau bằng succinimidyl ester.
Tất nhiên, điều khiển số phân tử sinh học liên kết trên một hạt nano vẫn là vấn đề
thử thách đối với phương pháp này [2].
Hình 1.3: Các cách gắn kết phân tử sinh học với hạt nano
A: Hút bám trực tiếp với các phân tử sinh học, B: Hút bám gián tiếp qua phân tử trung gian, C: Liên
kết hóa học của phân tử sinh học với cầu nối trung gian, hút bám hoặc liên kết hóa học với bề mặt
hạt nano (linker), D: Liên kết hóa học trực tiếp của phân tử sinh học với hạt nano, E: Liên kết hướng
đích của phân tử sinh học đã được biotin hóa với Streptavidin được bọc trên các hạt nano qua liên
kết biotin-Streptavidin.
1.4.2 Gắn kết không trực tiếp
Các phân tử sinh học đầu dị thường có những vị trí có hoạt tính sinh học cao để
nhận biết các phân tử sinh học đích. Do đó, khi gắn kết các hạt nano với các phân tử
sinh học đầu dị thì cần tránh những vị trí đó bằng cách điều khiển các liên kết. Vì vậy,
phương pháp gắn kết khơng trực tiếp thường được dùng trong gắn kết hạt nano với
phân tử sinh học.
Phương pháp gắn kết không trực tiếp sử dụng một chất khác (protein, peptide …)
để làm cầu nối nối phân tử sinh học và hạt nano. Chất này gồm hai đầu có cực: một
đầu gắn với hạt nano và một đầu gắn với phân tử sinh học. Như vậy phân tử sinh học
SVTH: NGUYỄN NỮ ZEN NA- 10SH
11
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM
và hạt nano gắn kết với nhau qua cầu nối đó. Có nhiều cách gắn kết phân tử cầu nối
trung gian với phân tử sinh học và hạt nano [2].
Phân tử cầu nối có thể gắn kết bằng liên kết khơng cộng hóa trị với các phân tử
sinh học và bề mặt hạt nano. Phương pháp này có thể thuận lợi hơn phương pháp gắn
kết trực tiếp giữa phân tử sinh học và hạt nano, vì nó có thể giúp các phân tử sinh học
liên kết có tính định hướng thích hợp. Một cách khác là dựa trên liên kết hóa học giữa
các nhóm chức năng của phân tử sinh học (như thiol, amine) với các phân tử cầu nối
trung gian (crosslinker). Các cầu nối trung gian này lại liên kết với bề mặt hạt nano
qua hút bám hoặc liên kết hóa học (liên kết cộng hóa trị).
Tuy nhiên, việc điều khiển các liên kết là vấn đề khó khăn trong phương pháp
này. Để khắc phục điều này, hiện nay người ta thường sử dụng những cặp phân tử có
ái lực cao với nhau để làm cầu nối trung gian như biotin-Streptavidin, biotin- avidin
[2].
1.4.3 Các phương pháp gắn kết kháng thể đặc hiệu và hạt nano sắt từ đã được
nghiên cứu.
Phức hợp giữa hạt nano sắt từ và kháng thể có thể được tạo ra bởi nhiều cơ cách
khác nhau. Theo “Natural protocols” của tác giả người Mỹ Xing Y. (2008), hiện nay
giả thiết có 5 cách để tạo ra phức hợp này [12]. Đó là:
(1) Gắn kết thơng qua liên kết amine–carboxylic
(2) Sử dụng SMCC làm xúc tác tạo cặp sulfhydryl-amine.
(3) Gắn kết trực tiếp thơng qua các nhóm carbon-hydrate bị oxy hóa trên phần Fc
của kháng thể.
(4) Gắn kết các peptide được gắn histidine hoặc các kháng thể lên các hạt nano
silica được Ni-NIA hóa.
(5) Gắn kết khơng hóa trị của hạt nano silica được bọc Streptavidin với các kháng
thể được biotin hóa (biotinylated).
Mỗi kiểu gắn kết có những ưu điểm và hạn chế riêng. Nhưng nhìn chung, càng
nhiều cầu nối trung gian giữa kháng thể và hạt nano silica càng làm cho phức hợp bền
vững hơn và kháng thể giữ được hoạt tính lâu hơn. Cụ thể các cách gắn kết để tạo phức
hợp kháng thể + hạt nano silica như sau:
SVTH: NGUYỄN NỮ ZEN NA- 10SH
12
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM
a. Gắn kết thông qua liên kết amine- carboxylic
Kiểu gắn kết này dựa trên phản ứng hóa học giữa nhóm carboxyl và nhóm amin,
có EDAC (1-ethyl - 3 - (3- dimethylaminopropyl) carbodiimide hydrochloride) làm
chất xúc tác. Sử dụng đệm MES (2-(N-Morpholino) ethanesulfonic acid mono hidrate)
có pH từ 4,7 - 6 là thích hợp nhất cho phản ứng có EDAC xúc tác [2].
b. Gắn kết trực tiếp thơng qua các nhóm carbon-hydrate bị oxy hóa trên phần Fc của
kháng thể.
Kiểu gắn kết trực tiếp này thơng qua phản ứng cộng hóa trị giữa các nhóm
carbohydrate bị oxy hóa trên phần Fc của kháng thể với các hạt nano silica được hoatj
hóa với nhóm hydrazide: các kháng thể bị oxy hóa thành periodate. Các hạt nano bị
carboxylate hóa (adipic có thể được điều chỉnh với ADH dihydrazide) để cho ra
hydrazide trên bề mặt. Sau đó, các hạt này có thể gắn kết với các kháng thể bị oxy hóa
thơng qua phản ứng cộng hóa trị giữa aldehyde và hydrazide.
c. Gắn kết các peptide được gắn histidine hoặc các kháng thể lên các hạt nano silica
được nickelnitrilotriacetic (Ni-NIA) hóa
Đối với các peptide hoặc kháng thể gắn histidine có thể sử dụng phức axit
nickelnitrilotriacetic (Ni-NTA) như một cầu nối hai nhóm chức cho việc gắn kết sinh
học. Axit nitriloacetic được liên kết đồng hóa trị với hạt nano silica bọc polymer trong
khi kháng thể được gắn histidine liên kết với ion Ni2+ bởi phức chelation (là phức của
các vòng hữu cơ và các ion kim loại). Phương pháp gắn kết này định hướng ligand gắn
kết (một histidine được gắn có thể nối một cách thuận tiện vào các protein hoặc các
peptide ở một vị trí đặc biệt), gói gọn lại các kích thước đầu dị và cho giá thành sản
phẩm thấp [2].
d. Gắn kết khơng hóa trị giữa hạt nano silica gắn Streptavidin với các kháng thể được
biotin hóa.
Streptavidin là một protein dạng tứ phân, có ái lực rất lớn với biotin. Một phân
tử Streptavidin có khả năng liên kết được với 4 phân tử biotin. Dựa trên tính chất đó,
SVTH: NGUYỄN NỮ ZEN NA- 10SH
13
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM
kiểu gắn kết thông qua cầu Streptavidin phân tử liên kết với kháng thể gắn biotin đã
được áp dụng để tạo ra phức hợp hạt nano silica và kháng thể.
Điều này đảm bảo rằng các vị trí nhận biết của kháng thể được định hướng ra xa
khỏi bề mặt của hạt nano silica, vì thế, chúng sẽ khơng bị mất đi khả năng liên kết với
phân tử đích, đồng thời vẫn giữ được hoạt tính.
Tóm lại, như đã trình bày bên trên, có rất nhiều cách để gắn kết kháng thể với hạt
nano silica. Vì vậy, tùy theo các nhóm chức năng trên bề mặt hạt nano silica và tùy vào
từng điều kiện cụ thể mà sử dụng kĩ thuật gắn kết nào cho phù hợp [2].
SVTH: NGUYỄN NỮ ZEN NA- 10SH
14
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Vật liệu
2.1.1 Hóa chất
-
Kháng thể đặc hiệu kháng PSA [Sigma- Aldrich, Mỹ].
-
Hạt nano sắt từ đã bọc SiO2 được chế tạo tại trường Khoa học Tự nhiên- Đại
học Quốc gia Hà Nội, đường kính 10nm.
-
3-aminopropyl triethoxysilane (APTES), 99.8% [Sigma- Aldrich, Mỹ].
-
Glutaraldehyde (GA) 25%, [Sigma- Aldrich, Mỹ].
-
Bộ kits ELISA “Human PSA (Total) ELISA Kit”, Sigma- Aldrich, bao gồm:
Giếng Elisa có phủ kháng thể thứ nhất đặc hiệu PSA, đệm rửa, dung dịch
Diluent A, Diluent B, Streptavidin- HRP, Kháng thể thứ 2 đặc hiệu PSA đã
được biotin hóa, stop solution, kháng nguyên PSA, cơ chất TMB [SigmaAldrich, Mỹ].
-
Chất chuẩn: Bradford, Bovine Serum Albumin (BSA) [Merck, Đức].
-
Một số hố chất thơng dụng khác như: Na2HPO4.12H2O, KH2PO4, HCl, NaOH,
ethanol 99% [XL, Trung Quốc].
2.1.2 Dụng cụ
Dụng cụ: eppendorf, ống fancol, micropipette, đầu cơn, cuvet, cốc thuỷ tinh, ống
đong, bình thuỷ tinh đựng hoá chất, đũa thuỷ tinh, ….
Thiết bị:
-
Máy đo pH metter TOLEDO MP 220 dùng để xác định pH của đệm.
-
Máy đo mật độ quang: Bio-Rad Smartspec Plus sử dụng cuvet nhựa đặc trưng
riêng cho máy.
-
Máy Voxter để phân tán đều mẫu.
-
Máy ly tâm MIKRO 200 24 lỗ.
-
Một số thiết bị khác: cân kỹ thuật, cân phân tích, bếp điện, …
-
Máy Elisa.
-
Máy Nanodrop.
-
Máy siêu âm đồng nhất mẫu.
SVTH: NGUYỄN NỮ ZEN NA- 10SH
15
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: TS. LÊ LÝ THÙY TRÂM
2.2. Phương pháp thí nghiệm
2.2.1 Cơ sở của phương pháp gắn kháng thể lên hạt nano sắt từ bằng APTES- GA.
Để có thể liên kết với các phân tử sinh học cần quan tâm lên hạt nano sắt từ, cụ
thể trong đề tài này là kháng thể kháng kháng nguyên PSA, cần có một liên kết chặt
chẽ, bền vững, như liên kết cộng hóa trị. Với mục tiêu này, bề mặt hạt nano sắt từ được
amin hóa bằng 3-Aminopropyltriethoxysilane (APTES) sau đó xử lý bằng
Glutaraldehyde (GA) tạo nhóm aldehyde (-CHO) trên bề mặt hạt nhằm tạo liên kết
chặt chẽ với kháng thể (Hình 2.1).
Hình 2.1: Cơ sở của phương pháp cố định kháng thể lên MNPs thơng qua
hoạt hóa bề mặt bằng APTES – GA
2.2.2 Hoạt hóa bề mặt hạt nano bằng APTES- GA.
Chuẩn bị hạt sắt từ: Đo nồng độ hạt sắt bằng phương pháp dựa trên nguyên tắc
xác định độ ẩm của mẫu.
-
Chuẩn bị một đĩa Petri sấy khô cho đến khối lượng không đổi m1.
-
Hút 1ml hạt sắt từ cho vào đĩa, sấy khô cho đến khối lượng không đổi m2.
-
Từ m1 và m2 suy ra khối lượng hạt sắt tính trên 1ml dung dịch sẽ là m2 – m1
(mg/ml).
-
Sau khi tính tốn thu được nồng độ hạt sắt ban đầu là 24µg/ µl.
SVTH: NGUYỄN NỮ ZEN NA- 10SH
16