Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp thúc đầy tiêu dùng bền vững tại tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.85 MB, 148 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
--------------------

PHẠM NGUYỄN PHƯƠNG TRANG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
THÚC ĐẨY TIÊU DÙNG BỀN VỮNG TẠI TP.HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Mã số: 608510

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 9 năm 2013


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. LÊ VĂN KHOA

Cán bộ chấm nhận xét 1 : PGS.TS. PHẠM HỒNG NHẬT

Cán bộ chấm nhận xét 2 : TS. LÂM VĂN GIANG

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG
Tp. HCM ngày 27 tháng 8 năm 2013.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1. PGS.TS. NGUYỄN KIM LỢI
2. TS. LÊ VĂN KHOA
3. PGS.TS. PHẠM HỒNG NHẬT
4. TS. LÂM VĂN GIANG


5. TS. NGUYỄN THỊ NGỌC QUỲNH
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý
chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa.
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

TRƯỞNG KHOA MÔI TRƯỜNG

PGS.TS. NGUYỄN KIM LỢI

PGS.TS. NGUYỄN PHƯỚC DÂN


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: PHẠM NGUYỄN PHƯƠNG TRANG

MSHV: 11260584

Ngày, tháng, năm sinh: 12/10/1987

Nơi sinh: Hà Tĩnh

Chuyên ngành: Quản lý Môi trường

Mã số : 608510


I. TÊN ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỂ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY
TIÊU DÙNG BỀN VỮNG TẠI TP.HCM.
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Đánh giá hiện trạng của hoạt động TDBV tại TP.HCM hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động TDBV cho TP.HCM

III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 21/01/2013
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 21/06/2013
V. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN : TS. LÊ VĂN KHOA.

Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 20....
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO

TS. LÊ VĂN KHOA

TS. LÊ VĂN KHOA

TRƯỞNG KHOA MÔI TRƯỜNG

PGS.TS. NGUYỄN PHƯỚC DÂN


LỜI CÁM ƠN
Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Lê Văn Khoa, người Thầy đã
tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện luận văn.
Xin gửi lời cám ơn đến các chuyên gia đã đóng góp, chia sẻ những ý kiến,
kinh nghiệm vơ cùng bổ ích và thiết thực giúp tơi hồn thành luận văn.

Xin gửi lời cám ơn đến các Thầy, Cô của Khoa Mơi trường, Phịng Đào tạo
Sau Đại học – Trường Đại học Bách khoa Tp.HCM đã hết lòng dạy dỗ, hướng dẫn
và hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học tập ở trường.
Và cuối cùng tôi xin được bày tỏ lịng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

Trân trọng,
Phạm Nguyễn Phương Trang


TÓM TẮT
Tiêu dùng bền vững, với quan điểm “tiêu dùng hiệu quả hơn, ít tiêu hao tài nguyên
hơn” đã và đang được triển khai tại Tp.HCM và nhận được sự quan tâm của các
thành phần trong xã hội. Việc đánh giá hiệu quả của hoạt động triển khai tiêu dùng
bền vững trong thời gian qua, nhận diện những thuận lợi, khó khăn là hết sức cần
thiết để phân tích và hoạch định những chính sách liên quan.
Thơng qua phương pháp phỏng vấn sâu các chuyên gia, dựa trên những kinh
nghiệm về triển khai hoạt động TDBV của các nước OECD và phân tích các dữ liệu
thứ cấp, đề tài tiến hành xây dựng Hệ thống tiêu chí đánh giá hiện trạng hoạt động
tiêu dùng bền vững tại Tp.HCM, tập trung vào 3 hoạt động: Tiêu dùng sản phẩm,
tiêu thụ năng lượng và tiêu thụ nước. Kết quả cho thấy xét một cách tổng thể, hoạt
động tiêu dùng bền vững triển khai tại Tp.HCM đạt hiệu quả ở mức khá. Tuy nhiên,
hoạt động tiêu thụ nước chỉ đạt hiệu quả trung bình.
Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất các khuyến nghị chính sách tập trung vào các nhóm
giải pháp chính: nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm xanh trên thị trường;
nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng; giảm thiểu tỷ lệ thất thoát nước; nâng cao
nhận thức hành vi người tiêu dùng; và cuối cùng là thu hút sự tham gia của các hiệp
hội, tổ chức vào hoạt động tiêu dùng bền vững.



ABSTRACT
Sustainable consumption, in terms of “to consume more efficiently and less waste
of the natural resources” has been being implemented at Ho Chi Minh City
(HCMC) and drawn a lot of elements‘ attraction from within the society. It is
essential to assess the effectiveness of the implementation of sustainable
consumption during its time, as well as to get the advantages and difficulties known
so that the corresponding policies can be investigated and planned.
By using the expert interview method, the experience of the performing of
sustainable consumption of the Organization for Economic Co-operation and
Development (OECD) and an analysis on secondary source literature, thesis
concentrates in forming An Assessment Criteria System of Actual Sustainable
Consumption at HCMC, focusing on three aspects (a) products consumption, (b)
energy consumption and (c) water consumption. The end result shows that the
implemented sustainable consumption at HCMC is graded fair. However, only
water consumption activity reaches an average scale.
On that basis, the researcher recommends policy framework to be made directing at
notable solution sets: to raise the quantity and quality of green products; to heighten
the output of energy performance; to reduce the loss of water; to raise customers’
behavioral awareness; and finally is to involve associations and organizations in
sustainable consumption campaigns.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung và kết quả được trình bày trong Luận văn
là cơng trình nghiên cứu của tơi. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận
văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tơi
.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng


năm 2013

Tác giả luận văn
Phạm Nguyễn Phương Trang


Trang i

MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................................... i
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................... iv
DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................... v
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU ..................................................................................................................... 1
1.1 Bối cảnh nghiên cứu .............................................................................................. 1
1.1.Mục tiêu & nội dung nghiên cứu ............................................................................ 1
1.2.Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 2
1.3.Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 2
1.4.Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 2
1.4.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................. 2
1.4.2. Các phương pháp nghiên cứu chính ......................................................................... 3
1.5.Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của Đề tài ................................................... 4
CHƯƠNG II
KHÁI NIỆM VÀ HIỆN TRẠNG TIÊU DÙNG BỀN VỮNG............................................ 5
2.1. Tổng quan về Tiêu dùng bền vững ........................................................................ 5
2.2. Tình hình triển khai các nghiên cứu về TDBV .................................................... 12
2.2.1 Tại các nước trên Thế giới ...................................................................................... 12
2.2.2 Tại Việt Nam .......................................................................................................... 13

2.3. Tình hình triển khai các hoạt động về TDBV ...................................................... 15
2.3.1. Tại các nước trên thế giới....................................................................................... 15
2.3.2. Tại Việt Nam ......................................................................................................... 16
CHƯƠNG III
PHÂN TÍCH XÃ HỘI TIÊU DÙNG BỀN VỮNG VÀ .................................................... 20
XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ........................................................................ 20
3.1. Xã hội TDBV đã và đang được áp dụng tại các nước OECD ............................... 20
3.1.1. Giới thiệu về khối OECD ....................................................................................... 20
3.1.2. Xã hội TDBV tại các nước OECD ......................................................................... 20
3.2. Xác định các tiền đề phát triển xã hội TDBV ...................................................... 28
3.3. Hệ thống tiêu chí đánh giá hhiện trạng hoạt động TDBV .......................................... 33
3.3.1. Cơ sở xây dựng Hệ thống tiêu chí .......................................................................... 33
3.3.2. Hệ thống tiêu chí đánh giá hiện trạng hoạt động TDBV tại Tp.HCM...................... 34
CHƯƠNG IV
ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TIÊU DÙNG BỀN VỮNG TẠI TP.HCM ........................... 53
4.1. Đánh giá hiện trạng TDBV tại Tp.HCM theo hệ thống tiêu chí ........................... 53
4.1.1. Đánh giá hoạt động TDSP ..................................................................................... 53
4.1.2. Đánh giá hoạt động tiêu thụ năng lượng ................................................................ 62
4.1.3. Đánh giá hoạt động tiêu thụ nước........................................................................... 68
4.1.4. Đánh giá chung về hiện trạng TDBV tại Tp.HCM ................................................. 72
4.2. Nhận xét về khả năng áp dụng Bộ tiêu chí........................................................... 77
CHƯƠNG V
PHÂN TÍCH SWOT VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU DÙNG BỀN
VỮNG TẠI TP.HCM ĐẾN NĂM 2025 .......................................................................... 79


Trang ii

5.1. Phân tích SWOT trong việc phát triển xã hội TDBV tại Tp.HCM ....................... 79
5.1.1. Hoạt động tiêu dùng sản phẩm ............................................................................... 79

5.1.2. Hoạt động tiêu thụ năng lượng ............................................................................... 81
5.1.3. Hoạt động tiêu thụ nước......................................................................................... 83
5.2. Đề xuất các giải pháp thúc đẩy TDBV tại Tp.HCM đến năm 2025 ...................... 85
5.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm xanh trên thị trường ... 85
5.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng ........................................ 87
5.2.3. Nhóm giải pháp giảm thiểu tỷ lệ thất thốt nước .................................................... 87
5.2.4. Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức, hành vi của người tiêu dùng về hoạt động
TDBV
................................................................................................................... 88
5.2.5. Nhóm giải pháp thu hút sự tham gia của các hiệp hội, tổ chức vào các hoạt động
TDBV
................................................................................................................... 88
CHƯƠNG VI .................................................................................................................. 90
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 90
6.1. Những kết quả đạt được ...................................................................................... 90
6.2. Những hạn chế và hướng phát triển ..................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 92


Trang iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ECC (Energy Conservation Center

: Trung tâm Tiết kiệm Năng lượng

HCMC)

Tp.HCM


GDP (Gross Domestic Product)

: Tổng sản phẩm quốc nội

OECD (Organization for Economic

: Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế

Cooperation anh Development)
SWOT (Strengths, Weaknesses,

: Phương pháp phân tích (Điểm mạnh,

Opportunities, Threats):

điểm yếu, Cơ hội, thách thức)

TDBV

: Tiêu dùng bền vững

Tp.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

UNESSCO (The United Nations

: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn


Educational, Scientific and Cultural

hóa của Liên Hiệp Quốc

Organnization)
spX

: sản phẩm xanh


Trang iv

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Khung định hướng nội dung nghiên cứu ............................................................ 3
Hình 1.2 Xu hướng khai thác tài nguyên trên thế giới, GDP và mật độ tài nguyên............. 7
Hình 2.1 Mục tiêu của sản xuất và tiêu dùng bền vững .................................................... 11
Hình 3.1 Các loại nhãn sinh thái của một số quốc gia ...................................................... 25
Hình 3.2 Các thành phần của xã hội TDBV và các tiền đề............................................... 32
Hình 3.3 Biểu đồ tổng hợp ý kiến chuyên gia về mức độ ưu tiên của các tiêu chí ............ 36
Hình 4.1 Kết quả đánh giá điểm của Chuyên gia về hoạt động tiêu dùng sản phẩm ........ 74
Hình 4.2 Kết quả đánh giá điểm của chuyên gia về hoạt động tiêu thụ năng lượng .......... 76
Hình 4.3 Kết quả đánh giá điểm của chuyên gia về hoạt động tiêu thụ nước .................... 77


Trang v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1. Mức độ ưu tiên và trọng số đánh giá của các tiêu chí đề tài đề xuất: ................ 35
Bảng 3.2. Giá trị trọng số đánh giá của các tiêu chí theo ý kiến Chuyên gia ..................... 36

Bảng 3.3. Góp ý của chuyên gia và hướng chỉnh sửa ...................................................... 37
Bảng 3.4. Hệ thống các chỉ số đánh giá tính bền vững của hoạt động tiêu dùng sản phẩm 40
Bảng 3.5. Mức đánh giá và đánh giá điểm các chỉ số của hoạt động tiêu dùng sản phẩm 40
Bảng 3.6. Tổng hợp điểm đánh giá hoạt động tiêu dùng sản phẩm.................................. 44
Bảng 3.7. Hệ thống các chỉ số đánh giá tính bền vững của hoạt động tiêu thụ năng lượng 45
Bảng 3.8 Mức đánh giá và đánh giá điểm các chỉ số của hoạt động tiêu thụ năng lượng . 45
Bảng 3.9 Tổng hợp tổng điểm đánh giá của các tiêu chí ................................................. 48
Bảng 3.10. Hệ thống các tiêu chí đánh giá tính bền vững của hoạt động tiêu thụ nước ..... 49
Bảng 3.11 Mức đánh giá và đánh giá điểm các chỉ số của hoạt động tiêu thụ nước ......... 49
Bảng 3.12. Tổng hợp điểm đánh giá của các tiêu chí ....................................................... 51
Bảng 4.1. Biểu giá bán điện sinh hoạt,............................................................................. 63
Bảng 4.2. Thống kê số lượng các sản phẩm đã được dán nhãn năng lượng, 15/6/2013.... 65
Bảng 4.3. Biểu giá bán nước sinh hoạt ........................................................................... 69
Bảng 4.4. Kết quả đánh giá các chỉ số của hoạt động tiêu dùng sản phẩm ....................... 73
Bảng 4.5. Kết quả đánh giá các chỉ số của hoạt động tiêu thụ năng lượng ....................... 75
Bảng 4.6. Kết quả đánh giá các chỉ số của hoạt động tiêu thụ nước ................................. 76
Bảng 5.1. Ma trận SWOT nhận diện các đặc tính của hoạt đđánh gtính của ích, đá.......... 79
Bảng 5.2. Ma trận SWOT xác định các hướng giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu dùng sản
phẩm xanh ....................................................................................................................... 80
Bảng 5.3. Ma trận SWOT nhận diện các đặc tính của hoạt động tiêu thụ năng lượng ....... 81
Bảng 5.4. Ma trận SWOT xác định các hướng giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ năng
lượng bền vững ............................................................................................................... 82
Bảng 5.5. Ma trận SWOT nhận diện các đặc tính của hoạt động tiêu thụ nước ................ 83
Bảng 5.6. Ma trận SWOT xác định các hướng giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ nước
bền vững ......................................................................................................................... 84


Trang 1

CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU
1.1 Bối cảnh nghiên cứu
Ơ nhiễm mơi trường và sự cạn kiệt tài nguyên là hai trong số những nguy cơ lớn nhất mà
loài người đang phải đối mặt. Điều này đòi hỏi mỗi quốc gia phải chọn cho mình những
hướng đi, những giải pháp phù hợp để ứng phó, mà phát triển bền vững là một trong số các
giải pháp được quan tâm nhất.
Tiêu dùng bền vững, vốn được xây dựng trên quan điểm phát triển bền vững, với quan
điểm “tiêu dùng bền vững” không phải là “tiêu dùng ít hơn” mà là “tiêu dùng hiệu quả
hơn, ít tiêu hao tài nguyên hơn” đang là một xu hướng được triển khai rộng rãi trên toàn
thế giới. Tuy nhiên, có phải quốc gia nào, thành phố nào cũng có thể triển khai tiêu dùng
bền vững?
Tp.HCM, trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước cũng đang phải đối mặt với vấn nạn ô nhiễm
và cạn kiệt tài nguyên. Hiện tại Tp.HCM đã triển khai hoạt động TDBV như thế nào, đạt
được những hiệu quả gì? và Tp.HCM cần phải làm những gì để có thể phát triển một xã
hội tiêu dùng bền vững?
Đây là hai câu hỏi lớn sẽ được trả lời trong nghiên cứu “Đánh giá hiện trạng và đề xuất
giải pháp thúc đẩy tiêu dùng bền vững tại Tp.HCM”.
1.1. Mục tiêu & nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp phát triển xã
hội TDBV tại Tp.HCM.
Nội dung nghiên cứu bao gồm các bước sau:
 Dựa trên sự xem xét các khái niệm liên quan đến TDBV, một vài xã hội tiêu dùng
bền vững tại các nước OECD sẽ được xem xét, làm cơ sở để đánh giá các đặc điểm/yếu tố
cơ bản của một xã hội tiêu dùng bền vững và xây dựng bộ tiêu chí đánh giá
 Các hoạt động TDBV đã và đang triển khai tại Tp.HCM trong thời gian vừa qua sẽ
được xem xét và đánh giá SWOT.
 Trên cơ sở kết hợp kết quả từ phân tích SWOT và bộ tiêu chí đánh giá, tiến hành
đánh giá hiện trạng hoạt động TDBV tại Tp.HCM.
 Kết quả đánh giá hiện trạng sẽ là cơ sở để đề xuất các giải pháp phát triển xã hội
TDBV trong tầm nhìn đến 2025.



Trang 2

 Đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm cải thiện hơn nữa tiềm năng phát triển xã
hội tiêu dùng bền vững tại Tp.HCM.
1.2. Câu hỏi nghiên cứu
Nghiên cứu hướng đến trả lời các câu hỏi:
(1). Đâu là đặc điểm/yếu tố cơ bản của một xã hội tiêu dùng bền vững?
(2). Hoạt động TDBV tại Tp.HCM hiện nay có hiệu quả chưa?
(3). Đâu là giải pháp, chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu dùng bền vững tại
Tp.HCM?
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành cho Tp.HCM, trong tầm nhìn đến năm 2025.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu được thiết kế trên cơ sở phân tích định tính, thơng qua phương pháp phỏng vấn
sâu chuyên gia kết hợp với phân tích dữ liệu thứ cấp.
Nghiên cứu tiến hành xem xét các họat động tiêu dùng bền vững trên thế giới và Việt
Nam; lựa chọn và đánh giá xã hội tiêu dùng bền vững của một vài quốc gia trên thế giới
(OECD), từ đó xác định các yếu tố cơ bản nào là điều kiện cần để phát triển một xã hội
tiêu dùng bền vững. Trong phạm vi đề tài, các yếu tố này sẽ được xem xét cụ thể đối với
từng lĩnh vực trong 03 lĩnh vực cơ bản: tiêu dùng sản phẩm, tiêu thụ năng lượng và tiêu thụ
nước. Trên cơ sở các yếu tố cơ bản, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá hoạt động TDBV. Tiếp
theo, tiến hành phân tích SWOT các hoạt động TDBV đã và đang triển khai tại Tp.HCM.
Kết quả phân tích SWOT là dữ liệu đầu vào để đánh giá hiện trạng hoạt động TDBV tại
Tp.HCM theo bộ tiêu chí đánh giá đã được xây dựng.
Từ kết quả đánh giá hiện trạng TDBV tại Tp.HCM và quan tâm đến Chiến lược, quy hoạch
phát triển Tp.HCM đến năm 2025, nghiên cứu đưa ra những gợi ý và khuyến nghị chính
sách nhằm thúc đẩy TDBV tại Tp.HCM đến năm 2025.

Ý kiến của các chuyên gia cũng sẽ được lắng nghe và ghi nhận thông qua việc tiến hành
phỏng vấn sâu chun gia trong q trình xây dựng tiêu chí đánh giá và đưa ra các giải
pháp, khuyến nghị chính sách.


Trang 3

Tổng quan
khái niệm
TDBV

Hiện trạng

Các yếu tố cơ

Phỏng vấn

& xu hướng

bản, điều kiện

Xây dựng

sâu chuyên

tiêu dùng

cần của một

các tiêu chí


gia

bền vững

xã hội TDBV

đánh giá

tại các nước
OECD

Đề xuất các
giải pháp nhằm
Phân tích SWOT
trong các hoạt
động TDBV tại
TP.HCM hiện nay

Đánh giá

thúc đẩy hoạt

hiện trạng

động TDBV tại

TDBV tại

Tp.HCM


Tp.HCM

Đến 2025

Hình 1.1. Khung định hướng nội dung nghiên cứu
1.4.2. Các phương pháp nghiên cứu chính
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau đây:
a. Phương pháp kế thừa thông qua thu thập thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp là nguồn thông tin liên quan đến tình hình áp dụng tiêu dùng bền vững
tại Việt Nam và các nước trên thế giới; thông tin về các hoạt động TDBV đã và đang được
áp dụng tại Tp.HCM. Dữ liệu thứ cấp sẽ được sử dụng để đánh giá các yếu tố cơ bản là
điều kiện cần để phát triển xã hội tiêu dùng bền vững, xây dựng bộ tiêu chí đánh giá và
tiến hành phân tích SWOT trong việc triển khai hoạt động TDBV tại Tp.HCM.
b. Phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia:
Đối tượng được lựa chọn phỏng vấn là 14 chuyên gia và nhà khoa học về môi trường và
tiêu dùng bền vững.
Bảng câu hỏi dùng cho phỏng vấn được thiết kế mở nhằm thu thập những quan điểm, ý
kiến của các chuyên gia về hiện trạng hoạt động TDBV tại Tp.HCM (Phụ lục 2, 3, 4, 5).
Q trình phỏng vấn cịn nhằm thu thập các ý kiến xây dựng bộ tiêu chí đánh giá và các
gợi ý để phát triển xã hội TDBV
c. Phương pháp phân tích SWOT
SWOT là phép phân tích các hồn cảnh mơi trường bên trong và bên ngồi khi phát triển
dự án hoặc đánh giá hiện trạng nào đó, với Điểm mạnh (S) và Điểm yếu (W) liên quan đến


Trang 4

mơi trường bên trong; Mơi trường bên ngồi được phân tích ở dạng Cơ hội (O) và Thách
thức (T).

Ma trận SWOT cho phép kết hợp các yếu tố bên trong (S & W) và bên ngoài (O & T)
nhằm đưa ra các định hướng, giải pháp chiến lược.
Phương pháp SWOT sẽ được thực hiện nhằm đánh giá điểm mạnh và yếu trong quá trình
triển khai các hoạt động TDBV trên địa bàn Tp.HCM; các cơ hội và thách thức cũng sẽ
được nhìn nhận; và đây là cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động TDBV.
1.5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của Đề tài
Ý nghĩa khoa học
 Xác định được các yếu tố tiền đề của một xã hội TDBV.
 Đề xuất xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá hiện trạng TDBV.
Ý nghĩa thực tiễn
 Kết quả nghiên cứu giúp đánh giá mức độ hiệu quả của hoạt động triển khai TDBV
tại Tp.HCM. Đây là cơ sở để Tp.HCM có thể xem xét, đề xuất các giải pháp cải thiện, thúc
đẩy hiệu quả của hoạt động TDBV trên địa bàn.
 Bộ tiêu chí đánh giá hiện trạng có thể được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động
TDBV cho các địa phương khác.

Tóm tắt Chương I
Trên cơ sở bối cảnh nghiên cứu, Chương I đã xác định được mục tiêu nghiên cứu và 3 câu
hỏi nghiên cứu cụ thể, xoay quanh hiện trạng và các giải pháp thúc đẩy hoạt động TDBV
tại Tp.HCM. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là Tp.HCM trong tầm nhìn đến 2025.
Đề tài sẽ sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu chuyên gia, trên cơ sở kế thừa, phân tích các
thơng tin thứ cấp và phương pháp SWOT để nhận diện và thực hiện các nội dung nghiên
cứu đã đề ra.


Trang 5

CHƯƠNG II
KHÁI NIỆM VÀ HIỆN TRẠNG TIÊU DÙNG BỀN VỮNG
Chương II giới thiệu khái niệm Tiêu dùng bền vững; tình hình nghiên cứu, và hiện trạng

TDBV ở Việt Nam và trên Thế giới.
2.1. T II giới thiệu khái niệm Tiêu d
2.1.1 Khái niệm tiêu dùng bền vững
Năm 1994, các nhà khoa học lần đầu tiên đưa ra khái niệm về tiêu dùng bền vững. Theo
đó, tiêu dùng bền vững (TDBV) là “việc sử dụng các dịch vụ và sản phẩm đáp ứng các
nhu cầu cơ bản và mang lại chất lượng sống tốt hơn mà không làm ảnh hưởng đến nhu cầu
của thế hệ tương lai, tức là giảm tối đa việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và
các chất độc hại cũng như việc phát sinh chất thải và chất ô nhiễm”1.
Theo định nghĩa của Sách hướng dẫn thúc đẩy tiêu dùng bền vững ở Châu Á thì “TDBV
tạo cho người tiêu dùng cơ hội để tiêu thụ sản phẩm, sử dụng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của
họ một cách hiệu quả và có hiệu suất, giảm thiểu hậu quả tiêu cực về môi trường, xã hội
và kinh tế. Mục đích cuối cùng của TDBV là cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của
cả người tiêu dùng thế hệ hiện nay và các thế hệ mai sau, đồng thời giảm thiểu tác động
tới môi trường.”
Như vậy, TDBV khơng phải là “tiêu dùng ít hơn” mà là “tiêu dùng hiệu quả hơn”. Tính
hiệu quả thể hiện ở việc kiểm soát tốt hơn và sử dụng ít tài nguyên hơn. Tiêu dùng bền
vững là chú trọng đến tồn bộ vịng đời sản phẩm làm sao để việc sử dụng các nguồn tài
nguyên, năng lượng tái tạo và không thể tái tạo đạt được hiệu quả nhất. Nói một cách đơn
giản, tiêu dùng bền vững là việc áp dụng một cách thức khác để tiêu dùng mà việc tiêu
dùng đó đạt hiệu quả hơn khi giúp giảm đi lượng nguyên liệu và mức độ năng lượng sử
dụng cho một đơn vị sản phẩm.
Như vậy tiêu dùng bền vững có ba hàm ý: Thứ nhất là hướng người tiêu dùng lựa chọn sản
phẩm xanh không bị ô nhiễm hoặc có lợi cho sức khỏe cộng đồng; thứ hai là quan tâm đến
xử lý chất thải trong quá trình tiêu dùng; cuối cùng là hướng dẫn người tiêu dùng thay đổi
quan niệm tiêu dùng, chú trọng đến bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

1

Đào Thu Hiền biên dịch



Trang 6

2.1.2 Tầm quan trọng của tiêu dùng bền vững
Tiêu dùng là một mắc xích rất quan trọng trong chuỗi vận động của nền kinh tế; với hoạt
động tiêu dùng của người dân, sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ, đồng thời tạo nên nhu
cầu mới cho hoạt động sản xuất, gắn với sử dụng tài nguyên.
Như vậy, hoạt động tiêu dùng và sử dụng tài nguyên gắn kết chặt với nhau, chính mối
tương quan chặt này mà nếu có thể kiểm sốt, định hướng hoạt động tiêu dùng một cách
bền vững sẽ có thể tiết giảm tiêu hao tài nguyên, giảm lượng chất thải phát sinh mà vẫn
đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Tiêu dùng bền vững không phải là “bớt tiêu dùng” mà là tiêu dùng hiệu quả hơn, tiêu hao
ít tài nguyên hơn; cộng đồng vẫn được đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu của mình.
Nhu cầu thúc đẩy TDBV đã xuất hiện từ lâu ở các nước phát triển. Ở các nước đang phát
triển phần lớn với đặc điểm dân số đông và nền kinh tế cũng đang tăng trưởng nhanh, tốc
độ đô thị hố tăng….cùng với đó là mức tiêu thụ tính theo đầu người cũng sẽ tăng.
Các thống kê cho thấy khoảng 80% sản phẩm tiêu dùng của con người được dùng lãng phí.
Phần lớn sản phẩm khơng được dùng lại trở thành chất thải, dẫn đến tốn kém tài nguyên và
tốn chi phí xử lí gây ơ nhiễm mơi trường.
Chất thải rắn ở Châu Á dự tính tăng trung bình từ 0,76 triệu tấn/ngày năm 2000 lên trên 1,8
triệu tấn/ngày năm 2025. Nước ngầm ở nhiều thành phố lớn như Bắc Kinh, Bangkok,
Manila đã sụt xuống 10 -50m trong thập kỉ qua, cho thấy trữ lượng nước đang giảm mạnh2
Do đó yêu cầu giảm mức tiêu thụ và làm thế nào để tiêu dùng bền vững là một vấn đề quan
trọng ở các nước đã và đang phát triển.

2

UNEP



Trang 7

Hình 1.2 Xu hướng khai thác tài nguyên trên thế giới3
2.1.3. Đối tượng của tiêu dùng bền vững
Chủ thể của hành vi tiêu dùng bền vững chính là “người tiêu dùng”, khái niệm này bao
gồm cả các cá nhân tiêu dùng và các đối tác tiêu dùng. Sự tiêu dùng bất cứ dịch vụ hay sản
phẩm cụ thể nào, ngoài sự tham gia của bản thân các cá nhân tiêu dùng thì các nhà sản
xuất, nhà phân phối, các đơn vị kinh doanh, đơn vị xử lý chất thải, các tổ chức tư nhân, các
cơ quan chính quyền,... cũng là các bên tiêu dùng bằng những phương thức khác nhau và
đều có lợi ích gắn với q trình tiêu dùng.
Đối tượng của tiêu dùng bền vững chính là các sản phẩm như lương thực, vải vóc,.. và cả
các dịch vụ phục vụ cho nhu cầu của con người như nhà cửa, giải trí, giáo dục, y tế. Các
sản phẩm, tiêu dùng bền vững cũng có thể được mở rộng ra cho các đối tượng khác như
dịch vụ, các tài nguyên thiên nhiên, điện, nước, đất, .. Đối với từng đối tượng, sẽ có các
cách thức áp dụng tiêu dùng tương ứng khác nhau. Chẳng hạn, tiêu dùng bền vững cho các
sản phẩm lương thực hướng đến có lợi cho sức khỏe, giảm chất thải phát sinh; đối với dịch
vụ y tế thì tiêu dùng bền vững lại hướng đến khả năng tiếp cận dịch vụ dễ dàng hơn, chi
phí thấp hơn và kiểm soát thuốc men tốt hơn cho người dùng.
2.1.4. Công cụ tiêu dùng bền vững
Theo tài liệu của LHQ về hướng dẫn người tiêu dùng “Thúc đẩy tiêu dùng bền vững ở
Châu Á”, một số công cụ chủ yếu có thể triển khai để hướng đến tiêu dùng bền vững như
sau:

3

United Nations


Trang 8


a. Thông tin sản phẩm:
Thông tin sản phẩm là cơ sở quan trọng trong các quyết định mua sắm của người tiêu
dùng. Vì thế việc đảm bảo cung cấp đầy đủ các thông tin về chất lượng, giá cả, an tồn và
hậu quả mơi trường, xã hội của sản phẩm cho người tiêu dùng là phương tiện để tiêu dùng
bền vững.
Một số thông tin sản phẩm cần được quan tâm là: (1) Kiểm tra khách quan sản phẩm; (2)
Cấp chứng chỉ độc lập cho sản phẩm; (3) cấp nhãn hiệu sinh thái.


Kiểm tra khách quan sản phẩm là quá trình thử sản phẩm nhằm đảm bảo thơng tin
nhà sản xuất đưa ra là đáng tin cậy. Việc kiểm tra cần quan tâm đến các yếu tố chất
lượng và cả các khía cạnh sức khỏe/y tế, an tồn, mơi trường và các yếu tố bền
vững như tuổi thọ sản phẩm. Hai thành phần quan trọng trong kiểm tra là kiểm tra
so sánh và kiểm tra độc lập: (1) Kiểm tra so sánh: mang đến cho người tiêu dùng
nhiều thông tin có ý nghĩa hơn khi có quan tâm đến các sản phẩm khác cùng tính
chất trong q trình kiểm tra; (2) Kiểm tra độc lập: tính độc lập trong kiểm tra sản
phẩm nghĩa là các đơn vị kiểm tra không có lợi ích gắn liền với sản phẩm được
kiểm, đảm bảo tính khách quan của q trình kiểm tra.



Cấp chứng chỉ độc lập cho sản phẩm là quá trình mà một tổ chức độc lập xem xét
sản phẩm có đạt đầy đủ các tiêu chí đã định theo tiêu chuẩn yêu cầu hoặc nhãn hiệu
của sản phẩm cụ thể hay không. Các hệ thống cấp chứng chỉ cần đạt được sự thống
nhất được các mục tiêu xem xét về lợi ích môi trường, xã hội, kinh tế. Các hệ thống
chứng thực/cấp chứng chỉ khác nhau ở bản chất và phạm vi đánh giá của chúng:
đánh giá dựa vào hệ thống và đánh giá dựa vào chất lượng sản phẩm; 2 hình thức
này có thể được sử dụng riêng lẽ hoặc sử dụng gộp trong quá trình đánh giá. (1)
Đánh giá dựa vào hệ thống: như loại được thiết lập theo Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc
tế (ISO), kiểm tra chứng thực các hệ thống quản lý của một cơng ty. Hình thức này

có giá trị đối với những cơng ty lớn, khi có thể giúp họ phát triển các hệ thống quản
lý môi trường nội bộ. (2) Đánh giá dựa trên chất lượng của việc thử nghiệm chất
lượng của các sản phẩm tại chỗ, để đối chiếu với các tiêu chuẩn định sẵn.



Cấp nhãn sinh thái là một công cụ quan trọng trong các khung chính sách thực hiện
tiêu dùng bền vững tại các nước Châu Á. Nhãn sinh thái như là một xác nhận, biểu
dương đối với các hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao, đạt các tiêu chí về bảo vệ
mơi trường, an tồn cho sức khỏe và tiết kiệm năng lượng. Nhãn sinh thái luôn luôn


Trang 9

được một bên thứ ba khách quan cấp và cho phép dùng nhãn trên sản phẩm với một
chủng loại sản phẩm.
Như vậy, thực hiện tốt các công cụ thông tin sản phẩm như là một kênh phát tín hiệu, kênh
thông tin về chất lượng sản phẩm là đã thực hiện được một bước đi quan trọng để phát
triển xã hội TDBV, đó là đưa các sản phẩm xanh, sản phẩm bền vững đến gần hơn với
người tiêu dùng.
b. Phòng ngừa, giảm thiểu và tái chế chất thải
“Chính phủ cần khuyến khích sự thiết kế, phát triển và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ an
tồn có hiệu quả về năng lượng và tài nguyên trên cơ sở xem xét ảnh hưởng của nó trong
một chu trình sống. Chính phủ cần khuyến khích các chương trình tái chế, chương trình
này khuyến khích người tiêu dùng tái chế chất thải và cả mua sản phẩm tái chế”. (Hướng
dẫn Liên Hợp Quốc về Bảo vệ người tiêu dùng, Mục 6). Cụ thể:


Phòng ngừa chất thải là ngăn hoặc giảm thiểu lượng chất thải phát sinh ra ngay từ
lúc bắt đầu sản xuất cũng như tiêu dùng sản phẩm. Các giải pháp có thể được thực

hiện bao gồm cải tiến cơng nghệ, thay đổi nguyên liệu, cải tiến thiết kế sản phẩm.
Phòng ngừa chất thải có thể là một phương pháp mạnh mẽ để đảm bảo TDBV, và
để đảm bảo đạt được hiệu quả, cần có sự lồng ghép giữa các hệ thống quản lý chất
thải và các chiến lược tiêu dùng.



Giảm thiểu chất thải là các hoạt động nhằm quản lý, kiểm sốt sao cho lượng chất
thải cịn lại cần xử lý ở mức tối thiểu. Việc giảm thiểu có thể được thực hiện bằng
cách kiểm sốt tốt quy trình xử lý, tăng cường thu hồi, tái sử dụng chất thải thành
nguồn hữu ích. Việc giảm thiểu chất thải bắt đầu ngay từ giai đoạn thiết kế sản
phẩm, vì vậy nhà sản xuất có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả giảm thiểu chất thải,
thông qua các quyết định sử dụng vật liệu cũng như áp dụng cơng nghệ của mình.



Tái chế chất thải là các hoạt động thu hồi, phân loại, xử lý và chuyển hóa các phế
thải thành nguyên liệu để sản xuất ra các sản phẩm mới. Các hệ thống tái chế
thường hướng đến người tiêu dùng, giúp họ biết phân loại chất thải, tiếp cận với
các phương tiện thu hồi và đơi khi có thể tạo thu nhập khi gửi trả lại đồ thải. Các cơ
sở tái chế cần được cung cấp cơ sở hạ tầng: hệ thống thu gom, các hỗ trợ về kỹ
thuật, vốn,… để triển khai các hoạt động tái chế của mình.


Trang 10

Thực hiện hiệu quả các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu và tái chế chất thải là hết sức
quan trọng đối với một xã hội TDBV. Tồn bộ vịng đời sản phẩm được kiểm soát, đảm
bảo mức sử dụng tài nguyên và lượng chất thải phát sinh là thấp nhất.
c. Nhận thức, giáo dục và tiếp thị

Những hoạt động giúp nâng cao nhận thức của người tiêu dùng phải góp phần đảm bảo cho
người tiêu dùng tiếp cận nhiều hơn và thông minh hơn những thông tin về chọn cách tiêu
dùng.
Có 3 phương pháp chủ yếu để truyền tải thông tin đến người tiêu dùng: (1) nâng cao nhận
thức; (2) giáo dục người tiêu dùng; (3) tiếp thị.


Nâng cao nhận thức là việc triển khai các hoạt động nhằm nâng cao hiểu biết, nhận
thức của người tiêu dùng về ý nghĩa của TDBV và cách thức để thực hiện TDBV.
Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức người tiêu dùng sẽ là các đơn vị
triển khai các hoạt động nâng cao nhận thức. Một chương trình nâng cao nhận thức
tốt cần được dựa trên tính nguyên tắc và tính phổ biến.



Giáo dục người tiêu dùng nhằm trang bị cho người tiêu dùng có kiến thức để chọn
lựa cũng như tiêu thụ các sản phẩm xanh; đồng thời giúp họ nhận ra trách nhiệm
của họ trong một cộng đồng đối với tập quán tiêu dùng hàng ngày của họ. Các cơ
quan Chính phủ, các tổ chức người tiêu dùng, các nhà trường, đại học sẽ là các đơn
vị thực hiện giáo dục người tiêu dùng.



Tiếp thị sản phẩm để khuyến khích TDBV là cung cấp thơng tin sản phẩm/dịch vụ
thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng mà không tổn hại đến cơ cấu xã hội hoặc
môi trường.

Hiệu quả thiết thực mà các hoạt động này mang lại là hướng người tiêu dùng đưa ra các
quyết định TDBV, đẩy mạnh sự tham gia của người tiêu dùng vào các hoạt động TDBV.
d. Thực hành bền vững của Chính phủ

Trong hầu hết các nước, Chính phủ và các cơ quan nhà nước là khách hàng lớn nhất của
các loại hàng hóa dịch vụ; ước tính tiêu dùng của Chính phủ chiếm tới 20 – 25% tổng chi
phí tiêu dùng của các nước châu Á. Với quy mô mua sắm lớn như vậy, tác động của nó là
một địn bẩy tiềm năng đảm bảo cho sản xuất và tiêu dùng bền vững.
Thực hiện mua sắm bền vững không phải là sự thay đổi của chiến lược mua sắm, mà nó là
một cách nhìn lại các phương pháp mua sắm cũ, đứng trên quan điểm trách nhiệm đối với
môi trường và xã hội.


Trang 11

Các cơ quan chính phủ cần đề ra quy trình mua sắm bền vững để mua hàng/dịch vụ có tính
đến: (1) Giá trị tốt nhất về tiền: giá cả, chất lượng, tính năng; (2) các khía cạnh mơi trường
trong tồn bộ chu trình sống của sản phẩm; (3) các khía cạnh xã hội: giảm nghèo, điều kiện
lao động.
Các cơ quan chính phủ thực hành bền vững trong hành vi mua sắm cơng sẽ là một tấm
gương điển hình nhất cho một xã hội TDBV, thu hút sự quan tâm của người dân, đồng thời
qua đó cũng nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan công quyền, các đơn vị quản lý,
điều phối hoạt động tiêu dùng của xã hội.
2.1.5 Sản xuất bền vững và Tiêu dùng bền vững. Xã hội Tiêu dùng bền vững
Tiêu dùng bền vững và sản xuất bền vững là 2 mặt gắn bó chặt chẽ với nhau, cả 2
đều là nhân tố chính của quan điểm phát triển bền vững. Nó bao gồm sự đóng góp của
doanh nghiệp, các chính phủ, cộng đồng và các hộ gia đình vào việc nâng cao chất lượng
mơi trường, thơng qua q trình sản xuất và sử dụng tài nguyên hiệu quả, giảm thiểu thấp
nhất chất thải và tối ưu hóa hàng hóa và dịch vụ4.

Hình 2.1. Mục tiêu của sản xuất và tiêu dùng bền vững
Mục tiêu của sản xuất và tiêu dùng bền vững là tách mức độ hài lòng về cuộc sống và sự
phát triển kinh tế ra khỏi việc sử dụng nguồn tài nguyên và phát thải khí nhà kính5
Tuy nhiên Sản xuất bền vững nhấn mạnh tới cân đối của bên cung, nhằm cải thiện

các hoạt động môi trường trong các ngành kinh tế chủ chốt, như công nghiệp, nông nghiệp,
năng lượng, du lịch, và giao thông. Tiêu dùng bền vững hướng tới bên cầu, tìm cách thỏa
4

Bộ Cơng Thương. 2011

5

Lê Văn Khoa. 2012


Trang 12

mãn nhu cầu cơ bản hàng hóa và dịch vụ và cải thiện cuộc sống – theo cách có thể giảm
gánh nặng lên sức chịu tải của trái đất6.
Có thể nói, TDBV như là đối trọng của sản xuất bền vững, hướng đến mơ hình phát triển
bền vững của xã hội. Xã hội phát triển bền vững sẽ bao gồm trong đó xã hội TDBV và xã
hội sản xuất bền vững.
Xã hội TDBV đạt được khi tất các các thành phần liên quan của xã hội: người dân, doanh
nghiệp, chính quyền, các tổ chức khác đều tham gia và đóng một vai trị nhất định vào hoạt
động TDBV.
Chính quyền với vai trị quản lý nhà nước của mình sẽ là cơ quan định hướng, cũng như
xây dựng các điều kiện hạ tầng: luật lệ, cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích,… cho
hoạt động TDBV diễn ra.
Người dân và doanh nghiệp là hai đối tượng chính của hoạt động tiêu dùng bền vững;
thông qua hành vi mua sắm, tiêu dùng (người dân) và cung cấp các sản phẩm xanh, tiết
kiệm năng lượng, tài nguyên (doanh nghiệp), họ trực tiếp tham gia vào hoạt động TDBV.
Các tổ chức hỗ trợ khác: hiệp hội, trường đại học thông qua các hoạt động của mình cũng
góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động TDBV hoặc góp phần nâng cao nhận thức,
thúc đẩy sự quan tâm của người dân đến hoạt động TDBV.

2.2. Tình hình triển khai các nghiên cứu về TDBV
2.2.1 Tại các nước trên Thế giới
Trên bình diện thế giới, đã có rất nhiều nghiên cứu về hướng TDBV, trong đó có nhiều
nghiên cứu được tiến hành nhằm xác định các yếu tố quyết định đến TDBV. Tiêu biểu
trong số này là các nghiên cứu sau:


Nghiên cứu của Marine Etievent (2011), The determinants of green consumption: a
study of socio-demographics factors as determinants, cho thấy các yếu tố về nhân khẩu
học ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh đó là nhận thức về tác động môi trường
của sản phẩm, tín ngưỡng, thái độ, tâm lý, ký ức. Nghiên cứu chỉ ra người dân có xu
hướng tiêu dùng sản phẩm xanh để “lương tâm được thoải mái, bởi vì nó đồng nghĩa
với điều tốt.



Một vài nghiên cứu khác của Cleveland và cộng sự (2005), Shades of green: linking
environmental locus of control and pro-environmental behaviors và Stern (2000) đi

6

Bộ Công Thương.


Trang 13

đến kết luận rằng yếu tố quyết định đến việc tiêu thụ các sản phẩm xanh có thể là do
định hướng văn hóa như giá trị, tín ngưỡng, quy tắc, yếu tố tâm lý, kinh tế, xã hội.



Tiến thêm một bước cụ thể hơn, nghiên cứu của Carmen Tanner và Sybille (2003),

Promoting sustainable consumption: Determinants of green purchases by Swiss
consumers khẳng định hành vi của người tiêu dùng xanh có thể được giải thích bởi 3
yếu tố quyết định lớn. Yếu tố thứ nhất là thái độ, như là sự phán xét về một sản phẩm
hoặc một hành vi. Yếu tố thứ hai là hiệu quả nhận thức; người tiêu dùng phải chắc
chắn rằng hành vi của họ sẽ tác động đến mơi trường hoặc sẽ có hiệu quả trong cuộc
chiến môi trường. Và cuối cùng là yếu tố quy tắc cá nhân, nó liên quan đến cảm giác
trách nhiệm đạo đức.


Ngồi các yếu tố trên, thì giá cả cũng là một yếu tố quyết định đối với TDBV, điều này
được rút ra bởi nhiều nghiên cứu khác nhau. Nghiên cứu của J.Ottman (1994) cho thấy:
giá cả, chất lượng và sự tiện lợi là lợi thế cạnh tranh trong sự quyết định mua sản phẩm
xanh. Tuy nhiên, nghiên cứu của Catherine và cộng sự (2009), lại chỉ ra rằng giá cả
không phải là một trở ngại của các quyết định mua sản phẩm xanh.



Các yếu tố nhân khẩu học cũng đã được quan tâm, cụ thể là trong nghiên cứu của
Chen & Chai (2010), Attitude towards the environment and Green Products:
Consumers’ Perspective và Straughan & Robert (1999). Các nghiên cứu này đã phân
nhóm sinh viên đại học dựa trên hành vi người tiêu dùng có ý thức sinh thái với giả
định các cá nhân trẻ tuổi có thể nhạy cảm hơn với vấn đề môi trường. Kết quả nghiên
cứu cho thấy các biến nhân khẩu học như tuổi tác và giới tính có ý nghĩa tương quan
với hành vi tiêu dùng có ý thức sinh thái khi xem xét riêng lẻ.

Nhìn chung, các nghiên cứu trên đã đưa ra và đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến
hoạt động TDBV là: (1) nhận thức, thái độ của người dân về hoạt động bảo vệ môi trường;
(2) Yếu tố giá cả của sản phẩm; (3) các yếu tố nhân khẩu học. Các yếu tố này sẽ được xem

xét khi xác định các yếu tố tiền đề của một xã hội TDBV.
2.2.2 Tại Việt Nam
Việt Nam chưa có nhiều các nghiên cứu về TDBV được thực hiện. Tiêu biểu có các đề tài
nghiên cứu sau:


Đề tài nghiên cứu do TS. Lê Văn Khoa làm chủ nhiệm (2007-2008), “Đề xuất các giải
pháp giảm thiểu việc sử dụng bao bì nylon tại thành phố Hồ Chí Minh hướng đến xã
hội tiêu thụ bền vững”, Quỹ Tái chế chất thải TP.HCM là một đề tài tiêu biểu. Để làm


×