Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Các yếu tố tác động lên sự lựa chọn giữa hai hình thức nghiên cứu luận văn và khóa luận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (376.25 KB, 60 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

-----------------

NGUYỄN HỮU SINH

CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN SỰ LỰA CHỌN GIỮA HAI
HÌNH THỨC NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN VÀ KHÓA LUẬN
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

KHÓA LUẬN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2012


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: ……………………………………….…
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 1: ………………………………………..……..
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 2: ………………………………………………
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Khóa luận thạc sĩ được bảo vệ/nhận xét tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ
KHÓA LUẬN THẠC SĨ TR ƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày . . . . .
tháng . . . . năm . . . . .
Thành phần hội đồng đánh giá khóa văn thạc sĩ gồm:
1. Chủ tịch: ……..


2. Thư ký: ………
3. Ủy viên: ……...

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
-------------

---oOo--Tp. HCM, ngày 09 tháng 04 năm 2012

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN THẠC SĨ
Họ và tên học viên : Nguyễn Hữu Sinh

Giới tính: Nam / Nữ 

Ngày, tháng, năm sinh: 08/09/1985

Nơi sinh: Khánh Hòa

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

MSHV: 10170815

Khoá (Năm trúng tuyển): 2010
1- TÊN ĐỀ TÀI

Tên đề tài là các yếu tố tác động lên sự lựa chọn giữa hai hình thức nghiên cứu luận văn và
khóa luận .
2- NHIỆM VỤ KHĨA LUẬN
Nhiệm vụ khóa luận có hai nhiệm vụ là:
- Xác định yếu tố tác động lên sự lựa chọn giữa hình thức luận văn và khóa luận của học
viên MBA.
- Đưa ra giải pháp để giúp học viên lựa chọn hình thức tốt nghiệp đúng với mục đích của
Khoa cũng như phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của học viên.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 05/12/2011
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 09/04/2012
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. Cao Hào Thi
Nội dung và đề cương Khóa luận th ạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CẢM ƠN
Tôi chân thành cảm ơn TS. Cao Hào Thi, người đã tận tụy hướng dẫn tơi trong q
trình làm khóa luậ n. Thầy cũng đã khơng quản ngại thời gian và cơng sức phân tích,
góp ý và chỉ dẫn từng giai đoạn của đề tài nghiên cứu, nhờ đó tơi có thể hồn thành
khóa luận đạt hiệu quả như ý muốn. Ngồi ra, tơi cũng chân thành cảm ơn các thầy,
cô đã truyền đạt n hững ki ến thức, kinh nghiệm cho tơi trong suốt q trình theo học
cũng như những góp ý q báu về khóa luận này sẽ mãi là hành trang q giá của tơi
trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và công tác sau này.
Tơi cũng trân trọng cảm ơn q lãnh đạo và q Thầy – Cơ Khoa Quản lý Cơng
nghiệp trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức và đào tạo rất

chất lượng khóa cao học này, để chúng tơi có cơ hội học tập nâng cao kiến thức
nhằm phục vụ tốt hơn trong ngành nghề của chính mình.
Chân thành gởi lời c ám ơn đến các bạn bè cùng lớp, những người đã cùng tôi chia
sẻ và trải qua những ngày tháng học tập khó khăn nhưng thật vui và đầy bổ ích.
Những tranh luận và góp ý của các bạn giúp tơi có thêm nhiều kiến thức để tự hồn
thiện mình và gợi mở nhiều ý tưởng mới.
Sau cùng, tôi muốn cám ơn những người thân trong gia đình tơi, những bạn bè thân
ln bên cạnh những lúc khó khăn, trở ngại để hồn thành khóa luận này.

Tp Hồ Chí Minh, tháng 4/2012
Nguyễn Hữu Sinh


TĨM TẮT
Theo qui định của Khoa Quản lý Cơng nghiệp trường Đại học Bách khoa TP.HCM,
hai hình thức tốt nghiệp của học viên chương trình MBA là luận văn thạc sĩ và khóa
luận thạc sĩ. Với hai hình thức tốt nghiệp đó, Khoa kỳ vọng những học viên chọn
luận văn là những học viên thích nghiên cứu và muốn nghiên cứu, cịn những học
viên chọn khóa luận là những học viên thích giải quyết vấn đề quản lý trong cơng
ty. Vậy yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn hình thức tốt nghiệp luận
văn hay khóa luận của học viên MBA . Nghiên cứu này sẽ tập trung xác định các
yếu tố này.
Nghiên cứu sẽ sử dụng mơ hình Logit để xác định yếu tố tác động lên sự lựa chọn
hình thức tốt nghiệp. Kết quả xác định được 3 yếu tố là muốn học tiến sĩ hay làm
việc trong môi trường nghiên cứu, lãnh vực làm việc và mức độ truy cập tài liệu học
thuật tác động lên sự lựa chọn h ình thức tốt nghiệp với mức ý nghĩa 1%, và giải
thích được 18,1% cho tổng thể. Trong đó, yếu tố muốn học tiến sĩ hay công tác
trong môi trường nghiên cứu và yếu tố mức độ thường xuyên truy cập tài liệu học
thuật tác động làm học viên có xu hướng chọn luận văn, cịn yếu tố lãnh vực làm
việc có lãnh vực dịch vụ tác động làm học viên có xu hướng chọn khóa luận.

Dựa vào kết quả thu được, một số k iến nghị được đưa ra là Khoa ưu tiên cho học
viên muốn học tiến sĩ hay làm việc trong môi trường nghiên cứu, đang làm trong
lãnh vực nghiên cứu hoặc giảng dạy được chọn luận văn và ưu tiên cho học viên
làm trong lãnh vực dịch vụ được chọn khóa luận. Ngồi ra, Khoa nên thơng báo cho
học viên cao học đăng k ý thư viện Đại học Quốc gia TP.HCM để được truy cập
nguồn tài liệu học thuật.
Tuy còn nhiều hạn chế nhưng kết quả nghiên cứu có thể được xem như là nguồn
tham khảo giúp cho Khoa chọn học viên cho hình thức tốt nghiệp tốt hơn và giúp
cho học viên lựa chọn hình thức tốt nghiệp tốt hơn.


ABSTRACT
According to the rule of Industrial Management Department, thesis and coursework
are two options for MBA students who want to graduate. Thesis is for students who
like doing research and really want to do research; coursework is for students who
desire solving problems. What factors affect their decisions? This research will find
out that factors.
The Logit model is used as the instrument for this paper. The result reflects that
three factors including learning doctor or working in professional environment,
working in service field, accessing document science are influent on the choice of
students with the significant is 1% and explanation is 18.1 % for the whole unique.
The students trend to chose thesis are affected by the factors of learning doctor or
working in professional environment and accessing document science; whereares,
working in service field is the main cause for the students who prefer coursework.
Some suggestions are also mentioned in this research. First, students who want to
learn doctors or want to work in research field; are doing in research and teaching
can chose thesis and students who work in service field can chose coursework for
their graudation assignment. Besides, students who are learning master can access
refereces at the HCM National University’s library.
Although this reasearch has some weaknesses, its result is benefit for both students

and the Industrial Management Department in choosing suitable graduation forms.


i

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .....................................................................................1
1. Lý do hình thành đề tài............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................2
4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................2
5. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................................2
6. Kết cấu của báo cáo khóa luận ................................................................................3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...............................................4
2.1 Giới thiệu về hai hình thức tốt nghiệp ...................................................................4
2.1.1 Luận văn .............................................................................................................4
2.1.2 Khóa luận ...........................................................................................................5
2.2 Mơ hình Logit .......................................................................................................6
2.3 Các nghiên cứu trước ............................................................................................7
2.4 Mơ hình nghiên cứu ..............................................................................................8
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................13
3.1 Thiết kế nghiên cứu .............................................................................................13
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu..................................................................................13
3.1.2 Qui trình nghiên cứu ........................................................................................14
3.2 Nghiên cứu chính thức ........................................................................................14
3.2.1 Thiết kế bảng câu hỏi .......................................................................................14
3.2.2 Diễn đạt và mã hóa thang đo ............................................................................14
3.2.3 Cỡ mẫu .............................................................................................................19



ii

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................20
4.1 Mẫu......................................................................................................................20
4.2 Thống kê mô tả và phân tích tương quan ............................................................20
4.2.1 Thống kê mơ tả.................................................................................................20
4.2.2 Phân tích tương quan........................................................................................26
4.3 Phân tích hồi qui..................................................................................................27
4.3.1 Kiểm định giả thuyết của các hệ số hồi qui riêng ............................................27
4.3.2 Kiểm định biến thừa .........................................................................................28
4.3.3 Xác định mơ hình .............................................................................................29
4.3.4 Tác động biên ...................................................................................................30
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................32
5.1 Tóm tắt kết quả và đề xuất ..................................................................................32
5.2 Kiến nghị .............................................................................................................32
5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................36
PHỤ LỤC A .............................................................................................................37
PHỤ LỤC B .............................................................................................................40


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Diễn đạt và mã hóa các biến độc lập ........................................................15
Bảng 3.2: Diễn đạt và mã hóa các biến phụ thuộc....................................................19
Bảng 4.1: Phân tích tần số biến các biến định tính ................................................. 21
Bảng 4.2: Phân tích trung bình và đ ộ lệch chuẩn các biến định lượng ....................25
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định tương quan các biến định lượng .............................. 26
Bảng 4.4: Kết quả hồi qui ban đầu với các biến theo mơ hình Logit ......................27

Bảng 4.5: Kiểm định biến thừa ............................................................................... 28
Bảng 4.6: Kết quả mơ hình hồi qui có ý nghĩa thống kê.......................................... 29
Bảng 4.7: Tác động biên của các biến .................................................................... 30


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Mơ hình các yếu tố tác động đến sự lựa chọn hình thức tốt nghiệp .........11
Hình 3.1: Qui trình nghiên cứu chi tiết …….……………..………. ........................14


v

DANH MỤC PHƯƠNG TRÌNH
Phương trình 2.1: Phương trình mơ hình Logit ...........................................................6
Phương trình 2.2: Phương trình xác suất. ..................................................................7
Phương trình 2.3: Phương trình tác đ ộng cận biên ....................................................7


vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MBA: Master of Business Administration
QTKD: Quản trị Kinh doanh
TP.HCM: Thành Phố Hồ Chí Minh


1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1. Lý do hình thành đề tài
Hiện nay, theo qui định của Khoa Q uản lý Công nghiệp trường Đại học Bách khoa
TP.HCM, hai hình thức tốt nghiệp của học viên chương trình MBA là l uận văn thạc
sĩ và khóa luận thạc sĩ. Trước đây, Khoa Quản lý Cơng nghiệp chỉ có một hình thức
nghiên cứu là luận văn thạc sĩ. Nhưng bắt đầu từ khóa MBA K2009 Khoa Q uản lý
Công nghiệp đã thay đổi thành hai hình thức tốt nghiệp là luận văn thạc sĩ và khóa
luận thạc sĩ .
Về bản chất, luận văn thạc sĩ tập trung vào giải qu yết nhu cầu thơng tin hoặc tạo ra
thơng tin/tri thức, khóa luận thạc sĩ tập trung giải quyết vấn đề trong quản lý hoặc
sử dụng thông tin để ra quyết định/hành động (Lê Nguyễn Hậu 2010, Các đặc trưng
và yêu cầu của luận văn thạc sĩ và khóa luận thạc sĩ QTKD ). Do đó kỳ vọng của
Khoa đối với những học viên chọn hình thức nghiên cứu luận văn là những học viên
thích nghiên cứu, muốn làm nghiên cứu và có nền tảng lý thuyết tốt, cịn những học
viên chọn khóa luận là những học viên muốn giải quyết vấn đề quản lý tro ng cơng
ty. Việc chia nhóm học viên của mỗi hình thức sẽ theo nguyên tắc tỷ lệ giữa nhóm
học viên làm luận văn thạc sĩ và khóa luận thạc sĩ là 50/50 và nguyên tắc sắp xếp
học viên vào hai nhóm theo thứ tự ưu tiên sau:
- Nguyện vọng đã đăn g ký.
- Điểm trung bình tích lũy tính đến thời điểm xét .
- Có tham gia nghiên cứu khoa học, có bài báo khoa học sẽ ưu tiên làm luận văn .
Thực tế, theo nguyên tắc sắp xếp có những học viên đủ điều kiện để làm luận văn
nhưng đã chọn làm khóa luận và ngược lại có những học viên muốn làm luận văn
nhưng khơng đủ điều kiện . Vậy học viên lựa chọn hình thức tốt nghiệp có phù hợp
với kỳ vọng của Khoa khơng, yếu tố nào làm ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn
hình thức tốt nghiệp của học viên MBA. Do đó “các yếu tố tác động lên sự lựa chọn


2


giữa hai hình thức nghiên cứu luận văn và khóa luận ” được thực hiện để giải quyết
vấn đề đã nêu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài hướng đến mục tiêu:
- Xác định yếu tố tác động lên sự lựa chọn giữa hình thức nghiên cứu luận văn và
khóa luận của học viên MBA.
- Đưa ra kiến nghị để giúp học viên lựa chọn hình thức tốt nghiệp đúng với mục
đích của Khoa cũng như phù hợp với điều kiện của học viên.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài:
- Yếu tố nào tác động lên sự lựa chọn giữa hình thức luận văn và khóa luận của học
viên MBA?
- Tiêu chí nào để Khoa có thể phân cơng và học viên có thể lựa chọn được hình thức
tốt nghiệp thích hợp?
4. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là học viên chương trình thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Khoa
Quản lý Cơng nghiệp trong các khóa K2009, K2010 và K2011.
5. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài có một số ý nghĩa như sau:
- Xác định yếu tố tác động lên sự lựa chọn giữa hình thức nghiên cứu luận văn và
khóa luận của học viên MBA. Qua đó, Khoa có thể hiểu rõ hơn về cách chọn hình
thức tốt nghiệp của học viên.
- Đưa ra những kiến nghị giúp các học viên MBA khóa sau có thể chọn lựa hình
thức tốt nghiệp phù hợp với bản thân và đúng mục tiêu của Khoa.


3

6. Kết cấu của báo cáo khóa luận
Khóa luận được chia làm 5 Chương. Chương một sẽ trình bày lý do hình thành đề

tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài . Chương hai sẽ
giới thiệu hai hình thức tốt nghiệp, trình bày tổng quan cơ sở lý thuyết, từ đó đề
xuất mơ hình nghiên cứu. Chương ba nêu lên phương pháp nghiên cứu, trình tự
nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu. Chương bốn trình bày kết quả nghiên cứu và phân
tích kết quả. Chương năm trình bày tóm tắt kết quả, kiến nghị và hạn chế của
nghiên cứu.


4

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương này sẽ giới thiệu về hai hình thức tốt nghiệp, giới thiệu mơ hình Logit, các
nghiên cứu trước và đưa ra mơ hình nghiên cứu.
2.1 Giới thiệu về hai hình thức tốt nghiệp
Phần giới thiệu này trình bày đặc trưng và yêu cầu của hai hình thức tố t nghiệp là
luận văn và khóa luận (Lê Nguyễn Hậ u, 2010).
2.1.1 Luận văn
Nghiên cứu luận văn có các đặc trưng như số tín chỉ được tính là 13 tín chỉ, thời
gian thực h iện trong khoảng 20 đến 22 tuần , và được phân 1 giảng viên hướng dẫn
có thể có giảng viên hướng dẫn phụ.
Về c ách thức đá nh giá cho luận văn, theo đó về đ ề cương, phải được hội đồng thông
qua đề cương. Về luận văn, được hai giảng viên phản biện đọc và chấm điểm sau đó
học viên phải b ảo vệ trước hội đồng và chẩm điểm theo qui chế sau đại học (điểm
trung bình của các thành viên hội đồng).
Bản chất của luận văn l à một đề tài nghiên cứu ở cấp độ đơn giản - nghiên cứu ứng
dụ ng - nghiên cứu hàn lâm lặp lại . Nhằm giải quyết một nhu cầu thông tin hoặc hiểu
biết tri thức trong lĩnh vực QTKD hoặc tạo ra tri thức tạo ra thông tin. Nếu phân
chia về mặt n ội dung thì có thể thuộc một trong hai dạng sau:
- Dạng 1A là dạng nghiên cứu hàn lâm lặp lại với trọng tâm là tạo ra tri thức tạo ra
thông tin mới nhưng ở mức độ đơn giản hoặc kiểm chứng lý t huyết trong một ngữ

cảnh nào đó. Mang tính học thuật hơn là tạo r a một ứng dụng cụ thể cho một đơn vị
cụ thể (chỉ yêu cầu nêu hàm ý quản lý mà thơi). Có thể thuộc loại nghiên cứu mơ tả
hoặc nhân quả.
- Dạng 2A là dạng nghiên cứu ứng dụng - trọng tâm là tạo ra thông tin tạo ra hiểu
biết trong một trường hợp (ngành, doanh nghiệp ) cụ thể. Kết quả áp dụng để đưa ra
các giải pháp cho doanh nghiệp hay ngành, nhưng phần giải pháp không là trọng
tâm của đề tài.


5

Về mặt phạm vi và qui mô của luận văn thuộc loại hẹp vừa, mức độ đơn giản đến
hơi sâu. Số trang yêu cầu khoảng 60 – 80 trang A4 (không kể phụ lục).
Về mặt d ữ liệu cầu cho luận văn có thể là dữ liệu sơ cấp hoặc dữ liệu thứ cấp, tùy
theo dạng thiết kế nghiên cứu là nghiên cứu lát cắt ngang, nghiên cứu lịch sử hoặc
nghiên cứu thiết kế dọc . Có thể thu thập thơng qua khảo sá t, nghiên cứu tình huống,
định lượng (phổ biến hơn), định tính (ít hơn).
Kết cấu báo cáo của luận văn thông thường gồm 7 phần . Phần một là giới thiệu và
hình thành đề tài . Phần hai là cơ sở lý thuyết , mơ hình, giả thuyết nghiên cứu . Phần
ba là thiết kế nghiên cứu hoặc phương pháp nghiên cứu . Phần bốn là kết quả và diễn
dịch bình luận, nếu nghiên cứu hàn lâm thì có hàm ý quản lý nếu nghiên cứu ứng
dụng thì có kiến nghị giải pháp. Phần năm là k ết luận. Phần sáu là tài liệu tham
khảo. Phần bảy là p hụ lục .
2.1.2 Khóa luận
Khóa luận có các đặc trưng như số tín chỉ được tính là 6 tín chỉ, thời gian thực hiện
khóa luận từ 14 đến 16 tuần, được phân 1 giảng viên hướng dẫn.
Về cách thức đánh giá cho khóa luận, theo đó về đề cương, phải được hội đồng
thơng qua đề cương. Về khóa luận, được hai giảng viên phản biện đọc và chấm
điểm, chủ tịch hội đồng có thể yêu cầu học viên trình bày khóa luận trước hội đồng .
Điểm khóa luận được tính bằng trung bình cộng của giảng viên hướng dẫn và hai

giảng viên phản biện.
Bản chất khóa luận là một đề án nhằm giải quyết một vấn đề trong quản lý kinh
doanh, sử dụng tri thức và thông tin để ra quyết định và hành động . Nếu phân chia
về mặt nội dung thì có thể thuộc một trong hai dạng sau:
- Dạng 1B là dạng phân tích, chẩn đoán để xác định vấn đề mà doanh nghiệp gặp
phải. Kế đến l à phân tích, đưa ra các phương án và lựa chọn giải pháp để giải quyết
vấn đề. Dạng này chủ yếu sử dụng dữ liệu thứ cấp.


6

- Dạng 2B tương tự dạng 2A, nhưng trọng tâm đặt ở phần sử dụng thông tin để đưa
ra giải pháp, phần nghiên cứu chỉ nhằm bổ sung những thông tin quan trọng và cần
thiết mà thôi.
Về mặt phạm vi và qui mơ, khóa luận sẽ giải quyết vấn đề có mức độ p hức tạp hơn
luận văn cử nhân , đi sâu vào các vấn đề chuyên biệt , các chức năng của quản lý. Số
trang yêu cầu khoảng 35 đến 40 trang A4 (không kể phụ lục).
Về mặt dữ liệu, khóa luận chủ yếu sử dụng dữ liệu thứ cấp được th u thập từ các
nguồn khác nhau. Dữ liệu sơ cấp nếu cần thì chiếm khối lượng ít; chủ yếu là dữ liệu
mô tả; không yêu cầu phương pháp nghiên cứu phức tạp để thu thập và phân tích.
Nội dung chi tiết của phần nghiên cứu đưa vào phụ lụ c; chỉ lấy kết quả để phân tích .
Kết cấu báo cáo của luận văn thơng thường gồm 7 phần. Phần một trình bày vấn đề
cần giải quyết, ý nghĩa, phạm vi, quy trình hoặc phươn g pháp thực hiện. Nếu có
phần nghiên cứu để bổ sung thơng tin sơ cấp thì giới thiệu tóm tắt, cịn chi tiết của
nghiên cứu thì đưa vào phụ lục. Phần hai là nền tảng lý thuyết hoặc khung phân tích
để chọn phương pháp phân tích và giải quyết vấn đề. Phần ba là phân tích thực
trạng để xác đ ịnh vấn đề, đánh giá các yếu tố , tầm quan trọng và ảnh hưởng của
chúng. Phần bốn trình bày các phương án giải quyết, so sánh, đánh giá và lựa chọn
giải pháp, lập kế hoạch triển khai và hành động. Phần năm là kết luận. Phần sáu là
tài liệu tham khảo . Phần bảy là phụ lục.

2.2 Mơ hình Logit
Mơ hình Logit (được trích từ Ramu Ramanathan, Introductory Econometrics with
Applications, 2001).
Mơ hình Logit có dạng phương trình như sau:
(2.1)


7

Với P là giá trị của biến phụ thuộc từ 0 đến 1. Nguyên do có dạng này có thể được
thấy bằng cách giải phương trình tìm P (trước tiên lấy mũ của cả hai vế). Tiếp theo
chúng ta thu được giá trị P như sau:
(2.2)
Dễ dàng thấy rằng nếu X  + , thì P tiến đến 1 và khi X  -, thì P tiến đến 0.
Do đó, P khơng thể nào nằm ngồi khoảng [0,1].
Thủ tục ước lượng phụ thuộc vào giá trị quan sát P có nằm giữa 0 và 1 hay khơng,
hoặc là đó có phải là số nhị nguyên có giá trị 0 hoặc 1 hay khơng. Các mơ hình mà
biến phụ thuộc là nhị ngun được gọi là những mơ hình Logit nhị ngun.
Wunnava và Ewing (2000) có một ví dụ tuyệt vời về mơ hình như vậy. Trong
trường hợp mà P đúng là nằm giữa khoảng 0 và 1 (ví dụ, P là phần nhỏ của số hộ
gia đình mua một xe hơi), phương pháp chỉ đơn giản là biến đổi P và thu được Y ,
với Y = ln[P/(1-P)]. Tiếp theo chúng ta lấy hồi qui Y theo một hằng số và X (có thể
dễ dàng thêm vào nhiều biến giải thích). Tuy nhiên, nếu P là số nhị ngun, thì
lơgarít của P/(1 -P) sẽ không thể xác định được khi P có giá trị hoặc 0 hoặc 1. Thủ
tụ c sử dụng trong trư ờng hợp như thế chính l à phương pháp thích hợp cực đại.
Tác động cận biên của X lên P được tính tốn bằng cách lấy đạo hàm riêng phần
của P theo X. Tác động cận biên ước lượng được cho như sau:
(2.3)
2.3 Các nghiên cứu trước
Theo nghiên cứu của Colleen E. Clark (2010), về “các nhân tố được kết hợp với

thời gian hoàn tất chương trình của Đại học California, Sacramento thạc sĩ cơng
tác xã hội”, đối tượng khảo sát là sinh viên theo học chương trình thạc sĩ cơng tác
xã hội (master social work) tại trường Đại học California, Sacramento, cho thấy
rằng kết hôn, có con, trách nhiệm gia đình là những vấn đề cá nhân ảnh hưởng đến
việc tốt nghiệp đúng thời hạn.


8

Theo nghiên cứu của Terrell Lamont Strayhorn (2005), về “nhiều hơn vấn đề tiền
bạc: một mơ hình tích hợp của tính bền bỉ sinh viên tốt nghiệp”, cho thấy rằng
chủng tộc, giới tính và tuổi là các yếu tố tác động đến tính bền bỉ trong học tập của
sinh viên tốt nghiệp.
2.4 Mơ hình nghiên cứu
Theo nhận định chủ quan của tác giả , tham khảo từ các nghiên cứu trước và tham
khảo từ những thảo luận với một số học viên, tác giả đưa ra các yếu tố tác động đến
sự lựa chọn hình thức tốt nghiệp của học viên bao gồm:
- Yếu tố muốn học tiến sĩ hay cơng tác trong mơi trường nghiên cứu
Mục đích của nghiên cứu luận văn là tạo ra thông t in, tạo ra tri thức và luận văn
nặng về học thuật nhiều hơn nên sẽ phù hợp với các học viên muốn học lên tiến sĩ,
thích nghiên cứu sâu về học thuật hoặc làm việc trong mơi trường nghiên cứu. Vì
vậy yếu tố này được đưa vào đầu ti ên mang tính chất đặc trưng của hình thức luận
văn.
- Yếu tố mức độ thường xuyên truy cập tài liệu học thuật
Đối với hình thức nghiên cứu luận văn d o phải làm công việc liên quan nhiều đến
học thuật, nên mức độ truy cập tài liệu học thuật cũng sẽ cao. Còn đối với hình thức
khóa luận vì chỉ sử dụng dữ liệu thứ cấp là chính nên mức độ yêu cầu tra cứu tài
liệu học thuật không cao.
- Yếu tố tham gia giải quyết vấn đề
Đối với các học viên được tham gia giải quyết vấn đề tại công ty, học viên đó sẽ có

kinh nghiệm trong việc nhận biết vấn đề và giải quyết vấn đề. Việc chọn khóa luận
có thể là một lợi thế và có thể giúp các học viên nâng cao khả năng của bản thân.
- Yếu tố khả năng tiếp cận nguồn thông tin
Khác với luận văn, mục đích khóa luận là giải quyết vấn đề dựa vào thơng tin sẵn
có nên hình thức tốt nghiệp này sẽ phù hợp với những học viên thích hoặc muốn
giải quyết vấn đề quản lý cho cơng ty. Vì dựa vào thơng tin có sẵn để giải quyết vấn
đề nên gần như một điều kiện cần để làm khóa luận là phải tiếp cận được thông tin .


9

- Yếu tố học nhiều mơn học hay ít mơn học
Một số học viên muốn học theo hướng kiến thức rộng nên muốn học nhiều mơn học
thay vì học ít môn học theo hướng nghiên cứu sâu của luận văn, những học viên đó
thơng thường sẽ chọn hình thức khóa luận.
- Yếu tố khả năng trình bày vấ n đề trước đám đông
Theo cuộc trao đổi giữa tác giả và một số học viên, tác giả nhận thấy ngồi mục
đích chính của các hình thức tốt nghiệp thì một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến
quyết định lựa chọn của học viên . Điển hình như vì biết hình thức luận văn phải bảo
vệ trước hội đồng , điều này liên quan đến khả năng trình bày vấn đề trước đám
đơng của học viên nên nó cũng ảnh hưởng đến quyết địn h chọn lựa hình thức tốt
nghiệp.
- Yếu tố tuổi
Theo nghiên cứu của Strayhorn (2005), 3 yếu tố gồm chủng tộc, giới t ính và tuổi là
các yếu tố tác động đến tính bền bỉ trong học tập của sinh viên tốt nghiệp. Tuổi tác
càng cao thì tính bền bỉ càng giảm, hình thức nghiên cứu luận văn thì địi hỏi phải
có tính bền bỉ vì khối lượng cơng việc của luận văn nhiều hơn khóa luận. Vì vậy có
khả năng những học viên tuổi càng lớn thì xu hướng chọn luận văn càng ít hơn so
với khóa luận và đ ó là lý do tác giả đưa vào yếu tố tuổi.
- Yếu tố thu nhập.

Theo sự trao đổi giữa tác giả và các học viên, một trong những lý do các học viên
chọn k hóa luận thay vì luận văn là học viên khơng có thời gian dành cho việc
nghiên cứu luận văn. Một số học viên có thu nhập cao cho biết cơng việc của họ rất
nhiều nên thời gian dành cho việc học bị ít lại vì thế nên họ chọn hình thức khóa
luận để phù hợp hơn với hoàn cảnh của họ.
- Yếu tố tình trạng gia đình
Theo Colleen E. Clark (2010), kết hơn, có con, trách nhiệm gia đình là những vấn
đề cá nhân ảnh hưởng đến việc tốt nghiệp đúng thời hạn . Việc tốt nghiệp đúng thời
hạn cũng là một trong những mục tiêu được cân nhắc khi học viên lựa chọn hình


10

thức tốt nghiệp. Đối với các học viên, chưa có gia đình thì thời gian dành cho việc
học có thể nhiều hơn so với các học viên đã có gia đình và có con vì các học viên
này phải dành nhiều thời gian cho gia đình hơn. Vì vậ y, theo tác giả các học viên
độc thân có điều kiện thuận lợi hơn học viên có gia đình trong việc chọn hình thức
luận văn.
- Yếu tố thời gian tự học
Nghiên cứu luận văn đòi hỏi nhiều thời gian cho nghiên cứu hơn so với khóa luận.
Những học viên có thời gian tự học cao thì sẽ có điều kiện thuận lợi để làm luận văn
hơn so với học viên có thời gian tự học thấp. Cũng chính vì vậy, những học viên có
thời gian tự học thấp sẽ có xu hướng chọn khóa luận nhiều hơn hình thức luận văn .
Đây có thể là một yếu tố quan trọ ng ảnh hưởng lớn đến việc lựa chọn.
- Yếu tố ngành học đại học
Theo cuộc trao đổi với các học viên, tác giả nhận thấy các học viên trước đây học
ngành quản lý hay kinh tế thì chọn nghiên cứu luận văn. Có thể vì các học viên này
có nền tảng về lý thuyết thư ờng tốt hơn các học viên trước đây học kỹ thuật. Vì thế
tác giả đưa vào yếu tố ngành học đại học.
- Yếu tố số năm kinh nghiệm trong lãnh vực công tác

Theo đặc trưng của khóa luận, học viên muốn làm khóa luận thì phải tiếp xúc được
thơng tin của cơng ty. Học viên có số năm cơng tác càng cao thì khả năng tiếp xúc
thơng tin càng dễ . Cũng vì kinh nghiệm nhiều nên các học viên này có thể thấy
được những vấn đề của công ty hoặc thường được tham gia giải quyết vấn đề trong
cơng ty. Do đó, số năm cơng tác càng cao thì sự thuận lợi để học viên làm hình thức
khóa luận càng cao .
- Yếu tố lãnh vực làm việc
Đặc điểm công việc của học viên cũng ảnh hưởng đến lựa chọn hình thức tốt nghiệp
của họ. Theo trao đổi với các học viên, đối với các học viên đang làm việc trong
lãnh vực giảng dạy hoặc làm việc trong mơi trường nghiên cứu thì họ chọn hình
thức nghiên cứu luận văn, hình thức này phù hợp điều kiện làm việc và công việc


11

của họ. Còn học viên làm việc trong lãnh vực sản xuất và quản lý thì chọn hình thức
khóa luận, có thể vì trong cơng việc của học viên phát sinh nhiều vấn đề và họ phải
giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến quản lý.
- Yếu tố đ iểm tích lũy trung bình
Hình thức luận văn cần nghiên cứu sâu về lý thuyết vì vậy nên hình thức này sẽ phù
hợp hơn với những học viên có năng lực học tập tốt. Vì vậy, những học viên có
năng lực học tập tốt sẽ thuận lợi hơn trong lựa chọn hình thức luận văn.
Mơ hình nghiên cứu bao gồm 14 yếu tố được trình bày trong Hình 2.1
Muốn học tiến sĩ hay công tác
trong môi trường nghiên cứu
Mức độ thường xuyên truy
cập tài liệu học thuật
Tham gia giải quyết vấn đề
Khả năng tiếp cận nguồn
thông tin

Học nhiều môn học hay ít
mơn học
Khả năng trình bày vấn đề
trước đám đơng

LỰA CHỌN HÌNH
THỨC TỐT NGHIỆP

Tuổi
Thu nhập
Tình trạng gia đình
Thời gian tự học
Ngành học đại học
Số năm kinh nghiệm trong
lãnh vực công tác
Lãnh vực làm việc
Điểm tích lũy trung bình

Hình 2.1: Mơ hình các yếu tố tác độ ng đến sự lựa chọn hình thức tốt nghiệp


12

Tóm lại, Chương hai đã trình bày về bản chất luận văn và khóa luận, các yếu tố ảnh
hưởng đến sự lựa chọn hình thức tốt nghiệp, lý thuyết về mơ hình Logit, các nghiên
cứu trước đây và đưa ra mơ hình nghiên cứu. Chương tiếp theo sẽ trình bày thiết kế
nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.


13


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương này sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu nhằm hiệu chỉnh và bổ sung các
yếu tố trong mơ hình và các kiểm định cho mơ hình nghiên cứu . Bao gồm 2 phần
chính là thiết kế nghiên cứu và nghiên cứu chính thức.
3.1 Thiết kế nghiên cứu
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai bước là nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu
chính thức
3.1.1.1 Nghiên cứu sơ bộ
Đây là bước nghiên cứu định tính nhằm khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến
quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Đối với bước này, dùng kỹ
thuật thảo luận tay đôi.
Phương pháp được thực hiện đối với học viên cao học MBA K2010. Cuộc phỏng
vấn được thực hiện đố i với 10 học viên. Kết quả sẽ là cơ sở bổ sung và hiệu chỉnh
các biến trong mơ hình đề xuất.
3.1.1.2 Nghiên cứu chính thức
Đây là giai đoạn nghiên cứu định lượng với kỹ thuật thu thập dữ liệu bằng cách
phỏng vấn theo bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi chi tiết dùng để xá c định các yếu tố tác
động đến sự lựa chọn hình thức tốt nghiệp của học viên. Đối tượng ph ỏng vấn là
học viên MBA K2009 , K2010 và K2011, kích thước đám đông khoảng 450 học
viên. Chọn mẫu theo phương pháp thuận tiện. Thông tin học viên được sự hỗ trợ bởi
danh sách thơng tin của các khóa 2009, 2010 và 2011 do lớp trưởng các k hóa tổng
kết. Thơng tin bao gồm họ tên, số điện thoại, email, địa chỉ, nghề nghiệp …
Dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý bằng phần mềm EVIEW và SPSS. Sau khi mã
hóa và làm sạch dữ liệu, các bước sau sẽ được tiến hành:
- Phân tích thống kê mơ tả
- Phân tích tương quan giữa các biến định lượng .



×