Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn trường mẫu giáo cho bé của các bậc phụ huynh trên địa bàn thành phố đà lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

NGUYỄN THỊ MINH THÚY

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH CHỌN TRƢỜNG MẪU GIÁO CHO
BÉ CỦA CÁC BẬC PHỤ HUYNH TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã ngành: 12.00.00

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH THÁNG 6 NĂM 2013


ii

CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. PHẠM QUỐC TRUNG
Cán bộ chấm nhận xét 1 : .........................................................................
Cán bộ chấm nhận xét 2 : .........................................................................

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM
ngày . . . . . tháng . . . . năm . . . . .
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ)
1. .............................................................


2. .............................................................
3. .............................................................
4. .............................................................
5. .............................................................
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên
ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN


iii

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
Đà Lạt, ngày 28 tháng 06 năm 2013

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên : NGUYỄN THỊ MINH THÚY

Giới tính

: Nam  Nữ 

Ngày, tháng, năm sinh


Nơi sinh

: TP. Đà Lạt

MSHV

: 11800935

Chuyên ngành

: 09/09/1984

: Quản Trị Kinh Doanh

Khoá : 2011
1. TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định chọn trường Mẫu giáo
cho bé của các bậc phụ huynh trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
2. NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
- Tiến hành khảo sát phụ huynh có con trong độ tuổi 3-5 tuổi, phân tích, xác định các
yếu tố tác động đến việc chọn trường mẫu giáo của phụ huynh.
- Từ kết quả nghiên cứu các kiến nghị những giải pháp cụ thể đến các tổ chức đào tạo,
gia đình của bé nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng trong việc ra quyết định chọn
trường mẫu giáo cho bé.
3. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:

28/01/2013

4. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:


28/06/2013

5. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS. PHẠM QUỐC TRUNG
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

TS. Phạm Quốc Trung

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


iv

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận được nhiều sự
giúp đỡ của thầy cơ giáo, động viên của gia đình, bố mẹ và sự hỗ trợ của bạn
bè và quý phụ huynh tại các trường mẫu giáo tại thành phố Đà Lạt. Tôi xin
được bày tỏ sự trân trọng và gởi lời cảm ơn chân thành đối với những sự giúp
đỡ này.
Trước tiên, tôi xin cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trong ban giảng huấn của
khoa Quản lý Công nghiệp đã tận tình giảng dạy, truyền đạt và giúp đỡ tơi
trong suốt khóa học. Đặc biệt, tơi xin trân trọng gởi lời cảm ơn đến TS. Phạm
Quốc Trung đã tận tình hướng dẫn tơi thực hiện luận văn.
Tiếp theo, tơi cũng xin gởi lời cảm ơn đến quý phụ huynh tại thành phố Đà
Lạt đã hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu cho luận văn. Và tơi cũng
cảm ơn quý thầy cô tại các trường mẫu giáo và các bạn của tôi - những người
đã chia sẻ, giúp đỡ tơi trong q trình nghiên cứu, phân tích dữ liệu cho luận
văn.
Cuối cùng, tôi xin được trân trọng cảm ơn gia đình tơi, những người đã động

viên, giúp đỡ về mặt tinh thần cũng như vật chất cho tôi trong suốt những
năm tháng học tập.

Nguyễn Thị Minh Thúy


v

TÓM TẮT
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhận biết, mô tả và đánh giá mức độ tác động
của các yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn trường mẫu giáo của các phụ huynh
tại Đà Lạt.Từ kết quả nghiên cứu kiến nghị những giải pháp cụ thể đến các tổ chức
đào tạo, gia đình của bé nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng trong việc ra quyết
định chọn trường mẫu giáo cho bé.
Mơ hình nghiên cứu chủ yếu dựa vào nghiên cứu của Zainurin Bin Dahari
(2011). Nghiên cứu này được tiến hành qua hai bước nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu
chính thức. Nghiên cứu sơ bộ nhằm điều chỉnh và bổ sung các biến trong thang đo cho
phù hợp với điều kiện thực tế chọn trường tại thành phố Đà Lạt thơng qua việc thảo
luận nhóm. Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng việc thu thập dữ liệu bằng
bảng câu hỏi phát ra cho phụ huynh tại thành phố Đà Lạt. Dữ liệu được sử dụng để
kiểm định độ tin cậy và độ giá trị của thang đo.
Phân tích hồi quy logistic được sử dụng để xác định các biến dự đốn đóng góp
vào sự lựa chọn của trường mầm non của phụ huynh. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến
sự lựa chọn của các trường mẫu giáo của cha mẹ là trường công, tinh thần đội nhóm
chất lượng giảng dạy và dinh dưỡng. Tơn giáo của trường mẫu giáo là một trong
những ưu tiên lựa chọn của phụ huynh.
Dựa trên kết quả nghiên cứu tác giả đề ra các giải pháp nhằm giúp cho cơ quan
giáo dục, các trường mẫu giáo hiểu rõ tiến trình chọn trường của phụ huynh từ đó có
những giải pháp hợp lý để cải thiện chất lượng giáo dục tại Đà Lạt.



vi

ABSTRACT
The objective of this study is to identify the important factors contributing to
parents’ choice of kindergartens for their children in DaLat. The results can be used as
specific solutions for training institutions and families to improve the quality of their
decision when choosing kindergartens.
The model is mainly based on the study of Zainurin Bin Dahari (2011). This
study was conducted via two preliminary studies and formal research. Preliminary
studies aim to adjust the variables and the scale to suit the actual conditions in selected
cases of Dalat city through group discussion. Formal studies are done by collecting
data generated by the questionnaire for parents in the city of Da Lat. The data are used
to test the reliability and validity of the scale, model verification study.
Logistic regression analysis was used to identify the predictor variables that
contributed to the choice of pre-schools. The main factors that influence parents’
choice of pre-schools are public institutions, friendly-staff, quality of teaching and
nutrition. Religion-based pre-schools are the preferred pre-schools chosen by these
parents.
Based on the findings, the authors propose solutions to help education agencies,
nursery schools clearly understand the selection process of parents, thereby coming up
with logical solutions to improve the quality of education in Da Lat.


vii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là: Nguyễn Thị Minh Thúy, Học viên lớp cao học 2011 chuyên ngành
Quản trị Kinh doanh, khoa Quản lý Công nghiệp, Trường Đại học Bách Khoa TpHồ Chí Minh.

Tơi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do chính tơi thực hiện dưới sự hướng dẫn
của TS. Phạm Quốc Trung. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Người thực hiện Luận văn
Nguyễn Thị Minh Thúy


viii

MỤC LỤC
Mục Lục
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... iv
TÓM TẮT ................................................................................................................ v
ABSTRACT ............................................................................................................ vi
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................vii
MỤC LỤC .............................................................................................................viii
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... xi
DANH MỤC CÁC HÌNH .....................................................................................xii
Chƣơng 1: GIỚI THIỆU........................................................................................ 1
1.1Lý do hình thành đề tài ................................................................................................. 1
1.2Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 3
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu: ........................................................................................... 3
1.2.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 4
1.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 4
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu................................................................................................... 5
1.5. Kết cấu của báo cáo nghiên cứu ............................................................................... 6

Chƣơng 2. 7
TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC MẪU GIÁO TẠI ĐÀ LẠT ................................. 7

2.1 Giới thiệu chung .......................................................................................................... 7
2.2. Mục tiêu giáo dục mẫu giáo tại Đà Lạt ...................................................................... 8
2.3 Tóm tắt chương ............................................................................................................ 9

Chƣơng 3.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU ................ 10

3.1. Một số định nghĩa .................................................................................................... 10
3.1.1 Khái niệm trường mẫu giáo ................................................................................ 10
3.1.2 Phụ huynh/ Sự lựa chọn của phụ huynh ............................................................. 11
3.2. Các nghiên cứu trước ............................................................................................... 12
3.2.1Mô hình của Zainurin Bin Dahari (2011) ............................................................ 12
3.2.2 Mơ hình của Chia-Yin Hsieh (2008) .................................................................. 13
3.1.3 Nghiên cứu của Kathryn E. Grogan (2011) ........................................................ 15


ix

3.3 Mơ hình nghiên cứu đề nghị ...................................................................................... 16
3.3.1 Chương trình giảng dạy ...................................................................................... 18
3.1.2 Ngơn ngữ giảng dạy ............................................................................................ 19
3.3.3Trình độ giáo viên ................................................................................................ 19
3.3.4 Chất lượng giảng dạy .......................................................................................... 19
3.1.5 Tinh thần đội nhóm ............................................................................................. 20
3.3.6 Thiết bị cơ sở ...................................................................................................... 20
3.1.7 Giao thông thuận tiện .......................................................................................... 21
3.3.8 Sạch sẽ và vệ sinh ............................................................................................... 21
3.1.9 An toàn ................................................................................................................ 21
3.3.10 Sĩ số lớp học...................................................................................................... 22

3.3.11 Dinh dưỡng ....................................................................................................... 23
3.3.12 Vị trí trường học ............................................................................................... 23
3.3 Tóm tắt ....................................................................................................................... 24

Chƣơng 4.

THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................. 25

4.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................ 25
4.1.1. Quy trình nghiên cứu ........................................................................................ 25
4.1.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 27
4.2 Thang đo dự kiến ....................................................................................................... 30
4.2.1. Thang đo ............................................................................................................ 30
4.2.2. Mã hóa thang đo ................................................................................................ 32
4.3. Tóm tắt .................................................................................................................... 33

Chƣơng 5.

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU .................................................................. 35

5.1 Thống kê mơ tả .......................................................................................................... 35
5.1.1. Mơ tả định tính mẫu ......................................................................................... 35
5.1.2. Phân tích thống kê mơ tả các biến nghiên cứu ................................................. 38
5.2 Phân tích tương quan ................................................................................................. 38
5.3 Mơ hình hồi quy 1 ...................................................................................................... 40
5.4 Mơ hình hồi quy 2 ...................................................................................................... 41
5.4 Mơ hình hồi quy 3 ...................................................................................................... 42
5.5 Thảo luận về kết quả .................................................................................................. 43
5.6. Tóm tắt .................................................................................................................... 48


Chƣơng 6.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 49


x

6.1 Tóm tắt nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 49
6.2 Tóm tắt kết quả .......................................................................................................... 49
6.3 Thực tiễn và những kiến nghị quản lý ....................................................................... 50
6.3.1 Thực tiễn ............................................................................................................. 50
6.3.2 Những kiến nghị quản lý .................................................................................... 51
6.4 Hạn chế của đề tài, hướng nghiên cứu trong tương lai .............................................. 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 59
PHỤ LỤC 60
PHỤ LỤC A .................................................................................................................... 60
PHỤ LỤC B ..................................................................................................................... 65
Phân tích tần suất thống kê biến .................................................................................. 65

LÝ LỊCH TRÍCH NGANG .................................................................................. 78


xi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Thang đo chương trình giảng dạy

31


Bảng 4.2 Thang đo của các khái niệm trong mô hình nghiên cứu
và mã biến quan sát

33

Bảng 5.1 Bảng tóm tắt phân bố mẫu

36

Bảng 5.2 Bảng thống kê mô tả các biến lên quyết định chọn trường
của phụ huynh

38

Bảng 5.3 Phân tích tương quan các biến độc lập và biến tơn giáo, cơng/tư;
danh tiếng/bình thường

39

Bảng 5.4 Phân tích hồi quy logistic các biến phụ thuộc cơng/tư

40

Bảng 5.5 Phân tích hồi quy logistic các biến phụ thuộc danh tiếng /bình thường

41

Bảng 5.6 Phân tích hồi quy logistic các biến phụ thuộc không tôn giáo/tôn giáo

43



xii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Mơ hình cá yếu tố chọn trường mẫu giáo của phụ huynh

12

Hình 3.2. Mơ hình chọn lựa trường mẫu giáo của phụ huynh

13

Hình 3.3: Mơ hình nghiên cứu lý thuyết

17

Hình 4.1: Quy trình nghiên cứu, xây dựng và đánh giá thang đo

26


1

Chƣơng 1: GIỚI THIỆU
1.1Lý do hình thành đề tài
Những thập niên qua ở nước ta tỷ lệ gia tăng dân số ở mức cao, trong đó số trẻ
em trong độ tuổi bắt đầu bước vào các cấp học đầu đời tăng lên đáng kể. Theo thống kê
của Bộ Giáo dục và đào tạo, số trẻ trong độ tuổi bước vào cấp học mẫu giáo năm học
1999-2000 là 2.496.788, năm học 2004-2005 là 2.754.094, đến năm học 2010-2011, số

lượng này là 3.599.663 em, tăng 1.102.875 so với năm học 1999-2000. Vì thế đã dẫn
đến tình trạng thiếu trường học thừa học sinh dẫn đến tình trạng chất lượng trường Mẫu
giáo chưa được quản lý chặt chẽ gây ra nhiều vấn nạn bạo hành trường học liên tiếp
xảy ra, khó có thể kể hết trên mặt báo những câu chuyện cô bạo hành trò. Thống kê
năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy: Trong một thời gian ngắn đã có
khoảng gần 20 vụ bạo hành học sinh đã xảy ra liên tiếp tại nhiều tỉnh, thành trong cả
nước. 10 địa phương xảy ra các vụ điển hình là Hà Nội có 5 vụ, Thành phố Hồ Chí
Minh 3 vụ, Đồng Tháp 2 vụ, Thanh Hố 2 vụ, Hải Phịng, Nghệ An, Vĩnh Phúc, Trà
Vinh, Kon Tum, Đắc Lắc mỗi nơi có 1 vụ.
Chọn trường mẫu giáo là một vấn đề đang rất được phụ huynh tại thành phố Đà
Lạt quan tâm và chú ý. Trong đó, vấn đề mà các bậc phụ huynh quan tâm là việc cân
nhắc mối quan hệ giữa việc hoạch định giữa tổng lợi ích mà con cái họ nhận được với
thành tích cho con cái của họ trong tương lai và tổng chi phí mà họ phải trả. Phụ huynh
là người quản lý của gia đình chịu trách nhiệm cho sự thành cơng hay thất bại của gia
đình và của con cái họ (Robbins và Coulter, 2005). Trong đề án 2020, Bộ Giáo dục
Việt Nam thực hiện việc giảng dạy bộ môn tiếng Anh ở 100% các trường cấp tiểu học.
Chính sách này đã khuyến khích các bậc phụ huynh bắt đầu tìm kiếm cho các trường
mẫu giáo dạy ngoại ngữ để chuẩn bị cho con cái họ có thể thơng thạo tiếng Anh khi
vào học cấp một. Điều này dẫn đến phong trào nhiều trường mẫu giáo nhấn mạnh việc


2

giảng dạy tiếng Anh trong chương trình học. Thương hiệu trường mẫu giáo và xây
dựng thương hiệu của các trường mẫu giáo cũng bắt đầu trở nên phổ biến. Tuy nhiên,
bên cạnh việc học ngoại ngữ, còn nhiều yếu tố khác cũng tác động đến quyết định của
phụ huynh trong việc lựa chọn trường mẫu giáo cho con cái của họ. Với tỷ lệ ngày
càng tăng của các trường hợp bắt cóc và bạo lực đối với trẻ em, an toàn trở thành một
vấn đề lớn quan tâm cho các bậc phụ huynh. Thêm vào đó, sự tiến bộ của công nghệ
thông tin cho phép truy cập dễ dàng để các trang thông tin chưa được kiểm duyệt trên

internet, một xã hội mở rộng giao lưu văn hóa đa quốc gia với nhiều tác động bên
ngoài làm cho phụ huynh Việt Nam ngày càng lo lắng và sợ hãi cho con cái của họ về
những giá trị đạo đức và tơn giáo.
Trong thời gian qua, do cơ chế khuyến khích phát triển ngành giáo dục đã hình
thành nên các hệ thống trường ngồi cơng lập, trường quốc tế tạo nên sự cạnh tranh
mang lại nhiều lợi ích khi chọn trường cho phụ huynh theo thống kê của Bộ giáo dục
và đào tạo cả nước có 2828 trường mẫu giáo trong đó tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia
bậc mẫu giáo đã tăng từ 6,5% (năm học 2005-2006) lên 21% năm 2012. Vì thế, các
trường mẫu giáo đã tích cực đổi mới chất lượng dịch vụ, như cơng viên có cây xanh,
sân bóng cùng nhiều trị chơi vận động, lại phải vừa như ngôi nhà ấm áp yêu thương
của bé, với góc bếp cùng những món ăn ngon được bé yêu thích. Việc chú trọng đến
chất lượng dịch vụ là một trong những chiến lược được các nhà trường đặc biệt quan
tâm.
Bên cạnh đó, nghiên cứu này sẽ khảo sát các bậc phụ huynh để xác định trong số
những vấn đề này vấn đề nào tác động lớn nhất đến quyết định của họ về chọn trường
mẫu giáo cho con cái của họ. Nhiều bậc phụ huynh đang trong tình trạng tiến thối
lưỡng nan khi nói đến việc lựa chọn một trường mẫu giáo cho con cái của họ. Phụ
huynh cần phải xem xét nhiều yếu tố và xác định ưu tiên của họ (Robbins và Coulter,
2005). Phụ huynh có giáo dục khác nhau cũng có nhận thức khác nhau về mức độ tác


3

động của việc chọn trường mẫu giáo đến con cái của họ. Ngồi ra cịn có các ràng buộc
là phụ huynh buộc phải chọn trường mà họ khơng ưa thích vì điều kiện sẵn có của
trường và khả năng thanh tốn của họ. Một số phụ huynh có thể bị thuyết phục bởi
tuyên bố đầy hứa hẹn được thực hiện bởi sự tuyên truyền tiếp thị như quảng cáo và
thương hiệu. Nếu các yếu tố khác nhau có thể được xác định, nó sẽ rất hữu ích cho các
bậc phụ huynh quyết định một trường mẫu giáo cho con em họ. Trường mẫu giáo trong
nước đang mất dần thị trường khi có sự cạnh tranh với các trường mẫu giáo được

nhượng quyền thương hiệu có chương trình học tập được đem từ các nước nổi tiếng và
chương trình giảng dạy chuyên nghiệp.
Bậc học mẫu giáo yêu cầu tính trách nhiệm ở những người liên quan rất cao. Một
sơ suất nhỏ của giáo viên, của người quản lý có thể dẫn tới hậu quả khơn lường cho bé.
Vì thế việc chọn trường mẫu giáo cho bé là thật sự quan trọng.
Từ những lý do trên đã dẫn đến quyết định hình thành đề tài: “Nghiên cứu các
yếu tố tác động đến quyết định chọn trường mẫu giáo cho bé của bậc phụ huynh trên
địa bàn Thành phố Đà Lạt”
1.2Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu này tập trung vào 2 mục tiêu chính là:
1. Nhận biết, mô tả và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố tác động đến
quyết định lựa chọn trường mẫu giáo của phụ huynh tại Đà Lạt.
2. Từ kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định chọn trường mẫu giáo
của phụ huynh này kiến nghị những giải pháp cụ thể đến các tổ chức đào tạo, gia
đình của bé nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng trong việc ra quyết định chọn
trường mẫu giáo cho bé.
Các câu hỏi nghiên cứu cụ thể được đặt ra là:
1. Các yếu tố phụ huynh tìm kiếm trong việc quyết định lựa chọn trường mẫu giáo cho


4

con cái của họ là gì?
2. Trong số các yếu tố xác định, mức độ quan trọng của các yếu tố tác động đến việc
lựa chọn trường mẫu giáo của phụ huynh như thế nào?
3. Có sự khác biệt về tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đối với các loại trường
khác nhau (cơng/tư, nổi tiếng/bình thường) hay không?
1.2.2 Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chỉ bao gồm là Các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi đi

học mẫu giáo (từ 3-5 tuổi) tại thành phố Đà Lạt ( Lâm Đồng). Theo thống kê của Bộ
Giáo dục và đào tạo, số trẻ trong độ tuổi bước vào cấp học mẫu giáo của nước ta năm
học 2011-2012 trong tổng số khoảng 22 triệu học sinh, sinh viên cả nước có 3,7 triệu
học sinh mẫu giáo. Số giáo viên, giảng viên là 1,2 triệu người (gồm 240 nghìn giáo
viên mẫu giáo) và 300 nghìn cán bộ quản lý giáo dục các cấp. Trong đó, số trẻ ở bậc
học mẫu giáo ở địa bàn Đà Lạt là 51.459 trẻ và có 2.443 giáo viên dạy ở cấp học này.
Thời gian nghiên cứu dự tính là từ tháng 2 đến tháng 6 năm 2013.
Không gian nghiên cứu : chỉ giới hạn trong địa bàn thành phố Đà Lạt tỉnh Lâm
Đồng.
1.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện thông qua hai bước nghiên cứu định tính và
nghiên cứu định lượng. Trong bước nghiên cứu định tính, việc thảo luận tay đôi và
phát thử bảng câu hỏi cho các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi học mẫu giáo từ 3
đến 5 tuổi, và đội ngũ cán bộ giáo viên trong trường mẫu giáo, dự tính số người
được hỏi là 30 người (20 phụ huynh,10 giáo viên). Nghiên cứu định lượng được
thực hiện thông qua phỏng vấn đối tượng nghiên cứu bằng bảng câu hỏi.
Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: các bài báo, các đề tài nghiên
cứu và các tài liệu khác có liên quan. Thơng qua phân tích tổng hợp lý thuyết, phân loại


5

hệ thống hoá và khái quát hoá lý thuyết từ đó rút ra các kết luận khoa học là cơ sở lý
luận cho đề tài.
Phương pháp điều tra xã hội học bằng phiếu hỏi:
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Bảng hỏi được xây dựng dựa theo mơ hình
nghiên cứu của đề tài nhằm thu thập thông tin đưa vào phân tích và kiểm định các giả
thuyết nghiên cứu.
Phương pháp thống kê toán học:

Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu làm cơ sở để kiểm định
thang đo và mơ hình nghiên cứu.
Qui trình phân tích dữ liệu:
- Thống kê mơ tả: Thực hiện thống kê mơ tả gồm phân tích mơ tả định tính mẫu,
phân tích định lượng các biến nghiên cứu và phân tích tương quan giữa các biến
nghiên cứu.
- Phân tích tương quan
- Phân tích hồi quy logistic
1.4. Ý nghĩa nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ q trình lựa chọn trường mẫu giáo của các
bậc phụ huynh có con trong độ tuổi đi học từ 3 tới 5 tuổi. Các đặc điểm của các lựa
chọn bởi phụ huynh có con trong độ tuổi đi học mẫu giáo sẽ được mô tả, làm rõ và
chứng minh bằng thống kê và từ đó có thể làm tăng kiến thức về các yếu tố thực sự
tác động này.
Kết quả của nghiên cứu sẽ giúp cho các trường mẫu giáo xác định được các
yếu tố then chốt tác động đến quá trình lựa chọn mẫu giáo và dựa vào đó, có một kế
hoạch thích hợp để nâng cao chất lượng giáo dục của trường ở bậc học này
nhằm tác động đến quyết định chọn trường của các bậc phụ huynh.
Kết quả của nghiên cứu sẽ hỗ trợ cho các tổ chức giáo dục như Bộ giáo dục đào tạo,
các trường mẫu giáo hiểu được quá trình ra quyết định của các bậc phụ huynh, và từ


6

sự hiểu biết đó, xây dựng, bổ sung, cải thiện các chương trình, chiến lược thúc đẩy
sự phát triển bậc học mẫu giáo một cách hiệu quả nhất.
Kết quả của nghiên cứu sẽ giúp cho các bậc phụ huynh có nhiều kiến thức và
kinh nghiệm hơn khi chọn trường cho bé ở bậc học mẫu giáo.
1.5. Kết cấu của báo cáo nghiên cứu
Báo cáo nghiên cứu này được chia thành 5 chương. Chương 1 giới thiệu tổng

quan về bài nghiên cứu. Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết của nghiên cứu và các
mơ hình nghiên cứu đã được thực hiện trước đây và từ đó xây dựng các giả
thuyết nghiên cứu. Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu để đánh giá thang
đo và kiểm định các giả thuyết đề ra, tiến độ thực hiện và mục lục dự kiến. Chương
4 trình bày các phân tích dữ liệu, kết quả phân tích của nghiên cứu và thảo luận về
kết quả. Và cuối cùng Chương 5 sẽ tóm tắt các kết quả nghiên cứu và những kiến
nghị cho gia đình, nhà trường và các tổ chức đào tạo cũng như các hạn chế của đề
tài và định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo.


7

Chƣơng 2.
TỔNG QUAN VỀ GIÁO DỤC MẪU GIÁO TẠI ĐÀ LẠT
Chương này nhằm mục tiêu khái quát về bậc học mẫu giáo tại thành phố Đà Lạt. Bên
cạnh đó mục tiêu giáo dục của bậc học cũng được đưa vào nhắm giúp người đọc hiểu
rõ hơn về ngành học này.
2.1 Giới thiệu chung
Ngày 1.3.1920, ngôi trường đầu tiên của Đà Lạt được thành lập, đó là một ngơi trường
Pháp mang tên École Francaise. Lúc đầu, trường chỉ có hai lớp: lớp mẫu giáo lớn
(douzième) và lớp 1 (cours enfantin). Trường phát triển dần, đến năm 1930 có các lớp
1 (enfantin), 2 (préparatoire), 3 (élémentaire), lớp dạy đàn pi-a-nô (piano), tiếng Anh
(Anglais), lớp dạy đánh máy chữ (dactylographie). Sau đó trường đổi tên thành trường
Nazareth (trường Thăng Long ngày nay).
Năm 1935, Trường Couvent des Oiseaux được khai giảng, lúc đầu là vườn trẻ mẫu
giáo, sau đó phát triển lên thành bậc tiểu học và trung học. Trường cịn có tên là Notre
Dame du Langbian.
Từ năm 1939, Trường thiếu sinh quân Đà Lạt (École D'enfants de troupe de Dalat)
được thành lập. Từ sau ngày đất nước thống nhất (1975), chính quyền đã có kế hoạch
sắp xếp lại trường lớp. Các trường tư được chuyển vào hệ quốc lập, mở rộng mạng lưới

nhà trẻ và các trường mẫu giáo, chú trọng việc phát triển trường lớp tại các vùng ven
như Trại Mát, xã Xuân Trường, xã Tà Nung mới được nhập vào Đà Lạt.
Ngành học mầm non tại Đà Lạt gồm 15 trường và 1 nhà trẻ. Tỉ lệ trẻ trên giáo viên
được thống kê năm 2007 là 40,2 trẻ/giáo viên nhưng đến năm 2011 thì con số này tăng
lên 49,3 trẻ/ giáo viên.


8

2.2. Mục tiêu giáo dục mẫu giáo tại Đà Lạt
Mục tiêu giáo dục mẫu giáo tại Đà Lạt cũng giống như tất cả các trường mẫu giáo khác
trên cả nước nhằm phát triển về mặt thể chất, tinh thần.
a. Phát triển thể chất
-

Trẻ khỏe mạnh, cơ thể phát triển cân đối. Cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A.

- Thực hiện được các vận động cơ bản một cách vững vàng, đúng tư thế.
- Có khả năng phối hợp các giác quan và vận động; vận động nhịp nhàng, biết định
hướng trong không gian.
- Thực hiện được một số vận động của đơi tay một cách khéo léo.
-

Có một số thói quen, kỷ năng tốt về giữ gìn sức khỏe, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi

trường và biết cách đảm bảo sự an toàn.
b. Phát triển nhận thức
-

Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tịi những sự vật hiện tượng xung quanh.


-

Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đốn, chú ý vá ghi nhớ có chủ định.

Nhận ra một số mối liên hệ đơn giản của các sự vật, hiện tượng xung quanh.
-

Có một số hiểu biết ban đầu về bản thân, môi trường tự nhiên và xã hôi.

c. Phát triển ngôn ngữ
-

Nghe và hiểu được lời nói trong giao tiếp.

-

Có khả năng diễn đạt bằng lời nói rõ ràng để thể hiện ý muốn, cảm xúc, tình cảm

của mình và của người khác.
-

Có một số biểu tượng về việc đọc và việc viết để vào học lớp 1.

d. Phát triển tình cảm – xã hội
-

Mạnh dạn, hồn nhiên, tự tin, lễ phép trong giao tiếp

-


Nhận ra một số trạng thái cảm xúc và thể hiện tình cảm phù hợp với các đối tượng

và hồn cảnh cụ thể.
-

Thực hiện một số quy định đơn giản trong sinh hoạt. Có ý thức tự phục vụ, kiên trì

thực hiện cơng việc được giao.


9

-

Yêu quý gia đình, trường lớp mầm non vá nơi sinh sống.

-

Quan tâm, chia sẻ, hợp tác với những người gần gũi.

-

Quan tâm chăm sóc vật ni, cây trồng và bảo vệ môi trường.

e. Phát triển thẩm mĩ
-

Cảm nhận được vẻ đẹp trong thiên nhiên, cuộc sống và trong tác phẩm nghệ thuật.


-

Có nhu cầu, hứng thú khi tham gia vào các hoạt động hát, múa, vận động theo nhạc,

đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch…vá biết thể hiện cảm xúc sáng tạo thơng qua các hoạt
động đó.
2.3 Tóm tắt chƣơng
Tóm lại, chương 2 đã cung cấp những thông tin tổng quát về hoạt động giáo dục mẫu
giáo tại Việt nam mà tập trung là tại thành phố Đà Lạt. Chương này cũng đã giới thiệu
sơ lược về mục đích đào tạo bậc học mẫu giáo được đề cập trong nghiên cứu.


10

Chƣơng 3.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về các yếu tố tác động đến
quyết định chọn trường mẫu giáo và mơ hình ra quyết định của các bậc phụ
huynh khi chọn trường mẫu giáo. Nội dung chương này sẽ tổng quan các cơ sở lý
thuyết và mô hình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này.
3.1. Một số định nghĩa
3.1.1 Khái niệm trƣờng mẫu giáo
Trường mẫu giáo là một tổ chức tập hợp trẻ em được chuẩn bị để vào mơi trường học
hành chính thức dựa trên nền tảng xã hội và giáo dục. Tại Việt Nam, trẻ em ở tuổi ba
và năm tuổi đang theo học tại trường mầm non, được chuẩn bị trong một mơi trường
học tập có cấu trúc dưới sự giám sát của giáo viên mầm non có trình độ trước khi vào
năm thứ nhất tại trường tiểu học. Các tổ chức giáo dục mầm non bao gồm trẻ em và
trường mẫu giáo (Adnan Abd.Rashid, 1993).

Trường mẫu giáo còn gọi là "vườn trẻ" là một cơ sở giáo dục mầm non cho trẻ em.
Thuật ngữ này được tạo ra bởi Friedrich Fröbel bởi các trị chơi và hoạt động mà ơng
tạo ra vào năm 1837 tại Bad Blankenburg như một trải nghiệm xã hội cho trẻ em cho
quá trình chuyển đổi từ gia đình đến trường học. Mục tiêu của ơng là trẻ em cần được
chăm sóc và ni dưỡng trong "vườn trẻ" như các cây con trong một khu vườn.
Nhà trẻ được sử dụng trên tồn thế giới để mơ tả một loạt các tổ chức khác nhau đã
được phát triển cho trẻ em từ độ tuổi từ 2-7, phụ thuộc vào yêu cầu của các quốc gia
khác nhau. Nhiều hoạt động phát triển bởi Fröbel cũng được sử dụng trên toàn thế giới
dưới những cái tên khác như: Chơi, ca hát, hoạt động thực tế, và tương tác xã hội đang
được chấp nhận rộng rãi như là khía cạnh quan trọng của kỹ năng và kiến thức phát
triển. (nguồn wikipedia)


11

Nhà trẻ hay nhà giữ trẻ hay mẫu giáo, mầm non là một hình thức dịch vụ giáo dục cho
trẻ em tại một địa điểm tập trung nhất định nơi có khn viên nhất định, có các cơ giáo
hay bảo mẫu, và thường được thiết kế với nhiều đồ chơi hay đồ vật dễ thương, âm nhạc
vui tai nằm trong một quá trình chuyển đổi từ nhà để trẻ bắt đầu học một cách chính
thức hơn, đây là lần đầu tiên cho một trẻ tập tễnh làm quen với đời sống xã hội, môi
trường tập thể. Tại nhà trẻ, trẻ em được dạy để phát triển các kỹ năng cơ bản và kiến
thức thơng qua trị chơi sáng tạo và tương tác xã hội giữa các nhóm bạn, cũng như bài
học sơ khai đầu đời. (nguồn wikipedia)
3.1.2 Phụ huynh/ Sự lựa chọn của phụ huynh
Phụ huynh là người có trách nhiệm trong gia đình đối với việc giáo dục, ni dưỡng
con em họ. Phụ huynh là những người có con, nhận con nuôi, và người giám hộ của trẻ
em, người cam kết với nhiệm vụ ni dưỡng và duy trì các mối quan hệ của cha mẹ với
con cái.
Sự lựa chọn của phụ huynh là hành vi của phụ huynh như một khách hàng khi chọn
mua một dịch vụ mà ở đây là dịch vụ trường mẫu giáo, vai trò của phụ huynh trước đây

chỉ giới hạn cho những người có đủ khả năng để thanh tốn trực tiếp cho con em họ khi
gửi trẻ đến trường. Vai trò mới của phụ huynh là quyền lựa chọn trường mẫu giáo cho
độ tuổi này (Pamela Munn, 1993).
Các yếu tố xã hội-nhân khẩu học bao gồm trình độ giáo dục, nghề nghiệp và mức thu
nhập, số trẻ em trong gia đình và nền tảng tơn giáo của phụ huynh. Phân tích nhân
khẩu học sẽ giúp xác định số lượng các bậc phụ huynh có thể cần hoặc chỉ ưa thích một
loại trường mầm non nhất định khi chọn trường mẫu giáo cho con họ.
(Hawkins vv, 2007)
Yếu tố địa lý như khoảng cách từ trường tới nhà hoặc nơi làm việc của phụ huynh.


12

3.2. Các nghiên cứu trƣớc
Nghiên cứu này sẽ tham khảo các mơ hình nghiên cứu trước có liên quan, làm
cơ sở hình thành mơ hình nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng lên quyết định
chọn trường cho bé của phụ huynh. Cụ thể hơn, đó là các nghiên cứu của Zainurin Bin
Dahari (2011), Chia-Yin Hsieh (2008), Kathryn E. Grogan(2011).
3.2.1Mơ hình của Zainurin Bin Dahari (2011)
Các yếu tố chọn trƣờng
1.Chương trình giảng dạy
2.Ngơn ngữ giảng dạy
3. Chất lượng giáo viên
4. Chất lượng giảng dạy
5. Tinh thần nhóm

Loại trƣờng mẫu giáo

6. Thiết bị cơ sở hạ tầng


1.Nổi tiếng hay

7. Giao thông

không nổi tiếng

8.Sạch sẽ và vệ sinh

Cân nhắc chọn lựa

9.Sĩ số lớp học

2.Trường công hay tư
3.Phương tiện ngôn ngữ

10.Dinh dưỡng
Tương quan với

11.Vị trí trường học

4.Tơn giáo

Các yếu tố kinh tế -xã hội
của phụ huynh
1.Trình độ giáo dục
2.Thu nhập gia đình
Các nhân tố phụ huynh xem
xét chọn trường

Quyết định chọn trường

mẫu giáo

Hình 3.1: Mơ hình cá yếu tố chọn trường mẫu giáo của phụ huynh
( nguồn Zainurin Bin Dahari, 2011)


13

Mục tiêu của nghiên cứu của Zainurin Bin Dahari (2011) là xác định các yếu tố
quan trọng tác động đến sự lựa chọn cho sự lựa chọn của trường mẫu giáo giữa các
phụ huynh ở Malaysia. Nghiên cứu này đã xác định được các yếu tố quan trọng tác
động đến quyết định chọn trường mẫu giáo của các bậc phụ huynh. Những phát hiện
này dựa trên ba mục tiêu nghiên cứu như sau:
Phụ huynh Malay có vẻ thích thương hiệu, trường tư thục, dạy tiếng Anh và dựa
trên tôn giáo của trường mẫu giáo.
Các yếu tố quan trọng nhất quyết định hàng đầu tác động đến quyết định chọn
trường mẫu giáo của các bậc phụ huynh là: An toàn và an ninh, chất lượng giảng dạy /
Vệ sinh, sạch sẽ và giá trị tôn giáo. Nền tảng dân tộc, nghề nghiệp, tơn giáo, và thu
nhập gia đình cũng tác động đến sự lựa chọn của trường mẫu giáo của các bậc phụ
huynh. Các bậc phụ huynh có thu nhập cao ở Malay chọn trường tư thục, dạy tiếng
Anh và trường Hồi giáo cho con cái của họ, trong khi nhóm thu nhập thấp thì chọn
trường cơng lập hồi giáo.
Có mối quan hệ tuyến tính tích cực giữa sự lựa chọn và việc ra quyết định chọn
trường của phụ huynh. Hai yếu tố ngầm định cho quyết định lựa chọn này là chất
lượng giảng dạy và trình độ giáo viên.
3.2.2 Mơ hình của Chia-Yin Hsieh (2008)
Văn hóa xã hội
(yếu tố vĩ mô)

Tiêu chuẩn giá trị

cá nhân (vi mô)

Chất lượng giáo
dục mầm non

Hành vi
lựa chọn


×