Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác thầu chính và thầu phụ để nâng cao lợi ích của nhà thầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (774.12 KB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------

ĐÀM CHÍ TỒN

PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ
HỢP TÁC THẦU CHÍNH VÀ THẦU PHỤ ĐỂ NÂNG CAO
LỢI ÍCH CỦA NHÀ THẦU

Chun ngành: CƠNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG
Mã số ngành : 605890

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 09 năm 2013


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA – ĐHQG-HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGÔ QUANG TƯỜNG

Cán bộ chấm nhận xét 1: ........................................................................................

Cán bộ chấm nhận xét 2: ........................................................................................

Luận Văn Thạc Sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, Đại học
Quốc gia Tp.HCM, ngày 24 tháng 08 năm 2013.
Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm:
1 ……………………………………………………


2 ……………………………………………………
3 ……………………………………………………
4 ……………………………………………………
5 ……………………………………………………
Chủ tịch Hội đồng

Trưởng Khoa


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------

---oOo--TP. HCM, ngày 15 tháng 07 năm 2013

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên

: ĐÀM CHÍ TỒN

Giới tính: Nam

Ngày tháng năm sinh


: 06/03/1985

Nơi sinh: Bình Dương

Chun ngành

: CƠNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG

Khố

: 2009

MSHV: 09080257

1- TÊN ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC THẦU
CHÍNH VÀ THẦU PHỤ ĐỂ NÂNG CAO LỢI ÍCH CỦA NHÀ THẦU.
2- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG LUẬN VĂN
-

Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa thầu chính và

thầu phụ.
-

Khảo sát và thu thập dữ liệu của các yếu tố trên.

-

Phân tích số liệu thu thập để nhận định sự khác biệt về sự quan điểm đánh


giá các yếu tố của các bên tham gia dự án.
-

Nhóm các nguyên nhân có mức độ ảnh hưởng lớn đến mối quan hệ hợp tác

bằng phương pháp phân tích thành phần chính PCA.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ

: 14/01/2013

4- NGÀY HỒN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/07/2013
5- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

: PGS.TS NGÔ QUANG TƯỜNG

Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

PGS.TS. NGÔ QUANG TƯỜNG

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

TS. LƯƠNG ĐỨC LONG


LỜI CẢM ƠN

Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. NGÔ QUANG

TƯỜNG, thầy đã tận tâm hướng dẫn và truyền đạt cho tôi rất nhiều ý kiến q báu
trong suốt q trình tơi thực hiện luận văn.
Bên cạnh đó, tơi xin chân thành cám ơn quý thầy cô đã giảng dạy, truyền đạt
nhiều kiến thức chun ngành q giá, từ đó giúp tơi có được nền tảng khoa học để
thực hiện đề tài này, đồng thời giúp tôi phát huy khả năng bản thân trong học tập cũng
như trong cơng việc.
Ngồi ra, tơi cũng xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã đóng góp những kiến thức
và kinh nghiệm thực tế đầy hữu ích trong suốt thời gian tôi học tập cũng như thu thập
dữ liệu để thực hiện đề tài này.
Và cuối cùng, tôi xin đặc biệt cám ơn đến Cha mẹ, bạn bè cùng các thành viên
khác trong gia đình đã ln đồng hành, cổ vũ, động viên hỗ trợ về mọi mặt để tơi n
tâm hồn thành tốt luận văn này.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 07 năm 2013
Người thực hiện luận văn

Đàm Chí Tồn


TÓM TẮT LUẬN VĂN

Phần lớn các dự án xây dựng đều do thầu phụ trực tiếp thi công. Trong các dự án
xây dựng thương mại, nhà thầu chính thuê lại nhà thầu phụ từ 75 dến 100% công việc
(Mincks & Johnston, 2011; Schaufelberger & Holm, 2002). Hầu hết nhân công và vật
tư trong dự án là của các thầu phụ. Do đó thầu chính phải chịu rủi ro cao khi thầu phụ
thất bại, xảy ra xung đột với thầu chính hay mối quan hệ thầu chính – thầu phụ trở nên
khơng tốt. Ngược lại, nếu giữa thầu chính và thầu phụ có mối quan hệ hợp tác tốt, việc
thi cơng sẽ thuận lợi, giảm rủi ro và lợi ích của 2 bên cũng gia tăng khi dự án thành
công tốt đẹp.
Thông qua các nghiên cứu trước và các ý kiến chuyên gia, dựa trên góc độ của

thầu phụ, tác giả đã lập bảng câu hỏi gồm 23 yếu tố tiêu cực và 17 yếu tố tích cực liên
quan đến mối quan hệ hợp tác giữa thầu chính và thầu phụ. Sau khi thu thập dữ liệu, có
116 bảng trả lời hợp lệ được phân tích. Kết quả phân tích cho thấy ít có sự khác biệt
trong cách xếp hạng các yếu tố giữa các nhóm thầu chính và thầu phụ tuy nhiên lại có
sự khác biệt hoặc ít tương quan tuyến tính trong cách xếp hạng khi so sánh với nhóm
Chủ đầu tư/ Ban Quản lý dự án, Tư vấn Giám sát. Đồng thời thông quan hệ số tương
quan Spearman’s rho cho thấy có sự đồng thuận cao về quan điểm đánh giá các yếu tố
giữa hai nhóm thầu chính và thầu phụ.
Phân tích số liệu khám phá theo phương pháp thành phần chính PCA cho các yếu
tố mối quan hệ hợp tác thầu chính và thầu phụ đã đưa ra 07 thành phần tiêu cực chính
gồm 20 yếu tố, và 4 thành phần chính tích cực gồm 14 yếu tố.
Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo cho các thầu chính và thầu phụ
trong việc xác định các yếu tố để thiết lập, đánh giá hoặc cải thiện mối quan hệ hợp tác
giữa thầu chính và thầu phụ.


ABSTRACT
Most of construction project are perfomed by subcontractors. On commercial
construction projects, general contractors subcontract between 75% and 100% of the
work (Mincks & Johnston, 2011; Schaufelberger & Holm, 2002). Almost manpower
and material for project is supplied by subcontractors. General contractor has to bear
hight risk if subcontractor were unsucess, dispute with general contractor or
relationship between general contractor and subcontractor become poor. Otherwise, if
the relationship between general contractor and subcontractor is good, works will be
performed smoothly, reduce risk and both party’s interest will increase when the
project success.
By referring previous studies and expert’s opinions, on the subcontractor’s
perspective, the author has made the question survey with 23 negative factors and 17
possitive factors that relate to the relationship between general contractor and
subcontractor. After the survey, there are 116 valid responses. The analysis result

shows that there is little difference in the rank of factor between general contractor and
subcontractor. However there is difference or no linear correlation in rank of factors
between the investor / project management unit, the consultant or the engineer. In
addition, the Spearman’s rho correlation shows that there is consensus of responses
between general contractor and subcontractor.
The PCA - factor analysis method was utilized to indenify main factors affect to
relationship between general contractor and subcontractor. The analysis indentifies 07
negative factors including 20 sub-factors and 04 possitive factors including 14 subfactors.
The result could be a reference for general contractor and subcontractor to
indentify factors to establish, evaluate or improve the relationship between general
contractor and subcontractor.


Trang i

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ...................................................................................... 1
1.1. Giới thiệu chung ......................................................................................................1
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu ...................................................................................2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2
1.4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................2
1.5. Đóng góp dự kiến của nghiên cứu .........................................................................3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN .............................................................................. 4
2.1. Các khái niệm ..........................................................................................................4
2.1.1.

Khái niệm về nhà thầu chính .......................................................................4

2.1.2.


Khái niệm về thầu phụ .................................................................................4

2.1.3.

Quan hệ hợp tác ...........................................................................................4

2.1.4.

Khảo giá (Bid shopping) ..............................................................................5

2.1.5.

Quyền thu mua thiết bị .................................................................................5

2.1.6.

Hủy ngang hợp đồng ....................................................................................5

2.1.7.

Bảo lảnh .......................................................................................................6

2.2. Sơ lược các nghiên cứu đã cơng bố trước đây ......................................................6
2.2.1.

Các nghiên cứu nước ngồi..........................................................................6

2.2.2.


Các nghiên cứu trong nước ..........................................................................9

2.3. Mơ hình nghiên cứu ..............................................................................................10
2.3.1.

Các nhân tố tiêu cực ...................................................................................10

2.3.2.

Các nhân tố tích cực ...................................................................................11

2.4. Lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu ...................................................................11
2.4.1.

Kích thước mẫu ..........................................................................................11

2.4.2.

Phương pháp kiểm định thang đo. .............................................................14

2.4.3.

Phương pháp phân tích One – Way Anova................................................15

2.4.4.

Lý thuyết về phân tích nhân tố chính [13] ...................................................16

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 18



Trang ii

3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................18
3.2. Cơng cụ nghiên cứu ...............................................................................................19
3.3. Phân tích dữ liệu....................................................................................................19
3.4. Thu thập dữ liệu ....................................................................................................20
3.5. Thiết kế bảng câu hỏi ............................................................................................21
3.5.1.

Vai trò của bảng câu hỏi khảo sát ..............................................................21

3.5.2.

Nội dung bảng câu hỏi ...............................................................................22

3.5.3.

Các nhân tố ảnh hưởng tiêu cực .................................................................24

3.5.4.

Các nhân tố ảnh hưởng tích cực .................................................................28

3.6. Khảo sát thử nghiệm .............................................................................................31

CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ............................................................ 37
4.1. Qui trình phân tích dữ liệu ...................................................................................37
4.2. Thống kê mô tả ......................................................................................................38
4.2.1.


Kết quả trả lời bảng khảo sát. ....................................................................38

4.2.2.

Lĩnh vực hoạt động của người tham gia khảo sát. .....................................39

4.2.3.

Các loại hình cơng ty của thầu chính trong các dự án mà người khảo sát

tham gia

.............................................................................................................39

4.2.4.

Số năm kinh nghiệm của người được khảo sát ..........................................40

4.2.5.

Trình độ chuyên môn của người khảo sát. .................................................41

4.2.6.

Chức vụ của người được khảo sát. .............................................................42

4.2.7.

Giá trị hợp đồng thầu phụ lớn nhất trong các dự án mà người khảo sát


tham gia.

.............................................................................................................43

4.3. Kiểm định thang do ...............................................................................................43
4.3.1.

Kiểm định thang đo cho nhóm nhân tố tiêu cực. .......................................44

4.3.2.

Kiểm định thang đo cho nhóm nhân tố tích cực ........................................45

4.3.3.

Kết luận khi kiểm định thang đo ................................................................46

4.4. Đánh giá độc lập mức độ ảnh hưởng ...................................................................46
4.4.1.

Quy trình đánh giá độc lập từng loại mức độ ............................................46

4.4.2.

Kiểm định sự khác biệt giữa nhóm lĩnh vực hoạt động của công ty trong

ngành xây dựng. .........................................................................................................48



Trang iii

4.4.3.

Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm loại hình cơng ty thầu chính. .......54

4.5. Phân tích nhân tố chính PCA...............................................................................58
4.5.1.

Phân tích nhân tố tiêu cực chính bằng PCA ..............................................60

4.5.2.

Phân tích nhân tố tích cực chính bằng PCA ..............................................67

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 74
5.1. Kết luận

.............................................................................................................74

5.2. Hạn chế và kiến nghị .............................................................................................75


Trang iv

DANH SÁCH BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Các công cụ dùng trong nghiên cứu ........................................................ 19
Bảng 3.2 Nội dung và cách thức phân tích ............................................................. 19
Bảng 3.3 Thơng tin chung của người tham gia khảo sát ........................................ 22
Bảng 3.4 Danh sách các chuyên gia ....................................................................... 31

Bảng 3.5 Các nhân tố khảo sát................................................................................ 33
Bảng 4.1 Thống kê kết quả trả lời bảng khảo sát. .................................................. 38
Bảng 4.2 Lĩnh vực hoạt động của người tham gia khảo sát. .................................. 39
Bảng 4.3 Loại hình công ty của TC. ....................................................................... 40
Bảng 4.4 Số năm kinh nghiệm của người được khảo sát. ...................................... 40
Bảng 4.5 Trình độ chuyên môn của người khảo sát. .............................................. 41
Bảng 4.6 Chức vụ của người được khảo sát. .......................................................... 42
Bảng 4.7 Giá trị hợp đồng TP lớn nhất trong các dự án mà người khảo sát tham
gia. ........................................................................................................... 43
Bảng 4.8 Hệ số Cronbach’s Alpha của các nhân tố tiêu cực .................................. 44
Bảng 4.9 Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn các nhân tố tích cực ........................ 45
Bảng 4.10 Trị trung bình các yếu tố tiêu cực giữa nhóm lĩnh vực hoạt động của
cơng ty ..................................................................................................... 49
Bảng 4.11 Trị trung bình các yếu tố tích cực giữa nhóm lĩnh vực hoạt động của
công ty ..................................................................................................... 50
Bảng 4.12 Tổng hợp kết quả kiểm định trị trung bình giữa các nhóm lĩnh vực hoạt
động theo Kruskal-Wallis........................................................................ 51
Bảng 4.13 Sự tương quan cách xếp hạng mức độ ảnh hưởng giữa các nhóm lĩnh vực
hoạt động ................................................................................................. 53
Bảng 4.14 Trị trung bình các yếu tố tiêu cực theo nhóm loại hình cơng ty TC ....... 55
Bảng 4.15 Trị trung bình các yếu tố tích cực theo nhóm loại hình cơng ty TC ....... 56
Bảng 4.16 Tổng hợp kết quả kiểm định trị trung bình giữa nhóm loại hình cơng ty
của TC theo Kruskal-Wallis. ................................................................... 57
Bảng 4.17 Sự tương quan về xếp hạng mức độ ảnh hưởng giữa các nhóm loại hình
cơng ty ..................................................................................................... 58


Trang v

Bảng 4.18 Giá trị thống kê KMO và Bartlett’s Test của các nhân tố tiêu cực ......... 60

Bảng 4.19 Communality của các nhân tố tiêu cực. .................................................. 61
Bảng 4.20 Giá trị thống kê KMO và Bartlett’s Test của các nhân tố tiêu cực ......... 61
Bảng 4.21 Communality của các nhân tố tiêu cực. .................................................. 61
Bảng 4.22 Phần trăm được giải thích của các nhân tố và tổng phương sai trích...... 62
Bảng 4.23 Giá trị trọng số nhân tố của các nhân tố chính. ....................................... 64
Bảng 4.24 Phần trăm giải thích của từng nhân tố chính ........................................... 65
Bảng 4.25 Giá trị thống kê KMO và Bartlett’s Test của các nhân tố tích cực ......... 67
Bảng 4.26 Communality của các nhân tố tích cực. .................................................. 67
Bảng 4.27 Giá trị thống kê KMO và Bartlett’s Test của các nhân tố tích cực sau khi
loại biến NL25 và HT40.......................................................................... 68
Bảng 4.28 Communality của các nhân tố tích cực sau khi loại biến NL25, HT40. . 68
Bảng 4.29 Giá trị thống kê KMO và Bartlett’s Test của các nhân tố tích cực sau khi
loại biến HT39 ......................................................................................... 69
Bảng 4.30 Communality của các nhân tố tích cực. .................................................. 69
Bảng 4.31 Phần trăm được giải thích của các nhân tố và tổng phương sai trích...... 70
Bảng 4.32 Giá trị trọng số nhân tố của các nhân tố chính. ....................................... 71
Bảng 4.33 Phần trăm giải thích của từng nhân tố chính ........................................... 72


Trang vi

DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu........................................................................ 18
Hình 4.2 Thống kê kết quả trả lời bảng khảo sát ...................................................... 38
Hình 4.3 Lĩnh vực hoạt động của người tham gia khảo sát ...................................... 39
Hình 4.4 Hình thức cơng ty của TC. ......................................................................... 40
Hình 4.5 Số năm kinh nghiệm của người khảo sát ................................................... 41
Hình 4.6 Trình độ chun mơn của người khảo sát. ................................................ 42
Hình 4.7 Chức vụ của người khảo sát. ..................................................................... 43
Hình 4.8 Chức vụ của người khảo sát ...................................................................... 43

Hình 4.9 Quy trình đánh giá độc lập từng loại mức độ ............................................ 47


Trang vii

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
TC

: Thầu chính

TP

: Thầu phụ


Trang 1

CHƯƠNG 1
1.1.

MỞ ĐẦU

Giới thiệu chung
Một dự án xây dựng bao gồm nhiều bên tham gia: chủ đầu tư, Tư vấn thiết

kế, Tư vấn giám sát, thầu chính (TC), nhà cung cấp, thầu phụ (TP) …Và nhà TC
thường phải giao lại một hoặc tồn bộ cơng việc trực tiếp cho nhà TP để giúp mình
thi cơng trực tiếp cơng việc. Trong các dự án xây dựng thương mại, nhà TC thuê lại
nhà TP từ 75 dến 100% công việc (Mincks & Johnston, 2011; Schaufelberger &
Holm, 2002). Mincks & Johnston đưa ra 3 lý do tại sao TP được sử dụng trong dự

án: nhân cơng có chun mơn phù hợp với cơng việc riêng biệt, chi phí các gói thầu
(phụ) thấp, giảm rủi ro cho nhà thầu (chính).
Bởi vì phần lớn công việc đều do nhà TP tiến hành nên TP là thành phần rất
quan trọng đối với dự án, ảnh hưởng đến sự thành công dự án. Theo Kelleher (2005,
trang 149) mức độ quan trọng của nhân tố “mối quan hệ luật pháp (hợp đồng) và
kinh doanh giữa nhà TC, phụ và nhà cung cấp” đối với sự thành công của dự án
cũng cao như là các nhân tố khác. Mối quan hệ hợp đồng và kinh doanh giữa nhà
TC và phụ được định nghĩa trong hợp đồng TP. Các mối quan hệ này nhiều phần là
lâu dài (David E.Gunderson, 2012). Theo Shash (1998) 76% các nhà TP giữ mối
quan hệ với nhà TC trong trung bình 21.1 năm (nghiên cứu tiến hành ở ColoradoMỹ).
Tại Việt Nam, hiện nay ngày càng nhiều dự án xây dựng thương mại. Và số
lượng các nhà thầu trong nước và nước ngoài sẽ phát triển ngày nhiều. Theo đó nếu
một nhà TC và các nhà TP có được mối quan hệ hợp tác tốt thì năng lực cạnh tranh
của nhà TC cũng được nâng cao, giảm thiểu các xung đột và tranh cãi, dự án được
vận hành tốt. Ngồi ra TP thì sẽ có nhiều cơng việc, điều này có thể ảnh hưởng đến
sự thành cơng lâu dài của TP. Ngược lại, vì TC khơng thể trực tiếp hồn thành tất cả
các cơng việc nên nếu một TP nào đó khơng hợp tác sẽ gây ảnh hưởng đến các nhà
TP khác và có thể đến toàn dự án.

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU


Trang 2

1.2.

Xác định vấn đề nghiên cứu
Trong hầu hết các dự án, phần lớn các công tác xây dựng đều do các TP thi

công. Rõ ràng TP là một thành phần không thể thiếu trong dự án và mối quan hệ

hợp tác giữa TP với thầu ảnh hưởng không chỉ đến dự án mà cịn có thể ảnh hưởng
đến hình ảnh, sự thành công lâu dài của cả hai. Do đó nghiên cứu này nhằm đánh
giá các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác giữa TC và TP.
1.3.

Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm đạt được các nội dung sau:

-

Xác định các nhân tố chính ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác TC và
TP dựa trên quan điểm của thầu phụ.

-

Khảo sát và thu thập dữ liệu thực tế về mức độ ảnh hưởng của từng yếu
tố đến quyết định thiết lập và duy trì mối quan hệ hợp tác của nhà TP
với TC trên góc nhìn của TP.

-

Xây dựng bảng các yếu tố ảnh hưởng quan trọng giúp nhà TC nhận biết
để duy trì hình ảnh tốt của mình đối với các TP từ đó nâng cao tính
cạnh tranh với các nhà thầu khác.

-

So sánh kết quả nghiên cứu với những nghiên cứu đã thực hiện trong
quá khứ.


1.4.

Phạm vi nghiên cứu

-

Không gian thực hiện: Tất cả các cơng trình xây dựng dân dụng ở Hồ
Chí Minh, Việt Nam.

-

Thời gian thực hiện: từ tháng 2 đến tháng 7 năm 2013.

-

Đối tượng nghiên cứu: mặc dù "mối quan hệ hợp tác" phụ thuộc vào cả
hai phía TC và TP tuy nhiên, trong phạm vi nghiêm cứu của đề tài, tác
giả chỉ dựa trên quan điểm của thầu phụ để đánh giá TC trong "mối
quan hệ hợp tác".

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU


Trang 3

-

Đối tượng khảo sát: Các lãnh đạo nhà thầu, các giám đốc dự án, các
chuyên gia đã và đang làm việc cho các nhà thầu tại Việt Nam.


1.5.

Đóng góp dự kiến của nghiên cứu
Đóng góp dự kiến của đề tài về mặt học thuật: Nghiên cứu này góp phần giúp

xác định các yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến mối quan hệ hợp tác TC – TP tại
Việt Nam. Ngồi ra, bằng phương pháp phân tích thành tố chính PCA, nghiên cứu
cịn giúp nhóm lại những yếu tố thành những yếu tố tổng quát hơn.
Đóng góp dự kiến của đề tài về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu sẽ :

-

Cung cấp cho các nhà quản lý cái nhìn về mối quan hệ hợp tác giữa TC
và TP.

-

Giúp nhà quản lý đưa ra các quyết định, các cách ứng sử phù hợp để đạt
mục tiêu chung của dự án. Từ đó tránh xung đột giữa nhà TC và TP,
mất năng suất lao đông (ảnh hưởng tiến độ).

-

Cung cấp thơng tin giúp các nhà TC cải thiện hình ảnh hoặc duy trì tốt
mối quan hệ với TP.

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU


Trang 4


CHƯƠNG 2
2.1.

TỔNG QUAN

Các khái niệm
2.1.1. Khái niệm về nhà thầu chính
Nhà TC trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng nhận thầu

trực tiếp với chủ đầu tư xây dựng cơng trình để thực hiện phần việc chính của một
loại cơng việc của dự án đầu tư xây dựng cơng trình (điều 3 Luật xây dựng 2003).
Nhà TC là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu, đứng tên dự
thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn (gọi là nhà thầu tham gia đấu
thầu). Nhà thầu tham gia đấu thầu một cách độc lập gọi là nhà thầu độc lập. Nhà
thầu cùng với một hoặc nhiều nhà thầu khác tham gia đấu thầu trong một đơn dự
thầu thì gọi là nhà thầu liên danh (điều 3 Luật đấu thầu 2006).
2.1.2. Khái niệm về thầu phụ
Nhà TP trong hoạt động xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng với nhà TC
hoặc tổng thầu xây dựng để thực hiện một phần công việc của nhà TC hoặc tổng
thầu xây dựng (điều 3 Luật xây dựng 2003).
Nhà TP là nhà thầu thực hiện một phần cơng việc của gói thầu trên cơ sở
thỏa thuận hoặc hợp đồng được ký với nhà TC. Nhà TP không phải là nhà thầu chịu
trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu (điều 3 Luật xây dựng 2003).
2.1.3. Quan hệ hợp tác
Hợp tác là phương pháp mà hai hay nhiều đơn vị cùng thực hiện nhằm đạt
một số mục tiêu bằng cách tối ưu hóa hiệu quả làm việc, các tài nguyên của các đơn
vị tham gia. Theo Loraine (1995) quan hệ hợp tác là mối quan hệ mà trong bất cứ
mức độ, thời gian nào đó, nó chủ động làm giảm sự đối kháng và thúc đẩy sự hợp
tác vì cho lợi ích chung.

Quan hệ hợp tác theo đề tài này là mối quan hệ trong cơng việc mà thầu
chính cố gắng duy trì để tất cả các thầu phụ có thể phát huy tối đa hiệu để cùng
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN


Trang 5

nhau hoàn thành dự án. Theo Bennett (1991) , Bennett và Jayes (1995), điều này có
thể đạt được bằng cách thực hiện công việc cùng các nhà thầu trong thời gian dài,
đó là mối quan hệ hợp tác (hay mối quan hệ trong công việc) lâu dài.
2.1.4. Khảo giá (Bid shopping)
Theo Poage, 1990; Degn & Miller, 2003, khảo giá, ép giá (hay bid shopping)
được định nghĩa là hành động phi đạo đức khi một TC công khai giá thầu của một
nhà thầu hoặc nhà TP cho các TP khác để đạt được giá thấp hơn. Hành động khảo
giá có thể được thực hiện trước hoặc sau giai đoạn đấu thầu dự án (hoặc cơng trình).
Theo Mojica, 2008 có một số lý do để TC tiến hành khảo giá, ép giá: đầu tiên là do
TC có quyền khơng giao gói thầu cho TP sau khi thắng thầu tuy nhiên TP phải chịu
ràng buộc khi nộp giá thầu cho TC. Lý do thứ hai là TC muốn rút ngắn thời gian
chuẩn bị hồ sơ thầu. Các lý do khác gồm có tiết kiệm chi phí sau khi đã thắng thầu
hoặc dự phịng cho các rủi ro, sai lầm, các thiếu sót do thiết kế, biến động giá và các
hạng mục báo giá thấp. Lý do cuối cùng, do một số công ty liều lĩnh nhận thầu vì họ
muốn duy trì nhân sự, nhân lực mà họ đã gầy dựng và tránh sự sụp đổ cơng ty vì lý
do tài chính.
2.1.5. Quyền thu mua thiết bị
Điều khoản này cho phép thầu chính quyền sở hữu và sử dụng các thiết bị
của TP khi TP khơng cịn khả năng thực hiện cơng việc. thông thường là khi thầu
phụ phá sản. Việc này giúp thầu chính có thể tiếp tục cơng việc của TP khi TP mất
khả năng thực hiện. Tuy nhiên TP có thể nghi ngờ khả năng TC cố tình gây khó
khăn để buộc thầu phụ mất quyền sở hữu thiết bị của chính mình.
2.1.6. Hủy ngang hợp đồng

Điều này cho phép thầu chính được quyền hủy hợp đồng với thầu phụ mà
không cần bất kỳ lý do nào. Khi TC áp dụng điều này TP có thể cảm thấy khơng
cơng bằng, và rơi vào tình trạng khó khăn vì khối lượng cơng việc đã thực hiện có
thể khơng đủ phần lợi nhuận thậm chí khơng thể thu hồi đủ phần vốn mà mình đã
đầu tư.
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN


Trang 6

2.1.7. Bảo lảnh
Bảo lãnh hay bảo lãnh ngân hàng chính là ngân hàng hay đơn vị thứ ba cam
kết sẽ thanh toán cho bên thụ hưởng của hợp đồng khoản đền bù trong phạm vi của
số tiền được nêu rõ trong giấy bảo lãnh nếu bên đối tác không thực hiện được trách
nhiệm của mình. Một số dạng bảo lãnh :

-

Bảo lãnh dự thầu

-

Bảo lãnh bảo hành

-

Bảo lãnh thực hiện hợp đồng

-


Bảo lãnh thanh toán

-

Bảo lãnh nhận hàng

Điều khoản này thường được sử dụng để giúp thầu chính giảm bớt rủi ro khi
thầu phụ không thể hoặc không muốn thực hiện cơng việc của mình.
2.2.

Sơ lược các nghiên cứu đã cơng bố trước đây
2.2.1. Các nghiên cứu nước ngồi
Theo MOHAMMAD S. EL-MASHALEH, 2011: Mặc dù việc sử dụng TP đã

có từ hơn 2 thập kỷ và sự ảnh hưởng quan trọng của TP đến sự thành công dự án đã
được nhận thấy, tuy nhiên lại có ít các nghiên cứu về TP để giúp TC tìm ra các
nhân tố quan trọng khi lựa chọn TP. Mối quan hệ TC và TP cũng không được đề
cập nhiều. Trong các báo cáo trước đây, vấn đề lựa chọn TP thường lấy giá cả làm
tiêu chí lựa chọn quan trọng nhất. Cụ thể trong báo cáo của Latham (1994), ông
công nhận rằng việc lựa chọn nhà TP phải dựa trên cơ sở giá cả, tuy nhiên chất
lượng cũng là một yếu tố quan trọng trong tiêu chí lựa chọn TP.
Sau đây là một số nghiên cứu nước ngoài về mối quan hệ TC và TP :

- Hinze, J. và Tracey, A. (1994), The Contractor‐Subcontractor
Relationship: The Subcontractor's View. Nghiên cứu tìm hiểu rõ hơn về
mối quan hệ này và các biện pháp cải thiện. Theo đó “mối quan hệ giữa

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN



Trang 7

các TP và TC, các thơng tin có được từ quá trình đấu thầu, hợp đồng TP,
quá trình điều hành, qui trình thanh tốn và dừng dự án. Nghiên cứu
cũng cấp các thông tin mà TC dùng để đưa TP vào các rủi ro.

- Jason D Matthews (1996) – A Project partnering approach to the main
contractor – subcontractor relationship. Nghiên cứu tìm hiểu về những
yếu tố mà TC muốn thấy ở TP, những yêu tố mà TP cần TC phải có.
Nghiên cứu đưa ra các yếu tố ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ trên góc
nhìn TP, bao gồm các yếu tố sau :
o

Thanh tốn

o

Quản lý cơng trường

o

Báo giá và chọn lựa TP

o

Sự hiểu biết và thông cảm với TP.

o

Hợp đồng TC – TP.


Ngồi ra cịn có các yếu tố ảnh hưởng tốt đến mối quan hệ hợp tác như :
o

Quản lý công trường tốt

o

Quan hệ hỗ trợ tốt, suy nghĩ tích cực.

o

Tổ chức và kế hoạch tốt

o

Thanh tốn đủ và đúng hạn

o

Cung cấp thơng tin đủ, chính xác

Hai phần ba các TP cho rằng họ sẽ có những ưu đãi cho các nhà TC. Nhưng
sự ưu đãi này cịn tùy vào sự thể hiện, sự thanh tốn và công bằng trước đây của
TC.

- R.Proctor (1996) - Golden Rule of Contractor-Subcontractor Relations.
Mối liên hệ giữa TC và TP thường bị ràng buộc và căng thẳng đến các
cuộc tranh cãi vì sự nhận thức kém về sự cơng bằng và hiểu lầm nhu cầu
của nhau. Tuy nhiên các tranh cãi xảy ra vì TC thiếu kiến thức khơng

hiểu về các điều kiện đặc biệt hoặc do kế hoạch thi công và tiến độ. Các
TC có tiếng về cơng bằng và xem xét về nhu cầu TP thường được quan

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN


Trang 8

tâm bởi các TP chất lượng và giá cạnh tranh. Các tranh cãi có thể tránh,
thời gian có thể rút ngắn lúc thương lượng hợp đồng TP, nếu TP nhận
thức được các điều kiện mà họ sẽ chịu khi thi công. Để điều phối một
cách hiệu quả các công việc của các TP, TC bải biết rõ chi tiết các cơng
việc đó. Sự trao đổi thơng tin hiệu quả giữa giám sát TC và TP ở công
trường, các cuộc họp tiến độ thường xuyên là yếu tố cần thiết. Thanh
toán nhanh là yếu tố quan trọng đối với cả TP lẫn TC và là nhân tố cần
thiết cho mối quan hệ hợp tác và thi công dự án thành công

- Bruce Henry Lambert, Kazune Funato and Aimee Poor, 1996 - the
construction industry in japan and its subcontracting relationships. Công
nghiệp xây dựng ở Nhật và mối quan hệ TP.

- Hsieh, T., (1998) - Impact of Subcontracting on site Productivity:
Lessons Learned in Taiwan. Ảnh hưởng của hợp đồng phụ đến năng suất
công trường: bài học từ Đài Loan.

- Arditi, D., Chotibhongs, R. (2005) - Issues in Subcontracting Practice.
Nghiên cứu tìm hiểu các vấn đề thường xảy ra giữa TC và phụ, quan
niệm của họ về các vấn đề đó. Theo Arditi, TP là rất quan trọng đối với
sự thành công của hầu hết các dự án xây dựng, nhưng nhiều vấn đề liên
quan đến việc khoán thầu hiếm khi được biết đến. Nghiên cứu chỉ ra rằng

những vấn đề này bao gồm :
o

Tính kịp thời của các khoản thanh tốn của TC

o

Quá trình lựa chọn nhà TP

o

Bảo lãnh của TP, bảo hiểm xây dựng,

o

Vấn đề an tồn trên cơng trường

o

Thỏa thuận hợp đồng các bên khác nhau,

o

Và các vấn đề năng suất.

- A. Mehmet Haksever, Ismail H. Demir and Omer Giran - Assessing
the benefits of long-term relationships between contractors and

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN



Trang 9

subcontractors in the UK. Đánh giá lợi ích của mối quan hệ lâu dài giữa
TC và TP ở Anh.

- Patrick James Mccord, Luận văn thạc sĩ 2010 - subcontractor
perspectives: factors that most affect their relationships with general
contractors - a pacific northwest study. Từ góc độ nhà TP, nghiên cứu
các nhân tố ảnh hưởng mối quan hệ với TC – TP trường hợp áp dụng ở
bờ tây bắc Thái Bình Dương, Hoa Kỳ. Nghiên cứu chỉ ra các yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác TC và phụ theo thứ tự sau:
1)

Bid shopping (khảo giá)

2)

Năng lực của giám đốc dự án (nhà TC)

3)

Sự công bằng của giám đốc dự án.

4)

Cán bộ quản lý trực tiếp

5)


Thời gian thanh tốn

6)

Vấn đề an tồn

7)

Năng lực tài chính

8)

Hành động giữ tiền

9)

Các tranh cãi trước đây

10) Điều khoản Pay when paid (hay trả khi được trả)
11) Điều khoản bồi thường
12) Điều khoản phạt lại
13) Bảo hiểm
14) Bảo lãnh
15) Thu mua thiết bị
16) Hủy ngang hợp đồng
2.2.2. Các nghiên cứu trong nước
Trước đây đã có nhiều nghiên cứu về TP, tuy nhiên đa phần các nghiên cứu
này tập trung vào quá trình chọn lựa và nhân tố quyết định sự thành công của TP
như:


CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN


Trang 10

- Nguyễn Trung Hưng, luận văn thạc sĩ 2008 - Ứng dụng mơ hình AHP
để lựa chọn TP trong điều kiện Việt Nam, trường hợp áp dụng: lựa chọn
nhà thầu thi công cọc khoan nhồi. Mục tiêu của nghiên cứu này là xác
định các tiêu chuẩn và xây dựng mơ hình dùng cho q trình lựa chọn
nhà TP mà được lấy ra bởi các dự án xây dựng khác nhau ở Việt Nam.

- Nguyễn Đình Tuấn, Luận văn Thạc sĩ 2011 - Ứng dụng lý thuyết đồ
thị và ma trận lựa chọn TP. Nghiên cứu nhằm xác định các tiêu chí liên
quan đến việc lựa chọn nhà TP trong thi cơng xây dựng. Từ đó đề xuất
mơ hình lựa chọn nhà TP trong thi công xây lắp. - Nguyễn Trường
Giang, Luận văn thạc sĩ 2011 – Đánh giá những nhân tố quan trọng trong
việc lựa chọn TP và xây dựng mơ hình bằng phương pháp hồi qui đa bội.

- Phạm Quý Phúc, Luận văn thạc sĩ 2012 - Phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến quyết định chọn TP của nhà thầu nước ngồi trong thi cơng
nhà cơng nghiệp.

- Phạm Thành An, Luận văn thạc sĩ 2011 – Xác định các nhân tố góp
phần vào sự thành cơng của nhà TP bằng phương pháp cluster. Kết quả
cho thấy các nhân tố góp phần vào sự thành cơng của TP là: tiến độ và
chất lượng; nguồn nhân lực; năng lực tài chính.
2.3.

Mơ hình nghiên cứu
Dựa vào mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ TC và TP của


Patrick James Mccord (2010) và Jason D Matthews (1996), chúng tơi kết hợp,
hiệu chỉnh và phân tích 7 u tố chính ảnh hưởng xấu và 5 yếu tố ảnh hưởng tốt đến
mối quan hệ hợp tác TC - TP tại Việt Nam.
2.3.1. Các nhân tố tiêu cực

-

Khảo giá, ép giá.

-

Vấn đề thanh toán.

-

Phạt tiền, trừ tiền.

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN


Trang 11

-

Vấn đề an tồn, sức khỏe và mơi trường.

-

Các bất đồng, mâu thuẫn trên công trường.


-

Khả năng quản lý công trường

-

Các yêu cầu về hợp đồng.

2.3.2. Các nhân tố tích cực

2.4.

-

Năng lực nhà TC.

-

Quản lý cơng trường.

-

Tổ chức và hoạch định.

-

Đấu thầu, thanh tốn.

-


Sự hợp tác, trao đổi thơng tin.

Lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu
2.4.1. Kích thước mẫu
Điều tra trong tổng thể mẫu để tiến hành thu thập số liệu. Yêu cầu của cỡ

mẫu là vừa đủ để đảm bảo độ tin cậy cần thiết của số liệu điều tra, vừa đảm bảo phù
hợp với điều kiện về nhân lực và kinh phí và có thể thực hiện được, tức là có tính
khả thi.
Dưới đây sẽ trình bày cách xác định cỡ mẫu đơn thuần theo lý thuyết và việc
xác định cỡ mẫu trong thực tế.
a) Xác định cỡ mẫu theo các công thức lý thuyết
Sau đây sẽ giới thiệu công thức xác định cỡ mẫu áp dụng cho trường hợp tổ
chức chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản.

-

Cách thứ nhất xác định cỡ mẫu trên cơ sở các thông tin về quy mô
và phương sai của tổng thể chung:

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN


Trang 12

Trong đó:
N - Số đơn vị tổng thể chung;
n - Số đơn vị mẫu;
t - Hệ số tin cậy;

Δx - Phạm vi sai số chọn mẫu;
S2 - Phương sai của tổng thể chung.

-

Cách thứ hai xác định cỡ mẫu trên cơ sở các thông tin về quy mô và
phương sai của các tổ t:

Trong đó:
N - Số đơn vị tổng thể chung;
n - Số đơn vị mẫu;
tα - Hệ số tin cậy;
Δx - Phạm vi sai số chọn mẫu;
wt - Tỷ trọng số đơn vị của tổ t trong tổng thể chung;
K - Số lượng tổ (t = 1, 2,...K);
S2t - Phương sai tổng thể chung của tổ t.

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN


×