Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Phát triển kinh tế hộ và trang trại trên địa bàn huyện chư sê tỉnh gia lai thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 42 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU TẠI KON TUM

NGUYỄN PHONG CẢNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ VÀ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CHƢ SÊ – TỈNH GIA LAI. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Gia Lai, tháng 05 năm 2016


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
PHÂN HIỆU TẠI KON TUM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ VÀ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN CHƢ SÊ – TỈNH GIA LAI. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN : THS. VŨ THỊ THƢƠNG
SINH VIÊN THỰC HIỆN

: NGUYỄN PHONG CẢNH

LỚP

: K511PTV

MSSV

: 7112140709



Gia Lai, tháng 05 năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Phong Cảnh


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................. iiv
LỜI MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................................. 2
2.1. Mục tiêu chung ................................................................................................................................. 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................................................. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................................... 2
3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................................. 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................................... 2
5. Kết cấu khóa luận ................................................................................................................... 2
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN VÀ
KINH TẾ TRANG TRẠI ..................................................................................................3
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI, KINH TẾ HỘ GIA

ĐÌNH NÔNG DÂN ..................................................................................................................... 3
1.1.1. Những vấn đề lý luận về kinh tế hộ gia đình nơng dân ............................................. 3
1.1.2. Những vấn đề lý luận về kinh tế trang trại ................................................................... 7
1.1.3. Sự giống nhau và khác nhau giữa kinh tế hộ nông dân và kinh tế trang trại ......... 8
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân và kinh tế trang trại . 9
1.1.5. Vai trò của kinh tế trang trại và kinh tế hộ gia đình nơng dân đối với phát triển
kinh tế-xã hội ................................................................................................................................... 12
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ VÀ TRANG TRẠIỞ
HUYỆN CHƢ SÊ – TỈNH GIA LAI ..............................................................................13
2.1.TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN CHƢ SÊ CĨ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT
TRIỂN KINH TẾ HỘ VÀ TRANG TRẠI .......................................................................... 13
2.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................................... 13
2.1.2. Thời tiết khí hậu.............................................................................................................. 14
2.1.3. Điều kiện kinh tế- xã hội............................................................................................... 14
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ VÀ TRANG TRẠI TẠI HUYỆN
CHƢ SÊ – TỈNH GIA LAI ..................................................................................................... 15
2.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Chư Sê ..................................... 15
2.2.2. Thực trạng phát triển kinh tế trang trại huyện Chư Sê ................................................ 21
2.2.3. Đánh giá chung .......................................................................................................................... 23
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ VÀ TRANG
TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHƢ SÊ ....................................................................26
3.1. PHƢƠNG HƢỚNG CHUNG ..................................................................................26
3.1.1. Phương hướng chung đối với phát triển kinh tế nông hộ ........................................... 26
3.1.2. Phương hướng chung đối với phát triển kinh tế nông hộ ........................................... 26
3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỤ THỂ ............................................................ 27

i


3.2.1. Các giải pháp phát triển cụ thể đối với loại hình kinh tế nơng hộ trên địa bàn

huyện Chư Sê ............................................................................................................................................... 27
3.2.2. Các giải pháp phát triển cụ thể đối với loại hình kinh tế trang trại trên địa bàn
huyện Chư Sê ............................................................................................................................................... 30

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 1

ii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu/Viết tắt
Nội dung
BNNPTNT

Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn

DNNN

Doanh nghiệp nông nghiệp

DN

Doanh nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

NN & PTNT


Nông nghiệp và phát triển nông thôn

P

Lợi nhuận

CC

Cơ cấu

iii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng

Tên Bảng

Trang

2.1.

Tình hình sử dụng đất của huyện giai đoạn 2011 – 2015

16

2.2.

Tình hình dân số và lao động của huyện giai đoạn 2011

– 2015

17

2.3.

Trình độ văn hóa của chủ hộ

18

2.4.

Kết quả dư nợ cho vay năm 2015

19

2.5.

2.6.

Giá trị sản xuất kinh doanh ngành nông nghiệp của
huyện Chư Sê giai đoạn 2011 – 2015
Số lượng cát trang trại phân theo loại hình sản xuất
năm 2015

20

21

2.7.


Số lượng lao động sử dụng tại các trang trại

22

2.8.

Nguồn vốn huy động cho việc phát triển các trang trại

22

2.9.

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại năm 2015

23

iv


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau gần 30 năm đổi mới và phát triển (1986-2016), thực hiện đường lối đổi mới của
Đảng và Nhà nước trong điều kiện nền kinh tế thế giới phát triển không ổn định, nguy cơ
khủng hoảng luôn hiện diện. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tốc độ phát triển
cao trong thời gian dài. Trong đó, nền nơng nghiệp là chỗ dựa quan trọng cho kinh tế
Việt Nam. Đây là ngành kinh tế cung cấp sinh kế cho 9,53 triệu hộ dân nông thôn và
68,2% dân số (60 triệu người), đóng góp 18%-22% GDP cho nền kinh tế và 23%-35%
giá trị xuất khẩu với mức tăng trưởng nhanh và ổn định trong một thời gian dài cùng cơ
cấu chuyển dịch theo hướng tích cực (Bộ Nơng nghiệp và phát triển nơng thơn, 2015).

Trải qua q trình phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, thực tiễn đã chứng minh
nông nghiệp nông thôn, kinh tế hộ nông dân giữ vai trị quan trọng khơng thể thiếu, đây
là đơn vị kinh tế đặc thù và phù hợp với thực trạng phát triển sản xuất nông nghiệp ở
nước ta hiện nay.Đặc biệt, từ khi có chủ trương đổi mới về cơ chế quản lý kinh tế của
Đảng, kinh tế hộ nông dân đã phát huy tác dụng to lớn, tạo sức mạnh mới trong sự nghiệp
phát triển nông nghiệp và nông thôn. Trên nền tảng tự chủ của kinh tế nông hộ đã hình
thành và phát triển kinh tế trang trại được đầu tư vốn, lao động với trình độ cơng nghệ và
quản lý ngày càng cao, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Chư Sê là một huyện miền núi tỉnh Gia Lai có tổng diện tích đất tự nhiên 64.296 ha,
trong đó đất nơng nghiệp 34.467 ha, chiếm 53,6%, với trên 80% số lao động là nơng dân,
trong đó hơn 85% là người dân tộc thiểu số. Trong những năm gần đây, dưới tác động
của công cuộc đổi mới, kinh tế nơng nghiệp nói chung, kinh tế nơng hộ và kinh tế trang
trại của huyện nói riêng đang dần phát triển theo đà phát triển chung của cả nước. Tuy
nhiên, trước yêu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu và xây dựng nông
thôn mới, hoạt động của các hộ gia đình trong việc phát triển kinh tế hộ nông nghiệp
cũng như kinh tế trang trại ở huyện Chư Sê cịn tồn tại khơng ít nhưng hạn chế, bất cập.
Đa số người dân trên địa bàn huyện là đồng bào dân tộc thiểu số khơng có vốn đầu tư
trong khi đất để sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, việc làm ở nông thôn ngày
càng khó khăn,đời sống và thu nhập của một số hộ gia đình khơng ổn định, mang tính
thời vụ. Việc sản xuất hàng hóa chỉ mới là sơ chế, bán nguyên liệu thô là chủ yếu nên thu
được mức lợi nhuận rất thấp, sản phẩm thiếu tính cạnh tranh. Nơng sản chế biến là một
trong những sản phẩm mũi nhọn của Chư Sê, nhưng sức cạnh tranh vẫn còn thấp và chưa
phát huy được lợi thế, cũng như chưa đổi mới cách thức sản xuất. Chư Sê đang đứng
trước mâu thuẫn giữa năng lực và hiệu quả kinh tế của các hộ gia đình cũng như kinh tế
trang trại cịn thấp, chưa tương xứng với nhiều tiềm năng và lợi thế về tự nhiên trên địa
bàn
Xuất phát từ những lý do đó, tơi chọn đề tài: "Phát triển kinh tế hộ và trang trại
trên địa bàn huyện Chư Sê – tỉnh Gia Lai: thực trạng và giải pháp" làm đề tài nghiên
cứu.


1


2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng tình hình phát triển kinh tế hộ nông dân và kinh tế
trang trại trên địa bàn huyện Chư Sê trong những năm gần đây, đồng thời tìm ra những
nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển kinh tế nông hộ và trang trại trên địa bàn nghiên
cứu, đề tài đề xuất một số giải pháp để phát triển kinh tế hộ nông dân và kinh tế trang trại
trên địa bàn Huyện Chư Sê trong những năm tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về phát triển kinh tế hộ nơng dân và kinh tế
trang trại trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
- Đánh giá thực trạng phát triển và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình
phát triển kinh tế hộ nơng dân và kinh tế trang trại trên địa bàn Huyện Chư Sê
- Tìm ra những nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển kinh tế nông hộ và kinh tế
trang trại của Huyện Chư Sê
- Đề xuất một số giải pháp để phát triển kinh tế hộ nông dân và kinh tế trang trại
trên địa bàn Huyện Chư Sê trong những năm tới
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kinh tế hộ nông dân và kinh tế trang trại trên địa
bàn huyện Chư Sê- Gia Lai, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ và kinh tế
trang trại trên địa bàn nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:Đề tài tập trung tìm hiểu thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân,
kinh tế trang trại, nghiên cứu tập trung ở ngành trồng trọt và chăn nuôi.
- Về không gian: Đề tài triển khai nghiên cứu ở Huyện Chư Sê -Gia Lai.
- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu tập trung ở giai đoạn: 2010-2015
4. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau:
- Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh: Từ những thông tin thu thập được, tác
giả đã tiến hành tổng hợp xử lý dữ liệu, phân tích, so sánh từ đó rút ra những nhận xét,
tìm ra ngun nhân và đề xuất những giải pháp cho thời gian tới.
5. Kết cấu khóa luận
Ngồi phần mở đầu, nội dung đề tài gồm ba chương như sau
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phát triển kinh tế hộ nông dân và kinh tế trang trại.
Chƣơng 2:Thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân và kinh tế trang trại trên địa
bàn huyện Chư Sê
Chƣơng 3: Giải pháp phát triển kinh tế hộ nông dân và kinh tế trang trại trên địa
bàn huyện Chư Sê

2


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN VÀ KINH
TẾ TRANG TRẠI
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI, KINH TẾ HỘ GIA
ĐÌNH NƠNG DÂN
1.1.1. Những vấn đề lý luận về kinh tế hộ gia đình nơng dân
a. Khái niệm kinh tế hộ nơng dân
 Khái niệm về hộ
Hộ đã có từ lâu đời, cho đến nay nó vẫn tồn tại và phát triến. Trải qua mỗi thời kỳ
kinh tế khác nhau, hộ và kinh tế hộ được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau song
vẫn có bản chất chung đó là: “Sự hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành viên trong
gia đình cố gắng làm sao tạo ra nhiều của cải vật chất đế nuôi sống và tăng thêm tích luỹ
cho gia đình và xã hội”.

Qua nghiên cứu cho thấy, có nhiều quan niệm của các nhà khoa học về hộ. Cụ thể
như sau:
Trong một số từ điển ngôn ngữ học cũng như một số từ điển chuyên ngànhkinh
tế, người ta định nghĩa về “hộ” như sau: “Hộ” là tất cả những người sốngchung trong một
ngôi nhà và nhóm người đó có cùng chung huyết tộc và ngườilàm công, người cùng ăn
chung. Thống kê Liên Hợp Quốc cũng có khái niệm về“Hộ” gồm những người sống
chung dưới một ngơi nhà, cùng ăn chung, làm chungvà cùng có chung một ngân quỹ.
Giáo sư Mc Gê (1989) - Đại học tổng hợp Colombia (Canada) cho rằng:“Hộ” là
một nhóm người có cùng chung huyết tộc hoặc không cùng chung huyếttộc ở trong một
mái nhà và ăn chung một mâm cơm.
Nhóm các học giả lý thuyết phát triển cho rằng: “Hộ là một hệ thống cácnguồn lực
tạo thành một nhóm các chế độ kinh tế riêng nhưng lại có mối quan hệchặt chẽ và phục
vụ hệ thống kinh tế lớn hơn”.Nhóm “hệ thống thế giới” (các đại biểu Wallerstan (1982),
Wood (1981,1982), Smith (1985), Martin và BellHel (1987) cho rằng: “Hộ là một nhóm
ngườicó cùng chung sở hữu, chung quyền lợi trong cùng một hoàn cảnh. Hộ là một đơnvị
kinh tế giống như các cơng ty, xí nghiệp khác”.
 Khái niệm về hộ nông dân
Về hộ nông dân, Ellis định nghĩa "Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nơng nghiệp,
tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của
gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc
trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ
khơng hồn hảo cao" (Ellis, 1988, p.19).
Nhà nơng học Nga - Traianốp cho rằng "Hộ nông dân là đơn vị sản xuất rất ổn
định" và ông coi "Hộ nông dân là đơn vị tuyệt vời để tăng trưởng và phát triển nông
nghiệp" (trang 8-12). Luận điểm trên của ông đã được áp dụng rộng rãi trong chính sách
nông nghiệp tại nhiều nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển.

3



Ở nước ta, có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm hộ nơng dân. Theo nhà khoa học
Lê Đình Thắng (1993, trang 19) cho rằng: "Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức
kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn". Đào Thế Tuấn (1997) cho rằng: “Hộ nông
dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng,
nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nơng thơn”.
Cịn theo nhà khoa học Nguyễn Sinh Cúc (2001, trang 6), trong phân tích điều tra
nơng thơn năm 2001 cho rằng: "Hộ nơng nghiệp là những hộ có tồn bộ hoặc 50% số lao
động thường xuyên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi,
dịch vụ nông nghiệp (làm đất, thuỷ nông, giống cây trồng, bảo vệ thực vật,...) và thơng
thường nguồn sống chính của hộ dựa vào nông nghiệp".
 Khái niệm kinh tế hộ nông dân
Theo Frank Elliss, kinh tế hộ nông dân là sản xuất của các hộ gia đình nơng nghiệp,
có quyền sinh sống trên các mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình.
Sản xuất của họ thường nằm trong hệ thống sản xuất lớn hơn và tham gia ở mức độ
khơng hồn hảo và hoạt động của thị trường.
Theo quan điểm của Liên hợp quốc cho rằng: Kinh tế hộ là một hình thức tổ chức
cơ sở của nền sản xuất hàng hố. Nó hoạt động sản xuất kinh doanh theo hộ gia đình, có
một hoặc một số người lao động tự đầu tư khả năng về vốn để trang bị tư liệu sản xuất,
sản xuất ra sản phẩm hoặc dịch vụ theo yêu cầu sản phẩm cho sự sinh tồn của họ trên thị
trường.
Từ những tư tưởng, những quan điểm, khái niệm và những đặc điểm của kinh tế hộ
nông dân như đã nêu ở trên chúng ta có thể rút ra được bản chất của kinh tế hộ nông dân
thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Kinh tế hộ nơng dân là đơn vị kinh tế, trong đó các thành viên hoạt động và làm
việc một cách tự chủ, tự nguyện vì lợi ích của bản thân, của gia đình và của tồn xã hội.
- Kinh tế hộ nơng dân là loại hình kinh tế thích nghi nhất với đặc điểm của sản xuất
nơng nghiệp, nơi mà các cây trồng, vật ni địi hỏi quan tâm sát sao, sự chăm sóc đúng
lúc của con người. Đất đai và các tư liệu sản xuất khcs đòi hỏi một sự bảo quản và bồi
dưỡng hợp lý từ người sử dụng, một yêu cầu mà không hình thức sản xuất nào khác đáp
ứng được.

- Kinh tế hộ nông dân là đơn vị kinh tế cơ sở sản xuất, vừa tiêu dùng (mà người ta
thường gọi tự cấp tự túc) sản phẩm mà hộ làm ra có thể được tiêu dùng ln với vai trị là
tư liệu sản xuất hoặc sản phẩm tiêu dùng.
b. Phân loại hộ nơng dân
Thực tế có nhiều tiêu chí để phân loại hộ nông dân. Cụ thể:
Căn cứ vào mục tiêu và cơ chế hoạt động gồm có:
- Hộ nơng dân hồn tồn tự cấp khơng có phản ứng với thị trường. Loại hộ này có
mụctiêu là tối đa hố lợi ích, đó là việc sản xuất các sản phẩm cần thiết để tiêu dùng
trong gia đình. Để có đủ sản phẩm, lao động trong nông hộ phải hoạt động cật lực và đó
cũng được coi như một lợi ích, để có thể tự cấp tự túc cho sinh hoạt.

4


- Hộ nơng dân sản xuất hàng hố chủ yếu: loại hộ này có mục tiêu là tối đa hố
lợinhuận được biểu hiện rõ rệt và họ có phản ứng gay gắt với thị trường vốn, ruộng đất, lao
động.
Theo tính chất của ngành sản xuất hộ gồm có:
- Hộ thuần nông: là loại hộ chỉ thuần tuý sản xuất nông nghiệp.
- Hộ chuyên nông: là loại hộ chuyên làm các ngành nghề như cơ khí, mộc nề, rèn, sản
xuấtnguyên vật liệu xây dựng, vận tải, thủ công mỹ nghệ, dệt, may, làm dịch vụ kỹ thuật
cho nông nghiệp.
- Hộ kiêm nông: là loại hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề tiểu thủ cơng nghiệp,
nhưngthu từ nơng nghiệp là chính.
- Hộ bn bán: ở nơi đơng dân cư, có quầy hàng hoặc buôn bán ở chợ
Căn cứ vào mức thu nhập của nông hộ, hộ nông dân đƣợc chia thành: Hộ giầu,
hộkhá, hộ trung bình, hộ nghèo và hộ đói. Sự phân biệt này thường dựa vào quy định chung
hoặc quy định riêng của từng địa phương
Căn cứ vào tính chất ổn định của tình trạng ăn ở và canh tác:
- Hộ du canh du cư

- Hộ du canh định cư
- Hộ định canh du cư
- Hộ định canh định cư
c. Các đặc trƣng chủ yếu của kinh tế hộ gia đình nơng dân
- Đây là đơn vị sản xuất có quy mơ nhỏ: chăn ni và trồng trọt chủ yếu là tự sản, tự
tiêu là chính
- Cơng cụ lao động chủ yếu thô sơ, công nghệ lạc hậu
- Lao động chủ yếu là người trong gia đình, đổi cơng hoặc thue lao động theo mùa vụ.
- Tỷ xuất hàng hoá thấp, sản xuất tự cấp tự túc, năng lực cạnh tranh, quy mơ sản phẩm,
sản lượng thấp.
d. Vị trí, vai trò của phát triển kinh tế hộ trong thời kỳ đổi mới
 Kinh tế hộ sản xuất với vấn đề việc làm và sử dụng tài nguyên ở nông thôn.
Việc làm hiện nay là một vấn đề cấp bách với nơng thơn nói riêng và với cả nước nói
chung. Đặc biệt nước ta có tới 80% dân sống ở nông thôn. Nếu chỉ trông chờ vào khu vực
kinh tế quốc doanh, Nhà nước hoặc sự thu hút lao động ở các thành phố lớn thì khả năng giải
quyết việc làm ở nước ta còn rất hạn chế.
Lao động là nguồn lực dồi dào nhất ở nước ta, là yếu tố năng động và là động lực của
nền kinh tế quốc dân nhưng việc khai thác và sử dụng nguồn nhân lực vẫn đang ở mức thấp.
Hiện nay ở nước ta còn khoảng 10 triệu lao động chưa được sử dụng, chiếm khoảng
25% lao động và chỉ có 40% quỹ thời gian của người lao động ở nông thôn là được sử dụng.
Còn các yếu tố sản xuất chỉ mang lại hiệu quả thấp do có sự mất cân đối giữa lao động, đất
đai và việc làm ở nông thôn. Kinh tế hộ sản xuất có ưu thế là mức đầu tư cho một lao động
thấp, đặc biệt là trong nông nghiệp, kết quả nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy:
- Vốn đầu tư cho một hộ gia đình: 1,3 triệu đồng/1 lao động/ 1 việc làm

5


- Vốn đầu tư cho một xí nghiệp tư nhân: 3 triệu/ 1 lao động / 1 việc làm
- Vốn đầu tư cho kinh tế quốc doanh địa phương: 12 triệu/1 lao động/ 1 việc làm. (Đây

chỉ là vốn tài sản cố định, chưa kể vốn lưu động). Như vậy, chi phí cho một lao động ở nơng
thơn ít tốn kém nhất. Đây là một điều kiện thuận lợi khi nền kinh tế nước ta cịn nghèo, ít vốn
tích luỹ. Mặt khác, là kinh tế độc lập trong sản xuất kinh doanh hộ sản xuất đồng thời vừa là
lao động chính, vừa là lao động phụ thực hiện những cơng việc không nặng nhọc nhưng tất
yếu phải làm. Xen canh gối vụ là rất quan trọng đối với hộ sản xuất trong sản xuất nơng
nghiệp để có khả năng cao, khai thác được mọi tiềm năng của đất đai. ở các nước tiên tiến,
thâm canh là quá trình cải tiến lao động sống, chuyển dịch lao động vào các ngành nghề hiện
đại hố nơng nghiệp. Cịn ở Việt Nam do trang bị kỹ thuật cho lao động cho nên thâm canh
là quá trình thu hút thêm lao động sống, tạo thêm cơng ăn việc làm từ những khâu hầu như
cịn làm thủ cơng: cày bừa, phịng trừ sâu bệnh, làm cỏ... Do việc gắn trực tiếp lợi ích cá
nhân với quyền sử dụng, quản lý, lâu dài đất đai, tài nguyên nên việc sử dụng của hộ sản xuất
hết sức tiết kiệm và khoa học, không làm giảm độ mầu mỡ của đất đai, hay cạn kiệt nguồn
tài nguyên vì họ hiểu đó chính là lợi ích lâu dài của họ trên mảnh đất mà họ sở hữu. Mặt
khác, đối với hộ sản xuất, việc khai hoang phục hoá cũng được khuyến khích tăng cường
thơng qua việc tính tốn chi li từng loại cây trồng vật nuôi để từng bước thay đổi bộ mặt kinh
tế ở nông thôn, nâng cao đời sống nơng dân. Tóm lại, khi hộ sản xuất được tự chủ về sản
xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh của mình. Đất đai, tài
nguyên và các công cụ lao động cũng được giao khốn. Chính họ sẽ dùng mọi cách thức,
biện pháp sử dụng chúng sao cho có hiệu quả nhất, bảo quản để sử dụng lâu dài. Họ cũng
biết tự đặt ra định mức tiêu hao vật tư kỹ thuật, khai thác mọi tiềm năng kỹ thuật vừa tạo ra
công ăn việc làm, vừa cung cấp được sản phẩm cho tiêu dùng của chính mình và cho tồn xã
hội.
 Kinh tế hộ sản xuất có khả năng thích ứng đƣợc thị trƣờng thúc đẩy sản xuất
hàng hoá phát triển.
Kinh tế thị trường là tự do cạnh tranh trong sản xuất hàng hoá. Là đơn vị kinh tế độc
lập, các hộ sản xuất hoàn toàn được làm chủ các tư liệu sản xuất và quá trình sản xuất. Căn
cứ điều kiện của mình và nhu cầu của thị trường họ có thể tính tốn sản xuất cái gì? sản xuất
như thế nào? Hộ sản xuất tự bản thân mình có thể giải quyết được các mục tiêu có hiệu quả
kinh tế cao nhất mà không phải qua nhiều cấp trung gian chờ quyết định. Với quy mơ nhỏ hộ
sản xuất có thể dễ dàng loại bỏ những dự án sản xuất, những sản phẩm khơng cịn khả năng

đáp ứng nhu cầu thị trường để sản xuất loại sản phẩm thị trường cần mà không sợ ảnh hưởng
đến kế hoạch chi tiêu do cấp trên quy định. Mặt khác, là chủ thể kinh tế tự do tham gia trên
thị trường, hoà nhập với thị trường, thích ứng với quy luật trên thị trường, do đó hộ sản xuất
đã từng bước tự cải tiến, thay đổi cho phù hợp với cơ chế thị trường. Để theo đuổi mục đích
lợi nhuận, các hộ sản xuất phải làm quen và dần dần thực hiện chế độ hạch tốn kinh tế để
hoạt động sản xuất có hiệu quả, đưa hộ sản xuất đến một hình thức phát triển cao hơn. Như
vậy, kinh tế hộ sản xuất có khả năng ngày càng thích ứng với nhu cầu của thị trường, từ đó
có khả năng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của toàn xã hội.Hộ sản xuất cũng là lực lượng

6


thúc đẩy mạnh sản xuất hàng hoá ở nước ta phát triển cao hơn.
1.1.2. Những vấn đề lý luận về kinh tế trang trại
a. Một số khái niệm về trang trại, kinh tế trang trại
 Khái niệm về trang trại
Hiện nay có rất nhiều khái niệm về trang trại. Cụ thể như:
Theo trang từ điển wordnet thì trang trại là một nơi làm việc gồm các cơng trình xây
dựng lớn nhỏ của trang trại và đơn vị diện tích đất nuôi trồng.
Theo PGS - TS Lê Trọng (2000) cho rằng “Trang trại” là thuật ngữ dùng để mô tả,
chỉ và gắn liền với hình thức sản xuất nơng nghiệp tập trung trên một diện tích đủ lớn,
với quy mơ hộ gia đình là chủ yếu, trong điều kiện sản xuất hàng hoá của nền kinh tế thị
trường. Trang trại là loại hình cơ sở sản xuất nơng nghiệp của các hộ gia đình nơng dân,
hình thành và phát triển chủ yếu trong điều kiện kinh tế thị trường khi phương thức sản
xuất tư bản thay thế phương thức sản xuất phong kiến
Tóm lại, trang trại là một đơn vị kinh doanh nông nghiệp, được phát triển trên cơ sở
kinh tế hộ gia đình nơng dân, với mục đích chính là sản xuất hàng hoá.
 Khái niệm về kinh tế trang trại
Theo Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về kinh tế
trang trại như sau: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hố trong nơng

nghiệp, nơng thơn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nâng cao hiệu
quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản
xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản”.
Khái niệm trên đã khá đầy đủ, nhưng hiện nay trong nền kinh tế thị trường sản
phẩm của trang trại phải mang tính hàng hố và đáp ứng nhu cầu thị trường vì vậy theo
tác giả thì kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hóa trong nơng nghiệp,
chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mơ và nâng cao hiệu quả sản xuất trong
lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến
và tiêu thụ nông, lâm, thủy sản nhằm đáp ứng và luôn gắn với yêu cầu của thị trường.
Hay nói cách khác, kinh tế trang trại cũng là một hình thức của kinh tế hộ gia đình,
nhưng qui mơ và tính chất sản xuất hồn tồn khác hẳn.Tính chất sản xuất chủ yếu của
trang trại chủ yếu là sản xuất hàng hoá, tức là sản xuất nhằm mục đích để đáp ứng nhu
cầu của thị trường.Cũng chính vì vậy mà qui mơ sản xuất của trang trại thường lớn hơn
nhiều so với kinh tế hộ.
b. Những đặc trƣng cơ bản của kinh tế trang trại
- Mục đích sản xuất chủ yếu là sản xuất nông, lâm, thuỷ sản hàng hố theo nhu cầu
thị trường. Hay nói cách khác là hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và sản
xuất của đơn vị kinh tế này là sản xuất hàng hoá
- Phần lớn tư liệu sản xuất của trang trại thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng
lâu dài của người chủ độc lập.
- Các yếu tố cơ bản như đất đai, mặt nước, tiền vốnphải được tập trung ở quy mô
nhất định theo yêu cầu của sản xuất hàng hoá: Để sản xuất hàng hoá với số lượng lớn hơn

7


kinh tế hộ. Kinh tế trang trại phải đáp ứng nhu cầu về vốn và tư liệu sản xuất ở mức độ
cho phép đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hố.
- Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh tiến bộ trên cơ sở
chuyên môn hố, hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm có điều kiên ứng dụng tiến bộ của

khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất.
- Chủ trang trại là người có ý chí vươn lên làm giàu, có năng lực tổ chức quản lý,
dám chấp nhận rủi ro, tự lực.
- Các trang trại đều thuê lao động làm việc ổn định, nhất là các lao động có chun
mơn kỹ thuật và thuê lao động hợp đồng thời vụ. Cá biệt có trang trại vừa là chủ trang
trại vừa là cán bộ kỹ thuật và lao động chính của trang trại
c. Phân loại trang trại
Căn cứ điều 3, chương I thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT ngày13/04/2011 của Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn thì các trang trạiđược xác định theo lĩnh vực sản
xuất như sau:
- Trang trại trồng trọt;
- Trang trại chăn nuôi;
- Trang trại lâm nghiệp;
- Trang trại nuôi trồng thuỷ sản
- Trang trại tổng hợp.
- Trang trại chuyên ngành (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản) là
trang trại có tỷ trọng giá trị sản lượng nơng sản hàng hóa của ngành chiếm trên 50% cơ
cấu giá trị sản lượng hàng hóa của trang trại trong năm. Trường hợp khơng có ngành nào
chiếm trên 50% cơ cấu giá trị sản lượng hàng hóa thì được gọi là trang trại tổng hợp.
d. Vai trò của kinh tế trang trại
- Về mặt kinh tế: Phát triển kinh tế trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu cây
trồng, vật ni có giá trị hàng hố cao, khắc phục dần tình trạng phân tán, tạo nên những
vùng chun mơn hố cao. Mặc khác, kinh tế trang trại thúc đẩy phần phát triển công
nghiệp, đặc biệt công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn. Phát triển kinh tế
trang trại đi đôi với việc khai thác, sử dụng một cách đầy đủ và hiệu quả các loại nguồn
lực trong nông nghiệp
- Về mặt xã hội: Phát triển kinh tế trang trại góp phần quan trọng làm tăng số hộ
giàu trong nơng thôn, tạo thêm việc làm tăng thêm thu nhập cho lao động; góp phần thúc
đẩy phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn; tạo tấm gương cho các hộ nông dân về cách tổ
chức và quản lý sản xuất kinh doanh.

- Về môi trường: Phát triển kinh tế trang trại đã góp phần khai thác và sử dụng các
nguồn tài nguyên đất, nước, rừng có hiệu quả. Trang trại góp phần tăng nhanh diện tích
rừng che phủ, đa dang hố sinh học thông qua trồng và bảo vệ rừng.
1.1.3. Sự giống nhau và khác nhau giữa kinh tế hộ nông dân và kinh tế trang trại
- Sự giống nhau

8


Sản xuất chủ yếu dựa vào tư liệu sản xuất, ruộng đất, lao động tiền vốn của gia đình
chủ hộ và chủ trang trại, tự ra quyết định sản xuất kinh doanh và tổ chức thực hiện các
quyết định đó một cách nhanh nhất, triệt để và có hiệu quả, các tài sản và sản phẩm đều
thuộc sở hữu của gia đình và được pháp luật bảo vệ.
- Sự khác nhau
Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cao hơn kinh tế nông hộ.Kinh tế nông hộ
muốn tiến tới kinh tế trang trại thì phải phá vỡ vỏ bọc tự cấp tự túc vốn có của kinh tế
tiểu nơng để đi vào sản xuất hàng hoá.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế hộ nông dân và kinh tế trang
trại
a. Điều kiện tự nhiên
Nhân tố thời tiết khí hậu.
Nhân tố thời tiết khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và kinh doanh nông
sản. Nếu thời tiết khí hậu thuận lợi phù hợp với điều kiện sống của cây trồng, vật nuôi
của nông nghiệp thì sẽ phát triển tốt cịn ngược lại nếu điều kiện thời tiết, khí hậu khơng
thuận lợi, khơng phù hợp thì sản xuất nơng sản kém phát triển, thậm chí sẽ chết hàng loạt.
Tuy nhiên thời tiết và khí hậu cũng ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông sản như: bão
lũ, sương muối, rét, mưa, gió lớn. Độ ẩm trung bình cao và thời tiết thay đổi thất thường
là nguyên nhân gây nên các loại sâu bệnh và sự thất thốt các loại nơng sản. Vì vậy các
hộ nơng dân phải có sự lựa chọn về cơ cấu sản xuất nơng sản phẩm của mình phù hợp với
sự phát triển sinh học của cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên cộng với sự

tác động tích cực của con người nhằm tạo ra những sản phẩm có ưu thế riêng của từng
vùng và cũng bớt một phần hạn chế, rủi ro do sự tác động xấu của điều kiện tự nhiên như
thiên tai, bão lụt, hạn hán…
Nhân tố về đất đai.
Đất đai là cơ sở tự nhiên là tiền đề trước tiên của mọi quá trình sản xuất. Nó tham
gia vào mọi q trình sản xuất của xã hội nhưng tuỳ thuộc vào từng ngành cụ thể mà vai
trị của đất đai có sự khác nhau. Trong nông nghiệp ruộng đất không chỉ tham gia với tư
cách là yếu tố thơng thường mà là yếu tố tích cực của sản xuất là tư liệu sản xuất chủ yếu
không thể thay thế được.
Nước ta là một trong những nước có mức bình qn ruộng đất nơng nghiệp theo đầu
người thuộc loại thấp của thế giới, đạt 1073m2, nhưng lại phân bố không đều giữa các
vùng. ở các tỉnh phía Bắc bình qn đạt 861m2, trong vùng Đồng bằng sơng Hồng
591m2, ở các tỉnh phía nam bình qn đạt 1329m2, trong đó vùng đồng bằng sơng Cửu
Long đạt 1729m2.
Đất đai nước ta rất phong phú, cả nước có 13 nhóm đất chính nên có thể trồng được
nhiều loại cây trồng và vật ni:
Trong đó đất đỏ chiếm 54% diện tích đất nơng nghiệp, loại đất này có chất lượng
tốt, khá thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả. Đứng thứ hai là
nhóm đất phù sa khá màu mỡ phân bố chủ yếu ở 2 đồng bằng lớn là Đồng bằng sông

9


Hồng và Đồng bằng sơng Cửu Long. Bên cạnh đó đất của nước ta là đất dốc, đất đồi núi
rất khó khăn cho sản xuất hàng hố. Bình qn đất ít lại chia ra nhiều mảnh nhỏ, cùng với
tập quán canh tác thủ công lạc hậu lâu đời của chế độ cũ để lại, cũng như trong những
năm gần đây đã khai thác không đúng kỹ thuật đã làm cho đất đai tàn phá nghiêm trọng.
b. Điều kiện kinh tế - xã hội
Dân số và lao động.
Như chúng ta đã biết, điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông

sản, quyết định sự tồn tại và phát triển theo chiều rộng, nhân tố lao động và dân số cũng
có ảnh hưởng đến sản xuất nơng sản hàng hoá.
Trước hết, ta thấy rằng lao động của con người mới tạo ra các hoạt động sản xuất
nông sản hàng hoá. Như vậy lao động là yếu tố sản xuất là điều kiện khơng thể thiếu
được của q trình hoạt động sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Nếu lao động có kỹ thuật
cao có am hiểu về quy luật phát sinh, phát triển của các loại cây trồng và vật ni thì nó
là điều kiện quan trọng thúc đẩy phát triển q trình sản xuất nơng sản của các hộ nơng
dân. Tuy nhiên, lao động khơng có kỹ thuật thì làm hạn chế sự phát triển của cây trồng và
vật ni địi hỏi phải hiểu biết kỹ thuật trong mỗi giai đoạn phát triển của vật nuôi, cây
trồng.
Đối với dân số: đây là nguồn cung cấp lực lượng lao động cho mọi ngành kinh tế
cũng như cho ngành nông nghiệp. Mặt khác, dân số là lực lượng tiêu thụ sản phẩm nông
sản của các hộ nông dân.
Như vậy nhân tố dân số và lao động là yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm nông sản. Những nhà quản lý cần sử dụng khéo léo và phù hợp
nguồn lao động để sản xuất nông sản hàng hoá đạt hiệu quả cao nhất.
Vốn sản xuất
Cũng như tất cả các ngành kinh tế khác, ngành nông nghiệp muốn tiến hành sản
xuất nơng sản hàng hố và kinh doanh thì cần phải có các tư liệu cho lao động như máy
móc, thiết bị, cơ khí, nhà xưởng, tư liệu sinh học và điều kiện vật chất phục vụ cho quá
trình sản xuất và tiêu dùng và các khoản tiền ứng trước để mua một số yếu tố đầu vào
sản xuất. Tất cả các yếu tố đó chỉ có thể đáp ứng được khi có vốn.
Vốn sản xuất tác động vào tồn bộ q trình sản xuất nơng sản thơng qua phân bón,
thức ăn, thuốc chữa bệnh cho gia súc và mua giống.
Có thể nói vốn có vai trị quan trọng đối với ngành nơng nghiệp. Ngành nơng
nghiệp có thể phát triển được hay khơng cịn phụ thuộc vào lượng vốn của ngành, trong
khi đó vốn sản xuất nơng nghiệp có đặc điểm: Vốn cố định ngồi những tư liệu có nguồn
gốc kỹ thuật cịn có tư liệu lao động có nguồn gốc sinh học (cây lâu năm, súc vật làm
việc, súc vật sinh sản), sản xuất nông nghiệp có chu kỳ sản xuất dài và tính thời vụ làm
cho tuần hoàn và luân chuyển của vốn chậm chạp, kéo dài thời gian thu hồi vốn, tạo ra sự

cần thiết phải dự trữ đáng kể trong thời gian tương đối dài của vốn lưu động và làm cho
vốn ứ đọng, sản xuất nông nghiệp lệ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên việc sử dụng
gặp nhiều rủi ro làm tổn thất hoặc giảm hiệu quả sử dụng vốn.

10


Nhân tố về thị trƣờng
Thị trường là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đối với sản xuất kinh doanh nơng
nghiệp bởi vì theo kinh tế học hiện đại người sản xuất chỉ sản xuất những gì mà thị
trường cần: nếu sản phẩm nông nghiệp được thị trường chấp nhận với số lượng lớn mà
cung nơng sản nhỏ hơn thì người sản xuất bán được giá cao và thu được nhiều lợi nhuận,
nó thúc đẩy sự phát triển ngày càng tăng về chiều rộng cũng như chiều sâu nhưng nếu sản
phẩm nông sản không được thị trường chấp nhận hoặc tiêu thụ trên thị trường chậm thì
giá nơng sản thấp hơn giá thành bị thua lỗ khiến cho người trực tiếp sản xuất bắt buộc
phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc chuyển đổi ngành nghề.
Mặt khác thị trường còn có ảnh hưởng đến giống lồi cây trồng và vật ni cần để
ni trồng. Ngồi việc căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kỹ thuật phù hợp người sản xuất
còn căn cứ vào sở thích, thói quen đa số người tiêu dùng trên thị trường để quyết định
sản xuất nông sản cho thị trường.
Nhân tố xã hội.
Nhóm nhân tố xã hội là những nhân tố tập quán sản xuất, thói quen tiêu dùng.v.v.
Tập qn sản xuất mà tích cực thì sẽ đẩy mạnh sự phát triển sản xuất nông sản nhưng nếu
tập quán sản xuất lạc hậu tiêu cực thì sẽ kìm hãm sự phát triển sản xuất nơng sản. Chẳng
hạn như tập quán sản xuất của các hộ nông dân nước ta vẫn có tư tưởng sản xuất tự cung
tự cấp, sản xuất chủ yếu là phục vụ hộ là chủ yếu dư thừa mới mang bán nó hạn chế cho
sự phát triển sản xuất nông sản theo hướng hàng hố.
Thói quen tiêu dùng ảnh hưởng đến xu hướng sản xuất cụ thể là ở sản xuất nông
nghiệp.
c. Các chính sách của nhà nƣớc

Ngành nơng nghiệp là một bộ cấu thành nền kinh tế quốc dân được vận hành theo
cơ chế thị trường nên cần có sự quản lý nhà nước là tác động để phát triển.
Chính phủ quản lý vĩ mô ngành nông nghiệp bằng cách định ra các mục tiêu chung
của nền kinh tế, hệ thống công cụ quản lý nhà nước là toàn bộ phương tiện được nhà
nước sử dụng để tác động vào sản xuất kinh doanh nông sản nhằm thúc đẩy phát triển
theo hướng nhất định.
Trong cơ chế thị trường, kế hoạch hoá kinh tế quốc dân đối với ngành nông nghiệp
là một công cụ quan trọng của nhà nước nhằm định hướng phát triển nơng nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hố ở tầm vĩ mơ, để trên đó mà ngành nơng nghiệp bố trí, huy động
các nguồn lực cho sản xuất nơng sản một cách hợp lý nhất để khai thác triệt để lợi thế so
sánh của nông nghiệp nước ta nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, ý tưởng mà sự phát triển
nông nghiệp cần đạt tới, phù hợp với công cuộc đổi mới của đất nước. Nhưng trong cơ
chế kế hoạch hoá tập trung trước đây, kế hoạch kinh tế quốc dân có tính chất pháp lệnh
và chỉ đạo theo phương thức giao nhận và chấp hành kế hoạch còn hiện nay, kế hoạch
hố kinh tế quốc dân có tính chất hướng dẫn, chỉ đạo theo định hướng của kế hoạch hố.
Hệ thống cơng cụ chính sách kinh tế giúp nhà nước điều khiển hoạt động của các
chủ thể kinh tế (doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân…). Nhờ các chính sách kinh tế

11


mà chủ thể kinh tế trong ngành nông nghiệp đã hành động phù hợp với lợi ích chung của
xã hội, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực sản xuất nhằm tạo ra ngày càng
nhiều sản phẩm nông nghiệp.
d. Sự phát triển của khoa học công nghệ
Công nghệ về giống cây trồng và vật ni có ảnh hưởng trực tiếp quyết định đến
năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Nếu công nghệ giống cây trồng và vật
nuôi tốt không những tạo ra nhiều về số lượng nơng sản mà cịn tạo ra chất lượng nơng
sản tốt hơn. Ngược lại, nếu giống cây trồng và vật ni khơng tốt, thái hố, bệnh tật thì sẽ
gây khó khăn cho sự phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Như vậy cơng nghệ

giống có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển sản xuất kinh doanh nông sản.
Công nghệ sau thu hoạch là công nghệ chế biến bảo quản và vận chuyển nông sản
cũng ảnh hưởng đến giá trị nơng sản. Nếu trình độ và quy mơ cơng nghệ sau thu hoạch
lớn hiện đại thì sẽ nâng cao được giá trị nơng sản và đa dạng hố nơng sản phẩm đáp ứng
phong phú nhu cầu của thị trường. Như vậy tạo điều kiện cho sản xuất nông sản hàng hố
phát triển. Nếu trình độ và quy mơ của công nghệ sau thu hoạch nhỏ bé và lạc hậu thì sản
lượng nơng sản cũng như chất lượng khơng đáp ứng u cầu của thị trường làm khơng
khuyến khích sản xuất nông sản phát triển, khi công nghệ chế biến kém phát triển thì sản
phẩm nơng sản làm ra đơn thuần.
1.1.5. Vai trò của kinh tế trang trại và kinh tế hộ gia đình nơng dân đối với phát
triển kinh tế-xã hội
- Kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại đã từng bước chuyển từ nền kinh tế tự cấp
tự túc sang sản xuất hàng hoá: Do đặc thù sản xuất nên số lượng đầu vào và đầu ra sản
phẩm khơng ngừng tăng lên góp phần thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển.
- Kinh tế trang trại và kinh tế hộ gia đình góp phần chuyển đổi hình thức tổ chức
sản xuất từ sản xuất nhỏ lẻ đến quy mô rộng lớn, chất lượng cao hơn: Do sản xuất chuyên
ngành và số lượng vốn, tư liệu sản xuất đáp ứng yêu cầu lên số lượng và chất lượng sản
phẩm khơng ngừng được tăng lên.
- Loại hình kinh tế này là cơ sở cung cấp nguyên, nhiên vật liệu cho công nghiệp
- Sản phẩm của kinh tế trang trại và kinh tế hộ gia đình góp phần khơng nhỏ và xuất
khẩu của địa phương và đất nước
- Kinh tế trang trại và kinh tế hộ gia đình đã bước đầu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật trong sản xuất
- Kinh tế trang trại và kinh tế hộ gia đình góp phần khơng nhỏ và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn.
- Phát huy mơ hình kinh tế trang trại và kinh tế hộ gia đình góp phần xóa dần
khoảng cách giữa vùng miền trong cả nước: Do ưu thế trong quá trình sản xuất đã phát
huy được các nguồn lực hiện có của địa phương và trong sản xuất tạo điều kiện thay đổi
bộ mặt kinh tế – xã hội.
- Phát huy mô hình kinh tế trang trại và kinh tế hộ gia đình góp phần đổi mới

phương thức làm ăn của đồng bào trong khu vực

12


CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ VÀ TRANG TRẠIỞ HUYỆN
CHƢ SÊ – TỈNH GIA LAI
2.1.TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN CHƢ SÊ CÓ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT
TRIỂN KINH TẾ HỘ VÀ TRANG TRẠI
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Chư Sê là một huyện phía nam của tỉnh Gia Lai, có vị trí địa lý phía bắc giáp huyện
MangYang, phía nam giáp tỉnh Đak Lak, phía đơng giáp huyện A Jun Pa và phía tây giáp
huyện Chư Prơng.
Huyện Chư Sê có diện tích đất tự nhiên trên 135 ngàn ha, trong đó đất nơng - lâm
nghiệp là 103 ngàn ha, đất phi nông nghiệp là 11 ngàn ha và đất chưa sử dụng khoảng 21
ngàn ha. Đất đỏ bazan được coi là nguồn tài nguyên lớn nhất và quan trọng nhất đối với
sự phát triển các đơn vị sản xuất nông nghiệp nói chung, DNNN nói riêng trên địa bàn.
Diện tích nguồn đất này chiếm trên 82% tổng diện tích đất tự nhiên tồn huyện. Thổ
nhưỡng đất có nhiều ngun tố vi lượng rất thích hợp với loại cây cơng nghiệp dài ngày
có giá trị kinh tế cao, cây lương thực và cây ăn quả.
Tài ngun rừng, tồn huyện có trên 61 nghìn ha đất rừng, chiếm 45,6% tổng diện
tích đất tự nhiên trên địa bàn. Rừng ở Chư Sê chủ yếu là rừng thường xanh (rừng non,
rừng nghèo, rừng trung bình và rừng cằn), rừng rụng lá (cịn gọi là rừng khộp), rừng
trồng với tổng trữ lượng cho khai thác khoảng 4.510.133 m3 gỗ.
Với điều kiện tiềm năng về tài nguyên đất, khí hậu, độ ẩm và tài nguyên nước như
trên, ngoài trồng lúa, trên địa bàn huyện Chư Sê cịn có thể phát triển mạnh cây cơng
nghiệp dài ngày như: cao su, cà phê, hồ tiêu, trồng rừng và phát triển các DNNN chun
mơn hóa trong ngành chăn ni, bảo vệ và phục hồi các nguồn động vật quí hiếm. Đặc
biệt, điều kiện tự nhiên rất thích hợp cho cây tiêu sinh trưởng và phát triển, cho năng suất

và chất lượng cao. Đây là một lợi thế tự nhiên rất quan trọng cho sự phát triển hàng đặc
sản trong kinh tế nơng nghiệp của huyện.
Ngồi lợi thế về điều kiện tự nhiên cho phát triển sản xuất nông nghiệp, huyện Chư
Sê cịn có tiềm năng tài ngun khống sản như than bùn (nằm ở lịng hồ Ia Bang có trữ
lượng lớn dễ khai thác), đất sét dùng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón và vật liệu
xây dựng đáp ứng cho nhu cầu của địa phương. Nguồn đá vơi nằm ở phía nam Quốc lộ
25 có trữ lượng khoảng 32 triệu tấn chủ yếu dùng làm vật liệu xây dựng. Đá Granit được
phân bố trên địa bàn rộng với trữ lượng khoảng 55,4 triệu tấn, có màu hồng đẹp, dùng
làm đá ốp lát, một số đã có betonit, cao lanh dùng làm xà phịng và chất tẩy.
Ngồi ra, địa bàn huyện cịn có nhiều tài ngun để phát triển du lịch như thác Phú
Cường nằm cách thị trấn Chư Sê 9 km, rất thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, cảnh
quan; điểm du lịch di tích Làng Voi và Vua nước ở Nhơn Hòa; hồ A Yun Hạ với diện
tích 3.700 ha có núi bao quanh và những cánh rừng thường xanh và bờ đập là cơng trình
thủy lợi vào loại lớn của Tây Ngun...
Những tiềm năng về tài nguyên khoáng sản và du lịch trên là những điều kiện thuận

13


lợi để trên địa bàn huyện Chư Sê có thể phát triển nền kinh tế hộ bền vững và kinh doanh
du lịch. Từ đó tạo ra hệ thống kinh doanh tổng hợp trên một địa bàn.
Vị trí địa lý của huyện Chư sê cũng tương đối thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa
nơng sản tới các thị trường lớn như Bn Ma Thuột, thành phố Hồ Chí Minh, Phú
n,Bình Định đồng thời cũng thuận tiện cho chuyển giao công nghệ khoa học kỹ thuật
để áp dụng vào sản xuất. Tuy nhiên, do địa bàn trải rộng, dân cư ở phân tán, làm ảnh
hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân, đặc biệt là các nông hộ.( theo báo cáo
của phòng thống kê UBND huyện Chư Sê năm 2015)
2.1.2. Thời tiết khí hậu
Khí hậu ở Chư Sê thuộc vùng nhiệt đới gió mùa cao ngun, vùng khí hậu phía
tây, vùng khí hậu phía nam và nằm trọn trong vùng khí hậu thung lũng sơng Ba và phụ

lưu sơng Srêpơk. Giống như các tỉnh Tây Nguyên khác, trên địa bàn huyện Chư Sê mỗi
năm đều có hai mùa rõ rệt là là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 sang
tháng 4 năm sau; thời gian còn lại trong năm là mùa mưa.
2.1.3. Điều kiện kinh tế- xã hội
Về điều kiện xã hội, hiện naydân số của huyện Chư Sê khoảng105,1 ngàn người, trên
24,7 ngàn hộ với 15 xã, thị trấn, 176 thôn, làng, tổ dân phố, bao gồm các dân tộc Kinh,
Ba Na, Jarai..., trong đó tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên45,5%.
Mật độ dân số bình quân112người/km2(năm2009).Tỷ lệ sinh cao, bình qn mỗi
gia đình có từ 5,3 – 6 nhânkhẩu. Số dân ở Chư Sê tăng lên rất nhanh, bình quân 5 năm
gần đây tăng thêm khoảng 5.000 người/ năm (tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng
2,0%/năm). Số dân thành thị (thị trấn, thị tứ) chiếm 16,4%, còn lại 83,6% là số dân nông
thôn. Số người trong độ tuổi lao động 59.670 người, chiếm 39,4% số dân. Tỷ lệ dân số
hết tuổi lao động chiếm 6,9% số dân.
Về trình độ học vấn, tồn huyện có trên 350 người có trình độ đại học, 2.200 người
trình độ cao đẳng và trung cấp và 1.700 người là công nhân kỹ thuật. Tỷ lệ số người có
chun mơn kỹ thuật là 7,12% tổng số lao động trên địa bàn. Đây là tỷ lệ thấp so với
nhiều huyện trong nước và một số huyện thị trong tỉnh. Tức là tập quán sinh hoạt, trình
độ học vấn và dân trí của người dân Chư Sê nói chung, nhất là các dân tộc ít người
cịnthấp.
Về hoạt động kinh tế, Chư Sê được chọn là huyện thuộc vùng động lực phía nam
của tỉnh Gia Lai, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và là đầu mối
giao lưu giữa các vùng trong tỉnh, với các tỉnh, thành trong cảnước.
Thế mạnh của Chư Sê là sản phẩm cây công nghiệp dài ngày. Hằng năm, riêng
huyện Chư Sê đã cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước trên 20.000 tấn sản phẩm
cà phê, 15.000 - 20.000 tấn hồ tiêu, trên 10.000 tấn cao su... Ðây là một trong những
nguồn thu chủ lực của huyện, góp phần quan trọng trong việc nâng cao mức sống của
nhân dân trên địa bàn. Thời gian qua, huyện đã quy hoạch hồn chỉnh khu cơng nghiệp
với diện tích 50,5 ha, đang mở rộng giai đoạn hai với quy mô 150 ha. Ðây là điều kiện
thuận lợi cho việc xây dựng các nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu cà-phê, hồ tiêu,


14


thức ăn gia súc
Gần 35 năm qua, kể từ khi phát triển các loại cây công nghiệp chủ lực trên đất
bazan, đời sống vật chất, tinh thần của bà con các dân tộc trên địa bàn huyện Chư Sê đã
đổi thay nhanh chóng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện giai đoạn 1981-1990 chỉ đạt
4,6% đến giai đoạn 2005-2009 đã đạt trên 14%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng
tiến bộ. Đến nay, nơng nghiệp giảm cịn 45%, công nghiệp xây dựng tăng lên 30%,
thương mại- dịch vụ 25%. Thu nhập GDP bình quân đầu người năm 1981 là 45 USD,
năm 2014 là 1668 USD. Năm 2014, riêng giá trị sản lượng ngành nông nghiệp của huyện
đã đạt trên 815 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 13,92%, bình quân thu nhập đầu
người đạt trên 36,7 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn khoảng 10%... Chư Sê cũng là
huyện có tỷ lệ thu ngân sách Nhà nước cao, với tổng mức thu năm 2014 là 528,05 tỷ
đồng, đứng thứ 2 của tỉnh Gia Lai sau thành phố Pleiku. Đây cũng là điều kiện thuận lợi
để các DNNN có thể lựa chọn mặt hàng sản xuất, thu hút nguồn nhân lực và nguồn vốn
tại chỗ cho sự phát triển của các DN nói chung, DNNN nóiriêng.
Kết cấu hạ tầng giao thông,huyện Chư Sê là địa bàn nằm ở phíanam trung tâm của
tỉnh Gia Lai, có Quốc lộ 14 thuộc tuyến đường Hồ Chí Minh chạy dọc theo hướng bắc nam. Đây là trục đường giao thông huyết mạch của vùng Tây Nguyên. Phía bắc kết nối
thành phốPleiku với tỉnh Kon Tum. Từ Pleiku theo Quốc lộ 19 xuống cảng Quy Nhơn.
Phía nam kết nối với thành phố Bn Mê thuột và vào thành phố Hồ Chí Minh. Từ thị
trấn Chư Sê theo Quốc lộ 25 xuống thị xã Tuy Hịa (Phú n). Hệ thống giao thơng tạo
cho Chư Sê có vị trí thứ ba sau Pleiku và An Khê, là huyết mạch giao thông trên địa bàn
vùng Tây Nguyên, rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa và giao lưu kinh tế giữa địa
phương với các vùng miền trongnước. (phòng thống kê UBND huyện Chư Sê năm 2015).
Như vậy, với vị trí, điều kiện tự nhiên đặc thù cùng với điều kiện kinh tế, xã hội
hiện có, huyện Chư Sê có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế-xã hội, trong đó
có sự phát triển của hình thứcDNNN. ( nguồn phịng thống kê UBND huyện Chư Sê Năm
2015)
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ VÀ TRANG TRẠI TẠI HUYỆN

CHƢ SÊ – TỈNH GIA LAI
2.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế hộ trên địa bàn huyện Chƣ Sê
a.Thực trạng phát triển quy mô các yếu tố sản xuất trong phát triển kinh tế hộ
 Đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thay thế được trong sản xuất nông - lâm nghiệp
của hộ nông dân, để phát triển kinh tế hộ nông dân trước hết phải dựa vào đất, nhất là
những nơi để mở rộng đất đai cịn nhiều. Vì vậy, khi phân tích cần dựa vào phân theo loại
đất sử dụng, mức thu nhập và quy mô của vùng nghiên cứu
Bảng 2.1 thể hiện tình hình sử dụng đất của huyện trong giai đoạn 2011-2015.Bảng
này cho thấy tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 64,296.27 ha và khơng có sự biến
động qua 5 năm. Trong tổng quỹ đất của huyện, đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất,
chiếm khoảng 80% và có xu hướng giảm dần qua các năm. Cụ thể, đất sản xuất nông

15


nghiệp năm 2011 so với năm 2015 giảm từ 51,496.69 ha xuống cịn 51,151 ha.Trong diện
tích đất nơng nghiệp thì đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp thuần tuý (trồng trọt và
chăn nuôi) chiếm tỷ trọng lớn nhất là trên 60%.Tiếp đến là diện tích đất phục vụ cho phát
triển lâm nghiệp, chiếm 17-18% tổng quỹ đất. Diện tích đất phục vụ cho nuôi trồng thuỷ
sản chiếm tỷ trọng rất khiêm tốn, chỉ khoảng 0,5% và tỷ trọng này hầu như không biến
động qua các năm.
Đất phi nông nghiệp chiếm diện tích lớn thứ hai sau đất nơng nghiệp và có xu
hướng tăng dần qua các năm. Thực trạng này được giải thích do kinh tế ngày càng phát
triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Nhiều cơng trình được xây dựng để
phục vụ đời sống tinh thần của người dân. Vì vậy, diện tích đất phi nông nghiệp tăng từ
9,740.43 ha năm 2011 lên 9,821.12 ha năm 2015.
Đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích đất tự nhiên. Tuy nhiên, diện
tích đất chưa sử dụng cũng có xu hướng giảm theo thời gian, diện tích đất này giảm từ
3,059.15 ha năm 2011 xuống cịn 3,000.26 ha năm 2015.

Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất của huyện giai đoạn 2011-2015
ST
T

I

1

2

3

Năm 2011
Tổng
diện tích
đất tự
nhiên
Phân
theo loại
đất
Đất
nơng
nghiệp
Đất sản
xuất
nơng
nghiệp
Đất lâm
nghiệp
Đất ni

trồng
thủy sản
Đất phi
nơng
nghiệp
Đất ở
Đất
chun
dùng
Đất phi
nơng
nghiệp
khác
Đất
chƣa sử
dụng

Diện tích

Năm 2012


cấu
(%)

Diện tích

Năm 2013

Cơ cấu

(%)

Diện tích

Năm 2014


cấu
(%)

Diện tích

Sơ bộ năm 2015

Cơ cấu
(%)

Diện tích


cấu
(%)

64,296.27

100

64,296.27

100


64,296.27

100

64,296.27

100.00

64,296.27

100

51,496.69

80.09

51,480.53

80.07

51,365.36

79.89

51,325.25

79.83

51,151


80

39,947.62

62.13

39,931.46

62.11

39,816.29

61.93

39,776.18

61.86

39,601.93

62

11,548.57

17.96

11,548.57

17.96


11,548.57

17.96

11,548.57

17.96

11,548.57

18

0.50

0.00

0.50

0.00

0.5

0.00

0.5

0.00

0.5


0

9,740.43

15.15

9,773.47

15.20

9,767.43

15.19

9,787.35

15.22

9,821.12

15

1,028.02

1.60

1,056.06

1.64


1,047.02

1.63

1,048.94

1.63

1,063.62

2

8,710.56

13.55

8,715.56

13.56

8,718.56

13.56

8,736.56

13.59

8,755.65


14

1.85

0.00

1.85

0.00

1.85

0.00

1.85

0.00

1.85

0.00

3,059.15

4.76

3,042.27

4.73


3,039.43

4.92

3,012.51

4.95

3,000.26

5.17

Nguồn: Số liệu thống kê UBND huyện Chư Sê năm 2015
Khi nghiên cứu yếu tố lao động phải đề cập đến hai khía cạnh của lao động đó là số
lượng và chất lượng lao động, số lượng lao động của hộ bao gồm các thành viên trong gia
đình có khả năng lao động. Chất lượng lao động thể hiện trình độ văn hố, trình độ
chun mơn, nhận thức về chính trị, xã hội thơntg qua các kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất

16


được tích luỹ lâu đời của hộ nơng dân.
- Số lƣợng lao động
Bảng 2.2 cho thấy, nhân khẩu của huyện giai đoạn 2011-2015 bình quân tăng
4.7%/năm.Năm 2011, tổng số nhân khẩu của huyện là 104.720 người đến năm 2015, số
nhân khẩu của huyện tăng lên là 113.179. Trong đó, dân số chủ yếu hoạt động trong lĩnh
vực nông nghiệp, điều này được thể hiện một cách rõ nét khi số khẩu nông nghiệp chiếm
khoảng 75% tổng số nhân khẩu của huyện.
Tổng số hộ của huyện giai đoạn 2011-2015, bình quân tăng 2,6%. Số hộ trong

huyện được chia thành 3 loại chính, đó là hộ thuần nơng, hộ kiêm nơng và hộ phi nơng
nghiệp. Trong đó, hộ thuần nơng chiếm tỉ lệ cao nhất là hơn 90%, phần lớn số lượng hộ
thuần nơng có đặc điểm sản xuất chủ yếu dựa vào nơng nghiệp tính nhỏ lẻ, tự túc tự cấp
lớn. Qua các năm, số hộ sản xuất nơng nghiệp có xu hướng giảm với tốc độ bình quân là
1.6%. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhiều hộ đang có xu hướng tách khỏi sản
xuất nơng nghiệp, chuyển sang làm ngành nghề hoặc buôn bán dịch vụ, loại hộ này
những năm gần đây có tăng nhưng tốc độ tăng cũng tương đối chậm, bình quân tăng
2.15%. Điều này cho thấy tiến trình phân cơng hố lao động ở huyện diễn ra còn chậm
và đây là nguyên nhân làm kém đi sự linh hoạt của quá trình sản xuất hàng hoá.
Về lao động, lao động của huyện chia làm 2 loại chính là lao động nơng nghiệp và
lao động phi nơng nghiệp. Trong đó, dân số chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông
nghiệp, chiếm tỷ trọng từ 75-80%. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, lao động nông
nghiệp có xu hướng giảm trong khi lao động hoạt động trong ngành phi nơng nghiệp có
xu hướng tăng. Đây là một tín hiệu tốt cho sự dịch chuyển lao động của huyện có xu
hướng tách dần khối nơng nghiệp, tuy nhiên sự chuyển dịch này còn tương đối chậm.
Bảng 2.2. Tình hình dân số và lao động của huyện giai đoạn 2011-2015

Chỉ tiêu
1. Tổng
số nhân
khẩu
Khẩu
nông
nghiệp
Khẩu phi
nông
nghiệp
2. Tổng
số hộ
Hộ thuần

nông
Hộ kiêm
nông
Hộ phi
nông
nghiệp
3. Tổng
số lao
động
Lao động
nông
nghiệp
Lao động
phi nông
nghiệp

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

ĐVT

Số
lượng


CC(%)

Số
lượng

CC(%)

Số
lượng

CC(%)

Số
lượng

CC(%)

Số
lượng

khẩu

104,720

100.00

109,619

100.00


110,950

100.00

111,431

100.00

113,179

100.00

khẩu

79,612

76.02

83,100

75.81

83,624

75.37

83,747

75.16


84,805

74.93

khẩu

25,108

31.54

26,519

24.19

27,326

24.63

27,684

24.84

28,374

25.07

hộ

25,204


100.00

25,867

100.00

25,685

100.00

26,096

100.00

26,497

100.00

hộ

23,756

94.25

23,860

92.24

23,505


91.51

23,235

89.04

23,257

87.77

hộ

81

0.32

104

0.40

208

0.81

298

1.14

324


1.22

hộ

1,367

5.42

1,903

7.36

1,972

7.68

2,563

9.82

2,916

11.01

người

46,953

100.00


48,217

100.00

49,314

100.00

50,580

100.00

51,507

100.00

người

36,623

78.00

36,503

75.71

37,168

75.37


37,935

75.00

38,115

74.00

người

10,330

22.00

11,714

24.29

12,146

24.63

12,645

25.00

13,392

26.00


CC(%)

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Chư Sê

17


- Chất lƣợng lao động
Trình độ lao động là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến năng suất và
chất lượng sản phẩm, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Trong xu thế hội nhập kinh
tế hiện nay, trình độ của chủ hộ đóng một vai trị hết sức to lớn trong sự nghiệp phát triển
kinh tế nơng hộ theo hướng sản xuất hàng hố, áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật
vào sản xuất, từng bước nâng cao đời sống của gia đình.
Qua bảng số liệu 4.2 cho thấy: Tỷ lệ mù chữ tập trung vào nhóm hộ trung bình và
nghèo (trung bình 4%, nghèo 17,86%). Trình độ chủ hộ hộ khá chủ yếu là cấp II và cấp
III, tỷ lệ này cao hơn hẳn so với nhóm hộ trung bình và nghèo cùng cấp. Mù chữ, thất học
chủ yếu diễn ra ở các hộ người dân tộc Ja Rai khiến cho điều kiện phát triển của họ càng
thu hẹp. Xã Dun và xã Ia Hlốp trình độ cao hơn hẳn: khơng có hộ mù chữ, thơn xã Dun tỷ
lệ người có trình độ cấp III gấp 3,6 lần tỷ lệ đó ở xã Ia Hlốp và 3,5 lần so với xã IaTiêm.
Do đó 2 xã này kinh tế hộ có phần khá hơn ở xã IaTiêm.
Bảng 2.3. Trình độ văn hố của chủ hộ
Mù chữ
Cấp I
Cấp II
Cấp III
Chỉ tiêu
SL
%
SL hộ

%
SL hộ
%
SL hộ
%
hộ
Phân Khá
0
0
1
9,09
6
54,55
4
36,36
theo T.Bình
2
4
13
26
23
46
12
24
TN Nghèo
5
17,86
6
21,43
15

53,57
2
7,14
Phân Xã Dun
3
13,04
5
21,74
13
56,52
2
8,7
theo Xã IaH ốp

4

18,18

5

22,73

11

50

2

9,09


thôn
,xã

0

0

6

27,27

9

40,91

7

31,82

Xã IaTiêm

( Nguồn: Tổng hợp từ thống kê huyện Chư Sê năm 2014 )
Sự chênh lệch khá lớn giữa các nhóm hộ về trình độ là một trong những nguyên
nhân tạo ra sự chênh lệch giữa các hộ về sự vận dụng khoa học kỹ thuật, tạo ra chênh
lệnh về hiệu quả trong sản xuất giữa các nhóm hộ. Thêm vào đó tỷ lệ mù chữ thường rơi
vào lao động chính, ảnh hưởng nhiều đến tình hình thu nhập của các nhóm hộ. Vấn đề đặt
ra là cần xoá mù chữ và phổ cập tiểu học tại xã để nâng cao trình độ chủ hộ nhằm thúc
đẩy kinh tế hộ phát triển.
 Vốn sản xuất
Vốn là điều kiện rất quan trọng đế tiến hành sản xuất đổi với các hộ. Đế phát triển

sản xuất, nhất là sản xuất ở quy mơ lớn thì địi hỏi hộ nơng dân phải có vốn
Tuy nhiên, khả năng tích tụ vốn và tập trung vốn của đại bộ phận các hộ nông dân
trên địa bàn huyện là rất thấp, các hộ nơng dân thiếu vốn sản xuất rất khó khăn trong việc
đầu tư cho sản xuất cung cấp đầu vào cho việc sản xuất. Mặt khác do đặc điểm của sản
xuất nơng nghiệp kéo dài có tính thời vụ nên tốc độ chu chuyển vốn rất hạn chế…

18


×