Tải bản đầy đủ (.docx) (102 trang)

(Luận văn thạc sĩ) nhận xét kết quả giáo dục sức khỏe về tuân thủ điều trị của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.27 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

TRẦN THU HIỀN

NHẬN XÉT KẾT QUẢ GIÁO DỤC SỨC KHỎE VỀ TUÂN
THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI MẮC BỆNH PHỔI TẮC
NGHẼN MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOATỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

NAM ĐỊNH - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

TRẦN THU HIỀN

NHẬN XÉT KẾT QUẢ GIÁO DỤC SỨC KHỎE VỀ TUÂN
THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI MẮC BỆNH PHỔI TẮC
NGHẼN MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOATỈNH NAM ĐỊNH
Chuyên ngành: Điều dưỡng


Mã số: 60.72.05.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Trần Văn Long

NAM ĐỊNH - 2017


i

TĨM TẮT
Mục tiêu: Mơ tả thực trạng kiến thức tn thủ điều trị và đánh giá thay đổi
kiến thức tuân thủ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính của người bệnh sau can
thiệp giáo dục sức khỏe.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu can thiệp dạng trước
sau với biện pháp can thiệp là giáo dục sức khỏe được thực hiện trên 90 người mắc
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam
Định. Đối tượng nghiên cứu được lựa chọn bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
đơn. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập bằng bộ câu hỏi được thiết kế sẵn để đánh
giá thực trạng kiến thức của đối tượng nghiên cứu trước can thiệp và những thay đổi
ngay sau can thiệp cũng như 8 tuần sau can thiệp giáo dục.
Kết quả: Trước can thiệp 100% kiến thức tuân thủ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính của người bệnh được đánh giá ở mức độ yếu, tỷ lệ này đã giảm xuống còn 10%
tại thời điểm ngay sau can thiệp giáo dục sức khỏe tuy nhiên sau 8 tuần tỷ lệ người bệnh có
kiến thức ở mức độ yếu tăng lên đến 50%. Điểm trung bình kiến thức về tuân thủ điều trị
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trước can thiệp là 8,57 ± 3,07 tăng lên 21,94 ± 2,47 và 18,65
± 2.97 sau can thiệp sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

Kết luận: Người bệnh còn nhận thức hạn chế về tuân thủ điều trị bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính ở thời điểm trước can thiệp giáo dục nhưng có cải thiện đáng kể

sau can thiệp giáo dục sức khỏe. Do vậy để góp phần vào cải thiện chất lượng cuộc
sống cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nhân viên y tế cần tăng cường tư vấn,
nhắc nhở, thường xuyên củng cố kiến thức, chế độ điều trị cho người bệnh.
Từ khóa: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, kiến thức về tuân thủ điều trị.


ii

LỜI CẢM ƠN
Với lịng biết ơn sâu sắc, tơi xin trân trọng cảm ơn tập thể các Thầy trong
Ban Giám hiệu, cô giáo chủ nhiệm, cùng các thầy cô giáo Trường Đại học Điều
dưỡng Nam Định đã hết lòng nhiệt tình truyền thụ kiến thức và ln hỗ trợ, giúp đỡ
tơi trong q trình học tập và nghiên cứu tại Trường.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến người thầy
hướng dẫn đã có những hỗ trợ vô cùng quý báu cho tôi từ khi bắt đầu thực hiện
nghiên cứu cho đến khi hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu, đồng nghiệp trong bộ
môn Điều dưỡng Cơ Sở - Khoa Điều Dưỡng – Hộ Sinh Trường đại học Điều dưỡng
Nam Định đã động viên giúp đỡ cả tinh thần và vật chất và tham gia nghiên cứu
cùng tôi trong thời gian làm nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các đồng chí lãnh đạo Bệnh viện, khoa
khám bệnh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định đã giúp đỡ tơi đã tơi thuận lợi hồn
thành việc thu thấp số liệu tại bệnh viện để tôi tiến hành luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình đã tạo điều kiện và ln ở bên tơi,
chia sẻ những khó khăn, vướng mắc và động viên tôi trong suốt thời gian làm
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Nam Định, ngày ….. tháng…..năm 2017
Tác giả

Trần Thu Hiền



iii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi là học viên lớp cao học Khóa 2, chuyên ngành Điều dưỡng, Trường Đại
học Điều dưỡng Nam Định xin cam đoan :
Đây là luận văn do chính tôi trực tiếp thực hiện nghiên cứu dưới sự hướng
dẫn của thầy giáo.
Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công
bố ở Việt Nam.
Các số liệu và thơng tin trong nghiên cứu hồn tồn chính xác, trung thực và
khách quan. Đã được đồng ý thu thập và xác nhận của cơ sở nơi mà tơi thực hiện
việc thu thập số liệu.
Tơi xin hồn toàn chịu trách nhiệm về những cam đoan này !
Nam Định, ngày ….. tháng…..năm 2017
Tác giả

Trần Thu Hiền


MỤC LỤC
TÓM TẮT............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................... ii
LỜI CAM ĐOAN...............................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ............................................................................ vii
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN..................................................................................... 4

1.1. Đại cương về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.................................................. 4
1.2. Yếu tố nguy cơ gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính........................................ 6
1.3. Triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.................................................... 8
1.4. Biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính............................................. 12
1.5. Tuân thủ điều trị của người bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.................12
1.6. Vị trí, tầm quan trọng của truyền thông – giáo dục sức khoẻ.............................18
1.7. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu......................................................................................... 19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................19
2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................. 20
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu............................................................... 20
2.3. Thiết kế nghiên cứu..................................................................................... 20
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu.................................................................. 21
2.5. Phương pháp thu thập số liệu...................................................................... 22
2.6. Các biến số nghiên cứu................................................................................ 22
2.7. Các khái niệm, thang đo, tiêu chuẩn đánh giá............................................. 25
2.8. Xử lý và phân tích số liệu............................................................................ 28
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu.................................................................................... 30
2.10. Sai số và biện pháp khắc phục sai số......................................................... 29
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................... 30
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu................................................. 30


3.2. Thực trạng kiến thức tuân thủ điều trị trước can thiệp giáo dục..................33
3.3. Sự thay đổi kiến thức, tuân thủ điều trị sau can thiệp giáo dục....................37
Chương 4: BÀN LUẬN..................................................................................... 46
4.1. Một số đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu............................................. 46
4.2. Đặc điểm liên quan đến điều trị................................................................... 47
4.3. Thực trạng và sự thay đổi kiến thức chung về bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính trước và sau can thiệp giáo dục............................................................... 49
4.4. Thực trạng và sự thay đổi kiến thức tuân thủ sử dụng thuốc trước và sau

can thiệp giáo dục........................................................................................... 50
4.5. Thực trạng và sự thay đổi kiến thức tuân thủ chế độ dinh dưỡng trước và
sau can thiệp giáo dục..................................................................................... 53
4.6. Thực trạng và sự thay đổi kiến thức kiến thức không sử dụng thuốc lá/
thuốc lào, hạn chế sử dụng bia/ rượu trước và sau can thiệp giáo dục............53
4.7. Thực trạng và sự thay đổi kiến thức về tuân thủ chế độ luyện tập và phục
hồi chức năng hô hấp trước và sau can thiệp giáo dục.................................... 54
4.8. Thực trạng và sự thay đổi kiến thức tuân thủ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính trước và sau can thiệp giáo dục...................................................................... 55
KẾT LUẬN.................................................................................................................................... 58
KHUYẾN NGHỊ................................................................................................ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1. Phiếu phỏng vấn đối tượng nghiên cứu
Phụ lục 2. Bản Đồng thuận
Phụ lục 3. Nội dung can thiệp cho người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Phụ lục 4. Danh sách người bệnh tham gia nghiên cứu
BIÊN BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1
BIÊN BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2
BIÊN BẢN BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
BIÊN BẢN CHỈNH SỬA SAU BẢO VỆ


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATS (American Thoracic Society) :

Hội lồng ngực Hoa kỳ

BPTNMT:


Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

NB:

Người bệnh.

FEV1 (Forced Expiratory Volume in one second):

Thể tích thở ra gắng sức trong
giây đầu tiên.

FVC:

Dung tích sống gắng sức.

GDSK:

Giáo dục sức khỏe.

KPT:

Khí phế thũng.

SVC (Slow Vital Capacity):

Dung tích sống thở chậm.

SDD:


Suy dinh dưỡng.

TT:

Truyền thơng.

VPQ:

Viêm phế quản mạn tính.

WHO (World Health Organization):

Tổ chức Y tế thế giới.


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.Phân loại mức độ trầm trọng theo chức năng thơng khí...........................10
Bảng 1.2. Phân loại mức độ trầm trọng theo chức năng thơng khí và triệu chứng lâm
sàng (Phân loại theo GOLD 2014).......................................................................... 11
Bảng 1.3. Các bước tư vấn cai thuốc lá 5A............................................................. 13
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu................................ 31
Bảng 3.2. Đặc điểm liên quan đến điều trị.............................................................. 32
Bảng 3.3.Thực trạng kiến thức chung về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trước can
thiệp giáo dục.......................................................................................................... 33
Bảng 3.4. Thực trạng kiến thức tuân thủ sử dụng thuốc trước can thiệp giáo dục
34
Bảng 3.5.Thực trạng kiến thức tuân thủ chế độ dinh dưỡng trước can thiệp giáo
dục........................................................................................................................... 35

Bảng 3.6. Thực trạng kiến thức tuân thủ không sử dụng thuốc lá/ thuốc lào, hạn
chế sử dụng bia/ rượu trước can thiệp giáo dục....................................................... 35
Bảng 3.7. Thực trạng kiến thức tuân thủ chế độ luyện tập, phục hồi chức năng
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trước can thiệp giáo dục..........................................36
Bảng 3.8. Kết quả kiến thức chung về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính trước và sau
can thiệp giáo dục.................................................................................................... 38
Bảng 3.9. Kết quả đánh giá sự thay đổi kiến thức trước và sau can thiệp giáo dục . 38

Bảng 3.10. Kết quả kiến thức về tuân thủ sử dụng thuốc trước và sau can thiệp giáo
dục........................................................................................................................... 39
Bảng 3.11. Kết quả đánh giá sự thay đổi kiến thức tuân thủ sử dụng thuốc trước và
sau can thiệp............................................................................................................ 39
Bảng 3.12. Kết quả đánh giá sự thay đổi kiến thức tuân thủ chế độ dinh dưỡng trước
và sau can thiệp....................................................................................................... 40
Bảng 3.13. Kết quả kiến thức về tuân thủ không sử dụng thuốc lá/ thuốc lào, hạn
chế sử dụng bia/ rượu trước và sau can thiệp.......................................................... 41


vi

Bảng 3.14. Kết quả đánh giá sự thay đổi kiến thức không sử dụng thuốc lá/ thuốc
lào, hạn chế sử dụng bia/ rượu trước và sau can thiệp............................................. 42
Bảng 3.15. Kết quả kiến thức về tuân thủ chế độ luyện tập và phục hồi chức năng
hô hấp trước và sau can thiệp giáo dục.................................................................... 43
Bảng 3.16. Kết quả đánh giá sự thay đổi kiến thức tuân thủ chế độ luyện tập và
phục hồi chức năng trước và sau can thiệp.............................................................. 44
Bảng 3.17. Kết quả đánh giá sự thay đổi kiến thức tuân thủ điều trị bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính trước và sau can thiệp.................................................................... 44



vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo địa bàn sinh sống của đối tượng nghiên cứu.................... 31
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm nhu cầu cung cấp thông tin cho người bệnh............................ 34
Biểu đồ 3.3. Phân bố kiến thức tuân thủ không sử dụng thuốc lá/ thuốc lào............41
Biểu đồ 3.4. Phân bố kiến thức hạn chế sử dụng bia/rượu....................................... 42
Biểu đồ 3.5. Phân loại kiến thức tuân thủ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
trước và sau khi can thiệp........................................................................................ 44


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh lý hơ hấp mạn tính có thể dự phịng và
điều trị được. Bệnh đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra khơng có khả năng
hồi phục hồn tồn, sự cản trở thơng khí này thường tiến triển từ từ và liên quan đến
phản ứng viêm bất thường của phổi với các hạt bụi hoặc khí độc hại mà trong đó có
khói thuốc lá, thuốc lào đóng vai trị hàng đầu [4], [32].
Yếu tố nguy cơ hàng đầu là hút thuốc lá, ngồi ra mơi trường khơng khí bị ô
nhiễm nặng, yếu tố phơi nhiễm nghề nghiệp cao làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử
vong của các bệnh đường hô hấp đặc biệt là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [3], [20].
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là vấn đề sức khỏe cộng đồng, thể hiện qua tần
suất bệnh, tỷ lệ tử vong, tỷ lệ tàn phế cao và đang tăng lên. Theo Tổ chức Y tế Thế
giới, ước tính đến năm 2030 bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ là nguyên nhân gây tử
vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới với tỷ lệ tử vong từ 10 - 500/100.000 dân với
khoảng 6% nam và 2 - 4 % nữ [38]. Tại Việt Nam, thống kê cho thấy tỷ lệ mắc bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính trong cộng đồng dân cư từ 40 tuổi trở lên là 4,2%; trong đó
nam là 7,2% và nữ là 1,9% [18]. Nghiên cứu của Nguyễn Minh Sang ghi nhận bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính có những đặc điểm về di truyền học, biểu hiện lâm sàng và

các xét nghiệm bệnh rất phong phú và có sự khác nhau trong đáp ứng điều trị dẫn
đến hậu quả diễn biến bệnh nặng hơn và tăng khả năng xuất hiện đợt cấp cao hơn do
khơng tiếp cận điều trị một cách chính xác [17].
Cùng với gánh nặng về bệnh tật và tử vong của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
là gánh nặng về kinh tế. Ở Châu Âu, tổng chi phí trực tiếp cho bệnh hô hấp khoảng
6% tổng ngân sách cho chăm sóc sức khỏe, trong đó bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
chiếm 65% (38,8 tỷ EURO) [26]. Đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có chi phí
lớn nhất trong tổng gánh nặng chung về Y tế, và chi phí tăng theo mức độ nặng của
bệnh. Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Phú và cộng sự ghi nhận chi phí điều trị bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính là một gáng nặng đối với kinh tế của người bệnh và gia
đình người bệnh [15].


2

Để có thể hạn chế sự diễn biến của bệnh cần phải có sự nhận thức đúng đắn
về sự tuân thủ điều trị của người bệnh về việc sử dụng thuốc, các biện pháp luyện
tập và thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh, cai thuốc lá và tái khám đúng
lịch là kiến thức, thái độ, thực hành sử dụng dụng thuốc theo hướng dẫn của nhân
viên y tế … chính là cơ sở để điều trị hiệu quả, kiểm soát được bệnh, giảm tần suất
nhập viện điều trị của người bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, từ đó làm giảm
gánh nặng chi phí điều trị cho gia đình và xã hội [4], [15], [30], [34].
Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định là đơn vị sự nghiệp có thu, trực thuộc Sở y
tế tỉnh Nam Định, thực hiện kế hoạch của tỉnh giao là 600 giường. Bệnh viện thực
hiện 7 nhiệm vụ chức năng do Bộ y tế quy định nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân
dân trong và ngoài tỉnh lân cận đến khám và điều trị (Hà Nam, Thái Bình, Ninh
Bình). Trong những năm qua bệnh viện luôn đẩy mạnh phát triển và áp dụng các kỹ
thuật mới về y học trong chẩn đoán và điều trị cho người bệnh, giúp người bệnh tiếp
cận các dịch vụ y tế ngay tại tỉnh nhà. Bệnh viện đã triển khai chương trình quản lý
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại phịng khám ngoại trú từ năm 2009, số người bệnh

tham gia vào chương trình quản lý bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là 300 người bệnh.
Tuy nhiên hiện nay có rất ít các nghiên cứu đánh giá về hiệu quả của chương trình
quản lý người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính [14].
Với mục đích đánh giá hiệu quả của trong việc quản lý người bệnh bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính cung cấp bằng chứng cho thực hành Điều dưỡng và vì vậy nhóm
nghiên cứu tiến hành đề tài “Nhận xét kết quả giáo dục sức khỏe về tuân thủ
điều trị của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại
bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.

Mô tả kiến thức tuân thủ điều trị của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn

tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2017.
2.

Đánh giá sự thay đổi kiến thức tuân thủ điều trị của người mắc bệnh phổi

tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định sau can
thiệp giáo dục.


4

Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Đại cương về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
1.1.1. Khái niệm
Theo Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease (GOLD)
2016
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là bệnh phổ biến dự phòng và
điều trị được, đặc trưng bởi giới hạn dịng khí thường là tiến triển và kết hợp với
tăng đáp ứng viêm ở đường dẫn khí và ở phổi với hạt và khí độc hại [38].
Theo GOLD 2017 có bổ sung
BPTNMT là bệnh phổ biến dự phịng và điều trị được, đặc trưng bởi sự hiện
diện của triệu chứng hơ hấp và giới hạn dịng khí do đường dẫn khí và/hoặc bất
thường ở phế nang thường do bởi tiếp xúc với hạt và khí độc hại [27].
Theo Hội Lồng ngực Hoa kỳ (ATS- 2011)
BPTNMT là tình trạng bệnh lý của viêm phế quản mạn (VPQM) và/hoặc khí
phế thũng (KPT) có tắc nghẽn lưu lượng khí trong các đường hô hấp. Sự tắc nghẽn
này xảy ra từ từ và có khi kèm theo phản ứng phế quản, có thể không hồi phục hoặc
hồi phục một phần [24].
Chỉ những trường hợp hen phế quản (HPQ) nặng, có co thắt phế quản không hồi
phục mới được xếp vào BPTNMT.
1.1.2. Dịch tễ học bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) với số liệu nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ mắc các
bệnh khác nhau giữa các khu vực trên thế giới. Tỷ lệ mắc BPTNMT cao nhất ở
những quốc gia mà hút thuốc còn phổ biến. Tỷ lệ bệnh thấp nhất trong nam giới là
2,96/1000 dân ở Bắc Phi và Trung Đông và tỷ lệ bệnh thấp nhất ở nữ giới là
1,79/1000 dân các quốc gia và vùng đảo ở Châu Á [38], [42].
Tại Hoa Kỳ: Tỷ lệ tử vong do BPTNMT tăng lên đều đặn trong vài thập kỷ qua.
Theo Mannino.DM và cộng sự, tại Hoa Kỳ khảo sát mang tình quốc gia trên mẫu
đại diện ở những người > 25 tuổi thì tỷ lệ mắc BPTNMT là 5% [25]. Ghi nhận ảnh


5


hưởng của BPTNMT tại Hoa Kỳ, cho thấy BPTNMT là nguyên nhân đứng thứ 3
gây tử vong tại đây. Chi phí để điều trị, chăm sóc, quản lý người bệnh (NB)
BPTNMT ước tính tiêu tốn 49,9 tỷ USD trong năm 2010 [24].
Tại Châu Âu: Theo nghiên cứu hiện nay cho thấy tỷ lệ mắc BPTNMT là khoảng
6% ở người trưởng thành, chủ yếu là người hút thuốc lá [37].
Tại Châu Á: Thống kê trên 38 nghiên cứu, tỷ lệ mắc BPTNMT được ước tính là
6,4%. Chiếm đến 62% NB ở độ tuổi 40 - 64 tuổi, tỷ lệ mắc BPTNMT tăng theo tuổi
cụ thể tăng nguy cơ mắc bệnh đến 5 lần những người trên 65 tuổi so với những
người dưới 40 tuổi [27]. Một cuộc khảo sát được diễn ra năm 2012 tại 9 vùng lãnh
thổ Châu Á Thái Bình dương (Trung Quốc, Hồng Kơng, Đài Loan, Indonesia,
Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) đã ghi nhận tỷ lệ mắc
BPTNMT là 6,2% với 19,1% là NB nặng, giá trị trung bình mức độ khó thở đo bằng
MRC là 2,3 điểm. Đây là vùng dân số đang phát triển với tốc độ cao lại đứng trước
gánh nặng bệnh tật điển hình là tỷ lệ mắc BPTNMT thuộc tỷ lệ cao qua đó thấy
được nhu cầu tăng cường quản lý giáo dục, chăm sóc y tế rất lớn tại khu vực này
[39].
Tình hình ở Việt Nam, một số nghiên cứu cho thấy BPTNMT cũng có chiều
hướng gia tăng theo xu hướng chung của thế giới. Nguyễn Thị Xuyên (2010) tiến
hành nghiên cứu dịch tễ BPTNMT trên 25000 người lớn từ 15 tuổi trở lên tại 70
điểm thuộc 48 tỉnh thành phố đại diện cho dân số Việt Nam. Kết quả cho thấy tỷ lệ
mắc BPTNMT chung toàn quốc ở tất cả lửa tuổi nghiên cứu là 2,2%, tỷ lệ mắc
BPTNMT ở nam là 3,4% và ở nữ là 1,1%. Một số nghiên cứu về đặc điểm lâm sàng,
X-quang phổi, chức năng thơng khí ở các NB điều trị nội trú cho thấy các NB
thường ở giai đoạn muộn, việc điều trị trở lên tốn kém và ít hiệu quả hơn [23]. Báo
cáo của Đinh Ngọc Sỹ và cộng sự trong Hội nghị Lao và Bệnh phổi tháng 6 năm
2011 cho biết tỉ lệ BPTNMT trong cộng đồng dân cư Việt Nam từ 40 tuổi trở lên là
4,2%; trong đó nam là 7,1% và nữ là 1,9% [18]. Có một số nghiên cứu khảo sát đặc
điểm và tỷ lệ mắc BPTNMT như nghiên cứu khảo sát đặc điểm và tỷ lệ BPTNMT
tại thành phố Vinh – Nghệ An năm 2002, tỷ lệ mắc BPTNMT trong cộng



6

đồng dân cư là 6,42% trong đó nữ chiếm 16,87% và nam chiếm 83,13%, nhóm tuổi
mắc bệnh cao nhất trên 60 tuổi chiếm 59,81% [11]. Một nghiên cứu khác của Trần
Thị Hằng và cộng sự về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị đợt
bùng phát BPTNMT tại bệnh viện đa khoa Bắc Kạn ghi nhận nghiên cứu trên 55
NB trong đợt bùng phát của BPTNMT điều trị tại Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn, rút
ra một số kết luận sau: Đợt bùng phát của BPTNMT thường gặp ở nhóm 70 -79 tuổi
(40,0%); Bệnh gặp chủ yếu gặp ở nam giới với tỷ lệ 73,6%. NB có tiền sử hút thuốc
lá, thuốc lào chiếm tỷ lệ 69,1%. NB nhập viện thường ở giai đoạn III chiếm 65,4%.
Các triệu chứng lâm sàng nổi bật là ho, khó thở, rì rào phế nang giảm, ran ở phổi
đều gặp 100%. Và cuối cùng các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng giảm rõ rệt
sau điều trị (p < 0,05) [5]. Ghi nhận của Trần Quang Thắng tại bệnh viện Lão Khoa
Trung Ương cho thấy NB ở độ tuổi 70,4 ± 8,2 tuổi, trong đó tỷ lệ sử dụng thuốc lá
lên đến 78,1%, các triệu chứng lâm sàng đặc trưng: Ho, khạc đờm, khó thở là các
triệu chứng nổi bật [21].
1.2. Yếu tố nguy cơ gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
1.2.1. Các yếu tố liên quan đến cơ địa
Yếu tố Gen
Yếu tố di truyền đáng lưu ý nhất là thiếu hụt bẩm sinh α1 antitrypsine. Sự
phát triển sớm và nhanh khí phế thủng tồn tiểu thuỳ.
Mức độ giảm FEV1 ở người khơng hút thuốc có giảm α1 antitrypsine là 5080ml/ năm
Mức độ giảm FEV1 ở người hút thuốc có giảm α1 antitrypsine là 100- 120
ml/ năm [5], [20].
Sự tăng đáp ứng phế quản
Hen và tăng đáp ứng đường thở cũng được xác định là yếu tố nguy cơ cho
BPTNMT. Tuy nhiên cơ chế tăng đáp ứng đường thở dẫn đến BPTNMT vẫn đang
được nghiên cứu [5].

Sự phát triển của phổi
Liên hệ với quá trình xảy ra trong giai đoạn mang thai, cân nặng lúc sinh và
sự tiếp xúc với môi trường trong thời kỳ thiếu niên [5].


7

Tuổi
BPTNMT hay gặp ở những người từ 40 tuổi trở lên có tiền sử hút thuốc lá.
Tỉ lệ mắc bệnh gia tăng theo tuổi [5], [9].
1.2.2. Các yếu tố liên quan đến mơi trường
Khói thuốc lá
Liên hệ rất chặt chẽ với BPTNMT, điều này xảy ra có lẽ là do những yếu tố
di truyền [20]. Không phải tất cả người hút thuốc lá đều mắc bệnh BPTNMT, 85 90% NB mắc BPTNMT có sử dụng thuốc lá. Hút thuốc lá > 20 gói/năm có nguy cơ
cao dẫn đến BPTNMT. Tiếp xúc thụ động với thuốc lá cũng có thể góp phần gây
nên BPTNMT [5]. Nghiên cứu của Trần Hoàng Thành ghi nhận số NB sử dụng
thuốc lá > 10 năm chiếm tỷ lệ 68% trong nghiên cứu mắc BPTNMT có các triệu
chứng ho (86,5%), khạc đờm và tình trạng khó thở đều chiếm ở tỷ lệ cao [22].
Bụi và chất hố học nghề nghiệp, ơ nhiễm mơi trường
Ơ
nhiễm làm gia tăng tần suất mắc bệnh hô hấp, làm tắc nghẽn đường
dẫn
khí, giảm FEV1 nhanh hơn Những bụi và chất hố học nghề nghiệp (hơi nước, chất
kích thích, khói) có thể gây nên BPTNMT độc lập với hút thuốc lá, các tác nhân bụi,
hoá chất khi xâm nhập vào đường thở, lắng đọng ở biểu mơ phế quản, lịng phế
nang từ đó gây viêm biểm mơ phế quản, xâm nhập bạch cầu đa nhân và đại thực
bào. Giải phóng các hố chất trung gian hố học gây nên tình trạng phù nề tăng tiết
và co thắt cơ trơn phế quản [5], [20].
Có một số nghiên cứu cho rằng các tiểu phần ô nhiễm không khí sẽ làm thêm
gắng nặng ở lượng khí hít vào [20]. Ơ nhiễm mơi trường trong nhà như chất đốt,

chất đốt cháy từ nấu ăn và hơi nóng là những yếu tố tác động đến BPTNMT [5].
Nhiễm khuẩn đường hơ hấp
Nhiễm khuẩn có liên quan đến ngun nhân cũng như tiến triển của
BPTNMT. Nhiễm trùng hô hấp ở thời kỳ thiếu niên cũng có thể gây BPTNMT ở
thời kỳ trưởng thành [5]. Nghiên cứu trên 1 nhóm NB mắc BPTNMT đang điều trị
tại Khoa Hô Hấp- Dị Ứng Bệnh viện Hữu Nghị có số lần nhập viện >6 lần/ năm ghi


8

nhận tỷ lệ nhiễm khuẩn hô hấp chiếm tới 77,78% cụ thể do vi khuẩn Streptococus
pnenumoniae chiếm 30,56%, do vi khuẩn Haemophilus influenzae chiếm 25% [10].
1.3. Triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
1.3.1. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng cơ năng
Ho: Ho mạn tính, thường là triệu chứng đầu tiên của BPTNMT, lúc đầu ho ít,
nhưng sau đó ho xảy ra hàng ngày, thường suốt cả ngày, ít khi ho ban đêm. Một số
trường hợp sự giới hạn lưu lượng khí có thể xảy ra mà khơng ho [5], [20].
Khạc đờm: Số lượng nhỏ đờm dính sau nhiều đợt ho [11], [17].
Khó thở: Là triệu chứng quan trọng của BPTNMT và là lý do mà hầu hết
NB phải đi khám bệnh, khó thở trong BPTNMT là một loại khó thở dai dẳng và xảy
ra từ từ, lúc đầu chỉ xảy ra khi gắng sức như đi bộ hay chạy lên thang lầu, khi chức
năng phổi bị giảm, khó thở trở nên nặng hơn và NB không thể đi bộ được hay
không thể mang một xách đồ ăn, cuối cùng là khó thở xảy ra trong những hoạt động
hàng ngày (mặc áo quần, rửa tay chân hay cả lúc nghỉ ngơi) [17].
Triệu chứng thực thể [17].
Tần số nhịp thở lúc nghỉ ngơi thường lớn hơn 20 lần/ phút.
Lồng ngực hình thùng, các xương sườn nằm ngang, khoảng gian sườn giãn.
Phần dưới lồng ngực co vào trong khi hít vào.
Rì rào phế nang giảm, có thể có ran rít, ran ngáy, ran nổ.

Có thể thấy dấu hiệu suy tim phải (phù, gan to, tĩnh mạch cổ nổi)
Ở giai đoạn cuối của BPTNMT thường hay có triệu chứng
+

Viêm phổi.

+

Tâm phế mạn.

+

NB thường tử vong do suy hơ hấp cấp tính trong đợt bùng phát của

BPTNMT.


9

1.3.2.Cận lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
X-quang phổi [5], [17], [20]
Có các dấu hiệu sau:
- Hình ảnh viêm phế quản mạn tính:
+ Hình ảnh dày thành phế quản.

+ Dấu hiệu giãn nhẹ phế quản.
+ Dấu hiệu ùn tắc dịch trong lịng phế quản.
+

Hình ảnh mạch máu:


Động mạch phổi ngoại vi thưa thớt tạo nên vùng giảm động mạch kết hợp

với hình ảnh căng giãn phổi.
+

Hình ảnh động mạch phổi tăng đậm:

- Hình ảnh giãn phế nang gồm các triệu chứng:
+ Căng giãn phổi (Overinflation).
+ Giảm mạng lưới mạch máu (Oligema).
+ Có các bóng khí (Bullae).
* Chụp CT lồng ngực
-

Hình ảnh tổn thương phế quản và tiểu phế quản.

-

Hình ảnh ùn tắc dịch trong lịng phế quản.

-

Hình ảnh khí phế thũng.

* Thơng khí phổi ở bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Thơng khí phổi (TKP) có vai trị trong chẩn đoán xác định
BPTNMT, giai
đoạn bệnh, theo dõi kết quả điều trị, tiến triển và tiên lượng bệnh.
-


Đo chức năng thông khí phổi cho những NB có ho, khạc đờm mạn tính

hoặc những NB có tiếp xúc với những yếu tố nguy cơ cho phép chẩn đoán sớm
BPTNMT. Khi FEV1/FVC < 70%, FEV1 < 80% SLT là tiêu chuẩn chẩn đoán
BPTNMT [38].


10

1.3.3. Phân giai đoạn theo mức độ trầm trọng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Theo Hội lồng ngực Hoa Kỳ (năm 2011) [37]
Chia ba giai đoạn:
+ Giai đoạn I: FEV1 > 50% trị số lý thuyết
+ Giai đoạn II: FEV1 = 35% - 49% trị số lý thuyết
+ Gai đoạn III: FEV1 < 35% trị số lý thuyết
Theo Hội hô hấp Châu Âu (ERS) (năm 2011) [41]
Chia 3 mức độ:
+

Nhẹ:FEV1 > 70% trị số lý thuyết

+

Trung bình: FEV1 = 50% - 69% trị số lý thuyết

+ Nặng:

FEV1 < 50% trị số lý thuyết.


Theo GOLD (năm 2011): Hiện nay Tổ chức Y tế thế giới và Viện Tim, Phổi
Quốc gia Mỹ khuyến cáo nên áp dụng cách phân chia này vì đây là cách phân chia
chi tiết hơn và chính xác hơn [38].
Bảng 1. 1.Phân loại mức độ trầm trọng theo chức năng thơng khí
Giai đoạn
Mức độ I: Nhẹ
Mức độ II: Trung bình
Mức độ III: Nặng
Mức độ IV: Rất nặng


11

Bảng 1. 2. Phân loại mức độ trầm trọng theo chức năng thơng khí và triệu
chứng lâm sàng (Phân loại theo GOLD 2014) [38]

thở

Nhóm (A): Nhóm có nguy cơ thấp, ít triệu chứng. Mức độ tắc nghẽn đường

nhẹ, trung bình và/hoặc có 0 - 1 đợt cấp trong vịng 12 tháng và mức độ khó thở giai
đoạn 0 hoặc 1 (theo phân loại mMRC) hoặc điểm CAT < 10.
- Nhóm (B): Nhóm có nguy cơ thấp, nhiều triệu chứng. Mức độ tắc nghẽn đường
thở nhẹ, trung bình và/hoặc có 0 - 1 đợt cấp trong vòng 12 tháng và mức độ khó thở
giai đoạn 2 trở lên (theo phân loại mMRC) hoặc điểm CAT ≥ 10.
thở

Nhóm (C): Nhóm có nguy cơ cao, ít triệu chứng. Mức độ tắc nghẽn đường

nặng, rất nặng và/hoặc có ≥ 2 đợt cấp trong vịng 12 tháng (hoặc có 1 đợt cấp nặng

phải nhập viện hoặc phải đặt nội khí quản) và mức độ khó thở giai đoạn 0 hoặc 1
(theo phân loại mMRC) hoặc điểm CAT < 10.
Nhóm (D): Nhóm có nguy cơ cao, nhiều triệu chứng. Mức độ tắc nghẽn
đường thở


nặng, rất nặng và/hoặc có ≥ 2 đợt cấp trong vịng 12 tháng (hoặc có 1 đợt cấp nặng
phải nhập viện hoặc phải đặt nội khí quản) và mức độ khó thở giai đoạn 2 trở lên
(theo phân loại mMRC) hoặc điểm CAT ≥ 10.


12

1.4. Biến chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Người mắc BPTNMT có thể bị các biến chứng [9]
-

Viêm phổi

-

Tăng áp động mạch phổi

-

Tăng hồng cầu (Polycythemia)

-

Suy tim phải


-

Loạn nhịp tim

-

Tử vong do suy hô hấp

1.5. Tuân thủ điều trị của người bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
1.5.1. Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Điều trị dùng thuốc và điều trị không dùng thuốc [4], [36], [37]
Điều trị dùng thuốc
Thuốc giãn phế quản
Giúp cải thiện triệu chứng nhưng khơng cải thiện chức năng hơ

-

hấp.
-

Ưu tiên dùng đường hít.

-

Các nhóm thuốc [4] :
+ Đồng vận β2: Salbutamol, terbutaline, fenoterol, pirbuterol,
reproterol.
+
Kháng cholinergic (ipratropium, oxitropium,

tiotropium…).
+

-

Methylxanthines: Aminophyllin, Theophylline.

Ưu điểm: Tác dụng nhanh, tức thời, giúp cắt cơn nhanh hơn

đường uống đồng thời ít tác dụng phụ tồn thân vì tác dụng trực tiếp lên phổi.
- Khuyết điểm: Khó thực hiện đúng cách.
Có 3 dạng: Bình xịt định liều, bình hít dạng bột, phun khí dung.
Điều trị khơng dùng thuốc
Ngừng thuốc lá [4], [ 12], [33]
-

Thuốc lá là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của BPTNMT.

Cai thuốc lá là biện pháp giúp làm chậm sự sụt giảm chức năng
hô hấp.


-

Tư vấn và điều trị cai thuốc lá nên được thực hiện như một biện pháp

điều trị khởi đầu và chuyên sâu.



×