Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan nguyên phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (391.51 KB, 6 trang )

EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG Ở BỆNH
NHÂN UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN NGUYÊN PHÁT
Bùi Đặng Minh Trí1, Bùi Đặng Phương Chi1

TÓM TẮT
Mục tiêu: Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
ở bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào gan nguyên phát. Đối
tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu trên 65 bệnh
nhân ung thư biểu mô tế bào gan có HBV dương tính.
Kết quả: Triệu chứng lâm sàng đa dạng, những
triệu chứng hay gặp là đau hạ sườn phải (41,5%), mệt
mỏi thường xuyên (55,4%), sạm da (47,7%); gan to cứng
(38,5%), vàng da – vàng niêm mạc (35,4%). Nồng độ
AFP-L3 trung bình là 1820,5 ± 9863,5 ng/ml; tỷ lệ % AFP/
AFP-L3 trung bình là 27,92 ± 20,98% và nồng độ AFP
trung bình là 3403,3 ± 12517,3 ng/ml. Các xét nghiệm
về chức năng gan như hoạt độ AST trung bình là 115,57
± 113,06 U/L; ALT trung bình là 84,19 ± 119,90 U/L và
GGT trung bình là 245,42 ± 377,61 U/L. 66,7% bệnh


nhân ở giai đoạn III và IV theo phân loại TNM; 44,6%
bệnh nhân ở giai đoạn Child-Pugh B và C. Kết luận: Các
triệu chứng lâm sàng thường gặp trên bệnh nhân UTBM tế
bào gan nguyên phát là đau hạ sườn phải, mệt mỏi thường
xuyên, sạm da, gan to cúng, vàng da – niêm mạc, tăng
AFP-L3, AFP, tăng AST, ALT, GGT.
Từ khóa: Ung thư biểu mơ tế bào gan, ung thư
nguyên phát.
SUMMARY:
RESEARCH ON CLINICAL, SUBCLINICAL
CHARACTERISTICS
ON
PATIENTS
OF
HEPATOCELLULAR CARCINOMA
Objective: Examining clinical and subclinical
characteristics on patients of hepatocellular carcinoma.
Subject and method: progressive study on 65 patients
with Hepatocellular Carcinoma (HCC) with positive HBV
test. Results: Clinical symptoms: pain hypochondriac au
right (41.5%) hypasthenia chronicaliy (55.4%) darkening
of the skin (47.7), hepatomegaly (38.5), yellowing of the
skin (35.4%). AFP-L3 concentrations average 1820.5
± 9863.5 ng/ml; rate AFP/AFP-L3 average 27.92 ±

20.98%; AFP concentrations average 3403.3 ± 12517.3
ng/ml; concentrations average AST 115.57 ± 113.06 U/L;
ALT: 84.19 ± 119.90 U/L; GGT: 245.42 ± 377.61 U/L.
66.7% of patients in stage III and IV according to the
TNM classification, 44.6% in patients with Child-Pugh

stage B and C. Conclusion: Common clinical symptoms
on patients of hepatocellular carcinoma include pain
hypochondriac au right, hypasthenia chronicaliy,
darkening of the skin, hepatomegaly, yellowing of
the skin, increasing AFP-L3 and AFP concentration.
Increasing AST, ALT, GGT level.
Keywords: Hepatocellular carcinoma, primary cancer.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư biểu mô tế bào gan là một bệnh khá phổ
biến ở Việt Nam và trên thế giới, theo WHO, ước tính
mỗi năm có thêm hơn 500000 ca mắc mới; bệnh tiến triển
và tiên lượng nặng nề tỷ lệ tử vong cao [6]. Ngày nay,
nhiều kỹ thuật hiện đại đã được ứng dụng trong y học
để phát hiện, chẩn đoán ung thư biểu mô tế bào gan sớm
như: định lượng chất chỉ điểm khối u (AFP), chẩn đoán tế
bào học qua sinh thiết khối u bằng kim nhỏ, nội soi, siêu
âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp động mạch gan… nhưng
biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng vẫn được đánh giá
là phương pháp có giá trị trong chẩn đốn sớm ung thư
biểu mô tế bào gan nhất là trong điều kiện ở nước ta. Để
tìm hiểu rõ hơn các biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng chủ
yếu ở bệnh nhân ung thư biểu mơ tế bào gan có HBV
dương tính, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này nhằm mục
tiêu: “Đánh giá đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh
nhân ung thư biểu mô tế bào gan nguyên phát”.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
65 bệnh nhân được chẩn đốn ung thư biểu mơ tế
bào gan, khám và điều trị nội ngoại trú tại Bệnh viện


1. Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Chịu trách nhiệm chính: Bùi Đặng Minh Trí; SĐT: 091.418.6944, Email:
Ngày nhận bài: 12/08/2020

Ngày phản biện: 19/08/2020

Ngày duyệt đăng: 26/08/2020
Tập 59 - Số 6-2020
Website: yhoccongdong.vn

45


2020

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Thống Nhất và Bệnh viện Hòa Hảo TP. Hồ Chí Minh từ
ngày 01/03/2012 đến 30/4/2013.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tiến cứu, chọn bệnh nhân và kỹ
thuật phân tích kết quả theo thống kê mơ tả cắt ngang.
Tất cả bệnh nhân nghiên cứu đều được hỏi bệnh và
thăm khám kỹ lưỡng, làm đầy đủ các xét nghiệm, ghi
biên bản theo mẫu bệnh án thống nhất phù hợp với

mục tiêu nghiên cứu do các bác sỹ chuyên khoa tiêu
hóa thực hiện.
- Đặc điểm cận lâm sàng: Làm tại khoa sinh hóa, vi

sinh và miễn dịch Bệnh viện Thống Nhất và Bệnh viện
Hòa Hảo TP. HCM.
- Thu thập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.0
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bảng 1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu phân bố theo nhóm tuổi và giới
Nam

Nhóm tuổi

Nữ

Tổng số

p

n

%

n

%

n

%

40-55


13

20,0

05

07,7

18

27,7

56-70

20

30,8

10

15,4

30

46,2

> 70

11


16,9

06

09,2

17

26,1

Tổng số

44

67,7

21

32,3

65

100

Tuổi trung bình

61,48 ± 11,26

Nhận xét: Tuổi hay gặp nhất từ 55 trở lên chiếm
72.3%. Tuổi trung bình chung của nhóm nghiên cứu là

61,75 ± 11,01 tuổi. Chủ yếu là nam giới chiếm 67.7%.

62,33 ± 10,72

< 0,05

61,75 ± 11,01

> 0,05

Khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 ở
tuổi trung bình giữa giới nam và giới nữ của các đối tượng
nghiên cứu.

Bảng 2. Đặc điểm lâm sàng của mẫu nghiên cứu
Đặc điểm chung

Số bệnh nhân (n)

Tuổi trung bình

Tỷ lệ (%)

61,75 ± 11,01

Giới tính

Nam
Nữ


44
21

67,7
32,3

Địa dư

Thành thị
Nông thôn

45
20

69,2
30,8

Giai đoạn TNM

I
II
III
IV

00
21
36
08

00,0

32,3
55,4
12,3

Giai đoạn Barcelona

0
A
B
C
D

00
00
21
36
08

00,0
00,0
32,3
55,4
12,3

Child-Pugh

A
B
C


36
21
08

55,4
32,3
12,3

46

Tập 59 - Số 6-2020
Website: yhoccongdong.vn

> 0,05


EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Nhận xét: Số bệnh nhân ở thành thị có 45 bệnh
nhân chiếm tỷ lệ 69,2%; về giai đoạn bệnh có giai đoạn C

chiếm ưu thế có 36 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 55,4% và phân

độ chức năng gan Child-Pugh B có 21 bệnh nhân chiếm
tỷ lệ 32,3%.

Biểu đồ 1. Phân bố mẫu nghiên cứu theo tiền sử bệnh và giới
% 50

40,0%

40

Nam

p > 0,05

30

Nữ

27,7%

26,2%

20
10

6,2%

0

Xơ gan

Viêm gan mạn

Nhận xét: Sự phân bố mẫu nghiên cứu theo tiền sử bệnh và giới cho thấy tỷ lệ nam xơ gan chiếm 40,0% cao hơn
nhiều so với tỷ lệ nam viêm gan mạn chiếm 27,7%.
Biểu đồ 2. Đặc điểm các triệu chứng lâm sàng của mẫu nghiên cứu
% 60

55,4%

47,7%

50
35,4%

40
30

41,5%

38,5%
18,5%

20

16,9%

10
0

Mệt mỏi Vàng da
mắt

Sạm da

Nhận xét: Triệu chứng lâm sàng gặp ở nhóm nghiên
cứu: triệu chứng vàng da vàng mắt chiếm tỷ lệ 35,4%, tỷ
lệ sạm da chiếm 47,7%, tỷ lệ đau vùng gan chiếm 41,5%,

Đau vùng Sụt cân
gan

Gan to

Dịch ổ
bụng

sụt cân chiếm tỷ lệ 18,5%, gan to chiếm tỷ lệ 38,5% và tỷ
lệ dịch ổ bụng chiếm 16,9%.

Bảng 3. Đặc điểm cận lâm sàng của mẫu nghiên cứu
Đặc điểm cận lâm sàng

Giá trị trung bình (

AFP (ng/ml)

3403,3 ± 12517,3

AFP-L3 (ng/ml)


1820,5 ± 9863,5

AFP/AFP-L3 (%)

27,9 ± 20,9

Bilirubin TP (mg/dL)

27,09 ± 71,6

AST (U/L)

115,5 ± 113,0

ALT (U/L)

84,1 ± 119,9
Tập 59 - Số 6-2020
Website: yhoccongdong.vn

)

47


2020

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE


GGT (U/L)

245,4 ± 377,6

Albumin (g/dL)

33,1 ± 6,5

PLT (K/uL)

160,4 ± 73,4

INR

1,17 ± 0,33

TL Prothrombin

80,8 ± 12,5

Glucose máu lúc đói (µmol/l)

5,9 ± 1,8

Ure (µmol/l)

5,9 ± 2,4

Creatinine (mg/dL)


92,7 ± 25,0

Nhận xét: Kết quả ghi nhận xét nghiệm chẩn đoán
sớm ung thư gan như: nồng độ AFP-L3 trung bình là
1820,5 ± 9863,5 ng/ml; tỷ lệ % AFP/AFP-L3 trung bình
là 27,92 ± 20,98% và nồng độ AFP trung bình là 3403,3
± 12517,3 ng/ml. Các xét nghiệm về chức năng gan như
hoạt độ AST trung bình là 115,57 ± 113,06 U/L; ALT
trung bình là 84,19 ± 119,90 U/L và GGT trung bình là
245,42 ± 377,61 U/L.
IV. BÀN LUẬN
1. Đặc điểm của nhóm nghiên cứu phân bố theo
nhóm tuổi và giới
Bệnh nhân nghiên cứu tập trung nhiều nhất ở độ tuổi
56-70 (46,2%) và ở nam giới (67,7%) nhiều hơn nữ giới
(32,3%). Tuổi trung bình chung của nhóm nghiên cứu là
61,75 ± 11,01, trong đó tuổi trung bình ở nam là 61,48 ±
11,26 và ở nữ là 62,33 ± 10,72. Khơng có sự khác biệt có
ý nghĩa thống kê với p > 0,05 ở tuổi trung bình giữa nam
và nữ của các đối tượng nghiên cứu. Các đối tượng nghiên
cứu của chúng tơi cũng có cùng độ tuổi tương tự như các
nghiên cứu của Vũ Văn Vũ và cộng sự [7] và nghiên cứu
của Behne Tara và cộng sự [8]. Kết quả nghiên cứu của
Lê Lộc và cs, với 67% nam so với 33% nữ [4]. Nhưng
thấp hơn so với tỷ số 7,5/1 (88,6% nam, 11,4% nữ) trong
nghiên cứu của Nguyễn Bạch Đằng và Mai Hồng Bàng
năm 2010 [2]; và so với tỷ số 3/1 (75% nam, 25% nữ)
trong nghiên cứu tại bệnh viện Trường Đại học Y dược
Huế của Nguyễn Thị Kim Hoa, Võ Đặng Anh Thư và cs
(2010) [3]. Kết quả của Nguyễn Bạch Đằng, bệnh gặp chủ

yếu ở độ tuổi 40-69 (81,43%), đỉnh điểm của bệnh cũng
ở độ tuổi 50-59 (30%). Tuổi trung bình (55,8 ± 1,26) [2],
Nguyễn Thị Kim Hoa (53,7 ± 11,3) [3]
2. Đặc điểm về địa dư
Trong nghiên cứu này, chúng tơi phân nhóm bệnh

48

Tập 59 - Số 6-2020
Website: yhoccongdong.vn

nhân UTBMTBG thành 2 vùng: thành thị và nông thôn.
Theo tổng quát, bệnh nhân ở thành thị (69,2%) chiếm tỷ
lệ cao hơn ở nông thôn (30,8%). Riêng ở TPHCM số bệnh
nhân chiếm 28% trên tổng số các trường hợp khảo sát.
Về tuổi trung bình, khơng có sự khác có ý nghĩa thống kê
giữa 2 vùng. Tỷ lệ bệnh nhân nam ở thành thị hay nông
thôn đều cao hơn tỷ lệ bệnh nhân nữ.
3. Đặc điểm về tiền sử bệnh
Chúng tôi ghi nhận kết quả tiền sử bệnh và phân
theo từng nhóm tiền sử bệnh như xơ gan, viêm gan mạn,
HBsAg (+). Cho thấy, tiền sử xơ gan chiếm tỷ lệ cao nhất
(66,2%), thấp nhất là viêm gan mạn (33,8%) và HBsAg
(+) là 63,1%. Về sự phân bố nhóm các tiền sử bệnh khơng
thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 giữa
các nhóm. Có thể do nghiên cứu của chúng tôi chưa đủ
nhiều đối tượng trong từng nhóm bệnh sử, nên chưa thấy
có sự khác biệt có ý nghĩa trong cách phân nhóm này.
4. Đặc điểm về giai đoạn TNM
TNM được chia làm 4 giai đoạn I, II, III, IV. Trong

nghiên cứu của chúng tôi, khơng có giai đoạn I, giai đoạn
IV chiếm tỷ lệ rất thấp 12,3%, giai đoạn III chiếm tỷ lệ cao
nhất 55,4%, giai đoạn II là 32,3%.
5. Đặc điểm về giai Đoạn Barcelona
Trong nghiên cứu của chúng tơi, khơng có giai đoạn
0, giai đoạn D chiếm tỷ lệ rất thấp 12,3%, giai đoạn C
chiếm tỷ lệ cao nhất 55,4%, giai đoạn B là 32,3%. So với
nghiên cứu của Vũ Văn Vũ, giai đoạn C cũng chiếm tỷ
lệ cao nhất là 74,8%, tỷ lệ này cao hơn của chúng tôi [7].
6. Đặc điểm về Child - Pugh
Trong nghiên cứu của chúng tôi, Child A 55,4%,
Child B 32,3%, Child C 12,3%. Nghiên cứu của chúng tôi
phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Đại Bình, Makoto
Kobayashi, Ryosuke Tateishi và Hidenori Toyoda, phân
độ Child A chiếm cao nhất lần lượt là Nguyễn Đại Bình


EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
67,3%, Makoto Kobayashi 72,5%, Ryosuke Tateishi

72,3%, Hidenori Toyoda 80%, phân độ Child C trong
nghiên cứu của chúng tôi (12,3%), Makoto Kobayashi
(5,4%), Ryosuke Tateishi (0,96%) đều chiếm tỷ lệ thấp
nhất. Riêng 2 nghiên cứu của Nguyễn Đại Bình và
Hidenori Toyoda là khơng có trường hợp Child C [1], [9].
7. Đặc điểm các triệu chứng lâm sàng của mẫu
nghiên cứu
Các triệu chứng mệt mỏi và sạm da là 2 triệu chứng
gặp nhiều nhất trong ung thư biểu mô tế bào gan với tỷ lệ
lần lượt là 55,4% và 47,7%. Triệu chứng cổ trướng là xuất
hiện ít nhất với tỷ lệ 16,9%. Còn lại là các triệu chứng như
vàng da và mắt (35,4%), đau tức vùng gan (41,5%), sụt
cân (18,5%), gan to (38,5%).
Mệt mỏi: Có ở 55,4% số bệnh nhân. Kết quả của
chúng tôi thấp hơn so với Nguyễn Bạch Đằng 75,71%
và Nguyễn Thị Kim Hoa 90% [2], [3]. Vàng da, vàng
mắt: Có 35,4% bệnh nhân vàng da – mắt thấp hơn so với
nghiên cứu của Nguyễn Bạch Đằng 38,57% và cao hơn
tỷ lệ 30% của Nguyễn Thị Kim Hoa [2], [3]. Sạm da:
Nghiên cứu của chúng tôi có 47,7% bệnh nhân sạm da.
Đau tức vùng gan: Trong nghiên cứu của chúng tơi có
41,5% bệnh nhân thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của
Nguyễn Bạch Đằng 72,86% và Nguyễn Thị Kim Hoa
92,5% [2], [3]. Sụt cân: Tỷ lệ 18,5% của chúng tôi thấp
hơn gẩn 3 lần so với Nguyễn Bạch Đằng (54,29%) và thấp
hơn khoảng 4 lần so với Nguyễn Thị Kim Hoa (77,5%)
[2], [3]. Gan to: Tỷ lệ triệu chứng lâm sàng gan to của
chúng tôi, Nguyễn Bạch Đằng và Nguyễn Thị Kim Hoa
lần lượt ghi nhận là 38,5%; 74,29%; 42,5% cho thấy kết
quả của chúng tôi thấp hơn [2], [3]. Cổ trướng: Chỉ chiếm

16,9% trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với
nghiên cứu của Nguyễn Bạch Đằng 35,71% và cao hơn so
với Nguyễn Thị Kim Hoa 7,5% [2], [3].
8. Đặc điểm cận lâm sàng của nhóm nghiên cứu
AFP và AFP – L3
Nhận định về nồng độ chất đánh dấu u trên 65 bệnh
nhân trong nghiên cứu, chúng tơi thấy đa số bệnh nhân có
AFP định lượng được ≥ 400 ng/ml, chiếm tỷ lệ 50,77%,
32,31% nằm trong khoảng >20-400 ng/ml, 16,92% ≤20
ng/ml. So với tỷ lệ trong nghiên cứu của chúng tôi, nghiên
cứu của Nguyễn Ngọc Quỳnh, Vũ Văn Vũ có tỷ lệ cao

hơn và nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Hoa có tỷ lệ thấp
hơn chúng tôi [3], [5], [7]. Trong nghiên cứu của chúng
tơi, giá trị trung bình của AFP 3403,35 ± 12517,32 ng/ml,
giá trị trung bình của AFP-L3 là 1820,50 ± 9863,56ng/
ml và giá trị trung bình của tỷ lệ AFP/AFP-L3 là 27,92
± 20,98 %. So với nghiên cứu của Jong Young Choi với
nhóm bệnh nhân bị HCC có tỷ lệ AFP/AFP-L3 là 40,0 ±
35,7 % thì tỷ lệ của chúng tơi thấp hơn nhiều nhưng nhìn
chung cả hai tỷ lệ đều > 10%.
Các đặc điểm sinh hóa liên quan đến chức năng gan
Trong nghiên cứu của chúng tôi, giá trị Bilirubin
TP trung bình là 27,095 ± 71,69 mg/dL, albumin là 33,10
± 6,53 g/dL, PLT là 160,49 ± 73,44 k/uL, INR là 1,17
± 0,33, tỷ lệ Prothrombin là 80,86 ± 12,51%, Creatinine
là 92,72 ± 25,04 mg/dL, SGOT là 115,57 ± 113,06 U/L
và SGPT là 84,19 ± 119,903 U/L. Trong nghiêu cứu của
Nguyễn Ngọc Hoa thấy enzym gan GOT tăng 71,4%,
GPT tăng là 62,9% [3]. Trong nghiên cứu của Vũ Văn

Vũ, một số đặc điểm sinh hóa cũng thay đổi khác thường,
83% bệnh nhân có SGOT tăng, 71% bệnh nhân có SGPT
tăng, 34% bệnh nhân có Bilirubin tăng và 21% bệnh nhân
có albumin giảm. Điều này cho thấy phần lớn bệnh nhân
ung thư gan phát triển trên nền một tổn thương gan như
viêm gan, xơ gan, tổn thương gan mạn tiến triển gây hủy
hoại tế bào gan [7].
KẾT LUẬN
- Đặc điểm lâm sàng: Ung thư biểu mô tế bào gan
chủ yếu gặp ở nam 66.7%. Tuổi trung bình 61,75 ± 11,01.
Triệu chứng lâm sàng đa dạng, những triệu chứng hay
gặp là đau hạ sườn phải (41.5%), mệt mỏi thường xuyên
(55.4%), sạm da (47.7%); gan to cứng ( 38.5%), vàng da –
vàng niêm mạc (35.4%). 66.7% bệnh nhân ở giai đoạn III
và IV theo phân loại TNM; 44.6% bệnh nhân ở giai đoạn
Child-Pugh B và C.
- Cận lâm sàng: Nồng độ AFP-L3 trung bình là
1820,5 ± 9863,5 ng/ml; tỷ lệ % AFP/AFP-L3 trung bình
là 27,92 ± 20,98% và nồng độ AFP trung bình là 3403,3
± 12517,3 ng/ml. Các xét nghiệm về chức năng gan như
hoạt độ AST trung bình là 115,57 ± 113,06 U/L; ALT
trung bình là 84,19 ± 119,90 U/L và GGT trung bình là
245,42 ± 377,61 U/L.

Tập 59 - Số 6-2020
Website: yhoccongdong.vn

49



JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

2020

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đại Bình, Bùi Diệu (2010), “Nghiên cứu yếu tố tiên lượng thời gian sống thêm sau phẫu thuật triệt căn
ung thư biểu mô tế bào gan”, Nghiên cứu Y học - Tạp chí Y học TP.HCM, (14) - Số 4/2010, tr. 276-283.
2. Nguyễn Bạch Đằng, Mai Hồng Bàng (2010), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, hình ảnh siêu âm và siêu âm
Doppler trong chẩn đốn ung thư biểu mơ tế bào gan”, Nghiên cứu Y học - Tạp chí Y học Thực hành, (709) - Số 3/2010,
tr. 109-112.
3. Nguyễn Thị Kim Hoa, Võ Đặng Anh Thư (2010), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của ung thư
gan nguyên phát tại Bệnh viện Trường đại học Y Dược Huế”, Nghiên cứu Y học - Tạp chí Y học Thực hành, (705) - Số
2/2010, tr. 38-41.
4. Lê Lộc (2003), “Kết quả bước đầu điều trị ung thư gan bằng phương pháp nhiệt cao tần (Radiofrequency
Ablation)”, Nghiên cứu Y học - Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 7 - Phụ bản số 4 - 2003: tr. 226-230.
5. Nguyễn Ngọc Quỳnh, Đồn Trọng Tú, Nguyễn Đại Bình (2010), “Đánh giá sự thay đổi huyết áp và men gan
trong phẫu thuật ung thư biểu mô tế bào gan theo phương pháp tôn thất tùng không ga rô cuống gan tại Bệnh viện K”,
Nghiên cứu y học - Y học TP.HCM, Tập 14, Phụ bản số 4, năm 2010, tr. 269-275.
6. Trần Việt Tú (2007), Ung thư gan nguyên phát - Ngoại khoa Lâm sàng, Bệnh lý học Ngoại khoa, Học viện
Quân y, Nhà xuất bản Y học, 2007, 183-199.
7. Vũ Văn Vũ, Võ Thị Xuân Hạnh, Mai Thị Bích Ngọc, Lê Ngọc Lan Thanh (2010), “Dịch tễ học, lâm sàng và
cận lâm sàng ung thư gan nguyên phát - khảo sát 107 trường hợp điều trị tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM 2009 -2010”,
Nghiên cứu Y học - Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh, Tập 14, Phụ bản số 4 - 2010, tr. 318-341.
8. Behne Tara, Copur M. Sitki (2012), Biomarkers for Hepatocellular Carcinoma, International Journal of
Hepatology, Volume 2012, Article ID 859076, 1-7.
9. Kobayashi Makoto, Kuroiwa Takashi, Suda Takeshi et al (2007), Fucosylated fraction of alpha-fetoprotein, L3,
as a useful prognostic factor in patients with hepatocellular carcinoma with special reference to low concentrations of
serum alpha-fetoprotein, Hepatology Research, 2007; 37: 914-922.

50


Tập 59 - Số 6-2020
Website: yhoccongdong.vn



×