Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu kiến thức và hành vi phòng chống bệnh gout của người dân tại xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.54 KB, 6 trang )

EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NGHIÊN CỨU KIẾN THỨC VÀ HÀNH VI PHÒNG CHỐNG
BỆNH GOUT CỦA NGƯỜI DÂN TẠI XÃ HƯƠNG VINH, THỊ
XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Nguyễn Thị Thanh Nhàn1, Lê Thị Vân Ân2

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Gout là bệnh thường gặp tuổi trung niên
và có mối liên quan mật thiết với nhiều yếu tố như: tuổi,
giới, tiền sử gia đình; một số thói quen: Uống rượu bia,
ăn nhiều thịt, phủ tạng động vật… và một số bệnh lý như:
Tăng huyết áp, béo phì, tăng lipid máu, đái tháo đường..
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ người dân tại xã Hương
Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế có kiến thức,
thực hành dự phịng bệnh Gout tốt và tìm hiểu các yếu tố
liên quan kiến kiến thức và thực hành của người dân.
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang
Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy: trong 768
đối tượng nghiên cứu có 62,4% là nam giới, độ tuổi trung
bình là 50,2±14,3, trình độ học vấn THCS chiếm 38%.


Nghề nghiệp CNVC - HSSV chiếm 7,9%, công nhân và
buôn bán chiếm đa số với 50,8%. Tỷ lệ người dân có kiến
thức tốt về bệnh Gout là 11,7%, thực hành dự phòng bệnh
tốt là 43,4%. Các yếu tố liên quan đến kiến thức chung về
bệnh Gout và thực hành dự phịng bệnh là giới, trình độ
học vấn và nghề nghiệp. Có mối liên quan giữa kiến thức
chung về bệnh Gout của người dân và thực hành dự phòng
bệnh của họ
Kết luận: Cần có các hoạt động truyền thơng về
phịng chống bệnh Gout tại các cơ quan, xí nghiệp, đồn
thể hay các buổi sinh hoạt tại thơn, xóm. Hướng dẫn cho
người dân có chế độ ăn uống hợp lý, vận động và luyện tập
các mơn thể thao thích hợp, tun truyền các tác hại của
việc hút thuốc lá và uống bia rượu để từ đó mỗi người dân
có ý thức thực hiện tốt các hành vi phịng chống bệnh Gout.
Từ khóa: Bệnh gout, Thừa Thiên Huế.
ABSTRACT:
STUDY ON GOUT DISEASE PREVENTION
KNOWLEDGE AND PRACTICE OF PEOPLE

IN HUONG VINH COMMUNE, HUONG TRA
DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE
Backgroud: Gout is a common disease in middle
age and closely related to many factors such as age, sex,
family history; habits (drinking alcohol, eating a lot of
meat, animal organs ...) and some diseases hypertension,
obesity, hyperlipidemia, diabetes mellitus). This study
aims to assess people’s knowledge and practice in gout
disease prevention
Objectives: Determine the proportion of people in

Huong Vinh commune, Huong Tra district, Thua Thien
Hue province who have good knowledge and practice
in gout disease prevention and explore factors related to
people’s knowledge and practice.
Methods: Cross-sectional descriptive studies
Results: The research results show that: among 768
study subjects, 62.4% are men, the average age is 50.2
± 14.3, the lower secondary education level accounts
for 38%. 7.9% are officers and students, 50.8% are
workers and traders. The proportion of people with good
knowledge about gout is 11.7%, good prevention practice
is 43.4%. Factors related to Gout disease knowledge
and prevention practice are gender, education level, and
occupation. There is a relationship between people’s
general knowledge about disease gout and their preventive
practice.
Conclusion: There should be communication
activities on gout prevention at offices, enterprises,
organizations, or villages in order to guide people to have
an appropriate diet and physical practice.
Keywords: Gout disease, Thua Thien Hue province.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh Gout một loại bệnh khớp do rối loạn chuyển

1. Trường Đại học Y Dược Huế
2. Sở Y tế tỉnh Quảng Bình
Ngày nhận bài: 28/08/2020

Ngày phản biện: 10/09/2020


Ngày duyệt đăng: 16/09/2020
Tập 59 - Số 6-2020
Website: yhoccongdong.vn

9


JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

hóa purin dẫn đến tăng quá độ acid uric trong máu làm ứ
đọng tinh thể monosodium urate tại khớp và các mô khác
trong cơ thể, biểu hiện lâm sàng thường là hội chứng viêm
một hoặc nhiều khớp cấp tính, tái diễn gây ra những cơn
đau dữ dội và để lại một số biến chứng ở các cơ quan khác
nhau như tổn thương xương khớp, tổn thương thận, tăng
huyết áp, tai biến mạch máu não gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và lao động của
bệnh nhân [1], [2], [7].
Bệnh Gout thường gặp ở tầng lớp người có đời sống
cao và có mối liên quan mật thiết với nhiều yếu tố như:
Tuổi, giới, tiền sử gia đình; Các thói quen: Uống rượu bia,
ăn nhiều thịt, phủ tạng động vật…; Một số bệnh lý như:
Tăng huyết áp, béo phì, tăng lipid máu, đái tháo đường
[3], [5], [8], [9].
Ở Việt Nam, nếu như cách đây hai thập niên, tình
trạng tăng acid uric trong người dân ước tính chỉ 1 - 2%,
chủ yếu ở người lớn tuổi thì hiện nay con số đó đã cao hơn
nhiều [4], [6], [10]. Ngày nay với tốc độ phát triển kinh tế
xã hội ngày càng tăng, đời sống nười dân ngày càng được
cải thiện đáng kể, chế độ dinh dưỡng thừa đối với một

số nhóm người tăng lên là yếu tố nguy cơ làm tỷ lệ bệnh
Gout ngày càng tăng và trở nên phổ biến [11]. Tuy vậy
Gout là một bệnh hồn tồn có thể dự phịng được nếu có
chế độ ăn uống, vận động hợp lý [12], [13]. Ở nước ta các
nghiên cứu về nội dung này cịn rất ít và chưa có nghiên
cứu nào đi sâu tìm hiểu kiến thức và hành vi phòng chống
bệnh Gout của người dân do đó chúng tơi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu kiến thức và hành vi phòng chống bệnh
Gout của người dân tại xã Hương Vinh, thị xã Hương
Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế” với hai mục tiêu:
1. Xác định tỷ lệ người dân có kiến thức và hành vi
tốt trong việc phịng chống bệnh Gout tại xã Hương Vinh,
thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức
và hành vi phòng chống bệnh Gout của các đối tượng
kể trên.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Người dân ≥ 18 tuổi đang sinh sống và có hộ khẩu
thường trú tại xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh
Thừa Thiên Huế.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp mô tả
cắt ngang, cỡ mẫu là 768.
Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu theo phương
pháp ngẫu nhiên đơn
Địa điểm nghiên cứu: xã Hương Vinh - Thị xã
Hương Trà - Tỉnh Thừa Thiên Huế.

Các thông tin cần thu thập: Một số đặc điểm của đối
tượng nghiên cứu: Tuổi, giới, dân tộc, tôn giáo, trình độ
học vấn, nghề nghiệp; sự hiểu biết của đối tượng nghiên
cứu về bệnh Gout; các hành vi dự phòng bệnh Gout
Sử dụng bộ câu hỏi bán cấu đã được soạn sẵn để thu
thập các thông tin về đặc điểm chung, kiến thức về bệnh
Gout và thực hành dự phòng bệnh Gut của người dân.
- Số liệu được nhập và làm sạch bằng phần mềm
Epidata 3.1.
Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 11.5 và
Excel 2017.
So sánh các tỷ lệ bằng test χ2; chọn ngưỡng α=0,05.
2.3. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện với sự đồng ý của Ban
Giám hiệu trường Đại học Y Dược Huế.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
Trong số 768 đối tượng nghiên cứu có 62,4% là nam
giới, độ tuổi trung bình là 50,2 ± 14,3, trình độ học vấn
THCS chiếm 38%. Nghề nghiệp CNVC - HSSV chiếm
7,9%, công nhân và buôn bán chiếm đa số với 50,8%.
3.2. Kiến thức của người dân đối với bệnh Gout
3.2.1. Hiểu biết của người dân đối với nguyên
nhân, biểu hiện của bệnh Gout

Biểu đồ 1: Tỷ lệ người dân nghe nói đến bệnh Gout

10

Tập 59 - Số 6-2020

Website: yhoccongdong.vn

2020


EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Kết quả nghiên cứu của chúng tơi cho thấy có 81,9%
người dân đã từng nghe nói đến bệnh Gout. Nguồn thơng
tin người dân nghe được là từ tivi (87%), bạn bè (47,7%).
Có 36,6% biết nguyên nhân của bệnh Gout là do tăng acid
uric máu. 42,6% cho rằng độ tuổi dễ mắc bệnh Gout là 30
- 50 tuổi. Có 70,1% đối tượng cho rằng bệnh Gout hay gặp
ở nam. Các yếu tố nguy cơ của bệnh Gout được người dân
biết đến là uống nhiều bia rượu (65,3%), ăn thức ăn giàu
đạm (61,8%). Về nguyên nhân khởi phát cơn Gout cấp,
59,8% trả lời là sau bữa ăn nhiều đạm, 59,0% nghĩ rằng
do uống nhiều bia rượu và có 27,2% đối tượng khơng biết
các yếu tố làm khởi phát cơn Gout cấp. 52,6% biết khớp
bàn ngón chân cái là vị trí đầu tiên xuất hiện cơn Gout cấp.

Biểu hiện của các khớp khi bị cơn Gout cấp được biết đến
là đau với 91,4%, sưng to với 78,9% và có 4,6% khơng
biết về các biểu hiện này.
3.2.2. Hiểu biết về các biến chứng của Gout
Có 47,1% biết rằng tổn thương xương khớp là biến
chứng của bệnh Gout, và có 48,2% không biết các biến
chứng của bệnh.
3.2.3. Hiểu biết của người dân đối với các biện
pháp dự phòng bệnh Gout
Phần lớn người dân biết rằng hạn chế ăn thịt, hải sản,
phủ tạng động vật (74,9%); hạn chế bia rượu (73%) có thể
dự phịng được bệnh Gout, tuy nhiên có 10,5% không biết
đến các biện pháp này. Tỷ lệ người dân có kiến thức tốt về
bệnh Gout là 11,7%.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ người
dân biết nguyên nhân của bệnh Gout là do tăng acid uric
máu chiếm 36,6%. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Tô
Văn Minh (56,82%). Đa số người dân được phỏng vấn cho
rằng độ tuổi thường mắc bệnh Gout là 30 - 50 tuổi chiếm
tỷ lệ 42,6%. Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Tơ Văn
Minh (52,27%). Có 29,4% người dân không biết lứa tuổi
dễ bị Gout. Điều này sẽ dẫn tới việc người dân không quan
tâm tới chế độ ăn uống, dinh dưỡng, sinh hoạt trong độ tuổi
đó tạo điều kiện khởi phát những cơn Gout cấp. Chính vì
thế cần có các biện pháp truyền thơng thích hợp để người
dân có thể có những hiểu biết cơ bản về bệnh Gout mà
trước hết là biết được độ tuổi dễ mắc bệnh Gout từ đó có
hành vi và thói quen ăn uống, sinh hoạt thích hợp, khám sức
khỏe định kỳ để phòng ngừa sự xuất hiện bệnh.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy cho thấy

yếu tố làm khởi phát cơn Gout cấp được người dân biết
đến nhiều nhất là sau bữa ăn nhiều đạm 59,8%; uống
nhiều bia rượu 59,0%. Kết quả này của chúng tôi tương tự
như nghiên cứu của Nguyễn Tấn Trung (68,6%). Theo Tơ
Văn Minh có 87,5% biết được rằng cơn Gout cấp thường

xuất hiện sau bữa ăn nhiều thịt rượu. Theo Trần Ngọc Ân
và nhiều tài liệu khác cơn Gout cấp thường xuất hiện sau
một số hoàn cảnh thuận lợi như: Sau bữa ăn nhiều rượu
thịt, sau gắng sức, sau nhiễm trùng cấp, lao động nặng, đi
lại nhiều…[13], [15], [16].
Cơn Gout cấp thường dễ xuất hiện khi nồng độ acid
uric máu tăng do ăn các thức ăn chứa nhiều purin, đặc biệt
là bia rượu, thịt.
Việc hiểu được các yếu tố thuận lợi làm dễ xuất
hiện cơn Gout cấp sẽ giúp người dân biết cách phòng
tránh tốt hơn cũng như có chế độ ăn điều độ, hợp lý khi
mắc bệnh Gout.
Các biện pháp dự phòng bệnh Gout được người dân
biết đến nhiều nhất là hạn chế ăn thịt, hải sản, phủ tạng
động vật (74,9%); hạn chế bia rượu (73,0%) và có 10,5%
khơng biết đến các biện pháp này.
3.3. Thực hành phòng chống bệnh Gout của
người dân
Đối với thực hành phòng chống bệnh Gout, 60,2%
đối tượng nghiên cứu lựa chọn không hút thuốc lá; 40,2%
lựa chọn không uống nhiều bia rượu; 34,2% có đi khám
sức khoẻ định kỳ; 49,0% thường xuyên hoạt động thể
lực; 96,5% thường xuyên ăn nhiều rau và hoa quả; 87,6%
không ăn nhiều thịt và hải sản. 43,4% đối tượng nghiên

cứu có hành vi chung dự phịng bệnh Gout tốt.
Trong nghiên cứu của chúng tơi có 60,2% đối tượng
nghiên cứu khơng hút thuốc lá, 40,0% khơng uống nhiều
bia rượu.
Chỉ có 34,2% đi khám sức khỏe định kỳ, điều này có
thể do đa phần người dân ở đây làm nghề buôn bán, nông
dân, điều kiện kinh tế cịn thấp, trình độ học vấn chưa cao
nên người dân chưa quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe
của mình nhiều.
Đa số đối tượng nghiên cứu ăn nhiều dầu mỡ, đồ
chiên xào (96,6%). Việc ăn nhiều dầu mỡ sẽ ảnh hưởng
không tốt đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Đối với
dầu mỡ, nếu ăn nhiều hơn nhu cầu cơ thể cần trong thời
gian dài (> 20gam/ ngày) sẽ dẫn đến tăng cân vì cung cấp
rất nhiều năng lượng (1g dầu mỡ cho 9kcal). Mỡ động
vật chứa nhiều axit béo no và cholesterol, là những thành
phần nếu sử dụng nhiều sẽ dẫn đến bệnh xơ vữa thành
mạch, làm cho thành mạch kém đàn hồi, dẫn đến tăng
huyết áp, là một bệnh lý dễ đi kèm với Gout [17]. Do đó
cần tuyên truyền cho người dân về những tác hại này để
người dân có thể lựa chọn cho mình một chế độ ăn thích
hợp[12], [14].
Có 87,6% khơng ăn nhiều thịt và hải sản; 96,5%
thường xuyên ăn rau và hoa quả. Đây là các hành vi tốt
Tập 59 - Số 6-2020
Website: yhoccongdong.vn

11



2020

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

3.4.1. Các yếu tố liên quan đến kiến thực về dự
phòng bệnh Gout của người dân

đối với việc dự phòng bệnh Gout.
3.4. Các yếu tố liên quan

Kiến thức

Các yếu tố

Đạt

Khơng đạt

p

Giới tính

Nam
Nữ

65 (13,5%)
25 (8,7%)

416 (86,5%)
262 (91,3%)


< 0,05

Nhóm tuổi

≤ 50
> 50

54 (12,8%)
36 (10,4%)

369 (87,2%)
309 (89,6%)

> 0,05

Trình độ học vấn

< THPT
≥ THPT

23 (4,0%)
67 (34,2%)

549 (96,0%)
129 (65,9%)

< 0,05

Nghề nghiệp


CNVC - HSSV
Công nhân - buôn bán
Khác

31 (50,8%)
34 (8,7%)
25 (7,9%)

30 (49,2%)
356 (91,3%)
292 (92,1%)

< 0,05

Nghiên cứu của chúng tơi cho thấy có mối liên quan
giữa kiến thức chung của người dân về bệnh Gout với trình
độ học vấn và nghề nghiệp. Điều này là hồn tồn phù hợp
vì trình độ học vấn càng cao người dân càng dễ tiếp cận với
các thông tin cũng như hiểu biết đầy đủ về bệnh. Những
nghề nghiệp có tiếp xúc với xã hội nhiều như CNVC HSSV, cơng nhân cũng sẽ có nhiều điều kiện trao đổi thông
tin, nhiều cơ hội tham dự các buổi truyền thông giáo dục
sức khỏe tại trường học, cơ quan đoàn thể. Do đó tùy từng
đối tượng cụ thể để đưa ra những biện pháp truyền thơng
thích hợp nhằm đem lại hiệu quả cao góp phần giúp người

dân có kiến thức đúng đắn về phịng chống bệnh.
Nghiên cứu của chúng tơi cũng có mối liên quan giữa
kiến thức chung của người dân về bệnh Gout và giới (nam
giới có kiến thức về bệnh Gout tốt hơn nữ). Điều này có thể

là do bệnh Gout thường gặp ở nam nhiều hơn nữ do đó nam
giới sẽ quan tâm, tìm hiểu các thơng tin và kiến thức liên
quan đến bệnh Gout nhiều hơn để có thể dự phịng bệnh.
Chúng tơi khơng tìm thấy mối liên quan giữa tuổi và
hiểu biết chung của người dân về bệnh Gout.
3.4.2. Các yếu tố liên quan đến thực hành dự
phịng bệnh Gout của người dân
Thực hành

Các yếu tố

Đạt

Khơng đạt

p

Giới tính

Nam
Nữ

145 (30,1%)
188 (65,5%)

336 (69,9%)
99 (34,5%)

< 0,05


Nhóm tuổi

≤ 50
> 50

182 (43,0%)
151 (43,8%)

241 (57,0%)
194 (56,2%)

> 0,05

Trình độ học vấn

< THPT
≥ THPT

228 (39,9%)
105 (53,6%)

344 (60,1%)
91 (46,4%)

< 0,05

Nghề nghiệp

CNVC - HSSV
Công nhân - buôn bán

Khác

44 (72,1%)
162 (41,5%)
127 (40,1%)

17 (27,9%)
228 (58,5%)
190 (59,9%)

< 0,05

Nghiên cứu của chúng tơi cho thấy có mối liên quan
giữa hành vi phịng chống bệnh Gout của người dân với
giới, trình độ học vấn và nghề nghiệp.
Trong nghiên cứu này không có mối liên quan giữa

12

Tập 59 - Số 6-2020
Website: yhoccongdong.vn

tuổi và hành vi phòng chống bệnh Gout
3.4.3. Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành
chung dự phòng Gout


EC N
KH
G

NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Thực hành

Đạt

Kiến thức

Không đạt

Tổng

Tốt

55 (61,1%)

35 (38,9%)

90

Chưa tốt

278 (41,%1)


400 (59,0%)

678

Tổng

333 (43,4%)

435 (56,6%)

768

Có mối liên quan giữa kiến thức chung của người
dân về bệnh Gout và hành vi phịng chống bệnh. Điều
này có nghĩa là người dân nào càng có hiểu biết về bệnh
sẽ càng biết cách dự phịng bệnh xuất hiện. Do đó muốn
người dân thay đổi hành vi theo hướng có lợi cần truyền
thơng giáo dục cho người dân những kiến thức cơ bản về
bệnh và tạo điều kiện để người dân có thể tiếp thu được
các thông tin về bệnh Gout dễ dàng
IV. KẾT LUẬN
Nghiên cứu cắt ngang trên 768 người dân tại xã
Hương Vinh - thị xã Hương Trà - tỉnh Thừa Thiên Huế,
kết quả nghiên cứu cho có 81,9% đối tượng nghiên cứu
đã từng nghe nói đến bệnh Gout; 36,6% biết nguyên nhân
của bệnh Gout; 42,6% hiểu biết lứa tuổi dễ bị bệnh Gout.
Các yếu tố làm khởi phát cơn Gout cấp được biết đến là
sau bữa ăn nhiều đạm 59,8%; uống nhiều bia rượu 59,0%.


p

< 0,05

11,7% có kiến thức chung về bệnh Gout tốt và 43,4% có
hành vi chung phịng chống bệnh Gout tốt. Các yếu tố
liên quan đến kiến thức chung về bệnh Gout và thực hành
dự phòng bệnh là giới, trình độ học vấn và nghề nghiệp.
Có mối liên quan giữa kiến thức chung về bệnh Gout của
người dân và thực hành dự phòng bệnh của họ.
KIẾN NGHỊ
Tăng cường các hoạt động truyền thơng về phịng
chống bệnh Gout tại các cơ quan, xí nghiệp, đồn thể hay
các buổi sinh hoạt tại thơn, xóm. Hướng dẫn cho người
dân có chế độ ăn uống hợp lý, vận động và luyện tập các
mơn thể thao thích hợp, tun truyền các tác hại của việc
hút thuốc lá và uống bia rượu để từ đó mỗi người dân có
ý thức thực hiện tốt các hành vi phòng chống bệnh Gout.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Trần Ngọc Ân (2007), “Bệnh Gout”, Bệnh thấp khớp, Nhà xuất bản Y học, tr 278 - 296.
2. Trần Ngọc Ân (2009), “Bệnh Gout”, Bách khoa thư bệnh học, tập 3, Nhà xuất bản từ điển Bách khoa.
3. Hồ Minh Hiếu, Hồ Văn Linh (2004), Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ ở bệnh nhân Gout tại Bệnh viện Trung
ương Huế, Luận văn tốt nghiệp Bác sĩ Y khoa, Trường Đại học Y Dược Huế.
4. Đặng Hồng Hoa (2009), “Tình hình bệnh Gout mạn tính tại Bệnh viện E trong năm 2008”, Nội khoa, Hội thấp
khớp học Việt Nam, Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ VIII, tr 83 - 85.
5. Hội Thấp khớp học TP HCM (2006), “Viêm khớp Gout”, Một số bệnh lý cơ xương khớp thường gặp, Nhà xuất
bản Y học.
6. Phạm Khuê (2010), Bệnh học người già, Nhà xuất bản Y học.

7. Phạm Khuê (2012), Điều trị học nội khoa, Tập 2, Nhà xuất bản Y học.
8. Hồ Văn Lộc (2001), “Điều trị bệnh Gout”, Bài giảng bệnh học Nội khoa, Trường Đại học Y dược Huế.
9. Tạ Diệu Yên và cộng sự (2011), “Tìm hiểu một số yếu tố nguy cơ gây bệnh Gout tại khoa khớp Bệnh viện
Bạch Mai, Hà Nội”, Công trình nghiên cứu khoa học, Nhà xuất bản Y học.
TIẾNG ANH
10.Arthritis Foundation (2011), “Gout: Epidemiology, Pathology and Pathogenesis”, Primer on the rheumatic
diseases, Edition 12, pp 307 - 324.
11.Butterworth, Heinemann (2006), “Index of differential diagnosis”, Linacre House, Jordan Hill, Oxford.
Tập 59 - Số 6-2020
Website: yhoccongdong.vn

13


JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

2020

12.Gougeon, Michael Pillinger (2012), “Hyperuricemia and Gout: New Insights pathogenesis and treatment”,
Bulletin of the New York University for Join diseases, 65 (3), pp 215 - 221.
13.Hyon K.Choi et al (2004), “Purine rich foods, dairy and protein intake, and the risk of Gout in men”, the new
England of Medicine, pp 1093 - 1103.
14.Hyon K.Choi et al (2005), “Pathogenesis of Gout”, Arthritis Foundation, pp 499 - 516.
15.M. Snaith (2004), “Gout and alcohol”, Rheumatology Vol. 43 No. 10, British society for Rheumatology.
16.Van Doomum S, Ryan - PF (2010), “Diagnosis and management of Gout”, British Medical Journal, 332, pp
1315 - 1319.
17.Yu KH and Luo SF (2003), “Younger age of onset of Gout in Taiwan”, oxford journals.

14


Tập 59 - Số 6-2020
Website: yhoccongdong.vn



×