Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Thực trạng sử dụng kháng sinh điều trị tiêu chảy trẻ em tại Bệnh viện Đa khoa Nam Anh, tỉnh Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.26 KB, 5 trang )

2020

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Thực trạng sử dụng kháng sinh điều trị tiêu chảy trẻ
em tại bệnh viện đa khoa Nam Anh, tỉnh Bình Dương
Dương Thị Kim Lan1, Nguyễn Thanh Bình2

TĨM TẮT
Nghiên cứu mơ tả cắt ngang có phân tích, sử dụng số
liệu thứ cấp nhằm xác định thực trạng sử dụng kháng sinh
điều trị tiêu chảy trẻ em tại bệnh viện đa khoa Nam Anh,
tỉnh Bình Dương năm 2019. Nghiên cứu lấy mẫu toàn bộ
hồ sơ bệnh án của bệnh nhi dưới 15 tuổi của bệnh viện
gồm 260 hồ sơ thu nhận được trong thời gian từ tháng
1 năm 2019 đến hết tháng 4 năm 2019. Kết quả cho thấy
tỷ lệ sử dụng kháng sinh cho bệnh nhi tiêu chảy khá cao,
chiếm 73,5%. Loại kháng sinh được sử dụng nhiều nhất
là Celedomox với 36,6%, tiếp đó là pharmox (32,5%),
augmentyl (28,5%) và methronidazol (28,3%). Tỷ lệ sử
dụng kháng sinh cao hơn ở các nhóm bệnh nhi có các dấu
hiệu tri giác như vật vã/ quấy khóc (75,5%). Các yếu tố
liên quan đến việc sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu
chảy trẻ em trong nghiên cứu này là tình trạng tri giác li
bì, khó đánh thức, phân độ mất nước độ B và C của trẻ và
tính chất phân.
Từ khóa: Kháng kháng sinh; tiêu chảy; bệnh nhi;
Bệnh viện Nam Anh
Abstract:
Curent status of using antibiotic
for treatment of diarrhea among


children at Nam Anh hospital, Binh
Duong province in 2019
A cross-sectional study using secondary data was
conducted to identify status of using antibiotic in diarrhea
treatment among children at Nam Anh hospital, Binh
Duong province in 2019. 260 records of patient <15
years old enrolled during the period of January-April
2019 were collected. Results showed high proportion of
using antibiotic (73.5%) for treatment of diarrhea among
children. Celedomox was used at highest rate (36.6%),
following was pharmox (32.5%), augmentyl (28.8%) and
methronidazole (28.3%). The proportion of cases treated
with antibiotic was higher among those having perceptual

sign of struggling or fussing (75.5%). The factors related
to antibotic treatment for children with diarrhea were
perceptual sign as struggling or fussing, dehydration
degree of B and C, and stool characters. The planning to
manage and monitoring the antibiotic using is neccessary
for hospital.
Key words: Antibiotic use, diarrhea in children,
Nam Anh hospital.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc kháng sinh là những chất có tác động lại sự
sống của vi khuẩn, ngăn vi khuẩn nhân lên bằng cách tác
động ở mức phân tử hoặc tác động vào một hay nhiều giai
đoạn chuyển hóa cần thiết của đời sống vi khuẩn hoặc
tác động vào cân bằng lý hóa [1]. Nhờ vào kháng sinh
mà hàng loạt các căn bệnh từng đe dọa nghiêm trọng tới
sức khỏe và mạng sống con người như viêm nhiễm, lao,

viêm phổi, viêm màng não, dịch hạch, giang mai,… được
khống chế. Việc sử dụng kháng sinh đã mang lại nhiều lợi
ích to lớn trong điều trị, chăm sóc người bệnh.
Bên cạnh những lợi ích của kháng sinh thì sử dụng
kháng sinh đều có tác dụng phụ, khi sử dụng các phản ứng
có thể xảy ra như loạn khuẩn đường ruột, phản ứng dị ứng,
gây độc cho gan thận [2]. Đề kháng kháng sinh là tình
trạng vi sinh vật thích nghi với thuốc gây đột biến kháng
thuốc. Q trình đề kháng có thể xảy ra tự nhiên trong
thời gian dài, tuy nhiên lạm dụng kháng sinh sẽ thúc đẩy
nhanh q trình này. Theo ước tính hàng năm tại Châu
Âu có khoảng 25.000 người bệnh tử vong do vi khuẩn
đa kháng và hơn 63.000 người tại Mỹ chết do các bệnh
nhiễm khuẩn [3]. Theo dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới,
đến năm 2050 nhiều bệnh truyền nhiễm sẽ trở nên khơng
kiểm sốt được, 10 triệu người có thể tử vong mỗi năm do
vi khuẩn kháng thuốc.
Đối với bệnh tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ em, kháng
sinh chỉ được khuyến cáo đối với trường hợp đi cầu phân
máu nghi lỵ trực trùng hoặc tiêu chảy nghi ngờ do tả [4].

1. Bệnh viện Bình Dân
2. Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Dương Thị Kim Lan; Điện thoại: 0902665077; Email:
Ngày nhận bài: 01/08/2020

142

Tập 59 - Số 6-2020
Website: yhoccongdong.vn


Ngày phản biện: 08/08/2020

Ngày duyệt đăng: 14/08/2020


EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tổ chức Y tế Thế giới và Qũy Nhi đồng Liên Hợp quốc
khuyến cáo sử dụng liệu pháp bù dịch bằng dung dịch
Oresol như một biện pháp chính yếu để phịng ngừa mất
nước trong tiêu chảy [5]. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho
thấy rằng việc kê toa thuốc với dung dịch Oresol như đã
khuyến cáo vẫn còn thấp [6].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, vấn đề kháng thuốc đặc
biệt nổi trội ở các nước đang phát triển, và Việt Nam xếp
vào danh sách các nước có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh
cao nhất thế giới [7]. Việc sử dụng kháng sinh ngày càng
phức tạp và cần có cơ sở để ngăn chặn vấn nạn này, đó là
lý do chúng tơi tiến hành nghiên cứu “Thực trạng sử dụng

kháng sinh điều trị tiêu chảy trẻ em tại Bệnh viện đa khoa
Nam Anh, tỉnh Bình Dương” với các mục tiêu cụ thể: (1)
Mô tả thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu
chảy ở trẻ em tại Bệnh viện đa khoa Nam Anh, tỉnh Bình
Dương năm 2019; (2) Phân tích một số yếu tố liên quan
đến việc sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy trẻ em
tại Bệnh viện đa khoa Nam Anh, tỉnh Bình Dương.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng và thời gian nghiên cứu
Hồ sơ bệnh án của bệnh nhi dưới 15 tuổi điều trị nội
trú tiêu chảy tại Bệnh viện đa khoa Nam Anh, tỉnh Bình
Dương. Tiêu chuẩn chọn: Hồ sơ bệnh án của bệnh nhi
dưới 15 tuổi được chẩn đoán mắc tiêu chảy, đã điều trị nội
trú tiêu chảy tại bệnh viện trong khoảng thời gian từ đến
1/1/2019 đến 30/04/2019. Tiêu chuẩn loại trừ: Hồ sơ bệnh
án của bệnh nhi có nhiều bệnh cùng lúc, trong đó bệnh
tiêu chảy khơng phải bệnh lý chính mà phát sinh trong
q trình bệnh.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12/2018 đến tháng
05/2019

2.2. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang
phân tích.
2.3. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Cỡ mẫu: 260 hồ sơ bệnh án của bệnh nhi.
Phương pháp chọn mẫu: Toàn bộ số hồ sơ bệnh án
đạt tiêu chuẩn lựa chọn của các bệnh nhi dưới 15 tuổi đến
điều trị tiêu chảy nội trú tại Bệnh viện đa khoa Nam Anh
trong khoảng thời gian từ 1/1/2019 đến 30/4/2019.
2.4. Phương pháp thu thập số liệu

Công cụ thu thập thông tin: Bảng tổng hợp các thông
tin và số liệu thu thập được thông qua số liệu thứ cấp.
Phương pháp thu thập thơng tin: Tìm kiếm số liệu thứ cấp
trong hồ sơ bệnh án của bệnh viện giai đoạn từ 1/1/2019
đến 30/04/2019
2.5. Phân tích số liệu
Số liệu được nhập bằng phần mềm Epidata 3.01 và
phân tích bằng phần mềm Stata phiên bản 13.0. Mối liên
quan giữa một số yếu tố liên quan và sử dụng kháng sinh
được phân tích thơng qua các giá trị tỉ số chênh (OR),
khoảng tin cậy (CI) 95%; giá trị p <0,05.
2.6 Đạo đức nghiên cứu
Đề cương nghiên cứu đã được Hội đồng duyệt đề
cương của trường Đại học Thăng Long thông qua. Nghiên
cứu không gây hại cho đơn vị hỗ trợ nghiên cứu. Các
thơng tin được giữ bí mật, đảm bảo hồ sơ bệnh án không
bị mất và chỉ công bố nếu được sự cho phép của đơn vị hỗ
trợ nghiên cứu.
III. KẾT QUẢ
3.1. Thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều
trị tiêu chảy ở trẻ em tại Bệnh viện đa khoa Nam Anh,
tỉnh Bình Dương

Hình 1. Thực trạng sử dụng kháng sinh cho bệnh nhi tiêu chảy (n=260)

Tập 59 - Số 6-2020
Website: yhoccongdong.vn

143



2020

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Kết quả nêu tại Hình 1 cho thấy đa số các toa thuốc có kê kháng sinh (73,5%). Tỷ lệ toa thuốc không kê kháng
sinh là 26,5%.
Bảng 1. Số loại kháng sinh được sử dụng trong toa (n=191)
Số loại kháng sinh dùng cho 1 ca điều trị

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1 loại

157

82,2

2 loại

34

17,8

82,2% số toa thuốc đều kê 1 loại kháng sinh. Số còn lại (17,8%) kê 2 loại kháng sinh. Khơng có toa nào kê hơn
2 loại kháng sinh (Bảng 1)
Bảng 2 Các loại kháng sinh được sử dụng để điều trị tiêu chảy ở các bệnh nhi trong nghiên cứu (n=191)
Số lượng


Tỷ lệ (%)

Cledomox

70

36,6

Pharmox

62

32,5

Augmentyl

55

28,8

Metronidazol

54

28,3

Hagimox

35


18,3

Zinnat

21

11,0

Ciprobay

21

11,0

Tên kháng sinh

Cledomox là loại kháng sinh được kê nhiều nhất với tỷ
lệ 36,6%, tiếp đó là pharmox (32,5%), Augmentyl (28,8%)
và Metronidazol (28,3%). Zinnat và Ciprobay là 2 loại kháng

sinh được kê ít nhất với tỷ lệ cùng là 11,0% (Bảng 2).
3.3. Một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng
kháng sinh điều trị tiêu chảy ở trẻ em

Bảng 3. Mối liên quan giữa tình trạng tri giác và việc sử dụng kháng sinh điều trị tiêu chảy ở trẻ em (n=260)
Sử dụng kháng sinh
Tình trạng tri giác

Khơng (SL=69)


SL

%

SL

%

Tỉnh táo

58

65,9

30

34,1

Vật vã/Quấy khóc

111

75,5

36

24,5

0,11


1,59 (0,89 - 2,85)

Li bì, khó đánh thức

22

88,0

3

12,0

0,04

3,79 (1,05 - 13,70)

Bảng 3 cho thấy tình trạng tri giác li bì, khó đánh thức
lúc nhập viện có liên quan đến sử dụng kháng sinh điều trị
tiêu chảy ở trẻ em. Cụ thể, các bệnh nhi có tình trạng li bì,

144

Tập 59 - Số 6-2020
Website: yhoccongdong.vn

p

OR
(95%CI)


Có (SL=191)

1

khó đánh thức có khả năng được chỉ định điều trị kháng
sinh cao hơn gấp 3,79 lần so với các bệnh nhi nhập viện với
tình trạng tỉnh táo (p<0,05; 95%CI: 1,05 - 13,70).


EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bảng 4. Mối liên quan giữa phân độ mất nước và việc sử dụng kháng sinh điều trị tiêu chảy ở trẻ em (n=260)
Sử dụng kháng sinh
Phân độ mất nước

Có (SL=191)

Khơng (SL=69)


OR
(95%CI)

p

SL

%

SL

%

Mức độ A

59

64,1

33

35,9

Mức độ B

101

76,5

31


23,5

0,04

1,82 (1,01 - 3,27)

Mức độ C

31

86,1

5

13,9

0,01

3,47 (1,23 - 9,77)

Nghiên cứu xác định được mối liên quan giữa phân độ
mất nước lúc nhập viện của bệnh nhi và việc sử dụng kháng
sinh điều trị tiêu chảy. Cụ thể, các bệnh nhi có phân độ mất
nước mức độ B có khả năng được chỉ định điều trị kháng
sinh cao gấp 1,82 lần so với nhóm bệnh nhi có phân độ mất

1

nước mức độ A (95%CI: 1,01 - 3,27, p=0,04). Bệnh nhi có

phân độ mất nước mức độ C có có khả năng được chỉ định
điều trị kháng sinh cao gấp 3,47 lần so với nhóm có phân
độ mất nước mức độ A (95%CI: 1,23 - 9,77). Mối liên quan
có ý nghĩa thống kê với p< 0,05 (Bảng 4).

Bảng 5. Mối liên quan giữa tính chất phân và việc sử dụng kháng sinh điều trị tiêu chảy ở trẻ em (n=260)
Sử dụng kháng sinh
Tính chất phân

Có (SL=191)

Khơng (SL=69)

SL

%

SL

%

Phân nước

137

69,9

59

30,1


Phân có máu

54

84,4

10

15,6

Kết quả nêu tại Bảng 5 cho thấy bệnh nhi tiêu chảy
với phân có máu có khả năng được chỉ định điều trị kháng
sinh cao gấp 2,33 lần so với nhóm bệnh nhi có tình trạng
phân nước (95%CI: 1,07 - 5,46, p=0,022).
IV. BÀN LUẬN
4.1. Thực trạng sử dụng kháng sinh trong điều
trị tiêu chảy ở trẻ em tại Bệnh viện đa khoa Nam Anh,
tỉnh Bình Dương
Kết quả nghiên cứu đã cho thấy tỷ lệ sử dụng kháng
sinh trong điều trị tiêu chảy ở trẻ em tại Bệnh viện đa khoa
Nam Anh, tỉnh Bình Dương cao (73,5%). Tỷ lệ này cao
hơn nhiều so với nghiên cứu của Mai Quang Huy (67,2%)
[8], nhưng thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Lê Thị
Bé Năm tại khoa nhi tỉnh Vĩnh Long năm 2015 là 86,4%
[9]. Có sự khác biệt này do quan điểm khác nhau trong
điều trị của bác sĩ ở các địa phương, các bác sĩ ở cơ sở
công lập và tư nhân.
Bộ Y tế hướng dẫn chỉ sử dụng kháng sinh cho


p

OR
(KTC 95%)
1

0,022

2,33 (1,07 - 5,46)

những trường hợp đặc biệt như tiêu chảy phân máu, nghi
ngờ tả có mất nước nặng và các trường hợp phối hợp bệnh
nặng khác, không sử dụng kháng sinh cho những trường
hợp tiêu chảy thông thường, điều này khơng hiệu quả và
có thể gây nguy hiểm [10].
Nghiên cứu cũng chỉ tỷ lệ toa thuốc có 2 loại kháng
sinh chiếm 17,8% trong tổng số toa có kê kháng sinh.
Kết quả nghiên cứu của chúng tơi cịn cho thấy các
loại kháng sinh được kê phổ biến trong các toa thuốc bao
gồm cledomox (36,6%), pharmox (32,5%), augmentyl
(28,8%) và metronidazole (28,3%). Zinnat và Ciprobay
được sử dụng với cùng tỷ lệ là 11,0%. Đây đều là các loại
kháng sinh phổ biến trong điều trị tiêu chảy.
4.2. Một số yếu tố liên quan đến việc sử dụng
kháng sinh điều trị tiêu chảy ở trẻ em
Kết quả nghiên cứu của chúng tơi cho thấy tình trạng
tri giác lúc nhập viện có liên quan đến sử dụng kháng sinh
điều trị tiêu chảy ở trẻ em. Cụ thể, các bệnh nhi có tình
trạng li bì, khó đánh thức có khả năng được chỉ định sử
Tập 59 - Số 6-2020

Website: yhoccongdong.vn

145


JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

dụng kháng sinh cao gấp 3,79 lần so với nhóm bệnh nhi
tỉnh táo (p<0,05; 95%CI: 1,05 - 13,70). Đây là biểu hiện
của tình trạng mất nước nặng nên việc chỉ định sử dụng
kháng sinh trong trường hợp này là hợp lý.
Xác định phân độ mất nước của bệnh nhi lúc nhập
viện là một trong các quy trình bắt buộc để chỉ định điều
trị tiêu chảy. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy phân độ
mất nước lúc nhập viện có liên quan đến sử dụng kháng
sinh điều trị tiêu chảy ở trẻ em. Bệnh nhi có phân độ mất
nước càng cao thì có khả năng được chỉ định điều trị bằng
kháng sinh càng lớn, cụ thể trẻ có phân độ mất nước mức
độ B có khả năng được chỉ định điều trị kháng sinh cao
hơn 1,82 lần so với nhóm bệnh nhi có phân độ mất nước
mức độ A (95%CI: 1,01 - 3,27); các bệnh nhi có phân độ
mất nước mức độ C có khả năng được chỉ định điều trị
kháng sinh cao hơn gấp 3,47 lần so với nhóm mất nước
mức độ A (95%CI: 1,23 - 9,77). Kết quả này phù hợp với
khuyến cáo của Bộ Y tế trong điều trị tiêu chảy trẻ em là
nên sử dụng kháng sinh trong những trường hợp mất nước
nặng nghi ngờ do vi khuẩn tả và những trường hợp mất

2020


nước nặng với tri giác li bì/ khó đánh thức là những biểu
hiện cấp cứu nên sử dụng kháng sinh trong trường hợp
này là hợp lý [10].
Tính chất phân cũng liên quan đến tỷ lệ sử dụng
kháng sinh, những trường hợp phân có máu có khả năng
được chỉ định điều trị kháng sinh cao gấp 2,33 lần so với
nhóm bệnh nhi tiêu chảy với phân dạng nước (p<0,05;
95%CI: 1,07 - 5,46) và điều này phù hợp với hướng dẫn
của Bộ Y tế [10].
V. KẾT LUẬN
Việc sử dụng kháng sinh để điều trị tiêu chảy ở trẻ
em vẫn ở mức độ cao (73,5%) tuy phần lớn số toa thuốc
chỉ dùng 1 loại kháng sinh (82,2%). Các yếu tố liên quan
đến việc sử dụng kháng sinh trong điều trị tiêu chảy trẻ
em trong nghiên cứu này là tình trạng tri giác li bì, khó
đánh thức, phân độ mất nước độ B và C của trẻ và tính
chất phân. Bệnh viện cần lập kế hoạch quản lý và giám sát
sử dụng kháng sinh tại bệnh viện. Từng bước xây dựng
chương trình quản lý kháng sinh tại bệnh viện.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Bộ Y tế. Tài liệu hướng dẫn xử trí tiêu chảy ở trẻ em (Ban hành kèm Quyết định số: 4121/QĐ - BYT ngày 28
tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế), 2009, Hà Nội.
2.Bộ Y tế. Quyết định số 2174/QĐ-BYT ngày 21 tháng 6 năm 2013 về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng
dẫn sử dụng kháng sinh. 2015, Hà Nội.
3.Mai Quang Huy. Tỷ lệ sử dụng kháng sinh điều trị tiêu chảy trẻ em tại Bệnh viện đa khoa khu vực Long Thành,
tỉnh Đồng Nai. Luận văn tốt nghiệp, 2017, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, 27-36.
4.Lê Thị Bé Năm, Trần Thái Phương Vy, Lê Đông Anh. Khảo sát tình hình kê đơn sử dụng thuốc điều trị ngoại
trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Vĩnh Long năm 2015. Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học Bệnh viện đa khoa Vĩnh
Long, 2015, 1-7.

5.Nguyễn Thanh Bảo. Vi khuẩn Y học. Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh, 2015: 9.
6.Đơng Thị Hồi Tâm. Bệnh truyền nhiễm. NXB Y học thành phố Hồ Chí Minh, 2006, 15-31.
7.Aminov R.I. The role of antibiotics and antibiotic resistance in nature. Environmental Microbiology. 2009, 11
(12): 2970-2980.
8.Driesen A., Vandenplas Y. How do pharmacists manage acute diarrhoea in an 8-month-old baby? A simulated
client study. International Journal of Pharmacy Practice, 2009, 17 (4): 215-220.
9.World Health Organization. Implementing the New Recommendations on the Clinical Management of
Diarrhoea, 2006, WHO, Geneva.
10.World Health Organization. Antimicrobial resistance: Global report on surveillance. 2014.

146

Tập 59 - Số 6-2020
Website: yhoccongdong.vn



×