Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue của sinh viên nội trú trường Đại học Thương mại năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.82 KB, 6 trang )

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

2020

Kiến thức, thái độ, thực hành phòng chống bệnh
Sốt xuất huyết Dengue của sinh viên nội trú trường
Đại học Thương Mại năm 2018
Nguyễn Thị Hưởng1, Hà Minh Trang2, Hồ Thị Minh Lý2

TĨM TẮT
Nghiên cứu mơ tả cắt ngang được thực hiện trên 400
sinh viên nội trú trường Đại học Thương Mại năm 2018
nhằm đánh giá thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành về
phòng chống bệnh Sốt xuất huyết Dengue. Kết quả: Kiến
thức của sinh viên về bệnh sốt xuất huyết cịn hạn chế
(28,8% sinh viên có kiến thức đạt). Các lĩnh vực có tỷ lệ
sinh viên có kiến thức dưới trung bình gồm cách phịng
chống bệnh SXH hiệu quả (42,5%), các dấu hiệu cơ bản
của bệnh (41,5%), nơi muỗi vằn thường đẻ trứng (40,0%),
nơi muỗi vằn thường trú ngụ (39,2%), thuốc đặc trị bệnh
(29%) và vacxin phịng bệnh SXHD (20,5%). Tỉ lệ sinh
viên có thái độ đạt và thực hành đạt cịn thấp (63% có
thái độ đạt và 41,8% đối tượng có thực hành đạt về phịng
bệnh sốt xuất huyết Dengue). Nghiên cứu cũng tìm được
mối liên quan giữa kiến thức với thái độ, giữa kiến thức
và thái độ với thực hành phòng chống bệnh Sốt xuất huyết
của đối tượng nghiên cứu.
Từ khóa: Sốt xuất huyết Dengue, sinh viên, Đại học
Thương Mại
Abstract:
Knowledge, attitude, practice on


prevention and control of Dengue
fever disease of resident students at
Thuong Mai university
A cross – sectional study was conducted on 400
resident students of ThuongMai University in 2018 to
assess the current status of knowledge, attitudes and
practice on dengue fever disease prevention. Results
showed limit knowledge of the student on dengue fever
prevention and control (28.8% of student who have
good knowledge). Their knowledge especially low in
some fields including effective prevention measures of

dengue (42.5%), basic signs of disease (41.5%), place
where mosquitoes often lay their eggs (40.0%), place
where mosquito often reside (39.2%), specific disease
treatment (29%) and vaccine to prevent disease (20.5%).
Rate of students had active attitude and good practices
was rather low (63.0% and 41,8%, respectively). The
strong association between knowledge and attitude,
between attitude with practice and between knowledge
with practice on prevention and control of dengue fever
(p<0,05) among students.
Keywords: Dengue fever, student, Thuong Mai
University in Hanoi
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp
tính do virut Dengue gây ra và có thể gây thành dịch lớn.
Tại Việt Nam với đặc tính khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều,
là một quốc gia đang phát triển, nước ta có mơi trường
rất lý tưởng để dịch bệnh lưu hành. Tính đến tháng 10

năm 2018, tổng cộng có 3.002 trường hợp sốt xuất huyết
mới khơng có ca tử vong được báo cáo từ 55 trong 63
tỉnh thành cả nước, đưa tổng số trường hợp được phát
hiện lên 67.414 trường hợp với 11 trường hợp tử vong vào
năm 2018. So với cùng kì năm 2017 (145.258 trường hợp
bao gồm 33 tử vong), tổng số trường hợp tích lũy giảm
53,6% [1]. Tuy nhiên, hiện nay nước ta vẫn chưa có vắc
xin phịng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu, phương pháp
phòng, chống bệnh tập trung chủ yếu vào các can thiệp
cộng đồng trong đó kiểm soát vector vẫn là chiến lược đặt
lên hàng đầu.
Trường Đại học Thương Mại thuộc khu vực phường
Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội, mợt trong những q̣n
có dịch sớt x́t huyết bùng phát. Từ đầu năm 2018, Nhà
trường đã luôn chú trọng đến cơng tác phịng chống dịch

1. Trường Đại học Thương Mại
2. Trường Đại học Thăng Long
Tác giả chịu trách nhiệm: Hà Minh Trang; Điện thoại: 0904250430; Email:
Ngày nhận bài: 07/09/2020

136

Tập 59 - Số 6-2020
Website: yhoccongdong.vn

Ngày phản biện: 17/09/2020

Ngày duyệt đăng: 23/09/2020



EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
đảm bảo sức khoẻ cho cán bộ giảng viên và sinh viên của
trường, đặc biệt là đối tượng sinh viên ở trong ký túc xá.
Nhằm góp phần vào cơng tác phịng chống SXH của nhà
trường, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Kiến thức,
thái độ, thực hành phòng chống bệnh sốt xuất huyết
Dengue của sinh viên nội trú trường Đại học Thương
Mại năm 2018 và một số yếu tố liên quan”.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Sinh viên nội trú trường Đại học Thương Mại
năm 2018.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Khu nội trú sinh viên Trường
Đại học Thương Mại
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 5/2018 đến tháng
11/2018.
2.3. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang, sử dụng công cụ điều
tra là bảng câu hỏi định lượng gồm hai phần: Phần 1 là
thông tin chung; phần 2 gồm các câu hỏi về kiến thức, thái
độ và thực hành phòng chống bệnh sốt xuất huyết Dengue
của đối tượng nghiên cứu.
2.4. Cỡ mẫu và chọn mẫu
Cỡ mẫu: Áp dụng cơng thức tính cỡ mẫu ước lượng
tỉ lệ cho nghiên cứu mơ tả cắt ngang

Trong đó: n là cỡ mẫu cần nghiên cứu;
. Hệ
= 1,96;
số tin cậy, ứng với độ tin cậy 95% (α=0,05),
p: tỷ lệ sinh viên có thực hành đạt về phòng chống sốt
xuất huyết. Lấy p theo nghiên cứu của Lê Đức Trung tại

phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội là
38% [2]; d: Sai số mong muốn tuyệt đối so với p, chọn d =
0,05. Thay vào cơng thức trên tính được n= 362. Trên thực
tế chúng tôi đã chọn được 400 sinh viên cho nghiên cứu.
Chọn mẫu: Dựa trên danh sách tất cả sinh viên nội
trú do Ban Quản lý khu nội trú cung cấp có đầy đủ thơng
tin: họ tên, ngày tháng năm sinh, lớp, phịng ở. Chúng tơi
tiến hành chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên hệ thống, dựa vào khoảng cách mẫu k = N/n. Trong
đó k là khoảng cách mẫu, N=815 là tổng số sinh viên tại
ký túc xá, n=400 là cỡ mẫu cần nghiên cứu, k=2. Ngẫu
nhiên chọn mẫu đầu tiên (i) nằm giữa 1 và k là số 2. Chọn
các mẫu tiếp theo là: i+k; i+2k; i+3k; ….; i+(n-1)k tương
ứng 2, 4, 6…cho đến khi đủ số lượng 400 mẫu.

2.5. Tiêu chí đánh giá: Đánh giá kiến thức, thái độ
và thực phành về phòng chống sốt xuất huyết của sinh
viên nội trú trường Đại học Thương mại dựa vào tổng
điểm sinh viên đạt được qua các câu hỏi. Sinh viên đạt
75% tổng điểm trở lên thì được tính là đạt.
2.6. Kỹ thuật phân tích số liệu
Sử dụng phần mềm epidata 3.1 để nhập liệu và phần
mềm SPSS 20.0 để xử lý số liệu. Kết quả được trình bày
dưới dạng số tuyệt đối và tỷ lệ %.
2.7. Đạo đức nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu được giải thích cụ thể về mục
đích của nghiên cứu để họ tham gia và hợp tác trong quá
trình nghiên cứu. Mọi thơng tin được đảm bảo giữ kín và
chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Được Hội đồng đạo
đức nghiên cứu của trường Đại học Thăng long thông qua.
III. KẾT QUẢ
3.1. Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống
sốt xuất huyết

Bảng 1. Kiến thức về phòng bệnh sốt xuất huyết của sinh viên nội trú (n=406)
Nội dung

Số lượng

Tỷ lệ %

Biết SXHD là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

379


94,7

Biết được các dấu hiệu cơ bản của bệnh

167

41,7

Biết nguyên nhân gây bệnh

391

97,7

Biết bệnh SXH có lây

293

73,2

Biết muỗi vằn là trung gian truyền bệnh

279

69,7

Biết nơi muỗi vằn thường đẻ trứng

160


40,0

Biết nơi muỗi vằn trú ngụ

157

39,2
Tập 59 - Số 6-2020
Website: yhoccongdong.vn

137


2020

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Biết thời gian muỗi vằn đốt người

244

61,0

Biết bệnh SXH khơng có thuốc điều trị đặc hiệu

116

29,0

Biết chưa có vacxin phịng bệnh


82

20,5

Biết xử trí khi nghi ngờ bị SXH

387

96,7

Biết hậu quả khi khơng điều trị SXH

378

94,5

Biết cách phịng chống bệnh SXH hiệu quả

170

42,5

Biết các biện pháp kiểm soát, diệt bọ gậy (biết từ 2 biện pháp
diệt bọ gậy trở lên)

255

63,8


Biết các biện pháp phòng ngừa muỗi (biết từ 2 biện pháp
phịng muỗi trở lên)

275

68,8

Tỉ lệ sinh viên có kiến thức chung về phòng chống bệnh
SXH đạt

115

28,8

Số liệu nêu ở Bảng 1 cho thấy các lĩnh vực sinh
viên có kiến thức đúng cao gồm: nguyên nhân gây bệnh
(97,7%); xử trí khi nghi ngờ bị SXH (96,7%); biết SXHD
là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (94,7%), biết hậu quả khi
không điều trị SXH (94,6%). Những lĩnh vực sinh viên có
kiến thức chưa tốt bao gồm: Biết chưa có vacxin phịng

bệnh (20,5%); biết bệnh SXH khơng có thuốc điều trị đặc
hiệu (29,0%); biết nơi muỗi vằn trú ngụ (39,2%); biết nơi
muỗi vằn thường đẻ trứng (40,0%); biết được các dấu hiệu
cơ bản của bệnh (41,7%); biết cách phòng chống bệnh
SXH hiệu quả (42,5%). Tỉ lệ sinh viên có kiến thức chung
về phịng chống bệnh sốt xuất huyết đạt là 28,8%.

Hình 1. Đánh giá chung thái độ của sinh viên nội trú về bệnh SXH


Trong số 400 sinh viên nội trú tham gia vào nghiên cứu, có 63% tổng số sinh viên có thái độ chung về bệnh SXH
đạt, 37% tổng số sinh viên chưa đạt.

138

Tập 59 - Số 6-2020
Website: yhoccongdong.vn


EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bảng 2. Thực hành phòng chống bệnh sốt xuất huyết của đối tượng nghiên cứu (n=406)
Nội dung

Số lượng

Tỷ lệ %

Ngủ màn ngay cả ban ngày


225

56,2

Mặc quần áo dài tay

253

63,2

Sử dụng thuốc diệt muỗi (bình xịt, hương muỗi)

137

34,2

Dọp dẹp các vật dụng, phế thải, loại bỏ các hốc nước tự nhiên tại phòng ở
và khuôn viên trường

291

72,7

Thường xuyên vệ sinh các vật dụng chứa nước

250

62,5

Đậy kín các dụng cụ chứa nước


237

59,2

Thả cá vào các dụng cụ chứa nước

167

41,7

Tần suất diệt loăng quăng (1 tuần/lần)

209

52,2

Thực hành phòng chống bệnh SXH đạt

167

41,8

Thực hành phòng chống muỗi đốt

Thực hành diệt loăng quăng bọ gậy

Về thực hành phòng chống muỗi đốt, biện pháp mặc
quần áo dài được nhiều sinh viên áp dụng nhất (63,2%);
tiếp đó là ngủ màn ngay cả ban ngày (56,2%). Về thực

hành diệt loăng quăng: Dọp dẹp các vật dụng, phế thải,
loại bỏ các hốc nước tự nhiên tại phòng ở và khuôn
viên trường là biện pháp sinh viên thực hiện nhiều nhất

(72,7%); chỉ có 52,2% số sinh viên thực hiện diệt loăng
quăng 1 tuần/lần. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy về
thực hành phòng chống bệnh SXH nói chung của SV nội
trú, có 41,8% sinh viên được đánh giá đạt.
3.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái
độ, thực hành phòng chống bệnh SXH

Bảng 3. Mối liên quan giữa kiến thức với thái độ phịng bệnh SXHD của sinh viên nội trú
Khơng đạt

Thái độ

Đạt

Kiến thức

SL

%

SL

%

Khơng đạt


134

47

151

53

Đạt

14

12,2

101

87,8

Nghiên cứu tìm được mối liên quan có ý nghĩa thống
kê giữa kiến thức và thái độ về phòng bệnh SXHD của
sinh viên nội trú (p<0,05). Sinh viên có kiến thức đạt thì

OR
(CI 95%)

p

6,402
3,371-12,15


0,00

có thái độ đạt về phịng bệnh SXHD gấp 6,402 lần so với
sinh viên có kiến thức không đạt.

Tập 59 - Số 6-2020
Website: yhoccongdong.vn

139


2020

JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE

Bảng 4. Mối liên quan giữa thời gian nằm viện và sự hài lòng của người bệnh về cơ sở vật chất và phương tiện
phục vụ người bệnh
Không đạt

Thực hành
Yếu tố

Đạt

SL

%

SL


%

Không đạt

209

73,3

76

26,7

Đạt

24

20,9

91

79,1

Không đạt

119

80,4

29


19,6

Đạt

114

45,2

138

54,8

OR
(CI 95%)

p

10,42
6,19-17,55

0,00

4,96
3,08-7,99

0,00

Kiến thức

Thái độ


Nghiên cứu tìm thấy mối liên quan giữa kiến thức
với thực hành, giữa thái đọ với thực hành phòng chống
bệnh SXHD của sinh viên nội trú. Mối liên quan có ý
nghĩa thống kế với p< 0,05.
IV. BÀN LUẬN
Về kiến thức phòng chống bệnh sốt xuất huyết:
Trong nghiên cứu của chúng tơi, có 94,7% đối tượng biết
sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
Tỷ lệ này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hải
Đăng (98,0%) [3].
Trong số 400 sinh viên được hỏi có 73,2% biết được
SXHD có lây. Số liệu này của chúng tôi cao hơn so với
nghiên cứu của Huỳnh Đức Trường năm 2017 (66,5%)
[4]. Có sự khác nhau trong kết quả nghiên cứu bởi đối
tượng của tôi là sinh viên đại học, còn đối tượng trong hai
nghiên cứu trên là học sinh trung học phổ thông và trung
học cơ sở.
Về nguyên nhân gây bệnh, có 97,7% biết đúng
nguyên nhân là do muỗi truyền. Tuy nhiên, chỉ có 69,7%
đối tượng biết đúng loại muỗi truyền bệnh là muỗi Aedes
aegypti, có tới 25,0% đối tượng nhầm lẫn muỗi gây bệnh
là muỗi Anophen. Mặc dù tỷ lệ đối tượng biết đúng con
đường lây truyền bệnh là tương đồng nhau với 96,9%
nhưng tỉ lệ đối tượng biết đúng loại muỗi truyền bệnh
trong nghiên cứu của Lê Thanh Tùng năm 2017 lại thấp
hơn kết quả nghiên cứu của chúng tôi (54,4%) [5].
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 40% đối tượng biết
được nơi muỗi vằn đẻ trứng, 39,3% đối tượng biết đúng
nơi muỗi vằn thường trú ngụ; 61,0% đối tượng biết thời

điểm muỗi đốt người. So với kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Thị Thu Hiền năm 2018, tỉ lệ đối tượng biết đúng

140

Tập 59 - Số 6-2020
Website: yhoccongdong.vn

thời điểm muỗi đốt ở nghiên cứu của chúng tôi cao hơn
(27,5%) [7].
Tỉ lệ sinh viên nội trú trong nghiên cứu biết bệnh
SXH khơng có thuốc đặc trị đặc hiệu là 29%. Kết quả này
thấp hơn rất nhiều so với kết quả của Lê Đức Trung tại
phường Thanh Xuân Bắc Hà Nội (79%) [2].
Trong nghiên cứu của chúng tơi, chỉ có 20,5% đối
tượng biết được nước ta chưa có vacxin phịng bệnh sốt
xuất huyết. Tỷ lệ này thấp hơn kết quả nghiên cứu của
Nguyễn Thị Thu Hiền năm 2018 (72%) [7].
Kết quả nghiên cứu của chúng tơi cho thấy có 94,5%
sinh viên có kiến thức đúng về hậu quả khi không điều
trị sốt xuất huyết. Kết quả này tương đồng với kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Trang tại năm 2012
(95,2%) [6].
Có 96,7 sinh viên trong nghiên cứu có kiến thức
đúng về xử trí khi nghi ngờ bị sốt xuất huyết. Kết quả này
cao hơn so với nghiên cứu của Lê Đức Trung năm 2015
là 64,7% [2].
Chỉ có 42,5% sinh viên biết cách phịng chống bệnh
SXH hiệu quả là kiểm soát, diệt bọ gậy và phòng ngừa
muỗi. Tỷ lệ này thấp hơn rất nhiều so với kết quả nghiên

cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền năm 2018 (72,7%) [7].
Tỉ lệ sinh viên nội trú có kiến thức về bệnh sốt xuất
huyết đạt trong nghiên cứu của chúng tôi khá thấp với
28,8%. Kết quả này của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên
cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền năm 2018 (88,75% đối
tượng có kiến thức đạt) [7].
Tỷ lệ đối tượng có thái độ đúng trong phịng chống
bệnh sốt xuát huyết Dengue trong nghiên cứu của chúng
tôi khá cao, chiếm 63%. Tuy nhiên tỷ lệ này vẫn thấp hơn
so với kết quả nghiên cứu của Lê Đức Trung năm 2015


EC N
KH
G
NG

VI N

S

C

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
(83,7%) [2], nghiên cứu của Huỳnh Đức Trường (74,8%)
[4] và Nguyễn Thị Thu Hiền (84,5%) [7].
Trong 400 đối tượng thì chỉ có 41,8% có thực hành
đạt. Kết quả này cao hơn kết quả của Nguyễn Thị Quỳnh
Trang năm 2012 (19,9% đối tượng có thực hành đúng)
[6] và kết quả của Lê Đức Trung năm 2015 với 38% đối

tượng có thực hành đúng [2] nhưng thấp hơn kết quả của
nghiên cứu khác như nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu
Hiền (74%) [7]. Có thể thấy rõ sinh viên nội trú trong
nghiên cứu của chúng tơi có thực hành việc phòng chống
SXH chưa tốt, việc này tạo điều kiện cho bệnh dịch xuất
hiện và bùng phát, vấn đề này cần phải được lưu ý nhằm
có những hành động phù hợp tác động đến thói quen
phịng chống dịch bệnh SXH của các em sinh viên.
Nghiên cứu của chúng tôi cũng tìm được mối liên
quan có ý nghĩa thống kê giữa kiến thức và thái độ về
phòng bệnh SXHD của sinh viên nội trú (p<0,05). Sinh
viên có kiến thức đạt thì có thái độ đạt về phịng bệnh
SXHD gấp 6,402 lần so với sinh viên có kiến thức khơng
đạt. SV nội trú có kiến thức đạt thì thực hành đạt về phòng

bệnh SXHD gấp 10,42 lần so với sinh viên có kiến thức
khơng đạt. Sinh viên có thái độ đạt thì có thực hành đạt
về phịng bệnh SXHD gấp 4,967 lần so với sinh viên có
thái độ khơng đạt. Kết quả này tương đồng với kết quả
nghiên cứu của Lê Đức Trung; Huỳnh Đức Trường năm
2017 [2, 4].
V. KẾT LUẬN
Nghiên cứu thực hiện trên 400 sinh viên nội trú
trường Đại học Thương Mại cho thấy kiến thức, thái độ
và thực hành phòng chống bệnh sốt xuất huyết của sinh
viên còn hạn chế, nhất là hiểu biết về cách phòng chống
bệnh SXH hiệu quả (42,5%), các dấu hiệu cơ bản của bệnh
(41,5%), nơi muỗi vằn thường đẻ trứng (40,0%), nơi muỗi
vằn thường trú ngụ (39,2%), thuốc đặc trị bệnh (29%) và
vacxin phịng bệnh SXHD (20,5%). Nhiều yếu tố (giới tính,

khóa học và quốc tịch) được xác định không liên quan đến
thực trạng kiến thức, thái độ và thực hành của sinh viên, chỉ
có kiến thức liên quan đến thái độ, liên quan đến thực hành
và thái độ liên quan đến thực hành (p<0,05).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Đức Trung. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan về bệnh Sốt xuất huyết của
người dân tại phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, Hà Nội năm 2015. Khố luận tốt nghiệp ngành Y tế cơng
cộng, 2016, Trường Đại học Thăng Long, Hà Nội.
2. Nguyễn Hải Đăng. Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan về phòng chống sốt xuất huyết
Dengue của học sinh cấp III ở quận Ơ Mơn. Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Y tế công cộng, 2012, Trường Đại học Y tế
công cộng, Hà Nội.
3. Huỳnh Đức Trường. Thực trạng, kiến thức, thái độ sốt xuất huyết Dengue của học sinh trường Trung học cơ
sở xã An Bình, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp năm 2017, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Y tế công cộng, 2018, Trường
Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
4. Lê Thanh Tùng. Thực trạng, kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan về phòng chống sốt xuất
huyết Dengue Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Y tế công cộng, 2017, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Quỳnh Trang. Thực trạng, kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan về phòng chống
sốt xuất huyết Dengue tại phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Y tế công cộng,
2012, Trường Đại học Y tế công cộng, Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Thu Hiền. Kiến thức, thái độ, thực hành và một số yếu tố liên quan về phòng chống sốt xuất huyết
Dengue của sinh viên Học viện Y học cổ truyền, Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Y tế công cộng, 2018, Trường Đại học
Thăng Long, Hà Nội.
7. WHO. Update on the Dengue situation in the Western Pacific Region, 2018.

Tập 59 - Số 6-2020
Website: yhoccongdong.vn

141




×